Ngày nay, chúng ta nhận thấy vai trò to lớn của vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, xã hội. Để có thể tăng trưởng cần phải đầu tư. Nhưng do điều kiện xuất phát của các nước đi sau nên việc tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế thường chậm, vì vậy thu hút vốn nước ngoài là cách tạo tích luỹ vốn nhanh mà các nước đi sau có thể làm được
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tìnhhình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp(Ký và ghi rõ họ tên)
Trần Thị Mai
Trang 21.1.1 Khái niệm và các đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
1.1.2 Những tác dụng của đầu tư trực tiếp nước ngoài : 8
1.2 CƠ CẤU KINH TẾ, PHÂN LOẠI CƠ CẤU KINH TẾ & CHUYỂNDỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 14
1.2.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế 14
1.2.2 Phân loại cơ cấu kinh tế 15
1.2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 16
1.3 TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 19
1.3.1 Tác động đến cơ cấu ngành, khu vực thông qua cơ cấu đầu tư 19
1.3.2.Tác động đến cơ cấu công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ 19
1.3.3.Tác động đến cơ cấu lao động 20
1.3.4.Tác động đến cơ cấu xuất khẩu 21
2.1 THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀITẠI VIỆT NAM 24
Trang 32.1.2 Các đặc điểm chủ yếu của FDI hiện nay tại Việt Nam 25
3.1 NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA VIỆT NAMTRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 50
3.1.1 Căn cứ xác định phương hướng, giải pháp 50
3.1.2.Phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế 52
3.2 NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC CẦN HOÀN THIỆN TRONG GIAIĐOẠN MỚI 53
3.2.1 Giải pháp tăng cường huy động FDI 53
3.2.2 Điều chỉnh cơ cấu FDI trong thu hút FDI 59
3.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng FDI 59
3.2.4 Tiếp thu và sử dụng Công nghệ mới 60
3.2.5 Nâng cao tỷ lệ dự án thực hiện 60
3.2.6 Tăng cường quản lý các dự án FDI 60
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH-HDH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
ĐTTTNN Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài
Một quốc gia, khi nói đến nguyên nhân phát triển thì không thể khôngnói đến đầu tư và các nguồn vốn, trong đó nguồn vốn trong nước là chủ yếuvà nguồn vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng.
Ngày nay, chúng ta nhận thấy vai trò to lớn của vốn đầu tư cho phát triểnkinh tế, xã hội Để có thể tăng trưởng cần phải đầu tư Nhưng do điều kiệnxuất phát của các nước đi sau nên việc tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tếthường chậm, vì vậy thu hút vốn nước ngoài là cách tạo tích luỹ vốn nhanhmà các nước đi sau có thể làm được Trong xu thế liên kết, hội nhập, phâncông lao động quốc tế, đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nướcngoài nói riêng ngày càng có ý nghĩa quan trọng, nó trở thành xu hướng củathời đại, được nhiều quốc gia sử dụng như một chính sách lâu dài.
Thực tế tại Việt Nam cho thấy, tác động của FDI đến nền kinh tế là rấtlớn, đặc biệt là trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá,hiện đại hoá.
Để huy động được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ chochiến lược phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải giảiquyết rất nhiều các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn Vì vậy, em chọn đề tài:
“Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấukinh tế ở Việt Nam.” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
2 Tình hình nghiên cứu
FDI là vấn đề quan trọng và có tính thời sự vì vậy đã có rất nhiều tác giảtrong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Ở đây, tôi xin đơn cử một số côngtrình tiêu biểu:
- Tống Quốc Đạt (2005) với đề tài luận án tiến sĩ “ Cơ cấu FDI theongành kinh tế ở Việt Nam” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về
Trang 8FDI, nghiên cứu và phân tích một số mô hình về động thái cơ cấu ngành kinhtế Tác giả đánh giá thực trạng FDI theo ngành kinh tế ở Việt Nam và xácđịnh một số quan điểm, giải pháp chủ yếu thu hút FDI theo ngành kinh tế.
- Đỗ Hoàng Long (2008) với đề tài luận án tiến sĩ “Tác động của toàncầu hóa kinh tế đối với dòng FDI vào Việt Nam” Đề tài đã nghiên cứu tácđộng của quá trình toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng FDI trên Thế giới và vàoViệt Nam Nghiên cứu xu hướng vận động của dòng FDI toàn cầu và một sốgiải pháp đối với việc thu hút FDI vào Việt Nam.
- Hoàng Thị Bích Loan (2008) với đề tài “Thu hút FDI của các công tyxuyên quốc gia vào Việt Nam” Đề tài đi sâu phân tích thực trạng FDI của cácTNCS vào nền kinh tế Việt Nam từ những năm 1990 đến nay, triển vọng,phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển thu hút FDI của các công tyTNCS vào Việt Nam.
- Phan Hữu Thắng (2008) với sách chuyên khảo “ 20 năm đầu tư trựctiếp nước ngoài – nhìn lại và hướng tới” Những nghiên cứu, đánh giá tổngquan về tình hình chung cũng như đi sâu phân tích từng nội dung cụ thể qua20 năm FDI tại Việt Nam: Nhìn lại quá trình hình thành và hoàn thiện phápluật về đầu tư nước ngoài FDI và sự phát triển của Việt Nam, dòng vốn FDIvào các tỉnh thành, sự lựa chọn cần thiết cho thị trường tài chính Việt Nam,dòng vốn FDI thời kỳ hậu gia nhập WTO.
- Phạm Ngọc Anh (2009) với đề tài” Sử dụng công cụ tài chính trongthu hút FDI tại Việt Nam” Tác giả đã đi sâu vào phân tích những công cụ tàichính linh hoạt nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi kích thích tăng cườngdòng FDI vào Việt Nam trong những bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới.
- Phùng Xuân Nhạ (2007) với sách chuyên khảo “Các hình thức đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” đã trình bày về cơ sở lý luận và thực tiễn
Trang 9hình thức FDI theo Luật đầu tư ở nước ta và thực trạng các hình thức FDI ởViệt Nam cùng với các đề xuất, kiến nghị chính sách về FDI.
- Phùng Xuân Nhạ (2010) với sách chuyên khảo về đề tài “Điều chỉnhchính sách đầu tư FDI ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”.Tác giả đã đưa ra một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn cũng như chính sáchFDI ở Việt Nam Đánh giá về sự thay đổi, điều chỉnh chính sách FDI ở ViệtNam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới Tác giả cũng đề xuất mộtsố giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh chính sách FDI của ViệtNam trong giai đoạn hậu WTO…
- Nguyễn Chiến Thắng (2013) với sách chuyên khảo “Phân cấp thu hútđầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong bối cảnh mới
Những nghiên cứu trên và các nghiên cứu của một số tác giả khác đã đềcập tới những vấn đề như: Cơ sở của FDI, các chính sách và biện pháp thu hútFDI, thực tiễn về tác động của FDI đối với quá trình đổi mới kinh tế.
