Từ những khái niệm trên, ta có thể thấy hình tượng nhân vật trung tâm trong văn xuôi một giai đoạn là hình ảnh những con người được khắc họa chính trong giai đoạn đó, được các nhà văn tậ
Trang 1HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRUNG TÂM
TRONG VĂN XUÔI 1945-1954
1 Mở đầu
Cách mạng tháng Tám đã mở đầu cho một chặng đường mới trong văn học Trong chín năm (1945-1954), một nền văn học mới đã ra đời với nhiều thành tựu và có một sắc thái riêng biệt Mở đầu cho chặng đường này là bước chuyển mình 1945-1946, nền văn học dân tộc “lột xác”, đi theo con đường cách mạng Các tác phẩm văn xuôi đã phản ánh được phần nào diện mạo cuộc sống và con người, cả những con người cũ và mới Tuy nhiên vẫn còn những tác phẩm mang màu sắc chủ quan chứng tỏ nhà văn chưa nắm bắt được hiện thực cuộc sống Chín năm kháng chiến đã tạo nên một bước phát triển mới cho văn xuôi Một cuộc “nhận đường” đã diễn ra làm thay đổi cách nhìn và quan điểm sáng tác của các nhà văn Vì vậy hiện thực kháng chiến được miêu tả trên cả bề rộng lẫn bề sâu Hình ảnh người lính, hình ảnh những con người mới sáng ngời trong các sáng tác Các thể loại chiếm ưu thế trong thời kỳ đầu là ký và truyện ngắn, mãi đến sau 1952 tiểu thuyết mới xuất hiện Văn học chặng đường 1945-1954 tuy chưa có những tác phẩm tầm cỡ nhưng nó lại có những nét độc đáo, mới mẻ của riêng nó
2 Các khái niệm cơ bản
Trước khi đi vào tìm hiểu hình tượng nhân vật trung tâm trong văn xuôi 1945-1954, chúng ta cần xác định vài khái niệm cơ bản như sau:
Đầu tiên là khái niệm hình tượng nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) thì hình tượng nghệ thuật là “sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật” Thông qua tác phẩm, nhà
Trang 2văn muốn nhận thức và cắt nghĩa đời sống và hình tượng nghệ thuật chính là
“các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo” Khái niệm tiếp theo chúng ta cần tìm hiểu là nhân vật văn học Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học thì nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” Tuy nhiên, “khái niệm nhân vật văn học có khi được
sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm” Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, nó có chức năng “khái quát tính cách của con người”, nó “dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống”
Khái niệm cuối cùng là nhân vật trung tâm Nhân vật trung tâm là là nhân vật chính quan trọng nhất, có ý nghĩa xuyên suốt trong một tác phẩm có nhiều nhân vật chính Các mâu thuẫn, các vấn đề trung tâm thường được tập trung và bộc lộ ở các nhân vật trung tâm này
Từ những khái niệm trên, ta có thể thấy hình tượng nhân vật trung tâm trong văn xuôi một giai đoạn là hình ảnh những con người được khắc họa chính trong giai đoạn đó, được các nhà văn tập trung bút lực để tìm tòi, khám phá và miêu
tả Những hình ảnh đó là sản phẩm của một quá trình nhà văn quan sát đời sống, khái quát lại bằng tưởng tượng và mang ý nghĩa xuyên suốt, quan trọng, thể hiện tinh thần, tư tưởng của cả một giai đoạn văn học Từ các hiểu như trên, khi tìm hiểu văn xuôi giai đoạn 1945-1954, chúng tôi thấy nổi bật lên một số hình tượng nhân vật trung tâm như: con người yêu nước, anh hùng; con người quần chúng; con người gắn bó với đời sống cách mạng rộng lớn; con người có quá trình phát triển tâm lý, tính cách đơn giản
