1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phục vụ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty cổ phần bắc âu

131 246 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • [8] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động, Hà Nội

  • QUY ĐỊNH VỀ VIỆC SỬ DỤNG XE Ô TÔ

  • (Ban hành kèm theo QĐ số Ngày của Giám đốc )

    •   Điều 1. Nguyên tắc chung

    • Điều 3. Quy trình điều động xe

    • GIÁM ĐỐC

Nội dung

Trang 1

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từngđược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Thị Lan Hương

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG CHỨNGTỪ KẾ TOÁN PHỤC VỤ QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP8

1.1.1 Khái niệm và chức năng của thuế Thu nhập doanh nghiệp 8

1.1.3 Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp 111.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHỤC VỤ QUYẾT

1.2.1 Mối quan hệ giữa chứng từ kế toán và việc quyết toán thuế Thu

1.2.2 Tầm ảnh hưởng của chứng từ kế toán đối với sự khác biệt giữa

1.2.3 Nguyên tắc tổ chức chứng từ quyết toán thuế Thu nhập doanhnghiệp 23

1.2.4 Nội dung tổ chức chứng từ quyết toán thuế Thu nhập doanhnghiệp 26

1.2.5 Tổ chức quá trình kiểm tra chứng từ quyết toán thuế 511.2.6 Tổ chức bảo quản lưu trữ chứng từ quyết toán thuế 52

Trang 3

TỪ KẾ TOÁN PHỤC VỤ QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP

2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của công ty 54

2.1.3 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty 552.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 552.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 572.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁNPHỤC VỤ QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI

Trang 4

KẾT LUẬN 107

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

PHỤ LỤC

Trang 5

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHTN Bảo hiểm thất nghiệpGTGT Giá trị gia tăng

Trang 6

Số hiệu

2.1 Bảng liệt kê chứng từ về doanh thu sử dụng quyết toán

2.2 Bảng liệt kê chứng từ về thu nhập từ thanh lý TSCĐ sử

2.3 Bảng liệt kê chứng từ về tiền lương và các khoản trích

theo lương sử dụng quyết toán thuế TNDN 67

2.5 Bảng liệt kê chứng từ về chi phí tiền thưởng nhân viên

2.6 Bảng liệt kê chứng từ về công tác phí sử dụng quyết

2.7 Bảng liệt kê chứng từ về chi phí trang phục nhân viên

2.8 Bảng liệt kê chứng từ về chi phí khấu hao TSCĐ sử

2.9 Bảng liệt kê chứng từ về chi phí hội nghị khách hàng sử

2.10 Bảng liệt kê chứng từ về chi phí khuyến mại sử dụng

2.11 Bảng liệt kê chứng từ về chi phí quảng cáo sử dụng

2.12 Bảng liệt kê chứng từ về chi phí vận chuyển hàng hóa

2.13 Bảng liệt kê chứng từ về chi phí lãi vay sử dụng quyết

Trang 7

2.15 Bảng liệt kê chứng từ về chi phí công cụ, dụng cụ, đồ

dùng văn phòng sử dụng quyết toán thuế TNDN 90

Trang 8

Số hiệu

2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 58

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế Thu nhập doanh nghiệp là một nguồn thu lớn của Ngân sách Nhànước, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước nênviệc thu thuế chính xác và đầy đủ là nghĩa vụ của cơ quan Nhà nước nóichung, cơ quan Thuế nói riêng Cũng vì vậy, việc nộp thuế cho nhà nước lànghĩa vụ bắt buộc đối với người dân Để ngày càng hoàn thiện trong công tácquản lý thuế, Bộ tài chính luôn đề ra những Luật thuế, những Nghị Định,Thông tư hướng dẫn Thuế rồi thay đổi và chỉnh sửa chúng để dần dần phùhợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước nhằm tạo ra điểmdung hòa giữa việc thu thuế của nhà nước với việc nộp thuế của người dân.

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các ngành nghề kinh doanhngày càng đa dạng và phức tạp, các Nghị định, thông tư thuế mới cũnghàng loạt ra đời Tuy nhiên, do tính chất không rõ ràng và chồng chéo lẫnnhau giữa các Thông tư, Nghị định đã khiến việc thi hành pháp luật thuếcũng gặp nhiều khó khăn Đặc biệt hiện nay, nhà nước quản lý thuế t heocơ chế để doanh nghiệp tự kê khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm về kếtquả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trước pháp luật Điều nàythật sự gây khó khăn nhiều cho các doanh nghiệp nộp thuế Vì nếu cácdoanh nghiệp không nắm bắt kịp thời các luật thuế hiện hành, không có hệthống chứng từ đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ để phục vụ quyết toán thuế Thunhập doanh nghiệp thì sẽ dễ bị cơ quan thuế xuất toán chi phí và phạt thuếmột cách oan uổng Điều này không chỉ làm doanh nghiệp giảm lợi nhuậnmà còn bị cơ quan thuế đánh giá không tốt về Ctình hình thực hiện nghĩavụ thuế đối với nhà nước.

Nhận thấy tầm quan trọng của chứng từ trong việc quyết toán thuế Thunhập doanh nghiệp, sau một quá trình nghiên cứu chứng từ phục vụ quyết

Trang 10

toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ Phần Bắc Âu, tác giả thực

hiện đề tài: “Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phục vụ quyết toán ThuếThu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ Phần Bắc Âu”

2 Mục tiêu của đề tài

- Khái quát hóa cơ sở lý luận về tổ chức hệ thống chứng từ phục vụquyết toán thuế TNDN.

- Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống chứng từ phục vụ quyết toánthuế TNDN của công ty cổ phần Bắc Âu

- Hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ phục vụ quyết toán thuếTNDN tại Công ty Cổ Phần Bắc Âu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: công tác tổ chức hệ thống chứng từ kế toánphục vụ quyết toán thuế TNDN

- Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần Bắc Âu.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Tổng hợp và phân tích cácthông tin về chứng từ từ các chế độ kế toán, các văn bản pháp luật thuế, cácvăn bản pháp luật khác và từ hệ thống chứng từ của công ty cổ phần Bắc Âu

- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa: Phân loại và hệ thống hóacác nguồn tài liệu đã thu thập trên phục vụ cho việc tổ chức hệ thống chứngtừ quyết toán thuế TNDN.

Trang 11

quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Bắc Âu

Chương 3: Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phục vụ quyết toán thuếThu nhập doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Bắc Âu.

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứuCác thông tư pháp luật

Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 28/12/2008 của Bộ tài chính hướngdẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008quy định về doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thể hiện trên chứng từ làhóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng do Bộ Tài chính ban hành Chi phíđược trừ là các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quyđịnh của pháp luật

Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 hướng dẫn thi hànhNghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ về việc in,phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn quy định: hóa đơn hợp pháp là hóa đơndo Bộ tài chính phát hành, nếu là hóa đơn đặt in phải có thông báo phát hànhhóa đơn và phải được cơ quan thuế chấp nhận trước khi sử dụng Thông tưcũng quy định hóa đơn hợp pháp để tính chi phí hợp lý phải là: Hóa đơn muahàng hoá, dịch vụ bản gốc, liên 2 (liên giao khách hàng), trừ các trường hợpmất, cháy, hỏng hóa đơn Hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quyđịnh và phải nguyên vẹn Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hóa đơnphải rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo đúng quy định, không bị tẩy xóa, sửachữa Nếu liên 2 của hóa đơn phải lưu tại các cơ quan pháp luật khác thì đượcthay thế bằng các chứng từ sau: Phiếu thu tiền (liên 2, bản gốc) - Mẫu CTT41, Biên lai trước bạ (bản Photocopy liên 2), hoá đơn (bản Photocopy liên 2)liên quan đến tài sản phải đăng ký.

Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 về hướng dẫn thi hành

Trang 12

Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoáđơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thay thế Thông tư số: 120/2002/TT-BTCngày 30/12/2002 hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày07/11/2002 về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hoá đơn quy định: cácdoanh nghiệp được thực hiện tạo hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và phải thôngbáo phát hành hóa đơn theo hướng dẫn của thông tư Loại, hình thức, nộidung hóa đơn phải theo quy định của thông tư Hóa đơn bất hợp pháp là hóađơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng và hóa đơn hết giá trị sử dụng

Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành mộtsố điều của Luật Thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT quy định: Đối với hàng hoá,dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất, kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại,quảng cáo, hàng mẫu theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt độngxúc tiến thương mại) thì phải lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi tên và sốlượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thutiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo

Đối với chi phí khuyến mại ngoài hóa đơn xuất hàng khuyến mại theo

thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 thì phải có văn bản xác nhận

việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại của cơ quan pháp luật vềThương Mại Việc thực hiện chương trình khuyến mãi phải theo đúng quyđịnh của pháp luật thương mại về xúc tiến hoạt động thương mại theo nghịđịnh 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 quy định chi tiết Luật thương mại vềhoạt động xúc tiến thương mại

Thông tư 97/2010/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổchức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp

Trang 13

công lập do Bộ tài chính ban hành ngày 6/7/2010 thay thế cho Thông tư

23/2007/TT-BTC ngày 21/03/2007 quy định: Chứng từ làm căn cứ thanh toán

công tác phí là văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Giám đốc duyệt sốlượng ngày cử đi công tác; giấy đi đường có đóng dấu của cơ quan, đơn vị cửcán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quannơi cán bộ đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú) và hoáđơn, chứng từ hợp pháp (trong trường hợp thanh toán theo thực tế phát sinhkhông phải theo hình thức khoán) Chứng từ thanh toán phương tiện đi lại làcác loại vé phương tiện di chuyển, hóa đơn mua vé, hoặc giấy biên nhận củachủ phương tiện, đối với vé máy bay ngoài cuống vé (hoặc vé điện tử) phảikèm theo thẻ lên máy bay Chứng từ thuê chỗ ở nới đến công tác là các hóađơn của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú Phụ cấp lưu trú là một khoản khoánchi (không cần có hóa đơn) cho người đi công tác để hỗ trợ thêm cùng vớitiền lương nhằm đảm bảo tiền ăn và tiêu vặt cho người đi công tác, được tínhtừ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan, đơnvị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác)

Thông tư 203/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ quy định: Đối

với chi phí khấu hao TSCĐ thì ngoài các hóa đơn, chứng từ chứng minh đượcTSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, mỗi TSCĐ phải có bộ hồ sơriêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và cácchứng từ, giấy tờ khác có liên quan) Mỗi TSCĐ phải được quản lý theonguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán Doanhnghiệp thực hiện đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà doanhnghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thựchiện trích khấu hao

Quyết định số 15 hoặc 48, có quy định một số chứng từ loại hướng dẫn

Trang 14

và bắt buộc tại phần II - DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN mà đơn vị cóthể áp dụng để tổ chức chứng từ kế toán phục vụ hoạt động sản xuất kinhdoanh cũng như quyết toán thuế TNDN.

Việc ban hành các thông tư, nghị định của pháp luật về thuế TNDN cònmang tính rời rạc và chưa được hệ thống hóa Trong khi thông tư130/2008/TT-BTC ngày 28/12/2008 của Bộ tài chính là thông tư chủ đạo vềhướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008, nhưngthông tư này chỉ quy định về chi phí được trừ là các khoản chi thực tế phátsinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có đủhóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Pháp luật mà lại không nêu rõhóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật cụ thể là nhữngchứng từ gì và như thế nào là hợp pháp Hóa đơn hợp pháp hoặc không hợppháp lại quy định trong Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 vàThông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 Chứng từ đầy đủ để xác địnhmột số chi phí là hợp lý như: chi phí công tác lại nằm trong thông tư 97/2010/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghịđối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; chi phí khuyếnmại lại thuộc thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 và nghị định37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạtđộng xúc tiến thương mại; chi phí khấu hao TSCĐ do Thông tư 203/TT-BTCngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sửdụng và trích khấu hao TSCĐ quy định.

Các tài liệu khác

Giáo trình của TS Phan Đức Dũng (2010), “Kế toán thương Mại vàdịch vụ”, NXB Thống Kê có liệt kê một số chứng từ về doanh thu và chi phínhư sau: Chứng từ hạch toán doanh thu là hóa đơn GTGT xuất bán hànghoặc hóa đơn bán hàng của đơn vị bán, hóa đơn GTGT xuất trả hàng của

Trang 15

đơn vị mua Chứng từ về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệpgồm: hóa đơn GTGT, hóa đơn thông thường, giấy báo nợ, giấy báo có, phiếuthu, phiếu chi, bảng kê thanh toán tạm ứng và các chứng từ gốc khác có liênquan Chứng từ về chi phí lãi vay gồm: Khế ước vay, biên bản giao nhận tàisản thế chấp, phiếu thu, phiếu chi, biên bản thanh lý hợp đồng, giấy báo nợ,giấy báo có, các chứng từ khác có liên quan Tuy nhiên, giáo trình khôngnêu rõ các chứng từ gốc có liên quan là những chứng từ gì và việc sử dụngnó như thế nào.

Đề tài tác giả Nguyễn Lê Diễm Thúy (2006), “Kế toán thuế thu nhậpdoanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên

ngành kế toán – kiểm toán Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh chỉ nêurất sơ sài về chứng từ kế toán đối với thuế TNDN như sau: Đối với thuếTNDN, thông qua chứng từ là hóa đơn (đầu vào, đầu ra); hợp đồng kinh tếcung cấp hàng hóa, dịch vụ (mua bán); tờ khai Hải quan xuất khẩu, nhậpkhẩu; hợp đồng lao động; bảng thanh toán lương; bảng tính khấu hao; biênlai thu phí, lệ phí; biên bản kiểm kê tài sản, hàng tồn kho và các chứng từkhác theo Luật định để xác định được chi phí hợp lý và doanh thu, thu nhậpchịu thuế

Từ việc tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa các nguồn tài liệu về chứngtừ kế toán để xác định doanh thu và chi phí hợp lý được trừ trong quyết toánthuế TNDN, tác giả thực hiện đề tài “Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phụcvụ quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Bắc Âu”

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG CHỨNG TỪKẾ TOÁN PHỤC VỤ QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP

DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm và chức năng của thuế Thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, còn gọi là thuế thu nhập công ty ởnhiều quốc gia Đối tượng của thuế TNDN là thu nhập của cơ sở kinh doanh(pháp nhân, thể nhân) được xác định trên cơ sở doanh thu sau khi trừ đi cácchi phí có liên quan đến việc hình thành doanh thu đó.

- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năngđủ tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội

- Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước

- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúcđẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược,phát triển toàn diện của Nhà nước

- Thuế TNDN còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhànước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hộitrong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định

1.1.2 Thu nhập chịu thuế

Căn cứ xác định thuế TNDN là thu nhập tính thuế của cơ sở kinhdoanh, tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính Thu nhập tính thuế làthu nhập từ hoạt động kinh doanh của cơ sở kể cả thu nhập chịu thuế khác saukhi đã loại trừ các khoản thu nhập đã miễn thuế và các khoản lỗ được kếtchuyển theo quy định.

Trang 17

Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế TNDN hoặc loại thuế tương tựthuế TNDN ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế TNDN đãnộp nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp theo quy định của luậtthuế TNDN.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt độngsản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bằng (=) doanh thu trừ (-) cáckhoản chi phí được trừ của các hoạt động kinh doanh cộng (+) thu nhập khác,kể cả thu nhập ở nước ngoài.

Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải hạch toánriêng để kê khai nộp thuế TNDN, không được bù trừ với thu nhập hoặc lỗ từcác hoạt động sản xuất kinh doanh khác.

Kỳ tính thuế TNDN được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tàichính Hàng quý cơ sở kinh doanh phải tạm lập và nộp thuế TNDN cho cơquan quản lý thuế, đến cuối năm lập bảng quyết toán thuế TNDN theo luậthiện hành.

a Doanh thu tính thuế

Doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ, kểcả số phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đãthu được tiền hay chưa thu được tiền.

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu không có thuế GTGT.Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGTtheo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạtđộng bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao quyền sở hữuhàng hóa, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng cung ứng

Trang 18

+ Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính

+ Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác

+ Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phânbổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức theo phương pháp phân bổ doPháp luật Việt Nam quy định.

+ Phần chi phí nguyên vật liệu, nguyên liệu, năng lượng, hàng hóa vượtđịnh mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng thông báo cho cơ quan thuế vàgiá thực tế xuất kho.

+ Phần chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng khôngphải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cănbản do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

Trang 19

+ Trích khấu hao TSCĐ không đúng theo quy định của Pháp luật.

+ Khoản trích trước bằng chi phí không đúng theo quy định của Phápluật.

+ Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, tiền thù lao chocác sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất,kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho ngườilao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theoquy định của pháp luật.

+ Chi trả vay vốn tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu.

+ Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ, thuế GTGT nộp theo phươngpháp khấu trừ, thuế TNDN.

+ Phần chi quảng cáo tiếp thị khuyến mãi, hoa hồng môi giới, chi phítiếp tân, khánh tiết, hội nghị, chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấuthanh toán, chi báo biếu tặng cho cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi đã trừ Đối với doanhnghiệp mới thành lập phần chi vượt quá 15% trong 3 năm đầu

+ Khoản chi tài trợ, trừ khoản tài trợ giáo dục, y tế khắc phục hậu quảthiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của Pháp luật.

1.1.3 Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp

- Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với cơ sở kinh doanh là 25%.- Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với cơ sở kinh doanh tiến hànhtìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tối thiểu32%-50%.

- Đối với hoạt động xổ số kiến thiết, nộp thuế TNDN với mức thuế suấtlà 28% Bộ tài chính quy định cụ thể cơ chế tài chính áp dụng đối vớikhoản thu nhập sau thuế của hoạt động xổ số kiến thiết.

Trang 20

1.1.4 Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp

Nội dung quyết toán thuế TNDN

Quyết toán thuế là một trong những nội dung quan trọng của công tácquản lý thuế được thực hiện bởi hai đối tượng là cơ sở kinh doanh và cơ quanthuế Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai, xuất trình các chứng từ, tàiliệu kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính Cơ quan thuế có trách nhiệmkiểm tra và xác nhận cơ sở kinh doanh đã hoàn thành nghĩa vụ thuế haychưa.Quyết toán thuế phải thể hiện đúng, đầy đủ các khoản sau đây:

- Doanh thu; - Chi phí hợp lý; - Thu nhập chịu thuế;

- Số thuế thu nhập phải nộp;

- Số thuế thu nhập đã tạm nộp trong năm;

- Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài cho các khoản thu nhập nhậnđược từ nước ngoài;

- Số thuế thu nhập nộp thiếu hoặc nộp thừa

Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch; trường hợp cơ sởkinh doanh được phép áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thìđược quyết toán theo năm tài chính đó Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từkhi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính, cơ sở kinh doanh phải nộpbáo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đầy đủ số thuế cònthiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nộp báocáo quyết toán; nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếptheo

Trong trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợpnhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán

Trang 21

thuế với cơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế trong thời hạn bốn mươilăm ngày, kể từ ngày có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sápnhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản

Báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Báo cáo quyết toán thuế TNDN bao gồm:

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 28/2011

- Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứthoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữudoanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.

- Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thôngtư 28/2011 (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế):

+ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN.

+ Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN.

+ Các Phụ lục về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số03-3A/TNDN, mẫu số 03-3B/TNDN, mẫu số 03-3B/TNDN

+ Phụ lục số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài được trừtrong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-4/TNDN

+ Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyểnnhượng bất động sản theo mẫu số 03-5/TNDN.

+ Phụ lục tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp cócác đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc ở tỉnh thành phố trực thuộc Trungương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính (nếu có) theo mẫu số05/TNDN.

+ Phụ lục giao dịch liên kết theo mẫu GCN-01/QLT quy định tại Phụlục 1-GCN/CC (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư số 66/2010/TT-BTC

Trang 22

ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thịtrường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.

+ Phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ (nếu có)ban hành kèm theo Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 9/2/2011 của Bộ Tàichính về hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹphát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Trình tự, thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế

Theo quy định tại Điều 77 và Điều 78 Luật Quản lý thuế, cơ quan thuếkiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ báo cáoquyết toán thuế TNDN của doanh nghiệp nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luậtvề thuế TNDN của doanh nghiệp nộp thuế.

