1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (tt)

26 203 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 362,39 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, vấn đề chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn nó

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ THANH THÚY

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Mã số: 60.31.01.05

Đà Nẵng - 2018

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: TS NINH THỊ THU THỦY

Phản biện 1: TS LÊ BẢO

Phản biện 2: TS HOÀNG HỒNG HIỆP

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế Phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 01 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, vấn đề chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn nói riêng luôn được xem như một trong những nội dung chủ yếu, có ý nghĩa rất quan trọng

Hòa Vang là huyện nông thôn duy nhất của thành phố Đà Nẵng, huyện có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ Vì vậy, phát triển kinh tế huyện Hòa Vang

là một trong những định hướng phát triển quan trọng đối với thành phố

Đà Nẵng Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế so với yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện diễn ra chậm và vẫn còn chưa hiệu quả, sự phát triển của các ngành còn chưa đảm bảo tính đồng bộ, năng lực cạnh tranh vẫn còn yếu, hiệu quả kinh tế không cao

Để có thể đánh giá thực trạng và tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Hòa Vang, thành phố

Đà Nẵng trong thời gian qua Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng”

là cần thiết để có thể đề xuất định hướng và chính sách thúc đấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách có hiệu quả kinh tế ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng phù hợp với quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, luận văn đưa ra các định hướng, giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Hòa Vang nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện

Trang 4

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua diễn ra như thế nào?

- Những nhân tố, chính sách nào tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hòa Vang?

- Cần có những giải pháp như thế nào để thúc đẩy chuyển dịch

cơ cấu kinh tế huyện Hòa Vang đạt hiệu quả?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu

- Phương pháp biểu đồ, đồ thị

- Phương pháp so sánh, phân tích

- Phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích, thống kê

- Phương pháp khái quát hóa

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Thứ nhất, luận văn góp phần làm phong phú hơn nội dung về CDCCKT

Trang 5

Thứ hai, luận văn tập trung phân tích, tổng kết những đặc điểm

cơ bản của huyện Hòa Vang và đánh giá những thuận lợi, khó khăn đối với CDCCKT huyện Hòa Vang Sử dụng các nhóm chỉ tiêu được lựa chọn để phân tích, đánh giá quá trình CDCCKT của huyện Hòa Vang

Thứ ba, luận văn đã đề xuất những định hướng, các kiến nghị

và giải pháp CDCCKT huyện Hòa Vang, tập trung vào những vấn đề

cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của huyện Hòa Vang

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh, tình hình, nguồn lực sẵn có của từng địa phương để đưa ra thực trạng và những đề xuất, giải pháp phù hợp Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Hòa Vang với tư cách là một luận văn khoa học độc lập và hệ thống trên các mặt lý luận, thực tiễn và giải pháp dựa trên cơ sở phân tích kỹ các lợi thế của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

8 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chương 2: Thực trạng CDCCKT huyện Hòa Vang, thành phố

Đà Nẵng

Chương 3: Một số giải pháp CDCCKT huyện Hòa Vang

Trang 6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.1 KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU KINH TẾ

1.1.1 Cơ cấu kinh tế

a Khái niệm cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế được hiểu là tổng thể các bộ phận hợp thành

nền kinh tế cùng các mối quan hệ chủ yếu về định tính tính và định lượng, ổn định và phát triển giữa các bộ phận ấy với nhau hay của toàn bộ hệ thống trong những điều kiện của nền sản xuất xã hội và trong những khoảng thời gian nhất định 11, tr.157

b Phân loại cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế

1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a Khái niệm

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế

theo thời gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái khác phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện vốn có nhưng không lặp lại trạng thái cũ 1; 61

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là quá trình thay đổi

của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với môi trường và điều kiện phát triển [11,163]

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành: Bản thân mỗi

nhóm ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ cũng là một hệ thống động bởi sự vận động liên tục và sự thay đổi tương quan giữa các thành tố Đó chính là sự thay đổi trong nội bộ từng ngành

Trang 7

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế là quá

trình chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ đổi mới

b Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nội dung quan trọng của quá trình CNH, HĐH đất nước Có thể khẳng định rằng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vì:

Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác các yếu tố lợi thế của nền kinh tế, vùng hoặc địa phương