3 Hình tượng nhân vật trung tâm trong văn xuôi 1945-1954
3.1 Con người yêu nước anh hùng
Giai đoạn 1945-1954 có thể được xem là giai đoạn mà văn học Việt Nam chuyển mình đi theo cách mạng, đặc biệt khi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám
Trang 3nổ ra Trước không khí cách mạng sôi nổi của toàn Đảng, toàn dân và sự nhạy cảm sâu sát thực tế của bản thân nhà văn, hàng loạt những tác phẩm văn chương
ra đời ghi lại một cách chân thật về cuộc sống con người và bối cảnh xã hội Đặc biệt, văn xuôi 1945-1954 đã xây dựng được hình tượng nhân vật trung tâm
là những con người yêu nước, anh hùng
Nhân vật trung tâm là những con người mới, là người cầm vũ khí trong kháng chiến chống ngoại xâm Tiểu thuyết Con trâu (1952) của Nguyễn Văn Bổng miêu tả cuộc chiến tranh du kích của đồng bào nhằm bảo vệ trâu, bảo vệ sản xuất cũng là bảo vệ kháng chiến Ở đây ta sẽ bắt gặp Phận, Trợ… những con người chiến đấu hết mình cho sự nghiệp cách mạng ấy Đoạn miêu tả anh du kích Phận bị giặc bắt “vết thương của Phận máu trào ra Mặt anh đỏ hực, miệng thở hồng hộc, mắt như đổ lửa… Lúc đầu nó tươi cười, sau hăm dọa, nhưng Phận nhất định nói dưới hầm không còn ai…Thằng Tây đưa mắt cho bọn lính đứng chung quanh: thôi thì thoi, đạp, báng súng, đá cục, tới tấp nện vào đầu, vào lưng, vào ngực, vào mặt Phận Mặt mày, mình mẩy anh bê bết máu” cho ta thấy sự dã man của lũ xâm lược Thế nhưng không gì có thể làm lung lay tinh thần bất khuất của con người yêu nước ấy: “Anh tưởng mình đã chết đi mấy lần, nhưng tỉnh ra vẫn bảo dưới hầm không còn ai” Và rồi Phận đã giả vờ nói sẽ chỉ hầm bí mật cho chúng, lợi dụng ngay khi chúng cởi trói cho mình anh đã vùng lên quyết chiến lần cuối cùng dù không thành công nhưng “anh cố ngoi đầu dậy, bứt tung áo chỉ vào ngực hét lớn: “Hầm đây, hầm bí mật đây!” Thằng quan hai nghiến răng chĩa thẳng súng vào ngực anh bắn luôn bốn phát liên tiếp Phận nghẹo đầu sang một bên, máu tươi trào ra miệng” Hình ảnh con người anh dũng ấy sẽ mãi khắc sâu trong tâm trí người đọc và tiếng thét của Phận như là lời tuyên bố ngoan cường cho sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam
Đến với cây bút Trần Đăng trong giai đoạn này ta nhìn thấy hàng loạt chân dung người lính kiên cường chiến đấu và không ngừng vượt qua vất vả, gian
Trang 4nan Đó là hình ảnh “bốn chiến sĩ vẫn thản nhiên bước theo hàng một… những ánh mắt ấy không sáng lên chút nào trước những ánh sáng rực rỡ kia… có lẽ kỷ niệm của họ ở Thủ đô chỉ là một lá cờ” (Một lần tới Thủ đô-1946) Ta có thể thấy cái kiên định của những chiến sĩ luôn hướng tới nhiệm vụ cách mạng, và ánh sáng lung linh phố phường không làm những con người kia bị thu hút Hay đọc Lúa mới (1948) ta thấy những dòng tâm tư đầy nhiệt huyết của con người sôi nổi một tình yêu nước nồng nàn, khao khát cầm súng giết giặc để giữ lấy hạt lúa quê hương “Tôi đã quyết rồi Từ bây giờ cho đến lúa gặt xong, cũng như cho đến mùa sang năm, cho đến mùa mãi mãi, tôi sẽ không bao giờ do dự một giây mà không lăn xả vào miệng súng thép dày của giặc để giữ lấy lúa” Đến Trận Phố Ràng (1949), Trần Đăng lại tiếp tục xây nên hình tượng những chiến
