Việc nâng cao chất lượng dạy và học giữa các trường trong huyện và giảm dần khoảng cách về chất lượng là một việc làm cần thiết trong công tác chỉ đạo chuyên môn của các Phòng Giáo dục v
Trang 1thị trong tỉnh tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước, giảm dần khoảng cách giữa các vùng miền trong tỉnh, trong huyện
Việc nâng cao chất lượng dạy và học giữa các trường trong huyện và giảm dần khoảng cách về chất lượng là một việc làm cần thiết trong công tác chỉ đạo chuyên môn của các Phòng Giáo dục và Đào tạo
Để nâng cáo chất lượng giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hà Trung là một vấn đề cần thiết, đặc biệt là chất lượng các môn thuộc khoa học tự nhiên nói chung, trong đó có môn Toán nói riêng
Trong công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học là một vấn đề được bàn, thảo luận thông qua nhiều nghiên cứu và các Hội thảo khoa học Các hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học đã đưa ra nhiều phương pháp dạy học phù hợp và sát thực hơn đối với các vùng miền
Nếu như chương trình, SGK là yếu tố bất biến thì PPDH là yếu tố “ ứng vạn biến” giúp giáo viên đem cái bất biến thành cái cụ thể cho từng đối tượng học sinh; đó chính là nghệ thuật sư phạm của người thầy khi lên lớp Chúng ta không thể yêu cầu tất cả các học sinh đều phải suy nghĩ và tiếp thu theo một hướng giống nhau, bởi mỗi học sinh có đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh sống khác nhau Do đó mỗi một học sinh có khả năng chiếm lĩnh tri thức một cách khác nhau và biểu hiện cũng khác nhau nên sự cần thiết phải có phương pháp dạy học phù hợp Nhận thức được quan điểm đó, tất cả những người làm công tác dạy học, giáo dục đều đang cố gắng đổi mới phương pháp dạy học để giúp học sinh đạt được mục tiêu đã đề ra Xác định được vai trò quan trọng của việc đổi mới KTĐG, đổi mới PPDH, dạy học tích hợp, … Sở GD&ĐT Thanh Hóa
đã tổ chức Hội thảo đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH các môn học nói chung, các chuyên đề về chuyên môn để chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trong đó có việc nâng cao chất lượng môn Toán thúc đẩy việc nâng cao chất lượng các môn học khác
Chúng ta biết Toán học có nguồn gốc thực tiễn và là "chìa khoá" trong hầu hết các hoạt động của con người Nó có mặt ở khắp nơi Toán học là kết quả của sự trừu tượng hoá các sự vật hiện tượng trong thực tiễn trên những bình diện khác nhau và có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục phổ thông Mặc dù là ngành khoa học có tính trừu tượng cao nhưng Toán học có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn và có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau: là công cụ để học tập các môn học trong nhà trường, nghiên cứu nhiều ngành khoa học và là công cụ để hoạt động trong sản xuất và đời sống thực tế thực trạng dạy học Toán ở trường phổ thông cho thấy rằng, đa
Trang 2số giáo viên chỉ quan tâm tới việc truyền thụ lí thuyết, thiếu thực hành và liên hệ kiến thức với thực tiễn Học sinh ''đang học Toán chỉ giới hạn trong phạm vi bốn bức tường của lớp học, thành thử không để ý đến những tương quan Toán học quen thuộc trong thế giới những sự vật hiện tượng xung quanh, không biết ứng dụng những kiến thức Toán học đã thu nhận được vào thực tiễn''
Vì vậy việc trang bị cho các em một hệ thống kiến thức Toán học phù hợp
để làm hành trang cho các em bước vào đời và nghiên cứu các môn khoa học khác là một việc làm hết sức cần thiết Một đường lối quan điểm chỉ đạo phù hợp với vùng miền để nâng cao chất lượng đại trà và đồng thời nâng cao chất lượng mũi nhọn bộ môn Toán là hết sức cần thiết đối với huyện Hà Trung
