1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013 2016 (Luận văn thạc sĩ)

89 577 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013 2016 (Luận văn thạc sĩ)Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013 2016 (Luận văn thạc sĩ)Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013 2016 (Luận văn thạc sĩ)Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013 2016 (Luận văn thạc sĩ)Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013 2016 (Luận văn thạc sĩ)Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013 2016 (Luận văn thạc sĩ)Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013 2016 (Luận văn thạc sĩ)Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013 2016 (Luận văn thạc sĩ)Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013 2016 (Luận văn thạc sĩ)

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013 - 2016” là công

trình do tôi tự nghiên cứu và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học

Các số liệu và kết quả trình bày phản ánh trong bản Luận văn thạc sỹ này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2018

Tác giả luận văn

Hoàng Hương Trà

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v

TÓM TẮT ĐỀ TÀI vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THAO TÚNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 8

1.1 Định nghĩa về thao túng báo cáo tài chính 8

1.2 Các phương pháp thao túng báo cáo tài chính phổ biến 12

1.2.1 Khai khống hoặc ghi giảm doanh thu 13

1.2.2 Ghi nhận sai niên độ 14

1.2.3 Che giấu/Ghi tăng công nợ và chi phí 14

1.2.4 Định giá sai tài sản 15

1.2.5 Không khai báo đầy đủ thông tin 16

1.3 Các yếu tố chi phối hành vi thao túng báo cáo tài chính 17

1.3.1 Các yếu tố rủi ro liên quan đến Áp lực 18

1.3.2 Các yếu tố rủi ro liên quan đến Cơ hội 19

1.3.3 Các yếu tố rủi ro liên quan đến Thái độ/Tính cách 20

1.4 Hậu quả của thao túng báo cáo tài chính 21

1.5 Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc hạn chế thao túng báo cáo tài chính 23

1.5.1 Kinh nghiệm từ Hoa Kỳ 23

1.5.2 Kinh nghiệm từ Trung Quốc 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAO TÚNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 28

2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 28

2.1.1 Tổng quan về các công ty niêm yết 28

Trang 5

2.1.2 Nghĩa vụ công bố báo cáo tài chính của các công ty niêm yết 29

2.2 Thực trạng thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013 – 2016 30

2.2.1 Xét theo chỉ tiêu doanh thu 31

2.2.2 Xét theo chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế 33

2.3 Đánh giá thực trạng thao túng báo cáo tài chính tại Việt Nam 48

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ THAO TÚNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 56

3.1 Tăng cường cơ chế giám sát thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam 56

3.2 Các giải pháp nhằm hạn chế thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 58

3.2.1 Giải pháp đối với các công ty niêm yết 58

3.2.2 Giải pháp đối với các nhà đầu tư 62

3.2.3 Kiến nghị đối với các tổ chức tín dụng 66

3.2.4 Kiến nghị đối với kiểm toán viên và các tổ chức kiểm toán độc lập 67 3.2.5 Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 71

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTNY Công ty niêm yết BCTC Báo cáo tài chính HĐQT Hội đồng quản trị LNST Lợi nhuận sau thuế TTCK Thị trường chứng khoán UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016 28

Bảng 2.2: Tỷ lệ các công ty có điều chỉnh tăng/giảm doanh thu sau kiểm toán 31 Bảng 2.3: Top DNNY tăng lãi và thoát lỗ sau kiểm toán 2014 38

Bảng 2.4: Top DNNY giảm lãi và tăng lỗ sau kiểm toán 2014 40

Hình 1.1: Sơ đồ Cây Gian Lận (Fraud Tree) 11

Hình 1.2: Tỷ lệ số vụ gian lận theo từng hình thức giai đoạn 2012 – 2016 12

Hình 1.3: Mức độ thiệt hại trung bình từng loại gian lận gây ra cho nền kinh tế giai đoạn 2012 – 2016 12

Hình 1.4: Tam giác gian lận 18

Hình 2.1: Tình hình phải điều chỉnh số liệu LNST sau kiểm toán của các công ty niêm yết năm 2013 34

Hình 2.2: LNST trước và sau kiểm toán 2013 của một số doanh nghiệp niêm yết giảm đáng chú ý 34

Hình 2.3: LNST trước và sau kiểm toán 2013 của một số doanh nghiệp chênh lệch tăng đáng chú ý 36

Hình 2.4: Thống kê công ty niêm yết tuân thủ đúng và đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin giai đoạn 2012-2016 50

Trang 8

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Thông tin luôn được xem là một nguồn “tài sản” vô cùng giá trị đối với bất

kỳ nhà đầu tư nào trên thị trường chứng khoán Một trong những nguồn cung cấp thông tin quan trọng và đáng tin cậy nhất về các công ty niêm yết là báo cáo tài chính (BCTC) bới đây là một kênh thông tin đã được chuẩn hóa với các chuẩn mực chung được đặt ra cho tất cả các công ty đại chúng, và được lượng hóa bởi những con số, chỉ tiêu tài chính cụ thể, như tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận hay dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhiều vụ

bê bối liên quan đến thông tin và công bố thông tin của các công ty niêm yết đã gây ảnh hưởng xấu đến niềm tin của nhà đầu tư cũng như tính ổn định của thị trường Luận văn đã tìm hiểu và phân tích các cơ sở lý luận về thao túng BCTC, những phương pháp thao túng BCTC phổ biến, các yếu tố chi phối hành vi này và tác động của thao túng tới các đối tượng có liên quan Thêm vào đó, người viết cũng tìm hiểu

và chỉ ra những bài học kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Trung Quốc trong công cuộc phòng ngừa và xử lý thao túng BCTC

Tiếp đến, luận văn đi sâu phân tích thực trạng thao túng BCTC của các công

ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2013 – 2016, từ đó đưa ra đánh giá khái quát các vấn đề nổi cộm về tình hình minh bạch thông tin BCTC, những biện pháp hạn chế thao túng BCTC mà các cơ quan chức năng đã sử dụng, hiệu quả cũng như hạn chế của những biện pháp đó Cuối nghiên cứu, người viết đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tình hình thao thúng BCTC và nâng cao chất lượng BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm xây dựng một TTCK Việt Nam minh bạch, hiệu quả

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chất lượng thông tin của các công ty niêm yết luôn được xem là mối quan tâm của nhiều chủ thể trên thị trường, đặc biệt là các nhà đầu tư Việc nắm bắt được thông tin về doanh nghiệp một cách chính xác và nhanh chóng là yếu tố then chốt giúp các nhà đầu tư đưa ra được những quyết định đúng đắn, và nhờ đó, các nguồn lực trên thị trường được phân bổ một cách hợp lý

Báo cáo tài chính (BCTC) được xem là một trong những nguồn cung cấp thông tin quan trọng và đáng tin cậy nhất về các công ty niêm yết, bởi đây là một kênh thông tin đã được chuẩn hóa với các chuẩn mực chung được đặt ra cho tất cả các công ty đại chúng, và được lượng hóa bởi những con số, chỉ tiêu tài chính cụ thể, như tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận hay dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp Chính vì thế, BCTC luôn cần được đảm bảo tính minh bạch và phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhiều vụ

bê bối liên quan đến thông tin và công bố thông tin của các công ty niêm yết đã gây ảnh hưởng xấu đến niềm tin của nhà đầu tư cũng như tính ổn định của thị trường Mặc dù các cơ quan quản lý đã ban hành những quy định chặt chẽ về việc công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng các công ty niêm yết vẫn luôn tìm cách che giấu những thông tin bất lợi và “làm đẹp” BCTC Khi thao túng BCTC vượt quá giới hạn khuôn khổ pháp luật cho phép, hành vi đó biến thành gian lận Ngày càng có nhiều vụ gian lận BCTC bị phanh phui ở nước ta, có thể kể đến những trường hợp của Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT), Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông (DVD), Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC), hay gần đây là trường hợp của Công ty Cổ phần Tập đoàn

Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) Việc các doanh nghiệp cố tình che giấu tình hình tài chính thực tế và chỉ đến khi báo cáo kiểm toán được công bố, các nhà đầu tư cũng như các bên liên quan khác mới vỡ lẽ đã gây nên những thiệt hại nặng nề cho tất cả các bên liên quan: doanh nghiệp phá sản, giá cổ phiếu tụt dốc, thị trường bất

ổn định, nhà đầu tư mất tiền, các chủ nợ không đòi được nợ

Trang 10

Do vậy, thao túng BCTC luôn là một chủ đề rất được quan tâm Để hạn chế thao túng báo cáo tài chính, việc minh bạch hóa các thông tin kế toán, tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang thực sự trở thành một yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết, và quá trình này cần thiết phải có sự nỗ lực chung tay của các cơ quan quản lý cũng như tất cả các thành phần tham gia trên thị trường, từ đó góp phần xây dựng một thị trường hiệu quả hơn trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà đang hội nhập hóa và ngày càng phát triển

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013 - 2016” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình Nghiên

cứu này sẽ phần nào làm rõ về tình hình thao túng BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng hạn chế thao túng BCTC cũng như một số lưu ý hữu ích cho các nhà đầu tư trước khi đưa ra các quyết định đầu tư quan trọng

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng thao túng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp cho các đối tượng có liên quan để hạn chế thao túng BCTC

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận văn này sẽ thực hiện những nhiệm

vụ sau:

Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về thao túng BCTC của doanh nghiệp

Tìm hiểu thực trạng sai lệch giữa BCTC trước và sau kiểm toán của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2016