3 Mục đích đề tài
Đề tài được lựa chọn nhằm nghiên cứu các lý thuyết về đầu tư – nhữngluận điểm cực kỳ quan trọng lý giải tại sao hoạt động đầu tư cần thiết cho mộtquốc gia, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài được đề cập như một xuhướng mang tính quy luật trong nền kinh tế mở Trên cơ sở đó phân tích, đánhgiá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua, hệthống những kết quả đạt được, trong đó rất quan trọng là tác động của đầu tưtrực tiếp nước ngoài lên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam,vạch ra những trở ngại khó khăn còn vướng mắc, từ đó đề ra những giải pháphữu hiệu để khắc phục những cản ngại này, đồng thời định ra một hướng đimới hiệu quả hơn cho hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài làthu hút theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Trang 10Đối tượng nghiên cứu của đề tài là về đầu tư trực tiếp nước ngoài,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và từ đó phân tích tác động của đầu tư trực tiếpnước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu sự tác động của đầu tư trực tiếp nướcngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo ngành, thành phần vàvùng kinh tế nhưng chủ yếu tập trung vào nghiên cứu tác động của FDI đếnCDCCKT theo ngành ở Việt Nam.
- Không gian nghiên cứu: nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vàsự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, có so sánh với một số quốc giakhác trên thế giới.
- Thời gian nghiên cứu: luận văn tiến hành nghiên cứu trên cơ sở số liệuthực tiên được sử dụng trong giai đoạn 2001 – 2014.
5 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là:- Phương pháp thống kê mô tả.
- Phương pháp so sánh phân tích, tổng hợp và suy luận logic.- Phương pháp đồ thị và bảng thống kê để tổng hợp.
Trang 11Căn cứ vào quan hệ quản lý, người ta phân hoạt động đầu tư thành hailoại: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp Căn cứ vào nguồn gốc đầu tư ngườita phân thành 2 loại: vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài Trongvốn đầu tư nước ngoài được phân thành 2 loại:
- Đầu tư gián tiếp: là việc nhà đầu tư mua cổ phần của các công ty tại nướctiếp nhận đầu tư, song không tham gia vào việc điều hành quản lý công ty.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài: là sự đầu tư của các tổ chức (phần lớn làcác công ty đa quốc gia) hoặc cá nhân nước ngoài (nhà đầu tư nước ngoài)đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào nước tiếp nhận để thực hiệnhoạn động sản xuất kinh doanh nhằm thu lời Đây là loại hình di chuyển vốnquốc tế trong đó nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp sở hữu, điều hành việc sửdụng vốn Nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp lượng vốn tối thiểu tuỳ theoquy định của mỗi nước Theo định nghĩa của Quỹ tiền tệ (IMF), nhà đầu tưnước ngoài đóng góp từ 10% vốn đầu tư trở lên được coi là FDI
Sự ra đời của đầu tư trực tiếp nước ngoài là hệ quả tất yếu của quá trìnhphân công lao động quốc tế Luồng vốn sẽ di chuyển từ nơi có lợi nhuận thấpsang nơi có lợi nhuận cao hơn Nhìn chung đầu tư trực tiếp nước ngoài được
Trang 12xem xét như một hoạt động kinh doanh ở đó có yếu tố di chuyển vốn quốc tếvà kèm theo sự di chuyển vốn là sự di chuyển công nghệ, phương pháp quảnlý và các yếu tố khác.
Các hình thức chủ yếu của đầu tư nước ngoài được thể hiện qua sơ đồ
Hình 1.1 Cơ cấu vốn đầu tư quốc tế
Theo Luật đầu tư nước ngoài Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài cóthể được hiểu như là việc các tổ chức, các cá nhân nước ngoài trực tiếp đưavào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào được Chính phủ ViệtNam chấp nhận để hợp tác hoặc tự mình tổ chức các hoạt động sản xuất kinhdoanh trên lãnh thổ Việt Nam.
1.1.1.2 Các đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Chủ đầu tư tự quyết định toàn bộ về hoạt động đầu tư, hoạt động sảnxuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi trong hoạt động kinh doanh.Các doanh nghiệp FDI tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh không córàng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
Vốn đầu tư quốc tế
Đầu tư của tư nhânHỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ nước ngoài và các tổ chức
Đầu tư trực
Đầu tư gián
Tín dụng thương
Hỗ trợ dự án
Hỗ trợ phi dự án
Tín dụng thương
mại
Trang 13- Chủ đầu tư nước ngoài tiến hành toàn bộ hoạt động đầu tư nếu là doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liêndoanh tuỳ theo tỷ lệ vốn góp của mình.
- Thông qua hình thức này , nước chủ nhà có thể tiếp nhận được côngnghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý…là những mục tiêu màcác hình thức đầu khác không thể đáp ứng được.
- Nguồn vốn không chỉ bao gồm vốn đầu tư pháp định ban đầu mà cònbao gồm cả vốn vay trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanhcũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.
Vì vậy, ta có thể nói rằng FDI là một hình thức mang tính khả thi và hiệu quảkinh tế cao, không có ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần.
Theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, Đầu tư trực tiếp nước ngoàicó 4 hình thức sau:
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều
bên để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trên cơsở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên màkhông thành lập một pháp nhân mới Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải đượcđại diện có thẩm quền của các bên ký kết.
+ Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại Việt
Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh được ký kết giữa các bên (Bên nướcngoài và bên Việt Nam) Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân, cácbên liên doanh được phân chia lợi nhuận, rủi ro theo tỷ lệ vốn góp của mỗibên vào phần vốn pháp định của liên doanh.
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp hoàn toàn sở
hữu của các cá nhân, tổ chức nước ngoài do họ thành lập và quản lý Nó làmột pháp nhân của Việt Nam dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Trang 14+ Đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BTO: Đây là các hình thức đầu
tư đặc biệt thường áp dụng cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng Sự rađời của các phương thức này nhằm tạo thêm nguồn vốn, xúc tiến nhanh việcphát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời san sẻ gánh nặng đầu tư cơ sở hạ tầng từngân sách Nhà nước.
