1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại công ty cổ phần kỹ thuật thủy sản (SEATECCO)

114 84 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Xuất phát từ những đặc điểm tổ chức sản xuất như trên trong các doanhnghiệp xây lắp có thể thấy rằng việc cung cấp thông tin chính xác cho các nhà quảntrị là rất cần thiết nhằm giúp cho

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang trong giai đoạn những năm đầu của thế kỷ XXI, thế kỷ đã cónhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực: khoa học, công nghệ, thông tin, sinh học…đặcbiệt là lĩnh vực công nghệ thông tin Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thôngtin trên thế giới đã làm thúc đẩy sự phát triển của nhiều hoạt động khác, đặc biệt làhoạt động sản xuất kinh doanh Diệt vong hay tồn tại, thắng lợi hay thất bại, điều đótrong giai đoạn hiện nay có thể nói là phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thông tin Vìvậy, các công ty, các doanh nghiệp thuộc mọi ngành, mọi thành phần kinh tế luônphải suy nghĩ, tìm giải pháp làm thế nào để có thể thu được thông tin một cáchnhanh nhất, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nếu như kế toán tài chính có mục đích là cung cấp thông tin phục vụ choviệc lập các báo cáo tài chính và phải tôn trọng những nguyên tắc kế toán được thừanhận và sử dụng phổ biến, thì kế toán quản trị nhấn mạnh việc cung cấp thông tincho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của người quản lý

Đối với công ty xây lắp, với đặc thù sản phẩm mang tính đơn chiếc, giá trịlớn và thời gian thi công dài nên đặt ra yêu cầu trước khi thực hiện thi công, xây lắpcần phải có dự toán Dự toán biểu thị giá xây dựng công trình trên cơ sở thiết kế kỹthuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được xác định trong giai đoạn thực hiện dự ánđầu tư xây dựng công trình Việc tập hợp chi phí thực tế phát sinh, đối chiếu với dựtoán là một công việc thường xuyên và cần thiết của kế toán để kiểm tra chi phí phátsinh đó có phù hợp với dự toán hay không cũng như để kiểm tra tính hiệu quả trongviệc quản trị chi phí

Do đặc điểm thời gian thi công kéo dài nên việc theo dõi chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm ở công ty xây lắp không chỉ dừng lại ở việc tập hợp và theo dõichi phí phát sinh trong năm tài chính mà còn phải theo dõi chi phí phát sinh, giáthành và doanh thu lũy kế qua các năm kể từ khi công trình bắt đầu khởi công chođến thời điểm hiện tại

Trang 2

Mặt khác, công ty xây lắp thực hiện thi công nhiều công trình ở nhiều địađiểm khác nhau thường có những đơn vị hạch toán phụ thuộc như xí nghiệp, đội thicông… không có con dấu riêng, không có tư cách pháp nhân, được giao thực hiệnmột phần hoặc toàn bộ công trình của công ty nhận từ chủ đầu tư Yêu cầu công tác

kế toán trong trường hợp này là cung cấp các thông tin quản trị về tình hình tiền chủđầu tư chuyển về, tiền các đơn vị phụ thuộc được tạm ứng, tiền lãi tính cho các đơn

vị phụ thuộc này Tùy theo quy định của công ty xây lắp mà số tiền giữ lại, lãi suất

và cách tính lãi cho đơn vị phụ thuộc sẽ khác nhau

Xuất phát từ những đặc điểm tổ chức sản xuất như trên trong các doanhnghiệp xây lắp có thể thấy rằng việc cung cấp thông tin chính xác cho các nhà quảntrị là rất cần thiết nhằm giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp để có thể hoạchđịnh nên các chiến lược, chính sách phù hợp và ra các quyết định đúng đắn chodoanh nghiệp

Với ý nghĩa này, tác giả đã đi đến lựa chọn đề tài: “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật thủy sản (SEATECCO)”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về tổ chức hệ thống thông tin kế toán nóichung, hệ thống thông tin kế toán quản trị của doanh nghiệp nói riêng

- Nhận thức rõ thực trạng và nhu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trịphục vụ cho việc điều hành và quản trị tại một doanh nghiệp cụ thể là Công ty cổphần Kỹ thuật thuỷ sản (SEATECCO)

- Đề xuất phương án tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại Công ty

cổ phần Kỹ thuật thuỷ sản (SEATECCO) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản trị

và hoạt động kinh doanh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống thông tin kế toán quản trị của doanh nghiệp(chỉ liên quan đến hoạt động xây lắp cơ điện lạnh)

- Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần Kỹ thuật thuỷ sản (SEATECCO)(chỉ nghiên cứu tại công ty mẹ)

Trang 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến tổ chức hệ thốngthông tin kế toán quản trị của doanh nghiệp xây lắp

- Khảo sát tình hình liên quan đến Công ty cổ phần Kỹ thuật thuỷ sản(SEATECCO) và công tác tổ chức thông tin kế toán quản trị:

o Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

o Nhu cầu thông tin kế toán quản trị của Công ty

o Tình hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị của Công ty

- Thiết kế hệ thống thông tin kế toán quản trị của Công ty cổ phần Kỹ thuậtthuỷ sản (SEATECCO) và giải pháp triển khai thực hiện

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát thực tế: Dựa vào những câu hỏi, những vấn đề đặt ra

để tìm hiểu và thu thập các dữ liệu cần thiết để đánh giá thực trạng tổ chức hệthống thông tin kế toán quản trị

- Phương pháp suy luận: Sử dụng phương pháp suy luận để giải thích và kếtluận vấn đề

- Phương pháp so sánh, đối chiếu:

- So sánh giữa thực tiễn áp dụng kế toán quản trị trong SEATECCO và

lý thuyết đã nghiên cứu được

- So sánh giữa mục tiêu về kế toán quản trị phục vụ trong công tác quản

lý và thực tế Công ty đạt được để đánh giá việc tổ chức thông tin kếtoán quản trị tại Công ty

6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Một lần nữa khẳng định vai trò của hệ thống thông tin kế toán quản trị đốivới doanh nghiệp, cần được chú trọng và áp dụng vào thực tiễn

- Chỉ ra sự cần thiết phải tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tạiCông ty cổ phần Kỹ thuật thuỷ sản (SEATECCO)

Trang 4

- Vận dụng lý luận về hệ thống thông tin kế toán quản trị để triển khai ápdụng cho một doanh nghiệp cụ thể kinh doanh đa ngành nghề mà vấn đề thông tinphục vụ cho điều hành và quản trị đang là nhu cầu cấp thiết.

- Từ kết quả nghiên cứu này có thể tiếp tục mở rộng nghiên cứu áp dụng chocác doanh nghiệp xây lắp khác và là nguồn tham khảo cho các doanh nghiệp có nhucầu xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị, góp phần nâng caohiệu quả kinh doanh

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục…, luận văn chia làm 3 chương:Chương 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống thông tin kế toán quảntrị trong doanh nghiệp xây lắp

Chương 2 Thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại Công ty

cổ phần Kỹ thuật thuỷ sản (SEATECCO)

Chương 3 Một số giải pháp xây dựng hệ thống thông tin kế toán quản trị tạiCông ty cổ phần Kỹ thuật thuỷ sản (SEATECCO)

Trang 5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP1.1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1.1.1 Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị

Đối với một doanh nghiệp, đối tượng quan tâm đến thông tin của doanhnghiệp rất đa dạng; tuy nhiên có thể chia làm 02 nhóm đối tượng chính:

- Những người ngoài doanh nghiệp

- Nội bộ doanh nghiệp

Đây là hai nhóm đối tượng khác nhau nên yêu cầu về thông tin được cung cấpcũng khác nhau

Kế toán tài chính (KTTC) sẽ cung cấp cho nhóm đối tượng bên ngoài thôngtin về tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới dạng các báo cáo tài chính(BCTC) Mục tiêu của các BCTC là cung cấp một bức tranh tổng thể về tình hìnhtài chính của doanh nghiệp như tổng hợp về tình trạng và sự biến đổi của tài sản, cơcấu nguồn vốn, tình hình nợ, các khoản phải nộp, kết quả hoạt động kinh doanh vàphân phối kết quả hoạt động kinh doanh… Qua đó, các cơ quan quản lý Nhà nướcthực hiện được chức năng quản lý, kiểm soát và đánh giá hoạt động kinh doanh củacác ngành, các lĩnh vực; đồng thời các nhà đầu tư, ngân hàng… cũng có thể ra cácquyết định liên quan đến việc đầu tư và trợ cấp tài chính Như vậy, thông tin từKTTC là công khai

Khác với KTTC, kế toán quản trị (KTQT) là bộ phận cung cấp thông tin chonhững nhà quản lý tại doanh nghiệp thông qua các báo cáo kế toán nội bộ nhằmgiúp các nhà quản trị ra các quyết định điều hành sản xuất kinh doanh (SXKD) ởdoanh nghiệp [9, tr.16] Tại mỗi doanh nghiệp, hoạt động SXKD gồm nhiều quátrình và nhiều hoạt động khác nhau Để điều hành một cách hiệu quả, các nhà quảntrị phải có thông tin về tình hình và kết quả của từng quá trình, từng hoạt động và

Trang 6

toàn bộ quá trình SXKD Thông tin do KTQT cung cấp sẽ là cơ sở cho việc kiểmtra, phân tích đánh giá các hoạt động, đánh giá hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư vàlập kế hoạch kinh doanh của các nhà quản trị

