1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại công ty cổ phần đường quảng ngãi

125 245 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Việc đổi mới doanh nghiệp trong đó có hoạt động quản trị tài chính cho phùhợp với nền kinh tế thị trường là quá trình lâu dài và phức tạp, phải giải quyết

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp tiên tiến, là sản phẩm tất yếucủa quá trình phát triển lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với cơ chế kinh tế thịtrường Có thể nói công ty cổ phần là hình thức phát triển cao nhất trong các loạihình doanh nghiệp và tình hình tài chính trong công ty cổ phần là phong phú vàphức tạp nhất Một doanh nghiệp phát triển và thành công trong kinh doanh bao giờcũng phải đi kèm với tình hình tài chính vững mạnh và hiệu quả, bởi lẽ để hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần nhanh chóngnắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm vàhuy động nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu, và sử dụng vốn hợp lý đạt hiệu quảcao nhất Và những điều thiết yếu đó chỉ có được trong công tác quản lý tài chínhdoanh nghiệp Trong khi đó tại Việt Nam, "khoảng trống về quản trị tài chính" lại làmột vấn đề đáng báo động khi mà ngoại trừ một số doanh nghiệp liên doanh, doanhnghiệp có 100% vốn nước ngoài còn lại đại đa số doanh nghiệp đều chưa hình thành

bộ phận quản trị tài chính Do đó, chức năng quản lý tài chính được kiêm nhiệm vàkhông thực sự phát huy được vai trò quan trọng của nó

Sau 30 năm xây dựng và phát triển, ngày nay Công ty Cổ phần ĐườngQuảng Ngãi trở thành một trong những trung tâm chế biến đường và các sản phẩmsau đường lớn trong cả nước và là đơn vị chiếm gần 2/3 giá trị sản xuất công nghiệptrên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Năm 2009, Công ty chuyển sang hoạt động theo loạihình công ty cổ phần không còn vốn Nhà nước Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặtmới của Công ty, để có thể ổn định và phát triển một cách vững chắc trong nền kinh

tế cạnh tranh gay gắt thì tài chính doanh nghiệp là một trong những lĩnh vực rấtquan trọng và cần được doanh nghiệp quan tâm Đòi hỏi các quyết định quản trịdoanh nghiệp phải dựa trên các nguyên lý và tín hiệu thị trường Việc vận dụng các

lý thuyết quản trị hiện đại, đặc biệt là các lý thuyết về quản trị tài chính vào thựctiễn hoạt động của doanh nghiệp là điều bức thiết

Trang 2

Xuất phát từ nhận định trên, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi” để làm

luận văn tốt nghiệp cao học

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm:

 Nghiên cứu các lý thuyết, quan điểm về quản trị tài chính trong công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Việc đổi mới doanh nghiệp trong đó có hoạt động quản trị tài chính cho phùhợp với nền kinh tế thị trường là quá trình lâu dài và phức tạp, phải giải quyết bằngnhiều vấn đề như nhận thức, tổ chức bộ máy, quy trình hoạt động Trong phạm vicủa đề tài, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tài chính doanhnghiệp, quản trị tài chính của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi giai đoạn từ

2005 đến năm 2009 Qua đó, tác giả đề xuất những giải pháp cơ bản để hoàn thiệnhoạt động quản trị tài chính tại Công ty như:

 Hoàn thiện tổ chức hoạt động quản trị tài chính tại Công ty Cổ phầnĐường Quảng Ngãi theo hướng nâng cao vai trò của chức năng quản trị tài chínhtrong bộ máy quản lý

 Nâng cao hiệu quả quyết định đầu tư của Công ty Cổ phần ĐườngQuảng Ngãi

 Xây dựng cấu trúc vốn hợp lý cho Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi

 Lựa chọn chính sách cổ tức thích hợp cho Công ty Cổ phần ĐườngQuảng Ngãi

Trang 3

Quản trị tài chính là một vấn đề phức tạp, và còn khá mới mẻ ở Việt Nam.

Do đó, trong phạm vi đề tài này khó chuyển tải hết nội dung, vì vậy đề tài vẫn cònnhững hạn chế nghiên cứu như:

 Chưa xem xét đến hoạt động quản trị rủi ro

 Chưa khái quát thành mô hình hoá nhằm nâng cao hiệu qủa công tác lập

kế hoạch tài chính

 Chỉ tổng hợp, quan sát, phân tích dựa trên các số liệu đã công bố màkhông lập bảng câu hỏi để khảo sát tình hình thực hiện chức năng quản trị tài chínhtại Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi

4 Những đóng góp của luận văn

Tuy còn nhiều hạn chế nhưng đề tài cũng có những điểm mới sau:

Thứ nhất, từ tổng hợp lý thuyết quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại, đề

tài đã khái quát được cơ sở lý luận về quản trị tài chính trong công ty cổ phần

Thứ hai, phản ánh thực trạng hoạt động quản trị tài chính của Công ty Cổ

phần Đường Quảng Ngãi, một chức năng quản lý trọng yếu trong loại hình công ty

cổ phần hoạt động trong cơ chế thị trường Việc nghiên cứu là cơ sở để khắc phụcnhững tồn tại, nhằm hoàn thiện hơn công tác quản trị tài chính tại Công ty

Thứ ba, đề tài đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm

cơ bản của hoạt động quản trị tài chính tại Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi,qua đó củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tymột cách căn bản và lâu dài để tối đa hoá giá trị tài sản của cổ đông

5 Phương pháp nghiên cứu

* Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý luận chung về tài chính doanhnghiệp, quản trị tài chính

* Phương pháp thống kê, mô tả nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thựctrạng tình hình quản trị tài chính nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về công tác quảntrị tài chính tại Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi

* Phương pháp lịch sử nhằm đối chiếu, so sánh các số liệu, thông tin trongquá khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các định hướng phù hợp

Trang 4

6 Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo,nội dung đuợc chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính trong công ty cổ phần

Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị tài chính tại Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi

Trang 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp

Tài chính nói chung là hoạt động liên quan đến việc hình thành và sử dụngcác quỹ tiền tệ

Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế,

là một phạm trù khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải

có một lượng vốn tiền tệ nhất định, đó là một tiền đề cần thiết Quá trình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụngcác quỹ tiền tệ của doanh nghiệp Gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sửdụng các vốn tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hìnhthức giá trị tức là các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp, có những quan hệ tài chính sau:

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: mối quan hệ này

thường thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm nguồn tài trợ cho hoạt động sảnxuất kinh doanh; từ ngân hàng thông qua việc vay vốn, từ công chúng thông quaphát hành trái phiếu, cổ phiếu, từ các định chế tài chính khác

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước: được thể hiện qua việc nhà nước

cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động (đối với các doanh nghiệp nhà nước) và doanhnghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước như nộp các khoản thuế và

lệ phí v.v

- Quan hệ giữa các doanh nghiệp đối với các chủ thể kinh tế khác như quan

hệ về mặt thanh toán trong việc vay và cho vay vốn, đầu tư vốn, mua hoặc bán tàisản, vật tư, hàng hoá và các dịch vụ khác

- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, được thể hiện trong doanh nghiệp như

thanh toán tiền lương, tiền công đối với công nhân viên của doanh nghiệp; quan hệ thanh

Trang 6

toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp; phân phối lợi nhuận sau thuế của doanhnghiệp; việc phân chia lợi tức cho các cổ đông; hình thành các quỹ của doanh nghiệp

Từ những vấn đề trên có thể rút ra: Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở của

hệ thống tài chính trong nền kinh tế, chính là qúa trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền

tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

1.2 Khái niệm về quản trị tài chính trong công ty cổ phẩn

Tình hình tài chính doanh nghiệp lành mạnh là một trong những điều kiệntiên quyết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng,đồng bộ, đạt hiệu quả cao Sự lành mạnh đó có được hay không phụ thuộc phần lớnvào khả năng quản trị tài chính của doanh nghiệp Hiện nay có khá nhiều quan điểmkhác nhau về quản trị tài chính do cách tiếp cận khác nhau, dưới đây là một số quanđiểm về quản trị tài chính:

Quản trị tài chính là các hoạt động nhằm phối trí các dòng tiền tệ trongdoanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp Quản trị tài chính là mộttrong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp Chức năng quản trị tài chính

có mối liên hệ mật thiết với các chức năng khác của quản trị doanh nghiệp như:Chức năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị marketing, chức năng quản trịnguồn nhân lực [4, tr.22]

Có một khái niệm khác lại định nghĩa: Quản trị tài chính trong công ty cổphần (CTCP) là một quá trình quản lý trong đó nhà quản trị tài chính xử lí các thôngtin liên quan đến môi trường tài chính và môi trường nội bộ của công ty, giải quyếtmột cách đúng đắn các mối quan hệ tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuấtkinh doanh, đưa ra các quyết định tài chính nhằm tối đa hoá giá trị công ty [7,tr.18]

Và có quan niệm lại cho rằng: Quản trị tài chính trong CTCP là hoạt độngliên quan đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản doanh nghiệp nhằmđạt mục tiêu đề ra Qua định nghĩa này có thể thấy quản trị tài chính liên quan đến

ba loại quyết định chính: quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn, và quyết địnhphân phối lợi nhuận làm ra sao cho có lợi nhất cho cổ đông [3,tr.22]

Trang 7

Các khái niệm về quản trị tài chính trình bày ở trên có những quan điểm khácnhau nhưng từ những khái niệm trên ta có thể rút ra:

- Quản trị tài chính là một bộ phận của quản trị doanh nghiệp được hình thành để nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Nội dung chủ yếu của hoạt động quản trị tài chính trong CTCP là lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp

Quản trị tài chính có quan hệ chặt chẽ với các chức năng khác của quản trịdoanh nghiệp và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp Hầu hếtmọi quyết định khác đều dựa trên những kết quả rút ra từ những đánh giá về mặt tàichính trong quản trị tài chính doanh nghiệp