sĩ anh dũng xông pha trên chiến trường, dùng máu của mình để tô đậm màu cờ
Tổ quốc Bên cạnh hình ảnh đồng chí Địch “xung phong chạy vụt lên” trong cơn mưa đạn tơi bời, đồng chí Hậu “lăn xả vào chân khẩu móocchiê giữa sân”
là hình ảnh chiến đấu quyết liệt của trung đội phó Khải “Các đội viên tán loạn Những anh nhanh nhất trườn lên như rắn, đè lên cả bốn năm cái xác bạn còn nóng… Khải lồng lên vơ lấy súng, lấy A.T… Người anh thành một cái máy không biết mệt, không biết sợ, đứng lên, nằm xuống theo cái nhịp dồn dập của móoc chiên địch”
Một nhà văn cũng khá quen thuộc là Nguyên Hồng, giai đoạn này cũng đã đóng góp nhiều tác phẩm mang ý nghĩa lớn, tiêu biểu là truyện ngắn Lò lửa (1946) Tác phẩm dựng lên một cách chân thật nhất sự tàn ác của lũ cướp nước, chúng giam cầm và tra tấn những tù nhân Việt dã man nhằm moi móc thông tin
Và trong chính “lò lửa” tối tăm ấy lại rực sáng lên những hình tượng con người kiên định, trung thành đến cùng với Tổ quốc, với sự nghiệp cách mạng Nhân vật Nam hiện lên với vẻ đẹp sáng ngời ấy, nhìn thấy những cảnh tượng tra khảo trong tù Nam đã phải gầm lên: “Chúng nó không từ một sự độc ác hèn hạ nào đâu! Và các dân tộc bị bóc lột nếu không quyết liệt chiến đấu đến giọt máu cuối
Trang 5cùng thì cảnh thống khổ sẽ tối tăm không biết chừng nào…” Nam bị tra khảo đến mức kiệt sức, muốn chết cho xong nhưng anh lại nỗ lực: “A! Chết! Chết trong lúc này, trong lúc phong trào đang bị khủng bố, đương cần người này! Nam gân hết cả người lên lắc đầu” Ý chí kiên cường ấy còn được nhà văn khắc họa đậm nét trong câu nói cuối cùng của người chiến sĩ anh hùng dõng dạc với kẻ thù: “Các anh: những sự tra tấn, tù đày bắn giết lẽ phải càng ngày càng dã man, khốc liệt bao nhiêu thì chỉ thêm bất lực bấy nhiêu thôi Mà trong cuộc chiến đấu này, giữa các anh và chúng tôi, thế nào cũng có kẻ bại và chết,
kẻ thắng và sống, thì kẻ sau đây thắng và sống thế nào cũng là chúng tôi… cũng
là chúng tôi… cũng là cách mệnh… cũng là cách mệnh…”
Sự phát triển của con người mới gắn liền với sự tự ý thức, mang tinh thần tự giác được soi sáng bằng lý tưởng cách mạng sâu sắc thể hiện rõ qua tiểu thuyết Xung kích (1951) của Nguyễn Đình Thi mà nhân vật Sản là một đại diện tiêu biểu Ở Sản ta thấy được nét nghiêm túc trong công tác, chững chạc trong hành động, giàu tình cảm đồng đội và đặc biệt anh mang một tinh thần chiến đấu bền
bỉ Xuyên suốt tác phẩm là những trận đánh, là những đoạn đối đầu ác liệt với
kẻ thù, với cái chết, đã có những người anh hùng ngã xuống (Lũy, Kha…) và những người anh hùng tiếp tục sống, chiến đấu không mệt mỏi cho hai chữ Tự
do
Qua một vài tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này, phần nào cho ta thấy được đặc điểm nổi bật “yêu nước, anh hùng” của hình tượng nhân vật mà các nhà văn xây dựng hoàn toàn gần gũi và góp phần phản ánh một cách chân thật đời sống tinh thần chung của con người Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử sôi động khí thế cách mạng
3.2 Con người quần chúng
Trong giai đoạn 1945-1954, dưới sự chỉ đạo của Đảng và trước tình hình thực tế cách mạng, quần chúng nhân dân đã trở thành đối tượng phản ánh và phục vụ
Trang 6chủ yếu, là hình tượng thẩm mỹ chính của văn học Có thể thấy ở giai đoạn này con người quần chúng đã hiện lên là một nhân vật trung tâm của văn học bên cạnh con người yêu nước, anh hùng
