1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề thi Nguyên lý tính toán động cơ đốt trong

9 319 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 131 KB

Nội dung

ĐỀ 1Câu 1 4đ Trình bày nguyên lý làm việc động cơ xăng bốn kỳ không tăng áp.. Khoa: Công Nghệ Động LựcBộ môn: Động cơ ĐỀ THI GIỮA KỲ Môn: Nguyên lý động cơ đốt trong Thời gian: 60 phút

Trang 1

ĐỀ 1

Câu 1 (4đ)

Trình bày nguyên lý làm việc động cơ xăng bốn kỳ không tăng áp (vẽ hình minh họa)

Câu 2 (4đ)

Mô tả hiện tượng cháy kích nổ ở động cơ xăng (vẽ hình minh họa) Tác hại của cháy kích nổ gây ra?

Câu 3: Trình bày định nghĩa và ý nghĩa trị số xê –tan của nhiên liệu Diesel

h

Trang 2

Khoa: Công Nghệ Động Lực

Bộ môn: Động cơ

ĐỀ THI GIỮA KỲ Môn: Nguyên lý động cơ đốt trong

Thời gian: 60 phút

(Không được sử dụng tài liệu)

ĐỀ 2

Câu 1 (4đ)

Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ Diesel bốn kỳ không tăng áp (vẽ hình minh họa)

Câu 2 (3đ)

Định nghĩa hệ số dư lượng không khí α, viết công thức và ý nghĩa của nó ?

Câu 2: (4đ)

Định nghĩa trị số xê-tan trong nhiên liệu Diesel, và ý nghĩa của nó

h

Xác nhận bộ môn GV ra đề

Trang 3

Câu 3: ( 2 đ)

Thành phần chì (Pb) trong nhiên liệu xăng có vai trò gì? Hiện nay xăng có pha chì không? Tại sao?

Trang 4

Khoa: Công Nghệ Động Lực

Bộ môn: Động cơ

ĐỀ THI GIỮA KỲ

Môn: Nguyên lý động cơ đốt trong

Thời gian: 60 phút

(Không được sử dụng tài liệu)

ĐỀ 4

Câu 1: (6 đ)

So sánh sự khác nhau về nguyên lý làm việc giữa động cơ xăng và Diesel bốn kỳ

Câu 2: (4 đ)

Định nghĩa hệ số dư lượng không khí α, viết công thức và ý nghĩa của nó ?

Xác nhận bộ môn GV ra đề

Trang 5

Câu 1: (6đ)

So sánh sự khác nhau về tính hiệu quả của động cơ xăng va động cơ Diesel 4

kỳ không tăng áp?

Câu 2: (4đ)

Mô tả hiện tượng cháy kích nổ ở động cơ xăng (vẽ hình minh họa) Ý nghĩa của chỉ số octan trong nhiên liệu xăng

Trang 6

ĐÁP ÁN

Đề 1

Câu 1:

1.1 Định nghĩa: Động cơ đốt trong (động cơ xăng và động cơ diesel nói riêng kiểu

piston chuyển động tịnh tiến)là động cơ nhiệt Hoạt động nhờ quá trình biến đổi hoá năng sang nhiệt năng do nhiên liệu bị đốt cháy rồi chuyển sang cơ năng Quá trình này được thực hiện ở trong xylanh của động cơ

1.2 Phân loại:

- Theo nhiên liệu sử dụng

+ Động cơ xăng

+ Động cơ diesel

Theo phương pháp tạo hoà khí và đốt cháy:

+ Động cơ tạo hoà khí bên ngoài

+ Động cơ tạo hoà khí bên trong,

Theo số kỳ thực hiện một chu trình công tác:

+ Động cơ bốn kỳ

+ Động cơ hai kỳ

Theo quá trình cấp nhiệt và tỷ số nén

+ Động cơ làm việc theo quá trình cấp nhiệt đẳng tích

+ Động cơ làm việc theo quá trình cấp nhiệt đẳng áp

+ Động cơ làm việc theo quá trình cấp nhiệt hỗn hợp

Theo phương pháp nạp:

+ động cơ tăng áp và không tăng áp

Theo tỷ số S/D

+ Động cơ có hành trình ngắn

+ Động cơ có hành trình dài

Theo tốc độ động cơ:

+ động cơ tốc độ thấp;

+ động cơ tốc độ trung bình;

+ động cơ tốc độ cao;

+ động cơ siêu cao tốc

Theo số lượng và cách bố trí xylanh:

+ Số lượng xylanh: động cơ một xylanh và động cơ nhiều xylanh

+ Cách bố trí xylanh: động cơ có xylanh đặt thẳng đứng, đặt nghiêng và nằm ngang;

+ Theo số hàng xylanh: động cơ 1 hàng, động cơ chữ V và động cơ hình sao; +Theo số trục khuỷu

Trang 7

cho vách xylanh, hiện tượng phân giải sản phẩm cháy và quá trình hình thành muội than diễn ra mạnh hơn

- Cháy kích nổ chỉ xảy ra sau khi đã xuất hiện tia lửa điện đối với phần hoà khí bốc cháy sau đó bị ép mạnh bởi áp suất của phần hoà khí đã cháy

- Các yếu tố kết cấu có ảnh hưởng đến khả năng cháy kích nổ bao gồm: tỷ số nén,

kết cấu buồng cháy, số lượng và vị trí đặt bugi, kích thước xylanh, vật liệu chế tạo

piston và nắp xylanh, phương pháp làm mát…

1 Màng lửa do bugi tạo ra

2 màng lửa do nhiên liệu tự cháy

Đề 2:

Trang 8

1 trục khuỷu, 2 xylanh, 3 piston, 4 ống nạp,

5 bộ chế hoà khí, 6 xupáp nạp, 7 bu gi, 8 xupáp thải,

9 ống thải, 10 thanh truyền

Hình 1-2: Các hành trình làm việc của động cơ xăng 4 kỳ

Hành trình nạp: trong hành trình này (hình 1-2a), khi trục khuỷu 1 quay, piston

3

sẽ dịch chuyển từ ĐCT xuống ĐCD, xupáp nạp 6 mở, xupáp thải 8 đóng, làm cho ápsuất trong xylanh 2 giảm và do đó hoà khí ở bộ chế hoà khí 5 qua ống nạp

4 được hútvào xylanh

Trong hành trình nạp, xupáp nạp thường mở sớm trước khi piston lên điểm chết trên để khi piston đến ĐCT thì xupáp đã được mở tương đối lớn làm cho tiết diện lưu thông lớn bảo đảm hoà khí đi vào xylanh nhiều hơn

Cuối quá trình nạp, áp suất và nhiệt độ của hoà khí trong xylanh là:

pa = 0,8 -0,9 kG/cm2

Ta = 350 - 4000 K

Hành trình nén: trong hành trình này, xupáp nạp và xupáp thải đều

đóng Piston dịch chuyển từ ĐCD lên ĐCT, hoà khí trong xylanh bị nén, áp suất

và nhiệt độ của nó tăng lên

Cuối hành trình nén bu-gi 7 của hệ thống đánh lửa phóng tia lửa điện để đốt cháy hoà khí được gọi là góc đánh lửa sớm của động cơ

Cuối hành trình nén, áp suất và nhiệt độ của hoà khí trong xylanh là:

pc = 11,0 - 15,0 kG/cm2 ; Tc = 500 - 7000 K

Hành trình cháy giãn nở sinh công: trong hành trình này xupáp nạp

và thải đóng Do hoà khí được bugi đốt cháy ở cuối hành trình nén, nên khi piston vừa đến ĐCT thì tốc độ cháy của hoà khí càng nhanh, làm cho áp suất của khí cháy tăng lên

rất lớn trong xylanh Tiếp theo quá trình cháy là quá trình giãn nở của khí cháy piston bị đẩy từ ĐCT xuống ĐCD và phát sinh công

Trang 9

thời để thải sạch khí cháy ra khỏi xylanh, xupáp thải cũng được đóng muộn hơn một chút so với thời điểm piston ở ĐCT

Áp suất và nhiệt độ của khí

thải là:

pr = 1,0 -1,20 kG/cm2 ; Tr = 900 – 12000 K

Câu 2: Định nghĩa trị số xê-tan trong nhiên liệu Diesel, và ý nghĩa của nó

Ngày đăng: 27/09/2018, 09:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w