Để đương đầu với những thách thức trong kinh doanh, các hoạt động củadoanh nghiệp phải được đặt trên cơ sở nền tảng của công tác hoạch định Công tácnày thường có hai mức: cấp chiến lược và cấp chiến thuật Hoạch định chiến lượcphải xác định mục tiêu kinh doanh, các hoạt đông dài hạn nhằm phát triển doanhnghiệp và chính sách tài chính của doanh nghiệp Ví dụ: việc quyết định đưa ra thịtrường sản phẩm mới vào một thời điểm nào đó, việc tham gia liên doanh, việc sửdụng vốn cổ phần của công ty thay vì sử dụng nguồn vốn vay để tài trợ cho hoạtđộng kinh doanh, việc quyết định phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn góp đều là những quyết định có tính chiến lược Về mặt chiến thuật, phải xác địnhnhững công việc tác nghiệp trong thời hạn ngắn để phục vụ cho kế hoạch chiến lượccủa doanh nghiệp Ví dụ việc đưa ra những quyết định thay thế một tài sản cố địnhmới, việc lựa chọn địa điểm thuê cửa hàng, việc xem xét giữa đi thuê hay mua mộtcăn nhà, xem xét giá cả của hàng hoá lúc mới bán ra ở thời điểm đầu vụ, việc hạ giátheo mùa đều là những quyết định về mặt chiến thuật

Phân tích tài chính là trọng tâm của cả hoạch định chiến lược và chiến thuật.Hoạch định chiến lược là công việc của các quản trị gia hàng đầu như các thànhviên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính, Giám đốc

Trang 8

sản xuất và các quản trị gia cấp cao khác Mặc dù có sự tham gia phục vụ cho việchoạch định của rất nhiều người, thuộc nhiều bộ phận khác nhau như các kế toánviên, kỹ sư, các chuyên gia marketing song, các kế hoạch được lựa chọn chủ yếudựa trên cơ sở của những cân nhắc về mặt tài chính

Đối với những kế hoạch chiến thuật, chúng cũng được áp dụng dựa trên cơ

sở của sự lựa chọn về mặt tài chính

Như vậy, các quyết định về mặt chiến lược và chiến thuật đều được lựa chọnchủ yếu dựa trên cơ sở phân tích, cân nhắc về mặt tài chính Hay nói cách khácquản trị tài chính có mối quan hệ tương hổ và giữ vị trí hàng đầu với các chức năngquản trị khác, cụ thể quản trị tài chính giữ vai trò giám sát, kiểm tra, hổ trợ và điềuchỉnh các hoạt động quản trị khác như quản trị bán hàng, quản trị sản xuất, quản trịnhân sự, quản trị marketing

1.3 Mục tiêu và đặc điểm của quản trị tài chính trong công ty cổ phần

1.3.1 Mục tiêu của quản trị tài chính trong công ty cổ phần

Để đánh giá quản trị tài chính có hiệu quả hay không chúng ta cần có chuẩnmực nhất định Chuẩn mực để đánh giá hiệu quả quản trị tài chính ở đây chính làmục tiêu mà công ty đề ra Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tiêu biểu củaCTCP đã cho thấy quyền lợi của cổ đông chi phối các mục tiêu quản lý doanhnghiệp Mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lý được xác định bởi HĐQT, nhữngngười đại diện cho quyền lợi của chủ sở hữu công ty, cho nên chẳng có gì phải bàncải nếu họ cho rằng nhiệm vụ của Ban quản lý công ty là tối đa hoá sự giàu có của

cổ đông Trong lý thuyết quản trị tài chính hiện đại, quyết định của nhà quản trị tài chính phải nhằm đến mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu Giá trị của

cổ đông được tăng tối đa bằng cách tăng tối đa khoản chênh lệch giữa giá trị thịtrường của toàn bộ cổ phiếu và lượng vốn chủ do cổ đông cung cấp Khoản chênhlệch này chính là giá trị thị trường tăng thêm (Market Value Added –MVA)

MVA = Giá trị thị trường cổ phiếu - Vốn chủ do cổ đông cung cấp

= ( Số cổ phiếu lưu hành x Giá trị thị trường) - Tổng vốn cổ phần thường

Trang 9

Trên thực tế, giá trị thị trường của cổ phiếu thường phản ánh sự đánh giá củathị trường về các quyết định đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản của công ty Giá trị thịtrường tính đến cả thu nhập hiện tại và thu nhập kỳ vọng của cổ phiếu, thời gian,thời hạn và rủi ro của các dòng thu nhập, chính sách cổ tức của công ty cũng nhưcác nhân tố khác liên quan đến giá thị trường của cổ phiếu

Hay nói cách khác, giá trị thị trường của cổ phiếu biểu diễn đánh giá chungcủa tất cả những người tham gia trên thị trường về giá trị của một công ty cụ thể.Giá trị thị trường đánh giá sự thành công của một quyết định kinh doanh, là thước

đo về hiệu quả kinh doanh, nó cho biết các nhà quản trị đang hoạt động hữu hiệu vàhiệu quả như thế nào vì các cổ đông của họ Do đó, tối đa hoá giá trị thị trường của

cổ phiếu cũng chính là tối đa hoá giá trị thị trường của công ty và được xem là mụctiêu bao quát nhất của hoạt động quản trị tài chính trong CTCP

1.3.2 Đặc điểm của quản trị tài chính trong công ty cổ phần

Đặc điểm của CTCP là có sự tách rời giữa chủ sở hữu và nhà quản lý Sự

tách rời quyền sở hữu khỏi việc điều hành đã mang lại cho hoạt động quản trị tàichính trong CTCP một số điểm khác biệt so với hoạt động quản trị tài chính trongcác doanh nghiệp khác như:

- Tồn tại sự mâu thuẫn giữa cổ đông và nhà quản lý trong hoạt động quản trị tài chính CTCP

Tình huống này có thể xảy ra khi nhà quản lý sở hữu một tỷ lệ cổ phầnkhiêm tốn trong doanh nghiệp mà họ quản lý, các giám đốc có thể không làm việchết mình vì lợi ích của cổ đông bởi vì họ chỉ nhận được một phần nhỏ từ lợi nhuậncông ty chia cho cổ đông (tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà quản lý) Họ

có thể muốn có lương và bổng lộc cao hơn bởi vì phần lớn chi phí này sẽ do cổđông bên ngoài gánh chịu Một mâu thuẫn quyền lợi tiềm ẩn nữa cổ đông và cácnhà quản lý công ty có thể nảy sinh là khi các nhà quản lý thu xếp các khoản vay đểmua lại hết cổ phiếu của công ty khi họ nắm chắc tiềm năng phát triển của công tytrong tương lai và muốn giành quyền kinh doanh của công ty, biến CTCP công cộng

Trang 10

thành CTCP nội bộ hay công ty tư nhân thuộc sở hữu của một vài cá nhân trongBan quản lý

Để khắc phục những mâu thuẫn này, một cơ chế ràng buộc được vận dụng đểcác giám đốc điều hành công ty vì lợi ích của cổ đông hay chủ sở hữu như: Nhàquản lý sẽ bị sa thải hay phải bồi thường tổn thất tài chính khi không hoàn thành cácmục tiêu đề ra; (2) Nguy cơ CTCP bị nuốt chửng bởi các đối thủ cạnh tranh, bị phásản hay bị sát nhập, trong trường hợp đó họ cũng bị mất việc làm và các quyền lợitương ứng; (3) Cơ chế trả thù lao cho nhà quản lý sao cho lợi ích của nhà quản lýgắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Chế độ khuyến khích baogồm tiền lương, tiền thưởng phần trăm trên mức vượt của lợi nhuận kiếm được sovới lợi nhuận kế hoạch , thưởng bằng quyền chọn mua cổ phiếu công ty, và nhữnglợi ích khác mà giám đốc có thể thừa hưởng nhằm hạn chế phần nào sự chênh lệchhướng trong điều hành quản lý công ty của Ban quản lý và Hội đồng Quản trị có thểlàm phương hại đến lợi ích của các cổ đông

- Công khai hóa thông tin tài chính - kế toán là một nguyên tắc quản lý bắt buộc trong hoạt động quản trị tài chính của CTCP, đặc biệt là các CTCP đại chúng niêm yết

CTCP là một loại hình tổ chức doanh nghiệp trong đó quyền sở hữu vàquyền quản lý tách rời nhau nên thông tin về tình hình hoạt động của công ty nóichung và tình hình tài chính của công ty nói riêng dễ bị bưng bít, bóp méo ảnhhưởng đến việc xác lập giá trị của công ty trên thị trường chứng khoán, ảnh hưởngquan trọng đến quyết định đầu tư của công chúng, lúc đó không chỉ riêng các nhàđầu tư bị thiệt hại mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của cả nền kinh tếquốc dân Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi chính đáng của công chúng đầu tư, luậtpháp qui định cổ đông có quyền được thông báo về tình hình tài chính của công tythường xuyên và khi có nhu cầu

1.4 Nội dung quản trị tài chính trong công ty cổ phần

Để đạt được các mục tiêu của quản trị tài chính thì các nhà quản trị tài chínhcần phải hiểu và nắm vững được các nội dung cơ bản của quản trị tài chính Các nội

Trang 11

dung cơ bản của quản trị tài chính trong CTCP như sau:

Thứ nhất: Tham gia xây dựng, đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh

Việc xây dựng, đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư do nhiều bộ phậntrong doanh nghiệp cùng phối hợp thực hiện Trên góc độ tài chính, điều chủ yếucần phải xem xét là hiệu quả tài chính của dự án, tức là xem xét cân nhắc giữa chiphí bỏ ra, những rủi ro có thể xảy ra và khả năng thu lợi nhuận khi thực hiện dự án.Việc phân tích đánh giá nhằm lựa chọn được các dự án tối ưu, các dự án có tỷ lệsinh lời cao là nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính Trên cơ sở tham gia xây dựng,đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư, các nhà quản trị tài chính cũng cần tìm ra địnhhướng phát triển doanh nghiệp hiện tại cũng như trong tương lai

Thứ hai: Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp

Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn Bước vào hoạtđộng kinh doanh, hoạt động đầu tư, quản trị tài chính cần phải xác định các nhu cầuvốn cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp ở trong kỳ Vốn hoạt động củadoanh nghiệp gồm có vốn dài hạn và vốn ngắn hạn để tài trợ hình thành các tài sảnngắn hạn và dài hạn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu

tư, điều quan trọng là nhà quản trị tài chính phải tổ chức huy động nguồn vốn đảmbảo kịp thời, đầy đủ cho các hoạt động của doanh nghiệp Để đi đến việc quyết địnhlựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp nhà quản trị tài chínhcần xem xét, cân nhắc trên nhiều mặt như kết cấu nguồn vốn, chi phí sử dụng vốntừng thành phần vốn, những điểm lợi và bất lợi của từng hình thức huy động vốn,trên có sở đó đưa ra quyết định huy động một cơ cấu vốn tối ưu, có chi phí sử dụngvốn là thấp nhất