1.1.2 Những tác dụng của đầu tư trực tiếp nước ngoài :- Bổ sung nguồn vốn cho phát triển:
Ở một nước nền kinh tế phát triển chậm, tiết kiệm không đủ để đáp ứngđầu tư Nếu hạn chế mức đầu tư ở mức tiết kiệm cho phép thì nền kinh tế sẽphát triển chậm Vì vậy, để có thể cất cánh nhanh cần phải đảm bảo một tỷ lệđầu tư cao Khoảng chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được bù đắp bằngvnguồn vốn nước ngoài Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trongnước, đổi mới công nghệ kỹ thuật, tăng năng suất lao động… từ đó tạo tiền đềđể tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho sự phát triển của xã hội Việc thu hút vốnFDI có thể giải quyết được khó khăn về khả năng tích luỹ vốn thấp và bù đắpcác khoản thiếu hụt ngoại tệ trong cán cân thanh toán, góp phần làm tăng khảnăng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thumột phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt độngngoại tệ phục vụ cho FDI.
- Chuyển giao công nghệ và nguồn lực kinh doanh :
Vai trò của FDI mang lại cho các nước đang phát triển là chuyển giaocông nghệ và nguồn lực kinh doanh Công nghệ và nguồn lực kinh doanhthông qua ĐTNN đựoc chuyển giao không giới hạn.
Sự chuyển giao có 3 loại:
- Chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp: là hình thái chuyển giao đaquốc gia với công ty con tại nước ngoài tức doanh nghiệp FDI Để hoạt động
Trang 15nghệ và năng lực kinh doanh cho xí nghiệo con (chuyển giao máy móc, quytrình quản lý, đào tạo nhân công tại địa phương) Đối với nước tiếp nhận FDI,để tăng hiệu quả tiếp nhận tốt nhất là không ngừng cải thiện, tăng cường cungcấp ra thị trường các nguồn lực cần thiết.
- Chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp bảnxứ hoạt động cùng ngành: Người quản lý bản xứ làm việc trong doanh nghiệpFDI sau khi học hỏi được nhiều kinh nghiệm có thể mở doanh nghiệp riêngcạnh tranh lại với công ty FDI Đối với doanh nghiệp FDI thì đây là một sựtổn thất nhưng đối với nước nhận FDI thì đây là một hiện tượng tốt vì côngnghệ được lan truyền sang toàn bộ xã hội góp phần tăng cường nội lực
- Chuyển giao hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong đó doanh nghiệpFDI chuyển giao công nghệ và năng lực sản xuất kinh doanh sang các doanhnghiệp bản xứ sản xuất sản phẩm trung gian (sản xuất phụ tùng linh kiện)cung cấp cho doanh nghiệp FDI Hoặc trong trường hợp các doanh nghiệpbản xứ dùng sản phẩm của các doanh nghiệp FDI để sản xuất ra thành phẩmcuối cùng nhằm cung cấp ra thị trường Trong cả hai trường hợp trên, côngnghệ được chuyển giao từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp sang doanhnghiệp bản xứ và đây là hiệu quả lan toả lớn nhất, quan trọng nhất nên các nướcphát triển đặc biệt quan tâm và đưa ra các chính sách làm tăng hiệu quả này
- Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
Theo mô hình Harrod- Domar:
g= s/k.
g: tỷ lệ tăng trưởng GDP, s : tỷ lệ tiết kiệm trong GDP, k: hệ số ICOR.Hệ số này cho biết vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của sựtăng trưởng Mô hình cho thấy để có tăng trưởng kinh tế cao, thì hoặc là phảităng tỷ lệ tích luỹ hoặc là phải duy trì ICOR thấp, hoặc kết hợp cả hai Vớicác nước đang phát triển thì tỷ lệ tích luỹ từ bên trong rất hạn chế, trong lúc
Trang 16nhu cầu về vốn để phát triển cao bên cạnh đó là hiệu quả đầu tư thấp, cho nênbắt buộc phải dựa vào từ tích luỹ từ bên ngoài.
Ở các nước nghèo (đang phát triển), tính trạng thiếu vốn đầu tư là tìnhtrạng diễn ra phổ biến Đây là nguyên nhân chính, làm cho các nước nghèokhông thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói.
Nguồn: P.A.Samuelson&W.D.Nordhaus: Kinh tế học- NXB CTQG 1997(tập 2 trang 655)
Hình 1.2 Cái vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển
Nguyên nhân cơ bản của sự trì trệ là thiếu vốn Vì vậy giải pháp cho vấnđề này là mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoàicó ý nghĩa sống còn đối với các nước đang phát triển.
Ngày nay các nhà kinh tế đưa ra mô hình nói lên mối quan hệ giữa đầutư và tăng trưởng kinh tế như sau:
Trang 17Hình 1.3 Quan hệ biện chứng giữa đầu tư và tăng trưởng Kinh tế
Nguồn: P.A.Samuelson&W.D.Nordhaus: Kinh tế học- NXB CTQG 1997(tập2 trang 655)
Rõ ràng là để tăng trưởng kinh tế, trong khi tích luỹ từ nội bộ nền kinh tếcòn thấp, các nước đang phát triển phải thu hút được FDI Khai thác và sửdụng có hiệu quả vốn FDI là điều kiện quan trọng cho phát triển kinh tếnhanh và bền vững.
FDI góp phần cải tiến cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá và đưa nền kinh tế tham gia vào phân công lao động quốc tế một cáchmạnh mẽ Mặc dù tỷ trọng vốn FDI trong tổng số vốn đầu tư của toàn xã hộikhông lớn nhưng lượng vốn FDI thường tập trung vào một số lĩnh vực trọngđiểm có tỷ suất lợi nhuận cao Ở những nền kinh tế bắt đầu công nghiệp hoá,vốn FDI thường tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo Sự hoạt động củakhu vực FDI cho phép cung cấp các sản phẩm dịch vụ có tiêu chuẩn quốc tế,đưa nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới Chính sách thuhút FDI vào các lĩnh vực ngành nghề hợp lý sẽ góp phần tích cực trong quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá Ở Thái Lan 90% lượng vốn FDI được tập trung vào công nghiệp nênđã thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước phát triển một cách nhanh chóng.
Đầu tư tăng
Sản lượng đầu ra tăng
Tăng trưởng kinh tếTích lũy tăng
Thu nhập tăng
Trang 18- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
FDI góp phần giải quyết một phần tình trạng thất nghiệp thông qua sựthu hút lao động vào các dự án đầu tư Bên cạnh đó, đội ngũ lao động trongcác doanh nghiệp FDI là đội ngũ có trình độ cao trong quản lý và chuyênmôn Động thái này có tác động tích cực đến trình độ chung của lao độngtrong nước.