Là một người được giao phụ trách môn Toán bậc THCS, tôi luôn tìm tòi
và mạnh dạn đề xuất ý kiến về: Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Toán bậc THCS huyện Hà Trung
Trang 3B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I Cơ sở lý luận của vấn đề:
Môn toán là một bộ môn khoa học có tính trừu tượng, logic chặt chẽ, rèn luyện cho các em phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề, nó góp phần vào việc hình thành nhân cách và những phẩm chất cần thiết quan trọng cho người lao động
Trong quá trình chỉ đạo nâng cao chất lượng môn Toán, bản thân tôi nhận thấy nếu môn Toán học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và vận dụng tốt sẽ là cơ
sở để nâng cao chất lượng các môn học khác
Vì vậy sau nhiều năm phụ trách môn Toán THCS cơ sở bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng môn Toán, từ đó tạo tiền đề nâng cao chất lượng các môn học khác
II Thực trạng của vấn đề:
* Về chất lượng đại trà : Chất lượng học sinh đại trà giữa các trường trong huyện có sự chênh lệch nhau tương đối lớn, ví dụ cùng đề chung của PGD&ĐT nhưng có những trường không đạt được 50% trung bình trở lên như THCS Hà Long, Hà Bắc nhưng cũng có những trường đạt 90% trung bình trở lên như THCS Hà Thái, Hà Ngọc,
* Về chất lượng mũi nhọn : Có những trường nhiều năm không có học sinh tham gia dự thi HSG môn Toán và HSG giải toán trên máy tính cầm tay Ví dụ như các trường THCS Hà Giang, Hà Phong Một số trường như THCS Hà Yên; Hà Thái lại có lượng HSG môn Toán và Giải toán bằng MT Casio đông đảo và luôn đạt kết quả cao
Bên cạnh đó quan điểm chỉ đạo dạy học môn Toán của các nhà trường còn chưa thống nhất và đồng bộ trong nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn Nhiều giáo viên trong huyện đang sử dụng CNTT như một công cụ trình chiếu là chủ yếu, chưa vận dụng linh hoạt để mang tính hiệu quả cao trong dạy học
Một số em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt là bố mẹ đi làm ăn xa, để lại cho ông bà chăm lo dẫn đến việc học sa sút không được uốn nắn thường xuyên kịp thời
III Giải pháp và tổ chức thực hiện
1 Chỉ đạo thống nhất điều hành trong chuyên môn môn Toán THCS:
Trong họp tổ chuyên môn phổ thông phòng Giáo dục và Đào tạo tôi đã mạnh dạn đề xuất họp Phó hiệu trưởng các nhà trường một năm ba lần Các lần họp phó hiệu trưởng bản thân luôn có những biện pháp chỉ đạo dạy và học môn Toán cụ thể như:
- Những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chương trình và SGK.
+ Những tiết học toán trong SGK là những tiết học rất quan trọng, nhằm cung cấp cho các em học sinh những yêu cầu cơ bản nhất mà chương trình đặt
ra Bằng hình ảnh trực quan sinh động và phương pháp sư phạm của giáo viên, các em dần dần nắm chắc kiến thức, rèn luyện các kĩ năng, Việc nắm chắc kiến thức phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức ban đầu của học sinh Giáo viên cần
Trang 4xuất phát từ những vấn đề rất cụ thể, chi tiết; học sinh phải nắm được bản chất của vấn đề, các em phải có nền kiến thức đại trà vững chắc rồi mới đến ngọn là giải quyết các bài toán ở mức độ cao hơn Để làm được điều này Ban giám hiệu cần chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện tốt một số nội dung sau:
+ Tổ chức tốt các hoạt động học tập trong tiết học để học sinh giải quyết tốt các bài tập trong sách giáo khoa Học sinh phải hiểu sâu sắc vấn đề ,nắm chắc kiến thức và vận dụng tốt vào thực hành