Thứ ba: Tổ chức sử dụng tốt số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Quản trị tài chính doanh nghiệp phải tìm ra các biện pháp góp phần huyđộng tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, giải phóng các khoản vốn còn

Trang 12

bị ứ đọng Theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thu hồi tiền bán hàng và cáckhoản phải thu khác Tìm các biện pháp lập lại sự cân bằng giữa thu và chi bằngtiền để đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán

Thứ tư: Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp

Thực hiện việc phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng như trích lập và sửdụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triểndoanh nghiệp và cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp.Lợi nhuận là mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh, là một chỉ tiêu mà doanhnghiệp phải đặc biệt quan tâm vì nó có liên quan đến sự tồn tại, phát triển mở rộngcủa doanh nghiệp Không thể nói doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt, hiệu quảcao khi lợi nhuận của doanh nghiệp giảm qua các kỳ sau khi loại trừ các nhân tốảnh hưởng khách quan làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp ví dụ như sự thay đổichính sách khấu hao tài sản của doanh nghiệp… Doanh nghiệp cần có phương ántối ưu trong việc phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ như thế mới có thể đạtđược mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp trên thị trường

Thứ năm: Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với tình hình hoạt động và thực hiện tốt hoạt động phân tích tài chính của doanh nghiệp

Thông qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉtiêu tài chính cho phép thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động củadoanh nghiệp Mặt khác định kỳ cần phải tiến hành phân tích tình hình tài chínhdoanh nghiệp thông qua hệ thống chỉ số tài chính trên có sở đó cho phép nhà quảntrị đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tài chính cũng như hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra những quyết địnhđúng đắn về mặt sản xuất kinh doanh và tài chính, xây dựng được một kế hoạch tàichính khoa học đảm bảo mọi tài sản và mọi nguồn tài chính của doanh nghiệp được

sử dụng một cách có hiệu quả nhất

1.5 Chức năng của quản trị tài chính trong công ty cổ phần

Qua xem xét nội dung quản trị tài chính cho thấy quản trị tài chính bao gồm

Trang 13

các hoạt động liên quan đến: xây dựng kế hoạch tài chính; lựa chọn và đưa ra cácquyết định tài chính đúng đắn, tổ chức thực hiện những quyết định đó một cách kịpthời và khoa học (quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân phối); vàkiểm tra, kiểm soát thường xuyên quá trình thực hiện các quyết định tài chính Nhưvậy, chức năng của quản trị tài chính có thể chia làm 3 nhóm chức năng: hoạch địnhtài chính; đưa ra các quyết định tài chính và tổ chức thực hiện các quyết định tàichính đó; và kiểm soát tài chính

1.5.1 Hoạch định tài chính

Hoạch định tài chính là quá trình phát triển các kế hoạch tài chính ngắn hạncũng như dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp Các kế hoạch tàichính có đặc trưng cơ bản là được trình bày bằng đơn vị đo lường chung là tiền tệ

Vì vậy, hệ thống kế hoạch tài chính đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc lập

kế hoạch và kiểm soát của các doanh nghiệp Các kế hoạch của doanh nghiệp xácđịnh mục tiêu và những hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu Hoạch địnhtài chính thông qua hệ thống các ngân sách với khả năng sử dụng đơn vị chung sẽ

dễ dàng lượng hoá các mục tiêu, cụ thể hoá, và tổng hợp việc sử dụng các nguồnlực Do vậy, ngân sách cũng được sử dụng cho mục tiêu kiểm soát, trong đó thiếtlập các tiêu chuẩn, tiếp nhận các thông tin phản hồi về hiệu suất thực tế và thực hiệncác hành động điều chỉnh nếu hiệu suất thực tế lệch nhiều so với hiệu suất kế hoạch

1.5.1.1 Mục tiêu của hoạch định tài chính

Các ngân sách thường được xây dựng cho các bộ phận trong tổ chức (phòngban, xí nghiệp, đơn vị, v.v ) và cho các hoạt động (bán hàng, sản xuất, nghiêncứu, ) Hệ thống các ngân sách này phục vụ cho kế hoạch tài chính của toàn tổ chức

và đem lại cho tổ chức nhiều lợi ích, cụ thể bao gồm:

- Thúc đẩy các nhà quản trị lập kế hoạch,

- Cung cấp các nguồn thông tin để cải thiện việc ra quyết định,

- Giúp ích cho việc sử dụng các nguồn lực và quản lý nhân sự thông quaviệc thiết lập tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất,

- Cải thiện vấn đề truyền thông và hợp tác

Trang 14

Hoạch định thúc đẩy các nhà quản trị lập kế hoạch cho tương lai – phát triểnđịnh hướng chung cho toàn tổ chức, dự đoán trước các vấn đề và xây dựng chínhsách cho tương lai Khi các nhà quản trị dành thời gian cho việc lập kế hoạch, họ sẽnhận ra các năng lực của tổ chức và biết được nên sử dụng các nguồn lực của tổchức vào vị trí nào

Lập kế hoạch tài chính giúp các nhà quản trị ra quyết định tốt hơn Chẳnghạn, ngân sách quỹ cho biết khả năng thiếu hụt tiền mặt trong tương lai Nếu công

ty nhìn thấy trước khả năng thiếu hụt tiền mặt thì họ có thể cải thiện hoạt động thu

nợ từ khách hàng, hoặc trì hoãn kế hoạch mua tài sản mới

Ngân sách lập ra các tiêu chuẩn mà nhờ đó có thể kiểm soát việc sử dụng cácnguồn lực của công ty cũng như kiểm soát, thúc đẩy nhân viên Kiểm soát là nềntảng cho sự thành công của hệ thống ngân sách, nó đảm bảo các hoạt động đượcthực hiện để đạt mục tiêu mà tổ chức đã vạch ra trong kế hoạch tổng quát

Ngân sách cũng phục vụ cho việc truyền thông các kế hoạch của tổ chức đếntừng nhân viên và kết hợp các nỗ lực của họ lại với nhau Theo đó, tất cả các nhânviên có thể hiểu được vai trò của họ trong việc đạt được các mục tiêu chung Đây là

lý do vì sao việc kết nối chặt chẽ giữa ngân sách với các kế hoạch dài hạn lại quantrọng như vậy Các ngân sách thúc đẩy vì sự hợp tác vì các lĩnh vực và các chứcnăng khác nhau trong tổ chức đều phải cùng làm việc để đạt mục tiêu đề ra Vai tròcủa truyền thông và hợp tác trở nên càng quan trọng khi tổ chức phát triển mạnhhơn nữa về quy mô

1.5.1.2 Các loại kế hoạch tài chính

Lập kế hoạch tài chính là tiến trình xem xét các tác động tổng thể các quyếtđịnh đầu tư và tài trợ mà kết quả là các kế hoạch tài chính Hệ thống kế hoạch tàichính bao gồm:

Kế hoạch dài hạn biểu hiện dưới dạng kế hoạch đầu tư và tài trợ:

Kế hoạch đầu tư và tài trợ là một dự tính về việc sử dụng vốn và khai tháccác nguồn vốn theo từng năm tài khoá trong phạm vi từ 3 đến 5 năm Kế hoạch đầu

tư và tài trợ là tổng hợp các chương trình dự kiến của công ty Trên thực tế, kế

Trang 15

hoạch này thường đi đôi với kế hoạch trung và dài hạn nhằm thực hiện kế hoạchchiến lược Mục đích chủ yếu của kế hoạch đầu tư và tài trợ là đảm bảo duy trì sựcân đối tài chính Do vậy, nó thể hiện tính mạch lạc trong việc phối trí các chươngtrình kinh doanh và phát triển của công ty Trong trường hợp phải thương lượng vớinhững người cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn, công ty phải dựa trên cơ sở kếhoạch này vì các ngân hàng cho vay sẽ yêu cầu công ty cung cấp kế hoạch đầu tư vàtài trợ để họ xem xét việc cho vay vốn

Ngân sách hàng năm:

Dự toán ngân sách được xây dựng hàng năm phản ánh các hoạt động trongnăm dưới hình thái tiền tệ trên cơ sở các khoản thu và chi theo từng lĩnh vực và hoạtđộng Có thể chia thành bốn loại ngân sách hằng năm bao gồm:

- Ngân sách đầu tư thể hiện hoạt động mua sắm đầu tư thiết bị trong năm.

