1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên lên doanh nghiệp (Luận văn thạc sĩ)

132 511 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

Ảnh hưởng của hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên lên doanh nghiệp (Luận văn thạc sĩ)Ảnh hưởng của hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên lên doanh nghiệp (Luận văn thạc sĩ)Ảnh hưởng của hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên lên doanh nghiệp (Luận văn thạc sĩ)Ảnh hưởng của hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên lên doanh nghiệp (Luận văn thạc sĩ)Ảnh hưởng của hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên lên doanh nghiệp (Luận văn thạc sĩ)Ảnh hưởng của hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên lên doanh nghiệp (Luận văn thạc sĩ)Ảnh hưởng của hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên lên doanh nghiệp (Luận văn thạc sĩ)Ảnh hưởng của hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên lên doanh nghiệp (Luận văn thạc sĩ)Ảnh hưởng của hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên lên doanh nghiệp (Luận văn thạc sĩ)

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan rằng:

- Luận văn này do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện

- Các thông tin, số liệu sử dụng trong Luận văn này hoàn toàn trung thực, chính xác và có căn cứ Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ nguồn gốc

rõ ràng và được phép công bố

- Lập luận, phân tích, đánh giá, kiến nghị được đưa ra dựa trên quan điểm cá nhân

và nghiên cứu của tác giả Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nhận xét đã đưa ra trong Luận văn này

Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Văn Bắc

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại thương, Khoa sau đại học đã tạo điều kiện về thời gian, giúp đỡ học viên suốt quá trình học tập và nghiên cứu Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến T.S Cao Đinh Kiên đã tận tình hướng dẫn, góp ý nội dung luận văn tốt nghiệp này trong suốt quá trình từ xây dựng, hoàn thiện đề cương cho đến khi hoàn thành luận văn này

Xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến Công ty Cổ phần StoxPlus đã cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu

Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và các bạn đã động viên và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn này

Tác giả

Nguyễn Văn Bắc

Trang 4

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI

1.1 Hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên tại doanh nghiệp 61.1.1 Khái niệm về cổ phiếu và cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên 61.1.2 Các đặc trưng của phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên 8

Trang 5

1.1.3 Các hình thức phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên 81.2 Động cơ của hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên 141.2.1 Nhằm giữ chân người lao động và tăng năng suất lao động 141.2.2 Giảm các chi phí quản lý và chi phí về thuế 141.2.3 Phát hành cổ phiếu ưu đãi là một kênh huy động vốn hiệu quả 151.2.4 Ưu đãi về giá cổ phiếu cho người lao động 16

1.4.3 Ảnh hưởng đến cấu trúc sở hữu doanh nghiệp 31CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI CHO NHÂN VIÊN LÊN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 33

2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 332.1.1 Lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 332.1.2 Quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam 34

2.2 Các quy định Nhà nước về hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân

Trang 6

2.2.1 Quy định về báo cáo phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động

382.2.2 Quy định về báo cáo và công bố thông tin về việc phát hành cổ phiếu

2.3 Thực trạng hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 41

2.3.1 Về số lượng doanh nghiệp và khối lượng ESOP được phát hành 422.3.2 Về giá và tỉ lệ phát hành cổ phiếu ưu đãi ESOP 452.3.3 Một số nhận xét về thực trạng phát hành ESOP của các doanh nghiệp

3.1 Các kiến nghị đối với cơ quan quản lý thị trường chứng khoán 593.1.1 Tăng cường quản lý đối với hoạt động phát hành cổ phiếu ESOP 593.1.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về thị trường

3.2 Các giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành

3.2.1 Doanh nghiệp cần tăng cường quản lý các chương trình ESOP 623.2.2 Giải pháp đối với vấn đề cân bằng lợi ích giữa cổ đông và người lao

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Phụ lục 1: Danh sách doanh nghiệp phát hành cổ phiêu ưu đãi cho nhân viên

Phụ lục 2: Danh sách các doanh nghiệp có phát hành ESOP và doanh nghiệp không phát hành ESOP được lựa chọn để so sánh cặp đôi T-Test xxxivPhụ lục 3: Kết quả so sánh cặp đôi T-Test (Pair sample Test) iPhụ lục 4: Kết quả phân tích Hồi quy tương quan iv

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CSOP Quyền chọn cổ phần công ty

ESOP Phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động ESPP Kế hoạch mua cổ phần nhân viên (employee stock purchase plan) HĐQT Hội đồng quản trị

HN-Index Chỉ số chứng khoán trên sàn Hà Nội

HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

KSOP và kế hoạch hưu trí cho nhân viên (401K) Sự kết hợp giữa kế hoạch sở hữu cổ phần cho nhân viên (ESOP)

NCEO Kỳ (The National Center for Employee Ownership) Trung tâm Quốc gia về Quyền sở hữu của người lao động của Hoa

PM Lợi nhuận biên (Profit Margin)

ROA Tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Asset)

ROE Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity)

StoxPlus chứng khoán, tài chính Công ty Cổ phần Stoxplus, đơn vị cung cấp thông tin, dữ liệu

TP HCM Thành Phố Hồ Chí Minh

UBCKNN Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước

VN-Index Chỉ số chứng khoán trên sàn giao dịch TP HCM

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Ký hiệu

Bảng 2.1 Số lượng doanh nghiệp thông báo phát hành ESOP 42 Bảng 2.2 Tỉ lệ các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ESOP hàng năm 43 Bảng 2.3 Số doanh nghiệp và khối lượng ESOP phát hành hàng năm 44 Bảng 2.4 Khối lượng phát hành ESOP theo ngành 45 Bảng 2.5 Thống kê số lượng doanh nghiệp phát hành ESOP theo

Bảng 2.6 ESOP và doanh nghiệp không phát hành ESOP Kết quả so sánh ROA của doanh nghiệp có phát hành 52

Bảng 2.7 và doanh nghiệp không phát hành ESOP Kết quả so sánh ROE của doanh nghiệp có phát hành ESOP 53

Bảng 2.8 và doanh nghiệp không phát hành ESOP Kết quả so sánh ROE của doanh nghiệp có phát hành ESOP 54

Bảng 2.9 hành ESOP lên tỉ lệ lợi nhuận trên Tổng tài sản của doanh Kết quả mô hình hồi quy xác định ảnh hưởng của việc phát

Bảng 2.10

Kết quả mô hình hồi quy xác định ảnh hưởng của việc phát hành ESOP lên tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của

Bảng 2.11 hành ESOP lên tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Kết quả mô hình hồi quy xác định ảnh hưởng của việc phát

doanh nghiệp (PM)

57

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Ký hiệu

Hình 1.1 Tỉ lệ phát hành ESOP theo ngành tại Hoa Kỳ 19

Hình 1.2 Thống kê tình hình thực hiện các chương trình ESOP tại Anh 22

Hình 1.3 nghiệp Quy trình ra quyết định phát hành cổ phiếu ESOP tại doanh 25

Hình 2.1 Mô hình cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam 34

Hình 2.2 Số doanh nghiệp và khối lượng ESOP phát hành hàng năm 44

Trang 11

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Tác giả chọn đề tài nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của việc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động theo chương trình lựa chọn thông qua sử dụng dữ liệu của các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao chứng khoán HNX và HOSE trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016 Nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp khi phát hành ESOP

Đồng thời, tác giả cũng tìm thấy những điểm bất cập trong việc phát hành ESOP của các doanh nghiệp niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP HCM và Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội Những điểm bất cập khá phổ biến như: tỉ lệ khối lượng ESOP được phát hành, đối tượng được hưởng ESOP, thời gian hạn chế chuyển nhượng, giá phát hành Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chưa thực sự có chiến lược dài hạn trong việc phát hành ESOP