Tìm hiểu những biện pháp Việt Nam đã thực hiện để hạn chế thao túng BCTC, chỉ ra nguyên nhân về những vấn đề tôn đọng chưa được giải quyết

Trang 11

Tìm hiểu kinh nghiệm hạn chế thao túng BCTC của Hoa Kỳ và Trung Quốc, từ

đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp cho Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Các biểu hiện thao túng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn bao gồm: phương pháp thu thập, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp xử lý thông tin, phương pháp so sánh – đối chiếu và phương pháp hệ thống hóa

5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Nhiều công trình nghiên cứu về thao túng BCTC trên nhiều góc độ khác nhau đã được tiến hành trên thế giới nhằm giúp các nghề nghiệp có liên quan tìm được các biện pháp ngăn ngừa, phát hiện thao túng, gian lận

Là nghiên cứu tiên phong về xây dựng mô hình dự đoán khả năng thao túng BCTC, mô hình M-score (M là viết tắt của “manipulation” – thao túng) (1999), Beneish thiết lập một mô hình dự đoán (gọi là tỷ số M-Score) để đánh giá có hay không khả năng công ty gian lận BCTC dựa vào các kỹ thuật gian lận thường được

sử dụng Kết quả đưa ra dựa trên mô hình này giúp các nhà kiểm toán, nhà đầu tư,

cơ quan quản lý nhận diện một công ty có khả năng thao túng BCTC hay không với xác suất dự đoán đúng 76% Mô hình Beneish đã giúp sinh viên trường đại học

Trang 12

Cornell phát hiện gian lận của công ty Enron trước một năm thời điểm công ty này phá sản trong khi kiểm toán không tìm thấy

Được phát triển dựa trên M-score của Beneish, mô hình F-score của Dechow và các cộng sự (2011) có thế các biến số phi tài chính- các hoạt động ngoại bảng và dữ liệu thị trường Mô hình dự báo được trình bày với ba mức độ và độ chính xác lần lượt là: 65,9%; 65,7% và 63,36%

Một trong những nghiên cứu có ý nghĩa vô cùng quan trọng về gian lận đó là mô hình Tam giác gian lận (Fraud Triangle) do Donald R Cressey đưa ra năm 1953 Theo ông, có nhiều nguyên nhân để một người thực hiện hành vi gian lận; tuy nhiên, tất cả các nguyên nhân đều được tổng hợp thành ba nhóm nhân tố chính: áp lưc, cơ hội và thái độ, cá tính Thực hiện khảo sát với khoảng 200 trường hợp tội phạm kinh tế, ông tập trung phân tích gian lận dưới góc độ tham ô và biển thủ nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật trên Ngày nay, mô hình Tam giác gian lận của Cressey đã trở thành một trong những mô hình chính thống dùng trong nhiều nghề nghiệp khác nhau trong việc nghiên cứu gian lận, trong đó

có kiểm toán

Năm 1980, Romney và cộng sự đã đưa ra các dấu hiệu báo động đỏ (red flags)

để dự báo gian lận Sau đó, Albrecht và Romney (1986) đã sử dụng 87 dấu hiệu này

để nghiên cứu gian lận Các tác giả đã chỉ ra rằng, một phần ba trong số các dấu hiệu trên có ý nghĩa trong tiên đoán gian lận và một số lượng lớn các biến khác rất hữu ích trong dự đoán về tính chính trực của Ban Giám đốc Dựa trên kết quả này, Loebbecke và công sự (1989) đã tiếp tục phát triển mô hình tiên đoán rủi ro có gian lận và cung cấp bằng chứng rằng gian lận trên BCTC là hệ quả của các yếu tố như động cơ và thái độ Nhiều nghiên cứu sau này cũng cho thấy mô hình của Loebbecke và công sự (1989) khá hữu hiệu trong việc phát hiện gian lận (Bell và Carcello, 2000; Nieschweitz và cộng sự, 2000; Wilks và Zimbelman, 2004) Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại chứng minh các dấu hiệu báo động đỏ không có hoặc ít có khả năng dự báo gian lận (Asare và Wright, 2004; Cottrell và Albrecht, 1994; Pincus, 1989)

Trang 13

Gần đây, khi đánh giá sự hữu hiệu của tam giác gian lận, Skousen và cộng sự (2009) đã xác định được 5 yếu tố Động cơ/Áp lực và 2 yếu tố cơ hội có mối quan hệ

có ý nghĩa thống kê với khả năng xảy ra gian lận trên BCTC với các biến đại diện cho các yếu tố này bao gồm: tốc độ tăng trưởng nhanh của tài sản, sự tăng lên của nhu cầu tiền mặt và nhu cầu huy động vốn từ bên ngoài, việc nắm giữ cổ phiếu của

cổ đông bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, và đặc điểm của HĐQT, số lượng thành viên độc lập trong Ủy ban kiểm toán Tương tự, Lou và Wang (2011) cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố của tam giác gian lận và khả năng BCTC

có gian lận Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hành vi gian lận có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với các biến đại diện cho các yếu tố của tam giác gian lận như đòn bẩy tài chính, tỷ lệ doanh thu cho các bên liên quan, số lần điều chỉnh BCTC, số lần thay đổi kiểm toán viên, tỷ lệ cổ phiếu của Ban Giám đốc và HĐQT bị cầm cố, sai sót trong dự báo của chuyên gia phân tích tài chính Các mô hình nghiên cứu của Skousen và công sự (2009) và Lou và Wang (2011) đều có khả năng dự báo gian lận

Bên cạnh các công trình nghiên cứu của các cá nhân, ở Hoa Kỳ, có một tổ chức chuyên nghiên cứu về gian lận và thường xuyên đưa ra các báo cáo về nghiên cứu

và điều tra gian lận trên toàn thế giới, đó là Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa

Kỳ (The Association of Certified Fraud Examiners - ACFE) Được thành lập vào năm 1993, kể từ đó đến nay, ACFE liên tục xuất bản các báo cáo định kỳ Trong báo cáo năm 2016, tổ chức này đã tiến hành nghiên cứu và phân tích 2.410 vụ gian lận nghề nghiệp được phát hiện và điều tra tại 114 quốc gia khác nhau trên thế giới Tại Việt Nam, gần đây cũng có những công trình nghiên cứu về phát hiện gian lận báo cáo tài chính Đáng kể nhất phải nhắc đến nghiên cứu về “Đánh giá rủi ro gian lận BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam” của Trần Thị Giang Tân và cộng sự (2014), sử dụng phân tích hồi quy Logit để xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố của tam giác gian lận và khả năng xảy ra gian lận trên BCTC Kết quả cho thấy khả năng xảy ra gian lận có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với 3 yếu tố về động cơ/áp lực, với 1 yếu tố về cơ hội và 2 yếu tố về thái độ Mô hình sử dụng các

Trang 14

biến trên có khả năng dự báo đúng 83,33% các công ty thuộc mẫu nghiên cứu và dự báo đúng 80% các công ty ngoài mẫu nghiên cứu

Bên cạnh đó, có thể kể đến nghiên cứu “Mô hình Beneish dự đoán sai sót trong yếu trong Báo cáo tài chính” của Nguyễn Công Phương và Nguyễn Trần Nguyên Trân, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 206, tháng 08/2014 Để phù hợp với ngữ cảnh ở Việt Nam, một số lưu ý được đưa ra nhằm tính toán một số biến của mô hình Sử dụng hàm Excel để tính toán biến và các chỉ số M-score của mô hình với

30 công ty có sai sót trọng yếu trong BCTC năm 2012 do kiểm toán phát hiện và công bố Kết quả kiểm chứng cho thấy mô hình dự đoán đúng xác suất tới 53,33% Vậy nên, đóng góp lứn nhất của nghiên cứu là mở đường cho việc cây dựng M-score ở Việt Nam

6 Cấu trúc bài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về thao túng báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013-2016

Chương 3: Các giải pháp nhằm hạn chế thao túng báo cáo tài chính của các công

ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 15

Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn tài liệu tham khảo nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, đánh giá của các thầy cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cám ơn PGS TS Lê Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện bài luận văn này

Trang 16

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THAO TÚNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Định nghĩa về thao túng báo cáo tài chính

Thao túng BCTC bao gồm các hành vi làm sai lệch BCTC trên khía cạnh trọng yếu, là nguyên nhân chính dẫn đến thông tin bất cân xứng trên TTCK

Dưới góc độ quản trị trong doanh nghiệp, thao túng BCTC được xuất phát từ khái niệm quản trị lợi nhuận (earnings management) Nếu như các thủ thuật BCTC vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật và các chuẩn mực kế toán cho phép thì chất lượng thông tin công bố ra công chúng không bị ảnh hưởng quá nhiều Tuy nhiên, khi hành vi này vượt quá giới hạn cho phép, nó sẽ được coi là hành vi gian lận

Theo chuẩn mực kiểm toán số 240 về Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC (Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính): “Các sai sót trong BCTC có thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn Để phân biệt giữa gian lận

và nhầm lẫn, cần phải xem xét hành vi dẫn đến sai sót trong BCTC là cố ý hay không cố ý.”

