1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẶC ĐIỂM CỦA BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1925 – 1945

15 597 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 42,82 KB

Nội dung

Phân tích sự ra đời và đặc điểm của các giai đoạn báo chí cách mạng Việt Nam từ 1025 đến 1945. Đặc điểm báo chí cách mạng Việt Nam 19251945 thông qua một số tờ báo tiêu biểu; Bối cảnh chính trị xã hội và sự ra đời của dòng báo chí cách mạng Việt Nam; Quá trình phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam; Những đặc điểm của báo chí cách mạng Việt Nam ; 19251945 qua một số tờ báo tiêu biểu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN

VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: LỊCH SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

ĐỀ TÀI: THÔNG QUA MỘT SỐ TỜ BÁO TIÊU BIỂU, HÃY PHÂN TÍCH

ĐẶC ĐIỂM CỦA BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1925 – 1945 ANH (CHỊ) CÓ SUY NGHĨ GÌ VỀ NGHỀ BÁO VÀ VỀ NHỮNG NHÀ BÁO

CÁCH MẠNG THỜI KỲ NÀY?

Sinh viên: Dương Lý Ánh Nguyệt Ngày sinh: 02/02/1997

MSSV: 15032019 Lớp: K60 – Báo chí

Hà Nội, tháng 12 năm 2016

MỤC LỤC:

Trang 2

A MỞ ĐẦU

I/ Lý do chọn đề tài 3

II/ Phương pháp nghiên cứu 3

B NỘI DUNG I/ Đặc điểm báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945 thông qua một số tờ báo tiêu biểu 3

I.1/ Bối cảnh chính trị xã hội và sự ra đời của dòng báo chí cách mạng Việt Nam 3

I.2/ Quá trình phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam 5

I.3/ Những đặc điểm của báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945 qua một số tờ báo tiêu biểu 6

I.3.1/ Báo chí cách mạng Việt Nam ra đời đầu tiên ở nước ngoài Trong quá trình tồn tại và phát triển chủ yếu xuất bản bí mật, không hợp pháp, luôn bị kẻ thù dòm ngó, thậm chí truy kích, cấm lưu hành, tìm mọi cách đình chỉ xuất bản 6

I.3.2/ Báo chí cách mạng có một mạng lưới rộng khắp ba kỳ, từ cấp Trung ương, kỳ, bộ đến tận cơ sở cách mạng ở các địa phương, các xí nghiệp hầm mỏ 8

I.3.3/ Xuất hiện báo chí cách mạng xuất bản ở trong tù 8

I.3.4/ Báo chí cách mạng tuy xuất bản bí mật, không hợp pháp, số lượng không nhiều nhưng đã được nhiều người đón đọc bởi báo chí cách mạng đã đáp ứng những yêu cầu bức thiết của đông đảo quần chúng nhân dân Báo chí cách mạng đã đứng về nhân dân, bảo vệ quyền lợi của nhân dân, đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản 10

I.3.5/ Báo chí cách mạng, trong quá trình tồn tại, đã có những bước phát triển nhảy vọt cả về cả số lượng và chất lượng, về cả quy mô và phương thức hoạt động 11

I.4/ Đánh giá 12

II/ Suy nghĩ về nghề báo và những nhà báo trong thời kỳ này 13

C KẾT LUẬN .14

D TÀI LIỆU THAM KHẢO .15

A MỞ ĐẦU

Trang 3

I – Lý do chọn đề tài

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về Lịch sử báo chí Việt Nam từ thuở sơ khai đến giai đoạn hiện nay, với sự hướng dẫn phương pháp từ giảng viên và những kiến thức thu nhận được, người viết đã có được cho mình cái nhìn khái quát về quá trình hình thành và phát triển của báo chí Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử của đất nước Từ những tờ báo Tiếng Việt đầu tiên để lại nhiều ấn tượng về nội dung và ý nghĩa của nó đến sự phát triển mạnh mẽ của báo chí hiện nay trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, báo chí ở giai đoạn nào cũng để lại cho người viết những ấn tượng sâu sắc

về những đặc điểm riêng có của nó Trong đó, người viết đặc biệt chú ý và hứng thú tìm hiểu về sự ra đời và phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam giai đoạn 1925-1945 và những đặc điểm của nó, bởi những đặc trưng về bối cảnh lịch sử cũng như tính chất cách mạng của báo chí giai đoạn này Chính vì vậy, người viết đã chọn cho mình đề tài để thực hiện nghiên cứu và tìm hiểu sâu, đó là: “Thông qua một số tờ báo tiêu biểu, phân tích những đặc điểm của báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945 Nêu suy nghĩ về nghề báo và người làm báo cách mạng thời kỳ này”

II – Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên đề tài đặt ra, người viết đã tìm hiểu các tài liệu lí luận về báo chí nói chung và quá trình hình thành và phát triển của báo chí nói riêng để tìm hiểu

về bối cảnh lịch sử, sự ra đời và phát triển, những đặc điểm tiêu biểu nhất của báo chí cách mạng Việt Nam giai đoạn 1925-1945 Trên cơ sở những đặc điểm

ấn tượng nhất về những đặc điểm đã tìm hiểu được, người viết thực hiện phương pháp phân tích những đặc điểm gắn liền với bối cảnh lịch sử, tiến hành

so sánh những đặc điểm của báo chí giai đoạn này với các giai đoạn khác và trong tiến trình lịch sử báo chí để đánh giá và nhận xét những đóng góp của nó đối với sự phát triển của báo chí cách mạng nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung Bên cạnh đó, người viết vừa tìm hiểu các tờ báo tiêu biểu của giai đoạn nay, vừa lồng ghép đặc điểm của các tờ báo đó để làm cơ sở phân tích những đặc điểm của báo chí cách mạng Việt Nam

B NỘI DUNG

I – Đặc điểm báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945 qua một số tờ báo tiêu biểu.

I.1 Bối cảnh chính trị, xã hội và sự ra đời của dòng báo chí cách mạng Việt Nam.

Những năm đầu của thế kỷ XX, trước sự bế tắc trong đường lối cứu nước, nhiều thanh niên yêu nước mang luồng tư tưởng mới tham gia phong trào cách mạng thế gới, một số thanh niên trẻ tuổi với lòng nhiệt huyết và quyết tâm sâu sắc như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong…thành lập Tâm Tâm xã với mục tiêu hợp sức mọi người để “phục quốc” và đòi lại nhân quyền, mưu cầu hạnh phúc Tiếng bom Sa Điện của thanh niên Phạm Hồng Thái giết chết toàn quyền Đông Dương Méc-lanh đã gây tiếng vang rộng khắp làm nức lòng người

Trang 4

yêu nước của các tầng lớp nhân dân, nổ phát súng đầu tiên báo hiệu giai đoạn đấu tranh mới

Nguyễn Ái Quốc về nước chỉ đạo phong trào cách mạng Tháng 6 năm

1925, người chọn một nhóm chiến sĩ trẻ trong Tâm Tâm xã, cùng một số thanh niên yêu nước đã từng hoạt động dưới ảnh hưởng của Phan Bội Châu để thành lập một đoàn thể cách mạng mới có xu hướng Mác xít là Việt Nam Thanh niên

Cách mạng Đồng chí hội Mục đích hoạt động của Hội là: “Hết sức phấn đấu

để thâu phục lấy đại bộ phận thợ thuyền, dân cày và binh lính, dẫn đạo quần chúng lao khổ bị áp bức ấy liên hệ với vô sản giai cấp thế giới để một mặt đánh

đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, chế độ phong kiến và Chủ nghĩa tư bản mà dựng

ra chánh quyền độc tài của thợ thuyền, dân cày và binh lính; một mặt tham gia vào cuộc thế giới cách mệnh san trừ tư bản chủ nghĩa cả thế giới đặng thực hiện chủ nghĩa cộng sản” Trong bối cảnh một đoàn thể mới ra đời và phong

trào cứu nước theo hướng mới, cần thiết có một cơ quan tuyên truyền đường lối, mục đích và chương trình hành động của Hội Trước yêu cầu đó, tháng 6 năm

1925, báo Thanh niên ra đời, trở thành tờ báo chính trị đầu tiên của một tổ chức

cách mạng Việt Nam và là ngọn nguồn của báo chí cách mạng

Ra đời sau các tờ báo Lục Tỉnh Tân Văn, Nông Cổ Mím Đàm, Đăng Cổ

Tùng Báo… với những tiếng đấu tranh đầu tiên và tinh thần dân tộc ở nhiều

mức độ, tờ Thanh Niên đặc biệt chú trọng việc giáo dục lòng yêu nước, khơi sâu chí căm thù của nhân dân đỗi với thực dân Pháp và bè lũ tay sai, khơi dậy truyền thống bất khuất kiên cường của dân tộc và kêu gọi đấu tranh với con

