1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tội vi phạm qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội)

113 362 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Chế tài hình sự được áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định về VSATTP được BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định tại Điều 244 – Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN TUYẾT THANH

TộI VI PHạM QUI ĐịNH Về Vệ SINH AN TOàN THựC PHẩM

TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN TUYẾT THANH

TộI VI PHạM QUI ĐịNH Về Vệ SINH AN TOàN THựC PHẩM

TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)

Chuyờn ngành: Luật hỡnh sự và tố tụng hỡnh sự

Mó số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cỏn bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRƯƠNG QUANG VINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Tuyết Thanh

Trang 4

ĐỊNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 7 1.1 Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm và tội vi phạm quy

định về vệ sinh an toàn thực phẩm 7

1.1.1 Khái niệm về thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm 7 1.1.2 Khái niệm tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 9

1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định tội vi phạm quy

định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong pháp luật hình sự 13 1.3 Khái quát lịch sử lập pháp về tội vi phạm quy định về vệ sinh

an toàn thực phẩm trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm

1945 đến nay 16

1.3.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự

Việt Nam năm 1985 16 1.3.2 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985

đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 17 1.3.3 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999

đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 20 1.3.4 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 22

1.4 Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo

quy định của pháp luật một số nước trên thế giới 33

Trang 5

1.4.1 Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy

định của Bộ luật hình sự Trung Quốc 33

1.4.2 Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ luật hình sự Thụy Điển 35

1.4.3 Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật Thái Lan 36

Kết luận chương 1 39

Chương 2: TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 40

2.1 Dấu hiệu pháp lý hình sự của tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 40

2.1.1 Khách thể của tội phạm 40

2.1.2 Mặt khách quan của tội phạm 41

2.1.3 Chủ thể của tội phạm 54

2.1.4 Mặt chủ quan của tội phạm 55

2.2 Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với người phạm tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 56

Kết luận Chương 2 64

Chương 3: THỰC TIỄN XỬ LÝ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 65

3.1 Tình hình vi phạm và thực tiễn xử lý tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội 65

3.1.1 Tình hình vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội 65

Trang 6

3.1.2 Thực tiễn xử lý tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực

phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội 73

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của

Bộ luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 78

3.2.1 Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự và các văn bản liên

quan về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 78 3.2.2 Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm 88 3.2.3 Tăng cường phối hợp liên ngành trong thanh tra, kiểm tra, kiểm

soát chất lượng an toàn thực phẩm 89 3.2.4 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức

và pháp luật về an toàn thực phẩm 90 3.2.5 Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc bảo đảm an toàn thực

phẩm và hoạt động phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm 93 3.2.6 Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác bảo

đảm an toàn thực phẩm 94

KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATTP : An toàn thực phẩm BLHS : Bộ luật hình sự TNHS: Trách nhiệm hình sự

VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Số các vụ ngộ độc thực phẩm trên toàn quốc từ năm

Bảng 3.2 Số các vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố

Bảng 3.3 Nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực

phẩm trên toàn quốc từ năm 2010 – 2015 71

Bảng 3.4 Số vụ vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

(theo Điều 244 BLHS) trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề ngày càng được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm Thực phẩm mất an toàn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà còn gây thiệt hại về kinh tế, gánh nặng cho gia đình và xã hội Hiện nay, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức Tình trạng ngộ độc thực phẩm có xu hướng tăng và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng Sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở nước ta cơ bản vẫn là nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình nên việc kiểm soát an toàn

vệ sinh rất khó khăn Mặc dù Việt Nam đã có những tiến bộ rõ rệt trong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian qua song công tác quản lý an toàn thực phẩm còn nhiều yếu kém, bất cập, hạn chế về nguồn lực và đầu tư kinh phí và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn

Tội phạm vi phạm quy định về VSATTP xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người sử dụng thực phẩm, xâm hại quy định của Nhà nước về chất lượng thực phẩm Chưa khi nào vấn đề thực phẩm bẩn lại nổi cộm như hiện nay Nhiều chủ cơ sở vì lợi ích kinh doanh mà bất chấp sử dụng những hóa chất độc hại để biến những thực phẩm bẩn, hôi thối trở thành loại hàng hóa tươi ngon Ví dụ như gần đây, cơ quan chức năng phát hiện một cơ

sở ngâm chuối xanh trong thuốc diệt cỏ để làm cứng và chín chuối Tuy nhiên, hình thức xử lý cho hành vi này chỉ là phạt hành chính 6,4 triệu đồng

và hầu như những vụ thực phẩm bẩn khác khi bị phát hiện cũng chỉ dừng lại ở

Trang 10

việc phạt hành chính Thực tế các cơ quan chức năng đang rất đau đầu với việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực ATTP, bởi chế tài xử lý hiện nay quá nhẹ nhàng, hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức xử lý vi phạm hành chính là phạt tiền, bên cạnh hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh

từ 01 đến 06 tháng và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả Hình thức này chưa thực sự đủ sức răn đe người vi phạm, do đó cần phải áp dụng chế tài hình sự thì mới có thể lập lại được trật tự Chế tài hình sự được áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định về VSATTP được BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định tại Điều 244 – Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng hiệu quả trong việc phát hiện, xử lý và phòng ngừa vi phạm trong lĩnh vực này chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong tình hình hiện nay Trên cơ sở kế thừa những quy định tại Điều 244 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, việc quy định “Tội vi phạm quy định

về an toàn thực phẩm” tại Điều 317 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm

2017 được đánh giá là một bước tiến mới trong quá trình lập pháp, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng hiện nay

Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của cả nước, luôn là nơi tập trung đông dân cư, vì vậy nhu cầu về thực phẩm rất lớn,

đa dạng về cả số lượng và chất lượng Do nhu cầu về số lượng cũng như về chất lượng cao cho nên tình hình về VSATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng gặp nhiều khó khăn và công tác quản lý , bảo đảm an toàn thực phẩm trên đi ̣a bàn Thủ đô gă ̣p không ít thách thức Việc kiểm soát, ngăn chặn các sản phẩm không rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn thực phẩm còn chưa chặt chẽ, kết quả chưa cao Tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn còn tiềm ẩn, diễn biến phức tạp, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe cộng đồng, gây bức xúc trong nhân dân Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận, không tính đến quyền lợi của người tiêu dùng Trên thị trường lưu thông phân