Việc kiểm tra quyết toán thuế được thực hiện khi Thủ trưởng cơ quanthuế ban hành quyết định kiểm tra quyết toán thuế tại trụ sở doanh nghiệp nộpthuế Quyết định kiểm tra quyết toán thuế tại trụ sở của doanh nghiệp nộpthuế phải có những nội dung cơ bản sau đây:

- Căn cứ pháp lý để kiểm tra;

- Đối tượng kiểm tra (trường hợp đối tượng kiểm tra là doanh nghiệpnộp thuế có các đơn vị thành viên thì nội dung Quyết định kiểm traphải ghi cụ thể danh sách đơn vị thành viên thuộc đối tượng kiểmtra theo Quyết định);

- Nội dung, phạm vi kiểm tra;- Thời gian tiến hành kiểm tra;

- Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên khác của đoàn kiểm tra.- Quyền hạn và trách nhiệm của Đoàn kiểm tra và đối tượng kiểm tra.Trình tự, thủ tục kiểm tra quyết toán thuế tại trụ sở của doanh nghiệpnộp thuế:

- Chậm nhất là ba ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định, Quyết định

Trang 23

kiểm tra quyết toán thuế TNDN tại trụ sở của người nộp thuế phải được gửicho người nộp thuế

- Việc kiểm tra theo Quyết định kiểm tra quyết toán thuế phải được tiếnhành chậm nhất là mười ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định Khibắt đầu tiến hành kiểm tra thuế, trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệmcông bố Quyết định kiểm tra thuế TNDN, lập Biên bản công bố theo mẫu số05/KTTT ban hành kèm theo Thông tư 28/2011 và giải thích nội dung Quyếtđịnh kiểm tra để đối tượng kiểm tra hiểu và có trách nhiệm chấp hành Quyếtđịnh kiểm tra Trường hợp khi nhận được Quyết định kiểm tra, doanh nghiệpnộp thuế đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì phải có văn bản gửi cơquan thuế nêu rõ lý do và thời gian hoãn để xem xét quyết định Trong thờihạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoãn thời giankiểm tra, cơ quan thuế thông báo cho doanh nghiệp nộp thuế biết về việc chấpnhận hay không chấp nhận việc hoãn thời gian kiểm tra

- Trong quá trình thực hiện Quyết định kiểm tra quyết toán thuế, đoànkiểm tra thực hiện việc đối chiếu nội dung trong hồ sơ thuế với sổ kế toán,chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tếtrong phạm vi nội dung của Quyết định kiểm tra quyết toán thuế

- Trường hợp xét thấy cần thiết phải tạm giữ tài liệu, tang vật liên quanđến hành vi trốn thuế, gian lận thuế, Trưởng đoàn kiểm tra ban hành quyếtđịnh hoặc báo cáo lãnh đạo bộ phận kiểm tra để trình người ban hành quyếtđịnh kiểm tra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tang vật liênquan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định.

- Doanh nghiệp nộp thuế có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ,chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêucầu của đoàn kiểm tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xáccủa thông tin, tài liệu đã cung cấp Đối với các thông tin, tài liệu không liên

Trang 24

quan đến nội dung kiểm tra, doanh nghiệp nộp thuế có quyền từ chối cungcấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

- Thời hạn kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp nộp thuế khôngquá năm ngày làm việc thực tế, kể từ ngày công bố bắt đầu tiến hành kiểm tra.Trong trường hợp xét thấy cần thiết, cần có thêm thời gian để xác minh, thuthập chứng cứ thì chậm nhất là một ngày trước khi kết thúc thời hạn kiểm tratheo quy định, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo lãnh đạo bộ phận kiểm trađể trình người ban hành Quyết định kiểm tra gia hạn kiểm tra Quyết địnhkiểm tra chỉ được gia hạn một lần, dưới hình thức Quyết định theo mẫu số 18/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này Thời gian gia hạn không quá nămngày làm việc thực tế

Biên bản kiểm tra quyết toán thuế

Biên bản kiểm tra thuế phải được lập theo mẫu số 04/KTTT ban hànhkèm theo Thông tư 28/2011 và được ký trong thời hạn năm ngày làm việc, kểtừ ngày kết thúc kiểm tra

Biên bản kiểm tra quyết toán thuế gồm các nội dung chính sau:- Các căn cứ pháp lý để thiết lập biên bản.

- Kết luận về từng nội dung đã tiến hành kiểm tra, xác định hành vi viphạm, mức độ vi phạm; xử lý vi phạm theo thẩm quyền; kiến nghị biện phápxử lý không thuộc thẩm quyền của đoàn kiểm tra

Biên bản kiểm tra phải được công bố công khai trước đoàn kiểm tra vàdoanh nghiệp nộp thuế được kiểm tra Biên bản kiểm tra phải được Trưởngđoàn kiểm tra và doanh nghiệp nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của doanhnghiệp nộp thuế) ký vào từng trang, đóng dấu của doanh nghiệp nộp thuế.

Doanh nghiệp nộp thuế được quyền nhận biên bản kiểm tra thuế, yêucầu giải thích nội dung Biên bản kiểm tra thuế và bảo lưu ý kiến trong Biênbản kiểm tra thuế

Trang 25

Khi kết thúc quá trình kiểm tra, trường hợp doanh nghiệp nộp thuếkhông ký Biên bản kiểm tra thuế thì chậm nhất trong 05 ngày làm việc kể từngày công bố công khai biên bản kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáolãnh đạo bộ phận kiểm tra để trình người ban hành quyết định kiểm tra để banhành thông báo yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế ký biên bản kiểm tra Nếudoanh nghiệp nộp thuế vẫn không ký biên bản kiểm tra thì trong thời hạn 10ngày làm việc, kể từ ngày công bố công khai biên bản kiểm tra, Thủ trưởngcơ quan thuế ban hành quyết định xử lý truy thu thuế; xử phạt vi phạm hànhchính về thuế hoặc kết luận kiểm tra thuế theo nội dung biên bản kiểm tra.

1.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHỤC VỤQUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1.2.1 Mối quan hệ giữa chứng từ kế toán và việc quyết toán thuế Thunhập doanh nghiệp

- Chứng từ kế toán là căn cứ quan trọng hàng đầu cho việc xem xét,xác định đối tượng chịu thuế, đối tượng tính thuế, thuế suất cũng như việchành thu thuế của cơ quan thuế.

- Đối với thuế TNDN thì chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý quantrọng để xác định các khoản chi phí hợp lý được tính trừ vào kết quả kinhdoanh nhằm xác định đúng đắn thu nhập chịu thuế.

- Chứng từ kế toán tạo ra những minh chứng việc chấp hành luật thuếcủa các doanh nghiệp, bởi vì hóa đơn, chứng từ đóng vai trò đặc biệt quantrọng trong kinh doanh và hạch toán; qua đó phải đảm bảo sự trung thực củamỗi số liệu và các nguyên tắc luật định cho từng loại hóa đơn, chứng từ.

- Chứng từ là cơ sở pháp lý quan trọng hàng đầu trong việc xác địnhtính hợp pháp, hợp lệ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà dựa vào đó cơquan thuế thực hiện việc hành thu thuế, kiểm tra thuế, cũng như giúp chodoanh nghiệp làm căn cứ để chứng minh tính trung thực, hợp pháp trong việc

Trang 26

thực hiện luật thuế của Nhà nước Do vậy việc sử dụng chứng từ kế toán luôntrở thành công cụ có vai trò quan trọng hàng đầu để thực hiện các luật thuế.