đường cách mạng mới theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin Nếu trong Lục

Tỉnh Tân Văn, Nông Cổ Mím Đàm, Đăng Cổ Tùng Báo…, các sĩ phu yêu nước

đã lợi dụng kẻ hở trong sinh hoạt báo chí để đăng những bài khích lệ lòng yêu nước dưới hình thức khích lệ nhân dân ta làm ruộng, trồng cây dệt vải, học chữ quốc ngữ…hoặc nói xa nói gần đả kích tham quan bằng các câu chuyện ngụ

ngôn; nếu các tờ báo Tiếng chuông rè, L Annam…là lời củ những người yêu

nước tiến bộ, công kích chế độ thực dân tàn bạo, lên án vua bù nhìn Huế, chỉ ra nguyên nhân sâu xa của nỗi khổ và phương châm hành động… và nhiều tờ báo khác với những tiếng nói nhiều màu sắc, mạnh mẽ lên án thực dân và lên tiếng

kêu gọi, cổ vũ phong trào đấu tranh cách mạng… thì báo Thanh Niên ra đời, khi

một cái dấu đỏ khẳng định sự ra đời chính thức của một cơ quan báo chí đầu tiên của một tổ chức cách mạng, trở thành tiếng nói mạnh mẽ và có sức truyền tải mạnh mẽ

Các tờ báo trước đó tuy có nhiều yếu tố tích cực nhưng về mặt tư tưởng lại chưa thực sự là tiếng nói đại diện của nhân dân trong công cuộc đấu tranh, cho

đến giai đoạn ra đời của báo Thanh Niên, bước khởi đầu của báo chí cách mạng,

thể hiện tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để của giai cấp tiền phong đủ mọi điều kiện để xây dựng, tổ chức lực lượng làm một cuộc cách mạng giải phóng

dân tộc Báo Thanh Niên ra đời vào thời điểm thuận lợi phát triển và thích hợp

vai trò đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Từ bước khởi đầu này, hàng

Trang 5

loạt các tờ báo khác ra đời và phát triển, mở ra một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của báo chí Việt Nam – báo chí cách mạng giai đoạn 1925-1945

I.2 Quá trình phát triển của báo chí cách mạng.

Báo chí cách mạng Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn để tìm hiểu:

- Giai đoạn 1925-1930

- Giai đoạn 1930-1939

- Giai đoạn 1939-1945

a) Giai đoạn 1925-1930

Giai đoạn 1925-1930 là giai đoạn sơ khai của báo cách mạng Việt Nam Hầu hết các tờ báo ra đời và phát triển đều thuộc tổ chức của giai cấp vô sản đầu tiên ở nước ta - Việt Nam Thanh Niên Đồng chí hội gồm khoảng 11 tờ bao gồm các tờ báo của cơ quan Trung ương bộ, kỳ bộ và các chi hội cơ sở trong và ngoài nước Nội dung chủ yếu tuyên truyền chủ nghĩa công sản, chủ nghĩa Mác Lênin và giáo dục ý thức đấu tranh giai cấp

Ngoài ra, còn có hệ thống báo chí của các tổ chức Đảng như An Nam Cộng sản Đảng có khoảng 3 tờ, Đông Dương Cộng sản Đảng có khoảng 14 tờ

và các tờ báo của các tổ chức Tổng công hội Bắc Kỳ, của học sinh khu nội trú

Hà Nội, hội học sinh Nam Định…

b) Giai đoạn 1930-1939

Đây là giai đoạn báo chí phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng Dưới sự lãnh đạp của Đảng Cộng sản Việt Nam, báo chí cách mạng thực sự là công cụ ngôn luận tuyên truyền của Đảng, phát triển mạng lưới không chỉ ở trung ương mà còn ở địa phương và các cơ quan đoàn thể, các tổ chức Đảng ở nước ngoài

Đặc biệt trong giai đoạn này, hệ thống báo chí trong nhà tù được các tù chính trị Đảng Cộng sản thực hiện nhằm mục đích đấu tranh về mặt tư tưởng chính trị, góp phần vào việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho tù Cộng sản, giác ngộ được một số đảng viên trở thành đảng viên kiên cường

Những năm 1930-1936, mạng lưới báo chí địa phương phát triển mạnh mẽ,

ở đâu có tổ chức đảng hoạt động mạnh là ở đó có xuất bản báo chí Báo chí trở thành phương tiện gắn kết và công cụ tuyên truyền hiệu quả Từ năm