Trang 11

phối ở Hà Nội hiê ̣n nay vẫn còn những sản phẩm chưa đúng quy chế về bao gói, nhãn mác Một số mặt hàng bánh kẹo, rau củ quả, rượu nhập ngoại chưa dán đầy đủ nhãn phụ hướng dẫn người tiêu dùng khi mua hàng, đặc biệt là các loại rượu, gia vị dùng trong thực phẩm vẫn tồn tại các sản phẩm thực phẩm có phẩm màu công nghiệp, hóa chất cấm sử dụng, sản phẩm không nguồn gốc Hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ còn tồn tại trong dân gây ra bức xúc và không bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm Một số

tổ chức , cá nhân buôn bán , chăn nuôi , vận chuyển gia súc , gia cầm vì lợi nhuận đã bỏ qua các yêu cầu trong công tác kiểm dịch động vật , kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm Ngoài r a, số lượng cơ sở sản xuất , kinh doanh thực phẩm tại Hà Nội rất nhiều , lại biến động, có khi mang tính thời vụ , nhiều cơ sở nhỏ lẻ, nhiều chợ cóc, chợ tạm,

cơ sở giết mổ tự phát, nhiều thực phẩm không bảo đảm an toàn từ tỉnh khác

và nước ngoài cũ ng chuyển về, tạo ra nhiều khó khăn cho công tác bảo đảm

vệ sinh an toàn thực phẩm

Chính vì vậy, với mong muốn nghiên cứu cụ thể những vấn đề lý luận của tội vi phạm quy định về VSATTP tại Điều 244 BLHS năm 1999 và khảo sát có hệ thống về thực tiễn xét xử tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà

Nội, tác giả xin lựa chọn đề tài: “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn

thực phẩm trong Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ luật học của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Trong những năm qua, tình hình vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm diễn ra ngày càng nhiều, do đó, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn thực phẩm Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học, một số luận văn thạc sĩ, tiến sĩ Luật học nghiên cứu về loại tội phạm trong lĩnh vực VSATTP này Khi chọn nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tham khảo:

Trang 12

Sách chuyên khảo, giáo trình gồm có: Sách chuyên khảo sau đại học

Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung) của

GS.TSKH Lê Văn Cảm – Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; Giáo trình

Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của GS.TSKH Lê Văn Cảm (chủ

biên) – Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007; Giáo trình Luật hình sự Việt

Nam Phần chung (Giáo trình sau đại học) của GS.TS Võ Khánh Vinh – Nxb

Khoa học xã hội, 2014; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ

sung năm 2009 của các tác giả TS Nguyễn Đức Mai (chủ biên) – GS.TS

Nguyễn Ngọc Anh – TS Nguyễn Văn Luyện – TS Trần Quang Tiệp – ThS Nguyễn Mai Bộ - ThS Nguyễn Văn Huấn – Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật,

2013; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 của các tác giả PGS.TS

Cao Thị Oanh – TS Lê Đăng Doanh (chủ biên) – Nxb Lao động, 2016…

Các luận văn, công trình nghiên cứu gồm có: Luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Thị Thu Nga (2015) – Học viện Cảnh sát Nhân dân với tên đề tài

“Phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm theo chức

năng của lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường”; Luận văn

Thạc sĩ của tác giả Hoàng Ngọc Trí (2009) – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà

Nội với tên đề tài “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong

Luật hình sự Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”;…

Các công trình nghiên cứu này khá phong phú, đã có những đóng góp quan trọng vào việc làm rõ các vấn đề lý luận và tình hình tội phạm trong lĩnh vực VSATTP, đã đưa ra đầy đủ các khái niệm, dấu hiệu pháp lý, nguyên nhân, điều kiện phạm tội cũng như các giải pháp hướng tới việc hoàn thiện loại tội này Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đều nghiên cứu về tình hình tội phạm nói chung trên phạm vi cả nước mà chưa có công trình nghiên cứu riêng về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội Hơn nữa Quốc hội đã thông qua BLHS

Trang 13

năm 2015 và có sửa đổi một số bất cập về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Chính vì vậy, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu này với mong muốn đưa ra những vấn đề mới nhất về lý luận và thực tiễn của pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về VSATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định này trong thực tiễn

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn thạc sĩ: đưa ra cái nhìn tổng quát về các quy định của pháp luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Từ đó làm sáng tỏ những ưu điểm, những tồn tại và đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Để đạt được những mục đích đó trong quá trình nghiên cứu đề tài cần hoàn thiện nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nghiên cứu làm rõ các khái niệm: “Thực phẩm”, “An toàn thực phẩm”, “Vệ sinh thực phẩm”, “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm” Khái quát việc quy định tội vi phạm quy định về VSATTP trong lịch

Phạm vi nghiên cứu:

- Về lý luận: Nghiên cứu quy định tại Điều 244 BLHS năm 1999 về tội

vi phạm quy định về VSATTP và những văn bản pháp luật có liên quan dưới góc độ pháp luật hình sự

- Về thực tiễn: Nghiên cứu tình hình xử lý tội vi phạm quy định về VSATTP giai đoạn 2010 – 2016 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trang 14

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những vấn đề trên, việc nghiên cứu đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận Mác – Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời dựa trên các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm, có sử dụng các văn bản pháp luật hình sự và văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm

Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: phương pháp hệ thống hóa, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương và các tiểu mục sau:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định về vệ sinh

an toàn thực phẩm

- Chương 2: Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo

quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999

- Chương 3: Thực tiễn xử lý tội phạm vi phạm quy định về vệ sinh an

toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 15

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

1.1 Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm và tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

