Trong khuôn khổ luận án này, đề tài nghiên cứu không có ý định trình bàychi tiết các quy trình xây dựng và thiết kế kỹ thuật ấn phẩm tạp chí mà chủ yếu tìm ra những yếu tố thể hiện cái đ
Trang 2LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS Lê Anh Vân
Hà Nội - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế tạp chí Heritage là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện Những vấn đề nghiên
cứu cùng những ý kiến tham khảo, tư liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận án
Vương Trọng Đức
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN I DANH MỤC NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT III DANH MỤC BẢNG IV
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THẨM MỸ TRUYỀN THÔNG TRONG THIẾT KẾ TẠP CHÍ HERITAGE 12
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 12
1.2 Cơ sở lý luận về thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế tạp chí 27
1.3 Khái quát về thiết kế tạp chí Heritage 40
CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ TẠP CHÍ HERITAGE 44
2.1 Nghệ thuật thiết kế bìa tạp chí Heritage 44
2.2 Nghệ thuật thiết kế dàn trang tạp chí Heritage 53
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ TẠP CHÍ HERITAGE TỪ CÁCH TIẾP CẬN LÝ THUYẾT THẨM MỸ TRUYỀN THÔNG 80
3.1 Nhận thức Thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế tạp chí Heritage 80
3.2 Phương pháp thể hiện Thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế tạp chí Heritage 99
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN VỀ THẨM MỸ TRUYỀN THÔNG VÀ THIẾT KẾ TẠP CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 113
4.1 Thẩm mỹ truyền thông trên con đường phát triển của nghệ thuật đương đại 113
4.2 Xu hướng thiết kế tạp chí trong thời đại công nghệ truyền thông kỹ thuật số 119 4.3 Bài học kinh nghiệm thẩm mỹ truyền thông trong sáng tạo của các nhà thiết kế ở Việt Nam 128
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
Trang 5DANH MỤC NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
HìnhNghiên cứu sinhNhà xuất bảnPhó Giáo sưPhụ lụcTạp chíTạp chí HeritageThẩm mỹ truyền thôngThiết kế dàn trangTiến sĩ
Trang
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Sơ đồ phân tích cấu trúc của trang bìa tạp chí Heritage……… 46Bảng 2: Cấu trúc dàn trang nội dung ấn phẩm tạp chí Heritage……… 54Bảng 3: Danh mục cấu trúc nội dung tạp chí Heritage……… 55
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21 tháng 6, những năm gần đâyHội báo chí Việt Nam thường tổ chức cuộc triển lãm “Báo chí Việt Nam – Quá trìnhhình thành và phát triển” tại thư viện Hà Nội Triển lãm đã trưng bày những thànhtựu của báo chí qua các thời kỳ, đặc biệt có hàng trăm ấn bản báo chí nguyên gốc từthời kỳ đầu như An Nam tạp chí, Công luận, Phong hóa, Giai phẩm… trong đó cóGia định báo của Trương Vĩnh Ký ra ngày 15 tháng 4 năm 1865 được coi là báoquốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam Những ấn phẩm báo chí vô giá đã tái hiện cả mộtkhung cảnh văn hóa xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ thứ 19 đầu thế kỷ thứ 20 đãthực sự gây xúc động lớn cho công chúng, đặc biệt những người làm báo và các nhànghiên cứu văn hóa Việt Nam Những trang bìa hay trang nhất của các báo thời đóthường được những danh họa trụ cột của mỹ thuật Việt Nam như Nguyễn TườngLân, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân và một số họa sĩ thành danhkhác trực tiếp minh họa Hình ảnh của những cô gái Hà thành, người nông dân, binh
sĩ, trí thức hay những nhân vật hài hước được khắc họa khá chân thực và giàu cảmxúc cùng với tiêu đề, tít chữ quốc ngữ
Khi so sánh với báo chí phương tây cùng thời, báo chí Việt Nam ban đầuđược thiết kế dàn trang (TKDT) khá tùy hứng, đôi khi tự nhiên hồn hậu theo cảmhứng nghệ thuật của các họa sĩ của trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương Đặcđiểm khác biệt rõ nét là trang bìa báo chí Việt Nam ngày ấy có xu hướng trình bàyminh họa mang tính nghệ thuật nhiều hơn thay vì diễn đạt cấu trúc thông tin vàtruyền thông như báo chí châu Âu Điều này chắc hẳn có những nguyên do xuấtphát từ bối cảnh chính trị xã hội cũng như đặc tính văn hóa của dân tộc ta Báo chíViệt Nam ngày nay cùng với báo chí thế giới đã có những bước chuyển mạnh mẽbắt kịp thời đại trong đó ấn phẩm tạp chí là một mũi nhọn đi đầu về mặt thẩm mỹTKDT Cho đến nay các quy chuẩn hình thức TKDT tạp chí đã hoàn toàn hòa nhậpvới thế giới đạt tới quy chuẩn chung, xứng đáng một loại hình truyền thông giữ vaitrò quan trọng trong xã hội
Trang 8Trong thời đại bùng nổ của thông tin và truyền thông, các xuất bản phẩm in
ấn như báo, tạp chí đang phát huy sức mạnh to lớn của mình Tuy nhiên trong sựphát triển ào ạt quá nóng thì các xuất bản phẩm đó cũng để lại không ít những vấn
đề mà chúng ta phải lưu tâm Đặc biệt khâu đầu tiên trong quá trình in ấn là TKDT
ấn phẩm giữ vai trò vô cùng quan trọng nhưng lại chưa thực sự đi đúng hướng.Trong khi các cơ sở đào tạo về thiết kế đồ họa thường chủ yếu dạy về thiết kế logo,
áp phích, bao bì tuy nhiên lại rất sơ sài về thiết kế ấn phẩm xuất bản Hệ quả của
nó là lĩnh vực TKDT báo chí chủ yếu dựa trên chủ nghĩa kinh nghiệm, học truyềnkhẩu, truyền tay đã trở nên méo mó và không dễ kiểm soát
Báo chí đang ở trong tình trạng lộ xộn và dễ dãi So sánh một tờ báo Âu Mỹ
và một tờ báo Việt Nam, ai cũng nhận thấy báo “Tây” sáng sủa, mạch lạc, dễ nhìn
và “đẹp” hơn của ta Phải chăng do chữ Việt quá nhiều dấu, câu trả lời là khôngphải, vấn đề nằm ở chỗ quan niệm thẩm mỹ trong thiết kế và trình bày Tiêu chí dễđọc, đưa thông tin nhanh mạnh dựa trên cơ sở chu trình đọc phải luôn đặt lên hàngđầu Báo chí của ta bối rối về cách sử dụng đồ hình, biểu đồ có thể thay thế chothông tin chữ dài lê thê Phông chữ co kéo tùy tiện biến dạng mất đi sự cân đối củachữ, cỡ chữ lúc to lúc nhỏ không quy định chuẩn Có một số tạp chí (TC) Việt Namtrình bày như vẽ tranh hoặc được trang trí lòe loẹt khiến chuyên gia nước ngoàitưởng nhầm là sách thiếu nhi
Thiết kế báo chí trực quan có hiệu quả là phải đảm bảo được mục đíchchuyển tải thông tin đến với người đọc, thu hút được sự quan tâm của họ Tờ báothành công trong thiết kế cũng như trong quảng bá thương hiệu là tờ báo có cơ sởvững chắc về thông tin thị giác định đưa ra cho độc giả là gì, xác định chính xác độcgiả của mình, phân định nguyên tắc trang trí đối ngược với truyền thông Nghiêncứu phân cấp thông tin, tạo tầng, lớp thông tin, nắm vững chu trình đọc từ trênxuống dưới, từ trái qua phải, từ hình ảnh – chú thích ảnh – tiêu đề - mở đầu – nộidung Ảnh báo chí được thiết kế sử dụng như tài nguyên thông tin và sự kể truyệnbằng hiệu ứng thị giác đem lại hiệu quả nhanh hơn rất nhiều so với phần nội dungchữ Thiết kế đồ hình, đồ họa (infography) là một ngôn ngữ nghệ thuật để nhấn
Trang 9mạnh thông tin và chuyển tải thông tin một cách rõ ràng nhất tới độc giả Nói cáchkhác có thể thay thế rất nhiều chữ bằng những đồ thị, biểu đồ, đồ hình ngắn gọn dễhiểu Trong một bài báo, tiêu đề và phần mở dầu đóng vai trò thành bại, nếu độc giảkhông muốn đọc tiêu đề và phần mở đầu thì họ sẽ không đọc bài báo đó Màu sắccũng là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra hiệu quả truyền đạt thông tin của bàibáo tới độc giả Trình bày dàn trang là hướng dẫn độc giả xác định được nhữngthông tin quan trọng trong một trang báo, một bài báo, và một tờ báo.
