Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các các nhân tố thuộc tam giác gian lận bao gồm động cơ/ áp lực, cơ hội và thái độ dẫn đến sai phạm trọng yếu trên BCTC của các công ty niêm yết t
Trang 1TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Đà Nẵng - Năm 2017
Trang 2TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01
Ngườ ướng ẫn o ọ : TS P ạm Hoà Hương
Đà Nẵng - Năm 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tá g ả
Võ Tịn Quyên
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Kết cấu đề tài 3
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THUỘC TAM GIÁC GIAN LẬN ĐẾN SAI PHẠM TRỌNG YẾU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 9
1.1 ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC LOẠI SAI PHẠM TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 9
1.2 LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH HÀNH VI GÂY RA SAI PHẠM TRỌNG YẾU TRÊN BCTC 14
1.2.1 Lý thuyết Tam giác gian lận (The Fraud Triangle) 15
1.2.2 Lý thuyết đại diện (The Agency Theory) 18
1.3 TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SAI PHẠM TRỌNG YẾU TRÊN BCTC TỪ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 20
1.3.1 Nhóm yếu tố Áp lực 20
1.3.2 Nhóm yếu tố Cơ hội 21
1.3.3 Nhóm yếu tố Thái độ và sự biện hộ 22
1.3.4 Yếu tố khác 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24
Trang 5CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 25
2.1 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 25
2.1.1 Nhóm yếu tố áp lực 25
2.1.2 Nhóm yếu tố Cơ hội 29
2.1.3 Thái độ và sự biện hộ 31
2.1.4 Yếu tố khác 32
2.2 ĐO LƯỜNG SAI PHẠM TRỌNG YẾU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 33
2.2.1 Đo lường sai phạm trọng yếu trên BCTC 33
2.2.2 Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sai phạm trọng yếu trên BCTC 34
2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 40
2.4 CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 41
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 42
3.2 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN BIẾN VÀ KIỂM ĐỊNH PHÂN PHỐI CHUẨN CỦA CÁC BIẾN 48
3.2.1 Phân tích mối quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập 48
3.2.2 Kiểm định tương quan giữa các biến độc lập 52
3.2.3 Kiểm định phân phối chuẩn 55
3.3 PHÂN TÍCH HỒI QUY LOGITIC ĐA THỨC 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 70
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HÀM CHÍNH SÁCH 71
4.1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 71
4.2 HÀM CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 72
Trang 64.2.1 Đối với kiểm toán độc lập 73
4.2.2 Đối với các đối tượng khác sử dụng thông tin trên BCTC 75
4.2.3 Đối với các công ty niêm yết 76
4.2.4 Đối với Hội kiểm toán viên hành nghề 76
4.2.5 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 77
4.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 78
KẾT LUẬN 80 PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản s o)
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Trang 83.1 Thống kê mô tả của Sai phạm trọng yếu 42
3.2 Thống kê mô tả giữa biến phụ thuộc và biến độc lập
3.4 Mối quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc và biến
3.5 Kiểm định mối tương quan giữa biến phụ thuộc và
3.6 Kiểm định mối tương quan giữa biến độc lập và biến
phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau 53
3.9 Mức độ phù hợp của mô hình bằng Pseudo R-Square 56 3.10 Mức độ tương quan bằng hệ số Chi-Square 57
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tín ấp t ết ủ đề tà
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây, hàng loạt các công ty kéo nhau “lên sàn” thì tính minh bạch và trung thực của BCTC đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn Tuy nhiên, không vì vậy mà các sai phạm trên BCTC giảm đi mà ngày càng có xu hướng gia tăng Cụ thể, những sai phạm trọng yếu của các công ty như công ty cổ phần bông Bạch Tuyết, công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long hay mới đây nhất là công ty Cổ phần Gỗ Trường Thành đã gây ra những tác động không nhỏ đối với nhà đầu tư
Hành vi gian lận gây ra sai phạm trọng yếu trên BCTC rõ ràng tác động tới lợi ích đến không chỉ nhà đầu tư mà còn đến cả khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng hay thậm chí là đối thủ cạnh tranh và cả nhà nước Dù là động cơ khai khống hay khai thiếu lợi nhuận đều để hướng doanh nghiệp hoặc cá nhân đến những mục tiêu “mong muốn” và sẵn sàng bỏ qua những hậu quả mà nó đem lại cho những đối tượng khác
Đã có những nghiên cứu trước đây về gian lận BCTC tại Việt Nam như
“Đánh giá rủi ro gian lận Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam” của Trần Thị Giang Tân (2014) hay “Nghiên cứu về sai sót trong Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của Nguyễn Trần Nguyên Trân (2014) Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Trần Nguyên Trân (2014) tập trung vào việc nhận diện rủi ro sai sót dựa vào
mô hình Beneish (1999) trong khi đó nghiên cứu của Trần Thị Giang Tân (2014) chỉ tập trung vào các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và chỉ xem xét những công ty có chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán không phân biệt là chênh lệch tăng hay giảm
Từ đó, đề tài “Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc “tam giác gian lận”
Trang 11đến các san phạm trọng yếu trên Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu nhằm lấp đầy các khoảng trống của các nghiên cứu trước đây
2 Mụ t êu ủ ng ên ứu
- Xác định và phân tích các nhân tố thuộc tam giác gian lận ảnh hưởng đến sai phạm trọng yếu trên BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Đề xuất giải pháp cho việc nhận diện sai phạm trọng yếu dựa trên kết quả nghiên cứu
3 Câu ỏ ng ên ứu
Để đạt được các mục tiêu trên, luận văn cần trả lời câu hỏi nghiên cứu:
- Các nhân tố nào thuộc tam giác gian lận ảnh hưởng đến sai phạm trọng yếu trên BCTC?
