1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình hình thành và phát triển quan hệ đặc biệt với việt nam trong chính sách đối ngoại của lào từ năm 1986 đến nay

185 164 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 185
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Quá trình hình thành và phát triển quan hệ đặc biệt với Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Lào từ năm 1986 đến nay” làm đề tài

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

-* -

BOUNSAVANG XAYASANE

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VỚI VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LÀO TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

MÃ SỐ: 9 31 02 06

Hà Nội, năm 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

-* -

BOUNSAVANG XAYASANE

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VỚI VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LÀO TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

Mã số: 9 31 02 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS NGUYỄN THÁI YÊN HƯƠNG

Hà Nội, năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận án “Quá trình hình thành và phát triển quan hệ

đặc biệt với Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Lào từ năm 1986 đến nay” là công trình nghiên cứu của tôi Các nội dung nghiên cứu và các kết

quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố

Hà Nội, ngày … tháng……năm 2018

Tác giả luận án

BOUNSAVANG XAYASANE

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tòa án Nhân dân Tối cao nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Đảng, Nhà nước hai nước Lào-Việt Nam, Bộ Giáo dục của hai nước, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được sang đất nước Việt Nam anh em học tập và nghiên cứu Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Học viện, Phòng Đào tạo sau Đại học, các thầy, cô giáo, thư viện, bộ phận quản lý trực tiếp và gián tiếp của Học viện Ngoại giao đã luôn tạo mọi điều kiện, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích giúp tôi hoàn thành luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Học viện Ngoại giao

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương, người đã gợi mở những ý tưởng đầu tiên của luận án và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi, hoàn thành luận án đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra

Từ những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong luận án này, tôi tha thiết mong muốn các thế hệ Lào-Việt Nam đánh giá đúng và thực chất mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước

Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của cơ quan quản

lý trực tiếp và các đồng nghiệp tại Tòa án Nhân dân Tối cao nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Tòa án Nhân dân Tối cao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; gia đình và bạn bè đã luôn động viên, cổ vũ tôi hoàn thành 3 năm học tập và nghiên cứu tại Việt Nam Những tình cảm quý báu của thầy, cô giáo, bạn bè và nhân dân Việt Nam đối với tôi nói riêng, lưu học sinh Lào và nhân dân Lào nói chung là những ký ức đẹp đẽ mà tôi không bao giờ quên

Một lần nữa, xin chúc lãnh đạo của hai nước Lào-Việt Nam, các Bộ, Ban, Ngành, cơ quan, tổ chức của hai nước, Hội đồng chấm Luận án, các thầy giáo,

Trang 5

cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống

Chúc cho tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững

Hà Nội, ngày……tháng…….năm 2018

Tác giả

BOUNSAVANG XAYASANE

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH CỦA LÀO ĐỐI VỚI VIỆT NAM 16

1.1 Cơ sở lý luận của chính sách của Lào với Việt Nam 16

1.1.1 Chủ nghĩa Mác – Lênin về đối ngoại 16

1.1.2 Khái niệm “quan hệ đặc biệt” 21

1.2 Cơ sở thực tiễn của chính sách của Lào với Việt Nam 23

1.2.1 Bối cảnh thế giới và khu vực 23

1.2.2 Ảnh hưởng của các nước lớn 28

1.2.3 Tình hình nước Lào 35

1.2.4 Lợi ích của Lào, Việt Nam trong quan hệ đặc biệt Lào - Việt 40

1.3 Khái quát chính sách của Lào với Việt Nam trước năm 1986 45

1.4 Chính sách của Việt Nam đối với Lào từ năm 1986 đến nay 50

Tiểu kết chương 1 54

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ VIỆC TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LÀO VỚI VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY 55

2.1 Nội dung chính sách 55

2.1.1 Chính sách đối ngoại chung của Lào từ năm 1986 đến nay 55

2.1.2 Chính sách đối ngoại của Lào với Việt Nam từ năm 1986 đến nay 58

2.2 Các lĩnh vực triển khai trong chính sách của Lào với Việt Nam 64

2.2.1 Lĩnh vực chính trị - ngoại giao 64

2.2.2 Lĩnh vực an ninh - quốc phòng 72

2.2.3 Lĩnh vực kinh tế 81

2.2.4 Lĩnh vực văn hoá – giáo dục 93

Tiểu kết chương 2 105

Trang 7

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH CỦA LÀO ĐỐI VỚI VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY VÀ DỰ BÁO 106

3.1 Đánh giá thành tựu, hạn chế trong quá trình hình thành, phát triển chính sách của Lào với Việt Nam 106

3.1.1 Những thành tựu và nguyên nhân 106

3.1.1.1 Những thành tựu 106

3.1.1.2 Nguyên nhân thành công 111

3.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân 115

3.1.2.1 Những hạn chế 115

3.1.2.2 Nguyên nhân của hạn chế 121

3.2 Dự báo chính sách của Lào đối với Việt Nam trong thời gian tới 124 3.2.1 Các cơ sở dự báo 124

3.2.2 Chiều hướng phát triển 132

3.3 Một số kiến nghị trong việc hoạch định chính sách nhằm tăng cường thúc đẩy quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam 139

Tiểu kết chương 3 146

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 169

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AIIB Asian Infrastructure

Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady - Chao Phraya - Mê Kông

APEC Asia-Pacific Economic

ASOD ASEAN Senior Officials on

Drug Matters

Hội nghị Các quan chức cao cấp ASEAN về Ma túy

COC Code of Conduct Bộ quy tắc ứng xử

DOC Declaration on the Conduct

of Parties in the East Sea

Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông

EWEC East West Economic

Corridor

Hành lang Kinh tế Đông - Tây

FTA Free Trade Agreements Hiệp định Thương mại Tự do

GMS

Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mê Kông mở

rộng

Trang 9

HONLEA

Heads of National Drug Law Enforcement Agencies

Hội nghị hợp tác của cảnh sát các nước khu vực châu Á và Thái Bình Dương

IMET International Military

Education & Training

Thoả thuận giáo dục đào tạo quân sự quốc tế

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế

INTERPOL International Criminal Police

Organization

Tổ chức cảnh sát hình sự quốc

tế MRC Mekong River Commission Ủy hội sông Mê Công

RCEP Regional Comprehensive

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 10

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 2.1 Kim ngạch thương mại giữa hai nước Lào - Việt Nam từ năm

2005 đến 10 tháng đầu năm 2017 84 Biểu đồ 2.2 Thị trường xuất khẩu của Lào trong 6 tháng đầu năm 2015 85 Biểu đồ 2.3 Thị trường nhập khẩu của Lào trong 6 tháng đầu năm 2015 85

Danh mục bảng

Bảng 2.1 các mặt hàng Lào nhập khẩu từ Việt Nam trong tháng 5 tháng đầu năm 2016 và 5 tháng đầu năm 2017 86

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng có mối quan hệ gắn bó đặc biệt, cùng uống chung dòng nước sông Mê Kông, cùng dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết giữa hai nước Lào và Việt Nam là mối quan hệ thủy chung, trong sáng, đã được hình thành và vun đắp từ bao công sức, mồ hôi, xương máu, sự hy sinh của biết bao thế hệ nhân dân hai nước, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đặt nền móng vững chắc và được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp Mối quan hệ Lào - Việt Nam là mối quan hệ đặc biệt có tính bền vững, có truyền thống lâu đời và được bảo vệ, phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như xây dựng, phát triển đất nước của hai nước Từ những buổi đầu dựng nước, từ những năm tháng đấu tranh chống kẻ thù chung, giành độc lập, thống nhất đất nước đến hòa bình, xây dựng, đổi mới, hội nhập và phát triển, mối quan hệ giữa hai nước Lào và Việt Nam không hề rạn nứt, gián đoạn mà được Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước thực hiện nhất quán, xuyên suốt trong các chặng đường phát triển, đưa quan hệ hai nước ngày càng được được hun đúc, phát triển, ngày càng thân thiết và gắn bó hơn

Có thể nói mối quan hệ Lào - Việt là mối quan hệ đặc biệt hiếm có trong lịch

sử quan hệ quốc tế đương đại, là tài sản vô giá của hai nước, đã từng được của Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi “Việt - Lào hai nước chúng ta - Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cũng từng nói:

“Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy” [89]

Trang 12

Trải qua chặng đường gần 55 năm lịch sử, kể từ khi Lào và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (1962), và 40 năm ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/07/1977), đến nay mối quan hệ giữa hai nước ngày càng gắn bó, phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực Nhất là kể

từ năm 1986 hai nước cùng thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến nay, sau 30 năm cùng thực hiện mục tiêu, lý tưởng là xây dựng đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường, đưa đất nước hội nhập với khu vực và thế giới Đặc biệt, trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước, Việt Nam bên cạnh việc khôi phục và phát triển đất nước vẫn luôn quan tâm

và giúp đỡ Lào, luôn sẵn sàng hỗ trợ Lào hết mình, tạo cơ sở đẩy mạnh và nâng quan hệ hữu nghị Lào - Việt lên một tầm cao mới Ngày nay, trên nền tảng mối quan hệ tốt đẹp từ lâu đời, Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt tiếp tục phát huy tinh thần, truyền thống quý báu ấy, hai nước đều đang phấn đấu xây dựng đất nước phồn vinh, vì hòa bình và phát triển