Thiết kế và dàn trang ấn phẩm báo chí thực sự là điểm nóng vô cùng hấp dẫntrong bước phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, nhưng cũng đặt ra nhiềuthách thức cần được giải quyết kịp thời thấu đáo Ở Việt Nam đã có một số tài liệuhướng dẫn về thiết kế dàn trang của Hội Nhà báo Việt Nam kết hợp với Trường báochí Lille của Pháp, Cục Báo chí Bộ Thông tin – Truyền thông và Viện báo chí Fojocủa Thụy điển Tuy nhiên tài liệu mới dùng chủ yếu ở góc độ kỹ thuật mà chưa đềcập đến cái đẹp thẩm mỹ của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong TKDTbáo chí
Việc nghiên cứu sự chuyển biến thẩm mỹ trong TKDT ấn phẩm TC là mộtyêu cầu cấp thiết hiện nay ở Việt Nam, khi bàn về lĩnh vực này chủ yếu các vấn đềđưa ra đều mang tính thực hành kỹ năng Các tài liệu nghiên cứu lý thuyết khôngnhiều và cũng chưa bắt kịp được với sự phát triển đa dạng của nghệ thuật TKDT ấnphẩm TC đương đại Thiết kế dàn trang ấn phẩm TC là một công việc mỹ thuật nằmtrong lĩnh vực thông tin truyền thông Một thể loại thiết kế vận hành với rất nhiều sựtrợ giúp của công nghệ như máy tính, chế bản, in ấn, liên quan trực tiếp đến văn hóađọc và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong công nghiệp văn hóa, chắc chắn không thểnằm ngoài xu thế chuyển biến chung của nghệ thuật thị giác
2 Mục đích nghiên cứu
2.1 Mục đích tổng quát
Dưới sự tác động của nhận thức mới trong thời đại khoa học công nghệ,TKDT ấn phẩm TC có sự chuyển biến mạnh mẽ về thẩm mỹ Cùng với nghệ thuậtđương đại, nghệ thuật TKDT ngày nay bộc lộ quan điểm thẩm mỹ mới, thẩm mỹ
Trang 10truyền thông (TMTT) Tìm hiểu vấn đề này cần xác định các quan điểm của TMTTnhằm chỉ rõ những yếu tố thẩm mỹ trong TKDT ấn phẩm tạp chí (TC) mà ở đây sẽxét cụ thể trường hợp tạp chí Heritage (TCH) của Hãng hàng không quốc gia ViệtNam Khi dòng TC thương mại giải trí mới bùng nổ ở Việt Nam, TCH do lợi thế vềnguồn lực đã thực sự tạo được một vị thế tuyệt đối về cả nội dung lẫn hình thứcthống trị thị trường quảng cáo Việt Nam Nhưng cho đến nay cũng chưa có côngtrình nghiên cứu chuyên biệt về TC này, đặc biệt trong lĩnh vực thẩm mỹ TKDT.Bên cạnh đó lý thuyết TMTT, một lý thuyết ra đời trong bối cảnh nghệ thuật đươngđại cũng chưa được các nhà nghiên cứu Việt Nam khai thác triệt để, nhất là tronglĩnh vực TKDT ấn phẩm TC Việt Nam Bằng cách vận dụng các luận điểm của lýthuyết TMTT, có thể chỉ ra được những thành công và xu hướng của nghệ thuậtTKDT ấn phẩm TCH, một TC có đầy đủ các yếu tố thành công với sự đóng góp củađông đảo các văn nhân, nghệ sĩ, doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam Qua đó xácđịnh được tính lan toả và bài học kinh nghiệm của TMTT trong thiết kế đồ hoạ.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định khái niệm và cơ sở lý luận của lý thuyết thẩm mỹ truyền thông, vậndụng các luận điểm cơ bản của TMTT nhằm chỉ ra những vấn đề thẩm mỹ được vậndụng trong TKDT tạp chí Heritage
Nghiên cứu nghệ thuật TKDT tạp chí Heritage có hai phần quan trọng, thiết
kế trang bìa và TKDT nội dung TC Trang bìa có vai trò quan trọng đặc biệt và cóđặc điểm thiết kế riêng, khác biệt với hệ thống các trang nội dung Các hạng mụcnghiên cứu đi sâu vào cấu trúc, tiêu chí, dạng thức và phương pháp thiết kế nhằm lànổi bật giá trị nghệ thuật TKDT mang đến cho TCH
Trong khuôn khổ luận án này, đề tài nghiên cứu không có ý định trình bàychi tiết các quy trình xây dựng và thiết kế kỹ thuật ấn phẩm tạp chí mà chủ yếu tìm
ra những yếu tố thể hiện cái đẹp, sự hiệu quả, tính cập nhật và sự phù hợp thời đạicông nghệ theo quan điểm thẩm mỹ truyền thông Trên cơ sở đó xác lập nhữngnguyên tắc và định hướng cho ngành thiết kế đồ hoạ, tòa soạn báo, các cơ quan nhàxuất bản, cơ sở đào tạo, cũng như các cá nhân thiết kế sáng tạo
Trang 11Nghiên cứu nhằm mở ra hướng tiếp cận và phát triển thẩm mỹ mới chonghành TKDT ấn phẩm TC và tạo ra một văn hóa mới trong chuyển biến nhận thức
và phương pháp thể hiện trong ấn phẩm tạp chí Xây dựng hệ thống giáo trình họcliệu dành cho các cơ sở đào tạo ngành thiết kế trình bày sách báo tạp chí Hiện naycác tài liệu giảng dạy còn sơ sài và chắp vá, giảng dạy không gắn liền với thị trườnghoặc lại bị những yếu tố ngoại lai làm lệch lạc và không đúng về tiêu chí Nghiêncứu này sẽ giúp định hướng lại các yêu cầu và quy trình của đào tạo chuyên ngànhthiết kế đồ hoạ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghệ thuật TKDT ấn phẩm TC,một thể loại báo chí đặc biệt chú trọng hình thức trình bày trước yêu cầu của thịtrường Thông qua đó tìm ra những yếu tố thẩm mỹ mới phù hợp với xu thế thẩm
mỹ truyền thông của nghệ thuật đương đại của Việt Nam cũng như trên thế giới
Thẩm mỹ truyền thông là một lý thuyết thẩm mỹ mới của nghệ thuật thị giácđương đại Trong khuôn khổ nghiên cứu này, TMTT vừa là lý thuyết nghiên cứuđồng thời vừa là đối tượng nghiên cứu do tính cập nhật thời đại và hoàn toàn mới ởViệt Nam
Tạp chí Việt Nam rất phong phú và đa dạng, trong giai đoạn hiện nay tạp chíHeritage (TCH) của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam là một trong những TCthành công nhất có đầy đủ thế mạnh được đầu tư nghiêm túc xứng đáng là đại diệntiêu biểu nhất cho các dòng TC ở Việt Nam Được đóng góp bởi nhiều công ty thiết
kế nổi tiếng nước ngoài cũng như trong nước, thiết kế trình bày TCH thực sự là mộttrong những hình mẫu mang tính tiêu chuẩn đối với nghề TKDT cũng như các nhàthiết kế đồ hoạ
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận án đề cập đến nghiên cứu tính thẩm mỹ truyền thông
của nghệ thuật TKDT các số TC Heritage đã xuất bản, các trang bìa, các trang nộidung cũng như các chuyên mục Bên cạnh đó những số TC mang tính chuyên đề về
Trang 12những ngày lễ lớn trong năm như số Tết Nguyên đán, Tết dương lịch… Bởi đây là
TC phục vụ chủ yếu cho khách hàng của hãng hàng không Vietnam Airlines, nênviệc dàn trang, trình bày được quan tâm song hành cùng nội dung của từng bài viếtcũng như hình ảnh mang tính quảng bá truyền thông thẩm mỹ
Thực tế thì TCH cho đến nay đã có thêm nhiều biến thể như HeritageFashion, Heritage Japan, Heritage Korea… tuy nhiên trong khuôn khổ luận án nàychỉ tập trung nghiên cứu tạp chí Heritage chính mà thôi
Về thời gian: Thời điểm ra đời TCH số đầu tiên năm 1993 tới những số báo
tiếp theo cho đến ngày nay trải qua các thời kỳ do các công ty thiết kế khác nhauđảm nhiệm được xác định là khoảng thời gian nghiên cứu đề cập
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1 Về phương diện lý luận
Luận án đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn của thiết kế dàn trang TCH theoquan điểm của thẩm mỹ truyền thông Thẩm mỹ mới của nghệ thuật hậu hiện đạitrong bối cảnh đương đại, thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự tác độngmạnh mẽ của khoa học công nghệ và truyền thông kỹ thuật số Một quan điểm thẩm
mỹ mới sẽ hoá giải các bất cập tồn tại trong nội hàm phát triển của nghệ thuậtđương đại nói chung và nghệ thuật thiết kế đồ hoạ nói riêng
Chỉ ra tính logic, cập nhật và những biểu hiện TMTT khi nội dung thông quahình thức thiết kế và trình bày TCH luôn hướng đến sự truyền tải thông điệp và vănhoá thẩm mỹ Đúng như quy luật vận động của phép biện chứng, nội dung quy định
và dẫn dắt định hướng hình thức và ngược lại hình thức tác động đóng góp trở lạinội dung đồng thời trở thành một phần của nội dung trong TKDT ấn phẩm TC
Tính thẩm mỹ của nghệ thuật TKDT báo chí nói chung, TCH nói riêng phảidựa trên cơ sở mối quan hệ tương tác giữa nội dung thông tấn và hình thức thiết kế.Nghệ thuật TKDT ấn phẩm TC không nằm ngoài xu thế phát triển chung của nghệthuật hậu hiện đại luôn mang tinh thần TMTT
4.2 Trong công tác đào tạo
Nghiên cứu thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế TCH ở Việt Nam trước hết
Trang 13bổ sung một quan điểm thẩm mỹ mới cho hệ thống lý thuyết trong chương trình đàotạo của các trường đại học cao đẳng chuyên sâu trong lĩnh vực mỹ thuật Lý thuyếtmới này nhằm giải quyết các khủng hoảng về nhận thức thẩm mỹ tạo hình trong bốicảnh đương đại, giúp cho việc nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy có cơ sở học thuật đàotạo về nghệ thuật hậu hiện đại đang diễn ra Việc nghiên cứu về thẩm mỹ mới khôngchỉ bó hẹp ở ngành thiết kế đồ hoạ mà còn phát triển lan rộng ra cách ngành thuộclĩnh vực nghệ thuật thị giác.
Đề tài cũng đóng góp cho đào tạo ngành thiết kế đồ hoạ nói chung và chuyênngành thiết kế dàn trang xuất bản phẩm nói riêng cơ sở khoa học trong công tácgiảng dạy môn học TKDT, một môn học chưa thực sự phát triển đúng với yêu cầuthực sự của thị trường Thực tế môn học này mới chỉ đưa vào chương trình giảngdạy thiết kế đồ hoạ khá sơ sài và đặt vấn đề thuần tuý kỹ thuật mà thôi Nghiên cứunày sẽ khẳng định rõ hơn mục tiêu đào tạo của chuyên ngành TKDT xuất bản phẩm,giúp sinh viên xác định được mục đích học tập và nghiên cứu môn học
4.3 Hướng tiếp cận thẩm mỹ trong thiết kế đồ hoạ
Ngành thiết kế đồ hoạ cho tới nay chủ yếu dựa vào cảm quan thẩm mỹ thịgiác nói chung và các nguyên tắc truyền thông theo yêu cầu của thị trường Trên cơ
sở nghiên cứu này, thiết kế đồ hoạ có thể có những giải pháp rõ nét hơn nhằm giảiquyết nhiệm vụ thiết kế xuất bản phẩm và sản phẩm ấn loát
Hình thức của một sản phẩm hoàn thiện không chỉ phụ thuộc vào người thiết
kế mà chịu sự ảnh hưởng của những vấn đề liên quan như nội dung thông điệp, chấtliệu sử dụng, chất lượng và kỹ thuật xử lý trong sản xuất và đặc biệt là quan điểmthẩm mỹ trong bối cảnh đương đại
Thiết kế dàn trang TCH không chỉ mang ý nghĩa TMTT mà qua đó thúc đẩycác nghệ sĩ trở thành nhà xúc tiến thực hành xã hội thông qua môi trường truyềnthông Bởi vì mỗi trang tạp chí đều được thể hiện bằng những ý tưởng táo bạo tácđộng vào kênh thông tin xã hội Nghệ thuật TKDT của TCH tinh tế, sang trọng đãtrở thành cầu nối giao lưu với văn hóa toàn cầu
Trang 144.4 Đối với ngành in ấn và xuất bản
Đề tài nghiên cứu sẽ giải quyết được về căn bản mối quan hệ sản xuất giữa các bộ phận trong chu trình biên tập, thiết kế và in ấn
Đặt ra các tiêu chí rõ ràng cho các bộ phận thiết kế và trình bày trong tòa soạn, nhà xuất bản, cơ sở truyền thông quảng cáo
Định hướng cho chiến lược phát triển của các ấn phẩm như truyện tranh, sách ảnh, sách báo giải trí
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập thông tin, sưu tầm và phân tích tài liệu
Thống kê, phân loại, hệ thống hóa các dữ liệu để đánh giá thông tin và đưa ranhận xét Nguồn tài liệu sẽ được tra cứu thu thập tại các thư viện, các công ty thiết
kế, toà soạn TCH và các cá nhân trực tiếp tham gia TKDT cũng như các cán bộ phụtrách trực tiếp và tham gia xây dựng TCH
5.2 Phương pháp quy nạp và diễn giải
Thông qua hệ thống các mẫu dàn trang TCH rút ra những luận điểm nghiêncứu đồng thời giải mã các ý tưởng thủ pháp của người thiết kế So sánh giữa các sốxuất bản của TCH qua các thời kỳ Đối chiếu những thành công của thiết kế TCHeritage với các luận điểm của TMTT để tìm ra quan điểm thẩm mỹ mới
5.3 Phương pháp điều tra xã hội học, phiếu hỏi, phỏng vấn sâu
Gặp trực tiếp những người có liên quan đến đề tài để tìm hiểu thông tin, thuthập các số liệu cần thiết Đây là điểm mạnh của luận án với các phỏng vấn chuyênsâu với các chuyên gia đầu ngành, và đặc biệt với những đối tượng là độc giả ở cácphạm vi khác nhau Do tài liệu ở trong nước chưa thực sự đầy đủ một cách có hệthống nên việc xác lập điều tra theo hướng phỏng vấn là rất cần thiết Có rất nhiềuchuyên gia giỏi trong lĩnh vực này, nhưng chủ yếu trưởng thành từ kinh nghiệm và
tự học hỏi hoặc có một số nhãn quan sắc sảo mang tính cá nhân
5.4 Phương pháp tiếp cận cấu trúc quan niệm và cấu trúc phân giải
Chủ nghĩa cấu trúc coi trọng tổng thể hơn cá thể Sự vật chỉ có ý nghĩa khiđược xem xét trong một cấu trúc của tổng thể Platon cũng đã từng nói: "Thực thể là
Trang 15do mối liên hệ làm nên" Cấu trúc của một sự vật là một chỉnh thể thống nhất vàtoàn vẹn, bao gồm cả nội dung lẫn hình thức, và nó có một ý nghĩa chính xác của
nó, độc lập với bất cứ yếu tố bên ngoài nào
Theo quan điểm của cấu trúc phân giải thì cấu trúc của nội dung và hình thứctrong thiết kế trình bày sách báo sẽ có nhiều tầng nhiều lớp ý nghĩa, nó luôn mởrộng Với cách nhìn này thì các ấn phẩm xuất bản truyền thông sẽ còn phát triển đadạng và phong phú hơn, đạt đến những bước phát triển cao hơn
6 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của đề tài
6.1 Câu hỏi nghiên cứu
Kể từ khi ra đời ấn phẩm báo chí đầu tiên trên thế giới “Relation allerFurnemmen und Gedenckwurdigen Historien” (tạm dịch: Mối liên hệ giữa các sựkiện lịch sử nổi bật) năm 1605 tại Strassburg, Cộng hòa Pháp, trải qua các cuộc cáchmạng kinh tế xã hội như cách mạng công nghiệp, cách mạng truyền thông, TKDT
ấn phẩm TC cho tới nay vẫn luôn là một nghề thú vị và khá chọn lọc Người đảmnhiệm công việc này giữ một vai trò quan trọng thậm chí góp phần quyết định vào
sự thành công của TC cùng với ban biên tập, đặc biệt là những TC giải trí, thờitrang, xã hội, phong cách, và hiển nhiên mang tính thị trường rõ nét Nghệ thuậtTKDT tạp chí Heritage, một trong những TC hàng đầu tại Việt Nam đã có nhữngthành công gì về thẩm mỹ?