Khái niệm về KTQT được Hiệp hội kế toán Mỹ định nghĩa: “là quá trình định dạng, đo lường, tổng hợp, phân tích, lập báo biểu, giải trình và thông đạt các số liệu tài chính và phi tài chính cho ban quản trị để lập kế hoạch, theo dõi việc thực hiện kế hoạch trong phạm vi nội bộ một doanh nghiệp, đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các tài sản này.” [9, tr.17]

Còn theo Luật kế toán Việt Nam thì “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.” [10]

Thông tin do KTQT cung cấp đặt trọng tâm cho tương lai, đó là nhữngthông tin cần thiết một cách trực tiếp và thường xuyên đối với các nhà quản trị.Yêu cầu của KTQT là phải xây dựng dự toán, thu nhận và xử lý các thông tin vềchi phí, giá thành, thu nhập và kết quả… của từng nhóm sản phẩm, sản phẩm,đánh giá trách nhiệm quản lý các bộ phận; tiến hành phân tích kịp thời các thôngtin làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp, những quyết định đúng đắn để đốiphó kịp thời với những diễn biến của thị trường, sử dụng hiệu quả các nguồn lựccủa doanh nghiệp

KTQT có quan hệ chặt chẽ với KTTC trong việc sử dụng các số liệu kế toánchi tiết, song KTQT không phải là kế toán chi tiết Nhu cầu thông tin chính của cácnhà quản trị không chỉ là thông tin chi tiết mà phải là các bảng biểu, các bảng tómtắt, phân tích các thông tin chi tiết từ sổ sách kế toán Khi sử dụng các báo cáo này,nhà quản trị sẽ có được các thông tin mà họ quan tâm KTQT sử dụng các phươngpháp riêng của mình để thiết kế, tổng hợp, phân tích và truyền đạt thông tin kế toán,đặt chúng trong bối cảnh các mục tiêu đã được xác định với các tình huống khácnhau nhằm cung cấp thông tin phù hợp, hữu ích theo yêu cầu của nhà quản trị Nội

Trang 7

dung thông tin mà KTQT cung cấp cho nhà quản lý sẽ bổ sung cho phần thiếu sótthông tin mà KTTC không cung cấp được.

1.1.2 Đặc điểm của kế toán quản trị

- Kế toán quản trị chủ yếu cung cấp dữ liệu, thông tin sử dụng để quản lý nội

bộ trong doanh nghiệp

- Dữ liệu, thông tin kế toán quản trị chú trọng đến tính chi tiết, tỉ mỉ theo từngđối tượng, bộ phận cụ thể

- Thông tin kế toán quản trị cung cấp ngoài chỉ tiêu giá trị còn có thể chú trọngđến chỉ tiêu hiện vật hay các chỉ tiêu khác tùy theo từng đối tượng (kế toán tài chínhchỉ cung cấp các chỉ tiêu giá trị)

- Kế toán quản trị cung cấp thông tin để phân tích, đánh giá tình hình để quảntrị kinh doanh hằng ngày và có các quyết định cho tương lai

- Tổ chức kế toán quản trị sẽ tùy thuộc vào đặc điểm, yêu cầu và trình độ quản

lý của doanh nghiệp cũng như đặc điểm đối tượng kế toán cụ thể ở từng doanhnghiệp [2, tr.58]

1.1.3 Nội dung của kế toán quản trị

Theo Thông tư 53/2006/TT_BTC, nội dung chủ yếu và phổ biến của KTQTtrong doanh nghiệp gồm [1], [4], [7]:

- Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;

- KTQT chi phí và giá thành sản phẩm;

- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận;

- Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định

1.1.3.1 Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh

KTQT giúp cho việc lập dự toán ngân sách sản xuất kinh doanh Hệ thống cácchỉ tiêu dự toán bao gồm:

- Chỉ tiêu dự toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

Trang 8

- Chỉ tiêu dự toán sản lượng sản xuất sản phẩm, dịch vụ

- Chỉ tiêu dự toán chi phí sản xuất, dịch vụ

- Chỉ tiêu dự toán hàng tồn kho

- Chỉ tiêu dự toán chi phí bán hàng

- Chỉ tiêu dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

- Chỉ tiêu dự toán vốn bằng tiền

- Chỉ tiêu dự toán Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh

- Chỉ tiêu dự toán Bảng cân đối kế toán

1.1.3.2 KTQT chi phí và giá thành sản phẩm

Với nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp thông tin toàn diện và đầy đủ về chi phí,KTQT chi phí là công cụ hữu hiệu đáp ứng nhu cầu thông tin chi phí cho các nhàquản trị để đưa ra các quyết định kinh doanh Bởi lẽ, hầu hết các quyết định của nhàquản trị đều liên quan đến chi phí

Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm và nội dung của KTQT chi phí là việc làmrất cần thiết đối với từng doanh nghiệp

Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý để tổ chứctập hợp chi phí theo từng trung tâm phát sinh chi phí theo các nội dung sau:

+ Phân loại chi phí trong KTQT (Xem hình 1.1)

Việc phân loại chi phí của doanh nghiệp là nhằm mục đích phục vụ cho quảntrị hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, do đó tùy thuộc vào mục đích,yêu cầu quản trị của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh để lựa chọntiêu thức phân loại phù hợp

+ Phương pháp tập hợp chi phí

Doanh nghiệp cần lựa chọn các phương pháp tập hợp chi phí phù hợp theotừng loại chi phí:

Phương pháp trực tiếp

Trang 9

Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh chỉ liên quan đến một đối tượngchịu chi phí Theo phương pháp này thì chi phí của đối tượng nào được tập hợp trựctiếp cho đối tượng đó.

Phương pháp phân bổ

Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịuchi phí Khi thực hiện phương pháp phân bổ chi phí doanh nghiệp có thể lựa chọnmột trong các căn cứ phân bổ sau: Giờ công, ngày công, giờ máy hoạt động, diệntích sử dụng… và phương pháp phân bổ là trực tiếp hoặc phân bổ theo cấp bậc

+ Xác định trung tâm chi phí

Việc xác định trung tâm chi phí phụ thuộc vào quy trình sản xuất và quy môcủa từng loại doanh nghiệp Các trung tâm chi phí thường được phân loại là:

- Trung tâm chính, như: Trung tâm mua hàng, trung tâm sản xuất (Các phânxưởng, bộ phận sản xuất…)

- Trung tâm phụ, như: Trung tâm hành chính, quản trị; trung tâm kế toán, tài chính…

+ Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

- Tập hợp chi phí (trực tiếp, gián tiếp và phân bổ)

- Tổng hợp chi phí, xử lý chênh lệch thừa, thiếu

- Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang, xác định chi phí dở dang

- Xác định phương pháp tính giá thành áp dụng

- Lập báo cáo (thẻ tính) giá thành sản phẩm

Sơ đồ hình 1.1 bên dưới cho thấy việc phân loại chi phí theo các quan điểmcủa KTTC và KTQT Từ đó cho thấy mối quan hệ cung cấp thông tin chi phí củaKTTC cho yêu cầu sử dụng thông tin của KTQT

Trang 10

Hình 1.1 Phân loại chi phí trong hoạt động kinh doanh

1.1.3.3 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận

Mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận (C.V.P) là mối quan hệ giữacác nhân tố giá bán, khối lượng (số lượng, mức độ hoạt động), kết cấu hàng bán chiphí (cố định, biến đổi) và sự tác động của các nhân tố này đến lợi nhuận của doanhnghiệp

Doanh nghiệp cần phân tích mối quan hệ này thông qua hệ thống chỉ tiêu phântích, gồm:

- Lãi tính trên biến phí đơn vị (còn gọi là số dư đảm phí)

- Tổng lãi tính trên biến phí

- Tỷ suất lãi tính trên biến phí

CHI PHÍ

Theo quan điểm KTTC

Theo quan điểm KTQT

Theo nội dung

kinh tế

Theo mối quan hệ giữa chi phí với các khoản mục trên BCTC

Theo mối quan hệ

với việc lập kế

hoạch và kiểm tra

Theo tính chất chi phí

Theo yêu cầu sử dụng chi phí trong việc lựa chọn dự án đầu tư

Chi phí trực tiếp

Chi phí giántiếp

Chi phí kiểm soát được

Chi phí không kiểm soát được

Chi phí thích hợp

Chi phí chênh lệch

Chi phí

cơ hội

Chi phí chìm

CP thời kỳ

Trang 11

- Kết cấu chi phí

- Đòn bẩy kinh tế

- Điểm hoà vốn (sản lượng, doanh thu, công suất, thời gian hoà vốn…)

Việc phân tích mối quan hệ này giúp doanh nghiệp đưa ra được các quyết địnhtrong sản xuất, kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận như: Lựa chọn sản phẩm vàsản lượng sản xuất, xác định giá bán, định mức chi phí

Việc phân tích thông qua mô hình C.V.P không chỉ giúp cho việc lựa chọn dâychuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, xây dựng chiến lược tiêu thụ, chiến lượcmarketing nhằm khai thác có hiệu quả SXKD của doanh nghiệp, mà còn giúp íchnhiều cho việc xem xét rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.3.4 Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định

Ra quyết định là chức năng cơ bản của nhà quản trị doanh nghiệp Quyết địnhphổ biến ở doanh nghiệp gồm: Quyết định ngắn hạn và quyết định dài hạn

