Các bộ vi sai giữa các bánh xe đảm nhận vai trò khác tốc giữa các bánh xe cùng một cầu, xong trường hợp xe chuyển động trên đường xấu có thể xảy ra hiện tượng một bánh xe bị quay trơn mà
Trang 1CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
I GIỚI THIỆU :
Hình 1-1 Các bộ phận của HTTH trên ôtô:
1- trục khuỷu động cơ; 2- ly hợp; 3- hộp số; 4- trục cácđăng;
5- khớp cácđăng; 6- hộp vi sai; 7- bán trục; 8- bánh xe chủ động
Hệ thống truyền lực (HTTL) của ôtô là hệ thống tập hợp tất cả các cơ cấu nối từ
động cơ tới bánh xe chủ động có công dụng:
Truyền, biến đổi moment xoắn và số vòng quay từ động cơ tới bánh xe chủ động sao cho phù hợp giữa chế độ làm việc của động cơ và moment cản sinh ra trong quá trình ôtô chuyển động
Cắt dòng truyền trong thời gian ngắn hoặc dài
Thực hiện đổi chiều chuyển động nhằm tạo nên chuyển động lùi cho ôtô
Tạo khả năng chuyển động êm dịu và tính năng việt dã cần thiết trên
Trang 2Để thực hiện những việc này cần bốn thành phần:
Ly hợp
Hộp số
Truyền động cácđăng
Cầu chủ động
1 Ly hợp
Bộ ly hợp dùng để nối cốt máy với hệ thống truyền lực, nhằm truyền moment xoắn một cách êm dịu và để cắt truyền động đến hệ thống truyền lực được nhanh; dứt khoát trong những trường hợp cần thiết
2 Hộp số
Nhằm thay đổi tỷ số truyền và moment xoắn từ động cơ đến các bánh xe chủ động phù hợp với monent cản luôn thay đổi và nhằm tận dụng tối đa công suất động
cơ
Giúp xe thay đổi được chiều chuyển động
Đảm bảo cho xe dừng tại chỗ mà không cần tắt máy hoặc không cần tách ly hợp
Dẫn động moment xoắn ra ngoài cho các bộ phận đặc biệt đối với các xe chuyên dụng
3 Truyền động cácđăng
Truyền động cácđăng dùng để truyền moment xoắn giữa các trục không thẳng hàng Các trục này lệch nhau một góc α >0o và giá trị của α thường thay đổi
4 Cầu chủ động
Cầu chủ động ô tô gồm có: Truyền lực chính, vi sai, bán trục và vỏ cầu Cầu chủ động có tác dụng:
Truyền công suất từ trục chủ động đến các bánh xe sau
Thay đổi hướng quay của trục chủ động1 góc 900 để quay trục bánh xe
Tạo ra sự giảm tốc cuối cùng giữa trục truyền động và bánh xe thômg qua các bánh răng truyền động cuối cùng
Chia tổng mômen xoắn tới các bánh xe chủ động
Cho phép sai lệch tốc độ giữa các bánh xe khác nhau (bánh xe trái, bánh
xe phải) trong lúc quay vòng
Nâng đỡ trọng lượng cầu sau, toàn bộ hệ thống treo và sắcxi
Tác động như một thành phần mômen xoắn khi có gia tốc và phanh
Các loại ôtô thường bố trí động cơ đốt trong (nhiên liêu xăng, diesel) hoặc động
cơ điện Việc xuất hiện các loại động cơ như: động cơ rôto quay (Wankel), động cơ sử dụng nhiên liệu hyđro phân huỷ từ nước … làm thay đổi cấu trúc của HTTL
Hiện nay chúng ta thường sử dụng các loại ôtô có động cơ đốt trong Sau hơn một thế kỷ kể từ khi ra đời đến nay, động cơ đốt trong đã không ngừng được hoàn thiện
Trang 3giảm tiêu hao nhiên liệu, tăng công suất, giảm tiếng ồn, tăng tốc độ lớn nhất động