4 Đố tượng và p ạm v ng ên ứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các các nhân tố thuộc tam giác gian lận bao gồm động cơ/ áp lực, cơ hội và thái độ dẫn đến sai phạm trọng yếu trên BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn từ các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam trên cả 2 sàn HOSE và HNX Với số liệu nghiên cứu là số liệu năm 2015
5 P ương p áp ng ên ứu
Dựa vào các phương pháp nghiên cứu của các nghiên cứu trước, đề tài
đã kế thừa và có điều chỉnh cho phù hợp Về cách nhận diện BCTC có sai phạm trọng yếu, đề tài nhận diện sai phạm trọng yếu dựa trên cả 2 phương diện định lượng và định tính Về phương pháp đo lường các nhân tố ảnh
Trang 12hưởng, tác giả tham khảo và kế thừa từ những nghiên cứu trước đây
Về kỹ thuật phân tích, các kỹ thuật thống kê mô tả như giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình và độ lệch chuẩn được sử dụng để mô tả các đặc tính của mẫu Ngoài ra, đề tài tiến hành kiểm định T-test và lập bảng chéo để phân tích mối tương quan giữa biến phụ thuộc với mỗi biến độc lập Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để kiểm định sự tương quan giữa các biến độc lập với nhau Cuối cùng, phân tích hồi quy logit đa thức được áp dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc
6 Kết ấu đề tà
Nội dung chính của đề tài được chia làm 4 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của các yếu tố thuộc tam giác gian lận đến sai phạm trọng yếu trên Báo cáo tài chính
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách
7 Tổng qu n tà l ệu ng ên ứu
Từ nhiều năm về trước, có rất nhiều nghiên cứu của các học giả, nhà kinh tế học về mối liên hệ giữa sai phạm trọng yếu trên BCTC và các nhân tố ảnh hưởng Đặc biệt, kể từ sau nghiên cứu của Donal Cressey (1953) về Tam giác gian lận (Fraud Triangle) đã mở ra một hướng mới giúp giải thích được các hành vi gian lận kinh tế Nghiên cứu của Cressey đã kết luận rằng, có nhiều nguyên nhân để một người thực hiện hành vi gian lận, tuy nhiên, tất cả các nguyên nhân đó được tổng hợp thành 3 nhóm nhân tố chính là: Áp lực,
Cơ hội, Thái độ [15]
Albrecht & Romney (1986) đã sử dụng 87 “dấu hiệu báo động đỏ” (Red Flags) để nghiên cứu về gian lận Các tác giả đã chỉ ra 1/3 trong số các dấu hiệu trên có ý nghĩa trong tiên đoán gian lận và một số lượng lớn các biến
Trang 13khác rất hữu ích trong dự đoán về tính chính trực của Ban giám đốc [10] Dựa trên kết quả này, Loebbecke và cộng sự (1989) đã tiếp tục phát triển mô hình tiên đoán rủi ro có gian lận và cung cấp các bằng chứng rằng gian lận trên BCTC là hệ quả của các yếu tố áp lực và thái độ [21]
Cũng nghiên cứu về các sai phạm trọng yếu trên BCTC, Person (1995)
đã phát hiện ra ảnh hưởng của các nhân tố đòn bẩy nợ, vòng quay vốn, tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản, những nhân tố này gây ra áp lực cho việc thực hiện hành vi gian lận BCTC [23] Năm 1996, Beasley đã công bố nghiên cứu
về mối quan hệ giữa thành phần Hội đồng quản trị và sai phạm trọng yếu trên BCTC với kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, không những thành phần Hội đồng quản trị có tác động lớn đến hành vi sai phạm BCTC mà còn có quy mô Hội đồng quản trị và số lượng thành viên độc lập (các thành viên bên ngoài) trong Hội đồng quản trị có tác động đến sai phạm trọng yếu trên BCTC [13]
Vào năm 2002, dựa trên nghiên cứu về các công ty niêm yết tại Hy Lạp, Spathis đã đưa ra kết luận các công ty có tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu cao, đòn bẩy nợ cao, lợi nhuận ròng so với tổng tài sản thấp, tỷ lệ vốn lưu động thấp và chỉ số Z-score thấp có nhiều khả năng có sai phạm trọng yếu trên BCTC, những con số này thể hiện áp lực về kinh tế đối với công ty, tác động đến khả năng điều chỉnh BCTC một cách cố ý [27]
Hasnan và cộng sự (2008) sử dụng một mẫu đối ứng của 47 công ty có gian lận và 47 công ty không gian lận trong thời gian 1996-2006 nhằm kiểm tra ảnh hưởng của các yếu tố thái độ trong giao dịch với các bên liên quan, tiền sử của hành vi vi phạm trong quá khứ, thành viên hội đồng sáng lập, cùng với yếu tố áp lực về kinh tế, yếu tố sở hữu, yếu tố chính trị như sự ưu đãi và bảo hộ của chính phủ dành cho một số công ty hay một số lĩnh vực và cơ hội trong quản trị doanh nghiệp đến sai phạm trọng yếu trên BCTC Kết quả là, liên quan đến các doanh nghiệp có ít giao dịch với bên liên quan, có số hành
Trang 14vi vi phạm trước đó cao hơn, và nhiều người sáng lập hơn sẽ có khả năng cao hơn trong xảy ra các sai phạm trọng yếu trên BCTC Họ cũng nhận thấy rằng các công ty không thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở hữu nước ngoài cũng như các doanh nghiệp có mức độ khó khăn tài chính cao có áp lực mạnh mẽ để thực hiện các hành vi gian lận gây ra sai phạm trọng yếu Bên cạnh đó, Hasan
và cộng sự đã cho thấy rằng các công ty có cơ cấu quản trị doanh nghiệp yếu kém có nhiều khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu trên BCTC [19]
Skousen và cộng sự (2008) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố
áp lực, cơ hội và thái độ đến sai phạm trọng yếu trên BCTC Kết quả cho thấy
5 nhân tố áp lực và hai nhân tố cơ hội ảnh hưởng đáng kể đến sai phạm trọng yếu trên BCTC Cụ thể, các công ty có đặc điểm sau đây có nhiều khả năng
có sai phạm trọng yếu trên BCTC: tốc độ tăng trưởng nhanh, sự tăng lên của nhu cầu huy động vốn từ nguồn tài chính bên ngoài, việc nắm giữ nhiều hơn
cổ phiếu của cổ đông bên trong so với bên ngoài doanh nghiệp, đặc điểm Hội đồng quản trị (có nhiều thành viên đồng thời nằm trong Ban quản lý của công ty), số lượng ít thành viên độc lập trong Ủy ban kiểm toán [25] Tương tự như Skousen và cộng sự (2008), Skousen và Wright (2008) đã thực hiện một nghiên cứu trong đó phát triển giả thuyết nghiên cứu dựa trên các nhóm yếu
tố như các áp lực, cơ hội, thái độ (sự biện hộ) với mục đích xác định một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến sai phạm trọng yếu Kết quả là tỷ lệ của các thành viên độc lập trong ủy ban kiểm toán độc lập và chủ sở hữu nội bộ (quản lý và giám đốc nắm giữ cổ phiếu của công ty) có quan hệ ngược chiều với khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trên BCTC; bên cạnh đó, sự kiêm nhiệm chức danh Giám đốc điều hành và Chủ tịch HĐQT hay tỷ lệ chủ sở hữu đồng thời là các nhà quản lý chủ chốt sở hữu trên 5% cổ phiếu đang lưu hành có quan hệ thuận chiều với sai phạm trọng yếu trên BCTC Từ việc phân tích tỷ lệ chủ sở hữu đồng thời là các nhà quản lý chủ chốt sở hữu trên 5% cổ
Trang 15phiếu đang lưu hành và chủ sở hữu nội bộ (quản lý và giám đốc nắm giữ cổ phiếu của công ty), Skousen & Wright đã chỉ ra rằng tỷ lệ sở hữu nội bộ là một rào cản tốt hạn chế sai phạm trọng yếu, trừ khi phần sở hữu còn lại của công ty bị khuếch tán bởi nhóm cá nhân Do đó, tỷ lệ số các nhà quản lý nằm giữ cổ phiếu công ty càng lớn, thì khả năng xảy ra gian lận càng thấp, miễn là