- Chứng từ kế toán luôn được quan tâm nghiên cứu và thay đổi mộtcách thích ứng với những sự thay đổi về luật thuế để phục vụ tốt yêu cầu hànhthu thuế và kiểm tra, kiểm soát của nhà nước đối với các doanh nghiệp Cóthể nói luật thuế đã góp phần quy định chứng từ kế toán mà doanh nghiệpphải sử dụng, quy định về loại chứng từ, mẫu biểu chứng từ, nội dung vàphương pháp lập chứng từ Việc quy định này có tính chất biện chứng và đòihỏi khách quan trong công tác quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp

1.2.2 Tầm ảnh hưởng của chứng từ kế toán đối với sự khác biệt giữaLợi nhuận kế toán và Lợi nhuận tính thuế

Thực tế, khi kiểm tra quyết toán thuế thường phát sinh vấn đề đó là: thunhập chịu thuế do cơ quan thuế xác định thường lớn hơn lợi nhuận theo báocáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp Vấn đề này làdo một số tổ chức, cá nhân còn vướng mắc trong việc xác định thu nhập chịuthuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, còn chưa quen với sự khác nhaugiữa cách xác định lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế nên đã kê khai,báo cáo số liệu kế toán và thuế thống nhất với nhau.

Theo quy định của Luật thuế TNDN: Thu nhập chịu thuế = Doanh thu Chi phí hợp lý + Thu nhập khác Còn theo chế độ tài chính doanh nghiệp vàchế độ kế toán hiện hành: Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí + Thunhập khác

-Theo các quy định trên, đối với thu nhập khác không có sự khác nhaunhiều về nội dung, do đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa thunhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp Thực tế cho thấy sự khác biệt chủyếu thường ở các chỉ tiêu doanh thu và chi phí, do các nguyên nhân sau:

Về doanh thu: Tại khoản 2, mục III, Phần C của Nghị định số

Trang 27

124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ thì thời điểm xác địnhdoanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cungứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao sở hữu hàng hóa, hoàn thành dịch vụhoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS14) doanh thu được ghinhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện, đó là: Doanh nghiệp đã chuyển giaophần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa chongười mua; doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhưngười sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa; doanh thu được xác địnhtương đối chắc chắn; doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinhtế từ giao dịch bán hàng và xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Do vậy các trường hợp điển hình dẫn đến doanh thu tính thu nhập chịuthuế bao gồm:

Một là: Các trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDNtrong năm, nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kếtoán Ví dụ, các trường hợp đã viết hóa đơn bán hàng nhưng chưa đủ điềukiện để ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán

Hai là: Trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê củanhiều năm; doanh thu trong năm ghi nhận theo kế toán là tổng số tiền chothuê chia cho tổng số năm trả tiền trước, còn doanh thu để tính thuế TNDN cơsở kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai cách tính doanh thu phân bổ chosố năm trả tiền trước, hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần

Ba là: các khoản hàng hóa dịch vụ được trao đổi không được xác địnhlà doanh thu theo chế độ kế toán nhưng là doanh thu để tính thu nhập chịuthuế theo quy định của luật thuế TNDN

Bốn là: Các khoản được giảm trừ doanh thu bán hàng hóa và cung cấpdịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán, nhưng

Trang 28

không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (ví dụ cáckhoản chiết khấu được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưngkhông đủ chứng từ hợp pháp để giảm trừ doanh thu tính thuế theo quy địnhcủa Luật thuế TNDN trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt)

Về chi phí thực tế cho thấy sự khác nhau giữa chi phí hợp lý và chi phíkinh doanh chủ yếu ở một số khoản là chi phí thực tế của doanh nghiệp theochế độ kế toán được hạch toán vào chi phí nhưng không được đưa vào chi phíhợp lý để tính thu nhập chịu thuế cụ thể:

Một: Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) không đúng quy định cụthể cơ sở kinh doanh trích vượt mức khấu hao được tính vào chi phí theo cácquy định tại chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ; số khấu haocủa các TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh nhưng không có hóa đơnchứng từ hợp pháp và các giấy tờ khác chứng minh tài sản thuộc quyền sởhữu của cơ sở kinh doanh; số khấu hao của các TSCĐ đã khấu hao hết giá trị,nhưng vẫn tiếp tục sử dụng cho sản xuất kinh doanh và số khấu hao củaTSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh; phần trích khấu hao tươngứng phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗngồi trở xuống.

Hai: Chi phí trả lãi tiền vay vượt mức khống chế cụ thể cơ sở kinhdoanh vay vốn của các đối tượng không phải là ngân hàng và các tổ chức tíndụng với mức lãi suất cao hơn 1,5 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàngthương mại có quan hệ thanh toán với cơ sở kinh doanh và vay vốn để gópvốn phát định, vốn điều lệ

Ba: Chi phí không có hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định cụ thểcác khoản thực chi nhưng không có hóa đơn chứng từ và các khoản chi phíphát sinh trong năm, liên quan đến việc tạo ra doanh thu chịu thuế trong nămcó hóa đơn nhưng hóa đơn không hợp pháp

Trang 29

Bốn: Các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt vi phạm hành chính và cáckhoản chi phí không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế đã tínhvào chi phí

Năm: Chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân,thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh, tiền thù lao trả chosáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần, công ty tráchnhiệm hữu hạn không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh vàtiền lương, tiền công không được tính vào chi phí hợp lý do vi phạm chế độhợp đồng lao động

Sáu: Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng, môi giới; chitiếp tân, khánh tiết hội nghị,…liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanhvượt quá 10% tổng số chi được trừ, vượt quá 15% đối với doanh nghiệp mớithành lập trong ba năm đầu.

Qua phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự khác biệt trên, cáchướng giải quyết vấn đề này như sau:

Đối với doanh thu: các khoản doanh thu chênh lệch do cách thức xácđịnh khác nhau giữa luật thuế và luật kế toán nên được điều chỉnh tăng giảmtheo luật thuế tại các mục B2 hoặc B9 trên tờ khai quyết toán thuế TNDNcuối năm; các khoản giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưngkhông đủ chứng từ hợp pháp để giảm trừ doanh thu tính thuế theo quy địnhcủa Luật thuế TNDN thì cần phải bổ sung đầy đủ chứng từ kịp thời để đượcgiảm trừ doanh thu tính thuế.

