Các chuẩn kết nối ổ cứng
Trang 1Các chuẩn kết nối ổ cứng
Ổ đĩa cứng là thành phần không thể thiếu của một hệ thống máy tính Nó là nơi lưu trữ hệ điều hành, cài đặt các phần mềm, tiện ích cũng như lưu trữ dữ liệu để sử dụng
Những hiểu biết cơ bản về ổ đĩa cứng sẽ giúp bạn sử dụng tốt hơn Bài viết không nhằm giới thiệu chi tiết các linh kiện, bộ phận hay cách hoạt động bên trong ổ cứng mà mang đến cho bạn hiểu biết khái quát về các loại ổ cứng thông dụng hiện nay, cách nối kết vào hệ thống,
Hiện nay ổ cứng gắn trong có 2 chuẩn kết nối thông dụng là IDE và SATA Khi muốn mua mới hoặc bổ sung thêm một ổ cứng mới cho máy tính của mình, bạn cần phải biết được bo mạch chủ (motherboard)
hỗ trợ cho chuẩn kết nối nào Các dòng bo mạch chủ được sản xuất từ 2 năm trở lại đây sẽ có thể hỗ trợ
cả hai chuẩn kết nối này, còn các bo mạch chủ trở về trước thì sẽ chỉ hỗ trợ IDE Bạn cần xem thêm thông tin hướng dẫn kèm theo của bo mạch chủ mình đang sử dụng hoặc liên hệ nhà sản xuất để biết
Parallel ATA (PATA) hay còn được gọi là EIDE (Enhanced intergrated drive electronics) được biết đến như là 1 chuẩn kết nối ổ cứng thông dụng hơn 10 năm nay Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa là 100 MB/giây Các bo mạch chủ mới nhất hiện nay gần như đã bỏ hẳn chuẩn kết nối này, tuy nhiên, người dùng vẫn có thể mua loại card PCI EIDE Controller nếu muốn sử dụng tiếp ổ cứng EIDE
Nhanh chóng trở thành chuẩn kết nối mới trong công nghệ ổ cứng nhờ vào những khả năng ưu việt hơn chuẩn IDE về tốc độ xử lý và truyền tải dữ liệu SATA là kết quả của việc làm giảm tiếng ồn, tăng các luồng không khí trong hệ thống do những dây cáp SATA hẹp hơn 400% so với dây cáp IDE Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa lên đến 150 - 300 MB/giây Đây là lý do vì sao bạn không nên sử dụng ổ cứng IDE chung với ổ cứng SATA trên cùng một hệ thống Ổ cứng IDE sẽ “kéo” tốc độ ổ cứng SATA bằng với mình, khiến ổ cứng SATA không thể hoạt động đúng với “sức lực” của mình Ngày nay, SATA là chuẩn kết nối ổ cứng thông dụng nhất và cũng như ở trên, ta có thể áp dụng card PCI SATA Controller nếu bo
Bạn có thể yên tâm là các phiên bản Windows 2000/XP/2003/Vista hay phần mềm sẽ nhận dạng và tương thích tốt với cả ổ cứng IDE lẫn SATA Tuy vậy, cách thức cài đặt chúng vào hệ thống thì khác nhau Do đó, bạn cần biết cách phân biệt giữa ổ cứng IDE và SATA để có thể tự cài đặt vào hệ thống của mình khi cần thiết Cách thức đơn giản nhất để phân biệt là nhìn vào phía sau của ổ cứng, phần kết nối của nó
Trang 2Giao diện kết nối phía sau của ổ cứng IDE và SATA
Phân biệt 2 loại cáp truyền tải dữ liệu của SATA và EIDE (IDE)
Ổ cứng PATA (IDE) với 40-pin kết nối song song, phần thiết lập jumper (10-pin với thiết lập
master/slave/cable select) và phần nối kết nguồn điện 4-pin, độ rộng là 3,5-inch Có thể gắn 2 thiết bị IDE trên cùng 1 dây cáp, có nghĩa là 1 cáp IDE sẽ có 3 đầu kết nối, 1 sẽ gắn kết vào bo mạch chủ và 2
Ổ cứng SATA có cùng kiểu dáng và kích cỡ, về độ dày có thể sẽ mỏng hơn ổ cứng IDE do các hãng sản
xuất ổ cứng ngày càng cải tiến về độ dày Điểm khác biệt dễ phân biệt là kiểu kết nối điện mà chúng yêu cầu để giao tiếp với bo mạch chủ, đầu kết nối của ổ cứng SATA sẽ nhỏ hơn, nguồn đóng chốt, jumper 8-pin và không có phần thiết lập Master/Slave/Cable Select, kết nối Serial ATA riêng biệt Cáp
