Hoạt động quản lý nhà nước về TTATXH đã được các các cấp, các ngành, và lực lượng bảo vệ an ninh trật tự quan tâm tham gia thực hiện có hiệu quả như: Đã chủ động nắm chắc tình hình, tham
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý nhà nước về TTATXH là một bộ phận quan trọng của quản lý nhà nước, tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế,
xã hội Mục tiêu quản lý nhà nước về TTATXH ở nước ta là nhằm bảo vệ vững chắc sự ổn định về mọi mặt của đất nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa
Trong những năm qua sự hội nhập khu vực và quốc tế đã và đang tác động tích cực tới tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị xã hội đối với nước ta Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội khi tham gia hội nhập thì cũng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập khác, nhất là tình hình TTATXH
Tình hình TTATXH ở nước ta hiện nay vẫn còn tiềm ẩn và diễn biến hết sức phức tạp Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực TTATXH còn có những hạn chế nhất định Vì vậy, đòi hỏi các lực lượng tiến hành quản lý nhà nước về TTATXH trong lĩnh vực này cần điều chỉnh, đổi mới các biện pháp đề phù hợp hơn với tình hình thực tiễn Nhận thức được tính phức tạp TTATXH trong thời gian qua được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, đặc biệt tìm ra giải pháp phòng ngừa, hạn chế, tiến tới giảm dần TTATXH ở nước ta
Đối với địa phương, huyện hòa Vang giữ một vị trí chiến lược hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội và quốc phòng- an ninh của thành phố Đà Nẵng Hoạt động quản lý nhà nước về TTATXH
đã được các các cấp, các ngành, và lực lượng bảo vệ an ninh trật tự quan tâm tham gia thực hiện có hiệu quả như: Đã chủ động nắm chắc tình hình, tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp giải quyết kịp thời những vụ việc liên quan đến tình hình trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, không để bị động, bất ngờ xảy ra, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá
- xã hội Triển khai có hiệu quả kế hoạch bảo vệ, đảm bảo an toàn tuyệt đối các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị quan trọng
Trang 2của huyện Làm tốt công tác phòng ngừa; đấu tranh phòng chống các loại tội phạm Tập trung quản lý các loại đối tượng, mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, phát hiện, xử lý các băng ổ nhóm tội phạm đặc biệt chú ý các đối tượng hình sự, ma túy, tụ điểm
tệ nạn xã hội Công tác cải cách tư pháp đã có nhiều đổi mới Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật
tự, an toàn xã hội còn bộc lộ nhiều sơ hở, thiếu sót như: nhận thức vấn đề này còn thiếu thống nhất, chưa đầy đủ; hệ thống các quy định của pháp luật về hoạt động trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật
tự, an toàn xã hội chưa đầy đủ và chặt chẽ; sự phối hợp và biện pháp tiến hành của lực lượng các lực lượng nghiệp vụ và các chủ thể khác chưa phù hợp, đồng bộ, hiệu quả chưa cao; công tác quản lý kinh tế -
xã hội, tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp chưa theo kịp với tình hình nên dẫn đến những sơ hở, thiếu sót để kẻ địch và bọn tội phạm lợi dụng hoạt động Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự ở địa phương như: công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân; một số văn bản hướng dẫn còn thiếu, chồng chéo; trình độ, năng lực của một
số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước còn hạn chế, trách nhiệm và tác phong lề lối làm việc còn quan liêu
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, nhằm phát huy những
ưu điểm, tìm ra những giải pháp, để tăng cường công tác quản lý, giữ gìn TTATXH trên địa bàn huyện Hòa Vang nên việc chọn đề tài
“Quản lý nhà nước về TTATXH từ thực tiễn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” là có nghĩa lý luận và thực tiễn trong công tác giữ gìn
TTATXH ở huyện Hòa Vang nói riêng và ở nước ta nói chung
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau như: Cho đến nay, lý luận Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội
đã được đề cập đến nhiều trong các giáo trình dành cho chuyên
ngành pháp luật như: Quản lý nhà nước về an ninh trật tự (Chủ biên:
Trần Viết Long và tập thể tác giả Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân, Hà
Nội - 2007); Một số vấn đề lí luận cơ bản quản lý nhà nước về An