- Tăng xuất khẩu
Cơ cấu xuất khẩu nhờ có FDI cũng ngày càng được mở rộng, những mặthàng có hàm lượng chất xám cao, sử dụng công nghệ hiện đại như: dầu khí,điện tử, ôtô, xe máy Xuất khẩu nhờ đó tăng cả về lượng và chất.
- Thúc đẩy hội nhập khu vực và quốc tế
Đây là một chỉ tiêu không thể lượng hoá được Mở cửa tiếp nhận FDI lànước tiếp nhận quyết định tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế, thương mạiquốc tế, tham gia vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế Cácquốc gia tiếp nhận FDI phải chấp nhận và sẵn sàng tận dụng những cơ hộicũng như thử thách khi tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh nội bộ ngành kinh tế và năng lựccạnh tranh quốc gia
Khi các doanh nghiệp FDI có mặt, các khu vực kinh tế khác phải tự hoànthiện mình để có thể tồn tại và phát triển Các doanh nghiệp FDI với nhữngthế mạnh về vốn và công nghệ, kinh nghiệm thương mại quốc tế là những đốithủ rất mạnh trong nền kinh tế, các thành phần kinh tế khác phải nhanh chónghoàn thiện mình để có thể tồn tại và đứng vững trên mảnh đất của chính mình.Hàng hoá được sản xuất ra từ khu vực FDI là những hàng hoá thường đãđáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy đó là cơ hội tốt để hàng hoá trongnước đi ra thị trường quốc tế.
Trang 19Với những ưu điểm và thế mạnh của FDI, mọi quốc gia đều tranh thủnguồn vốn này cho công cuộc phát triển kinh tế của mình.
Những hạn chế trong FDI
Bên cạnh những tác động tích cực của FDI đến phát triển kinh tế, cácnước tiếp nhận có thể phải chịu những tác động xấu do những mặt trái củaFDI đem lại.
- Chi phí của việc thu hút FDI:
Để có thể thu hút được đầu tư các nước nước tiếp nhận thường phải ápdụng những ưu đãi cho các nhà đầu tư: giảm thuế, miễn thuế, bảo hộ thuếquan (trong một số lĩnh vực) Vì vậy, lợi ích nhà đầu tư vượt lợi ích nước chủnhà nhận được.
Mặc dù FDI bổ sung vốn đầu tư cho các nước nhận đầu tư, song về lâudài lại giảm tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa Bởi vì các chủ đầu tư nước ngoàithường có thế mạnh về lợi thế công nghệ vì vậy họ thường tăng tỷ lệ đầu tưvào các ngành có tính cạnh tranh cao và dẫn tới vị trí độc quyền Điều này cóthể dẫn đến phá sản hàng loạt doanh nghiệp trong nước.
- Thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế:
Hoạt động đầu tư nước ngoài có thể làm thâm hụt cán cân thanh toán củanước tiếp nhận đầu tư vì lượng ngoại tệ chuyển về nước dưới dạng lợi nhuận,lãi suất, công nghệ nhập khẩu, chi phí quản lý lớn hơn số tiền mà họ chuyểnvào trong thời gian đầu dưới hình thức vốn đầu tư.
Mặc dù các nước đang phát triển khuyến khích các công ty nước ngoàiđầu tư đê xuất khẩu nhưng thực tế các chủ đầu tư nước ngoài lại tìm mọi cáchđể tiêu thụ ở thị trường trong nước Thêm vào đó, nhiều quốc gia đã cho phépcổ phần hoá các doanh nghiệp FDI, vì vậy trong nhiều trường hợp vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài lại nhỏ hơn số lượng vốn họ huy động từ nội địa Mặt
Trang 20khác lượng ngoại tệ cho nhập khẩu công nghệ, nguyên liệu và giấy phép sửdụng công nghệ lại rất lớn do các nước đang phát triển thiếu các yếu tố này.
- Công nghệ không phù hợp với các nước đang phát triển:
Trong nhiều trường hợp, các nhà đầu tư chuyển giao công nghệ lạc hậuvào các nước tiếp nhận đầu tư Hầu hết công nghệ chuyển giao vào các nướcđang phát triển là công nghệ từ các nước phương Tây Đặc điểm của nhữngcông nghệ này là sử dụng nhiều vốn, ít lao động, ít sử dụng nguyên liệu địaphương và gây ô nhiễm môi trường
- Các nhà đầu tư thường định giá cao hơn mặt bằng chung cho các nhântố đầu vào:
Các chủ đầu tư thường tính giá cao cho các nguyên liệu, máy móc đầumà họ nhập để thực hiện đầu tư Điều này gây ra chi phí sản xuất cao tại cácnước chủ nhà Điều này còn giúp các chủ đầu tư trốn thuế, che giấu lợi nhuận.Việc tính giá cao xảy ra khi nước chủ nhà thiếu thông tin, trình độ kiểm soát,quản lý, chuyên môn yếu hoặc chính sách của nhà nước còn nhiều khe hở
1.2 CƠ CẤU KINH TẾ, PHÂN LOẠI CƠ CẤU KINH TẾ & CHUYỂN DỊCHCƠ CẤU KINH TẾ
1.2.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế
Khái niệm cơ cấu được sử dụng biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mốiquan hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống Cơ cấu được biểu hiệnnhư những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệthống nhất định.
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế củanền kinh tế quốc dân, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, những tương tácqua lại cả về mặt số lượng và chất lượng, trong những không gian và điềukiện cụ thể, chúng vận động và hướng vào mục tiêu nhất định.
Trang 21Để có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu kinh tế ta phải xuất phát ở nhiều cáchtiếp cận và bản chất chủ yếu của cơ cấu kinh tế.
+ Tổng thể các nhóm ngành, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế quốc gia.+ Số lượng và tỷ trọng các nhóm ngành và các yếu tố cấu thành hệ thốngkinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước.
+ Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các yếutố… hướng vào các mục tiêu xác định
1.2.2 Phân loại cơ cấu kinh tế
1.2.2.1 Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành lên nền kinhtế và các mối quan hệ tác động giữa chúng.
Chỉ tiêu đánh giá: Tỷ trọng của từng ngành so với tổng thể các ngànhcủa nền kinh tế.
Cơ cấu phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung củanền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Tại các nước đangphát triển, cơ cấu ngành thay đổi mạnh mẽ để đưa nền sản xuất phù hợp vớitình hình thế giới và khu vực Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc giangười ta thường phân tích theo 3 nhóm ngành:
+ Nhóm ngành Nông nghiệp: Bao gồm các ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp.+ Nhóm ngành Công nghiệp: Bao gồm các ngành Công nghiệp & Xây dựng.+ Nhóm ngành Dịch vụ: Bao gồm các ngành thương mại, tài chính ngânhàng, y tế, bưu điện.