Ngân sách này thường là sự cụ thể hoá hoạt động đầu tư được thể hiện sẵn trong kếhoạch đầu tư và tài trợ

- Ngân sách tài chính thể hiện các hoạt động liên quan đến việc tăng giảm

vốn như vay, phát hành cổ phiếu, trả cổ tức hoặc hoàn vốn, mua lại cổ phiếu

- Ngân sách kinh doanh là một bộ phận các ngân sách liên quan đến hoạt

động kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp Đây là những bộ phận ngân sách rấtquan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch tài chính của mỗi doanh nghiệp.Ngân sách kinh doanh gồm ngân sách bán hàng và ngân sách sản xuất

+ Ngân sách bán hàng thể hiện những dự kiến về doanh thu phân theo khuvực, và sản phẩm dịch vụ, chi phí bán hàng Ngân sách này xây dựng trên cơ sởnhững dự đoán về thị trường, tình hình cạnh tranh, các chính sách bán hàng củadoanh nghiệp và sự phát triển mạng lưới bán hàng Ngân sách này là cơ sở cho ngânsách hoạt động Marketing, ngân sách sản xuất, ngân sách nhân sự

+ Ngân sách sản xuất xác định phần chi phí cần thiết cho các hoạt độngnhằm đáp ứng nhu cầu và dự trữ

- Ngân sách ngân quỹ là kết quả của các ngân sách trên, nó phản ánh luồng

thu chi bằng tiền của công ty qua từng tháng trong năm Đây là công cụ không thể

Trang 16

thiếu đối với nhà quản trị tài chính trong việc xác định nhu cầu vốn bằng tiền trongngắn hạn để từ đó, lập kế hoạch tài trợ ngắn hạn

Cuối cùng, từ các ngân sách trên, các nhà lập kế hoạch sẽ lập dự toán báo

cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dự toán bảng cân đối kế toán

1.5.1.3 Các phương pháp lập kế hoạch tài chính

Căn cứ lập kế hoạch tài chính: kế hoạch tài chính vừa đặt ra mục tiêu, vừa làcác kế hoạch biện pháp và đồng thời vừa có tính tổng hợp Do đó, kế hoạch tàichính được xây dựng phải dựa trên các yếu tố sau đây:

+ Kế hoạch mục tiêu trong năm của công ty,

+ Các thông tin dự đoán từ các bộ phận Marketing và mua sắm,…

+ Hệ thống các chính sách, hướng dẫn lập kế hoạch…

+ Đặc điểm về dòng dịch chuyển tiền tệ của doanh nghiệp

Việc lập các kế hoạch tài chính có thể thực hiện bằng cách tổng hợp cácchưong trình hay triển khai thực hiện các mục tiêu thông qua việc sử dụng nguồnlực trên phưong diện tiền tệ hoặc cả hai Về mặt phương pháp luận, chúng ta có thểthực hiện điều này bằng hai cách tiếp cận chủ yếu: quy nạy hay diễn giải

Phương pháp quy nạp: với giả thiết cho rằng kế hoạch tài chính là sự tổng

hợp tất cả các chương trình hoạt động của từng bộ phận, từng cấp trong công ty,việc lập kế hoạch tài chính sẽ thể hiện từ dưới lên, trên cơ sở hệ thống các ngânsách bộ phận

Phương pháp diễn giải: phương pháp này cho rằng kế hoạch tài chính là sự

chuẩn bị những điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu Vì vậy, việc lập kế hoạch tàichính xuất phát từ những mục tiêu tổng quát, ở cấp cao hay từ yêu cầu của các cổđông, sau đó, cụ thể hoá thành những ngân sách ở các bộ phận nhằm thực hiện mụctiêu Quá trình diễn giải này được kiểm tra lại trên cơ sở tính hợp lý và cân đối giữacác chương trình

1.5.2 Các quyết định tài chính chủ yếu

Trên cơ sở hoạch định tài chính, các nhà quản trị tài chính sẽ quyết định tổchức thực hiện các kế hoạch tài chính Các quyết định tài chính chủ yếu mà nhà

Trang 17

quản trị phải lựa chọn và tổ chức thực hiện là: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ

và quyết định phân phối

1.5.2.1 Quyết định đầu tư

Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến: (1) tổng giá trị tài sản

và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản lưu động và tài sản cố định) cần có và (2) mốiquan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp Cụ thể, có thể liệt kêmột số quyết định về đầu tư như sau:

 Quyết định đầu tư tài sản lưu động, bao gồm: Quyết định tồn quỹ, quyếtđịnh tồn kho và quyết định chính sách bán chịu hàng hóa, quyết định đầu tư tàichính ngắn hạn

 Quyết định đầu tư tài sản cố định, bao gồm: Quyết định mua sắm tài sản

cố định mới, quyết định thay thế tài sản cố định cũ, quyết định đầu tư dự án, quyếtđịnh đầu tư tài chính dài hạn

 Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài sản

cố định, bao gồm: Quyết định sử dụng đòn bẩy hoạt động, quyết định điểm hòa vốn

Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong các quyếtđịnh tài chính công ty vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp (Hawawini & Vialiet,2002) Một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm gia tăng giá trị doanh nghiệp,qua đó, gia tăng tài sản cho chủ sở hữu Ngược lại, một quyết định đầu tư sai sẽ làmtổn thất giá trị công ty, do đó, làm thiệt hại tài sản cho chủ sở hữu công ty

1.5.2.2 Quyết định tài trợ

Quyết định tài trợ gắn liền với việc quyết định nên lựa chọn loại nguồn vốnnào cung cấp cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay,nên dùng vốn ngắn hạn hay vốn dài hạn Ngoài ra, quyết định nguồn vốn còn xemxét mối quan hệ giữa lợi nhuận để lại tái đầu tư và lợi nhuận được phân chia dướihình thức cổ tức Một khi sự lựa chọn giữa nguồn vốn vay hay nguồn vốn chủ sởhữu, sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn hay vốn vay dài hạn, hoặc lựa chọn giữa lợinhuận để lại và lợi nhuận phân chia đã được quyết định, thì bước tiếp theo nhà quản

Trang 18

trị còn phải quyết định làm thế nào để huy động được các nguồn tài trợ đó Cụ thể

có thể liệt kê một số quyết định về nguồn vốn như sau:

 Quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn, bao gồm: Quyết định vayngắn hạn hay là sử dụng tín dụng thương mại, quyết định vay ngắn hạn ngân hànghay là phát hành tín phiếu công ty

 Quyết định huy động nguồn vốn dài hạn, bao gồm: Quyết định sử dụng

nợ dài hạn hay là vốn cổ phần, quyết định vay dài hạn ngân hàng hay là phát hànhtrái phiếu công ty, quyết định sử dụng vốn cổ phần phổ thông hay là sử dụng nợ dàihạn, quyết định sử dụng vốn cổ phần phổ thông hay là vốn cổ phần ưu đã

 Quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính)

 Quyết định vay để mua hay thuê tài sản

Trên đây là những quyết định liên quan đến quyết định tài trợ trong hoạtđộng của công ty Để có được một quyết định đúng đắn là một thách thức khôngnhỏ đối với những người phải ra quyết định, nếu như thiếu hiểu biết về việc sử dụngcác công cụ phân tích trước khi ra quyết định

1.5.2.3 Quyết định phân phối

Quyết định về phân chia lợi nhuận hay còn gọi là chính sách cổ tức Trongloại quyết định này giám đốc tài chính sẽ phải lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuậnsau thuế để chia cổ tức hay là giữ lại để tái đầu tư Ngoài ra, giám đốc tài chính cầnphải quyết định xem doanh nghiệp nên theo chính sách cổ tức nào và liệu chínhsách cổ tức có tác động gì đến giá trị của doanh nghiệp hay giá cổ phiếu trên thịtrường của doanh nghiệp hay không

Tỷ lệ trả cổ tức: Hiện nay, hầu hết các CTCP khi công bố các thông tin

về cổ tức, đều công bố chi trả cổ tức hàng năm theo một con số tỷ lệ nhất định tínhtrên mệnh giá Ví dụ công ty A công bố tỷ lệ chi trả cổ tức là là 20% Với mệnh giácủa cổ phiếu là 10.000 đồng, tức là mỗi cổ phiếu nhận được cổ tức là 10.000 x 20%

= 2.000 đồng Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được tiền cổ tức là 100 x 2.000

= 200.000 đồng

Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức: được xác định bằng cổ tức trên mỗi cổ phần

Trang 19

chia cho lợi nhuận trên mỗi cổ phần (DPS / EPS) Nó phản ánh số cổ tức mà công

ty chi trả so với lợi nhuận mà công ty tạo ra trong năm Nó cho thấy công ty dùnglợi nhuận tạo ra để phần lớn để chia cổ tức hay dùng để tài đầu tư

Hình thức chi trả cổ tức:

Các CTCP niêm yết hiện nay, thường chia cổ tức làm thành 2 đợt:

- Đợt 1 (thường là vào tháng 7, tháng 8): sau khi công ty có kết quả kinhdoanh 6 tháng đầu năm thường tạm ứng cổ tức cho các cổ đông dựa vào chỉ tiêu kếhoạch và kết quả thực tế đã đạt được

- Đợt 2 (thường là vào tháng 3, tháng 4 năm sau): đây là thời điểm sau khikết thúc năm tài chính, công ty có kết quả của kiểm toán và công bố kết quả hoạtđộng SXKD của cả năm Các công ty tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông và thông

qua việc phân chia lợi nhuận, cổ tức

Một số chính sách cổ tức:

- Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động

Công ty nên giữ lại lợi nhuận khi công ty có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷsuất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi các cổ đông đòi hỏi

Công ty theo chính sách này sẽ có mức độ chi trả cổ tức thay đổi từ năm nàysang năm khác tùy thuộc vào các cơ hội đầu tư có sẵn

Trong thực tiễn, các công ty thường cố gắng duy trì mức độ chi trả cổ tứctương đối ổn định qua các năm Các công ty sẽ giữ lại lợi nhuận để lại với tỷ lệ khácao trong những năm có nhu cầu vốn cao Khi công ty tiếp tục tăng trưởng, công ty

có thể tiếp tục theo đuổi chính sách này

Chính sách này áp dụng cho những công ty tăng trưởng có tỷ lệ chi trả thấphơn các công ty trong giai đoạn sung mãn

- Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định

Các công ty và các cổ đông thích chính sách cổ tức tương đối ổn định

Các cổ đông thường miễn cưỡng chấp nhận việc giảm cổ tức qua các năm vìluôn muốn ổn định nguồn thu nhập Ngược lại công ty thường trì hoãn gia tăng cổtức khi các khoản lợi nhuận trong tương lai đủ cao để tăng mức chi trả cổ tức Tỷ lệ

Trang 20

cổ tức có khuynh hướng đi sau sự gia tăng lợi nhuận.

