Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
BÙI CÔNG ĐOẠT
TỤC NGỮ, CA DAO ĐỊA DANH NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Thái Nguyên – 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
BÙI CÔNG ĐOẠT
TỤC NGỮ, CA DAO ĐỊA DANH NINH BÌNH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Thị Huế
Trang 3Thái Nguyên – 2018 LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Bùi Công Đoạt
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS TS Nguyễn Thị Huế đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Bùi Công Đoạt
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4
5 Phạm vi nghiên cứu 5
6 Cấu trúc của luận văn 5
7 Đóng góp của luận văn 6
NỘI DUNG 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa, con người Ninh Bình 7
1.2 Đời sống văn hóa, con người Ninh Bình 10
1.3 Khái niệm Tục ngữ, Ca dao, Địa danh 15
1.4 Văn học dân gian Ninh Bình và tục ngữ, ca dao Ninh Bình 18
1.5 Tục ngữ, ca dao Ninh Bình 20
Tiểu kết chương 1 23
Chương 2: TỤC NGỮ, CA DAO ĐỊA DANH NINH BÌNH VỀ MẢNH ĐẤT CON NGƯỜI VÀ SẢN VẬT 25
2.1 Tục ngữ, ca dao địa danh về đất Ninh Bình 25
2.2 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình về người Ninh Bình 31
2.3 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình giới thiệu sản vật, nghề nghiệp và phong tục 39
2.4 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình giới thiệu về phong tục, lễ hội 49
Tiểu kết chương 2 53
Trang 6Chương 3: TỤC NGỮ CA DAO ĐỊA DANH NINH BÌNH VỀ KINH
NGHIỆM SẢN XUẤT, QUAN HỆ XÃ HỘI 55
3.1.Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình về kinh nghiệm sản xuất 55
3.2 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình về các quan hệ xã hội 61
3.3 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình thể hiện tinh thần lạc quan, Yêu đời 80
Tiểu kết chương 3 82
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 90
Trang 7
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài (Lý do chọn đề tài)
Có thể nói rằng Văn học dân gian là một phần không thể tách rời nền văn học dân tộc Ra đời rất sớm (từ khi con người chưa có chữ viết) bộ phận văn học này đã góp phần nuôi dưỡng, vun đắp nền văn học Việt Nam Trong dòng chảy của lịch sử, văn học dân gian Ninh Bình đặc biệt là tục ngữ, ca dao đã là những mạch nguồn trong mát nuôi dưỡng tâm hồn biết bao người con Ninh Bình để rồi
“Ăn đâu, làm đâu” mọi người con Ninh Bình đều hướng về quê hương, nguồn cội
với tấm lòng thành kính, tri ân và khát vọng cống hiến xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng văn minh, giầu đẹp
Tìm hiểu địa danh qua tục ngữ, ca dao Ninh Bình giúp chúng ta hiểu thêm
về diện mạo và đặc trưng của Văn học dân gian Ninh Bình nói chung và tục ngữ,
ca dao Ninh Bình nói riêng Ninh Bình, mảnh đất ngàn năm văn hiến mà ở đó mỗi
tên làng, tên xã, mỗi ngọn núi, dòng sông đều mang “bóng dáng ông cha”, mang
“dáng hình xứ sở” được ghi lại qua những câu tục ngữ, ca dao để rồi trường tồn
cùng quê hương, đất nước
Đến với Ninh Bình hôm nay, chúng ta cảm nhận về một vùng quê đang từng ngày thay đổi trong xu thế đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, có nhiều địa danh mới xuất hiện và không ít những địa danh cũ mất đi hoặc thay đổi tên gọi Tìm hiểu những địa danh của Ninh Bình qua những câu tục ngữ, ca dao sẽ giúp chúng
ta bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa vô cùng quí báu của cha ông, để từ đó chúng ta thêm tự hào và thấy được trách nhiệm của mình trong việc quảng bá, gìn giữ kho tàng tục ngữ, ca dao Ninh Bình cho thế hệ mai sau
Từ những mong muốn trên, tôi chọn đề tài luận văn của mình là: “Tục ngữ,
ca dao địa danh Ninh Bình” Hy vọng rằng công trình là sự hệ thống những câu
tục ngữ, ca dao có nói tới những địa danh của tỉnh Ninh Bình với những tên gọi,
sự tích đầy thú vị, gợi mở cho giáo viên và học sinh Ninh Bình trong quá trình tiếp nhận tục ngữ, ca dao địa phương (Ngữ văn lớp 7) Luận văn cũng là món quà nhỏ mà người viết tri ân quê hương Ninh Bình yêu dấu
Trang 82 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.Việc sưu tầm và giới thiệu tục ngữ, ca dao nói chung đã được tiến hành từ lâu
(thế kỷ XVIII) Đó là công trình Nam phong giải trào của Trần Danh Án, Ngô Hạo Phu, Trần Doãn Giác, soạn vào năm 1788 - 1789 đến nửa thế kỷ XIX; Tục
ngữ, cổ ngữ gia ngôn của Huỳnh Tịnh Của, xuất bản năm 1897; Việt Nam phong
sử của Nguyễn Văn Mại, soạn năm 1914; Tục ngữ và cách ngôn của Hàn Thái
Dương, 1920; An Nam tục ngữ của Vũ Như Lâm và Nguyễn Đa Gia, 1933; Phong
giao, ca dao, phương ngôn, tục ngữ của Nguyễn Văn Chiểu, năm 1936; Ngạn ngữ phong dao của nguyễn Can Mộng, 1941; Đặc biệt là công trình Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc (Nhà xuất bản Vĩnh Hưng Long), 1928, đã có tới 6
500 câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, được sưu tầm và giới thiệu Tuy nhiên công trình này chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu
Từ sau năm 1975 việc sưu tầm và giới thiệu tục ngữ, ca dao, dân ca đã có những thuận lợi hơn, thời kỳ này phải kể tới công trình của Vũ Ngọc Phan đó là
cuốn Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, (Xuất bản lần đầu năm 1955 đến nay đã
tái bản nhiều lần) Công trình là một tập hợp tương đối đầy đủ và hệ thống tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam ở cả ba miền đất nước Ở ấn phẩm này tác giả đã sưu tầm và giới thiệu được một số câu ca dao Ninh Bình về những địa danh nổi tiếng như núi Phi Diên (núi Cánh Diều), cửa biển Thần Phù (nay thuộc xã Yên Lâm, Yên Mô)…
Trong khoảng gần 30 năm trở lại đây các nhà nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu tục ngữ, ca dao theo chuyên đề, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu sau:
- Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp của Nguyễn Thái Hòa, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, năm 1997…
- Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam của Phan Thị Đào, Nhà xuất bản
Thuận Hóa, năm 1999
- Tiếp cận ca dao bằng phương thức xâu chuỗi theo mô hình cấu trúc của
Triều Nguyên, Nhà xuất bản Thuận Hóa, năm 2003
Trang 9- Thi pháp ca dao, do Nguyễn Xuân Kắnh chủ biên, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội năm 2006
2.2 Giới thiệu về tục ngữ, ca dao Ninh Bình cho đến nay còn có ở trong các công
trình của Ninh Bình: Địa chắ văn hóa dân gian Ninh Bình, do Trương Đình Tưởng
chủ biên, Nhà xuất bản Thế giới, năm 2004;
Địa chắ Ninh Bình, do Tỉnh ủy Ninh Bình Ờ Viện khoa học xã hội Việt
Nam chịu trách nhiệm nội dung, Nhà xuất bản chắnh trị Quốc gia, năm 2010;
Chùa Dầu di tắch lịch sử văn hóa, do Thắch Minh Đức, Lã Đăng Bật chủ
biên, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, năm 2008;
Tục ngữ ca dao, dân ca Yên Mô, do Trần Đình Hồng chủ biên, Nhà xuất
bản vãn hóa thông tin, nãm 2012 Bên cạnh đó còn có các tác giả: Đặng Hữu Vân, Phạm Thị Ánh Nguyệt, biên tập phần tục ngữ, ca dao giảng dạy trong chương trình ngữ văn địa phương trong các trường THCS tỉnh Ninh Bình
Tất cả những công trình trên là những tài liệu quắ báu, định hướng cho tôi có được cái nhìn sâu sắc về địa danh Ninh Bình qua những câu tục ngữ, ca dao Tuy nhiên một số công trình nghiên cứu trên chỉ giới thiệu tục ngữ, ca dao Ninh Bình qua
dư địa chắ, hoặc nghiên cứu tục ngữ, ca dao Ninh Bình trong dòng chảy của văn học dân gian nói chung, hoặc nghiên cứu tục ngữ, ca dao của một huyện, một vùng, nên chưa có được cái nhìn thật khái quát, đầy đủ về tục ngữ, ca dao Ninh Bình đặc biệt
