1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh

76 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 540 KB

Nội dung

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, chính sách cho vay hộ đã nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và nhận thức của người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giảm dần khoảng cách giữa các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa với các khu vực đồng bằng, thành thị, vùng công nghiệp tập trung. Để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư cho vay trực tiếp tới hộ. Sau gần 20 năm, tín dụng ngân hàng đã thực sự góp phần đổi mới đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân. Đổi lại, cho vay hộ đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho NHNo&PTNT Hà Tĩnh. Chiếm hơn 80% trong tổng dư nợ, cho vay hộ thực sự là một hoạt động quan trọng mà Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua,NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển của các hộ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động cho vay hộ vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay hộ. Nhận thức được điều đó, em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Đây là một đề tài thuộc thể loại quản lý kinh tế, do đó, trong quá trình nghiên cứu và thể hiện phải luôn gắn lý luận với thực tiễn, thông qua sử dụng các công cụ về phân tích, so sánh, dự báo, thống kê một cách lôgíc và khoa học. Trong quá trình nghiên cứu, cũng cần tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan, cũng như các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước gắn với tình hình thực tế tại Hà Tĩnh để có căn cứ đề xuất những giải pháp khả thi. Trong khuôn khổ của một chuyên đề tốt nghiệp, em tập trung nghiên cứu một số điểm trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tĩnh, trong đó trọng tâm là hoạt động cho vay hộ sản xuất từ năm 2005 đến nay. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, sơ đồ bảng biểu và tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề gồm 3 phần chính sau đây: Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Tĩnh Chương II: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ở NHNo&PTNT Hà Tĩnh Chương III: Định hướng và giải pháp của NHNo&PTNT Hà Tĩnh về việc cho vay hộ sản xuất Đề tài này được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyền Ngọc Huyền và các anh chị làm việc tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh nói chung và Phòng Kế hoạch – Kinh doanh, Phòng Kế toán – Ngân quỹ nói riêng. Do thời gian được thực tập tại Ngân hàng không nhiều cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cũng như các cán bộ của NHNo&PTNT Hà Tĩnh để em có thể hoàn thiện bài viết có tính thực tiễn cao hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT HÀ TĨNH 3

1 Giới thiệu NHNo&PTNT Hà Tĩnh 3

2 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Tĩnh 3

2.1 Khi mới thành lập 3

2.2 Giai đoạn 1991 – 1996 4

2.3 Giai đoạn 1997 – 2002 6

2.4 Giai đoạn 2002 đến nay 8

3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng 9

3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Giám đốc 10

3.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng phòng 10

3.3.1 Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo 10

3.3.2 Phòng Kế hoạch – Kinh doanh 10

3.3.3 Phòng Kinh doanh ngoại hối 11

3.3.4 Phòng Kế toán ngân quỹ 11

3.3.5 Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ 12

3.3.6 Phòng Hành chính – nhân sự 12

3.3.7 Phòng Điện toán 13

3.3.8 Phòng Dịch vụ và Marketing 13

4 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tĩnh 14

4.1 Hoạt động huy động và sử dụng vốn 14

4.1.1 Về hoạt động huy động vốn 14

4.1.2 Về hoạt động cho vay và đầu tư 16

4.2 Các hoạt động khác 18

4.2.1 Các dịch vụ của Ngân hàng 18

Trang 2

4.2.2 Công tác kế toán ngân quỹ 19

4.2.3 Công tác kiểm tra, kiểm soát 19

3.3 Kết quả và hiệu quả các hoạt động kinh doanh 19

5 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay hộ sản xuất 21 5.1 Cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng 21

5.2 Đặc điểm nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, sản xuất nhỏ lẻ 21

5.3 Các chính sách về cho vay hộ sản xuất 22

5.4 Đặc điểm tổ chức của NHNo&PTNT Hà Tĩnh 23

5.5 Chất lượng nhân lực, đặc biệt là cán bộ tín dụng 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT Ở NHNo&PTNT HÀ TĨNH 27

1 Kết quả cho vay trực tiếp tới hộ sản xuất của NHNo&PTNT Hà Tĩnh 27

1.1 Giai đoạn 1991 – 1998 27

1.2 Giai đoạn 1999 – 2004 29

2 Phân tích, đánh giá các giải pháp mà NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã thực hiện trong công tác cho vay hộ sản xuất 39

2.1 Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp uỷ, chính quyền địa phương và đoàn thể 39

2.2 Tổ chức điều tra, khảo sát thị trường: 40

2.3 Tích cực chủ động tham gia các chương trình của địa phương có liên quan 40

2.4 Thành lập mạng lưới tổ vay vốn 41

2.6 Thực hiện công tác cán bộ 42

2.7 Thường xuyên có sự phối kết hợp giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với Hội Nông dân và Hội Phụ nữ 43

2.7.1 Sự kết hợp giữa Hội Nông dân với NHNo&PTNT Hà Tĩnh 43

2.7.2 Sự kết hợp giữa Hội Phụ nữ và NHNo&PTNT Hà Tĩnh 44

3 Ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân 45

3.1 Ưu điểm 45

Trang 3

3.1.1 Cho vay kinh tế hộ góp phần giúp người dân mở rộng sản xuất 45

3.1.2 Cho vay kinh tế hộ góp phần vào sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo 46

3.1.3 Cho vay hộ đã tạo nên mối gắn kết giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với các tổ chức Hội, giúp hoạt động của tổ chức Hội thêm phong phú và hữu ích 47

3.1.4 Do tác động cho vay hộ sản xuất đã buộc NHNo&PTNT Hà Tĩnh phải nâng cao chiến lược cho vay hộ để mở rộng hoạt động, phục vụ và đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế 47

3.1.5 Cho vay hộ đã phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp và nông thôn 48

3.1.6 Tiềm lực kinh tế và khả năng sản xuất của kinh tế hộ không ngừng được nâng cao 49

3.2 Nhược điểm 50

3.2.1 Định kỳ trả nợ vẫn còn cứng nhắc 50

3.2.2 Vốn tín dụng còn mang tính dàn trải đều trên diện rộng 50

3.2.3 Công tác thu hồi nợ chưa đạt hiệu quả cao Rủi ro trong vốn tín dụng cho vay hộ sản xuất vẫn luôn tiềm ẩn 50

3.2.4 Công tác kiện toàn tổ trưởng tổ vay vốn vẫn còn nhiều vấn đề 51

3.3 Nguyên nhân của các nhược điểm 51

3.3.1.Công tác cán bộ còn nhiều bất cập 51

3.3.2 Thủ tục vay vốn còn rườm rà và cứng nhắc 52

3.3.3 Sự phối kết hợp giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với các cấp chính quyền địa phương chưa thật chặt chẽ 53

3.3.4 Công tác thẩm định dự án cho vay chưa tốt 54

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHNo&PTNT HÀ TĨNH VỀ VIỆC CHO VAY HỘ SẢN XUẤT 55

1 Định hướng của NHNo&PTNT Hà Tĩnh về việc cho vay hộ sản xuất 55

2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất 57

Trang 4

2.1 Tăng cường và làm tốt hơn nữa công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ

tín dụng 57

2.2 Tuyên truyền, đổi mới hình thức huy động vốn 59

2.3 Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm 62

2.4 Phải có sư ràng buộc và kết hợp giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh và các cấp chính quyền 63

2.5 Mở rộng đầu tư tín dụng có trọng điểm 63

2.6 Đổi mới và đơn giản thủ tục vay vốn 64

2.7 Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tổ vay vốn 64

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

2 NHPTNo: Ngân hàng phát triển nông nghiệp

3 NHNo: Ngân hàng nông nghiệp

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 1 Vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế 16

Bảng 2: Dư nợ theo thành phần kinh tế 17

Bảng 3: Nợ quá hạn và nợ xấu các năm 18

Bảng 4: Biến động nguồn vốn huy động qua các năm 19

Bảng 5: Chi phí huy động vốn qua các năm 20

Bảng 6: Tổng thu nhập bình quân đầu người của các cán bộ 20

Bảng 7: Kết quả cho vay một số ngành nghề sản xuất của NHNo&PTNT Hà Tĩnh giai đoạn 1991 -1998 27

Bảng 8: Kết quả cho vay môt số ngành nghề sản xuất của NHNo&PTNT Hà Tĩnh giai đoan 1999 – 2004 29

Bảng 9: Tình hình dư nợ hộ SXKD qua các năm 2005-2008 33

Bảng 10: Bình quân dư nợ một hộ thời kỳ 2005-2008 34

Bảng 11: Dư nợ cho vay đối với một số chương trình kinh tế tại

địa phương năm giai đoạn 2005 -2008 34

Bảng 12: Tổng hợp dư nợ một số chương trình kinh tế tại địa phương qua các năm 37

Bảng 13: Tình hình nợ quá hạn một số chương trình kinh tế tại địa phương qua các năm 38

Trang 7

MỞ ĐẦU

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủtrương, chính sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn Đặc biệt, chính sách chovay hộ đã nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và nhận thức của người dân, gópphần xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giảm dần khoảng cách giữa cácvùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa với các khu vực đồng bằng, thành thị,vùng công nghiệp tập trung

Để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tại địaphương, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư cho vay trực tiếp tới hộ Saugần 20 năm, tín dụng ngân hàng đã thực sự góp phần đổi mới đời sống kinh tế - xãhội tại địa phương, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân Đổi lại,cho vay hộ đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho NHNo&PTNT

Hà Tĩnh Chiếm hơn 80% trong tổng dư nợ, cho vay hộ thực sự là một hoạt độngquan trọng mà Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm

Nhận thức được điều đó, trong những năm qua,NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã thựchiện nhiều biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển của các hộ sảnxuất kinh doanh Tuy nhiên, hoạt động cho vay hộ vẫn còn nhiều hạn chế, khuyếtđiểm, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay hộ

Nhận thức được điều đó, em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh” làm đề tài tốt nghiệp của mình.