1.1.1 Khái niệm về thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm

Thực phẩm là bất kỳ vật phẩm nào, chủ yếu bao gồm các chất: chất bột (cacbonhydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi cơ thể hay vì sở thích Các thực phẩm chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật, động vật và vi sinh vật, tuy nhiên cũng tồn tại một hoặc một vài sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men như rượu, bia… [6, tr.9] Theo Điều 2 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011, khái niệm “thực

phẩm” được hiểu như sau: “Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở

dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm”

Theo định nghĩa của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì:

An toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng [3, tr.10]

Theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn thực phẩm, các khái niệm “an

Trang 16

toàn thực phẩm” và một số khái niệm có liên quan đến vấn đề VSATTP được hiểu như sau:

- An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến

sức khỏe, tính mạng con người

- Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt

động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm

- Sơ chế thực phẩm là việc xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái,

đánh bắt, khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm

- Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc

thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm

- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật

và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khỏe, tính mạng con người

Như vậy, “vệ sinh an toàn thực phẩm” có thể được hiểu là tất cả điều

kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng

Việc đưa ra các khái niệm trên nhằm mục đích hệ thống lại những vấn đề có liên quan tới thực phẩm và VSATTP; đồng thời, từ các khái niệm

đó có thể phân tích và đưa ra khái niệm “Tội vi phạm quy định về vệ sinh

an toàn thực phẩm”

Trang 17

1.1.2 Khái niệm tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Để làm rõ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về VSATTP thì cần tìm hiểu khái niệm về thực phẩm và hành vi nào được coi là

vi phạm quy định về VSATTP và phải chịu trách nhiệm pháp lý ở dưới dạng trách nhiệm hình sự hay phi hình sự [68, tr.7]

Khái niệm thực phẩm và một số khái niệm liên quan đến vấn đề VSATTP được quy định trong Luật an toàn thực phẩm năm 2010 đã được đưa

ra ở mục trên Hành vi vi phạm quy định về VSATTP được coi là trái pháp luật hình sự khi có đầy đủ các dấu hiệu về mặt pháp lý cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội và hậu quả gây ra ở mức độ đủ nghiêm trọng, được quy định trong pháp luật hình sự Đó là các hành vi sau đây:

- Hành vi “sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo

vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm” mà biết

là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm; hoặc biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm;

- Hành vi “sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị

tiêu hủy” theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp,

bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy;

- Hành vi “nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm” mà biết là có sử

dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng; hoặc biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam;

- Hành vi “chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm” mà biết là thực

phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm;

Trang 18

Trên cơ sở quy định về tội vi phạm quy định về VSATTP và khái niệm

về tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 1999, tác giả đưa ra khái niệm tội vi phạm quy định về VSATTP như sau:

Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây tổn hại cho tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được quy định trong Bộ luật hình sự, do người

có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi và phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi gây ra

Khái niệm về tội vi phạm quy định về VSATTP được đưa ra ở trên đã phản ánh được đầy đủ các đặc điểm của tội phạm này, theo đó tội vi phạm quy định về VSATTP bao gồm năm đặc điểm:

- Thứ nhất, tội vi phạm quy định về VSATTP là hành vi nguy hiểm cho

xã hội, vi phạm các quy định về ATTP;

- Thứ hai, tội vi phạm quy định về VSATTP là hành vi bị luật hình sự cấm, được quy định trong Bộ luật hình sự;

- Thứ ba, tội vi phạm quy định về VSATTP được thực hiện một cách có lỗi;

- Thứ tư, tội vi phạm quy định về VSATTP là hành vi do người có năng lực TNHS thực hiện;

- Thứ năm, tội vi phạm quy định về VSATTP là hành vi do người đủ tuổi chịu TNHS thực hiện

Để góp phần làm sáng tỏ một cách sâu sắc hơn nữa về mặt lý luận của khái niệm tội vi phạm quy định về VSATTP, cần phải lần lượt xem xét những nét chủ yếu của năm đặc điểm nêu trên của tội phạm này mà thông qua đó có thể nhận thấy nội hàm của từng đặc điểm [19, tr.297]:

- Nội hàm của đặc điểm thứ nhất – tội vi phạm quy định về VSATTP là

hành vi nguy hiểm cho xã hội, vi phạm các quy định về ATTP có những nét

Trang 19

chủ yếu sau: đây là một đặc điểm được chính thức ghi nhận trong định nghĩa pháp lý của khái niệm tội phạm theo luật hình sự Việt Nam (Điều 8 khoản 1), bất kỳ một tội phạm nào cũng đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội Nhận thức rõ được điều này thì có thể lý giải được việc các nhà làm luật tiến hành phân chia các hành vi vi phạm quy định về ATTP thành hai loại khác nhau – tội phạm hay vi phạm pháp luật hành chính Khi xác định tính nguy hiểm cho

xã hội là một đặc điểm của tội vi phạm quy định về VSATTP cần chú ý là hành vi vi phạm quy định về ATTP bị coi là nguy hiểm cho xã hội nhất định phải là hành vi gây nên (hoặc có khả năng thực tế gây nên) thiệt hại cho tính mạng hoặc sức khỏe của người khác

- Nội hàm của đặc điểm thứ hai – tội vi phạm quy định về VSATTP là

hành vi bị luật hình sự cấm, được quy định trong Bộ luật hình sự có nét chủ

yếu sau: đặc điểm này cho phép lý giải rằng chỉ có hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định về ATTP bị luật hình sự cấm - bị nhà làm luật coi là tội phạm và quy định hình phạt đối với việc thực hiện hành vi đó trong Bộ luật hình sự, thì việc thực hiện hành vi đó một cách có lỗi mới bị coi là tội phạm