Dựa trên kết quả phân tích thực nghiệm, tác giả cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa việc phát hành ESOP với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (được đánh giá bằng các chỉ số ROA, ROE, Lợi nhuận biên), từ đó đưa ra một số đề xuất để cải thiện hiệu quả của các chương trình ESOP và góp phần làm giảm các xung đột lợi ích giữa

cổ đông và người lao động

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên (Employee Stock option ESOP) là một phương pháp hiệu quả để cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, bằng cách cho phép nhân viên tham gia vào việc tạo ra và chia sẻ lợi nhuận

plan-mà họ tạo ra trong một tổ chức ESOP làm cho các mục tiêu cá nhân người lao động tiệm cận gần với mục tiêu của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp giữ nhân viên, thu hút nhân tài, động viên nhân viên và chia sẻ sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp Bên cạnh đó, các nghiên cứu về ESOP trên thế giới cũng đã đưa ra các bằng chứng khoa học về sự ảnh hưởng của ESOP đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Ở Việt Nam hiện nay, vẫn chưa có nhiều các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của việc phát hành cổ phiếu ữu đãi cho nhân viên (ESOP) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên vẫn còn mang tính tự phát, chưa có tính chiến lược dài hạn Chính trong tình hình đó, chúng ta rất cần thiết phải có những công trình nghiên cứu làm rõ về các tác động và ảnh hưởng của chính sách này lên doanh nghiệp, cách thức xây dựng chính sách tối ưu, cũng như việc đánh giá tầm quan trọng của nó đối với mỗi doanh nghiệp Mặt khác, đứng dưới góc độ quản lý, các vấn đề phát sinh trong quá trình phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên tại các doanh nghiệp cũng đòi hỏi các cơ quan chức năng phải hiểu rõ bản chất của những vấn đề đó để quản lý tốt và ban hành những văn bản pháp lý phù hợp

Xuất phát từ những nhu cầu cấp thiết trên, tác giả thực hiện nghiên cứu “Ảnh

hưởng của hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên lên doanh nghiệp”

cho luận văn thạc sỹ của mình Mục đích của nghiên cứu là để điều tra tác động của việc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên lên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao

dịch chứng khoán Hà Nội

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Năm 1956, Luật sư Louis Kelso của Bang San Francisco đã đăng bài đầu tiên

Trang 13

trên một tờ báo ở San Francisco về việc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên (thường được biết đến với tên gọi là kế hoạch Kelso) Nhiều nghiên cứu về ESOP tìm thấy những liên kết tích cực giữa ESOP và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Cụ thể:

Conte và Tannenbaum (1978): Trong một nghiên cứu với mẫu là 78 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán đã tìm thấy lợi nhuận của các Doanh nghiệp có phát hành ESOP cao gấp 1,5 lần so với các doanh nghiệp không có ESOP Marsh và Mc Allister (1981) cho rằng các doanh nghiệp có ESOP có xu hướng tăng trưởng hàng năm nhanh hơn so với những Doanh nghiệp không có ESOP Beatty (1995) chỉ ra rằng ESOP có tác động tích cực đến thị trường tài chính Mehran (1999) đánh giá tác động của ESOP lên hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường chứng

khoán (sử dụng 382 thông báo của ESOP ghi lại giữa 1971 và 1995) cho thấy các

doanh nghiệp có ESOP thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán tích lũy cao hơn 7% so với những doanh nghiệp không có ESOP Blair và Ali, (2000); Park, Kruse và Sesil, (2004) cho thấy các doanh nghiệp sử dụng ESOP có khả năng sinh tồn quan

trọng hơn các doanh nghiệp không có ESOP Sesil và Ali (2005) tìm thấy một tác

động tích cực đến năng suất, trong khi một tác động tiêu cực đến hiệu quả của doanh

kể với việc phát hành ESOP, tuy nhiên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã giảm nhẹ sau đó Yeo và cộng sự (1999) đã kiểm tra kết quả hoạt động của 54 doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore trong thời gian ba năm trước và sau khi phát hành ESOP và nhận thấy rằng không có cải thiện đáng kể về hiệu quả hoạt động sau khi áp dụng ESOP Trebucq và d'Arcimoles (2002), sử dụng mẫu gồm

102 doanh nghiệp (51 với ESOP và 51 không có ESOP) đã kết luận rằng các Doanh

Trang 14

nghiệp có ESOP có lợi nhuận thấp hơn những Doanh nghiệp không có ESOP; Sengupta và cộng sự (2007) chỉ ra rằng việc áp dụng ESOP không làm tăng mức độ gắn kết và thu hút người lao động Obiyathulla và cộng sự (2009) nhận thấy rằng hiệu quả hoạt động xấu đi đối với các doanh nghiệp ESOP Các nhà nghiên cứu cho rằng

lý do làm giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ có thể do quản lý chiếm nhiều lợi ích hơn cho chính bản thân họ với chi phí của các cổ đông bên ngoài Meng,

R et al (2010) so sánh hiệu quả giữa các doanh nghiệp ESOP và các doanh nghiệp không phải là ESOP và kết luận rằng quyền sở hữu vốn cổ phần có tính lan rộng trong

số nhân viên gây ra vấn đề rắc rối về sở hữu, không có ảnh hưởng đến động lực của nhân viên và kết quả hoạt động của doanh nghiệp

2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, việc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên đã được thực hiện

từ nhiều năm nay, tuy nhiên gần như không có các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Các nghiên cứu ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc khuyến cáo các doanh nghiệp sử dụng hình thức phát hành cổ phiếu ưu đãi như một cách để thu hút và duy trì nguồn nhân lực có chất lượng của doanh nghiệp (Lưu Hữu Đức, 2014; Nguyễn Minh Tâm, 2009), cụ thể:

Lưu Hữu Đức (2014) sở hữu cổ phần cho người lao động (ESOP) tại các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam (Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, 5,38-40) Nguyễn Minh Tâm (2009), Áp dụng giải pháp ESOP phù hợp để đảm bảo nguồn nhân lực giỏi trong các doanh nghiệp (Tạp chí quản lý Nhà nước, 163, 42-45)

Nhìn chung, các nghiên cứu trên được thực hiện trong các bối cảnh kinh tế khác nhau, nơi các doanh nghiệp hoạt động trong các môi trường kinh doanh đa dạng và cạnh tranh gay gắt nên cũng cho các kết quả nghiên cứu khác nhau Trong đề tài nghiên cứu này, tôi sẽ tập trung vào việc xem xét ảnh hưởng của việc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên (ESOP) đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

niêm yết trên thị trường trường chứng khoán Việt Nam

Trang 15

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên, đề tài đánh giá những ảnh hưởng của việc phát hành cổ phiếu ưu đãi đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Từ đó đề xuất một số chính sách nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra các kiến nghị đối với các cơ quan lý thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm tăng cường quản lý việc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên của các doanh nghiệp

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ảnh hưởng của hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn này tập trung phân tích những thay đổi về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam niêm trên sàn giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) khi thực hiện hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên trong giai đoạn từ 2008 đến 2017

Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và số liệu thứ cấp đã được thu thập bởi công ty StoxPlus mà không thu thập số liệu sơ cấp

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở thực hiện các phương pháp như:

• Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, thu thập và phân tích các số liệu thực

tế bằng cách phân tích biến động hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thực hiện phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên Ngoài ra, đề tài cũng so sánh hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thực hiện phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cùng ngành nghề, quy mô nhưng không thực hiện phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên

Trang 16

• Phương pháp thống kê nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng

• Phương pháp mô tả: là những nghiên cứu có tính mô tả, cả phân tích định lượng được sử dụng làm kỹ thuật phân tích dữ liệu Các dữ liệu thu thập được được thực hiện thông qua mô hình hồi quy khác nhau để đưa ra rõ ràng những ảnh hưởng của thay đổi ESOPs đối với hoạt động tài chính của công ty

• Phương pháp lịch sử nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quán khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp

6 Những điểm mới của đề tài

Mặc dù còn hạn chế nhưng đề tài đã có những điểm mới sau:

- Tổng kết lại tình hình thực hiện, cách thức doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ESOP, và tác động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua;

- So sánh được hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thực hiện phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cùng ngành nghề, quy mô nhưng không thực hiện phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên

- Đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng lên sự thay đổi hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên

7 Kết cấu của luận văn

Kết cấu luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Tổng quan về hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên tại doanh nghiệp

Chương 2: Ảnh hưởng của hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên lên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam

Chương 3: Các giải pháp nhằm quản lý hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên tại Việt Nam

Trang 17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI CHO NHÂN VIÊN TẠI DOANH NGHIỆP

1.1 Hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên tại doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về cổ phiếu và cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên

1.1.1.1 Khái niệm về cổ phiếu

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ

liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó(1) Nói cách khác, Cổ phiếu được hiểu đơn giản là giấy tờ có giá xác nhận quyền sở hữu cổ phần của doanh nghiệp Nguời nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành Có 2 loại cổ phiếu là: cổ phiếu thường và cổ phiếu

ưu đãi

- Cổ phiếu thường hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông là là chứng chỉ xác nhận

quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty và xác nhận cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi thông thường trong Công ty Cổ phiếu thường có đặc điểm sau: (1) Cổ tức của cổ phiếu thường không cố định và phụ thuộc vào kết quả kinh doanh hàng năm của công ty (2) Cổ phiếu của công ty không có thời hạn hoàn trả

- Cổ phiếu ưu đãi (2) : là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty đồng thời

cho phép người nắm giữ cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông thông thường Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi Cổ phiếu ưu đãi bao gồm các loại sau:

+ Cổ phiếu ưu đãi không tích lũy: là loại cổ phiếu ưu đãi mà khi công ty gặp khó khăn không trả được cổ tức trong năm thì cổ đông ưu đãi cũng mất quyền nhận cổ tức trong năm đó

+ Cổ phiếu ưu đãi tham dự: là cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông nắm giữ chúng ngoài việc được hưởng cổ tức ưu đãi theo quy định còn được hưởng thêm phần lợi tức phụ trội theo quy định khi công ty kinh doanh đạt lợi nhuận cao

+ Cổ phiếu ưu đãi không tham dự là loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông nắm giữ

1 Theo quy định tại Mục 1, Điều 120, Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014

2 Bạch Đức Hiển: Giáo trình thị trương chứng khoán, NXB Tài chính (2008)

Trang 18

chúng chỉ được hưởng cổ tức ưu đãi cố định, ngoài ra không được hưởng thêm bất

cứ phần lợi nhuận nào

+ Cổ phiếu ưu đãi có thể mua lại: đây là loại cổ phiếu mà công ty phát hành có quyền yêu cầu mua lại cổ phiếu này bất kỳ lúc nào, khi công ty có khả năng về tài chính

+ Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi: là loại cổ phiếu ưu đãi cho phép người mua

có quyền chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi này sang các loại chứng khoán khác và thường

là cổ phiếu thường của chính công ty đó

1.1.1.2 Phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên

Chương trình phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên (ESOP) là phương thức công ty áp dụng để trao quyền sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp cho người lao động

Có nhiều cách khác nhau để người lao động có được cổ phần và cổ phiếu của doanh nghiệp thông qua việc thưởng cổ phiếu, mua trực cổ phiếu tiếp từ doanh nghiệp hoặc thông qua chương trình phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên

ESOP là chương trình phát hành cổ phiếu với giá ưu đãi cho nhân viên Mục tiêu chính của ESOP là thưởng và động viên đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp ESOP được trao cho các nhân viên xứng đáng, những người đạt được các thành tích vượt trội, đóng góp to lớn vào sự phát triển, thành công của doanh nghiệp (theo các tiêu chuẩn rõ ràng) Theo chương trình này, doanh nghiệp sẽ cho phép nhân viên của mình có quyền mua cổ phiếu vào một ngày trong tương lai với mức giá xác định trước Các nhân viên đủ điều kiện được tự do mua cổ phiếu trong thời gian thực hiện Như vậy, bằng cách phát hành ESOP, Doanh nghiệp vừa tưởng thưởng xứng đáng cho những đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp, vừa tăng thêm vốn (phát hành), vừa gắn kết được nhân viên, hút nhân tài, kích thích sự nỗ lực, cống hiến,…cho doanh nghiệp

Khi người lao động rời khỏi doanh nghiệp, tuỳ theo điều kiện qui định trong ESOP, họ có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu doanh nghiệp có được từ ESOP hoặc doanh nghiệp phải cam kết mua lại lượng cổ phiếu này theo giá thực tế trên thị trường tại thời điểm giao dịch

Trang 19

1.1.2 Các đặc trưng của phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên

Quyền chọn là sự bảo đảm cho người sở hữu quyền mua hoặc bán một tài sản theo các điều kiện nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định (Black and Scholes 1973) Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên là một biến thể của quyền chọn, theo đó nhân viên được cung cấp quyền có được một lựa chọn để mua cổ phiếu doanh nghiệp tại một thời điểm trong tương lai và ở một mức giá được định trước

So với quyền chọn nói chung, quyền chọn cổ phiếu cho nhân viên có một số đặc trưng nhất định Cụ thể như sau:

- Giá thực hiện mua ESOP thường thuộc là giá đã chiết khấu (thấp hơn giá thị trường tại thời điểm thực hiện) như là hình thức tưởng thưởng xứng đáng cho những

cá nhân có đống góp lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp

- Không giống như các lựa chọn thông thường, nhân viên nắm giữ quyền chọn có thể bị giới hạn chuyển nhượng trong một khoảng thời gian nhất định và thường không thể tránh được nguy cơ giảm giá trị quyền chọn Việc giới hạn chuyển nhượng quyền chọn cổ phiếu sẽ mang lại nhiều rủi ro cho người lao động so với việc sở hữu các quyền chọn thông thường, vì hầu hết người lao động đều không thích rủi ro (không giống như các nhà đầu tư chuyên nghiệp)

- Về thời gian giá trị của quyền chọn, thông thường có thể lên đến vài năm và có quá trình thử thách nhân viên (như thu hồi quyền chọn nếu làm việc không hiệu quả, không gia tăng giá trị như mong muốn, nghỉ việc,…) Ưu điểm nổi trội của chương trình ESOP là nhân viên bao giờ cũng muốn giá tăng cao hơn giá thực hiện mua Trong khi giá tăng lên lại tùy thuộc vào nỗ lực của những người mua quyền chọn này Theo đó, những người sở hữu quyền chọn sẽ nỗ lực hết mình trong một thời gian dài, gia tăng giá trị cho cổ đông, cho doanh nghiệp

1.1.3 Các hình thức phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên

Chính sách ưu đãi cổ phần đối với nhân viên là một trong những chương trình phúc lợi, mà theo đó doanh nghiệp tạo ra các điều kiện ưu đãi nhằm khuyến khích nhân viên tham gia sở hữu cổ phần của doanh nghiệp mình Việc này được thực hiện thông qua các chương trình ưu đãi cổ phần khác nhau như:

Trang 20

- Chương trình sở hữu cổ phần của nhân viên (Employee Stock option ESOP),

plan Kế hoạch mua cổ phiếu của nhân viên (Employee Stock Option Planplan ESOP hay Employee Stock Purchase Plan - ESPP),

- Quyền chọn mua cổ phần (Stock Option),

- Kế hoạch cổ phiếu ảo (Phantom Stock)

- Quyền thưởng/định giá cổ phiếu (Stock Appreciation Rights, SARs)

Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên dưới dạng kế hoạch mua cổ phiếu Các chương trình này có những điểm tương đồng: doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhân viên tham gia sở hữu cổ phần thông qua các ưu đãi về giá hay điều kiện thanh toán; Chủ sở hữu hay cổ đông đồng ý bán bớt một phần hay chấp nhận tỷ lệ sở hữu của họ bị loãng nhưng bù lại giá trị của doanh nghiệp lại tăng lên khi doanh nghiệp làm ăn tốt hơn Nhà nước đưa ra các chính sách thuế ưu đãi nhằm khuyến khích doanh nghiệp áp dụng và khuyến khích nhân viên tham gia vào các chương trình này

1.1.3.1 Chương trình sở hữu cổ phần cho nhân viên

Các chương trình cổ phần ưu đãi cho nhân viên là các chương trình dài hạn, thường là 5-10 năm và có thể được kéo dài thêm Tuỳ theo việc phân tích chi phí và hiệu quả, doanh nghiệp có thể đưa ra tiêu chuẩn chọn lựa cũng như xem xét nên áp dụng chương trình nào để có lợi nhất Các chương trình này không chỉ áp dụng cho nhân viên cũ mà còn cho cả nhân viên mới, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo cao cấp Khi thương lượng điều kiện làm việc với những người mà công ty muốn tuyển vào, công ty sẽ đưa ra một chính sách phúc lợi trọn gói (trong đó cổ phần ưu đãi thường chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là "Quyền sở hữu cổ phần" với những điều kiện