“Muốn sáng tác tốt các nhà văn nghệ không thể tách rời quần chúng” (Hồ Chí Minh) Xuất phát từ những quan điểm như vậy, các nhà văn đã cũng đã hướng ngòi bút của mình vào quần chúng nhân dân lao động để “mải mê đi sâu vào quần chúng để học họ và dạy họ, đồng thời tìm những cảm hứng mới cho văn nghệ” (Đôi mắt, Nam Cao) Họ chính là những anh nông dân dũng cảm để lại
vợ con, nhà cửa đi theo kháng chiến, là những chị nông dân giỏi việc nước đảm việc nhà, là cô bán hoàng rong…Tất cả họ đại diện cho tầng lớp công-nông-binh của một đất nước bị xâm lược
Quần chúng nhân dân là những con người bé nhỏ, mang những nét trầm buồn, những lo lắng của người dân mất nước bị áp bức, bóc lột Những con người mà “tất cả mặt mày của họ đều đen lại rồi, đen lạ lắm, như là bằng than đốt đỏ lên rồi nhúng nước vậy Da họ nứt hết Mắt càng trũng xuống, càng vàng
lờ, càng ngờ nghệch…” (Tiếng nói, Nguyên Hồng) Quần chúng nhân dân xuất hiện trong văn xuôi còn là những con người đau khổ trong cảnh đói nghèo như
vợ chồng Tràng, bà cụ Tứ (Vợ nhặt, Kim Lân), hay là hình ảnh những người phụ nữ đau thương lúc nào cũng lặng lẽ, u buồn dưới chế độ hà khắc của bản làng và thực dân Pháp: cô Ảng (Cứu đất cứu mường), Mỵ (Vợ chồng A Phủ,
Tô Hoài)… Nhà văn không trốn tránh hiện thực mà đã hòa mình vào cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc, các nhà văn thực hiện cuộc hành trình đến với quần chúng, khám phá quần chúng-những nhân vật có sức rung động và hấp dẫn sâu
xa Vì vậy mà hiện thực cuộc sống đau thương của đông đảo quần chúng được phơi bày Họ đã tạo được những trang văn có ích cho đời
Trang 7Bên cạnh việc khắc họa số phận của quần chúng nhân dân các tác giả còn đi sâu vào tính cách lạc quan của họ thể hiện ánh mắt, nụ cười và thế giới nội tâm của nhân vật
Qua đó tác giả cũng gửi gắm niềm tin vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, vào tương lai tươi sáng của dân tộc Mường Giơn giải phóng, ông Mờng ngắm nghía bức tranh cụ Hồ “rồi ông cười” còn Ính cùng Sạ đi gặt lúa, nghĩ đến ngày mai mà “cười mãi… Sạ nhìn Ính âu yếm Hai người nhìn nhau Ính cười lặng lẽ” (Mường Giơn) Trước đây ở Hồng Ngài, cô Mỵ lầm lũi cam chịu lúc nào cũng “cúi mặt, mặt buồn rười rượi” nay được giải phóng, ở khu du kích Phiềng
Sa, Mỵ đã “tủm tỉm cười” và trở thành một cá nhân lạc quan yêu đời, tin tưởng vào Đảng, vào cách mạng (Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài) Dù sống trong hoàn cảnh nghèo đói và khốc liệt của chiến tranh, những con người nhỏ bé lam lũ hàng ngày cũng luôn ánh lên một niềm tin yêu vào cuộc sống, đó là một trong những phẩm chất đáng quý của con người Viêt Nam
Hình ảnh người dân nghèo từ khắp miền đất nước hòa mình vào cộng đồng, hăng hái tham gia cứu nước được làm rõ bằng một nhận xét “những cái màu xanh thợ, màu nâu chân quê, màu trắng thành thị, màu chàm rừng núi đã trộn lẫn trong màu kaki duy nhất” (Nhập vào hàng ngũ, Tuấn Vinh) Ta không thể nào quên được hình ảnh “những bộ quần áo đen sẫm, mỏng tanh, chẽn vào lưng, thắt vào bắp chân mỗi người, khẩu súng lớn đeo bên hông… hình con dao cắm bên sườn.”của những chiến sĩ mới từ chiến khu về (Một lần tới thủ đô)
