1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khoá luận tốt nghiệp ca dao về tình yêu quê hương đất nước với giáo dục học sinh tiểu học

69 232 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 911,62 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ===o0o=== MAI THỊ NGẦN CA DAO VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC VỚI GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

===o0o===

MAI THỊ NGẦN

CA DAO VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

VỚI GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học dân gian

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

===o0o===

MAI THỊ NGẦN

CA DAO VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

VỚI GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học dân gian

Người hướng dẫn khoa học:

ThS Đỗ Thị Huyền Trang

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, đặc biệt là

ThS Đỗ Thị Huyền Trang - người đã tận tâm, tận tụy hướng dẫn, chỉ bảo

em trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận với đề tài

“Ca dao về tình yêu quê hương đất nước với giáo dục học sinh tiểu học”

Qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới bố mẹ, bạn bè

đã luôn quan tâm, động viên, khích lệ để em có thể dành mọi thời gian cũng như sức lực hoàn thành tốt việc nghiên cứu

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Mai Thị Ngần

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Đề tài “Ca dao về tình yêu quê hương đất nước với giáo dục học sinh tiểu học” chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác

Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Mai Thị Ngần

Trang 5

Lớp Tập Trang

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Cấu trúc khóa luận 5

NỘI DUNG 6

Chương 1 6

CƠ SỞ LÍ LUẬN 6

1.1 Đặc điểm học sinh lứa tuổi Tiểu học 6

1.1.1 Đặc điểm tâm lí 6

1.1.1.1 Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống 6

1.1.1.2 Đặc điểm về sự phát triển trí tuệ 7

1.1.2 Đặc điểm về nhận thức, nhân cách và thẩm mĩ 9

1.1.2.1 Đặc điểm nhận thức 9

1.1.2.2 Đặc điểm nhân cách 10

1.1.2.3 Đặc điểm thẩm mĩ 11

1.2.Giới thiệu khái quát về ca dao tình yêu quê hương đất nước 12

1.2.1 Khái niệm về ca dao 12

1.2.2 Phân loại ca dao 14

Trang 7

1.2.3 Ca dao về tình yêu quê hương đất nước 15

1.2.3.1 Nội dung, biểu hiện 15

1.2.3.2 Vài nét về nghệ thuật 18

Chương 2 23

Ý NGHĨA CỦA CA DAO VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC VỚI VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC 23

2.1 Ca dao về tình yêu quê hương đất nước với việc giáo dục nhận thức cho học sinh tiểu học 23

2.1.1 Giới thiệu về các địa danh trên mọi miền tổ quốc 23

2.1.1.1 Giới thiệu tên các danh lam thắng cảnh trên đất nước 23

2.1.1.2 Giới thiệu địa danh qua các đặc sản vùng miền 27

2.1.1.3 Giới thiệu các địa danh qua con người và các sự kiện lịch sử 30

2.1.1.4 Nhận thức về địa danh qua nét đẹp văn hóa 32

2.1.2 Cung cấp những kiến thức về tự nhiên và đời sống xã hội 35

2.2 Giáo dục thẩm mĩ 40

2.3 Ca dao tình yêu quê hương đất nước với việc hình thành nhân cách cho học sinh Tiểu học 43

2.4 Ca dao tình yêu quê hương đất nước bồi dưỡng năng lực cảm thụ Văn - Tiếng Việt cho học sinh tiểu học 48

KẾT LUẬN 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Văn học dân gian đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt của nhân dân Việt Nam, nhất là đối với học sinh Tiểu học Văn học dân gian có nội dung phong phú, đa dạng, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, lí tưởng, mơ ước của nhân dân lao động Việt Nam qua các thời kì lịch sử Chính vì lẽ đó mà văn học dân gian có vai trò giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh Tiểu học

Trong kho tàng ca dao Việt Nam, ca dao về tình yêu quê hương đất nước chiếm số lượng khá lớn Bởi quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của thơ ca dân gian; là một thứ tình cảm thiêng liêng, thể hiện đậm nét trong đời sống sinh hoạt của người bình dân Sức hấp dẫn của ca dao không chỉ ở ngôn ngữ giản dị, đời thường mà còn ở nội dung thể hiện của nó Ca dao không chỉ cho thấy những nét đẹp về thiên nhiên, cuộc sống, phong tục tập quán của người xưa mà còn làm nổi bật tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân lao động Việt Nam

Thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ca dao như ca dao về tình cảm vợ chồng, những câu hát thề nguyền, những câu hát than thân song chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về nhóm bài ca dao tình yêu quê hương đất nước Đây là mảnh đất trống cần được khai thác, tìm tòi

và khám phá Đến với những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, hình ảnh của những danh lam thắng cảnh, những đặc sản vùng miền, anh hùng dân tộc hay nét đẹp văn hóa như hiện ra trước mắt chúng ta với biết bao cung bậc cảm xúc

Là một người giáo viên Tiểu học tương lai, tôi đã được nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm về tâm lí cũng như đặc điểm phát triển của học sinh Tiểu học

Trang 9

Hơn nữa, nhận ra tầm quan trọng lớn lao mà ca dao về tình yêu quê hương đất nước đem lại cho học sinh Tiểu học, tôi đi khai thác đề tài này với mong muốn sau khi ra trường sẽ thực hiện tốt công việc giảng dạy văn học dân gian nói chung và ca dao tình yêu quê hương đất nước nói riêng

Xuất phát từ những lí do trên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Ca dao về

tình yêu quê hương đất nước với giáo dục học sinh Tiểu học”

nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong ca dao, mỗi hình ảnh được khai thác ở những khía cạnh nhất định: hình ảnh con cò, cây tre, trăng, thuyền với bến, cà với muối, cuội với trăng, quán mát với cây đa, bến xưa với con đò cũ, mận với đào, lê với lựu… người nghe cảm thấy tâm hồn rung động vì đã hiểu được ý của người hát, đã bắt đầu đồng cảm Chính sự lặp đi lặp lại nhiều lần ấy trở nên thân thuộc”[9] Hình ảnh của làng quê Việt Nam như in dấu đậm nét trong kí ức của mỗi người, trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho các nghệ sĩ

từ xưa đến nay

Năm 1971, trong cuốn “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” khi đề cập

đến vấn đề tình yêu quê hương đất nước trong ca dao, Vũ Ngọc Phan có viết:

“Lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam không thể hiện một cách bóng gió khắp toàn bài ca dao như những thơ văn thời thế của những người nho sĩ Lòng yêu đất nước của nhân dân Việt Nam hòa với lòng yêu những cảnh

Trang 10

thiên nhiên trong đất nước, hòa với lòng yêu những cảnh thiên nhiên trên đất nước, hòa với cả lòng yêu đồng ruộng, cảnh chợ, con đò; trong tình yêu ấy, nhân dân nói lên những cái đặc biệt, những cái phong phú của từng miền, những cái lớn lao của sông núi, của thác, của rừng, những cái hiểm trở nó làm cho quân xâm lăng khiếp sợ”[10; Tr.42]

Năm 1997, trong cuốn Phê bình bình luận văn học ca dao, dân ca, tục ngữ, vè do Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn và trích dẫn, với bài viết Thiên nhiên đất nước trong ca dao, tác giả Đinh Gia Khánh đã trích dẫn rất nhiều câu ca

dao nói về cảm hứng thiên nhiên trong các bài ca dao Trong đó tác giả có chỉ

ra một tính chất trong cảm hứng thiên nhiên là “Những niềm vui, niềm tự hào, những cảm xúc dạt dào trước vẻ đẹp của giang sơn đất nước thân yêu” [11; Tr.75]