đi kèm), tuỳ theo mức độ hoàn thành công việc như đã thoả thuận, nhân viên sẽ được thưởng xứng đáng

Chính sách cổ phần ưu đãi cho phép nhân viên được chia sẻ thành công trong tương lai của công ty, tương ứng với mức độ đóng góp của mình Mức độ đóng góp

Trang 21

càng nhiều, thời gian làm việc với công ty càng lâu thì lợi ích mà nhân viên được chia càng lớn Việc áp dụng chính sách cổ phần ưu đãi cho nhân viên còn nói lên triết lý kinh doanh mang tính nhân văn của công ty: chia sẻ sự thành công của công ty cho những người đã góp phần tạo nên thành công đó Do vậy, việc áp dụng các chính sách

cổ phần ưu đãi có sức hấp dẫn rất lớn đối với nhân viên và qua đó giúp cho công ty thu hút, giữ chân nhân tài

1.1.3.2 Kế hoạch mua cổ phần cho nhân viên

Kế hoạch mua cổ phần nhân viên (employee stock purchase plan-ESPP) là chương trình mua cổ phiếu cho nhân viên, trong đó nhân viên tham gia kế hoạch (chương trình) này có thể mua cổ phần của công ty với mức giá chiết khấu Ngân sách để mua cổ phần có thể được khấu trừ dần từ tiền lương của nhân viên

Tỷ lệ chiết khấu sẽ phụ thuộc vào từng công ty và từng kế hoạch cụ thể Ưu điểm nổi bật của kế hoạch mua cổ phần nhân viên là trong thời hạn được phép mua

cổ phần, nhân viên có thể xem xét lại lịch sử giá đóng cửa của cổ phiếu để lưa chọn mức giá chào bán thấp nhất

Kế hoạch mua cổ phần cho nhân viên được chia làm 2 loại: kế hoạch tiêu chuẩn (qualified) và kế hoạch không tiêu chuẩn (none-qualified)

- Kế hoạch “tiêu chuẩn” đòi hỏi phải được sự chấp thuận của cổ đông trước khi thực hiện và tất cả các thành viên đều có quyền như nhau khi tham gia chương trình Thông thường, thời gian thực hiện chương trình không được lớn hơn ba năm và có giới hạn tỉ lệ chiết khấu giảm giá tối đa (tỉ lệ này ở Hoa kỳ là 15%), giới hạn tỉ lệ sở hữu không quá 5% cổ phần của công ty

- Kế hoạch “không tiêu chuẩn” sẽ không có nhiều hạn chế về thời gian và quyền như kế hoạch tiêu chuẩn, tuy nhiên khi tham gia kế hoạch này, nhân viên sẽ không được hưởng các điều kiện có lợi về giảm thuế

1.1.3.3 Quyền chọn cổ phiếu

Theo cách tiếp cận truyền thống, quyền chọn được phân loại như sau:

- Quyền chọn mua (Call option): là hợp đồng quyền chọn cho phép người nắm giữ có quyền mua cổ phiếu (tài sản) vào một thời điểm nhất định trong tương lai với

Trang 22

mức giá được xác định trước

- Quyền chọn bán (Put option): là hợp đồng quyền chọn, cho phép người nắm giữ có quyền bán cổ phiếu (tài sản) vào một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước

Xét theo thời gian thực hiện, quyền chọn được phân loại như sau:

- Quyền chọn kiểu Mỹ (American options): là loại quyền chọn cho phép người nắm giữ có thể thực hiện quyền tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn của hợp đồng quyền chọn

- Quyền chọn kiểu Châu Âu (European options): là loại quyền chọn mà người nắm giữ chỉ có thể thực hiện quyền vào ngày đáo hạn hợp đồng

- Quyền chọn kiểu Châu Á (Asian options): là quyền chọn phụ thuộc vào giá trung bình của cổ phiếu (tài sản) đạt đến một tỉ lệ nhất định trong thời hạn của hợp đồng

- Quyền chọn nhìn lại (Lookback options): là kiểu quyền chọn mà lãi lỗ phụ thuộc phần nào vào giá lớn nhất hay nhỏ nhất của cổ phiếu (tài sản) trong thời hạn của hợp đồng quyền chọn

- Quyền chọn có giới hạn (Barrier option): việc lựa chọn thực hiện quyền phụ thuộc vào giá cổ phiếu đã đạt hay vượt qua mức giá xác định trước theo hợp đồng quyền chọn

Khác với cách tiếp cận truyền thống, Johnson và Tian (2000) đã chia quyền chọn làm sáu loại, bao gồm: quyền chọn phí, quyền chọn thực hiện, quyền chọn lại giá, quyền chọn mua, quyền chọn thu lại và quyền chọn theo chỉ số Cụ thể như sau:

- Quyền chọn phí (Premium options): theo quyền chọn này, giá phát hành sẽ cao hơn giá thị trường tại thời điểm phát hành quyền chọn hay nói cách khác quyền chọn không có giá trị thực tại thời điểm phát hành

- Quyền chọn thực hiện (Performance-vested options): là quyền chọn được trao tại mức giá cao hơn mức giá phát hành Điều này cũng cho thấy để tăng hiệu ứng khuyến khích

Trang 23

- Quyền chọn lại giá (Re-priceable options): quyền chọn này cho phép đặt lại giá thực hiện nếu giá cổ phiếu giảm và được thiết kế để chống lại những ảnh hưởng bất lợi của sự sụt giảm giá cổ phiếu đáng kể

- Quyền mua (Purchased options): Với quyền chọn này, người nhận trả một phần giá thực hiện tại thời điểm cấp, với việc tịch thu khoản tiền gửi này nếu các lựa chọn không được thực hiện Điều này ràng buộc người nhận với quyền chọn, do đó

có thể nâng cao hiệu quả khuyến khích người lao động nắm giữ và thực hiện quyền

- Quyền chọn thu lại (Reload options): theo quyền chọn này, chủ sở hữu quyền chọn thực hiện quyền chọn với cổ phiếu đã sở hữu và sau đó nhận được các quyền chọn mới để thay thế cổ phiếu được sử dụng trong đợt phát hành Đây được xem là một cách thức tiềm ẩn các lựa chọn định giá lại và đôi khi được sử dụng khi giá cổ phiếu giảm

- Quyền chọn theo chỉ số (Indexed options): là quyền chọn với giá thực hiện liên quan đến ngành hoặc chỉ số chứng khoán trên toàn thị trường

Kế hoạch quyền chọn cổ phần và kế hoạch sở hữu cổ phần thường tương phản

về lý thuyết định giá Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có nhiều giả định rằng các quyền chọn cổ phiếu có tác động khích lệ mạnh mẽ hơn quyền sở hữu cổ phiếu Trong những năm gần đây, các kế hoạch quyền chọn cổ phiếu đã bổ sung thêm các chương trình

ưu đãi tiền mặt và được cung cấp rộng rãi cho các cấp quản lý, điều hành Lợi ích chính của quyền chọn cổ phiếu được so sánh với các chương trình thưởng tiền mặt Theo đó, quyền chọn có tác động khuyến khích, tạo động lực cho người lao động và gắn với hiệu quả hoạt động của công ty

1.1.3.4 Kế hoạch cổ phiếu ảo (Phantom stock)

Kế hoạch cổ phiếu ảo (phantom stock) là kế hoạch phúc lợi của nhân viên, cho phép nhân viên được lựa chọn những lợi ích quyền sở hữu cổ phần mà không thực sự cho họ bất kỳ cổ phiếu công ty Thay vì nhận được cổ phiếu thực, công ty cam kết trả tiền thưởng cho nhân viên dựa trên giá trị cổ phiếu của công ty hoặc tăng giá trị đó theo thời gian

Đây là một cách để cung cấp các chương trình thưởng, đãi ngộ liên quan đến

Trang 24

hoạt động của giá cổ phiếu mà không có sự ảnh hưởng đến các thủ tục hành chính về quản lý cổ phiếu hoặc sự pha loãng do việc thực hiện các quyền chọn cổ phiếu Đối với các công ty mới thành lập, cổ phiếu ảo có thể được sử dụng thay cho các quyền chọn cổ phiếu để cung cấp cho các thành viên tham gia khởi nghiệp hoặc nhà tài trợ với một hình thức cổ phần đơn giản Theo cách này, cả thành viên khởi nghiệp và người nhận đều được lợi từ tính linh hoạt của thỏa thuận và thủ tục giấy tờ pháp lý, thuế

