1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước lệ thủy, tỉnh quảng bình

151 104 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

PHAN THANH HOÀN Tên đề tài:HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHỐI HỢP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH Mục đích và đối tượng nghiên cứu Mục đích: Từ việc nghiên cứu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TR

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS PHAN THANH HOÀN

HUẾ 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của tôi và khôngtrùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào khác Các số liệu trình bày trong luậnvăn đã được kiểm tra kỹ và phản ánh hoàn toàn trung thực Các kết quả nghiên cứudo tác giả đề xuất chưa từng được công bố trên bất kỳ tạp chí nào đến

thời điểm nàyngoài những công trình của tác giả.

Tác giả luận văn

Trần Viết Thiện

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để có thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ, tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã truyền đạt nhiều kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm thực tế Nhân đây, tôi xin trân trọng tỏ lòng tri

ân đến thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường đại học Kinh tế - Đại học Huế Đặc biệt là các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt và tạo nhiều điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt các kì học cũng như thời gian làm luận văn thạc sĩ.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS Phan Thanh Hoàn đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tnh cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ này.

Do thời gian viết luận văn có hạn cũng như trình độ, kinh nghiệm người viết còn hạn chế nên bài viết không thể không tránh khỏi những khiếm khuyết Tôi rất mong nhận được sự đóng góp và bổ sung ý kiến của thầy cô, các bạn và các đồng nghiệp tại Kho bạc Nhà nước Lệ Thủy để bài viết hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Trần Viết Thiện

Trang 4

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: TRẦN VIẾT THIỆN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Định hướng đào tạo: Ứng dụng

Mã số: 60 34 04 10 Niên khóa: 2016-2018

Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN THANH HOÀN

Tên đề tài:HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHỐI HỢP THU NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

Mục đích và đối tượng nghiên cứu

Mục đích: Từ việc nghiên cứu và hệ thống hóa lý luận cơ bản về công tác phối

hợp thu tại KBNN Lệ Thủy, luận văn phân tích thực trạng phối hợp thu NSNN giữaKBNN Lệ Thủy – Chi cục Thuế - các NHTM trên địa bàn, đề xuất các giải pháp hoànthiện công tác phối hợp thu theo hướng bền vững tại huyện Lệ Thủy trong nhữngnăm tới

Đối tượng nghiên cứu: Công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa các cơ

quan với KBNN trên địa bàn huyện Lệ Thủy

Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: phương pháp thu thập và xử lý số

liệu, phân tích và tổng hợp, các phương pháp thống kê

Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận: Thực trạng phối hợp thu NSNN tạiKBNN Lệ Thủy với các cơ quan trên địa bàn có những chuyển biến theo hướng tíchcực, giúp hiện đại hóa công tác thu NSNN đồng thời giúp cải cách thủ tục hànhchính trong việc thu NSNN Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần hoàn thiện đểcông tác phối hợp thu NSNN đạt hiệu quả cao về chất lượng và số lượng

Tác giả luận văn

Trần Viết Thiện

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iLỜI CẢM ƠN iiTÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii MỤCLỤC iv DANHMỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vii DANH MỤCCÁC BẢNG BIỂU viii DANH MỤC SƠ

ĐỒ x PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1.1.Lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước và thu ngân sách nhà nước 6

1.1.2.Lý luận cơ bản về phối hợp thu ngân sách nhà nước 10

1.2.Kinh nghiệm phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc nhà nước – Cơquan Thuế - ngân hàng thương mại ở nước ta và bài học có thể áp dụng trên địabàn

28

Trang 6

28

1.2.2.Kinh nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh 311.2.3.Bài học rút ra có thể áp dụng tại Kho bạc Nhà nước Lệ Thủy 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHỐI HỢP THU NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LỆ THỦY 33

2.1.Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy 33

Trang 7

2.1.1.Đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy 332.1.2.Khái quát về Kho bạc Nhà nước Lệ Thủy 372.2 Tình hình công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước

Lệ Thủy – Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy và các ngân hàng thương mại trên địa bàn

Lệ Thủy 712.4.2.Những hạn chế công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước 3 cơ quan trên địa bàn huyện Lệ Thủy 752.4.3.Những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc nhà nước Lệ Thủy – Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy và các ngân hàng thương mại

78

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC 83

PHỐI HỢP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC 83

Trang 8

LỆ THỦY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 833.1 Định hướng 833.2.Giải pháp hoàn thiện công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhànước Lệ Thủy 84

Trang 9

vi i

3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện những hạn chế trong quy trình phối hợp thu ngân sách nhà nước

84

3.2.2 Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước .86

3.2.3.Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên tham gia quy trình phối hợp thu ngân sách nhà nước 88

3.2.4 Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin và các sản phẩm, dịch vụ phối hợp thu ngân sách nhà nước 89

3.2.5.Hoàn thiện chính sách, nâng cao công tác tuyên truyền và trách nhiệm của người nộp thuế 90

3.2.6.Đẩy mạnh việc thu nộp ngân sách nhà nước không dùng tiền mặt .91

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

I.KẾT LUẬN 92

II.KIẾN NGHỊ 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC 97 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BIÊN

BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT

CỦA PHẢN BIỆN

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

vii

Trang 11

viii viiiv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Trách nhiệm và quyền lợi các bên tham gia tổ chức phối hợp thu 17

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủygiai đoạn 2015 – 2017 .36

Bảng 2.2: Tình hình thực hiện dự toán thu trong cân đốitrên địa bàn huyện Lệ Thủy giai đoạn 2015 – 2017 39

Bảng 2.3 Tình hình thu phạt vi phạm hành chính trên địa bàn giai đoạn 2015 – 2017 4

1 Bảng 2.4 Số lượng đối tượng thuộc Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy quản lý 41

Bảng 2.5 Số liệu về thông tin khách hàng nộp NSNN giai đoạn 2015 - 2017 42 Bảng 2.6 Tình hình thực hiện thu NSNN qua các cơ quan phối hợp thu trên địa bàn giai đoạn 2015 - 2017 47