Có thể nói, thành tựu mà Lào có được hôm nay, có phần giúp đỡ và đóng góp không hề nhỏ của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam Chính vì thế, trong chính sách đối ngoại của Lào đối với các nước, chính sách với Việt Nam có một ý nghĩa rất đặc biệt và luôn được ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Lào Trong suốt quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc, đặc biệt trong thời kỳ hiện đại, Lào cũng như Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển Hơn thế trong thời đại mới ngày nay, việc duy trì, gìn giữ và vun đắp cho tình đoàn kết đặc biệt và

sự hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng chặt chẽ trước những biến động phức tạp và khó lường của tình hình thế giới và yêu cầu phát triển của mỗi nước là yếu tố quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước của Lào cũng như Việt Nam hiện nay Vì vậy, việc củng cố, thúc đẩy các mối quan hệ song phương, nhất là quan hệ với các nước láng giềng cũng như giữa

Trang 13

hai nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế của cả Lào và Việt Nam Trong những năm gần đây, đứng trước những biến đổi sâu sắc, khó lường của tình hình thế giới và khu vực, vì nhu cầu phát triển của mỗi nước và cả khu vực, Lào và Việt Nam đều phải xác định một chiến lược phát triển quốc gia thích hợp Trong đó, từng mối quan hệ song phương hay đa phương đều có một vị trí, vai trò riêng và cần được coi trọng trong chính sách đối ngoại của mỗi nước Chính vì thế, Lào cần xây dựng chính sách như thế nào để duy trì và phát triển, nâng cao mối quan hệ đặc biệt, truyền thống lâu đời Lào - Việt Nam là một điều vô cùng quan trọng đặt ra đối với Lào

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Quá trình hình thành và phát triển quan hệ đặc biệt với Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Lào từ năm 1986 đến nay” làm đề tài luận án tiến sĩ Tác giả hy vọng

nghiên cứu này không chỉ nghiên cứu về quá trình xây dựng chính sách của Lào với Việt Nam, mà còn thể hiện được mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Lào - Việt, góp phần củng cố, duy trì, phát triển quan hệ hai nước ngày càng bền chặt và gắn bó hơn nữa

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh nghiên cứu về mối quan hệ Lào - Việt Nam được nhiều nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo, quản lý Việt Nam nhìn nhận, đánh giá trên nhiều phương diện, phản ánh sự phát triển không ngừng mối quan hệ giữa hai quốc gia, dân tộc

Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về mối quan hệ Lào - Việt phải

kể đến gồm:

- Nghiên cứu bằng tiếng Lào:

“55 năm hợp tác và hữu nghị Lào - Việt Nam Những thành tựu và hạn chế” của tác giả Feuangsy LaoFoung Trong đó tác giả đã nêu ra được những

Trang 14

thành tựu hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, an ninh quốc phòng, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, viễn thông…, hợp tác về thể thao, văn hóa, du lịch, hợp tác giữa các địa phương cũng như hợp tác trên cấp độ đa phương Đồng thời tác giả đã chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong hợp tác giữa hai nước và đưa ra một số giải pháp khắc phục

“Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam: Triển vọng giải pháp và tầm nhìn 2030” của tác giả Bountheng Souksavatd Tác giả đã phân

tích về triển vọng hợp tác giữa hai nước trong hợp tác song phương và đa phương Phần thứ hai của công trình tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước Phần thứ ba tác giả đã phân tích về bối cảnh thế giới, khu vực trong những năm tới để thấy được tầm nhìn quan hệ Lào - Việt đến năm 2030

“Phương hướng và giải pháp phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam trong thời gian tới” của tác giả Khăm Mon

Chăn Tha Chít Trong nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được tính khách quan trong sự hợp tác toàn diện và mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Lào - Việt Nam Đồng thời tác giả đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa

4 cơ quan quan trọng của hai nước nói riêng và quan hệ hợp tác giữa hai nước Lào - Việt nói chung

“Quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”

của tác giả Khăm La Keo Un Khăm Tác giả đã chỉ ra được tầm quan trọng của hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai nước Lào - Việt, nêu ra được một số kết quả trong hợp tác giữa hai nước, đồng thời chỉ ra những triển vọng trong hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giữa hai nước trong thời gian tới

- Nghiên cứu bằng tiếng Việt

Nghiên cứu “Quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong giai đoạn hiện nay (1999 – 2000)” do Viện quan hệ quốc tế thực hiện năm 2000 Đề tài nghiên

Trang 15

cứu cấp bộ do Việt Quan hệ quốc tế thực hiện đã trình bày những nét chính trong quá trình lịch sử hình thành quan hệ Việt Nam - Lào, những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ hai nước, và sự phát triển quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn tiếp theo

Cuốn “Quan hệ đặc biệt Việt – Lào” của tác giả Vũ Dương Huân (chủ

biên), Nguyễn Đình Thụ và Mai Sĩ Hùng, do Nhà xuất bản Học Viện Ngoại giao xuất bản năm 2003 Cuốn sách gồm 119 trang đã trình bày những nét cơ bản về hai nước Lào, Việt, cơ sở hình thành mối quan hệ hai nước Trong nội dung chính, cuốn sách đã trình bày về Quan hệ hai nước Lào - Việt từ năm

1930 đến năm 2000, trong đó bao gồm các giai đoạn: Quan hệ Lào - Việt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trong thời kháng chiến chống Mỹ, quan hệ Lào - Việt trong thòi kỳ khôi phục phát triển đất nước sau chiến tranh, đổi mới đất nước và quan hệ Lào - Việt trong thời kỳ đổi mới Trên cơ

sở đó tác giả đưa ra bài học kinh nghiệm, triển vọng cho quan hệ hai nước Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu tuy không lớn nhưng đã đề cập khá đầy đủ đến mối quan hệ giữa hai nước Lào - Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, góp phần làm sáng tỏ hơn tình hữu nghị, quan hệ giữa hai nước

Lớn nhất phải kể đến công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007)” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà

Nội xuất bản năm 2011 Cuốn sách đã được Bộ Chính trị, Đảng Cộng sản

Việt Nam và Bộ Chính trị, Đảng Nhân dân cách mạng Lào phối hợp tổ chức cùng nghiên cứu, biên soạn trong 4 năm Cuốn sách trình bày những nét chính yếu chặng đường lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam từ năm 1930 đến 2007; nêu bật những thành quả, vai trò to lớn của mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc đối với tiến trình cách mạng mỗi nước trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng nhân

Trang 16

dân cách mạng Lào Cuốn sách thể hiện rõ quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào - Việt Nam thủy chung, gắn bó, là tài sản vô giá của mỗi nước Đây là công trình quy mô lớn nhất từ trước tới nay về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam

- Lào, Lào - Việt Nam Công trình được nghiên cứu, biên soạn công phu trong

đó có những tư liệu lần đầu được công bố, và các nội dung được trình bày có

hệ thống, sâu sắc, toàn diện và khách quan Công trình có ý nghĩa rất lớn, góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân hai nước về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Trên cơ sở đó nâng cao ý thức giữ gìn, củng cố, vun đắp và phát triển mối quan hệ tốt đẹp, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Lào trong hiện tại cũng như trong chặng đường phía trước

Công trình “Những khía cạnh dân tộc, tôn giáo, văn hóa trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia”của các tác giả Phạm Đức

Thành và Vũ Công Quý trong năm 2009 Các tác giả đã đi vào nghiên cứu những điểm tương đồng nổi bật trên những khía cạnh dân tộc, tôn giáo và văn hóa Qua đó cho thấy Lào, Việt Nam cũng như Campuchia đều có những điểm chung, tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ trong lịch sử, giúp ba nước Đông Dương đoàn kết đánh thắng kẻ thù chung, và hơn thế còn tạo lập

vị thế để cả ba quốc gia cùng vươn lên phát triển trong giai đoạn hiện nay

Cuốn “Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia” của PGS.TS

Nguyễn Duy Dũng (Chủ biên), do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2010 Trong đó các tác giả đã nêu lên sự phát triển trong quan hệ giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia Qua đó cuốn sách đã cung cấp một số nội dung, tư liệu làm sáng rõ thêm về mối quan hệ giữa Lào và Việt Nam

Cuốn song ngữ Việt - Lào “50 năm quan hệ Việt Nam – Lào: Sáng mãi tình anh em” do Tạp chí Vietnam Business Forum (VBF) phối hợp với Hội

Hữu nghị Việt Nam – Lào cùng các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức biên soạn,

Trang 17

được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản năm 2012 Cuốn sách được chia thành 4 phần gồm: Quan hệ Việt Nam – Lào: Tài sản vô giá; Hợp tác giữa các địa phương; Hợp tác giữa các doanh nghiệp và phần hình ảnh hợp tác Việt Nam – Lào Cuốn sách xuất bản nhân dân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào (1962 – 2012) đã góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai nước