Đây là một đề tài thuộc thể loại quản lý kinh tế, do đó, trong quá trình nghiêncứu và thể hiện phải luôn gắn lý luận với thực tiễn, thông qua sử dụng các công cụ

về phân tích, so sánh, dự báo, thống kê một cách lôgíc và khoa học Trong quá trìnhnghiên cứu, cũng cần tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan, cũng như các quanđiểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước gắn với tình hình thực tế tại HàTĩnh để có căn cứ đề xuất những giải pháp khả thi

Trong khuôn khổ của một chuyên đề tốt nghiệp, em tập trung nghiên cứu một sốđiểm trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tĩnh, trong đó trọng tâm làhoạt động cho vay hộ sản xuất từ năm 2005 đến nay

Trang 8

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, sơ đồ bảng biểu và tàiliệu tham khảo, nội dung của chuyên đề gồm 3 phần chính sau đây:

Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Tĩnh

Chương II: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ở NHNo&PTNT Hà Tĩnh

Chương III: Định hướng và giải pháp của NHNo&PTNT Hà Tĩnh về việc cho

vay hộ sản xuất

Đề tài này được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS NguyềnNgọc Huyền và các anh chị làm việc tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh nói chung vàPhòng Kế hoạch – Kinh doanh, Phòng Kế toán – Ngân quỹ nói riêng

Do thời gian được thực tập tại Ngân hàng không nhiều cũng như kiến thức cònnhiều hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sựgóp ý của các thầy cô giáo cũng như các cán bộ của NHNo&PTNT Hà Tĩnh để em

có thể hoàn thiện bài viết có tính thực tiễn cao hơn

Em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, tháng 4 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Phan Thị Thanh Hoa

Trang 9

CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA NHNo&PTNT HÀ TĨNH

1 Giới thiệu NHNo&PTNT Hà Tĩnh

Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Hà Tĩnh.Tên viết tắt: NHNo&PTNT Hà Tĩnh

Giám đốc Ngân hàng: Đồng chí Võ Văn Chân

Trụ sở chính: số 1 – Phan Đình Phùng – Thành phố Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh

NHNo&PTNT Hà Tĩnh là đơn vị thành viên cấp I trong hơn 100 chi nhánh của

NHNo&PTNT Việt Nam

Tiền thân của NHNo&PTNT Hà Tĩnh là Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp HàTĩnh được thành lập theo quyết định số 115/NH – QĐ ngày 24 tháng 8 năm 1991của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Hiện nay, Ngân hàng quản lý 13 Chi nhánh loại III trực thuộc, đó là các chinhánh tại: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Thị xã Hồng Lĩnh, NghiXuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Lộc Hà và Thành phố HàTĩnh; và 21 phòng giao dịch thuộc các huyện, thành phố, thị xã

2 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Tĩnh

2.1 Khi mới thành lập

Để xây dựng nền tiền tệ độc lập, tự chủ, đáp ứng yêu cầu của công cuộc khángchiến, kiến quốc, ngày 6 – 5 – 1951, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SLthành lập ngân hàng quốc gia Việt Nam Đây là mốc son lịch sử mở đầu cho quátrình xây dựng và phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam

Ngày 12 – 5 – 1951, chi nhánh Ngân hàng quốc gia tỉnh Hà Tĩnh được thành lập.Thực hiện nghị định 117/CP ngày 26 -10 – 1961 của hội đồng Chính phủ, Ngânhàng quốc gia Hà Tĩnh đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hoàn toàn thắng lợi, Tổ quốc thống nhất,năm 1976 Hà Tĩnh và Nghệ An hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh

Trang 10

Ngân hàng Nhà nước Nghệ Tĩnh ra đời vừa đóng vai trò trung tâm Tiền tệ - Tíndụng – Thanh toán, vừa thực hiên vai trò quan trọng đáp ứng vốn phục vụ cho sảnxuất kinh doanh, phát triển nông nghiệp toàn diện, tăng cường các cơ sở côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp…

Ngày 26 – 3 – 1988, ngân hàng phát triển nông nghiệp (NHPTNo) Việt Namđược thành lập

Cùng với toàn hệ thống NHPTNo toàn quốc, ngày 1- 10 – 1988 NHPTNo NghệTĩnh được thành lập và chính thức hoạt động với 26 chi nhánh, 2.319 nhân viên.Tuy nhiên, giai đoạn này hoạt động còn mang nặng tính bao cấp, nguồn vốn thiếuthì xin cấp trên hỗ trợ, việc trả lương không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh màchủ yếu hưởng lương hành chính

Ngày 24 – 8 – 1991, thực hiện nghị quyết của quốc hội nước cộng hòa XHCNViệt Nam về việc chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thốngđốc NHNN Việt Nam Quyết định số 115/NH–QĐ giải thể NHNo Nghệ Tĩnh, đồngthời thành lập NHNo Nghệ An và NHNo Hà Tĩnh và quyết định số 116/NH–QĐ vềviệc giải thể chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Nghệ Tĩnh Ngân hàng côngthương thị xã Hà Tĩnh được sáp nhập vào NHPTNo Hà Tĩnh

Trang 11

Sau ngày chia tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn NHNo Hà Tĩnh chỉđạt 37,8 tỷ trong khi dư nợ hữu hiệu 43,3 tỷ, nguồn vốn không đủ phải vay cấp trên16,8 tỷ Để mở rộng đầu tư tín dụng, nhiệm vụ đặt ra với NHNo là: “Tích cực huyđộng nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư nhằm ổn định và tự cân đốinguồn vốn, chủ động tăng trưởng dư nợ.” Nhằm thực hiện nhiệm vụ trên, trong năm

1992 NHNo Hà Tĩnh đã chỉ đạo, củng cố, nâng cao chất lượng 42 bàn tiết kiệmtrong toàn tỉnh, tiến hành đổi 33.913 sổ tiết kiệm mới đạt 96,7% trên tổng số sổ cầnđổi và số dư 38.554 triệu chiếm 98,2% số dư tiền gửi tiết kiệm; đến năm 1993 cácbàn tiết kiệm giải thể chuyển thành các điểm giao dịch huy động vốn theo quyếtđịnh số 1080/NHNo ngày 10 -8 – 1993 của Tổng giám đốc, đây chính là tiền thâncủa các Ngân hàng cấp 3 sau này

Tuy nguồn vốn huy động tiết kiệm tăng nhưng do nhu cầu tín dụng đòi hỏi quálớn nên ngoài các hình thức mang tính truyền thống, Ngân hàng đã sử dụng thêmnhiều hình thức huy động khác Đặc biệt, sau khi văn bản 495D/NHNo–KH “Vềxây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh trong hệ thống NHNo Việt Nam”

ra đời, công tác kế hoạch nguồn vốn NHNo Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến theohướng chủ động, tích cực hơn

Ngày 2 – 9 – 1993, NHNo Việt Nam ban hành quy định 499A về việc cho hộSXKD vay vốn Đây là thời điểm các văn bản cho vay hộ đã được thể chế hóa mộtbước khá hoàn chỉnh, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hệ thống NHNo nóichung và NHNo Hà Tĩnh nói riêng chuyển sang cho vay hộ SXKD, và hướng đầu tưnày đã được khẳng định là hoàn toàn đúng đắn

Sang giai đoạn 1995 – 1996, hoạt động tín dụng lại chuyển hướng đầu tư mới,

đó là việc tách tín dụng trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp ở nông thônthành hai loại hình: tín dụng thương mại đối với hộ có mức sống trung bình trở lên

và tín cho vay hộ nghèo đối ở nông thôn có mức sống dưới mức trung bình Mặc dù

có nhiều thành tích nhưng hoạt động tín dụng trong giai đoạn nay cũng có nhiều tồntại như: thị trường kinh doanh chưa được mở rộng, chưa đa dạng hóa loại hình tíndụng, quy mô tín dụng thấp, nợ quá hạn liên tục phát sinh… Vì thế thu nhập quỹ kỳ

Trang 12

này không đủ chi lương, NHNo Hà Tĩnh phải hưởng lương từ nguồn trợ cấp, đờisống của cán bộ gặp nhiều khó khăn.