là những câu tục ngữ, ca dao gắn với các địa danh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Từ lý
do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài Tục ngữ, ca dao về địa danh Ninh Bình, nhằm nối
dài những nghiên cứu về tục ngữ ca dao Ninh Bình đặc biệt là tìm hiểu những địa danh của tỉnh được nhắc tới trong tục ngữ, ca dao, những tên gọi, sự tắch, ý nghĩa của mỗi địa danh đều có sức hấp dẫn riêng mà mỗi người con Ninh Bình nhất là thế hệ trẻ cần phải hiểu biết và gìn giữ
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là tục ngữ, ca dao về địa danh Ninh Bình, trong đó tập trung làm rõ một số vấn đề sau:
Trang 10- Tên gọi địa danh
- Sự tích tên gọi – những câu chuyện, giai thoại, con người gắn với các câu tục ngữ, ca dao về địa danh của Ninh Bình
- Nội dung phản ánh, giá trị ý nghĩa các câu tục ngữ, ca dao về địa danh của Ninh Bình
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Luận văn nhằm nghiên cứu tìm hiểu qua những câu tục ngữ, ca dao về địa
danh khám phá những giá trị văn hóa ẩn chứa trong tên gọi, những câu chuyện kể
về địa danh đó…
- Thông qua việc tập hợp, sưu tầm, nghiên cứu tìm hiểu các câu tục ngữ, ca dao về địa danh Ninh Bình để thấy được bức tranh toàn cảnh về mảnh đất và con người Ninh Bình, cũng như thấy được một phần diện mạo Văn học dân gian Ninh Bình
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu phục vụ giảng dạy Ngữ văn địa phương Ninh Bình
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống, phân loại những câu tục ngữ, ca dao về địa danh Ninh Bình làm ngữ liệu để triển khai nội dung luận văn
- Khảo sát những vấn đề có liên quan đến tên gọi của địa danh trong những câu tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình, trong đó có những câu chuyện, điển tích, điển cố có liên quan …
- Khái quát giá trị nội dung phản ánh thực tiễn, lịch sử, văn học, văn hóa, đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ, ca dao về địa danh Ninh Bình , đề xuất phương pháp tiếp nhận một cách khoa học
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã: nhằm khảo sát, sưu tầm số lượng tục ngữ, ca dao
về địa danh địa phương ở Ninh Bình
Trang 11- Phương pháp thống kê: để hệ thống, phân loại các câu tục ngữ, ca dao
về địa danh Ninh Bình
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: giúp tìm hiểu nội dung và giá trị của
các câu tục ngữ, ca dao về địa danh Ninh Bình
- Phương pháp liên ngành: kết hợp các phương pháp nghiên cứu để tìm
hiểu và khẳng định giá trị của các câu tục ngữ, ca dao về địa danh địa phương Ninh Bình
5 Phạm vi nghiên cứu
5.1 Phạm vi tư liệu nghiên cứu
Nguồn tư liệu của luận văn đã được liệt kê trong phần thư mục trong đó chúng tôi sử dụng những tư liệu quan trọng sau:
- Địa chí Ninh Bình do Tỉnh ủy Ninh Bình - Viện khoa học xã hội Việt Nam, biên soạn, năm 2010; Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình, do Trương Đình Tưởng chủ biên, năm 2004; tài liệu Ngữ văn địa phương do Đặng Hữu Vân, chủ
biên , năm 2009, Phạm Thị Ánh Nguyệt chủ biên, năm 2013, Trương Đình Tưởng,
Ninh Bình qua ca dao, tục ngữ, thành ngữ và ca vè, tài liệu chưa công bố Ngoài
ra chúng tôi thu thập thêm những câu tục ngữ, ca dao trong quá trình đi thực tế, phỏng vấn người dân ở một số địa phương trong tỉnh
5.2 Phạm vị vấn đề nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi tập trung tìm hiểu nội dung ý nghĩa và đặc điểm nghệ thuật phản ánh của những câu tục ngữ, ca dao về địa danh Ninh Bình
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, cấu trúc của
luận văn gồm 03 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và những vấn đề liên quan đến đề tài
Chương 2: Tục ngữ ca dao địa danh Ninh Bình về mảnh đất, con người,
sản vật
Chương 3: Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình về kinh nghiệm sản xuất,
và quan hệ xã hội
Trang 127 Đóng góp của luận văn
- Luận văn lần đầu tiên là một tập hợp những câu tục ngữ, những bài ca dao
về địa danh Ninh Bình
- Luận văn lần đầu tiên đi sâu tìm hiểu nội dung phản ánh, giá trị và ý nghĩa tên gọi của mỗi địa danh trong các câu tục ngữ, ca dao của Ninh Bình Qua đó giúp chúng ta thấy được một phần diện mạo của văn hóa dân gian Ninh Bình, thấy được vẻ đẹp tiềm ẩn trong mỗi cảnh vật nơi đây, và đặc biệt là chúng ta cảm nhận được tâm hồn tình cảm của mỗi người con Ninh Bình đối với quê hương, đất nước
- Luận văn góp phần cung cấp tài liệu cho giáo viên và học sinh tỉnh Ninh Bình nói riêng và các địa phương khác nói chung trong các tiết Ngữ văn địa phương
NỘI DUNG
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa, con người Ninh Bình
Trong quá trình tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đời sống văn hóa con người Ninh Bình, bên cạnh tìm hiểu qua thực tế tác giả luận văn còn tìm hiểu qua một số tài liệu có liên quan Về nội dung này tác giả luận văn đã sử
dụng nguồn tư liệu sau: “Tài liệu giảng dạy của Đại học Hoa Lư”, “Tài liệu tuyên
truyền kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Ninh Bình” của thành ủy Ninh Bình, đây là
những văn bản quan trọng với những thông tin đáng tin cậy, đồng thời tác giả luận văn cũng cập nhật thêm số liệu mới nhất để hoàn thiện phần trình bày này
1.1.1 Những điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Tỉnh Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây
Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ, và nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung Đây là cửa ngõ trọng tâm của nửa phía Bắc Việt Nam (khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra), có
diện tích tự nhiên là 1.386,8 km2
Đặc điểm địa hình: Có thể nói Ninh Bình như một Việt Nam thu nhỏ bởi
có đủ các miền địa hình Địa hình và được chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng đồi núi, nửa đồi núi; vùng đồng bằng; vùng ven biển và biển Dãy núi đá vôi ở phía Tây của tỉnh chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, bắt nguồn từ vùng rừng núi Hoà Bình chạy ra biển tạo thành vùng phù sa cổ ven chân núi Do quá trình tạo sơn hơn 200 triệu năm về trước, dãy núi đá vôi ở phía Tây của tỉnh có nhiều hang động đẹp như: Tam Cốc, Bích Động, Địch Lộng, Xuyên Thuỷ Động, Bàn Long, Hoa Sơn Tiếp đó là vùng đồng chiêm trũng thuộc các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô và một phần của huyện Hoa Lư Toàn tỉnh có 18 km bờ biển thuộc huyện Kim Sơn, có cửa sông Đáy đổ ra biển tạo ra vùng bãi bồi, hàng năm tiển
ra biển khoảng 100 - 120m
Trang 14Khí hậu: Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, chịu ảnh
hưởng của khí hậu ven biển Thời tiết trong năm chia làm hai mùa khá rõ: mùa khô từ tháng 11-12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10 Lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.860 - 1.950 mm nhưng phân bố không đều, tập trung 70% lượng mưa vào mùa hạ
Dân cư: Dân số Ninh Bình tính đến năm 2016 là 952 509 người, đại bộ phận
dân cư Ninh Bình là dân tộc Kinh và có khoảng 20 000 người là đồng bào dân tộc ít người, chủ yếu là dân tộc Mường sinh sống ở một số xã miền núi huyện Nho Quan
Có hai tôn giao chính: phật giáo và công giáo Phật giáo chiếm khoảng 5,18% và công giáo chiếm 16,3% dân số (chủ yếu ở huyện Kim Sơn)
Ninh Bình là nơi những dấu tích của con người tồn tại từ hàng vạn năm trở
về trước vẫn còn lưu lại; là cố đô Hoa Lư một thời sáng chói, như một minh chứng
về một vùng đất cổ "địa linh, nhân kiệt" Truyền thống, hiện đại luôn hoà quyện