Trang 3ninh trật tự (Lê Ngọc Thanh – Đại Học Cảnh Sát Nhân dân, Hà Nội - 1996); Một số lí luận cơ bản về hoạt động nghiệp vụ của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính (Chủ biên: TS Vũ Văn Hiền – Học Viện Cảnh Sát Nhân dân, Hà Nội - 2003); Kỹ năng giao tiếp của cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Chủ biên: PGS TS Đinh Trọng Hoàn – NXB Công An Nhân Dân - 2009); Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Chỉ đạo biên soạn: Đại tá Phạm Văn Đức –
NXB Công An Nhân dân, Hà Nội – 1998)
Trần Viết Long và tập thể tác giả, Giáo trình Học Viện Cảnh Sát
Nhân Dân, Hà Nội - 2007; Quản lý nhà nước về An ninh trật tự
Lê Ngọc Thanh , Giáo trình Đại Học Cảnh Sát Nhân dân, Hà Nội
- 1996; Một số vấn đề lí luận cơ bản quản lý nhà nước về An ninh trật tự
TS Vũ Văn Hiền, giáo trinh Học Viện Cảnh Sát Nhân dân, Hà Nội
– 2003; Một số lí luận cơ bản về hoạt động nghiệp vụ của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính
Đại tá Phạm Văn Đức, giáo trình – NXB Công An Nhân dân, Hà
Nội – 1998; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
PGS, TS Nguyễn Xuân Yêm, giáo trình- NXB Công An Nhân
Dân, Hà Nội - 1999, Một số vấn đề về quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, TTATXH
Dương Quốc Hoàng - Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội -2005, Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trên lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay
Trần Xuân Học - Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà
Nội - 2012, Quản lý Nhà nước về TTATXH trên địa bàn phường Dịch Vọng hiện nay
Phạm Thị Mai - Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà
Nội -2014, Quản Lý Nhà Nước Về Trật Tự An Toàn Giao Thông Đường Bộ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Dương
Ngoài các công trình nghiên cứu có liên quan nên trên, qua tra cứu, tác giả nhận thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý nhà nước nhất là gắn với một địa phương cụ
Trang 4thể là huyện Hòa vang, thành phố Đà Nẵng Do đó đề tài này không trùng lặp với các công trình đã công bố
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hóa và tổng kết lý
luận công tác quản lý nhà nước về TTATXH, qua đó phân tích đánh giá thực trạng quản lý, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với TTATXH trên địa bàn huyện Hòa Vang
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với TTATXH ở cấp độ toàn quốc nói chung và cấp độ một địa phương (huyện trực thuộc thành phố) nói riêng
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện quản lý nhà nước đối với TTATXH trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2012-2016
- Đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với TTATXH từ thực tiễn huyện Hòa Vang
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu luận văn là
quản lý nhà nước đối với TTATXH trên địa bàn huyện Hòa Vang
4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu
những vấn đề lý luận và thực trạng hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực TTATXH huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng thời gian từ năm 2012 đến nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhận thức xem xét các vân đề một cách khách quan, logic, cụ thể lịch sử, từ đó đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên phổ biến như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra, khảo sát số liệu
6 Ý nghĩa của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận về hoạt động của cơ quan quản lý trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực TTATXH Đề tài được nghiên cứu thành công có
Trang 5thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo, phục vụ cho nghiên cứu công tác quản lý trật tự an toàn xã hôi ở địa phương để từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về TTATXH
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài luận văn giúp lãnh đạo, cơ quan ban ngành các cấp
có điều kiện nắm vững tình hình TTATXH trên địa bàn, những vấn
đề phức tạp nảy sinh, kết quả các biện pháp mà lực lượng quản lý đã tiến hành trong quản lý nhà nước về lĩnh vực TTATXH ở địa bàn huyện Hòa Vang Trên cơ sở đó điều chỉnh, cải tiến nội dung, các biện pháp tiến hành quản lý cho phù hợp với thực tiễn Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài giúp tác giả củng cố thêm hệ thống nghiệp vụ lý luận quản lý nhà nước về TTATXH, nâng cao trình độ lý luận và khả năng ứng dụng vào thực tiễn công tác, đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của xã hội trong thời kỳ mới