Bên cạnh đó có không ít những bài nghiên cứu được đăng trong các Kỷ yếu hội thảo khoa học và các tạp chí như: Các bài nghiên cứu trong Kỷ yếu

hội thảo khoa học “Quan hệ Việt – Lào, Lào - Việt” năm 1993 do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành; Kỷ yếu hội thảo “Tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, truyền thống và triển vọng” năm 2005, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành; Các bài viết “Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo quốc tế kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 25 năm lý kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào” của Giáo sư Vũ Dương Huân; “Mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Lào” của Nguyễn Lệ Thi trích trong Hội thảo Khoa học “40 năm quan hệ đặc biệt Việt – Lào: thành tựu và triển vọng” năm 2002; “Ba mươi năm quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào (1977 – 2007)”, của Nguyễn Hào Hùng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 13(133) năm 2007; “Phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam – Lào lên tầm cao mới” của Nguyễn Chí Vịnh trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số tháng 09/2012; “Hợp tác kinh tế gắn với an ninh, quốc phòng giữa nước CHXHCN Việt Nam với nước CHDCND Lào trong bối cảnh quốc

tế hiện nay” của Nguyễn Văn Thắng trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ

năm 2013 Hầu hết các nghiên cứu này chỉ ra được những nội dung chính trong quan hệ hai nước Lào - Việt Nam, đặc biệt làm sáng rõ những thành tựu hai nước đã đạt được trong các hợp tác với nhau trên các lĩnh vực

Trang 18

Về chính sách đối ngoại của hai nước đối với nhau thì có không nhiều công trình nghiên cứu tập trung nghiên cứu sâu về nội dung này

Trước hết là chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Lào Nghiên

cứu “Chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới” của các tác giả

Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (2013), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, trong đó có một phần đề cập đến quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với các nước láng giềng, trong đó có Lào Trong phần từ trang 112 - 122, cuốn sách đã trình bày về chính sách của Việt Nam trong quan hệ với Lào trên các lĩnh vực về chính trị - ngoại giao - an ninh quốc phòng, lĩnh vực về kinh tế - thương mại; lĩnh vực văn hóa - giáo

dục, đào tạo, y tế, khoa học kỹ thuật Nghiên cứu “Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào trong chính sách đối ngoại của Việt Nam” của Lê Thị Liêm trích trong Hội thảo Khoa học “40 năm quan hệ đặc biệt Việt – Lào: thành tựu và triển vọng” năm 2002, trong đó tác giả đã chỉ ra những chính sách đối ngoại của

Việt Nam đối với mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Lào

Đối với chính sách đối ngoại của Lào nói chung và chính sách đối ngoại của Lào với Việt Nam nói riêng nhìn chung vẫn còn khá khiêm tốn Trong đó một số đề tài nghiên cứu về chính sách đối ngoại chung của Lào

như: “Chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn, Tuyển tập kinh điển quyển I, quyển III”

do Nhà xuất bản CHDCND Lào xuất bản năm 1985, 1997 Cuốn sách không chỉ nói về cuộc đời, tư tưởng của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, mà trong đó còn nêu lên những tư tưởng của Người về công tác đối ngoại của Lào nói chung và công tác đối ngoại đối với Việt Nam nói riêng Chủ tịch Cayxỏn

Phômvihản là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Cayxỏn

Phômvihản là người lãnh đạo nhân dân Lào thành lập Đảng Nhân dân Lào (nay là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) Tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản về công tác đối ngoại nói chung và chính sách đối ngoại

Trang 19

với nước anh em Việt Nam nói riêng là quan điểm nhất quán của Người từ khi sáng lập, lãnh đạo Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cho đến những giây phút đời cuối cùng của cuộc đời Những nội dung về tư tưởng đối ngoại của Người trong cuốn sách cho thấy những tư tưởng đó là nền tảng, kim chỉ nam, và nhiều tư tương đối ngoại của Người vẫn còn nguyên giá trị, được Đảng Nhân dân Cách mạng Lào vận dụng và phát huy vào thực tiễn ngày nay

Bên cạnh đó là một số luận án về chính sách của Lào trong một số lĩnh

vực cụ thể do học viên Lào thực hiện nghiên cứu như: Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) đến năm 2020” của tác giả Phongtisouk

Siphomthaviboun năm 2011 Luận án đã hệ thống, xây dựng khung lý thuyết

cơ bản về chính sách thương mại quốc tế, phân tích đánh giá về thực trạng hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Lào trong giai đoạn năm 1986 -

2010, đồng thời trên cơ sở các nội dung đã phân tích tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Lào trong bối cảnh

sau khi Lào gia nhập WTO Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” của Amkha

Vongmeunkha năm 2012 Luận án đã đưa ra được hệ thống lý luận về kinh tế đối ngoại, quản lý của nhà nước với hoạt động kinh tế đối ngoại và đưa ra kinh nghiệm quản lý của một số nước để từ đó rút ra bài học cho Lào Luận án đã phân tích đánh giá về quá trình phát triển kinh tế đối ngoại của Lào trong thời

kỳ hội nhập và thực trạng quản lý của nhà nước Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý về kinh tế đối ngoại của Lào

Còn với nội dung nghiên cứu về chính sách của Lào đối với mối quan

hệ đặc biệt Lào - Việt Nam thì vẫn còn rất hạn chế, chỉ dừng lại ở những

nghiên cứu nhỏ như nghiên cứu “Sự lựa chọn chiến lược của Lào trong chính sách đối với Việt Nam và Trung Quốc” của BOUNTHAN KOUDONNONG

Trang 20

(2006), trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Số 66 09/2006 Trong đó tác giả không chỉ đề cập đến nội dung và sự triển khai chính sách thực tế của Lào với Việt Nam, mà còn so sánh được chính sách của Lào với Việt Nam và Lào với Trung Quốc, qua đó thấy được thực trạng quan hệ cũng như triển vọng quan

hệ hai nước thông qua sự lựa chọn về chính sách của Lào với Việt Nam và Trung Quốc

“Chính sách đối ngoại của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời kỳ sau chiến tranh lạnh” của tác giả Nguyễn Hào Hùng, trên tạp chí Nghiên cứu

Đông Nam Á, số tháng 06/2004 Trong đó tác giả nêu lên vị trí của Lào trong môi trường địa chiến lược ở Đông Nam Á, tác động địa chiến lược khu vực đến chính sách đối ngoại của Lào với các nước trong khu vực, nổi bật là chính sách đối với các nước láng giềng, trong đó đặc biệt là đối với mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam

Nghiên cứu “Hoạt động đối ngoại góp phần vào sự nghiệp phát triển của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” của KhamKeng Sengmilathy (2015)

trên Tạp chí Lý luận chính trị số 2-2015 Bài viết đã nêu ra những tác động tích cực, đóng góp của hoạt động đối ngoại đối với sự phát triển của Lào Bài viết đã đề cập đến sự phát triển chính sách đối ngoại của Lào, một số thành tựu đã đạt được, bao gồm cả những thành tựu đạt được trong quan hệ hợp tác với Việt Nam, những hạn chế còn tồn tại

Qua một số nghiên cứu của các tác giả Lào cũng như các tác giả Việt Nam có thể rút ra một số kết luận như sau:

(1) Các công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam chủ yếu tập trung nghiên cứu về mối quan hệ đặc biệt giữa Lào và Việt Nam, phân tích về quá trình triển khai hợp tác giữa hai nước, những thành tựu mà hai nước đã đạt, cũng như những hạn chế mà hai nước cần khắc phục Trong đó có một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến chính sách của

Trang 21

Lào đối với Việt Nam, tuy nhiên các công trình đề cập đến chính sách của Lào đối với Việt Nam chỉ là một nội dung nhỏ nằm trong chính sách đối ngoại chung của Lào đối với các nước, hoặc có công trình chỉ phân tích về chính sách đối ngoại của Lào đối với Việt Nam trong một lĩnh vực cụ thể như kinh tế hay chính trị ngoại giao

(2) Trên cơ sở kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu đi trước, trong luận án này, người viết dự kiến sẽ phân tích về quá trình triển khai chính sách của Lào đối với quan hệ đặc biệt với Việt Nam trong chính sách chung của Lào Người viết sẽ phân tích về chính sách của Lào với Việt Nam trên mọi cấp độ song phương, đa phương, không chỉ trên một lĩnh vực cụ thể mà trên các lĩnh vực từ chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế

- thương mại và văn hóa - giáo dục Người viết hy vọng luận án “Quá trình hình thành và phát triển quan hệ đặc biệt với Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Lào từ năm 1986 đến nay” sẽ trở thành công trình nghiên cứu

chuyên sâu và toàn diện về chính sách của Lào với Việt Nam trong chính sách chung của Lào