Nghệ thuật hậu hiện đại ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước gây rakhủng hoảng về nhận thức thẩm mỹ, năm 1983 thẩm mỹ truyền thông ra đời đã cơbản giải quyết được vấn đề này Nghệ thuật TKDT ấn phẩm TCH, thuộc lĩnh vựcnghệ thuật thị giác đã có những biểu hiện gì mang tinh thần của TMTT?
Thẩm mỹ truyền thông đã phát triển thế nào trong nghệ thuật đương đại ViệtNam trong mối liên hệ với nghệ thuật hậu hiện đại thế giới Xu hướng phát triển củathiết kế TC đang phát triển theo hình thức nào và nghệ thuật TKDT ấn phẩm TCHvới các biểu hiện của TMTT đã mang đến những bài học kinh nghiệm gì cho cácnhà thiết kế TC ở Việt Nam?
Trang 166.2 Giả thuyết nghiên cứu
Nghệ thuật TKDT ấn phẩm TCH luôn mang trong mình bản sắc của văn hoáViệt Nam, đồng thời cập nhật những phong cách nghệ thuật hậu hiện đại phù hợpvới hơi thở của cuộc sống Khi nghệ thuật đương đại với sự cộng hưởng của côngnghệ truyền thông kỹ thuật số mang đến quan điểm thẩm mỹ mới, nghệ thuật TKDT
ấn phẩm TC không thể nằm ngoài xu thế chung mà phải chuyển mình để bắt kịpthẩm mỹ của nghệ thuật đương đại Từ thiết kế trang bìa cho đến TKDT nội dungTCH luôn có những quy chuẩn chặt chẽ về mặt dạng thức, kết cấu, tiêu chí rõ ràngcùng những phương pháp thể hiện phong phú
Nghệ thuật TKDT ấn phẩm TC bên cạnh sự phát triển nhanh chóng cùngcông nghệ số có sự chuyển biến về nhận thức TMTT, các ý tưởng thiết kế đều mangđến những luận điểm rõ ràng về quan niệm chứ không dừng ở mức độ làm đẹp.Nghệ thuật TKDT ấn phẩm TC có sự chuyển biến về phương pháp thể hiện TMTT,những phương pháp này hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học của công nghệ truyềnthông cùng hướng đi mới của nghệ thuật đương đại
Thẩm mỹ truyền thông ra đời trong bối cảnh khủng hoảng nhận thức thẩm
mỹ của nghệ thuật hậu hiện đại tại châu Âu và Bắc Mỹ Các quan điểm của TMTT
đã lan toả khắp thế giới và phát triển tại Việt Nam thông qua các nghệ sĩ thực hànhnghệ thuật đương đại, đặc biệt là nghệ thuật thị giác đã có nhiều đóng góp cho đờinghệ thuật Có nhiều xu hướng phát triển nghệ thuật TKDT ấn phẩm TC, điểm nổibật đó là xu thế xuất bản điện tử tích hợp đa phương tiện Các biểu hiện của TMTTtrong TKDT ấn phẩm TCH để lại nhiều bài học kinh nghiệm thực hành và sáng tạocho các nhà thiết kế đồ hoạ nói chung và TKDT ấn phẩm TC nói riêng
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu (11 trang), Kết luận (04 trang), Tài liệu tham khảo (09trang) và Phụ lục (105 trang), nội dung luận án được kết cấu bao gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và Tổng quan tình hình nghiên cứu về thẩm mỹtruyền thông trong thiết kế tạp chí Heritage (32 trang)
Chương 2: Nghệ thuật thiết kế tạp chí Heritage (36 trang)
Trang 17Chương 3: Thiết kế tạp chí Heritage từ cách tiếp cận lý thuyết thẩm mỹ truyền thông (33 trang).
Chương 4: Bàn luận về thẩm mỹ truyền thông và thiết kế tạp chí ở Việt Nam hiện nay (31 trang)
Trang 18Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THẨM MỸ TRUYỀN THÔNG TRONG THIẾT KẾ TẠP CHÍ HERITAGE
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Các tài liệu nghiên cứu về thiết kế đồ họa ấn phẩm
Năm 2003, Jan V White trong cuốn Editing by Design (Biên tập bằng thiết
kế) [106], cung cấp hệ thống kiến thức cho việc thực hành dàn trang xuất bản phẩmvới những hướng dẫn và minh họa chi tiết Các kiến thức được trình bày rất cụ thể,chi tiết và bao gồm tổng thể căn bản như cách người xem lật giở ấn phẩm, tạo hệthống lưới, bố cục chữ và hình ảnh, căn lề Cuốn sách cũng đưa ra một số nhận định
về việc lựa chọn kiểu chữ và tính năng của chúng trong thiết kế dàn trang Nó rấthữu ích cho những người thực hành thiết kế với kiến thức cơ bản, rõ ràng Tuynhiên, cuốn sách chỉ cung cấp kiến thức để thực hành trình bày báo, tạp chí là chính
mà không đề cập đến dàn trang sách Tác giả cũng không đưa ra kiến thức trongviệc thiết kế sách, báo, tạp chí
Năm 2004, cuốn Thiết kế, tạo mẫu và dàn trang - Design & Layout (tập 1)
của Roger C Parker’s [48] đem đến cho người đọc những kiến thức cơ bản trongviệc thiết kế và dàn trang Nội dung cuốn sách được xây dựng một cách trình tự cácbước thực hiện từ việc lên phác thảo trang, lựa chọn kiểu chữ và những vấn đề xử lýchữ, các vấn đề trong việc dàn trang và xử lý văn bản đến sử dụng các ký tự biểutượng và hình ảnh
- Trong việc lên phác thảo trang: cuốn sách gợi ý cách phác thảo sơ bộ nhưliệt kê nội dung, sắp xếp lại chúng theo một trình tự, xác định đối tượng độc giả,kích cỡ của ấn phẩm Kế đến, người thiết kế phác họa trên giấy mà không dùng đếnmáy tính Sau đó, dựa trên bản phác thảo đó, người thiết kế thể hiện chúng trên máytính
- Trong việc lựa chọn kiểu chữ và những vấn đề xử lý chữ: nội dung cungcấp kiến thức rất chi tiết trong việc chọn kiểu chữ cho các vị trí của nội dung cần
Trang 19thiết kế, dàn trang như tiêu đề, phụ đề, trích dẫn, nội dung và một số định hướngtrong việc tạo và xử lý khoảng trắng của tiêu đề, ngắt dòng, canh lề…
Ngoài ra, kiến thức cũng nêu lên một số hiệu ứng đồ họa như sử dụng màu
để tạo hiệu quả thị giác và xử lý kỹ thuật Nội dung của sách không đưa ra nhữngvấn đề nghiên cứu mà những kiến thức trong cuốn sách chỉ dẫn và đưa ra nhữngkinh nghiệm cụ thể trong việc thực hành dàn trang, thiết kế ấn phẩm
Năm 2004, cuốn Ý tưởng, bố cục và thể hiện - Design & Layout (tập 2) của
Alan Swann [2] cung cấp cho người đọc kiến thức và nội dung trong việc lên ý
tưởng, bố cục và thể hiện ấn phẩm Nếu cuốn Design & Layout, tập 1 trình bày
những kiến thức cơ bản nhất và những lời khuyên trong thiết kế, dàn trang thì cuốnnày đem đến cho người thực hành những kỹ năng cụ thể hơn Với những ví dụ cụthể, tác giả chỉ ra một số cách thức bố cục, dàn trang, cách xử lý tình huống khácnhau Nó cho người xem thấy một vài phương án để gợi ý cho người thực hành nhưlựa chọn tỷ lệ cho hình, sử dụng các hình trong thiết kế, thay đổi kích cỡ và tạokhoảng cách cho tiêu đề, các gợi ý sắp xếp tiêu đề, tô màu, kết hợp hình minh họa
Năm 2005, Krintin Culler trong cuốn Layout Workbook (Sách thực hành dàn
trang) [87] đề cập đến các khía cạnh trong thiết kế là những kiến thức giúp chongười muốn thực hành việc dàn trang có được từng bước thực hiện công việc củamình Nội dung kiến thức định hướng cho người thiết kế từ việc nghiên cứu thôngtin, thảo luận ý tưởng, xây dựng ý tưởng chủ đạo và thực hành dàn trang
Trong tổ chức cấu trúc dàn trang, hệ thống lưới có nhiều kích cỡ khác nhau
và hình dạng từ cơ bản đến phức tạp Chúng tùy thuộc vào lượng thông tin màngười thiết kế cần trình bày Dựa theo hệ thống lưới, nhà thiết kế xây dựng cấu trúc,
Trang 20xác định tỷ lệ của nội dung và các đối tượng Trong lịch sử, hệ thống lưới đã đượcPythagoras, Michelangelo, Leonardo da Vinci hay Le Corbusier sử dụng để thiết lậpcấu trúc và tỷ lệ, trong đó có tỷ lệ vàng Thông qua hệ thống này, các nhà thiết kế cóthể tạo nên sự đa dạng trong việc bố cục các yếu tố thị giác Tuy nhiên, hệ thốnglưới không bắt buộc phải được tuân thủ trong thiết kế Nhà thiết kế có thể sử dụnglưới, và căn cứ theo hệ thống đó thể bố cục nhưng cũng có thể phá vỡ quy luật ấy.Điều đó phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thiết kế để tạo nên một ấn phẩmthuyết phục hay không.