Giai đoạn này, NHNo Việt Nam đổi tên thành NHNo&PTNT Việt Nam Và Chinhánh NHNo&PTNT Hà Tĩnh được thành lập theo quyết định số 198/1998/QĐ-NHNN5 ngày 2 tháng 6 năm 1998 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thời kỳ này, nền kinh tế Hà Tĩnh có bước tăng trưởng khá, GDP hằng năm tăngkhoảng 8% Nguồn gửi tiết kiệm cũng như nhu cầu vay vốn tăng cao Các ngânhàng đều đưa ra những chính sách nhằm huy động vốn và cho vay Thị trườngnguồn vốn bị cạnh trạnh gay gắt, làm cho công tác huy động vốn của NHNo hết sứckhó khăn

Nhằm tăng trưởng nguồn vốn phục vụ kinh doanh, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đãtích cực chủ động huy động vốn bằng nhiều hình thức, kỳ hạn và lãi suất linh hoạt,hấp dẫn Ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống, ngân hàng đã thực hiệnnhiều hình thức mới như: phát hành kỳ phiếu quay số mở thưởng, là ngân hàng đầutiên thực hiện huy động tiết kiệm gửi góp

Đầu năm 1997 trở đi, nền kinh tế Hà Tĩnh đã ổn định và từng bước phát triển,nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của khách hàng tăng mạnh, trong khi đó,NHNo&PTNT Việt Nam ban hành văn bản 192/NHNo–KHTH ngày 9 – 12 – 2001

“V/v nguồn vốn cho vay trung hạn” quy định đối với các chi nhánh có dư nợ trunghạn trên 45% sử dụng 50% vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên để cho vaytrung hạn Trước tình hình đó, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã chủ động tăng cường huyđộng nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng bằng các hình thức kỳ phiếu trả lãi, tiếtkiệm,… cuối năm 2002 đạt 242 tỷ đồng, tăng gấp 17,8 lần năm 1996

Trang 13

Ngoài ra, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường vốn, NHNo& PTNT Hà Tĩnh đã tăngcường công tác thông tin, tiếp thị, làm tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt, thựchiện văn hóa giao tiếp thu hút khách hàng mở tài khoản,… đồng thời thực hiện nhiềubiện pháp chấn chỉnh hoạt động tín dụng, mở rộng đầu tư tăng trưởng dư nợ.

Cùng với việc tập trung chỉnh sửa trong công tác tín dụng, giai đoạn này,NHNo&PTNT Hà Tĩnh tăng cường mua sắm cơ sở vật chất nhằm từng bước hiệnđại hóa công nghệ ngân hàng, phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi

Song song với các công tác khác, công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyênđược lãnh đạo NHNo&PTNT các cấp quan tâm và chỉ đạo thực hiện thống nhất, đãgóp phần tích cực vào việc giải quyết nhiều vấn đề tồn tại kéo dài trong nhiều năm.Đồng thời, năm 2000 Giám đốc NHNo&PTNT Tỉnh tích cực triển khai đề án 2939của tổng giám đốc, tạo tiền đề quan trọng cho hoạt động kiểm tra, kiểm toán nóiriêng và hoạt động kinh doanh nói chung trước khi bước sang thiên niên kỷ mới.Đồng thời, Ngân hàng cũng thường xuyên coi trọng công tác đào tạo và đào tạo lạicán bô nhằm đảm bảo có đủ phẩm chất và năng lực để đáp ứng nhu cầu kinh doanhđạt hiệu quả

Về chỉ đạo điều hành, từ năm 2001 – 2002 có nhiều mặt đổi mới quan trọng.Ngày 13 – 3 – 2000, Giám đốc NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã ban hành “Nội quy laođộng và những quy định trong công tác quản lý” Văn bản này được sửa đổi, bổsung và hoàn thiện ngày 31 – 1 – 2002, thực sự đã trở thành công cụ quản lý có hiệuquả rõ rệt

Ngoài ra, công tác xây dựng Đảng và các hoạt động đoàn thể cũng được quantâm đúng mức

Với những thành tích đã đạt được, từ ngày tách tỉnh đến năm 2002, nhiều tậpthể, cá nhân trong ngành được vinh dự đón nhận nhiều phần thưởng, băng khen,giấy khen của Đảng, Nhà nước, UBND Tỉnh; và nhiều danh hiệu thi đua của Thốngđốc Ngân hàng

Trang 14

2.4 Giai đoạn 2002 đến nay

Những năm đầu của thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục ổn định và pháttriển với tốc độ cao, GDP bình quân hằng năm tăng gần 8% Thị trường chứngkhoán đi vào hoạt động với khối lượng giao dịch ngày càng tăng tạo nên một diệnmạo mới của nền kinh tế thị trường Ngày 11 – 1 – 2007 Việt Nam gia nhập WTO,kinh tế Việt Nam chính thức hội nhập với nền kinh tế thế giới

Ngày 14 - 1 – 2003, Ngân hàng phục vụ người nghèo tách khỏi hệ thốngNHNo&PTNT thành lập Ngân hàng chính sách xã hội, hoạt động kinh doanh củaNHNo&PTNT thuần túy hơn theo cơ chế thị trường Cùng với hành lang pháp lý ổnđịnh, nền kinh tế hàng hóa phát triển tạo thuận lợi cơ bản cho hoạt động kinh doanhcủa NHNo&PTNT Hà Tĩnh

Để xây dựng một ngân hàng đa năng, hiện đại, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong

xu thế hội nhập, việc tạo nguồn nhân lực vững chắc được NHNo&PTNT xác định làchiến lược hàng đầu

Theo quyết định số 169/QĐ–02 ngày 7 – 9 – 2000 của hội đồng quản trị đếntháng 11/2003 tại NHNo&PTNT tỉnh bố trí thành 5 phòng nghiệp vụ gồm: Phòng

Kế hoạch – kinh doanh (sáp nhập phòng kinh tế - Kế hoạch với phòng tín dụngtháng 11 – 2003), phòng kế toán – Ngân quỹ, phòng Hành chính, phòng Tổ chứccán bộ - Đào tạo, phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ; Và năm 2004, do yêu cầu củanhiệm vị đã thành lập thêm phòng Vi tính, phòng Thẩm định, phòng Kinh doanhngoại tệ và thanh toán quốc tế; tháng 10 - 2006 đưa tổ nghiệp vụ thẻ vào hoạt động;tháng 8 – 2007 giải thể phòng thẩm định sáp nhập vào phòng Kế hoạch kinh doanh.Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, công tác đề bạt, bổ nhiệm được tiến hànhkịp thời, đúng quy trình, công tác chỉ đạo điều hành thường xuyên được cải tiến.Cuối năm 2002, công tác tin học của Ngân hàng vừa thiếu, vừa yếu về cảchuyên môn và công nghệ Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt, hướng tớimột Ngân hàng hiện đại, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã xác định: “Ưu tiên hiện đạihóa công nghệ, nâng cao trình độ vi tính cho cán bộ, rút ngắn khoảng cách về tinhọc với các chi nhánh trong toàn hệ thống” Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều cố gắng

Trang 15

song hết năm 2007 hệ thống công nghệ thông tin của Ngân hàng vẫn còn nhiều bấtcập, làm giảm khả năng cạnh tranh và năng suất lao động.

Về nguồn vốn, bên cạnh nguồn vốn trong nước, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã tranhthủ nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức quốc tế Đến tháng 12 năm 2007 đã nhận vốn

ủy thác từ 8 chương trình với tổng số vốn lên tới 267 tỷ đồng Song song với côngtác chuyên môn, công tác Đảng và đoàn thể giai đoạn này hoạt động sôi nổi và đạtđược nhiều kết quả, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trịcủa toàn chi nhánh Đặc biệt, hoạt động Công đoàn đã đạt đươc nhiều kết quả khátoàn diện về mọi mặt

Với sự nỗ lực phấn đấu không biết mệt mỏi của tập thể cán bộ, viên chức,NHNo&PTNT Hà Tĩnh đạt được nhiều thành tích đã được ghi nhận, tôn vinh

3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng

NHNo&PTNT Hà Tĩnh là một Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh nhưng vừa làmnhiệm vụ chỉ đạo, quản lý, điều hành kinh doanh đối với 12 Ngân hàng Huyện, Thị,Thành phố, vừa trực tiếp huy động vốn từ các cá nhân và tổ chức, thực hiện các chứcnăng của một Ngân hàng thương mại Với đặc điểm đó, việc bố trí bộ máy cơ cấu tổchức, cán bộ cũng phải phù hợp để hoàn thành các nhiệm vụ, chức năng của mình

3.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc

Từ tháng 9 – 2000, Đồng chí Võ Văn Chân đã được bổ nhiệm vào chức vụ Giámđốc NHNo&PTNT Hà Tĩnh

Theo Quyết định số 110QĐ/NHNo–TCCB ngày 18 – 1- 2008 của Giám đốcNHNo&PTNT Hà Tĩnh:

Chức năng của Giám đốc: phụ trách chung và công tác Tổ chức cán bộ

Nhiệm vụ: chỉ đạo chung thông qua chương trình công tác, lịch làm việc vàthường xuyên hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện các công việccủa Phó Giám đốc, đồng thời có trách nhiệm phối hợp với các Phó Giám đốc đểthực hiện nhiệm vụ của toàn chi nhánh Giám đốc chịu trách nhiệm cuối cùng vềcác Quyết định giải quyết công việc của các Phó Giám đốc trong phạm vi đượcphân công, ủy quyền

