1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội)

94 245 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Mụcđích nghiên cứu Mục đích của Luận văn là nghiên cứu quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dưới góc độ lập pháp hình sự và áp dụng trong thựctiễn, từ đó L

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN THI ̣ MINH HẰNG

GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ TRONG LUẬT HÌNH SƢ̣ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ THƢ̣C TIỄN ĐI ̣A BÀN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN THI ̣ MINH HẰNG

GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ TRONG LUẬT HÌNH SƢ̣ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ THƢ̣C TIỄN ĐI ̣A BÀN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI)

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Chu Thị Trang Vân

Hà Nội – 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THI ̣ MINH HẰNG

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ TRONG LUẬT HÌNH SỰ 8

1.1 Khái quát chung về hình phạt tù 8

1.2 Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù 12

1.2.1.Khái niệ m giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t tù 12

1.2.2.Ý nghĩa của viê ̣c quy đi ̣nh chế đi ̣nh giảm thời ha ̣n chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sự 19

1.2.3.Phân biê ̣t chế đi ̣ nh giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t tù với m ột số chế định có liên quan 22

1.3 Quy định của Luật hình sự một số nước về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù 26

1.3.1.Quy đi ̣nh của Lu ật hình sự Liên Bang Nga về giảm thời ha ̣n chấp hành hình phạt tù 27

1.3.2.Quy đi ̣nh của Lu ật hình sự Trung Quốc về giảm thời ha ̣n chấp hành hình phạt tù 30

1.3.3.Quy đi ̣nh của Lu ật hình sự Nhâ ̣t Bản về giảm thời ha ̣n chấp hành hình phạt tù 32

CHƯƠNG 2.QUY ĐI ̣NH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHA ̣T TÙ 36

2.1 Quy đi ̣nh về giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t tù trước khi pháp điển hóa Bộ luật Hình sự năm 1985 36

Trang 5

2.2 Quy đi ̣nh về giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t tù từ k hi ban hành Bô ̣ luâ ̣t Hình sự năm 1985 đến trước năm 1999 392.3 Quy đi ̣nh về giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t tù ta ̣i Bô ̣ luâ ̣t Hình sự năm 2015 60CHƯƠNG 3.THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY Đ ỊNH VỀ GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ TRÊN ĐI ̣A BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN , NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 643.1 Tình hình tội phạm và thực tiễn áp du ̣ng quy đ ịnh về giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t tù trên đi ̣a bàn thành phố Hà Nô ̣i 643.1.1 Tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội 643.1.2 Thực tiễn áp dụng quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trên địa bàn thành phố Hà Nội 643.1.3 Một số hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trên địa bàn thành phố Hà Nội 703.2 Một số giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của

Bộ luật Hình sự Việt Nam về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù 763.2.1 Một số giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam

về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù 763.2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù 80KẾT LUẬN 84DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 6

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hình phạt nói chung và hình phạt tù nói riêng là biê ̣n pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất của Nhà nước, đã và đang góp phần không nhỏ vào công cuộc trấn áp tô ̣i pha ̣m Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp , tính nghiêm khắc của hình pha ̣t chỉ giúp nó đa ̣t được mu ̣c đích trừng tri ̣ mà không đa ̣t được các mục đích quan trọng khác mà chính sách hình sự Nhà nước ta muốn hướng tới như: mục đích giáo dục , cải tạo người phạm tội , ngăn ngừa ho ̣ pha ̣m tô ̣i mới; giáo dục các thành viên khác trong xã hội nâng cao ý thức pháp luật, tích cực tham gia vào cuô ̣c đấu tranh phòng, chống tô ̣i pha ̣m Bởi vậy, nhà làm luật nước ta đã xây dựng song song với hình phạt là các biện pháp miễn giảm hình phạt nhằm thể hiê ̣n tính nhân đa ̣o , khoan hồng của pháp luâ ̣t, trong đó có quy

đi ̣nh về giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t tù

Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù được được Đảng và Nhà nước ta chú trọng từ rất sớm Trong giai đoạn năm 1945 đến trước khi pháp điển hóa

Bô ̣ luâ ̣t Hình sự năm 1985, biê ̣n pháp này được thể hiê ̣n thông qua các hoa ̣t

đô ̣ng đă ̣c xá và đã đạt được nhiều thành tựu Khi Bô ̣ luâ ̣t Hình sự năm 1985 ra đời, nhà làm luật đã chính th ức ghi nhận quy định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nằm trong chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt Với những quy đi ̣nh cu ̣ thể về điều kiê ̣n, căn cứ pháp lý để xét giảm, Bô ̣ luâ ̣t Hình sự năm 1985 đã phát huy được tinh thần nhân đa ̣o đối với người pha ̣m tô ̣i tích cực cải ta ̣o vốn có trong li ̣ch s ử lâ ̣p pháp của nước ta Trong công cuô ̣c cải cách tư pháp , nhằm hoàn thiê ̣n hơn các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t hình sự nói chung, Bô ̣ luâ ̣t Hình sự năm 1999 tiếp tu ̣c ra đời thay thế Bô ̣ luâ ̣t trước , với những điểm mới thể hiê ̣n bước tiến trên con đường lâ ̣p pháp , trong đó có quy

đi ̣nh về giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t tù

Trang 7

2

Tuy nhiên, xét một cách toàn diện cả về mă ̣t lâ ̣p pháp cũng như thực tiễn áp du ̣ng quy đi ̣nh của Bô ̣ luâ ̣t Hình sự , có thể thấy rằng, mô ̣t số quy đi ̣nh còn chưa phù hợp, có sự chồng chéo dễ dẫn tới sự lúng túng cho cán bộ , công chức ngành tư pháp Hơn nữa , trong thực tiễn , có trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn đ ề nghị mức giảm thời hạn chấphành hình phạt tù một cách tùy tiện, chưa nắm vững các căn cứ về nhân thân đối tượng, tính chất, mức độ phạm tội và kết quả xếp loại cải tạo, từ đó đề nghị mức giảm thiếu công bằng, chưa phân hóa được đối tượng bằng các mức đề nghị giảm tương xứng Viê ̣c quyết đi ̣nh giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t tù cho pha ̣m nhân đôi khi còn thiếu tính đô ̣c lâ ̣p, chịu sự chi phối, tác động từ nhiều yếu tố Ngoài ra, hoạt động của Viện kiểm sát còn chưa được đảm bảo đúng yêu cầu của pháp luật đề ra, một số Thẩm phán chưa phát huy được tính độc lập, chưa thể hiện được quan điểm riêng của Tòa án

Như vâ ̣y, có thể khẳng định, viê ̣c hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣ t, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự nói chung và quy đ ịnh về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nói riêng , là vấn

đề cấp thiết, cần đi sâu nghiên cứu Đặc biệt trong thời điểm hiê ̣n nay, khi Bô ̣ luâ ̣t Hình sự năm 2015 được thông qua với những sự thay đổi cơ bản trong tuy duy pháp lý hình sự, tương ứng với đó , nhà làm luật đã có nhi ều sửa đổi, bổ sung mới , trong các quy đi ̣nh của Bô ̣ luâ ̣t mà chúng ta cần phải tiếp tu ̣c nghiên cứu

Xuất phát từ những n ội dung nêu trên , chúng tôi cho rằng viê ̣c đi sâu

nghiên cứu đề tài “Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sự

Viê ̣t Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)” là hết sức cần thiết

trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay

Trang 8

3

2 Tình hình nghiên cứu

Về đề tài giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong Lu ật hình sự Việt Nam, hiê ̣n nay có mô ̣t số giáo trình , bài viết, nghiên cƣ́u, luận văn thạc

sĩ, sách chuyên khảo…có liên quan đến chủ đề này nhƣ:

- PGS.TSKH Lê Cảm (chủ biên): Giáo trình Luật hình sự Việt Nam

(phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007;

- GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên): Giáo trình Luật hình sự Việt

Nam, tập I, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007;

- PGS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên): Giáo trình Luật hình sự Việt

Nam (Phần chung), Đại học Huế, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000;

- PGS.TSKH Lê Văn Cảm, Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật

hình sự (Phần chung), Sách chuyên khảo sau đại học, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2005;

- GS TSKH Lê Cảm: Chế đi ̣nh miễn hình phạt và các chế đi ̣nh về

chấp hành hình phạt trong luật hình sự Viê ̣t Nam , Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/2002;

- GS TSKH Lê Cảm: Khái niệm, các đặc điểm (dấu hiệu), phân loại

và bản chất pháp lý của các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2001;

- Đỗ Văn Chinh (2001), Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù – những thiếu sót cần khắc phục, Tạp chí Tòa án nhân dân (9);

- Nguyễn Đức Mai (2007), Về viê ̣c xét giảm thời hạn chấp hành hình

phạt tù, Tạp chí Tòa án nhân dân, (3);