Năm 2005, cuốn Publication Design Workbook (Thực hành thiết kế xuất bản
phẩm) của Timothy Samara [102] đem đến cho người đọc một khối kiến thức tổngthể cho việc thiết kế xuất bản phẩm bao gồm các ấn phẩm như tạp chí, báo,catalogs, báo cáo thường niên, bản tin, văn chương Tác giả cho rằng, không giốngvới các ấn phẩm ở dạng đơn như áp phích quảng cáo, thậm chí là những ấn phẩm có
số lượng trang ít, xuất bản phẩm có số lượng trang lớn, nội dung có chứa đựng vănbản và hình ảnh Do vậy, nó đòi hỏi người thiết kế phải tổ chức thông tin, lựa chọnkiểu chữ sử dụng trong thiết kế để người đọc cảm thấy thoải mái khi đọc số lượngtrang lớn nhưng chúng cũng phải đủ sống động để hấp dẫn độc giả Nhà thiết kế dựatrên lượng thông tin cần thiết để kiến trúc lại các bộ phận, các thành phần của trang,sắp đặt hình ảnh cùng với nghệ thuật chữ để đạt được sự thống nhất trong thiết kế vàmục đích truyền thông của ấn phẩm
Mặc dù thông điệp cốt lõi là vấn đề mà nhà thiết kế tập trung vào đó nhưngcần thiết phải xây dựng ý tưởng chủ đạo Bên cạnh đó, ý tưởng chủ đạo phải đượcđịnh hình rõ vì mục đích của xuất bản phẩm là cung cấp thông tin và truyền thôngtới độc giả Độc giả phải đọc với lượng thông tin lớn, do vậy, ý tưởng đó phải rõràng để người đọc có thể dễ dàng tiếp cập và lĩnh hội thông tin Hình thức mà ýtưởng chủ đạo đưa ra thường chứa đựng những câu chuyện, hình ảnh, hình minhhọa, các biểu đồ hay các yếu tố thị giác khác Thêm vào đó, hình ảnh, màu sắc vàcác yếu tố thị giác là những yếu tố cần thiết và hỗ trợ hiệu quả cho ấn phẩm Nhữngnội dung này là nguyên liệu để nhà thiết kế xây dựng thành ấn phẩm đồ họa Việc
Trang 21hiểu chủ đề, bối cảnh văn hóa, khán giả mục tiêu và cấu trúc ấn phẩm là điều mà cácnhà thiết kế cần trước khi tiến hành công đoạn thiết kế, dàn trang.
Những kiến thức được trình bày trong cuốn sách này giúp người thiết kế xâydựng ý tưởng chủ đạo và hoạch địch kế hoạch thiết kế, xác định mối quan hệ giữacác thành phần và liên kết chúng để đem đến hiệu quả truyền thông thị giác
Năm 2007, Timothy Samara trong cuốn Design Elements – A Graphic Style
Manual (Thực hành thiết kế xuất bản phẩm), Nxb Rockport Publishers, New York
[103], đưa ra quan điểm tối thượng của ngành thiết kế và trình bày mà không phải aicũng nhớ, đó là “Hãy truyền thông, đừng trang trí” (Communicate – don’t decorate)
Và quan điểm mới “Hãy là việc với chữ như với hình ảnh, coi đó là điều hệ trọng”(Treat the type as image, as though it’s just as important) Hai quan điểm này thểhiện sự nghiêm túc trong thiết kế truyền thông là sự tối giản và đề cao thông tin nộidung
Năm 2008, cuốn Information Design Workbook (Thực hành thiết kế thông
tin), Kim Baer [81] đề cập đến việc thiết kế thông tin được ứng dụng trong các lĩnhvực khác nhau, từ thiết kế in ấn cho đến thiết kế trực tuyến như thiết kế đồ họa, thiết
kế tương tác, biên tập, kiến trúc thông tin v.v… Thông tin nếu thiếu cấu trúc thì nógiống như một mớ dữ liệu bòng bong, lộn xộn, không có một trật tự tuyến tính Dữliệu có thể bao gồm nội dung văn bản, hình ảnh, sự chuyển động, âm thanh… dựatrên các giác quan của con người để biên dịch các dữ liệu đó sang việc hiểu chúngnhư thế nào Khi các yếu tố được đưa vào trong thiết kế, chúng cần có một mục đích
và kế hoạch rõ ràng Người thiết kế luôn luôn cố gắng để tạo ra sự giao tiếp giữamục đích và kế hoạch để đem đến một ý nghĩa cho người đọc cảm nhận
Có rất nhiều cách để người đọc hấp thụ và hiểu thông tin Vì thế, người thiết
kế phải đưa ra được giải pháp để thiết kế và trình bày thông tin đó đầy đủ nội dung,
ý nghĩa và làm cho người đọc dễ dàng tiếp thu Đây chính là điểm giao thoa củamối quan hệ liên ngành như soạn thảo, biên tập, đồ họa và minh họa hội tụ trongthiết kế thông tin Hiệu quả của truyền thông chính là bản chất của thiết kế này
Năm 2009, cuốn Graphic Design Theory (Lý thuyết thiết kế đồ hoạ) của
Trang 22Helen Armstrong [80] đưa ra thuật ngữ Typophoto và định nghĩa typophoto là sự kếthợp giữa typography và photography Typography là một nghệ thuật sử dụng chữ đểtruyền thông được tạo thành bằng cách bố cục các ký tự Photography được hiểu lànghệ thuật hình ảnh được tạo ra bằng việc sử dụng thấu kính quang học để thu nhậnhình và tạo ra ảnh của nó Từ đó có thể hiểu rằng Typophoto là một dạng nghệ thuậtchữ không chỉ sử dụng nó như một phương tiện để truyền đạt thông tin với cáchgiao tiếp là người xem đọc chúng bằng cách thức đọc ngôn ngữ của văn bản để hiểu
mà Typophoto diễn đạt ý bằng hình và người xem đọc chúng bằng thị giác để hiểu
Các mặt chữ và thuật sắp chữ truyền thống đã tuân thủ chặt chẽ việc đảm bảotính chất của việc đọc nhưng lại bỏ qua việc đáp ứng những giá trị mới của cuộcsống Mục đích của thiết kế là để đơn giản hóa, làm rõ, để đề cao, để thuyết phục vàthậm chí là để giải trí Gần đây, việc sử dụng sự tương phản của các nguyên liệu chữnhư các ký tự, các tín hiệu, sử dụng không gian âm bản và dương bản đã nỗ lực đểlàm tương thích với cuộc sống hiện đại Sự cố gắng ấy đã ít nhiều tạo nên sự linhhoạt trong nghệ thuật chữ Sự thay đổi đạt được chuyển biến mạnh mẽ khi có sựtham gia của nhiếp ảnh, của thuật in bản kẽm, in khắc điện v.v Sự linh hoạt này đãđáp ứng được mối quan hệ giữa tính kinh tế và cái đẹp thẩm mỹ Với sự phát triểncủa phototelegraphy (điện-báo ảnh), các dạng đồ họa chữ mới sẽ phát triển và sẽ tạo
ra sự khác biệt với tính chất chữ, tính quang học của ảnh và những khái niệm củacác mẫu chữ đơn thuần ngày nay
Năm 2011, cuốn The Element of Graphic Design (Các yếu tố trong thiết kế
đồ họa) của Alexander W White [105] đề cập đến các yếu tố cơ bản như màu sắc,hình thể, nhịp điệu, sự đồng nhất, các nguyên lý về khoảng trống và bố cục trongthiết kế nói chung Trong đó, tác giả cũng đưa ra một số gợi ý cho việc bố cục và sửdụng chữ trong dàn trang Tác giả cho rằng, điều quan trọng là làm cho các trangsách trở nên hút người xem Sự kích thích thị giác sẽ dẫn mắt người xem tới cáctrang, khơi dậy sự hiếu kỳ và tham gia một cách tích cực vào việc tiếp nhận thôngtin Tính đơn giản trong thị giác là loại bỏ bớt những yếu tố không cần thiết và xây
Trang 23dựng chúng một cách logic và phù hợp Một thiết kế tốt sẽ giảm thiểu việc độc giảđọc càng nhiều càng tốt mà thay vào là việc hiểu như thế nào.