Trong phạm vi thực tiễn tại địa bàn huyện Hòa Vang Do đó, tác giả hi vọng, luận văn sẽ là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống trên cả phương diện lý luận và thực tiễn về việc thực hiện quản
lý nhà nước về TTATXH, có giá trị tham khảo về mặt lý luận, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật TTATXH trên địa bàn huyện hòa Vang nói riêng, trên phạm vi cả nước nói chung, góp phần ngăn chặn, khắc phục hạn chế và khó khăn trong quản lý nhà nước về TTATXH
7 Cơ cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo,
phần nội dung được kết cấu thành 3 chương và 10 tiết:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước
Trang 6
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước TTATXH
1.1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước TTATXH
TTATXH được định nghĩa như sau: Là trạng thái xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định Đấu tranh giữ gìn TTATXH bao gồm: giữ gìn trật tự nơi công cộng; đảm bảo trật tự an toàn giao thông; phòng ngừa tai nạn; bài trừ tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường Bảo vệ TTATXH là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, lực lượng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt và có chức năng tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tham gia phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường
Quản lý nhà nước: là hoạt động của các chủ thể (chủ yếu là các cơ
quan nhà nước) trên cơ sở quy định của hệ thống pháp luật nhằm tổ chức và phối hợp những cố gắng chung của toàn xã hội để giải quyết các nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ khác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
Quản lý nhà nước về TTATXH: Là hoạt động chấp hành và điều
hành của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội được Nhà nước
ủy quyền, được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thi hành pháp luật nhằm thực hiện trong cuộc sống hàng ngày các chức năng của Nhà nước trong lĩnh vực TTATXH
1.1.1.2 Đặc điểm của quản lý nhà nước về TTATXH
Thứ nhất, Quản lý nhà nước về TTATXH mang tính quyền lực
Nhà nước với mục đích đảm bảo phục vụ các hoạt động kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội
Thứ hai, Quản lý nhà nước về TTATXH là hoạt động được tiến
Trang 7hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp
Thứ ba, Quản lý nhà nước về TTATXH là hoạt động hành pháp
của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; quá trình tổ chức thực hiện phải có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất của nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực khác nhau
Thứ tư, Quản lý nhà nước về TTATXH thường xuyên khai thác,
kế thừa sử dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học kỹ thuật khác
nhau
Thứ năm, Quản lý nhà nước về TTATXH có liên quan đến nhiều
mặt hoạt động đến đời sống xã hội, đến tâm tư tình cảm và các quyền lợi cơ bản của công dân
Thứ sáu, việc thực thi quản lý nhà nước về TTATXH chủ yếu do
các cơ quan hành chính nhà nước và do cán bộ công chức tiến hành các hoạt động áp dụng pháp luật
1.1.2 Vai trò của quản lý nhà nước về TTATXH
Thứ nhất, Quản lý nhà nước về TTATXH góp phần phòng chống
tội phạm và các tệ nạn xã hội
Thứ hai, Quản lý nhà nước về TTATXH đảm bảo an toàn giao thông
Thứ ba, Quản lý nhà nước về TTATXH bảo đảm an sinh xã hội
thể hiện rõ nhất trong chính sách lao động; chính sách y tế, chính sách xóa đói giảm nghèo
Thứ tư, Quản lý nhà nước về TTATXH góp phần bảo vệ môi
trường
1.2 Nội dung quản lý nhà nước về TTATXH
Thứ nhất, nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản
Trang 81.3 Phương pháp quản lý nhà nước về TTATXH
1.3.1 Phương pháp thuyết phục
Là phương pháp quản lý bao gồm những hoạt động như giải thích, hướng dẫn, động viên, khuyến khích, trình bày, chứng minh, để đảm bảo sự cộng tác, tuân thủ hay phục tùng tự giác của đối tượng quản lý
1.3.3 Phương pháp hành chính