Như vậy, nhầm lẫn là hành vi không có chủ ý, có thể do năng lực hạn chế hoặc do sao nhãng, thiếu thận trọng trong công việc, ngược lại gian lận là hành vi

cố tình, có chủ ý gây ra sai sót nhằm mục đích trục lợi Gian lận có thể mang lại lợi ích cho cá nhân hay cho tổ chức Khi cá nhân thực hiện gian lận, lợi ích có thể là trực tiếp (như nhận tiền hay tài sản), hoặc gián tiếp (như thăng chức, tăng quyền lực) Khi tổ chức (thường là nhân viên hành động trên tư cách tổ chức) thực hiện gian lận thì lợi ích thu được thường là trực tiếp dưới hình thức thu nhập của công ty tăng lên

Gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp Việc thao túng BCTC dẫn tới gian lận có liên quan đến các sai sót cố ý, như cố ý bỏ sót số liệu hoặc thông tin thuyết minh của BCTC

để lừa dối người sử dụng báo cáo tài chính Sai sót cố ý có thể xuất phát từ chủ định

Trang 17

của Ban Giám đốc nhằm điều chỉnh kết quả kinh doanh, làm người sử dụng BCTC hiểu sai về tình hình hoạt động và khả năng sinh lời của đơn vị được kiểm toán

Theo nghiên cứu của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ - AFCE, gian lận trên BCTC là loại gian lận mà các thông tin trên BCTC bị bóp méo, phản ánh không trung thực tình hình tài chính một cách cố ý nhằm lừa gạt người sử dụng thông tin Ví dụ như khai khống doanh thu, giảm nợ phải trả hay chi phí

Theo Chuẩn mực kế toán số 320 - Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán): Nhìn chung, mức trọng yếu được hiểu như sau:

- Những sai sót, bao gồm cả việc bỏ sót, được coi là trọng yếu nếu những sai sót này, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, được xem xét ở mức độ hợp lý, có thể gây ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC;

- Những xét đoán về mức trọng yếu được thực hiện trong từng trường hợp

cụ thể và bị ảnh hưởng bởi quy mô hay bản chất của sai sót, hoặc được tổng hợp của cả hai yếu tố trên;

- Những xét đoán về các vấn đề trọng yếu đối với người sử dụng BCTC phải dựa trên việc xem xét các nhu cầu chung về thông tin tài chính của nhóm người sử dụng, như các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ Những ảnh hưởng có thể có của các sai sót đến một số ít người sử dụng thông tin trên BCTC mà nhu cầu của họ có nhiều khác biệt so với phần lớn những người sử dụng thông tin trên BCTC sẽ không được xét đến

Như vậy, các sai sót mang tính trọng yếu trong BCTC sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của những người sử dụng BCTC, bao gồm: các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng, các đối tác và ngay cả Ban lãnh đạo của công ty

Theo Chuẩn mực kế toán số 240 - Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC): Có hai loại sai sót do cố ý mà kiểm toán viên cần quan tâm, là sai sót phát sinh từ gian lận BCTC và sai sót do biển thủ tài sản

Trang 18

Sai sót trọng yếu phát sinh từ gian lận BCTC là việc cố tình cung cấp sai

lệch hoặc thiếu sót các khoản tiền hoặc thuyết minh trong BCTC nhằm mục đích đánh lừa người sử dụng BCTC, dẫn tới việc BCTC không được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán trên mọi khía cạnh trọng yếu Gian lận BCTC có thể được thực hiện bằng các cách sau đây:

- Xuyên tạc, giả mạo hoặc thay đổi các bút toán kế toán hoặc các tài liệu, giấy tờ được dùng làm cơ sở để lập BCTC

- Khai báo sai hoặc thiếu một cách có chủ ý các sự kiện, giao dịch hoặc các thông tin quan trọng khác trong BCTC

- Cố ý áp dụng sai các nguyên tắc kế toán liên quan đến các số liệu, sự phân loại, cách trình bày hoặc thuyết minh

Sai sót trọng yếu phát sinh từ biển thủ tài sản liên quan đến các hành vi trộm

cắp tài sản của một doanh nghiệp, dẫn đến việc BCTC không được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán trên mọi khía cạnh trọng yếu Biển thủ tài sản có thể

đi kèm với việc giả mạo chứng từ, tài liệu nhằm che giấu sự thật là các tài sản đó đã

bị mất hoặc đã được thế chấp mà không được phép Hành vi biển thủ tài sản có thể được biểu hiện theo nhiều dạng khác nhau như:

- Biển thủ các khoản thu (ví dụ biển thủ các khoản phải thu đã thu được tiền hoặc chuyển các khoản phải thu đã bị xử lý xóa sổ sang tài khoản cá nhân tại ngân hàng);

- Lấy cắp tài sản vật chất hoặc tài sản trí tuệ (ví dụ lấy cắp hàng tồn kho, phế liệu, bán các tài liệu kỹ thuật cho đối thủ cạnh tranh);

- Làm cho đơn vị phải thanh toán tiền cho hàng hóa và dịch vụ mà đơn vị không nhận được (ví dụ thanh toán cho những người bán không có thực, thanh toán cho người bán với mức cao hơn giá trị thật để cá nhân được hưởng hoa hồng do chênh lệch giá, thanh toán cho các nhân viên không

có thực);

- Dùng tài sản của đơn vị để đem lại lợi ích cho cá nhân (ví dụ dùng tài sản của đơn vị làm tài sản thế chấp cho khoản vay cá nhân hoặc khoản vay cho một bên liên quan)

Trang 19

Theo nghiên cứu của ACFE, hành vi gian lận trong doanh nghiệp được chia thành 3 loại, bao gồm: biển thủ tài sản, tham nhũng và gian lận BCTC Từ 3 hình thức này, gian lận lại được chia nhỏ ra các trường hợp nhỏ hơn, tất cả đều được hệ thống hóa bằng sơ đồ Cây Gian Lận (Fraud Tree)

Hình 1.1: Sơ đồ Cây Gian Lận (Fraud Tree)

Nguồn: Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (ACFE)

Cũng theo Báo cáo quốc gia về Gian lận và lạm dụng trong Nghề nghiệp năm 2016 mà ACFE đưa ra, biển thủ tài sản là hình thức gian lận chiếm tỷ trọng cao nhất, 83,5% tổng số vụ, tuy nhiên nó lại gây ra cho nền kinh tế mức thiệt hại thấp nhất (trung bình USD 125.000/ vụ) Trong khi đó, gian lận trên BCTC tuy chiếm tỷ trọng thấp nhất (9,6%) nhưng lại gây ra mức thiệt hại cao nhất cho nền kinh tế với con số USD 975.000/ vụ Tham nhũng chiếm 35.4% số vụ và gây ra thiệt hại trung bình là USD 200.000/ vụ

Trang 20

Có thể thấy rằng, tình trạng này không chỉ đúng với năm 2016 mà còn là thực trạng chung của các năm trước đó với mức độ dao động không đáng kể

Hình 1.2: Tỷ lệ số vụ gian lận theo từng hình thức giai đoạn 2012 – 2016

Nguồn: Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (ACFE)

Hình 1.3: Mức độ thiệt hại trung bình từng loại gian lận gây ra cho nền kinh

tế giai đoạn 2012 – 2016

Nguồn: Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (ACFE)

1.2 Các phương pháp thao túng báo cáo tài chính phổ biến

Có 5 phương pháp thao túng BCTC phổ biến, bao gồm:

- Khai khống hoặc ghi giảm doanh thu

- Ghi nhận sai niên độ

Trang 21

- Che giấu/Ghi tăng công nợ và chi phí

- Định giá sai tài sản

- Không khai báo đầy đủ thông tin

1.2.1 Khai khống hoặc ghi giảm doanh thu

Khai khống doanh thu là việc ghi nhận vào sổ sách một nghiệp vụ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không diễn ra trong thực tế Kỹ thuật thường được các doanh nghiệp sử dụng là tạo ra các khách hàng giả mạo, lập chứng từ giả mạo, cố ý ghi tăng các nhân tố trên hóa đơn như số lượng, giá bán hoặc ghi nhận doanh thu khi các điều kiện giao hàng chưa hoàn tất, quyền sở hữu và trách nhiệm về rủi ro đối với hàng hóa – dịch vụ chưa được chuyển qua bên mua

Một hình thức thao túng khác là lợi dụng giao dịch với các bên liên quan, ví

dụ như các công ty mẹ thành lập công ty con với mục đích đặc biệt như chuyển lỗ, giấu chi phí phục vụ cho công ty mẹ Mục đích của việc khai khống doanh thu là nhằm làm đẹp BCTC của doanh nghiệp

Ngược lại, người lập BCTC cũng có thể ghi giảm doanh thu để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp Ví dụ, doanh nghiệp bán hàng nhưng lại cố tình không xuất hóa đơn, hoặc khi khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn thì lại trì hoãn làm cho khách hàng không đủ kiên nhẫn và bỏ qua việc lấy hóa đơn Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ giảm được một phần thu nhập chịu thuế

Một số ví dụ về kỹ thuật này bao gồm:

Xuất hóa đơn nhưng không giao hàng (bill-and-hold);

 Người cho thuê ghi nhận khoản thuê vào doanh thu, nhất là khi người

đi thuê coi giao dịch này là một loại thuê hoạt động (Sales-type lease);

 Ghi nhận doanh thu tại thời điểm ký hợp đồng nhưng trước khi giao hàng/thực hiện dịch vụ;

 Ghi nhận doanh thu trước khi hoàn thành hết các điều khoản của hợp đồng;

 Sử dụng swap hoặc trao đổi hàng hóa để tạo doanh thu

Trang 22

1.2.2 Ghi nhận sai niên độ

Theo Chuẩn mực kế toán số 01 Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (2012)

về Chuẩn mực chung: “Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng

có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.”