1936-1939, phong trào Mặt trận dân chủ phát triển, báo chí cách mạng đã có bước phát triển nhảy vọt, các tờ báo ra đời và hoạt động công khai dưới nhiều danh nghĩa khác nhau Sự ra đời công khai không xin phép của tờ Dân chúng, chống lại chính sách tự do báo chí của nhà cầm quyền Pháp ở Nam Kỳ thể hiện vai trò

và sức mạng của báo chí cách mạng trong việc thực hiện yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng giao phó

c) Giai đoạn 1939-1945

Giai đoạn này số lượng báo chí cách mạng không nhiều, chỉ hơn 50 tờ, chủ yếu của Mặt trận Việt Minh, do chính sách kiểm soát chặt chẽ của chính quyền thực dân Nội dung chủ yếu là vạch trần tội ác của thực dân và tay sai, kêu gọi nhân dân đứng lên chiến đấu, giáo dục tổ chức lực lượng cách mạng, đoàn kết toàn dân để tạo thành sức mạnh tổng hợp đi đến tổng khởi nghĩa Dù báo chí

Trang 6

phát triển từ Trung ương đến địa phương nhưng đến năm 1940, Đảng ta vẫn chưa có tờ báo thống nhất Tháng 9/1941, tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Trường Chính phụ trách ra đời, đánh dấu bước đi mạnh mẽ của báo chí trong sự nghiệp đấu tranh dưới lá cờ Đảng

I.3 Những đặc điểm cơ bản của báo chí cách mạng Việt Nam

1925-1945 qua một số tờ báo tiêu biểu.

Gắn liền với những giai đoạn lịch sử khác nhau, mỗi báo chí từ 1865 đến

1945 chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại mang những đặc điểm riêng

biệt Nếu những tờ báo tiếng Việt đầu tiên như Gia Định Báo, Thông Loại Khóa

Trình, Lục Tỉnh Tân Văn, Nông Cổ Mím Đàm… ra đời để phục vụ tư tưởng thực

dân, các bài viết vừa đe dọa, vừa mua chuộc; nếu báo chí Bắc Kỳ buổi đầu của

thế kỷ XX, bằng chữ Hán hoặc nửa phần chữ Quốc ngữ như Bảo Hộ Nam Dân,

Nam Đồng Văn Nhật Báo, Đăng Cổ Tùng Báo…nhằm mục đích lôi kéo, thu

phục các chí sĩ yêu nước và từng bước loại bớt rào cản về mặt xã hội để thổi một luồng văn hóa mới vào Việt Nam; nếu báo chí Bắc Kỳ từ đầu thế kỷ XX

đến năm 1919 gồm các tờ Đông Dương tạp chí, tạp chí Nam Phong, Báo Nữ

Giới chung làm nguội lạnh phong trào đấu tranh, gây lòng tự ti an phận nhưng

cũng là phương tiện chuyển tải văn minh phương Tây vào Việt Nam; nếu báo

chí những năm 1919-1924 với các tờ Thực Nghiệp Dân báo, báo Khai Hóa, báo

Cái Chuông nứt…phản ánh phần nào xã hội Việt Nam, thông tin thời sự, nhịp

thở của đời sống xã hội…chấm dứt thời kỳ báo chí chính thống độc quyền ở Bắc Kỳ…thì giai đoạn 1925-1945, báo chí đã phát triển vượt bậc, chia thành nhiều dòng khác nhau: Dòng báo chí xuất bản công khai 1925-1945, dòng báo của giới trí thức trong những năm 1939-1945, dòng báo chí cách mạng

1925-1945 Trong đó phải kể đến những đoáng góp to lớn và những đặc điểm nổi bậc của dòng báo chí cách mạng Việt nam như sau:

I.3.1 Báo chí cách mạng Việt Nam ra đời đầu tiên ở nước ngoài Trong quá trình tồn tại và phát triển chủ yếu xuất bản bí mật, không hợp pháp, luôn

bị kẻ thù dòm ngó, thậm chí truy kích, cấm lưu hành, tìm mọi cách đình chỉ xuất bản

Ngay từ cái tiêu đề, đặc điểm đầu tiên của báo chí Việt Nam đã hiện ra rõ ràng và có lẽ không cần phân tích quá nhiều cũng để có thể hiểu được Báo

Thanh Niên, tờ báo chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam ra đời, là tờ báo