+ Thời lượng dành cho thực hành, luyện tập trong mỗi tiết học chiếm từ 60%-70%, nên ta cần tận dụng đặc điểm này để tăng cường thực hành, giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng toán học, giải quyết về cơ bản các nhiệm vụ thực hành ngay trong các tiết học tại lớp
+ Giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc, thuộc lòng các quy tắc, các công thức tính mà SGK đã cung cấp Có kĩ năng vận dụng công thức, quy tắc vào giải quyết các bài toán trong SGK phần thực hành
+ Giáo viên nên chuyển nội dung từng tiết dạy học Toán thành các phiếu học tập hay phiếu thực hành để phát huy tính chủ động và sáng tạo của HS, nêu cao hiệu quả và tăng năng suất học tập Trong quá trình biên soạn các phiếu học tập, GV nên tích hợp nhiều nội dung giáo dục gắn với thực tế và gần gũi thu hút được hứng thú của HS, có thể sử dụng một số tranh ảnh, hình vẽ ngộ nghĩnh để minh hoạ cho các bài tập thêm sinh động, có thể thiết kế các bài tập dưới dạng bài tập trắc nghiệm, các trò chơi hay câu đố vui toán học mà không làm biến dạng nội dung cơ bản của môn Toán, góp phần tăng thêm gia vị cho môn Toán
để các em có hứng thú với môn học từ đó tiếp thu bài tốt hơn
+ Khi HS đã hoàn thành tốt các bài tập trong SGK, GV cần dần từng bước hình thành ở các em cách tư duy sáng tạo, biết giải các bài toán đó theo các cách khác nhau
+ Đối với những học sinh yếu, kém chỉ yêu cầu các em làm 70% lượng bài tập trong SGK; đối với những học sinh trung bình thì yêu cầu các em làm hết bài tập SGK và 20% lượng bài tập SBT; còn đối với những học sinh khá, giỏi thì yêu cầu các em làm hết bài tập ở SGK và SBT, đồng thời có thể khuyến khích các em tham khảo thêm các chuyên đề nâng cao trong chương trình THCS + Một năm các nhà trường tự ra đề khảo sát chất lượng môn Toán 4 lần để giáo viên có các biện pháp khắc phục điều chỉnh kịp thời vào các tháng 10, 12,
1, 4
- Về phụ đạo cho học sinh yếu kém:
Để giúp các đối tượng học sinh yếu kém nâng dần trình độ đến chuẩn kiến thức kĩ năng, trong khi thực hiện việc phụ đạo học sinh yếu kém bản thân đã đưa
ra các giải pháp để các nhà trường vận một cách phù hợp như::
- Giáo viên được phân công phụ đạo học sinh yếu kém phải là giáo viên
nhiệt tình, có trách nhiệm và có tay nghề chuyên môn vững vàng
- Giáo viên được phân công phụ đạo học sinh yếu kém phải xây dựng đề
cương ôn tập cho HS, đề cương ôn tập chú trọng vào phần kiến thức học sinh bị
Trang 5hỏng, củng cố kiến thức đó dần lên mức đạt chuẩn kiến, thức kĩ năng Chú trọng vào phương pháp bắt buộc học sinh hoàn thành đề cương mà giáo viên đã soạn
- Hướng dẫn cách học tập trong lớp hoặc ở nhà cho học sinh
- Cuối mỗi tháng hoặc cuối một chủ đề, giáo viên cần kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được của HS để kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp cho phù hợp
2 Chỉ đạo sinh hoạt tổ thảo luận các vấn đề khó trong dạy học:
Trên cơ sở những kết quả đạt được các năm và thông qua các đợt giao ban phó hiệu trưởng, triển khai chuyên đề tại huyện bản thân tôi thấy môn Toán cần được thảo luận các vấn đề khó dạy trong chuyên môn, từ đó đã đề xuất bộ phận chuyên môn phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường thực hiện một
số giải pháp sau:
- Trong sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ các tổ chuyên môn phải thảo luận các vấn đề khó trong dạy học để cùng nhau tháo gỡ; phòng GD&ĐT sẽ kiểm tra các nhà trường thông qua việc kiểm tra chuyên đề và kiểm tra chuyên môn từ đó góp ý để các trường thực hiện; kết quả có 24/24 trường thực hiện sau