cá nhân mỗi nhà quản lý không nắm giữ một phần đáng kể cổ phần của công
ty Nói cách khác, khi phần lớn cổ phiếu đang lưu hành của một công ty thuộc
sở hữu của ban quản lý, sẽ tăng tỷ lệ sai phạm [26] Tương tự, Lou & Wang (2009) cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc tam giác gian lận
và khả năng BCTC có gian lận với mẫu gồm 97 công ty có gian lận đối ứng với 467 công ty không có gian lận ở Đài Loan Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi gian lận có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với các biến (các nhân tố thuộc tam giác gian lận) như đòn bẩy tài chính, tỷ lệ doanh thu, số lần điều chỉnh BCTC, số lần thay đổi kiểm toán viên, tỷ lệ cổ phiếu của Ban Giám đốc
và Hội đồng quản trị bị cầm cố, sai sót trong dự báo của các chuyên gia phân tích tài chính [22]
Amara và cộng sự (2013) thực hiện nghiên cứu dựa trên mẫu gồm 80 công ty của Pháp trong giai đoạn 2001-2009 Các tác giả đã kiểm tra năm biến trong đó có ba biến được phân loại thuộc yếu tố động cơ/ áp lực (tỷ lệ nợ, tính thanh khoản, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và các yếu tố cơ hội (tính độc lập của các thành viên hội đồng quản trị, chất lượng của các kiểm toán độc lập bên ngoài) Kết quả chỉ ra rằng chỉ có một trong số năm yếu tố kiểm tra có tác động đáng kể về mặt thống kê đến khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu trên BCTC: ROA càng thấp thì khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu trên BCTC càng cao [12]
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Thị Giang Tân (2014) về các nhân
tố ảnh hưởng đến sai phạm trọng yếu đã kế thừa các nghiên cứu trước đây của
Trang 16Lou & Wang (2009), Skousen và cộng sự (2008) đồng thời phân loại các nhân
tố theo 3 nhóm Áp lực, Cơ hội, và Thái độ/ sự biện hộ trên mẫu gồm 78 công
ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM năm 2012 Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng có 3 nhân tố thuộc nhóm áp lực là tỷ lệ doanh thu trên
nợ phải thu, tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản, đòn cân nợ; với 1 yếu tố thuộc nhóm Cơ hội là quy mô công ty kiểm toán và 2 yếu tố thuộc nhóm Thái
độ và sự biện hộ là ý kiến của kiểm toán viên và tiền sử gian lận BCTC có tác động đến hành vi gây ra sai phạm trọng yếu trên BCTC [6]
Ngoài ra nghiên cứu của Nguyễn Trần Nguyên Trân (2014) về sai sót trong Báo cáo tài chính cua các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã tổng hợp thực trạng về sai sót trong BCTC đồng thời kế thừa những nghiên cứu của Beneish (1999) để vận dụng vào việc dự đoán khả năng sai sót trong BCTC Kết quả của nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn
2010 đến 2012, tỷ lệ các công ty có sự thay đổi về lợi nhuận sau kiểm toán so với trước kiểm toán luôn xấp xỉ 50% Thông qua áp dụng mô hình Beneish với 30 công ty được chọn có tỷ lệ phát hiện gian lận là 53.33% [9]
Mặc dù các nghiên cứu trên đã cho thấy nhiều kết quả hữu ích về mối quan hệ giữa các nhân tố với hành vi gây ra sai phạm trọng yếu trên BCTC nhưng vẫn có một số hạn chế nhất định Một số tác giả chỉ quan tâm đến một
số khía cạnh cụ thể, ví dụ như các yếu tố về tài chính (áp lực tài chính) được nghiên cứu bởi Persons (1995), Spathis (2002); hay các yếu tố quản trị doanh nghiệp (cơ hội) như nghiên cứu của Beasley (1996) Bên cạnh đó, tồn tại một
số hạn chế trong các nghiên cứu liên kết các yếu tố thuộc tam giác gian lận (áp lực, cơ hội, và thái độ/ sự biện hộ) với khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu như Hasnan và cộng sự (2008), Skousen và cộng sự (2008), Skousen và Wright (2008), Lou & Wang (2009) cũng như Amara và cộng sự (2013) Các nghiên cứu này chỉ xem xét khía cạnh định lượng để đo lường sai phạm trọng
Trang 17yếu trên BCTC và chỉ quan tâm đến trị tuyệt đối độ lớn chênh lệch lợi nhuận
mà không quan tâm đến dấu của chênh lệch (khai khống hoặc khai thiếu lợi nhuận)
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Thị Giang Tân (2014) cũng có một
số hạn chế như trên, và mẫu nghiên cứu chỉ bao gồm 78 các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với BCTC năm
2012 mà không bao gồm các công ty nào niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội nên còn hạn chế về tính đại diện của mẫu
Đồng thời, nghiên cứu của Nguyễn Trần Nguyên Trân (2014) chỉ trình bày được thực trạng sai sót nhưng chưa đề cập đến thực trạng gian lận đồng thời chưa tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến sai phạm trọng yếu Hơn nữa, mẫu nghiên cứu dự đoán gian lận bị hạn chế về cỡ mẫu chỉ giới hạn trong số 30 công ty niêm yết
Nghiên cứu này sẽ khắc phục những hạn chế trong đo lường sai phạm trọng yếu trên BCTC của các nghiên cứu trước bằng cách đo lường biến phụ thuộc bao gồm cả sai phạm khai khống và khai thiếu lợi nhuận, đồng thời bổ sung thêm biến độc lập (nhân tố ảnh hưởng đến sai phạm trọng yếu) phù hợp với nền kinh tế Việt Nam như sở hữu nhà nước Ngoài ra, đề tài lựa chọn sử dụng mô hình hồi quy logistic đa biến (Multinominal Regression) khác với các nghiên cứu trước Bên cạnh đó, cỡ mẫu nghiên cứu cũng lớn hơn so với các nghiên cứu của Trần Thị Giang Tân (2014) hay Nguyễn Trần Nguyên Trân (2014) bao gồm các công ty niêm yết trên cả Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THUỘC TAM GIÁC GIAN LẬN ĐẾN SAI PHẠM TRỌNG YẾU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC LOẠI SAI PHẠM TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 450, sai sót (sai phạm)
được định nghĩa “là sự khác biệt giữa giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh của một khoản mục trên báo cáo tài chính với giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh của khoản mục đó theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng Sai sót có thể phát sinh do nhầm lẫn hoặc gian lận”
Theo đó, sai phạm bao gồm sai sót không cố ý (sai sót) và sai sót cố ý (gian lận) Như vậy có thể nói sai phạm trên BCTC được phân thành 2 loại là sai sót và gian lận Để phân biệt giữa gian lận và sai sót, cần phải xem xét xem hành vi dẫn đến sai phạm trong báo cáo tài chính là cố ý hay không cố ý
Sai sót thường là những lỗi không cố ý có ảnh hưởng đến BCTC, theo đoạn A1 của VSA 450 sai sót có thể phát sinh như:
- Việc thu thập hoặc xử lý dữ liệu để lập BCTC không chính xác;
- Bỏ sót số liệu hoặc thuyết minh;
- Ước tính kế toán không đúng phát sinh do bỏ sót hoặc hiểu sai;
- Xét đoán của Ban Giám đốc liên quan đến các ước tính kế toán mà kiểm toán viên cho là không hợp lý hoặc việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán mà kiểm toán viên cho là không phù hợp
Gian lận là một khái niệm pháp lý rất rộng, theo chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam VSA 240, gian lận được định nghĩa “là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ
Trang 19ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp”