Trang 9

4

- Vũ Văn Minh (2014), Thực trạng và giải pháp công tác kiểm sát

việc hoãn, miễn, tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp hànhán phạt tù, Tạp chí Kiểm sát (18);

- Ngô Viê ̣t Khoa (2017), Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù – Một

số khía cạnh về hình sự , tố tụng hình sự và thi hành án hình sự , Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa L uật – Đại học Quốc gia Hà Nội

- ………

Các công trình nói trên đã đóng góp vào kho tàng tư liệu khoa học pháp lý hình sự và có giá trị trong ứng dụng thực tiễn Tuy nhiên,một phần các nghiên cứu hiê ̣n nay chưa đề câ ̣p trực tiếp đến vấn đề giảm thời ha ̣n chấp hành hình phạt tù , mà chỉ đề cập gián tiếp thông qua chế định giảm thời hạn chấp hành hình pha ̣t hoă ̣c bài viết về chế đi ̣nh miễn , giảm hình phạ t Đồng thời, các công trình mới chỉ nghiên cứu vấn đề dưới góc độ lý luận, dấu hiệu pháp lý hình sự … chưa gắn với thực tiễn xét xử Thêm vào đó, đặt trong bối cảnh hiện nay, khi Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật Hình sự năm 2015, tuy chưa chính thức có hiệu lực thi hành nhưng quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù chứa đựng nhiều điểm mới cần được nghiên cứu để phần nào hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng vào các trường hợp cụ thể.Xét riêng ta ̣i Hà Nô ̣i, cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong luật hình sự Việt Nam gắn với thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố

Do đó việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận và thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan

Trang 10

5

có thẩm quyền góp phần đảm bảo tính nhân đạo, khoan hồng của pháp luật hình sự

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp lý cơ bản của quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tùgồm: Khái niệm về giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t tù ; Ý nghĩa của việc quy định chế đi ̣nh này trong Bô ̣ luâ ̣t Hình sự; Quy định về chế định này trong luật hình sự (cụ thể là trong Bộ luật hình sự) Việt Nam và một số nước trên thế giới…đồng thời, phân tích thực tiễn áp dụng quy định này trên phạm vi địa bàn thành phố Hà

Nô ̣i Từ đó, luận văn chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại vàđề xuất một số kiến nghị, giảipháp hoàn thiện pháp luật cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn

4 Mụcđích nghiên cứu

Mục đích của Luận văn là nghiên cứu quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dưới góc độ lập pháp hình sự và áp dụng trong thựctiễn, từ đó Luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định trong Luật hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất những giảipháp nâng cao hiệu quả áp

dụngtội phạm này trong thực tiễn

5 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luâ ̣n

Cơ sở phương pháp luậncủa luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử, lý luận về Nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học và triết học, những luận điểm khoa học trong các công

Trang 11

6

trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí trong và ngoài nước

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình tiếp cận và giải quyết những vấn đề mà luận văn đặt ra, chúng tôi sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, dựa trên đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách kinh tế - xã hội và các nội dung khác có liên quan

Trong những trường hợp cụ thể, chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp như thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích…nhằm kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức lý luận và thực tiễn để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề

6 Tính mới và những đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình khoa học ở cấp thạc sĩ luật học đề cập khá chuyên sâu, đầy đủ và toàn diê ̣n v ấn đề lý luận, thực tiễn về giảm thời hạn chấp hành hình pha ̣t tù trong luật hình sự Việt Nam, gắn với thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội Luận văn chứa đựng mô ̣t số điểm mới cơ bản như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luậnpháp lý cơ bản về giảm thời

hạn chấp hành hình phạt tùtrong luật hình sự Việt Nam; Đối chiếu, so sánh để tìm ra điểm khác biệt, điểm mới giữa Bộ luật Hình sự năm 1999 với Bộ luật Hình sự năm 1985, và đặc biệt có sự đối chiếu với Bộ luật Hình sự năm 2015 vềgiảm thời hạn chấp hành hình phạt tù

Thứ hai: Nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định về giảm thời hạn chấp

hành hình phạt tù trên địa bàn thành phố Hà Nội Một số tồn tại, vướng mắc

và những nguyên nhân của thực trạng này

Thứ ba: Từ nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn pháp luật, kiến

nghị hướng sửa đổi, hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp

Trang 12

7

luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù ở Việt Nam phù hợp với thực tế và xu hướng hội nhập quốc tế.Kết quả nghiên cứu của luận vănlà một trong những tài liệu tham khảo có thể được sử dụng để nghiên cứu, học tập, đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng quy định tại Bộ luật hình sự Việt Nam nói chung và quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của các cơ quan có thẩm quyền này trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mục lục , mở đầu , kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luâ ̣n văn bao gồm các nô ̣i dung sau đây:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù

trong Luật hình sự

Chương 2: Quy định của Luật hình sự Việt Nam về giảm thời hạn chấp

hành hình phạt tù

Chương 3: Thực tiễn áp d ụng quy đi ̣nh về giảm thời ha ̣n chấp hành

hình phạt tù trên địa bàn thành p hố Hà Nô ̣i và một số giải pháp hoàn thiê ̣n , nâng cao hiê ̣u quả áp du ̣ng

Trang 13

8

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHA ̣T TÙ TRONG LUẬT HÌNH SỰ

1.1 Khái quát chung về hình phạt tù

Trong lĩnh vực khoa học luật hình sự, “Hình phạt là biện pháp cưỡng

chế nghiêm khắc của Nhà nước, được luật quy định, do Tòa án áp dụng đối với người bị kết án và được thể hiện ở việc tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của họ nhằm giáo dục, cải tạo họvà phòng ngừa tội phạm, bảo đảm cho luật hình sự thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ và đấu tranh phòng, chống tội phạm” [36, tr.143]

Tại Bộ luật Hình sự năm 1999, đi ̣nh nghĩa pháp lý về hình pha ̣t cũng đã

được nhà làm luâ ̣t ghi nhâ ̣n ta ̣i Điều 26, theo đó: “Hình phạt là biện pháp

cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định” Pháp luật hình sự nước ta không cho phép

áp dụng hình phạt đối với những hành vi không phải là tội phạm, không được quy định trong hệ thống hình phạt hiện hành và trong chế tài của các điều luật

cụ thể Đây là một đòi hỏi nghiêm khắc của nguyên tắc pháp chế

Liên quan tới hình pha ̣t tù , hình phạt này được nhà làm luật xác đi ̣nh là một trong những hình phạt chính thuộc h ệ thống hình phạt của nước ta được Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 quy định tại Điều 28 cũng với các hình phạt chính khác như : cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tử hình Theo tính chất, mức đô ̣ nghiêm khắc của hình pha ̣t tù mà pháp luâ ̣t hình sự nước ta chia hình pha ̣t này thành hình ph ạt tù có thời hạn và tù chung thân phản ánh sự đánh giá chính thức của Nhà nước về mức độ nặng nhẹ của từng loại hình phạt đủ để thực hiện mục đích của hình phạt là trừng

Trang 14

có hình phạt tù có thời hạn và tù chung thân Đây là yếu tố thuận lợi cho việc áp dụng hình phạt tù, dù rằng các dấu hiệu về nội dung cũng chưa đủ rõ

và chưa toàn diện Cụ thể: Điều 33 Bô ̣ luâ ̣t Hình sự năm 1999 quy đi ̣nh: “Tù

có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định…”, theo đó , hình phạt tù có thời hạn

buô ̣c người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội , cách ly khỏi môi trường sống và hoạt động bình thường của họ trước khi bị kết án Tù có thời hạn tác động trực tiếp đến quyền , lợi ích hợp pháp , thiết thân của người bi ̣ kết á n Người

bị kết án bị tước quyền tự do trong một thời gian nhất định , họ bị giam giữ trong tra ̣i tam giam , trại cải tạo – nơi có chế đô ̣ giam giữ và cải ta ̣o rất chă ̣t chẽ và nghiêm khắc Trong thời gian bi ̣ cách ly ho ̣ sẽ ph ải lao động , học tập để tự cải tạo trở thành công dân có ích cho xã hội Nó chỉ được áp dụng khi xét thấy cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội trong một thời gian nhất đi ̣nh [6, tr.347-348]

Còn đối với hì nh pha ̣t tù chung thân , Điều 34 Bô ̣ luâ ̣t Hình sự năm

1999 cũng nêu: “Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng

đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình” Cũng là một trong những hình phạt tước tự do của người bi ̣ kết

Trang 15

10

án, nhưng hình pha ̣t tù chung thân khác với tù có thời ha ̣n ở chỗ , người bi ̣ phạt tù chung thân có khả năng bị tước đoạt tự do đến hết đời , bị cách ly vĩnh viễn khỏi môi trường sống bình thường của họ trước khi bị kết án Vì vậy, đây được xác đi ̣nh là hình pha ̣t rất nghiêm khắc , chỉ đứng sau hình phạt tử hình vì

vâ ̣y nó chỉ được áp du ̣ng đối với những trường hợp pha ̣m tô ̣i đă ̣c biê ̣t nghiêm trọng nhưng phải chưa đến mức tử hình [6, tr.349 -350]