Tuy nhiên, kế toán có thể ghi nhận các khoản doanh thu hay chi phí không đúng với kỳ phát sinh để thao túng thu nhập theo mong muốn Chẳng hạn, doanh thu của kỳ kế toán sau hoặc trước được dịch chuyển về năm niêm yết, và chi phí của năm niêm yết được đẩy dồn vào chi phí các năm sau hoặc năm trước

Một cách khác để thao túng BCTC là lợi dụng các phương pháp ghi nhận doanh thu Đối với các hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ dài hạn, doanh thu có thể được ghi nhận theo hai phương pháp: phương pháp phần trăm ghi nhận theo phần trăm hoàn thành và ghi nhận doanh thu khi hợp đồng đã hoàn thành Trong trường hợp ghi nhận doanh thu theo phần trăm hoàn thành, doanh nghiệp có thể thao túng bằng cách tăng ước lượng phần trăm hoàn thành công việc để ghi nhận phần doanh thu cao hơn vào một kỳ nào đó tùy theo ý muốn của nhà quản lý nhằm đạt được chỉ tiêu lợi nhuận của kỳ đó Do tổng doanh thu không đổi nên doanh thu của các kỳ khác sẽ thấp hơn Trong trường hợp ghi nhận doanh thu khi hợp đồng hoàn thành, doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng vọt vào những kỳ cuối của hợp đồng dài hạn Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp này khi không thể ước lượng chi phí một cách hợp lý đồng thời có thể giảm lợi nhuận dẫn đến giảm thuế trong các kỳ đầu Tuy nhiên, phương pháp này không thể hiện đúng bản chất của tiến độ kinh doanh của giao dịch

1.2.3 Che giấu/Ghi tăng công nợ và chi phí

Người lập BCTC có thể ghi tăng chi phí để làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp,

từ đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp Ngược lại, người lập BCTC cũng

có thể bỏ qua hoặc ghi giảm chi phí nhằm mục đích khai khống lợi nhuận, khi đó, lợi nhuận sẽ tăng đúng bằng chi phí hay khoản công nợ bị che giấu đó, BCTC sẽ trở nên “đẹp” hơn

Trang 23

Một cách che giấu nợ là trì hoãn việc ghi nhận khoản nợ trong tháng 12 của năm tài khóa (khi chi phí của năm hiện hành không lớn) và khoản nợ này sẽ được ghi nhận trong tháng 1 của năm tài khóa tiếp theo Đây là một biện pháp dễ thực hiện và khó phát hiện vì không để lại dấu vết

Các biện pháp che giấu công nợ và chi phí bao gồm:

 Không ghi nhận công nợ và chi phí: bỏ qua không ghi nhận một số loại nghĩa

vụ tạo ra công nợ của doanh nghiệp như mua hàng hóa, phải trả công nhân viên, vay nợ, nhận ký cược, ký quỹ; bỏ qua việc ghi nhận khoản phải trả; ghi nhận khoản phải trả về kỳ sau; giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lạị

 Không ghi nhận đầy đủ chi phí trả, chi phí dồn tích, không trích lập dự phòng khoản phải trả

 Thay đổi thời gian phân bổ chi phí trả trước (chẳng hạn tăng thời gian phân

bổ nhằm giảm chi phí trong năm tài khóa, dẫn tới tăng lợi nhuận)

 Vốn hóa chi phí đi vay khi chưa đủ điều kiện: doanh nghiệp hạch toán các khoản chi phí phát sinh vào giá trị tài sản mặc dù các khoản chi phí này chưa

đủ điều kiện được vốn hóa được quy định trong Chuẩn mực kế toán số 16 –

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (2012) về Chi phí đi vay

1.2.4 Định giá sai tài sản

Doanh nghiệp có khả năng áp dụng sai phương pháp định giá các tài sản như hàng tồn kho, các khoản dự phòng khoản phải thu, khoản phải trả, các tài sản mua qua hợp nhất kinh doanh, khấu hao tài sản cố định, không vốn hóa đầy đủ các chi phí vô hình, phân loại không đúng tài sản

Lý do là bởi những khoản mục này trong BCTC khó có thể xác định được một cách đáng tin cậy mà chỉ có thể ước tính Ước tính kế toán được đưa ra dựa trên các nhận định mang tính chủ quan của người lập BCTC, nên khó có thể có một tiêu chuẩn đánh giá các ước tính này một cách hợp lý Vì vậy, doanh nghiệp có thể lợi dụng các ước tính kế toán này để tác động tới lợi nhuận

Hành vi thao túng bằng định giá sai tài sản có thể được thực hiện thông qua các hình thức sau:

Trang 24

 Không ghi giảm giá trị hàng tồn kho đã hư hỏng, không còn sử dụng được

 Ước tính thời gian khấu hao không hợp lý

 Không lập hoặc lập không chính xác (tăng/giảm) các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng khoản phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá đầu

tư tài chính

 Vốn hóa các chi phí khi chưa đủ điều kiện

 Thông đồng với bên thứ 3 ghi tăng giá mua

1.2.5 Không khai báo đầy đủ thông tin

Một trong những nguyên tắc của thao túng là luôn luôn che giấu hành vi của mình Các doanh nghiệp có hành vi thao túng luôn tìm các che giấu vi phạm trong

sổ kế toán và trong BCTC Một hình thức để che giấu vi phạm chính là không công

bố các thông tin quan trọng trong BCTC hoặc công bố thông tin nhưng không thích hợp, không đầy đủ Theo khảo sát của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ, các thông tin thường không được doanh nghiệp công bố đầy đủ là: nợ tiềm tàng, những thay đổi về chính sách kế toán, giao dịch với bên có liên quan (như nhà đầu

tư, công ty cùng hệ thống), tăng giảm vốn chủ sở hữu, các sự kiện phát sinh doanh thu hoặc chi phí sau ngày khóa sổ kế toán

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng các phần mềm kế toán và đồng bộ hệ thống máy tính nên việc hoàn thiện BCTC không mất nhiều thời gian nếu như các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ đều được xử lý kịp thời Do đó, việc chậm nộp BCTC hoặc BCTC kiểm toán rất có thể là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong việc cân nhắc, chỉnh sửa BCTC, hoặc đơn vị kiểm toán mất nhiều thời gian để kiểm toán BCTC của doanh nghiệp

Sự tồn tại của các dấu hiệu rủi ro và các tín hiệu báo động về kế toán này không đồng nghĩa với việc chắc chắn công ty đang có gian lận về kế toán Tuy nhiên, những nhà phân tích cũng như các kiểm toán viên nên thận trọng khi tiến hành rà soát đặc biệt đối với các công ty có nhiều dấu hiệu rủi ro để có thể xác định chính xác xem có sai phạm nào tồn tại hay không

Trang 25

1.3 Các yếu tố chi phối hành vi thao túng báo cáo tài chính

Các nhà quản lý quyết định thực hiện các hành vi thao túng BCTC khi có một động cơ hay gặp phải một áp lực nào đó khiến họ buộc phải thực hiện hành vi gian lận; hoặc có một cơ hội rõ ràng xuất hiện thúc đẩy họ thực hiện điều đó, và thái

độ, tính cách của họ hợp lý hóa cho hành vi của chính mình

Động cơ/áp lực phải thực hiện hành vi thao túng BCTC có thể tồn tại khi

Ban Giám đốc phải chịu áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong đơn vị, phải đạt được một mục tiêu về lợi nhuận hoặc kết quả tài chính như dự kiến (và có thể là phi thực tế), nhất là trong trường hợp nếu Ban Giám đốc không đạt được các mục tiêu tài chính thì sẽ chịu hậu quả rất lớn;

Cơ hội rõ ràng để thực hiện thao túng có thể tồn tại khi một cá nhân cho rằng

có thể khống chế kiểm soát nội bộ, ví dụ vì cá nhân đó có một vị trí đáng tin cậy hoặc biết rõ các khiếm khuyết cụ thể của kiểm soát nội bộ;

Các cá nhân có thể biện minh cho việc thực hiện hành vi thao túng Một số

cá nhân có thái độ, tính cách hoặc hệ thống các giá trị đạo đức cho phép họ thực

hiện một hành vi gian lận một cách cố ý Tuy nhiên, ngay cả khi không có các điều kiện như vậy thì những cá nhân trung thực cũng có thể thực hiện hành vi gian lận khi ở môi trường có áp lực mạnh

 Tam giác gian lận

Tam giác gian lận là mô hình được đưa ra trong công trình nghiên cứu của Donald R Cressey (1953) dưới góc độ tham ô và biển thủ Cressey đã giải thích rằng hành vi gian lận thường xuất hiện khi có sự hiện diện của ba yếu tố (cấu thành nên tam giác gian lận), đó là: cơ hội (opportunity), áp lực (incentive/pressure) và thái độ, cá tính (attitudes/rationalization)

Trang 26

Hình 1.4: Tam giác gian lận

Áp lực là động cơ thúc đẩy các cá nhân/tổ chức thực hiện gian lận Áp lực khởi

nguồn từ những bế tắc trong cuộc sống cá nhân như khó khăn về tài chính, hoặc áp lực công việc như áp lực quá mức để đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng hay những thông tin tích cực trong BCTC