cơ Do đòi hỏi những tính năng như: khả năng leo dốc cực đại của ôtô, khả năng đạt vận tốc cực đại, khả năng đạt gia tốc cực đại, khả năng đạt công suất cực đại … và những phát triển vượt bậc của kỹ thuật động cơ nên làm tăng tính năng đa dạng trong kết cấu HTTL
II PHÂN LOẠI
HTTL được phân loại theo các đặc điểm:
1 Phân loại theo hình thức truyền năng lượng
HTTL cơ khí gồm các bộ truyền ma sát, các hộp biến tốc, hộp phân phối, truyền động cácđăng, loại này dùng phổ biến
HTTL cơ khí + thuỷ lực gồm các bộ truyền cơ khí, bộ truyền thuỷ lực
HTTL điện từ gồm nguồn điện, các động cơ điện, rơle điện từ, dây dẫn
HTTL liên hợp gồm một số bộ phận cơ khí, một số bộ phận thuỷ lực, một số bộ phận điện từ
Phổ biến hơn cả là HTTL cơ khí và cơ khí thuỷ lực
2 Phân loại theo đặc điểm biến đổi các số truyền
Phân loại theo đặc điểm biến đổi các số truyền gồm: truyền lực có cấp và truyền lực vô cấp
Truyền lực có cấp là truyền lực có các tỷ số truyền cố định, việc thay đổi số truyền theo dạng bậc thang
Truyền lực vô cấp là truyền lực có tỷ số truyền biến đổi liên tục tùy thuộc vào chế độ làm việc của động cơ và moment cản từ mặt đường
3 Phân loại theo phương pháp thay đổi tốc độ
Điều khiển bằng cần số
Điều khiển bán tự động
Điều khiển tự động
Phân biệt giữa điều khiển bán tự động và điều khiển tự động thông qua số lượng cơ cấu điều khiển trong buồng lái
Hiện nay chúng ta thường gặp:
HTTL có cấp điều khiển bằng cần số (Manual Transmissions: MT)
HTTL cơ khí thủy lực điều khiển tự động (Automatic Transmissions: AT)
III CÁC SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CHUNG
1 Các sơ đồ HTTL
HTTL tập hợp nhiều cụm chức năng khác nhau Thông thường bao gồm:
- Ly hợp, hộp số chính, trục cácđăng, cầu chủ động, bánh xe
- Ly hợp, hộp số chính, hộp phân phối, trục cácđăng, cầu chủ động, khớp nối, bánh
xe
- Hộp số tự động (AT), hộp phân phối, trục cácđăng, cầu chủ động, khớp nối, bánh
Trang 4Số lượng cụm có thể khác nhau tuỳ thuộc vào tính năng kỹ thuật của ôtô Hình 1-1’ giới thiệu các sơ dồ thường gặp trên ôtô
Các ký hiệu: Đ – động cơ
L – ly hợp
H – hộp số
CĐ – các đăng
C – cầu chủ động
a Loại FF (FWD) (Động cơ đặt trước – cầu trước chủ động)
Sơ đồ a: động cơ, ly hợp, hộp số
chính, cầu xe nằm dọc và ở trước xe tạo
nên cầu trước chủ động Toàn bộ các
cụm liêm kết với nhau thành một khối
Nhờ cấu trúc này trọng tâm xe nằm lệch
hẳn về phía đầu xe, kết hợp cấu tạo vỏ
xe tạo khả năng ổn định cao khi có lực
bên tác động, đồng thời giảm độ nhạy
cảm với gió bên Xong không gian đầu
xe rất hẹp
Sơ đồ b: động cơ, ly hợp, hộp số
nằm ngang đặt trước xe, cầu trước chủ
động Toàn bộ cụm truyền lực liền khối
Trọng lượng khối động lực nằm lệch hẳn
về phía trước đầu xe giảm đáng kể độ
nhạy của ôtô với lực bên nhằm nâng cao
khả năng ổn định ở tốc độ cao Trong cầu
chủ động thì bộ truyền bánh răng trụ thay