Đối với các công ty đã thành lập và hoạt động, kế hoạch cổ phiếu ảo thường được sử dụng như một kế hoạch thưởng tiền mặt

Đối với mục đích kế toán, kế hoạch cổ phiếu ảo được xử lý giống như chương trình đãi ngộ bằng tiền mặt Việc giảm giá trị cổ phiếu sẽ làm giảm trách nhiệm của doanh nghiệp Các khoản thanh toán bằng cổ phiếu ảo có thể phải chịu thuế như thu nhập thông thường

1.1.3.5 Quyền thưởng cổ phiếu

Quyền thưởng cổ phiếu (Stock Appreciation Rights, SARs) tương tự như kế hoạch cổ phiếu ảo (Phantom stock) nhưng tập trung hẹp hơn vào tăng trưởng trong giá trị cổ phiếu Quyền thưởng cổ phiếu có thể được sử dụng cùng với các chương trình phát hành quyền chọn chứng khoán để giúp doanh nghiệp đa dạng trong việc thiết kế và xây dựng chính sách đãi ngộ cho nhân viên (NCEO 2002)

Quyền thưởng cổ phiếu cho phép người tham gia thanh toán bằng tiền mặt hoặc

cổ phần bằng sự định giá giá trị cổ phiếu của công ty trong một khoảng thời gian nhất định Quyền thưởng cổ phiếu cũng cho phép người nắm giữ thực hiện quyền thanh toán vào bất kỳ thời điểm nào sau khi phát hành, trong khi kế hoạch cổ phiếu ảo thường được thanh toán vào các thời điểm xác định trước

Tương tự như các lựa chọn cổ phiếu nhân viên, quyền thưởng cổ phiếu sẽ có giá trị nếu giá cổ phiếu của công ty tăng lên Tuy nhiên, điểm khác biệt là người nắm giữ quyền không phải trả giá thực hiện và chỉ có thể nhận được số tiền tăng giá, có thể chuyển thành tiền mặt hoặc cổ phiếu khi thực hiện, tùy thuộc vào chính sách của từng công ty

Trang 25

1.2 Động cơ của hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên

Tại Việt Nam, phát hành cổ phiếu ESOP không còn xa lạ với các doanh nghiệp

vì đây thực chất là một kế hoạch chia sẻ lợi nhuận cho người lao động Các chương trình ESOP có mục tiêu và động cơ chính sau:

1.2.1 Nhằm giữ chân người lao động và tăng năng suất lao động

Mục tiêu của các chương trình ESOP là đưa ra các chương trình lựa chọn nhằm thu hút và giữ chân người lao động, đặc biệt là những lao động giỏi, có năng lực (Hall and Murphy, 2002) ESOPs tạo ra một tinh thần làm chủ, nhân viên nghĩ và hành động giống như người chủ bởi vì họ thực sự là chủ sở hữu Động lực làm việc thay đổi từ tâm lý "làm việc cho" tới tâm lý "làm việc với" Vì vậy, năng suất cũng như hiệu quả làm việc được cải thiện và có những tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Khi người lao động đã nắm giữ cổ phiếu thì họ sẽ gắn bó lâu dài và làm việc tận tụy hơn vì sự phát triển của công ty cũng chính là làm phát sinh lợi nhuận cho bản thân họ Đồng thời doanh nghiệp phát hành ESOP sẽ là bên được hưởng lợi nhuận vì biết cách thu hút, kích thích và giữ chân những nhân tài trong doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp có thể động viên nhân viên bằng cách gắn trực tiếp hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và phần thưởng của nhân viên với kỳ vọng tăng giá cổ phiếu Việc thanh toán tiền thưởng theo phương án này cũng giúp tiết kiệm tiền mặt và giảm chi phí kế toán (theo chuẩn mực kế toán hiện hành)

Chương trình ESOP cũng làm tăng cường sự hài hòa lợi ích của người lao động với lợi ích của gh Người lao động được hưởng thành quả từ chính nỗ lực làm việc của mình với tư cách cổ đông, qua đó tối đa hóa giá trị cổ phần của Công ty

Việc phát hành và phân bổ ESOP sẽ dựa vào tác tiêu chí như thâm niên làm việc, vị trí công việc đảm nhiệm, hiệu quả làm việc…Trong nhiều trường hợp, ESOP được là phần thưởng được trao cho các nhân viên xứng đáng và người nhân viên được sở hữu ESOP mà không phải trả bất kỳ khoản tiền nào cho công ty

1.2.2 Giảm các chi phí quản lý và chi phí về thuế

Đối với nhân viên, cổ phiếu ESOP như một hình thức “tri ân” đối với những

Trang 26

đóng góp vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp và thường là “hậu hĩnh” hơn rất nhiều so với khoản thưởng bằng tiền, đặc biệt là với những doanh nghiệp có cổ phiếu tăng trưởng ổn định qua các năm

Cổ phiếu ESOP không chỉ đem lại lợi ích cho người lao động mà còn mang lại lợi ích đối với doanh nghiệp Có thể nói ESOP là công cụ hiệu quả đem lại lợi ích cho nhiều bên Vì ngoài việc tạo động lực cho người lao động thông qua các khoản thưởng nghìn tỷ, làm tăng sự gắn kết của họ với công ty, việc chi trả cổ phiếu ESOP đồng thời còn giúp công ty không phải chi tiền thưởng bằng tiền mặt và cũng không phải ghi nhận chi phí lương thưởng như khi trả bằng tiền Điều này giúp cho lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp được tăng lên một khoản tương ứng

Chính bởi các lợi ích của ESOP mà nhiều doanh nghiệp thực hiện để tạo động lực và nâng cao trách nhiệm của cán bộ nhân viên Hình thức khen thưởng này giúp cho nhân viên giảm đáng kể thuế thu nhập cá nhân so với việc thưởng bằng tiền Ở Việt Nam, theo quy định hiện hành, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ việc mua/bán cổ phiếu có thể lựa chọn một trong hai cách sau:

Cách 1: Áp dụng thuế suất 0,1% trên giá trị của từng lần chuyển nhượng

Cách 2: Nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20%

Trong khi đó, nếu thuế suất đối với các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công có thể lên tới 35% Sở dĩ đầu tư cổ phiếu được hưởng thuế suất thấp hơn là

vì chính sách phát triển thị trường tài chính của Chính Phủ trong từng thời kỳ

1.2.3 Phát hành cổ phiếu ưu đãi là một kênh huy động vốn hiệu quả

Các doanh nghiệp ưa thích ESOP vì đây là cách thưởng ít phải sử dụng tiền mặt Dòng tiền và kinh doanh của doanh nghiệp nhờ đó không chịu tác động tiêu cực ESOP xét ở một khía cạnh khác còn là hình thức huy động vốn để mở rộng đầu

tư, sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp Vì giá cổ phiếu ESOP thấp hơn so với giá giao dịch trên thị trường nên khi được hưởng ưu đãi này, người lao động sẽ

bỏ ra một khoản tiền để mua cổ phiếu Và khi đó doanh nghiệp sẽ huy động được vốn để tái đầu tư, sản xuất và kinh doanh

Phát hành cổ phiếu ưu đãi là kênh huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp Cổ

Trang 27

phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của doanh nghiệp phát hành

1.2.4 Ưu đãi về giá cổ phiếu cho người lao động

Cổ phiếu ESOP tương tự cổ phiếu ưu đãi Theo đó, người lao động được mua với giá thấp hơn rất nhiều lần so với mệnh giá giao dịch trên thị trường, thậm chí có những doanh nghiệp không thu bất kỳ khoản tiền nào mà sử dụng để thưởng cho người lao động Người sở hữu cổ phiếu ESOP sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi của một cổ đông công ty (dựa theo tỷ lệ cổ phần được nắm giữ) như quyền được dự họp, quyền bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng, quyền được chia lợi nhuận Trường hợp người lao động rời công ty họ vẫn có quyền nắm giữ cổ phiếu tại công ty hoặc có thể chuyển nhượng cổ phần ESOP theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật chứng khoán