2 năm học đã đi vào nề nếp và có hiệu quả
- Trong các đợt kiểm tra chuyên môn tại các trường, mời tất cả các giáo viên bộ môn Toán không có giờ cùng đi dự với cốt cán của phòng GD&ĐT; sau tiết dự tổ cốt cán Toán của PGD&ĐT cùng dự sinh hoạt với tổ để góp ý định hướng cho việc lên lớp của giáo viên phù hợp với kiểu bài và thực tiễn của nhà trường
3 Sinh hoạt chuyên môn theo cụm để trao đổi các vấn khó trong dạy học: Chia 24 trường THCS trong huyện thành 6 cụm, các cụm có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sinh hoạt cụm đến từng tháng; nội dung trong các đợt sinh hoạt cụm bao gồm: Dạy thực nghiệm các tiết khó dạy, trao đổi các nội dung phụ đạo học sinh yếu kém, trao đổi chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác BD học sinh giỏi; sau 2 năm thực hiện các cụm chuyên môn sinh hoạt đã đi vào nề nếp
và bước đầu có hiệu quả; khoảng cách chênh lệch chất lượng học sinh đại trà, học sinh giỏi ngày càng ngắn lại
Trong sinh hoạt chuyên môn cụm khi thảo luận các vấn đề yêu cầu các nhà trường trong cụm phải thực hiện một cách thẳng thắn về quan điểm của mình đối với vấn đề được nêu ra, đồng thời cũng mạnh dạn đưa ra các giải pháp phù hợp đối với đơn vị mình để các trường bạn tham khảo và học hỏi kinh nghiệm
4 Tăng cường dạy học học gắn liền với thực tiễn đặc biệt là các giờ thực hành
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học và nội dung sách giáo khoa của Bộ giáo dục và Đào tạo đã xác định rõ: Cần dạy học theo cách sao cho học
Trang 6sinh có thể nắm vững tri thức, kỉ năng và sẵn sàng vận dụng vào thực tiễn Tạo
cơ sở để học sinh học tiếp hoặc đi vào cuộc sống lao động Do đó giáo viên cần chú ý nêu rõ ý nghĩa và ứng dụng của các kiến thức, chú ý mối quan hệ liên môn
5 Tăng cường kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học:
Để chỉ đạo các nhà trường tăng cường kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học phòng GD&ĐT đã tiến hành thu mỗi trường 5 bài kiểm tra
15 phút, 5 bài kiểm tra 1 tiết, thành lập tổ cốt cán của PGD&ĐT để thẩm định việc chấm chữa bài cho học sinh thông qua kiểm tra 15 phút, 1 tiết và có kết luận như sau:
Kiểm tra đánh giá học sinh là yêu cầu bắt buộc và quen thuộc đối với tất
cả giáo viên đứng lớp; nhưng phần lớn các giáo viên đều quan niệm, việc ra đề kiểm tra cho học sinh đơn giản là có điểm số ghi vào sổ điểm Để đánh giá học sinh, giáo viên gần như chỉ dùng một phương pháp: Ra đề kiểm tra Nhưng cách
ra đề kiểm tra cũng phiến diện, đơn điệu, thiếu cơ sở khoa học, đánh giá chỉ nhằm mục đích xác định kết quả học tập của học sinh; từ đó đánh giá quá trình phấn đấu học tập của các em, khen thưởng, lên lớp; kết quả học tập của HS liên quan đến đánh giá thi đua khen thưởng đối với GV
- Các đề kiểm tra đã đánh giá được kiến thức cơ bản, trọng tâm của bộ môn, nhưng phổ biến vẫn là hiện tượng lựa chọn nội dung kiểm tra theo kinh nghiệm, chủ quan, chưa thực sự theo mục tiêu môn học
- Nhiều đề kiểm tra chưa chú trọng sử dụng những câu hỏi liên quan đến năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn của HS GV ngại ra nhiều đề vì phải chấm vất vả dẫn đến HS nhìn nhau, nên việc đánh giá thiếu khách quan chính xác
Khi chấm bài nhiều GV chỉ quan tâm đến việc cho điểm, không nhận xét
cụ thể và chữa lỗi vào bài làm của HS dẫn đến HS không biết mình yếu khâu nào, mạnh khâu nào để có biện pháp khắc phục những sai sót
GV trả bài chậm, thậm chí không trả bài mà chỉ đọc điểm và cũng không tận dụng được thời gian để chữa bài cho HS (vì không có tiết chữa bài)