Cơ hội tồn tại khi có lỗ hổng/điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ Khi đã bị

áp lực, nếu có cơ hội, họ sẵn sàng thực hiện hành vi gian lận

Thái độ/cá tính phụ thuộc vào tư duy, tính cách của mỗi người Không phải tất cả

mọi người khi gặp áp lực và có cơ hội đều thực hiện gian lận

1.3.1 Các yếu tố rủi ro liên quan đến Áp lực

Khi sự ổn định tài chính hoặc khả năng sinh lời của doanh nghiệp bị de dọa bởi tình hình kinh tế, các yếu tố ngành hay việc vận hành doanh nghiệp, áp lực sẽ được tạo ra dành cho các thành viên Ban Giám đốc Một số các khả năng có thể xảy ra, như: mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành ở mức cao hoặc thị trường đã bão hòa; nhu cầu của khách hàng suy giảm mạnh và số đơn vị kinh doanh thất bát trong ngành hoặc trong nền kinh tế tăng lên; doanh nghiệp dễ bị ảnh hưởng bởi các thay đổi đột ngột, chẳng hạn như thay đổi về công nghệ, sự lỗi thời của sản

CƠ HỘI

ÁP LỰC

GIAN LẬN

THÁI

ĐỘ

Trang 27

phẩm hoặc thay đổi lãi suất; các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh dẫn tới nguy cơ phá sản, tịch thu tài sản để thế chấp hoặc có khả năng bị mua lại; dòng tiền từ hoạt động kinh doanh liên tục âm hoặc không có khả năng tạo ra dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong khi báo cáo vẫn lãi và tăng trưởng lợi nhuận; tốc độ tăng trưởng nhanh hoặc lợi nhuận bất thường, nhất là khi so sánh với các công ty khác trong cùng ngành; hoặc phát sinh các yêu cầu kế toán, quy định hay pháp lý mới

Bên cạnh đó, áp lực phải đạt được các chỉ tiêu hay đáp ứng được sự kỳ vọng của các bên thứ ba cũng là một gánh nặng đè lên vai Ban Giám đốc Ở các công ty niêm yết, có sự khác biệt giữa Ban Giám đốc và HĐQT, do đó luôn tồn tại vấn đề ông chủ và người đại diện Các thành viên HĐQT thường đưa ra những kỳ vọng về lợi nhuận hay xu hướng phát triển quá cao, thậm chí phi thực tế đối với những nhà quản lý Khi không thể đáp ứng được những yêu cầu này, nhà quản lý sẽ có động cơ

để tiến hành những hành vi thao túng BCTC

Áp lực cũng có thể xuất hiện khi doanh nghiệp đang cần phải đáp ứng được các yêu cầu niêm yết hoặc yêu cầu thanh toán nợ hay các yêu cầu của các hợp đồng khác; hoặc trong trường hợp doanh nghiệp đang trong quá trình thương lượng, xử lý những giao dịch, hợp đồng lớn và một kết quả kinh doanh kém cỏi sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình này

Thêm vào đó, trong trường hợp tình hình tài chính cá nhân của các thành viên Ban Giám đốc hoặc HĐQT bị ảnh hưởng bởi tình hình tài chính của doanh nghiệp (ví dụ như lương thưởng phụ thuộc vào việc đạt được các chỉ tiêu về giá cổ phiếu, kết quả kinh doanh, vị thế tài chính hay dòng tiền của doanh nghiệp; hoặc được hưởng các lợi ích tài chính lớn trong doanh nghiệp; hoặc bảo lãnh cá nhân cho các khoản nợ của doanh nghiệp), họ sẽ luôn có áp lực tâm lý phải làm những việc có lợi cho bản thân

1.3.2 Các yếu tố rủi ro liên quan đến Cơ hội

Bản chất của ngành hoặc các hoạt động của doanh nghiệp cũng có thể tạo ra những cơ hội thao túng BCTC phát sinh Chẳng hạn, khi doanh nghiệp tiến hành các giao dịch quan trọng với một bên liên quan nằm ngoài quá trình kinh doanh

Trang 28

thông thường của doanh nghiệp, hoặc với các đơn vị chưa được kiểm toán hoặc được kiểm toán bởi một công ty khác, sẽ xuất hiện những kẽ hở mà doanh nghiệp

có thể lợi dụng được để tiến hành các hành vi gian lận trong kế toán

Nếu khả năng tài chính của doanh nghiệp đủ vượt trội để chi phối toàn ngành, doanh nghiệp sẽ có thể áp đặt các điều kiện đối với nhà cung cấp hoặc khách hàng,

từ đó có thể dẫn tới những giao dịch không hợp lý hoặc giao dịch bất thường, được lợi dụng để điều chỉnh các bút toán trên BCTC

Thêm vào đó, nhiều khoản mục trong BCTC không thể được xác định một cách hợp lý mà buộc phải dựa vào các ước tính kế toán Tài sản, nợ phải trả, doanh thu hay chi phí được xác định dựa trên các ước tính kế toán chủ quan này hoặc các yếu

tố không chắc chắn khác rất có khả năng sẽ được chỉnh sửa tùy theo ý muốn của nhà quản lý Các hoạt động vận hành quan trọng được tiến hành ở các quốc gia có những sự khác biệt về môi trường kinh doanh và văn hóa; hay động thái mở các tài khoản ngân hàng hay thành lập các chi nhánh, công ty con tại các quốc gia/khu vực

có thuế suất thấp với những giao dịch không rõ ràng cũng là các cơ hội để doanh nghiệp lợi dụng nhằm thao túng BCTC

Cơ hội thực hiện hành vi thao túng BCTC cũng xuất hiện trong các trường hợp sau: khi việc giám sát hoạt động Ban Giám đốc thiếu hiệu quả (bởi sự sơ suất trong việc giám sát quá trình thực hiện BCTC và kiểm soát nội bộ); cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp quá phức tạp hoặc không ổn định, khó xác định tổ chức hay các cá nhân đang nắm giữ quyền kiểm soát trong doanh nghiệp, thường xuyên thay đổi các quản lý cấp cao, cố vấn hay thành viên Ban Giám đốc; hệ thống kiểm soát nội bộ kém cỏi, không đủ khả năng giám sát

1.3.3 Các yếu tố rủi ro liên quan đến Thái độ/Tính cách

Rủi ro liên quan đến thái độ/tính cách có thể tồn tại trong một số trường hợp như: thành viên Ban Giám đốc không có chuyên môn nghiệp vụ về tài chính nhưng can thiệp hoặc áp đặt quá mức trong việc lựa chọn chính sách kế toán hoặc xác định những ước tính kế toán quan trọng; doanh nghiệp hoặc các lãnh đạo cấp cao đã từng

có tiền sử vi phạm luật chứng khoán hoặc pháp luật và các quy định khác, hoặc từng

Trang 29

bị cáo buộc về việc gian lận và vi phạm pháp luật; cấp trên truyền đạt, thực hiện, hỗ trợ hoặc yêu cầu thực hiện văn hóa doanh nghiệp hoặc tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp không phù hợp và không hiệu quả

Việc các thành viên Ban Giám đốc quá quan tâm tới việc duy trì hoặc tăng giá cổ phiếu hay lợi nhuận của doanh nghiệp; hoặc cam đoan, hứa hẹn với các nhà phân tích, các chủ nợ hay bên thứ ba khác về việc đạt được các con số dự báo quá cao hoặc không thực tế; hoặc thể hiện sự quan tâm tới việc dùng các biện pháp không phù hợp để làm giảm lợi nhuận báo cáo nhằm trốn thuế; hoặc liên tục dùng nguyên tắc trọng yếu để biện minh cho các phương pháp kế toán không phù hợp hay đáng nghi ngờ cũng là các dấu hiệu cho thấy có vấn đề về mặt đạo đức phát sinh

Bên cạnh đó, rủi ro cũng xuất hiện nếu như mối quan hệ giữa Ban Giám đốc và Công ty kiểm toán hiện tại hoặc tiền nhiệm khá căng thẳng, biểu hiện thông qua việc: thường xuyên phát sinh tranh cãi về các vấn đề kế toán, kiểm toán hay báo cáo; Ban Giám đốc có những yêu cầu bất hợp lý với đơn vị kiểm toán, như thúc ép, giới hạn thời gian hoàn thành và phát hành báo cáo kiểm toán một cách vô lý, đưa

ra những hạn chế (chính thức và không chính thức) đối với đơn vị kiểm toán, chẳng hạn việc hạn chế tiếp cận với thông tin và nhân viên một cách không phù hợp, hay

tỏ thái độ độc đoán khi làm việc với đơn vị kiểm toán, hạn chế phạm vi kiểm toán, việc lựa chọn hoặc tiếp xúc với nhân viên được phân công để tham gia hoặc tư vấn cho cuộc kiểm toán

1.4 Hậu quả của thao túng báo cáo tài chính

Thực tế, hậu quả của các hành vi thao túng BCTC là vô cùng khó lường và nghiêm trọng hơn những gì các nhà quản lý có thể nhận thấy

Đối với doanh nghiệp, khi hành vi cố ý thao túng làm sai lệch thông tin bị

phát hiện sẽ phá vỡ các hoạt động bình thường của doanh nghiệp, gây ra các thiệt hại về kinh tế, có thể có các thiệt hại do kiện tụng, thậm chí làm phá sản doanh nghiệp Bên cạnh đó, chất lượng quản trị của công ty cũng suy giảm do hiện tượng thông tin bất cân xứng đã khiến cho lợi ích của các cổ đông không được bảo vệ Đối