thế cho bộ truyền bánh răng côn
b Loại FR (RWD) (Động cơ đặt trước – cầu sau chủ động)
Sơ đồ c: động cơ, ly hợp, hộp số
đặt hàng dọc phía trước đầu xe, cầu chủ
động đặt sau xe, trục các đăng nối giữa
hộp số và cầu chủ động Chiều dài từ hộp
số đến cầu sau khá lớn nên giữa trục phải
a)
b)
Trang 5c Loại RR (Động cơ đặt sau – cầu sau chủ động)
Sơ đồ d: động cơ, ly hợp, hộp số,
cầu chủ động làm thành một khối gọn ở
phía sau xe, cầu sau chủ động Cụm động
cơ nằm sau cầu chủ động
Sơ đồ e: giống như sơ đồ d nhưng
cụm động cơ nằm quay ngược lại, đặt
trước cầu sau
d Loại 4WD (Động cơ hai cầu chủ động thường xuyên)
Sơ đồ h: động cơ, ly hợp, hộp số
chính, hộp phân phối đặt dọc phía đầu
xe, cầu trước và cầu sau chủ động Nối
giữa hộp phân phối và các cầu là các
trục cácđăng Sơ đồ này thường gặp ở
ôtô có khả năng việt dã cao, ôtô chạy
trên đường xấu
Sơ đồ g: động cơ, ly hợp đặt trước
xe, hộp số chính, cầu xe đặt sau xe,trục
cácđăng nối giữa ly hợp và hộp số chính
Trục cácđăng đặt kín trong vỏ bọc làm
tốt việc bảo vệ che bội cho hệ thống
Trọng lượng san đều cho cả hai cầu
Trang 6
2 Một số đánh giá tổng quát
Thông thường để đánh giá chất lượng ôtô có thể sử dụng các yếu tố cơ bản: chất lượng kéo, chất lượng điều khiển, chất lượng ổn định
không tải đầy tải kéo điều khiển ôån định
Bảng 1-2 Các yếu tố đánh giá chung:
G t – tải trọng tĩnh đặt trên cầu trước;
G s – tải trọng tĩnh đặt trên cầu sau;
G t /G s – tỷ lệ phân bố tải trọng
- Chất lượng kéo biểu thị khả năng tăng tốc, khả năng tận dụng lực bám ở bánh
xe chủ động
- Chất lượng điều khiển biểu thị ở khả năng điều khiển tốc độ, điều khiển hướng chuyển động (quãng đường phanh, khả năng thực hiện quay vòng, ổn định chuyển động thẳng)
- Chất lượng ổn định biểu thị khả năng chống trượt, lật, lắc ngang trong mọi điều kiện chuyển động theo các trạng thái chuyển động của xe
Các yếu tố cơ bản trên đều ảnh hưởng tới khả năng chuyển động, khả năng an toàn quyết định bởi tỷ lệ phân bố tải trọng trong trạng thái tĩnh ở hai trạng thái: không tải và đầy tải theo Gt/Gs Các thông số cho trong bảng 1-2
Qua bảng ta thấy các ôtô loại một cầu chủ động hiện đại có xu hướng dùng cách bố trí theo sơ đồ b, c
IV MỘT SỐ SƠ ĐỒ TỔNG THỂ TRÊN XE HAI CẦU CHỦ ĐỘNG
Công thức bánh xe được ký hiệu tổng quát là: a x b
Trong đó: a là số lượng bánh xe
b là số lượng bánh xe chủ động
Thí dụ cho các trường hợp :
o 4 x 2 : xe có một cầu chủ động (có bốn bánh xe, trong đó hai bánh chủ động)
o 4 x 4 : xe có hai cầu chủ động (có bốn bánh xe , cả bốn bánh đều chủ động)
o 6 x 4 : xe có hai cầu chủ động , một cầu bị động (có 6 bánh xe, trong đó có 4 bánh là chủ động)
o 6 x 6 : xe có ba cầu chủ động (có 6 bánh xe và cả 6 bánh đều chủ động)
Trang 7o 8 x 8 : xe có bốn cầu chủ động ( có 8 bánh xe và cả 8 bánh đều chủ động)
Vì mức độ phức tạp của hệ thống truyền lực một số xe cụ thể được thể hiện qua công thức bánh xe như trên nên hệ thống truyền lực có các ký hiệu thường dùng như:
Loại ký hiệu 4WD (four well drive): cho tất cả các xe có bốn bánh chủ động
Loại ký hiệu AWD (all well drive): cho tất cả các xe có cấu trúc kiểu cầu trước thường xuyên ở trạng thái chủ động, cầu sau chỉ truyền lực trong một số điều kiện nhất định
Với mục đích nâng cao khả năng cơ động trên ôtô hai cầu sử dụng dạng cấu
trúc trên hình 1-2
1 Các bộ vi sai giữa các bánh xe (h 1-2)
Các bộ vi sai giữa các bánh xe đảm nhận vai trò khác tốc giữa các bánh xe cùng một cầu, xong trường hợp xe chuyển động trên đường xấu có thể xảy ra hiện tượng một bánh xe bị quay trơn mà không truyền lực Các xe một cầu chủ động chủ yếu hoạt động trên đường tốt do đó các kiểu vi sai kiểu này rất thích hợp
Hình 1-2 Các dạng cấu trúc truyền lực trên ôtô
Trên ôtô nhiều cầu cần hoạt động trên đường xấu để hạn chế sự quay trơn của một bánh xe trên một cầu, có thêm khoá ma sát các dạng khác nhau như: ly hợp trượt, bộ gài có ma sát cao, khớp ly hợp tự động điều chỉnh
Một số kết cấu khác có khả năng khoá cứng hai bánh xe (khoá vi sai), khi đó các bánh xe ở một cầu không còn khả năng khác tốc Xe không còn hoạt động ở chế độ này lâu dài vì lý do quá tải do kết cấu Cấu rtúc tự động gài vi sai là loại
Trang 8khớp dạng hành trình tự do Kết cấu tự động làm việc khi có sai lệch tốc độ giữa hai bánh xe
2 Các bộ vi sai giữa các cầu
Các bộ vi sai giữa các cầu đặt trong hộp phân phối cho phép các cầu làm việc với các tốc độ quay khác nhau, việc bố trí như vậy làm cho xe hai cầu hoạt động
linh hoạt nhưng giảm khả năng cơ động của xe
Cấu trúc khắc phục yếu điểm đó là sử dụng các bộ khoá vi sai giống các bộ
khoá vi sai giữa các bánh xe như sơ đồ 2, 3, 4, 6 trên hình 1-2 Các khoá có thể là
vi sai trục vít bánh vít, khớp ly hợp, khớp ly hợp tự động điều chỉnh
Trên một số xe hai cầu chủ động không có hộp phân phối, không có cơ cấu gài cầu bằng tay hay phím điện mà sử dụng khớp ma sát nối giữa hai cầu Khớp làm việc như một khớp mềm đảm bảo cho hệ thống truyền lực không bị quá tải Khớp chỉ trượt khi sự chênh lệch moment truyền quá lớn, còn lại chúng nối liền giữa hai cầu Cấu trúc như vậy được coi là khớp ma sát tự trượt như sơ đồ 1, 5, 7
trên hình 1-2
Trang 9CHƯƠNG 2
BỘ LY HỢP
Trên ôtô, công suất truyền từ động cơ đến các bánh xe chủ động thông qua bộ ly hợp Ly hợp được đặt giữa bánh đà động cơ và hộp số Người lái xe sẽ điều khiển sự ăn khớp giữa bánh đà và hộp số thông qua pedal ly hợp để động cơ truyền công suất đến các bánh xe chủ động hoặc động cơ quay tự do không truyền công suất đến bánh xe
Hình 2-1 Cấu tạo bộ ly hợp trên ôtô HONDA
I Công dụng – phân loại – yêu cầu
1 Công dụng
Tạo khả năng đóng ngắt mạch truyền lực từ động cơ tới bánh xe chủ động
Ly hợp đảm bảo đóng ngắt êm dịu nhằm giảm tải trọng động và thực hiện trong thời gian ngắn