Bảng 2.7 Tình hình nộp NSNN không sử dụng tiền mặt giai đoạn 2015 – 2017 .51

Bảng 2.8 Tình hình xử lý các khoản thu NSNN do sai sót giai đoạn 2015 – 2017 5

4 Bảng 2.9 Thông tin về đối tượng điều tra là cán bộ tham gia vào quy trình phối hợp thu ngân sách nhà nước 60

Bảng 2.10 Thông tin về khách hàng điều tra 61

Bảng 2.11 Đánh giá về cơ sở vật chất 62

Bảng 2.12 Đánh giá về hệ thống công nghệ thông tin 62

Bảng 2 13 Đánh giá các chương trình, ứng dụng phục vụ công tác phối hợp thu NSNN 63

Bảng 2.14 Đánh giá về đội ngũ cán bộ, nhân viên thực hiện phối hợp thu NSNN 64

Trang 12

ixixixBảng 2.15 Đánh giá hệ thống văn bản 65Bảng 2.16 Đánh giá về sự tin cậy khi nộp NSNN 65

Trang 13

ix ix

Bảng 2.17 Đánh giá về địa điểm nộp và cơ sở vật chất 66

Bảng 2 18 Đánh giá về quy trình, thủ tục nộp NSNN 67

Bảng 2 19 Đánh giá về năng lực, thái độ phục vụ của cán bộ thu NSNN 68

Bảng 2.20 Đánh giá về các công cụ và chương trình phục vụ nộp NSNN 69

Bảng 2.21 Đánh giá việc phối hợp thu giữa các cơ quan tại KBNN Lệ Thủy 69

Bảng 2.22 Đánh giá về sự hài lòng 70

Trang 14

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Phối hợp thu bằng chuyển khoản

19

Sơ đồ 1.2 Phối hợp thu bằng tiền mặt tại trụ sở KBNN 19

Sơ đồ 1.3 Phối hợp thu nộp tiền mặt tại NHTM 20

Sơ đồ 1.4 Quy trình phối hợp thu NSNN 22

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Kho bạc nhà nước Lệ Thủy 38

Sơ đồ 2.2 Quy trình nộp NSNN theo quy trình phối hợp thu giữa Kho bạc nhà nước – Cơ quan Thuế - NHTM 40

Trang 15

xi

Trang 16

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 thì thu Ngân sách nhà nước là toàn

bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong mộtkhoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảođảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Ngân sách Nhà nước vớinhững vai trò của mình, giúp nó trở thành công cụ không thể thiếu trong việc quản

lý sự vận hành nhịp nhàng đều đặn của toàn bộ nền kinh tế Một trong những vaitrò của nó là vai trò huy động các nguồn Tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêucủa Nhà nước hay còn gọi là thu ngân sách Nhà nước Những nguồn tài chính nàyđược hình thành từ các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế Đây là vaitrò lịch sử của Ngân sách nhà nước mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh

tế nào ngân sách nhà nước đều phải thực hiện Với vai trò quan trọng của nó, việcquản lý thu Ngân sách nhà nước là một bộ phận rất quan trọng của chính sách tàichính quốc gia, là công cụ quan trọng điều tiết vĩ mô của nền kinh tế, góp phầnđảm bảo công bằng xã hội, khuyến khích sản xuất phát triển

Do vai trò quan trọng của NSNN, Trung ương và các địa phương đã và đang đề

ra các nhiệm vụ thiết thực nhằm tăng cường thu NSNN theo hướng bền vững vớimục tiêu luôn có nguồn lực tài chính lớn mạnh, ổn định Huyện Lệ Thủy là mộthuyện nằm ở phía nam huyện Lệ Thủy, là một trong tám huyện, thị xã, thành phốcủa huyện Lệ Thủy, có 26 xã và 2 thị trấn với diện tích tự nhiên gần 1.416,11 km2,

Trang 17

2nước – Cơ quan Thuế - Các NHTM chưa thực sự gắn kết mật thiết, các đơn vị chủyếu tự xử lý công

Trang 18

tác thu trong không gian nội bộ đơn vị; đội ngũ cán bộ nhân viên KBNN không đápứng được việc hạch toán vào NSNN kịp thời trước tnh hình nộp NSNN ngày càngnhiều của người nộp tiền, bên cạnh đó nảy sinh những các nhược điểm và hệ lụy

từ việc thu không kịp thời vào NSNN; nguồn thu Ngân sách nhà nước trên địabàn hàng năm vẫn khó khăn trong việc đảm bảo tự cân đối chi, chủ yếu là từ nguồncấp quyền sử dụng đất Việc phát hiện và nuôi dưỡng các nguồn thu, triển khai cácgiải pháp tăng thu ngân sách, đặc biệt là công tác phối hợp thu nhịp nhàng, đảmbảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào Ngân sách Nhà nước để ổn định và pháttriển kinh tế - xã hội trên địa bàn vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết

Xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu là

“Hoàn thiện công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà

nước Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.

2.Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:

Từ việc nghiên cứu và hệ thống hóa lý luận cơ bản về công tác phối hợp thuNSNN, luận văn phân tích thực trạng phối hợp thu NSNN giữa KBNN Lệ Thủy – Chicục Thuế - các NHTM trên địa bàn Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tácphối hợp thu NSNN tại huyện Lệ Thủy trong những năm tới

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phối hợp thu NSNN tại huyện Lệ

Thủy trong thời gian

tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 19

Đối tượng nghiên cứu: công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa các cơ

quan với KBNN trên địa bàn huyện Lệ Thủy

Trang 20

4.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Nguồn số liệu thực hiện

Số liệu thu thập là nguồn số liệu thứ cấp từ báo cáo tổng hợp cuối cácnămcủa Phòng Tài chính – kế hoạch huyện, Chi cục thuế huyện, Phòng Thống kê,UBND các xã, thị trấn sau khi đối chiếu khớp đúng với Kho bạc Nhà nước huyệnnhằm đánh giá thực trạng công tác phối hợp thu ngân sách giai đoạn 2015-

2017 Đồng thời, còn sử dụng các thông tin thu thập được từ các sách, báo và cáctrang web có tư liệu liên quan đến chuyên đề nghiên cứu Số liệu chủ yếu lấy từ Chicục Thuế huyện, KBNN huyện, Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện là số liệu thu NSNN

và dự toán thu NSNN qua các năm sau khi quyết toán năm ngân sách

Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ tham giatrực tiếp vào quy trình phối hợp thu NSNN, các doanh nghiệp và cá nhân nộp thuếtrên địa bàn.Việc thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phiếu điều tra

do người được phỏng vấn tự điền thông tin gồm 2 phần, đó là phần thông tin cánhân và bảng câu hỏi về mức độ hài lòng về quy trình phối hợp thu NSNN Nhờ