Năm 2012, cuốn Grids and Page Layouts (Dàn trang và ô lưới) Amy Graver
& Ben Jura [90] đưa ra những gợi ý về việc xây dựng hệ thống lưới và bố cục trangnhư số lượng lưới, vị trí của các đối tượng đặt trên hệ thống lưới; nhịp điệu, sự đốixứng, hình minh họa, mối tương quan của hình và chữ, không gian, tỷ lệ Trongcuốn sách, Massimo Vignelli cho rằng có rất nhiều phương cách để làm cho các bốcục trở nên thú vị, nhưng mục đích của lưới trong thiết kế là để tạo ra sự nhất quáncho bố cục Sự hấp dẫn của bố cục là tổng hòa các yếu tố được sử dụng trong thiết
kế Bên cạnh đó, Vignelli cũng cho rằng nội dung sẽ quyết định những cái gì màmột bố cục chứa đựng Khi thực hiện công việc, điều đầu tiên cần cân nhắc đó làcấu trúc của vùng nội dung, trong đó cần xác định kích thước, tỷ lệ, vị trí, các màđộc giả tương tác với ấn phẩm, cách họ đọc trên một trang và từ trang này qua trangkhác Cái cốt lõi không phải là làm tăng cái vẻ hiển thị trên bề mặt trong sự nhấtquán thị giác mà làm sao để đơn giản những thông tin để đem đến cho độc giả sự dễdàng tiếp cận
Nhận xét:
Các tài liệu thiết kế đồ hoạ ấn phẩm khá phong phú cung cấp đầy đủ các cơ
sở nền tảng cho ngành thiết kế đồ hoạ nói chung Từ nghệ thuật ứng dụng chữ chođến sử dụng hình ảnh, đồ hình đồ hoạ, ô lưới, màu sắc cùng những tiêu chí, thôngđiệp, ý tưởng thiết kế Tuy nhiên các tài liệu chủ yếu đề cập đến vấn đề kỹ thuật vàgiải pháp, ít bàn luận đến vấn đề quan điểm thẩm mỹ hay xu hướng thẩm mỹ mangtính cập nhật đương đại
1.1.2 Các tài liệu nghiên cứu về thiết kế dàn trang ấn phẩm báo chí
Năm 2001, PGS TS Vũ Quang Hào trong cuốn Báo chí và đào tạo báo chí
Thụy Điển, Nxb Hà Nội [20], đã giới thiệu chương trình đào tạo trong dự án hợp tácgiữa Viện đào tạo báo chí Fojo Thụy điển và Cục báo chí, Bộ Thông tin – Truyềnthông Đây là một dự án đào tạo khá tích cực với 3 lớp đào tạo chính trong lĩnh vựcbáo chí, đó là lớp bồi dưỡng viết tin bài báo chí, lớp nhiếp ảnh báo chí, và lớp thiết
Trang 24kế trình bày báo chí Mỗi lớp đều có giảng viên Thụy điển và cùng với giảng viênViệt Nam Cả ba lớp luôn được phối hợp để tạo ra một sản phẩm thống nhất, đó làtrang báo Lớp viết tin bài thì phụ trách nội dung, lớp thiết kế phụ trách phần hìnhthức, lớp nhiếp ảnh phụ trách ảnh, vừa là nội dung vừa là hình thức Tuy nhiên luôn
có sự xung đột giữa các lớp và đặc biệt không phải là học viên mà chính lại là cácgiảng viên Các lớp đều luôn quá đề cao vai trò của ngành mình nên tiếng nói chungđôi khi bị phá vỡ Đây cũng chính là thực trạng ở các cơ sở thiết kế mà đề tài muốngiải quyết tận gốc bằng tiêu chí đẹp thẩm mỹ trong mối quan hệ giữa nội dung vàhình thức
Năm 2007, Đặng Đức Tuệ trong cuốn Ma-két và Trình bày báo, Hội nhà báo
Việt Nam, Hà Nội [61], đặt vấn đề ma-két báo là hệ thống quy chuẩn quy định việc
tổ chức kỹ thuật, dàn trang báo Ma-két báo bao gồm những trang mẫu, được dựtính cho những khả năng khác nhau, và quy định chi tiết về việc sử dụng các công
cụ để trình bày từng trang, mục trong tờ báo Vai trò của ma-két là “phục vụ” nộidung thông tin của tờ báo chứ không “áp đặt” lên nội dung, dàn dựng và làm tănggiá trị thông tin, giúp thông tin trở nên rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu hơn đối với độcgiả Việc thiếu trao đổi giữa “hình thức” và “nội dung” trong quá trình xây dựngma-két sẽ dẫn đến việc áp đặt những quy định cứng nhắc vào quy trình xử lý thôngtin, chứ không giúp cho việc chuyển tải hiệu quả các ý đồ của tòa soạn
Năm 2010, Phạm Thúy Hằng và Mats Wikman trong Những trang báo đẹp –
Cẩm nang dành cho các nhà thiết kế, Bộ Thông tin - Truyền thông [22], đẩy mạnhnhững nguyên tắc cơ bản về cách trình bày những tầng lớp thông tin, ảnh minh họa
và tông màu chủ đạo, sử dụng tài nguyên và các thông tin bằng hình ảnh là mộttrong những chất lượng mà con người nhìn nhận thấy nhanh nhất Cuốn sách đã chỉ
ra những nguyên tắc cơ bản nhất và giới thiệu được bộ ma-két quy chuẩn của trìnhbày báo
Năm 2011, Nguyễn Chí Hùng trong luận văn thạc sĩ Ma-két phụ trương báo
in ở thành phố Hồ Chí Minh từ góc độ lý luận và thực tiễn, Đại học Khoa học Xã
hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội [27], sau khi khảo sát Tuổi trẻ cuối
Trang 25tuần, Phụ nữ chủ nhật, Sài gòn giải phóng thứ bảy, Làm bạn với máy vi tính, Doanhnhân Sài gòn cuối tuần từ 2008-2011, đã chia các yếu tố nội dung gồm có thông tinvăn tự và ảnh, bảng biểu, đồ hình đồ họa, còn các yếu tố hình thức bao gồm khổbáo, lề, bát chữ, măng séc, chữ tít, chữ chính văn, khung, nền, vi nhét, minh họa vàmột số tín hiệu đồ họa Sự phân định này rất thực tế nhưng chưa tìm ra được mốiliên hệ tương hỗ chặt chẽ của chúng.
Nhận xét:
Thực tế các tài liệu về TKDT ấn phẩm báo chí không nhiều và cũng chưathực sự đầy đủ cho các loại hình thiết kế báo chí rất đa dạng TKDT là một chuyênngành phục vụ báo chí truyền thông có tác động rất lớn đến xã hội, nhưng chính vì
sự phong phú của nó nên các nghiên cứu mang tính phổ quát khó đề cập Tài liệuthường đi vào những nội dung cụ thể và mang tính ứng dụng trực tiếp mà ít bàn đếntính thẩm mỹ
1.1.3 Các tài liệu nghiên cứu về thẩm mỹ truyền thông
Năm 1971, tác giả Paul N Campell trong bài báo “Communicationaesthetics” (Thẩm mỹ truyền thông), tạp chí Today’s Speech [83], lần đầu tiên đưa
ra khái niệm mới thẩm mỹ truyền thông trong lĩnh vực mỹ học Một vấn đề mớitrong các cấu trúc quen thuộc nhưng được kết hợp một cách khác thường Mộtphương pháp luận phân tích nghiên cứu như những cảnh báo chống lại Kant, ủng hộchủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hành vi Mức độ giao tiếp của con người đã trởnên kịch tính đòi hỏi phải sử dụng ngôn ngữ như một hoạt động thẩm mỹ, ngôn ngữgiao tiếp mang tính tượng trưng, con người sở hữu ngôn ngữ và ngược lại, hành vicủa con người ảnh hưởng tới ngôn ngữ biểu tượng và môi trường truyền thông Bàibáo khẳng định đây là vấn đề rất mới bao gồm những luận điểm dưới sự tác độngcủa công nghệ truyền thông Khái niệm thẩm mỹ truyền thông lần đầu tiên được đềcập trong giới học thuật đem đến những phản ứng trái chiều khởi đầu cho nhữngnghiên cứu thú vị
Năm 2001, tác giả Yao Heming trong cuốn 传传传传传传 (Dẫn luận về Mỹ họctruyền thông), Bắc Kinh quảng bá học viện xuất bản xã [109],đềcập đến bản
Trang 26chất của các hoạt động mỹ học truyền thông, nghiên cứu thẩm mỹ về loại hình nghệthuật truyền thông và sự tiếp nhận thẩm mỹ của khán giả truyền thông Tác giả chorằng thông tin thẩm mỹ khi được truyền thông có thể làm người tiếp nhận có tinhthần phấn chấn, tâm lý bay bổng, từ đó có được cảm nhận thoải mái, vui vẻ về cáiđẹp, tình cảm, cảm xúc được bồi dưỡng, có được tinh hoa trong tâm hồn Thông tinthẩm mỹ thường có những đặc trưng ở một số phương diện sau:
- Đặc tính thứ nhất của thẩm mỹ truyền thông là tính hình tượng: Sự vật và
hiện tượng của cái đẹp là hình tượng, là cụ thể Vẻ đẹp được cảm nhận trực tiếpthông qua giác quan của người thưởng thức Thông tin thẩm mỹ có hình thái cụ thểcủa cảm tính, nội dung của chúng cũng được thể hiện qua một hình thức bên ngoàinhất định và hình thức này được cấu thành từ các nguyên liệu vật chất như chấtcảm, hình, sắc v.v
- Đặc tính thứ hai của thẩm mỹ truyền thông là tính biểu cảm: Vẻ đẹp không
chỉ cụ thể, hình tượng, mà nó còn liên quan chặt chẽ đến tình cảm của chủ thể thẩm
- Đặc tính thứ ba của thẩm mỹ truyền thông là tính sáng tạo: Trong tất cả các
hoạt động truyền thông mang tính thẩm mỹ, các tác phẩm nghệ thuật coi trọng tínhsáng tạo nhất Tính sáng tạo của các tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện ở bảnthân mỗi nghệ thuật gia, thể hiện ở đặc điểm và phong cách sáng tạo mang đặctrưng riêng biệt không giống người khác, mà còn thể hiện trong các tác phẩm khácnhau của nghệ thuật gia đó Nghĩa là, mỗi tác phẩm đều có điểm độc đáo riêng màcác tác phẩm khác không có cho dù chúng được sáng tạo bởi cùng một nghệ sỹ
Năm 2002, John Heskett trong cuốn Design - A Very Short Introduction (Giới thiệu cốt lõi về thiết kế), Nxb Oxford University Press [92], đã đưa ra một
Trang 27định nghĩa hài hước nhưng đúng cả về mọi phương diện: “Thiết kế là thiết kế mộtthiết kế để sản xuất ra được một thiết kế” (Design is to design a design to produce adesign) Điều này cũng cho thấy khái niệm design được mở rộng nên dễ có sự nhầmlẫn Đó chính là lý do đề tài này sử dụng thuật ngữ kép thiết kế dàn trang để khẳngđịnh công việc tiến hành đối với sách báo in Trong khi đề cập về vấn đề phươngtiện truyền thông, John Hesker cũng sử dụng khái niệm hình ngữ để chỉ bộ các biểutượng của Thế vận hội Munich 1972 do Otl Aicher thiết kế Đây là một quan điểmrất quan trọng về sự chuyển hóa giữa nội dung và hình thức ít nhất về mặt thuật ngữ
lý luận Cùng với nó, biểu tượng quảng bá du lịch của New York do Milton Glaserthiết kế với hình trái tim lồng vào chữ: “Tôi yêu New York” là minh chứng cho việchình ảnh chuyển hóa thành nội dung
Năm 2008, nhà nghiên cứu mỹ thuật Bùi Như Hương trong cuốn Nghiên cứu
mỹ thuật, trường đại học Mỹ thuật Hà Nội - Viện mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật [24], đã
có nghiên cứu về Thời kỳ thẩm mỹ thứ ba Chúng ta đang sống trong một thời kỳ
khủng hoảng về tiêu chuẩn mỹ học Cuộc khủng hoảng này gần như mang tính toàncầu, nó xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ thứ 20 Bắt đầu từ đây, người ta cho rằng lịch
sử mỹ thuật đã chuyển dần sang thời kỷ thẩm mỹ thứ ba, không còn tương ứng vớithời đại công nghiệp nữa, mà là thời đại hậu công nghiệp, với mỹ cảm hoàn toànmới, không xác định, có tính chất đảo lộn các nấc thang giá trị trước đây [24, tr 57]
Trải qua ba thời kỳ thẩm mỹ, thẩm mỹ cổ điển truyền thống, thẩm mỹ hiệnđại, thẩm mỹ hậu hiện đại Ở Việt Nam thời kỳ thứ ba gọi là thời kỳ thẩm mỹ mởcửa, được nhà nghiên cứu đặt tên “Thẩm mỹ tạp kỹ” [24]
Thẩm mỹ này thể hiện rõ ràng nhất ở các tác phẩm pop-art, pop-xã hội, nghệthuật quan niệm, sắp đặt, trình diễn, video-art và các loại nghệ thuật tổng hợp khácnhau như ngày nay Đặc điểm:
- Đa dạng, không đồng nhất, tính chủ quan và tự do thẩm mỹ là tuyệt đối
- Không lấy cái đẹp làm tiêu chuẩn cao nhất, mà lấy ý tưởng sáng tạo làmchính
- Không hướng đến giá trị lâu bền, cuối cùng của tác phẩm, mà quan trọng
Trang 28hơn là quá trình thể hiện, gây hiệu quả và cảm giác tức thời.