1.2.5 Tránh việc bị thâu tóm, sát nhập

Khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên, vừa huy động được vốn nhưng cũng vừa tránh được việc chia sẻ quyền quản lý, kiểm soát công ty của các cổ đông mới hoặc sự thôn tính/ thâu tóm của đối thủ cạnh tranh

Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên, trong một số trường hợp cũng là cách để gia tăng quyền kiểm soát của ban điều hành công ty và chống lại việc nguy

cơ bị thâu tóm bởi các công ty khác

1.3 Quá trình phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên

1.3.1 Quá trình phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên tại một số quốc gia phát triển

Trang 28

hơn nếu tất cả những người làm công, không phải chỉ là một số cổ đông, có thể chia

sẻ việc sở hữu ""các tài sản có thể tạo ra vốn"" Vào năm 1973, Kelso đã thuyết phục được các nhà làm luật đưa ra một đạo luật liên bang khuyến khích việc phát triển ESOP và năm 1974 luật ERISA (Employee Retirement Income Security Act) ra đời điều chỉnh các "kế hoạch tạo nên lợi ích" cho nhân viên và thiết lập khung pháp lý cơ bản cho ESOP Không lâu sau đó, ESOP đã phát triển một cách mạnh mẽ, đến cuối năm 2004 ở Mỹ có hơn 11,500 ESOP với hơn 8.5 triệu người tham gia và đang quản

lý một khối lượng tài sản hơn 500 tỷ đô la Mỹ Ở Mỹ còn có chương trình 401(k) cho phép nhân viên sử dụng các khoản thu nhập trước thuế để mua các "công cụ đầu tư"

do công ty đưa ra, bao gồm cả chính cổ phiếu của công ty

Các kế hoạch phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động hiện nay rất phổ biến nhưng kế hoạch này thường hạn chế đối với các nhà lãnh đạo cấp cao và các nhà quản lý Các nguồn thông tin để ước lượng tỷ lệ các kế hoạch quyền chọn cổ phiếu chủ yếu là từ các cuộc điều tra cấp độ công ty về mức độ đại diện khác nhau Murphy (1999) nhận thấy rằng khoảng hai phần ba lãnh đạo cấp cao (thường là Tổng Giám đốc) của các công ty lớn nhất trong năm 1992-1993 đã nhận được khoản thưởng cổ phiếu theo hình thức phát hành quyền chọn3 Đến năm 1999, 94 phần trăm số doanh nghiệp niêm yết, thuộc nhóm Standard and Poor 500 (S&P 500) đã thực hiện chính sách phát hành quyền chọn các nhà quản trị hàng đầu của của Công ty (Hall and Murphy, 2002)

Kết quả nghiên cứu 415 công ty của các ngân hàng dự trữ liên bang năm 1998 chỉ ra rằng hơn một phần ba số công ty có kế hoạch quyền chọn cổ phiếu cho phần lớn nhân viên thay vì chỉ tập trung vào các nhà quản trị hàng đầu Các chương trình này thường được tiến hành tại các doanh nghiệp có quy mô lớn (khoảng hơn 1000 nhân viên) Gần như phần lớn các doanh nghiệp chỉ có kế hoạch phát hành quyền chọn cổ phần cho các nhà quản lý và các chuyên gia, trong khi chỉ có 6,7 phần trăm các công ty trong cuộc khảo sát có kế hoạch lựa chọn cổ phần cho nhân viên có trình

3 Theo tác phẩm Final Report to the Enterprise-Directorate General, Commission of the European Communities; của Andrew Pendleton, Joseph Blasi, Douglas Kruse, Erik Poutsma, and James Sesil (2002; 38- 42)

Trang 29

độ thấp hơn

Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ khảo sát tỉ lệ của các kế hoạch lựa chọn cổ phiếu trong năm 1999 và thấy rằng tổng thể 1,7 phần trăm của tất cả nhân viên khu vực tư nhân được lựa chọn cổ phiếu trong năm đó Như dự kiến, tỷ lệ tham gia có liên quan đến trình độ nghề nghiệp 12,9 phần trăm số nhân viên có thu nhập trên 75,000 đô la Mỹ đã có tham gia kế hoạch lựa chọn trong năm 1999 so với 0,7 phần trăm của những người có thu nhập bằng hoặc thấp hơn 35.000 đô la

Theo số liệu thống kê năm 2015 của Trung tâm Quốc gia về Quyền sở hữu của người lao động (The National Center for Employee Ownership, NCEO)(4) ước tính

có 6.669 kế hoạch lựa chọn cổ phiếu, thu hút hơn 14 triệu người tham gia

Bảng 1.1 Tình hình phát hành ESOP tại Hoa Kỳ

Chương trình cổ phiếu ưu

đãi cho nhân viên

Số lượng kế hoạch ESOP

Tổng số người tham gia

Tổng giá trị phát hành (triệu USD)

Doanh nghiệp tư nhân 5.375 1.330.339 $107.481

Doanh nghiệp nhà nước 399 10.913.190 $999.728

Trang 30

Tỉ lệ phát hành ESOP theo ngành được thể hiện qua biểu đồ dưới đây

Hình 1.1: Tỉ lệ phát hành ESOP theo ngành tại Hoa Kỳ

1.3.1.2 Tại Anh

Các chương trình lựa chọn cổ phần được sử dụng rộng rãi tại nước Anh kể từ đầu những năm 1980 Phần lớn các kế hoạch dựa trên diện rộng được vận hành theo các hướng dẫn theo luật định Tuy nhiên, ngày càng có nhiều các chương trình lựa chọn cổ phần dành cho các cấp điều hành được thực hiện bên ngoài khuôn khổ các chương trình luật định Hiện nay ở Anh đang tồn tại 4 hình thức sở hữu cổ phần nhân viên như sau(6):

(1) Thưởng cổ phần (Share Incentive Plan-SIP)

(2) Chương trình tiết kiệm từ thu nhập (Save as you Earn-SAYE)

(3) Quyền chọn cổ phần của Công ty (Company Share Option Plan- CSOP)

6 share-option-schemes.html

Trang 31

http://www.ouryclark.com/resource-library/quick-guides/employment/employment-overview-of-uk-(4) Khen thưởng quản lý doanh nghiệp (Enterprise Management EMI)

Incentive-• Thưởng cổ phần (SIP) ban đầu được gọi là kế hoạch sở hữu cổ phần của tất cả nhân viên, thưởng cổ phần được đưa ra trong Luật Tài chính năm 2000 chủ yếu để thay thế cho Đề án chia sẻ lợi nhuận được phê duyệt trước đó Kế hoạch thưởng cổ phần có ba yếu tố chính:

- Các cổ phiếu tự do – Doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu cho nhân viên với trị giá lên tới 3.600 bảng Anh mỗi năm;

- Cổ phần của đối tác - nhân viên có thể mua lên đến 1.800 bảng Anh hoặc dành 10% thu nhập năm (lấy giá trị nào thấp hơn) để tham gia vào quỹ bảo hiểm quốc gia;

- Cổ phiếu kết hợp: Khi nhân viên đăng ký mua cổ phần, doanh nghiệp sẽ tặng miễn phí theo tỉ lệ 1:1

Khi tham gia vào kế hoạch thưởng cổ phần (SIP), người lao động sẽ không phải nộp thuế thu nhập hoặc đóng góp vào quỹ bảo hiểm quốc gia đối với giá trị của cổ phiếu được trao với điều kiện giới hạn chuyển nhượng trong ít nhất 5 năm Nếu họ thôi việc hoặc bị đưa ra khỏi kế hoạch vì một lý do nào đó (trong khoảng thời gian hạn chế chuyển nhượng từ 3 đến 5 năm), thì sẽ không được miễn thuế thu nhập và phí bảo hiểm quốc gia

• Tiếp đến là chương trình lựa chọn cổ phần “Sharesave“ được phê duyệt liên kết với các tài khoản tiết kiệm của SAYE Với điều kiện là các chương trình này phải được mở cho tất cả nhân viên Khoảng một triệu lao động (chiếm từ 3%-4% lực lượng lao động được tuyển dụng) đã nhận được các khoản tài trợ trong năm 1999-2000 (Inland Revenue 2001) với tổng số tài trợ trị giá hơn 2.500 triệu bảng Năm 1998, 93% các công ty niêm yết (FTSE 100) đã có kế hoạch SAYE