Như vâ ̣y, hình phạt tù được hiểu là hình phạt tước bỏ quyền tự do, cách

ly người phạm tội khỏi đời sống xã hội , sống trong một môi trường riêng biệt

có sự kiểm soát chặt chẽ, quản lý nghiêm khắc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong một thời gian nhất định hoặc không có thời hạn, bao gồmtù có thời hạn và tù chung thân Tòa án khi áp dụng hình phạt tù đối với người

phạm tội đã thay mặt Nhà nước căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội về hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để lựa chọn quyết định mức hình phạt cụ thể đối với người phạm tội Áp dụng hình phạt tù với người phạm tội đ ể họ thấy rằng sự bị phạt là tất yếu khi có hành vi bị coi là tội phạm, Sự phạt ở đây không phải là sự trả thù mà nhằm mục đích giáo dục họ trở thành người lương thiện

Trên cơ sở những phân tích trên, dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra mô ̣t số

đă ̣c điểm cơ bản của hình pha ̣t tù, trên cơ sở sự kết hợp giữa các đă ̣c điểm của hình phạt nói chung và loại hình hình phạt này nói riêng Đó cũng là căn cứ để phân biệt hình phạt tù với các hình phạt khác Cụ thể như sau:

Thứ nhất, hình phạt tù là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước Tính nghiêm khắc của hình phạt tù thể hiện ở việc hạn chế những quyền tự do của người bị kết án, dùng quyền lực nhà nước để bắt buô ̣c người

bị kết án phải tuân theo Đồng thời hình phạt này bao giờ cũng để lại hậu quả

Trang 16

11

pháp lý nhất định cho người bị kết án đó là án tích Sau khi chấp hành xong hình phạt theo bản án, người bị kết án phải mang án tích trong một thời gian nhất định.Tính nghiêm khắc của hình phạt tù còn thể hiện ngoài hình phạt này, chính người phạm tội có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như: quản chế, cấm cư trú hay cấm làm những nghề hoặc công việc nhất định…

Thứ hai, hình phạt tù tước quyền tự do của người bị kết án, buộc họ phải cách ly cuộc sống bình thường của xã hội, sống trong một môi trường riêng biệt dưới sự quản lý chă ̣t chẽ , nghiêm khắc của Nhà nước và chỉ áp dụng khi có những căn cứ nhất định theo quy đi ̣nh của luâ ̣t

Thứ ba, hình phạt tù được quy định trong Bộ luật Hình sự và do Tòa án

áp dụng Hình phạt tù trong Bộ luật Hình sự nước ta được quy định ở phần chung và phần các tội phạm Trong áp dụng hình phạt tù chỉ có Tòa án là cơ quan duy nhất nhân danh Nhà nước quyết định áp dụng hình phạt này đối với người phạm tội, ngoài Tòa án không có cơ quan nào khác có quyền quyết định hìnhphạt Điều này hoàn toàn phù h ợp với Điều 8 của Tuyên ngôn toàn

thế giới về nhân quyền năm 1948: “Mỗi người đều có quyền được thực sự

bảo vệ tại các Tòa án có thẩm quyền trong nước để chống lại những hành động xâm phạm các quyền cơ bản đã được hiến pháp hay luật pháp của các nước đó thừa nhận” [28]

Thứ tư, hình phạt tù chỉ có thể áp dụng đối với cá nhân người phạm tội

Có thể khẳng định hình phạt tù không thể áp dụng đối với người khác trong gia đình hay người thân thích của họ ngay cả trong trường hợp họ tự nguyện chịu hình phạt thay Hình phạt tù cũng không áp dụng cho pháp nhân phạm tội

Thứ năm ,hình phạt tù là s ự thống nhất giữa trừng trị và cải tạo, giáo dục Với nội dung là sự tước bỏ, hạn chế nhất định về quyền và lợi ích của

Trang 17

12

người phạm tội theo quy định của pháp luật, hình phạt tù b ản thân là trừng phạt của nhà nước đối với người phạm tội Ngoài ra, bằng việc áp dụng hình phạt tù, Nhà nước thông qua đó thuyết phục, giáo dục để họ nhận thức được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với hành vi phạm tội đã thực hiện, làm cho họ hiểu sự sai trái, lỗi lầm và tính chất tội phạm của hành vi của mình gây ra; thấy được sự lên án, phản ứng của Nhà nước đối với tội phạm do họ thực hiện

1.2 Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù

1.2.1 Khái niệm giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù

Trong mối tương quan với các quy đi ̣nh khác của Bô ̣ luâ ̣t Hì nh sự cũng như thực tiễn áp du ̣ng pháp luâ ̣t thì thời ha ̣n của hình pha ̣t không phải là bất biến đối với tất cả các pha ̣m nhân sau khi bi ̣ kết án Trong quá trình chấp hành án, người pha ̣m tô ̣i bi ̣ kết án tù có thời ha ̣n hay tù chung thân vẫn có thể được

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiê ̣n do luâ ̣t đi ̣nh và xét thấy người pha ̣m tô ̣i không cần phải chấp hành toàn bô ̣ thời h ạn của án phạt tù mà vẫn đảm bảo được yêu cầu đấu tranh phòng , chống tô ̣i pha ̣m Hay nói cách khác , người phạm tội được xem xét để hưởng sự khoan hồng của pháp luật thông qua việc áp dụng biện pháp miễn , giảm hình phạt đối với ho ̣ đó làgiảm thời ha ̣n chấp hành hình phạt tù

Về phương diện lập pháp hình sự, chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tùchưa được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống và khoa học Có thể nhận thấy, nước ta đã qua hai lần pháp điển hóa Bô ̣ luật Hình sự nhưng nhà làm luật vẫn chưa xây dựng và đưa ra khái niệm về giảm thời hạnchấp hành hình phạt làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng vào thực tiễn

Trang 18

13

Về phương diê ̣n khoa ho ̣c, khái niệm giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cũng còn rất nhiều hạn chế khi nó được biết tới gián tiếp thông qua khái niệm giảm thời hạn chấp hành hình phạt hoặc giảm mức hình phạt đã tuyên Cụ thể:

GS.TSKH Lê Cảm đã cho rằng:“Giảm mức hình phạt đã được tuyên là:

Tòa án quyết định giảm mức hình phạt đã tuyên trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật cho người bị kết án đã chấp hành hình phạt đó được một thời gian nhất định (đối với phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn) hoặc miễn phần hình phạt còn lại (đối với hình phạt tiền) khi có đầy đủ căn

cứ và những điều kiện được quy định trong pháp luật hình sự ” [5] Theo đó,

Tòa án sẽ quyết định giảm mức hình phạt đã tuyên hoă ̣c miễn phần hình pha ̣t còn lại trong bản án kết tô ̣i có hiê ̣u lực pháp luâ ̣t cho người bi ̣ kết án khi

người đó đáp ứng được các điều kiê ̣n do Bô ̣ luâ ̣t Hình sự quy đi ̣nh như : phải chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định (đối với phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn ) hoă ̣c chấp hành được mô ̣t phần hình pha ̣t (với hình phạt tiền), có nhiều tiến bộ, có đề nghị của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền…Tuy nhiên, quan điểm này chưa đề câ ̣p tới viê ̣c giảm mức hình pha ̣t đã tuyên đối với người pha ̣m tô ̣i bi ̣ áp du ̣ng hình pha ̣t tù chung thân, trong khi

Bô ̣ luâ ̣t Hình sự hiê ̣n hành có quy đi ̣nh về viê ̣c giảm thời ha ̣n chấp hành hình phạt đối với trường hợp này

Mô ̣t quan điểm khác về vấn đề này của PGS TS Tri ̣nh Quốc Toản được

nêu ra với tên go ̣i là giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t : “Giảm thời hạn chấp

nhân đạo sâu sắc thể hiê ̣n ở viê ̣c Tòa án quyết đi ̣nh rút ngắn thời hạn việc chấp hành phần hình phạt còn lại đối người bi ̣ kết án khi có đầy đủ các căn cứ và điều kiê ̣n quy đi ̣nh” [38, tr.247] Có thể thấy, khái niệm này mang tính

khái quát và tương đối đầy đủ về vấn đề giảm thời hạn chấp hành hình phạt

Trang 19

14

đối với người bi ̣ kết án, đồng thời tác giả của quan điểm cũng nhấn ma ̣nh chế

đi ̣nh này mang tính nhân đa ̣o sâu sắc của Chính sách hình sự nước ta nhằm khuyến khích, đô ̣ng viên những người đang chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ tích cực cải ta ̣o để trở về với môi trường xã hô ̣i bình thường