Bên cạnh nhiệm vụ đi tìm cái đẹp, miêu tả cái đẹp trong quần chúng nhân đân thì các nhà văn còn là những “kỹ sư tâm hồn” cho quần chúng Nhà văn phải là người có trách nhiệm sàng lọc những biểu hiện “vừa ngố vừa nhặng xị”,
“phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương”,
“đa số nước mình là nông dân” nhưng “té ra người nông dân nước mình vẫn có thể làm cánh mạng, mà làm cách mạng hăng hái lắm”, phải làm cho quần chúng thấy được mặt tích cực cũng như tiêu cực để họ phát huy và sửa chữa
Trang 8Tóm lại, ở giai đoạn này hình ảnh quần chúng đã đi vào văn học như một điều tất yếu Quần chúng nhân dân chính là đối tượng phản ánh và cũng là đối tượng thưởng thức nghệ thuật Vì vậy có thể nói “đi trên đường lớn, nhà văn đồng cam cộng khổ với nhân dân” vì “những trái tim khối óc của hàng vạn người thân quý ấy…họ là những tinh hoa của tổ quốc…sẽ nuôi cho văn anh không già, không cạn”
3.3 Con người gắn bó với đời sống cách mạng rộng lớn
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời nhưng nền độc lập đang đứng trước những thách thức to lớn, nhân dân lại phải lao vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ Vì vậy trong giai đoạn
1945-1954, văn học cũng đồng hành và phục vụ cho cuộc kháng chiến của dân tộc Nhân vật chủ yếu trong văn xuôi là người nông dân và người lính vệ quốc quân… Họ là những con người gắn bó với đời sống cách mạng rộng lớn của nhân dân
Họ có tâm hồn phóng khoáng, chấp nhận từ chối tất cả để sống với phong trào cách mạng Trong Môt lần tới thủ đô của Trần Đăng, ta thấy người chiến sĩ đã
có thái độ dứt khoát với cảnh tượng phù phiếm, trụy lạc, giả dối của bọn ngoại bang để bước hẳn vào cuộc sống cách mạng và kháng chiến Độ trong Đôi mắt của Nam Cao cũng đã đoạn tuyệt cuộc sống tầm thường của một trí thức, tự nguyện làm anh tuyên truyền, ngủ ngay trong nhà máy in cùng những người thợ Thậm chí anh nông dân không biết chữ nhưng vẫn cố học thuộc bài Kháng chiến ba giai đoạn, hăng hái vác bó tre đi ngăn cản quân thù
Tiểu thuyết Con trâu của Nguyễn Văn Bổng lại cho thấy những người nông dân bền bỉ, dẻo dai tổ chức chiến tranh du kích bảo vệ làng quê Phần đông họ đều kiên trì với cách mạng như Trợ, Chức, Liêu … ngay cả những sang Thái học tránh nạn nhưng vẫn hướng về cách mạng, hướng về quê hương (Hiếu, ông Hoạch) và có không ít người đã ngã xuống anh dũng (Phận và Bai) Hình ảnh
Trang 9ông Học già nua vẫn cố chém Tây vì đau xót trước cái chết của Bai gây nhiều xúc động cho người đọc
Tất cả cho thấy trong giai đoạn này từ trí thức đến nông dân đã có sự giác ngộ,
đã hướng cuộc sống của mình đến với sự nghiệp chung của dân tộc Họ không phải là những con người nhỏ bé, tư ích mà là con người công dân, sống có trách nhiệm Chị An trong Một phút yếu đuối của Nguyễn Huy Tưởng vì mãi lo cho phong trào không mấy lúc rảnh nghĩ đến con, chị ghét lối sống ích kỷ của chồng
và mẹ chồng Người nông dân trong Lúa mới của Trần Đăng cũng đã có ý thức trách nhiệm đối với cách mạng Họ không do dự một giây, sẵn sàng lăn xả vào miệng súng thép dày của giặc để giữ lúa Có lúa người nông dân mới có thể làm hậu phương vững chắc cho bộ đội ở tiền tuyến Nói chung họ là những con người gắn bó với cách mạng rộng lớn
