Sự ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội là một quá trình vừa mang tính liên tục vừa mang tính cách mạng so với nền dân chủ tư sản. Bằng lí luận thực tiễn ở Việt Nam, hãy phân tích luận điểm trên? Vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với thực thi quyền lực của nhân dân? Nhận xét về vấn đề này ở Việt Nam hiện nay?
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã lớp môn học: PHI1002 9
Giảng viên: Ngô Thị Phượng
Họ và tên: Bùi Thị Thanh Hương MSSV: 19041273
Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2021
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Ngô Thị Phượng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn trong suốt quá trình học tập vừa qua, đặc biệt là thời gian học trực tuyến khi tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học môn Chủ nghĩa
xã hội khoa học sẽ là nền tảng, hành trang vững chắc để em tự tin bước vào đời
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên, tiểu luận này không thể tránh được những sai sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của cô để nâng cao trình hộ hiểu biết của mình về môn học
Cuối cùng em xin chúc cô sức khỏe, công tác tốt và luôn thành công trong công tác trồng người
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG
1 Sự ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội là một quá trình vừa mang tính liên tục vừa mang tính cách mạng so với nền dân chủ tư sản Bằng lí luận thực tiễn ở Việt Nam, hãy phân tích luận điểm trên?
2 Vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với thực thi quyền lực của nhân dân? Nhận xét về vấn đề này ở Việt Nam hiện nay?
CHƯƠNG 3: PHẦN KẾT LUẬN
Trang 4CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU
Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học (hay chủ nghĩa cộng sản khoa học) là chủ nghĩa Mác - Lê-nin nói chung thể hiện một cách toàn diện (triết học, kinh tế chính trị và chính trị xã hội) sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản Đó là sự thể hiện một cách khoa học những lợi ích và nhiệm vụ đấu tranh cơ bản của giai cấp công nhân Điều này thể hiện tính thống nhất và toàn vẹn cấu trúc của chủ nghĩa Mác - Lê-nin
Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận chủ yếu của chủ nghĩa Mác - Lê-nin Chủ nghĩa xã hội khoa học là bộ phận thể hiện tập trung nhất tính chính trị - thực tiễn sinh động của chủ nghĩa Mác – Lê-nin
Chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học về các quy luật của xã hội và chính trị, lý luận và đường lối giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, khoa học về đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân Công nhân, về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về quy luật và phương pháp của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Mác-xít đang ra sức thực hiện thắng lợi vận mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chủ nghĩa xã hội khoa học là một thuật ngữ do Friedrich Engels đặt ra
để mô tả các lý thuyết kinh tế - xã hội do Các Mác và chính ông tạo ra Thuật ngữ này phản đối chủ nghĩa xã hội không tưởng vì nó đưa ra một cách có hệ thống và nêu bật những điều kiện và tiền đề để xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học, tức là nó chỉ ra con đường hiện tại Những mâu thuẫn tư bản chủ nghĩa xã hội không tưởng mơ ước nhưng không thực hiện được nay đã có thể thành hiện thực Các nhà nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho rằng, chủ nghĩa xã hội khoa học thuộc khái niệm “chủ nghĩa xã hội” về mặt lý luận, là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nghiên cứu sự
Trang 5vận động xã hội nhằm thủ tiêu chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, tiến tới xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác
- Lê-nin Chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên phương pháp luận triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời vận dụng cơ sở lý luận khoa học về các quy luật kinh tế và các quan hệ kinh tế Gắn với sứ mệnh lịch sử thế giới của thời đại cộng sản, thời đại giai cấp công nhân mới giải phóng được con người và xã hội
CHƯƠNG 2: PHẦN NỘI DUNG
Câu 1: Sự ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội là một quá trình vừa mang tính liên tục vừa mang tính cách mạng so với nền dân chủ tư sản Bằng lí luận thực tiễn ở Việt Nam, hãy phân tích luận điểm trên
* Sự ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội là một quá trình vừa mang tính liên tục vừa mang tính cách mạng so với nền dân chủ tư sản:
Thứ nhất: “Dân chủ là bản chất của hệ thống xã hội chủ nghĩa và là mục tiêu, động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa” Thấm nhuần
tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nước ta là nước dân chủ, dân có bao nhiêu quyền, dân có bấy nhiêu quyền Công cuộc đổi mới là trách nhiệm của dân Trong Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta khẳng định dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, ở Việt Nam, hệ thống xã hội do nhân dân làm chủ, thống trị mọi lĩnh vực đời sống xã hội thuộc về nhân dân, nhân dân làm chủ và làm chủ mọi lĩnh vực của đời sống, theo nguyên tắc của Đảng cộng sản, xã hội là đội tiên phong của giai cấp công nhân, do nhân dân lao động lãnh đạp, thực hiện chủ nghĩa chính trị Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng hình thức trực tiếp và gián tiếp, thông qua các tổ chức trong