đánh dấu sự hình thành của báo chí cách mạng Việt Nam từ năm 1925 Cũng bởi vì tính chất phục vụ một tổ chức cách mạng nên ắt hẳn tờ báo này không thể hoạt động và xuất bản công khai, càng không thể nào tránh khỏi sự kiểm soát gắt gao và sự truy kích của địch Bởi lẽ trong thời kỳ nào, mọi hoạt động của báo chí đều nằm trong sự chi phối của thực dân Pháp với mục đích hướng tới là tuyên truyền chính sách khai hóa, sức mạnh của nước Đại Pháp…, phục vụ mọi lợi ích cho quan thầy chế độ thực dân Mọi hoạt động báo chí dù dưới hình thức nào, nế không có lợi cho chúng đều bị cấm Chúng đã đặt ra những quy định áp đặt hết sức vô lí về chính sách báo chí như: xin phép trước khi xuất bản, các văn

Trang 7

bản in trên báo đều phải thông qua sự kiểm duyệt của Toàn quyền và giấy phép xuất bản có thể bị thu hồi bất kỳ lúc nào…

Trong lúc đó, báo chí cách mạng ra đời chính là cơ quan ngôn luận của giai cấp vô sản Việt Nam dưới sự chỉ huy của Đảng Cộng sản Đông Dương có mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn đối kháng với chính quyền thực dân Báo chí cách mạng với mục đích đấu tranh vì quyền lợi của quần chúng lao động, đánh thức người dân khỏi sự “ru ngủ” của bởi cái goi là “chính sách khai hóa” và sức mạnh của thực dân Pháp, không hề đi theo con đường mà thực dân vẽ ra cho báo chí Việt Nam mà còn đi ngược lại quyền lợi của chúng Chính vì vậy, đối với chính quyền thực dân, báo chí cách mạng trở thành đối tượng nguy hiểm trong quá trình “ru ngủ” dân thuộc địa và trong cuộc đấu tranh về mặt chính trị

tư tưởng Điều đó đã khiến chính quyền thực dân tìm mọi cách để dòm ngó, kiểm soát, thậm chí truy kích, cấm lưu hành, đình chỉ xuất bản báo chí cách mạng Ngược lại, để tồn tại và phát triển rộng rãi, báo chí cách mạng buộc phải hoạt động bí mật, bất hợp pháp, tìm mọi cách để né tránh những cuộc truy kích dày đặc của kẻ thù

Đặc điểm này gắn với sự ra đời và quá trình phát triển trong thời kỳ đầu của báo chí cách mạng, cũng gắn liền với quá trình ra đời và đặc điểm của tờ

báo cách mạng đầu tiên - báo Thanh Niên Tờ báo Thanh Niên xuất bản đầu

tiên vào ngày 21 tháng 6 năm 1925 theo sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc, Tổng

bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội Báo Thanh Niên được xuất bản tại cơ sở bí mật của Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ở Quảng Châu, Trung Quốc, được chuyển về cơ sở trong nước bằng đường giao thông bí mật, một số gửi đi các cơ sở của hội ở Trung Quốc, Pháp, Thái Lan Từ năm 1924 đến 1927, báo ra được 88 số do Nguyễn Ái Quốc làm tổng biên tập, tháng 4/1927, cách mạng gặp khó khăn, Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô báo Thanh niên được tiếp tục xuất bản nhưng thời hạn không ổn định, và đến năm 1929, sau khi

An Nam Cộng sản Đảng thành lập, Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng chí

hội ngừng hoạt động thì báo Thanh Niên cũng ngừng xuất bản.

Trong khoảng 4 năm hoạt động, báo Thanh Niên đã nêu rõ phải đưa Chủ

nghĩa Mác Lênin vào giai cấp nông dân và các dân tộc bị áp bức Trước hết là đi vào từng giai cấp nhằm liên kết quần chúng lao động thành lực lượng mạnh mẽ

có khả năng lật đổ sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc Nội dung không phải là những lời tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn hay ca tụng công ơn khai hóa, ru ngủ dân chúng mà là khơi sâu lòng căm thù quân cướp nước để cổ vũ nhân dân làm cách mạng, học tập kinh nghiệm lịch sử làm thế nào để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi triệt để, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước giàu mạnh; tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin, thống nhất tư tưởng để đi đến thành lập một Đảng chân chính có đầy đủ sức mạnh để lãnh đạo quần chúng nhân dân làm cách mạng