Hành vi gian lận thường khó bị phát hiện do được tạo ra và che dấu một cách cố ý Có hai loại gian lận tác động đến tính trung thực của BCTC đó là biển thủ tài sản và gian lận BCTC
Biển thủ tài sản
Biển thủ tài sản hay còn gọi là tham ô tài sản hay là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý Thủ phạm của hành vi biển thủ tài sản dưới hình thức trộm cắp với giá trị tương đối nhỏ và không mang tính trọng yếu thường là nhân viên cấp thấp trong đơn
vị Tuy nhiên, hành vi biển thủ tài sản cũng có thể do thành viên Ban Giám đốc thực hiện vì họ có điều kiện dễ dàng hơn, theo những cách thức khó phát hiện được Hành vi biển thủ tài sản thường đi kèm với việc giả mạo chứng từ, tài liệu nhằm che giấu sự thật là các tài sản đó đã bị mất hoặc đã được thế chấp mà không được phép
Hành vi biển thủ tài sản có thể được biểu hiện theo nhiều dạng khác nhau, như:
- Tham ô các khoản thu tiền
Tiền có thể bị tham ô thông qua nhiều cách thức khác nhau, ví dụ biển thủ các khoản phải thu đã thu được tiền hoặc chuyển các khoản thu hồi nợ phải thu đã bị xử lý xóa sổ sang tài khoản cá nhân tại ngân hàng
- Tham ô các khoản chi tiền
Trong các cách thức gian lận liên quan đến các khoản chi tiền, người gian lận thường tạo ra việc phân phối ngân quỹ của tổ chức cho những mục đích không đúng đắn [4] Gian lận này có thể là giả mạo séc, giạn lận bán hàng, gian lận thanh toán mua hàng, gian lận thanh toán tiền lương, gian lận thanh toán chi phí, làm cho đơn vị phải thanh toán tiền cho hàng hóa và dịch
Trang 20vụ mà đơn vị không nhận được, ví dụ thanh toán cho những người bán không
có thực, thanh toán cho người bán với mức cao hơn giá trị thật để cá nhân được hưởng hoa hồng do chênh lệch giá, thanh toán cho các nhân viên không
có thực
- Biển thủ hàng tồn kho và các tài sản khác
Về cơ bản, các cách thức gian lận trong trường hợp hàng tồn kho và các tài sản khác có thể bao gồm hai loại chính là sử dụng tài sản của đơn vị một cách sai trái để đem lại lợi ích cho cá nhân, ví dụ dùng tài sản của đơn vị làm tài sản thế chấp cho khoản vay cá nhân hoặc khoản vay cho một bên liên quan; và lấy cắp tài sản bao gồm lấy cắp tài sản vật chất hoặc tài sản trí tuệ, ví
dụ lấy cắp hàng tồn kho, phế liệu, bán các tài liệu kỹ thuật cho đối thủ cạnh tranh
Việc lấy cắp hàng tồn kho và tài sản khác có thể dẫn đến sự không khớp giữa số liệu tài sản trên sổ sách và thực tế Để đối phó với việc này, các nhân viên gian lận có thể thực hiện bút toán điều chỉnh gian lận trên sổ sách, chẳng hạn, ghi giảm số hàng tồn kho và ghi tăng giá vốn hàng bán; hoặc thậm chí có thể chỉnh sửa số tổng trên bảng tổng hợp hàng tồn kho cho khớp với thực tế, hoặc chỉnh sửa số tổng trên biên bản kiểm kê hàng tồn kho cho khớp với sổ sách.[4]
Gian lận BCTC
Việc BCTC gian lận là việc cố tình làm sai lệch số liệu các khoản mục
và thông tin được công bố trên báo cáo tài chính của một tổ chức Việc lập báo cáo tài chính gian lận có liên quan đến các sai sót cố ý như cố ý bỏ sót số liệu hoặc thông tin thuyết minh của báo cáo tài chính để lừa dối người sử dụng báo cáo tài chính Sai sót cố ý có thể xuất phát từ chủ định của Ban Giám đốc nhằm điều chỉnh kết quả kinh doanh, làm người sử dụng báo cáo tài chính hiểu sai về tình hình hoạt động và khả năng sinh lời của đơn vị được
Trang 21kiểm toán (VSA 240, đoạn A2) Việc lập báo cáo tài chính gian lận có thể được thực hiện thông qua các hành vi sau:
- Xuyên tạc, làm giả (bao gồm cả việc giả mạo chữ ký), hoặc sửa đổi chứng từ, sổ kế toán có chứa đựng các nội dung, số liệu được dùng để lập báo cáo tài chính;
- Làm sai lệch hoặc cố ý không trình bày trong báo cáo tài chính các
sự kiện, giao dịch hoặc các thông tin quan trọng khác;
- Cố ý áp dụng sai các nguyên tắc kế toán liên quan đến các số liệu, sự phân loại, cách thức trình bày hoặc thuyết minh
Gian lận BCTC ở các doanh nghiệp có tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh yếu kém thường vì mục đích chủ yếu là để “làm đẹp” BCTC, làm cho tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá tốt hơn nhằm đạt được một lợi ích nhất định cho doanh nghiệp và/ hoặc ban quản lý Có rất nhiều cách để ban quản lý của một tổ chức có thể vận dụng để thao túng BCTC của tổ chức Ban Giám đốc thường sử dụng các thủ đoạn sau để khống chế kiểm soát, thao túng BCTC nhằm thực hiện hành
Trang 22- Sửa đổi các chứng từ và điều khoản liên quan đến các giao dịch lớn
và bất thường (VSA 240, đoạn A4)
Ngoài ra, ban quản lý của các đơn vị có thể thực hiện các gian lận BCTC nhằm khai thiếu lợi nhuận hoặc doanh thu và khai khống nợ phải trả và chi phí với mục đích trốn thuế, trốn tránh trách nhiệm xã hội hoặc cũng có thể tránh bị cơ quan nhà nước điều chỉnh các chính sách ưu đãi dành cho đơn vị hay tránh bị cơ quan nhà nước điều tra về hành vi độc quyền doanh nghiệp
Không như biển thủ tài sản thường mang tính cá nhân, gian lận BCTC thường là những gian lận mang tầm tổ chức, do một nhóm các cá nhân thông đồng với nhau, lập và trình bày BCTC theo hướng đánh lừa người sử dụng trục lợi cho cá nhân và đơn vị
Hành vi gian lận mang tính chất nghiêm trọng hơn rất nhiều so với nhầm lẫn hay sai sót không chủ ý, hầu hết các hành vi gian lận đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính trung thực, hợp lý của BCTC gây ra các sai phạm trọng yếu, ảnh hưởng đến những quyết định kinh tế của các cá nhân, đơn vị sử dụng thông tin từ BCTC
Để xem xét sai phạm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến người sử dụng BCTC hay không thì phải xem xét đến khía cạnh trọng yếu Theo tuyên bố số
2 – Đặc điểm định tính của thông tin kế toán (1980) của Ủy ban Chuẩn mực
Kế toán Tài chính Hoa Kỳ, trọng yếu được hiểu là độ lớn của thông tin bị bỏ sót hoặc sai phạm của thông tin kế toán dẫn đến khả năng việc phán xét dựa vào thông tin kế toán đó bị thay đổi hoặc bị ảnh hưởng bởi việc bỏ sót hoặc sai phạm đó (Đoạn 132)
Theo Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (1989) xác định thông tin được coi là trọng yếu như sau:
“Thông tin được coi là trọng yếu nếu việc bỏ sót thông tin hoặc sai phạm có thể ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của những người sử dụng
Trang 23Báo cáo tài chính Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô của chỉ tiêu hoặc sai sót được phán xét trong những điều kiện cụ thể Trọng yếu liên quan đến độ lớn hoặc bản chất của sai phạm (bao gồm cả việc bỏ sót thông tin tài chính) hoặc đơn lẻ hoặc tổng hợp lại với nhau) dẫn đến khả năng các quyết định kinh
tế đưa ra bị ảnh hưởng”
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 – Mục tiêu và nguyên tắc
cơ bản chi phối kiểm toán BCTC, và Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320 – Tính trọng yếu trong kiểm toán, trọng yếu được hiểu là thuật ngữ chỉ tầm quan trọng của một thông tin (số liệu kế toán) trên BCTC Thông tin được coi