Các cổ đông thường thích mức chi trả cổ tức ổn định Cổ đông cho rằng khithay đổi mức chi trả cổ tức thường hàm chứa một số thông tin nào đó Cắt giảm cổtức được cho là tiềm năng về lợi nhuận của công ty sụt giảm Tương tự gia tăng lợinhuận nghĩa là dự kiến lợi nhuận trong tương lai của công ty gia tăng Ngoài ranhiều cổ đông thường xem cổ tức là dòng thu nhập ổn định Vì thế công ty cho rằngnhà đầu tư sẽ trả giá cao hơn cho cổ phiếu có cổ tức ổn định

- Các chính sách khác

Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi: công ty chấp nhận một chính

sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi Nếu lợi nhuận của công ty thay đổi nhiều từnăm này sang năm khác thì cổ tức cũng dao động theo

Chính sách trả cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm cuối năm:

Chính sách này đặc biệt thích hợp cho những doanh nghiệp có lợi nhuận hoặc nhucầu tiền mặt biến động giữa năm này với năm khác, hoặc cả hai Ngay cả khi doanhnghiệp có mức lợi nhuận thấp, các nhà đầu tư vẫn có thể trông cậy vào một mức chitrả cổ tức đều đặn của họ; còn khi lợi nhuận cao và không có nhu cầu sử dụng ngaynguồn tiền dôi ra này, các doanh nghiệp sẽ công bố một mức cổ tức thưởng cuốinăm Chính sách này giúp ban điều hành có thể linh hoạt giữ lại lợi nhuận khi cần

mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu của các nhà đầu tư là muốn nhận được một mức cổtức “bảo đảm”

1.5.2.4 Các quyết định khác

Ngoài ba loại quyết định chủ yếu vừa nêu trên, còn có nhiều loại quyết địnhkhác liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, có thể liệt kê ra như là quyếtđịnh hình thức chuyển tiền, quyết định phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt độngkinh doanh đối ngoại, quyết định tiền lương hiệu quả, quyết định tiền thưởng bằngquyền chọn

1.5.3 Kiểm soát tài chính

1.5.3.1 Nội dung kiểm soát tài chính

Theo khoa học quản trị thì thường có hai tầng kiểm soát trong CCTP Kiểm

Trang 21

soát của chủ sở hữu đối với người quản lý công ty và kiểm soát của người quản lýcông ty đối với toàn bộ hoạt động trong phạm vi mình quản lý Ở tầng thứ nhất, đạihội đồng cổ đông, cơ quan quyền lực cao nhất của CTCP, bầu ra ban kiểm soát Bankiểm soát này có nhiệm vụ kiểm soát tất cả những hoạt động của hội đồng quản trị(HĐQT) Nếu phát hiện HĐQT có hành vi sai trái, ban kiểm soát sẽ báo cáo đại hộiđồng cổ đông để cơ quan này xử lý, kể cả cách chức, miễn nhiệm HĐQT.

Đến lượt mình, HĐQT cũng bầu ra một ban kiểm soát để giám sát hoạt độngcủa tổng giám đốc, trong đó có hai hoạt động quan trọng là hoạt động tài chính vàviệc thực thi chiến lược, nghị quyết của HĐQT…Tuy nhiên, ở Việt Nam, phần lớn

ở các CTCP, chủ tịch HĐQT kiêm luôn tổng giám đốc nên việc lập ra ban kiểm soátthứ hai này là không cần thiết Trong trường hợp như vậy, ban kiểm soát của đại hộiđồng cổ đông không chỉ có bổn phận giám sát HĐQT mà còn nhận thêm nhiệm vụkiểm soát hoạt động của tổng giám đốc

Ở tầng kiểm soát tiếp theo, để giám sát hoạt động của cấp dưới, tổng giámđốc cũng lập ra một bộ phận kiểm soát nội bộ mà các thành viên trong đó được gọi

là kiểm toán viên nội bộ Các kiểm toán viên nội bộ thay mặt tổng giám đốc có thểkiểm tra bất cứ ai, bất cứ bộ phận nào tại công ty Công việc kiểm tra của họ chủyếu gồm ba loại: thứ nhất là kiểm soát việc tuân thủ (pháp luật nhà nước, quy chếcông ty), thứ hai là kiểm soát tài chính, và cuối cùng là kiểm soát hoạt động

Trong doanh nghiệp thì hoạt động kiểm soát tài chính giữ vị trí rất quantrọng, hoạt động này không những được thực hiện dựa trên hệ thống kiểm soát nội

bộ mà còn được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức chuyên nghiệp bên ngoài cũng

như các cổ đông Hoạt động kiểm soát tài chính nhằm đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán tài chính và tính minh bạch, hiệu quả của hoạt động quản trị tài chính Ngoài ra, hoạt động kiểm soát tài chính giúp công ty kịp thời điều chỉnh các hoạt động bị chệch hướng, góp phần giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp cũng như cho các nhà đầu tư trên thị trường vốn và phát triển thị trường tài chính cho nền kinh tế.

Có nhiều cơ chế kiểm soát tài chính, chúng ta chỉ tập trung vào ba cơ chế cơ

Trang 22

bản: phân tích tình hình tài chính, kế hoạch tài chính và kiểm soát chi phí hoạt động

Phân tích tài chính:

Phân tích tài chính liên quan đến việc (1) so sánh hiệu suất của một công tyvới hiệu suất của các công ty khác trong ngành và (2) đánh giá các xu hướng về vịthế tài chính của công ty theo thời gian Những phân tích này giúp các nhà quản trịxác định các khiếm khuyết và từ đó có những hành động phù hợp nhằm cải thiệnhiệu suất của doanh nghiệp

Kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất là phân tích tỷ lệ Phân tích tỷ lệ liênquan đến việc chọn lựa hai số liệu quan trọng, biểu diễn mối quan hệ giữa chúngnhư là một phân số và so sánh giá trị này cho hai giai đoạn khác nhau hoặc với cùng

tỷ lệ với tổ chức tương tự Có rất nhiều tỷ lệ để so sánh, những tỷ lệ được sử dụngnhiều nhất để so sánh là khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động, đòn bẩy tài chính

và khả năng sinh lợi

Kế hoạch tài chính

Hoạch định tài chính thông qua hệ thống các ngân sách thường biểu diễn chiphí bằng tiền của các công việc hoặc nguồn lực khác nhau Ngân sách ngoài mụcđích hỗ trợ việc hoạch định công việc một cách hiệu quả, trợ giúp việc phân bổnguồn lực, còn trợ giúp trong việc kiểm soát và quản lý nguồn lực sử dụng trongsuốt giai đoạn ngân sách Khi nhà quản trị phân chia chi phí bằng tiền cho cácnguồn lực cần thiết, thi thoảng họ phát hiện ra rằng các công việc đề nghị khôngđáng giá như chi phí, khi đó họ có thể hiệu chỉnh hoặc bác bỏ đề nghị

Kiểm soát chi phí hoạt động

Kiểm soát chi phí hoạt động (ABC) là hệ thống tập trung vào các hoạt độngnhư là trung tâm chi phí Ngược lại với hầu hết các cơ chế tài chính, ABC tập trungvào các hoạt động công việc liên quan đến việc vận hành kinh doanh Số lượng cáchoạt động này thường lệ thuộc vào tính phức tạp của hoạt động Mức độ phức tạptrong hoạt động của tổ chức càng lớn, các hoạt động phát sinh chi phí có khả năngxảy ra càng lớn Ở mức quan trọng tương tự, các nhà quản trị khám phá ra rằng

Trang 23

không phải tất cả sản phẩm có cùng những hoạt động này Nếu một sản phẩm khôngcần sử dụng một hoạt động, chi phí sẽ là không cho hoạt động đó.

1.5.3.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Kiểm soát tài chính có thể thực hiện thông qua tình hình thu chi tiền tệ hàngngày, tình hình thực hiện các kế hoạch tài chính hay việc phân tích tình hình tàichính định kỳ Trong đó phân tích tình hình tài chính là công cụ hổ trợ chủ yếu chokiểm soát tài chính cũng như hoạch định tài chính và quá trình tổ chức thực hiện cácquyết định tài chính

Hoạch định là chìa khoá của sự thành công của nhà quản trị tài chính Hoạchđịnh tài chính có thể mang nhiều hình thức khác nhau nhưng một kế hoạch tốt và cóhiệu quả trong việc điều hành hoạt động SXKD, thì kế hoạch đó, phải dựa trênnhững điều kiện thực tế của doanh nghiệp Phải biết đâu là những ưu điểm để khaithác và đâu là những nhược điểm để có biện pháp khắc phục Điều này còn hàmchứa rằng mọi kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp nếukhông dựa trên sự phân tích về hiện trạng tài chính doanh nghiệp sẽ thiếu thực tế vàkhoa học

Nội dung trên đã chỉ ra nhiệm vụ tổng quát của quản trị tài chính liên quanđến việc ra các quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết định phân chia cổtức Các quyết định này được thực hiện ở hiện tại nhưng sẽ ảnh hưởng đến tương laicủa doanh nghiệp Do vậy, giám đốc tài chính cần hiểu được tình hình tài chính hiệntại của doanh nghiệp trước khi ra quyết định Muốn vậy, giám đốc tài chính có thểthực hiện phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp có thể do bản thân doanh nghiệphoặc các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp thực hiện Với mục tiêu kiểm soát nội bộ,phân tích tài chính giúp giám đốc tài chính đánh giá được hiệu quả trong công tácquản trị tài sản và thu nhập trên đầu tư

Từ những lập luận trên, cho thấy phân tích tình hình tài chính đóng vai tròquan trọng và là một trong những nội dung chủ yếu mà nhà quản trị tài chính phải

Trang 24

thực hiện Các tỷ số tài chính quan trọng trong việc thể hiện và đánh giá tình hìnhtài chính của doanh nghiệp gồm:

- Tỷ số thanh toán hiện hành (Khh)

Tỷ số thanh toán hiện hành (Khh) = Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạnChỉ tiêu này cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn được trang trải bằng cáctài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạncủa các khoản nợ đó

Khi giá trị của tỷ số này giảm có nghĩa là khả năng trả nợ của doanh nghiệpgiảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng Ngược lại,khi giá trị của tỷ số này cao hơn, có nghĩa là khả năng thanh toán nợ của doanhnghiệp tăng, là dấu hiệu đáng mừng

- Tỷ số thanh toán nhanh (Knhanh)

Knhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn khoNợ ngắn hạnTài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho còn được gọi là tài sản quay vòng nhanh.Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, để đảm bảo tốt khả năng thanh toán củadoanh nghiệp thì tỷ số thanh toán nhanh duy trì ở mức tối thiểu là 1 Tuy nhiên, cònphụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

- Tỷ số thanh toán tức thời (Ktt)

Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán tức thời là hệ số thanh toán khắt khe nhất trong nhóm hệ sốthanh toán Hệ số này bằng 1 chứng tỏ là doanh nghiệp có đủ lượng tiền để thanh