Báo Thanh Niên ra đời gắn liền với thời điểm khởi đầu đầu khó khăn của

báo chí cách mạng, mang những điểm đặc trưng của báo chí cách mạng giai đoạn đầu khi phải đối mặt với sự công phá gay gắt của thực dân Tuy hoạt động

Trang 8

bí mật nhưng từ khi ra đời, báo Thanh Niên đã được người yêu nước Việt Nam

hưởng ứng nhiệt liệt Dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, tờ báo đã đem lại người Việt Nam thời kỳ này một tư duy cách mạng mới mẻ và quyết liệt, giới thiệu cho nhân dân con đường, phương pháp làm cách mạng và kiểu con người cách mạng, chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập

Đảng Cộng sản Việt Nam Báo Thanh Niên chính là tờ báo mở đầu cho cuộc

cách mạng tư tưởng chính trị ở Việt Nam dù đứng trước bao khó khăn chồng chất, trở thành nền tảng cho sự ra đời của nhiều tờ báo cách mạng sau này trong quá trình đấu tranh về mặt tư tưởng và đấu tranh vũ trang

I.3.2 Báo chí cách mạng có một mạng lưới rộng khắp ba kỳ, từ cấp Trung ương, kỳ, bộ đến tận cơ sở cách mạng ở các địa phương, các xí nghiệp hầm mỏ.

Sau một quá trình hình thành và dần hoàn thiện, mạng lưới báo chí cách mạng rộng khắp ba kỳ, từ cấp Trung ương đến địa phương, tạo nên mối liên kết giúp cho công tác tuyên truyền, cổ động có hiệu quả, mặt khác mạng lưới báo chí địa phương là sợi dây liên kết giúp cho việc nắm tình hình, ứng phó mọi hành động đàn áp của thực dân pháp và giúp cho quá trình đấu tranh đến với toàn dân khắp địa phương

Trên 200 tờ báo và tạp chí cách mạng ra đời chính là mình chứng rõ ràng nhất của sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống báo chí cách mạng Các tờ báo của

cơ quan trung ương khoảng 10 tờ, gồm: Tạp chí Cộng sản, Kèn gọi lính, Tạp

chí đỏ, Tranh đấu (1930), Cờ Vô sản (1931), tạp chí Bôn sơ vích (1934)… Giai

đoạn 1930-1936, các tờ báo địa phương tập trung xuất bản nhiều Vào thời điểm Đảng ta mới thành lập với nhiều sức ép lớn bởi cuộc khủng hoảng kinh tế và những cuộc đàn áp dã man của thực dân Pháp, báo chí cách mạng vừa phải hoạt động bí mật, vừa phải chống lại sự truy kích của địch nhưng phải làm trọn vai trò, trọng trách cách mạng quan trọng cuả mình Trước tình hình đó, các tờ báo Trung ương gặp khó khăn trong việc phát triển một cách mạnh mẽ và sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân bởi sự kiểm soát gay gắt của chính quyền thực dân, tuy nhiên, các tờ báo của cơ sở cách mạng ở địa phương, các xí nghiệp hầm mỏ lại trở thành điểm tựa cho hệ thống báo chí cách mạng, chỗ dựa tinh thần, là công cụ tuyên truyền bí mật có hiệu quả nhất giúp cho Đảng ra sức xây dựng, củng có tổ chức và phát triển lực lượng

Với đặc điểm này, báo chí cách mạng Việt Nam đã chứng minh được sức mạnh của sự phát triển mạng lưới của mình chỉ trong thời gian ngắn Hệ thống báo chí đã kết thành mạng lưới bao phủ khắp đất nước, mang tư tưởng chính trị cách mạng đến từng ngóc ngách của cơ sở cách mạng khắp các địa phương, đến với nhân dân mọi tầng lớp Báo chí cách mạng chứng minh được sức ảnh hưởng sâu rộng, sức lan tỏa của việc tuyên truyền cách mạng bằng ngôn ngữ báo chí

I.3.3 Xuất hiện báo chí cách mạng xuất bản ở trong tù.