Quyết định đầu tư ngắn hạn thường là: Quyết định loại bỏ hay kinh doanh 1 bộphận (sản phẩm), quyết định sản xuất hay mua ngoài, quyết định nên bán hay tiếptục sản xuất, quyết định trong điều kiện năng lực SXKD bị giới hạn

Quyết định đầu tư dài hạn thường là: Quyết định đầu tư tài sản mới hay tiếptục sử dụng tài sản cũ; mở rộng quy mô sản xuất; thuê hay mua TSCĐ…

1.1.4 Kế toán quản trị với chức năng quản lý

Trách nhiệm của các nhà quản trị là điều hành và quản lý các mặt hoạt độngcủa doanh nghiệp Các chức năng cơ bản của quản lý được khái quát bằng hình 1.2sau:

Hình 1.2 Các chức năng cơ bản của quản lý

Lập kế hoạch

Thực hiện

Kiểm tra

Trang 12

Qua sơ đồ này, ta có thể thấy sự liên tục của hoạt động quản lý từ khâu lập kếhoạch đến thực hiện, kiểm tra, đánh giá rồi sau đó quay lại khâu lập kế hoạch cho

kỳ sau, tất cả đều xoay quanh trục ra quyết định

Mối quan hệ giữa chức năng quản lý với quá trình kế toán quản trị được thểhiện qua hình 1.3

Hình 1.3 Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa chức năng quản lý với quá trình KTQT

Như vậy, để làm tốt chức năng quản lý, nhà quản trị phải có thông tin cầnthiết có thể ra quyết định đúng đắn KTQT sẽ là nguồn chủ yếu, dù không phải làduy nhất, cung cấp nhu cầu thông tin đó Vai trò của KTQT thể hiện trong các khâucủa quá trình quản lý được thể hiện cụ thể như sau:

Trong giai đoạn lập kế hoạch và dự toán

Lập kế hoạch là xây dựng các mục tiêu và vạch ra các bước thực hiện để đạtđược những mục tiêu đó Dự toán cũng là một kế hoạch nhằm liên kết các mục tiêu

và chỉ rõ cách huy động, sử dụng các nguồn lực để có thể đạt các mục tiêu đề ra Đểchức năng lập kế hoạch và dự toán được thực hiện tốt, đảm bảo tính khoa học vàkhả thi thì phải dựa trên những thông tin đầy đủ, thích hợp và có cơ sở KTQT sẽcung cấp cho các nhà quản trị các thông tin đó để lựa chọn phương án tối ưu nhất,như chọn được sản phẩm sinh lợi cao nhất, huy động các nguồn lực hợp lý, địnhđược giá bán hợp lý và có tính cạnh tranh

Trong giai đoạn tổ chức thực hiện

Cung cấp thông tin để ra quyết định kinh doanh đúng đắn trong quá trìnhthực hiện các quyết định hằng ngày, các quyết định ngắn hạn Ngoài ra trong quá

Xác định mục tiêu

Lập kế hoạch

Quá trình kế toán quản trị

Tổ chức thực hiện

Kiểm tra đánh giá

Chính thức hóa thành các chỉ tiêu kinh tếLập dự toán chung, chi tiết

Thu nhận kết quả thực hiệnSoạn thảo báo cáo kế toán quản trị

Chức năng quản lý

Trang 13

trình thực hiện các kế hoạch đầu tư dài hạn cũng cần phải có các thông tin cần thiết

và đầy đủ

Trong giai đoạn kiểm tra và đánh giá

Cần kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch và dự toán, xác định những saibiệt; nhà quản trị cần được các kế toán viên cung cấp các báo cáo thực hiện để nhậndiện những vấn đề còn tồn tại và những vấn đề cần có tác động của quản lý

Trong khâu ra quyết định

Các nhà quản trị cần phải có các thông tin đầy đủ, đáng tin cậy và thích hợp.KTQT thực hiện các nghiệp vụ phân tích chuyên môn, chọn lọc những thông tin cầnthiết, thích hợp, rồi tổng hợp trình bày chúng theo một trình tự dễ hiểu nhất và giảithích quá trình phân tích đó cho các nhà quản trị

Bên cạnh đó, KTQT không chỉ cung cấp thông tin thích hợp, mà còn bằngcách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào những tình huống khác nhau, để từ đógiúp nhà quản trị lựa chọn quyết định thích hợp nhất [9, tr.28 – 31]

1.2 HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

1.2.1 Các khái niệm về hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin kế toán

Hệ thống thông tin kế toán là một hệ thống thu thập, ghi nhận, lưu trữ và xử

lý dữ liệu nhằm tạo ra thông tin cho người ra quyết định Hệ thống thông tin kếtoán trong một doanh nghiệp được thiết kế nhằm thu nhận các nghiệp vụ kinh tế

- như là dữ liệu đầu vào và xử lý chúng để tạo ra các báo cáo kế toán – như làthông tin đầu ra [8, tr.4]

Trang 14

Hệ thống thông tin kế toán quản trị

Hệ thống thông tin kế toán quản trị được xem là một hệ thống con của hệthống thông tin kế toán, nó cung cấp các thông tin nhằm mục đích quản trị trongnội bộ doanh nghiệp để dự báo các sự kiện sẽ xảy ra và dự đoán các ảnh hưởng vềtài chính kinh tế của chúng đối với doanh nghiệp [6, tr.21]

1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp

và ảnh hưởng của nó đến tổ chức thông tin kế toán quản trị

Xây lắp là một ngành sản xuất có tính chất công nghiệp, nó tạo ra cơ sở vậtchất và kỹ thuật ban đầu cho xã hội Trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, các tổchức xây lắp nhận thầu giữ một vai trò hết sức quan trọng Hiện nay ở nước ta đangtồn tại các tổ chức xây lắp như Tổng công ty, công ty, doanh nghiệp, đội xâydựng… thuộc các thành phần kinh tế Tuy các đơn vị này khác nhau về quy mô sảnxuất, hình thức quản lý nhưng các đơn vị này đều là những tổ chức nhận thầu xâylắp và đều tạo ra sản phẩm xây lắp Sản phẩm xây lắp được tiến hành một cách liêntục từ khâu thăm dò, điều tra, khảo sát đến thiết kế thi công và quyết toán công trìnhkhi hoàn thành Quá trình sản xuất của DNXL và sản phẩm xây lắp có đặc điểmriêng biệt, khác với các ngành sản xuất khác và điều đó có ảnh hưởng đến tổ chứcthông tin kế toán quản trị, cụ thể:

Giá của công trình, hạng mục công trình là giá dự toán hoặc giá thỏathuận do đơn vị xây lắp kí kết với các đơn vị chủ đầu tư Tính chất hàng hóa củaSPXL không được thể hiện rõ, quá trình tiêu thụ SPXL được thực hiện thông quaviệc nghiệm thu và bàn giao công trình, khối lượng xây lắp hoàn thành cho bên giaothầu

Hoạt động của DNXL mang tính chất lưu động, được tiến hành ngoàitrời, các điều kiện sản xuất như xe, máy, thiết bị thi công, người lao động,… phải dichuyển theo địa điểm sản xuất Đặc điểm này làm cho công tác quản lý, sử dụng,hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thờitiết, dễ mất mát, dễ hư hỏng

Trang 15

Thời gian sử dụng của SPXL lâu, chất lượng sản phẩm được xác định cụthể trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt, đòi hỏi việc tổ chức quản lý sản xuất

và hạch toán phải đảm bảo theo đúng dự toán thiết kế

Sản phẩm xây lắp có kích thước và giá trị lớn thường vượt quá số vốn lưuđộng của doanh nghiệp xây lắp Hơn nữa thời gian thi công tương đối dài, trongthời gian sản xuất thi công xây dựng doanh nghiệp chưa tạo ra sản phẩm cho xã hộinhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực, chi phí…điều này làm cho vốn đầu tư xâydựng công trình và vốn sản xuất của doanh nghiệp xây lắp thường bị ứ đọng lâu tạicông trình đang xây dựng Chính vì vậy, các doanh nghiệp xây lắp phải lựa chọnphương án có thời gian xây dựng hợp lý, kiểm tra chất lượng chặt chẽ, phải có chế

độ thanh toán giữa kỳ và dự trữ vốn phù hợp, đồng thời khi lập kế hoạch xây dựngdoanh nghiệp phải cân nhắc thận trọng, thấy rõ được các yêu cầu về tiền vốn, vật tư,nhân công của công trình, quản lý, theo dõi các khoản mục phí trong quá trình sảnxuất thi công chặt chẽ nhằm đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm

Mặt khác do thời gian thi công tương đối dài nên kỳ tính giá thành được xácđịnh tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của từng loại công trình được thể hiện quaphương pháp lập dự toán và phương thức thanh toán giữa hai bên giao thầu và nhậnthầu Cũng do chu kỳ sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài nên đối tượng tính giáthành có thể là sản phẩm xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước là điểm dừng kỹthuật hợp lý Sản phẩm xây lắp có kích thước và trọng lượng lớn nên đòi hỏi sốlượng lao động, số lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất lớn,khác nhau, vì vậy giá thành sản phẩm xây lắp rất phức tạp và thường xuyên thay đổitheo từng giai đoạn Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và kỳ tính giáthành sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý kịp thời và chặt chẽ chi phí sản xuất, đánh giáđúng đắn tình hình quản lý thi công trong từng thời kỳ nhất định

Sản phẩm xây lắp có giá trị sử dụng dài qua nhiều năm thậm chí hàngtrăm năm Mỗi sản phẩm hoàn thành đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật,tính bền vững cùng với các tiêu chuẩn khắt khe khác bởi vì mọi sai lầm trong quátrình thi công thường khó sửa chữa, phải phá đi làm lại Các sai lầm trong xây lắp

Trang 16

thường gây lãng phí, vừa để lại hậu quả có khi rất nghiêm trọng, lâu dài và khó khắcphục Do đặc điểm này mà trong quá trình thi công cần phải thường xuyên kiểm tragiám sát chất lượng công trình.