Trang 25

toán các khoản nợ ngắn hạn nếu cần thiết Tuy nhiên hệ số này càng cao chưa chắc

đã tốt vì có thể doanh nghiệp không biết cách sử dụng khoản tiền mặt này sao cho

có hiệu quả để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

b Tỷ số đòn bẩy tài chính

Tỷ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ một công ty tài trợ cho hoạt độngkinh doanh của mình bằng vốn vay Nếu doanh nghiệp tăng tỷ lệ vốn vay trong cơcấu vốn có thể giúp cho hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu cao (ROE), nhưng điềunày có thể làm giảm mức độ an toàn tài chính Do vậy, tỷ số đòn bẩy tài chính giúpnhà quản trị tài chính lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý nhất cho công ty Đối với nhà đầu

tư, tỷ số đòn bẩy tài chính cho thấy được rủi ro về tài chính của công ty từ đó dẫn đếnquyết định đầu tư của mình Các tỷ số đòn bẩy tài chính thông thường là:

- Tỷ suất nợ

Tỷ suất nợ = Nợ phải trả x 100%

Tổng tài sản

Tỷ suất nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản

nợ Tỷ suất nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợcàng lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp càng thấp và khả năng tiếp nhận các khoảnvay nợ càng khó một khi doanh nghiệp không thanh toán kịp thời các khoản nợ vàhiệu quả hoạt động kém

- Tỷ suất tự tài trợ

Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu x 100%

Tổng tài sảnChỉ tiêu này cho biết giá trị tài sản được tài trợ bởi bao nhiêu phần trăm từnguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính củadoanh nghiệp Tỷ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập cao vềtài chính và ít bị sức ép bởi các chủ nợ, có thể chủ động đáp ứng nhu cầu tài trợ chomọi hoạt động SXKD

- Tỷ suất nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ này cho biết tỷ lệ nợ dài hạn chiếm bao nhiêu trong vốn chủ sở hữu

Tỷ suất nợ dài hạn trên = Nợ dài hạn

Trang 26

vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ này biểu thị tầm quan trọng của nợ dài hạn trong cấu trúc tài trợ dàihạn của công ty

c Tỷ số hiệu quả hoạt động

Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động được thiết kế để trả lời câu hỏi: Các tài sảnđược báo cáo trên bảng cân đối kế toán có hợp lý không hay là quá cao hoặc quáthấp so với doanh thu? Nếu công ty đầu tư vào tài sản quá nhiều dẫn đến dư thừa tàisản sẽ làm cho dòng tiền tự do và giá cổ phiếu giảm Ngược lại, nếu công ty đầu tưquá ít vào tài sản khiến cho không đủ tài sản hoạt động sẽ làm tổn hại đến khả năngsinh lời, và do đó, làm giảm dòng tiền tự do và giá cổ phiếu Do vậy, công ty nênđầu tư tài sản ở mức độ hợp lý Thế nhưng, như thế nào là hợp lý? Muốn biết điềunày chúng ta phân tích các tỷ số sau:

- Số vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay của khoản

phải thu khách hàng =

Doanh thu thuần bán chịu

Số dư bình quân các khoản phải thu khách hàngChỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền Trịgiá chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản phải thu càng nhanh Điềunày được đánh giá là tốt vì khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh, do vậy đáp ứngnhu cầu thanh toán nợ

- Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay củahàng tồn kho =

Giá vốn hàng bánGiá trị hàng tồn kho bình quânChỉ tiêu này đánh giá khả năng luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp.Trị giá chỉ tiêu này càng cao thì công việc kinh doanh được đánh giá là tốt, khảnăng hoán chuyển tài sản này thành tiền cao

- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanhnghiệp Trong quá trình SXKD của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vậnđộng Nó là một bộ phận vốn có tốc độ lưu chuyển nhanh so với TSCĐ Vốn lưuđộng sẽ lần lượt mang các hình thái khác nhau trong quá trình dự trữ, sản xuất, lưu

Trang 27

thông phân phối Việc quay nhanh vốn lưu động có ý nghĩa không chỉ tiết kiệm vốn

mà còn nâng cao khả năng sinh ra tiền, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp Hiệusuất sử dụng vốn lưu động được xem xét qua chỉ tiêu sau:

Số vòng quay bình quân

của vốn lưu động =

Doanh thu thuầnVốn lưu động bình quânChỉ tiêu này cho thấy số một đồng vốn lưu động bỏ ra thì đảm nhiệm baonhiêu đồng doanh thu thuần Trị giá của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn lưuđộng quay càng nhanh Đó là kết quả của việc quản lý vốn hợp lý trong các khâu dựtrữ, tiêu thụ và thanh toán, tạo tiền đề cho tình hình tài chính lành mạnh

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Tỷ số này nói lên một đồng TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần

Giá trị TSCĐ bình quân

- Hiệu suất sử dụng tài sản

Hiệu suất sử dụng tài sản đo lường một đồng tài sản tham gia vào quá trìnhsản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

Hiệu suất sử dụng

Doanh thu thuầnGiá trị tổng tài sản bình quân

d Tỷ số khả năng sinh lợi

Các tỷ số hoạt động vừa nêu chỉ phản ánh tình hình hoạt động của công tytrong một kỳ như thế nào, không thể hiện hiệu quả hoạt động SXKD của công tybởi vì các tỷ số hoạt động được tính dựa trên doanh thu bán hàng mà doanh thu thìchứa đựng chi phí mà công ty đã chi ra để sản xuất và cung cấp hàng hóa và dịch vụcho khách hàng Do đó, để nhận thức về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty nhất thiết các tỷ số sinh lợi phải được quan sát

Tỷ số khả năng sinh lời được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận với các chỉtiêu kết quả hoặc giữa lợi nhuận với phương tiện của doanh nghiệp

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận trước thuế x 100

Doanh thu thuần

Trang 28

trên doanh thu thuầnTrị giá của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả của doanh nghiệp cànglớn, đồng thời còn cho biết ngành hàng có tỷ suất lợi nhuận cao

- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời trên

tổng tài sản ( ROA) =

Lợi nhuận trước thuế

x 100Tổng giá trị tài sản bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo rabao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu ROA càng cao phản ánh khả năngsinh lời tài sản càng lớn

- Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lợi vốn

chủ sở hữu (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế

x 100Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân

Hiệu quả của toàn bộ các nguồn lực tài chính suy cho cùng thể hiện qua chỉtiêu khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này thể hiện một trăm đồng vốnđầu tư của chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cuối cùng, lợi nhuận sauthuế Trong điều kiện doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn, nhất là thôngqua thị trường tài chính, chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp càng có cơ hội tìmđược nguồn vốn mới Ngược lại, tỷ lệ này càng thấp dưới mức sinh lời cần thiếtcủa thị trường thì khả năng thu hút vốn chủ sở hữu, khả năng đầu tư vào doanhnghiệp càng khó

e Tỷ số giá trị thị trường

Các nhà đầu tư cổ phần đặc biệt quan tâm đến vài giá trị mà có ảnh hưởngmạnh đến giá thị trường của cổ phần như:

- Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

Thu nhập mỗi cổ phần là một yếu tố quan trọng nhất, quyết định giá trị của cổ phầnbởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác nó thểhiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần

Thu nhập trên mỗi

cổ phần (EPS) =

Thu nhập ròng của mỗi cổ đông thường

Số lượng cổ phần thườngThu nhập ròng của cổ đông thường được tính bằng cách lấy lãi ròng trừ đitiền lãi của cổ phần ưu đãi

Trang 29

- Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E)

Tỷ số giá thị trường trênthu nhập (P/E) =

Giá thị trường mỗi cổ phầnThu nhập mỗi cổ phần

Tỷ số P/E cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng trả cho cổ phiếu của công ty mộtmức giá gấp bao nhiêu lần thu nhập hằng năm trên một cổ phiếu Tỷ số này cao cónghĩa là các nhà đầu tư đánh giá cao khả năng sinh lợi trong tương lai của công ty

Trang 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI

2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi

2.1.1 Các thông tin chung về Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi

* Bối cảnh ra đời:

Tiền thân của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi là Nhà máy Đường NamNgãi, thuộc Công ty Đường Việt Nam Cộng hòa, do Công ty Đường Miền Namthuộc chính quyền Sài Gòn cũ khởi công xây dựng từ tháng 4 năm 1967 và hoànthành đưa vào sử dụng tháng 5 năm 1973 với công suất thiết kế 1.500 tấn mía/ngày,tổng kinh phí đầu tư là 175 triệu đồng Sau khi sản xuất được 2 vụ thì giải phóngMiền Nam (1975) Nhà máy được chính quyền Cách Mạng tiếp quản và đưa vàohoạt động trở lại, trực thuộc Liên Hiệp mía đường II

* Các giai đoạn phát triển

Lúc mới hình thành Nhà máy chỉ có 1 sản phẩm chính là đường RS, do nhucầu phát triển và để tận dụng phụ phẩm rỉ đường, nhà máy đã xây dựng phân xưởngcồn với công suất 1,2 triệu lít/năm và đưa vào hoạt động tháng 10/1977

+ Giai đoạn 1975- 1989 Nhà máy chỉ có 2 loại sản phẩm đường RS và cồnthực phẩm Mọi hoạt động sản phẩm phân phối đều theo chỉ đạo vận hành cấp trên,hàng năm lượng mía thu mua rất bấp bênh

+ Từ khi Nhà nước chuyển đổi cơ chế mới xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêubao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Nhà máy chuyểnsang hạch toán độc lập trực thuộc Liên hiệp mía đường II ( năm 1989)

+ Từ năm 1992 Nhà máy đã đầu tư mở rộng sản xuất mía đường và xây dựngcác phân xưởng sản xuất sau đường, cụ thể như sau:

Trang 31

Bảng 2.1: Danh mục các công trình đầu tư Công ty Cổ phần ĐườngQuảng Ngãi

đầu tư Công suất

Giá trị

1 Mở rộng nhà máy Đường Quảng Phú 1992 2.000TM/ngày 26 tỷ

4 Xây dựng nhà máy nước giải khát 1993 36 triệu lít/năm 40 tỷ

7 Xây dựng nhà máy đường Phổ Phong 1996 1.000 TM/ngày 120 tỷ

10 Xây dựng nhà máy đường An Khê 2001 2.000 TM/ngày 150 tỷNăm 1998 Công ty được phép của Bộ NN&PTNT nâng cấp các phân xưởngtrực thuộc thành các nhà máy, xí nghiệp hạch toán phụ thuộc Công ty