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến kết quả việc kiểm tra bị hạn chế, đánh giá thiếu chính xác, khách quan, mục đích của việc kiểm tra đánh giá không đạt được mục tiêu của bộ môn Do vậy tôi đã mạnh đưa ra các giải pháp thực hiện cụ thể như sau:
+Đối với kiểm tra miệng:
Vận dụng linh hoạt một số hình thức kiểm tra để kiểm tra miệng thực sự lôi cuốn toàn bộ HS trong lớp và đánh giá được nhiều HS nhất Ngoài mục đích kiểm tra việc nắm kiến thức của các em, phải một lần nữa khắc sâu thêm kiến thức trọng tâm của bài cũ cho HS
- Kiểm tra một HS nhưng yêu cầu cả lớp lắng nghe, sau đó gọi một số HS nhận xét phần trả lời của bạn trên bảng và GV cho điểm xứng đáng đối với HS nhận xét Cách làm này sẽ lôi cuốn được HS cả lớp hăng hái lắng nghe, hăng hái phát
Trang 7biểu nhận xét để có điểm tốt và GV kiểm tra nhanh được nhiều HS, đồng thời củng cố khắc sâu được kiến thức cũ
*Thứ nhất: Việc kiểm tra miệng theo tôi không phải là việc kiểm tra đầu giờ như bấy lâu nay chúng ta vẫn nghĩ vẫn làm mà kiểm tra miệng là việc làm trong
cả tiết dạy
*Thứ hai: Khi kiểm tra miệng, giáo viên có thể kiểm tra kiến thức cũ không dừng lại ở bài mới học gần nhất mà có thể kiểm tra kiến thức cũ từ những bài đã học từ trước đó, ngoài ra cũng cần kiểm tra bài mới (định hướng cách hiểu, việc chuẩn bị )
*Thứ ba: Cách kiểm tra nên tránh hình thức khô khan như gọi HS cầm vở lên bảng sau đó GV đọc câu hỏi cho học sinh trả lời mà chúng ta nên dùng nhiều hình thức khác nhau tránh cho việc học sinh bị lúng túng, e ngại, run sợ
Ví dụ 1: Kiểm tra bằng cách gọi học sinh cho trả lời một chủ đề tự chọn nào đó
trong bài học mà em thuộc (7điểm) Sau đó chọn một bạn đặt câu hỏi cho mình một câu trong bài rồi trả lời (2điểm), câu thứ ba thầy hỏi (1 điểm) Khi cho điểm giáo viên cho cả điểm người nhận xét để yêu cầu cả lớp phải chú ý theo dõi khi bạn trả lời Làm như vậy tôi thấy học sinh rất thích thú và không hề e ngại khi được kiểm tra
Có thể còn nhiều cách khác nhưng đó là cách mà tôi thường vận dụng và hiệu quả đạt được trước tiên là HS bớt tâm lí e ngại khi kiểm tra miệng Cách kiểm tra như vậy không đơn điệu nhàm chán, tránh khả năng học tủ của HS theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá, kiểm tra không chỉ bài cũ mà còn cả những đơn vị kiến thức của các bài trước đó
Ví dụ2 : GV phát đề kiểm tra cho cả lớp gồm 10 câu trắc nghiệm khách
quan cho cả lớp làm trong 10 phút, đồng thời GV gọi 2 HS lên bảng giải 2 bài toán tự luận Sau 10 phút GV thu bài của 5 em HS, giao cho 5 em khác chấm, 2
em trên bảng vẫn tiếp tục giải trong khi GV hướng dẫn làm và sửa 10 câu trắc nghiệm cả lớp cùng sửa và 5 HS chấm 5 bài GV đưa cho điểm, sau đó GV sẽ kiểm tra lại và ghi điểm vào sổ
Tiếp tục GV hướng dẫn cách làm 2 bài tự luận trên bảng, 2 HS sẽ chấm chéo cho nhau, GV vừa sửa cho cả lớp vừa quan sát để cho điểm Đây là 1 cách kiểm tra miệng chỉ áp dụng được trong 1 tiết luyện tập, đã phát huy việc đổi mới kiểm tra đánh giá rất tốt cả 2 hình thức tự luận và trắc nghiệm, vừa kiểm tra miệng, vừa ôn tập
Trong quá trình dạy học GV nên đưa ra những câu hỏi có chất lượng yêu cầu HS phải dựa vào kiến thức cũ kết hợp với kiến thức mới để trả lời câu hỏi
GV kiểm tra phần chuẩn bị bài mới của HS và kịp thời có điểm thưởng để động viên các em (điểm thưởng sử dụng hạn chế)
Đối với kiểm tra viết:
Trong kiểm tra viết nhất là những bài 1 tiết:
GV phải giới hạn phần trọng tâm ôn tập cho HS bằng các câu hỏi hoặc các chủ