với nhau để làm nên một Ninh Bình giàu bản sắc văn hoá, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, là cội nguồn sức mạnh của người dân Ninh Bình trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm cũng như trong thời kỳ hội nhập và phát triển cùng đất nước
Về tài nguyên thiên nhiên, đây là mảnh đất có rất nhiều tiềm năng và thế
mạnh, cụ thể:
Đất đai: Ninh Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 139.011 ha Trong đó
đất cho sản xuất nông nghiệp là 61.959 ha (chiếm 44,57%) Các loại đất phù sa được bồi và phù sa không được bồi tạo điều kiện cho nuôi trồng thuỷ sản và cây công nghiệp; đất phù sa cũ chua, nghèo…thích hợp cho thâm canh lúa, hoa màu; đất feranit thích hợp phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu
Sinh vật: Ninh Bình có thảm thực vật rừng phong phú, tập trung ở vườn
Quốc gia Cúc Phương Rừng Cúc Phương thuộc loại rừng mưa nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng, phong phú về thành phần loài Một số loài thực vật điển hình là Chò xanh, cây Lê, cây Chân chim…Động vật ở đây cũng
Trang 15rất phong phú Hiện đã phát hiện 233 loài động vật có xương sống, nhiều loài chim và 24 bộ côn trùng trong số 30 bộ côn trùng thường gặp ở nước ta
Tài nguyên khoáng sản: Ninh Bình có nhiều loại khoáng sản nhưng đáng
kể nhất là đá vôi với diện tích 1,2 vạn ha, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối và hàng chục triệu tấn đôlômit, chất lượng tốt Đây là nguồn nguyên liệu lớn cho sản xuất
vật liệu xây dựng Ngoài ra, đất sét phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp dùng
để sản xuất gạch ngói và là nguyên liệu cho ngành đúc Than bùn có trữ lượng 2triệu tấn/năm dùng để sản xuất phân vi sinh Nước suối Kênh Gà, Nước khoáng
Cúc Phương cũng là những nguồn lợi lớn trong việc chữa bệnh và phát triển du
lịch…[57; 1,2; 12]
1.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội
Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Trong những năm tới, các ngành công
nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ như: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng, đá, gạch sẽ phát triển, trở thành khâu đột phá đưa nền kinh tế
Ninh Bình tăng tốc và ưu tiên hàng đầu cho ngành sản xuất xi măng
Phát triển đa dạng các ngành kinh tế thuỷ sản, trong đó nuôi thuỷ, hải sản
là trọng tâm được coi là một khâu đột phá của ngành nông nghiệp và nền kinh tế của tỉnh
Với các khu du lịch và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đặc biệt là các khu:
Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, Bái Đính - Tràng An…là thế mạnh của tỉnh trong phát triển du lịch
Tiềm năng du lịch: Sự kì thú của thiên nhiên với những danh lam thắng
cảnh đẹp, đa dạng như: Vườn Quốc gia Cúc Phương, khu hang động Tam Cốc- Bích Động, khu Địch Lộng Vân Long, khu du lịch Tràng An - Bái Đính…cùng với tài nguyên nhân văn như: Cố đô Hoa Lư, quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Non Nước, phòng tuyến Tam Điệp- Biện Sơn…tạo điều kiện cho Ninh Bình phát triển những tuyến du lịch hấp dẫn, đưa tỉnh nhà trở thành địa bàn du lịch quan trọng của vùng đồng bằng Bắc bộ và cả nước
Trang 16Non nước Ninh Bình kỳ thú, nên thơ, lại nằm ở cửa ngõ đồng bằng Bắc bộ
và dải lãnh thổ miền Trung, nên từ xa xưa là nơi gặp gỡ giao thoa của ba nền văn
hoá lớn của đất nước Nhân dân Ninh Bình vừa tiếp thu những nét tinh hoa văn
hoá của các vùng, miền khác trong nước, tạo dựng nên sắc thái văn hoá Ninh Bình phong phú đa dạng lại có những nét đặc sắc riêng biệt
Nghiên cứu và tìm hiểu về văn hoá Ninh Bình, chúng ta nhận thấy: vùng đất này có nhiều điều hấp dẫn, thú vị Nhiều phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của cộng đồng người Việt được con người Ninh Bình tiếp thu và sáng tạo Mỗi ngọn núi, dòng sông, mỗi thôn xã, làng bản…đều âm vang những huyền tích, huyền thoại Quá khứ, hiện tại, trí tưởng tượng của người lao động và hiện thực lịch sử đan xen vào nhau, tạo nên bản sử thi hùng tráng của dải đất cuối sông, đầu núi, dải đất đã được mệnh danh là “cổ họng”, là “yết hầu” của Bắc – Nam này [57; 3; 13]
1.2 Đời sống văn hóa, con người Ninh Bình
1.2.1 Ninh Bình - nơi in đậm dấu ấn văn hoá của cư dân Việt cổ
Dấu vết khảo cổ học: Ninh Bình là vùng đất có con người cư trú từ rất sớm Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các động vật trên cạn ở Núi Ba (Tam Điệp) thuộc sơ kỳ đồ đá cũ, cách ta khoảng ba mươi vạn năm; ở Thung Lang (Tam Điệp) có niên đại cách ta khoảng ba mươi nghìn năm; động ngưòi xưa (Cúc Phương) có di chỉ cư trú của con người thời văn hoá Hoà Bình cách ta khoảng 7.580 + 100 năm Di chỉ của con người văn hoá Hoà Bình còn tìm thấy ở một số hang động ở Tam Điệp, Nho Quan Sau thời kỳ văn hoá Hoà Bình, các nhà khảo cổ cho rằng, vùng đồng bằng ven biển Thanh Hoá, Ninh Bình là nơi định cư của con ngưòi thời đại đồ đá mới Việt Nam Di chỉ Đồng Vườn (Yên Thành, Yên Mô) đã được định niên đại muộn hơn di chỉ Gò Trũng (di chỉ Gò Trũng có niên đại C14: 4700 + 50 năm cách ngày nay) Cư dân cổ di chỉ Đồng Vườn đã phát triển lên cư dân cổ di chỉ Mán Bạc (Yên Thành, Yên Mô) ở giai đoạn văn hoá đồ đồng từ cuối Phùng Nguyên đến đầu Đồng Đậu, cách đây 3.300 - 3700 năm
Trang 171.2.2 Ninh Bình - " văn hoá mới" của cư dân ven biển
Ninh Bình là một trong những tỉnh điển hình về sự mở rộng không gian văn hoá Việt xuống biển Đông Trong quá trình kiến tạo địa chất, biển lùi dần tạo
ra đồng bằng vùng hạ lưu sông Đáy Con người tiến dần ra chiếm lĩnh vùng đồng bằng ven biển và tạo ra những trung tâm văn hóa như Hoa Lư, sau là kinh đô của
cả nước trong 42 năm (968-1010) Vùng ven sông Vân sau là trung tâm của đạo, trấn, rồi tỉnh Ninh Bình Dấu ấn về biển còn in đậm trên đất Ninh Bình Những địa danh: cửa biển Phúc Thành (thành phố Ninh Bình), cửa biển Đại An (nay là ngã ba Độc Bộ), nơi tiếp giáp giữa yên Khánh và Nghĩa Hưng (Nam Định), cửa biển Con Mèo (Yên Thành, Yên Mô), cửa Biển Thần Phù (Yên Lâm, Yên Mô) làm cho chúng ta có cảm tưởng một thời biển còn ở đâu đây Cùng với các địa danh về các cửa biển là các con đê lịch sử như đê Hồng Đức (1471), đê Hồng Lĩnh (1773) do Nguyễn Nghiễm - thân phụ Nguyễn Du đắp, đê Đường Quan(1830), đê Hồng Ân (1899), đê Hoàng Trực (1927), đê Văn Hải (1933-1934), đê Bình Minh
I (1959-1960), đê Bình Minh II (1981) Cho đến nay, Ninh Bình vẫn tiến ra biển mỗi năm gần 100m Như vậy, từ ngàn xưa, ngưòi dân Ninh Bình đã hướng ra biển, khát vọng chinh phục biển, đón nhận các luồng dân cư, các yếu tố văn hoá
từ Bắc vào Nam, từ biển vào Kinh tế biển còn in đậm các di chỉ văn hoá thời kỳ
đồ đồng Cho đến nay, kinh tế biển còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Khai thác kinh tế biển như nghề đánh bắt cá biển, nuôi tôm sú, tôm rảo, nuôi cua…vẫn là hướng phát triển quan trọng Cùng với phát triển kinh tế tỉnh Ninh Bình cũng rất chú trọng đến công tác đảm bảo an ninh quốc phòng cũng như môi trường sinh thái biển để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của nền kinh tế quan trọng này
1.2 3 Hệ thống di tích văn hoá, lịch sử và những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Ninh Bình
Trước khi đi sâu tìm hiểu giới thiệu về tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình chúng tôi muốn giới thiệu về hệ thống di tích lịch sử văn hóa những danh lam
Trang 18thắng cảnh nổi tiếng của Ninh Bình để độc giả hình dung ra một Ninh Bình “Địa
linh nhân kiệt”
Ninh Bình cùng với Hạ Long là 2 đỉnh cạnh đáy của tam giác châu thổ sông Hồng với địa hình Karst được các biến đổi địa chất theo thời gian và phù sa bồi