Ngoài 2 chuẩn kết nối IDE (PATA) và SATA, các nhà sản xuất ổ cứng còn có 2 chuẩn kết nối cho ổ cứng gắn ngoài là USB, FireWire Ưu điểm của 2 loại kết nối này so với IDE và SATA là chúng có thể cắm
“nóng” rồi sử dụng ngay chứ không cần phải khởi động lại hệ thống
Trang 3Các loại kết nối của USB, FireWire 400, FireWire 800
USB 2.0 là chuẩn kết nối ngoại vi cho hầu hết các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows Loại kết nối này có tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa lên đến 480 MB/giây Tốc độ duy trì liên tục khoảng từ 10 - 30 MB/giây, tuỳ thuộc vào những nhân tố khác nhau bao gồm loại thiết bị, dữ liệu được truyền tải và tốc độ hệ thống máy tính Nếu cổng USB của bạn thuộc phiên bản cũ hơn 1.0 hay 1.1 thì bạn vẫn có thể sử dụng ổ cứng USB 2.0 nhưng tốc độ truyền tải sẽ chậm hơn.
FireWire
FireWire còn được gọi là IEEE 1394, là chuẩn kết nối xử lý cao cấp cho người dùng máy tính
cá nhân và thiết bị điện tử Giao diện kết nối này sử dụng cấu trúc ngang hàng và có 2 cấu hình:
FireWire 400 (IEEE 1394a) truyền tải môt khối lượng dữ liệu lớn giữa các máy tính và những
thiết bị ngoại vi với tốc độ 400 MB/giây Thường dùng cho các loại ổ cứng gắn ngoài, máy
FireWire 800 (IEEE 1394b) cung cấp kết nối tốc độ cao (800 MB/giây) và băng thông rộng cho
việc truyền tải nhiều video số và không nén, các tập tin audio số chất lượng cao Nó cung ứng khả năng linh hoạt trong việc kết nối khoảng cách xa và các tuỳ chọn cấu hình mà USB không
Có thể tham khảo thêm về USB 2.0 với FireWire 400, FireWire 800
http://www.barefeats.com/usb2.html
Cách lắp thêm một ổ cứng ngoài
Sắp bước sang năm 2008, và hầu như tất cả các PC đều hỗ trợ đa phương tiện Tuy nhiên, không phải PC nào cũng có thể chứa hàng trăm bộ phim download, cả tá ca nhạc, cũng như hàng loạt tranh ảnh, video và tài liệu cứ tăng theo cấp số nhân
Vì thế, bạn dường như luôn phải đối mặt với 2 lựa chọn: xóa bớt những dữ liệu quý giá hay nâng cấp bộ chứa của mình
Tuy nhiên, có một cách nhanh gọn và khá đơn giản để giải quyết vấn đề này đó là tạo thêm một ổ cứng
Trang 4ngoài Đây quả là lúc thích hợp để làm việc này vì giá một ổ cứng bây giờ khá rẻ Một ổ cứng 750GB của Western Digital cũng chỉ khoảng 249,99$ (mua trực tiếp) Vì thế, chẳng có lí do gì để bạn chậm trễ làm điều đó cả
Hãy bắt đầu ngay với những hướng dẫn từng bước sau đây:
1 Cài đặt thẻ PCI ESATA
Thẻ này sẽ tạo thêm một cổng SATA ngoài cho PC Cổng này sử dụng dây cáp chứ không như những kết nối SATA trong Nhét thẻ vào khe PCI Express còn trống và cài đặt ổ Với tốc độ 3 gigabit/giây (Gbps), eSATA nhanh hơn đáng kể so với tốc độ 480 Mbps của USB 2.0 và 400 Mbps của FireWire (kết nối ngoại vi)
2 Tìm một vỏ ổ cứng thích hợp
Trang 5Chúng tôi lựa chọn Antec VERIS MX-1 bởi vì nó thời trang và linh hoạt; cổng ra USB cho phép tương thích với những công nghệ cũ hơn trong khi SATA lại cho ta tốc độ khá cao MX-1 đi kèm một quạt có tác dụng giữ cho ổ ứng WD Caviar 750GB luôn chạy một cách nhẹ nhàng và an toàn
3 Mở vỏ ổ cứng
Trang 6Mở nắp phía trên bằng một chìa ốc vít, và hãy nhớ để ý vị trí bạn cất giữ những chiếc đinh sau khi tháo Bạn sẽ nhìn thấy một bảng mạch in với bộ phối hợp giao diện (interface adapter)
4 Cho ổ cứng vào
Tháo 2 đinh ốc giữ khay chứa quạt, gỡ bỏ dây nối của đèn LED và quạt trên ổ cứng Sau đó, trượt nhẹ giao diện nguồn SATA vào ổ cứng Lắp lại khay
5 Thực hiện một số lắp ghép đơn giản
Trang 7Đừng quên kết nối lại đèn LED và quạt trước khi vặn ốc mọi thứ lại với nhau.