- Nội hàm của đặc điểm thứ ba – tội vi phạm quy định về VSATTP

được thực hiện một cách có lỗi có những nét chủ yếu sau: khi hành vi vi

phạm các quy định về ATTP được con người thực hiện một cách có lỗi thì hành vi đó mang tính chất lỗi – trở thành hành vi phạm tội và chính vì vậy, dẫn đến hậu quả pháp lý – người có lỗi trong việc thực hiện hành vi vi phạm quy định về ATTP phải chịu TNHS theo quy định của pháp luật hình sự Còn ngược lại, nếu như hành vi vi phạm quy định về ATTP bị luật hình sự cấm tuy được thực hiện trong thực tế khách quan, nhưng người thực hiện hành vi đó lại không có lỗi – đã tác động đến hành vi do sự kiện bất ngờ chứ không phải

do ý chí chủ quan của người ấy thì hành vi đó mang tính chất không có lỗi, không thể bị coi là hành vi tội phạm và do đó, người không có lỗi trong việc

Trang 20

thực hiện hành vi vi phạm quy định về ATTP thì không phải chịu TNHS theo quy định của pháp luật hình sự

- Nội hàm của đặc điểm thứ tư – tội vi phạm quy định về VSATTP là

hành vi do người có năng lực TNHS thực hiện có nét chủ yếu sau: để coi là

một người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm vi phạm quy định về VSATTP – có thái độ tâm lý đối với hành vi bị luật hình sự cấm do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó, thì chủ thể của hành vi đó nhất thiết phải là người có năng lực TNHS, tức là người mà tại thời điểm thực hiện tội phạm có đầy đủ hai tiêu chí cơ bản và bắt buộc là phải có trạng thái bình thường (không bị bệnh tâm thần hoặc bệnh lý khác làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức được hoặc khả năng điều khiển được hành vi của mình); và phải có khả năng nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự của hành vi do mình thực hiện, cũng như khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi đó [19, tr.305]

- Nội hàm của đặc điểm thứ năm – tội vi phạm quy định về VSATTP là

hành vi do người đủ tuổi chịu TNHS thực hiện có nét chủ yếu sau: tuổi chịu

TNHS có mối quan hệ trực tiếp với năng lực TNHS và gián tiếp với lỗi, khi

đủ tuổi chịu TNHS theo luật định, thì đó chính là một trong những cơ sở cần thiết để có thể có (chứ không nhất thiết là sẽ có) năng lực TNHS Vì trên thực tiễn cho thấy, vẫn có những người đủ tuổi chịu TNHS (có khả năng nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự của hành

do mình thực hiện, cũng như điều khiển được hành vi ấy), nhưng thực sự họ không có năng lực TNHS Từ đây, có thể khẳng định rằng, chỉ khi nào hành

vi vi phạm quy định về ATTP bị luật hình sự cấm có tính chất lỗi là tội phạm khi chủ thể của hành vi đó tại thời điểm thực hiện hành vi là người có năng

lực TNHS và phải đủ tuổi chịu TNHS theo luật định

Trang 21

1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong pháp luật hình sự

Thứ nhất, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã ý thức được tầm quan

trọng đặc biệt của việc bảo đảm ATTP Nhà nước ta đã ban hành nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau để ngăn chặn, phòng chống, xử lý triệt

để các hành vi vi phạm các quy định về ATTP Trong số các biện pháp pháp

lý được sử dụng để bảo vệ các quy định về ATTP có biện pháp pháp lý hình

sự Trong BLHS năm 1985 của nước ta, lần đầu tiên nhà lập pháp nước ta đã xây dựng một điều luật quy định về tội vi phạm các quy định về VSATTP gây hậu quả nghiêm trọng Điều này thể hiện sự phát triển tư duy pháp lý hình sự trong việc phòng chống các hành vi nguy hiểm xâm phạm các quy định về VSATTP ở nước ta Hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đã có những bước phát triển quan trọng, từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và mang lại những lợi ích to lớn, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề đấu tranh, phòng chống tội phạm vi phạm các quy định về VSATTP Nước ta đang trong quá trình hoàn thiện BLHS năm 2015, cũng như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015, việc quy định về tội vi phạm quy định về VSATTP cũng là một chủ đề gây tranh cãi nhiều trên nhiều phương diện Song nhìn chung có thể khẳng định rằng, các biện pháp pháp lý hình sự ngày càng được

sử dụng nhiều hơn để bảo vệ vấn đề VSATTP và điều đó nói lên vai trò to lớn của pháp luật hình sự trong việc bảo vệ các quy định về VSATTP

Thứ hai, việc bảo vệ các quy định về VSATTP bằng các biện pháp

pháp lý hình sự chính là việc tội phạm hóa các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm các quy định về ATTP Phạm vi của việc bảo vệ các quy định về VSATTP bằng các biện pháp pháp lý hình sự và hiệu quả của việc bảo vệ đó

ở một mức độ nào phụ thuộc vào việc tội phạm hóa các hành vi nguy hiểm

Trang 22

xâm phạm các quy định về ATTP nói trên Do vậy, cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng, đầy đủ nhân tố quyết định mức độ, tính chất và các phương thức của việc tội phạm hóa các hành vi xâm phạm các quy định về ATTP Sự cần thiết của việc tội phạm hóa các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm các quy định về ATTP được quyết định bởi tính nguy hiểm ngày càng cao của các hành vi này Trong tình hình phát triển hiện nay, phải dùng thực phẩm không an toàn, thực phẩm chứa nhiều chất hóa học độc hại, nhiều vi khuẩn đang là mối lo ngại sâu sắc của nhiều người Mối nguy hại của thực phẩm không an toàn khiến tâm lý người dân bất ổn vì bệnh tật, bằng chứng là những

vụ ngộ độc thực phẩm ngày một gia tăng Thực phẩm không an toàn lưu hành tràn lan trên thị trường cũng khiến các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý về thực phẩm đau đầu và nỗ lực hết sức nhằm hạn chế một cách thấp nhất sự xuất hiện của những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng bằng nhiều biện pháp quyết liệt Xuất phát từ những điều này, các nhà làm luật nước ta đã sử dụng biện pháp hình sự để đấu tranh với các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm các quy định về ATTP [50, tr.5]