đó có thể đánh giá các vấn đề có tính chất định tính liên quan đến công tác phốihợp thu ngân sách trên địa bàn

Phiếu khảo sát được gửi cho tất cả các cán bộ, nhân viên và cán bộ quản lýlàmviệc trực tiếp liên quan đến quy trình phối hợp thu NSNN là 25 phiếu Trong đó, sốlượng tại KBNN Lệ Thủy là 3, tại 3 NHTM là 9, tại Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy là 13

Để đánh giá được sự cải tiến, tiến bộ trong việc phối hợp thu NSNN, đòi hỏiđối tượng điều tra phải có kinh nghiệm trong giao dịch thu nộp NSNN, hay có thế

Trang 21

nói có mức độ nộp thuế nhiều lần trong năm Đối tượng điều tra chủ yếu là các đốitượng có kinh nghiệm trong việc nộp NSNN, những đối tượng đã nộp nhiều lầntrong nhiều năm đảm bảo đánh giá khách quan những thay đổi trong quy trìnhphối hợp thu NSNN Phiếu điều tra được gửi cho khách hàng bao gồm kế toán 28

xã, thị trấn, các công ty TNHH và các doanh nghiệp tư nhân thuộc Chi cục thuếquản lý thu thuế trên địa bàn huyện Lệ Thủy và các đối tượng nộp NSNN tự dokhác nhằm đánh giá sự hài lòng về việc các cơ quan cung cấp chất lượng dịch

vụ trong quy trình phối hợp thu NSNN.Với tổng thể nhỏ và biết được tổng thểđiều tra ta dừng

công thức để chọn cỡ mẫu như

Phương pháp xử lý số liệu

Từ số liệu thu thập được qua các nguồn, so sánh số liệu thu NSNN so với dựtoán thu NSNN được giao để đánh giá những mặt ưu, mặt tồn tại của kết quả đạtđược Đồng thời so sánh số liệu giữa các năm để có cái nhìn tổng thể về các giảipháp áp dụng thực hiện qua các năm đạt hiệu quả ra sao

Bằng phương pháp này, chúng ta có thể phân tích để hệ thống hoá những vấn

đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổngkết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ nhữngnguyên nhân làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác phốihợp thu NSNN tại địa bàn huyện Lệ Thủy

Phân tích và tổng hợp

Luận văn dựa trên lý thuyết và số liệu thu thập được liên quan đến phối hợpthu NSNN giữa các cơ quan để phân tích Sau đó chọn lọc những thông tin cần thiết

Trang 22

7cho vấn đề nghiên cứu Song hành cùng đó luận văn sử dụng phương pháp tổnghợp để liên kết

Trang 23

những lý thuyết, thông tin thu thập từ thực tiễn được tạo thành một chỉnh thể thống nhất

có tính logic và đầy đủ hơn về phối hợp thu NSNN

Các phương pháp thống kê

Sử dụng các phương pháp này thông qua các bảng thống kê về số lượng củahoạt động phối hợp thu NSNN, vạch ra tính quy định thuộc về bản chất phối hợpthu NSNN theo hướng bền vững Sử dụng phương pháp thống kê để làm rõ thựctrạng, chỉ ra các ưu nhược điểm trong công tác phối hợp thu NSNN theo hướng bềnvững và đề xuất các giải pháp thu hoàn thiện công tác phối hợp thu NSNN trên địabàn huyện Lệ Thủy

5.Cấu trúc luận văn

Kết cấu luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác phối hợp thu ngân sách

nhà nước

Chương 2: Thực trạng về công tác phối hợp thu Ngân sách Nhà nước tại Kho

bạc Nhà nước Lệ Thủy

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước tại

Kho bạc Nhà nước Lệ Thủy trong những năm tới

Trang 24

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC PHỐI HỢP

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1 Lý luận cơ bản về thu và phối hợp thu ngân sách nhà nước

1.1.1.Lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước và thu ngân sách nhà nước

1.1.1.1.Khái niệm Ngân sách nhà nước và thu ngân sách nhà nước

Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được uốQ c hộ i Việt Nam thôngqua ngày 25/06/2015 định nghĩa Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chicủa Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định

do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ của Nhà nước [6]

Một trong những vai trò quan trọng của NSNN đó chính là công cụ huy độngnguồn tài chính để bảo bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Đây là vai trò lịch sử

mà trong bất kỳ cơ chế nào, thời đại nào ngân sách nhà nước cũng cần thựchiện Vai trò này được xác định trên cơ sở bản chất kinh tế của ngân sách nhànước do mọi hoạt động trong mọi lĩnh vực của nhà nước để thực hiện mục tiêu xácđịnh đều cần đến nguồn tài chính từ việc thu thuế và các hình thức thu ngoàithuế.Tuy nhiên, việc huy động nguồn tài chính này cần phải quan tâm đến ba vấn

đề cơ bản

Đó là:

Một, mức động viên vào ngân sách nhà nước đối với các thành viên trong xãhội bằng hình thức thu thuế và ngoài thuế cần phải hợp lý Mức thu cao haythấp đều có tác động tiêu cực

Hai, tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước đối với GDP vừa đảm bảo hợp lývới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, vừa đảm bảo cho đơn vị cơ sở có điều kiệntích tụ vốn để mở rộng, tái sản xuất

Ba, các công cụ kinh tế được sử dụng để tạo nguồn thu cho ngân sách nhànước và thực hiện các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước

Vì vậy, để đảm bảo NSNN đủ phục vụ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, nhiệm

Trang 25

vụ thu NSNN đóng vai trò hết sức quan trọng Có thu thì mới có chi, thu đủ mới

Trang 26

đảm bảo chi cho các hoạt động của Nhà nước Theo luật NSNN hiện hành, thuNSNN bao gồm:

- Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;

- Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nướcthực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; cáckhoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanhnghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cánhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật [16]

Các khoản thu NSNN phải được thực hiện theo quy định của Luật NSNN, cácluật về thuế và các quy định khác của pháp luật về thu ngân sách nhà nước Mỗikhoản thu được phân chia tỷ lệ phần trăm (%) cho các cấp ngân sách được hưởngbao gồm cấp trung ương và địa phương Từ số thu được hưởng theo quy định trênmỗi khoản thu, HĐND cấp tỉnh quyết định việc phân chia số được hưởng cho cáccấp tiếp theo (tỉnh – huyện – xã) Việc phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối vớicác khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách trên cơ sở bảo đảm công bằng,phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương

1.1.1.2.Đặc điểm của thu ngân sách nhà nước

- Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị

và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Mọi khoản thu của nhà nướcđều được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước;

- Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tnh hình hiện thực của nền kinh tế;

biểu hiển ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất, v.v

- Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trảkhông trực tiếp là chủ yếu

- Thu ngân sách theo hai phương thức: tự nguyện và bắt buộc

1.1.1.3.Vai trò của thu ngân sách nhà nước

Thu NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Nhà nước vànền kinh tế - xã hội, cụ thể là:

Trang 27

- Thu NSNN bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhànước, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước Vì NSNN được xem làquỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước và được dùng để giải quyếtnhung nhu cầu chung của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hànhchính, an ninh và quốc phòng Xuất phát từ vai trò này, việc tăng thu NSNN là rấtcần thiết, được xem là một nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động tài chính vĩ mô.

- Thông qua thu NSNN, Nhà nước thực hiện việc quản lý và điều tiết vĩ mônền kinh tế - xã hội nhằm hạn chế những mặt khuyết tật, phát huy những mặt tíchcực của nó và làm cho nó hoạt động ngày càng hiệu quả hơn Với công cụ thuế,Nhà nước có thể can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế nhằm định hướng cơcấu kinh tế, định hướng tiêu dùng Ví dụ, đối với các ngành nghề cần ưu tiên pháttriển thì Nhà nước sẽ có chế độ thuế ưu đãi, giảm nhẹ hoặc miễn thuế và ngượclại Hoặc để định hướng tiêu dùng cho toàn xã hội theo hướng kích cầu hay hạnchế cầu tiêu dùng thì Nhà nước sẽ giảm thuế hoặc đánh thuế cao đối với loại hànghóa đó

- Thu NSNN còn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề điều tiết thu nhập củacác cá nhân trong xã hội Thông qua công cụ thuế, Nhà nước đánh thuế thu nhậpđối với người có thu nhập cao hoặc đánh thuế cao đối với các hàng hóa xa xỉ, hànghóa không khuyến khích tiêu dùng…

1.1.1.4.Vai trò của 3 cơ quan trong thu ngân sách nhà nước

Cơ quan Thuế là cơ quan dự báo thu, trực tiếp quản lý thuđược Chính

phủ cho phép hoặc uỷ quyền phối hợp với Kho bạc nhà nước tổchức quản lý, tậptrung nguồn thu vào NSNN, thường xuyênkiểm tra, đôn đốc bảo đảm mọi khoảnthu thuế phải được tập trung đầy đủ,kịp thời vào NSNN.Vì vậy, để thu NSNN đạthiệu quả, vai trò cụ thểcủa các cơ quan như sau:

Một là, xây dựng các chính sách, chế độ về quản lý NSNN; xâydựng chiến

lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trìnhhành động, đề án,

dự án quan trọng về quản lý NSNN; Dự toán các khoản thu được giao hàng nămtheo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước

Trang 28

Hai là, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thu NSNN đối vớingười nộp thuế:

đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tínhthuế, nộp thuế, miễn thuế,giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổthuế, thông báo thuế, pháthành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy địnhcủa pháp luật thuế; phối hợpvới Kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mạitổ chức quản lý nguồn thu NSNNnhư: cập nhật và cung cấp thôngtin danh mục cơ quan Thuế, danh bạ NNT, sốthuếphải nộp của từng NNT cho KBNN, NHTM, ủy nhiệm thu để sử dụng thốngnhấttrong hệ thống phối hợp thu; hạch toán, tổng hợp, đối chiếu số NSNN đã nộp, sốthuế hoàn trả của NNT, giải quyết các vướng mắc trong phốihợp thu

Ba là, tổ chức thực hiện thống kê, kế toán NSNN, quản lý biênlai, ấn chỉ thuế;

lập báo cáo về tnh hình kết quả thu NSNN và báo cáokhác phục vụ cho việc chỉđạo, điều hành của nhà nước

Bốn là, tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo vềcác khoản

thu và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của côngchức,viên chức thuế Xử lý vi phạm hành chính về thu NSNN, lập hồ sơ đềnghị cơ quan

có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luậthuế theo quy định

Cơ quan Kho bạc Nhà nước là một cơ quan trong hệ thống bộ máy quản lý

thuNSNN Cụ thể, KBNN có vai trò chủ đạo trong một số nội dung thu NSNN nhưsau:

Một là, KBNN thực hiện tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thuNSNN và

phân chia chính xác các khoản thu này cho NSNN các cấptheo đúng tỷ lệ được cấp

có thẩm quyền quyết định đối với từng khoảnthu KBNN tổ chức thu trực tiếp bằngtiền mặt từ NNT, thu qua cơ quan thuế,qua NHTM ủy nhiệm thu, phối hợp thu

và thu bằng chuyển khoản qua hệ thống ngân hàngchưa ủy nhiệm thu đảm bảo thunhanh, đúng, đủ và theo nguyên tắc tất cả cáckhoản thu đều được tập trung vàoquỹ NSNN tại hệ thống KBNN

Hai là, thực hiện phân tích, đánh giá, tổng hợp số liệu, lập báo cáo thuNSNN

theo từng địa bàn, từng cấp ngân sách, từng loại nguồn thu chủ yếu gửicác cơ quantheo chế độ quy định giúp nhà nước quản lý và điều hành NSNN

Trang 29

Ba là, phối hợp kiểm tra và đối chiếu số liệu thu vàoNSNN với cơ quan thuế,

Trang 30

NHTM ủy nhiệm thu, NHTM phối hợp thu bảo đảm chính xác, đầy đủ,kịp thời; xácnhận số liệu thu NSNN theo yêu cầu nhà nước, thực hiệnhoàn trả các khoản thuNSNN theo quy định Phối hợp với cơ quanThuế, NHTM ủy nhiệm thu tổ chức cácđiểm thu, lịch thu, đảm bảo nộp kịpthời các khoản thuvào NSNN.