Trang 6hệ thống chính trị, trong đó có nòng cốt là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với mục tiêu nhà nước của dân, do dân và vì dân
Thứ hai: “Xây dựng nền dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ thực sự thuộc về nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam”
Thực tiễn cách mạng Việt Nam, đặc biệt qua 35 năm đổi mới, thể hiện rất rõ những tiến bộ đạt được trong phát huy dân chủ, cũng như xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của Đảng, Nhà nước ta Quan niệm về dân chủ ngày càng được mở rộng Để xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu đòi hỏi phải có một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân,
do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có Phải phát huy vai trò chủ thể của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội nhân dân, nhằm huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng thông qua Nhà nước lãnh đạo toàn xã hội phát triển theo đúng con đường xã hội chủ nghĩa Với sự dẫn dắt sáng suốt của Đảng, nhân dân là người chủ xã hội, thế nên nhân dân vừa thể hiện quyền lực của mình, vừa phải có trách nhiệm trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Như vậy, trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, mối quan
hệ lớn cần được nắm vững và giải quyết hiện nay đó là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ
*Sự ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Nền dân chủ tư sản ra đời là một bước tiến so với dân chủ chủ nô Tuy nhiên , cơ sở kinh tế của nền dân chủ tư sản là sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, nên nền dân chủ tư sản vẫn là dân chủ cho một thiểu số trong xã hội – giai cấp tư sản Do vậy, trong chủ nghĩa tư bản, phong
Trang 7trào dân chủ tiếp tục phát triển, kết quả tất yếu của phong trào dân chủ trong
xã hội tư bản là sự ra đời một hình thức dân chủ mới – dân chủ xã hội chủ nghĩa Mở đầu cho sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân giành được chính quyền Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời và phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, có sự kế thừa một cách chọn lọc các giá trị của các nền dân chủ trước đó Đồng thời đánh dấu những bước tiến mới về chất của dân chủ
*Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa mang bản chất giai cấp công nhân vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc Bởi lẽ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa này được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân lao động cưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Nó đảm bảo mọi quyền lực thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh
tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và thực hiện chế độ phân phối theo kết quả lao động là chủ yếu Kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể
và lợi ích xã hội Đặc trưng này được hình thành và ngày càng bộc lộ đầy đủ cùng với quá trình hình thành, hoàn thiện nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
* Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Dân chủ là động lực của quá trình phát triển xã hội, vậy nên chân chủ phải được mở rộng để phát huy tính tích cực, sáng tạo của nhân dân, để nhân dân có thể tham gia vào công việc quản lý nhà nước và xã hội Dân chủ vừa
là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Xây dựng nền dân chỉ xã hội chủ nghĩa cũng là quán trình vận động và thực hành dân chủ nhằm chuyển giao quyền về cho nhân dân, huy động sức mạnh của toàn dân vào việc sáng tạo ra xã hội mới Chính vì vậy việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
*Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
Trang 8Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ra đời từ chế độ dân chủ nhân dân, là kết quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và từng bước phát triển gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và cải tạo
xã hội phong kiến, thuộc địa, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với những bản chất: một là, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; hai là, dân chủ gắn với kỷ cương và phải thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm; ba là, dân chủ xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam được thực hiện thông qua xác hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang từng bước hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội ngày nay
* Liên hệ nhận xét ở Việt Nam:
Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực của nhà nước là thống nhất, tuy nhiên vẫn có sự phân công rõ ràng và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước trong việc thực hiên ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp Sau hơn hai thập kỷ đổi mới thì về cơ bản nước ta cũng đã chuyển đổi thành công từ mô hình kinh tế quan liêu bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Và hiện nay nước ta đang từng bước phát triển nền kinh tế ấy để tiến lên kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa và xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hướng tới tương lai tốt đẹp Điều này chúng ta càng có thể thấy rõ khi hiện nay tình hình dịch bệnh khó khăn, tình hình kinh tế của các nước trên thế giới đều phải lao đao, thì chúng ta, với sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước, vẫn
có thể giữ ổn định cho nền kinh tế nước nhà
Câu 2: Vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với thực thi quyền lực của nhân dân? Nhận xét vấn đề này ở Việt Nam hiện nay?