Thứ ba, việc tội phạm hóa các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm

các quy định về ATTP đã được ghi nhận trong BLHS nước ta ở một chừng mực nhất định được quyết định bởi trạng thái và sự phát triển của các ngành luật khác, trước hết là luật hiến pháp Việc tội phạm hóa các hành vi này xuất phát từ các yêu cầu được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 về bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự với tính cách

là công cụ pháp lý quan trọng và sắc bén nhất trong việc bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân Theo đó, BLHS cần tiếp tục hoàn thiện về tội vi phạm quy định về VSATTP để góp phần tạo ra một khung pháp lý đủ mạnh để bảo vệ một môi trường sống an lành cho nhân dân

Trang 23

Thứ tư, khi tội phạm hóa các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm

các quy định về ATTP, nhà làm luật nước ta đã cân nhắc cả các nhân tố tội phạm học như thực trạng, cơ cấu và diễn biến của các hành vi xâm hại trong lĩnh vực đó Từ nghiên cứu thực tiễn cho thấy các hành vi xâm phạm vào các quy định về ATTP là một trong những loại hành vi xảy ra phổ biến nhất ở nước ta hiện nay và các thiệt hại do các hành vi đó gây ra có chiều hướng ngày càng trở nên nghiêm trọng

Thứ năm, cùng với việc mở rộng nhóm các hành vi bị truy cứu TNHS,

nhà làm luật đã xác định rõ các điều kiện, tiêu chuẩn của việc tội phạm hóa loại hành vi vi phạm quy định về VSATTP; các điều kiện, tiêu chuẩn này có thể được nhận thức và phân thành các nhóm sau:

- Các tiêu chuẩn của việc tội phạm hóa liên quan đến hậu quả Tội vi phạm quy định về VSATTP theo BLHS năm 1999 được xây dựng theo loại cấu thành vật chất, tức là phải có hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng Tuy nhiên điều này dẫn đến việc khó truy cứu TNHS người phạm tội nên BLHS 2015 đã có những sửa đổi mới, theo đó tội vi phạm quy định về VSATTP vừa có cấu thành hình thức, vừa có cấu thành vật chất, tức là trong một số trường hợp chỉ cần có hành vi mà không cần hậu quả xảy ra

- Trong một số trường hợp để thu hẹp phạm vi của TNHS, nhà làm luật

đã sử dụng các dấu hiệu về nhân thân người vi phạm, tính nguy hiểm cao của người đó: đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm Điều đó phù hợp với nhận thức

về việc sử dụng TNHS với tư cách là biện pháp cuối cùng được áp dụng khi các biện pháp tác động khác không có hiệu quả

Trong tổng thể các hướng tội phạm hóa nói trên đều nhằm hướng đảm bảo sự bảo vệ các quy định về VSATTP bằng các biện pháp pháp lý hình sự,

Trang 24

với việc cân nhắc tối đa ở đó các hậu quả của quá trình tội phạm hóa các hành

vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm các quy định về ATTP

1.3 Khái quát lịch sử lập pháp về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay

1.3.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình

sự Việt Nam năm 1985

Tìm hiểu pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến năm

1985 cho thấy, tại giai đoạn này tuy đã có quy định về tội phạm liên quan đến vấn đề thực phẩm nhưng quy định về tội vi phạm quy định về VSATTP lại chưa được một văn bản pháp luật hình sự nào ghi nhận Tội phạm liên quan đến vấn đề thực phẩm được pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ này quy định

đó là “Tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả” có liên quan đến vấn đề thực phẩm, cụ thể tại “Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép” của Hội đồng Nhà nước ngày 30/6/1982 [68, tr.21] Theo khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh này quy định “Phạm tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, hoặc phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng quy định ở khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh này (phạm tội có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm; đầu cơ, tàng trữ, buôn lậu hàng hóa có số lượng hoặc giá trị lớn, hoặc thu lợi bất chính lớn; lợi dụng thiên tai hoặc chiến tranh để phạm tội; phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước hay tổ chức xã hội để phạm tội; có hành động chống lại cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ) thì bị phạt

tù từ 3 năm đến 12 năm, bị phạt tiền đến năm mươi vạn đồng (500.000 đồng),

và có thể bị tịch thu một phần tài sản” Khoản 3 Điều 5 Pháp lệnh quy định

“Phạm tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả có chất độc hại hoặc các chất khác có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng, hoặc phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định ở khoản 2

Trang 25

Điều 9 Pháp lệnh này (phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc dân hoặc sức khỏe, tính mạng của người khác; phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh, quốc phòng; phạm tội tập trung nhiều tình tiết nghiêm trọng ở khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh này) thì bị phạt tù từ 10 đến 20 năm hoặc tù chung thân, bị phạt tiền đến một triệu đồng (1.000.000 đồng) và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”

Có thể thấy, tuy pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn này không quy định một cách cụ thể và trực tiếp tội vi phạm quy định về VSATTP nhưng cũng

đã có quy định về tội gián tiếp liên quan tới vấn đề thực phẩm Điều này cho thấy Nhà nước đã có sự quan tâm rất sớm đến vấn đề về thực phẩm giả không bảo đảm, đã có những chế tài thích hợp đối với những người phạm tội gây ra hậu quả nguy hiểm nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng

1.3.2 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999

Việc Nhà nước ta ban hành BLHS năm 1985 là một sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, góp phần tích cực vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đáp ứng việc thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp 1980, tăng cường pháp chế, giữ gìn an toàn chính trị và trật tự an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện một bước hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng [73, tr.72]

Vấn đề VSATTP là vấn đề quan trọng, được toàn xã hội quan tâm, chính vì vậy, BLHS đầu tiên của nước ta ban hành vào năm 1985 đã pháp điển hóa hành vi vi phạm quy định về vệ sinh thực phẩm, nếu hành vi phạm tội đã gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng Tội phạm này được quy định trong Điều 197 tại mục A – Các tội xâm phạm an toàn công cộng, Chương VIII – Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính, cụ thể như sau:

Trang 26

Điều 197 Tội vi phạm các quy định về vệ sinh thực phẩm gây hậu quả nghiêm trọng

1 Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết

rõ là thực phẩm mất phẩm chất gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm

2 Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù

từ năm năm đến mười lăm năm

Theo BLHS năm 1985 thì mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi

là tội vi phạm các quy định về vệ sinh thực phẩm gây ra hậu quả nghiêm trọng đều trực tiếp xâm hại đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng,

và trong một phạm vi nhất định nó còn ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của nhân dân đối với ngành công nghiệp thực phẩm [71, tr.342]

Hành vi trái pháp luật ở mặt khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm Vật thể cụ thể của tội phạm theo Điều

197 là thực phẩm phục vụ cho ăn uống của con người đã bị mất phẩm chất (thực phẩm mất phẩm chất là thực phẩm không dùng cho ăn uống được nữa,

ăn vào sẽ có hại cho sức khỏe và tính mạng con người) Việc kết luận tội phạm không đòi hỏi phải biết loại thực phẩm đó đã bị mất phẩm chất từ bao giờ Để xác định thực phẩm đó có bị mất phẩm chất hay không và xác định mức độ thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe của con người nhất thiết phải có giám định Để truy cứu TNHS theo Điều này đòi hỏi phải xác định mối quan

hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm những quy định về vệ sinh thực phẩm với thiệt hại đã xảy ra

Theo Điều này, tội phạm được thực hiện do vô ý Người phạm tội biết rằng việc chế biến hoặc bán thực phẩm đã mất phẩm chất có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng, nhưng chủ quan tin rằng hậu quả sẽ

Trang 27

không xảy ra (vô ý do quá tự tin) hoặc không nhận thức được tính chất nguy hiểm của việc chế biến hoặc bán thực phẩm đã mất phẩm chất song phải thấy hậu quả nguy hại có thể xảy ra (vô ý do cẩu thả) [71, tr.343]

Chủ thể của tội phạm là những người có trách nhiệm trong việc chỉ đạo hoặc trực tiếp sản xuất, chế biến hoặc bán thực phẩm đã vi phạm những quy định về vệ sinh thực phẩm

Về hình phạt, Điều luật quy định hai khung hình phạt:

- Khung 1: quy định hình phạt tù từ một đến bảy năm, áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng

- Khung 2: quy định hình phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm, áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung khác theo khoản 1 Điều 218 của BLHS năm 1985 như cấm đảm nhiệm những chức

vụ hoặc làm những công việc nhất định từ hai đến năm năm

Ngoài quy định trực tiếp về tội vi phạm quy định về VSATTP tại Điều

197, BLHS năm 1985 còn quy định một tội danh khác cũng gián tiếp liên

quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm tại Điều 167 Tội làm hàng giả, tội

buôn bán hàng giả:

1 Người nào làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả thì bị phạt

tù từ sáu tháng đến năm năm

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,

phòng bệnh;

So với giai đoạn trước, có thể dễ dàng nhận thấy tại giai đoạn này, pháp luật hình sự Việt Nam đã có những quy định cụ thể và chặt chẽ hơn về tội phạm liên quan tới vấn đề VSATTP Tội vi phạm quy định về VSATTP thực

Trang 28

phẩm lần đầu tiên được ghi nhận trong BLHS Việt Nam đã thể hiện được sự quan tâm của nhà làm luật đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm; đồng thời cũng đã có sự quan tâm thích đáng đối với các hành vi làm, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm (Điều 167 BLHS năm 1985) Nội dung điều luật này đã được ghi nhận tại “Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép” của Hội đồng Nhà nước ngày 30/6/1982, đến BLHS năm 1985 nó được quy định lại cụ thể và chi tiết hơn

1.3.3 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015

Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành đánh dấu các đặc điểm cơ bản của pháp luật hình sự nước ta ở giai đoạn này Việc ban hành BLHS năm

1999 xuất phát từ nhu cầu của sự phát triển xã hội, nhu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong thời kỳ đổi mới của đất nước

Tội vi phạm quy định về VSATTP tại BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 được quy định trong Chương XIX – Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, cụ thể như sau:

Điều 244 Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

1 Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết

rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm

2 Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm

3 Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù

từ bảy năm đến mười lăm năm

4 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

Trang 29

So với BLHS năm 1985, tội vi phạm quy định về VSATTP tại BLHS năm 1999 đã được quy định cụ thể và hoàn thiện hơn Tên tội danh cũng đã được sửa đổi từ “Tội vi phạm các quy định về vệ sinh thực phẩm gây hậu quả nghiêm trọng” thành “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm” Khung hình phạt được áp dụng đối với tội phạm này cũng có sự thay đổi, tăng thêm một khung hình phạt quy định việc xác định hậu quả rất nghiêm trọng

Đã quy định hình phạt bổ sung ngay tại trong nội dung điều luật thay vì quy định tại một điều luật riêng như trước; đồng thời cũng quy định một hình phạt

bổ sung khác (ngoài hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định) đó là hình phạt tiền với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Tội vi phạm quy định về VSATTP tại BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 tuy đã được quy định hoàn thiện so với BLHS năm 1985 nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế của Bộ luật năm 1985 Đó là vẫn quy định dấu hiệu “gây thiệt hại nghiêm trọng” là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội vi phạm quy định về VSATTP; quy định các hành vi phạm tội chưa đầy đủ so với tình hình tội phạm trên thực tế

Trong BLHS năm 1999 còn có quy định về tội phạm liên quan gián tiếp đến lĩnh vực VSATTP góp phần xử lý vi phạm trong lĩnh vực này, đó là:

Điều 157 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh:

“1 Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thì bi phạt tù từ hai năm đến bảy năm

2 …”

Đây là một điều luật mới so với quy định của BLHS năm 1985, nó được tách từ quy định tại khoản 2 Điều 167 BLHS năm 1985 “hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh” Việc quy định một