Là phương pháp ra chỉ thị từ trên xuống Phương pháp này bao hàm cả hai nhân tố; thuyết phục và cưỡng chế Nó dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ Phương pháp hành chính về TTATXH là phương thức tác động tới cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý bằng cách quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ qua những mệnh lệnh dựa trên quyền lực nhà nước và phục tùng
1.3.4 Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành
vi của các đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về TTATXH
Thứ nhất, tình hình an ninh chính trị
Thứ hai, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và trình độ dân trí Thứ ba, thể chế và bộ máy quản lý nhà nước về về TTATXH Thứ tư, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và nguồn lực vật
chất
Mặt khác, để thực hiện quản lý nhà nước về TTATXH thì các điều
kiện đảm bảo về tài chính hoạt động của bộ máy quản lý, trang thiết
Trang 9bị kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, là một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hiệu quả quản lý nhà nước về TTATXH
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ
AN TOÀN XÃ HỘI TẠI HUYỆN HÒA VANG,
và quận Ngũ Hành Sơn, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế và tỉnh Quảng Nam Huyện Hòa Vang gồm 11 xã: Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Liên, Hòa Sơn, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Khương, Hòa Nhơn, và Hòa Tiến
- Tăng trưởng kinh tế: Những năm qua, huyện Hòa Vang triển khai
thực hiện phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đã tăng với mức độ rất ổn định vào giai đoạn 2001-2010 nhưng huyện đã vượt được mức chỉ tiêu đề ra với GDP bình quân trong giai đoạn này là 7,5% Những năm tiếp theo thì tốc độ tăng trưởng đã được cải thiện hơn 2011 -2016 duy trì được sự tăng trưởng cao
- Cơ cấu kinh tế: Trong cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011 - 2015, khu
vực công nghiệp - dịch vụ chiếm 68%, khu vực nông nghiệp chiếm
- Về dân số: Dân số trung bình của huyện Hòa Vang năm 2014 là
127.465 người, chiếm 13% dân số thành phố, với 29.537 hộ Dân cư tập trung đông đúc ở các xã đồng bằng ven đô với mật độ dân số bình quân là 174 người/km2 và thưa thớt ở các xã miền núi
- Nguồn lao động: Nguồn lao động của huyện trong giai đoạn
2011 - 2015 tương đối dồi dào, chiếm 60,7% dân số, tăng bình quân 2,3%/năm
Trang 10Đánh giá chung ảnh hưởng của đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội đến quản lý nhà nước về TTATXH
- Về thuận lợi:
Nhìn chung, những đặc điểm trên đây là những điều kiện thuận lợi
để các xã hoạt động có hiệu quả quản lý nhà nước về TTATXH, khắc phục những tệ nạn xã hội do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, giải quyết những vấn đề xã hội, giữ vững an ninh chính trị, TTATXH trên địa bàn, góp phần quan trọng vào thành công công cuộc đổi mới Thực tế đã khẳng định, huyện mạnh thì thành phố mạnh, thành phố vững mạnh thì sẽ tác động lớn đến sự phát triển của đất nước Xã yếu kém không ổn định, có nhiều điểm nóng, bức xúc thì huyện sẽ thiếu
ổn định, kiềm chế phát triển, thậm chí gây hậu quả xấu đối với thành phố, ảnh hưởng tác động đến phát triển đất nước, đến uy tín thanh danh của Đảng
- Về khó khăn
Nhìn chung, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội bên cạnh những mặt thuận lợi đã bộc lộ những khó khăn và phức tạp về tình hình TTATXH như: tình trạng thất nghiệp, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, phân hóa giàu nghèo, trình độ phát triển dân trí, thu nhập dân cư thấp… đây chính là nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ đến TTATXH hiện tại và tương lai và đặc biệt ảnh hưởng không nhỏ công tác quản lý nhà nước về TTATXH trên địa bàn huyện Hòa Vang
2.2 Tình hình TTATXH tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
2.2.1 Tình hình tội phạm
- Vi phạm hình sự: Nhìn chung, tình hình tội phạm hình sự vẫn
trong tầm kiểm soát, không có diễn biến phức tạp Do bị tấn công, trấn áp mạnh nên hoạt động của tội phạm không còn liều lĩnh, công khai, nhưng vẫn tiềm ẩn phức tạp Tội phạm trộm cắp tài sản vẫn xảy
ra nhiều chủ yếu là trộm cắp xe máy, trộm đột nhập, trộm cơ hội…Các đối tượng phạm tội hoạt động rất tinh vi, manh động bằng nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động khác nhau
- Vi phạm ma túy: Qua điều tra xử lý cho thấy đối tượng phạm tội
đều là người nghiện từ địa phương khác đến địa bàn huyện hoạt động;