Trên cơ sở tiếp thu những lý luâ ̣n khoa ho ̣c về giảm thời ha ̣n chấp hành hình phạt, tác giả Ngô Việt Khoa đ ã nêu ra quan điểm cá nhân về “Giảm thời

hạn chấp hành hình phạt tù” trong Luận văn thạc sĩ của mình như sau : “Giảm

thời hạn chấp hành hình phạt tù là một thể thức chấp hành hình phạt tù thể hiê ̣n tính nhân đạo của luật hình sự và chính sách khoan hồng trong thi hành án hình sự, được thể hiê ̣n thông qua viê ̣c Tòa án quyết đi ̣nh rút ngắn thời gian chấp hành hình phạt tù đối với người bi ̣ kết án khi có đầy đủ các căn cứ và điều kiê ̣n quy đi ̣nh”[24, tr.15] Theo đó, người bi ̣ kết án bằng bản án có hiê ̣u

lực pháp luâ ̣t của Tòa án khi có đầy đủ các căn cứ và điều kiê ̣n do Bô ̣ luâ ̣t Hình sự quy định sẽ được Tòa án xem xét rút ngắn , giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù (hình phạt tù có thời hạn hoă ̣c tù chung thân)

Tuy nhiên, dưới góc đô ̣ quan điểm cá nhân , chúng tôi cho rằng , giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t tù nói riêng hay giảm thời ha ̣n chấp hành hình phạt nói chung về bản chất nó là một trong những biện pháp miễn , giảm hình phạt, phản ánh sự khoan hồng , nhân đa ̣o sâu sắc của Nhà nước đối với người

bị kết án Bởi vâ ̣y, khái niệm này nên chăng cần thể hiện được các đặc điểm

cơ bản củ a vấn đề , trong đó có đă ̣c điểm của mô ̣t biê ̣n pháp miễn giảm hình phạt Giống như các nhà nghiên cứu triết học đã nhấn mạnh vấn đề khái niệm

của “ Khái niệm” , cụ thể như sau :“Khái niệm là hình thức của tư duy trừu

tượng, phản ánh một lớp các đối tượng (sự vật, quá trình và hiện tượng) thông qua các đặc trưng, các dấu hiệu cơ bản của các đối tượng đó”[28,

tr.34] Do vâ ̣y, khái niệm của một sự vật , hiê ̣n tượng phải chứa đựng , phản

Trang 20

15

ánh các đặc điểm cơ bản của chí nh sự vâ ̣t , hiê ̣n tượng đó , nói cách khác , để xây dựng được khái niê ̣m về mô ̣t sự vâ ̣t , hiê ̣n tượng, hay vấn đề nào đó thì trước tiên cần phải xác đi ̣nh được các đă ̣c trưng , đă ̣c điểm cơ bản của chúng , và đó sẽ là các dấu hiê ̣u để phân biê ̣t giữa các sự vâ ̣t, hiê ̣n tượng với nhau

Trên cơ sở các quan điểm về “Giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t” ,

“Giảm mức hình pha ̣t đã tuyên” , cũng như “Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù” nêu trên, dưới góc đô ̣ khoa ho ̣c pháp lý hình sự kết hợp với góc nhìn triết ho ̣c, chúng tôi cho rằng giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù sẽ cần phải có một số đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất , giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là mô ̣t trong những biê ̣n pháp miễn , giảm hình phạt [37, tr.174], do đó nó mang những đặc điểm

cơ bản của các biện phápmiễn, giảm, cụ thể:

- Các biện pháp tha , miễn nói chung và giảm thời ha ̣n chấp hành hình phạt tù nói riêng thể hiê ̣n nguyên tắc nhân đa ̣o, sự khoan hồng của pháp luật, nó thể hiện thông qua việc nhà làm luật quy định người phạm tội không buộc phải chấp hành toàn bộ thời hạn tù đã bị tuyên trong bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án Phạm nhân sẽ được áp dụng quy định này khi phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận thấy bản thân họ có những biểu hiện tích cực trong quá trình cải tạo tại cơ sở giam giữ, qua đó Đảng và Nhà nước ta sẽ từng bước nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm;

- Biê ̣n pháp miễn, giảm hình phạt cũng như giảm thời hạn chấp hành hình phạt tùtrong luâ ̣t hình sự chỉ được phép áp dụng khi có đầy đủ các căn cứ

và những điều kiện do pháp luâ ̣t hình sự quy định; Tùy thuộc vào mỗi loại hình phạt tù (có thời hạn hay tù chung thân), pháp luật sẽ xác định thời gian tối thiểu để người chấp hành hình phạt buộc phải chấp hành rồi mới được xét giảm Mục đích để giáo dục, cải tạo họ và đó cũng chính là thời gian họ phải

Trang 21

16

trả giá cho những tội phạm mà họ đã thực hiện…Có những trường hợp giảm thông thường, khi hội tụ đủ điều kiện sẽ được xét giảm Bên cạnh đó cũng có những trường hợp đặc biệt, người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Toà án

có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian

và mức giảm trong những trường hợp thông thường Với những đối tượng này, họ đã hành động giúp trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra và xử lý tội phạm; cứu được tính mạng của người khác trong tình thế hiểm nghèo…hoặc người đang bị mắc một trong các bệnh như: ung thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên hoặc họ đã 70 tuổi trở lên hoặc từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên bị bệnh, phải nằm điều trị tại bệnh xá, bệnh viện nhiều lần trong thời gian dài (từ

ba tháng trở lên) và không có khả năng tự phục vụ bản thân Mỗi trường hợp đều là những cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, đặc biệt là Toà án quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với những người xứng đáng được giảm vì tích cực cải tạo

- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng theo trình tự, thủ tụcvà chỉ trong một số trường hợp nhất định do pháp luâ ̣t hình sự quy định vì không phải trong bất kỳ trường hợp nào nó cũng có thể được các cơ quan này áp dụng đối với những người phạm tội Trình tự, thủ tục về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự

Thứ hai, với tư cách là mô ̣t chế đi ̣nh đô ̣c lâ ̣p, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù còn có mô ̣t số đă ̣c điểm riêng nhằm phân biê ̣t nó với các chế

đi ̣nh khác gồm:

Trang 22

17

- Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là khi người đang chấp hành hình phạt đáp ứng những điều kiện nhất định mà Bộ luật Hình sự quy định thì họ sẽđược Tòa án xem xét quyết đi ̣nh rút ngắn , giảm bớt một phần hình phạtvà chỉ phải tiếp tục chấp hành phần thời hạn hình phạt tù còn lại sau khi được xét giảm (tức làkhông buộc phải chấp hành toàn bộ mức án đã tuyên trong bản án) Theo đó, các điều kiện cơ bản để phạm nhân có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù như: chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, cải tạo tốt tại nơi giam giữ, có đề nghị bằng văn bản của cơ quan thi hành án phạt tù về việc xin giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân Ngoài ra, tại văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự năm

1999, nhà làm luật còn làm rõ hơn tiêu chí thế nào là cải tạo tốt tại nơi giam giữ thông qua việc phạm nhân chấp hành tốt nội quy trại giam, tích cực học tập… và phải có đủ kỳ xếp loại chấp hành hình phạt tù từ khá trở lên, tránh trường hợp lợi dụng sự chưa rõ ràng trong quy định đểáp dụng biện pháp khoan hồng này một cách tuỳ tiện

- Đối tượng áp dụng: Người bị kết án đã chấp hành hình phạt tù được một thời gian nhất định, họ phải đảm bảo việc chấp hành hình phạt theo tỷ lệ thời gian nhất định, tương ứng với mỗi loại hình phạt tù có thời ha ̣n hoă ̣c tù chung thân; có nhiều tiến bộ; và có đ ề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù Ngoài ra, cần lưu ý thêm đối với người chưa thành niên phạm tội (người dưới

18 tuổi) bị phạt tù, nếu có nhiều tiến bộ và thời gian đã chấp hành hình phạt đáp ứng theo quy định của pháp luật thì được Toà án xét giảm, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay Về cơ bản, so với người

đã thành niên phạm tội, Nhà nước sẽ có những cởi mở hơn trong việc áp dụng quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với họ bởi xuất phát từ các đặc điểm tâm sinh lý chưa hoàn thiện, việc phạm tội còn chủ yếu là do sự

Trang 23

18

xúi giục, chưa nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, đồng thời sự khoan hồng với người chưa thành niên phạm tội cũng phần nào thể hiện sự tương thích của Luật Hình sự Việt Nam với pháp luật quốc tế trong vấn đề bảo vệ đối tượng này

- Thẩm quyền áp du ̣ng: Toà án là cơ quan duy nhất được Nhà nước trao quyền quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt khi xét thấy người đang chấp hành hình pha ̣t tù đáp ứng đầy đủ các điều kiê ̣n do Bô ̣ luâ ̣t Hình sự quy