Trang 30

với các cá nhân liên quan, việc cố ý làm sai lệch BCTC khi bị phanh phui có thể phá hủy sự nghiệp của các cá nhân này

Đối với các nhà đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn được quan tâm nhiều nhất

Khi BCTC bị thao túng tạo ra các sai lệch có chủ đích, hiện tượng thông tin bất cân xứng xảy ra, các nhà đầu tư không nắm được các thông tin chính xác sẽ dẫn tới việc không phân biệt được công ty tốt và công ty xấu, hậu quả là nhà đầu tư sẽ kỳ vọng quá cao hoặc quá thấp vào doanh nghiệp niêm yết, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của vốn thậm chí làm mất vốn bỏ ra Gian lận BCTC không chỉ gây thiệt hại tài sản cho nhà đầu tư mà còn làm mất dần đi niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường vốn và độ tin cậy của các thông tin tài chính Khi các nhà đầu tư e ngại, doanh nghiệp không thể huy động vốn trực tiếp mà phải qua các kênh trung gian, dẫn đến chi phí huy động lớn hơn, làm ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế quốc gia nói chung

Đối với người cho vay, đặc biệt là các tổ chức tín dụng như ngân hàng, sẽ

gặp rủi ro khi cho vay các doanh nghiệp có hành vi thao túng báo cáo tài chính Trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ, tình trạng nợ xấu tồn đọng trong các ngân hàng sẽ xảy ra, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung, bởi vậy dẫn tới hệ lụy làm giảm tăng trưởng kinh tế quốc gia

Đối với cơ quan thuế và các cơ quan liên quan, thao túng, gian lận BCTC

làm giảm số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp, gây thất thoát thuế và làm giảm thu ngân sách, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và thịnh vượng của quốc gia Đồng thời gian lận đòi hỏi Nhà nước và pháp luật cần có những quy định mới với mức độ can thiệp và kiểm soát cao hơn

Đối với thị trường khi có xuất hiện hành vi thao túng BCTC, nhiều thông tin

bị các doanh nghiệp che giấu, các nhà đầu tư gặp phải rủi ro thông tin bất cân xứng, giá cả chứng khoán không phản ánh chính xác và kịp thời các thông tin liên quan tới các công ty niêm yết, từ đó dẫn tới hệ lụy là thị trường không hiệu quả Khi thị trường gặp phải những bất ổn này, mức độ tín nhiệm bị suy giảm, nhiều rủi ro Vì vậy, làm giảm khả năng huy động vốn trên thị trường quốc tế

Trang 31

1.5 Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc hạn chế thao túng báo cáo tài chính

Từ đầu thế kỷ 21, trên thế giới liên tục xảy ra những vụ bê bối về kế toán của các tập đoàn lớn như Enron, Lehman Brothers, Xerox, Worldcom, Olympus, Toshiba…

Để lấy lại niềm tin từ phía các nhà đầu tư, nhiều quốc gia đã có những biện pháp nhằm hạn chế việc thao túng BCTC, đem lại sự minh bạch cho TTCK Việc nghiên cứu kinh nghiệm đối phó với gian lận của các nước trên thế giới có thể phần nào giúp Việt Nam rút ra các bài học và giải pháp cho riêng mình

1.5.1 Kinh nghiệm từ Hoa Kỳ

 Quy định chặt chẽ hơn về tính minh bạch của thông tin trên thị trường tài chính

Sau sự sụp đổ của những tập đoàn lớn như Worldcom, Enron, các quy định về chuẩn mực kế toán, kiểm toán cũng như các quy định về công bố thông tin đã được nước Hoa Kỳ thay đổi theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động của các công ty niêm yết Đặc biệt, sau vụ sụp đổ của Enron, chuẩn mực kiểm toán của Hoa

Kỳ đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết trong quy định liên quan đến trách nhiệm kiểm toán viên

Do đó, nước này đã ban hành Luật Sarbanes – Oxley (2002), hay còn gọi là SOX, nhằm ngăn chặn những gian dối tài chính và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn bằng cách buộc các công ty đại chúng phải đảm bảo sự minh bạch của các báo cáo cũng như thông tin tài chính khi công bố, đồng thời hoàn thiện chuẩn mực kế toán nhằm làm rõ trách nhiệm và hướng dẫn kiểm toán viên trong việc thực hiện kiểm toán Đạo luật cũng bổ sung thêm các quy định ràng buộc trách nhiệm cá nhân của giám đốc điều hành và giám đốc tài chính đối với độ tin cậy của báo cáo tài chính, bênh cạnh đó yêu cầu các công ty đại chúng phải có những thay đổi trong kiểm soát nội bộ, đặc biệt là kiểm soát công tác kế toán Cũng nhờ đạo luật này, vị trí và vị thế của kiểm toán viên được đặt ở trung tâm, là cầu nối quan trọng tạo nên những bản BCTC có tính độc lập và mức độ tin tưởng cao hơn

Trang 32

 Thành lập các cơ quan chuyên trách về điều tra gian lận

Năm 1985, để giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị gian lận trong doanh nghiệp, COSO (The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission) - một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận khi lập BCTC (The National Commission on Fraudulent Financial Reporting hay còn gọi là Treadway Commission) đã được thành lập dưới sự bảo trợ của 5 tổ chức là: Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hội kế toán Hoa Kỳ (American Accounting Association), Hiệp hội quản trị viên tài chính (The Financial Executives Institute – FEI), Hiệp hội kế toán viên quản trị (Institute of Management Accountants – IMA) và Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (The Institute

of Internal Auditors – IIA)

Các nghiên cứu của COSO tập trung vào các khía cạnh quan trọng của quản trị

tổ chức, đạo đức kinh doanh, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro doanh nghiệp và hạn chế gian lận BCTC Trong lĩnh vực hạn chế gian lận BCTC, COSO đã cho xuất bản hai công trình nghiên cứu lớn, đó là “Gian lận báo cáo tài chính: 1987 – 1997” (1999) và “Gian lận báo cáo tài chính: 1998 – 2007” (2010)

Năm 1993, một tổ chức chuyên nghiên cứu về gian lận ra đời bên cạnh COSO là Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (Association of Certified Fraud Examiners - ACFE) Cho đến nay, có thể nói đây là tổ chức nghiên cứu và điều tra

về gian lận có quy mô lớn nhất thế giới Ngay sau khi được thành lập, ACFE đã tiến hành một cuộc nghiên cứu trên quy mô lớn các trường hợp gian lận Đầu tiên, vào năm 1993, ACFE đã tiến hành gửi bảng câu hỏi cho khoảng 10.000 thành viên của Hiệp hội nhằm thu thập thông tin về các trường hợp về gian lận mà các thành viên này đã từng chứng kiến Cho tới đầu năm 1995, đã có 2.608 phản hồi, trong đó có 1.509 trường hợp đề cập trực tiếp đến vấn đề gian lận tài sản của tổ chức họ đã hay đang làm việc

Sau đó, các từ năm 2002 đến 2016, cách 2 năm ACFE lại tiếp tục thực hiện các cuộc nghiên cứu về gian lận trên qui mô toàn nước Hoa Kỳ, và sau đó mở rộng dần

ra với quy mô lớn hơn, với phương pháp tương tự năm 1993, tức là vẫn tổng hợp

Trang 33

nguồn thông tin từ thành viên của tổ chức ACFE, nhưng với một mục tiêu khác: tập trung vào phân tích cách thức tiến hành gian lận, từ đó giúp các nghề nghiệp đưa ra biện pháp ngăn ngừa và phát hiện gian lận trên BCTC Năm 2016, báo cáo của ACFE bao gồm những phân tích và thống kê từ 2.410 vụ gian lận nghề nghiệp được điều tra trong giai đoạn từ tháng 01/2014 đến tháng 10/2015 tại 114 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới

Việc có các cơ quan chuyên về điều tra gian lận đã giúp cho nước Hoa Kỳ có một cái nhìn toàn cảnh và rõ ràng hơn về thực trạng đang diễn ra và từ đó tìm ra các giải pháp đối phó thích hợp

 Xử phạt mạnh tay đối với các hành vi gian lận BCTC

Để thúc đẩy TTCK phát triển, Hoa Kỳ đã thi hành nhiều biện pháp nhằm phát hiện và hạn chế các hành vi gian lận của các công ty niêm yết trên thị trường, trong

đó chú trọng vào việc quy định chặt chẽ hơn về yêu cầu minh bạch hóa thông tin, thành lập các cơ quan chuyên trách điều tra về gian lận nói chung, gian lận BCTC nói riêng, đồng thời áp dụng mức xử phạt có tính răn đe mạnh

Điển hình là trường hợp của Worldcom – một ông lớn từng là công ty viễn thông đường dài lớn thứ 2 ở Hoa Kỳ Đến đầu thế kỷ 21, khi viễn thông ở Hoa Kỳ bắt đầu

hạ nhiệt, WorldCom lâm vào nợ nần sau những vụ vung tay thôn tính, mua lại CEO Bernard Ebbers đã dùng những biện pháp mở ám để gian lận kế toán, che giấu tình trạng tài chính suy yếu, giả mạo tăng trưởng để nâng giá cổ phiếu Năm 2005, công

ty tuyên bố phá sản sau khi tòa án New York xác nhận ông Ebbers gian lận sổ sách

số tiền lên đến 11 tỷ USD và bị phạt 25 năm tù Ngoài án tù giam, ông Ebbers sẽ phải giao phần lớn tài sản của mình, trong đó có cả 5 triệu USD tiền mặt để thanh toán chi phí kiện tụng cho các cổ đông