Ngân hàng thương mại là cơ quan cung cấp đa dạng các dịch vụ tàichính với

nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụthanhtoán Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãntối đa nhucầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội NHTM có những chức năngchủ đạo sau:

Thứ nhất, thực hiện chức năng trung gian tín dụng theo quy định,NHTM vừa

đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay vàhưởng lợi nhuận

là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất chovay và góp phần tạo lợi íchcho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền vàngười đi vay Nên NHTM tham giathu NSNN để tạo thêm nguồn vốnthực hiện chức năng này

Thứ hai, NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cánhân, thực

hiện các thanh toán với nhiều phương tiện thanh toán như thẻ rútền (ATM), thẻthanh toán, thẻ tín dụng, qua internet banking…theo yêu cầucủa khách hàng đểtrích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiềnnộp thuế hoặc nhập vàotài khoản tiền hoàn thuế và các khoản thu khác theolệnh của họ

Thứ ba, trong phối hợp thu NSNN, NHTM cập nhật thông tinthống nhất như

danh bạ NNT, số tiền phải thu, danh mục cơ quan thuế, danhmục KBNN Đồngthời, cập nhật và cung cấp thông tin về danh mục chinhánh NHTM Hàng ngày cótrách nhiệm tổng hợp dữ liệu thu vàsố liệu đã nộp, đã hoàn trả trực tiếp choNNT qua NHTM trên địabàn Phối hợp với cơ quan Thuế, KBNN trên địa bàn tổchức các điểm thu,lịch thu, thanh toán 24/24 giờ giữa 2 bên KBNN, NHTM đảm bảonộp kịpthời các khoản thu vào NSNN

1.1.2.Lý luận cơ bản về phối hợp thu ngân sách nhà

Trang 31

hiện chủ yếu thông qua cơ quan Thuế và KBNN Lúc này, phối hợp thu đơn giảnchỉ có hai cơ quan tham gia: cơ quan Thuế có trách nhiệm tính toán, quản lý,đôn đốc việc nộp NSNN (chủ yếu là thuế, phí và lệ phí) của các đối tượng nộp thuế,các khoản thu cuối cùng được huy động vào NSNN tại KBNN, tại đây KBNN căn

cứ các khoản nộp do cơ quan Thuế tính toán, hoặc quyết định của cơ quan cóthẩm quyền tiến hành thu và hạch toán vào NSNN theo tỷ lệ phân chia đã đượcquy định

Trước nhu cầu ngày càng cao về chi tiêu của Chính phủ đòi hỏi phải phải tậptrung các khoản thu kịp thời vào NSNN trước tnh hình đội ngũ và điều kiện hệthống KBNN không đáp ứng được nhu cầu giao dịch với khách hàng ngày càng lớn

Để đáp ứng điều này, các văn bản ra đời cho phép các NHTM tham gia vào quytrình phối hợp thu này Tổng cục Thuế và KBNN sẽ ký các thỏa thuận phối hợp thuvới các NHTM để các NHTM đóng vai trò như một thủ quỹ của KBNN Quy trìnhphối hợp thu khi có sự tham gia của các NHTM giúp mở rộng điểm thu NSNN cho

hệ thống KBNN, qua đó góp phần cải cách các thủ tục hành chính trong hoạt độngthu nộp NSNN, rút ngắn thời gian nộp thuế và các khoản thu khác, tạo thuận lợicho doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.Theo Thông tư 328/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 định nghĩa rằngNgân hàng phối hợp thu là ngân hàng đã ký thỏa thuận hợp tác phối hợp thu ngânsách nhà nước với Tổng cục Thuế (hoặc với Tổng cục Thuế và Kho bạc Nhà nước) [6]

Từ đó có thể hiểu rằng: Phối hợp thu NSNN giữa KBNN – cơ quan Thuế và các NHTM là việc các bên tham gia ký kết thỏa thuận phối hợp thu NSNN giữa 03

bên, ngoài KBNN và cơ quan Thuế, các NHTM từ đây tham gia vào công tác thuNSNN Dựa trên hệ thống thu NSNN theo dự án Hiện đại hóa thu NSNN cung cấpcho các bên tham gia, việc phối hợp thu phải thực hiện đúng theo quy trình,quy định nhằm đạt được mục đích mà quy trình phối hợp thu NSNN đề ra

Trang 32

thuế.

Trang 33

- Thống nhất dữ liệu thu NSNN giữa cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhànước và các ngân hàng thương mại; đồng thời, giảm thời gian và khối lượng nhậpliệu tại các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Phát triển các dịch vụ thu, nộp NSNN hiện đại và từng bước thực hiện chủtrương của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công [2]

c Phạm vi và đối tượng áp dụng

- Phạm vi áp dụng bao gồm: các khoản thu NSNN (thuế, phí, lệ phí và cáckhoản phải nộp khác thuộc NSNN); tiền nộp phạt vi phạm hành chính theo quyđịnh của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính [6]

- Đối tượng áp dụng: KBNN; cơ quan Thuế, Hải quan; các NHTM và các tổchức, cá nhân thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác thuộcNSNN hoặc nộp tiền phạt vi phạm hành chính [6]

d Nguyên tắc phối hợp thu NSNN giữa KBNN – cơ quan Thuế và NHTM

Theo quy định tại Thông tư số 85/2011/TT - BTC ngày 17/06/2011 thì KBNN,

cơ quan Thuế và các NHTM tổ chức phối hợp thu NSNN tại những địa bàn đã triểnkhai dự án Hiện đại hóa thu NSNN và được thực hiện theo nguyên tắc: kết nối vàtrao đổi thông tin, dữ liệu điện tử giữa các cơ quan, đơn vị về số phải thu, số đãthu NSNN của người nộp NSNN, cụ thể:

- Đối với các khoản thu NSNN bằng tiền mặt, thì KBNN được ủy nhiệm chocác chi nhánh NHTM thực hiện, đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành

- Trường hợp KBNN chưa ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt, thì KBNN, cơquan Thuế và các NHTM vẫn tổ chức phối hợp thu NSNN theo nguyên tắc kết nối,trao đổi thông tin dữ liệu điện tử đối với thu NSNN bằng chuyển khoản

- Trường hợp KBNN đã ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt, song người nộpNSNN vẫn đến KBNN để nộp NSNN, thì KBNN vẫn thực hiện thu tiền mặt từngười nộp NSNN

Việc tổ chức phối hợp thu NSNN và đối chiếu số liệu về thu NSNN giữa KBNN,

cơ quan Thuế và các NHTM được thực hiện thông qua tài khoản của KBNNtại các chi nhánh NHTM, cụ thể:

Trang 34

- Trường hợp KBNN đã có tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHTM trên cùngđịa bàn, thì việc tổ chức phối hợp thu NSNN và đối chiếu số liệu về thu NSNNđược thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi của KBNN.