đi ̣nh và theo đề nghi ̣ của cơ quan thi hành án pha ̣t tù Đồng thời, trong toàn bộ quá trình xét giảm, Viện kiểm sát sẽ là cơ quan kiểm sát việc đề nghị xét giảm của cơ quan thi hành án và quyết định việc xét giảm của Toà án có thẩm quyềnnhằm đảm bảo việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với những phạm nhân xứng đáng, và đúng với quy định của pháp luật

- Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù chỉ diễn ra trong quá trình thi hành bản án (giai đoạn thi hành án hình sự), tức là khi thực tế người bị kết án chấp hành hình phạt tù trong một thời gian nhất định và hội tụ một số điều kiện pháp luật quy định Nó khác một số những chế định khác như: hoãn chấp hành hình phạt, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt diễn ra trong giai đoạn người bị kết án có thể chưa thực tế chấp hành bản án phạt tù hoặc đang trong thời gian chấp hành hình phạt

Tóm lại , trên cơ sở những phân tích dưới nhiều góc đô ̣ khác nhau , chúng tôi đưa ra k hái niệm giảm thời hạn ch ấp hành hình pha ̣t tù như sau :

Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là một trong những biê ̣n pháp tha , miễn của pháp luật hình sự , phản ánh chính sách nhân đạo , khoan hồng đối với ngườibị kết án, theo đó Tòa án quy ết định không buộc người bi ̣ kết án đang chấp hành hình phạt tù phải chấp hành toàn bộ mức án đã tuyên

Trang 24

a) Về phía Nhà nước, quy đi ̣nh về giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t tù

là sự thể chế hóa của chính sách khoan hồng , nhân đa ̣o đối với người đang phải chấp hành án phạt tù Nó phản ánh truyền thống nhân đạo , vị tha tốt đe ̣p của con người Việt Nam đã được gìn giữ , lưu truyền qua các thời kỳ li ̣ch sử Quy đi ̣nh này sẽ được Tòa án cân nhắc áp du ̣ng khi những người bị kết án thỏa mãn đầy đủ các điều kiê ̣n, căn cứ luâ ̣t đi ̣nh về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù

Đồng thời, chế đi ̣nh này là công cụ hỗ trợ hữu hiê ̣u bên cạnh hình phạt được Nhà nước sử dụng trong viê ̣c giáo dục, cải tạo người phạm tô ̣i Mă ̣c dù thời hạn chấp hành hình phạt tù được rút ngắn lại nhưng điều này không làm ảnh hưởng tới tính nghiêm khắc của hình phạt tù, trái lại, viê ̣c áp dụng hình phạt tù và giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù vẫn thể hiê ̣n tính nhất quán trong mục đích hướng tới là giáo dục, cải tạo những con người lầm lỡ sớm quay trở về tái hòa nhâ ̣p cô ̣ng đồng Từ đó, góp phần nâng cao hiê ̣u quả của công tác đấu tranh phòng, chống tô ̣i phạm

Ngoài ra, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù góp phần giảm gánh

nă ̣ng cho ngân sách Nhà nước, giảm áp lực về sự quá tải trong các trại giam giữ, trại cải tạo Thực tế hiê ̣n nay, phần lớn các trại giam tâ ̣p trung đều được

Trang 25

20

xây dựng từ lâu, cơ sở vâ ̣t chất tương đối cũ kỹ, không đảm bảo tuyê ̣t đối về

mă ̣t an ninh, tại nhiều nơi giam giữ, buồng giam ấm thấp, hê ̣ thống thoát nước kém, xuống cấp…gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuô ̣c sống của các phạm nhân cũng như tạo ra những thách thức rất lớn trong khâu quản lý Trong khi đó, Viê ̣t Nam còn là mô ̣t nước đang phát triển, hàng năm Nhà nước phải chi những khoản rất lớn cho y tế, giáo dục, phát triển kinh tế, và tê ̣ nạn

xã hô ̣i cũng theo đó mà có xu hướng tăng lên qua mỗi năm Những điều này đã và đang đă ̣t ra rất nhiều thách thức cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và viê ̣c quy đi ̣nh, áp dụng mô ̣t cách đúng đắn quy đi ̣nh giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cũng là mô ̣t trong những giải pháp cần thiết để giải quyết thực trạng này

b) Về phía người phải chấp hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành

hình phạt tù là sự đô ̣ng viên, khuyến khích rất lớn đối với họ, đó là những

đô ̣ng lực quan trọng để họ tích cực lao đô ̣ng, cải tạo, trở thành công dân có ích cho xã hô ̣i Xuất phát từ sự nghiêm khắc của hình phạt tù, người phải chấp hành án phạt tù sẽ bị tước quyền tự do trong mô ̣t khoảng thời gian nhất đi ̣nh hoă ̣c bị tước suốt đời, họ phải lao đô ̣ng, cải tạo trong các trại giam tâ ̣p trung dưới sự quản lý nghiêm ngă ̣t của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Do đó, quy đi ̣nh giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong Luâ ̣t hình sự Viê ̣t Nam được coi như là mô ̣t “liều thuốc tinh thần” thúc đẩy sự lương thiê ̣n, cố gắng trong bản thân mỗi phạm nhân, hướng họ tới mục tiêu sớm được tha miễn, sớm được trở về với gia đình, tái hòa nhâ ̣p xã hô ̣i Tuy nhiên, quy đi ̣nh này cũng đòi hỏi mỗi người phải có quyết tâm, nỗ lực rèn luyê ̣n, phấn đấu cải tạo tốt trong thời gian chấp hành án phạt tù thì mới có thể đáp ứng được đầy đủ các điều kiê ̣n mà Bô ̣ luâ ̣t Hình sự đã quy đi ̣nh

Trang 26

21

c) Về phía xã hô ̣i, bên cạnh ý nghĩa tích cực đối với bản thân người

đang phải chấp hành hình phạt tù thì quy đi ̣nh giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong pháp luâ ̣t hình sự cũng mang lại những ý nghĩa tích cực đối với

xã hô ̣i Viê ̣c tổ chức các đợt xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù hàng năm đã tạo ra những hiê ̣u ứng tốt đe ̣p trong đông đảo quần chúng nhân dân, từ đó Tòa án nói riêng và các cơ quan nhà nước khác nói chung sẽ từng bước tạo dựng niềm tin của nhân dân vào sự khoan hồng của pháp luâ ̣t, thu hút đông đảo quần chúng tham gia vào công cuô ̣c đấu tranh phòng, chống tô ̣i phạm

Đúng như TS Hồ Sĩ Sơn đã viết: “Nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự là

tư tưởng chủ đạo được ghi nhận trong Luật hình sự chỉ đạo hoạt động xây dựng và áp dụng Luật hình sự mà nội dung cơ bản của nó là sự khoan hồng của Luật hình sự đối với người phạm tội Mức độ, phạm vi của sự khoan hồng của Luật hình sự đối với người phạm tội được quyết định bởi điều kiện xã hội và bị ràng buộc bởi các yêu cầu khác của Luật hình sự mà trước hết là công bằng, công lý xã hội”[23, tr.9] Vì vậy, song song với việc quy

định những hình phạt có mức độ răn đe cao, với việc ghi nhận chế định giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t tù , pháp luật hình sự nói chung đã m ở một con đường nhân đạo, thể hiện sự khoan hồng với những người phạm tội với tính chất nguy hiểm không cao, có sự hối cải…tạo cơ hội cho họ sớm tái hòa nhâ ̣pcô ̣ng đồng, khuyến khích họ lập công chuộc tội, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội

Như vâ ̣y, khi xã hội phát triển không ng ừng cũng là lúc tô ̣i pha ̣m gia tăng, việc tăng cường vai trò của pháp luật nói chung đã và đang trở nên vô cùng cần thiết nhằm trừng trị những hành vi gây nguy hiểm cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân , toàn xã hội Bên ca ̣nh đó , chúng ta cũng vẫn cần phải nh ấn mạnh về truyền thống nhân đạo của dân tộc

Trang 27

22

nhằm thể chế hóa nó vào các quy đi ̣nh của Bô ̣ luâ ̣t Hình sự , qua đó Bô ̣ luâ ̣t hiê ̣n lên giống như là mô ̣t công cu ̣ pháp lý hữu hiê ̣u để vừa đấu tranh phòng , chống tô ̣i pha ̣m vừa giá o du ̣c, cải tạo người phạm tội và chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đư ợc đặt ra như một tất yếu khách quan Tuy nhiên để áp dụng quy đi ̣nh về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù như thế nào cho đúng và hợp lý lại là vấn đề đã và đang được đặt ra, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền xem xét hoàn thiê ̣n

1.2.3 Phân biê ̣t chế đi ̣nh giảm thời ha ̣n chấp hành hình phạt tù với một số chế định có liên quan

a) Với chế định miễn chấp hành hình phạt tù

Dưới góc đô ̣ khoa học luật hình sự, miễn chấp hành hình pha ̣t là không buô ̣c người bi ̣ kết án phải chấp hành toàn bô ̣ hoă ̣c phần còn la ̣i hình pha ̣t mà Tòa án đã tuyên đối với họ [6, tr430] Theo đó, miễn chấp hành hình pha ̣t nói chung và miễn chấp hành hình phạt tù nói riêng cũng là một trong những chế