Trang 16

3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Giám đốc

Hiện nay NHNo&PTNT Hà Tĩnh có 3 Phó Giám đốc, một phụ trách công tác

kế toán, một phụ trách công tác Kế hoạch - Kinh doanh và một phụ trách công táctin học và nghiệp vụ thẻ ATM

Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp phụ trách một số lĩnhvực công việc và phòng nghiệp vụ theo sư phân công, ủy quyền của Giám đốc Dovậy, Phó Giám đốc là người đầu tiên trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật vàGiám đốc về các quyết định của mình trong phạm vi công việc được giao

Phó Giám đốc có quyền và trách nhiệm bàn bạc và tham gia ý kiến với Giámđốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng theo nguyên tắc dân chủ vàthủ trưởng

3.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng phòng

Hiện nay trong toàn tỉnh có 513 người Trong đó tại văn phòng tỉnh có 83người

- Phân tích, đánh giá các văn bản pháp luật liên quan

- Dự thảo quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chứcĐảng và các tổ chức Đoàn thể khác

- Thực hiện các công tác liên quan đến quy hoạch cán bộ, công tác lươngthưởng,…

3.3.2 Phòng Kế hoạch – Kinh doanh

Phòng Kế hoạch – Kinh doanh có chức năng vừa chỉ đạo Kinh doanh tín dụnghuy động vốn, vừa trực tiếp cho vay trên địa bàn

Trang 17

Nhiệm vụ:

- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh

- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ,loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định

- Là đầu mối thu thập, quản lý thông tin và tham mưu cho Giám đốc

- Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro, cân đối, sử dụng và điều hòa vốn kinhdoanh đối với chi nhánh loại 3 (nếu có)

- Tổng hợp, phân tích, theo dõi các chỉ tiêu, kế hoach kinh doanh

- Tham mưu đề xuất với Giám đốc Chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàngtín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loạikhách hàng

3.3.3 Phòng Kinh doanh ngoại hối

Phòng Kinh doanh ngoại hối có chức năng chỉ đạo công tác kinh doanh ngoại tệđối với các Ngân hàng cơ cở và trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế đốivới khách hàng tại Văn phòng Tỉnh

Nhiệm vụ:

- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế trực tiếp theoquy định

- Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo

- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanhtoán quốc tế, các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nướcngoài

- Thực hiện công tác thông tin, lưu trữ hồ sơ và các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

3.3.4 Phòng Kế toán ngân quỹ

Phòng Kế toán ngân quỹ có chức năng thực hiện các công việc liên quan đếncông tác kế toán và ngân quỹ

Nhiệm vụ:

- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy địnhcủa Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam

Trang 18

- Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi.

- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng

- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài lệi liên quan

- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước và các nghiệp vụ thanh toántheo quy định

- Chịu trách nhiệm quyết toán tiền lương theo khoán của NHNo Tỉnh

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

3.3.5 Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ có chức năng: thực hiện các công việc liênquan đến công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các Ngân hàng huyện, thị, thành phố,

và trực tiếp kiểm tra tại Văn phòng Tỉnh

- Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan

- Phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do Giám đốcchi nhánh ban hành

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao

3.3.6 Phòng Hành chính – nhân sự

Phòng Hành chính – nhân sự có chức năng thực hiện các công việc liên quanđến công tác hành chính và nhân sự

Nhiệm vụ:

- Là đầu mối qiao tiếp với khách hàng và với cơ quan tư pháp tại địa phương

- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính vănthư, lễ tân, y tế,… của chi nhánh

- Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa - tinh thần của cán bộ,nhân viên

Trang 19

- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sữa chữa tài sản cố định, muasắm công cụ lao động,…

- Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao

- Quản lý, bảo dưỡng, sữa chữa máy móc, thiết bị tin học

- Nghiên cứu cung cấp các chương trình phần mềm tiện ích nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động Ngân hàng tại Chi nhánh

- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng

- Đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh và trực tiếp triển khai các hoạt độngthông tin, tuyên truyền, quảng bấ thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp

- Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông Phục vụ cáchoạt động liên quan tới công tac thông tin, tuyên truyền

- Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định củaNHNo

Trang 20

- Giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý các hoạt động tranh chấp, khiếu nạiphát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn.

4 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tĩnh

4.1 Hoạt động huy động và sử dụng vốn

4.1.1 Về hoạt động huy động vốn

Từ năm 2003, do nhu cầu vốn của các Ngân hàng tăng cao đã tạo nên sự cạnhtranh mạnh mẽ trên thị trường vốn huy động của Hà Tĩnh Với việc thành lập mớiNgân hàng Công thương, Ngân hàng chính sách Xã hội, VPBank cùng trên chụcquỹ tín dụng nông thôn ra đời và các Ngân hàng thương mại mở phòng giao dịch tạicác huyện, thị xã, ngành Bưu điện thực hiện dịch vụ huy động tiết kiệm đã gây nênthách thức không nhỏ cho NHNo&PTNT Hà Tĩnh trong việc giữ thị phần và tăngnguồn vốn huy động Tuy nhiên, với việc nền kinh tế và phát triển, tiền tích lũytrong dân cư tăng,… Mặt khác, quy định huy động vốn theo văn bản 165 ngày 30 –6- 2003 của NHNo&PTNT Việt Nam đã tạo sự chủ động hơn trước, cùng với mạnglưới chi nhánh rộng đã tạo thuận lợi cho NHNo&PTNT Hà Tĩnh trong việc thựchiện chiến lược huy động vốn hiệu quả

Nhằm tăng trưởng nguồn vốn, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều chiếnlược, giải pháp và biện pháp thích hợp Trước hêt, quán triệt tinh thần cơ chế kếhoạch theo quyết định số 115 ngày 19 – 5 – 2005 của NHNo&PTNT Việt Nam vềđiều hành kế hoạch kinh doanh, các chi nhánh tự huy động nguồn vốn để cho vaytại địa bàn, phần còn thiếu cấp trên sẽ hỗ trợ theo kế hoạch Cơ chế này đã tạo choChi nhánh suy nghĩ tích cực tìm mọi giải pháp huy động vốn, đảm bảo tự cân đối

Để tăng sức cạnh tranh, thu hút khách hàng gửi tiền, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đãđưa ra nhiều hình thức, kỳ hạn huy động tiền gửi và áp dụng lãi suất linh hoạt trêntừng địa bàn cạnh tranh, tạo ra sự hấp dẫn thu hút ngày càng đông khách hàng Đặcbiệt trong các năm, Chi nhánh đã tích cực huy động tiết kiệm trả lãi trước, đây làchiến lược huy động đúng đắn và hiệu quả bởi đảm bảo lợi ích cho cả Ngân hàng vàkhách hàng, tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước trong thời gian này chiếm khoảng 80%.Sau hai năm thực hiện đã đạt được số dư bình quân trên 40 tỷ đồng, là đơn vị thực

Trang 21

hiện thành công nhất trên toàn hệ thống, được nhiều đơn vị bạn học tập kinh nghiệmthực hiện.

Ngoài các chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng của NHNo&PTNT ViệtNam, Chi nhánh đã tổ chức huy động tiền gửi tiết kiệm quay số mở thưởng, đón lộcđầu xuân 3 đợt với số tiền thưởng 265,7 triệu đồng, kết quả tổng tiền gửi tiết kiệmhuy động được 136 tỷ đồng

Chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường đã trên 10 năm song tính đến năm

2006 NHNo&PTNT Hà Tĩnh mới huy động nguồn vốn nội tệ Mặc dù nguồn vốnngoại tệ tại Hà Tĩnh khá lớn do trên 16 ngàn người lao động ở nước ngoài gửi vềđều đặn nhưng NHNo&PTNT Hà Tĩnh vẫn bỏ ngỏ thị trường này Các giao dịch vềngoại tệ liên quan đến hệ thống Ngân hàng trên địa bàn do Ngân hàng Ngoại thươngthực hiện

Khẩn trương tiến hành huy động vốn và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanhngoại tệ là nhiệm vụ cấp bách đối với NHNo&PTNT Hà Tĩnh Ngày 23 – 3 – 2003,đoàn cán bộ gồm 15 người do đông chí Giám đốc làm trưởng đoàn đã vào học tậpkinh nghiệm kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Tỉnh Quảng trị Ngày 01 – 4 –

2003, Ban lãnh đạo Ngân hàng tỉnh quyết định huy động ngoại tệ tại tất cả các điểmgiao dịch trong chi nhánh; và ngay sau đó, các nghiệp vụ ngoại tệ đã được tiếnhành Quyết định kinh doanh ngoại tệ trong thời gian 7 ngày là một quyết địnhmang tính quyết đoán cao, bởi tại thời điểm đó, 100% cán bộ liên quan chưa hề tiếpxúc với đồng đô la, rủi ro do nhận nhầm tiền giả, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông

là nỗi lo thường trực của cán bộ tác nghiệp

Đến hết năm 2007, tổng nguồn vốn huy động ngoại tệ đạt 21 triệu USD vàEURO; năm 2008 ước đạt 28 triệu USD NHNo&PTNT Hà Tĩnh trở thành địa chỉgiao dịch ngoại tệ quan trọng, tin cậy và thường xuyên của mọi đối tượng kháchhàng trên đia bàn Hà Tĩnh, góp phần quan trọng trong việc đa dạng hóa hoạt động,thực hiện chiến lược xây dựng ngân hàng kinh doanh đa năng