1.2.2.2 Cơ cấu lãnh thổ
Nếu cơ cấu kinh tế hình thành từ sự phân công lao động xã hội vàchuyên môn hoá sản xuất thì cơ cấu lãnh thổ được hình thành từ việc bố trítheo không gian địa lý Từng vùng trong mỗi quốc gia lại có những đặc điểmvề vị trí địa lý, thời tiết khác nhau nên cần phải bố trí sản xuất khác nhau Xu
Trang 22hướng phát triển kinh tế lãnh thổ là phát triển nhiều mặt, tổng hợp, có ưu tiênvới một vài ngành và gắn liền với sự hình thành phân bố dân cư phù hợp vớiđiều kiện của từng vùng, lãnh thổ Việc chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ phảiđảm bảo sự hình thành và phát triển có hiệu quả của các ngành kinh tế, cácthành phần kinh tế theo lãnh thổ và trên phạm vi cả nước, phù hợp với đặcđiểm tự nhiên ngành kinh tế xã hội phong tục tập quán của mỗi vùng, nhằmkhai thác triệt để thế mạnh của vùng đó.
1.2.2.3 Cơ cấu thành phần kinh tế
Chế độ sở hữu là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế Một quốcgia càng có nhiều hình thức sở hữu kinh tế thì càng có nhiều thành phần kinhtế Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức kinh tế vớichế độ sở hữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất…Cơcấu thành phần kinh tế cũng là một nhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tếvà cơ cấu lãnh thổ.
Ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế: là cơ cấu ngành kinh tế, cơcấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ có quan hệ chặt chẽ với nhau Trongđó cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất.
1.2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trang 23- Cải tổ cơ cấu: đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu trên cơ sở thay đổimột số mặt bản chất so với thực trạng cơ cấu ban đầu, nhanh chóng tạo ra sựđột biến.
1.2.3.2 Xu hướng vận động
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng nội
Với mục tiêu độc lập, tự chủ trong quá trình quản lý phát triển kinh tế,bảo đảm và duy trì nền sản xuất trong nước, nhiều nước trên thế giới đã thựchiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng nội.
Mô hình chuyển dịch cơ cấu hướng nội là chính sách có tính chất đóngcửa nhiều hơn Nó khuyến khích theo hướng sản xuất cho thị trường trongnước, nhấn mạnh việc thay thế nhập khẩu, tự túc về luơng thực, hàng hoá.
Chiến lược chuyển dịch cơ cấu theo mô hình hướng nội là chiến lượcphù hợp trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định Chính sáchnày thúc đẩy phát huy nội lực của quốc gia Cùng với chính sách này, Chínhphủ còn áp dụng các biểu thuế nhập khẩu, quota, biều thuế xuất khẩu nhằmtạo nguồn thu và lam giảm sức hút xuất khẩu của nền kinh tế.
Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng nội sẽ đemlại một nền công nghiệp vơi sự mở rộng về chiều rộng nhằm đáp ứng tất cảcác nhu cầu sản xuất, tiêu dùng cho nền kinh tế.
Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng nội là thựchiện công nghiệp thay thế xuất khẩu hay tạo ra hàng rào bảo hộ mậu dịch Vìvậy, ít tạo sức ép về cạnh tranh hơn, làm cho cơ cấu mang tính chủ quan, ítnhạy bén, đông cứng
- Chuyển dịch cơ cấu theo mô hình hướng ngoại:
Mô hình hướng ngoại là mô hình với chính sách chuyển dịch cơ cấu đưanền kinh tế mở cửa nhiều hơn, tham gia vào phân công lao động quốc tế.
Trang 24Chuyển dịch cơ cấu theo mô hình hướng ngoại có ý nghĩa quan trọng đốivới thuế quan và các hình thức bảo hộ mậu dịch, chính sách tỷ giá hối đoái vàquản lý vĩ mô trong nước Vấn đề mở cửa có liên quan đến nhập khẩu, xuấtkhẩu hoặc tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán Việc quyết định hướngngoại ở mức độ nào thì cũng có những tác động quan trọng đến đời sống kinhtế xã hội.
Ưu điểm của sự mở cửa là nó thúc đẩy quá trình đổi mới và tăng năngsuất lao động nhanh, tạo ra khả năng thích nghi của nền kinh tế, tác động tốtđến quá trinh phát triển dài hạn, có tác dụng tốt đối với GDP.
Nhược điểm: chiến lược kinh tế mở cửa sẽ đem lại cho Chính phủ nướcđó ít khả năng hành động theo ý mình hơn, có tác dụng xấu với Công nghiệptrong nước.
- Chuyển dịch cơ cấu hỗn hợp
Mô hình này được xây dựng trên cơ sở kết hợp mô hình hướng nội vớicác yếu tố của mô hình hướng ngoại Lấy hai yếu tố là thị trường trong nướcvà ngoài nước là những trọng tâm để phát triển.
Thực tế cho thấy, Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu đã rất thành côngcho đến những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 Với hàng rào bảo hộ cao bằng thuếnhập khẩu và các biện pháp phi thuế quan, các nước có thể bán sản phẩm trênthị trường nội địa và không bị áp lực cạnh tranh từ phía hàng hoá nhập khẩu.Với thời gian, các doanh nghiệp có thể cải tiến công nghệ sản xuất, hoàn thiệnquá trình quản lý, tích tụ tư bản,v v… Từ đó, nâng cao chất lượng, hạ giáthành sản phẩm, tạo lập vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Định hướngphát triển này luôn gắn với việc tạo ra một thị trường cạnh tranh nội bộ thôngquan việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Khi thế giới bước sang thời kỳ quốc tế hoá nền sản xuất, tiến trình
Trang 25đôi với các cam kết mở cửa thị trường thị định hướng CNH thay thế nhậpkhẩu không còn phát huy tác dụng nữa Và vì vậy, các nước đều chuyển sangthực thi chính sách CNH chủ yếu hướng xuất khẩu.
1.3 TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ1.3.1 Tác động đến cơ cấu ngành, khu vực thông qua cơ cấu đầu tư
Cơ cấu kinh tế của một quốc gia là tổng thể những mối quan hệ giữa cácyếu tố cấu thành nền kinh tế Ba yếu tố cơ bản cấu thành cơ cấu kinh tế là cơcấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế Ba yếutố này liên kết chặt chẽ với nhau trong đó cơ cấu ngành quyết định vì nó pháttriển theo quan hệ cung cầu của thị trường.