Khi chịu tải quá lớn ly hợp đóng vai trò như một cơ cấu an toàn nhằm tránh quá tải cho HTTL và động cơ
Khi có hiện tượng cộng hưởng ly hợp có khả năng dập tắt dao động nhằm nâng cao chất lượng truyền lực
2 Phân loại
a Theo cách truyền moment xoắn từ cốt máy đến trục của HTTL
Ly hợp ma sát: loại một đĩa và nhiều đĩa, loại lò xo màng, loại lò xo nén biên, loại lò xo nén trung tâm, loại càng tách ly tâm và nửa ly tâm
Trang 10 Ly hợp thủy lực: loại thủy tĩnh và thủy động
Ly hợp nam châm điện
Ly hợp liên hợp
b Theo cách điều khiển
Điều khiển do lái xe (loại đạp chân, loại có trợ lực thủy lực hoặc khí)
Loại tự động
Hiện nay trên ôtô được sử dụng nhiều loại ly hợp ma sát Ly hợp thủy lực cũng đang được phát triển ở ôtô vì có ưu điểm là giảm được tải trọng va đập lên HTTL Tuy nhiên chúng em chỉ nghiên cứu tới ly hợp dùng các loại đĩa ma sát
3 Yêu cầu:
Ly hợp phải truyền được moment xoắn lớn nhất của động cơ mà không bị trượt trong mọi điều kiện, bởi vậy ma sát của ly hợp phải lớn hơn moment xoắn của động cơ
Khi kết nối phải êm dịu để không gây ra va đập ở hệ thống truyền lực
Khi tách phải nhanh và dứt khoát để dễ gài số và tránh gây tải trọng động cho hộp số
Moment quán tính của phần bị động phải nhỏ
Ly hợp phải làm nhiệm vụ của bộ phận an toàn do đó hệ số dự trữ phải nằm trong giới hạn
Điều khiển dễ dàng
Kết cấu đơn giản và gọn
Đảm bảo thoát nhiệt tốt khi ly hợp trượt
II CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA LY HỢP
1 Cấu tạo
Một bộ ly hợp tiêu biểu cấu tạo ba phần cơ bản Đó là: bánh đà, đĩa ma sát và
mâm ép Ngoài ra còn có khớp ngắt ly hợp, ổ bi đỡ (vòng bi ngắt ly hợp) và cụm vỏ ly hợp Bánh đà và mâm ép là các khâu dẫn động, chúng được gắn với nhau và quay cùng trục khuỷu Đĩa ma sát là khâu bị dẫn, đĩa có đường kính khoảng 300mm và được ghép với trục ly hợp hay trục vào của hộp số Cả hai cùng quay với nhau nhưng đĩa ma sát có thể trượt tới trượt lui trên các then của trục
a)
Trang 11Hình 2-2 Ba phần cơ bản của ly hợp:
a)- bánh đà;, b)-đĩa ma sát; c)- mâm ép
a Bánh đà
Bánh đà của động cơ vừa là chi tiết của động cơ vừa là chi tiết của bộ phận chủ động Bánh đà bắt chặt với trục khuỷu nhờ các bulông định tâm, trên bề mặt được gia công nhẵn làm bề mặt tựa của ly hợp Mép ngoài của mặt bánh đà có các lỗ ren để bắt với vỏ ly hợp đồng thời có các chốt định tâm bảo đảm đồng tâm giữa bánh đà và vỏ, bảo đảm khả năng truyền tốt moment Bánh đà làm bằøng gang có khả năng dẫn nhiệt cao, phần lõm phía trong có các lỗ thoát dầu, mỡ, bụi, các lỗ được khoan xiên tạo điều kiện cho dầu mỡ thoát ra ngoài theo lực ly tâm
b Đĩa ma sát (hay đĩa ly hợp)
Đĩa ma sát gồm có moayơ, các tấm ma sát, các lò xo giảm chấn và các lò xo đệm Các bề mặt ma sát gắn với lò xo đệm, khi ly hợp ăn khớp chính nhờ các lò
xo đệm này mà sự rung động được giảm thấp
Hình 2-3 Cấu tạo đĩa ma sát