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề mấu chốt, cốt yếu của chính sách đối ngoại của Lào với Việt Nam, vị trí quan hệ đặc biệt đối với Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Lào từ năm 1986 đến nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong xây dựng, phát triển chính sách đối ngoại của Lào với mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Lào

- Phân tích nội dung chính sách và quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Lào với Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay trên các

Trang 22

lĩnh vực về chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hoá - giáo dục

- Đánh giá về kết quả thực hiện chính sách đối ngoại của Lào với Việt Nam, trong đó đánh giá về những thành công, hạn chế của chính sách, và phân tích những nguyên nhân thành công cũng như nguyên nhân của hạn chế đó

- Đưa ra dự báo về sự thay đổi chính sách đối ngoại của Lào với Việt Nam trong thời gian tới Đồng thời đưa ra một số kiến nghị trong việc hoạch định chính sách nhằm tăng cường, thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là chính sách đối ngoại của

Lào đối với Việt Nam từ năm 1986 đến nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu về chính sách đối ngoại đặc biệt của Lào với Việt Nam từ năm 1986 đến nay Năm 1986 là một mốc quan trọng đối với không chỉ Lào mà cả với Việt Nam Đây là năm hai nước Lào

và Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện mục tiêu đưa đất nước đi lên con đường chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước giàu mạnh theo kịp với các nước trong khu vực và thế giới Cũng bắt đầu từ thời

kỳ này, quan hệ hai nước Lào - Việt bước sang một thời kỳ mới, do đó chính sách của Lào với Việt Nam cũng được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới mà vẫn duy trì, thúc đẩy được quan hệ hai nước

Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu về chính sách của Lào đối với quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Lào, trong đó tập trung làm rõ những chính sách đặc biệt của Lào với Việt Nam trên một số lĩnh vực chính bao gồm: Chính sách trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, lĩnh vực an ninh - quốc phòng, lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực văn hoá - giáo dục

Trang 23

5 Phương pháp nghiên cứu

Để phục vụ nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử Cụ thể, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội sau: Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp dự báo, phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc

tế Trong đó trên cơ sở những số liệu, thông tin đã thu thập bằng phương pháp thu thập tài liệu, luận án sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp lịch sử để phân tích và tổng hợp lại các chính sách của Lào trong quan

hệ đặc biệt với Việt Nam theo một trình tự lịch sử, giúp cho người đọc có được cái nhìn toàn diện, đầy đủ, theo dõi một cách khoa học, rõ ràng về sự hình thành, phát triển chính sách của Lào đối với Việt Nam Đồng thời dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê nin, luận án đã đưa ra các đánh giá, nhận định về quá trình hình thành, phát triển và triển khai chính sách của Lào, rút ra các bài học kinh nghiệm cũng như sử dụng phương pháp dự báo để dự báo về triển vọng của mối quan hệ Lào - Việt Nam Trong khuôn khổ luận án tiến sĩ này, để nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Lào với Việt Nam người viết sẽ áp dụng khung lý thuyết về chính sách đối ngoại, trong đó chính sách đối ngoại của một quốc gia được xem xét cả hai khía cạnh đó là: Yếu tố bên trong quốc gia

và yếu tố bên ngoài của hệ thống quốc tế

Như vậy, luận án chủ yếu sử dụng phương pháp định tính Phương pháp định tính giúp bài viết phân tích, tổng hợp được những số liệu, thông tin thu được từ đó đưa ra được những đánh giá về thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong chính sách của Lào với Việt Nam, giúp cho luận án thoát khỏi những liệt kê, mô tả thông thường, để đưa ra được những quan điểm, ý kiến, những đánh giá về vấn đề một cách khách quan và thuyết phục

Trang 24

6 Nguồn tài liệu

Nguồn dữ liệu sử dụng trong luận án chủ yếu lấy từ các văn kiện Đại hội Đảng của Lào; các báo cáo, tổng kết của các Bộ, ban ngành của Lào như

Bộ Ngoại giao, Bộ văn hoá – giáo dục; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công thương; Bộ Tài chính của Lào Ngoài ra, luận án còn tham khảo các công trình nghiên cứu về vấn đề liên quan đến quan hệ giữa Lào - Việt Nam cũng như chính sách của hai nước đối với mối quan hệ Lào - Việt

7 Những đóng góp của luận án

- Luận án góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về chính sách đối

ngoại nói chung, là nền tảng để phân tích, nghiên cứu về chính sách đối ngoại

của các nước trong Quan hệ quốc tế

- Luận án góp phần tìm hiểu về cơ sở xây dựng, hoạch định, chính sách quan hệ đặc biệt của Lào đối với Việt Nam, những động cơ, mục đích, các công cụ triển khai và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai chính sách của Lào với Việt Nam, tạo cơ cở để tiến hành đánh giá khách quan và toàn diện hơn, phục vụ cho công tác hoạch định chính sách của Lào cũng như của Việt Nam trong mối quan hệ Lào - Việt

- Luận án với sự tổng hợp, phân tích các dữ liệu trên cơ sở kế thừa các tài liệu sẵn có cũng như các đánh giá, phân tích, nhận định, ý kiến của tác giả luận án sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, làm tư liệu giảng dạy cho các giảng viên, sinh viên, học viên và cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho các Bộ, ban ngành Ngoại giao của hai nước

Trang 25

sách của Lào với Việt Nam trong đó bao gồm nền tảng là Chủ nghĩa Mác – Lênin về đối ngoại, bối cảnh thế giới và khu vực, sự ảnh hưởng của nước lớn

và tình hình trong nước của Lào; Phân tích lợi ích của Lào và Việt Nam rong mối quan hệ với Việt Nam; Khái quát về chính sách của Lào đối với Việt Nam trước năm 1986 (1975 - 1985) và chính sách của Việt Nam đối với Lào

Chương 2: Quá trình phát triển chính sách đối ngoại của Lào với Việt Nam từ năm 1986 đến nay Đây là chương chính của luận án, trong chương này tác giả khái quát về chính sách đối ngoại chung của Lào; Phân tích nội dung, quá trình triển khai chính sách của Lào với Việt Nam trên các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng, văn hoá - giáo dục

Chương 3: Đánh giá về chính sách của Lào đối với Việt Nam giai đoạn

từ năm 1986 đến nay và dự báo Trên cơ sở những nội dung phân tích từ chương 1 và chương 2, chương 3 sẽ đánh giá lại về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của các thành tựu, hạn chế trong chính sách của Lào với Việt nam từ năm 1986, để thấy được sự thay đổi, những nét mới so với giai đoạn

1975 - 1985 Qua đó đưa ra các dự báo về bối cảnh thế giới, khu vực cũng như triển vọng quan hệ Lào - Việt trong những năm tới Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp cho việc thúc đẩy mối quan hệ Lào - Việt

Trang 26

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH

CỦA LÀO ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.1 Cơ sở lý luận của chính sách của Lào với Việt Nam

1.1.1 Chủ nghĩa Mác – Lênin về đối ngoại

Đối ngoại là một vấn đề quan trọng bậc nhất trong quan hệ chính trị quốc tế Chính sách đối ngoại được hình thành và thực thi qua quá trình phát triển lâu dài và qua quan hệ với các chủ thể bên ngoài trên mọi lĩnh vực kinh

tế, quân sự, chính trị, văn hóa, xã hội… Các chính sách đối ngoại của từng quốc gia đưa ra là cơ sở phát triển các mặt xã hội của từng nước đó như: kinh

tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao…

Đường lối, chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia là sản phẩm của mỗi nước trước những biến đổi của tình hình chính trị thế giới Đó là hệ thống những quan điểm lý luận với tính cách là những định hướng cơ bản về quan

hệ đối ngoại của đất nước trong một giai đoạn nhất định và những chính sách được Nhà nước hoạch định với tư cách là chủ thể đại diện cho chủ quyền quốc gia tham gia vào đời sống chính trị quốc tế

Chính sách đối ngoại là một trong những nội dung đã được chủ nghĩa Mác - Lê nin đề cập đến, và trở thành kim chỉ nam cho nhiều quốc gia trong việc xây dựng, hoạch định chính sách đối ngoại Có thể nói chủ nghĩa Mác-Lênin là sự thống nhất giữa tính khoa học, tính cách mạng và tính nhân văn - kết tinh và là đỉnh cao thành tựu của trí tuệ, tinh hoa văn hoá nhân loại Trong

đó học thuyết về Nhà nước của Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống những kiến thức của chủ nghĩa Mác-Lênin về những quy luật phát sinh, phát triển đặc thù, những đặc tính chung và biểu hiện quan trọng nhất của nhà nước nói chung và nhà nước Xã hội chủ nghĩa nói riêng Chủ nghĩa Mác-Lênin đã tập trung vào

Trang 27

phân tích nguồn gốc và bản chất của nhà nước, lý luận của những người xít đi sâu nghiên cứu về nhà nước một cách tổng thể những vấn đề chung nhất