Trang 11phương thức thủ đoạn phạm tội rất tinh vi, xảo quyệt như liên tục thay đổi nơi ở, số điện thoại liên lạc, phương tiện đi lại, chọn những khu đồi vắng, khu nghĩa địa để giao nhận, nhằm tránh sự chú ý, hoạt động mua bán diễn ra nhanh gọn, vừa kết hợp phương thức tiền hàng trao tay với phương thức nhận tiền một nơi rồi mới chỉ người mua đến nơi khác nhận hàng
- Vi phạm trật tự xã hội: Trong những năm qua tình hình tội phạm
về trật tự xã hội tăng nhanh tốc độ tăng bình quân 8,54% từ năm
2012 - 2016 Riêng năm 2016, xảy ra 38 vụ phạm pháp hình sự trên lĩnh vực trật tự xã hội, chiếm 88,4% trên tổng số vụ phạm pháp hình
sự (38/43 vụ) làm bị thương 06 người 01 người chết thiệt hại tài sản
khoảng 671.000.000đ Trong đó trọng án xảy ra 01 vụ chiếm 2,3%
- Vi phạm về quản lý kinh tế, môi trường: Tội phạm kinh tế chủ
yếu là các hành vi gian lận thương mại, hủy hoại rừng Tình hình khai thác đất, cát, sỏi trái phép chủ yếu vẫn là các hoạt động lén lút khai thác nhỏ, tuy nhiên có thời điểm phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân Từ năm 2012 - 2016 đã phát hiện 45 vụ việc về kinh tế - môi trường, trong đó có 11 vụ trong lĩnh vực kinh tế và 34 vụ trong lĩnh vực môi trường
- Vi phạm mua bán người: Qua thực tế cho thấy, tình hình tội
phạm mua bán người trên địa bàn huyện trong thời gian qua chưa phát hiện vụ việc nào có liên quan nhưng còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu xuất phát từ đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu việc làm, chênh lệch về thu nhập, mức sống Bên cạnh đó, nhận thức pháp luật của nhân dân còn hạn chế nên dễ bị lừa gạt, không có kỹ năng tự bảo vệ mình
2.2.2 Tình hình tệ nạn xã hội
- Tình hình người nghiện: Trong thời gian gần đây, số đối tượng
sử dụng trái phép chất ma túy tổng hợp chiếm tỷ lệ cao và ngày càng trẻ hóa, tập trung ở độ tuổi thanh, thiếu niên Tính đến ngày 15/5/2017 trên địa bàn huyện có 98 đối tượng nghiện; 24 đối tượng đang cai nghiện tập trung; 42 đối tượng đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã theo Nghị định 111/CĐ-CP và cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; 26 đối tượng đang quản lý theo diện sau cai, 06 đối tượng
Trang 12đang điều trị thay thế bằng Methadone và 125 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy đã bị xử lý vi phạm hành chính
- Tệ nạn cờ bạc, mại dâm: Tình hình cờ bạc, mại dâm: tệ nạn cờ
bạc vẫn còn diễn ra ở hầu hết các địa bàn, với các hình thức như mua bán lô đề, đánh bài ăn tiền, xóc đĩa , Trong những năm qua 2012 -
2016 Công an huyện phối hợp Công an các xã bắt xử lý 367 vụ, trong
đó có 321 vụ đánh bạc trái phép, 1270 đối tượng phạt tiền với tổng số tiền 4,53 tỷ đồng, 38 vụ đánh số đề, 18 vụ mại dâm lớn nhỏ Tất cả số tiền tịch thu sung công quỹ
- Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS: Số trường hợp nhiễm
HIV/AIDS/Chết tích lũy trên toàn huyện là 96/65/46 người Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS theo giới: nam 65/96 chiếm 67%; nữ 31/96 chiếm 33% Riêng 6 tháng đầu năm 2017 ghi nhận 02 trường hợp mắc mới HIV tại xã Hòa Phong (tăng 01 với cùng kỳ 2016), 01 trường hợp tử vong do AIDS tại Hòa Nhơn
2.2.3 Tình hình phòng cháy, chữa cháy
Huyện ủy Hòa Vang cho biết, 5 năm qua, công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy luôn được chú trọng Qua đó, đã kiểm tra 1.251 cơ sở và lập biên bản xử lý 79 trường hợp vi phạm, khởi tố 1 vụ 1 đối tượng, và xử phạt hành chính với số tiền gần 300 triệu đồng Toàn huyện đã vận động trang bị 23.080 bình chữa cháy/33.522 hộ dân, đạt 71%; 100% thôn trên địa bàn đã lập phương
án chữa cháy Huyện xây dựng lực lượng PCCC cơ sở với 11 đội dân phòng cùng 264 đội viên; 56 tổ PCCC với 278 đội viên; 172 đội PCCC cơ sở với 737 đội viên Trên địa bàn huyện đã trang bị được 14.500 bình chữa cháy xách tay các loại và các phương tiện khác như bàn dập lửa, câu liêm, xô, xẻng, rựa phát, máy thổi gió
Từ năm 2012 - 2016 trên địa bàn huyện xảy ra 70 vụ cháy, 3 vụ nổ
bị thương 17 người, thiệt hại về tài sản khoảng 4,4 tỷ đồng, điển hình như vụ cháy tại Công ty TNHH Hà Hưng tại đường Trần Tử Bình, cháy tại cơ sở nuôi dế tại xã Hòa Sơn, cháy rừng ở Tiểu khu 52, 53
2.2.4 Tình hình đảm bảo trật tự và an toàn giao thông
- Tình hình tai nạn giao thông: Trong những năm qua tai nạn giao thông không ngừng tăng lên Trong năm 2016, TNGT đường bộ: xảy