- Tìm kiếm các phương tiện và chất liệu biểu hiện mới, đa dạng, rẻ tiền, sẵn
có trong môi trường để phản ánh các vấn đề đương đại, bức bách, báo độngcủa xãhội đương đại
- Đôi khi có tính giải trí, hài hước, ngẫu hứng, song qua đó cài đặt quan niệm
và thông điệp cá nhân gửi tới người xem
- Xu hướng trí tuệ hóa nghệ thuật bằng cách áp dụng khoa học kỹ thuật nhưcamera, video, đèn chiếu, màn hình, âm thanh, ánh sáng, chuyển động…, mô hìnhhóa các tác phẩm trong không gian và thời gian
- Xu hướng tổng hợp các loại hình nghệ thuật như sân khấu, múa, âm nhạc,tạo hình vào cùng một sân chơi Mở rộng không gian nghệ thuật ra ngoài trời, lôikéo người xem cùng tham gia vào hoạt động sáng tạo
- Xu hướng đại chúng hóa và xã hội hóa nghệ thuật
Năm 2008, PGS TS Bùi Hoài Sơn trong cuốn Phương tiện truyền thông
mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam do Nxb Khoa học xã hội xuất
bản đã cho thấy tác động của công nghệ truyền thông tới đời sống văn hóa nghệ
thuật ở Việt Nam là rất căn bản và mạnh mẽ Tác giả nhận định các phương tiệntruyền thông mới đã làm thay đổi cả cách tư duy của con người đến mức bản thânchúng ta cũng không thể tưởng tượng hết khả năng vô cùng của nó Chưa có mộtcông nghệ nào có sức ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội như cácphương tiện truyền thông mới Sự xuất hiện của chúng đã khiến con người phải địnhnghĩa, xem xét lại hàng loạt những vấn đề mà trước đây chúng ta xem là đươngnhiên Một thế giới ảo sống đan xen với thế giới thực, một không gian tương tác tối
đa trong mọi mối quan hệ xã hội, những cách nhìn rộng mở và khoan dung với cácquan điểm khác biệt, tốc độ xã hội nhanh tới mức các khoảng cách không gian vàthời gian trở nên tương đối, tất cả đã khiến các phương tiện truyền thông mới trởthành một công nghệ có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ khi xuất hiện loài người [53,
tr.6]
Các phương tiện truyền thông mới như internet và điện thoại di động đãmang đến cho người sử dụng không gian số và ảo Chính không gian số và ảo đã
Trang 29giúp cho người sử dụng trở nên mạnh dạn và tự tin hơn trong các giao tiếp của mình
và giúp họ thể hiện bản thân và cái “tôi” đối với xã hội Giúp con người thăng hoa ởmột thế giới khác, nơi họ có thể tự do bày tỏ tình cảm, tự biến mình thành ngườihùng, và có thể khám phá bất cứ những gì họ thích mà không chịu quá nhiều sự chiphối từ các sự kiểm soát từ những người khác
Công nghệ truyền thông đã gây ra sự hỗn loạn của thông tin và sự hình thànhcác tiểu văn hóa, các thói quen bị thay đổi và sự khủng hoảng này còn kéo dài đòihỏi một giải quyết thấu đáo [53]
Năm 2008, tác giả Ceng Yaonong trong cuốn 传传传传传传 (Thẩm mỹ truyềnthông hiện đại) [108] đã đề cập đến Thẩm mỹ truyền thông hiện đại là sự giao tiếpcủa một chủ đề mới với tính thẩm mỹ Thẩm mỹ truyền thông hiện đại có thể thúcđẩy sự phát triển của phương tiện truyền thông, phù hợp với quy luật của cái đẹp,làm cho con người trở nên đẹp hơn, đồng thời tăng chất lượng thẩm mỹ của cả mộtdân tộc Thẩm mỹ truyền thông hiện đại sử dụng những thành tựu lý thuyết mớinhất, giải quyết truyền thông thực tế của nhiều vấn đề khó khăn và nổi trội Thẩm
mỹ là một phần quan trọng trong sản phẩm văn hóa tinh thần của con người Tínhthẩm mỹ như là một phần quan trọng trong việc tạo ra văn hóa tinh thần của nhânloại Thực hành thẩm mỹ được xem như là yếu tố cốt lõi trong toàn bộ yêu cầu củaquá trình truyền thông Do đó, nó cần tuân thủ luật truyền bá và các quy tắc thẩm
mỹ trong việc xác định quy trình phổ biến thông tin Nó cũng cố gắng để hoàn thànhđược nhu cầu thẩm mỹ của con người
Năm 2013, Nguyễn Hoàng Huy (sưu tầm và biên dịch) trong cuốn Mỹ học và
phê bình nghệ thuật, Nxb Mỹ thuật [28], đã tóm lược một loạt các quan điểm mỹhọc trên thế giới đặc biệt của phương Đông cho thấy các luận điểm tương đồng vớiThẩm mỹ truyền thông
Thái độ của chúng ta đối với các tác phẩm nghệ thuật đã thay đổi về căn bản
Ở một số mặt, thậm chí nó đã đảo ngược hẳn đến mức có khi chúng ta biết tênnhững người sáng tạo, kể cả cuộc đời họ mà vẫn mù tịt về sản phẩm của họ [28,
tr.14] Đây chính là sự khủng hoảng trong nhận thức thẩm mỹ của con người ở bối
Trang 30cảnh đương đại Dù sao đi nữa, cuộc cách mạng về thái độ đối với tác giả cũngmang mầm mống của tư tưởng tiền phong chủ nghĩa sau này sẽ in dấu rất sâu vàonghệ thuật đương đại Nghệ sĩ thời cổ đại là một trung gian giữa con người và thầnlinh, hơn là một người sáng tạo đích thực Tương ứng với sự thay đổi đó về phía tácgiả là sự thay đổi liên quan đến khái niệm nhận thức về phía người xem Cái đẹp làchủ quan, nó chủ yếu ở trong những gì thỏa mãn nhãn thức của ta, cảm thức của ta.
Theo Charles Morris, trong sự lãnh hội về ký hiệu hình tượng có cả sự bày tỏtrung gian và tức thì về các đặc tính nào đó Trong trường hợp của các ký hiệu thẩm
mỹ mà các đặc tính trong câu hỏi đều là những đặc tính giá trị [28, tr.115]
Bhara, xúc cảm, được nhấn mạnh ở điều thứ ba trong các quy tắc Ấn Độ, đềcao sức mạnh khêu gợi và kỹ thuật là tương ứng với khí vận Các hiện tượng củathiên nhiên chỉ là cái cớ để diễn dịch trạng thái tâm hồn của nghệ sĩ và lúc màthuyết tượng trưng được tóm lược để thiết lập một sự tương tự, một sự đồng nhấtgiữa sắc thái của đối tượng với cái đam mê, cái trực giác của cảm xúc [28, tr.140]
Cơ sở của thực hành nghệ thuật cũng như của mọi tư tưởng mỹ học TrungQuốc là một nhãn thức triết học dựa trên khái niệm hư không Theo quan niệmTrung Hoa, hư không không phải là một cái gì mơ hồ hoặc không hiện hữu, mà làmột khía cạnh năng động của đời sống con người cũng như đời sống vũ trụ [28,
tr.173]
Năm 2015, Benjamim Picado trong bài báo “From objects ofCommunication towards reasonableness of sensibility: aesthetic experience andepistemology of Communication” (Từ các đối tượng truyền thông hướng tới tính
hợp lý: kinh nghiệm và nhận thức luận thẩm mỹ của truyền thông) [98] xem xét các
ý tưởng đem đến những yếu tố trung tâm cho việc đàm luận về thẩm mỹ trong bốicảnh nghiên cứu Truyền thông: bắt đầu từ những hàm ý giữa thẩm mỹ và tiên đề về
sự đánh giá cao các sản phẩm văn hóa truyền thông, các lý thuyết về truyền thôngxác định cốt lõi thẩm mỹ của các hiện tượng với “nghệ thuật” của chúng Tác giảcho rằng, trong bối cảnh của mối quan hệ giữa thẩm mỹ học và truyền thông, người
ta phải xem xét nhu cầu đặt câu hỏi theo chiều dọc về nguồn gốc và bản chất của
Trang 31thẩm mỹ truyền thông cũng như vai trò mở rộng của thẩm mỹ truyền thông trongcộng đồng Chúng ta cần phân định phạm vi lý thuyết thẩm mỹ của tác phẩm nghệthuật thông qua việc xem xét trải nghiệm của khán giả.
Năm 2016, Marc Jimenez (Phạm Diệu Hương dịch) trong cuốn 50 câu hỏi
mỹ học đương đại, Nxb Thế giới [37], đã nêu ra một loạt các vấn đề về nhận thức
thẩm mỹ đối với nghệ thuật đương đại Nguyên bản tiếng Pháp L’esthetique
contemporaine (mỹ học đương đại) đã phần nào xác định mạnh mẽ thẩm mỹ mới
của đời sống nghệ thuật hiện nay Định nghĩa về mỹ học là “khoa học của cái đẹp”được coi như một định nghĩa có tính lịch sử không còn tương ứng với ngày nay cả ởcác phương pháp khác nhau lẫn các đối tượng khác biệt, cũng như những ý đồ phứctạp của chuyên ngành này [37, tr.20] Công nghiệp văn hóa nói đến một giai đoạntiên tiến của các xã hội gọi là hậu công nghiệp với sự phát triển phi thường của cácphương tiện truyền thông và một sự thay đổi về vị thế của văn hóa truyền thống, từnay trở đi theo lý thuyết có thể tiếp cận đến số lượng đối tượng lớn nhất [37, tr.75]
Nghệ thuật ý niệm thuyên chuyển sự suy xét thẩm mỹ của tác phẩm hoặc củađối tượng nghệ thuật thành chính ý tưởng nghệ thuật, như vậy bỏ qua một cách cố ýphương diện vật lý và các đặc điểm nhận thức của tác phẩm nghệ thuật để chỉ quantâm đến sự vận hành của ý tưởng nghệ thuật, khẳng định vị trí vượt trội của hành vi
và mục đích nghệ thuật so với bản thân tác phẩm [37, tr.80]
Việc suy xét thẩm mỹ sẽ không thể cứ mãi không biết đến những đổi mớicông nghệ gắn liền với các dự án nghệ thuật, và rằng việc suy xét này sẽ cần nỗ lựcxây dựng các thuật ngữ thực tế hơn về mối liên hệ giữa nghệ thuật và khoa học Có
lẽ sẽ thích hợp để chấp nhận văn hóa số (cyber culture) và nghệ thuật số (cyber art)một khoảng cách vừa đủ giữa sự nghi ngại, sự hồi cố mang tính quá khứ chủ nghĩa
và sự hứng khởi quá độ đã sinh ra tất cả những điều không tưởng [37, tr.98]
Mỹ học của nghệ thuật công nghệ sẽ có nhiệm vụ đánh giá thách thức vănhóa và nghệ thuật cho những sự chuyển dịch đang diễn ra Nó sẽ đặt vấn đề về sự
mở rộng chưa từng có này của phương diện cảm tính, về sự bùng nổ trong thế giớicủa trí tưởng tượng và do đó là của sự sáng tạo [37, tr.99]
Trang 32Nguồn gốc khủng hoảng của nghệ thuật đương đại bắt đầu từ rất nhiều phànnàn nhắm tới nghệ thuật đương đại Người ta tố giác sự thiếu giá trị thẩm mỹ, thậmchí vô giá trị đã đặt ra câu hỏi liệu còn có những tiêu chí của việc đáng giá thẩmmỹ?