Nhờ có chiến lược, giải pháp đúng đắn, công tác nguồn vốn giai đoạn từ 2003đến 2008 đã đạt được kết quả đáng ghi nhận

Trang 22

Bảng 1 Vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Nhờ có chiến lược huy động vốn thích hợp, đến cuối năm 2008, nguồn vốn huyđộng trên địa bàn đạt 3753 tỷ đồng, tăng 916 tỷ đồng so với năm 2007 Trong thời

kỳ nền kinh tế suy thoái, đây có thể xem là một nỗ lực rất lớn của NHNo&PTNT HàTĩnh

Mặc dù đạt được nhiều kết quả song công tác huy động vốn giai đoạn 2005 –

2008 của NHNo&PTNT Hà Tĩnh vẫn còn một số tồn tại như: Nhận thức của một sốcán bộ điều hành và tác nghiệp chưa đầy đủ về công tác nguồn vốn, quá coi trọnglợi ích trước mắt mà thiếu quan tâm đến lợi ích lâu dài; việc áp dụng tại một số thờiđiểm còn thiếu linh hoạt; công tác tiếp thị thiếu thường xuyên và chủ yếu doNHNo&PTNT tỉnh thực hiện nên tác dụng còn hạn chế; công tác khoán của một sốđơn vị chưa triệt để, chưa tạo động lực cao trong thu hút khách hàng gửi tiền; một

số cán bộ tại NHNo&PTNT thị xã Hồng Lĩnh chưa chấp hành nghiêm túc quy chếdẫn đến khách hàng Kho bạc Nhà nước chuyển sang mở tài khoản tại tổ chức khácgây thiệt hại chung cho toàn Chi nhánh

4.1.2 Về hoạt động cho vay và đầu tư

Do một thời gian dài nền kinh tế tăng trưởng khá, các cơ chế của Nhà nước vàđịa phương về ưu tiên phát triển kinh tế được ban hành kịp thời, đồng bộ, cùng vớicác quy phạm pháp luật, cơ chế về hoạt động Ngân hàng thông thoáng đã tạo nêncầu tín dụng lớn Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuấthàng hóa, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập, nhu cầu tiêu dùng củangười dân tăng cao đã giúp cho NHNo&PTNT Hà Tĩnh có điều kiện lựa chọn các

dự án đầu tư hiệu quả

Trang 23

Tuy nhiên, hoạt động cho vay và đầu tư của NHNo&PTNT Hà Tĩnh giai đoạn

2003 - 2008 còn gặp phải một số khó khăn do trên một địa bàn hẹp có nhiều tổ chứctín dụng và tổ chức phi tài chính quốc tế hoạt động tạo nên sức cạnh tranh cao,NHNo&PTNT Hà Tĩnh phải duy trì cơ chế lãi suất cho vay cao và cố định trongthời gian dài dẫn đến khó khăn trong việc tăng khách hàng, thị phần

Nhằm ổn định và phát triển kinh doanh, nhiệm vụ được NHNo&PTNT Hà Tĩnhđặt ra là: “Bám sát các mục tiêu, chương trình kinh tế địa phương để xây dựng đề ánđầu tư tín dụng Thực hiện chiến lược thị trường, thị phần, chiến lược khách hànglinh hoạt phù hợp thực tiễn, không ngừng tăng khả năng cạnh tranh, tăng quy mô vànâng cao chất lượng tín dụng”

Ngân hàng đã nghiên cứu cải tiến, đơn giản bộ hồ sơ cho vay vừa đảm bảo quyđịnh vừa tạo thuận lợi nhất cho khách hàng Ngoài ra, NHNo&PTNT Hà Tĩnh cònđiều hành lãi suất cho vay linh hoạt, phù hợp với quy mô tín dụng, đối tượng kháchhàng, địa bàn cạnh tranh nhằm thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng,nhà nước, và đảm bảo lợi ích kinh doanh Mạnh dạn trong việc thực hiện cơ chế,đặc biệt là năm 2003 khi lần đầu tiên thực hiện chủ trương cho vay xuất khẩu laođộng các đơn vị băn khoăn về thế chấp tài sản, khả năng thu hồi nợ…NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã thí điểm cho vay 130 khách hàng với số tiền 2,5 tỷ đồng

và sau đó triển khai cho vay hiệu quả trong toàn chi nhánh

Bảng 2: Dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn vốn không ngừng ổn định và tăng trưởng đã giúp NHNo&PTNT Hà Tĩnh

có điều kiện chủ động tìm kiếm dự án đầu tư, tăng quy mô tín dụng Công tác tíndụng đã bám sát các chương trình kinh tế địa phương để cho vay đúng đối tượng, cóhiệu quả góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế trên địa bàn, thúc đẩy nền

Trang 24

kinh tế phát triển, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sảnxuất hàng hóa nông nghiệp, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, xóa đói giảmnghèo, thực hiện công cuộc hiện đại hóa nông thôn Hà Tĩnh.

Ta có thể đánh giá tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Hà Tĩnh thông quahai bảng 2 và 3

Qua hai bảng trên ta thấy:Chương trình tín dụng phục vụ các chương trình pháttriển của địa phương của Ngân hàng tăng đều qua các năm Đặc biệt năm 2008, tổng

số dư nợ là 3074 đồng, tăng so với năm 2007 là 443 tỷ đồng, tức khoảng 16,8%,chứng tỏ NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạnnày, biết đưa ra các chương trình tín dụng phù hợp với các chương trình kinh tế củađịa phương

Bảng 3: Nợ quá hạn và nợ xấu các năm

4.2 Các hoạt động khác

4.2.1 Các dịch vụ của Ngân hàng

Nhờ làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, thường xuyên nghiên cứu phân tích

để đưa ra các sản phẩm phù hợp yêu cầu thị trường, trong năm 2008 vừa qua, hoạtđộng dịch vụ của NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể.Điều quan trọng nhất là NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã trở thành địa chỉ tin cậy vàthường xuyên của mọi khách hàng có quan hệ mua, bán gửi, chuyển tiền bằng ngoại

tệ trên địa bàn

4.2.2 Công tác kế toán ngân quỹ

Trang 25

Ngân hàng thường xuyên quan tâm đến việc thu chi hợp lý, tăng cường công táckiểm tra việc chấp hành các quy định về tài chính nên không xảy ra tiêu cực Mặc

dù có khó khăn do quy trình công nghệ thay đổi nhiều lần nhưng Ngân hàng đã tiếpnhận, triển khai hoàn thành các chương trình tốt, Đặc biệt năm 2008, khối lượngcông việc tăng lên nhiều nhưng cán bộ làm công tác kế toán ngân quỹ đã cố gắnghọc hỏi và làm việc không để các tình trạng sai sót xảy ra Lượng thu chi tiền mặtqua quỹ ngày càng lớn, công tác thu nợ tại xã theo điểm cố định gặp nhiều khó khăntrong việc kiểm đếm phát hiện tiền giả nhưng cán bộ làm công tác ngân quỹ đã đảmbảo tuyệt đối an toàn trong thu chi vận chuyển

4.2.3 Công tác kiểm tra, kiểm soát

Để đạt được kết quả cao trong hoạt động kinh doanh không thể không kể đến vaitrò quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm soát Cán bộ điều hành Ngân hàng đãthường xuyên quan tâm đến việc thực hiện kiểm tra theo đề cương của cấp trên,kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra điều hành bằng các hình thức: kiểm tra chéo,kiểm tra đột xuất, tự kiểm tra

3.3 Kết quả và hiệu quả các hoạt động kinh doanh

Ta có thể đánh giá kết quả hoạt động của Ngân hàng qua một số chỉ tiêu ở bảng 4

Bảng 4: Biến động nguồn vốn huy động qua các năm

Trang 26

chứng tỏ uy tín và khả năng tăng trưởng bền vững của NHNo&PTNT Hà Tĩnh

Bảng 5: Chi phí huy động vốn qua các năm

Nhận xét: Tỷ trọng lãi suất trong tổng số chi phí có xu hướng biến động qua các năm

Sự biến động này chủ yếu là do sự biến động lãi suất Đặc biệt, năm 2008, các Ngânhàng thương mại trong địa bàn có sự chạy đua lãi suất giữa các Ngân hàng, vì vậyNHNo&PTNT Hà Tĩnh cũng phải tăng lãi suất tiền gửi để tăng nguồn vốn huy động

Bảng 6: Tổng thu nhập bình quân đầu người của các cán bộ

Qua những số liệu ở bảng 6 nhận thấy: Thu nhập bình quân đầu người của cán

bộ tăng qua các năm và là một mức thu nhập khá cao trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh.Điều này không chỉ góp phần cải thiện đời sống của cán bộ mà nó còn trở thành mộtđộng lực rất lớn, động viên cán bộ ra sức phấn đấu vì sự phát triển bền vững củaNHNo&PTNT Hà Tĩnh

5 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay hộ sản xuất

5.1 Cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng

Trang 27

Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên thị trường nói chung và thịtrường Hà Tĩnh nói riêng là khá mạnh mẽ Với việc thành lập mới Ngân hàng Côngthương, Ngân hàng Chính sách và xã hội, VPBank cùng hàng chục quỹ tín dụngnhân dân ra đời và các Ngân hàng thương mại mở phòng giao dịch tại các huyện, thịxã… đã gây nên những thách thức không nhỏ đối với NHNo&PTNT Hà Tĩnh Điều đó cũng đã gián tiếp gây nên cuộc chạy đua giữa các Ngân hàng trong việctìm kiếm những khách hàng tốt Đành rằng trong cuộc chạy đua này, ưu thế vẫnthuộc về những Ngân hàng lớn, có khả năng đưa ra những gói sản phẩm ưu đãi chokhách hàng Song khi miếng bánh hẹp lại, kết quả kinh doanh của các Ngân hàng bịảnh hưởng rõ rệt.