Đối với chi phí: các khoản chi phí mà luật thuế có quy định về địnhmức sử dụng như chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí lãi vay đối với các đốitượng ngoài tổ chức tín dụng; chi phí trang phục nhân viên; chi phí quảngcáo, khuyến mãi, hội nghị, tiếp khách, nếu doanh nghiệp thực chi vượt cácđịnh mức khống chế theo luật thuế thì phần vượt định mức sẽ được ghi vào

Trang 30

chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN cuối năm Các khoản chi phíkhông có hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định cụ thể các khoản thực chinhưng không có hóa đơn chứng từ và các khoản chi phí phát sinh trong năm,liên quan đến việc tạo ra doanh thu chịu thuế trong năm có hóa đơn nhưnghóa đơn không hợp pháp thì doanh nghiệp cần phải bổ sung và điều chỉnhchứng từ kịp thời để được hợp lý là chi phí được trừ khi xác định thu nhậpchịu thuế

Theo cơ chế quản lý thuế hiện hành, nếu việc xác định thu nhập chịuthuế của các đơn vị nộp thuế không đúng theo quy định của luật thuế TNDNthì ngoài việc cơ quan thuế sẽ xác định lại thu nhập chịu thuế và truy thu sốthuế TNDN phải nộp thêm của đơn vị khi kiểm tra quyết toán thuế, đơn vịcòn phải bị phạt tiền về việc kê khai sai và phạt chậm nộp đối với số thuế phảinộp cho nhà nước theo xác định của cơ quan thuế Như vậy, để tránh tìnhtrạng trên, đơn vị phải kê khai quyết toán thuế một cách chuẩn xác bằng cáchxác định lại doanh thu chịu thuế và định mức khống chế của các các khoảnchi phí theo luật thuế để điều chỉnh tăng hoặc giảm khoản thu nhập chịu thuế;và quan trọng hơn là phải tổ chức một hệ thống chứng từ đầy đủ, hợp pháp vàkịp thời để chứng minh cho các số liệu về doanh thu và chi phí được trừ làhợp lý Nếu không, thì các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí không có hóađơn, chứng từ hoặc hóa đơn, chứng từ không hợp pháp sẽ bị cơ quan thuế loạitrừ khi quyết toán thuế mà không cần xét đến các yếu tố khác Như vậy, việctổ chức tốt chứng từ quyết toán thuế sẽ giúp giảm được chi phí thuế thu nhậpdoanh nghiệp phải nộp cho nhà nước

Cũng cần lưu ý, quá trình tổ chức hoàn thiện chứng từ quyết toán thuếlà một chuỗi thời gian kể từ thời điểm phát sinh chứng từ cho đến khi cơ quanthuế có quyết định kiểm tra, nên khi sắp hết thời hạn nộp báo cáo quyết toánthuế mà doanh nghiệp vẫn chưa đầy đủ chứng từ thì doanh nghiệp vẫn có thể

Trang 31

cân nhắc xem những chứng từ nào có thể bổ sung được trước khi điều chỉnhtăng lợi nhuận trước thuế theo Luật thuế.

1.2.3 Nguyên tắc tổ chức chứng từ quyết toán thuế Thu nhập doanhnghiệp

a Chứng từ quyết toán thuế phải hợp pháp

Phải tổ chức chứng từ theo quy định của pháp luật khi quyết toán thuế.Nhiệm vụ này được thực hiện phải căn cứ vào các chế độ hóa đơn, chứng từdo nhà nước ban hành được áp dụng thống nhất để tăng cường tính pháp lýcủa chứng từ kê khai quyết toán thuế Như vậy, phải đảm bảo được các điềukiện sau:

- Đối với hệ thống chứng từ bắt buộc gồm các mẫu chứng từ quy địnhnhư: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường, Phiếu xuất kho kiêmvận chuyển nội bộ, các chứng từ phiếu thu, phiếu chi thì các đơn vị kế toánbắt buộc phải thực hiện theo đúng mẫu thống nhất, theo phương pháp lập,trình tự xử lý chứng từ áp dụng cho từng đơn vị kế toán cụ thể

- Đối với hệ thống chứng từ hướng dẫn mà chủ yếu là những chứng từsử dụng trong nội bộ đơn vị như bảng thanh toán tiền lương, phiếu nhập kho,phiếu xuất kho, giấy đề nghị thanh toán… thì kế toán có thể thực hiện theomẫu nguyên bản hoặc được phép bổ sung, thêm, bớt một số chỉ tiêu cho phùhợp với yêu cầu quản lý của đơn vị mình Đối với những chứng từ hướng dẫn,đơn vị kế toán có thể mua sẵn hoặc tự thiết kế, tự in, nhưng phải đảm báo cácnội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định trong Luật kế toán Việt Nam.- Không sử dụng hoá đơn bất hợp pháp Tức là không sử dụng hoá đơngiả, hoá đơn chưa có giá trị sử dụng và hóa đơn hết giá trị sử dụng.

+ Hoá đơn giả là hoá đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đãđược phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùngmột ký hiệu hoá đơn.

Trang 32

+ Hoá đơn chưa có giá trị sử dụng là hoá đơn đã được tạo theo hướngdẫn của Bộ Tài Chính, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.

+ Hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm đủ thủ tục pháthành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụngnữa; các loại hoá đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức,cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hoá đơncủa các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóngmã số thuế).

- Không sử dụng bất hợp pháp hóa đơn Một số trường hợp sử dụngbất hợp pháp hóa đơn như sau:

+ Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.+ Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thứchoá hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hoá, dịch vụbán ra để gian lận thuế, để bán hàng hoá nhưng không kê khai nộp thuế.

+ Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hoá, dịch vụ,nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hoá, dịch vụmua vào không có chứng từ.

+ Hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ hoặc sai lệchcác tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hoá đơn.

+ Sử dụng hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quancông an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháphóa đơn.

b Chứng từ quyết toán thuế phải hợp lý

Tính hợp lý của chứng từ thể hiện ở nội dung trên chứng từ phải đúngvà phù hợp với nội dung kinh doanh và tình hình hoạt động cũng như hiệntrạng của doanh nghiệp Thí dụ, chứng từ vé máy bay được coi là hợp phápnhưng phải xem vé máy bay ấy có liên quan đến chi phí công tác phục vụ

Trang 33

cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không ? Nếu vé máy bay đó sử dụngcho mục đích du lịch không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thìcho dù có chứng từ hợp pháp cũng không được xem là chi phí hợp lý vàkhông được hạch toán vào chi phí khi kê khai quyết toán thuế Cũng nhưvậy, hóa đơn ăn uống được coi là hợp pháp nhưng nếu hóa đơn ăn uống sửdụng không phải cho mục đích tiếp khách kinh doanh mà cho mục đích liênhoan, vui chơi của nhân viên công ty thì không được xem là chi phí hợp lývà không được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế Mộttrường hợp khác về thu nhập khác ví dụ hóa đơn thanh lý TSCĐ của đơn vịđược xem là hợp pháp nhưng nếu giá trị thanh lý tài sản trên hóa đơn khôngphù hợp giá cả thị trường của loại tài sản đó trong cùng một hiện trạng nhưnhau thì dù cho có chứng từ hợp pháp cũng không được xem là khoản thunhập khác hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.

c Chứng từ quyết toán thuế phải đầy đủ và hợp lệ

Việc quyết toán thuế đòi hỏi tất cả các chỉ tiêu kê khai trên báo cáoquyết toán thuế phải có đầy đủ các chứng từ theo quy định của pháp luật đểchứng minh cho các số liệu đơn vị đã kê khai và các chứng từ này phải hợplệ Tính hợp lệ được hiểu là sự phù hợp với các thông lệ, nghĩa là phải đảmbảo đầy đủ các yếu tố của chứng từ, chữ ký của người có liên quan, tính chínhxác của số liệu trên chứng từ Chẳng hạn như, tên đơn vị, địa chỉ đơn vị, mãsố thuế đơn vị mua và đơn vị bán trên hóa đơn phải chính xác, các chỉ tiêu sốhọc như số lượng, thành tiền, thuế GTGT phải được tính toán đúng Khôngđược phép tẩy xóa chứng từ, nếu có sai sót thì phải hủy và lập lại Đối vớicác chứng từ có nhiều liên, thì nội dung giữa các liên phải thống nhất vớinhau Ngoài ra tính hợp lệ của chứng từ còn thể hiện ở số tiền thu chi trênchứng từ có đúng theo dự toán, kế hoạch, có đúng định mức và đúng mụcđích sử dụng hay không.