- Tại những địa bàn (tỉnh, huyện) có số thu lớn, số người nộp thuế đông, thìcăn cứ nhu cầu và tnh hình thực tế của địa phương, KBNN tỉnh, thành phố có vănbản đề nghị gửi KBNN để cho phép Văn phòng KBNN tỉnh, thành phố hoặc KBNNquận, huyện mở tài khoản chuyên thu và tổ chức phối hợp thu với các chi nhánhNHTM trên địa bàn

KBNN được ủy nhiệm thu phạt vi phạm hành chính bằng biên lai thu cho chinhánh NHTM đã tham gia triển khai phối hợp thu NSNN với KBNN trên cùng địabàn, đảm bảo nguyên tắc:

- KBNN ủy nhiệm ký hợp đồng ủy nhiệm thu phạt vi phạm hành chính vớichi nhánh NHTM được ủy nhiệm; có trách nhiệm hướng dẫn chi nhánh NHTMđược ủy nhiệm tuân thủ đúng chế độ về thu phạt vi phạm hành chính của Bộ Tàichính và các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng ủy nhiệm với KBNN

- Thực hiện kết nối, trao đổi thông tin điện tử giữa KBNN (nơi ủy nhiệm) vớichi nhánh NHTM (nơi nhận ủy nhiệm) về số thu NSNN (bao gồm cả thu thuế, phí,

lệ phí, các khoản phải nộp khác vào NSNN và thu phạt vi phạm hành chính)

- Trường hợp KBNN đã ủy nhiệm thu phạt vi phạm hành chính bằng biên laithu cho chi nhánh NHTM đảm nhận, song người nộp phạt vẫn đến KBNN để nộpphạt thì KBNN vẫn tổ chức thu tiền để tạo thuận lợi cho người nộp phạt

- Thường xuyên tổ chức đối chiếu, đảm bảo khớp đúng số liệu về thu phạt viphạm hành chính (tổng số món; số tiền từng món; tổng số tiền) giữa KBNN (nơi ủynhiệm), NHTM (nơi nhận ủy nhiệm) và các cơ quan ra quyết định xử phạt vi phạmhành chính (chi tiết theo từng cơ quan ra quyết định xử phạt)

Chứng từ sử dụng trong thu NSNN là chứng từ do Bộ Tài chính quy định.Việc lập, kiểm soát, luân chuyển, phục hồi và lưu trữ chứng từ tuân thủ theoquy định hiện hành của Nhà nước

Ngày nộp thuế (ngày hiệu lực của chứng từ nộp NSNN) được xác định là ngày

Trang 35

người nộp NSNN làm thủ tục nộp tiền mặt hoặc trích tài khoản của mình(trường hợp nộp bằng chuyển khoản) tại KBNN hoặc chi nhánh NHTM; đồng thời,được KBNN hoặc chi nhánh NHTM xác nhận, ký, đóng dấu trên liên chứng từ trả lạicho người nộp NSNN.

Về việc tổ chức trao đổi, đối chiếu chứng từ thu NSNN:

- Giữa KBNN với chi nhánh NHTM: Được thực hiện theo phiên trong ngàytheo thỏa thuận giữa KBNN và chi nhánh NHTM nơi mở tài khoản trên từng địa bàn

- Giữa KBNN với cơ quan Thuế: Được thực hiện theo từng ngày ngày làmviệc Việc đối chiếu số liệu giữa hai cơ quan thực hiện theo tháng (năm) đảm bảo

số liệu đối chiếu kịp thời, khớp đúng Nếu phát sinh chênh lệch phải giải trìnhnguyên nhân chênh lệch trên bản đối chiếu đồng thời phối hợp giải quyết trongthời gian sớm nhất

- Giữa cơ quan Thuế với NHTM: Được thực hiện thông qua Cổng thông tinđiện tử của Tổng cục Thuế, đảm bảo thông tin, dữ liệu trao đổi giữa Tổng cục Thuếvới NHTM về số phải thu NSNN phải được đầy đủ, kịp thời và chính xác, tạo thuậnlợi cho các NHTM trong việc thực hiện thu NSNN

Về việc quản lý, sử dụng thông tin người nộp NSNN tại các NHTM có thamgia phối hợp thu NSNN:

- Các NHTM chỉ được sử dụng thông tin về người nộp NSNN để thực hiệnthu NSNN theo đúng phạm vi, mục đích của quy trình phối hợp thu NSNN giữaKBNN - cơ quan Thuế - NHTM; các NHTM không được phép cung cấp thông tin vềngười nộp NSNN cho bên thứ ba hoặc sử dụng thông tin về người nộp NSNNvào các mục đích khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩmquyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của người nộp NSNN.NHTM phải chịu trách nhiệm bảo mật thông tin, dữ liệu cho người nộp NSNN

Về thời gian hạch toán: Thời điểm "cut of time" (COT) là thời điểm tạm

ngừng truyền, nhận chứng từ thanh toán để đối chiếu số liệu thanh toán trongngày giữa Kho bạc Nhà nước và ngân hàng ủy nhiệm thu, được quy định là 15 giờ

30 của ngày làm việc Trường hợp cần thiết thay đổi thời gian giao dịch của ngàylàm việc,

Trang 36

Kho bạc Nhà nước chủ trì phối hợp với ngân hàng ủy nhiệm thu để thống nhất thời

điểm "cut of time" của ngày làm việc đó.