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra sự thay đổi trong

cơ cấu xã hội

c Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: Trong quá trình đó, tỷ trọng của các khu vực trong GDP diễn ra theo xu hương tỷ trọng của khu vực I giảm dần, tỷ trọng của khu vực II và khu vực III tăng lên Trong giai đoạn đầu của CNH, HĐH, khu vực II chiếm tỷ trọng lớn nhất, khi chuyển sang nền kinh tế tri thức khu vực III có tỷ trọng tăng nhanh nhất và lớn nhất

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành: +Đối với ngành công nghiệp, CCKT chuyển dịch theo hướng

ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh về nguồn lao động, về tài nguyên, hướng mạnh về xuất khẩu, nuôi dưỡng để tạo ta những phân ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh trong tương lai

Trang 8

+ Đối với ngành nông nghiệp, CCKT chuyển dịch theo hướng xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa, phát triển toàn diện, gắn sản xuất với chế biến Trong đó, ưu tiên các ngành: thủy sản, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, chăn nuôi, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm Đó là những ngành có điều kiện thuận lợi ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới nhất, các quy trình sản xuất tiên tiến

+ Đối với ngành dịch vụ, ưu tiên đặc biệt phát triển các ngành được coi là kết cấu hạ tầng “mềm” của nền kinh tế hiện đại như viễn thông, tin học, thương mại điện tử, tài chính ngân hàng và các ngành

du lịch, dịch vụ có lợi thế và dễ khai thác

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước tuy giảm về tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và tỷ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước ngày cảng tăng

1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU KINH TẾ

1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành:

- Chuyển dịch CCKT theo ngành thường đánh giá thông qua

sự thay đổi tỷ trọng GTSX (hoặc GDP) của các nhóm ngành trong tổng thể GTSX (hoặc GDP) của nền kinh tế

- Độ lệch tỷ trọng – d được tính theo công thức: dx = t - to + t : tỷ trọng ngành hay thành phần kinh tế x trong năm cuối của giai đoạn nghiên cứu

+ to: tỷ trọng ngành hay thành phần kinh x trong năm đầu của giai đoạn nghiên cứu

Trang 9

- Hệ số cos

Góc  = arccos 

Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế là: K= /90

1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành

Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành: + Sự thay đổi tỷ trọng các phân ngành (thường đo bằng tỷ trọng GTSX hoặc GDP) trong nội bộ ngành công nghiệp; nông – lâm – thủy sản; thương mại – dịch vụ…

+ Hệ số cos

1.2.3 Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tƣ

Các tiêu chí cơ bản đánh giá chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư +Cơ cấu vồn đầu tư: Chỉ tiêu này nên được sử dụng để quan sát sự biến đổi tỷ trọng của tỷ lệ đầu tư vào 3 khu vực kinh tế, từ đó nhận định về xu thế và định hướng tập trung nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ

+ Sự thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư của các ngành và trong nội

bộ các ngành

+ Tỷ lệ kinh phí đầu tư cho khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo so với tổng vốn đầu tư

1.2.4 Chuyển dịch cơ cấu lao động

Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động

+Sự thay đổi tỷ trọng lao động trong các ngành và trong nội bộ các ngành

+ Sự thay đổi tỷ trọng lao động theo trình độ chuyên môn + Hệ số cos

+ Sự thay đổi năng suất lao động trong các ngành

Trang 10

+ Sự thay đổi năng suất lao động trong các phân ngành

1.2.5 Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất

Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất

+Sự thay đổi tỷ trọng diện tích đất trong các ngành và trong nội bộ các ngành

+ Hệ số cos

+ Sự thay đổi năng suất đất

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

1.3.1 Nhóm các nhân tố khách quan

a Điều kiện tự nhiên

b Điều kiện văn hóa - xã hội của địa phương

c Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về kinh tế

d Sự phát triển của khoa học công nghệ

1.3.2 Nhóm các nhân tố chủ quan

a Lao động và chất lượng nguồn nhân lực

b Vốn đầu tư

c Thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội

d Chiến lược và cơ chế quản lý nhà nước

Trang 11

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN HÒA VANG

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Hòa Vang có một vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, ANQP của thành phố Đà Nẵng, là địa bàn để thành phố Đà Nẵng giao lưu, hợp tác trao đổi hàng hóa với các tỉnh khác trong khu vực Đồng thời, điều này là một điều kiện quan trọng để Hòa Vang khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn cũng như lâu dài