Trang 34

Vì những nguyên tắc trên nên khi tiếp nhận chứng từ đơn vị kế toánphải tiến hành kiểm tra để đảm bảo chứng từ có đầy đủ tính hợp pháp, hợp lývà hợp lệ mới chuyển vào hạch toán, ghi sổ, kê khai thuế.

1.2.4 Nội dung tổ chức chứng từ quyết toán thuế Thu nhập doanhnghiệp

Căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế TNDN 1A/TNDN và phụ lục Kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh mẫu số 03-1A/TNDN của tờ khai quyếttoán thuế TNDN 1A/TNDN, công tác tổ chức chứng từ phục quyết toán thuếcụ thể là tổ chức chứng từ về doanh thu chịu thuế, chi phí hợp lý

a Thủ tục chứng từ về doanh thu chịu thuế

Doanh thu chịu thuế gồm các loại doanh thu như sau: Doanh thu thuầntừ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính vàthu nhập khác

Thủ tục chứng từ về doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng vàcung cấp dịch vụ

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định bằng(=) doanh thu trừ (-) các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mại,giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại)

Quy định đối với hóa đơn

Doanh thu hợp pháp là doanh thu được thể hiện trên hóa đơn hợppháp Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn theo quy định của pháp luật Thông tư153/2011 quy định:

- Hóa đơn phải được tổ chức thông báo phát hành với cơ quan thuế vàhóa đơn vẫn còn giá trị sử dụng.

- Hóa đơn phải có đầy đủ các thông tin cần thiết như: họ, tên; địa chỉ;mã số thuế (nếu có), tài khoản thanh toán (nếu có) của người mua và ngườibán; tên hàng hoá dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, tiền hàng; thuế suất,

Trang 35

tiền thuế giá trị gia tăng - GTGT (nếu có); tổng số tiền thanh toán; chữ kýngười bán, người mua hàng Riêng đối với việc mua hàng không trực tiếpnhư: Mua hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX thì người mua hàng khôngnhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hoá đơn Khi lập hoá đơn tại tiêu thức“người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, người bán hàng phải ghi rõ là bán hàngqua điện thoại, qua mạng, FAX

- Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát

sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực

không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, khôngngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống(nếu có).

- Hoá đơn được lập một lần thành nhiều liên Nội dung lập trên hóa đơn

phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số

- Hoá đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.

- Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều đơn vị trực thuộc trực tiếpbán hàng hoặc nhiều cơ sở nhận ủy nhiệm cùng sử dụng hình thức hoá đơnđặt in có cùng ký hiệu theo phương thức phân chia cho từng cơ sở trong toànhệ thống thì tổ chức kinh doanh phải có sổ theo dõi phân bổ số lượng hoá đơncho từng đơn vị trực thuộc, từng cơ sở nhận ủy nhiệm Các đơn vị trực thuộc,cơ sở nhận ủy nhiệm phải sử dụng hoá đơn theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớntrong phạm vi số hoá đơn được phân chia.

Các chứng từ làm căn cứ để lập hóa đơn

Tính xác thực của hóa đơn đã lập căn cứ vào các chứng từ sau:

- Các đơn đặt hàng đúng quy cách: là các đơn đặt hàng có đầy đủ cácthông tin như: tên đơn vị đặt hàng, chủng loại, số lượng hàng hóa cần đặt, đơngiá, thành tiền, chiết khấu (nếu có), thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán,chữ ký xác nhận của người đặt hàng, con dấu (nếu là đơn vị có con dấu

Trang 36

riêng) Đây là căn cứ cho việc chuẩn bị bán hàng và xuất hóa đơn

- Các bảng báo giá, các chế độ bán hàng có phê duyệt bởi cấp cóthẩm quyền cho từng loại khách hàng Đây là cơ sở cho giá xuất hóa đơn

- Hợp đồng mua bán hàng hóa có đầy đủ chữ ký và con dấu của bênbán và bên mua được xây dựng theo luật thương mại và luật dân sự, ràngbuộc lẫn nhau về các thỏa thuận giá cả, phương thức thanh toán, thời hạnthanh toán, phạt vi phạm hợp đồng, địa điểm giao nhận, hiệu lực hợp đồng.Đây là căn cứ pháp lý cho các giao dịch mua bán được thực hiện giữa hai bênvà là cơ sở cho các tranh chấp pháp lý sau này

- Các biên bản xác nhận công nợ của các khách hàng phát sinh theohóa đơn Các biên bản xác nhận công nợ được gửi định kỳ hàng tháng nhằmxác nhận các khoản bán hàng là xác thực và đúng thời điểm, tránh việc chậmtrễ trong xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế.

Thủ tục hủy hóa đơn và điều chỉnh hóa đơn

Việc hủy hóa đơn được thực hiện nếu hai bên phát hiện có sai sót kịpthời trước khi kê khai thuế GTGT Hóa đơn hủy phải được thu hồi đầy đủ cácliên, gạch chéo trên tất cả các liên kèm theo biên bản hủy hóa đơn Trong biênbản hủy hóa đơn phải nêu ký hiệu, số, ngày lập của hóa đơn hủy, tổng giá trịthanh toán, lý do hủy và ký hiệu, số của hóa đơn mới thay thế.

Việc điều chỉnh hóa đơn được thực hiện nếu phát hiện có sai sót nhưngsau khi đã kê khai thuế Lúc này phải có hoá đơn điều chỉnh sai sót kèm theobiên bản điều chỉnh hóa đơn trong đó ghi rõ sai sót cần điều chỉnh Hoá đơnghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giátrị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứvào hoá đơn điều chỉnh, đơn vị bán điều chỉnh doanh số bán Hoá đơn điềuchỉnh không được ghi số âm (-)

Thủ tục chứng từ về các khoản giảm trừ doanh thu

Trang 37

Chiết khấu thương mại

Trường hợp khách hàng mua hàng với khối lượng lớn được hưởngchiết khấu thương mại thì giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã được giảmgiá (đã trừ chiết khấu thương mại) Trên hóa đơn phải ghi rõ tỷ lệ hoặc mứcgiảm giá, giá bán chưa có thuế GTGT (giá bán đã giảm giá), thuế GTGT vàtổng giá thanh toán Khi đó doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiếtkhấu thương mại Tỷ lệ chiết khấu phải được quy định rõ trong hợp đồng muabán.