Trang 30

điều luật riêng với các dấu hiệu về hành vi, hình phạt đối với người phạm tội

đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng

Các quy định của pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về VSATTP và tội liên quan đến vấn đề ATTP đều hướng tới việc bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng Tuy nhiên, qua các giai đoạn có thể thấy, tội vi phạm quy định về VSATTP đã được pháp luật hình sự nước ta quan tâm từ rất sớm nhưng trải qua nhiều năm mà các quy định này vẫn không có nhiều sự sửa đổi đáng kể, việc áp dụng quy định của điều luật này vẫn không có hiệu quả Trên thực tế, các hành vi vi phạm vẫn đang và sẽ gây nguy hại rất lớn cho sức khỏe và tính mạng người dân nhưng vẫn chưa bị xử

lý một cách thích đáng

1.3.4 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015

Bộ luật hình sự năm 2015 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015

đã đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả, góp phần bảo vệ chủ quyền,

an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy kinh tế thị trường

xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế [70, tr.5]

Với việc sửa đổi, bổ sung Điều 244 trong Bộ luật hình sự năm 1999 bằng Điều 317 trong Bộ luật hình sự năm 2015 về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm cho thấy một bước tiến trong xây dựng, ban hành Luật của Quốc hội Thực tế trong thời gian qua những quy định của pháp luật hiện hành để xử lý những hành vi vi phạm quy định về VSATTP còn nhiều bất cập Trong đó, chủ yếu là chế tài xử lý hành chính, với mức phạt tiền rất nhỏ, không đủ sức răn đe đối với những đối tượng vi phạm, vì khoản lợi nhuận thu được lớn hơn gấp nhiều lần so với số tiền phạt Từ yêu cầu của thực tiễn, cần

Trang 31

thiết phải có chế tài nghiêm khắc để xử lý triệt để các hành vi vi phạm quy định về VSATTP và những bất cập hiện nay, BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có những sửa đổi về tội danh này tại Điều 317, cụ thể:

Ðiều 317 Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

1 Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo

vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính

về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo

vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc sản phẩm trị giá

từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt

Trang 32

vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

d) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

đ) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

e) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm đ khoản này hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù

03 năm đến 07 năm:

Trang 33

e) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú

y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

g) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

h) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

i) Tái phạm nguy hiểm

3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ

101 người đến 200 người;

Trang 34

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ

lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

d) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú

y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

đ) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của

201 người trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ

lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép

sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

Trang 35

đ) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

e) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên

5 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Như vậy, theo BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm đã xâm phạm vào chế độ quản lý của nhà nước về ATTP, gây hậu quả trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe của nhân dân

Tội phạm biểu hiện ở hành vi vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm trong hoạt động sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm Các hành vi khách quan cấu thành tội phạm được quy định rất chi tiết, cụ thể bao gồm các hành vi sau:

- Hành vi sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm

sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm;

- Hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy;

Đối với các hành vi này, điều kiện để truy cứu TNHS là sản phẩm phải trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi

Trang 36

phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

- Hành vi sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm Để truy cứu TNHS đối với hành vi này thì sản phẩm phải trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc sản phẩm trị giá

từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án

về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Hành vi nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng Để truy cứu TNHS đối với hành vi này thì sản phẩm phải trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Hành vi nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam Điều kiện để truy cứu TNHS đối với hành vi này là sản phẩm phải trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

Trang 37

- Có một trong các hành vi trên hoặc có hành vi chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định

về ATTP Đối với việc thực hiện các hành vi này, điều kiện để truy cứu TNHS là phải thuộc một trong các trường hợp sau: gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 5 người đến 20 người; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

Về hình phạt, Điều 317 BLHS quy định bốn khung hình phạt cụ thể sau:

Khung thứ nhất: quy định hình phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến

200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ một đến năm năm, áp dụng đối với người phạm tội không có tình tiết tăng nặng (quy định tại Khoản 1)

Khung thứ hai: quy định hình phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến

500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ ba năm đến bảy năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau (Khoản 2):

- Có tổ chức: được hiểu là số người cùng thực hiện hành vi phạm tội

có từ 02 người trở lên, giữa họ có sự bàn bạc, thống nhất với nhau để cùng vi phạm quy định về ATTP như cùng nhau tìm nguồn nguyên liệu, cùng tìm nguồn tiêu thụ các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, có sử dụng chất cấm,…;

Trang 38

sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

- Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

- Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

- Tái phạm nguy hiểm: là trường hợp người phạm tội trước đây đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng với lỗi cố ý, chưa được xóa án tích; nay lại thực hiện hành vi vi phạm quy định về ATTP mà các tình tiết tăng nặng có khung hình phạt ở mức phạt từ bảy năm tù trở lên hoặc người phạm tội đã tái phạm, chưa được xóa án tích nay lại thực hiện hành vi

vi phạm quy định về ATTP;

Khung thứ ba: quy định hình phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, áp

dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây (Khoản 3):

Trang 39

đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

- Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

Khung thứ tư: quy định hình phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi

năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây (Khoản 4):

- Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên

Trang 40

Ngoài hình phạt chính, Điều luật còn quy định hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm (khoản 5) Hình phạt tiền là hình phạt bổ sung trong BLHS năm 2015 có mức cao hơn so với BLHS năm 1999, tăng từ 50.000.000 đồng lên 100.000.000 đồng

Về việc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực VSATTP, ngoài việc sửa đổi tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 cũng có những thay đổi về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm,… Trong BLHS năm 1999 quy định Điều

157 – Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tuy nhiên điều luật này vẫn còn những tồn tại, vướng mắc khiến cho việc xử lý các trường hợp vi phạm chưa đạt hiệu quả cao, dẫn đến việc các cơ quan chức năng chưa thể xử lý triệt để đối với các hành vi vi phạm Điều 193 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 cũng quy định tội danh này nhưng có thay đổi về tên tội danh và cũng có những sửa đổi

mang tính cụ thể hóa Cụ thể tên tội danh đổi thành Tội sản xuất, buôn bán

hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, các dấu hiệu định

khung hình phạt quy định tại Điều 157 BLHS năm 1999 còn mang tính trừu tượng như “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đã được cụ thể hóa tại Điều 193 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm

2017 Tại khoản 2 quy định “gây tổn hại cho sức khỏe một người từ 31% đến 60%; gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương

cơ thể của những người này từ 31% đến 60%; thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng”; khoản 3 quy định “gây tổn hại cho sức khỏe một người từ 61% trở lên; gây thiệt hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000