Mác-về bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước, hình thức nhà nước, bộ máy nhà nước Trong đó chức năng của nhà nước được thể hiện thông qua những phương diện, những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước, phản ánh bản chất của nhà nước, được xác định tùy thuộc vào đặc điểm tình hình trong nước và quốc tế, nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước trong từng giai đoạn Chức năng của nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại

Đường lối, hay chính sách của một quốc gia bao giờ cũng gồm hai mặt: đối nội và đối ngoại nhằm phục vụ lợi ích tối cao của dân tộc Đường lối đó trước hết được xác định bởi tính chất của chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của quốc gia V.I Lênin nói: “Những cội rễ sâu xa nhất của chính sách đối nội lẫn đối ngoại của nhà nước chúng ta đều do những lợi ích kinh tế, địa vị kinh tế của giai cấp thống trị ở nước ta quyết định Những luận điểm đó vốn là cơ sở toàn bộ thế giới quan của người mác-xít…đã được kinh nghiệm chứng thực” [48, tr.403-404] Sự thống trị chính trị và sự thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện trong lĩnh vực đối nội cũng như trong đối ngoại Chức năng đối nội của nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những trật tự khác hiện có trong xã hội Nhà nước sử dụng nhiều phương tiện khác như bộ máy thông tin, tuyên truyền, các cơ quan văn hóa, giáo dục để xác lập, củng cố tư tưởng, ý chí của giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành chính thống trong xã hội Chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia, khi lợi ích quốc gia không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị Chức năng đối ngoại là sự liên tục của chức năng đối nội Hai mặt đó gắn

Trang 28

bó chặt chẽ với nhau, tạo thành một thể thống nhất vì chính trị là mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc trong lòng quốc gia và quan hệ giữa giai cấp, dân tộc trên trường quốc tế Nói cách khác, mối liên hệ giữa chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của một quốc gia là ở chỗ chúng đều nhằm giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ, duy trì hệ thống quan hệ kinh tế - xã hội hiện hành của quốc gia đó Như V.I.Lênin thường nhắc nhở: “Đem tách chính sách đối ngoại ra khỏi chính trị nói chung, hay hơn nữa, đem đối lập chính sách đối ngoại với chính sách đối nội, đó là tư tưởng hoàn toàn sai lầm, không Mácxít, không khoa học” [47, tr.121].Ngày nay, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế (toàn cầu hóa, thế giới phẳng) thì việc mở rộng chức năng đối ngoại của nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt Nhưng cho dù như thế nào đi chăng nữa, theo quan điểm Mác-xít thì cả hai chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị Chúng là hai mặt của một thể thống nhất Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất chức năng đối ngoại của nhà nước ngược lại tính chất và những nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối nội

Đường lối chính sách đối ngoại luôn phục vụ cho mục tiêu của đường lối chính sách đối nội Chính sách đối nội là tiền đề, là cơ sở của đường lối chính sách đối ngoại và đường lối, chính sách đối ngoại sẽ tạo điều kiện, tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện đường lối, chính sách đối nội Trong Lời kêu gọi thứ nhất của Tổng hội đồng Hội liên hiệp công nhân quốc tế về cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, C.Mác có nêu ra nguyên tắc của quan hệ đối ngoại cần phải có như sau: “Phấn đấu sao cho những đạo luật đơn giản về đạo đức và chính nghĩa mà các cá nhân phải tuân theo trong các quan hệ của họ, trở thành những đạo luật tối cao trong các quan hệ giữa các dân tộc” [21, tr.9] Nguyên tắc ấy đã được C.Mác và Ph.Ăngghen nhắc đi nhắc lại nhiều lần, coi đó là kim chỉ nam cho quan hệ đối ngoại của giai cấp công nhân, của Đảng Cộng sản

Trang 29

Mặc dầu hiện nay có những luận điệu phê phán chủ nghĩa Mác - Lênin, song nếu nghiên cứu kỹ thì thấy rằng, trong các tác phẩm của mình, các ông hết sức đề cao nguyên tắc hòa bình, nhất là trong lĩnh vực đối ngoại Các ông luôn mong muốn và dự báo: “Đối lập với xã hội cũ cùng với sự bần cùng về kinh tế và sự điên rồ về chính trị của nó đang xuất hiện một xã hội mới mà nguyên tắc quốc tế của nó sẽ là hòa bình, bởi vì tất cả các dân tộc sẽ đều có cùng một nguyên tắc giống nhau ngự trị - lao động!” [17, tr.15] Nhất quán với quan điểm của Mác và Ăngghen, V.I.Lênin cũng lấy nguyên tắc đoàn kết quốc tế vô sản vì mục đích chính nghĩa làm nguyên tắc trong hoạt động đối ngoại của Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga Phát triển tư tưởng của Mác

và Ăngghen, Lênin đã bổ sung những nguyên tắc hoạt động đối ngoại qua thực tiễn của nước Cộng hòa XHCN Xô viết Nga Một trong những nguyên tắc ấy là công khai và thông tin sự thật Tại Hội nghị lần thứ IX toàn Nga của Đảng Cộng sản Nga, Lênin đã tuyên bố: “Những phương pháp của đường lối ngoại giao mới của chúng ta là tuyên bố công khai và thẳng thắn” [21]

Như vậy theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì chính sách đối ngoại là sự tiếp nối chính sách đối nội, là một bộ phận quan trọng trong đường lối chính trị và chính sách của mọi quốc gia, dân tộc Điều đó có nghĩa là vấn

đề nảy sinh từ trong nước cũng đòi hỏi phải có chính sách đối ngoại tham gia giải quyết Theo cách hiểu này, trong mỗi một giai đoạn lịch sử nhất định, từng nước có những nhu cầu và ưu tiên cụ thể Các chính sách đối nội và đối ngoại đều phải nhằm vào việc thực hiện thành công các mục tiêu đó [21]

Chủ nghĩa Mác-Lênin là một trong những cơ sở để Lào xây dựng chính sách đối ngoại của quốc gia Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản là nhà chiến lược, chiến thuật tài ba nhất trong thời đại mới của dân tộc Lào, là vị anh hùng vĩ đại của dân tộc Lào Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường cách

Trang 30

mạng tháng mười Nga vào các quốc gia Đông Dương Dưới ảnh hưởng từ phong trao cách mạng và cách mạng Đông Dương, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đã sống và hoạt động đấu tranh cách mạng tích cực, Chủ tịch

Cayxỏn Phômvihản đã tập trung vào việc học tập, nghiên cứu về lý luận và

thực tiễn, Người đọc và nghiên cứu nhiều tuyển tập kinh điển của các nhà đấu tranh vĩ đại thế giới như Mác-Lê nin Việc nghiên cứu về lý luận Mác-Lê nin của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đã trở thành cơ sở quan trọng về tư tưởng của công tác đối ngoại của Người vì lý luận Mác-Lê nin đã thể hiện một số quan điểm quan trọng về công tác đối ngoại của giai cấp vô sản đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản [112] Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản từng nói: “Kết hợp lợi ích quốc gia với lợi ích của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lê nin và chủ nghĩa quốc

tế vô sản” [112]

Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản là người lãnh đạo nhân dân Lào thành lập Đảng Nhân dân Lào (nay là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) Tư tưởng của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản về công tác đối ngoại cho thấy, trong mối quan

hệ với các nước trên thế giới, Người linh động tùy theo tình hình thực tế, nhưng kiên trì giữ vững nguyên tắc, lập trường của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào như: Hòa bình, Độc lập, Dân chủ, Thống nhất và Phồn vinh Trên

cơ sở đó Đảng Nhân dân Cách mạng Lào mở rộng hợp tác với tất cả các quốc gia trên thế giới trên nguyên tắc: “Quan hệ với các nước tôn trọng độc lập, dân chủ và chủ quyền quốc gia của nước ta Thiết lập mối quan hệ mọi mặt giữa nước ta với các quốc gia đó trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác cùng có

lợi” [102, tr.7] Nguyên tắc đó do Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đã đề ra ngay

từ khi Người giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân

dân Cách mạng Lào lần đầu tiên Tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Chủ tịch

Cayxỏn Phômvihẳn về công tác đối ngoại đã nêu trên là quan điểm nhất quán

Trang 31

của Người từ khi sáng lập, lãnh đạo Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cho đến

cuối cuộc đời Những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Chủ tịch Cayxỏn

Phômvihản về công tác đối ngoại đã trở thành những giá trị quan trọng, được lãnh đạo các thế hệ của Lào giữ gìn và phát huy trong quá trình xây dựng, triển khai chính sách đối ngoại của Lào sau này