Trường hợp khách hàng mua nhiều lần mới đạt được lượng hàng đượchưởng chiết khấu thương mại thì số chiết khấu khách hàng được hưởng đượcgiảm trừ vào gíá bán của hoá đơn bán hàng lần cuối cùng Khi số chiết khấukhách hàng được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lầncuối cùng thì sẽ tiếp tục trừ vào hóa đơn của lần mua hàng tiếp theo trong kỳtới Trên hoá đơn phải ghi rõ số hóa đơn và số tiền được giảm giá Trườnghợp khách hàng không tiếp tục mua hàng thì phải chi tiền chiết khấu thươngmại cho người mua Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp nàykhông được trừ vào doanh thu tính thuế và chịu mức khống chế 10% theo luậtthuế TNDN.

Hàng bán bị trả lại

Khi đã bán hàng và xuất hóa đơn cho khách hàng, khách hàng đã nhậnhàng nhưng sau đó phát hiện hàng không đúng quy cách, chất lượng phải trảlại một phần hay toàn bộ lô hàng Khi xuất hàng trả lại cho đơn vị bán, kháchhàng phải lập biên bản nhập trả hàng và xuất hóa đơn trả hàng, trên hóa đơnghi rõ hàng hóa trả lại cho người bán do không đúng quy cách hoặc khôngđảm bảo chất lượng, tiền thuế GTGT tương ứng (nếu có) Hóa đơn này là căncứ để đơn vị bán điều chỉnh lượng doanh số bán ra trong kỳ

Trường hợp khách hàng là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng

Trang 38

thì giữa đơn vị bán và khách hàng phải lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng vănbản ghi rõ loại hàng, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuếGTGT, tiền thuế GTGT (ghi rõ của hóa đơn nào : số hiệu, ngày tháng lập hóađơn), lý do trả lại hàng kèm hóa đơn (bản sao y có chứng thực) gửi cho bênbán Biên bản này được lưu giữ cùng với hóa đơn để làm căn cứ điều chỉnh kêkhai doanh số bán trong kỳ

Giảm giá hàng bán

Khi xuất bán hàng hóa và lập hóa đơn giao cho khách hàng, nhưng sauđó hàng hóa, dịch vụ kém phẩm chất hay không đúng quy cách…phải điềuchỉnh giảm giá bán thì giữa đơn vị bán và khách hàng phải lập văn bản thỏathuận giảm giá hàng bán Trong văn bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hóa,mức giảm giá theo hóa đơn đã xuất (ghi rõ số, ký hiệu, ngày tháng lập hóađơn), lý do giảm giá, đồng thời bên bán lập hóa đơn để điều chỉnh mức giáđược điều chỉnh Hóa đơn đươc lập mới ghi rõ điều chỉnh giá cho hàng hóadịch vụ tại hóa đơn số, ký hiệu, ngày tháng…Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnhgiá, đơn vị bán kê khai điều chỉnh doanh số bán trong kỳ.

Chứng từ về doanh thu hoạt động tài chính

Một số loại doanh thu hoạt động tài chính của các đơn vị kinh doanhkhông sử dụng ngoại tệ chủ yếu gồm: tiền lãi cho vay; lãi tiền gửi ngân hàng;lãi bán hàng trả chậm trả góp, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hànghóa dịch vụ.

- Chứng từ đối với lãi tiền gửi ngân hàng là: hợp đồng tiền gửi ngânhàng, giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi, báo có tiền lãi ngân hàng đối vớicác tài khoản tiền gửi tiết kiệm; báo có tiền lãi đối với các tài khoản thanhtoán tại ngân hàng Các báo có tiền lãi ngân hàng phải được tính toán chínhxác

- Chứng từ đối với tiền lãi cho vay là: hợp đồng cho vay, bảng tính lãi

Trang 39

tiền vay, các chứng từ thu tiền lãi kèm theo chứng từ thanh toán tiền lãi vaycủa bên vay Tất cả các chứng từ phải được phê duyệt đầy đủ và chính xác vềmặt số học Không có sự chênh lệch số liệu giữa các chứng từ

- Chứng từ lãi bán hàng trả chậm trả góp: hợp đồng bán hàng trả chậm,trả góp có quy định về mức tiền lãi trả chậm, trả góp; hóa đơn bán hàng trảchậm, trả góp; chứng từ thu tiền lãi trả chậm, trả góp Tất cả các chứng từphải được phê duyệt đầy đủ và được tính toán chính xác Không có sự chênhlệch số liệu giữa các chứng từ

Chứng từ về chiết khấu thanh toán được hưởng: hợp đồng mua hàng cóquy định tỷ lệ chiết khấu thanh toán, chứng từ thu tiền chiết khấu thanh toánkèm theo các chứng từ thanh toán của đơn vị bán Tất cả các chứng từ phảiđược phê duyệt đầy đủ và được tính toán chính xác về mặt số học Không cósự chênh lệch số liệu giữa các chứng từ

Chứng từ về thu nhập khác

Một số loại thu nhập khác của doanh nghiệp thông thường gồm: thunhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; thu tiền phạt khách hàng do vi phạmhợp đồng; thu được từ khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước;khoản phải trả đã mất chủ nay được ghi tăng thu nhập

- Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản TSCĐ Khoảnthu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được do chuyển nhượngtài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanhlý ghi trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và cáckhoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản.Chứng từ sử dụng gồm: hồ sơ chứng từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ như biênbản họp hội đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ; biên bản định giá TS cầnthanh lý, nhượng bán; Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ; hợp đồng bánTSCĐ được thanh lý, nhượng bán; hóa đơn thanh lý, nhượng bán TSCĐ,

Trang 40

thanh lý hợp đồng bán TSCĐ, chứng từ thu tiền từ thanh lý nhượng bánTSCĐ; sổ theo dõi chi tiết TSCĐ cần thanh lý, nhượng bán (gồm nguyên giá,giá trị đã khấu hao, giá trị còn lại của tài sản).

- Khoản chênh lệch nhận được giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thườngdo bên đối tác vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ khoản bị phạt, bị trảbồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Chứng từ sửdụng gồm: các hợp đồng thương mại, các chứng từ liên quan đến việc viphạm hợp đồng, chứng từ thu tiền kèm theo chứng từ thanh toán của các bênvi phạm hợp đồng.

- Thu được từ khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước;khoản phải trả đã mất chủ nay được ghi tăng thu nhập Chứng từ sử dụng: cácchứng từ thu nợ khó đòi, sổ chi tiết nợ phải thu, phải trả

b Thủ tục chứng từ về chi phí hợp lý

Chi phí quyết toán thuế theo báo cáo quyết toán thuế TNDN của cácdoanh nghiệp thương mại và dịch vụ là: chi phí quản lý kinh doanh, chi phítài chính và chi phí khác

Thủ tục, chứng từ về chi phí quản lý kinh doanh

Thủ tục chứng từ về giá vốn hàng bán

Đối với doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán là chi phí muahàng hoá (bao gồm giá mua và chi phí thu mua) Hàng hoá mua vào được ghinhận là hàng tồn kho (là chi phí sản phẩm) Khi hàng hoá được tiêu thụ, chiphí này được ghi nhận là giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Chứng từ về giá vốn hàng bán: gồm chứng từ bên trong và chứng từbên ngoài

Chứng từ bên ngoài: Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụYêu cầu đối với hóa đơn:

- Hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ phải là hóa đơn hợp pháp theo quy

Ngày đăng: 04/10/2018, 17:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w