Ngày đăng: 19/10/2017, 21:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyên An (2015), Phát hiện chất gây ung thư tạo thịt màu vàng trong thức ăn cho gà, trên trang báo Dân trí, xem tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/suc- khoe/phat-hien-chat-gay-ung-thu-tao-thit-mau-vang-trong-thuc-an-cho-ga-20151007145935562.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát hiện chất gây ung thư tạo thịt màu vàng trong thức ăn cho gà
Tác giả: Nguyên An
Năm: 2015
2. Nhị Anh (2013), Chiêu chế biến thịt lợn thối ở Việt Nam, trên trang báo Vietnamnet, xem tại địa chỉ: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/chieu-che-bien-thit-lon-thoi-o-viet-nam-122381.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiêu chế biến thịt lợn thối ở Việt Nam
Tác giả: Nhị Anh
Năm: 2013
3. Bộ Công Thương – Vụ thị trường trong nước (2013), Cẩm nang an toàn thực phẩm trong kinh doanh, Nxb Công Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang an toàn thực phẩm trong kinh doanh
Tác giả: Bộ Công Thương – Vụ thị trường trong nước
Nhà XB: Nxb Công Thương
Năm: 2013
5. Bộ Công Thương (2015), Cẩm nang an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, Nxb Công Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương
Tác giả: Bộ Công Thương
Nhà XB: Nxb Công Thương
Năm: 2015
6. Bộ Công Thương (2015), Sổ tay an toàn thực phẩm, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật – Nxb Công Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay an toàn thực phẩm
Tác giả: Bộ Công Thương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật – Nxb Công Thương
Năm: 2015
11. Bộ Y tế (2011), Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2011
19. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách chuyên khảo sau đại học Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung)
Tác giả: Lê Cảm
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
20. Lê Cảm (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm)
Tác giả: Lê Cảm
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
21. Lê Cảm (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung)
Tác giả: Lê Cảm
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
28. Cục an toàn thực phẩm (2006), Các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, tập 1, tập 2, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
Tác giả: Cục an toàn thực phẩm
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2006
29. Nguyễn Thùy Dương, Trần Ngọc Tụ, Hoàng Đức Hạnh (2015), “Tình hình ngộ độc thực phẩm tại Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014”, Tạp chí Y tế công cộng, 12 (37), tr. 34-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình ngộ độc thực phẩm tại Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014”, "Tạp chí Y tế công cộng
Tác giả: Nguyễn Thùy Dương, Trần Ngọc Tụ, Hoàng Đức Hạnh
Năm: 2015
30. Trần Đáng (2006), “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm phải thật thiết thực”, Tạp chí tư tưởng văn hóa, (12), tr. 62-63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm phải thật thiết thực”, "Tạp chí tư tưởng văn hóa
Tác giả: Trần Đáng
Năm: 2006
32. Bảo Hà (2016), Luật sư: Khó kết tội người bán thực phẩm bẩn, trên trang báo VNEXPRESS, xem tại địa chỉ: http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/luat-su-kho-ket-toi-nguoi-ban-thuc-pham-ban-3388042.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật sư: Khó kết tội người bán thực phẩm bẩn
Tác giả: Bảo Hà
Năm: 2016
33. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư pháp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Tác giả: Đinh Bích Hà
Nhà XB: Nxb Tư pháp Hà Nội
Năm: 2007
34. Đỗ Đức Hồng Hà (2017), Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trong BLHS năm 2015 và dự kiến sửa đổi, bổ sung năm 2017, trên trang Báo điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, xem tại địa chỉ:http://www.kiemsat.vn/toi-vi-pham-quy-dinh-ve-toan-thuc-pham-trong-blhs-nam-2015-va-du-kien-sua-doi-bo-sung-nam-2017.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội vi phạm quy định về an "toàn" thực phẩm trong BLHS năm 2015 và dự kiến sửa đổi, bổ sung năm 2017
Tác giả: Đỗ Đức Hồng Hà
Năm: 2017
35. Thanh Hà (2016), Hà Nội: Quyết liệt kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, trên trang báo Tuổi trẻ Thủ đô, xem tại địa chỉ: http://tuoitrethudo.vn/ha- noi-quyet-liet-kiem-soat-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-n33254.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội: Quyết liệt kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm
Tác giả: Thanh Hà
Năm: 2016
36. Thúy Hà (2016), Đóng cửa nhiều cơ sở vi phạm sau sáu tháng thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, trên trang thông tin điện tử của Cục an toàn thực phẩm, xem tại địa chỉ: http://www.vfa.gov.vn/tin- tuc/dong-cua-nhieu-co-so-vi-pham-sau-6-thang-thi-diem-thanh-tra-chuyen-nganh-attp.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đóng cửa nhiều cơ sở vi phạm sau sáu tháng thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm
Tác giả: Thúy Hà
Năm: 2016
37. Vi Hậu (2016), Giấy và dấu kiểm dịch động vật giả „đầu độc‟ người tiêu dùng, trên trang Báo mới, xem tại địa chỉ: http://www.baomoi.com/giay- va-dau-kiem-dich-dong-vat-gia-dau-doc-nguoi-tieu-dung/c/18395110.epi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giấy và dấu kiểm dịch động vật giả „đầu độc‟ người tiêu dùng
Tác giả: Vi Hậu
Năm: 2016
40. Tuấn Hợp (2014), Kinh hoàng “công nghệ” tẩy hơn 400kg mực thối thành mực tươi, trên trang báo Dân trí, xem tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/phap- luat/kinh-hoang-cong-nghe-tay-hon-400kg-muc-thoi-thanh-muc-tuoi-1410378085.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh hoàng “công nghệ” tẩy hơn 400kg mực thối thành mực tươi
Tác giả: Tuấn Hợp
Năm: 2014
80. Đạo luật thực phẩm Food Act B.E 2522 của Thái Lan, xem tại địa chỉ: http://www.thailawforum.com/database1/food-act.html Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w