đề lớn để HS có thể ôn tập tốt
Trong khâu ra đề
Trang 8Phải xây dựng ma trận 2 chiều chi tiết với những mức độ đánh giá cụ thể (Nhận biết, thông hiểu, vận dụng) cho từng đơn vị kiến thức, xác định rõ đơn vị kiến thức trọng tâm của cả quá trình
Ra nhiều mã đề khác nhau để học sinh không thể quay cóp được
Trong coi kiểm tra phải chặt chẽ, chính xác đảm bảo đánh giá khách quan công bằng
- Trong chấm trả bài phải xây dựng đáp án chi tiết đến 0,25 đ, tìm ý để thưởng điểm (đối với những cách làm hay), phải có phần nhận xét bài làm của HS
Trả bài đúng thời hạn quy định và tranh thủ thời gian để chữa bài
- Nếu kết quả kiểm tra 1 tiết của lớp dạy là quá thấp (có trên 50% học sinh đạt điểm dưới trung bình), giáo viên phải có trách nhiệm ôn tập và cho lớp kiểm tra lại
Để kiểm tra việc chỉ đạo và định hướng tăng cường kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp các nhà trường thực hiện như thế nào, trong các đợt kiểm tra chuyên môn tại các nhà trường tổ cốt cán bộ môn thu ngẫu nhiên mỗi lớp 5 cuốn vở bài tập Đại số và 5 cuốn vở bài tập Hình học; nhìn chung thời gian đầu giáo viên thực hiện có lúc còn chưa thường xuyên và kịp thời, song đến nay việc làm này đã trở nên nề nếp và tạo thói quen làm việc chủ động và sáng tạo của giáo viên dạy Toán, chất lượng các giờ dạy Toán được nâng dần, sự chênh lệch về chất lượng giữa các nhà trường được giảm dần
6 Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Toán: Trong các kỳ thi học sinh giỏi cách đây 3 năm thường chỉ có 17/24 trường
có học sinh tham gia dự thi học sinh giỏi môn Toán, xuất phát từ chỉ số trên bản thân được giao phụ trách môn Toán THCS tôi đã tự tìm hiểu và nghiên cứu lý do tại sao có 6 trường không có học sinh tham gia đội tuyển môn Toán, các lý do cụ thể như:
- Việc bồi dưỡng học sinh giỏi tại các nhà trường không đồng đều; về mặt chất lượng cũng như số lượng giữa các trường còn khác nhau
- Chương trình tài liệu vừa thiếu ( không có chương trình cụ thể nào, không biết chọn tài liệu nào ) lại vừa thừa (Sách bồi dưỡng, sách tham khảo tràn ngập thị trường )
- Chưa có chính sách, chế độ động viên, bồi dưỡng cho giáo viên học sinh
cả về tinh thần và vật chất phù hợp, kịp thời
Sau khi tìm hiểu các lý do một số nhà trường không có học sinh tham gia
dự thi môn Toán, tôi đã xây dựng chương trình và đề nghị cho tập huấn tại huyện với các chuyên đề cụ thể như sau:
* Chuyên đề “Tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán”
- Với chương trình môn Toán không có tài liệu và hệ thống khung ôn thi HSG môn Toán, tôi đã cho các nhà trường tự xây dựng chương trình ôn và gửi
Trang 9về PGD&&DT, sau đó bản thân tôi nghiên cứu nội dung của các nhà trường và xây dựng nên một khung chương trình chung cho toàn huyện cụ thể như sau:
Lớp 6: Bồi dưỡng thêm các chuyên đề :
Lý thuyết chia hết
Số nguyên tố
Nguyên tắc Điricle với các bài toán số học
Lớp 7: Bồi dưỡng thêm các chuyên đề
Đồng dư
Tỉ lệ thức, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
Các bài toán chứng minh hình học và một số phương pháp giải
Lớp 8: Bồi dưỡng thêm các chuyên đề
Biến đổi đồng nhất các biểu thức hữu tỉ
Phương trình và bất phương trình
Các bài toán về cực trị đại số
Định lý Ta lét.Tam giác đồng dạng và các bài tập áp dụng
Lớp 9:Bồi dưỡng thêm các chuyên đề
Phương trình nghiệm nguyên
Phương trình bậc hai Định Lý Ví- ét và ứng dụng
Phương trình vô tỉ
Hệ phương trình
Phương trình và hệ phương trình không mẫu mực
Bất đẳng thức
Các bài toán về đường tròn
Các bài toán về bất đẳng thức, cực trị trong hình học.
