Thưa toàn thể hội nghị: Trong giáo dục nói chung bên cạnh những học sinh học giỏi, học khá, có điều kiện về học tập, được sự quan tâm giáo dục chăm sóc tích cực của gia đình thì cũng có
Trang 1THAM LUẬN MỘT GIẢI PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU, KÉM, HỌC SINH KHÓ KHĂN
ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG TRONG GIÁO DỤC Kính thưa
Thưa toàn thể hội nghị:
Trong giáo dục nói chung bên cạnh những học sinh học giỏi, học khá, có điều kiện về học tập, được sự quan tâm giáo dục chăm sóc tích cực của gia đình thì cũng có những đối tượng học sinh học tập yếu, kém và có hoàn cảnh khó khăn, các em phải lam lũ vì cuộc sống túng thiếu, không được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình nên việc học hành của các em rất bê trễ; nếu không có sự chia sẻ khó khăn của tập thể, sự dìu dắt của thầy
cô, các em sẽ không định hướng được ý thức trách nhiệm để học tập và rèn luyện trở thành người công dân tốt Tuy nhiên vấn đề là số lượng học sinh này nhiều hay ít
và mức độ tiến bộ của học sinh nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường Mặc dầu cùng hưởng thụ một nội dung chương trình giáo dục giống nhau, nhưng mỗi học sinh đều có
sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, có điều kiện hoàn cảnh sống và
sự quan tâm chăm sóc ở gia đình khác nhau, động cơ và thái độ học tập, môi trường giáo dục khác nhau dẫn đến năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh cũng khác nhau Trường ta cũng không ngoại lệ sự tồn tại đó Để giúp đỡ các em học sinh yếu, học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập chính là điều trăn trở của tập thể giáo viên chúng ta trong những năm học qua, và xem đây là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất để nâng cao chất lượng đại trà
Trong năm học qua nhà trường đã chú trọng chỉ đạo thực hiện tốt một số giải pháp để giúp đỡ đối tượng Hs nghèo, Hs khó khăn vươn lên trong học tập như báo cáo của đ/c Hiệu trưởng đã nêu và đã đem lại một số hiệu quả nhất định Tuy nhiên một thực tế cho thấy rằng trong quá trình dạy học các đối tượng học sinh này thường hay bị bỏ rơi dẫn đến các em đã yếu lại càng yếu hơn một phần là vì các em thiếu tập trung trong học tập, khả năng hoạt động của các em còn chậm, Gv sợ dạy không hết bài nên thường tập trung vào những em khá giỏi, một phần vì gia đình thiếu sự quan tâm thả mặc việc học tập của con em Chính vì vậy để cho hoạt động này có hiệu quả hơn nữa trong những năm học tới, trong buổi tổng kết hôm nay tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau
để hội đồng chúng ta cùng bàn bạc thảo luận:
* Về phía nhà trường cần chỉ đạo tốt:
+ Đầu mỗi năm học tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn khảo sát, tìm ra các nguyên nhân học sinh học yếu, học kém có thể là do : Tiếp thu chậm; hỏng kiến thức; Thiểu năng trí tuệ; lười, chán học; Hoàn cảnh khó khăn; Cha mẹ không quan tâm; Sức khoẻ, bệnh tật,; Xa trường, đi lại khó khăn, không có phương tiện; Nguyên nhân khác,… để từ đó có giải pháp giúp đỡ phù hợp
+ Trong dạy và học chính khoá, đối với gv cần tận dụng tối đa quỹ thời gian giảng dạy
ở từng tiết học để tăng cường giáo dục HS cá biệt, HS khuyết tật, giúp đỡ kèmcặp HS yếu kém các bộ môn Giúp HS ôn lại kiến thức cũ, hệ thống hoá kiếnthức đã học để thực hành thành thạo kỹ năng làm bài tập Bảo đảm nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng HS (cá thể hoá hoạt động dạy và học)
Trang 2tạo điều kiện cho HS yếu kém được tham gia phá t biểu, chữa bài trước lớp Tổ chức phương pháp h ọc tập th ảo luận nhóm, hoạt động nhóm để HS yếu kém được tham gia cùng nhóm, giúp các em xoá bỏ mặc cảm yếu, kém và tự tin hơn trong học tập
+ Ưu tiên phân công các GV có năng lực tay nghề vững vàng, có đạo đức, đặc biệt là phải tâm huyết và có kinh nghiệm để phụ đạo giúp đỡ HS yếu kém Phải xác định rằng dạy phụ đạo hs yếu, kém là kiên trì và dài lâu, dùng các biện pháp kích thích động viên các em là chính, khơi dậy trong HS lòng tự tin, hứng thú học tập và vượt khó để tiến bộ Trong phương pháp dạy học cá nhân hóa đối tượng học sinh
để giáo viên tăng cường hướng dẫn thêm các em Giao bài tập cho các em có thể ít hơn