• Kế hoạch lựa chọn cổ phần của Công ty (CSOP) Chương trình này này cung cấp cho các công ty quyền chủ động và được vận hành như là một kế hoạch cho cấp điều hành Tuy nhiên, khi Chính Phủ Anh giới hạn về các khoản tài trợ không được giảm xuống mức 30.000 bảng Anh vào năm 1996, điều này đã làm giảm tính hấp dẫn

Trang 32

của chương trình để thưởng cho các giám đốc điều hành hàng đầu và trong thời gian này, giảm việc sử dụng các lựa chọn cổ phần cho phần thưởng của lãnh đạo và dẫn đến sự tăng trưởng tương ứng trong kế hoạch khuyến khích dài hạn Ngày càng có nhiều chương trình CSOP được thực hiện rộng rãi hơn Các giới hạn cho các chương trình được lựa chọn đã được phê duyệt đã giảm từ 100.000 bảng hoặc bốn lần tiền lương xuống còn 30.000 bảng vào năm 1996

Một khảo sát được thực hiện bởi PriceWaterhouse Coopers (2001), với 191 kế hoạch lựa chọn cổ phiếu, cho thấy rằng 42% kế hoạch này được phê duyệt thực hiện, 41% không được chấp thuận và 2% là kế hoạch cổ phiếu ảo Trong số đó 37% các chương trình lựa chọn cổ phiếu chỉ dành cho các giám đốc điều hành và 47% dành cho nhóm nhân viên cấp cao

• Chương trình khen thưởng quản lý doanh nghiệp (EMI) có lẽ là kế hoạch hấp dẫn nhất bởi vì các kế hoạch này thu hút các doanh nghiệp phát hành đến 3 triệu bảng Anh cho các chương trình các lựa chọn cổ phần cấp cho nhân viên

Lợi ích chính của chương trình EMI là không có khoản thu nhập hoặc đóng góp nào được tính vào việc cấp các lựa chọn EMI và với điều kiện (i) giá thực hiện ít nhất bằng với giá trị thị trường tại ngày cấp quyền và (ii) các lựa chọn tiếp tục duy trì cho đến ngày thực hiện quyền (trong vòng mười năm kể từ ngày cấp), thì sẽ không bị đánh thuế thu nhập hoặc tính phí tại thời điểm thực hiện

Cũng giống như CSOP, kế hoạch EMI khá linh hoạt, các quyền chọn đối với cổ phiếu phổ thông, không thể huỷ ngang Không giống như CSOP, cả công ty và nhân viên của công ty và nhân viên của công ty đều phải đáp ứng được các tiêu chuẩn đủ điều kiện để đủ điều kiện cho chương trình EMI Các nhân viên đủ tiêu chuẩn phải làm việc cho công ty ít nhất 25 giờ một tuần hoặc 75% thời gian làm việc của họ và không được sở hữu trên 30% vốn cổ phần của công ty

Ngoài ra, doanh nghiệp phát hành phải tuân thủ một số điều kiện bắt buộc: tại thời điểm tài trợ, tổng tài sản của doanh nghiệp không được vượt quá 30.000.000 bảng Anh và số nhân viên của doanh nghiệp không quá 250 người Doanh nghiệp phải hoạt động trong lĩnh vực (i) kinh doanh; (ii) thực hiện kinh doanh có điều kiện;

Trang 33

hoặc (iii) là công ty mẹ của Tập đoàn Trong bối cảnh này, các giao dịch "không đạt tiêu chuẩn" bao gồm kinh doanh đất đai, kinh doanh tài chính, nhận nhuận bút, cho thuê, phát triển tài sản, quản lý khách sạn và các doanh nghiệp có tài sản cao cấp tương tự Các hạn chế khác cũng áp dụng tùy thuộc vào các hoạt động kinh doanh Biểu đồ dưới đây sẽ thống kê tình hình thực hiện các chương trình sở hữu cổ phần cho nhân viên tại nước Anh trong giai đoạn từ 2000 đến 2016, cụ thể như sau:

Hình 1.2: Thống kê tình hình thực hiện các chương trình ESOP tại Anh 7

1.3.1.3 Tại Đức

Ở Đức việc sử dụng các chương trình lựa chọn cổ phiếu và chương trình phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động cũng chỉ mới được tiến hành gần đây Trước đây, Luật công ty của Đức đã cấm sử dụng các chương trình lựa chọn cổ phiếu Theo

đó, các công ty Đức phải sử dụng các hệ thống khen thưởng khuyến khích, chia sẻ lợi nhuận hoặc các khoản tiền thưởng liên quan đến lợi nhuận (đối với người quản lý) bằng việc sử dụng quyền thưởng về Cổ phiếu, hoặc trái phiếu chuyển đổi Tháng 4/1998, khi đạo luật Kiểm soát và Sự minh bạch trong Các Doanh nghiệp (KonTraG) bắt đầu có hiệu lực, các kế hoạch lựa chọn cổ phần của nhân viên phần lớn được áp dụng và thường nhằm vào các cấp cao hơn (Hantsch và Hantsch, 1999)

7 Employee share scheme statistic ò 2015-2016 (National Statistic, HRMC Press Office)

Trang 34

Kể từ khi thông qua luật KonTraG (Luật về Tính minh bạch và Kiểm soát Doanh nghiệp) vào năm 1998 đã có sự phát triển nhanh chóng trong việc sử dụng các kế hoạch lựa chọn cổ phiếu (Deutsches Aktieninstitut / Hewitt 2001; Schneider and Zander, 2001; Weiler, comingcoming) Trong một nghiên cứu năm 2000 của Deutsches Aktieninstitut / Hewitt về các công ty niêm yết với hơn 500 nhân viên đã cho thấy: 43 phần trăm các Công ty có kế hoạch phát hành cổ phiếu cho người lao động theo chương trình sở hữu cổ phần ESOP và 42 phần trăm Công ty có kế hoạch phát cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cổ phần của nhân viên

1.3.2 Quá trình phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên tại Việt Nam

1.3.2.1 Các yêu cầu và điều kiện đối với việc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên

Căn cứ Thông tư số 162/2015/TT-BTC ngày 26/10/2015 của Bộ Tài Chính, các yêu cầu về điều kiện và thủ tục phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên (phát hành

cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động) của Công ty đại chúng sẽ được quy định như sau:

- Có chương trình lựa chọn và kế hoạch phát hành cổ phiếu được Đại hội đồng

cổ đông thông qua;

- Tổng số cổ phiếu phát hành theo chương trình trong mỗi mười hai (12) tháng không được vượt quá năm phần trăm (5%) số cổ phần đang lưu hành của công ty;

- Hội đồng quản trị phải công bố rõ các tiêu chuẩn và danh sách người lao động được tham gia chương trình, nguyên tắc xác định giá bán, nguyên tắc xác định số cổ phiếu được phân phối cho từng đối tượng và thời gian thực hiện;

- Trường hợp công ty phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động, công ty phải có đủ nguồn vốn thực hiện căn cứ báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán từ các nguồn sau đây:

+ Thặng dư vốn;

+ Quỹ đầu tư phát triển;

+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối;

Trang 35

+ Quỹ khác (nếu có) được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để thưởng cho người lao động từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác, nguồn vốn thực hiện được căn cứ trên báo cáo tài chính của công ty mẹ

Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để thưởng cho người lao động từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, nguồn vốn thực hiện không được vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán Nếu nguồn vốn thực hiện sử dụng để thưởng cho người lao động thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính của công ty

mẹ, công ty chỉ được sử dụng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ theo hướng dẫn về phân phối lợi nhuận của chế độ kế toán doanh nghiệp;

- Trường hợp công ty phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động, tổng giá trị các nguồn nêu trên phải đảm bảo không thấp hơn tổng giá trị vốn cổ phần tăng thêm theo phương án được Đại hội đồng cổ đông thông qua