là trọng yếu nếu thiếu thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của những người sử dụng BCTC Mức trọng yếu được xác định tùy theo từng điều kiện cụ thể và nó được xem xét cả trên tiêu chuẩn định lượng và định tính
Do đó, mức trọng yếu được sử dụng để xem xét một sai phạm có phải
là trọng yếu hay không Theo VSA 320, mức trọng yếu là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải
có Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính
1.2 LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH HÀNH VI GÂY RA SAI PHẠM TRỌNG YẾU TRÊN BCTC
Các yếu tố thúc đẩy hành vi sai phạm trọng yếu (gian lận) là hết sức đa dạng tùy thuộc vào góc độ đánh giá Lý thuyết Tam giác gian lận (The Fraud Triangle) xét trên phương diện hành vi và lý thuyết đại diện (The Agency Theory) xét trên khía cạnh lợi ích, đều có thể lý giải được nguyên nhân xảy ra gian lận
Trang 241.2.1 Lý t uyết T m g á g n lận (T e Fr u Triangle)
Xét trên khía cạnh hành vi, cho đến nay, công trình nghiên cứu của Donal R Cressey (1953) về “Tam giác gian lận” được xem là nền tảng để giải thích cho các gian lận Donald R Cressey đã tập trung phân tích gian lận dưới góc độ tham ô và biển thủ, thông qua khảo sát khoảng 200 tội phạm kinh tế, nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật Ông đã đưa
ra mô hình tam giác gian lận (Fraud Triangle) để trình bày các nhân tố dẫn đến các hành vi gian lận và ngày nay đã trở thành một trong những mô hình chính thống được sử dụng trong nhiều nghề nghiệp khác nhau để nghiên cứu
Áp lực
Cơ hội
Thái độ
và sự biện hộ
Trang 25tài chính có thể được tạo ra do những thất bại trong công việc và cần bù đắp những hậu quả đã gây ra hoặc muốn đạt được những điều mà không có khả năng đạt được trong hiện tại
Theo đoạn A2 VSA 240, do áp lực phải đạt được các mục tiêu về thị trường hoặc mong muốn tối đa hóa tiền lương và thưởng dựa trên hiệu quả hoạt động, Ban Giám đốc cố ý tìm mọi cách điều chỉnh tăng doanh thu, lợi nhuận trên báo cáo tài chính Trong một số đơn vị, Ban Giám đốc có thể tìm cách báo cáo giảm lợi nhuận nhằm làm giảm số thuế phải nộp hoặc báo cáo tăng lợi nhuận để việc vay vốn ngân hàng được thực hiện dễ dàng hơn
Cơ hội
Cơ hội tạo ra những điều kiện thuận lợi cho người gian lận thực hiện hành vi gian lận Khi không có cơ hội, con người có thể không nghĩ đến việc thực hiện một hành vi gian lận Nhưng khi cơ hội đến, nhận thấy cơ hội để thực hiện hành vi, người đó bị thúc đẩy để thực hiện gian lận Các trường hợp sau thể hiện các cơ hội thúc đẩy hành vi gian lận:
- Cơ hội tiếp cận tài sản và thông tin
Các vị trí công việc có tiếp cận đến tài sản là những vị trí nhạy cảm, dễ xảy ra gian lận tham ô tài sản Đối với thông tin, thông tin có thể được lợi dụng hoặc bị đánh cắp để trao đổi, bán, hoặc thực hiện giao dịch nội gián
- Công tác quản lý nói chung và kiểm soát nội bộ nói riêng yếu kém Phẩm chất và năng lực của nhà quản lý yếu kém cũng liên quan đến vấn đề này Điều này tạo ra sự yếu kém trong phê chuẩn, kiểm tra, và giám sát các hoạt động và tài sản, tạo điều kiện thúc đẩy gian lận phát sinh
- Cơ cấu tổ chức được thiết lập không phù hợp, phức tạp
Cơ cấu tổ chức thiết lập các bộ phận và các vị trí quản lý chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm không được phân định rõ ràng tạo điều kiện cho sự ỷ lại, sự vô trách nhiệm, và lợi dụng quyền hạn để
Trang 26bỏ qua các thủ tục kiểm soát nội bộ, thực hiện hành vi tư lợi cá nhân
- Yếu kém trong công tác kế toán
Chức năng quan trọng của kế toán là bảo vệ tài sản của đơn vị Khi công tác kế toán của đơn vị được thực hiện không hiệu quả, các hoạt động và tài sản được theo dõi và cung cấp thông tin không tin cậy và kịp thời, tạo điều kiện cho gian lận xảy ra
Thái độ và sự biện hộ
Thái độ của một người thể hiện phẩm chất của người đó Một người có phẩm chất tốt, có thái độ đúng đắn trong mọi trường hợp sẽ ít có khả năng gian lận Một người có phẩm chất không tốt, thái độ không đúng đắn thường
có khả năng gian lận cao Một số dấu hiệu cho thấy người có phẩm chất không tốt và có khả năng gian lận cao là:
- Người có ham muốn vật chất cao, thích thỏa mãn về vật chất;
- Người có tính thực dụng, trốn tránh việc và lười biếng;
- Người ham mê cờ bạc;
- Người có tinh thần trách nhiệm kém;
- Người có phẩm chất đạo đức kém, hay sai phạm
Sự biện hộ là việc tìm kiếm lý do cho rằng hành động của mình là đúng đắn hoặc nên làm Khi một người có thể gian lận, nếu người đó tìm thấy một
lý do để ủng hộ cho hành động của mình, thì điều này càng thúc đẩy hành vi gian lận xảy ra Có thể lấy một vài ví dụ về các lý do biện hộ cho hành vi gian lận như: Một nhân viên cho rằng mình làm việc tốt hơn người khác nhưng lại
bị đánh giá thành tích thấp hơn hay được trả lương thấp hơn người khác, hoặc cho rằng đơn vị trả thù lao không tương xứng với cống hiến của họ thì họ có thể thực hiện hành vi gian lận với lý do rằng “mình lấy lại phần mình đáng ra
đã được hưởng hoặc thuộc về mình”
Công trình nghiên cứu của Cressey cho thấy rằng, tùy theo cá tính mà
Trang 27hành vi gian lận có được tiến hành hay không Phần lớn người (khoảng 80%) khi có cơ hội và chịu áp lực họ sẽ thực hiện hành vi gian lận với lý lẽ tự an ủi rằng họ sẽ không để chuyện này lặp lại Cressey cho rằng đây là phản ứng tự nhiên của con người: Lần đầu tiên làm những điều trái với lương tâm và đạo đức của mình, họ sẽ bị ám ảnh Nhưng ở những lần kế tiếp, người thực hiện sẽ không cảm thấy băn khoăn và mọi việc diễn ra dễ dàng hơn, dễ được chấp nhận hơn
1.2.2 Lý t uyết đạ ện (T e Agen y T eory)
Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ những nghiên cứu trong những năm
1970, bởi Alchian và Demsetz (1972) hay Jensen và Meckling (1976), theo như Eisenhardt (1989), lý thuyết đại diện đã được sử dụng bởi các học giả trong rất nhiều lĩnh vực như kinh tế, tài chính, marketing, khoa học chính trị, hành vi tổ chức, xã hội học cũng như kế toán và kiểm toán như một lời giải thích hợp lý cho sai phạm trọng yếu
Lý thuyết đại diện là một khung phân tích xem xét các xung đột tiềm tàng giữa chủ sở hữu và quản lý, và giữa các nhà quản lý và nhân viên Trong
lý thuyết đại diện, có hai nhóm người sử dụng thông tin là chủ sở hữu và các nhà quản lý
Trong điều kiện có sự phân tán quyền sở hữu, cổ đông là các chủ sở hữu thuê những người khác thay học điều hành công ty Những người chủ sở hữu ủy quyền hoạt động của công ty cho các giám đốc hoặc những người quản lý để đại diện cho họ đưa ra các quyết định tại công ty Các cổ đông, những người chủ sở hữu công ty là người ủy quyền, và giám đốc điều hành (người quản lý) là người đại diện của chủ sở hữu Lý thuyết đại diện giải thích
2 vấn đề liên quan đến sự tách biệt giữa sở hữu và quản lý, đó là mâu thuẫn về lợi ích và thông tin bất đối xứng
- Mâu thuẫn về lợi ích:
Trang 28Các cổ đông kỳ vọng những người đại diện hành động và ra các quyết định vì lợi ích của những người chủ sở hữu Ngược lại, những người đại diện không nhất thiết phải đưa ra quyết định nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của