Đến ngày 28/12/2005, Công ty đã chuyển đổi hình thức sở hữu theo Quyếtđịnh số 2610/QĐ/BNN-ĐMDN ngày 30/9/2005 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT vềviệc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần Công ty ĐườngQuảng Ngãi thành Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi và chính thức hoạt động từnăm 2006

Từ khi chuyển đổi hình thức sở hữu đến nay, Công ty đã 07 lần thay đổiGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày26/02/2010

Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI Tên giao dịch đối ngoại: QUANG NGAI SUGAR JOINT STOCK COMPANY Trụ sở chính: Số 02 Nguyễn Chí Thanh, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh

Quảng Ngãi

Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi gần đây nhất vào ngày 26/02/2010: 96.133.460.000 đồng

* Ngành nghề kinh doanh

 Công nghiệp chế biến đường mật, thực phẩm, đồ uống, bao bì;

 Khai thác sản xuất chế biến và kinh doanh nước khoáng;

 Kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp và hoạt động xuất nhập khẩu;

Trang 32

 Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng;

 Xây dựng, sửa chữa, lắp đặt máy móc thiết bị, gia công chế tạo các sảnphẩm cơ khí phục vụ

 Các ngành sản xuất và dân dụng;

 Sản xuất và kinh doanh mía (mía giống và mía nguyên liệu)

2.1.2 Những thay đổi về cổ đông/vốn góp

Năm 2006 – 2009: Bằng những quyết sách linh hoạt trong định hướng

kinh doanh, củng cố bộ máy, nâng cao năng lực quản trị tài chính Công ty đã tăngvốn điều lệ từ 49.968.400.000 đồng khi thành lập lên 96.133.460.000 đồng vàocuối năm 2009 Tỷ lệ tăng 192 %

Năm 2007: Chính thức được công nhận là Công ty đại chúng theo

giấy chứng nhận số 236/ĐKCB do Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày29/11/2007

Ngày 23 tháng 6 năm 2009: Công ty Chứng khoán Đà Nẵng đã tổ chức

thoái phần vốn Nhà nước tại Công ty do Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhànước (SCIC) đại diện sở hữu Trong đó 30% (738.733 cổ phần) được bán đấu giácông khai ra bên ngòai 70% còn lại (1.723.709 cổ phần) được bán cho người laođộng của Công ty theo giá đấu thầu bình quân là 30.281 đồng/cổ phiếu

Cơ cấu cổ phần Công ty tại thời điểm 31/12/2009 :

Tổng số 9.613.346 cổ phiếu Số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 8.870.746 cổphiếu Trong đó :

* Cổ đông là người Việt Nam : 8.202.844 cổ phần, tỷ lệ 85,3 % Bao gồm :

- Cổ đông là người lao động Công ty : 7.087.066 cổ phần, tỷ lệ 73,7 %

- Cổ đông là nhà đầu tư chiến lược và khác : 1.115.778 cổ phần, tỷ lệ 11,6 %

* Cổ đông là người nước ngoài : 667.902 cổ phần, tỷ lệ 7 %

* Cổ phiếu qũy : 742.600 cổ phiếu, tỷ lệ 7,7 %

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi

ĐẠI HỘI ĐỒNG

CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Trang 33

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi

Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi được thành lập theo hình thức chuyểnthể từ DNNN thành CTCP, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp doQuốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thôngqua ngày 29/11/2005 Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu

BAN KIỂM SOÁT

TRUNG TÂM GIỐNG MÍA

NM BIA DUNG QUẤT

NM SỮA ĐẬU NÀNHVINASOY

NH CỒN RƯỢU QUẢNG NGÃI

ĐỘI THI CÔNG CƠ GIỚI

PHÂN XƯỞNG SX HƠI

Trang 34

quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực mía đường, thực phẩm

và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu tối đa hóa các khoản lợi nhuận, tạo công ănviệc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động, đảm bảo lợi ích của các

Cổ đông, đóng góp Ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh

Bộ máy lãnh đạo bao gồm:

- Hội đồng quản trị (HĐQT): HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực

hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những quyền thuộc về Đại hội đồng Cổđông HĐQT chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng Cổ đông, HĐQT Công ty hiện tại

có 09 hành viên với nhiệm kỳ tối đa 05 năm HĐQT có những nhiệm vụ :

+ Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy Công ty

+ Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển Công ty

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng Giámđốc và các cán bộ giữ chức vụ quản lý Công ty

+ Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanhhàng năm, báo cáo tài chính, quyết toán hàng năm, phương án phân phối, sử dụnglợi nhuận và phương hướng phát triển, kế hoạch hoạt động của Công ty trình Đạihội đồng Cổ đông

+ Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họp Đạihội đồng Cổ đông

+ Các qui định khác được quy định tại điều lệ Công ty

- Ban Kiểm soát: gồm có 05 thành viên trong đó 01 thành viên độc lập không

điều hành, nhiệm kỳ tối đa 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ khônghạn chế Ban Kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu có nhiệm vụ thay mặt cổđông và giúp Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá kết quả kinh doanh và hoạtdộng quản trị, điều hành của Công ty một cách khách quan nhằm đảm bảo lợi íchcủa cổ đông Cụ thể :

+ Kiểm tra sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của Công ty, kiểm tratính hợp lý và hợp pháp của các hoạt động SXKD và tài chính của Công ty, kiểm traviệc thực hiện nghị quyết, quyết định của HĐQT

Trang 35

+ Trình Đại hội đồng Cổ đông báo cáo thẩm tra các báo cáo tài chính củaCông ty, đồng thời có quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tracác vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh, hoạt động của HĐQT, Ban kiểm soát.

+ Yêu cầu HĐQT triệu tập Đại hội đồng Cổ đông bất thường trong trườnghợp xét thấy cần thiết

+ Các nhiệm vụ khác quy định tại điều lệ Công ty

- Ban Tổng Giám đốc: có nhiệm vụ tổ chức điều hành, quản lý mọi họat động

sản xuất kinh doanh của Công ty theo nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông, điều lệCông ty và tuân thủ pháp luật nhà nước Ban Tổng giám đốc có nhiệm vụ :

+ Tổ chức điều hành, quản lý mọi họat động sản xuất kinh doanh của Công

ty theo nghị quyết, quyết định của HĐQT, nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông,điều lệ Công ty và tuân thủ pháp luật nhà nước

+ Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ Công ty,

kế họach sản xuất kinh doanh hàng năm và dài hạn của Công ty

+ Ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự theo quy định

+ Báo cáo trước HĐQT tình hình họat động, kết quả sản xuất kinh doanh,chịu trách nhiệm trước HĐQT, Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những saiphạm gây tổn thất cho Công ty

+ Các nhiệm vụ khác theo quy định tại điều lệ Công ty

Công ty có 11 đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc, có tổ chức kế toán riêng, và 4 chi nhánh, văn phòng đại diện gồm :

1 Nhà máy Đường Quảng Phú

2 Nhà máy nước khoáng Thạch Bích

3 Nhà Máy Đường An Khê

4 Nhà Máy Đường Phổ Phong

5 Nhà máy Bánh kẹo Quảng Ngãi - BiscaFun

6 Nhà Máy Bia Dung Quất

7 Nhà Máy Cồn Rượu Quảng Ngãi

8 Nhà Máy Sữa đậu nành Việt Nam - VinaSoy

Trang 36

9 Nhà Máy Nha

10 Trung Tâm Giống Mía Quảng Ngãi

11 Xí Nghiệp Cơ khí và Xây Lắp

12 Chi nhánh công ty Thành Phát tại Đà Nẵng

13 Công ty Thương mại Thành Phát

14 Văn phòng Đại diện tại Hà Nội

15 Chi nhánh công ty Thành Phát tại Tp Hồ Chí Minh

2.2 Thực trạng hoạt động quản trị tài chính tại Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi

2.2.1 Quy chế tài chính của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi

Việc quản lý tài chính của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi được quyđịnh tại Quy chế tài chính Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi ban hành theoquyết định số 67 ngày 11 tháng 11 năm 2008 của HĐQT Công ty Quy chế này chiphối mọi hoạt động tài chính tại Công ty

Phân cấp quản lý giữa Công ty và đơn vị trực thuộc

- Các đơn vị phụ thuộc Công ty không có vốn và tài sản riêng Toàn bộ vốn

và tài sản tại đơn vị phụ thuộc thuộc sở hữu của Công ty

- Công ty giao vốn và các nguồn lực khác cho các đơn vị trực thuộc phùhợp với nhiệm vụ kinh doanh của từng đơn vị và phương án sử dụng vốn củaHĐQT phê duyệt

- Phòng Tài chính - Kế toán Công ty chịu trách nhiệm trực tiếp theo dõi vàtham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty việc điều hành vốn toàn Công ty

- Công ty thực hiện việc tổ chức và tiêu thụ sản phẩm đường và mật rỉ do cácNhà máy đường của Công ty sản xuất; các sản phẩm còn lại Tổng Giám đốc ủyquyền cho Giám đốc các đơn vị tự tìm kiếm khách hàng và tiêu thụ

- Trường hợp đơn vị trực thuộc góp vốn vào doanh nghiệp khác thì Công ty

là chủ sở hữu và quản lý phần vốn góp này

- Một số đơn vị trực thuộc cũng có sự huy động nguồn vốn vay ngắn hạnbên ngoài nhưng dưới sự uỷ quyền của Tổng giám đốc Công ty

Trang 37

Quản lý vốn bằng tiền:

- Đầu tuần các phòng ban Công ty và các Đơn vị trực thuộc lập kế hoạchthu, chi tiền trong tuần và gửi phòng Tài chính - Kế toán Công ty để cân đối và điềuhoà vốn trong Công ty

- Số tiền mặt tồn quỹ tối đa cuối ngày đối với quỹ Công ty là 200 triệu đồng,

đối với đơn vị trực thuộc là 50 triệu đồng Khi vượt định mức các đơn vị nộp vàoquỹ Công ty để Công ty cân đối và nộp vào tài khoản tiền gửi ở Ngân hàng