Nguyễn Bích Hà khi viết về tình yêu đất nước trong ca dao cũng từng có nhận định: “Mỗi làng quê mang một sắc thái riêng nhưng đều thể hiện sự gắn

bó tha thiết của mỗi người Thứ tình cảm thiêng liêng, bền chặt, quen thuộc

và sâu nặng đó đã trở thành sức mạnh của người Việt Nam”[1, Tr.246] Quê hương đất nước ấy trong kí ức, trong tâm hồn mỗi người đơn thuần là những

gì gần gũi, thân quen như ao làng, cây đa, bến nước, sân đình Ngoài ra cũng

có những nỗi nhớ quê hương gắn liền với những địa danh, con người, đặc sản

cụ thể

Năm 2003, trong cuốn “Phân tích - Bình giảng tác phẩm văn học dân gian” của Thạc sĩ Nguyễn Xuân Lạc cũng đã phân tích bốn bài ca dao về tình

yêu quê hương đất nước, con người Ở đây, khi phân tích, tác giả cũng đã chỉ

ra vẻ đẹp của những danh lam thắng cảnh gắn với di tích lịch sử của nó và niềm tự hào, tình yêu tự nhiên với non sông đất nước “Đất nước ta nơi nào cũng đẹp (…) Đẹp, để ta yêu quý tự hào về quê hương đất nước, nhưng cũng

để chia sẻ với mọi người”[7; Tr.100]

Trang 11

Năm 2006, trong cuốn “Bình giảng ca dao” của Hoàng Tiến Tựu, ông

cũng đã đi phân tích và làm rõ ý nghĩa của một số bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước Chẳng hạn như, khi bình giảng bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà”, tác giả có viết: “Mỗi người, mỗi nhà thơ đều có cách định nghĩa riêng về quê hương của mình, không ai hoàn toàn giống ai cả (…) Còn quê hương của chàng trai trong bài ca dao này là “canh rau muống”, “cà dầm tương”, là những con người “dãi nắng dầm sương, tát nước bên đường…”, thật là tự nhiên và hợp tình hợp lí” [18; Tr.98]

Năm 2011, Nguyễn Thị Thanh Hằng trong luận văn thạc sĩ: Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ, thông qua việc nhận

diện một số biện pháp tu từ cú pháp câu hỏi tu từ, người viết đưa ra một số câu ca dao ca ngợi cái hay, cái đẹp về con người và vùng đất họ đang sinh sống:

- “Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh

Vú sữa nào ngọt bằng vú sữa Cần Thơ?

- Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh

Gái nào bảnh bằng gái Cần Thơ

Làm chi nay đợi mai chờ Linh đinh Phong Mỹ, dật dờ Hoà An” [4]

Nhìn lại các vấn đề đã được nghiên cứu, ta thấy ca dao về tình yêu quê hương đất nước chưa thật sự nhận được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu Có thể nói, tất cả các ý kiến, nhận xét trong các giáo trình, các bài báo trên đều xác đáng, nhưng hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, hoặc chỉ đề cập đến một phương diện của ca dao về tình yêu quê hương đất nước, chứ chưa nói ra ý nghĩa của việc dạy các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước với giáo dục học sinh Tiểu học Song đó lại là những gợi ý bước đầu cho chúng tôi tiếp cận đề tài này

Trang 12

Từ những gợi ý quý báu đó của những người đi trước mà tôi đi nghiên

cứu đề tài “Ca dao về tình yêu quê hương đất nước với việc giáo dục học

sinh Tiểu học”

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu “Ca dao về tình yêu quê hương đất nước với giáo dục học sinh Tiểu học” nhằm chỉ rõ ý nghĩa của văn học dân gian nói chung và ca dao

về tình yêu quê hương đất nước nói riêng với giáo dục học sinh Tiểu học

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: ý nghĩa của ca dao về tình yêu quê hương đất nước với giáo dục học sinh tiểu học

- Phạm vi nghiên cứu: ca dao về tình yêu quê hương đất nước trong

cuốn “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan và các bài ca

dao về tình yêu quê hương đất nước trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt đối với việc giáo dục học sinh Tiểu học

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết tốt những yêu cầu mà đề tài đặt ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu dựa trên sự kết hợp vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

6 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung khóa luận được tổ chức gồm hai chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Ý nghĩa của ca dao về tình yêu quê hương đất nước với việc giáo dục học sinh Tiểu học

Trang 13

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Đặc điểm học sinh lứa tuổi Tiểu học

1.1.1 Đặc điểm tâm lí

Học sinh Tiểu học là lứa tuổi thiếu nhi nằm trong độ tuổi từ 6 đến 11,

12 tuổi Học sinh lứa tuổi này gồm một số đặc điểm cơ bản sau:

1.1.1.1 Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống

Bước vào môi trường tiểu học, học sinh có hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập Điều này có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng tới sự phát triển tâm lí của học sinh Đặc trưng của lứa tuổi này là tính chủ định, kĩ năng làm việc trí óc và sự phản tỉnh Nhà trường và hoạt động học tập đem đến cho trẻ nhiều điều mới lạ, đặt ra ở trẻ những đòi hỏi mới của cuộc sống khiến trẻ không những tự lập mà còn phải thích ứng với nó Trẻ cần có ý thức và trách nhiệm với việc mình đang làm

Ở trường mầm non, hoạt động chủ yếu của các em là hoạt động vui chơi thì giờ đây, khi sang trường tiểu học, hoạt động học tập trở thành hoạt động chủ đạo của các em Ngoài việc học tập, học sinh sẽ tham gia vào một số hoạt động lao động vừa sức như: quét dọn vệ sinh lớp học, sân trường, tham gia trồng cây, bắt sâu, nhổ cỏ,… Trẻ được tham gia vào các hoạt động của trường, của lớp mà trước đây ở mầm non trẻ chưa được biết tới

Môi trường sống của trẻ cũng đang được thay đổi Trẻ không phải chỉ ở nhà cũng với những người thân yêu trong gia đình mà còn được tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, các bậc cha mẹ học sinh, các đoàn thể Trẻ 6 tuổi bước vào trường tiểu học với một vốn liếng không nhỏ về thế giới xung quanh xong nó chỉ dừng lại ở mức kinh nghiệm Vì thế trẻ tò mò, muốn khám phá thế giới xung quanh Trẻ mạnh dạn, tự tin đi khám phá những điều mới lạ xung quanh

Trang 14

mình bằng những kiến thức khoa học Tính tò mò, ham hiểu biết kích thích trẻ ham học tập khiến trẻ ở lứa tuổi tiểu học đã có khả năng tập trung chú ý tương đối dài (khoảng 30-35p) vào đối tượng Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của thầy

cô theo phương pháp nhà trường trẻ được trang bị kiến thức khoa học và phẩm chất của một người công dân thực thụ trong tương lai

1.1.1.2 Đặc điểm về sự phát triển trí tuệ

Sự phát triển trí tuệ của trẻ lứa tuổi Tiểu học bao gồm nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính:

Nhận thức cảm tính: các cơ quan cảm giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện Tri giác của các em mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết nên ít phân hóa Ở các lớp đầu tiểu học, tri giác của các em thường gắn với hành động, hoạt động thực tiễn nhưng học sinh các lớp cuối tiểu học đã biết tìm ra dấu hiệu đặc trưng, biết phân biệt sắc thái của các chi tiết để đi đến phân tích, tổng hợp và tìm ra mối liên hệ giữa chúng Tri giác đã mang tính mục đích và có phương hướng rõ ràng