1.1.2 Khái niệm “quan hệ đặc biệt”

Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa đến nay, quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội Thực tế cụm từ “quan hệ đặc biệt” ít được dùng để chỉ quan hệ quốc tế giữa các nước, chủ yếu được dùng trong các bài diễn văn, tuyên bố chung… nhằm thể hiện quan hệ giữa hai nước Tuy nhiên đối với quan hệ giữa Lào và Việt Nam thì đây cụm từ được coi là thông dụng

và quen thuộc Thuật ngữ “quan hệ đặc biệt” trong quan hệ Lào - Việt Nam xuất phát từ cụm từ “quan hệ hữu nghị Việt - Lào”, với hàm ý chỉ mối quan

hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Lào và Việt Nam Quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam được xây dựng và phát triển từ mối quan hệ truyền thống lâu đời Quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào vốn đã có truyền thống tốt đẹp từ nhiều thập niên qua Quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp Lãnh tụ Hồ Chí Minh chính là người đã tìm ra con đường cứu nước, soi đường cho sự nghiệp giải phóng và phát triển của hai dân tộc Việt Nam - Lào, và cũng là người trực tiếp chỉ đạo xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt giữa hai nước Lào - Việt Nam Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập năm 1930 do Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang 32

đứng đầu, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của hai dân tộc Trước khi Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, nhân dân Lào và Việt Nam đã đoàn kết giúp đỡ nhau tổ chức các cuộc khởi nghĩa chống lại sự xâm lược của ngoại xâm để giành độc lập dân tộc Chính đây là những mầm mống đầu tiên,

là hạt giống cho sự phát triển quan hệ hữu nghị Lào - Việt Nam những năm sau đó Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, đánh dấu sự thay đổi

về chất của cách mạng Việt Nam và Lào Quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc chính là sản phẩm trực tiếp của cách mạng hai nước, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam và đều sinh ra từ Đảng Cộng sản Đông Dương Đây là hạt nhân gắn bó hai dân tộc trong cuộc đấu tranh chung

vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Kể từ đó, cuộc chiến đấu của hai dân tộc Việt Nam và Lào có sự lãnh đạo thống nhất, có lý luận cách mạng soi đường Sau khi tách ra theo Nghị quyết của Đại hội II của Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1951, hai Đảng tiếp tục giữ mối quan hệ mật thiết và tận tình giúp đỡ nhau trong suốt sứ mệnh lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc

ở hai nước trước đây, cũng như trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước ngày nay Nhân dân hai nước càng ý thức được rằng, để chiến thắng kẻ thù có tiềm lực mạnh hơn mình gấp nhiều lần thì các dân tộc không có con đường nào khác là phải liên minh, đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau Nhu cầu tự thân, tính tự nguyện đó là điều kiện quyết định để hình thành quan hệ đặc biệt Việt - Lào

Có thể nói quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam là một mối quan hệ toàn diện, xuyên suốt và bền vững Từ những buổi đầu dựng nước, từ những năm tháng đấu tranh chống kẻ thù chung, giành độc lập, thống nhất đất nước đến hòa bình, xây dựng, đổi mới, hội nhập và phát triển, mối quan hệ giữa hai nước Lào và Việt Nam không hề dạn nứt, gián đoạn mà được Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước thực hiện nhất quán, xuyên suốt trong các chặng

Trang 33

đường phát triển Trên thực tế, Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước từ trước tới nay luôn có sự thống nhất về quan điểm và đường lối chính trị, đường lối đổi mới Trong chiến lược đối ngoại của mình, hai nước luôn coi trọng và dành cho nhau ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ Lào - Việt Nam, tập trung mọi nguồn lực nhằm vun đắp cho tình hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Đây chính là yếu tố có ý nghĩa tiên quyết, là thuận lợi căn bản để xây dựng mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, lâu bền giữa hai nước

Quan hệ đặc biệt Lào - Việt là một mô hình hết sức đặc thù chỉ có trong quan hệ Lào - Việt, xét trên cả phương diện nội dung hợp tác, độ tin cậy lẫn nhau và đặc biệt nó luôn được nhân dân và lãnh đạo hai nước nuôi dưỡng từ thế hệ này đến thế hệ khác Lịch sử phát triển ở hai nước cho thấy, nếu không

có quan hệ đặc biệt đó, thì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của hai nước ngày nay, không thể có được những thành tựu to lớn Chính mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc giúp hai nước tạo dựng môi trường hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới Việc hợp tác, hỗ trợ giúp đỡ nhau của hai nước trong suốt quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước không chỉ thúc đẩy mối quan hệ hai nước ngày càng gắn bó, khăng khít mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của mỗi quốc gia

1.2 Cơ sở thực tiễn của chính sách của Lào với Việt Nam

1.2.1 Bối cảnh thế giới và khu vực

Bối cảnh thế giới: Bối cảnh thế giới đã có những biến đổi to lớn và sâu

sắc, ảnh hưởng toàn diện và mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội của các

quốc gia cũng như quan hệ quốc tế

Thứ nhất, cuộc chạy đua về khoa học công nghệ với sự gia tăng của các

phát minh, sáng chế khoa học công nghệ không ngừng tăng lên Cách mạng

Trang 34

khoa học công nghệ tiếp tục phát triển và là động lực phát triển của kinh tế thế giới Chính vì vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, nên chạy đua về khoa học công nghệ đã và đang diễn ra một cách gay gắt, quyết liệt Thành công trong nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ sẽ tác động trực tiếp tới sự dịch chuyển cán cân quyền lực giữa các quốc gia và do đó sẽ tác động rất mạnh mẽ đến cục diện thế giới Đầu tư vào công nghệ và khoa học kỹ thuật quân sự cũng sẽ được tăng cường, đặc biệt là vũ khí thông minh và công nghệ cao

Thứ hai, xu hướng toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, chi phối lớn đối

với sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như trong quan hệ quốc tế Cùng với

sự phát triển của các quốc gia, toàn cấu hoá đã có những thay đổi theo xu hướng chung của thế giới đó là xu thế tiến lên của lịch sử nhân loại, và xu thế hợp tác để cùng phát triển giữa các quốc gia dân tộc Đặc biệt, trong quá trình toàn cầu hóa, xu hướng liên kết kinh tế đã dẫn đến sự ra đời của các tổ chức kinh tế, chính trị, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như: IMF, WB, WTO, EU, ASEAN, APEC, ASEM… Các tổ chức này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế chung của thế giới

và khu vực

Thứ ba, kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của

các quốc gia và trở thành động lực chính của xu thế khu vực hoà và toàn cầu hoá Sức mạnh tổng hợp của quốc gia không còn tuỳ thuộc vào sức mạnh quân

sự, chính trị mà sức mạnh kinh tế nổi lên hàng đầu và trở thành trọng điểm Cuộc chạy đua về kinh tế đang trở thành thách thức lớn nhất đối với an ninh quốc gia Điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia nếu không muốn tự loại mình khỏi vòng đua thì phải tập trung ưu tiên phát triển kinh tế, tăng cường thực lực bản thân để tìm chỗ đứng xứng đáng trong một trật tự thế giới mới Đồng thời, làn sóng tập hợp các quốc gia trong các tổ chức khu vực địa lý, từ tiểu khu vực

Trang 35

đến đại khu vực thành những khu vực mậu dịch tự do đang diễn ra dồn dập ở hầu khắp các châu lục, thậm chí liên châu lục Trào lưu nhất thể hoá khu vực phát triển mạnh trong thập niên 90, sẽ tiếp tục gia tăng cả về lượng và về chất trong những năm đầu thế kỷ XXI, cùng với quá trình toàn cầu hoá sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống quốc tế cũng như việc xây dựng chính sách đối ngoại thế nào cho phù hợp

Thứ tư, thế giới đang chuyển tiếp sang một trật tự thế giới mới Xu thế

phát triển của trật tự thế giới là tiến tới một hệ thống đa cực, bởi lẽ nhìn trên bình diện toàn cầu, một quốc gia, dù là siêu cường duy nhất cũng không có khả năng kiểm soát thực tế toàn bộ các lĩnh vực của đời sống quốc tế Bên cạnh đó, đặc điểm chủ yếu trong quan hệ giữa các nước trong trạng thái nhất siêu nhiều cường vẫn tiếp tục là hợp tác, cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau,

tránh đối đầu, xung đột và chiến tranh

Thứ năm, quan hệ quốc tế phát triển theo xu hướng hoà dịu nhưng năng

động và phức tạp hơn Xu thế hoà bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo trong chính sách đối ngoại của các quốc gia An ninh của mỗi quốc gia ngày nay được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia trong hội nhập quốc tế Tất cả các quốc gia đều linh hoạt, mềm dẻo, tăng cường hợp tác, tránh đối đầu và chiến tranh, giải quyết mọi vấn đề bằng thương lượng hoà bình

Tình hình khu vực

Với đặc điểm địa lý, quy mô và tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, châu

Á – Thái Bình Dương đang là khu vực có sức sống năng động nhất thế giới Hiện châu Á – Thái Bình Dương hiếm 40% tổng diện tích lãnh thổ, 41% dân

số, tập trung 65% nguồn nguyên liệu toàn cầu và có nhiều tuyến đường giao thông biển quan trọng [57] Hiện nay, khu vực tập trung 10 trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm 61% GDP, 47% tổng thương mại quốc tế và