- Trong chuyên đề này bản thân cũng đã chỉ đạo tổ cốt cán bộ môn Toán triển khai 2 chuyên đề: Một chuyên đề về đại số, một chuyên đề về hình học + Chuyên đề về đại số: Các phương pháp chứng minh bất đẳng thức:
+ Chuyên đề về hình học: Tam giác đồng dạng và các bài toán về đồng dạng
Sau khi đưa ra hai chuyên đề và một số bài tập áp dụng, toàn lớp tập huấn tham gia thảo luận cách dạy các chuyên đề cho học sinh như thế nào một cách
có hiệu quả và thiết thực nhất, từ các ý kiến của lớp tập huấn và kinh nghiệm của bản thân tôi đã chốt lại một số vấn đề để có được học sinh giỏi môn Toán cụ thể như sau:
+ Tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh từ lớp 6 đến lớp 9
+ Cần chọn học sinh chăm học tự giác, yêu thích, say sưa với học Toán, nắm bắt kiến thức nhanh, có khả năng phát hiện vấn đề về Toán, có kỹ năng trình bày bài tốt
Về chương trình:
+ Dựa trên cơ sở chương trình toán THCS đại trà mà nâng cao, lồng vào
trong các tiết dạy hàng ngày
+ Các chuyên đề bồi dưỡng theo từng khối lớp một cách phù hợp
Trang 10+ Ban giám hiệu các nhà trường cần quan tâm khen thưởng và động viên cả thầy và trò một cách kịp thời
* Chuyên đề “Đánh giá chất lượng và kỹ năng làm bài của học sinh”
Xuất phát từ những ý kiến phản hồi sau các kỳ thi HSG cấp huyện, nhiều học sinh khi ra khỏi phòng thi cảm thấy mình tự tin trong bài làm, nhưng khi nhận kết quả thì lại không như mình mong muốn, chính vì vậy bản thân tôi đã cùng tổ cốt cán bộ môn Toán tìm hiểu nguyên nhân và chỉ ra những bước làm sai; làm thiếu sót trong bài làm của học sinh, cụ thể như sau:
- Trên cơ sở các bài thi của các năm trước, tôi cùng tổ cốt cán nghiên cứu lại cách làm của học sinh và chỉ ra các sai lầm dẫn đến học sinh bị mất điểm hoặc bị trừ điểm bài thi
- Sau khi tổ cốt cán tìm ra các sai lầm và thiếu sót của học sinh tôi mạnh dạn đề nghị cho triển khai chuyên đề đến giáo viên Toán các nhà trường; trong triển khai phải đưa ra được các sai lầm cụ thể trong các lời giải của học sinh dấn đến mất điểm hoặc bị trừ điểm, sau đây là một số ví dụ cụ thể như:
Ví dụ 1: Cho hình thoi ABCD có B�= 600 Một đường thẳng d đi qua D không cắt hình thoi, đường thẳng d cắt các đường thẳng BA và BC lần lượt tại E và F Gọi M là giao điểm của AF và CE Chứng minh rằng: AD2 = AM AF
HS vẽ hình như bên và trình bầy :
Ta có : V ABC đều ( AB = BC ; �ABC= 600 )
� �BAC= 600
Mà �BED= �BFD= (1800 - 600) : 2 = 600
� �BED= �ABC= 600 � AC //EF
� ACFE là hình thang cân
( Vì có 2 góc kề đáy bằng nhau )
� AE = CF � Hai tam giác AEC và CAF có
AC là cạnh chung
�EAC= �ACF = 1200
AE = CF
� V AEC = VCAF ( cgc )
� �ACE=CFA� ( góc tương ứng)
Hai tam giác ACM và CAF có CAF� chung
Và �ACE = CFA�
Nên ACM AFC (g.g)
.AF AF
AM AC
AC AM
Phân tích sai lầm : Do HS vẽ hình sai.
Khi vẽ hình học sinh vẽ trường hợp đặc biệt đường thẳng d đi qua điểm D và song song với AC nên đã công nhận tứ giác AC FE là hình thang cân
* Cách giải đúng:
Hai tam giác AED và CDF có
� � 60 0
EAD DCF
M
B
D