- Mọi khoản chi đều tập trung tại Phòng Kế toán Công ty, các đơn vị trựcthuộc chỉ chi những khoản như lương cho cán bộ công nhân viên, chi các khoản chiphí quản lý phục vụ cho xí nghiệp, chi mua sắm vật tư, dịch vụ đối với những nhucầu có giá trị nhỏ hơn 20 triệu đồng Kiểm soát chi được khống chế qua kế hoạchngân sách đã được phê duyệt

- Mọi khoản thanh toán phát sinh tại các đơn vị theo hình thức chuyển khoảnqua Ngân hàng không được thực hiện thông qua tài khoản cá nhân của đơn vị màphải thực hiện tại phòng Tài chính - Kế toán Công ty

Quản lý các khoản phải thu

Phòng Kế toán Công ty và các Đơn vị trực thuộc có trách nhiệm mở sổ vàghi sổ kế toán theo dõi quản lý nợ phải thu Việc đối chiếu công nợ phải thu khôngchặt chẽ, báo cáo tình hình nợ khó đòi không kịp thời, thiếu trung thực làm thấtthoát vốn thì phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Công ty, HĐQT Công ty

và pháp luật Nhà nước

Quản lý hàng tồn kho

- Công ty đứng ra mua sắm một số loại vật tư hàng hoá, sau đó phân cấpxuống cho các đơn vị trực thuộc gồm các loại vật tư sau: vật tư nhập khẩu; vật tư dựphòng - thay thế, vật tư có đặc tính chung, vật tư có giá trị lớn; nguyên vật liệuchính, bao bì có đặc tính chung có giá trị lớn Các loại vật tư còn lại Công ty uỷquyền cho các đơn vị mua

Trang 38

- Hàng tháng, quý (tuỳ theo đặc điểm yêu cầu cung ứng) phải lập kế hoạchmua sắm vật tư trình Tổng Giám đốc Công ty (đối với phần Công ty mua) hoặcGiám đốc đơn vị phê duyệt (đối với phần Công ty uỷ quyền)

- Đối với các loại vật tư các đơn vị được uỷ quyền mua, các đơn vị trựcthuộc tập hợp nhu cầu về vật tư cần thiết cho quá trình sản xuất, lên một kế hoạchmua sắm vật tư trong năm tới, trong đó nêu rõ chủng loại, số lượng và giá trị ướctính để tập hợp vào kế hoạch ngân sách, sau khi được phê duyệt các đơn vị lập cácđơn hàng vật tư được phân theo chủng loại và nhu cầu của từng bộ phận sản xuấtnhỏ của đơn vị Vật tư khi được cung cấp cho các phân xưởng sản xuất, hàng thángcác phân xưởng dựa vào tiêu hao thực tế vật tư trong tháng, lập bảng thanh lý trìnhlãnh đạo đơn vị phê duyệt, nộp cho phòng tài chính kế toán của đơn vị để tính giáthành sản phẩm

- Việc xác định hàng tồn kho được thực hiện vào ngày 31 tháng 12 hàng nămdựa vào sổ sách kế toán của từng đơn vị hợp nhất lại để xác định hàng tồn kho củaCông ty, công tác kiểm kê hàng tồn kho cũng được thực hiện hàng năm theo quyđịnh của Bộ Tài chính, xác định hàng tồn đọng không sử dụng dựa trên cơ sở nhữngvật tư tồn kho từ 3 năm trở lên và được xác định không có nhu cầu sử dụng trongtương lai, vật tư này sẽ được tiến hành thanh lý theo luật định

Phân phối lợi nhuận:

- Lợi nhuận của Công ty sau khi bù lỗ năm trước được phân phối như sau:+ Bù đắp khoản lỗ của các năm trước

Trang 39

+ Trừ các khoản chi phí không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thunhập chịu thuế

+ Chi thù lao cho HĐQT và Ban kiểm soát theo mức ấn định của Đại hộiđồng Cổ đông thường niên

+ Trích quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi do HĐQT đềnghị mức trích cụ thể và được Đại hội đồng Cổ đông thông qua hàng năm

+ Trích 5% quỹ dự phòng tài chính, khi số dư bằng 10% vốn điều lệ củaCông ty thì không trích nữa

+ Phần lợi nhuận sau thuế còn lại sẽ dùng để chia cổ tức hoặc bổ sung vốnkinh doanh nếu được Đại hội đồng Cổ đông chấp nhận

- Về cơ chế phân phối lợi nhuận giữa Công ty và các đơn vị trực thuộc: Cácđơn vị trực thuộc chuyển lợi nhuận hàng năm về Công ty trên cơ sở số vốn đượccấp và tỷ lệ điều tiết lợi nhuận được Đại hội đồng Cổ đông thông qua

2.2.2 Việc tổ chức thực hiện chức năng quản trị tài chính tại Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi

Đến năm 2009 đã là năm thứ tư Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi hoạtđộng theo hình thức CTCP, tuy nhiên cơ chế hoạt động và quản trị tại Công ty vẫnkhông mấy thay đổi Các thành viên của HĐQT, Ban Tổng Giám đốc và Kế toántrưởng, những người giữ nhiệm vụ quản lý trong giai đoạn trước cổ phần hoá thì khidoanh nghiệp chuyển đổi thành CTCP tiếp tục giữ nguyên chức vụ, nếu có thay đổithì có chăng cũng là hoán đổi vị trí cho nhau Lãnh đạo doanh nghiệp không thayđổi thì tư duy, trình độ quản lý và điều hành doanh nghiệp cũng ít có khả năng thayđổi Hơn nữa, tuy Công ty đã chính thức được công nhận là CTCP đại chúng nhưngxét cơ cấu sở hữu của Công ty vẫn thiếu các nhà đầu tư chiến lược có thể tạo ảnhhưởng đến quyết sách của Công ty Từ đó, cho thấy việc điều hành quản lý doanhnghiệp hiện nay chưa tương thích với đặc điểm của loại hình CTCP hoạt động trongnền kinh tế thị trường Gần đây có những dấu hiệu không lành mạnh trong hoạtđộng quản lý, đó là Công ty đã bị xử phạt do vi phạm pháp luật về thuế trong 2 năm

2008 và năm 2010 Khi là DNNN, nếu Ban Giám đốc vi phạm thì bị xử lý hành

Trang 40

chính như cho thôi giữ chức vụ hay chuyển công tác nhưng doanh nghiệp vẫn tồntại với Ban Giám đốc mới Khi là CTCP thì sai lầm của Ban Giám đốc sẽ làm giảmlòng tin của cổ đông và phải trả giá vì giá trị cổ phiếu của công ty sẽ giảm, thậm chímất hết giá trị như trường hợp cổ phiếu của Enron giảm từ 69 USD xuống còn 27cent trong vòng vài ngày

Do công tác quản lý và điều hành chung của Công ty ít thay đổi nên tư duyquản lý doanh nghiệp của các Giám đốc điều hành vẫn còn mang đặc trưng củaDNNN Tư duy quản lý luôn có ảnh hưởng quyết định đến quá trình tổ chức thựchiện mục tiêu trong bất kỳ tổ chức nào trong nền kinh tế Tại Công ty chức năng -nhiệm vụ của Giám đốc tài chính mặc nhiên giao cho một Phó Tổng Giám đốc phụtrách tài chính kiêm Kế toán trưởng Để hiểu rõ hơn về thực trạng tổ chức thực hiệnchức năng quản trị tài chính tại Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi ta xem xét sơ

đồ tổ chức quản lý của Công ty như sau:

Ngày đăng: 06/10/2018, 08:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, “Báo cáo ngành thực phẩm - đồ uống - mía đường”, địa chỉ website:http://www.bsc.com.vn/ , ngày truy cập 15/01/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báocáo ngành thực phẩm - đồ uống - mía đường
[2] Grant Thornton Việt Nam, “Đầu tư vào Doanh nghiệp chưa niêm yết ở Việt Nam. Quan điểm và triển vọng đầu tư. Khảo sát tháng 11 năm 2009”, địa chỉ website: http://www.gt.com.vn/ , ngày truy cập 14/11/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư vào Doanh nghiệp chưa niêm yết ở ViệtNam. Quan điểm và triển vọng đầu tư. Khảo sát tháng 11 năm 2009
[3] TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê [4] TS. Nguyễn Thanh Liêm (2007), Quản trị tài chính, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp", NXB Thống kê[4] TS. Nguyễn Thanh Liêm (2007), "Quản trị tài chính
Tác giả: TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê [4] TS. Nguyễn Thanh Liêm
Nhà XB: NXB Thống kê[4] TS. Nguyễn Thanh Liêm (2007)
Năm: 2007
[5] Nguyễn Duy Lương (2008), Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết tại Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết tạiViệt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Duy Lương
Năm: 2008
[6] PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2009), Phân tích tài chính công ty cổ phần, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính công ty cổ phần
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Năng Phúc
Nhà XB: NXBTài chính
Năm: 2009
[7] Võ Thị Quý (2002), Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chínhcủa các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá
Tác giả: Võ Thị Quý
Năm: 2002
[8] Nguyễn Hải Sản (2001), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê [9] TS Trương Bá Thanh, (2001), Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2), NXBGiáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính doanh nghiệp", NXB Thống kê[9] TS Trương Bá Thanh, (2001), "Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2)
Tác giả: Nguyễn Hải Sản (2001), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê [9] TS Trương Bá Thanh
Nhà XB: NXB Thống kê[9] TS Trương Bá Thanh
Năm: 2001
[10] PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp hiện đại
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ
Nhà XB: NXBThống kê
Năm: 2005
[11] PTS. Nguyễn Quang Thu (1999), Quản trị tài chính căn bản, NXB Giáo dục [12] Hường Vy - Ngọc Châu , “Lãi suất tiết kiệm chạm mốc 18,6% mỗi năm”, địachỉ website: http://www.vnexpress.net, ngày truy cập 11/6/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính căn bản", NXB Giáo dục[12] Hường Vy - Ngọc Châu , “Lãi suất tiết kiệm chạm mốc 18,6% mỗi năm
Tác giả: PTS. Nguyễn Quang Thu
Nhà XB: NXB Giáo dục[12] Hường Vy - Ngọc Châu
Năm: 1999

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w