Để nhận được công trình, các doanh nghiệp xây lắp thường phải trải quakhâu đấu thầu Do đó công tác xác định giá dự toán của công trình cần phải đượccoi trọng để từ đó xác định mức giá bỏ thầu hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt độngkinh doanh xây lắp của doanh nghiệp và khả năng thắng thầu [10]

1.2.3 Mục tiêu tổ chức hệ thống thông tin KTQT trong doanh nghiệp xây lắp

Xuất phát từ nhu cầu thông tin của những nhà quản trị doanh nghiệp để phục vụcho quá trình ra quyết định của họ nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh nên việc

tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp thật sự rất quan trọng.Thoạt nhìn, kế toán quản trị có mục đích bổ sung cho kế toán tài chính, đâychỉ là hai hệ thống con của một hệ thống kế toán, cả hai nhằm mục đích mô hìnhhóa thông tin kinh tế của doanh nghiệp Tuy nhiên, chính nhu cầu bí mật các thôngtin nội bộ đối với người cạnh tranh và công khai các thông tin bên ngoài cho nhà tàitrợ là động cơ chủ yếu hình thành hai hệ thống con này Nói một cách khác, chínhcạnh tranh làm xuất hiện nhu cầu tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trongdoanh nghiệp, đặc biệt trong các doanh nghiệp xâp lắp cơ điện lạnh vì nó gắn liềnvới đặc điểm về sự cạnh tranh khác biệt hóa sản phẩm để phát triển sản phẩm xây lắp

cơ điện lạnh của mình so với các đối thủ khác trên thị trường

1.2.4 Tổ chức thông tin KTQT trong doanh nghiệp xây lắp

1.2.4.1 Tổ chức thông tin KTQT đối với công tác dự toán chi phí sản xuất

Bất kỳ một doanh nghiệp xây lắp nào muốn hoạt động hiệu quả đều phải cómột dự toán chi phí sản xuất cụ thể Dự toán càng chính xác bao nhiêu thì việc tiếnhành thực hiện công việc hiệu quả bấy nhiêu

Lập dự toán là quá trình tính toán chi tiết nhằm chỉ ra cách huy động, sửdụng vốn và các nguồn lực khác theo từng kỳ và được biểu diễn một cách có hệthống dưới dạng số lượng và giá trị Việc lập dự toán chi phí sản xuất là dự toán về

Trang 17

chi phí cần thiết để hoàn thành khối lượng xây lắp của hạng mục công trình, côngtrình [4, tr.41].

Việc lập dự toán sẽ có tác dụng:

- Cung cấp thông tin một cách có hệ thống tất cả dự toán của các công trìnhtrong doanh nghiệp;

- Xác định rõ các mục tiêu cụ thể để làm căn cứ đánh giá sau này;

- Định hướng cho việc đầu tư

Để lập được dự toán chi phí trong xây lắp cho các công trình, hạng mục côngtrình cần dựa vào:

- Bản vẽ thiết kế ( cơ sở, thi công, )

- Định mức xây dựng cơ bản phần xây dựng, lắp đặt khảo sát của Bộ xây dựng

- Đơn giá xây dựng cơ bản của tỉnh, thành phố

- Thông tư hướng dẫn lập dự toán ( TT 05/2007/ TT – BXD)

- Thông tư điều chỉnh dự toán

- Thông tư hướng dẫn áp dụng luật thuế giá trị gia tăng

- Thông tư về chế độ tiền lương, phụ cấp

- Công bố giá nguyên vật liệu xây dựng của sở xây dựng

Trước khi đi vào lập dự toán, cần xây dựng định mức cho từng khoản mục chiphí

Xây dựng định mức:

Định mức chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền những hao phí

về lao động sống và lao động vật hóa theo tiêu chuẩn để đảm bảo cho việc sản xuấtkinh doanh một đơn vị sản phẩm dịch vụ ở điều kiện nhất định

Chi phí định mức là chi phí dự tính cho việc sản xuất một sản phẩm hay cungcấp dịch vụ Khi chi phí định mức tính cho toàn bộ số lượng sản phẩm sản xuất haydich vụ cung cấp thì chi phí định mức được gọi là chi phí dự toán

Chi phí định mức được sử dụng như là thước đo trong hệ thống dự toán củadoanh nghiệp Một doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, kế toán quản trị sẽ sửdụng chi phí định mức để xác định tổng chi phí dự toán để sản xuất sản phẩm Sau

Trang 18

khi quá trình sản xuất được tiến hành, kế toán quản trị sẽ so sánh giữa chi phí thực tế

và dự toán để xác định sự biến động về chi phí Đây chính là cơ sở để kiểm soát chiphí

Xây dựng định mức là phương pháp cần thiết giúp cho quá trình thực hiện kếtoán trách nhiệm, vì chi phí định mức là một trong các thước đo để đánh giá thànhquả của các trung tâm trách nhiệm, nhất là trung tâm chi phí

a Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Vật liệu xây dựng ngoài xi măng, sắt, thép còn có các vật liệu trong môitrường tự nhiên như cát, đá, sỏi, sạn XDCB là một ngành sản xuất không chấpnhận sản phẩm kém chất lượng Vì vậy các nhà thầu luôn luôn phải có phòng thínghiệm hiện trường để thường xuyên kiểm tra vật liệu tại công trường để tránh trìnhtrạng hỏng phá đi làm lại, vì ngoài chi phí phải thi công lại, còn tốn chi phí di dờisản phẩm hỏng ra khỏi công trường nhà thầu sẽ chịu rất nhiều tốn kém

Định mức về lượng: Là lượng vật liệu cần thiết để thi công 1m3 bê tông,1m2 đường giao thông có cho phép những hao hụt bình thường

Định mức về giá nguyên vật liệu: Phản ánh đơn giá bình quân của một đơn

vị nguyên vật liệu, bao gồm:

+ Giá mua vật liệu theo hóa đơn

+ Chi phí thu mua: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho

+ Trừ các khoản giảm giá, chiết khấu

Định mức chi phí NVLTT được xác định theo công thức sau:

b Định mức chi phí nhân công trực tiếp: Cần xác định được lượng thời gian

và giá thời gian

- Định mức lượng thời gian hao phí: Là lượng thời gian bình quân cần thiết

để hoàn tất công việc đối với công nhân ở mức độ lành nghề trung bình, bao gồm:

+ Thời gian cho nhu cầu sản xuất cơ bản

+ Thời gian cho vận hành máy móc thiết bị

+ Thời gian ngừng nghỉ hợp lý của máy móc thiết bị, người lao động

Trang 19

+ Thời gian sửa chữa sản phẩm.

- Định mức đơn giá cho một đơn vị thời gian: Phản ánh chi phí nhân công trảcho một đơn vị thời gian hao phí, gồm:

+ Tiền lương cơ bản cho một đơn vị thời gian ở các bậc thợ khác nhau

+ Các khoản phụ cấp theo lương

+ Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN

Định mức chi phí nhân công trực tiếp được xác định như sau:

Định mức chi

phí NCTT =

Định mức về lượng thời gian hao phí x

Định mức về giá nhân công cho một đơn vị thời gian

c Định mức chi phí sử dụng máy thi công

Định mức về giá chi phí máy theo giờ hay theo khối lượng thực hiện mộtcông việc được xác định căn cứ vào:

- Đơn giá ca máy theo định mức nhà nước

- Khấu hao máy trong kỳ của doanh nghiệp

- Định mức sử dụng nhiên liệu theo thiết kế máy của nhà sản xuất kết hợpvới kiểm tra bấm giờ tiêu hao nhiên liệu thực tế của đơn vị

Về lượng thời gian để thi công một hạng mục công việc được xác định nhưsau:

- Căn cứ vào định mức thi công công việc của nhà nước

- Căn cứ vào điểm dần kỹ thuật lập tiến độ thi công cho từng hạng mục côngviệc trong bảng tiến độ chung của dự án

Định mức chi phí máy thi công =

Trang 20

hành dự án, điều hành Công ty, các khoản chi khác chiếm khoảng bao nhiêu phầntrăm trong XDCB trên sản lượng thực hiện để có định mức chi phí chung cho phùhợp.