- Đối với KBNN:

+ Các khoản thu, nộp NSNN phát sinh tại chi nhánh NHTM trước thời điểm

“cut of time” giữa các đơn vị KBNN với chi nhánh NHTM nơi mở tài khoản (kể cảtài khoản tiền gửi và tài khoản chuyên thu), thì được KBNN hạch toán thu NSNNtrong ngày

+ Các khoản thu, nộp NSNN phát sinh tại chi nhánh NHTM sau thời điểm

“cut of time” giữa các đơn vị KBNN và chi nhánh NHTM nơi mở tài khoản, thì đượcKBNN hạch toán thu NSNN vào ngày giao dịch kế tiếp

+ Riêng đối với ngày làm việc cuối cùng của năm: các đơn vị KBNN phảiphối hợp và đối chiếu với các chi nhánh NHTM nơi mở tài khoản để đảm bảo việchạch toán, đối chiếu khớp đúng toàn bộ số liệu giữa hai bên ngay trong ngày làmviệc cuối cùng của năm

- Đối với NHTM: Tất cả các giao dịch thu, nộp NSNN phát sinh trong thờigian làm việc trong ngày, trừ ngày làm việc cuối tháng (kể cả trước và sau thời điểm

“cut of time”) đều phải được các chi nhánh NHTM ghi nhận và hạch toán đầy đủ,kịp thời vào tài khoản của KBNN ngay trong ngày làm việc đó

+ Trường hợp có các khoản nộp NSNN thông qua các kênh giao dịch điện tửcủa NHTM (như thu NSNN qua ATM, Internetbanking) phát sinh sau thời gian làmviệc trong ngày của NHTM hoặc phát sinh vào các ngày nghỉ (Chủ nhật hoặc cácngày nghỉ Lễ, Tết), thì được chi nhánh NHTM hạch toán vào tài khoản của KBNNvào ngày làm việc kế tiếp

+ Đối với ngày làm việc cuối tháng (trừ ngày làm việc cuối cùng của năm):Các khoản thu NSNN phát sinh trước thời điểm “cut of time” đều phải được cácchi nhánh NHTM ghi nhận và hạch toán đầy đủ, kịp thời vào tài khoản của KBNNngay trong ngày làm việc đó; các khoản thu NSNN phát sinh sau thời điểm “cut oftime”, thì được chi nhánh NHTM ghi nhận, hạch toán vào tài khoản của KBNN vàtruyền chứng từ báo có cho KBNN vào ngày làm việc đầu tiên của tháng kế tiếp để

Trang 37

đảm bảo khớp đúng số dư các tài khoản tương ứng giữa KBNN và các chi nhánhNHTM nơi mở tài khoản.

+ Riêng đối với ngày làm việc cuối cùng của năm, thì các chi nhánh NHTMphải phối hợp với KBNN để đảm bảo việc hạch toán và đối chiếu số liệu khớp đúngngay trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Về chuẩn thông tin của chứng từ thu NSNN: Các NHTM khi tham gia phốihợp thu NSNN và thanh toán các khoản thu NSNN qua hệ thống thanh toán điện tửliên ngân hàng (IBPS) hoặc qua các hệ thống thanh toán điện tử song phương tậptrung (giữa hệ thống KBNN với NHTM hoặc giữa các NHTM với nhau) phải thốngnhất về chuẩn thông tin trao đổi dữ liệu của chứng từ thu NSNN với chứng từthanh toán trong hệ thống IBPS (hoặc thanh toán điện tử song phương tập trung),đảm bảo toàn bộ các chứng từ thu NSNN chuyển từ ngân hàng phục vụ người nộpNSNN về ngân hàng phục vụ KBNN phải có đầy đủ các nội dung quy định tại Bảng

kê nộp thuế; đồng thời, tạo thuận lợi cho việc kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệuđiện tử về thu NSNN giữa các đơn vị liên quan [2]

1.1.2.2.Trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia tổ chức phối hợp thu NSNN

Với mỗi cơ quan khi hoạt động độc lập đều dựa trên các văn bản khác nhau

áp dụng cho mỗi cơ quan Đó là những quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn, cơ cấu tổ chức cũng như quy định các quy trình nghiệp vụ nội bộ Khi tham giavào quy trình phối hợp thu NSNN, mỗi đơn vị tham gia phải tuân thủ đúng quytrình mà cơ quan ban hành đặt ra, ở đây là Bộ Tài chính, nhằm đạt được kết quảmong muốn khi thực hiện dự án hiện đại hóa phối hợp thu NSNN Bên cạnhtrách nhiệm khi tham gia vào quy trình, các đơn vị cũng nhận được những quyềnlợi mà từ sự phối hợp này mang lại

Trang 38

Tiêu chí KBNN Cơ quan Thuế NHTM

Trách

nhiệm

Chủ trì phối hợp với cơ quan

Thuế

xây dựng thỏa thuận và quy trình

chi tiết về phối hợp thu NSNN;

Tổ chức quản lý và lưu trữ thông

tin điện tử đảm bảo an toàn, bảo

mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị

sai lệch;

Truyền kịp thời thông tin số đã

thu cho cơ quan Thuế;

Phối hợp với các bên liên quan

trong việc đối chiếu, xử lý sai sót

đảm bảo khớp đúng số đã thu;

Chủ trì phối hợp với cơ quan

Thuế và NHTM tuyên truyền

cho người nộp thực hiện theo

quy trình phối hợp thu

Hướng dẫn người nộp NSNN kê

khai thông tin trên chứng từ nộp

Cung cấp đầy đủ chứng từ nộp

thuế theo đề nghị của người nộp

thuế

Hỗ trợ cơ quan Thuế, NHTM về

nghiệp vụ và kĩ thuật trong quá

trình phối hợp thu NSNN

Chủ trì xây dựng quychế quản lý, sử dụng vàbảo mật thông tin, dữliệu người nộp;

Xây dựng cơ sở dữ liệu

về người nộp và số phảithu tại cổng thông tinđiện tử của Tổng cụcThuế phục vụ choKBNN và NHTM truyvấn thông tin người nộpNSNN khi cần;

Phối hợp và thống nhấtvới NHTM về phươngthức trao đổi dữ liệu;

Phối hợp với các bênliên quan trong việc đốichiếu, xử lý sai sót đảmbảo khớp đúng số đãthu;

Nhận thông tin định kỳ

từ KBNN cung cấp đểghi nhận vào hệ thốngthuế;

Phối hợp với KBNN vàNHTM tuyên truyền chongười nộp thực hiệntheo quy trình phối hợp

t hu

Phối hợp và thốngnhất với KBNN và

cơ quan Thuế vềphương thức kếtnối và trao đổi dữliệu;

Đảm bảo đầy đủ cơ

sở vật chất, trangthiết bị, đội ngũ đápứng cho hoạt động

tổ chức phối hợpthu NSNN;

Nhập, truyền đầy đủ

và chính xác cácthông tin trên chứng

từ thu với KBNNtrên địa bàn;

KBNN, cơ quanThuế nhận dữ liệudanh mục dùngchung theo quy định;Chấp hành quy chếquản lý, sử dụng vàbảo mật thông tinngười nộp NSNN;

In, quản lý, lưu trữchứng từ thu theo

q u y đ ị n h

Quyền

lợi

Thừa hưởng thông tin về NNT;

Không phải nhập lại thông tin về

Không phải nhập lạithông tin vào hệ thống vìđược KBNN truyền sang;

NNT có nhiều lựa chọnđịa điểm nộp tiền nênthực hiện nghĩa vụNSNN đúng hạn, giúpcông tác quản lý thuế

Thừa hưởng thôngtin về NNT;

Tăng thêm lượngkhách hàng, dịchvụ;

Huy động vốn từnguồn thu NSNNphục vụ hoạt độngkinh doanh

Bảng 1.1: Trách nhiệm và quyền lợi các bên tham gia tổ chức phối hợp thu

Nguồn: [5].