Nhận thức lí tính:

Tư duy của học sinh Tiểu học là sự chuyển từ tính trực quan, cụ thể sang trừu tượng, khái quát Xuất phát điểm ban đầu của trẻ là tư duy cụ thể dựa trên những đặc điểm trực quan của đối tượng Nhưng khi tiếp xúc với thực tế, học tập, trao đổi đặc biệt là hoạt động học trong nhà trường, trẻ đã thoát khỏi tính chất trực tiếp của tri giác và mang dần tính trừu tượng, khái quát Muốn trẻ lứa tuổi Tiểu học phát huy được hết khả năng tư duy, ngoài việc cho trẻ tri giác bằng thực tiễn, cha mẹ và các bậc phụ huynh cũng cần lồng ghép bài học thành những hình ảnh màu sắc, hấp dẫn, những câu hỏi mở để kích thích khả năng tư duy của trẻ

Cũng như tư duy, tưởng tượng của học sinh là một quá trình nhận thức

có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống nói chung và hoạt động học nói riêng của học sinh Tiểu học Ở những lớp đầu Tiểu học, trẻ tưởng tượng

Trang 15

khá đơn giản và dễ dàng thay đổi nhưng ở các lớp cuối tiểu học, trí tưởng tượng của trẻ phong phú và sáng tạo hơn Trẻ có thể vẽ tranh, viết văn miêu tả một sự vật, hiện tượng bất kì mà có thể trẻ chưa từng nhìn thấy chỉ cần qua ngôn ngữ Hình ảnh tưởng tượng của trẻ lúc đầu còn dựa trên đối tượng cụ thể, về sau nó được phát triển trên cơ sở của ngôn từ Điều đó giúp trẻ xây dựng hình ảnh mới một cách sáng tạo, cải biến, chế tạo những cái cũ để kết hợp tạo thành cái mới mẻ Vì vậy, tổ chức tốt các hoạt động dạy học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tưởng tượng cho học sinh tiểu học

Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất chiếm ưu thế, nên ở học sinh tiểu học, trí nhớ trực quan - hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ-lôgic Các em ghi nhớ tài liệu bằng trực quan tốt hơn bằng lời nói Khi ghi nhớ tài liệu bằng lời thì việc nhớ và tái hiện các từ gắn với các sự vật cụ thể sẽ tốt hơn các từ có nội dung trừu tượng Các em dễ ghi nhớ và nhớ lại tốt hơn những câu chuyện, bài hát, câu ca dao tục ngữ hơn là các tài liệu học tập Ngoài ra tình cảm có ảnh hưởng lớn đến độ bền vững và độ nhanh của sự ghi nhớ Dưới ảnh hưởng của hoạt động học tập, trí nhớ có chủ định, trí nhớ ý nghĩa, trí nhớ từ ngữ - logic được xuất hiện, phát triển và cùng với trí nhớ không chủ định, trí nhớ máy móc, trí nhớ trực quan - hình tượng, chúng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động học tập của học sinh

Chú ý không chủ định được phát triển mạnh và chiếm ưu thế ở học sinh tiểu học Tất cả những gì mới mẻ, bất ngờ, hấp dẫn, dễ dàng đều thu hút sự chú ý của trẻ mà không cần bất kì một sự nỗ lực nào của ý chí Sự chú ý ấy càng trở nên đặc biệt tập trung và bền vững khi tài liệu học tập sinh động hoặc khơi gợi ở trẻ những rung cảm tích cực Ở đầu cấp Tiểu học, học sinh chỉ chú

ý đến những giờ học, tiết học mà có nhiều màu sắc, mới lạ, nhiều tranh ảnh

Sự chú ý đó còn yếu, thiếu bền vững và không thể ổn định trong thời gian dài Đến cuối cấp Tiểu học, học sinh dần điểu chỉnh được sự chú ý của bản thân

Trang 16

vào các hoạt động học một cách có chủ định Trong học tập không phải cái gì cũng lí thú nên cũng cần có sự kết hợp giữa chú ý không chủ định và chú ý chủ định để vừa giảm được sự căng thẳng cho học sinh vừa đem lại hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cao

1.1.2 Đặc điểm về nhận thức, nhân cách và thẩm mĩ

1.1.2.1 Đặc điểm nhận thức

Nhu cầu nhận thức hình thành và phát triển ở trẻ em lứa tuổi Tiểu học rõ nét và đặc biệt nhất là nhu cầu tìm hiểu về thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết mọi thứ xung quanh Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, nhận thức của học sinh Tiểu học còn khá đơn giản, các em chủ yếu quan sát, tiếp xúc với môi trường tự nhiên xung quanh các em để nhìn thấy, lắng nghe các sự vật, hiện tượng cụ thể chứ chưa biết phân tích, suy luận một cách logic

Bước vào môi trường học mới với bao điều mới lạ dường như trẻ khá lạ lẫm, trẻ có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh một cách mãnh liệt Đối với những trẻ đầu Tiểu học, các em có nhu cầu tìm hiểu những sự việc cụ thể, những sự vật riêng biệt (lớp 1 và lớp 2), sau đó, đến cuối cấp Tiểu học, những nhu cầu gắn liền với sự phát hiện những nguyên nhân, quy luật, các mối liên

hệ và quan hệ phụ thuộc giữa các sự vật hiện tượng (lớp 3, lớp 4, lớp 5) là điểm thu hút mối quan tâm của trẻ Trẻ tự đặt câu hỏi “Nó là cái gì?”, “Vì sao?”, “Tại sao?” hay “Như thế nào?” với những thắc mắc mà trẻ không hiểu

và rồi trẻ lại tự mình đi tìm câu trả lời bằng nhiều cách khác nhau Thông qua việc trẻ tự khám phá, tự chiếm lĩnh, trẻ nhận thức, lĩnh hội được tri thức khoa học cho mình Tuy nhiên người lớn cũng cần phải định hướng một cách đơn giản, để hiểu cho trẻ, không để trẻ tự mò mẫm theo bản năng, từ đó giúp trẻ phát triển hoàn hảo khả năng nhận thức trong lứa tuổi này

Nhận thức là nguồn năng lượng tinh thần giúp trẻ định hướng và đưa ra những bước tiến lên trong cách xử lí tình huống trên con đường khám phá kho

Trang 17

tàng tri thức của nhân loại Đặc biệt, với lứa tuổi học sinh Tiểu học, quá trình nhận thức không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn của trẻ Vì thế nhu cầu nhận thức của học sinh tiểu học được thỏa mãn tư duy trong hành động và tư duy bằng hành động Chính những hoạt động muôn màu, muôn vẻ trong gia đình, nhà trường, xã hội và trong ngay cả cuộc sống của các em đã giúp hoạt động nhận thức được hình thành và phát triển

1.1.2.2 Đặc điểm nhân cách

Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, thuộc tính tâm lí của cá nhân, quy định hành vi xã hội và giá trị của xã hội của cá nhân đó Nhân cách cũng chính là tư cách, phẩm chất đạo đức của một người Nhân cách còn được hiểu

là toàn bộ những đặc điểm tâm lí, những thuộc tính tâm lý quy định cốt cách làm người và giá trị xã hội của mỗi cá nhân

Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, nhân cách của trẻ vẫn mang tính chỉnh thể, hồn nhiên Trẻ rất thật thà, ngay thẳng và bộc lộ một cách vô tư, hồn nhiên theo những gì mà trẻ nghĩ, trẻ thấy Hơn thế, trẻ sống trong môi trường học đường mới, vẫn còn có nhiều nhút nhát, rụt rè nên chưa bộc lộ hết những năng lực, tố chất tiềm ẩn về nhân cách Tuy nhiên, một số tính cách tốt của trẻ

đã được bộc lộ ra ngoài như tính thật thà, dung cảm, tốt bụng, Một số biểu hiện về hành vi nhân cách của trẻ được biểu hiện ra ngoài chỉ mang tính chất lâm thời nên cũng cần phải quan sát cẩn thận để có những điều chỉnh kịp thời Nhân cách của học sinh lứa tuổi Tiểu học vẫn mang tính tiềm ẩn Những năng lực, tố chất của các em vẫn chưa được bộc lộ rõ rệt Nhờ những tác động thích ứng mà nhân cách có thể dần bộc lộ ra bên ngoài Nếu đó là những biểu hiện tốt thì chúng ta cần cổ vũ, khích lệ để trẻ tiếp tục phát huy Nếu đó là những hành vi, suy nghĩ chưa đúng thì chúng ta có những biện pháp điều chỉnh, ngăn chặn kịp thời

Đặc biệt, nhân cách của trẻ ở lứa tuổi này phát triển chưa hoàn thiện, nó

Trang 18

đang được dần hình thành, chau chuốt trong quá trình học tập, lao động Việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều Muốn trẻ phát triển toàn diện về mặt nhân cách cần kiên trì và có kế hoạch cụ thể theo sát tiến trình phát triển của trẻ

1.1.2.3 Đặc điểm thẩm mĩ

Thẩm mĩ là hiểu biết và thưởng thức cái đẹp Giáo dục thẩm mĩ cho lứa tuổi học sinh tiểu học có thể hiểu là giáo dục người học có nhận thức tương đối đúng đắn và đầy đủ về cái đẹp và nghệ thuật, biết thưởng thức cái đẹp đồng thời hạn chế hoặc tránh xa cái xấu xa, độc ác Nói cách khác, một người được giáo dục thẩm mĩ đúng đắn sẽ nhận biết được đâu là cái đẹp, cái tốt, đâu

là cái chưa đẹp chưa tốt để yêu, để ghét, biết làm sao để cái tốt được nhân rộng đến tất cả mọi người còn cái xấu sẽ bị hạn chế hoặc loại bỏ

Giáo dục thẩm mĩ có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học Cảm xúc thẩm mĩ không những xây dựng trên cơ

sở cảm thụ cái đẹp mà còn trên cơ sở nắm chắc nội dung, tư tưởng của các tác phẩm Các em khi được giáo dục về thẩm mĩ sẽ nhận ra được cái hay cái đẹp cũng như cái xấu trong cuộc sống đồng thời học sinh sẽ có cách ứng xử phù hợp với những người xung quanh mình, hình thành nên tính cách cao thượng cho trẻ Từ đó trẻ hình thành được những mối quan hệ lành mạnh với mọi người xung quanh Thông qua cái đẹp, trẻ thêm lạc quan, yêu đời và tự tin trong cuộc sống từ đó khêu gợi các em tham gia vào việc xây dựng và sáng tạo ra cái đẹp

Giáo dục thẩm mĩ tác động đến trí tuệ, tình cảm, đạo đức, nhận thức, quá trình hình thành và hoàn thiện những nét đẹp trong hành vi của học sinh tiểu học Thông qua những bài học trên ghế nhà trường, các em được bồi đắp vẻ đẹp tâm hồn, cảm nhận bức tranh tươi đẹp về cuộc sống, con người, những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử từ đó các em thêm yêu, biết bảo vệ và tôn

Trang 19

vinh vẻ đẹp của đất nước Ở lứa tuổi này, học sinh Tiểu học khó có thể tiếp nhận những kiến thức khô khan, triết lí và tẻ nhạt Trẻ sẵn sàng bỏ ngoài tai những lời hay, lẽ phải nếu nó quá dài dòng và buồn chán Trái lại, nếu những điều đó được thể hiện dưới một hình thức khác, sinh động hơn, hấp dẫn hơn, nhiều màu sắc hơn chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ Giáo dục thẩm

mĩ khơi dậy ở trẻ tính tích cực sáng tạo và sự tự giác sắc bén hơn Học sinh sẽ

dễ dàng chú ý, ghi nhớ, tư duy để đưa những hình ảnh mà các em quan sát được vào bộ não của mình, góp phần phát triển năng lực nhận thức cho bản thân Từ đó trí tưởng tượng của các em cũng trở nên phong phú hơn

Giáo dục thẩm mĩ còn có liên quan đến giáo dục lao động và thể dục Toàn bộ vẻ đẹp của hoàn cảnh, của quá trình tổ chức hoạt động lao động giúp cho trẻ tăng năng suất tham gia vào lao động để tạo ra sản phẩm tích cực Trẻ trở nên hứng thú và làm việc say mê hơn Đồng thời, sức khỏe phát triển, thể lực tốt có tác dụng thẩm mĩ đến sự phát triển chung về mặt tinh thần

Nói tóm lại, giáo dục thẩm mĩ đóng góp một phần rất quan trọng vào việc phát triển toàn diện cho học sinh Tiểu học

1.2.Giới thiệu khái quát về ca dao tình yêu quê hương đất nước

1.2.1 Khái niệm về ca dao

Ca dao thường là những bài thơ ngắn, những câu hát do nhân dân sáng tác tập thể, được lưu truyền và phổ biến rộng rãi trong nhân dân theo hình thức truyền miệng Ngoài sự biểu hiện đời sống tình cảm, đời sống vật chất của con người, ca dao còn phản ánh ý thức lao động, sản xuất của người dân Việt Nam và tình hình xã hội thời xưa về các mặt kinh tế và chính trị Về khái niệm ca dao, đã có rất nhiều cách lí giải khác nhau trong các công trình nghiên cứu.ư

Trong cuốn Giáo trình Văn học dân gian của tác giả Nguyễn Bích Hà, ca

dao được hiểu là những câu thơ, câu hát trữ tình dân gian

Trang 20

Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm cho rằng: “Ca dao

(ca: hát; dao: bài hát không có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, thường tả tính tình, phong tục của người bình dân” [2; Tr.11]

Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc

Phi (Đồng chủ biên) ca dao được định nghĩa như sau: “Ca dao còn được gọi là phong dao Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu Trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca” [3; Tr.31]

Vũ Ngọc Phan có cách nhìn nhận khác trong định nghĩa về thuật ngữ ca dao “Theo định nghĩa về hình thức của ca dao thì câu thành khúc điệu là ca, không thành khúc điệu gọi là dao Như vậy, ở ca dao có bài đã thành khúc điệu và có bài chưa thành khúc điệu (Người ta còn gọi ca dao là phong dao,

vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi thời)”[10; Tr.29]

Các nhà nghiên cứu văn học dân gian Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên cho rằng: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy… hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca” [5; Tr.436]

Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, Hoàng Tiến Tựu đưa ra cách

nhìn nhận về định nghĩa ca dao “danh từ ca dao được dùng theo nghĩa hẹp (nghĩa phái sinh) để chỉ thơ trữ tình dân gian truyền thống (bao gồm nguồn lời thơ nảy sinh từ các thể loại dân ca trữ tình truyền thống và những sáng tác thơ truyền miệng được làm theo phong cách thơ dân gian truyền thống)” [19; Tr.163]

