trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức thi đua tích cực đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc tìm hiểu tư tưởng xây dựng con người trong bản Di chúc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị to lớn đối với phát huy nhân tố con người của Đảng ta hiện nay và góp phần làm nổi bật ý nghĩa, giá trị lịch sử lớn lao bản Di chúc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta. Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Thế giới đã và sẽ còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi trong kho tàng văn hoá của nhân loại”(1). Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết những giá trị tư tưởng lớn lao và định hướng đúng con đường cách mạng Việt Nam đã đi và sẽ đến. Sức sống lớn lao của Di chúc, ánh sáng kỳ diệu toả ra trong toàn bộ Di chúc đó là tư tưởng xây dựng con người mang đậm tính nhân văn, nhân đạo và đầy giá trị nhân bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định toàn bộ những việc lớn của xã hội, của cách mạng đều gắn với con người, cho nên Người viết: “Đầu tiên là công việc đối với con người”(2) và Người đã gạch chân hai chữ “con người” bằng mực đỏ ở bản Di chúc viết tay (tháng 5 năm 1968). Suốt cuộc đời đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công việc đối với con người là mục tiêu quan trọng, lớn lao và cao cả của cả đời mình, không phải đến Di chúc Người mới đặt vấn đề công việc xây dựng con người. Ngay từ khi tìm đường cứu nước, Người cho rằng mỗi xã hội đều có các công việc đối với con người. Đó là công việc tạo ra một kiểu người cho xã hội đó. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các xã hội có những kiểu người đại diện cho nó. Còn xã hội mới phải có kiểu người cách mạng, đó là con người mới xã hội chủ nghĩa.
TƯ TƯỞNG XÂY DỰNG CON NGƯỜI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG BẢN DI CHÚC LỊCH SỬ Trung tá, Ths. HÀ ĐỨC LONG Học viện Chính trị quân sự rong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức thi đua tích cực đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc tìm hiểu tư tưởng xây dựng con người trong bản Di chúc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị to lớn đối với phát huy nhân tố con người của Đảng ta hiện nay và góp phần làm nổi bật ý nghĩa, giá trị lịch sử lớn lao bản Di chúc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta. Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Thế giới đã và sẽ còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi trong kho tàng văn hoá của nhân loại”(1). Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết những giá trị tư tưởng lớn lao và định hướng đúng con đường cách mạng Việt Nam đã đi và sẽ đến. Sức sống lớn lao của Di chúc, ánh sáng kỳ diệu toả ra trong toàn bộ Di chúc đó là tư tưởng xây dựng con người mang đậm tính nhân văn, nhân đạo và đầy giá trị nhân bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. T Trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định toàn bộ những việc lớn của xã hội, của cách mạng đều gắn với con người, cho nên Người viết: “Đầu tiên là công việc đối với con người”(2) và Người đã gạch chân hai chữ “con người” bằng mực đỏ ở bản Di chúc viết tay (tháng 5 năm 1968). Suốt cuộc đời đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công việc đối với con người là mục tiêu quan trọng, lớn lao và cao cả của cả đời mình, không phải đến Di chúc Người mới đặt vấn đề công việc xây dựng con người. Ngay từ khi tìm đường cứu nước, Người cho rằng mỗi xã hội đều có các công việc đối với con người. Đó là công việc tạo ra một kiểu người cho xã hội đó. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các xã hội có những kiểu người đại diện cho nó. Còn xã hội mới phải có kiểu người cách mạng, đó là con người mới xã hội chủ nghĩa. Vấn đề xây dựng con người trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tình yêu thương đối với tất cả mọi tầng lớp trong xã hội, từ các cháu thiếu nhi, các thanh niên, phụ nữ đến các cụ già. Điều đó đã dẫn Người đến lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và tập trung là giải phóng con người, để mang các giá trị chân chính của con người trả lại cho người. Trên tờ báo “Người cùng khổ” số 1, ngày 1/4/1922, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Báo “Người cùng khổ” nhằm chiến đấu giải phóng những người bị áp bức, nhân dân bản xứ, giải phóng loài người. Đến năm 1949 khi giải thích về mối quan hệ “đối với người”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước, rộng nữa là cả loài người. Trừ bọn việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những người khác thì ta phải yêu qúy, kính trọng, giúp đỡ”(3). Trong Di chúc, Người đã căn dặn phải