Trang 39

1.1.2.3.Các hình thức phối hợp thu ngân sách nhà nước

Các hình thức phối hợp thu NSNN gắn liền với các hình thức thu NSNN ThuNSNN bao gồm thu trực tiếp và thu gián tiếp:

Thu trực tiếp là phương thức thu mà NNT mang tiền nộp trực tiếp vào

KBNN, NHTM, hoặc thu NSNN bằng chuyển khoản khi NNT mở tài khoản tạiNHTM hoặc KBNN

Thu gián tiếp là phương thức mà NNT nộp tiền NSNN qua cơ quan thuế Theo

phương thức này cơ quan thuế dùng biên lai thu NSNN để trực tiếp thu tiền

từ NNT Định kỳ, theo lịch thoả thuận với KBNN, cơ quan thuế nộp tiền tại trụ sởKBNN, NHTM Mỗi khoản thu NSNN và mỗi phương thức thu sẽ có quy trình thu,thủ tục thu NSNN tương ứng

Nội dung cơ bản của các quy trình thu NSNN như sau:

Thu bằng chuyển khoản

Thực hiện quy trình này, NHTM, KBNN có nhiệm vụ: trích tài khoản tiền gửicủa NNT (theo lệnh của chủ tài khoản hoặc lệnh của cơ quan thuế) để nộp tiềnNSNN vào NSNN với các bước cụ thể như sau:

- Cơ quan thuế ra thông báo thu gửi NNT (đối với những khoản thu NSNNchưa áp dụng cơ chế tự khai tự nộp) hoặc cơ quan thu ra Lệnh thu NSNN gửiNHTM, KBNN nơi NNT mở tài khoản (đối với những trường hợp bị phạt, truy thuthuế) cưỡng chế thu NSNN

- NNT lập bảng kê nộp tiền NSNN vào NSNN bằng chuyển khoản đề nghịNHTM, KBNN nơi mở tài khoản, trích số tiền từ tài khoản của mình để nộp vào tàikhoản thu NSNN tại KBNN

- NHTM, KBNN trích tài khoản tiền gửi của NNT để nộp tiền NSNN vàoNSNN, KBNN nhận được thông tin, chứng từ nộp tiền do NHTM, KBNN chuyển đến,kiểm tra nội dung và các yếu tố trên bảng kê, in Giấy nộp tiền (GNT) cho NNT,đối chiếu với bảng kê thanh toán và thực hiện hạch toán thu NSNN

- KBNN, cơ quan thuế, NHTM phối hợp, kiểm tra, đối chiếu các khoản thuNSNN theo quy định

Trang 40

Cơ quan Thuế

Thông báo thu

Sơ đồ 1.1 Phối hợp thu bằng chuyển khoản

Thu bằng tiền mặt

- Thu tại trụ sở của KBNN:

Sơ đồ 1.2 Phối hợp thu bằng tiền mặt tại trụ sở KBNN

Ngày đăng: 01/10/2018, 21:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính, (2008),Thông tư số 128 /2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 hướng dẫn quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 128 /2008/TT-BTC ngày 24/12/2008hướng dẫn quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2008
2. Bộ Tài Chính, (2011),Thông tư số 85/2011/TT - BTC ngày 17/06/2011 về hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc nhà nước - Tổng cục thuế - Tổng cục hải quan và các Ngân hàng thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 85/2011/TT - BTC ngày 17/06/2011 vềhướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc nhànước - Tổng cục thuế - Tổng cục hải quan và các Ngân hàng thương mại
Tác giả: Bộ Tài Chính
Năm: 2011
3. Bộ Tài chính, (2013),Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tinquản lý Ngân sách và Kho bạc (gọi tắt là TABMIS), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 hướngdẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tinquản lý Ngân sáchvà Kho bạc (gọi tắt là TABMIS)
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2013
4. Bộ Tài chính, (2014), Thông tư số 32/2014/TT-BTC ngày 11/03/2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2011 hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợpthu Ngân sách nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 32/2014/TT-BTC ngày 11/03/2014 Sửađổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm2011 hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợpthu Ngân sách nhà nước giữa Kho bạcNhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2014
5. Bộ Tài chính, (2016), Thông tư số 84 /2016/TT-BTC ngày 17/06/2016hướng dẫn thủ tục thu nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuếvà thuế nội địa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 84 /2016/TT-BTC ngày17/06/2016hướng dẫn thủ tục thu nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế"và thuế nội địa
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2016
6. Bộ Tài chính, (2016), Thông tư số 328 /2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 328 /2016/TT-BTC ngày 26/12/2016hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhànước
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2016
7. Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy, Báo cáo thu NSNN các năm 2015, 2016, 2017, Lệ Thủy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thu NSNN các năm 2015, 2016,2017
8. Nguyễn Hồng Hà, (2011), Đổi mới quy trình thu ngân sách nhà nướcgiữa Kho bạc nhà nước và cơ quan Thuế, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quy trình thu ngân sách nhà nướcgiữaKho bạc nhà nước và cơ quan Thuế
Tác giả: Nguyễn Hồng Hà
Năm: 2011
9. Lê Văn Hưng và Lê Hùng Sơn, (2013), Giáo trình Ngân sách nhà nước, Nxb Trường Đại học kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngân sách nhà nước
Tác giả: Lê Văn Hưng và Lê Hùng Sơn
Nhà XB: Nxb Trường Đại học kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Năm: 2013

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w