đắp tạo cho Ninh Bình một "Hạ Long trên cạn" với vô số các hang động, đầm hồ ngập nước có giá trị phát triển du lịch Ninh Bình, vùng đất “địa linh” là nơi chứa
những vật báu của trời”(Nguyễn Tử Mẫn), nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố của một Việt Nam thu nhỏ: có rừng, núi, sông, với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu du lịch quốc gia
Nói đến Ninh Bình là nói đến một mảnh đất có mật độ dày đặc các di tích văn hoá - lịch sử Theo thống kê, Ninh Bình có 795 di tích lịch sử, văn hoá với
225 ngôi chùa, 242 đình làng…Ngoài ra còn có 280 nhà thờ, trong đó có 73 nhà thờ giáo xứ, 207 nhà thờ họ
1.2.3.1 Những di tích lịch sử, văn hoá
Ninh Bình có khu di tích lịch sử văn hoá cố đô Hoa Lư được công nhận là
di tích đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, với 47 di tích trong đó nổi bật là: Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, lăng mộ vua Đinh; đền thờ và lăng mộ vua Lê Đại Hành; nhà bia tưởng niệm vua Lý Thái Tổ; đền thờ công chúa Phất Kim; miếu thờ công chúa Phù Dung; đền Trần Quý Minh; phủ Khổng; phủ Đột; động Hoa Sơn; động Hoa Lư; núi Mã Tiên; bia Cầu Dền; sông Sào Khê; đền Vực Vông…
Khu văn hoá tâm linh núi chùa Bái Đính với chùa Bái Đính cổ (có đền thánh Nguyễn Minh Không, các hang động thờ Mẫu, thờ Phật, thờ thần Núi…) và khu chùa Bái Đính mới với 5 toà lớn dọc theo sườn núi Bảo tháp với chiều cao 100
m, 13 tầng, có thang máy và 72 bậc leo, là nơi trưng bày xá lợi Phật từ Ấn Độ cũng là một điểm nhấn của khu du lịch tâm linh này
Quần thể nhà thờ Phát Diệm là kỳ quan Thiên chúa giáo, một công trình kiến trúc có một không hai ở Việt Nam Các công trình kiến trúc nguy nga, tráng
lệ nhưng hài hoà giữa truyền thống và hiện đại bao gồm: Ao hồ, Phương Đình, nhà thờ lớn và 4 nhà thờ ở 2 bên, 3 hang đá nhân tạo Nhà thờ đá Phát Diệm được
Trang 19thiết kế độc đáo, thể hiện sự giao hòa giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo, cũng là nét kết hợp văn hóa Đông – Tây đậm nét nhất
Các di tích văn hoá khác như phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn; đồn Gián Khẩu; các đền thờ: Trương Hán Siêu, Nguyễn Công Trứ, Triệu Quang Phục, Lý Quốc Sư, đền Thái Vi, cửa Thần Phù, Cố Viên Lầu…
Các di tích tâm linh Nho giáo: Chùa Bích Động, chùa Nhất Trụ, chùa Đồng Đắc, chùa Địch Lộng, chùa Bàn Long, chùa Bái Đính, chùa Non Nước…
Các di tích lịch sử, cách mạng: Khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, núi Non Nước, di tích chiến dịch Hà Nam Ninh…
1.2.3.2 Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng
Khu du lịch vườn Quốc gia Cúc Phương với các loại hình: sinh thái, môi trường, nghiên cứu khoa học, đa dạng sinh học, khảo cổ học, đêm lửa trại và tìm hiểu văn hoá Mường…
Khu du lịch Tam Cốc- Bích động với nhiều tuyến du thuyền trên sông với các điểm hang động, di tích lịch sử
Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long với các loại hình du lịch trên đầm sinh thái cảnh quan ngập nước
Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng với du lịch sinh thái đồng quê
và cảnh quan ven biển
Các ngọn núi và các hang động đẹp như: núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Non Nước (núi Thuý), núi Kỳ Lân, động Địch Lộng, động Vân Trình, động Mã Tiên, động Bích Động, động Tam Giao, động Thiên Tôn, động Tiên, động Sinh Dược là những điểm hấp dẫn khách du lịch với thời gian tham quan ngắn
Các hồ nước tự nhiên: Hồ Kỳ Lân, hồ Đồng Chương, Hồ Yên Quang phù hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần; hồ Yên Thắng, hồ Đồng thái còn
có thêm loại hình du lịch thể thao
Các di tích lịch sử- văn hoá và những danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên
chính là món quà của thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất này Các di tích văn hóa
hữu thể và phi vật thể ấy đã làm nên nét đặc sắc văn hoá Ninh Bình
Trang 20Ninh Bình còn là vùng đất có vị trí chiến lược trong suốt hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Các cuộc hành quân thần tốc vào Nam hay ra Bắc vẫn âm vang trên mặt đất này Đây còn là vùng đất rút lui chiến lược để vào Thanh Hoá của tướng Đô Dương (thời Hai Bà Trưng) Đất phát tích của Đinh Bộ Lĩnh, là kinh đô của cả nước trong suốt 42 năm Đất Ninh Bình ken dày vết chân lịch sử Kinh đô Hoa Lư với ngót nửa thế kỷ của hai vương triều Đinh - Lê dựng nền độc lập chính thống Nơi hoạch định kế sách và phát xuất các đạo hùng binh năm 981 - 982 phá Tống, bình Chiêm Lê Đại Hành đã kiến tạo võ công oanh liệt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Hoa Lư cũng là nơi khai sinh
ra vương triều Lý với áng văn “Chiếu dời đô" lịch sử
Một yếu tố khác vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên diện mạo đa dạng, phong phú của văn hoá Ninh Bình, đó là sự lưu lại dấu vết văn hoá
của các "tao nhân mặc khách" khi qua vùng sơn thanh, thuỷ tú này Bao đế vương,
công hầu, khanh tướng danh nhân văn hoá lớn về đây, xếp gương, đề bút, sông núi hoá thành thi ca! Chỉ nói riêng núi Thuý đã có trên 30 bài thơ, văn khắc vào
và còn đến hàng trăm bài thơ vịnh cảnh của các danh nhân qua các triều đại: Trần Anh Tông, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Phạm Huy ích, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn, Cao Bá Quát, Nguyễn khuyến, Phạm Văn Nghị…Nhân cách bác học và phẩm cách văn hoá lớn của các danh nhân đó
đã thấm đẫm vào tầng văn hoá địa phương, được nhân dân tiếp thu, sáng tạo làm giàu thêm sắc thái văn hoá Ninh Bình
Đất Ninh Bình không chỉ là “địa linh” mà còn là nơi “nhân kiệt” Biết bao
danh nhân, danh tướng, danh sỹ sinh ra trên mảnh đất này! Khí thiêng sông núi
quê hương đã hun đúc nên họ Thời nào Ninh Bình cũng có những nhân tài như: anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, các danh tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh
Tú, Lưu Cơ, hoàng hậu Dương Vân Nga, Quốc sư Nguyễn Minh Không, nhà thơ Trương Hán Siêu, bảng nhãn Vũ Duy Thanh, tiến sĩ Ninh Tốn, nhà văn hóa Vũ
Phạm Khải, Phạm Thận Duật…Có thể nói, yếu tố “địa linh”,“nhân kiệt”là nhân
Trang 21tố quan trọng và chủ yếu nhất làm nên gương mặt lịch sử – văn hoá Ninh Bình qua các thời đại
1.3 Khái niệm Tục ngữ, Ca dao, Địa danh
Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” (Xuất bản lần đầu năm 1955 đến nay đã tái bản nhiều lần) thì “ Tục ngữ là một câu tự nó đã diến đạt
trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi
nó là một sự phê phán”[01; 37; 08TLTK] Như vậy có thể thấy tục ngữ mang tính
trí tuệ cao, bởi nó đúc rút những kinh nghiệm, những điều quan sát được trong tự nhiên, xã hội, con người, những tri thức từ thực tiễn lao động sản xuất Được ứng dụng và kiểm nghiệm nên tục ngữ rất gần gũi như lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân
Về hình thức: Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu Có thể coi tục ngữ
là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên
răn Theo Nguyễn Thị Bích Hà trong cuốn Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, cũng đã đưa ra nhận xét “Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn có
vần, có nhịp, có hình ảnh” [02; 16; 16TLTK] Như vậy có thể thấy tục ngữ là
những câu hoàn chỉnh, có vần, dễ nhớ, dễ thuộc, đặc điểm này giúp chúng ta dễ dàng phân biệt tục ngữ với thành ngữ Bởi cũng theo tác giả Vũ Ngọc Phan trong
cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” “Về hình thức ngữ pháp mỗi thành ngữ