3.4 Con người có quá trình phát triển tâm lý, tính cách đơn giản
Nếu như trong giai đoạn 1932-1945, các nhân vật thường bị dằn xé nội tâm,
có quá trình phát triển tâm lý, tình cảm phức tạp thì văn học giai đoạn này tập trung chủ yếu vào miêu tả con người cùng với quá trình diễn biến tâm lý khá đơn giản Nổi bật lên trong văn học giai đoạn này là hình tượng của hai kiểu nhân vật: nhân vật chính trị và nhân vật quần chúng Ứng với mỗi hình tượng nhân vật lại có những kiểu diễn biến tâm lý khác nhau, theo những hướng khác nhau nhưng đại thể họ có chung một nguồn gốc xuất thân, đều ra đi từ mảnh vườn, thửa ruộng, từ làng quê chân chất
Quá trình phát triển tâm lý của hai kiểu nhân vật nói trên hết sức đơn giản,
dễ nắm bắt, không phức tạp, không mâu thuẫn, giằng xé, xung đột bên trong mà thường đi theo một hướng: từ đời cũ sang đời mới, từ số phận cá nhân hòa chung vào đời sống xã hội, từ trung lập cầu an trở nên tỉnh ngộ trước tội ác của
kẻ thù; đã giác ngộ rồi ngày càng giác ngộ hơn nữa; từ lập trường tiểu tư sản, trí thức, chuyển biến theo lập trường của giai cấp công nông; từ tình cảm yếu đuối
Trang 10ủy mị trở nên lạc quan, khỏe khoắn Đó là sự chuyển biến trên cấp độ ý thức giai cấp và dân tộc Họ vốn dĩ sống chung trong một cộng đồng, cùng làm cùng
ăn Nói cách khác, họ là một tập thể Con người được miêu tả trong các tác phẩm văn học giai đoạn này là những con người đã biết sống vì tập thể Từ một cuộc sống bó hẹp, quanh năm chỉ biết con trâu, đồng ruộng, những người nông dân ấy dần trở thành du kích, bộ đội, dân quân hăng hái xông pha vào trận tuyến với ý chí, quyết tâm đánh giặc Đó là anh Trợ bộc trực, nóng nảy, là cậu Liêu lóc chóc, nhiệt tình, là anh Hòe nhút nhát trong Con trâu (Nguyễn Văn Bổng) Quá trình phát triển từ suy nghĩ đến hành động hết sức giản dị, họ “giác ngộ ngày càng sâu sắc, tự giải phóng mình và góp phần giải phóng dân tộc, giai cấp” Các tác phẩm trong giai đoạn này đã tập trung miêu tả đời sống tâm lý của các nhân vật, “thế giới nội tâm của họ ngày càng phong phú nhưng không rắc rối, phức tạp” Nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân có một quá trình diễn biến như vậy Có thể coi ông là hình tượng điển hình cho hình ảnh người nông dân trong kháng chiến Tình yêu, niềm tự hào về ngôi làng của mình cũng dần biến đổi khi phong trào cách mạng rộ lên, lý tưởng cách mạng
đã thấm nhuần Lúc này, tình yêu làng xóm của ông gắn liền với tình yêu quê hương đất nước, gắn liền với Cụ Hồ, với chiến sĩ cách mạng Theo dõi tâm trạng của ông Hai, ta thấy nó diễn biến thật đơn giản như tính cách của một đứa trẻ con: ông đau khổ, xấu hổ, không dám nhìn mặt người khác khi nghe tin làng mình theo giặc để rồi cuối cùng lại cười thật hả hê, sung sướng, nói chuyện với thằng con của mình khi biết tin làng mình theo giặc là thất thiệt
Bên cạnh đó thì sự nhận thức về giai cấp, về thời điểm cũng giúp cho quá trình tâm lý của các nhân vật dần biến đổi Trợ (Con trâu-Nguyễn Văn Bổng) ý thức được chức trách mới của mình là đội phó đội du kích nên cũng chủ động hòa nhã, mềm mỏng hơn với Hòe, không gắt gỏng như trước nữa Về phần Hòe, anh cũng dần dần không còn nhút nhát mà trở nên bình tĩnh, gan dạ hơn… Đó chính là chiều hướng phát triển đi lên của người nông dân Nỗi đau riêng cũng