Trang 36

48% nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thế giới [3] Đặc biệt, sau Chiến tranh lạnh, Châu Á - Thái Bình Dương có hoà bình ổn định tương đối Địa vị của khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng nổi bật trong kinh

tế, chính trị thế giới Các nước trong khu vực đã trở thành các quốc gia độc lập đều có chung nguyện vọng là cùng tồn tại hoà bình hữu nghị hợp tác để phát triển Vì mục đích cùng phồn vinh phát triển họ có lợi ích muốn mở rộng thị trường phối hợp các nguồn nhân lực, tài lực, kết cấu hạ tầng và các nguồn tài nguyên trong khả năng sẵn có và điều kiện của từng quốc gia từng vùng lãnh thổ cho phép Các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chiến lược đối ngoại của họ cho phù hợp với xu thế lớn đang diễn ra mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới Do vị trí, vai trò ngày càng quan trọng, các nước, nhất là các cường quốc đều có những điều chỉnh chiến lược, nhằm tăng cường ảnh hưởng, bảo vệ lợi ích của mình ở khu vực này Vì thế, các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá Thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á-Thái Bình Dương

Quan hệ các nước lớn trong khu vực này tuy có nhiều trục trặc song nhìn chung vẫn nằm trong khuôn khổ hợp tác vừa đấu tranh kiềm chế lẫn nhau, tránh đổ vỡ đi đến đối đầu căng thẳng Châu Á - Thái Bình Dương là nơi tranh giành thế lực của các nước lớn Do tương lai của nền kinh tế Mỹ gắn liền với châu Á nên Mỹ coi châu Á - Thái Bình Dương là “chìa khoá của sự phồn vinh kinh tế Mỹ” Từ thập kỷ 80 Mỹ đã thực hiện khẩu hiệu “quay trở lại châu Á” Những năm gần đây, Mỹ tăng cường ảnh hưởng đối với châu Á - Thái Bình Dương Một mặt duy trì mối quan hệ chiến lược song phương với các đồng minh Nhật, Hàn Quốc, Úc, Philippine, Đài Loan và ủng hộ diễn đàn khu vực, Mỹ vẫn kiềm chế Nhật Bản, Trung Quốc nổi lên thách thức vị trí lãnh đạo trong khu vực Nhật Bản đang mở rộng ảnh hưởng từ lĩnh vực kinh

tế sang lĩnh vực chính trị, quân sự; còn Trung Quốc sau thắng lợi lớn trong cải

Trang 37

cách kinh tế, không thoả mãn với địa vị trước đây, đang tăng cường mở rộng ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, quân sự ở khu vực

Đối với khu vực Đông Nam Á, lần đầu tiên trong lịch sử sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Đông Nam Á tự hào trải qua một thập niên sôi động trong cuộc hành trình vào thiên niên kỷ mới và những bước tiến đầy hứa hẹn Với việc Việt Nam ký kết Hiệp định Pari về Campuchia 10/1991, quan hệ giữa các nước ASEAN và Đông Dương bắt đầu có sự biến đổi về chất, chuyển từ trạng thái căng thẳng đối đầu sang trạng thái hoà bình, hợp tác và hữu nghị Xu thế chủ yếu của Đông Nam Á hiện nay là hoà bình và phát triển

ổn định Tuy nhiên, do tính đa dạng về chế độ chính trị, văn hoá, tôn giáo cùng với sự phát triển không đều của các quốc gia trong khu nên Đông Nam

Á là khu vực vẫn còn chứa đựng nhiều bất đồng Môi trường hoà bình, ổn định phát triển trong khu vực vẫn còn nhiều nhân tố bất trắc tiềm ẩn có thể gây mất ổn định Trong nội bộ của mỗi nước và giữa các nước còn tồn tại không ít mâu thuẫn xung đột trên các vấn đề chính trị, sắc tộc, tôn giáo, kinh

tế xã hội biên giới trên đất liền hải đảo và các cuộc tranh chấp biên giới Những mâu thuẫn về lợi ích giữa các nước, nhất là các nước lớn trong khu vực và mọi tính toán hoạt động của họ trong khu vực cũng có thể gây nên không ít phức tạp Bên cạnh đó các vấn đề an ninh phi truyền thống như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, những vấn đề về tài chính, an ninh lương thực, an ninh năng lượng cùng với các vấn đề về biến đổi khí hậu, động đất, sóng thần, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… đang ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến sự ổn định của cả khu vực An ninh phi truyền thống đã không còn là vấn đề của một quốc gia, một dân tộc, mà là vấn đề chung của nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới Vì vậy buộc các quốc gia ngày càng phải tăng cường sự gắn kết trong quan hệ quốc tế, đặc biệt đối với những nước láng giềng chung đường biên giới như Lào và Việt Nam

Trang 38

Mặc dù còn nhiều bất ổn song nhìn chung tình hình hòa bình, ổn định

về chính trị cùng với sự phát triển kinh tế của khu vực châu Á trong những năm qua đã tạo ra nhiều cơ hội, điều kiện giúp cho Lào, Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa hai nước phát triển không ngừng, ngày càng đi vào thực chất hơn Đặc biệt các cơ chế hợp tác đa phương của khu vực ngày càng phát triển như ASEAN, GMS, Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia…

đã tạo ra rất nhiều cơ hội giúp cho mỗi nước phát huy lợi thế so sánh của mình, tăng cường giao lưu với nhau, qua đó làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai nước Lào - Việt không chỉ trong quan hệ song phương mà cả trong quan

hệ đa phương

Bối cảnh thế giới và khu vực là một nhân tố khách quan nhưng với những thay đổi phức tạp và khó lường thì nhân tố quốc tế luôn có ảnh hưởng sâu sắc, mạnh mẽ đến các quốc gia, đến quan hệ quốc tế và tác động đến việc hoạch định chính sách của mỗi quốc gia cho phù hợp Lào, Việt Nam cũng như mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước cũng chịu sự chi phối của bối cảnh thế giới Trong điều kiện thế giới vừa có nhiều thuận lợi, vừa có nhiều khó khăn, thách thức đã tác động đến mối quan hệ hai nước Lào - Việt Theo xu thế chung, hai nước Lào và Việt Nam sẽ tham gia ngày càng sâu hơn và đa dạng hơn vào mọi mặt của đời sống quốc tế, từ đó giúp hai nước tăng cường

sự hợp tác toàn diện theo hướng bình đẳng, có lợi để giúp hai nước ngày càng phát triển bản thân mỗi quốc gia, đảm bảo an ninh chính trị, tăng cường cả thế

và lực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, từ đó tăng cường vị thế của mình trên trường quốc tế hơn nữa cũng như thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước gắn bó, phát triển hơn

1.2.2 Ảnh hưởng của các nước lớn

Trước đây cũng như hiện nay, trên thế giới luôn diễn ra sự tranh giành quyền lực giữa các nước lớn Với tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự hơn hẳn của mình, các nước lớn có một vị thế quan trọng; đặc biệt, mối quan hệ

Trang 39

giữa họ có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thế giới, vai trò quyết định của các nước lớn trong nền chính trị quốc tế có ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ giữa các nước cũng như việc hoạch định chính sách đối ngoại của các nước nhỏ như Lào Lào tuy là nước còn hạn chế về trình độ phát triển, song đây là quốc gia có nhiều tiềm năng kinh tế, nằm trong sự tranh giành của nhiều nước lớn nhằm để các nước lớn thực hiện mục đích gia tăng ảnh hưởng tại khu vực

Do tính hạn chế của nguồn lực bên trong nên việc phải tìm kiếm một cách tích cực nguồn lực bên ngoài để đạt được động cơ sinh tồn đã trở thành sự lựa chọn chiến lược lớn nhất của nước nhỏ Vì vậy sự điều chỉnh chính sách của một số nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc cùng với sự phát triển trong quan

hệ Lào - Mỹ, Lào - Trung Quốc đã tác động đến việc xây dựng chính sách của Lào với Việt Nam

Trước hết là Trung Quốc, một nước vừa giáp ranh với Lào vừa giáp ranh với Việt Nam Ngay từ những năm 1980, do những khó khăn trong quan

hệ Liên Xô-Việt Nam nên những trợ giúp của Liên Xô dành cho Việt Nam ngày càng giảm, và chính điều này cũng tác động đến sự quan tâm của Việt Nam đối với Lào Khi đó, Trung Quốc đã có sự điều chỉnh trong chính sách đối nội và đối ngoại, về đối ngoại nhằm tạo ra môi trường bên ngoài hòa bình, phục vụ cho nhiệm vụ trung tâm phát triển kinh tế trong nước, nên Trung Quốc đã bình thường hóa với Lào vào năm 1989 Sau khi bình thường hóa, quan hệ hai nước Trung-Lào đã được khôi phục hoàn toàn và không ngừng phát triển

Với Lào, ngay sau khi thành lập chính phủ năm 1975, Đảng nhân dân cách mạng Lào thực hiện chính sách ngoại giao “nghiêng về” Việt Nam và Liên Xô, không gian hoạt động quốc tế rất hạn hẹp Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Lào đã có sự thay đổi so với đường lối ngoại giao truyền thống, thực hiện chính sách ngoại giao tích cực và linh hoạt hơn, nỗ lực phát triển quan hệ