Năm 2016, TS Lê Trần Hậu Anh trong luận văn tiến sĩ Mỹ thuật Việt Nam
-Những biến đổi trong thời đại công nghệ thông tin, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc
gia Việt Nam [4], đã khẳng định tiến trình vi tính hóa hay những mạng thông tintoàn cầu, các bước phát triển công nghệ vi tính, đã tạo nên một xã hội ảo Con người
sẽ sống trong cái xã hội ảo đó, họ sống rất gần nhau nhưng lại có thể rất xa nhau vềkhoảng cách Chính vì vậy nghệ thuật phải có những chuyển đổi để thích ứng, vì từ
xã hội thông tin này cách trình bày về thế giới tình cảm của con người sẽ khác, nó
có thể là các tác phẩm đa phương tiện và cả những tác phẩm ảo trên mạng thông tintoàn cầu (internet) Tiến trình phát triển CNTT đã trở thành công cụ để kiểm soát vàđiều tiết đời sống con người Chính vì vậy công nghệ thông tin đã có những tácđộng rất mạnh mẽ đến con người cũng như nghệ thuật [4, tr.34]
Tính tương tác là đặc trưng nổi bật nhất của nghệ thuật có ứng dụng CNTT,trước hết nghệ sỹ tương tác với các phương tiện máy móc thông minh, rồi tác phẩmlại tương tác với người xem, sự tương tác đó hoặc thể hiện ở sự vắng mặt gián tiếp
và có mặt trực tiếp, hoặc tuỳ theo sự lý giải của người xem để thực hiện tác phẩm
[4, tr.81]
Nhận xét:
Thông qua khái quát chung về tổng quan tình hình nghiên cứu để thấy, chođến thời điểm này vẫn chưa có công trình khoa học nào tại Việt Nam nghiên cứuchuyên sâu về thiết kế dàn trang ấn phẩm tạp chí Heritage Đặc biệt là đặt vấn đềnghiên cứu về thẩm mỹ truyền thông, cũng như vai trò của các nghệ sĩ thiết kế dàntrang tạp chí với những ý tưởng táo bạo, tác động đến đời sống thẩm mỹ xã hội Qua
đó có thể đưa ra những quan điểm về khả năng chuyển biến thẩm mỹ trong thiết kếdàn trang ấn phẩm tạp chí ở Việt Nam nói chung, tạp chí Heritage nói riêng Khẳngđịnh vai trò của họa sĩ thiết kế dàn trang gắn với tính thẩm mỹ, làm cho vẻ
Trang 33đẹp của tạp chí Heritage không chỉ là một ấn phẩm đơn thuần mà còn là một tácphẩm nghệ thuật.
1.2 Cơ sở lý luận về thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế tạp chí
1.2.1 Khái niệm về báo chí, nhật báo và tạp chí
1.2.1.1 Khái niệm báo chí, nhật báo
Theo đại từ điển tiếng Việt, tác giả Nguyễn Như Ý, Trung tâm ngôn ngữ vàvăn hoá Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hoá-Thông tin có ghi về báo hay còn gọi làbáo chí (báo – thông báo, chí – giấy) là những xuất bản phẩm định kỳ, có tính thời
sự, là những thông tin mới về những gì đã đang diễn ra trong xã hội Có mấy loạihình báo chí như báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử …, nhưng như đã nói ởtrên, ở đây chúng ta chỉ xét đến khái niệm báo in tức là báo viết được in ra trên xuấtbản phẩm bằng giấy
Trong cuốn Truyền thông đại chúng của tác giả Tạ Ngọc Tấn, nhà xuất bảnchính trị quốc gia (2001), báo in là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dungthông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội Trong trườnghợp này, thuật ngữ báo in dùng để chỉ hai bộ phận nhật báo và tạp chí
Theo từ điển Anh-Anh-Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội (2017) Journal cónghĩa là báo chí Từ điển nêu khái niệm cụ thể rằng báo chí (journal) là tờ báo(newspaper) hoặc tạp chí (magazine), một ấn phẩm đặc biệt mà tất cả các bài báođều có một chủ đề cụ thể hoặc chuyên nghiệp Newspaper có nghĩa là báo, đó làmột bản in có chứa các tin tức, quảng cáo và các bài báo với nhiều chủ đề đượcđược gấp lại Báo được in và bán hàng ngày hoặc hàng tuần Một số dạng báo nhưbáo ngày, báo tuần, nhật báo
Theo từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà nẵng (2003)báo là xuất bản phẩm định kỳ in trên giấy khổ lớn, đăng tin, bài, tranh ảnh để thôngtin, tuyên truyền Hình thức thông tin tuyên truyền có tính chất quần chúng và nội
bộ, bằng các bài viết, tranh vẽ trực tiếp trên giấy, trên bảng, v.v
1.2.1.2 Khái niệm tạp chí
Theo đại từ điển tiếng Việt, tác giả Nguyễn Như Ý, Trung tâm ngôn ngữ và
Trang 34văn hoá Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hoá-Thông tin Tạp chí là xuất bản phẩm định
kỳ, đăng nhiều bài của các tác giả khác nhau về một ngành hoạt động nhất định,đóng thành tập
Theo từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà nẵng (2003),Tạp chí là xuất bản phẩm định kỳ, có tính chất chuyên ngành, đăng nhiều bài donhiều người viết, đóng thành tập, thường có khổ nhỏ hơn báo
Theo Viện từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam
Tạp chí là chủng loại ấn phẩm báo chí xuất bản định kì, với các kì hạn hằngtuần, nửa tháng, một tháng, một quý, nửa năm, v.v Tạp chí khác với báohằng ngày Về nội dung, tạp chí thường chứa đựng những thông tin mangtính tổng quát hay chuyên đề về tình hình thời sự, các vấn đề thuộc các lĩnhvực khoa học tự nhiên hoặc xã hội đang được nhiều người quan tâm Về hìnhthức, tạp chí được đóng thành tập với các cỡ khác nhau, khổ thường nhỏ hơnkhổ báo hằng ngày, có bìa
Theo từ điển Anh-Anh-Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội (2017) Magazine
có nghĩa là tạp chí Từ điển giải nghĩa thêm, đó là một quyển sách mỏng, khổ rộng,
có bìa mà chúng ta có thể mua hàng tuần hoặc hàng tháng; chứa đựng các bài báo,hình ảnh, v.v.; thường dựa trên một chủ đề cụ thể
Qua tham khảo các tài liệu trên, có thể rút ra khái niệm báo chí (journal) làxuất bản phẩm định kỳ, nội dung chứa đựng thông tin mang tính thời sự được pháthành rộng rãi trong xã hội, gồm có hai thể loại chính là báo (hay nhật báo –newspaper) và tạp chí (magazine) Trong khi báo (nhật báo) thường được in giấykhổ to và truyền đạt nhiều về tin tức hàng ngày, tạp chí (magazine) lại được in giấykhổ nhỏ hơn được phát hành định kỳ theo tuần, tháng, quý và cung cấp những nộidung chuyên sâu hơn
1.2.2 Khái niệm về Thiết kế, Thiết kế đồ họa, Thiết kế dàn trang
1.2.2.1 Khái niệm thiết kế
Theo Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý, Trung tâm Ngôn ngữ và Vănhoá Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hoá-Thông tin Thiết kế là làm đồ án đồ hoạ, xây
Trang 35dựng một bản vẽ với tất cả những tính toán cần thiết để theo đó mà xây dựng công trình, sản xuất sản phẩm.
Theo Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam
Thiết kế là lập hồ sơ kĩ thuật để xây dựng (hay cải biến) một công trình hay
mô hình (quy trình) sản xuất hoặc chế tạo một phương tiện, thiết bị (nào đó)
Hồ sơ bao gồm các bản vẽ tổng thể và chi tiết, kèm theo bảng thống kê vật liệu sử dụng, các bản thuyết minh phần tính toán và những chỉ dẫn cần thiết Trong khi thiết kế, người thiết kế phải xử lí các tư liệu kinh tế - kĩ thuật, tính toán, vẽ viết, làm mẫu mã cũng như dự tính chi phí thực hiện, ảnh hưởng và lợi ích kinh tế - kĩ thuật do ý đồ đó mang lại sau khi thực hiện Từ điển Mỹ thuật phổ thông cho biết về thuật ngữ này như sau:
Thiết kế: (A: design P: design) Sáng tạo ra mẫu đồ vật theo ý tưởng của các nhà mĩ học bằng bản vẽ, phác thảo, phác họa, mô hình nhằm đạt tới mức hoàn thiện để có thể áp dụng vào sản xuất Thiết kế được áp dụng trong nhiềulĩnh vực như: thiết kế các công trình kiến trúc, thiết kế các mô hình máy móc,
đồ vật, sản phẩm tiêu dung công nghiệp, thời trang v.v… Thiết kế tiếng Anh
là đi - dai (design) nhưng từ này đã được quốc tế hóa, bởi vậy ở Việt Nam đôi khi người ta cũng nói: “đi - dai” bìa sách”, “đi - dai mốt” Trong cuốn Từ điển tiếng Việt có ghi về thiết kế như sau:
Thiết kế: Lập tài liệu kỹ thuật toàn bộ, gồm có bản tính toán, bản vẽ, v.v Để
có thể theo đó mà xây dựng công trình, sản xuất, thiết bị, sản phẩm v.v Thiết
kế một công trình Thiết kế kiểu máy mới Thiết kế kĩ thuật Bản vẽ thiết kế.Thiết kế và thi công [32]
Qua các tài liệu trên có thể rút ra khái niệm thiết kế là quy trình xây dựng đồ
án đồ hoạ để sản xuất chế tạo sản phẩm ứng dụng phục vụ đời sống xã hội Bản thânthiết kế đã là một thuật ngữ phức tạp, trong môi trường nghệ thuật thì thường gọi là
“design” Theo cố PGS.TS Nguyễn Ngọc Dũng thì dịch thuật ngữ “design” sangtiếng Việt là thiết kế sẽ là không thỏa mãn và ông đã đề nghị sử dụng nguyên thuậtngữ đã được quốc tế hóa là “design” [12]
Trang 361.2.2.2 Khái niệm thiết kế đồ hoạ
Thiết kế đồ họa (Graphic design), bản thân thuật ngữ thiết kế đồ họa cũngmới ra đời do nhà thiết kế người Mỹ William Addison Dwinggins dùng đầu tiênnăm 1922 và chỉ trở nên thông dụng sau chiến tranh thế giới thứ 2 và cho đến naythì rất phổ biến
Theo Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam:
Đồ hoạ ấn loát, một bộ môn của đồ hoạ ứng dụng, đi chuyên sâu vào hình thức của ấn phẩm: sách báo, áp phích, nhãn hàng, bao bì, tài liệu quảng cáo, tem bưu chính, tiền giấy, bằng khen, đồ bản, vv Ngoài tay nghề, kiến thức và
óc thẩm mĩ cao, nhà đồ hoạ ấn loát phải hiểu biết tường tận về các chủng loạichữ, giấy, mực, các kĩ thuật chế bản và in ấn hiện đại, thành thạo trong nghệ thuật sử dụng ảnh chụp dưới nhiều dạng khác nhau Theo từ điển Anh-Anh-Việt, Nxb Văn hóa thông tin:
Graphic: nghệ thuật miêu tả, đặc biệt là biết và vẽ; nghệ thuật tạo hình Từđiển giải nghĩa thêm, liên quan đến thị giác hoặc nghệ thuật mô tả; nghệthuật thị giác và nghệ thuật kỹ thuật tham gia vào thiết kế hoặc sử dụng chữcái và hình ảnh