Như vậy, mặc dù có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về ca dao

Trang 21

nhƣng theo tôi, ca dao có thể hiểu là những bài thơ có thể hát hoặc ngâm nga thành những làn điệu dân ca

1.2.2 Phân loại ca dao

Trong kho tàng văn học dân gian, ca dao là một thể loại có số lƣợng tác phẩm rất lớn với nội dung phong phú và đa dạng Chính vì vậy, việc phân loại

ca dao gặp rất nhiều khó khăn do có nhiều ý kiến khác nhau đƣợc đƣa ra

Trong cuốn Giáo trình Văn học dân gian do Hoàng Tiến Tựu chủ biên,

ca dao đƣợc chia thành 6 loại:

- Ca dao lao động

- Ca dao ru con

- Ca dao nghi lễ, phong tục

- Ca dao trào phúng, bông đùa

- Ca dao trữ tình

- Đồng dao

Nhóm tác giả cuốn Văn học dân gian Việt Nam của Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội dựa vào chức năng sinh hoạt của ca dao chia chúng thành ba loại:

- Ca dao phong tục nghi lễ

- Những bài ca lao động

- Ca dao trữ tình sinh hoạt

Trong cuốn Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của tác giả Nguyễn

Bích Hà, dựa theo chức năng sinh hoạt, ca dao chia thành các loại:

- Những bài ca nghi lễ

- Những bài ca lao động

- Những bài hát cho trẻ

- Những bài ca sinh hoạt gia đình

- Những bài ca sinh hoạt xã hội, lịch sử

- Những bài ca giao duyên

Trang 22

Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất ý kiến và chia ca dao thành 3 nhóm lớn:

- Ca dao nghi lễ

- Ca dao lao động

- Ca dao sinh hoạt (hát ru, đồng dao, trào phúng, tình cảm gia đình, phong cảnh đất nước, …)

1.2.3 Ca dao về tình yêu quê hương đất nước

1.2.3.1 Nội dung, biểu hiện

Ca dao nói chung, ca dao về tình yêu quê hương đất nước nói riêng đều

là những tác phẩm trữ tình dân gian diễn tả sự nhận thức, thế giới nội tâm của con người qua việc phản ánh hiện thực khách quan Những người nông dân nghèo, những người lao động quanh năm suốt tháng gắn bó với con trâu, với ruộng đồng Đối với họ, quê hương là tất cả những gì gần gũi nhất, gắn bó nhất Trên một dải đất hẹp, từ buổi bình minh lịch sử loài người cho đến nay, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ca dao như thước phim quay chậm ghi lại cảnh, ghi lại tình yêu Tổ quốc của nhân dân ta

Mỗi làng quê đều mang những nét đẹp riêng, những dấu ấn riêng để lại bao nhung nhớ trong lòng mỗi người con quê hương Thứ tình cảm thiêng liêng, sâu nặng và bền chặt ấy như những rễ cây đâm sâu vào lòng đất Quê hương đất nước là nơi ta sinh ra, lớn lên, trưởng thành, nuôi dưỡng bao tâm hồn trẻ thơ Làng quê nơi họ sinh sống có bến nước hằng ngày tắm giặt, rửa rau; có cây đa, có lũy tre xanh tỏa bóng mát, là nơi trò chuyện, nghỉ ngơi mỗi buổi trưa hè nóng bức Buổi trưa hè nóng bức được ăn bát cơm trắng với rau muống luộc, với cà ghém chua chấm tương thì bao nhiêu mệt mỏi cũng tan biến hết Chính vì vậy mà mỗi lần xa quê là sự thổn thức, mong ngóng, háo hức mong chờ được quay về bên vòng tay yêu thương, vỗ về của mẹ quê hương Cũng có nhiều nơi, món ăn của họ trở thành đặc sản được mọi người

Trang 23

Mỗi người dân ở mỗi làng quê, họ rất tự hào về những đặc sản quê mình

Họ gửi gắm tình yêu đó vào mỗi bài ca dao để lưu truyền đến muôn đời và cũng là để giới thiệu tới tất cả mọi người nét ẩm thực làng quê mình Đó có thể là bát cháo, bữa cơm hay cốc nước chè xanh:

“Ra đi nhớ cháo làng Giề Nhớ cơm Phố Mía, nhớ chè Đông Viên”

Đặc biệt, đối với những người dân vùng nông thôn, quê hương chiếm một vị trí vô cùng quan trọng Đối với trẻ em làng quê, niềm vui là được nô đùa dưới ánh trăng, nghe bố mẹ ngân nga những câu hát trữ tình về con người, về đất nước Hạnh phúc là được sống nơi làng quê với những người thân yêu trong gia đình Quê hương đi vào trong tiềm thức của mỗi người một cách tự nhiên với biết bao kỉ niệm Đó là vẻ đẹp yên bình của xóm làng:

“Làng tôi có lũy tre xanh,

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng Bên bờ vải, nhãn hai hàng, Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng”

Làng quê gắn bó với lũy tre xanh, với dòng sông hiền hòa uốn lượn như người mẹ đang ôm ấp, bảo vệ những đứa con của mình Trên bờ những hàng vải, hàng nhãn được trồng hai bên vừa đem lại bóng mát vừa đem đến quả

Trang 24

ngọt cho mọi người Dưới sông, những đàn cá đang tung tăng bơi lội thành từng đàn

Hay sự hùng vĩ của núi non bát ngát nghìn trùng, những dãy núi cao, những biển nước lớn từng làm cho bọn xâm lăng khiếp sợ

“Nhất cao là núi Tản Viên Nhất sâu là vũng Thủy Tiên, cửa Vường”

Văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, được thể hiện rất rõ qua các

lễ hội truyền thống của Việt Nam Trong năm, người ta tổ chức rất nhiều lễ hội trên khắp mọi miền đất nước giúp con người nhớ về cội nguồn, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui

“Ấy ngày mùng sáu tháng ba

Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây”

Chùa Tây Phương cũng là một trong số các ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam, nổi bật với các bộ tượng, đặc biệt là bộ tượng mười tám vị

La Hán Hằng năm, chùa Tây Phương tổ chức lễ hội từ ngày mùng 6 đến ngày mừng 10 tháng 3 âm lịch, thu hút khách thập phương đến tham quan Đây vừa

là dịp để du khách đi lễ chùa vừa để chiêm ngưỡng những công trình nghệ thuật nguy nga và tráng lệ của mảnh đất xứ Đoài

Những vị vua anh minh, những anh hùng dân tộc có công xây dựng và gìn giữ non sông cũng được ca dao ghi lại để tỏ lòng biết ơn, ghi nhớ đến muôn đời Mặc dù chỉ là gợi nhắc những anh hùng, những chiến công vang dội qua tên địa danh nhưng bao trùm lên là tình yêu, niềm tự hào của tác giả dân gian về con người, lịch sử dân tộc:

“Ai lên Biên Thượng Lam Sơn Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh”

Tình yêu quê hương đất nước của nhân dân Việt Nam biểu hiện muôn màu muôn vẻ đối với người, với cảnh và với cả văn hóa dân tộc Các nét đẹp