1.5.2 Kinh nghiệm từ Trung Quốc

 Xây dựng hệ thống khung pháp luật rõ ràng

Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, năm 1998, Luật chứng khoán Trung Quốc được ban hành Tháng 04/1998, theo chương trình cải tổ của Quốc hội,

Ủy ban Chứng khoán Quốc hội (SCSC) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trung

Trang 34

Quốc (CSRC) được hợp nhất thành một cơ quan cấp bộ trực tiếp dưới sự quản lý của Quốc hội với tên là Uỷ ban Giám quản Chứng khoán Trung Quốc Đồng thời, Luật kế toán năm 1985 của Trung Quốc cũng có nhiều sửa đổi nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán Theo đó, BCTC của các công ty niêm yết phải được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập trước khi được công bố trên TTCK Chuẩn mực kế toán thống nhất trên toàn quốc được ban hành từ năm 1997,

áp dụng cho tất cả các ngành của nền kinh tế Cuối năm 2005, Ủy ban chuẩn mực kiểm toán Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác với Hội đồng chuẩn mực kế toán Quốc tế (IASB) nhằm thống nhất hệ thống chuẩn mực quốc gia với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế Đồng thời, Hiệp hội kiểm toán công chứng Trung Quốc liên tục rà soát các chuẩn mực kiểm toán nhằm đảm bảo các chuẩn mực này thống nhất hoàn toàn với những thay đổi của chuẩn mực kiểm toán quốc tế

 Tăng cường các biện pháp giám sát của cơ quan quản lý

Năm 2002, Ủy ban Giám quản Chứng khoán Trung Quốc đã thử nghiệm thành công việc tách biệt giữa điều tra và xét xử các vụ vi phạm trên thị trường tháng 10/2006, Ủy ban Giám quản Chứng khoán Trung Quốc đã thành lập Hội đồng xử phạt hành chính Tháng 11/2007, đội thanh tra Ủy ban Giám quản Chứng khoán Trung Quốc được thành lập Ngoài ra, Trung Quốc còn thiết lập những văn phòng giám sát các CTNY Cuộc cải tổ này đã khiến cho Ủy ban Giám quản Chứng khoán Trung Quốc có được hệ thống giám sát toàn diện từ trung ương tới địa phương, tăng cường hiệu quả giám sát đồng thời tối đa hóa các nguồn lực điều tra và tập trung vào xử lý các rủi ro hệ thống

 Xử lý nghiêm khắc các hành vi gian lận BCTC

Theo Điều 177 Luật chứng khoán Trung Quốc (1998) sửa đổi năm 2005: Trường hợp công ty niêm yết không công bố các thông tin tuân theo đúng các quy định có liên quan hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc thiếu sót, sẽ phải chịu mức phạt từ 300.000 CNY đến 600.000 CNY (tương đương 1 tỷ đến 2 tỷ đồng) Những người chịu trách nhiệm trực tiếp gây ra sai phạm sẽ bị kỷ luật và bị phạt từ 30.000

Trang 35

CNY đến 300.000 CNY (tương đương 100 triệu đến 1 tỷ đồng) Nếu vi phạm cấu thành tội phạm sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp công ty niêm yết không thông báo thông tin hoặc không nộp các báo cáo theo yêu cầu đúng thời hạn thì sẽ chịu mức phạt hành chính từ 50.000 CNY đến 100.000 CNY (tương đương 150 triệu đến 300 triệu đồng)

Có thể thấy, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều bắt đầu bằng việc ngay lập tức tiến hành thắt chặt các quy định pháp luật về kế toán và minh bạch thông tin cũng như thành lập các cơ quan, tổ chức với chức năng chuyên biệt về phòng chống thao túng, gian lận BCTC Khung pháp luật hoàn thiện chính là cơ sở vững chắc để thúc đẩy hoạt động minh bạch hóa thông tin trên TTCK Việc cải tổ hệ thống luật pháp là một quá trình không đơn giản và không thể thực hiện trong một sớm một chiều, mà yêu cầu cần phải có sự xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng những văn bản pháp lý của nhiều quốc gia trên thế giới với bối cảnh thực tế của quốc gia mình Nhờ có một khung kỷ luật chặt chẽ với bộ máy hoạt động hợp lý, phân cấp rõ ràng, việc nắm rõ tình hình thực tế và tiến hành xử phạt các hành vi vi phạm của các cơ quan chức năng trở nên dễ dàng hơn

Bên cạnh đó, các biện pháp xử phạt hành vi gian lận BCTC của các quốc gia này rất nghiêm khắc và quyết liệt Các vụ bê bối lớn đều được xử lý rất nghiêm, kể cả doanh nghiệp và các cá nhân có liên quan, từ đó tạo hiệu ứng răn đe mạnh mẽ đến các đối tượng đang có ý đồ thực hiện hành vi thao túng Không chỉ xử phạt, Hoa Kỳ

và Trung Quốc đều tiến hành nhiều biện pháp để tăng cường hiệu quả giám sát, thanh tra, kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tự cải thiện khả năng minh bạch trong nội bộ của mình

Với những bài học và kinh nghiệm rút ra từ cách xử lý các vụ bê bối kế toán cũng như các biện pháp hạn chế gian lận BCTC của Hoa Kỳ và Trung Quốc, Việt Nam có thể dựa vào đó để tìm ra hướng đi riêng phù hợp với mình

Trang 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAO TÚNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA

CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.1 Tổng quan về các công ty niêm yết

Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh với sự ra đời của trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20/07/2000

và phiên giao dịch đầu tiên được tổ chức vào ngày 28/07/2000 với hai mã cổ phiếu

là REE và SAM Trải qua hơn 17 năm xây dựng và phát triển, TTCK Việt Nam đã

có những đóng góp đáng kể góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp

Về quy mô thị trường: có sự tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc về các mặt giá trị vốn hóa, giá trị giao dịch, giá trị niêm yết và số lượng chứng khoán niêm yết

Bảng 2.1: Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của UBCKNN từ 2010 – 2016

Năm 2016 mặc dù chịu nhiều tác động bởi tình hình thế giới nhưng TTCK Việt Nam vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng tốt, được đánh giá là 1 trong 5 thị trường có mức tăng trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á Trên thị trường có

695 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết và 377 cổ phiếu đăng ký giao dịch Tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán ước đạt 348 tỷ đồng, tăng 54% so

Trang 37

với cùng kỳ năm 2015 Huy động qua cổ phần hóa thoái vốn 11 tháng đầu năm

2016 đạt gần 8,1 tỷ đồng, tăng 46%; với tỷ lệ thành công tăng từ 40% đến 64%

Hoạt động quản lý, giám sát các công ty đại chúng, các tổ chức niêm yết tiếp tục được tăng cường Trong năm 2016, UBCKNN đã chấp thuận đăng ký công ty đại chúng cho 112 công ty, hủy đăng ký công ty đại chúng cho 33 công ty; hiện tại

có 777 công ty đại chúng chưa niêm yết/ đăng ký giao dịch Thực hiện niêm yết mới cho 21 công ty, hủy niêm yết 17 công ty Hệ thống công bố thông tin IDS của UBCKNN đến nay đã có khoảng 1.670 công ty đăng ký sử dụng để thực hiện công

bố thông tin và báo cáo

2.1.2 Nghĩa vụ công bố báo cáo tài chính của các công ty niêm yết

Ngày 6/10/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 155/2015/TT-BTC (Thông tư 155) hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, thay thế Thông tư số 52/2012/TT-BTC (Thông tư 52) Theo đó, các công ty niêm yết có nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ trên TTCK như sau:

Báo cáo tài chính năm

Công ty đại chúng phải công bố BCTC năm đã được kiểm toán trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán nhưng không vượt quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính

BCTC năm của công ty đại chúng bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh BCTC theo quy định của pháp luật về kế toán

Công ty niêm yết phải công bố đầy đủ nội dung thông tin về BCTC năm đã được kiểm toán trên trang thông tin điện tử của công ty đại chúng và trên phương tiện công bố thông tin của UBCKNN, SGDCK, đồng thời đăng tải ý kiến kiểm toán

về BCTC năm để nhà đầu tư tham khảo

Trang 38

Báo cáo thường niên

Công ty niêm yết phải công bố báo cáo thường niên chậm nhất là 20 ngày sau ngày công bố BCTC năm được kiểm toán nhưng không được vượt quá 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính

Thông tin tài chính trong báo cáo thường niên phải phù hợp với BCTC năm được kiểm toán

Báo cáo tài chính quý

Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố BCTC quý hoặc BCTC quý đã được soát xét (nếu có) Theo điều 11 về công bố thông tin định

kỳ của Thông tư này, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố BCTC quý trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý Tổ chức niêm yết, công

ty đại chúng quy mô lớn công bố BCTC quý được soát xét (nếu có) trong thời hạn

05 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét

Giải trình đối với các ý kiến ngoại trừ/lưu ý

Trường hợp BCTC năm đã được kiểm toán và BCTC bán niên được soát xét

có các ý kiến ngoại trừ/lưu ý thì công ty phải công bố thông tin về giải trình đối với các ý kiến ngoại trừ/lưu ý đó