chỉ là một nhóm từ, chưa phải một câu hoàn chỉnh” ”[03; 37; 08TLTK] Từ những
Trang 22đặc điểm trên chúng ta có thể thấy tục ngữ là một thể loại văn học dân gian rất dễ nhớ, dễ vận dụng, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân,
Giữa hình thức và nội dung tục ngữ cũng có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ
Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ Hình thức đối: đối thanh, đối ý Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán Các kiểu suy luận: liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ tương phản, đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả
1.3.2 Khái niệm ca dao
Nếu như tục ngữ là một thể loại văn học dân gian ra đời trước ca dao, thiên
về tổng kết những kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội thì ca dao lại thiên về đời sống tình cảm của con người Như vậy có thể thấy ca dao ra đời khi đời sống xã hội của con người đã phức tạp hơn Không chỉ biểu hiện đời sống vật chất, đời sống tình cảm ca dao còn thể hiện ý thức của con người trong lao động sản xuất, cải tạo thiên nhiên, kinh tế xã hội và tinh thần đấu tranh chống lại áp bức, cường quyền, những thói hư tật xấu trong xã hội…Về cơ bản ca dao thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên…nên ca dao bao giờ cũng thể hiện cái nhìn chủ quan của con người với thế
giới khách quan, đó là cái tôi trữ tình mà chúng ta rất dễ nhận ra qua những sáng
tác dân gian này
Là thể loại văn học dân gian tồn tại bằng phương thức truyền miệng ca dao
đã được nhiều thế hệ lưu truyền với những dị bản khác nhau Tuy nhiên ca dao vẫn giữ được nét mộc mạc, giản dị trong cách thể hiện Chúng ta có thể bắt gặp
Trang 23những bài ca dao ở thể bốn chữ, năm chữ, bảy chữ…nhưng dễ bắt gặp nhất là thể sáu – tám (lục bát) Bên cạnh đó ca dao cũng thể hiện nhuần nhị cách nói so sánh
ví von, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, thậm xưng, điệp từ, điệp ngữ… với một hệ thống
thanh điệu phong phú, giàu tính nhạc với những thể phú, tỷ, hứng đó là những
phương pháp nghệ thuật cơ bản cần thiết cho cấu tứ của ca dao
1.3.3 Khái niệm địa danh
Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi nhận thấy địa danh Ninh Bình được nghiên cứu dưới góc độ địa lý, lịch sử và được giới thiệu trong các công
trình “Địa chí Ninh Bình” , “Địa chí văn hoá dân gian Ninh Bình”, v.v… những
chỉ dẫn trên đã cung cấp cho luận văn các thông tin về một số địa danh cổ (một
số địa danh nay đã bị mất đi), giải thích nguồn gốc, tên gọi, cùng với đời sống văn hoá của một số địa danh đó Qua nghiên cứu các tài liệu có liên quan bước đầu chúng tôi nhận thấy: Địa danh nói chung hay địa danh Ninh Bình qua tục ngữ,
ca dao nói riêng là tên gọi của những vùng đất, miền quê, tên làng, tên xã, tên núi, tên sông, tên của các công trình xây dựng…như vậy địa danh còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác như lịch sử, địa lý, dân tộc học, ngôn ngữ
Trước hết chúng ta thấy chức năng của địa danh là định danh sự vật do đó địa danh là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học Mỗi địa danh là một danh từ
vì vậy khả năng kết hợp cũng như chức năng ngữ pháp trong câu của địa danh về
cơ bản cũng như một danh từ Địa danh thường là do con người bản địa tạo ra, nên địa danh gắn chặt với lời ăn, tiếng nói hàng ngày của từng vùng, từng địa phương Đến Ninh Bình chúng ta dễ dàng bắt gặp những câu nói như: đi hội Trường Yên, lễ chùa Bái Đính, con gái La Mai…như vậy địa danh cũng là đối tượng nghiên cứu của phương ngữ học
Một nét đáng chú ý nữa về địa danh đó là địa danh còn đánh dấu về một
thời kỳ lịch sử nên nó trở nên vĩnh hằng, bất biến, mỗi địa danh như một “tấm bia
bằng ngôn ngữ” ghi đậm dấu ấn về thời đại nó ra đời như: sông Hoàng Long –
huyện Gia Viễn (gắn liền với truyền thuyết Đinh Bộ Lĩnh và cờ lau tập trận), đền
Trang 24Quán cháo -Tam Điệp (đền Quán Cháo gắn liền với sự tích tiên nữ dâng cháo cho quân lính Tây Sơn trước giờ xung trận), Cầu Lim- cầu bắc qua sông Vân ở trung tâm thành phố Ninh Bình (chuyện kể khi xưa cầu được bắc bằng gỗ lim, tên gọi này còn mãi đến nay)…
1.4 Văn học dân gian Ninh Bình và tục ngữ, ca dao Ninh Bình
1.4.1 Khái quát về văn học dân gian Ninh Bình
1.4.1.1 Thể loại tự sự
Thần thoại
Thần thoại Ninh Bình tập hợp những chuyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, sư tổ của nghề; phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người
Thần thoại Ninh Bình bị truyền thuyết hóa, biến tướng trong phật thoại, tiên thoại, truyện cố tích
Thần thoại tiêu biểu và phổ biến nhất ở Ninh Bình là thần thoại về ông Khổng Lồ (Nguyễn Minh Không 1066 – 1141)
Trang 25Truyện cổ tích Ninh Bình phản ánh triết lý sống, đạo lý làm người và ước
mơ công lý của nhân dân
Truyện thơ Ninh Bình mang tính tự sự kể về một sự kiện, một hiện tượng
xã hội như Ký sự nhật trình, Kim Sơn sự tích Doanh điền ca
Truyện thơ viết về đề tài lịch sử, danh nhân văn hóa, nhân vật lịch sử:
Truyện Đinh Tiên Hoàng diễn ca, Thánh Nguyễn
1.4.1.2 Thể loại trữ tình và luận lý
Ca dao, dân ca: Ca dao, dân ca Ninh Bình giản dị, chất phác như đất và người Ninh Bình, phản ánh đời sống, tình cảm, tâm hồn của người dân Ninh Bình Tục ngữ: có tính chất đúc kết kinh nghiệm về con người, về lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, thiên nhiên, về những sản vật của địa phương Ninh Bình
1.4.1.3 Khái quát về đặc trưng, đặc điểm của văn học dân gian Ninh Bình
Là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc, văn học dân gian Ninh Bình cũng có đầy đủ những đặc điểm chung của văn học dân gian Tuy nhiên được ra đời và phát triển gắn liền với những sinh hoạt văn hóa làng xã của cư dân nông nghiệp với đa dạng địa hình nên văn học dân gian Ninh Bình cũng mang màu sắc địa phương khá rõ nét đó là:
* Tính đa dân tộc của văn học dân gian Ninh Bình
Ninh Bình có hai dân tộc chính là người Kinh và người Mường Tộc người Mường sinh sống chủ yếu ở một số xã vùng núi huyện Nho Quan như: Thạch Bình, Xích Thổ, Yên Quang, Văn Phương, Phú Long, Kỳ Phú, Cúc Phương, Quảng Lạc…Tộc người Kinh chiếm đa phần, phân bố ở các huyện, thành phố còn lại trong tỉnh Chính vì vậy văn học của người Kinh chiếm số lượng lớn với nhiều
Trang 26thể loại: Phương ngôn, tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện kể dân gian, sân khấu dân gian,…những sáng tác dân gian của tộc người Kinh phong phú về nội dung và hình thức thể hiện Trong khi đó những sáng tác của tộc người Mường cho đến nay số lượng sưu tầm được chưa nhiều, đáng chú ý là những truyền thuyết kể về nguồn gốc, sinh tồn của cộng đồng người Mường, điều đặc biệt là mỗi nhóm cộng đồng người Mường lại có những cách lý giải khác nhau về nguồn gốc, lai lịch của mình Dân ca Mường cũng phong phú về hình thức diễn xướng kết hợp với cúng
lễ tiêu biểu là hát nói và hát Sắc Bùa ngoài ra còn có hát Đúm và hát giao duyên của trai gái Mường mỗi dịp đầu xuân
*Sự giao lưu văn học dân gian Ninh Bình với văn học dân gian cả nước
Là một bộ phận của văn học dân gian Việt Nam, Văn học dân gian Ninh Bình cũng mang nét chung của văn học dân gian Việt Nam: do nhân dân lao động sáng tác, có nhiều thể loại (Truyện cổ dân gian, thơ ca dân gian, nghệ thuật sân khấu dân gian) Tuy nhiên, văn học dân gian Ninh Bình gắn với thực tiễn của người Ninh Bình, từ việc đánh dậm, riu tép đến chuyện vương triều, chuyện giặc dã…Văn học dân gian Ninh Bình được diễn xướng trong những hoàn cảnh cụ thể của làng xã Ninh Bình Cũng như văn học dân gian Việt Nam, văn học dân gian Ninh Bình hướng tới chân, thiện, mỹ, thể hiện truyền thống đạo lí của con người Ninh Bình nói riêng, con người Việt Nam nói chung trong lao động, đấu tranh