Lập dự toán chi phí sản xuất

a Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: nhằm dự kiến số lượng nguyên vật liệu

cần cho quá trình sản xuất thi công

cần mua kế

hoạch

=

Khối lượng NVL cần cho quá trình thi công

+

Lượng nguyên vật liệu tồn cuối kỳ

- Lượng NVL tồn

đầu kỳ

b Chi phí nhân công trực tiếp: Là dự kiến số giờ công trực tiếp cần thiết để

thi công hạng mục công trình

c Chi phí sử dụng máy thi công: Là dự kiến số ca máy cần thiết cho quá

trình thi công từng nội dung công việc, từng hạng mục công trình, công trình

Chi phí sử dụng máy

thi công dự toán =

Khối lượng công việc theo kế hoạch x

Định mức chi phí

sử dụng máy thi công

d Chi phí sản xuất chung: Nhằm tính toán biến phí sản xuất chung và định

phí sản xuất chung

Phương pháp lập:

- Kế hoạch biến phí sản xuất chung

- Kế hoạch định phí sản xuất chung: Là khoản chi phí ít biến động ở các kỳ Vìvậy kế hoạch định phí sản xuất chung sẽ ước tính bằng cách dựa vào kế hoạch kỳtrước

Chi phí sản xuất = Biến phí sản xuất + Định phí sản xuất chung

Trang 21

chung dự toán chung dự toán dự toán

1.2.4.2 Tổ chức thông tin KTQT đối với công tác tính giá thành

Trong ngành xây dựng cơ bản, giá thành là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp,

nó phản ánh mọi mặt tổ chức, quản lý quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củađơn vị Không ngừng phấn đấu giảm chi phí hạ giá thành là nhiệm vụ hàng đầu củacác Công ty xây lắp Hạ giá thành là cơ sở để các doanh nghiệp có điều kiện khôngngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư công nghệ mới, cạnh tranh được với cácdoanh nghiệp nước ngoài trong thời kỳ hội nhập

Không giống với sản phẩm của một số ngành kinh doanh khác, mỗi sảnphẩm xây lắp đều có giá dự toán riêng, sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giátrúng thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi công bố thầu; vì vậy điểm hòavốn của sản phẩm xây lắp chính là tổng chi phí xây lắp bằng với giá trúng thầu củaCông ty (Điểm hòa vốn là điểm sản lượng tiêu thụ mà tại đó tổng doanh thu bằngtổng chi phí, nghĩa là doanh nghiệp không lỗ, không lãi.)

Trên cơ sở biện pháp tổ chức thi công phù hợp nhất với phương án lựa chọn

mà Công ty quyết định mức hạ giá thành kế hoạch xây lắp Mức hạ giá thành nàycũng chính là phần chênh lệch giữa giá thành trúng thầu với giá thành kế hoạch, đâycũng chính là lãi của Công ty, mức hạ giá thành kế hoạch cũng chính là căn cứ đểCông ty kiểm soát các chi phí xây lắp đầu vào trong quá trình thi công Nếu chi phíđầu vào vượt quá giá thành kế hoạch xây lắp nằm trong mức hạ giá thành thì hòavốn, còn nếu chi phí lớn hơn giá thành kế hoạch và mức hạ giá thành thì Công ty bị

lỗ Điểm hòa vốn của công trình là tại đó giá thành kế hoạch và mức lãi kế hoạchcân bằng với tổng chi phí mà Công ty đã đầu tư cho công trình

Với những lý luận trên thì trong công tác tính giá thành, KTQT cần phải tổchức tốt thông tin về dự toán chi phí sản xuất cũng như việc áp dụng phương pháptính giá phù hợp để giúp cho việc xác định giá thành sản phẩm sao cho có lợi nhấtcho doanh nghiệp

1.2.4.3 Tổ chức thông tin KTQT đối với công tác kiểm soát chi phí sản xuất

Trang 22

Đối với các doanh nghiệp xây lắp thì yếu tố chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng

và việc kiểm soát chi phí sản xuất gồm những nội dung sau:

Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể được kiểm soát gắnliền với các nhân tố về giá và lượng có liên quan

- Phân tích biến động giá: là chênh lệch giữa giá nguyên vật liệu trực tiếpthực tế với giá nguyên vật liệu theo dự toán để xây lắp một khối lương công việcnhất định

-Đơn giá nguyên vật liệu trực tiếp dự toán

x

Lượng nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng

Ảnh hưởng biến động giá có thể âm hay dương Nếu biến động âm chứng tỏgiá thực tế thấp hơn giá dự toán Tình hình này được đánh giá tốt nếu chất lượng vậtliệu đảm bảo Ngược lại, ảnh hưởng biến động giá dương thể hiện giá vật liệu thực

tế tăng so với dự toán ( trong quá trình xây lắp do thời gian thi công công trình kéodài nên ảnh hưởng giá biến động tăng thường xuyên xảy ra) và sẽ làm tăng tổng chiphí của Công ty Xét về phương diện các trung tâm trách nhiệm thì biến động giágắn với trách nhiệm của bộ phận cung ứng vật tư hay đơn vị thi công nếu bộ phậnnày tự cung ứng vật liệu

Khi kiểm soát biến động về giá, cần quan tâm đến các nguyên nhân do biếnđộng giá của vật liệu trên thị trường, chi phí thu mua, chất lượng nguyên vật liệu,thuế và các phương pháp tính giá nguyên vật liệu

- Phân tích biến động về lượng: Là chênh lệch giữa lượng nguyên vật liệutrực tiếp thực tế với lượng nguyên vật liệu trực tiếp theo dự toán để xây lắp khốilượng của từng nội dung công việc nhất định Biến động về lượng phản ánh tiêu hao

Trang 23

vật liệu thay đổi như thế nào và ảnh hưởng đến tổng chi phí nguyên vật liệu trựctiếp ra sao Biến động về lượng được xác đinh:

-Nguyên vật liệu trực tiếp dự toán sử dụng

Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp

Biến động chi phí nhân công trực tiếp gắn liền với nhân tố giá và lượng

- Phân tích ảnh hưởng nhân tố giá: Là chênh lệch giữa giá giờ công lao độngtrực tiếp thực tế so với dự toán để xây lắp một khối lượng cho từng nội dung côngviệc nhất định Nhân tố này phản ánh sự thay đổi về giá của giờ công lao động đểsản xuất xây lắp ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp

Trang 24

còn cho phép ta làm rõ bộ phận chịu trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến công tác quản

lý chi phí và giá thành Nhân tố giá tăng hay giảm được đánh giá tốt hay không tốtphải căn cứ vào chất lượng công nhân tức là trình độ và năng lực làm việc của côngnhân Nếu giá giảm so với dự toán nhưng chất lượng vẫn đảm bảo thì sự biến động

đó là tốt và ngược lại

- Phân tích ảnh hưởng nhân tố lượng: Là chênh lệch giữa số giờ lao độngtrực tiếp thực tế với dự toán để thi công xây lắp khối lượng cho từng nội dung côngviệc nhất định Nhân tố này phản ánh sự thay đổi về số giờ công để sản xuất xây lắpảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp hay gọi là nhân tố năng suất Ảnh hưởngcủa nhân tố lượng thể hiện như sau:

-Thời gian lao động theo dự toán

X

Đơn giá nhân công trực tiếp dự toán

Ảnh hưởng của nhân tố thời gian lao động do nhiều nguyên nhân: có thể làtrình độ, năng lực của người lao động thay đổi, do điều kiện trang bị máy móc thiết

bị, chính sách lương của doanh nghiệp Biến động do nhiều nguyên nhân khác nhautác động đến chi phí sản xuất có thể do chính sách quá trình sản xuất của doanhnghiệp hay vì biến động của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Việc phân tích biếnđộng chi phí sản xuất theo các khoản mục và theo nhân tố giá, nhân tố lượng giúpngười quản lý phát hiện , xem xét các yếu tố đã gây ra biên động nhằm đưa ra biệnpháp đúng đắn và kịp thời để chấn chỉnh hoặc phát huy các nhân tố đó theo hướng

có lợi nhất cho doanh nghiệp [9,tr.140-141]

Kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công

- Phân tích biến động giá: Là chênh lệch giữa đơn giá ca máy thực tế thi côngvới đơn giá ca máy theo dự toán Nếu tính trên một khối lượng công tác thì nó phảnánh giá cả một đơn giá ca máy để hoàn thành một hạng mục công tác xây lắp đãthay đổi như thế nào so với dự toán

Trang 25

-Đơn giá ca máy trực tiếp dự toán

x Số ca máy thực tế

sử dụng

- Phân tích biến động về lượng: Là chênh lệch giữa số ca máy thực tế thicông xây lắp với số ca máy theo dự toán để thi công các hạng mục công trình: nếubiến động về lượng là kết quả âm thể hiện lượng ca máy tiết kiệm so với dự toán,nếu kết quả dương thể hiện số ca máy sử dụng thực tế lớn hơn dự toán Khi tìm hiểunguyên nhân biến động về lượng ca máy thi công cần xem xét khối lượng công việcthi công xây lắp thực tế có phát sinh tăng, giảm so với dự toán

Kiểm soát chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung biến động do sự biến động biến phí sản xuất chung

và định phí sản xuất chung

Biến động

Biến động định phí sản xuất chung +

Biến động biến phí SXC

a Kiểm soát biến phí sản xuất chung

Biến động của biến phí sản xuất chung do nhiều nguyên nhân, nhưng vềphương pháp phân tích trong kiểm tra, nó cũng được phân tích thành ảnh hưởng củanhân tố giá và nhân tố lượng như đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phínhân công trực tiếp

Ảnh hưởng của nhân tố giá đến biến phí sản xuất chung thường do sự thayđổi của các mức chi phí được xem là biến phí sản xuất chung Các mức này thay đổithường do nhiều nguyên nhân như: Đơn giá mua vật tư gián tiếp cũng như các chi

Trang 26

phí thu mua thay đổi, sự biến động giá cả chung của thị trường, nhà nước thay đổimức lương Nếu biến phí sản xuất chung được xây dựng chung cho nhiều yếu tốchi phí theo mức hoạt động thì ảnh hưởng nhân tố giá được xác định:

Nếu kết quả tính toán là âm có thể dẫn đến một kết luận tốt liên quan đếncông tác quản lý chi phí và giảm giá thành tại doanh nghiệp; ngược lại, kết quảdương ảnh hưởng không tốt, do vậy phải kiểm tra cả bộ phận có liên quan như bộphận thu mua, cung ứng, bộ phận quản lý

Ảnh hưởng của nhân tố lượng có thể do nhiều nguyên nhân, như tình hínhthay đổi khối lượng xây lắp, điều kiện trang thiết bị không phù hợp

b Kiểm soát định phí sản xuất chung

Định phí sản xuất chung là các khoản chi phí phục vụ và quản lý sản xuất,không thay đổi theo sự biến thiên của mức độ hoạt động trong phạm vi phù hợp ,chẳng hạn: tiền lượng bộ phận quản lý đội, phí bảo hiểm, khấu hao tài sản cố định.Biến động định phí sản xuất chung thường liên quan đến việc thay đổi cấu trúc sảnxuất của doanh nghiêp hay do hiệu quả xây lắp của doanh nghiệp

Kiểm soát định phí sản xuất chung nhằm đánh giá việc sử dụng năng lực củatài sản cố định

Biến động định

Định phí sản xuất chung thực tế -

Định phí SXC theo dự

toán

Khi phân tích định phí sản xuất chung người ta thường xem xét về định phítùy ý, định phí bắt buộc cũng như định phí kiểm soát được để xác định nguyênnhân, trách nhiệm của từng bộ phận [5, tr.165], [3, tr.142]

1.2.4.4 Tổ chức thông tin KTQT đối với công tác ra quyết định

Ra quyết định là công việc thường xuyên ảnh hưởng đến mọi hoạt động củadoanh nghiệp, quá trình này rất cần các thông tin cụ thể từ nhiều nguồn thông tintrong đó chủ yếu là thông tin của kế toán, cụ thể là kế toán quản trị Ra quyết địnhkhông phải là một chức năng riêng biệt mà là sự kết hợp cả ba chức năng lập kế

Trang 27

hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá, tất cả đều đòi hỏi phải có quyếtđịnh Phần lớn những thông tin do KTQT cung cấp nhằm phục vụ chức năng raquyết định.

Quyết định quản trị là phương cách hành động mang tính sáng tạo củaban lãnh đạo DN nhằm xử lý một vấn đề phát sinh trên cơ sở hiểu biết các quyluật vận động khách quan của các đối tượng được quản trị và việc phân tích cácthông tin về hiện trạng của các đối tượng Quyết định quản trị có 2 dạng:

Quyết định quản trị ngắn hạn: là những quyết định quản trị mà thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thực thi thường chỉ liên quan đến một thời kỳ (kỳ kế toán) hoặc dưới một năm Xét về mặt vốn đầu tư thì quyết định quản trị ngắn hạn là các quyết định không đòi hỏi vốn đầu tư lớn

Quyết định quản trị dài hạn : là những quyết định quản trị mà thời hạn hiệulực, thời gian ảnh hưởng và thực thi dài vượt quá giới hạn một kỳ kế toán hoặc mộtnăm; vốn đầu tư đòi hỏi một khối lượng lớn

Ra quyết định quản trị là một trong những chức năng quan trọng của hoạtđộng quản trị, thường xuyên được tiến hành trong suốt quá trình kinh doanh ởdoanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu, chiến lược đặt ra Quy trình ra quyết địnhcủa nhà quản trị được thực hiện qua nhiều bước và dựa chủ yếu vào thông tinKTQT; vì vậy, để các nhà quản trị ra quyết định được đúng đắn thì cần tiến hành tổchức thông tin KTQT cho từng quá trình như sau:

Tổ chức thông tin cho quá trình lựa chọn phương án thích hợp

Trong giai đoạn này của quy trình ra quyết định, KTQT sẽ tổ chức các thôngtin mang tính có thể so sánh được giữa các phương án khác nhau hay các thông tinmang tính dự báo dưới hình thức các báo cáo KTQT Trong giai đoạn này nhiệm vụchủ yếu của KTQT là thực hiện xử lý và phân tích thông tin về tất cả các yếu tố cóliên quan và đưa ra các phương án có khả năng Căn cứ trên cơ sở thông tin đã đượcphân tích này của KTQT, nhà quản trị đưa ra quyết định

Tổ chức thông tin cho quá trình kiểm tra, kiểm soát thực thi quyết định

Giai đoạn kiểm tra, kiểm soát là giai đoạn theo sau giai đoạn lựa chọn

Trang 28

phương án, giai đoạn này tồn tại để đảm bảo phương án được thực thi đúng Tronggiai đoạn này, KTQT sẽ tổ chức các thông tin mang tính thường xuyên hơn về tìnhhình thực hiện quyết định thông qua các báo cáo KTQT về kết quả thực hiện theothời điểm và có nội dung so sánh với kết quả dự toán Căn cứ vào thông tin này nhàquản trị kiểm soát quá trình thực hiện đúng và có thể thực hiện điều chỉnh nếu cóxảy ra những yếu tố ngoài dự đoán Đây là giai đoạn cơ sở cho giai đoạn phản hồi,điều chỉnh.

Tổ chức thông tin trong công tác phản hồi, điều chỉnh

Phản hồi, điều chính cũng là giai đoạn nhằm theo dõi tình hình thực hiệnquyết định và đồng thời xem xét sự thay đổi của môi trường kinh doanh để cónhững biện pháp điều chỉnh thích hợp, tạo ra một quyết định phù hợp nhất Tronggiai đoạn này, KTQT sẽ tổ chức thông tin qua các báo cáo so sánh giữa kế hoạch vàthực tế và các báo cáo khác về những vấn đề mới phát sinh, sự thay đổi ngoài dựkiến của môi trường kinh doanh mà có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định.Thông tin KTQT trong giai đoạn này có thể bao gồm những thông tin tài chính vàphi tài chính

1.2.5 Nội dung hệ thống thông tin KTQT trong doanh nghiệp xây lắp

1.2.5.1 Các loại thông tin kế toán quản trị

Thông tin về các yếu tố sản xuất:

- Thông tin về vật tư, nhân công, máy móc thiết bị

- Thông tin định mức, dự toán

- Thông tin kiểm soát tình hình thực hiện định mức, dự toán

Thông tin về sản phẩm:

- Thông tin sản phẩm hoàn thành, sản phẩm hỏng, bán thành phẩm

- Thông tin dự toán

- Thông tin tình hình thực hiện dự toán

Thông tin về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm:

- Thông tin từng khoản mục chi phí

- Thông tin biến phí, định phí, chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp

Trang 29

- Thông tin giá thành của từng đối tượng

- Thông tin định mức, dự toán

- Thông tin kiểm soát tình hình thực hiện định mức, dự toán

Thông tin về doanh thu tiêu thụ:

- Thông tin doanh thu từng bộ phận, thị trường, mặt hàng

- Thông tin dự toán

- Thông tin tình hình thực hiện dự toán

Thông tin về chi phí ngoài sản xuất:

- Thông tin về giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

- Thông tin định phí, biến phí theo từng đối tượng

- Thông tin dự toán chi phí

- Thông tin tình hình thực hiện dự toán chi phí

Thông tin về lợi nhuận:

- Thông tin về số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, lợi nhuận của từng bộphận, mặt hàng, hoạt động kinh doanh

- Thông tin dự toán

- Thông tin tình hình thực hiện dự toán

Thông tin về thanh toán:

- Thông tin về các khoản phải thu, phải trả của từng đối tượng

- Thông tin tình hình vay và trả nợ vay theo từng ngân hàng, khế ước vay

- Thông tin tình hình thực hiện nghĩa vụ nhà nước

Thông tin về phục vụ ra quyết định đầu tư:

- Thông tin liên quan đến dự án đầu tư

- Thông tin thích hợp trong việc lựa chọn phương án đầu tư

Thông tin về việc đánh giá hiệu quả kinh doanh, hiệu quả đầu tư:

- Thông tin về các thông số tài chính như: ROA, ROE

1.2.5.2 Các bộ phận trung tâm của hệ thống

Hệ thống xử lý nghiệp vụ

Các doanh nghiệp khác biệt nhau về nhiều loại hình hoạt động, lĩnh vực hoạt

Trang 30

động, vì thế mà hệ thống thông tin kế toán của các doanh nghiệp cũng sẽ có những

hệ thống con xử lý khác nhau Thế nhưng ta có thể xem các hệ thống con ấy gồmbốn hệ thống con chính để xử lý cho bốn chu trình kế toán chính là chu trình chiphí, chu trình doanh thu, chu trình chuyển đổi và chu trình tài chính

Hệ thống dự toán

Hệ thống này thể hiện luồng thông tin từ trên xuống, quy định các mục tiêu,

mà các cấp bên dưới phải đạt được, phải tuân thủ

Hệ thống kế toán trách nhiệm dồn tích những giới hạn trách nhiệm và các mụctiêu thực hiện ở những cấp thấp hơn trong các cấp của tổ chức qua các trung tâmtrách nhiệm Mỗi trung tâm có từ một đến nhiều người Các trung tâm trách nhiệmcũng tồn tại ở các cấp cao hơn, nó gồm người quản lý và các trung tâm cấp thấp hơn

sẽ báo cáo cho người này Người này có quyền hạn và trách nhiệm trên tất cả cáctrung tâm cấp thấp hơn

Hệ thống kế toán trách nhiệm liên quan đến các báo cáo trách nhiệm của cáctrung tâm trách nhiệm sau:

+ Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà đầu vào được lượng hóa

bằng tiền còn đầu ra thì không lượng hóa được bằng tiền Trung tâm chi phí có thể

là một bộ phận sản xuất, một phòng ban chức năng…, và nhà quản trị ở các bộ phậnnày có trách nhiệm kiểm soát chi phí phát sinh ở bộ phận mình Trung tâm chi phíđược chia thành hai loại là trung tâm chi phí tự do và trung tâm chi phí định mức

+ Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà đầu ra có thể được lượng

hóa bằng tiền còn đầu vào thì không lượng hóa được bằng tiền Ví dụ bộ phận bán

Trang 31

hàng tiếp thị chỉ chịu trách nhiệm về doanh thu mà không chịu trách nhiệm về giáthành sản phẩm.

+ Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải chịu

trách nhiệm về lợi nhuận phát sinh trong bộ phận mình, nghĩa là nhà quản trị chịutrách nhiệm cả về doanh thu và chi phí

+ Trung tâm đầu tư là trung tâm trách nhiệm không chỉ lượng hóa bằng tiền

đầu vào, đầu ra mà cả lượng vốn sử dụng ở trung tâm Như vậy, nhà quản trị ở trungtâm đầu tư chịu trách nhiệm cả về doanh thu, chi phí và vốn đầu tư [9, tr.217]

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình quản

lý, điều hành hoạt động kinh doanh, các nhà quản trị cần được hỗ trợ thông tin mộtcách toàn diện hơn trước khi đưa ra các quyết định

Với những kỹ thuật, phương pháp tập hợp và phân tích thông tin riêng, KTQTthực sự là công cụ hữu hiệu cung cấp thông tin khoa học, nhanh chóng, chính xác,kịp thời hỗ trợ cho lãnh đạo trong công tác quản lý, đặc biệt là khi đưa ra các quyếtđịnh kinh doanh

Ở chương này, luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về KTQT, tổ chức

hệ thống thông tin KTQT trong các doanh nghiệp xây lắp, nghiên cứu bản chất củaKTQT, xác định nội dung cần có khi tổ chức hệ thống thông tin KTQT tại cácdoanh nghiệp xây lắp Đây là những tiền đề lý luận cho việc phân tích thực trạng tổchức hệ thống thông tin KTQT tại Công ty Cổ phần kỹ thuật thủy sản SEATECCO

và là cơ sở đề xuất các giải pháp tổ chức hệ thống thông tin KTQT phù hợp với điềukiện cụ thể của công ty

Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

Trang 32

QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT THỦY SẢN

(SEATECCO) 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT THỦY SẢN (SEATECCO)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty

Công ty cổ phần Kỹ thuật Thuỷ sản ( tên viết tắt là : SEATECCO ) được

thành lập từ năm 1977 Tiền thân Công ty là Công ty Cung ứng và Phát triển Kỹthuật Thuỷ sản Đà Nẵng - đây là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Sở Thuỷ sảntỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nay là thành phố Đà Nẵng Tháng 01 năm 2003, Công

ty thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu bằng việc cổ phần hóa theo Nghị định64/2000/NĐ-CP và được đổi tên là Công ty cổ phần Kỹ thuật Thủy sản Trụ sởCông ty đóng tại số 174 đường Trưng Nữ Vương, thành phố Đà Nẵng

Từ ngày mới thành lập đến nay, SEATECCO đã có rất nhiều thay đổi cả về

qui mô hoạt động, hình thức sở hữu, cơ cấu bộ máy tổ chức, Hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty không ngừng củng cố và phát triển phù hợp với qui

mô và tốc độ phát triển của nền kinh tế đất nước và sự thay đổi của thị trường

Từ một đơn vị kinh doanh nhỏ được quốc hữu hoá nhà nước chỉ hơn 50 cán bộcông nhân viên, cơ sở vật chất nghèo nàn, hoạt động chủ yếu tại thị trường ĐàNẵng với ngành nghề sản xuất nước đá và sửa chữa tàu thuyền đánh cá, đến nay

SEATECCO đã phát triển thành một Công ty có qui mô lớn với hơn 550 cán bộ

công nhân viên, trang bị cơ sở vật chất hiện đại, sản xuất cung cấp nhiều sảnphẩm dịch vụ và vươn đến kinh doanh ở nhiều lĩnh vực tại nhiều khu vực thị

trường trong cả nước Đặc biệt đối lĩnh vực xây lắp cơ điện lạnh, SEATECCO

đã có sự phát triển vượt bậc cả về qui mô, tốc độ phát triển, thị trường kinhdoanh và thực sự khẳng định được vai trò là một trong những đơn vị hoạt độngxây lắp cơ điện lạnh hàng đầu trong cả nước

Trang 33

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

2.1.2.1 Chức năng

- Tư vấn, thiết kế và xây lắp các công trình cơ điện lạnh, đặc biệt đối với cáccông trình như: hệ thống lạnh trung tâm cho nhà máy đông lạnh thuỷ sản, thựcphẩm; hệ thống xử lý không khí cho nhà máy sản xuất dược phẩm theo tiêu chuẩnGMP-WHO; các phòng sạch cho sản xuất hay dịch vụ y tế

- Chế tạo, cung cấp, lắp đặt, sửa chữa và bảo trì các thiết bị điện tử - điện lạnhnhư: hệ thống điều hòa không khí, thông gió; hệ thống điện động lực và điện chiếusáng; máy phát điện; thiết bị trao đổi nhiệt và thiết bị áp lực; thiết bị cấp đông; hệthống lạnh trung tâm NH3, Freon cho các nhà máy đông lạnh chế biến thuỷ sản vàthực phẩm

- Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại máy lạnh và phụ kiện, vật tư của cáchãng nổi tiếng trên thế giới như : Hansen, Mycom, Mitsubishi, Hitachi, Toshiba…

- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác như :

+ Sang chiết và phân phối ga lạnh NH3 , ga Freon

+ Cung cấp nước đá, nước ngọt, xăng dầu cho tàu đánh cá

+ Kinh doanh các loại vật tư, phụ tùng cho ngành khai thác, đánh bắt, chếbiến và bảo quản thuỷ sản

- Kinh doanh, gia công chế biến gỗ

- Đóng sửa các loại tàu thuyền

2.1.2.2 Nhiệm vụ

SEATECCO là đơn vị sản xuất kinh doanh theo luật doanh nghiệp, điều lệ tổ

chức và hoạt động của Công ty do đại hội cổ đông qui định Nhiệm vụ của Công tyđược qui định tại điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, đó là:

- Sản xuất và kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký

- Chấp hành các chính sách chế độ của Nhà nước trong quản lý kinh tế

- Thực hiện đầy đủ kịp thời nghĩa vụ đối với Nhà nước

- Đảm bảo thu nhập cho người lao động và các quyền lợi của Cổ đông

- Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty đúng mục đích

Trang 34

- Thực hiện tốt công tác an ninh quốc phòng theo qui định.

2.1.3 Tình hình hoạt động của Công ty

Sau thời điểm cổ phần hóa, Công ty đã có sự thay đổi đáng kể về hình thức

sở hữu vốn Chính nhờ có sự thay đổi này mà hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty đã có bước phát triển mới Từ nguồn vốn huy động bổ sung từ các cổ đông,Công ty đã có sự đầu tư đáng kể để phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng sảnxuất Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã có nhiều bước tăng trưởng rấtmạnh Kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty cũng có sự tăng trưởngđáng kể

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh 2010 – 2011

ĐVT: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ %

1 Tổng doanh thu và thu nhập 176.847 208.456 31.609 17,87

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phòng TCKT

Trong những năm gần đây do thay đổi chiến lược kinh doanh nên các ngànhnghề như đóng sửa tàu thuyền, gia công chế biến gỗ đã phát triển chậm lại Cácngành nghề xây lắp cơ điện lạnh, dịch vụ hậu cần thủy sản, kinh doanh thương mại

đã có sự tăng trưởng nhanh và bền vững

Trang 35

Bảng 2.2: Doanh thu theo ngành nghề kinh doanh của công ty

ĐVT: triệu đồng

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Xây lắp cơ điện lạnh 73.927 59% 111.413 63% 148.003 71%

Sản xuất kinh doanh khác 30.047 24% 37.138 21% 27.975 14%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh phòng kế toán

Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu hoạt động sản xuất, lợi nhuận của hoạtđộng sản xuất kinh doanh cũng có sự tăng trưởng với tốc độ tương đối lớn Tốc độ tăngcủa lợi nhuận dễ dàng nhận thấy cơ cấu ngành nghề kinh doanh của Công ty có nhiềuthay đổi theo hướng phát triển mạnh các ngành nghề mang lại hiệu quả nhiều nhất

Bảng 2.3: Lợi nhuận từ các ngành nghề kinh doanh của công ty

ĐVT: triệu đồng

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh phòng kế toán

Qua các số liệu trình bày nêu trên, chúng ta nhận thấy tình hình sản xuất kinhdoanh của Công ty trong những năm gần đây đã phát triển khá tốt Doanh thu hàngnăm của Công ty ngày càng cao và duy trì được mức tăng trưởng lớn Hiệu quả sảnxuất kinh doanh hàng năm với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận lớn đã khẳng định đượcphần nào tính đúng đắn trong chiến lược phát triển sản phẩm của Công ty Trongcác ngành nghề của Công ty, sản phẩm xây lắp cơ điện lạnh là ngành nghề then chốtnhất của Công ty Đây chính là ngành đem lại phần lớn doanh thu và lợi nhuậntrong kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và phương thức quản trị của Công ty

