TRỰC KHUẨN LAO (Mycobacterium tuberculosis)ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌCVi khuẩn lao là trực khuẩn thanh mảnh, hơi cong (nên còn được gọi là trực khuẩn lao).Kích thước khoảng 0,4 x 35 μm.Chúng không có vỏ, không có lông và không có nha bào. Nhuộm Ziehl Neelsen vi khuẩn lao bắt màu đỏ. Vi khuẩn lao không nhuộm được bằng phương pháp thông thường.CẤU TRÚC THÀNH TẾ BÀOThành tế bào vi khuẩn lao chỉ chứa một số lượng nhỏ peptidoglycan, chứa nhiều lipid, tạo nên tính kháng cồn acid.Các glycolipid bao gồm acid mycolic (acid béo chuỗi dài), phức hợp arabinogalactan lipid và lipoarabinomannan.Acid mycolic được gọi là chất sáp chiếm tới 60% trong cấu trúc thành tế bào.
Trang 1TRỰC KHUẨN LAO
(Mycobacterium tuberculosis)
Trang 2ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC
Vi khuẩn lao là trực khuẩn thanh mảnh, hơi cong (nên còn được gọi là trực khuẩn lao).Kích thước khoảng 0,4 x 3-5 μm
Chúng không có vỏ, không có lông và không có nha bào
Nhuộm Ziehl- Neelsen vi khuẩn lao bắt màu đỏ
Vi khuẩn lao không nhuộm được bằng phương pháp thông thường
Trang 3CẤU TRÚC THÀNH TẾ BÀO
Thành tế bào vi khuẩn lao chỉ chứa một số lượng nhỏ peptidoglycan, chứa nhiều lipid, tạo nên tính kháng cồn - acid
Các glycolipid bao gồm acid mycolic (acid béo chuỗi dài), phức hợp arabinogalactan - lipid và lipoarabinomannan
Acid mycolic được gọi là chất sáp chiếm tới 60% trong cấu trúc thành tế bào
Trang 4Vi khuẩn lao mọc rất chậm, thời gian phân chia khoảng 18 giờ một lần.
Trang 6SỨC ĐỀ KHÁNG
Các hoá chất dùng để diệt vi khuẩn lao phải
có nồng độ cao và thời gian tiếp xúc lâu
Các dung dịch thường sử dụng là Crezyl 5%, phenol 5%, lysol 3%, Formol 3-8% Hấp ướt hoặc luộc sôi 100oC/5 phút
Trang 7KHÁNG NGUYÊN VÀ PHÂN LOẠI
Trang 8KHÁNG NGUYÊN
Kháng nguyên của vi khuẩn lao rất phức tạp, vẫn chưa hiểu biết rõ ràng, có thể xếp thành 3 nhóm sau:
- Kháng nguyên lipid gồm acid mycolic ở vách tế bào
- Kháng nguyên protein gây hiện tượng quá mẫn trong phản ứng tuberculin
- Kháng nguyên polysaccharide
Trang 9PHÂN LOẠI
Mycobacterium được gọi là trực khuẩn
kháng cồn, kháng acid (viết tắt là AFB: acid fast bacilli)
Tính kháng cồn- kháng acid thể hiện ở 2 điểm: không bị diệt bởi acid và cồn ở nồng
độ diệt được vi khuẩn khác, không bị acid - cồn tẩy màu trong quá trình nhuộm màu
Trang 10PHÂN LOẠI
Mycobacterium gây bệnh lao còn được gọi
là Mycobacterium điển hình, chúng bao
gồm 3 loại vi khuẩn gây bệnh lao ở người:
Mycobacterium tuberculosis (lao người)
Mycobacterium bovis (lao bò)
Mycobacterium avium (lao chim)
Trang 11KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Trang 13Đường lây truyền
Bệnh lao lây chủ yếu qua đường hô hấp
Người bị nhiễm lao do hít phải những giọt đờm (đường kính 1 - 5 μm) có chứa vi khuẩn lao từ bệnh nhân lao ho, hắt hơi vào không khí
Đôi khi, đường lây khác có thể là đường
tiêu hóa khi uống sữa bò bị bệnh do M
bovis.