đi ̣nh thể hiê ̣n sâu sắc chính sách nhân đa ̣o đối với người bi ̣ kết án , được thể hiê ̣n ở chỗ , Tòa án sau khi quyết định hình phạt tù trong bản án kết tô ̣i có hiê ̣u lực pháp luâ ̣t đối với người pha ̣m tô ̣i , người bi ̣ kết án chưa chấp hành hình phạt nhưng thuô ̣c vào mô ̣t trong các trường hợp mà Bô ̣ luâ ̣t Hình sự quy đi ̣nh thì có thể sẽ không buô ̣c ho ̣ phải chấp hành toàn bô ̣ hình phạt hoă ̣c phần hình pha ̣t còn lại như trường hợp: lâ ̣p công, tình trạng sức khỏe , chính sách khoan hồng của Nhà nước Hay nói cách khác , dựa vào nguyên tắc nhân đạo, cân nhắc quá trình giáo dục và cải tạo của những người đang chấp hành hình phạt tù và khuyến khích việc nhanh chóng tự giáo dục và cải tạo của họ, pháp luật hình sự Việt Nam quy định các loại giảm chấp hành hình phạt cụ thể [43, tr.468].Theo quy định trong Bô ̣ luâ ̣t Hình sự Việt Nam , có hai trường hợp được miễn chấp hành hình phạt, đó là: (i) Miễn chấp hành

Trang 28

23

toàn bộ phần quyết định của bản án, nghĩa là trong trường hợp này, người bị kết án chưa thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (ii) Người bị kết án đang thi hành bản án, quyết định mà được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt

Miễn chấp hành hình pha ̣t tù phản ánh nguyên tắc mang tính nhân đạo trong chính sách hình sự, thi hành án hình sự ở nước tatrên cơ sở kết hợp giữa trừng phạt và chuộc tội, giữa trấn áp tội phạm và tạo điều kiện cho người phạm tội tái hòa nhập xã hội, giữa bảo vệ xã hội và cải tạo người phạm tội Quy định này chỉ được áp dụng đối với người bị kết án trong mỗi trường hợp

cụ thể tươngứngkhicócác căn cứ và những điều kiện nhất định do pháp luật hình sự quy định [7, tr.790].Tức là k hi áp dụng vào thực tiễn các biện pháp tha miễn mang tính chất nhân đạo nói chung và chế định miễn chấp hành hình phạt tù nói riêng phải có đầy đủ những căn cứ và điều kiện do pháp luật hình sự quy định Mỗi một chế định đều có ý nghĩa pháp lý hình sự khác nhau, song tựu trung nó thể hiện bằng chính sách pháp luật hình sự khi phân hóa trong việc xử lý tội phạm và người phạm tội; để từ đó áp dụng một cách hợp lýcác biện pháp cưỡng chế về hình sự một cách chính xác, công bằng, tránh khuynh hướng “áp dụng hình phạt tràn lan đã hạn chế khả năng cải tạo, giáo dục người phạm tội mà không cần cách ly họ khỏi đời sống xã hội ” [2, tr.38-39] Đối chiếu giữa giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và miễn chấp hành hình phạt tù, chúng ta có thể nêu ra mô ̣t số điểm khác nhau cơ bản giữa hai chế

đi ̣nh này như sau:

- Về trường hợp được phép áp du ̣ng :Theo quy đi ̣nh của Bô ̣ luâ ̣t Hình sự, miễn chấp hành hình phạt tù chỉ áp dụng khi người pha ̣m tô ̣i bi ̣ kết án tù có thời hạn n hư trường hợp : Người bị kết án tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn

Trang 29

- Về thời điểm áp du ̣ng : Nếu quy đi ̣nh về miễn chấp hành hình pha ̣t tù được Bô ̣ luâ ̣t Hình sự quy đi ̣nh cho phép áp du ̣ng đối với người bi ̣ kết án ngay cả khi họ chưa chấp hành hình phạt , đang trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt hoặc khi đã chấp hành hình phạt mà được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, thì đối với trường hợp xin giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t tù, Bô ̣ luâ ̣t này quy đi ̣nh người bi ̣ kết án pha ̣t tù phải đã chấp hành hình pha ̣t được một thời gian nhất định

- Về hậu quả pháp lý của việc áp dụng: Để được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đã tuyên thì người bị kết án phải đảm bảo việc chấp hành hình phạt theo tỷ lệ thời gian nhất định, tương ứng với mỗi loại hình phạt, căn cứ vào phần quyết định trong bản án, nghĩa là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ mức án đã tuyên trong bản án, nhưng họ vẫn phải tiếp tục chấp hành phần hình phạt cònlại sau khi đã được xét giảm Nhưng với chế định miễn chấp hành hình phạt tù thì người bi ̣ kết án có thể được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc miễn chấp hành phần hình phạt còn lại

- Về chủ thể có thẩm quyền áp dụng: Đốivới chế định giảm thời ha ̣n chấp hành hình phạt tù thì Tòa án mới có thẩm quyền áp dụng theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù; còn đối với trường hợp miễn chấp hành hình phạt tù, trong trường hợp đặc xá hoặc đại xá thì có quyết định của Chủ tịch nước, các trường hợp khác thì theo đề nghị của Viện kiểm sát, Tòa án có thể

Trang 30

25

quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoă ̣c miễn chấp hành phần hình phạt còn lại

b) Với chế định hoãn chấp hành hình phạt tù

Theo quan điểm của TSKH Lê Cảm“Hoãn chấp hành hình phạt tù là

việc tạm dừng trong trong một khoảng thời gian nhất định việc chấp hành hình phạt tù của người bị kết án nếu người này chưa chấp hành hình phạt đó”

[7, tr.794] Về bản chất pháp lý, hoãn chấp hành hình phạt tù phản ánh những đặc điểm cơ bản sau: Một là, hoãn chấp hành hình phạt tù là một chế định phản ánh chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước ta đối với người bị kết án khi có những lý do nhất định Hai là, hoãn chấp hành hình phạt tù cho phép người bị kết án chuyển thi hành án phạt tù sang thời điểm muộn hơn Ba là, hoãn chấp hành hình phạt tù được áp dụng đối với một số đối tượng nhất định cho phép người bị kết án tiếp tục sống và làm việc ngoài xã hội, chưa buộc người này phải vào trại giam để chấp hành hình phạt tù

Đối chiếu giữa giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và hoãn chấp hành hình phạt tù , chúng ta có thể nêu ra một số điểm khác nhau cơ bản giữa hai chế đi ̣nh này như sau:

- Về thời điểm áp du ̣ng :hoãn chấp hành hình pha ̣t tù là trường hợp mà người bị kết án tù chưa chấp hành hình phạt trước khi có quyết định hoãn của Tòa án Người bị kết án được hoãn chấp hành hình phạt tù phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể và trong những thời gian nhất định Đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì không được hoãn chấp hành hình phạt tù Còn giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thì Bộ luật này quy

đi ̣nh người bi ̣ kết án pha ̣t tù phải đã chấp hành hình phạt tù được một thời

Trang 31

36 tháng tuổi;c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;d) Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến một năm

- Về hậu quả pháp lý của việc áp dụng: Khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, người bị kết án được hoãn phải chấp hành toàn bộ hình phạt đã tuyên trong bản án; trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù mà phạm tội mới thì buộc phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của tội mới Ngược lại, người bị kết án được giảm thời hạn chấp hành hình ph ạt tù đã tuyên nghĩa là họ không buộc phải chấp hành toàn bộ mức án đã tuyên trong bản án, mà chỉ phải tiếp tục chấp hành phần hình ph ạt còn lại sau khi đã được xét giảm

1.3 Quy định của Luật hình sự một số nước về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù

Giảm thời hạn chấp hành hình phạt nói chung và giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nói riêng là một trong những chế định nhân đạo giữ vị trí

Trang 32

27

quan tro ̣ng trong chí nh sách hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới Mỗi quốc gia, tùy thuộc vào các điều kiện về tự nhiên , kinh tế – chính trị, xã hội, truyền thống pháp lý mà có những quy đi ̣nh mang tính đă ̣c thù về chế đi ̣nh này Trong pha ̣m vi Luâ ̣n văn, người viết sẽ đi vào nghiên cứu cu ̣ thể chế đi ̣nh giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù tại Bộ luật h ình sự của một số quốc gia gồm: Liên Bang Nga, Trung Quốc và Nhâ ̣t Bản