cổ đông Vấn đề này phát sinh vì sự mâu thuẫn lợi ích giữa các bên Người chủ sở hữu /người ủy quyền mong muốn tối đa hóa lợi ích, muốn kiểm soát nhưng lại không tham gia trực tiếp điều hành kinh doanh Trong khi đó, người được ủy quyền hay người đại diện có thể trục lợi cá nhân dựa vào quyền hạn của mình, có thể báo cáo gian lận để được tiếp tục làm việc tại công ty hay cơ hội thăng tiến nghề nghiệp trong tương lai mà không quan tâm đến lợi ích của chủ sở hữu
- Thông tin bất đối xứng
Các vấn đề bất cân xứng thông tin luôn là một trong những nguyên nhân cơ bản của việc xung đột lợi ích, và kết quả là nó góp phần vào sự gia tăng nguy cơ gian lận Thật vậy, không phải người chủ sở hữu nắm rõ về tình hình của đơn vị mà là người đại diện hay nhà quản lý đơn vị Từ đó, người đại diện dễ dàng biết được những thông tin hữu ích trước các cổ đông và có thể giấu nó đi để tác động đến việc ra quyết định và đánh giá của cổ đông Đối với người đại diện, họ có thể nắm toàn bộ thông tin của công ty thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán, để tối đa hóa lợi ích của họ thông qua thực hiện hành vi gian lận
Tóm lại, để bảo vệ và gia tăng lợi ích của chính mình, người đại diện có thể gây ra các sai phạm trọng yếu với mục đích “làm đẹp” BCTC nhằm thể hiện công ty mà họ quản lý có tình hình tài chính tốt từ đó đồng thời “làm đẹp” hồ sơ quản lý của mình; hoặc sử dụng các thủ thuật kế toán để che dấu hành vi biển thủ tài sản của họ mà không xem xét đến lợi ích và những rủi ro tiềm tàng của người chủ sở hữu
Trang 291.3 TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SAI PHẠM TRỌNG YẾU TRÊN BCTC TỪ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Dựa vào các kết quả nghiên cứu trước đây về sai phạm trọng yếu trên BCTC, các nhân tố ảnh hưởng được chia vào các nhóm yếu tố thuộc tam giác gian lận như sau:
1.3.1 N óm yếu tố Áp lực
Áp lực dưới những tác động từ cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tạo ra động cơ để thực hiện hành vi gian lận gây ra những sai phạm trọng yếu trên BCTC Áp lực càng lớn động cơ càng cao gây ra sai phạm
Các nhân tố kinh tế có thể được phân loại vào nhóm các yếu tố áp lực
kinh tế, cụ thể nhân tố “Đòn bẩy nợ” (Person, 1995; Spathis, 2002; Lou &
Wang, 2009; Amara, 2013; Hawariah, 2014; Trần Thị Giang Tân, 2014) càng cao gây ra áp lực cho các nhà quản lý cố gắng điều chỉnh giảm Đòn bẩy nợ để tăng khả năng vay nợ
Vòng quay vốn (Person, 1995; Hawariah, 2014) biểu thị khả năng tạo ra
doanh thu từ tài sản, do đó, khi tốc độ vòng quay vốn thấp, doanh nghiệp có thể bị đánh giá là hoạt động không hiệu quả hoặc người quản lý làm việc không thực sự tốt, do đó, dưới áp lực này, nhà quản lý sẽ có thể điều chỉnh BCTC nhằm làm tăng tốc độ vòng quay vốn
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) (Amara, 2013) cũng gây ra áp lực
khiến các sai phạm trọng yếu trên BCTC xuất hiện, nhất là những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán khi mà các nhà đầu từ bên ngoài và ngân hàng dựa vào chỉ tiêu ROA để đánh giá về công ty và đi đến quyết định
có đầu tư hay cho vay hay không Hơn nữa, ROA còn sử dụng để đánh giá năng lực của nhà quản lý và phần thưởng dành cho họ
Ngoài ra, các nhân tố gây ra áp lực về tài chính trong việc tự chủ về tài
chính cũng như nâng cao khả năng huy động vốn như Tỷ lệ tự tài trợ, nhu cầu
Trang 30huy động vốn, tốc độ tăng trưởng tài sản (Skousen và cộng sự, 2008) cũng dễ
Theo các nghiên cứu trước, quy mô công ty kiểm toán (Skousen, 2008;
Amara, 2013; Trần Thị Giang Tân, 2014) là nhân tố thuộc nhóm “cơ hội” để thực hiện hành vi gian lận Đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh như hiện nay, công ty kiểm toán độc lập không phải là công ty kiểm toán lớn thường ít có khả năng cạnh tranh hơn nên có xu hướng cố gắng làm hài lòng khách hàng, dẫn đến khả năng báo cáo kiểm toán có tác động từ bên ngoài Hơn nữa, công
ty kiểm toán nhỏ thường có nhiều hạn chế về chất lượng kiểm toán hơn so với công ty lớn Điều này vô hình chung tạo thành cơ hội cho việc xảy ra sai phạm trọng yếu trên BCTC của doanh nghiệp
Tỷ trọng hàng tồn kho trong tài sản (Person, 1995; Spathis, 2012;
Hawariah, 2014; Trần Thị Giang Tân, 2014), trong đo số liệu về hàng tồn kho được đo lường sau khi đã trừ đi khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, đây
là chỉ tiêu liên quan đến ước tính kế toán về thiết lập khoản dự phòng Tuy nhiên các ước tính kế toán thường mang tính xét đoán một cách chủ quan, do
đó các kiểm toán sẽ khó phát hiện ra các sai phạm này hơn Vì vậy, các doanh nghiệp thường lợi dụng các khoản mục dự phòng để thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn
Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà quản lý (Skousen và cộng sự, 2008) liên
quan đến vấn đề quản trị công ty, phản ảnh mức độ chi phối quyền điều hành
và tập trung quyền lực vì mục tiêu lợi nhuận của người chủ sở hữu Khi tỷ lệ
Trang 31quyền sở hữu của nhà quản lý càng cao thì quyền lực càng được tập trung nhiều, dẫn đến cơ hội thực hiện các sai phạm trọng yếu ngày càng lớn
Ngoài ra, Hội đồng quản trị độc lập với Ban Giám đốc, Bất kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc (Beasley, 1996; Skousen, 2009) là nhân tố
“cơ hội” đối với sai phạm trọng yếu trên BCTC.Khi người quản lý cũng là cổ đông họ sẽ lạm dụng quyền ra quyết định và lợi thế tiếp cậnthông tin để đưa
ra các quyết định có lợi cho họ nhưng gây bất lợi cho cổ đông không tham gia quản lý Điều này dẫn đến hành sai phạm BCTC để che đậy những việc làm bất chính của những người quản lý
1.3.3 N óm yếu tố T á độ và sự b ện ộ
“Cá tính” của mỗi đối tượng nói lên phần nào phẩm chất và thái độ của đối tượng đó đối với hành vi của mình Đồng thời, đối tượng thường có xu hướng “tự huyễn hoặc” để biện minh cho hành động của mình dù cho hành động đó gây ra sai phạm trọng yếu trên BCTC
Theo Lou & Wang (2009) và Trần Thị Giang Tân (2014), tiền sử BCTC có sai phạm trọng yếu có mối liên quan với sai phạm trọng yếu trên
BCTC năm hiện hành Khi một doanh nghiệp đã từng thực hiện sai phạm thì lúc đó, công ty đó sẽ tin vào “khả năng” gian lận thêm những lần tiếp theo và
tự biện hộ cho hành vi của mình là “bình thường” Ngoài ra, khi một doanh
nghiệp thay đổi công ty kiểm toán (Loebbecke & cộng sự, 1989; Skousen & cộng sự, 2008) thì nguy cơ BCTC có sai phạm trọng yếu là cao hơn Khi công
ty nhận được ý kiến kiểm toán không chấp nhận toàn phần có nhiều khả năng công ty sẽ thay đổi kiểm toán viên của họ Nói cách khác, các công ty có sai phạm trọng yếu trong BCTC có nhiều khả năng thay đổi kiểm toán viên của
họ Khi thay đổi kiểm toán viên, doanh nghiệp sẽ có cơ hội che dấu sai phạm
và tự cho rằng kiểm toán viên mới khó có thể nắm bắt và phát hiện ra
Trang 321.3.4 Yếu tố á
Ngoài những yếu tố kể trên, những nhân tố khác cũng có thể giải thích
việc BCTC có sai phạm trọng yếu Có thể kể đến đó là Quy mô công ty, theo