Cơ cấu đầu tư của luồng vốn FDI thể hiện quan điểm của các nhà đầu tưnước ngoài về các lĩnh vực trong nền kinh tế và từ đó tác động vào quá trìnhchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quốc gia tiếp nhận đầu tư Một cơ cấuFDI phù hợp sẽ có tác động đến cơ cấu kinh tế phù hợp và qua đó góp phầntạo nên sự phát triển Đối với một nước đang phát triển, trong giai đoạn đầucủa Công nghiệp hoá thì luồng vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào ngành Côngnghiệp vì ngành này sẽ có lợi nhuận cao hơn các ngành khác, mặt khác khiđầu tư vào Công nghiệp, các doanh nghiệp nước ngoài cũng được hưởngnhững ưu đãi về thuế quan, đất đai, thu nhập…
1.3.2.Tác động đến cơ cấu công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ
Đối với một đất nước đang phát triển, hoạt động chuyển giao công nghệthông qua các dự án FDI góp phần nâng cao một cách rõ rệt trình độ côngnghệ sản xuất so với thời kỳ trước Các ngành thường tiếp thu được côngnghệ mới, hiện đại trên thế giới như: Bưu chính Viễn thông, điện tử, lắp ráp,sản xuất xe hơi, thăm dò khai thác dầu khí… Hầu hết các trang thiết bị đượcđưa vào các xí nghiệp FDI tương đối đồng bộ, hiện đại hơn công nghệ trongnước Hoạt động chuyển giao công nghệ trong đầu tư nước ngoài đã tạo ra
Trang 26nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, hình thức, mẫu mã đẹp, đáp ứng tốt hơnnhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài Đồng thờicũng hạn chế nhập khẩu các loại hàng hoá trước đây không sản xuất được.
Bên cạnh đó, tác động của việc các doanh nghiệp FDI đầu tư công nghệmới hiện đại hơn công nghệ trong nước đã tạo động lực cho các doanh nghiệptrong nước thay đổi công nghệ phù hợp hơn Tạo điều kiện cho trình độ côngnghệ trong nước phát triển thêm một bước.
1.3.3.Tác động đến cơ cấu lao động
Hoạt động đầu tư đã tạo ra một số lượng lớn việc làm trực tiếp và giántiếp có thu nhập cao, đồng thời góp phần hình thành cơ chế thúc đẩy việcnâng cao năng lực cho lao động.
Lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI thường làm việc vớicường độ cao, kỷ luật làm việc nghiêm khắc…đúng với yêu cầu lao độngtrong nền sản xuất hiện đại Trong một số lĩnh vực còn đòi hỏi lao động cótrình độ cao về tay nghề, học vấn và ngoại ngữ Các nhân viên trong doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tiếp thu được công nghệ quản lý hiện đại,nâng cao trình độ chuyên môn, có điều kiện cập nhật kiến thức, phương tiện,công cụ mới trong quản lý kinh tế, có điều kiện làm quen và tự rèn luyện tácphong công nghiệp, sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị công nghiệphiện đại.
Sự hấp dẫn về thu nhập, cùng với những đòi hỏi cao về trình độ là nhữngyếu tố tạo nên cơ chế buộc người lao động có ý thức tu dưỡng, rèn luyện,nâng cao trình độ tay nghề để được tuyển chọn vào làm việc tại các doanhnghiệp này.
Sự phản ứng dây chuyền, sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI và doanhnghiệp trong nước trên thị trường lao động là nhân tố thúc đẩy lực lượng lao
Trang 27sản xuất Công nghiệp & Dịch vụ, giảm bớt số lượng và tỷ trọng trong laođộng nông nghiệp.
1.3.4.Tác động đến cơ cấu xuất khẩu
Cơ cấu xuất khẩu là tổng hợp các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của mộtquốc gia.
Trước khi có FDI, các nước thường xuất khẩu các sản phẩm truyềnthống, dựa vào lợi thế so sánh Các sản phẩm xuất khẩu này thường ở dạngthô, sơ chế và không có hàm lượng kỹ thuật cao trong đó, vì vậy giá trị xuấtkhẩu thường thấp.
Việc mở cửa thu hút FDI đã mở ra một cánh cửa mới cho thị trườngtrong nước Ngoài việc, giá trị các mặt hàng xuất khẩu truyền thống đượcnâng lên do áp dụng công nghệ mới trong quá trình sản xuất thì việc mở rộngcác mặt hàng xuất khẩu mới sẽ đem lại một lượng ngoại tệ lớn cho quốc gia.
Cơ cấu xuất khẩu được mở rộng dựa trên việc khai thác những tiềm năngmới của quốc gia mà trước đây chưa phát hiện ra hoặc có thể là chưa đủ điềukiện để làm.
1.3.5 Tác động đến cơ sở hạ tầng
Quá trình tiếp nhận FDI đã tạo cơ hội để nhiều nước đang phát triển hệthống cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, về bưu chính viễn thông, về điện vềnước…ở các nước này, mức thu nhập tính theo bình quân đầu người rất thấp,do đó tích luỹ cũng thấp vì phần lớn thu nhập dùng vào sinh hoạt Trong khiđó các nước này lại cần một lượng vốn lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng thiếtyếu nhằm phát triển kinh tế Bởi vậy sẽ xuất hiện khoảng cách lớn giữa nhucầu đầu tư và tích luỹ vốn Cho nên các nước đang phát triển muốn tăngcường xây dựng cơ sở hạ tầng thì phải biết tạo môi trường thuận lợi thu hútvốn đầu tư nước ngoài Chỉ có thông qua các quan hệ kinh tế đối ngoại mới cóthể cải tạo, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất
Trang 28hiện có, hiện đại hoá công nghệ truyền thống Nhờ đó mà xây dựng cơ sở vậtchất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho nền kinh.
1.3.6 Tác động đến cơ cấu thành phần kinh tế.
Cơ cấu thành phần kinh tế là tỷ trọng đóng góp của các ngành trong nềnkinh tế Các thành phần kinh tế cùng với những thế mạnh của riêng mìnhngày càng khẳng định vị trí và vai trò của mình thông qua sự đóng góp giá trịsản xuất của mình trong nền kinh tế bằng cả con số tương đối và tuyệt đối.
Thành phần FDI tham gia nền kinh tế và cũng càng ngày càng nâng caotỷ lệ đóng góp của mình trong giá trị sản xuất toàn xã hội Chính sự tham gianày đã tạo ra một đối trọng mới trong cơ cấu thành phần kinh tế.
Thành phần FDI cùng với những yếu tố về công nghệ , vốn đã tạo ra mộtnăng suất mới cao hơn nhiều so với năng suất cũ của các thành phần kinh tế.Chính yếu tố này đã tạo ra một sự chuyển biến lớn trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của toàn xã hội.