Trang 40

hữu nghị với các nước Tháng 03/2011, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng nhân dân cách mạng Lào đưa ra chính sách ngoại giao “5 đa” – đa dạng hóa, đa phương diện, đa phương hóa, đa tầng nấc và đa hình thức [106] Tháng 01/2016, Đảng nhân dân cách mạng Lào kiên trì đường lối ngoại giao hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác, triển khai hợp tác đối ngoại toàn diện, lĩnh vực rộng mở Nội dung quan trọng mới trong ngoại giao của Lào nằm ở chỗ tăng cường liên hệ kinh tế với thế giới, tích cực tìm kiếm sự đầu tư và viện trợ bên ngoài, dốc sức mở rộng thị trường quốc tế, coi phát triển kinh tế trong nước và nâng cao mức sống của người dân là biện pháp quan trọng để củng cố chính quyền xã hội chủ nghĩa và địa vị cầm quyền của Đảng nhân dân cách mạng Lào

Đối với Lào, Trung Quốc là đối tác chiến lược của nước này Về chính trị, hai nước đều là quốc gia xã hội chủ nghĩa, chế độ xã hội tương đồng, nhiệm vụ phát triển giống nhau Năm 2009, Lào và Trung Quốc tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, hai nước còn chủ trương thực hiện phương châm “4 tốt” - láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt [58] Quan hệ “4 tốt” cũng trở thành biểu tượng lớn nhất cho sự hữu nghị về chính trị giữa Trung Quốc và Lào, trở thành bảo đảm quan trọng để hai đảng và hai nước phát triển quan hệ ở tầng nấc cao hơn Về kinh tế, Lào

có ưu thế tài nguyên khác với Trung Quốc, tài nguyên tự nhiên của Lào rất phong phú, còn Trung Quốc có công nghệ tương đối tiên tiến, thị trường to lớn và ưu thế nguồn vốn dồi dào, tính bổ sung về kinh tế giữa hai nước tương đối mạnh mẽ Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai và nước đầu tư lớn nhất của Lào Giữa năm 2013, Việt Nam còn là nhà đầu tư lớn nhất tại Lào, sau đó đến Thái Lan và thứ ba là Trung Quốc, nhưng đến cuối năm 2013, Trung Quốc đã vượt Việt Nam trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Lào Trung Quốc đang thực hiện chiến lược tạo ảnh hưởng ngày càng

Ngày đăng: 09/10/2018, 08:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Amkha Vongmeunkha (2012), Hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ, Chuyên ngành quản lý về kinh tế, Học viện Hành chínhhttp://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTcFqWqxvLee2013.1.22&e=-------vi-20--1--img-txIN------- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Tác giả: Amkha Vongmeunkha
Năm: 2012
2. Hải Anh (2017), Việt Nam đầu tư 277 dự án vào Lào với tổng giá trị 5,1 tỷ USD, https://baomoi.com/viet-nam-dau-tu-277-du-an-vao-lao-voi-tong-gia-tri-5-1-ty-usd/c/24327683.epi, truy cập ngày 15/09/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam đầu tư 277 dự án vào Lào với tổng giá trị 5,1 tỷ USD
Tác giả: Hải Anh
Năm: 2017
3. Tuấn Anh (2012), “Trọng tâm châu Á - Thái Bình Dương trong chiến lược toàn cầu của Mỹ”, http://tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-kien/2012/18672/Trong-tam-chau-A-Thai-Binh-Duong-trong-chien-luoc-toan.aspx, truy cập ngày 11/08/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trọng tâm châu Á - Thái Bình Dương trong chiến lược toàn cầu của Mỹ”, http://"tapchicongsan
Tác giả: Tuấn Anh
Năm: 2012
4. Đỗ Thị Ánh (2015), “Hoạt động đầu tư của một số nước vào Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 12-2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động đầu tư của một số nước vào Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, "Tạp chí Lý luận chính trị
Tác giả: Đỗ Thị Ánh
Năm: 2015
5. Ban quan hệ quốc tế, trung tâm xúc tiến T. Mại tỉnh Quảng Ninh (2013), Hồ sơ thị trường Lào, http://qnitrade.gov.vn/index.php/news/Ho-so-thi-truong/Ho-so-thi-truong-Lao-1338.html, truy cập ngày 06/10/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ thị trường Lào
Tác giả: Ban quan hệ quốc tế, trung tâm xúc tiến T. Mại tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2013
6. Ban quan hệ quốc tế (2015), Hồ sơ thị trường Lào, vcci.com.vn/uploads/Laos_2015.pdf, truy cập ngày 6/10/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ thị trường Lào
Tác giả: Ban quan hệ quốc tế
Năm: 2015
7. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam- Ban Tuyên huấn Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2011), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930-2007, tài liệu tuyên truyền, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930-2007
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam- Ban Tuyên huấn Đảng Nhân dân cách mạng Lào
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2011
8. Ban tuyên giáo trung ương (2012), Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm năm đoàn kết hữu nghị Việt - Lào 2012, http://www.tlu.edu.vn/tin-thong-bao/de-cuong-tuyen-truyen-ky-niem-nam-doan-ket-huu-4355, truy cập ngày 25/9/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm năm đoàn kết hữu nghị Việt - Lào 2012
Tác giả: Ban tuyên giáo trung ương
Năm: 2012
9. Báo An ninh Thủ đô (2017), “Tăng cường hợp tác toàn diện, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào”, http://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/tang-cuong-hop-tac-toan-dien-phat-trien-quan-he-dac-biet-viet-nam-lao/740253.antd, truy cập ngày 25/10/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo An ninh Thủ đô" (2017), “Tăng cường hợp tác toàn diện, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào
Tác giả: Báo An ninh Thủ đô
Năm: 2017
10. Nguyễn Kim Bảo (chủ biên) (2013), Sự tr i dậy của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tr i dậy của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Kim Bảo (chủ biên)
Nhà XB: NXB Từ điển bách khoa
Năm: 2013
11. Mỹ Bình (2017), Thành công trong hợp tác giáo dục Việt Nam-Lào, https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/thanh-cong-trong-hop-tac-giao-duc-viet-namlao-709011.vov, truy cập ngày 28/11/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành công trong hợp tác giáo dục Việt Nam-Lào
Tác giả: Mỹ Bình
Năm: 2017
12. Bounthan Koudonnong (2006), “Sự lựa chọn chiến lược của Lào trong chính sách đối với Việt Nam và Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Số (66), tháng 09/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự lựa chọn chiến lược của Lào trong chính sách đối với Việt Nam và Trung Quốc”, "Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế
Tác giả: Bounthan Koudonnong
Năm: 2006
13. Bộ Công Thương (2017), Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Lào tăng trưởng, http://thuongmai.vn/kim-ngach-xuat-khau-hang-hoa-sang-lao-tang-truong.html-1, truy cập ngày 25/10/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Lào tăng trưởng
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2017
14. Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ Công Thương Lào (2009), Thỏa thuận về các mặt hàng được áp dụng ưu đãi thuế xuất nhập khẩu Việt-Lào năm 2009 và các năm tiếp theo, Ngày 17/01/2009, Hà Nội, http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=155&mode=detail&document_id=86668, truy cập ngày 13/8/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thỏa thuận về các mặt hàng được áp dụng ưu đãi thuế xuất nhập khẩu Việt-Lào năm 2009 và các năm tiếp theo
Tác giả: Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ Công Thương Lào
Năm: 2009
15. Bộ Công thương Việt Nam, Bộ Công thương Lào (2011), Bản Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về các mặt hàng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu, Ngày 31/01/2011, Hà Nội, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-bao-hieu-luc-Ban-thoa-thuan-mat-hang-duoc-ap-dung-uu-dai-thue-suat-135014.aspx,truy cập ngày 8/9/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về các mặt hàng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu
Tác giả: Bộ Công thương Việt Nam, Bộ Công thương Lào
Năm: 2011
16. Bộ Ngoại giao (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
18. Bộ Ngoại giao (2017), Thỏa thuận về kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào năm 2017, Số: 12/2017/TB-LPQTHà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2017, https://vanbanphapluat.co/thong-bao-12-2017-tb-lpqt-hieu-luc-thoa-thuan-ke-hoach-hop-tac-viet-nam-lao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thỏa thuận về kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào năm 2017
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Năm: 2017
19. Bộ Ngoại giao Việt Nam, Thông tin cơ bản về nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và quan hệ Việt Nam – Lào.http://www.mofahcm.gov.vn/en/mofa/cn_vakv/ca_tbd/nr040819103029/ns070731093652, truy cập ngày 29/7/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin cơ bản về nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và quan hệ Việt Nam – Lào
20. Bruce W. Jentleson (2004), Chính sách đối ngoại Hoa kỳ: Động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách đối ngoại Hoa kỳ: Động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ XXI
Tác giả: Bruce W. Jentleson
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
120. CIA World Factbook (2018), Laos Economy Profile, https://www.indexmundi.com/laos/economy_profile.html, truy cập ngày 14/6/2017 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w