Trang 36

2.1.4.1 Mô hình tổ chức quản lý

Dựa vào quy mô, đặc điểm và tính chất hoạt động của các ngành nghề và đặcđiểm kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty hiện nay được xâydựng theo mô hình trực tuyến chức năng thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Với cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng, cácđối tượng bị quản lý vừa chịu sự quản lý trực tiếp của lãnh đạo cấp trên vừa chịu sựquản lý của các phòng ban chức năng liên quan Với mô hình quản lý như trên,chúng ta nhận thấy cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty có rất nhiều ưu điểm: trách

Công ty CP phát triển công nghệ SEATECCO

Công ty CP

dịch vụ thủy

sản S.S.T

Công ty CP thương mại & dịch vụ SEATECCO

Công ty CP S.G.L

Phòng dự

toán,

thiết kế

Phòng kế toán, tài vụ

Phòng hành chính, tổng hợp

Phòng công trình

Phòng thị trường

Hội đồng

Ban Giám đốc

Phòng kinh doanh

Phòng vật tư

Công ty CP

kỹ thuật biển S.Tech

Trang 37

nhiệm và quyền hạn giữa các phòng ban, bộ phận trong Công ty được xác định mộtcách rõ ràng, không có sự chồng chéo trong công việc Cấp dưới trực tiếp chịu sựchỉ đạo, báo cáo trực tiếp lên cấp trên và chịu sự quản lý chuyên môn của các phòngban chức năng chuyên môn Thông tin truyền đạt được chính xác và kịp thời Mọivướng mắc bên trong và bên ngoài đều được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, pháthuy được tính chủ động của các đơn vị kinh doanh Các phòng ban chức năng cónghiệp vụ chuyên môn khác nhau, vì vậy họ cần phải phối hợp chặt chẽ với nhaunhằm đảm bảo cho các lĩnh vực công tác được tiến hành đồng bộ và nhịp nhàng đểhoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo kế hoạch mục tiêu của Công ty.

2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinhdoanh của Công ty và điều hành Công ty Các thành viên ban kiểm soát có nhiệm vụ

và quyền hạn như: Kiểm soát việc thực hiện các nghị quyết của đại hội cổ đông giaocho hội đồng quản trị, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra sổsách kế toán, các báo cáo tài chính hàng năm của công ty

Hội đồng quản trị

Là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, có toàn bộ quyền nhân danh công ty

để quyết định mọi vấn đê liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ nhữngvấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông, Chủ tịch hội đồng quản trị cóquyền bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh như giám đốc, phó giám đốc, kế toántrưởng của công ty

Ban Giám đốc

Ban giám đốc công ty gồm: Tổng giám đốc và 03 phó tổng giám đốc do hộiđồng quản trị Công ty bổ nhiệm Ban giám đốc có nhiệm vụ xây dựng và trình hộiđồng quản trị chuẩn y về kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh hàng năm, các đề

án tổ chức, kinh doanh, tài chính, quản lý của Công ty, các quy chế làm việc vàphân phối cho người lao động trong Công ty Ban giám đốc phải báo cáo hội đồngquản trị tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty

Trang 38

từng năm, từng thời kỳ.

Các phòng ban chức năng

+ Phòng vật tư: có nhiệm vụ là đảm bảo khai thác các nguồn cung cấp

nguyên vật liệu Công ty sử dụng một cách nhanh nhất với giá cả tốt nhất Phòngvật tư có kế hoạch dự trữ nguyên liệu, hàng hoá nhằm đảm bảo các hoạt độngsản xuất kinh doanh của Công ty hoạt động ổn định, liên tục Trong hoạt độngxây lắp cơ điện lạnh, phòng vật tư có nhiệm vụ nghiên cứu và khai thác các vậtliệu mới, máy móc thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các hoạtđộng xây lắp cơ điện lạnh

+ Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo Công

ty về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch kinhdoanh và theo dõi thực hiện kế hoạch, xây dựng chiến lược kinh doanh của Công

ty, tham mưu cho hội đồng quản trị về công tác hoạch định chiến lược kinhdoanh phù hợp, nâng cao sức cạnh tranh của Công ty, tham gia xây dựng và quản

lý các dự án mở rộng các ngành nghề sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triểnchiều sâu các ngành nghề

+ Phòng kế toán, tài vụ: có nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn bộ công tác hạch

toán kế toán, thống kê theo pháp lệnh của nhà nước, quản lý việc huy động vốn, tạovốn và sử dụng vốn có hiệu quả Phân tích các hoạt động kinh tế của toàn công tymột cách kịp thời nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cựccòn tồn tại trong công ty

+ Phòng hành chính, tổng hợp: tham mưu cho giám đốc công ty cách tổ chức

cán bộ, lao động, tiền lương, công tác thi đua khen thưởng, bồi dưỡng cán bộ, theodõi quản lý, lưu trữ hồ sơ

+ Phòng thị trường: thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển thị trường

kinh doanh đối với các sản phẩm của Công ty, tham mưu cho lãnh đạo Công ty vềcông tác sản phẩm, thị trường nhằm nâng cao được uy tín của các sản phẩm củaCông ty trên thị trường Trong hoạt động xây lắp cơ điện lạnh, phòng thị trường là

bộ phận tiếp xúc với khách hàng để xác định nhu cầu của khách hàng

Trang 39

+ Phòng dự toán, thiết kế: khảo sát, tư vấn kỹ thuật và lập dự toán thiết kế

công trình cơ điện lạnh

+ Phòng công trình: Tổ chức thi công công trình cơ điện lạnh.

+ Các đội xây lắp: Công ty có 03 đội xây lắp để thi công tất cả các công trình.

Không có sự phân chia về công việc cũng như địa bàn thi công

+ Xưởng gia công cơ khí: Công ty có một xưởng gia công chế tạo đặt tại khu

công nghiệp Thọ Quang – Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng Các xưởng có nhiệm vụgia công chế tạo các vật tư, thiết bị trong nước để tổ hợp cùng các thiết bị nhập khẩutạo nên các hệ thống lạnh theo yêu cầu của khách hàng

2.1.4.3 Hình thức tổ chức, quan hệ kinh tế giữa công ty SEATECCO và các công

Bảng 2.4 Các công ty thành viên của công ty

Tên công ty Địa chỉ Lĩnh vực kinh doanh Quan

hệ

Quyền sở hữu vốn của công ty mẹ

CP dịch vụ

thủy sản

S.S.T

Lô D5-D6, KCNdịch vụ thủy sảnThọ Quang,Q.Sơn Trà, TP.ĐàNẵng

SXKD đá cây, cungcấp nước ngọt, dầu vàcác dịch vụ phục vụđánh bắt và chế biếnthuỷ sản

Công tycon

Kinh doanh, lắp đặt hệthống điều hòa khôngkhí, thông gió, PCCC,điện dự phòng, xử lýnước, khí sạch, hệthống làm lạnh côngnghiệp Kinh doanhthiết bị ngành cơ điệnlạnh, điện tử

Công tycon

50,91%

CP thương 176 Trưng Nữ Kinh doanh và lắp đặt Công ty 50,91%

Trang 40

Tên công ty Địa chỉ Lĩnh vực kinh doanh Quan

hệ

Quyền sở hữu vốn của công ty mẹ

mại và dịch

vụ

SEATECCO

Vương, Q.HảiChâu, TP.ĐàNẵng

hệ thống điều hoàkhông khí, PCCC, điệnnhẹ, điện động lực,trạm biến áp, máy phátđiện, hệ thống xử lýnước, khí sạch Kinhdoanh thiết bị ngành cơđiện lạnh, điện tử

con

CP S.G.L Tổ 24, P.Hòa Thọ

Tây, Q.Cẩm Lệ,TP.Đà Nẵng

Kinh doanh, gia côngchế biến gỗ

Công tycon

Đóng sửa các loại tàuthuyền

Công tyliên kết

40,00%

 Quan hệ kinh tế

Theo Quy chế quản lý tài chính - kế toán và Điều lệ tổ chức hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty, quan hệ kinh tế giữa công ty SEATECCO và công tythành viên được xác định như sau:

a) Quan hệ tài chính giữa công ty SEATECCO và công ty thành viên:

- Công ty SEATECCO là chủ sở hữu số vốn đã đầu tư vào các công ty thànhviên, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cổ đông

- Quan hệ tài chính giữa công ty SEATECCO và công ty thành viên độc lậpđược dựa trên nguyên tắc hai đơn vị độc lập Mọi quan hệ mua bán, cho thuê, vay

và cho vay giữa công ty SEATECCO và công ty thành viên phải thực hiện thôngqua hợp đồng và thanh toán như các pháp nhân kinh tế khác

- Ban kiểm soát công ty SEATECCO có trách nhiệm thông qua người đại diệnphần vốn góp, giúp Hội đồng quản trị kiểm tra việc sử dụng phần vốn góp tại cáccông ty thành viên nhằm thực hiện đúng chế độ tài chính kế toán và đảm bảo kinhdoanh có hiệu quả

Ngày đăng: 07/10/2018, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w