Trang 25

văn hóa về truyền thống yêu nước được gửi gắm vào những câu ca dao Yêu cha mẹ, ông bà, lối sống nặng tình nặng nghĩa, đoàn kết với họ hàng, làng xóm Đặc trưng nhất phải kể đến chính là các lễ hội được tổ chức trong năm Mùa xuân thường là mùa rảnh rỗi nhất của người nông dân, họ tổ chức các lễ hội về nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng, cơm mới) và các lễ hội về nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, đua ghe) Ngoài ra còn tổ chức lễ hội kỉ niệm các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước Không để những nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc bị mất đi, ông cha ta đã đưa chúng vào trong những câu ca dao ngắn vừa để ca ngợi, thể hiện sự tự hào vừa để nhắc nhở con cháu triết lí, đạo đức làm người:

“Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giổ Tổ mùng mười tháng ba”

Câu ca dao nhắc nhở mỗi người báo đáp công ơn dựng nước và giữ nước của các vua Hùng Dù là ai, dù người đó đang ở đâu trên đất nước Việt Nam thì vào ngày mùng mười tháng ba hàng năm, những người con mang dòng máu Lạc Hồng, những người con mang dòng máu rồng tiên, đều thu xếp công việc của mình về với đất Tổ Phong Châu Phú Thọ để dâng hương, tỏ lòng thành kính, biết ơn tới các vị vua Hùng Bài ca dao ngoài việc nhắc nhở ngày giỗ tổ Hùng Vương còn muốn giáo dục tới học sinh nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc tới các vị vua Hùng đã có công khai phá và đấu tranh kiên cường bảo

vệ non sông để ngày hôm nay chúng ta được sống trong hòa bình, ấm no Cũng chính vì lẽ đó mà có rất nhiều danh lam thắng cảnh đất nước, đặc sản vùng miền và những lễ hội được ghi lại trong những ca dao về tình yêu quê hương đất nước

1.2.3.2 Vài nét về nghệ thuật

Ca dao về tình yêu quê hương đất nước thường là những bài hát ngắn,

Trang 26

ngôn ngữ giản dị nên được các nghệ sĩ dân gian xưa sáng tác và lưu truyền theo hình thức truyền miệng Trải qua thời gian, những câu ca dao ấy được mài dũa sâu sắc hơn về nội dung, chặt chẽ về kết cấu, trau chuốt hơn về mặt nghệ thuật ngôn từ

Khi nghiên cứu về hình thức trong ca dao, từ xưa đến nay, các nhà nghiên cứu thường chú ý đặc biệt đến thể thơ của ca dao Nhắc đến ca dao là người ta nghĩ ngay đến thể thơ lục bát Đại đa số các bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát Thể thơ lục bát có những quy định về số chữ (cứ một câu sáu chữ thì đến một câu tám chữ), cách hiệp vần (chữ cuối của câu sáu chữ hợp với chữ thứ sáu của câu tám, rồi chữ cuối của câu tám lại hiệp vần với chữ cuối của câu sáu sau), luật bằng trắc Nhịp chủ yếu là nhịp chẵn (2/2/2) cũng

có khi là nhịp 3/3 hoặc 4/4 nhưng rất hiếm Mô hình cơ bản của một cặp lục bát được thể hiện qua bảng sau:

Dòng 8 tiếng Bằng Trắc Bằng (vần) Bằng (vần)

Ở một số bài ca dao có một số lời lục bát biến thể, trong đó khuôn hình

về vần vẫn được giữ, còn số tiếng trong mỗi dòng thơ có thể thay đổi (có thể dòng lục thay đổi, dòng bát giữ nguyên; có thể dòng lục giữ nguyên, dòng bát thay đổi hoặc cũng có thể cả hai dòng đều thay đổi

Ngoài ra, ca dao cũng sử dụng thể song thất lục bát, thể song thất, hợp thể nhưng không nhiều Hợp thể là thể thơ gồm bốn, năm chữ thường kết hợp với lục bát biến thể Như vậy, thể thơ của ca dao khá phong phú, niêm luật khá tự do theo nhịp hát hoặc theo cảm xúc Ca dao có số lượng câu chữ rất phong phú, nhưng có thể quy về mấy kiểu kết cấu chủ yếu sau: kết cấu trùng

Trang 27

điệp (lời và ý của câu ca được lặp lại nhiều lần trong bài ca dao), kết cấu vòng tròn (kiểu kết cấu của những câu ca dao đọc không bao giờ có điểm dừng), kết cấu đường thẳng, kết cấu tam giác, kết cấu giấu kín chủ đề và tâm tình Trong ca dao Việt Nam, hình tượng và ngôn ngữ rất chọn lọc; không những thế nó còn mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc Hơn bất cứ thể loại nào khác trong văn học dân gian, ca dao là ngôn ngữ bình dân được kết tinh, nghệ thuật hóa, giàu hình tượng và giàu biểu cảm Hình ảnh sử dụng trong ca dao rất phong phú, quen thuộc, gần gũi với đại chúng nhưng cũng không kém phần tinh tế

Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong ca dao cũng khá phong phú Đầu tiên phải kể đến biện pháp nghệ thuật ẩn dụ Do tính chất kiệm lời của ca dao, khi sử dụng cách nói ẩn dụ, bài ca dao đưa đến một lối tư duy mới phụ thuộc vào cách liên tưởng của mỗi người đồng thời nó giúp nhân vật trữ tình bày tỏ những cảm xúc, thể hiện tình cảm một cách riêng tư, ý nhị và sâu sắc.Ngược lại, bài ca dao sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của con người với các sự vật hiện tượng một cách trực tiếp gợi ra nhận thức cụ thể, giàu hình ảnh lẫn biểu cảm về cả hai đối tượng được đem ra so sánh Chẳng hạn như bài ca dao:

“Người đẹp như tiên, Tắm nước Đồng Triền cũng xấu như ma,

Người xấu như ma, Tắm nước Đồng Trà, cũng đẹp như tiên”

Từ xưa đến nay, người ta luôn quan niệm rằng cô tiên thì luôn luôn xinh đẹp, có nhiều phép màu còn ma quỷ là những con vật xấu xí Chính vì vậy mà trong bài ca dao trên, cái “đẹp” được đem ra so sánh với “tiên”, cái xấu xí được đem ra so sánh với “ma” qua từ so sánh “như” Nước Đồng Triền vừa đục vừa bẩn, dù có là người xinh đẹp đến mấy, nếu sử dụng nước này thường xuyên thì cũng sẽ bị nhiễm bệnh, mọc mụn khắp người và trở nên xấu

Trang 28

xí Trái lại, nước Đồng Trà lại vô cùng sạch sẽ làm cho ai cũng trở nên xinh

“đẹp” hơn

Ca dao cũng thường xuyên sử dụng các biểu tượng đem đến cách diễn đạt hiệu quả và giàu sắc thái Biểu tượng ở đây là những hình ảnh tượng trưng được cả cộng đồng dân tộc chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong quá trình lâu dài Chẳng hạn như biểu tượng hoa sen - tượng trưng cho sự thuần khiết, thanh tao của con người Việt Nam, cây trúc - người con gái đẹp, thuyền - bến, mận - đào, …

“Chẳng thanh cũng thể hoa mai Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh”

Nhắc đến hoa mai, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh của người con gái xinh đẹp, mảnh dẻ nhưng căng tràn sức sống Nhắc đến con người Thượng Kinh người ta nhớ ngay đến những con người lịch sự, khéo ăn nói trong giao tiếp, có lối sống văn minh

Không gian quen thuộc sử dụng trong ca dao là không gian làng quê, một vùng nông thôn nông nghiệp khép kín Đại đa số trong các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước đều xuất hiện hình ảnh về làng quê Việt Nam Những người nông dân quanh năm suốt tháng gắn bó với cánh đồng, với con trâu, cái cày, với giếng nước, cây đa Quê hương đất nước với họ chính là những thứ thân thuộc, gần gũi ấy