Lò xo giảm chấn là các lò xo kiểu ống dây, các lò xo này được bố trí quanh moayơ và dẫn động moayơ nhằm làm giảm sự rung động của động cơ nhờ đó công suất truyền đến hộp số được êm dịu hơn
Trang 12Trên cả hai mặt của đĩa ma sát có các rãnh nhằm ngăn không cho đĩa bị dính với bánh đà hoặc mâm ép khi ly hợp nhả Các rãnh còn giúp cho việc làm nguội các mặt tiếp xúc
Bề mặt đĩa ma sát được làm bằng sợi coton và amiăng Để tăng thêm độ cứng của bề mặt ma sát những sợi đồng được đan hoặc ép thêm vào Do amiăng là loại vật liệu tác động xấu đến sức khoẻ con người nên dần thay thế bằng vật liệu khác Hiện nay một số đĩa ma sát dùng bề mặt ma sát bằng vật liệu kim loại hoặc gốm
Đĩa ma sát có hành trình dịch chuyển khoảng 1,5mm khi ly hợp thay đổi từ trạng thái ăn khớp đến không ăn khớp
Trục vào của hộp số đồng tâm với trục khuỷu Đầu nhỏ của trục vào hộp số được đỡ trên bạc định hướng ở cuối trục khuỷu
Mâm ép gồm hai loại: Lò xo trụ và lò xo màng
Lò xo trụ (Coil spring)
Loại này sử dụng những lò xo trụ nhỏ tương tự như lò xo xupáp Bề mặt mâm ép là một vòng tròn lớn mà đĩa ma sát tiếp xúc vào, thường được chế tạo bằng gang hoặc thép Bề mặt sau của mâm ép là bề mặt có các lò xo và đòn bẩy được gắn với cần ly hợp Trong suốt quá trình hoạt động của ly hợp, mâm ép di chuyển về phía trước và bên trong vỏ ly hợp
Cần đẩy được lắp bên trong mâm ép, nó được nâng lên và dịch chuyển bề mặt mâm ép ra xa so với bánh đà Các lò xo hình trụ nằm chung quanh mâm ép và xen giữa những cần đẩy để giữ chúng từ vị trí tự do về vị trí làm việc
Vỏ bao mâm ép bao bọc các lò xo, cần đẩy và bề mặt mâm ép Nó được chia làm nhiều lỗ và giữ cho các bộ phận mâm ép được liên kết với nhau
Nguyên lý hoạt động của mâm ép ly hợp dùng lò xo trụ:
Lực giữ trong cụm mâm ép được tạo ra bởi một số lò xo xoắn hình trụ, các lò xo được bố trí vòng tròn trên mâm ép nằm giữa mâm ép và khung ly hợp Khi nhấn pedal ly hợp, đẩy ổ trục nhả ly hợp vào cần nhả ly hợp, mâm ép tách khỏi đĩa ma sát nén các lò xo tỳ vào khung ly hợp, ly hợp ngắt
Nhả pedal ly hợp co lò xo xoắn giãn ra đẩy mâm ép làm đĩa ma sát bị kẹp giữa mâm ép và bánh đà, ly hợp ăn khớp
Trang 13Hình 2-4 Nguyên lý hoạt động của mâm ép ly hợp dùng lò xo trụ
Lò xo phải đủ mạnh giữ cho ly hợp khỏi trượt Tuy nhiên nếu lò xo càng mạnh thì người lái xe phải dùng lực nhiều hơn để nhấn pedal ly hợp để khắc phục trường hợp này người tathường dùng ly hợp bán ly tâm Loại này có một khối nặng ở cuối cần nhả ly hợp, khi tốc độ tăng lên lực ly tâm sẽ làm tăng thêm lực ép của lò xo
Lò xo màng (Diaphragm spring)
Lò xo màng thường sử dụng những lò xo lá đơn thay vì sử dụng những cuộn lò
xo Chức năng giống như chức năng của kiểu lò xo trụ Lò xo lá là một lò xoắn vòng tròn lớn, được uốn cong lên hoặc lõm xuống và được chia thành những viên phân được nối cạnh ngoài cho tới lỗ bên trong Lò xo này được gắn vào trong mâm ép với cạnh ngoài được lắp chặt về phía sau bề mặt của mâm ép, một kiềng tròn (Pivot ring) được gắn phía sau lò xo lá có nhiệm vụ định vị cạnh ngoài của lò