5.2 Đặc điểm nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, sản xuất nhỏ lẻ

Ở nước ta, người dân sinh sống vùng nông thôn chiếm trên 72 % và có khoảng

70 % lao động trong nông nghiệp Nông nghiệp chiếm tỷ trọng GDP là 20 % và hơn

30 % kim ngạch xuất khẩu của cả nước (Trung tâm Bộ NN & PTNT, 2008)

Tuy nhiên, hiện nay, Nông nghiệp Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăncủa sự phát triển kinh tê như: quy mô sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, năng suất,

độ đồng đều, chất lượng sản phẩm còn thấp Dịch vụ và cơ sở hạ tầng phục vụ choviệc phát triển nông nghiệp nông thôn không theo kịp với đà tăng trưởng kinh tế củatoàn xã hội

Măt khác, có một thực tế tồn tại là trình độ sản xuất của bà con nông dân còn ởmức độ thấp, bộc lộ nhất là giống cây trồng, vật nuôi vẫn chưa kiểm dịch đầy đủ vàcũng chưa kiểm soát nguồn gốc; chưa kiểm soát tốt phân hoá học, phân bón; côngtác bảo quản sau thu hoạch, bao bì, nhãn hiệu, thương hiêu hàng hóa vẫn chưa đápứng theo chuẩn mực, yêu cầu quốc tế trong quá trình hội nhập Quy mô sản xuấtbình quân diện tích đất trên một hộ nông dân thấp, khoảng 0,7 – 1 ha/hộ; vì vậy,muốn sản xuất với quy mô lớn, chất lượng đồng đều là rất khó

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp và kinh tế hộ nông dân đã có sựchuyển đổi mạnh mẽ từ tư duy số lượng, hiện vật sang tư duy chất lượng, hiệu quả

và giá trị, phát triển theo chiều rộng sang đầu tư phát triển theo chiều sâu, thực hiện

Trang 28

chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, sản xuất và chế biến gắn với thị trường hơn,

… Tuy vậy, cơ cấu kinh tế nông thôn vẫn chuyển biến chậm, năng suất cây trồng,vật nuôi thấp, khả năng cạnh tranh của nông lâm sản yếu, đời sống nhân dân củanhiều vùng sâu, vùng xa vẫn còn gặp nhiều khó khăn

Trong cho vay hộ sản xuất, hộ nông dân lại chiếm một tỷ lệ lớn Vì thế, vấn đềcho vay và đầu tư có hiệu quả, đảm bảo thu hồi nguồn vốn mà vẫn thực hiện tốt chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp nông thôn là một tháchthức không nhỏ đối với NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT HàTĩnh nói riêng

5.3 Các chính sách về cho vay hộ sản xuất

Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước, kinh tế hộ nói chung,kinh tế hộ nông dân nói riêng đã có những chuyển động mạnh mẽ và ngày càngkhẳng được vị trí, vai trò và tầm quan trọng trong nền kinh tế Sự đóng góp to lớnvừa qua của kinh tế hộ nông dân đã thể hiện sự thay đổi nhận thức về kinh tế hộ vàbằng thực tiễn sôi động, phong phú trong sản xuất nông nghiệp ở các địa phương đãđược Đảng tổng kết thành lý luận, đề ra đường lối đổi mới toàn diện có tính đột phá

về tư duy kinh tế, mở đường cho nhiều cải cách về “thể chế và chính sách”

Trước đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về việc chovay hộ như: Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về cơ chế khoán trong nông nghiệp;Quyết đinh số 18 của NHNN quy đinh thể lệ cho vay đối với tư nhân cá thể và hộgia đình; Chỉ thị 202/CT – HĐBT quy định “Việc cho vay của Ngân hàng để pháttriển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp cần được chuyển sang cho vay trực tiếp hộ sảnxuất”; Quyết đinh 499A/TDNT của NHNo&PTNT Việt Nam về biện pháp nghiệp

vụ cho hộ sản xuất vay vốn… thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nướcđến sự nghiệp phát triển nông nghiệp - nông thôn

Mới đây nhất, ngày 23 – 1 – 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyếtđịnh số 131/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngânhàng để sản xuất – kinh doanh, nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hoá, duy trì sảnxuất – kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của

Trang 29

khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới Và để cụ thể hơn Quyết đinhnày, ngày 3 – 2 – 2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành thông tư số02/2009/TT- NHNN quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và

cá nhân vay vôn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh, ngày 6 – 2- 2009,NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành công văn khẩn số 120/HĐQT- TDDN cho cácChi nhánh Quy định “Việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn sản xuất

- kinh doanh trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam Theo những văn bản này, các hộ sản xuất – kinh doanh cũng là đối tượngđược hỗ trợ lãi suất, với mức lãi suất hỗ trợ cho khách vay là 4%/năm, tính trên số

dư nợ vay và thời gian thực tế vay nằm trong khoảng từ ngày 1 tháng 2 năm 2009đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, và thời gian vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 8tháng kể từ ngày giải ngân Chính sách này giúp các hộ sản xuất – kinh doanh đượcvay vốn với mức lãi suất ưu đãi, giúp họ có thêm vốn để ổn định và phát triển kinhdoanh trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, trong quátrình thực hiện, chính sách này đã bộc lộ một số vấn đề cần được sớm tháo gỡ để nóthực sự phát huy hiệu quả

5.4 Đặc điểm tổ chức của NHNo&PTNT Hà Tĩnh

NHNo&PTNT Hà Tĩnh thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: Vừa kinh doanh, vừaquản lý các Ngân hàng cấp huyện Điều này vừa là thuận lợi, vì có thể giúpNHNo&PTNT Hà Tĩnh thống nhất hoạt động trên địa bàn Tỉnh vì một mục tiêuchung, nhưng cũng gây khó khăn trong việc đảm bảo lợi nhuận của toàn Chi nhánh.Hiện nay, cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Hà Tĩnh gồm: Ban giám đốc và 8phòng chức năng là: phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo, phòng Kế hoạch kinh doanh,phòng Kinh doanh ngoại hối, phòng Kế toán – Ngân quỹ, phòng kiểm tra, kiểm toánnội bộ, phòng Hành chính – nhân sự, phòng Điện toán, phòng Dịch vụ vàMarketing Theo quy định về chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban, mỗi phòngchức năng đều có liên quan đến công tác cho vay hộ sản xuất Cụ thể như sau:

- Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo có nhiệm vụ tổ chức công tác quy hoạch cán

bộ, bố trí cán bộ làm công tác cho vay hộ, đề suất chỉ tiêu kế hoạch cho vay hộ tới

Trang 30

từng cán bộ tín dụng sao cho phù hợp với năng lực và điều kiện công tác.

- Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: có chức năng vừa chỉ đạo Kinh doanh tín dụnghuy động vốn, vừa trực tiếp cho vay trên địa bàn Vì thế, có thể nói, phòng Kếhoạch – kinh doanh là bộ phận liên quan trực tiếp và chặt chẽ nhất tới công tác chovay hộ

- Phòng Kinh doanh ngoại hối sẽ thực hiện các hoạt động hỗ trợ liên quan đếnhoạt động cho vay xuất khẩu lao động

- Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán, thống kê các số liệu liên quanđến công tác cho vay hộ như: Tổng nguồn vốn cho vay, số hộ được vay, số dư nợ,

số nợ quá hạn…; xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, thực hiện ngiệp vụ thanh toán liênquan

- Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: thực hiện công tác kiểm tra đối với hoạtđộng cho vay hộ nhằm phát hiện những sai phạm để kịp thời xử lý, nhữngđiển hìnhtốt để biểu dương, khen thưởng và từ đó để xuất phương án phân bổ vốn hợp lý chotừng địa phương, giúp hoạt động cho vay hộ đúng đối tượng và hiệu quả hơn

- Phòng Hành chính – nhân sự: Đóng vai trò đầu mối giao tiếp đối với kháchhàng, đồng thời quan hệ với các cơ quan tư pháp tại địa phương giúp cán bộ tíndụng thuận lợi hơn trong thẩm định hồ sơ và các giấy tờ cần có xác nhận của các cơquan pháp luật

- Phòng Điện toán: Tổng hợp, lưu trứ, thống kê số liệu và cung cấp các phầnmềm giúp cho công tác cho vay hộ an toàn, nhanh chóng và hiệu quả hơn

- Phòng Dịch vụ và Marketing: tổ chức các cuộc điểu tra nắm chắc nhu cầu vềvốn trong từng địa phương, từng thời kỳ, từng ngành nghề kinh tế… nhằm gắn hoạtđộng của Ngân hàng với chủ trương phát triển kinh tế xã hội của địa phương Đồngthời, triển khai các công tác thông tin, tiếp thị, tuyên truyền… giúp người dân hiểuhơn về những chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác cho vay hộ

Tuy nhiên, hiện nay, NHNo&PTNT Hà Tĩnh không có phòng tín dụng độclập, nghiệp vụ tín dụng và kế hoạch được thực hiện trong cùng phòng kế hoạch kinhdoanh Vì thế, đã gây không ít khó khăn trong công tác tín dụng mà trong đó có

Trang 31

công tác cho vay hộ sản xuất.