giai cấp và đấu tranh dân tộc
Trang 27STT Tư liệu Số lượng
5 Văn học dân gian cội nguồn sức mạnh,
9 Ninh Bình qua ca dao, tục ngữ , thành ngữ
Tổng 2 Loại trừ những câu có nội dung trùng lặp 125 204
Thống kê tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình theo nội dung
2 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình về các nhân vật lịch sử của nhà nước Đại
Cồ Việt thời Đinh - Lê
3
Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình
về nét đẹp con người của các dòng họ, các nhân vật văn hóa tiêu biểu của Ninh Bình
4 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình
5 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình
giới thiệu nghề nghiệp của địa phương 5 4
6 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình
Trang 287 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình
8 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình
9 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình
12 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình
Về tục ngữ địa danh Ninh Bình: Cho đến nay số lượng tục ngữ địa danh Ninh
Bình đã được công bố trong tài liệu: “Địa chí Ninh Bình”; “Địa chí văn hóa dân
gian Ninh Bình”; “Tài liệu Ngữ văn địa phương”;“Tài liệu giảng dạy của Đại học Hoa Lư” và một số báo, tạp chí …là 125 câu, trong đó tập trung phản ánh
một số lĩnh vực trong cuộc sống thể hiện khá đậm nét đặc trưng của vùng đất và con người Ninh Bình
+ Đúc kết kinh nghiệm lao động sản xuất, đấu tranh, xã hội:
+ Thể hiện niềm tự hào về những người con ưu tú, những sản vật quê hương
Về ca dao, địa danh Ninh Bình: Hiện nay số lượng ca dao địa danh được
sưu tầm và công bố trong các tài liệu: “Địa chí Ninh Bình”; “Địa chí văn hóa dân
gian Ninh Bình”; “Ngữ văn địa phương”; “Tài liệu giảng dạy của Đại học Hoa
Lư” và một số báo, tạp chí …là 204 bài, với các nội dung chính sau:
Trang 29+ Ca dao địa danh Ninh Bình thể hiện niềm tự hào về quê hương:
+ Ca dao địa danh Ninh Bình thể hiện tình yêu lứa đôi, nghĩa vợ tình chồng, mối quan hệ gia đình, xã hội phong phú
+ Ca dao địa danh Ninh Bình phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống, công việc lao động vất vả nặng nhọc một nắng hai sương của người dân Ninh Bình
Tiểu kết chương 1
Trong chương I chúng tôi đã nêu lên những nét cơ bản về điều kiện tự nhiên,
xã hội và những nét văn hóa độc đáo của tỉnh Ninh Bình đó là: Ninh Bình là một tỉnh nhỏ ở phía nam của đồng bằng Bắc Bộ nhưng rất đa dạng về địa hình vừa có vùng rừng núi, vùng đồng chiêm trũng lại vừa có vùng đồng bằng, ven biển Sự
đa dạng các vùng địa hình đã làm phong phú hệ động, thực vật, sản vật và đặc biệt
là đời sống văn hóa của nhân dân Qua các công trình khảo cứu địa chất đã khẳng định nơi đây con người đã từng sinh sống từ 7.000 đến 12.000 năm trước Có sự xuất hiện của con người là xuất hiện một nền văn hóa và trong mạch nguồn văn hóa đó tục ngữ, ca dao nói chung, tục ngữ, ca dao địa danh nói riêng ra đời và phát triển đó là sản phẩm trí tuệ, là tiếng nói tình cảm của người dân Ninh Bình trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống xã hội
Mảnh đất Ninh Bình - nơi phát tích của hai triều đại Đinh, Tiền Lê và là nơi khởi nghiệp của triều Lý, gắn liền với sự ra đời và phát triển của kinh đô Hoa
Lư Kinh đô Hoa Lư tồn tại được 42 năm, trong đó 12 năm đầu là triều Đinh 980), 29 năm kế tiếp là triều Tiền Lê (980-1009) và năm cuối (1009-1010) là triều
(968-Lý
Ninh Bình là một tỉnh có diện tích không lớn, song vốn được coi là vùng đất cổ có sự cư trú của con người từ khá sớm, nhưng khi biển lùi xa, Ninh Bình lại có thêm sự đa dạng sinh học, tôn giáo (sự xuất hiện của xứ đạo Kim Sơn), cùng với nghề trồng cói, dệt chiếu, trồng rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy, hải sản của
cư dân nơi đây tất cả đã góp phần làm nên nét riêng trong diện mạo văn hóa Ninh Bình
Trang 30Mảnh đất Ninh Bình với phong cảnh hữu tình, con người thuần hậu, lịch sử
hào hùng quả đúng là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” Vùng đất ấy đi vào kho tàng
tục ngữ, ca dao địa danh với tất cả niềm tự hào của người dân Ninh Bình đối với quê hương, đất nước
Chương viết đã bước đầu chỉ ra những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và
nét đặc trưng văn hóa của cư dân Ninh Bình, đã khơi mạch nguồn cảm hứng, sáng
tạo cho những người nghệ sỹ dân gian nơi đây làm nên bức tranh văn học dân gian Ninh Bình nói chung, tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình nói riêng hết sức phong phú Các tác phẩm văn học dân gian đó đã trở thành niềm tự hào, nguồn cổ
vũ động viên các thế hệ người con Ninh Bình
Bên cạnh đó, chương viết cũng đề cập, chỉ rõ các khái niệm công cụ được
sử dụng trong luận văn như tục ngữ, ca dao, địa danh để có được định hướng trong việc tiếp cận và nghiên cứu về đề tài Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình
Chương 2 TỤC NGỮ, CA DAO ĐỊA DANH NINH BÌNH
Trang 31VỀ MẢNH ĐẤT CON NGƯỜI VÀ SẢN VẬT 2.1 Tục ngữ, ca dao địa danh về đất Ninh Bình
Từ lâu, Ninh Bình đã nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh thơ mộng, quyến rũ và đậm chất văn hóa Đó là nhà thờ đá Phát Diệm, Tam Cốc, Bích Động (cảnh quan môi trường giống như Vịnh Hạ Long trên cạn), rừng nguyên sinh Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, động Vân Trình, suối nước nóng Kênh Gà và cố đô Hoa Lư gắn liền với tên tuổi vị vua có công dẹp loạn 12 sứ
quân, thống nhất đất nước - Đinh Tiên Hoàng Đặc biệt danh thắng Tràng An là
quần thể danh thắng kép được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 2014
Ai về qua đất Ninh Bình
Mà xem phong cảnh hữu tình nên thơ
Nước non, non nước như mơ
Càng nhìn Dục Thúy càng ngơ ngẩn lòng
[08; 424; 12]
Về với quê hương Ninh Bình, một vùng non nước hữu tình mà ở đó mỗi ngọn núi, dòng sông đều chứa đựng bao trầm tích văn hóa và đã từ lâu Núi Dục Thúy (Dục Thúy Sơn, hay còn gọi là núi Non Nước nằm ở bên bờ sông Đáy, phía bắc thành phố Ninh Bình – Ngã ba sông Đáy với sông Vân) đã trở thành biểu tượng của mảnh đất này Cảnh vật Ninh Bình là sự hòa hợp giữa mây trời, sông núi vừa kỳ thú vừa hữu tình, huyền ảo nên thơ
Đường vào Tam Cốc đâu xa
Non xanh nước biếc bao la trập trùng
Lô nhô non nước mông lung
Cảnh tiên sa xuống một vùng Hạ Long
[53; 28; 14]
Tam Cốc - Bích Động, còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như
"vịnh Hạ Long trên cạn" hay "Nam thiên đệ nhị động" là một khu du lịch trọng
điểm quốc gia Toàn khu vực bao gồm hệ thống các hang động núi đá vôi và các
di tích lịch sử liên quan đến Hành cung Vũ Lâm của triều đại nhà Trần nằm chủ
Trang 32yếu ở xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình Quần thể danh thắng Tràng An - Tam Cốc được Thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt và
đã được tổ chức UNESCO xếp hạng di sản thế giới
Nói tới cảnh vật Ninh Bình chúng ta không thể không thể không nhắc tới
vẻ đẹp của kinh thành Hoa Lư, nơi vua Đinh đã chọn để đóng Đô từ những ngày đầu tiên
Có cây cổ thụ rườm rà, Cuối non lại có ổ gà một thung;
Đẹp thay núi nhỏ đằng đông,
Giống như chồng sách Thiên Tào xén xong;
Phương tây một dải sông trong Triều lên khuya xuống mênh mông trước làng;
Dưới sông trên chợ, quán hàng, Thuyền buôn, khách bán lại càng vui thay!