Trang 16Nhiễm lao lần đầu
Khi tiếp xúc lần đầu với vi khuẩn lao thì một phản ứng viêm cấp tính nhẹ ở phổi xuất hiện
Sau khi vi khuẩn lao bị thực bào, ở người
có đáp ứng miễn dịch tế bào đầy đủ, sau 4 -
6 tuần lymphokin được sản xuất, hoạt hóa đại thực bào giết chết vi khuẩn lao
Trang 17Nhiễm lao lần đầu
Cơ thể sinh ra đáp ứng quá mẫn muộn với
vi khuẩn lao, kết quả là hình thành u hạt
Tiếp theo là hoại tử ở trung tâm, bã đậu hoá, xơ hoá và hình thành sẹo
Trang 18Nhiễm lao lần đầu
Sau khi liền tổn thương tiên phát, vi khuẩn lao vẫn không bị diệt hoàn toàn
Chúng có thể tồn tại mãi trong cơ thể dưới dạng không hoạt động, những người nhiễm lao thường chỉ biểu hiện ở test tuberculin (+) và không có khả năng lây nhiễm
Ở những người này có khoảng 10% tái hoạt động của vi khuẩn lao trở thành lao bệnh
Trang 19Bệnh lao hay lao hoạt động
Khả năng lao nhiễm trở thành lao hoạt động phụ thuộc vào hai yếu tố: mức độ nhiễm nhiều hay ít (số lượng vi khuẩn hít phải) và sức đề kháng của cơ thể
Sau một thời gian, khi có một sự thay đổi hay giảm miễn dịch tế bào, làm thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn lao thì lao nhiễm tiến triển thành lao bệnh
Trang 20Bệnh lao hay lao hoạt động
Thường gặp ở những người suy dinh dưỡng, nghiện rượu, đái tháo đường, AIDS
và người nhiễm chủng vi khuẩn lao kháng thuốc
Vi khuẩn lao gây bệnh lao phổi là chủ yếu, thường bắt đầu ở đỉnh phổi, nơi có phân áp oxy cao nhất
Trang 21Bệnh lao hay lao hoạt động
Triệu chứng sớm thường là giảm cân, kém
ăn, sốt, ra mồ hôi ban đêm, sau đó là ho, đau ngực, khạc đờm có máu
Vi khuẩn lao có trong đờm và bệnh nhân trở thành nguồn lây cho người khác
Trang 22Bệnh lao hay lao hoạt động
Vi khuẩn lao có thể lan tràn theo đường máu và bạch huyết tới nhiều cơ quan gây lao ngoài phổi
Vị trí lan thường là tuỷ xương, khớp xương, toàn bộ phổi, tiết niệu, sinh dục, màng não, hạch, đường tiêu hoá, màng bụng
Trang 25CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM
Trang 26Bệnh phẩm
Đờm, dịch màng phổi, dịch dạ dày, nước tiểu, dịch não tủy và các bệnh phẩm nghi ngờ khác
Trang 27Nhuộm Ziehl - Neelsen
Là cách chẩn đoán nhanh duy nhất trước đây nhưng số lượng vi khuẩn trong đờm phải ≥104 AFB/ml mới phát hiện được và
không thể phân biệt M tuberculosis và cácMycobacterium khác.
Trang 29Nuôi cấy
Nuôi cấy trên môi trường Souton hoặc Lowenstein hay cả hai cho kết quả chính xác nhưng chậm
Trang 30Các phương pháp miễn dịch
Trang 31Phản ứng Tuberculin (Mantoux)
Dùng một lượng nhỏ chất tuberculin tiêm trong da để đánh giá miễn dịch lao
Bản chất của phản ứng này là một đáp ứng quá mẫn muộn
Trang 32Phản ứng Tuberculin (Mantoux)
Ở người đã nhiễm lao có một phản ứng viêm tại chỗ tiêm, phát triển dần tạo thành cục đỏ cứng sau thời gian 48-72 giờ
Nếu tại nơi tiêm xuất hiện một cục đỏ cứng, đường kính từ 10mm trở lên là dương tính
Trang 33Ý nghĩa phản ứng Tuberculin
Test tuberculin dương tính trong các trường hợp đang nhiễm lao, bị bệnh lao hoặc đã
khỏi bệnh lao, nhiễm Mycobacterium khác,
sau tiêm vaccine lao
Test âm tính ở những người chưa bao giờ nhiễm lao
Tuy nhiên, có thể âm tính giả ở người suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, sởi, AIDS hoặc đang mắc bệnh lao nặng
Trang 35Kháng thể kháng lao
Phát hiện kháng thể với vi khuẩn lao trong huyết thanh bệnh nhân và các dịch cơ thể khác, độ nhạy và đặc hiệu không cao
Trang 36Sinh học phân tử trong chẩn đoán lao
Phát hiện nhanh M tuberculosis trong các
bệnh phẩm lâm sàng với độ nhậy và đặc hiệu cao: 5-6 giờ
Chẩn đoán xác định đến loài.