Từ đó có thể rút ra khái niệm: thiết kế đồ họa là cách tổ chức có ý thức củavăn bản (chữ) và/hoặc hình ảnh để truyền đạt (một) thông điệp cụ thể Thuật ngữthiết kế đồ họa (graphic design) đề cập đến cả quá trình thiết kế mà theo đó các quátrình giao tiếp được tạo ra, cũng như các sản phẩm của quá trình thiết kế này Nóđược sử dụng để thông báo, quảng cáo, hoặc trang trí và thường được thể hiện bằng
sự kết hợp của các chức năng kể trên
Henry van de Velde, nhà thiết kế, kiến trúc sư người Bỉ cho rằng “Làm đẹp làkết quả của hệ thống và sự minh bạch, chứ hoàn toàn không phải là một ảo ảnhquang học” [96] Nhận định này hoàn toàn phù hợp với ngành thiết kế đồ họa, đặcbiệt là với tư tưởng của Bauhaus Thiết kế đồ họa bản thân là một ngành mỹ thuậtứng dụng, phục vụ dây chuyền sản xuất dịch vụ và lẽ đương nhiên nó phải nằmtrong chuỗi cung ứng của xã hội Vậy những xúc cảm mà người ta hay nói đến
Trang 37trong nghệ thuật, tất nhiên là nghệ thuật thiết kế, nằm ở đâu trong chuỗi cung ứng
đó Theo Nico Henry Frijda, nhà tâm lý học Hà Lan, giáo sư trường Đại họcAmsterdam trong tác phẩm “The Emotions” (1986) của mình cho rằng cảm xúc ảnhhưởng đến hành động và đó là những gì sẽ xảy ra khi chúng ta phản ứng với mộtkích thích thẩm mỹ ví dụ như một hành động để mua một sản phẩm Tuy nhiên cảmgiác này là rất cá nhân để có thể được giải thích rằng những kinh nghiệm cá nhân vàảnh hưởng của nền văn hóa có tác động đến các phản ứng thẩm mỹ Do đó cần xácđịnh những đặc điểm của tính thẩm mỹ và các sản phẩm có liên quan đến nhiệm vụthiết kế thẩm mỹ [96]
1.2.2.3 Khái niệm thiết kế dàn trang
Thiết kế dàn trang (Page layout, Mise en page, Maquette) còn có thể đượcgọi bằng các tên như thiết kế đồ hoạ ấn loát, đồ hoạ sách, thiết kế báo chí vì vậytrong một số từ điển đã có những khái niệm như sau:
Theo từ điển Anh -Anh - Việt, Nxb Văn hóa Thông tin: Layout có nghĩa làcách bố trí, cách trình bày Trong từ điển Anh - Việt, Nxb Văn hóa Thông tin ấnhành năm 2013 cũng đưa ra khái niệm Layout có nghĩa là cách bố trí, trình bày
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam 2, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, HàNội (2002)
Ma-ket (Maquette), mẫu dự kiến về hình thức trình bày một cuốn sách, một
tờ báo, một ấn phẩm nói chung để nhà in căn cứ vào đó mà thực hiện côngviệc làm ra sản phẩm
Maket báo, Bản phác thảo cách sắp đặt, trình bày bài, tin, ảnh trên các trangbáo; có định rõ vị trí, số cột (để chỉ bề ngang), chiều cao; có ghi kiểu chữdành cho bài, tin và cho các tiêu đề chính và phụ; nếu bài, tin dài không đăngtrọn trong trang thì ghi rõ phần tiếp xem ở trang nào Nhà in dựa theo đó đểlên trang Nay làm ma-ket trên máy vi tính
Theo Viện Từ Điển học và Bách khoa thư Việt Nam:
Đồ hoạ sách, bộ môn nghệ thuật tạo ra hình thức đẹp cho những cuốn sách in(hoặc chép tay) Ngoài việc trình bày bìa, vẽ phụ bản và minh hoạ, môn đồ
Trang 38hoạ sách quan tâm xử lí trước hết đến kích thước, khuôn khổ sách, chủng loạigiấy và bìa, lựa chọn kiểu dáng chữ, mực in, cách dàn trang chữ hay tranhảnh, kĩ thuật khâu, ghim, đóng gáy sách, vv Cao hơn nữa, đồ hoạ sách chăm
lo cả hình thức áo bìa, hộp đựng sách, vv Nhà đồ hoạ sách phải hiểu sâu mọichủng loại giấy bìa và mực, thành thạo trong xử lí các dạng chữ in và biếtkhai thác mọi kĩ thuật ấn loát từ thủ công đến hiện đại [31, tr.824]
Từ đó rút ra khái niệm: thiết kế dàn trang ấn phẩm xuất bản (Page layout,Mise en page) là một thuật ngữ ghép do ngôn ngữ du nhập chưa tìm ra được một từthay thế Đây là một thể loại nằm trong ngành thiết kế đồ họa (Graphic design).Thiết kế và trình bày sách là công việc của người họa sĩ thiết kế nhằm mục đích làmsáng tỏ hơn và làm đẹp hơn nội dung của tác phẩm văn học Cũng công việc tương
tự như vậy đối với báo chí nhằm làm rõ ràng, mạch lạc, hấp dẫn nội dung thông tintruyền thông Việc sử dụng thuật ngữ kép thiết kế dàn trang mới chỉ ra được đúngbản chất của công việc, đó là việc xây dựng những ma-két sách báo trước khi mang
đi in ấn xuất bản
Cần phải nói rõ rằng TKDT ấn phẩm là một chuyên ngành nằm trong ngànhthiết kế đồ họa, có những liên hệ đến một số lĩnh vực nghệ thuật và nghề nghiệp màtập trung vào truyền thông, hình ảnh và trình bày TKDT sử dụng nhiều phươngpháp để tạo ra và kết hợp các biểu tượng, hình ảnh và chữ để tạo ra một sự trình bàythị giác cho những ý tưởng và thông điệp Nhà thiết kế đồ họa có thể sử dụng nghệthuật chữ, kỹ thuật dàn trang, và những hiệu quả của nghệ thuật thị giác nhằm tạo ranhững ấn phẩm hoàn hảo TKDT thường đề cập đến hai quá trình thiết kế để tạo racác giao tiếp thông tin và các sản phẩm thiết kế để phát hành Không giống với cácthể loại thiết kế đồ họa khác như quảng cáo, bao bì sản phẩm, thiết kế website, góisản phẩm của TKDT luôn là một ấn phẩm cụ thể Các văn bản hình ảnh được trìnhbày với sự hỗ trợ của các yếu tố thiết kế cơ bản như đường nét, mảng miếng và màusắc Đặc điểm kỹ năng quan trọng là sự phối hợp các dữ liệu, yếu tố có sẵn trongyêu cầu hoặc các thành tố khác nhau
Trang 391.2.3 Khái quát về Thẩm mỹ truyền thông
1.2.3.1 Khái niệm về Thẩm mỹ, Truyền thông và Thẩm mỹ truyền thông Khái niệm Thẩm mỹ (Aesthetic)
Theo Đại từ điển tiếng Việt [78] cho thấy Thẩm mỹ là khả năng cảm thụ và
hiểu biết về cái đẹp Trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê có ghi về thẩm mỹ:
Thẩm mỹ - Cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp Khiếu thẩm mỹ Giá trị thẩm mỹ Chức
năng thẩm mỹ của văn học Theo từ điển Anh - Anh - Việt, Nxb Đại học Quốc Gia,
Hà Nội (2017): Aesthetic có nghĩa là thẩm mỹ, có liên quan đến cái đẹp hoặc nghệthuật Aesthetic có nghĩa là mỹ học, thẩm mỹ Aesthetic là cảm nhận về cái đẹp.Theo từ điển Anh - Việt, Nxb Văn hóa Thông tin: Aesthetic có nghĩa là thuộc vềthẩm mỹ, có khiếu thẩm mỹ hay có óc thẩm mỹ Theo từ điển Hán - Việt, Nxb Vănhóa thời đại (2015): Thẩm mỹ có nghĩa là hiểu biết và thưởng thức cái đẹp Theo từđiển Hán - Việt, Đào Duy Anh, Nxb Văn hóa thông tin (2013): Thẩm mỹ, xét biếtcái đẹp cái xấu
Thuật ngữ “aesthetic” trong tiếng Anh đồng thời cũng dịch là mỹ học Mỹhọc, được phát kiến bởi triết gia người Đức Alexander Baumgarten (1750-1758),cung cấp lý thuyết về sự nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong nghệ thuật, trongthiên nhiên và trong xã hội [28] Nghệ thuật là lĩnh vực tập trung cao nhất mối quan
hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực Nói đến nghệ thuật, ta hay nói đếnthẩm mỹ hay sự nhận thức và thưởng thức cái đẹp Là một hình thái ý thức đặc thùcủa con người, nghệ thuật không chỉ gắn liền với cái đẹp mà còn là nơi con ngườigửi gắm tư tưởng, khát vọng về cuộc sống Chính vì vậy nghệ thuật có nhiều chứcnăng khác nhau như giáo dục, nhận thức, giải trí, và đặc biệt là thẩm mỹ
Trong quá trình định nghĩa, nghiên cứu và sử dụng, “mỹ học” được ví nhưmột cây có nhiều nhánh và luôn luôn phát triển cho phù hợp với hoàn cảnh văn hóa
xã hội tương ứng, bởi vì nó luôn tồn tại trong thiên nhiên, trong xã hội và trongnghệ thuật Đây chính là luận cứ quan trọng, là cơ sở để phát triển những nghiêncứu tiếp theo về chuyển biến thẩm mỹ trong từng thể loại nghệ thuật đặc thù khácnhau, mà cụ thể ở đây là nghệ thuật TKDT ấn phẩm
Trang 40Trong khuôn khổ luận án này, thuật ngữ “aesthetic” được sử dụng theo nghĩa
“thẩm mỹ” do thuật ngữ ghép “communication aesthetics” có phạm vi hẹp và bảnthân nó nằm trong lĩnh vực mỹ học, một phạm trù rộng lớn hơn chứa đựng thẩm
mỹ Từ đó có thể rút ra khái niệm thẩm mỹ (aesthetic) là khả năng cảm thụ và hiểubiết về cái đẹp
Khái niệm Truyền thông (Communication)
Theo Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam gỉải thích khái niệmtruyền thông như sau
Truyền thông (báo chí), quá trình trao đổi thông điệp giữa các thành viên haycác nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau Hoạt độngtrao đổi thông điệp có tính phổ biến giữa nguồn phát với công chúng xã hội rộng rãi được gọi là truyền thông đại chúng Truyền thông (tin), x Liên lạc
Truyền thông Báo (A message passing), việc gửi một số thông tin từ đốitượng này sang đối tượng khác Trong lập trình hướng đối tượng, các đốitượng liên hệ với nhau qua cơ chế truyền thông báo, chỉ rõ đối tượng nhậnthông báo, hành động mà đối tượng nhận phải thực hiện và các tham biếncho việc thực hiện hành động đó
Theo từ điển số hoá Việt cho biết Truyền thông, thông tin và tuyên truyềnnói chung, (kĩ thuật) truyền dữ liệu theo những quy tắc và cách thức nhất định
Từ đó có thể rút ra khái niệm truyền thông được hiểu theo hai góc độ chính,
đó là sự tương tác trao đổi thông điệp giữa con người với con người và sự truyềngửi một số thông tin liên lạc trông cộng đồng và xã hội
Khái niệm thẩm mỹ truyền thông (Communication aesthetics)
Theo cuốn Phenomenology of New Tech Arts (Hiện tượng học về nghệ thuật công nghệ mới) của Mario Costa năm 2005 và For an aesthetics of communication
(Dành cho thẩm mỹ truyền thông), được xuất bản đầu tiên bằng tiếng Pháp năm
1983 của Fred Forest có thể rút ra:
Thẩm mỹ truyền thông là một lý thuyết thẩm mỹ đề cập đến thực hành nghệ