Trang 29TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong điều kiện ngày nay, xu hướng toàn cầu hoá đời sống kinh tế - xãhội đang diễn ra ngày càng sôi động Nền kinh tế quốc gia là một bộ phận nềnkinh tế khu vực và thế giới Các nền kinh tế đều mở cửa ra bên ngoài, đẩymạnh các quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập với quốc tế và khu vực là tấtyếu và bắt buộc Đối với các nước nghèo (đang phát triển) thì phải đầu tư đểtạo ra một cú “huých” đối với nền kinh tế nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi cáivòng “luẩn quẩn” của sự nghèo đói Vì vậy, FDI có vai trò quan trọng trongchiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển, nơi mà nhucầu về vốn lớn hơn rất nhiều so với khả năng huy động vốn Với tư cách làmột bộ phận của vốn đầu tư phát triển, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinhtế thông qua cơ cấu đầu tư FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển, chuyểngiao công nghệ, tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.FDI cũng góp phần nâng khả năng cạnh tranh trong nội bộ nền kinh tế cũngnhư khả năng canh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốctế FDI lại không trở thành gánh nặng về nợ trong tương lai Với vị trí và vaitrò quan trọng như vây, FDI hầu hết được các nước đang phát triển thu hút vàsử dụng một cách có định hướng phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và pháttriển của mình.
Trang 30CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚCNGOÀI ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN QUA.
2.1 THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM.
2.1.1 Tổng quan về dòng vốn FDI tại Việt Nam
Trong gần 30 năm đổi mới, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang đónggóp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội nước ta Đây đượccoi là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho tổng vốn đầu tư xã hội, có tác độnglan tỏa tới nhiều khu vực của nền kinh tế Tính từ năm 1988 đến ngày 31-12-2014, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký ở Việt Nam đạt 230tỷ USD, vốn thực hiện đạt 130 tỷ USD, chiếm 56,5% vốn đăng ký Kể từ năm1991 - khi làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên vào Việt Nam đếnnay – nguồn vốn FDI có nhiều biến động theo từng giai đoạn Trong giai đoạn1988-1997, tốc độ thu hút vốn FDI tăng khá nhanh, bình quân hàng năm vốnđăng ký tăng 50%, vốn thực hiện tăng 45% Kết quả là, tổng vốn đăng ký đạt35,6 tỷ USD, vốn thực hiện là 13,37 tỷ USD (chiếm 37,5% vốn đăng ký) Sauđó FDI giảm dần trong giai đoạn 1998-2004, với tổng vốn đăng ký đạt 23,88tỷ USD, vốn thực hiện là 17,84 tỷ USD, chiếm 75% vốn đăng ký Từ năm2005-2008, hoạt động FDI tăng trở lại Vốn đăng ký trong năm 2005 là 6,839tỷ USD, năm 2006 là 12 tỷ USD, năm 2007 là 21,347 tỷ USD và 68 tỷ USDnăm 2008 Tổng vốn đăng ký đạt 111,918 tỷ USD, vốn thực hiện là 26,934 tỷUSD chiếm 24% vốn đăng ký, gấp 4,68 vốn đăng ký và 1,5 lần vốn thực hiệnso với giai đoạn trước Trong giai đoạn từ năm 2000 đến hết tháng 10 năm2014, vốn FDI sau khi đạt đỉnh điểm năm 2008 đã giảm trong những năm gần
Trang 31tỷ USD Năm 2014 ước đạt khoảng 12,5 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2013.Tổng vốn đăng ký đạt 97 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 52,2 tỷ USD chiếm53,8% vốn đăng ký Nguồn FDI vào Việt Nam từ các nước và vùng lãnh thổchâu Á như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo, Hồng Kông, Đức,Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Canada, Ô-xtrây-li-a Cho đến nay, FDI trải rộng khắp cảnước, không còn địa phương “trắng” FDI.
Bảng 2.1 Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theođăng ký 2000 – 2014 (triệu USD)
Năm20002001200220032004200520062007FDI 2.0122.5031.6211.9502.2226.83912.000 21.347
FDI 68.000 21.480 18.595 14.696 13.01314.27220.230
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
2.1.2 Các đặc điểm chủ yếu của FDI hiện nay tại Việt Nam
- Lượng vốn FDI không ổn định: có thể khái quát dòng vốn FDI vào
Việt Nam qua 3 giai đoạn Từ 2000-2004 vốn FDI tăng giảm không ổn định,giai đoạn 2005-2008 lượng vốn tăng dần và đạt tới đỉnh điểm năm 2008 sauđó giảm dần từ năm 2009 -2013 và đang có dấu hiệu phục hồi ở năm 2014.
- Các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp,dịch vụ mà ít quan tâm tới lĩnh vực nông nghiệp
Đến nay cả nước có khoảng 17.768 dự án FDI còn hiệu lực với tổng sốvốn đăng ký trên 252.715,96 triệu USD Trong đó lĩnh vực Công nghiệp -Xây dựng chiếm khoảng 61,6% số dự án và khoảng 65,7% số vốn đăng ký,lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ lệ tương ứng là: 35,4% và 32,8%, còn lại là lĩnhvực nông lâm ngư nghiệp.
Trang 32Bảng 2.2 FDI vào Việt Nam theo ngành lĩnh vực
(tính tới ngày 20/11/2014 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Công nghiệp và xâydựng
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Việt Nam là một đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước Lĩnh vực công nghiệp là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầunhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực đối với nền sản xuất lạc hậu.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động đến giảm tỷ trọng sản xuấtnông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Nhưng để có thể phát triểnbền vững trong hiện tại và tương lai thì chúng ta cần phải có một nền Nôngnghiệp hiện đại, áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật Muốn được như vậythì cần phải tập trung đầu tư một cách có chọn lọc vào lĩnh vực Nông nghiệp.
- Công nghệ thường lạc hậu hơn công nghệ của các nước chuyểngiao, điều này sẽ đẩy các nước tiếp nhận chuyển giao trở thành bãi ráccông nghệ
Các nhà đầu tư nước ngoài bao giờ cũng đặt lợi nhuận và thời gian thuhồi vốn làm mục tiêu hàng đầu Nhũng thiết bị công nghệ mà họ đưa vào sửdụng tại các dự án có thể đã đến lúc cần thay thế tại nước họ, nhưng vì đicùng với những thiết bị, công nghệ này thường là một lượng vốn nhất địnhnên các nhà đầu tư nước ngoài thường vẫn chuyển giao những công nghệ này.Chuyển giao công nghệ là hình thức thuận lợi để các nhà đầu tư có thể
Trang 33Bên cạnh đó ngoài tính chất hiện đại chung của công nghệ thì tại mỗinước lại có những điều kiện sản xuất khác nhau (Ví dụ tại các nước nhiệt đới,độ ẩm trong không khí rất cao, ảnh hưởng không tốt đến máy móc) Vì vậy,cần phải lựa chọn công nghệ phù hợp hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng để cóthể đưa thêm các tính năng phù hợp với điều kiện môi trường hơn.