Mặc khác, NHNo&PTNT Hà Tĩnh là Chi nhánh cấp I của NHNo&PTNT ViệtNam, hoạt động dưới sự kiểm soát của NHNo&PTNT Việt Nam Vì vậy, nhiều lúc,

sư can thiệp quá mức làm NHNo&PTNT Hà Tĩnh mất chủ động trong kinh doanh,nhưng cũng có lúc lại thiếu quan tâm làm cho NHNo&PTNT Hà Tĩnh gặp khó khănkhi giải quyết các công việc quan trọng Một số chính sách của NHNo&PTNT ViệtNam về hoạt động của NHNo&PTNT nói chung và hoạt động cho vay hộ sản xuấtnói riêng đôi khi còn mang tính khái quát cao, không phù hợp với thực tế địaphương, cần phải có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp

5.5 Chất lượng nhân lực, đặc biệt là cán bộ tín dụng

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại củabất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tốcon người lại càng đóng vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng dịch vụ vàhình ảnh của Ngân hàng, từ đó quyêt định đến hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.Bởi vậy, cần dành một quỹ thời gian để hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiếnthức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ Marketing, kỹ năng bán hàng,

kỹ năng thương thảo hợp đồng và văn hoá doanh nghiêp; đồng thời, phải thực hiệntốt công tác tuyển dụng, thuyên chuyển, đề bạt cán bộ

Tuy nhiên, tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh, đội ngũ cán bộ tuy đông song chất lượngthấp do tuổi đời bình quân cao, lại không được đào tạo cơ bản, thiếu kiến thức vềpháp luật, ngoại ngữ, vi tính… Cán bộ cho vay hộ sản xuất kinh doanh thời gianqua chỉ mới biết cho vay và thu nợ đơn thuần, chưa đủ trình độ để tham gia cácchương trình dự án có quy mô vừa và lớn trong sản xuất, chế biến, kinh doanh haycác hoạt động có kỹ thuật, chuyên ngành cao Một số cán bộ chưa tính toán hiệu quảđầu tư khi cho vay, cho vay thiếu đồng bộ, phân tán, chưa quan tâm đến viêc kiểmtra mục đích và hiệu quả sử dụng vốn Trong tiềm thức của phần lớn cán bộ Ngânhàng việc cho vay từng hộ món nhỏ, địa bàn rộng, đi lại khó khăn, chi phí lớn, lợinhuận nhỏ nên ngại tiếp cận cho vay kinh tế hộ, sợ cho vay khó thu hồi nợ, chỉmuốn cho vay các doanh nghiệp Tỷ lệ cán bộ tín dụng của Ngân hàng còn thấp

Trang 32

( chiếm khoảng 40% số cán bộ Ngân hàng), tỷ lệ dư nợ bình quân của một cán bộtín dụng còn quá lớn

Mặt khác, đối tượng của cho vay hộ sản xuất là các hộ gia đình, mà chủ yếu làcác hộ nông dân, trình độ nói chung còn thấp, chưa tiếp cận được hết các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lợi dụng tình hình đó, một số cán bộ tíndụng đã gây khó khăn để tư lợi cá nhân, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả tíndụng, người dân không được hưởng hết những lợi ích mà các chính sách về pháttriển kinh tế hộ và kinh tế nông thôn mang lại

Trang 33

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT

Ở NHNo&PTNT HÀ TĨNH

1 Kết quả cho vay trực tiếp tới hộ sản xuất của NHNo&PTNT Hà Tĩnh

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủtrương, chính sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn Đặc biệt, chính sách chovay hộ sản xuất đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và nhận thức củangười dân, góp phần xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giảm dần từngbước khoảng cách giữa các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa với khuvực đồng bằng, thành thị, vùng công nghiệp tập trung

Để thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương, NHNo

Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư cho vay trực tiếp tới hộ Sau gần 20 năm, tín dụngNgân hàng đã thực sự góp phần đổi mới đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương,tạo sự chuyển biến tích cực về kinh tế: Từ sản xuất mang tính tự cung, tự cấp sangsản xuất hàng hoá; từ xản xuất nông nghiệp chủ yếu trồng lúa sang kết hợp vớitrồng cây công nghiệp có giá trị cao; khôi phục và phát triển các làng nghề truyềnthống; khai thác tối đa nguồn tài nguyên và nhân lực mọi vùng kinh tế, đời sốngcủa người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao

1.1 Giai đoạn 1991 – 1998

Bảng 7: Kết quả cho vay một số ngành nghề sản xuất

của NHNo&PTNT Hà Tĩnh giai đoạn 1991 -1998

Trang 34

1998 là 82 ngàn hộ, với dư nợ 228 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 70% trong tổng dư nợ.Cho vay hộ sản xuất đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn để sản xuất, kinhdoanh và đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp Việc khôi phục và pháttriển các ngành nghề truyền thống cũng được chú trọng, nhất là các ngành nghềnhư: mộc Thái Yên (Đức Thọ) rèn Trung Lương (Hồng Lĩnh), sản xuất gạch ngói

và vật liệu xây dựng…

Để có nguồn vốn đầu tư cho kinh tế hộ, NHNo Hà Tĩnh đã tích cực tìm mọi giảipháp để huy động vốn trên địa bàn, ngoài ra còn khai thác tối đa các nguồn tài trợ

uỷ thác đầu tư

Hiệu quả đồng vốn tín dụng Ngân hàng thể hiện trên các mặt kinh tế - xã hội:

- Vốn NHNo&PTNT đã khắc phục dần tình trạng vay nặng lãi, bán lúa non ởnông dân, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, góp phần xoá đói, giảmnghèo

- Thông qua sinh hoạt của các tổ vay vốn đã củng cố khối đoàn kết giúp đỡ nhautrong cộng đồng, gắn bó hơn tình làng, nghĩa xóm, ổn định tình hình trật tự, trị antrong thôn xóm, góp phần xây dựng nông thôn mới

- Khai thác tối đa tiềm năng đất đai và lao động trên địa bàn Chuyển dịch cơcấu cây trồng, vât nuôi Từ sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa chuyển sangcác cây có giá trị kinh tế cao như: lạc, đậu, mía, chè, cam, bưởi… hình thành nênnhững vùng trồng cây ăn quả tập trung như: cam bù Hương Sơn, Bưởi Phúc TrạchHương Khê…

- Cho vay hộ sản xuất đã đầu tư đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào nôngnghiệp như: chương trình lai sin hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn… Sản phẩm nôngnghiệp không chỉ tiêu thụ ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài

và được khách hàng quốc tế ưa thích Kinh tế trên địa bàn tăng trưởng nhanh, thunhập của người dân ngày càng được nâng cao, đời sống được cải thiện từng bước

- Người dân đã quen với sản xuất hàng hoá, biết tính toán hiệu quả kinh tế, có ýthức tiết kiệm chi tiêu, tích luỹ cho mở rộng đầu tư sản xuất, làm giàu cho gia đình

và góp phần làm giàu cho xã hội

Trang 35

1.2 Giai đoạn 1999 – 2004

Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, nhu cầu về vốn cho các chương trìnhnhư cải tạo vườn tạp; trồng cây lâu năm, cây ăn quả, cây lấy gỗ; cho vay mua cácmáy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất như: máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa, côngnông… tăng cao nên tỷ trọng dư nợ trung hạn giai đoạn này lớn hơn nợ ngắn hạn.Quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về một số chính sáchtín dung Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” ra đời tạo điều kiệnthuận lợi cho cả khách hàng và Ngân hàng trong việc đi vay và cho vay hộ sản xuất

Để thực hiện hiệu quả QĐ, NHNo Việt Nam đã cùng Trung ương Hội Nông dân,Hội Liên hiệp phụ nữ ký kết các thông tư liên tịch số 2308, 02 cùng phối hợp để tạomạng lưới chuyển tải vốn đến thị trường Nông nghiệp, nông thôn, từng bước xã hộihoá công tác Ngân hàng Riêng trong năm 2000 đã thành lập, củng cố hơn 7000 tổvay vốn thông qua các tổ chức Hội Phụ nữ, Hội Nông dân