nghiên cứu của Person (1995), có mối tương quan với sai phạm trọng yếu trên BCTC Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty phụ thuộc vào quy mô,
do đó, để phục vụ các mục đích cụ thể như là thu hút đầu tư hay mở rộng thị phần, BCTC của công ty có thể xảy ra các sai phạm trọng yếu
Trang 33KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này đưa ra các định nghĩa và phân loại các sai phạm trên BCTC và các lý thuyết giải thích hành vi gây ra sai phạm Trong lý thuyết giải thích hành vi gian lận, đề tài tập trung vào lý thuyết Tam giác gian lận với các nhân tố thuộc Áp lực, Cơ hội và Thái độ/ sự biện hộ, từ đó đưa ra các mối liên hệ với hành vi gian lận Tiếp theo, đề tài đưa ra cái nhìn tổng quan về
lý thuyết đại diện và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây có liên quan đến
đề tài, từ đó làm nền tảng để lựa chọn các biến độc lập trong nghiên cứu này Tóm lại, chương 1 đưa ra một bức tranh tổng quát về sai phạm trọng yếu cũng như các nghiên cứu trước đây về các yếu tố thuộc Tam giác gian lận ảnh hưởng đến việc đánh giá sai phạm trọng yếu Trên cơ sở đó, đề tài tiến hành nghiên cứu tại Việt Nam để xác định yếu tố nào thuộc Tam giác gian lận có ảnh hưởng đến các sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam
Trang 34CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Theo lý thuyết “tam giác gian lận” hành vi gian lận được gây ra bởi áp lực, cơ hội, thái độ và sự biện hộ Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân
tố thuộc tam giác gian lận đến các sai phạm trọng yếu trên BCTC của đơn vị thông qua việc kiểm định các giả thuyết sau:
2.1.1 N óm yếu tố áp lự
Khởi nguồn của việc thực hiện hành vi gian lận là do người thực hiện gian lận phải chịu nhiều áp lực từ nhiều phía Áp lực đó có thể là áp lực tài chính hoặc cũng có thể là áp lực từ bên thứ 3 có liên quan đến việc sử dụng BCTC của công ty
Áp lực tài chính
Tố độ tăng trưởng tà sản bìn quân (ACHANGE)
Nghiên cứu trước đây của Loebbecke và cộng sự (1989) chỉ ra rằng nếu một công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng, thường có tham vọng nhận được nguồn đầu tư lớn nhất với chi phí huy động thấp nhất Stice (1991) cho rằng sự tăng trưởng có liên quan tới những xung đột về lợi ích giữa ban điều hành và người chủ sở hữu từ đó gây ra hệ lụy đến tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và báo cáo tài chính có thể tồn tại sai phạm
Sự tăng trưởng nhanh chóng là một yếu tố nguy cơ đáng kể gây ra áp lực trong khả năng báo cáo gian lận nhằm mục tiêu đảm bảo các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư vốn như lợi nhuận, lãi cơ bản trên
cổ phiếu… vẫn có sự gia tăng đều đặn để thu hút các đầu tư mới, giữ chân khách hàng, và “trấn an” các tổ chức mà doanh nghiệp có các khoản vay như các tổ chức tín dụng, ngân hàng, nhà cung cấp Ngoài ra, kết quả kinh doanh hằng năm của công ty có sự gia tăng đều đặn cũng là một “điểm cộng” rất cao
Trang 35trong hồ sơ năng lực và ảnh hưởng lớn đến sự thăng tiến nghề nghiệp cũng như lợi ích mà nó đem lại cho Ban Giám đốc Như vậy, trong giai đoạn tăng trưởng doanh nghiệp có xu hướng làm tăng lợi nhuận so với thực tế hay nói cách khác là khai khống có khả năng xảy ra cao hơn Để kiểm định cho lập
luận trên, giả thuyết đưa ra là:
H1a: Những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân qua 2 năm càng cao thì khả năng BCTC
có sai phạm trọng yếu theo hướng khai khống lợi nhuận càng cao
H1b: Những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân qua 2 năm càng cao thì khả năng BCTC
có sai phạm trọng yếu theo hướng khai thiếu lợi nhuận càng thấp
Vòng qu y vốn (SATA)
Theo Person (1995), vòng quay vốn đại diện cho sức mạnh tạo ra doanh
số bán hàng, đồng thời cũng là thước đo khả năng lãnh đạo của ban giám đốc Dưới áp lực cạnh tranh khốc liệt của thị trường, khả năng sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu nói lên tiềm lực tài chính và việc tận dụng hiệu quả tài sản trong hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và tầm nhìn, chiến lược cũng như khả năng lãnh đạo của nhà quản lý, do đó vô hình dung gây ra một áp lực lên không chỉ cá nhân nhà quản lý mà còn gây ra
áp lực đến toàn công ty, điều này dễ dàng dần đến việc điều chỉnh BCTC sao cho chỉ tiêu này tốt lên dù cho công ty trong thời điểm đó không đạt được các mục tiêu về doanh thu Một trong số những cách điều chỉnh lợi nhuận là việc khai khống doanh thu để nâng chỉ tiêu vòng quay vốn tăng lên, lúc này BCTC của công ty đã tồn tại sai phạm trọng yếu Hành vi này thường xuất hiện ở các công ty có tỷ lệ doanh thu trên tài sản thấp Do đó, giả thuyết đặt ra là:
H2a: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có vòng quay vốn càng chậm thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai khống lợi
Trang 36nhuận càng cao
H2b: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có vòng quay vốn càng chậm thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai thiếu lợi nhuận càng thấp
Tỷ suất s n lờ trên tà sản (ROA)
Lý thuyết đại diện có thể giải thích cho mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và sai phạm trọng yếu trên BCTC Thông thường, ROA được xem như là một chỉ tiêu đánh giá năng lực của ban quản lý, từ đó, ban quản lý sẽ nhận được những phần thưởng về hiện vật hay sự thăng tiến nghề nghiệp Khi công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng, chủ sở hữu kỳ vọng khả năng sinh lời cũng phải có cùng xu hướng đó Điều này gây ra áp lực lên nhà quản lý phải làm sao để tăng ROA đúng như mong đợi Lúc này, mâu thuẫn về lợi ích giữa người đại diện và chủ sở hữu công ty xuất hiện Trong điều kiện cạnh tranh dưới áp lực của thị trường bên ngoài từ nhà đầu tư, đối thủ cạnh tranh và áp lực từ bên trong, khi ROA thấp, nhà quản lý có thể sẽ điều chỉnh BCTC bằng cách khai khống lợi nhuận theo chiều hướng tốt hơn
so với thực tế để làm cho ROA tăng lên như mong đợi
H3a: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) càng thấp thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai khống lợi nhuận càng cao
H3b: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) càng thấp thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai thiếu lợi nhuận càng thấp
Áp lực từ bên ngoài doanh nghiệp
Đòn ân nợ (LEV)
Nhiều nghiên cứu trước đây đã xem xét mối quan hệ giữa đòn cân nợ
và sai phạm trọng yếu như Person (1995), Spathis (2002), Ujal và cộng sự
Trang 37(2012), hay Amara và cộng sự (2013), đều cho kết quả tương tự nhau: các công ty có đòn cân nợ càng cao càng có khả năng sai phạm trọng yếu trên BCTC Đòn cân nợ chỉ ra tỷ lệ các tài sản được tài trợ bằng nợ, do đó, chỉ tiêu này có thể được xem như một cách xác định rủi ro tài chính của doanh nghiệp