Có thể phát hiện vi khuẩn lao kháng thuốc
Kỹ thuật sinh học phân tử được sử dụng rộng rãi nhất trong chẩn lao là PCR
Trang 37NGUYÊN TẮC PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ
Trang 38Phòng bệnh
Trang 39Phòng không đặc hiệu
Vệ sinh môi trường, nhà cửa thông thoáng, thông khí đầy đủ là biện pháp quan trọng nhất để phòng lây nhiễm lao
Ở bệnh viện, dùng tia cực tím để khử trùng không khí, sử dụng không khí lọc, dùng mạng che mũi miệng
Bệnh nhân lao có phòng cách ly riêng và phòng có thông khí tốt
Trang 40Phát hiện bệnh nhân lao qua soi đờm trực tiếp và điều trị là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả.
Sự lây nhiễm sẽ giảm đi nhiều sau 2 - 3 tuần điều trị
Tăng cường phát hiện lao ở người HIV
Phòng không đặc hiệu
Trang 41Vaccine BCG (Bacillus Calmette Guerin) là vaccine sống, tiêm trẻ <1 tháng tuổi, 0,05mg (0,1ml) vị trí: trong da trên cơ delta cánh tay T.
Hiện nay, thế giới đang nghiên cứu thế hệ vaccine phòng lao mới: vaccine tái tổ hợp, vaccine peptide tổng hợp, vaccine DNA, nghiên cứu gen độc lực của vi khuẩn lao để sản xuất vaccine
Phòng đặc hiệu
Trang 42Điều trị
Lao là một bệnh có thể chữa khỏi nếu điều trị thuốc kháng sinh thích hợp, đúng phác đồ
Nguyên tắc điều trị lao là phải phối hợp thuốc, đúng liều công hiệu và đúng thời gian để tránh vi khuẩn lao đột biến kháng thuốc
Trang 43Điều trị
Cần phối hợp các loại thuốc kháng sinh chống lao có tác dụng, đủ liều lượng, thời gian đầu 4 loại thuốc, thời gian tiếp theo 2 -
3 loại
Thời gian điều trị kéo dài (8 - 9 tháng) vì vi khuẩn lao phát triển chậm
Trang 44Điều trị
Điều trị thành công phụ thuộc vào sự phối hợp giữa thầy thuốc, nhân viên y tế và bệnh nhân
Phải giám sát điều trị, đặc biệt trong 2 tháng đầu tiên, theo chiến lược DOTS
(Directly Observed Treatment course: điều trị hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp)
Trang 45Short-Điều trị
Điều trị không đúng hoặc bệnh nhân dùng thuốc không đúng sẽ dẫn đến các chủng lao kháng thuốc
Điều trị lao kháng thuốc cần phối hợp nhiều loại thuốc hơn và thời gian điều trị dài hơn, tỷ lệ tử vong cao (40-60%)
Trang 46PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LAO
Dựa trên phác đồ điều trị lao của tổ chức Y
tế Thế giới, chương trình chống lao Quốc gia đã đề xuất một số phác đồ áp dụng cho điều trị lao hiện nay ở Việt nam
Trang 47Người bệnh chưa chữa lao bao giờ
- 2SRHZ / 6HE
- Điều trị tấn công 2 tháng liên tục dùng 4 loại thuốc S (SM); H (INH); R (RMP); Z (PZA) hàng ngày
- Điều trị duy trì hàng ngày liên tục trong 6 tháng với 2 thuốc là H và E (EMB)
Trang 48Người bệnh có lao tái phát
hoặc thất bại điều trị
- 2SHRZE/1HRZE/5H3 R3 E3
- Điều trị tấn công hàng ngày liên tục trong hai tháng với 5 loại thuốc SHRZE, một tháng tiếp theo dùng hàng ngày 4 loại thuốc HRZE
- Sau đó điều trị duy trì 3 loại thuốc H, R, E một tuần dùng ba lần cách quãng trong 5 tháng liên tục
Trang 49Người bệnh có lao tái phát
hoặc thất bại điều trị
H: Isoniazid Z: pyrazinamid S: Streptomycin R: RifampicinE: Ethambutol