có một chính sách đặc biệt đối với mọi tầng lớp nhân dân đã vì Tổ quốc mà gặp những tai nạn rủi ro. Phải tạo điều kiện để toàn bộ những thanh niên, phụ nữ, thương binh, bệnh binh có một cuộc sống tốt đẹp sau khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc thắng lợi. Tình thương bao la của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ với các anh hùng, liệt sĩ, cán bộ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong, đối với cha mẹ, vợ con của thương binh, những gia đình có công với cách mạng, mà ngay cả đối với các nạn nhân chiến tranh, đối với những người lầm đường lạc lối, những người thiếu tu dưỡng . Người cũng tìm cách phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của họ. Người căn dặn: “Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ .thì nhà nước phải vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện”(4). Tư tưởng xây dựng con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong Di chúc mang đậm chủ nghĩa nhân văn cách mạng ngời sáng lý tưởng cộng sản. Người không thương con người như sự ban ơn, Người tìm cách giúp đỡ mọi người làm cho cái xấu phải mất dần đi và cái tốt, cái đẹp phải được nảy nở như hoa mùa xuân. Người tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân. Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân là một lực lượng khổng lồ, sức mạnh vô địch chiến đấu và nhất định chiến thắng mọi hư hỏng, lỗi thời, lạc hậu trong xã hội để xây dựng một xã hội tươi sáng, văn minh và văn hoá nhất. Cho nên, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Nước lấy dân làm gốc . gốc có vững, cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”(5). Mọi cán bộ, đảng viên của Đảng phải luôn thấu triệt: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, thì dân mới yêu ta, kính ta”(6). Biểu hiện giá trị đặc sắc tư tưởng xây dựng con người trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân, sự quan tâm sâu sắc đến lợi ích của từng con người và lợi ích của cả cộng đồng. Sinh thời, Người chống chủ nghĩa cá nhân, nhưng Người rất tôn trọng lợi ích, sở thích cá nhân. Người viết: “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân. Mỗi người đều có tính cách riêng, đời sống của bản thân và gia đình mình”. Người khuyên mọi người hãy tự sức mình vươn lên, giải quyết hài hoà lợi ích cá nhân và tập thể, lấy lợi ích cộng đồng, tập thể làm trọng. Trong Di chúc, Người không quên dặn dò các thế hệ sau này phải bảo vệ hệ sinh thái cho đa dạng, cân bằng, vì lợi ích của con người, qua ý tưởng Người đề xuất trồng cây lên những nơi chôn cất tro của Người. Tư tưởng xây dựng con người bao trùm, quan trọng nhất được thể hiện trong Di chúc đó là sự quan tâm đến người cộng sản, đến Đảng, đến việc bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho đời sau. Đây thực sự là nét độc đáo trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tháng 5/1968 khi soạn Di chúc, Người không chỉ viết: đầu tiên là công việc đối với con người, mà Người còn viết rằng: Theo ý tôi việc làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng. Quan tâm đến Đảng đầu tiên, hướng đến việc hoàn thiện công việc lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nêu lên ý nghĩa sâu sắc trong việc xây dựng từng đảng viên của Đảng, để Đảng thực sự vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Trong Di chúc vấn đề xây dựng đội ngũ đảng viên của Đảng, Người đã sử dụng nhiều lần cụm từ “đoàn kết” theo Người “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta, hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”(7). Đoàn kết vừa là phạm trù đạo đức, là truyền thống tinh hoa của dân tộc ta, vừa là yếu tố cơ bản nhất tạo nên sự gắn kết chặt chẽ từng đảng viên xây đắp nên sự thống nhất trong toàn Đảng. Ở nước ta xây dựng xã hội mới theo hướng lấy con người làm trung tâm, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Lý tưởng của Đảng là chống áp bức, bóc lột, mang những giá trị chân chính của con người trả lại cho con người. Với lý tưởng tiên tiến và đạo đức cao đẹp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu nhân cách người cộng sản phải trở thành biểu tượng trung tâm của xã hội mới. Đó là những con người biết đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết và trước hết. Đó là những con người thắng không kiêu bại không nản, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thực và dũng cảm. Đó là những con người có văn hoá, xung phong gương mẫu làm trước thiên hạ và hưởng bổng lộc sau thiên hạ, những con người phải chịu trách nhiệm trước cái đói, cái ốm, cái rét của nhân dân, với suy nghĩ và hành động cái gì có hại cho Đảng, cho dân thì kiên quyết chống lại. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Mỗi đảng viên và cán bộ, phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng . phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(8). Là những người lãnh đạo nhân dân xây dựng xã hội lấy con người làm trung tâm, nếu người lãnh đạo không trong sạch, không có năng lực, không có phương pháp tiên tiến, không khoan dung, độ lượng chắc chắn không thể ngang tầm với tình cảm và trí tuệ của nhân dân. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, nếu người lãnh đạo sai lầm về đường lối, hẹp hòi, yếu kém về đạo đức, về chuyên môn sẽ đưa đến kém hiệu quả trong công việc, thiếu dân chủ, chuyên quyền độc đoán, thiếu tính nhân văn trong quá trình xây dựng xã hội mới. Trong thực tiễn xã hội hiện nay không ít người có chức, có quyền được dân bầu lên lầm tưởng rằng mình có quyền đứng trên các giá trị đạo đức của nhân dân, tự cho mình cái quyền “chăn dân”, “trị dân”, “hưởng dân” theo lối tư duy phong kiến trước đây. Theo lời căn dặn trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề xây dựng con người phải tuân theo sự phát triển của cuộc sống, của cách mạng, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Đó là “chiến lược trồng người” thể hiện ở việc quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, là một việc rất quan trọng và cần thiết, và phải đào tạo cho được những chủ nhân tương lai hội tụ đầy đủ vừa có đức, vừa có tài, “vừa hồng, vừa chuyên”. Trong Di chúc, vấn đề xây dựng con người theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nổi bật lên là sự quan tâm của Người đối với phụ nữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên nêu lên và thực thi tư tưởng giải phóng phụ nữ, bình đẳng giới, cũng như đánh giá đầy đủ đúng đắn về vị trí, vai trò của phụ nữ đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Người chỉ rõ: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một công cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”(9). Dân tộc ta, nhân dân ta và bè bạn quốc tế hết sức xúc động, cảm phục khi thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến xây dựng con người, vì con người, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về mình quá ít. Người chỉ suốt đời nghĩ cho dân, cho nước, cả đời không gợn chút riêng tư, “ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc, chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa” (Tố Hữu). Người viết trong Di chúc: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức phúng viếng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”(10). Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Hồ Chí Minh là người của chủ nghĩa nhân đạo theo ý nghĩa đầy đủ nhất . Hồ Chí Minh luôn luôn sống trong cuộc đời và đúng như câu phương ngôn mà Mác ưa thích, không có cái gì thuộc về con người đối với Hồ Chí Minh lại là xa lạ”(11) và lịch sử đã khắc ghi Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự hiện thân của tinh hoa văn hoá dân tộc Việt Nam và nhân loại, và mọi người dân Việt Nam, nhân dân lao động tiến bộ trên toàn thế giới đều thấy có phần mình trong con người Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta, nhân dân ta đã giành những thắng lợi hết sức to lớn. Thực hiện tư tưởng xây dựng con người trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến hành thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm giải quyết một bước các công việc của con người, vì con người, vì sự phồn vinh của xã hội, hạnh phúc của mỗi cá nhân con người. Ánh sáng của Di chúc nói chung, tư tưởng xây dựng con người trong Di chúc nói riêng đang tiếp tục soi sáng các mục tiêu, những bước đường cách mạng của nhân dân, dân tộc ta tới bến bờ vinh quang, hạnh phúc; xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ./. Ghi chú: (1) Võ Nguyên Giáp, “Thế giới sẽ đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi”, Tạp chí Triết học, số 1, tháng 3, năm 1991, tr.3. (2), (4), (7), (8), (9), (10), Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, BCHTWĐCSVN, ngày 24/8/1989, tr.18, 42,35,36, 42, 16. (3) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.644. (5), (6) Hồ Chí Minh tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960, tr.290 - 291 và 251. (11) Hồ Chí Minh về dựng nước và giữ nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000, tr.277. . là tư tưởng xây dựng con người mang đậm tính nhân văn, nhân đạo và đầy giá trị nhân bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. T Trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh. cảm phục khi thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến xây dựng con người, vì con người, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về mình quá ít. Người chỉ suốt