Báo chí cách mạng xuất bản ở trong tù là một đặc điểm đặc biệt của báo chí cách mạng Việt Nam Các tù nhân chính trị bao gồm những cán bộ, đảng viên kiên trung, giữa trọng trách với tổ chức Đảng, tổ chức cách mạng bị thực

Trang 9

dân Pháp bắt Đó là các đồng chí Trường Chinh, Phan Đăng Lưu, Trần Huy Liệu, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Chí Diểu, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Xuân Thủy, Hoàng Tùng…, những người trực tiếp phụ trách, viết bài và tổ chức phát hành trong hệ thống nhà tù Suốt thời kỳ cách mạng từ 1930-1945 có tổng cộng khoảng 43 tờ báo được xuất bản trong tù Các nhà tù có báo chí xuất bản là hầu hết các hệ thống nhà tù ở Việt Nam của thực dân Pháp như nhà tù Sơn La, Nghĩa Lộ, hòa Bình, Vinh, Thừa Phủ, Quảng Ngãi, Khám lớn Sài Gòn, thậm chí Côn Đảo, Phú Quốc

Với điều kiện khó khăn và hòan cảnh đặc biệt, báo chí trong tù được xuất bản bí mật, không hợp pháp, không có ấn định số kỳ, khổ báo nhỏ, viết bằng bút thép Trang báo được tận dụng từ “lá chuối non, lá vàng, vỏ bao thuốc lá, giấy gói quà bánh, thư tín, giấy vỏ học sinh, vỏ bao xi măng…”, còn mực viết là thuốc ký ninh, khuôn in là đất sét, sáp Tuy không được viết và in trong điều kiện đầu đủ nhưng báo chí cách mạng vẫn lan tỏa rất nhanh Dưới bất kỳ hoàn cảnh nào, dù cái chết đang cận kề nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn giữ vừng được tinh thần cách mạng và tư tưởng chính trị của mình, kiên quyết đấu tranh đến cùng vì sự nghiệp cách mạng

Điều đặc biệt là tên báo của các tờ báo được xuất bản trong tù được đặt sát với nội dung tuyên truyền của tổ chức Đảng, tổ chức cách mạng trong từng giai đoạn, ví dụ như: Giữ trọn khí tiết của nhà tù Phú Quốc, Con đường chính, Đuốc Đưa Đường của nhà tù Hỏa Lò; Bất khuất, Ý kiến chung của nhà tù Côn Đảo, Nẻo Nhà Pha của nhà tù Quảng Ngãi, Qua tiếng song hận, Trên Đường Tranh Đấu, Bàn Góp của nhà tù Côn Lôn…Ở giai đoạn 1939-1945, các tên báo như Suối Reo của nhà tù Sơn La; Bình Minh, Bình Minh trên sông Đà của nhà tù Hòa Bình; Thông reo của nhà tù Chợ Chu, Thái Nguyên; Cơ Nghĩa của nhà tù Buôn Mê Thuộc…là những tiếng reo vui của niềm tin thắng lợi khi nhiệm vụ của Đảng chuyển sang một giai đoạn mới

Trong các tờ báo kể trên, Con đường chính là tờ báo đáng chú ý nhất và mang rõ đặc điểm của báo chí cách mạng xuất bản ở trong tù Tờ Con đường chính ra đời trong cuộc đấu tranh giành lý luận và tư tưởng với tù chính trị là Việt Nam Quốc dân Đảng của Chi bộ Cộng sản Hỏa Lò, Hà Nội Chủ bút là Đặng Xuân Khu, các tù chính trị khác là Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Văn Ngạn, Trần Quang tặng tham gia biên tập Báo ra từ tháng 2/1932 đến cuỗi năm 1932, được viết tay theo khổ nhỏ, mỗi số được làm 5,7 bản để đưa đến các buồng giam Sau khi bị phát hiện, những người viết báo phả tìm nhiều cách khác để viết nhưng rồi sau đó cũng bại lộ Báo mang tình chất lý luận, viết về các đề tài như: Khái niệm về Tổ quốc, Về khởi nghĩa, Vấn đề chủ nghĩa, Quan

hệ giữa anh hùng và thời thế, Vấn đề triết học và lịch sử triết học, Nguồn gốc của chiến tranh…

Tờ báo này cũng mang đặc điểm chung về nội dung của báo chí cách mạng xuất bản trong tù, đó là củng cố tinh thần cho các đảng viên, giác ngộ những ngươi tù thường phạm, những người coi tù…, góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị, thống nhất tư tưởng, kiên định lập trường của giai cấp vô sản,

Trang 10

chống nhưng khuynh hướng tư tưởng sai lầm, nhất là tư tưởng của một số tù chính trị Việt Nam Quốc dân Đảng theo chủ nghĩa quốc gia tư sản