xo
Lò xo ép màng hoạt động khi trung tâm của đĩa được đẩy vào động cơ, thì cạnh ngoài của nó đi ngược lại phía động cơ Điều này sẽ tách đĩa ly hợp và đĩa ép trượt ra xa so với bánh đà Khi trung tâm của lò xo được nhả ra thì lò xo sẽ trở lại trạng thái bình thường của nó Lúc đó cạnh ngoài của đĩa ép mặt trời sẽ đẩy bề mặt mâm ép vào trong đĩa ly hợp
Nguyên lý hoạt động của mâm ép ly hợp dùng lò xo màng:
Đĩa ma sát Bánh đà
Mâm ép Lò xo ép Pedal ly hợp
Chạc ly hợp Oå trục nhả ly hợp
Trang 14Hình 2-5 Nguyên lý hoạt động của ly hợp lò xo màng:
B) Trạng thái đóng ly hợp; C) Trạng thái mở ly hợp
Trạng thái đóng (B) là trạng thái đóng thường xuyên của ly hợp Dưới tác dụng của lò xo ép: Đĩa ép, đĩa bị động và bánh đà động cơ ép sát vào nhau Khi đó bánh đà, đĩa bị động, đĩa ép, lò xo ép, vỏ ly hợp quay thành một khối Mômen xoắn truyền từ động cơ tới bánh đà qua các bề mặt ma sát truyền đến moayơ đĩa
bị động tới trục bị động Ly hợp thực hiện chức năng truyền mômen xoắn từ động
cơ tới hộp số
Trạng thái mở (C) là trạng thái làm việc thường xuyên của ly hợp Người lái tác dụng lên cần điều khiển kéo đĩa ép chuyển động ngược chiều ép của lò xo, tách giữa các bề mặt ma sát của đĩa bị động với bánh đà và đĩa ép Phần chủ động của ly hợp quay theo động cơ, nhưng do lực ép không tác dụng lên đĩa ép, vì vậy không tạo nên ma sát để truyền mômen xoắn từ phần chủ động sang phần bị động
Giữa các quá trình đóng mở lực ép của lò xo thay đổi, xuất hiện trượt tương đối giữa các bề mặt ma sát Quá trình này diễn ra tuy ngắn nhưng phát sinh nhiệt rất lớn Sự trượt gây nên mài mòn các bề mặt ma sát đốt nóng các chi tiết ly hợp có thể dẫn tới hư hỏng ly hợp
Lò xo phải đủ mạnh giữ cho ly hợp khỏi trượt Tuy nhiên nếu lò xo càng mạnh thì người lái xe phải dùng lực nhiều hơn để nhấn pedal ly hợp để khắc phục trường hợp này người tathường dùng ly hợp bán ly tâm Loại này có một khối nặng ở cuối cần nhả ly hợp, khi tốc độ tăng lên lực ly tâm sẽ làm tăng thêm lực ép của lò xo
Trang 15d Khớp ngắt ly hợp (càng cắt ly hợp)
Hình 2-6 Khớp ngắt ly hợp
Khớp ngắt ly hợp thường sử dụng bạc đạn cầu và bộ vòng, nó có tác dụng làm giảm ma sát giữa cần đẩy và càng mở ly hợp, tránh được sự mài mòn Khớp ngắt ly hợp là một bộ phận kín trong đó chứa mỡ bôi trơn, nó trượt trên trục hoặc trong ống bao lồng bên ngoài trục từ phía trước của hộp số
Ở một vài loại xe đặc biệt có sử dụng khớp ngắt ly hợp bằng than chì Nó là một khối tròn bằng than chì chống ma sát ép lên trên đĩa phẳng và đẩy cần đẩy ly hợp
Khớp ngắt ly hợp thường được tách rời ra ở phía sau càng ly hợp Một phe nhỏ để giữ khớp ngắt trên càng mở, khi đó sự chuyển động ở hướng khác sẽ đẩy khớp ngắt chạy dài trên trục hộp số, lúc này khớp ngắt sẽ không còn hoạt động trong suốt quá trình động cơ truyền công suất Nó sẽ giảm bớt sự mài mòn và hư hỏng của khớp ngắt ly hợp