2.1.2 Điều kiện kinh tế

a Tổng quan tình hình phát triển kinh tế của huyện

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua, mặc dầu còn nhiều khó khăn thử thách song kinh tế của Huyện đã đạt được những thành tựu to lớn Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm (2010-2015) đạt 10%/năm Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 27,75 triệu đồng/ người / năm, tăng 1,8 lần so với đầu năm 2010 Cơ cấu kinh tế năm 2015 có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 21,7% xuống còn 18,1%, tỷ trọng công nghiệp giảm nhẹ từ 30,7% xuống còn 30,5%, dịch vụ tăng từ 47,6% lên 51,4%

b Về cơ sở hạ tầng

Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều dự án, công trình quan trọng đang triển khai và đưa vào hoạt động, vừa tạo không gian kết nối, vừa tạo động lực để huyện phát triển

Trang 12

2.1.3 Điều kiện xã hội

Năm 2015, dân số toàn huyện Hòa Vang là 130.845 người (trong đó tỷ lệ nam là 49,69 %, nữ 50.31%) Dân số phân bố không đều (Hình 2.5) Mật độ dân số là 178 người/km2

, dân số trong độ tuổi lao động 81.316 người, chiếm 61,15 % trong tổng dân số toàn huyện

2.2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN HÒA VANG TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Hòa Vang

Xu hướng chuyển dịch giai đoạn này là tập trung vốn đầu tư phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, đưa nông nghiệp huyện phát triển theo hướng thâm canh, hạn chế các nguồn lực phát triển để tập trung cho các khu vực khác

Bảng 2.2 Hệ số góc chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hòa Vang

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Đến giai đoạn 2011-2015 có sự tăng trưởng mạnh của nhóm ngành dịch vụ Tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực dịch vụ tăng từ 44,24%/ năm trong giai đoạn 2011 – 2015 gấp 2,6 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2005-2010 Cơ cấu kinh tế dần chuyển dịch từ công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển dịch = 0,013 còn rất nhỏ, điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn hết sức chậm

Trang 13

2.2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành

a Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành Nông – Lâm – Thủy sản

- Chuyển dịch cơ cấu giữa nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản

ảng 2.3 Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

(Đơn vị tính: Cơ cấu %; giá cố định năm 2010)

( uồn: ính to n của tác giả)

Trong cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành, tỷ trọng của nông nghiệp đã giảm từ 88,36% xuống còn 84,47%, giảm 0.96 lần; tỷ trọng của lâm nghiệp trong năm 2015 tăng lên gấp 1,27 lần so với năm 2010; tỷ trọng của thủy sản trong năm 2015 tăng lên gấp 1,41 lần so với năm 2010 Tuy nhiên, sự chuyển dịch vẫn còn chậm, chiếm tỷ trọng lớn vẫn là nông nghiệp, trong khi lâm nghiệp và thủy sản vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, điều này cho thấy bởi tỷ lệ chuyển dịch giữa

ngành nông nghiệp với hai ngành còn là rất nhỏ chỉ bằng 0,014

Trang 14

- Chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp giữa trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ nông nghiệp

Trong cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm

tỷ trọng lớn nhưng đang có dấu hiệu chững lại và giảm thay vào đó

là sự tăng lên về tỷ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp Như vậy, cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện đang chuyển dịch đúng hướng nhưng sự chuyển dịch vẫn còn rất chậm và không

đáng kể

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Sau 10 năm, diện tích cây trồng hằng năm vẫn chủ yếu là cây lương thực và có xu hướng tăng lên cho các loại cây trồng hằng năm khác như hoa, cỏ có giá trị kinh tế cao hơn Chính vì thế, mà sản lượng của các loại hoa và cỏ cũng tăng lên đáng kể

- Chuyển dịch cơ cấu vật nuôi

Giai đoạn từ 2005-2010, ngành chăn nuôi của huyện có xu hướng giảm đàn trâu, bò và thay vào đó là sự tăng tỷ trọng của đàn heo và gia cầm (Bảng 2.6).Trong vài năm gần đây, dịch bệnh H5N1, heo tai xanh, lở mồm long móng… cũng gây ảnh hưởng không ít đến ngành chăn nuôi của huyện

– Chuyển dịch cơ cấu trong lâm nghiệp

– Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản

Giá trị sản xuất của ngành thủy sản của huyện có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011-2015, từ 80 tỷ năm 2012 lên 98 tỷ năm

2015, trong đó ngành nuôi trồng hải sản chiếm đến 90% tổng giá trị sản xuất và đây cũng là ngành gia tăng giá trị sản xuất cao nhất

b Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp

Sự chuyển dịch mạnh mẽ trong ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đưa giá trị của toàn ngành lên trên các ngành kinh tế

Ngày đăng: 02/10/2018, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w