Có thể nói, đặc điểm này đã làm nên nét nổi bật riêng có của báo chí cách mạng Việt Nam trong tiến trình lịch sử báo chí của đất nước và thế giới Đứng trước những thiếu thốn về giấy mực, phát hành nên báo trong tù luôn được thay đổi về kiểu chữ, kiểu phát hành để đảm bảo an toàn cho người viết Vượt qua những khó khăn chồng chất, mặc dù hệ thống báo xuất bản còn mỏng và chưa đầy đủ, nhưng báo chí cách mạng được xuất bản trong tù đã thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh của mình trong quá trình đấu tranh tư tưởng ngay cả trong trại giam, chứng minh được sức mạnh quật cường của con người chính trị của dân tộc, dù bất cứ hòan cảnh nào cũng không ngừng đấu tranh, không ngừng lao động để giành lại độc lập

I.3.4 Báo chí cách mạng tuy xuất bản bí mật, không hợp pháp, số lượng không nhiều nhưng đã được nhiều người đón đọc bởi báo chí cách mạng đã đáp ứng những yêu cầu bức thiết của đông đảo quần chúng nhân dân Báo chí cách mạng đã đứng về nhân dân, bảo vệ quyền lợi của nhân dân, đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản.

Báo chí cách mạng từ năm 1925 đến năm 1945 trải qua ba giai đoạn lớn, trong đó, mỗi giai đoạn, dù đứng trước vô vàn khó khăn nhưng báo chí cách mạng vẫn bám sát mục tiêu, đường lối hoạt động của Đảng và tổ chức cách mạng để tuyên truyền, cổ vũ nhân dân, tạo niềm tin cho quần chúng

Trước khi Đảng Cộng sản ra đời, báo chí cách mạng được hình thành và tổ chức bởi các tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng, do đó trong giai đoạn 1925-1930, báo chí đã thực hiện tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin vào gia cấp công nhân và quần chúng lao động, chỉ rõ kẻ thù của giai cấp là thực dân Pháp cấu kết với triều đình nhà Nguyễn để cai trị, bóc lột nhân dân ta và chỉ ra con đường cách mạng bạo lực để đánh đuổi chúng, chuẩn bị về mặt tư tưởng và tổ chức để đi đến thành lập một chính Đảng Cộng sản Ở giai đoạn này, báo Thanh Niên chính là tờ báo tiêu biểu về nội dung thể hiện với tư cách là tờ báo cách mạng đầu tiên

Sau đó, báo chí cách mạng ra đời dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, thực hiện nhiệm

vụ tuyền truyền đường lối của Đảng và tuyên truyền cách mạng,tuyên truyền chống lại các tư tưởng sai lầm, xu hướng cơ hội, biệt phái, từ đó thống nhất tư

tưởng và hành động trong Đảng Các tờ báo tiêu biểu phải kể đến như: báo Lao

Động ra đời vào tháng 7/1929, cùng với Tạp chí Công hội đỏ làm cơ quan ngôn

luận của Tổng Công hội đỏ, Đông Dương Cộng sản đảng Với nội dung ngắn gọn, báo Lao Động thông báo sự ra đời của tổ cức Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, kêu gọi công nhân lao động các nhà máy đoàn kết với nhau xây dựng cơ sở

Công Hội, đấu tranh chống bọn tư bản đế quốc Báo Lao Động hòa nhập vào

dòng báo chí cách mạng Việt Nam, mở đầu cho nhiều tờ báo của giai cấp công

nhân ra đời Báo Dân Chúng ra đời vào tháng 7/1938, là cơ quan ngôn luận của

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam Kỳ, nội dung

Ngày đăng: 28/09/2018, 15:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945, GS. Đỗ Quang Hưng (NXB ĐHQGHN) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945
Nhà XB: NXBĐHQGHN)
2. Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1945, Huỳnh Văn Tòng (NXB ĐHQGTPHCM) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1945
Nhà XB: NXB ĐHQGTPHCM)
3. Lịch sử báo chí Việt Nam, Nhà báo Nguyễn Thành (NXB Khoa học xã hội) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử báo chí Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội)
5. Tập bài giảng Lịch sử báo chí Việt Nam từ 1865 đến 2010, Phạm Đình Lân (ĐHQGHN) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Lịch sử báo chí Việt Nam từ 1865 đến 2010
6. Thời gian và nhân chứng, nhiều tác giả khoa Báo chí và truyền thông, ĐHKHXHNV, ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời gian và nhân chứng
4. Tổng quan về Lịch sử báo chí Việt Nam Khác
7. Một số bài báo trên các tạp chí Xưa và Nay, Người làm báo… Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w