1.3.1 Quy đi ̣nh của Luật hình sự Liên Bang Nga về giảm thời hạn chấp hành hình pha ̣t tù

Bô ̣ luâ ̣t h ình sự năm 1996 được Đuma Quốc gia (Hạ nghị viện ) của Quốc hô ̣i Liên bang Nga thông qua ngày 24/5/1996 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1997 là Bộ luật h ình sự đầu tiên của Nhà nước pháp quyền dân chủ Liên bang Nga Qua nghiên cứu , có thể thấy rằng , Bô ̣ luâ ̣t này không những thể hiê ̣n sự kế thừa mô ̣t số chế đi ̣nh truyền thống của pháp luâ ̣t hình sự Liên Xô và của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô v iết Liên bang Nga trước đây, mà còn có tính đến những thay đổi phù hợp với các quan hệ xã hội mới đã hình thành ở nước Nga trong thời kỳ những năm 90 của Thế kỷ XX và hiện nay – thời kỳ xây dựng nền kinh tế thi ̣ trường t ự do và nhà nước pháp quyền dân chủ [41, tr 7-8] Lần đầu tiên trong pháp luâ ̣t hình sự Liên bang Nga hiê ̣n hành các nhà làm luật đã điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng một loạt các quy phạm, các chế định , các khái niệm v à các vấn đề mới như : Các nguyên tắc của Luật hình sự , dẫn đô ̣ người pha ̣m tô ̣i , tô ̣i pha ̣m, trách nhiệm hình sự , các biê ̣n pháp miễn giảm hình phạt, những tình tiết loa ̣i trừ tính chất tô ̣i pha ̣m của hành vi…[35, tr 71-73]

Điều 44 Bô ̣ luâ ̣t hình sự Liêng Bang Nga quy định : “Hình phạt là biê ̣n

phạt được áp dụng đối với người phạm tội, tước đoạt hoặc hạn chế các quyền

Trang 33

28

và tự do của người đó theo quy đi ̣nh của Bộ luật này Hình phạt có mục đích lập lại sự công bằng xã hội , cũng như cải tạo người bị kết án và phòng ngừa phạm tội mới”

Trong số các hình pha ̣t được Bô ̣ luâ ̣t liê ̣t kê tại Điều 45 thì hình phạt tù có thời hạn và tù chung thân được xếp vào nhóm các hình phạt áp dụng với tư cách là hình phạt chính Cụ thể, phạt tù là cách ly người bị kết án khỏi xã hội , đưa ho ̣ và o các trại cải tạo chế đô ̣ chung, chế đô ̣ nghiêm ngă ̣t và chế đô ̣ đă ̣c biê ̣t hoă ̣c nhà giam Người bi ̣ kết án tù chưa đủ 18 tuổi khi tuyên án được đưa vào trại giáo dục chế độ chung hoặc chế độ tăng cường Còn đối với hình phạt tù chung thân , hình phạt này chỉ được quy định là hình phạt lựa chọn với tử hình đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm tính mạng và có thể áp du ̣ng trong trường hợp Tòa án không thấy cần áp du ̣ng tử hình

Có thể thấy, về cơ bản những quy đi ̣nh v ề hình phạt trong Bộ luật h ình sự Liên Bang Nga có nhiều nét tương đồng với quy đ ịnh tương ứng tại Bộ luâ ̣t hình sự Việt Nam Đây sẽ là mô ̣t điểm rất thuâ ̣n lợi cho các nhà nghiên cứu khoa ho ̣c pháp lý trong quá trình nghiên cứu , xây dựng, hoàn thiện Bộ luâ ̣t hình sự Việt Nam trên cơ sở học hỏi những ưu điểm của pháp luật thế giới nói chung và nước Nga nói riêng

Xét tới quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, qua nghiên cứu Bô ̣ luâ ̣t h ình sự Liên Bang Nga chúng tôi thấy rằ ng, tại phần chung Bộ luâ ̣t hình sự của nước này hiện không có quy định chính thức nào với tên gọi là giảm mức hình phạt đã tuyên hay giảm thời hạn chấp hà nh hình pha ̣t , tuy nhiên nô ̣i hàm của biê ̣n pháp miễn giảm này ít nhiều vẫn được phản ánh gián tiếp ta ̣i các quy đi ̣nh khác của Bô ̣ luâ ̣t Theo đó, Điều 85 quy đi ̣nh về Đa ̣i xá

như sau: “Bằng văn bản đại xá, người phạm tội có thể được miễn trách nhiê ̣m

hình sự Những người bi ̣ kết án có thể được miễn hình phạt hoặc hình phạt

Trang 34

29

đối với họ có thể được rút ngắn hoặc được thay bằng hình phạt nhe ̣ hơn, hoặc những người này có thể được miễn hình phạt bổ sung Những người đã chấp hành xong hình phạt mà được đại xá thì có thể được xóa án tích” ; vàĐiều 86

quy đi ̣nh về Đă ̣c xá là : “Bằng văn bản đặc xá , người bi ̣ kết án có thể không

phải tiếp tục chấp hành hình p hạt, hình phạt đối với họ có thể được rút ngắn hoặc được thay thế bằng hình phạt nhe ̣ hơn Người đã chấp hành xong hình phạt mà được đặc xá thì có thể được xóa án tích”.Ở đây nhà làm luật của Nga

đã khẳng đi ̣nh rằng, khi có văn bản đa ̣i xá hoă ̣c đă ̣c xá, hình phạt đã tuyên với người bi ̣ kết án có thể được rút ngắn Điều này có nghĩa là điều kiê ̣n để người pha ̣m tô ̣i được xét giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t nói chung , hình phạt tù nói riêng là có văn bản đặc xá hoặc đại xá Đa ̣i xá do Duma quốc gia Liên Bang Nga tuyên bố đối với riêng mô ̣t số người không xác đi ̣nh , còn đặc xá thì do Tổng thống Liên Bang Nga quyết định đối với riêng từng người cụ thể.Ngoài ra , Bô ̣ luâ ̣t h ình sự Liên Bang Nga không có quy định nào khác liên quan tới vấn đề giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t tù đối với người bi ̣ kết án

Như vâ ̣y, tại Bộ luật hình sự của Nga cũng đã có những quy định tương đối hoàn chỉnh về hình pha ̣t, nhà làm luật có ghi nhận nội dung của biện pháp khoan hồng, nhân đa ̣o là giảm thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t tù Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc ghi nhận này còn chưa thực sự đầy đủ , những người áp dụng pháp luật sẽ chỉ biết rằng người bị kết án có thể được xét giảm để rút ngắn thời ha ̣n chấp hành hình pha ̣t còn viê ̣c rút ngắn với các mức tối đa , tối thiểu như thế nào thì Bô ̣ luâ ̣t chưa có quy đi ̣nh Thêm nữa, nhà làm luật của Nga cũng chưa có quy đi ̣nh dự trù trường hợp pha ̣m nhân sau khi được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù lại phạm tội mới hoặc có ý thức cải tạo không tốt thì sẽ bi ̣ xử lý như thế nào ? Những điểm chưa hoàn thiê ̣n này sẽ trở

Trang 35

1980 Bộ luật hình sự năm 1979 bao gồm 2 phần: Phầnchung và Phần các tội phạm với 12 chương và 192 điều Trong đó, Phần chung gồm có 4 chương quy định về tội phạm và hình phạt, Phần các tội phạm gồm có 8 chương quy định các nhóm tội phạm cụ thể như: Các tội phản cách mạng; Các tội xâm phạm an toàn công cộng; Các tội phạm xâm phạm sở hữu; Các tội chức vụ; Các tội phạm xâm phạm trật tự kinh tế xã hội chủ nghĩa…Sau đó, đểđápứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, tháng 3 năm

1997 tại kỳ họp thứ 5 Đại hộiđại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa khoá 8 đã thảo luận để sửa đổi Bộ luật hình sự năm

1979 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1997, trên cơ sở vẫn giữ nguyên cơ cấu gồm hai phần là Phần chung vàPhần các tội phạm, tuy nhiên tổng sốđiều luậtđã lên tới 452 điều, tăng 260 điều so với Bộ luật hình sự năm 1979 [19, tr.13]

Quy đi ̣nh về hình pha ̣t, khác với Bộ luật hình sự của Nga, tại chương III

Bô ̣ luâ ̣t hình sự Trung Quốc, nhà làm luật không quy đi ̣nh về khái niê ̣m hình phạt mà đi luôn vào liệt kê các loại hình phạt chính và hình phạt bổ sung Trong đó, hình phạt tù có thời hạn và tù chung thân cũng đều thuộc nhóm các hình phạt chính, tuy nhiên, khái niệm cơ bản về các hình phạt này cũng không được nêu ra

Trang 36

31

Về vấn đề giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, Điều 78 Bộ luật hình sự Trung Quốc có quy định:

“Có thể giảm nhẹ hình phạt đối với người phạm tội bị phạt tù có thời

hạn, tù chung thân nếu trong thời gian chấp hành án tuân theo quy định của trại giam, tích cực cải tạo giáo dục, hối cải lập công, có một trong các biểu hiện lập công sau sẽ được giảm nhẹ hình phạt:

1 Ngăn ngừa người khác phạm tội;

2 Có phát minh sáng tạo hoặc cải tiến kỹ thuật lớn;

3 Trong đời sống và sản xuất đã xả thân cứu người khác;

4 Tố giác tội phạm nghiêm trọng trong và ngoài nhà tù, qua kiểm tra được chứng thực;

5 Có biểu hiện xuất sắc khi phòng chống thiên tai hoặc khi giải quyết

sự cố lớn;

6 Có những cống hiến lớn khác cho xã hội và cho Nhà nước”

Theo đó, điều kiện trước hết để người bị kếtánđang chấp hành hình phạt tù được xem xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt là luôn luôn chấp hành tốt các quy định của trại giam, tích cực cải tạo, giáo dục, hối cải và đặc biệt phải có một trong các biểu hiện lập công được Bộ luật hình sự quy địnhnhư: ngăn ngừa tội phạm, tố giác tội phạm nghiêm trọng xảy ra trong cũng như ngoài nhà tù, có những biểu hiện xuất sắc trong công tác phòng chống thiên tai hoặc có những cống hiến khác cho xã hội…

Sau khi giảmthời hạn chấp hànhhình phạt tù, thìthời gian chịu hình phạt thực tếcòn lạikhông đượcít hơn ½ (một phần hai) thời hạnđã tuyên trong bảnán đối với người bị phạt tù có thời hạn và không dưới 10 năm đối với người bị phạt tù chung thân, khi giảm từ tù chung thân xuống tù có thời hạn thì thời hạn chấp hành hình phạt tù được tính từ ngày quyếtđịnh giảm hình phạt Thay vì

Trang 37

32

quy định bắt buộc người bị kếtán có thể được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù khi ngườiđó chấp hànhán được một khoảng thời gian nhấtđịnh, thì nhà làm luật Trung Quốc lại nhấn mạnh theo hướng sau khi đã được xétgiảm, thời hạn chấp hànhán thực tế phải đảm bảo tối thiểu mốc thời gian mà Bộ luật quy định nêu trên

Đồng thời, Bộ luật này còn nêu về mặt thủ tục xin xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, Điều 79 quy định: việc giảm hình phạt do cơ quan thi hànhán gửiđơn kiến nghị giảm hình phạt lên Toàán nhân dân cấp trung trở lên Toàán nhân dân phải tổ chức họp để xem xétđơn kiến nghị Nếu thực sựđã lập công hoặc hối cải thì ra quyếtđịnh giảm hình phạt Nếu chưa thực hiệnđúng thủ tục luật quy định thì chưa được giảm hình phạt.Điều nàyđòi hỏi người bị kếtán phạt tù chỉ có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt nếu tuân thủ theo đúng thủ tục mà Bộ luật này quy định và ngược lại nếu ngườiđang chấp hànhán phạt tù không có những biểu hiện cải tạo tích cực, lập công và hoặc không cóđơn kiến nghị giảm hình phạt của cơ quan thi hànhán lên Toàán nhân dân cấp trung thì trường hợp này sẽ không được xét giảm

1.3.3 Quy đi ̣nh của Luật hình sự Nhâ ̣t Bản về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù

Bộluật hình sự Nhật Bản được ban hành lần đầu tiên năm 1907 đã được sửa đổi, bổsung nhiều lần, lần đầu là năm 1921 và lần gần đây nhất làngày 12/12/2001 bằng Luật sửa đổi, bổsung số 153 (lần thứ 16) Đây là một trong những bộ phápđiển cơ bản được cấu thành từ 6 văn bản luật Tuy nhiên, không phải tất cả tội phạm và hình phạt đều được quy định trong bộ luật này,

có những tội danh được quy định riêng trong những bộ luật đặc biệt khác Bộ luật hình sự Nhật Bản được chia thành hai phần chính: Phần các quy định chung và Phần tội danh, trong đó, Phần các quy định chung gồm có 12

Trang 38

33

chương với 72 điều luật quy định về tội phạm, hình phạt, quyếtđịnh hình phạt, còn Phần tội danh gồm 39 chương với 188 điều luật với các nhóm tộiphạm cụ thể như: tội xâm phạm bí mật, tội chế tạo tiền giả, tội liên quan đến nổi loạn, ngoại xâm, tội liên quan đến nơi thờ cúng, mồ mả…[34, tr.37]

Quy định về hình phạt, giống như Bộ luật hình sự Trung Quốc, ở Bộ luật hình sự Nhật Bản, nhà làm luật cũng không có quy định về khái niệm thế nào là hình phạt, tạiĐiều 9, chương 2 - Phần các quy định chung chỉ liệt

kê các hình phạt cụ thể Theo đó, hình phạt tùtheo quy định của pháp luật hình sự Nhật Bản gồm: tù giam, cầm cố, giam giữ Đây đều là những hình phạt thuộc nhóm hình phạt chính Đối với hình phạt tù giam, Bộ luật này quy định tạiĐiều 12 như sau: Tù giam là sự giam giữ người phạm tội trong trại giam và bắt buộclao độngtheo quy định trong trại giam Tù giam gồm có

tù không thời hạn và tù có thời hạn, tù giam có thời hạn được quy định từ trên 1 tháng đến dưới 20 năm Đối với hình phạt cầm cố, Điều 13 có quy định: Cầm cố là sự giam giữ trong trại giam, cầm cố gồm cầm cố không có thời hạn và cầm cố có thời hạn, cầm cố có thời hạn được quy định từ trên 1 tháng đến dưới 20 năm Còn hình phạt giam giữ, Điều 16 Bộ luật hình sự Nhật Bản quy định: giam giữ từ trên 1 ngày đến 30 ngày trong trại giam

Quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, Bộ luật hình sự Nhật Bảnđã giành ra hẳn hai chương – chương 12 (Cân nhắc giảm nhẹ hình phạt) và chương 13 (phương pháp tăng nặng và giảm nhẹ) để nói về vấn đề này Cụ thể, Điều 66 Bộ luật này quy định: Nếu có hoàn cảnh được cân nhắc giảm nhẹ trong việc phạm tội, thì có thể giảm nhẹ được hình phạtấy Điều này đặt ra cơ sở pháp lý cho những trường hợp có thể được xét giảm nhẹ hình phạt hay giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, tuy nhiên, nhà làm luật lại không nêu cụ thể trong hoàn cảnh như thế nào thì người bị kếtán được cân

Trang 39

34

nhắc giảm nhẹ hình phạt Như vậy, có thể hiểu, việcáp dụng quy định nhân đạo này sẽphụ thuộc rất lớn vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xácđịnh hoàn cảnh để được xét giảm vàở một góc độ nàođó, quy định như vậy cũng sẽ dẫn tới “cơ hội” để một số cá nhân, tổ chức làm trái quy định pháp luật

Về phương pháp giảm nhẹ hình phạt, Điều 68 Bộ luật hình sự Nhật Bản quy định sẽ giảm nhẹ hình phạt khi có từ 1 đến 2 lý do trở lên phải được giảm nhẹ mức hình phạt theo luậtđịnh như sau:

- Giảm nhẹ tù chung thân hoặc cầm cố xuống còn trên bảy năm hoặc cầm cố;

- Giảm nhẹ tù có thời hạn hoặc giảm nhẹ cầm cố thì giảm xuống một phần hai của kỳ dài và kỳ ngắn;

- Giảm nhẹ hình phạt giam giữ xuống còn một phần hai mức kỳ dài

- Khi giảm nhẹ hình phạt tù giam, tù cầm cố hoặc giam giữ, nếu con

số dư ra không đủ một ngày thì sẽ cắt bỏ một ngàyấyđi

Về thủ tục xin giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù hay giảm nhẹ hình phạt, Bộ luật hình sự Nhật Bản không có quy định chi tiết giống như Bộ luật hình sự Trung Quốc, do đó, vấn đề này cũng sẽ không phải là mộtđiều kiệnbắt buộc để quyếtđịnh ngườiđang chấp hànhán phạt tù có được xem xét giảmán hay không Điều này tạo cơ hội cho những người cải tạo tốt, thuộc hoàn cảnh được phép giảmán có cơ hội được xét giảm

Tóm lại, qua nghiên cứu quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong Bộ luật hình sự của một số nước, có thể thấy rằng, vấn đề này cũng là một trong những chế định phổ biến thuộc phần chung của Bộ luật hình sự Mỗi quốc gia lại có những quy định khác nhau, thể hiện dưới những ngôn từ khác nhau, điều này xuất phát từ sự khác nhau trong các điều kiện về

Trang 40

35

kinh tế , chính trị , xã hội cũng như tư duy pháp lý của nhà làm luật ở mỗi nước Việc nghiên cứu chế đi ̣nh giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong pháp luật hình sự của các nước trên thế giới góp phần hoàn thiện chế định này trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự Việt Nam, góp phần hoàn thiện kĩ thuật lập pháp của nước ta, từng bước đưa các chế định nhân đạo thực sự đi vào đời sống xét xử cũng như công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm một cách hiệu quả

Ngày đăng: 09/10/2018, 23:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w