Mấy đâu, trời phú cảnh này
[19; 14]
Núi Thảo Dinh, đền thờ Tiên đế (đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng) thuộc kinh thành Hoa Lư xưa Hơn 1.000 năm trước đây, năm 968, sau khi b́nh định 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước
là Đại Cồ Việt, chọn Hoa Lư làm kinh đô Sở dĩ Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư
để định đô bởi nơi đây có vị trí vô cùng hiểm trở với hệ thống núi đá trùng điệp làm tường thành, sông bao làm hào để phòng thủ quân sự Vì thế, Hoa Lư còn
được gọi là “kinh đô đá” Theo sử sách và tài liệu thì kinh đô Hoa Lư xưa là một
cung điện nguy nga, tráng lệ, được bao bọc bởi những ngọn núi đá hình vòng cung, cảnh quan kỳ vĩ cùng những hồ, đầm tạo nên vẻ đẹp vừa có nét duyên
Trang 33dáng, mềm mại, lại vừa có những nét kỳ bí Tuy nhiên kinh thành Hoa Lư xưa với thế núi, thế sông rất thuận lợi để người dân buôn bán làm ăn, do vậy mà ở đây
luôn tấp nập, đông vui, trên bến, dưới thuyền Đó mới thực sự là cảnh “trời phú”
Ninh Bình – vùng đất cực nam của đồng bằng Bắc bộ nơi lưu giữ biết bao giá trị văn hóa đặc sắc, ở đây mỗi ngôi đền, ngôi chùa, mỗi ngọn núi, dòng sông
…đều có những nét riêng in đậm trong tâm hồn mỗi người con Ninh Bình, người dân tự hào về các di tích lịch sử, văn hóa của quê hương Họ nhắc nhở con cháu luôn biết tôn tạo và giữ gìn cho mai sau Đến với vùng quê Gia Viễn chúng ta chúng ta cảm nhận được niềm tự hào của nhân dân nơi đây về ngôi đền của quê
hương mình qua câu tục ngữ: “Núi Thiệu có đổ, đền Trùng mới siêu” [85; 420;12],
Núi Thiệu tên gọi ngắn gọn của núi Thần Thiệu ở xã Gia Tân huyện Gia Viễn, bên cạnh sông Hoàng Long Ngôi đền Trùng được xây dựng từ thế kỷ XVII ở thôn Tùy Hối, xã Gia Tân nổi tiếng là ngôi đền có kiến trúc đẹp, vững trãi So sánh ngôi đền – một công trình kiến trúc nhân tạo với núi Thiệu – một hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng, bất biến, tác giả dân gian khẳng định sự vững trãi của ngôi đền trường tồn cùng thời gian Nhân dân Ninh Bình tự hào vì nơi đây còn lưu giữ một
số “kỷ lục” của địa phương như: “Cờ Điềm, trống Hối, hội La Mai”[29; 421;12]
Cờ thần thờ Thánh Nguyễn, ở làng Điềm Giang (xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn)
là cờ ngũ sắc mỗi chiều dài 5 mét Trống làng Tùy Hối (xã Gia Tân huyện Gia Viễn) vừa to, vừa đẹp, đánh kêu vang cả một vùng Hội đền Thánh Cả làng La Mai (xã Ninh Giang huyện Hoa Lư) cứ 6 năm mở hội một lần vào ngày 10 tháng
3 âm lịch Hội rất đông vui, có nhiều trò chơi dân gian, đặc biệt có tế Kỳ phúc (cầu phúc lành cho dân) Cờ, trống, hội - những giá trị văn hóa đặc sắc còn được lưu giữ cho đến tận ngày nay Gia Viễn quê hương của vua Đinh Tiên Hoàng và đức thánh Nguyễn Minh Không còn được biết đến là một vùng quê non nước hữu tình, nên thơ
Ai về Gia Viễn quê tôi,
Non xanh, nước biếc, núi đồi nên thơ;
Hoàng Long nước chảy la đà,
Trang 34Núi Cờ, núi Cả, kênh Gà nổi danh
[06; 13]
Cũng là vẻ đẹp của núi, sông nhưng vùng quê Gia Viễn lại mang một vẻ
đẹp khác, vẻ đẹp “Sơn thủy hữu tình” Với lời mời quen thuộc mà chúng ta dễ bắt gặp trong ca dao: Ai về…tác giả dân gian Ninh Bình đã khéo léo giới thiệu vẻ đẹp
của quê hương mình: Dòng sông Hoàng Long chảy giữa đôi bờ lúa xanh bát ngát Núi Cờ, Núi Cả (thuộc xã Gia Thịnh) như tô điểm cho bức tranh đồng quê thêm sinh động Dòng kênh Gà (kênh nước nóng chứa khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người) nổi danh cũng là nét độc đáo của vùng quê này
Xuôi xuống phía nam của tỉnh về với đồng đất Yên Mô chúng ta lại có dịp
chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một miền quê vừa có vẻ đẹp thiên nhiên “bao la hữu
tình” vừa có truyền thống văn học rất đáng trân trọng
Phượng Trì phong cảnh dễ coi
Chùa Hang, tượng Đá, Núi Voi thần tình
Nhìn xem địa vật, địa linh
Phượng Trì văn học tiếng lành đồn xa
Vũ Phạm Khải - một nhà sử học, một nhà thơ, nhà văn, một nhà chính trị có tài năng trên nhiều lĩnh vực Ông mang tâm hồn và chí hướng của một sĩ phu yêu nước Ông đã làm quan trải qua ba triều Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức và luôn giữ trọn tấm lòng vì vua, vì nước Yên Mô cũng còn là quê hương của nhà cách
mạng Phạm Thận Duật (1825 – 1885) người có nhiều đóng góp trong cuộc chiến
đấu chống Thực dân Pháp xâm lược, được người đời tôn vinh và ghi nhớ công
Trang 35lao Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của quê hương Yên Mô nơi hội tụ của thiên nhiên
tươi đẹp, truyền thống văn học, khoa bảng nức danh và những người con yêu nước
Đến với vùng quê Yên Khánh – một vùng quê thuần nông với màu xanh bát ngát của lúa, ngô và thấp thoáng dưới những dạng tre làng, những bóng cây
cổ thụ những mái đình, mái chùa rêu phong cổ kính cùng với những lễ hội đầu xuân đậm chất dân gian
Bầu trời, cảnh phật, non tiên,
Ở làng Yên Vệ có chiền Vệ An;
Chuông kêu rền rĩ đã vang,
Bước sang mồng Bốn thì làng tế Xuân;
Xin Ngài phù hộ cho dân,
Trong làng già trẻ khang an, thọ trường;
cổ kính với nét văn hóa lễ hội đầu xuân cầu cho Quốc thái, dân an mùa màng tươi
tốt con cháu “giữ nền thảo ngay” Tất cả đã tạo nên nét quê hương bình dị thân
thuộc từ bao đời Vùng quê ấy cũng sở hữu nhiều “kỷ lục” văn hóa rất đáng tự hào
Trang 36“Chiêng Phúc Nhạc, Hạc Yên Ninh, Đình Quảng Phúc”[49; 108; 1] Trước
đây nhân dân thôn Phúc Nhạc, nay là xã Khánh Nhạc huyện Yên Khánh quyên góp tiền đúc một chiếc chuông rất to (còn gọi là Bulu), mỗi khi có hội hè lại đem
ra đánh, thanh âm của chiếc chiêng vọng tới cung vua, sợ mắc tội nhân dân vùng này đem giấu chiếc chiêng đi làm báu vật của làng, tuy nhiên thời Pháp thuộc chiếc chiêng đã bị thất lạc Nhân dân Phúc Nhạc tự hào về chiếc chiêng bao nhiêu thì nhân dân thôn Yên Ninh, nay là thị trấn Yên Ninh tự hào về hai con hạc lớn ở đình làng bấy nhiêu, ở ngôi đình này đồ thờ là hai con hạc bằng đá, mỗi con cao
2 mét Đó là đồ thờ truyền thống ở mỗi đình làng Việt Nam Từ Khánh Nhạc, Khánh Ninh qua sông Vạc thôn Quảng Phúc có ngôi đình rất to kiến trúc theo lối phương Đông với ngói mũi, cột, xà bằng gỗ lim chạm trổ tinh vi, bên trong thờ một vị tướng thời Hùng Vương Ngày lế tết nhân dân trong vùng thường thắp hương tưởng niệm, tri ân tổ tiên, dòng tộc Trải qua năm tháng chiến tranh ngôi đình đã không còn nữa nhưng trong tâm trí người dân nơi đây các bảo vật văn hóa, những giá trị tinh thần sẽ mãi mãi trường tồn
Xuôi về phía đông của tỉnh vẻ đẹp vùng đất mới được mở ra:
Ai về thăm chợ Năm Dân
Kim Sơn vùng biển xa gần nức danh
Cảnh, người đẹp tựa bức tranh
Bộn bề sản vật đua ganh bốn mùa
[11; 14]
Hay:
Kim Sơn đồng đất bao la,
Đồng xanh bát ngát, biển hoà chân mây
[68; 14]
Chợ Năm Dân, đây là chợ sầm uất của vùng kinh tế biển Kim Sơn, nằm ở ngã ba sông Vạc trung tâm thị trấn Phát Diệm Chợ Năm Dân đang được đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới Nhìn vào sản vật bộn bề của chợ Năm Dân chúng ta cảm nhận được cuộc sống no ấm, hạnh phúc của người dân
Trang 37nơi đây Bức tranh Ninh Bình được tô điểm thêm bằng vẻ đẹp của đồng lúa xanh
bát ngát, đồng cói dặm dài nơi “biển hòa chân mây” của vùng biển Kim Sơn
2.2 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình về người Ninh Bình
2.2.1 Tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình về các nhân vật lịch sử của nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Lê