1.3.2.2 Quy trình phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên

Quy trình lựa chọn và ra quyết định phát hành cổ phiếu ưu đãi tại doanh nghiệp

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Trang 36

Hình 1.3: Quy trình ra quyết định phát hành cổ phiếu ESOP tại doanh nghiệp

Thực hiện quyền chọn

Danh sách lao động nộp tiền mua ESOP

Không đủ điều kiện

Đủ điều kiện

Đăng ký niêm yết

bổ xung cổ phiếu

Thu hồi quyền chọn

Thôi việc/Trường hợp khác

Trang 37

(1) Việc xây dựng chính sách ESOP bao gồm các công việc như xác định mục đích, đối tượng, các tiêu chuẩn và ngân sách thực hiện…Thông thường, đối tượng được hưởng ESOP: là các cán bộ quản lý các cấp, người lao động có thành tích xuất sắc, có năng lực

và nguyện vọng gắn bó, đóng góp cho sự phát triển lâu dài của Công ty

(2) Phương án phát hành: bao gồm các nội dung như:

- Thời gian hiệu lực thực hiện: là thời gian từ khi bắt đầu thực hiện đến khi kết thúc ESOP

- Giá Thực Hiện: Là giá của một cổ phiếu mà Thành Viên ESOP được quyền mua tại thời điểm thực hiện quyền Mức giá này được xác định theo nguyên tắc được quy định trong Quy chế ESOP

(3) Thành lập Ban điều hành ESOP: Sau khi được Đại hội đồng cổ đông thông qua chương trình ESOP, Hội đồng quản trị quyết định thành lập Ban Điều hành ESOP nhằm thực hiện nhiệm vụ điều phối và triển khai Chương Trình ESOP Thời gian tồn tại của Ban Điều Hành ESOP tương đương với thời gian diễn ra ESOP Ban Điều Hành ESOP chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị đối với việc triển khai và kết quả của chương trình ESOP

(4) Thành Viên ESOP: Là các cán bộ nhân viên chủ chốt của công ty, được xác định theo những tiêu chuẩn được quy định cụ thể theo chính sách của Công ty

Trang 38

(5) Quyền Chọn: là quyền của các Thành Viên ESOP được chọn mua cổ phiếu của công ty tại một thời điểm trong tương lai (trong Thời Hạn Chương Trình) với một mức giá ấn định trước theo các quy định và điều kiện cụ thể được thể hiện trong Quy chế phát hành quyền chọn theo chương trình ESOP

(6) Thời điểm Phát hành Quyền chọn: Là thời điểm Thành viên ESOP được Công ty cam kết sẽ phát hành một khối lượng quyền chọn có hiệu lực trong thời gian thực hiện ESOP và được trao quyền dần hàng năm dựa trên những tiêu chí đánh giá

do Ban Điều Hành quyết định Thời điểm này cũng là thời điểm bắt đầu có hiệu lực của ESOP Thành viên ESOP chỉ chính thức sở hữu Quyền chọn và chuyển đổi Quyền chọn sang thành cổ phần sau khi được Công ty Trao Quyền Chọn

(7) Thời điểm phát hành cổ phiếu: là thời điểm Công ty làm thủ tục trình UBCKNN phát hành cổ phiếu công ty cho thành viên ESOP

(8) Bản Thỏa Thuận: là thỏa thuận bằng văn bản giữa công ty và Thành viên ESOP trong đó công ty cam kết cụ thể sẽ trao quyền cho Thành Viên ESOP trên cơ

sở Thành Viên ESOP hoàn thành và / hoặc đạt được những tiêu chí cụ thể

1.3.2.2 Quy trình của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về tiếp nhận và xử lý thông tin báo cáo phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động tại doanh nghiệp

• Bước 1: Tổ chức phát hành phải gửi tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu theo

chương trình lựa chọn cho người lao động đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)

- Cách thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp tại trụ sở UBCKNN; hoặc gửi qua đường bưu điện

- Cách thức trả kết quả: Nhận trực tiếp tại trụ sở UBCKNN; hoặc gửi qua đường bưu điện

• Bước 2: UBCKNN (bộ phận một cửa) tiếp nhận và kiểm tra danh mục tài liệu

Trường hợp danh mục chưa đầy đủ UBCKNN hướng dẫn tổ chức phát hành bổ sung theo quy định

Trang 39

• Bước 3: UBCKNN thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của nội dung tài liệu báo cáo

phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động Trường hợp nội dung hồ

sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, UBCKNN có ý kiến bằng văn bản yêu cầu tổ chức phát hành bổ sung, sửa đổi hồ sơ

• Bước 4: UBCKNN gửi thông báo cho tổ chức phát hành thực hiện hoặc có văn

bản từ chối nêu rõ lý do

- Thời hạn yêu cầu bổ sung hồ sơ: 07 ngày làm việc kể từ ngày UBCKNN nhận được tài liệu báo cáo; Thời gian tổ chức phát hành sửa đổi, bổ sung tài liệu báo cáo không tính vào thời hạn xem xét, giải quyết của UBCKNN

- Thời hạn giải quyết: 07 ngày kể từ ngày UBCKNN nhận được đầy đủ và hợp

lệ tài liệu báo cáo

1.4 Ảnh hưởng của hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên lên doanh nghiệp

1.4.1 Ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

Chương trình ESOP thường được áp dụng đối với các cấp lãnh đạo hoặc quản

lý cấp cao, cấp trung và có thời gian gắn bó lâu năm mới được hưởng quyền lợi ESOP Tại Việt Nam, giá bán cổ phiếu theo hình thức ESOP, rất ưu đãi, thường bằng mệnh giá (10.000 đồng) hoặc chỉ bằng 1/2-1/3 giá trị sổ sách Nếu so sánh giá phát hành với giá trị trường tại thời điểm phát hành thì giá trị chênh lệnh rất lớn Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và người lao động

Nhiều nhà đầu tư thường quan ngại trước động thái phát hành ESOP của doanh nghiệp, đơn giản bởi không chỉ giá cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh giảm mà họ còn chịu thiệt hại do pha loãng lợi ích tại công ty Cổ đông sẽ bị thiệt hại khi lợi ích của họ từ việc nắm giữ cổ phiếu bị sụt giảm do giá cổ phiếu bị pha loãng ngay khi ESOP phát hành và sụt giảm trong tương lai dài hạn Người lao động được hưởng ESOP nhưng nếu tuân thủ thời hạn bán cổ phiếu thì có thể sẽ trở thành nạn nhân nếu giá trị gói thưởng của họ bị sụt giảm khi viễn cảnh lợi nhuận tương lai xấu đi Trong khi đó, những nhà quản lý cấp cao, người được hưởng lợi nhiều nhất từ ESOP lại là những người nắm giữ những thông tin tài chính quan trọng và do đó, họ có thể sẽ có những

Trang 40

hành động bảo vệ mình trước khi diễn biến xấu về giá cổ phiếu xảy ra

Thông thường, để hạn chế các tác động đến giá cổ phiếu, các công ty sẽ định ra các mốc thời gian để hạn chế việc chuyển nhượng cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định từ 1 đến 5 năm Nhờ đó, nhà đầu tư bớt lo ngại về hiện tượng người được mua cổ phiếu ưu đãi sẽ bán ngay cổ phiếu gây ảnh hưởng đến việc giảm giá chứng khoán hoặc làm giảm bớt ý nghĩa của chương trình phát hành cổ phiếu ưu đãi

1.4.2 Ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động

Như đã đề cập ở phần trên, ESOP được sử dụng với ý tưởng rằng nhân viên, với quyền sở hữu cổ phần trong công ty, sẽ có thêm động cơ để người lao động tăng năng suất và hiệu quả làm việc Gần đây, nhiều người tham gia vào phong trào ESOP

và các nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về vai trò và tác động thật sự của ESOP đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Hiệu quả nói chung là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định

Theo Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh – Việt (Nguyễn Khắc Minh, 2004), hiệu quả là “mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước”

Xét trên giác độ quản trị doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động được đo lường bằng rất nhiều chỉ tiêu tài chính khác nhau Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả chỉ tập trung đi vào phân tích tác động của việc doanh nghiệp phát hành ESOP đến các chỉ tiêu: lợi nhuận biên (Profit Margin-PM), tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity- ROE), tỉ lệ lợi nhuận trên Tổng tài sản (Return on Asset- ROA)

1.4.2.1 Lợi nhuận biên: cho biết khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Biên lợi nhuận (profit margin) là tỷ lệ được tính toán bằng cách lấy lợi nhuận chia cho doanh thu Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập Biên lợi nhuận là một công cụ đơn giản, trực quan và rất hiệu quả, bởi

Ngày đăng: 08/10/2018, 17:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w