số HS khá giỏi nhưng phải bảo đảm thành thạo về kiến thức và kỹ năng giải đúng các bài tập đó Trong công tác tổ chức dạy phụ đạo HS yếu kém thì gom HS theo từng khối để dạy phụ đạo, mỗi lớp có thể không quá 15 - 20 em, dạy 02- 03 buổi mỗi tuần
+ Đẩy mạnh công tác GV chủ nhiệm lớp, thực hiện tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ : tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà, tổ chức ôn bài, sửa bài tập đầu buổi học, phân công cán bộ lớp, cán sự bộ môn của lớp hướng dẫn giải bài tập,
tổ chức học tổ, học nhóm HS dứơi sự hướng dẫn của GVCN hoặc GV bộ môn Gvcn phải thực sự gần gũi tạo quan hệ thân thiết để học sinh cởi mở, tự tin trong giao tiếp trò chuyện, chia sẻ khó khăn với học sinh, biết lắng nghe ý kiến các em trao đổi Tổ chức hướng dẫn thực hiện tốt tiết sinh hoạt lớp nhằm tăng tính tự quản và thi đua học tập của lớp, tổng kết tình hình học tập, biểudương, khen ngợi kịp thời các HS yếu kém có nhiều cố gắng…đồng thời qua tiết sinh hoạt tập thể lớp, GVCN còn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnhtừng học sinh để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, thiết thực
+ Tăng cường công tác quản lý và theo dõi quá trình học tập của từng học sinh, kiểm tra
tỷ lệ chuyên cần của HS, kiểm tra chất lượng giảng dạy của giáo viên phụ đạo để có biện pháp điều chỉnh
+ Tổ chức kiểm tra đánh giá học lực HS theo chuẩn kiến thức - kỹ năng các môn học qui định Thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng GD ngày càng thực chất, tổ chức coi thi, chấm bài nghiêm túc Kiên quyết không để xảy ra tình trạng tiêu cực, bệnh thành tích trong kiểm tra - đánh giá HS, có như vậy mới thúc đẩy được sự tiến bộ của các em + Công đoàn nhà trường học triển khai thực hiện phong trào “Thầy cô giáo nhận đỡ đầu, giúp đỡ học sinh khó khăn, yếu kém” hỗ trợ bằng tinh thần và vật chất để các em yên tâm học tập và tiến bộ
+ Chỉ đạo Liên Đội gây quỹ, nuôi heo đất, tổ chức phong trào “Áo trắng tặng bạn”, “Áo
ấm vì bạn nghèo”, “Vòng tay bè bạn”…Chỉ đạo Công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức tặng quà dịp Tết Trung Thu, Tết nguyên đán…
+ Kết hợp với gia đình và địa phương trong việc giáo dục học sinh:
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được số điện thoại của phụ huynh để liên lạc thăm hỏi động viên gia đình học sinh, trao đổi kinh nghiệm, nhắc nhở phụ huynh quản lí việc học ở nhà của học sinh Chính bố mẹ phải là tấm gương tốt cho con cái học tập
* Đối với địa phương:
– Các cấp lãnh đạo địa phương cần quan tâm nhiều hơn đối với phong trào nhân đạo, tương thân, tương ái của nhà trường
Trang 3– Cuối năm học địa phương nên có kinh phí khen những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích cao trong học tập
– Địa phương cần có biện pháp tuyên truyền để hạn chế tối đa học sinh vào quán chơi điện tử, giúp các em biết sử dụng thời gian vào việc tốt, có đủ can đảm không bị cám dỗ tầm thường lôi kéo
- Có biện pháp tuyên truyền xây dựng gia đình văn hóa bền vững, hạn chế tối đa tình trạng li hôn, bạo lực gia đình, chính những tệ nạn này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của học sinh
* Đối với gia đình học sinh và Hội cha mẹ học sinh;
- Các bậc phụ huynh hãy luôn nghĩ rằng, yêu thương con vô điều kiện, dù con là đứa trẻ bình thường hay khuyết tật, dù con đẹp hay xấu, dù con năng động hay chậm chạp Cha
mẹ cần coi mỗi đứa con có mỗi giá trị riêng, tránh so sánh con với bất kỳ ai hay đối xử phân biệt giữa đứa con này với đứa con khác Cha mẹ cần nắm vững đặc điểm riêng của từng đứa con, đặc biệt về vấn đề tâm sinh lý, nguyện vọng, sở trường, khả năng nhận thức… để có phương pháp giáo dục phù hợp
- Trong thời đại đầy đủ tiện nghi vật chất ngày nay, nhiều trẻ bị cuốn vào nhịp sống nhanh với Internet, game online, mạng xã hội và những tệ nạn xã hội khác….Hơn ai hết, các em rất cần sự bảo ban, dạy dỗ, hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống của các bậc làm cha, làm mẹ
– Hội cha mẹ học sinh làm tốt công tác tuyên truyền mọi phụ huynh quan tâm nhiều đến việc học tập và rèn luyện của con em, không vì lo sản xuất mà quên kiểm tra bài vở
và giờ giấc học hành của con cái
Kính thưa hội nghị;
Trên đây là một số tham luận của bản thân tôi về một số giải pháp giúp đỡ học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường Cuối cùng xin kính chúc đại biểu sức khỏe, chúc hội nghị thành công tốt đẹp
Xin cảm ơn