Một khi có mức vay nợ lớn, các công ty sẽ phải chịu áp lực thanh toán rất lớn, đồng thời khả năng huy động thêm vốn từ một bên thứ ba khác như ngân hàng… sẽ bị hạn chế Một đòn cân nợ cao có tương quan chặt chẽ với khả năng thanh toán được nợ, do đó, các đối tượng bên ngoài có liên quan đến công ty khi sử dụng BCTC sẽ xem xét chỉ tiêu này cùng với xu hướng lợi nhuận của đơn vị như là một “bảo đảm” cho mức độ an toàn của khoản tiền
mà họ đã đầu tư hoặc cho vay Điều này gây ra áp lực dẫn đến khả năng BCTC của công ty xảy ra sai phạm bằng cách khai khống lợi nhuận là rất lớn Điều này dẫn đến phát triển các giả thuyết sau đây:
H4a: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có đòn cân nợ càng cao, thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai khống lợi nhuận càng cao
H4a: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có đòn cân nợ càng cao, thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai thiếu lợi nhuận càng thấp
Tìn trạng lợ n uận ở năm trướ (LOSS)
Áp lực tài chính có thể xuất hiện do doanh nghiệp bị thua lỗ (Lou & Wang, 2009) Đối với một doanh nghiệp với tình hình kinh doanh năm trước liền kề bị thua lỗ, nhà quản lý sẽ phải chịu áp lực giải trình về khả năng kinh doanh và quản lý của mình trước HĐQT Áp lực này tăng lên ở năm tài chính tiếp theo, lúc này, xu hướng của các nhà quản trị sẽ phải làm sao để kết quả kinh doanh có lãi hoặc phát triển theo chiều hướng tốt hơn, nhằm đảm bảo sự
Trang 38tín nhiệm của HĐQT và khả năng thăng tiến của nhà quản lý Áp lực này dẫn đến động cơ này gây ra khả năng khai khống lợi nhuận làm xảy ra sai phạm trọng yếu trên BCTC Do đó, giả thuyết thứ 5 là:
H5a: Công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có tình hình kinh doanh bị thua lỗ năm trước thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai khống lợi nhuận cao hơn
H5b: Công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có tình hình kinh doanh bị thua lỗ năm trước thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu theo hướng khai thiếu lợi nhuận thấp hơn
2.1.2 N óm yếu tố Cơ ộ
Trong thực tiễn, ảnh hưởng của những nhân tố thuộc tam giác gian lận đến tình trạng Báo cáo tài chính có sai phạm trọng yếu theo chiều hướng khai khống và khai thiếu lợi nhuận chỉ có sự khác biệt đối với nhóm nhân tố động cơ/ áp lực tác động gây ra gian lận, tuy nhiên đối với nhóm nhân tố cơ hội và thái độ thì tình trạng khai khống hay khai thiếu lại không có khác biệt về mặt chiều hướng Do đó, trong phần trình bày mục Cơ hội (mục 2.1.2) và Thái độ (mục 2.1.3) này, tác giả không trình bày riêng biệt về chiều ảnh hưởng trong giả thuyết nghiên cứu cho khai khống và khai thiếu như ở mục 2.1.1 mà sẽ trình bày chung cho cả 2 nhóm đối tượng
Sở ữu n à nướ (STOWN)
Sở hữu nhà nước (STOWN) được thể hiện qua tỷ lệ cổ phần của công
ty thuộc sở hữu của nhà nước Ở Việt Nam, mặc dù "cổ phần hóa" đã được thực hiện trong một thời gian dài, sở hữu nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Theo một vài nghiên cứu trước đây, sự tồn tại của sở hữu nhà nước ảnh hưởng đến sai phạm trọng yếu trình bày trong BCTC Thông thường, trong các nhà quản lý hàng đầu trong các công ty có sở hữu nhà nước thường lạm dụng vị trí của mình để tham ô tiền mặt hoặc sử dụng
Trang 39các quỹ của công ty cho mục đích tư nhân thông qua lạm phát chi tiêu, làm giả tài liệu, v.v Các ví dụ thực tế điển hình cho trường hợp này là trường hợp tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) hay tại Tổng công ty VNPT Ngoài ra, theo lý thuyết đại diện, trong trường hợp này, người quản
lý không phải là chủ sở hữu, chủ sở hữu nhà nước là một phạm trù rất rộng
mà không có một đối tượng xác định rõ ràng như là cá nhân hay nhóm cá nhân, do đó, mâu thuẫn về mặt lợi ích và bất cân xứng thông tin, cùng với chế
độ lương thưởng thì khả năng điều chỉnh lợi nhuận để thu lợi bất chính là điều hoàn toàn có thể xảy ra Điều này dẫn đến giả thuyết:
H6: Công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có tỷ lệ sở hữu nhà nước càng cao thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu càng cao
Mứ độ độ lập ủ Hộ Đồng quản trị (BODT)
Hội đồng quản trị có các thành viên độc lập ban giám đốc (BODT) Thành viên HĐQT độc lập là thành viên HĐQT không điều hành và không phải là người có liên quan với Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc (Phó Tổng giám đốc), Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác được Hội đồng quản trị bổ nhiệm Những người này là một phần bắt buộc của hội đồng quản trị, người chịu trách nhiệm giúp ban giám đốc đưa ra quyết định khách quan Các nghiên cứu được thực hiện bởi Hasnan & cộng sự (2008), và Skousen & cộng sự (2008) cho thấy rằng nếu các doanh nghiệp có tỷ lệ thấp của các thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị, họ phải đối mặt với khả năng cao xảy ra sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính Chính những thành viên độc lập này là những người có những quyết định khách quan nhất, đồng thời, khi số lượng thành viên độc lập ít đi, chứng tỏ, số thành viên không độc lập càng nhiều, chính họ lúc này lại vừa là người CSH đồng thời lại chính là nhà quản trị Do đó, cơ hội thực hiện hành vi sai phạm là hoàn toàn có khả năng và khó bị phát hiện Điều này đưa đến giả thuyết:
Trang 40H7: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có mức độ độc lập của Hội đồng quản trị càng thấp thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu càng cao
Loạ ông ty ểm toán (AUDSIZE)
So với các yếu tố kể trên, công ty kiểm toán là yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, tuy nhiên, vẫn có khả năng ảnh hưởng đến các sai phạm trọng yếu trên BCTC Trên thực tế, kiểm toán viên trực tiếp kiểm tra sự trung thực và hợp lý của các BCTC cũng như tìm ra sai phạm trọng yếu tồn tại trong đó, do
đó, trình độ chuyên môn của kiểm toán viên đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện sai phạm trọng yếu Doanh nghiệp được quyền lựa chọn công ty kiểm toán cho mình vì vậy, chất lượng các báo cáo kiểm toán còn phụ thuộc vào chất lượng của các công ty kiểm toán được lựa chọn Hiện nay, các công ty kiểm toán cung cấp chất lượng cao dịch vụ kiểm toán với tên tuổi đã được khẳng định như nhóm các công ty thuộc Big4, các nhóm công ty này có khả năng cao phát hiện được các sai phạm trọng yếu trong BCTC, hơn nữa các công ty kiểm toán này là các công ty vững mạnh nên báo cáo kiểm toán của họ không bị chi phối bởi khách hàng là các công ty được kiểm toán Do
đó, giả thuyết thứ 8 là:
H8: Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam được kiểm toán bởi Big4 thì khả năng BCTC có sai phạm trọng yếu thấp hơn
2.1.3 T á độ và sự b ện ộ
T y đổ ông ty ểm toán (AUDCHANGE)
Những nghiên cứu trước đây của Loebbecke & cộng sự (1989), St Pierre & Andreson (1984), Stice (1991) cho thấy rằng, khả năng sai phạm xảy
ra tăng lên ngay sau khi một đơn vị thay đổi kiểm toán viên Doanh nghiệp được quyền lựa chọn để thuê một công ty kiểm toán độc lập kiểm toán BCTC
Do đó, khi xảy ra sai phạm hoặc BCTC năm trước nhận được ý kiến kiểm