6 Đóng vỏ ổ cứng lại
Trang 8Trượt nhẹ khay cùng với ổ cứng đã được lắp ghép đầy đủ trở lại vỏ
7 Thiết lập định dạng ổ cứng
Trang 9Cắm điện cho ổ, bật lên, khởi động Logical Disk Manager bằng cách click chuột phải vào My Computer, lựa chọn Manage, sau đó chọn Disk Management từ Storage Bây giờ bạn có thể thiết lập định dạng và chia ổ
8 Hoàn thành
Bây giờ thì bạn đã có thể lưu giữ thêm cả terabyte vào trong PC của mình
Cách ráp ổ dĩa quang cho máy vi tính
Ổ dĩa quang (CD) là thiết bị đọc (ghi) các dĩa CD, giúp chuyển chương trình hoặc dữ liệu từ bên ngoài vào máy vi tính và ngược lại Một máy vi tính có thể gắn nhiều CD nếu còn đủ khe cắm cho dây cáp của CD
Sau đây là các bước ráp CD cho máy vi tính:
Trước hết cần phải xác định xem máy vi tính gắn bao nhiêu CD và cái nào sẽ làm ổ chính (Master) cái nào sẽ là ổ phụ (Slaver) để điều chỉnh các chân cắm (Jumper) nằm ở phía sau CD Cách cắm các Jumper này thường được ghi rõ trên bề mặt của CD
Trang 10 Tháo miếng chắn nằm ở vị trí cần gắn CD ra khỏi mặt trước của thùng máy bằng cách đưa tay vào bên trong và tháo khớp gài hai bên Đưa CD từ ngoài vào vị trí của nó trong thùng máy, vị trí này thường nẳm ở phía trên ổ dĩa mềm Bắt chặt các vit định vị CD với thùng máy
Cắm một đầu dây cáp dữ liệu (ATA có 40 đầu dây) vào CD Đầu cắm và khe cắm đều có khớp để tránh cắm sai và sợi dây màu đỏ tương ứng với chân số 1 Một dây cáp dữ liệu thường có 3 đầu
và có thể gắn được 2 CD chung một dây
Trang 11 Đầu còn lại vào khe cắm trên Mainboard
Cắm dây cung cấp nguồn cho CD
Trang 12 Các CD đời mới (SATA) sẽ dùng cắm theo chuẩn khác, đối với dây dữ liệu nếu Mainboard không
hỗ trợ loại chuẩn cắm này thì có thể dùng Card SATA để chuyển đổi, còn đối với dây cung cấp nguồn nếu bộ nguồn không có đầu dây này thì có thể dùng thêm dây chuyển đổi
Lưu ý: Thông thường máy vi tính sẽ tự nhận ra CD, nếu không thì cần phải xem lại cách gắn các Jumper
để thiết lập Master và Slaver cho đúng và kiểm tra lại các đầu dây cắm Có thể Setup lại BIOS nếu cần Nên dùng dây dữ liệu riêng cho CD và HDD