“Hỡi cô thắt lưng bao xanh

Trang 29

hơn như không gian lịch sử, địa lí gắn với vùng, miền Không gian địa lí ấy trải dài từ địa đầu Tổ quốc về với thủ đô Hà Nội:

“Đường về xứ Lạng mù xa,

Có về Hà Nội với ta thì về Đường thủy thì tiện thuyền bè Đường bộ cứ bến Bồ Đề thì sang”

Thời gian nghệ thuật trong ca dao có thể là thời gian chính xác đến từng ngày, từng tháng hoặc cũng có thể được cảm nhận dựa theo tâm trạng, cảm nghĩ của nhân vật trữ tình Thời gian ấy là thời gian chính xác như:

Nhớ ngày mồng báy tháng ba Trở về hội Láng, trở ra chùa Thầy

Thời gian ấy cũng có thể là “chiều chiều”:

“Chiều chiều ra đứng bờ sông, Hỏi thăm chú lái: nào chồng em đâu?

Chồng em lên ngọn sông Ngâu, Buôn chê mạn hảo, năm sau mới về”

Hoặc cũng có thể chẳng biết đến bao giờ:

“Bao giờ cạn lạch Đồng Nai Trạm Chay có chợ, Ngọc Đình có vua”

Nhờ những đặc điểm về nghệ thuật mà ca dao mang đến cho người đọc những cảm nhận thú vị, lôi cuốn, những bài học sâu sắc một cách nhẹ nhàng

và tự nhiên

Trang 30

Chương 2

Ý NGHĨA CỦA CA DAO VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC VỚI VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC 2.1 Ca dao về tình yêu quê hương đất nước với việc giáo dục nhận thức cho học sinh tiểu học

2.1.1 Giới thiệu về các địa danh trên mọi miền tổ quốc

Tổ quốc Việt Nam ta nơi nào cũng thật đẹp và nên thơ Từ Bắc vào Nam, mỗi nơi lại có những danh lam thắng cảnh, đặc sản vùng miền, con người, sự kiện lịch sử hay nét đẹp văn hóa gắn với các địa danh ấy

2.1.1.1 Giới thiệu tên các danh lam thắng cảnh trên đất nước

Ở lứa tuổi tiểu học, các em chưa được đi nhiều, chưa được khám phá hết thế giới xung quanh mình nên các em sẽ rất tò mò và ham mê khám phá Tất

cả những gì đẹp đẽ, mới lạ xung quanh đều có thể hấp dẫn sự chú ý của trẻ Đất nước ta nơi nào cũng có những danh lam thắng cảnh tuyệt vời Ta cùng nhau lên phía Bắc để cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của xứ Lạng:

“Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh

Ai lên xứ Lạng cùng anh, Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em Tay cầm bầu rượu nắm nem, Mải vui quên hết lời em dặn dò

Gánh vàng đi đổ sông Ngô, Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương”

Ở nơi địa đầu của tổ quốc, hình ảnh xứ Lạng hiện lên trong mắt của chàng trai đi cầu tự thật đẹp biết bao Chàng trai xứ Lạng hào hứng, nhiệt tình giới thiệu quê hương mình với những tên núi, tên phố, tên chùa nổi tiếng xưa nay Thị trấn Đồng Đăng có phố Kì Lừa, có ngôi chùa Tam Thanh, có tượng

Trang 31

đá nàng Tô Thị Vọng Phu Phải chăng vì cảnh đẹp quá tuyệt vời của đất nước,

vì tình yêu quê hương thắm thiết mà chàng trai reo vui, xốn xang như vậy? Chàng trai mời “ai” đó đi cùng mình lên xứ Lạng để vãn cảnh và để rồi nếu như bỏ lỡ chuyến đi này thì thật là “tiếc công” Cảnh đẹp như thế, con người thủy chung son sắt như thế làm cho chàng trai say mê quên cả “lời em dặn dò” Cuộc sống nơi đây có cái gì đó nhộn nhịp, náo nức, hấp dẫn đến mức làm người ta quên đi việc lễ chùa

Với những bạn nhỏ sống nơi làng quê dân dã, các em ít có cơ hội được lên thủ đô Hà Nội nên lúc nào trong các em cũng đầy những thắc mắc Hà Nội thế nào? Hà Nội có đẹp không? Hà Nội có bao nhiêu phố phường? Đó luôn

là những câu hỏi thường trực trong mỗi bạn nhỏ Và không phải các bạn ấy chỉ tò mò về Hà Nội mà nơi nào các bạn ấy cũng muốn biết Để thỏa mãn trí

tò mò ấy, nhiều bố mẹ đã đưa con đi Hà Nội để tham quan Nhưng không phải gia đình nào cũng có điều kiện để đưa con di du lịch như thế Trở thành những hướng dẫn viên du lịch không chuyên, bố mẹ đưa con cái của mình du lịch vòng quanh đất nước qua những bài ca dao Vẻ đẹp của Hồ Tây như hiện lên trước mắt các em:

“Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Bài ca dao vẽ ra một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu của Hồ Tây vào buổi sớm Ở nét chấm phá đầu tiên, trong bao nhiêu cảnh sắc của vùng trời lồng lộng, tác giả chỉ dừng lại ở một khóm trúc, và chỉ nói đến một cành trúc Cơn gió mùa thu nhẹ nhàng thổi, làm cho cành trúc lả lướt, đu dưa Nét

“la đà” khiến cành trúc vừa mang màu sắc của đối tượng được thưởng thức vừa tạo hình cho làn gió thu Nó vừa gợi vẻ đẹp thanh tú, sinh động của cảnh

Trang 32

vật vừa gợi không khí êm ả, tươi mát của buổi sớm tinh sương Nhân vật trữ tình như hòa mình vào với thiên nhiên, cảm nhận nó bằng tất cả các giác quan của mình Những âm thanh ven hồ được ghi lại một cách xen kẽ có vẻ như không được sắp xếp những gì nghe và những gì thấy Trong không gian của buổi sớm mai, có tiếng chuông từ ngôi chùa Trấn Vũ vang lên, tiếng gõ mõ cầm canh báo hiệu thời gian, tiếng gà gáy sáng, tiếng chày giã dó Hồi chuông, canh gà, nhịp chày không phải những tiếng khua lên ầm ĩ, sôi động

mà là những âm thanh vẳng từ những nơi xa vọng lại, đều đặn, nhịp nhàng làm tăng thêm vẻ êm ả mênh mang của đất trời Và khi nắng của sớm mai vừa lên, Hồ Tây đang ẩn mình trong rừng sương mù hiện ra như một chiếc gương sáng bừng

Tiếp sau đây, chúng ta cùng “rủ nhau” đi xem danh lam thắng cảnh bậc nhất chốn kinh kì Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến Đây là trái tim giữa thủ đô, trái tim của đất nước mà hình ảnh của nó dường như đã nằm sâu trong trái tim người Việt:

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem đền Ngọc Sơn

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai xây dựng nên non nước này?”