Ninh Bình, vùng đất chứa đựng biết bao sự tích huyền thoại và chứng tích lịch
sử Qua thần tích và thần phả các đình chùa miếu mạo, các đền thờ còn lưu lại, kết hợp với các sử liệu từ thời dựng nước, người và đất Ninh Bình đã gắn liền với nhiều sự tích truyền thuyết và huyền thoại Đó là một vùng đất cổ, có con người
cư trú từ rất sớm Tục ngữ, ca dao Ninh Bình ghi đậm dấu về nơi phát tích hai triều đại phong kiến Việt Nam đó là nhà Đinh, tiền Lê và khởi nghiệp của nhà Lý cũng như những người con kiệt xuất của dân tộc: Quốc sư Nguyễn Minh Không, Thái sư nhà Lý Tô Hiến Thành…Khảo sát tục ngữ địa danh Ninh Bình chúng tôi nhận thấy có 9/125 câu tục ngữ, 2/204 câu ca dao thể hiện lòng tự hào của người dân Ninh Bình về các vị thánh, các bậc đế vương, những người con ưu tú của quê hương Người dân Ninh Bình nhất là nhân dân huyện Gia Viễn thường nhắc nhau:
“Đại hữu sinh vương, Điềm Dương (Giang) sinh thánh”[32; 418; 12] Đại Hữu
nay thuộc xã Gia Phương huyện Gia Viễn là quê hương vua Đinh Tiên Hoàng, còn Điềm Dương (Điềm Giang) nay thuộc xã Gia Thắng là quê hương của Nguyễn Minh Không, vị Quốc Sư thời Lý Câu phương ngôn thể hiện sâu sắc niềm tự hào
của nhân dân về một vùng đất “địa linh nhân kiệt” Câu tục ngữ có hai vế cân đối
nhau, bổ xung cho nhau làm nổi bật lên hai vùng quê Gia Viễn nơi có Đế Vương, nơi có Quốc Thánh Có lẽ trong tình cảm của người dân Ninh Bình nghĩ về nguồn cội, nghĩ về quá khứ là chúng ta tưởng nhớ Vua Đinh – người có công dẹp loạn
12 xứ quân, thống nhất giang sơn gấm vóc, khơi mở nền phong kiến tập quyền đầu tiên của đất nước ta
Cũng với chủ đề trên người dân nơi đây còn có câu: “Nhất đại vi Vương,
vạn đại vị Man phương Tù trưởng”[79; 418; 12] (Một đời làm vua, vạn đời làm
Tù trưởng người Man/Mường), vị vua mà người dân nhắc đến trong câu tục ngữ
Trang 38trên là vua Đinh Tiên Hoàng, cũng là nhắc tới dòng họ Đinh – Dòng họ lớn (trong bốn dòng họ lớn là Đinh, Quách, Bạch, Hoàng/Hà) và có thế lực nhất của người Mường (dân tộc Mường định cư nhiều ở vùng Nho Quan – Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa) Như vậy vua Đinh, dòng họ Đinh một đời làm vua và đời đời làm
Tù trưởng trong cộng đồng người Mường Cách nói đối lập một đời > < vạn đời, cách nói so sánh làm vua với làm Tù trưởng như khẳng định vị thế của vua Đinh cũng như dòng họ Đinh trong cộng đồng người Mường
Nói tới sự nghiệp thống nhất đất nước của vua Đinh không thể nói tới tổng Trường Yên và Làng Sọng:
“Yên Khánh: Trường Yên
Thiên Quang: Làng Sọng”
[124; 419; 12]
Câu phương ngôn này như một tổng hợp lại sự nghiệp thống nhất đất nước của Vua Đinh Tiên Hoàng Làng Sọng (nơi đây xưa kia có nhiều cây sọng) xưa thuộc huyện Phụng Hóa, phủ Thiên Quan, năm 1862 đổi thành phủ Nho Quan, nay là huyện Nho Quan Đây là địa danh gắn liền với thời kỳ đầu của nghĩa quân Hoa Lư do Đinh Bộ Lĩnh làm chủ soái Tổng Trường Yên, trước thuộc huyện Gia Viễn, năm 1906, thành lập huyện Gia Khánh, Trường Yên thuộc huyện Gia Khánh, nay là huyện Hoa Lư – nơi vua Đinh chọn đặt làm kinh đô nước Đại Cồ Việt Như vậy Làng Sọng là nơi khởi đầu cho sự nghiệp thống nhất đất nước và Trường Yên là địa danh kết thúc thắng lợi của nghĩa quân Hoa Lư Bốn địa danh được nhắc tới trong phương ngôn trên đều nhắc nhớ về vua Đinh Tiên Hoàng, nghĩa quân Hoa Lư và sứ mệnh dẹp loạn 12 xứ quân, lập nên nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta
Phương ngôn Ninh Bình còn ghi lai việc thờ tự vua Đinh Tiên Hoàng ở hai
địa phương là Đại Hữu và Đào Ao qua câu: “Đại Hữu làm sao, Đào Ao làm vậy”
[33; 419; 12], Đại Hữu (Đại Hoàng) là quê hương của vua Đinh còn Đào Ao (Đào Áo/Đào Úc) xưa thuộc tổng Uy Viễn, tức vùng Uy Tế, ngày ngay gồm các xã Liên Sơn, Gia Phú, Gia Hưng huyện Gia Viễn là nơi Đinh Bộ Lĩnh khi xưa được
Trang 39bầu làm Trưởng, cả hai địa danh trên đều thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch khi Đại Hữu mở hội, tế lễ thì ở Đào Ao cũng làm như vậy Rõ ràng trong tâm thức của nhân dân, mỗi địa danh gắn liền với vua Đinh đều trở nên liêng liêng và gần gũi Câu phương ngôn không phải nói về sự bắt chước của Đào Ao với Đại Hữu mà sự tôn kính cùng hướng về vua Đinh của hai địa phương này
Cũng về việc thờ tự vua Đinh Người dân Ninh Bình còn lưu truyền câu tục
ngữ: “Đền Đinh thượng miếu, đền Lê hạ từ” [38; 410; 12], hai địa danh được nhắc
tới trong câu tục ngữ này là làng Yên Thượng (đền thờ vua Đinh), làng Yên Hạ (đền thờ vua Lê) nay thuộc xã Trường Yên huyện Hoa Lư, với việc dùng từ thượng (trên) đối lập với từ hạ (dưới) tác giả dân gian như khảng định vị thế của vua Đinh hơn vị thế vua Lê, bởi trong dân gian vẫn coi vua Lê là bầy tôi của vua Đinh Trên thực tế đền vua Đinh cũng được xây cất cao hơn đền vua Lê Không chỉ nói tới hai ngôi đền thờ hai vị vua mà nhân ta còn nói lên những quan điểm, cảm xúc có phần phức tạp của mình…
Tưởng nhở công lao của vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại hành hàng năm nhân ta thường mở hội với nhiều hoạt động tế lễ mang đậm nét văn hoá tâm linh của nhân nơi đây
Ai là con cháu Rồng Tiên
Tháng Hai mở hội Trường Yên thì về
Về thăm đô cũ Đinh - Lê
Non xanh nước biếc bốn bề như tranh
Trang 40sinh động về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của đức vua Đinh Tiên Hoàng và lịch sử Việt Nam qua ba triều đại Đinh, Lê, Lý Lễ hội Hoa Lư xưa được các vương triều phong kiến tổ chức trang trọng ở cấp Nhà nước Hiện nay, lễ hội Hoa
Lư vẫn là lễ hội có tầm ảnh hưởng lớn Với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ như thi hát chèo, thi Người đẹp Cố Đô, lễ rước nước từ sông Hoàng Long, tế lễ tại hai đền thờ vua Đinh và vua Lê, chơi cờ người, kéo chữ…Lễ hội đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và là một sản phẩm du lịch độc đáo của một vùng non nước Ninh Bình
Ninh Bình không chỉ là nơi phát tích của hai vương triều Đinh và tiền Lê, mảnh đất này còn là quê hương của những bậc thánh nhân Về vùng đất sinh thánh
tục ngữ có câu: “Điềm Giang Thánh Cả, Điềm Xá Thánh Nhị” [41; 419; 12], để
nói về hai vùng đất liền kế nhau sinh ra hai người con kiệt xuất đó là Nguyễn Minh Không và Tô Hiến Thành Điềm Giang là quê của Quốc sư Nguyễn Minh Không, dân gian gọi là Đức Thánh Cả, còn Điềm xá là quê của Thái sư Tô Hiến
Thành mà dân gian quen gọi là Đức Thánh Nhị Câu tục ngữ: “Điềm Giang Thánh
Cả, Điềm Xá Thánh Nhị” như nhắc nhở cháu con về công đức của hai vị thánh
Ngoài ngôi đền thờ đức Thánh Nhị ở Điềm Xá, Thái sư Tô hiến Thành còn được thờ ở rất nhiều ngôi đình nhý: tại các di tích đền Thánh Tô, đình Trùng Hạ, đình Vân Thị, đình Trùng Thượng thuộc huyện Gia Viễn Tuy nhiên hai ngôi đến được nhắc tới trong câu tục ngữ vừa thể hiện sự tri ân của con cháu với các bậc tiền nhân lại vừa gợi cho chúng ta tới một câu chuyện trong quá khứ đó là sinh thời thân phụ và thân mẫu của Tô Hiến Thành về đền đức Thánh Nguyễn cầu tự sau
đó sinh ra Tô Hiến Thành Hai ngôi đền thờ hai vị thánh của quê hương như là
một sự nối tiếp giữa các thế hệ những con người tài, đức trên mảnh đất “Địa linh
nhân kiệt” này
Như vậy có thể thấy rằng khi nhắc tới các nhân vật lịch sử tục ngữ, ca dao địa danh Ninh Bình đã tập trung làm nổi bật công lao của các bậc Ðế Vương, các bậc Quốc Thánh, cũng như lòng biết ơn của nhân dân ta đối với các bậc tiền nhân