Trang 9* Vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với thực thi quyền lực của nhân dân:
Nhà nước là một vấn đề rất cơ bản, rất mấu chốt trong toàn bộ chính trị, vấn đề cốt tử của mọi cuộc cách mạng, nhưng lại là một trong những vấn
đề phức tạp nhất, khó khăn nhất như V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh nhiều lần trong tác phẩm “ Nhà nước và Cách mạng” và trong “Bàn về nhà
nước” Thật vậy, nhà nước đóng vai trò trụ cột của hệ thống chính trị, là công
cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân để quản lý xã hội, điều tiết nền kinh tế Hiện nay, khi hầu hết các nước dần chuyển nền kinh tế của
họ sang nền kinh tế thị trường thì vai trò của nhà nước càng trở nên quan trọng trong việc quản lý Đối với Việt Nam, nhà nước xã hội chủ nghĩa đã, đang và sẽ tiếp tục hoàn thành vai trò của mình trong việc điều hòa, phối hợp các nguồn lực trên toàn bộ nền kinh tế để nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa Phân tách được chính sách ngắn hạn và dài hạn
để tránh mâu thuẫn, chồng chéo các quy định Bởi vì nhiều khi một chính sách can thiệp về lâu dài có thể đúng đắn, nhưng lại lỗi thời, không khả dụng cho thời đại và công nghệ mới Suy ra vai trò của nhà nước trong việc thực thi quyền lợi của nhân dân là rất lớn và cần thiết
*Nhận xét vấn đề này ở Việt Nam:
Ở Việt Nam vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với việc thực thi quyền lực của nhân dân được thể hiện rất rõ Nhà nước đưa ra các quy định cho bộ máy chính quyền và cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo lợi ích tối
ưu cho nhân dân:
Thứ nhất, quy định yêu cầu gắn vấn đề công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước với việc kiểm soát nhà nước Điều này có thể kiểm soát được việc sử dụng quyền lực nhà nước một cách hiệu quả nhất Vì thế phải xem công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình như là một yếu tố cấu thành cốt lõi
Trang 10trong mọi chiến lược, kế hoạch, chính sách, pháp luật về kiểm soát quyền lực của bộ máy nhà nước
Thứ hai, quy định yêu cầu về xây dựng, áp dụng các quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức hành chính
Thứ ba, yêu cầu đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước
Thứ tư, yêu cầu đảm bảo công khai, minh bạc trong xây dựng chính sách, pháp luật
Thứ năm, yêu cầu về ciệc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện công khai, minh bạch
Thứ sáu, yêu cầu về nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức hành chính trong thực thi công vụ
Thứ bảy, yêu cầu đảm bảo sự giám sát của người dân và quyền giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Dân chủ là động lực của quá trình phát triển xã hội và của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì vậy dân chủ phải được mở rộng để phát huy tính tích cực tính sáng tạo của nhân dân, để nhân dân có thể tham gia vào công việc quản lý nhà nước, xã hội Dân chủ vừa là mục tiêu, cũng vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là đáp ứng nhu cầu của nhân dân, là điều kiện, tiền đề thực hiện quyền lực, quyền làm chủ của nhân dân, là điều kiện để người dân được sống trong sự dân chủ Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đồng thời là quá trình thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, củng cố chống biểu hiện cực đoan, vô chính phủ, ngăn ngừa mọi hành vi coi thường kỷ cương và pháp luật
Trang 11Tóm lại, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một quá trình tất yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả của quá trình vận động không ngừng biến dân chủ từ khả năng thành hiện thực Để nền dân chủ
“ngày càng tiến tới cơ sở hiện thực, tới con người hiện thực và được xác định
là sự nghiệp của bản thân nhân dân.”
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
ngày 16 tháng 5 năm 2021
2 Hồ Chí Minh, Toàn tập Tập 6, Nxb CTQG – ST, tr.232
3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb CTQG, tr.70
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG Sự thật, tr.27, 89