Thực tế, những thiết bị, công nghệ của nước ngoài chuyển vào thực hiệndự án đầu tư tại Việt Nam lâu nay chưa phải là những loại thuộc thế hệ hiệnđại nhất Vì vậy, việc chuyển giao công nghệ sẽ có thể đẩy các nước nhậnchuyển giao công nghệ trở thành bãi rác công nghệ.
- FDI tập trung tại các vùng có cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn
Hiện nay FDI có mặt trên 64 tỉnh/thành trên cả nước Tuy nhiên lại có sựphân bố khác nhau giữa các vùng Miền Nam luôn thu hút được sự quan tâmcủa các nhà đầu tư do điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối tốt, môi trường kinhdoanh thuận lợi.Miền Bắc tuy đã có những nỗ lực nhằm thu hút FDI nhưngchỉ tăng về quy mô còn tỷ trọng thì vẫn thấp hơn Miền Nam.
Quan sát 10 địa phương thu hút FDI lớn nhất:
Trang 34Bảng 2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương 1988-2013(tính tới ngày 20/11/2013 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)T
TĐịa phương Số dự án
Tổng vốn đầu tưđăng ký(Triệu USD)
Vốn điều lệ(Triệu USD)
1 MinhTP Hồ Chí 5,191 37,982.45 13,635.332 TàuBà Rịa-Vũng 303 26,721.24 7,541.773Hà Nội3,013 23,465.19 8,140.564Đồng Nai1,241 21,597.23 8,230.845Bình Dương2,508 19,961.
6Hải Phòng441 10,966.97 3,385.677Hà Tĩnh59 10,653.86 3,686.918Thanh Hóa55 10,275.09 2,937.169Bắc Ninh548 7,462.65 1,309.62 10Thái Nguyên75 6,909.
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Mối tương quan trong khu vực:
Ổn định chính trị, xã hội và viễn cảnh hội nhập kinh tế khu vực là độngcơ đưa dòng chảy tư bản của thế giới về châu Á Gần 30% vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đổ về châu Á trong năm 2013.
Trong lúc châu Âu đang mất khả năng cạnh tranh, Trung Quốc, HànQuốc và nhất là Đông Nam Á, trở thành những địa bàn hoạt động lý tưởng.Trên đây là nhận định của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Pháttriển (UNCTAD).
Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới trong năm qua đã tăng
Trang 35châu Âu lẫn Bắc Mỹ chỉ giành được 250 tỉ USD của số vốn đầu tư nói trên,thì phần đổ vào châu Á là 426 tỉ USD Châu lục này chiếm đến gần 30% tổngsố FDI của toàn cầu.
Đầu tư vào Việt Nam đang có xu hướng phục hồi trở lại do những tácđộng tích cực của các chính sách mà Chính phủ đã đưa ra nhằm thu hút đầutư quay trở lại Việt Nam Việt Nam đang khu vực kinh tế đang có nhữngchuyển mình mạnh mẽ và ngày càng trở nên năng động hơn Tích cực thu hútvà sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ĐTTT nước ngoài là điều kiện để ViệtNam tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vàtham gia vào phân công lao động quốc tế.
2.1.3 Đóng góp của FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn quantrọng cho đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinhtế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện khai thác các lợithế so sánh, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quảnlý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việclàm và chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tăng trưởng kinh tế:
FDI đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế Với lượng vốnthực hiện trên 2 tỷ mỗi năm FDI đã tích cực tạo nguồn vốn cho phát triển Đểcó thể thấy được mối tương quan giữa vốn FDI, vốn khu vực nhà nước và vốnkhu vực ngoài quốc doanh Ta có:
Trang 36Bảng 2.4 Vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế
(Đơn vị %)
5 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ2013Kinh tế Nhà nước47,1 45,7 37,2 33,9 40,5 38,1 37,0 40,340,4Kinh tế ngoài nhà
nước 38,0 38,1 38,5 35,2 33,9 36,1 38,5 38,1 37,6Khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài 14,9 16,2 24,3 30,9 25,6 25,8 24,5 21,6 22,0
Nguồn: Tổng cục thống kê
Khu vực FDI có tỷ lệ đóng góp trong GDP tăng dần Năm 1992 đónggóp của khu vực FDI vào GDP là 2% thì năm 1996 đã tăng 7,4%, năm 2000là 12,7% và năm 2001 là 13,1% năm 2002 là 13,9%, năm 2005 là 14,9%, năm2006 là 16,2%, năm 2007 là 24,3%, đỉnh điểm năm 2008 là 30,9%.
Từ năm 2005 đến năm 2014, hoạt đồng đầu tư trực tiếp nước ngoài trảiqua 3 trạng thái khác nhau:
1) Từ năm 2005 đến năm 2008 là giai đoạn tăng trưởng nhanh
Năm 2005 vốn FDI chiếm 14,9% sang đến năm 2008 thì vốn FDI vươnlên đến 30,9 %, tăng gấp 2 lần trong 4 năm Đây được coi là bước ngoặt tronglàn sóng FDI.
2) Từ năm 2009 – 2012 là giai đoạn suy thoái Tỷ trọng vốn FDI giảmdần còn 25,6% năm 2009 và tiếp tục giảm còn 21,6%.
3) Năm 2013: tỷ trọng vốn FDI chiếm 22%, tăng 0,4 % so với năm 2012.Tác động của FDI là góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội củanước ta, như tăng năng suất lao động xã hội, cân bằng cán cân thanh toánquốc tế, hình thành các định chế tiền tệ, tín dụng dần đáp ứng các chuẩn mựcquốc tế, đóng góp ngày càng nhiều vào thu ngân sách và cải thiện môi trườngsống của xã hội.
Trang 37- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Trong một nền kinh tế, tác động của cơ cấu đầu tư có ảnh hưởng mạnhmẽ đến cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế.
Trong thời gian qua tại Việt Nam, Cơ cấu FDI đã thay đổi theo hướngtăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và đã đóng góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành Công nghiệo và dịch vụ trongnền kinh tế , chuyển dịch cơ cấu theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bảng 2.5 FDI vào Việt Nam theo ngành lĩnh vực (tính tới ngày 20/11/2003 chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
-Nông, lâm nghiệp và
thuỷ sảnCông nghiệp và xâydựngDịch vụ