Từ năm 1999 đến năm 2004 đã xho vay 583.98 lượt hộ vay với doanh số cho vay4.542 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 70% doanh sô cho vay của chi nhánh Doanh số thu nợ3.529 tỷ đồng, trong đó cho vay qua tổ 2.060 tỷ đồng với hơn 250 ngàn lượt hộ

Bảng 8: Kết quả cho vay môt số ngành nghề sản xuất của NHNo&PTNT Hà Tĩnh giai đoan 1999 – 2004

Trang 36

Ngoài ra, NHNo Hà Tĩnh còn tiến hành khảo sát, phân loại 1.200 trang trại, thiếtlập quan hệ tín dụng với các trang trại nhằm khai khai thác tốt hơn tiềm năng kinh

tế vườn; rừng

Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, nhu cầu vay vốn để đầu tư ứng dụng cáctiến bộ công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng Mức vay vốn tăng dầnlên theo từng thời kỳ, phù hợp với nhu cầu về đầu tư sản xuất Từ bình quân 0,4triệu/lượt hộ năm 1991 tăng lên 4 triệu/lượt hộ năm 1995, năm 2000 bình quân 5triệu/lượt hộ và năm 2004 lên tới 9 triệu/lượt hộ vay Cho vay sản xuất nông nghiệpchủ yếu chủ yếu tập trung: cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây công nghiệp có giátrị cao …Cho vay ngành thuỷ hải sản chủ yếu tập trung xây dựng , cải tạo các aođầm nuôi thuỷ sản xuất khẩu Chỉ tính riêng năm 2003, nhằm đổi mới công nghệ, kỹthuật đối với đối với sản xuất nông nghiệp, NHNo Hà Tĩnh đã cho vay 308 dự ántrung hạn; trong đó có 35 dự án đánh bắt, 41 dự án nuôi trồng thuỷ sản, 93 dự ánnuôi hươu, 78 dự án nuôi trâu bò, 61 dự án khôi phục và phát triển làng nghề, cho

27 ngàn hộ vay nhập giống ngô lai mới năng suất cao…

Cùng với việc mở rộng cho vay hộ cả quy mô và chiều sâu NHNo Hà Tĩnh đã

mở rộng cho vay nhu cầu đời sống đối với cá nhân, hộ gia đình, cho vay hợp tác laođộng nước ngoài, nhất là các thị trường như: Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan… Tínhđến cuối năm 2004, dư nợ cho vay đời sống lên tới 263 tỷ đồng với 18.935 kháchhàng vay; dư nợ cho vay đi xuất khẩu lao động 36 tỷ, số khách hàng vay gồm 2.585hộ

Bên cạnh cho hộ sản xuất vay kinh doanh, tiêu dùng… NHNo đã thực hiện cho vayxoá đói giảm nghèo có hiệu quả Tính đến cuối năm 2002 đã cho vay 266 tỷ đồng xoáđói giảm nghèo với hơn 145 ngàn lượt hộ, góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo

Cho vay hộ sản xuất kinh doanh đã thực sự góp phần đổi mới nhiều mặt đờisống kinh tế xã hội trong toàn tỉnh:

- Sản lượng lương thực tăng nhanh Bộ mặt nông thôn khang trang hơn, đời sốngvật chất tinh thần của người dân được nâng cao

- Cải tạo, trồng mới được trên 3.000 ha cây ăn quả: Bưởi Phúc Trạch (Hương

Trang 37

Khê), cam bù (Hương Sơn)…

- Phát triển mạnh chăn nuôi đàn hươu, trâu, bò, lợn dê…

- Từng bước khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống; ngoài ra cònphát triển thêm các ngành nghề mới, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến sản phẩmnông nghiệp

- Thương mại dịch vụ phát triển, đặc biệt là du lịch biển tại các khu du lịch:Thiên Cầm, Thạch Hải, Xuân Thành…

1.3 Giai đoạn 2005 – 2008

Sau 15 năm thực hiện cho vay hộ sản xuất, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã rút rađược nhiều bài học kinh nghiệm thiết thực Vì vậy, công tác cho vay hộ giai đoạnnày đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận:

- NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã xác định đúng chiến lược kinh doanh, chiến lượckhách hàng, xây dựng chiến lược thị phần và thị trường thích hợp, với phươngchâm: lấy nông nghiệp, nông thôn làm thị trường chủ yếu với khách hàng tiềmnăng, khách hàng chính là hộ sản xuất kinh doanh Trên cơ sở khai thác các thếmạnh về mạng lưới hoạt động, Ngân hàng đã bố trí cơ cấu đầu tư hợp lý, đáp ứngkịp thời nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất kinh doanh

- Ngân hàng thường xuyên bám sát các chương trình kinh tế địa phương như:chương trình chăn nuôi bò, chương trình nuôi trồng thuỷ sản, chương trình phát triểndoanh nghiệp, chương trình xuất khẩu lao động… để tập trung ưu tiên nguồn vốn chovay thuận lợi, kịp thời, giúp các hộ thực hiện mục tiêu sản xuất, kinh doanh hiệu quả

- Thường xuyên cải tiến biện pháp tổ chức cho vay, cải tiến thủ tục bộ hồ sơ chovay đúng quy chế, đồng thời tạo thuận lợi cho các hộ vay vốn được tiếp cận nguồnvốn tín dụng một cách kịp thời nhất

- Tiếp tục phối hợp với Hội Nông dân và Hội Phu nữ để củng cố mạng lưới tổvay vốn, nâng cao chất lượng hoạt động tổ, lồng ghép ngày càng nhiều chương trìnhhoạt động của các tổ chức Hội với hoạt động của Ngân hàng, góp phần thực hiện xãhội hoá nhanh hoạt động Ngân hàng

- Đặc biệt, thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính Phủ, NHNN và

Trang 38

NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã tiến hành hỗ trợ lãi suất đốivới các hộ vay vốn Kết quả cụ thể tính đến ngày 30 tháng 2 năm 2009 như sau:+Tổng số hộ được hỗ trợ lãi suất: 1840 hộ.

+ Doanh số cho vay hộ được hỗ trợ lãi suất: 1978.840,8 triệu đồng

+ Dư nợ cho vay hộ được hỗ trợ lãi suất: 1978.840,8 triệu đồng

+ Lãi suất được hỗ trợ: Chưa phát sinh

+ Tổng số bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ lãi suất đã nhận trong tháng: 1840 bộ

+ Số hồ sơ đã được hỗ trợ lãi suất: Chưa phát sinh

+ Số bộ hồ sơ đã được thẩm định nhưng không giải quyết: Không

Chính sách hỗ trợ lãi suất là một chính sách rât thiết thực, nhằm giúp các hộ ổnđịnh và mở rộng hoạt động SXKD trong đièu kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khókhăn Nhưng qua kết quả trong một tháng đầu thực hiện, đã bộc lộ một số khó khăn,vướng mắc như: Khách hàng đúng đối tượng được hỗ trợ lãi suất nhưng không tậphợp được đủ bộ chứng từ hóa đơn tài chính, hàng hoá mua bán trên thị trường thực

tế phát sinh nhưng không có đủ chứng từ xuất nhập hàng hoá; Khách hàng chủ yếu

là hộ nông dân vay món nhỏ, trong một món vay tồn tại cả đối tượng được hỗ trợ vàkhông được hỗ trợ nên khó bóc tách; Nhiều khách hàng không nhận thức được cơchế chính sách; Khối lượng công việc tăng lên rất nhiều, chi phí lớn…

Ngày đăng: 05/10/2018, 06:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh: “Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007, 2008” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hìnhhoạt động kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007, 2008
3. Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh: “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp kinh doanh năm 2006” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kếthoạt động kinh doanh năm 2005 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp kinh doanhnăm 2006
4. Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh: “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp kinh doanh năm 2007” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kếthoạt động kinh doanh năm 2006 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp kinh doanhnăm 2007
5. Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh: “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp kinh doanh năm 2008” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kếthoạt động kinh doanh năm 2007 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp kinh doanhnăm 2008
6. Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh: “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp kinh doanh năm 2009” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kếthoạt động kinh doanh năm 2008 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp kinh doanhnăm 2009
9. Đảng bộ Văn phòng NHNo&PTNT Hà Tĩnh: “ Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết trung ương 3, khoá VIII về chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 10 năm thựchiện nghị quyết trung ương 3, khoá VIII về chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩymạnh CNH – HĐH đất nước
11. Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ “về việc hỗ trợ lái suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn Ngân hàng để sản xuất kinh doanh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc hỗ trợ lái suấtcho các tổ chức, cá nhân vay vốn Ngân hàng để sản xuất kinh doanh
12. Thông tư số 02/2009/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn Ngân hàng để sản xuất – kinh doanh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: quy địnhchi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn Ngânhàng để sản xuất – kinh doanh
13. Quy định số 120/HĐQT-TDDN của NHNo&PTNT Việt Nam “Quy định chi tiết việc thực hiện hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn sản xuất - kinh doanh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định chi tiếtviệc thực hiện hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn sản xuất - kinhdoanh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam
1. Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh :”Tài liệu tổng kết 15 năm cho vay hộ sản xuất (1991 – 2005)” Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w