Bài ca dao ngắn gọn chỉ với bốn câu thơ không chú trọng vào miêu tả mà chủ yếu gợi nhắc những nét tiêu biểu về Hồ Gươm Chiếc cầu Thê Húc cong cong sơn màu đỏ tươi dẫn du khách từ bên bờ vào trong đền Ngọc Sơn - nơi thờ Phật, thờ Đức Thánh Trần Đài Nghiên, Tháp Bút biểu tượng cho nền văn hiến lâu đời và rực rỡ của Đại Việt Trong cách kể vui tươi, rộn ràng với những địa danh quen thuộc vang lên, ta nhận ra được tình yêu và niềm tự hào của mỗi người dân về Hồ Gươm, về Thăng Long và đất nước Trong tâm thức của họ, những thắng cảnh này luôn trường tồn cùng với dân tộc:

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

Trang 33

Và rất tự nhiên, từ trong đáy lòng họ vang lên một câu hỏi tha thiết để khép lại bài:

Hỏi ai gây dựng lên nước non này?

Câu hỏi nhưng không dùng để hỏi mà dường như là để khẳng định, để nhắc nhở với mỗi chúng ta về công lao dựng nước và giữ nước của ông cha

ta Cũng từ đó mà hình ảnh đất nước vang lên, in đậm trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam

Đi vào miền Trung, chúng ta cùng nhau đi đến với xứ Nghệ để ngắm nhìn cảnh đẹp của những con đường quanh co, uốn lượn Cảnh mở ra ở câu thơ mở đầu:

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”

Để đến được với xứ Nghệ phải vượt qua bao sông suối, núi đèo Con đường đi vào xứ Nghệ ấy quanh co, khúc khuỷu, gập ghềnh, xa xôi nhưng hùng vĩ và tráng lệ vô cùng Con đường ấy có màu xanh bất tận của “non”, có màu “biếc” mê hồn của nước Vẻ đẹp của con đường ấy được miêu tả như một bức tranh được vẽ bởi bàn tay tài hoa của người họa sĩ đã khẳng định được vẻ đẹp tuyệt vời của phong cảnh trên con đường thiên lí từ miền Bắc vào miền Trung, gợi lên trong lòng của mỗi người niềm tự hào về giang sơn gấm vóc, về quê hương kì thú, xinh đẹp và quyến rũ

Chưa thỏa mãn hết niềm yêu thích, các em còn được đi tiếp vào thăm miền Nam của tổ quốc khi vượt qua đèo Hải Vân:

“Hải Vân bát ngát ngàn trùng, Hòn Hồng ở đấy là trong vịnh Hàn Xưa nay qua đấy còn truyền Lối đi lô giản thẳng miền ra khơi”

Như vậy, qua một số bài ca dao viết về cảnh đẹp trên đất nước, trẻ biết

Trang 34

được nhiều hơn những cảnh đẹp non sông đất nước, sự hùng vĩ của thiên nhiên từ Bắc vào Nam Từng bài ca dao như những người hướng dẫn viên du lịch tài ba giới thiệu đến khách du lịch đến với từng vùng đất, từng địa danh

mà ở nơi ấy cảnh vật hiện nên thật đẹp, thật nên thơ, tạo dấu ấn không thể nào quên trong lòng mỗi vị khách tham quan Có thể nói, ca dao đã góp phần không nhỏ vào công tác giáo dục nhận thức các địa danh khi nhắc đến các danh lam thắng cảnh trên mọi miền Tổ quốc cho học sinh Tiểu học

2.1.1.2 Giới thiệu địa danh qua các đặc sản vùng miền

Đất nước ta tươi đẹp không chỉ là các danh lam thắng cảnh mà còn đẹp bởi những đặc sản của mỗi vùng miền Đó có thể là những cánh đồng lúa bao

la, sông bể lắm cá, những món ăn dân dã, những tấm lụa bóng mượt do bàn tay tài hoa của người dân quê mình tạo nên…

Quê hương là nơi mà dù đi xa ta vẫn luôn nhớ về Nơi đất khách quê người, nỗi nhớ quê nhà càng da diết hơn bao giờ hết:

“Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Đọc bài ca dao ta như thắm cái tình yêu mộc mạc, giản dị của một người con xa quê Anh nhớ người thân, nhớ những người hàng xóm ngày ngày vẫn ríu rít gọi nhau ra đồng, nhớ cây đa, mái đình, nhớ lũy tre xanh Chưa hết, nhớ quê nhà “anh” còn nhớ đến những bữa cơm giản dị, nhớ đến những món ăn dân dã mà bữa ăn nào những người dân quê nghèo vẫn dùng Anh nhớ cái hương vị của món canh rau muống, món cà pháo dầm tương ăn kèm trong mỗi bữa ăn - những món ăn mang hương vị quê hương, hương vị của cây nhà

lá vườn Dù có đi tha phương cầu thực, sống nơi đất khách quê người thì canh rau muống, cà dầm tương vẫn là món ăn khiến người ta phải thèm, phải nhớ

Ngày đăng: 04/10/2018, 16:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Bích Hà (2007), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Sƣ phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Bích Hà
Nhà XB: Nxb Sƣ phạm
Năm: 2007
2. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Trung tâm học liệu Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Nhà XB: Nxb Trung tâm học liệu Sài Gòn
Năm: 1968
3. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
4. Nguyễn Thị Thanh Hằng (2011), Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hằng
Năm: 2011
5. Bùi Văn Huệ (2006), Tâm lí học tiểu học, Nxb Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học tiểu học
Tác giả: Bùi Văn Huệ
Nhà XB: Nxb Đại học Sƣ phạm
Năm: 2006
6. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (2010), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Đinh Gia Khánh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 2010
7. Nguyễn Xuân Lạc (2003), Phân tích – Bình giảng tác phẩm văn học dân gian, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích – Bình giảng tác phẩm văn học dân gian
Tác giả: Nguyễn Xuân Lạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
8. Mã Giáng Lân ( 1999), Tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 9. Bùi Mạnh Nhị (1978), Văn học Việt Nam – Văn học dân gian – Những côngtrình nghiên cứu, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ ca dao Việt Nam", Nxb Giáo dục, Hà Nội 9. Bùi Mạnh Nhị (1978), "Văn học Việt Nam – Văn học dân gian – Những công "trình nghiên cứu
Tác giả: Mã Giáng Lân ( 1999), Tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 9. Bùi Mạnh Nhị
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1978
10. Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Phan
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1978
11. Vũ Tiến Quỳnh (tuyển chọn và trích dẫn) (1997), Phê bình bình luận văn học ca dao, dân ca, tục ngữ, vè, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình bình luận văn học ca dao, dân ca, tục ngữ, vè
Tác giả: Vũ Tiến Quỳnh (tuyển chọn và trích dẫn)
Nhà XB: Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1997
12. Nguyễn Xuân Thức (2013), Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lí học đại cương
Tác giả: Nguyễn Xuân Thức
Nhà XB: Nxb Đại học Sƣ phạm
Năm: 2013
13. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2010), SGK Tiếng Việt 1 (tập 1, tập 2), Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt 1
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
14. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2010), SGK Tiếng Việt 2 (tập 1, tập 2), Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt 2
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
15. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2010), SGK Tiếng Việt 3 (tập 1, tập 2), Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt 3
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
16. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2010), SGK Tiếng Việt 4 (tập 1, tập 2), Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt 4
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
17. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2010), SGK Tiếng Việt 5 (tập 1, tập 2), Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt 5
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
18. Hoàng Tiến Tựu (2006), Bình giảng ca dao, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình giảng ca dao
Tác giả: Hoàng Tiến Tựu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
19. Hoàng Tiến Tựu (1999), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Hoàng Tiến Tựu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
20. Phạm Thu Yến (2002), Giáo trình Văn học dân gian, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Văn học dân gian
Tác giả: Phạm Thu Yến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w