2.2 Thực trạng thao túng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013 – 2016

Để đánh giá thực trạng thao túng BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, nghiên cứu này sử dụng phương pháp thu thập số liệu BCTC trước và sau kiểm toán của tất cả các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2013-2016 Từ đó, đánh giá tổng quan về tình hình thao túng BCTC thông qua phương pháp thống kê dựa trên các hình thức thao túng BCTC Mặc dù có rất nhiều chỉ tiêu có thể được sử dụng để đánh giá mức độ sai lệch kế toán trong BCTC, nhưng trong phạm vi thống kê này, người viết chỉ thống kê và đánh giá dựa trên tiêu chí về doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của công ty niêm yết Đây là hai chỉ tiêu vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng đến các quyết định đối với những bên liên

Trang 39

quan và có thể phần nào đánh giá được thực trạng thao túng BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2.2.1 Xét theo chỉ tiêu doanh thu

Bảng 2.2: Tỷ lệ các công ty có điều chỉnh tăng/giảm doanh thu sau kiểm toán

66 (10,3%)

74 (11.62%)

79 (10,60%)

Số công ty có

điều chỉnh

giảm

98 (14,76%)

76 (11,86%)

92 (14.44%)

115 (15,44%)

Nguồn: Stoxplus

Từ bảng trên có thể thấy, số công ty có điều chỉnh tăng doanh thu sau kiểm toán từ năm 2013 đến năm 2016 chênh lệch không đáng kể Tuy nhiên, số công ty

có điều chỉnh giảm doanh thu sau kiểm toán tăng đáng kể chiếm 15,44% so với con

số của các năm trước đó

Trong năm 2013, có 168 doanh nghiệp niêm yết (tương đương 24,96% tổng

số doanh nghiệp) trên cả hai sàn giao dịch có sự điều chỉnh sau khi kiểm toán Trong đó, chỉ có 3 doanh nghiệp điều chỉnh tăng doanh thu sau kiểm toán với mức tăng lớn hơn 10%, đó là Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (SHN) với doanh thu tăng 39,12%; Công ty Cổ phần Xây dựng hạ tầng Sông Đà (SDH) tăng 29,68%; và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Lương Tài (LUT) tăng 11,85%

Trong số 98 doanh nghiệp có điều chỉnh giảm doanh thu thuần, có 14 doanh nghiệp có tỷ lệ giảm lớn hơn 10%, đặc biệt có những doanh nghiệp chênh lệch lên tới hơn 30%, như Công ty Cổ phần Thủy hải sản Việt Nhật (VNH) có doanh thu giảm 56,22% từ 84,7 tỷ đồng xuống 37,1 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Thủy sản Bạc Liêu (BLF) với doanh thu giảm từ 943 tỷ xuống 495 tỷ đồng (tương đương

Trang 40

47,49%); hay Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà (SDD) với tỷ lệ giảm là 35,96%

Năm 2014, tỷ lệ công ty có điều chỉnh tăng doanh thu có giảm nhẹ so với năm 2013 Có 142 doanh nghiệp niêm yết (tương đương 22,15% tổng số doanh nghiệp) trên cả hai sàn giao dịch có sự điều chỉnh sau khi kiểm toán 7 trong số 66 công ty điều chỉnh tăng doanh thu có tỷ lệ tăng lớn hơn 10%, cao nhất là Công ty

Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC) có doanh thu tăng 83,29% sau kiểm toán, từ 1.590 tỷ lên 2.915 tỷ đồng, tiếp theo là Công ty Cổ phần Xây dựng và Giao thông Bình Dương (BCE) với tỷ lệ tăng doanh thu là 38,63% (từ 441 tỷ lên 611 tỷ đồng)

Trong số 76 công ty điều chỉnh giảm doanh thu thuần, có 7 công ty có tỷ lệ giảm lớn hơn 10%, tiêu biểu như Công ty cổ phần Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Hưng Long (KHL) giảm 67,13%; Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông

Đà (SDD) giảm 36,56%; hay Công ty Cổ phần FPT (FPT) giảm 35,18%

Năm 2015, có 166 doanh nghiệp niêm yết (tương đương 26,06% tổng số doanh nghiệp) có sự điều chỉnh sau khi kiểm toán 15 trong số 74 công ty điều chỉnh tăng doanh thu sau kiểm toán với tỷ lệ tăng lớn hơn 10% Đáng kể nhất là Công ty Cổ phần Ngoại thương và Phát triển Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (FDC) có doanh thu tăng 393,89%; Công ty cổ phần LICOGI 14 (L14) tăng 276,18%; Công ty Cổ phần Lắp máy - Thí nghiệm Cơ điện (LCD) tăng 66,56%; Công ty cổ phần Sách Giáo dục tại T.P Hồ Chí Minh (SGD) tăng 60,33%; hay Công

ty cổ phần Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Hưng Long (KHL) tăng 51,4%

Có 8 công ty điều chỉnh giảm doanh thu thuần sau kiểm toán với tỷ lệ lớn hơn 10%, nổi bật là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (LGL) điều chỉnh doanh thu giảm 51,15%; hay Công ty Cổ phần Long Hậu (LHG) giảm 32,19% Kết thúc kiểm toán năm 2016, CTCP Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ Địa

ốc Hoàng Quân (HQC), doanh thu thuần giảm hơn 225,5 tỷ đồng, tương đương giảm 18%, được coi là nguyên nhân chính dẫn đến lãi sau thuế chỉ còn hơn 20 tỷ đồng, giảm 82% so với trước kiểm toán Ngoài ra, cũng phải kể đến CTCP Đầu tư

Ngày đăng: 08/10/2018, 15:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Paul M. Healy, Krishna G. Palepu, “The Product ò Information”, Journal of Accounting and Economics 31(2001), 405-440 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Product ò Information
Tác giả: Paul M. Healy, Krishna G. Palepu, “The Product ò Information”, Journal of Accounting and Economics 31
Năm: 2001
10. Bùi Kim Yến, “Ngăn ngừa và hạn chế vi phạm trong công bố thông tin của các CTNY trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Thông tin Tài chính, Số tháng 8/ 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngăn ngừa và hạn chế vi phạm trong công bố thông tin của các CTNY trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh
16. Nguyễn Thị Hải Hà, “Chất lượng công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30/2014, số 3, 37-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực trạng và giải pháp
17. Nguyễn Thị Liên Hoa (2018), “Minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế 213 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Liên Hoa
Năm: 2018
12. Hồng Châu, 29/08/2016, Nhiều doanh nghiệp bỗng dung báo lỗ, < https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/nhieu-doanh-nghiep-bong-dung-bao-lo-3458873.html> , ngày truy cập 01/02/2018 Link
13. Minh Thư, 18/04/2014, PXT: Lỗ gần 36 tỷ đồng năm 2013 sau kiểm toán, < http://s.cafef.vn/pxt-132473/pxt-lo-gan-36-ty-dong-nam-2013-sau-kiem-toan.chn>, ngày truy cập 01/02/2018 Link
14. Mỹ Hà, 11/04/2014, Sau kiểm toán, 80% doanh nghiệp phải điều chỉnh lãi sau thuế, < https://vietstock.vn/2014/04/sau-kiem-toan-80-doanh-nghiep-phai-dieu-chinh-lai-sau-thue-737-341507.htm> , ngày truy cập 04/02/2018 Link
18. Phạm Duy, 17/12/2017, Thao túng báo cáo tài chính có dễ phát hiện, < https://viettimes.vn/thao-tung-bao-cao-tai-chinh-co-de-phat-hien-150213.html>, ngày truy cập 10/03/2018 Link
20. Tú Anh, 25/04/2017, Hậu kiểm toán 2016, PPI bất ngờ chuyển từ có lãi sang lỗ 37 tỷ đồng, < http://cafef.vn/hau-kiem-toan-2016-ppi-bat-ngo-chuyen-tu-co-lai-sang-lo-37-ty-dong-20170424212621736.chn>,ngàytruycập25/02/2018 Link
1. Dunn, P. (2004), The impact of insider power on fraudulent financial reprting. Journal ò Management, 30(3), 397-412 Khác
2. Handbook of international auditing, assurance and ethics pronouncements 2008 edition Khác
3. Joseph T Wells, Jonh Wiley&Son, Ic (2004), Principles of Fraud examination Khác
5. The Association of Certified Fraud Examiners, Report to the nations on occupational fraud and abuse, 2016 Khác
6. Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm của kiểm toán viên liên Khác
7. Bộ tài chính, Thông tư số 155/2015/TT-BTC, Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, 06/10/2015 Khác
8. Bộ Tài chính, Thông tư số 200/2014/TT-BTC, Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, 22/12/2014 Khác
9. Bộ Tài chính, Thông tư số 214/2012/TT-BTC, Hà Nội 06/02/2012 Khác
11. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 105/2013/NĐ-CP, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, 16/09/2013 Khác
15. Mỹ Hà, 21/01/2014, Phó Tổng KPMG: Cần giúp nhà đầu tư ý thức được tính chất, độ tin cậy của thông tin có trong tay, <https://vietstock.vn/2014/04/pho-tong-kpmg-can-giup-nha-dau-tu-y-thuc-duoc-tinh-chat-do-tin-cay-cua-thong-tin-co-trong-tay-145-343380.htm>, ngày truy cập 05/02/2018 Khác
19. quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính, 2012 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w