e Bạc đạn chà
Bạc đạn chà hoặc ống lót định hướng được đặt ở cuối đầu trục khuỷu trên bánh đà Nó có nhiệm vụ đỡ trục sơ cấp hộp số, thường ống lót được làm bằng bạc thau đặc biệt, nó có thể thay thế bằng ổ bi đũa hoặc ổ bi đỡ Đầu cuối của trục sơ cấp có một ngỗng trục nhỏ ở cuối trục, ngỗng trục này trượt bên trong ổ bi, ổ bi ngăn cản trục hộp số và đĩa ly hợp lắc lên hay lắc xuống khi mà đĩa ma sát tách rời Bạc đạn chà sẽ giúp cho trục sơ cấp nằm giữa đĩa ma sát trên bánh đà
2 Nguyên lý hoạt động của ly hợp dùng hai đĩa ma sát
Khi cần truyền moment xoắn với một lực lớn mà đòi hỏi kích thước bố trí nhỏ gọn người ta thường dùng ly hợp nhiều đĩa ma sát, ở trên ôtô tải thường gặp ly hợp hai hay nhiều đĩa ma sát ly hợp dùng hai đĩa ma sát, loại này có lực giữ rất lớn Dùng đĩa ma sát thứ hai nhằm tăng diện tích ma sát tiếp xúc vì vậy khả năng tải moment
Trang 16lớn hơn Khi ly hợp ăn khớp, mỗi đĩa ma sát nhuyển một nửa moment từ bánh đà đến trục vào của ly hợp Hoạt động của ly hợp hai đĩa giống như hoạt động của ly hợp một đĩa
Kết cấu của ly hợp hai đĩa về cơ bản cũng giống như loại một đĩa nhưng có những điểm khác biệt Hai đĩa bị động hoàn toàn giống nhau có thể lắp lẫn cho nhau
Khi ly hợp đóng các lò xo ép chặt các đĩa ép và đĩa bị động vào bánh đà Lúc này lò xo bị ép lại, giữa đầu các đòn mở với vòng bi trên khớp ngắt đều có khe hở để đảm bảo ly hợp được đóng hoàn toàn Khi mở ly hợp, người tài xế đạp vào pedal, qua các bộ phận dẫn động sẽ làm đĩa ép dịch chuyển về bên trái Khi đó các lò xo sẽ giản ra, đẩy đĩa ép trung gian về bên trái để giải phóng đĩa bị động thứ nhất Khi đĩa bắt đầu tựa vào các bulông thì đĩa bị động thứ nhất được tách ra hoàn toàn Đĩa ép tiếp tục dịch chuyển về bên trái để giải phóng đĩa bị động thứ hai, chỉ khi cả hai đĩa bị động cùng được giải phóng thì ly hợp mới được mở hoàn toàn
Hình 2-7 Nguyên lý hoạt động của ly hợp dùng hai đĩa ma sát
III CÁC CƠ CẤU DẪN ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN LY HỢP
Những chi tiết nối từ pedal ly hợp đến ổ trục nhả ly hợp tạo thành cơ cấu đòn bẩy ly hợp, có thể là loại cơ cấu cơ cấu cơ khí dùng dây cáp hay loại cơ cấu thuỷ lực Cả hai đều có nhiệm vụ chuyển đổi một lực tác động nhỏ lên pedal ly hợp thành một lực lớn hơn trên trục nhả ly hợp
Loại cơ cấu đòn bẩy dùng thanh truyền thường dùng trên các xe có bánh sau chủ động, loại xe có bánh trước chủ động thường dùng cơ cấu đòn bẩy cáp
Bánh đà
Then hoa
Bạc lót
Trang 171 Cơ cấu dẫn động cơ khí sử dụng cáp
Cơ cấu điều khiển ly hợp bằng cáp gồm một sợi dây cáp bằng thép, bên ngoài được bọc bởi một vỏ bao dùng để truyền chuyển động của pedal đến càng tách ly hợp
Sợi cáp kéo dài từ phía trên của pedal, đầu kia được nối với càng tách ly hợp (đòn quay) Vỏ cáp lồng ngoài sợi cáp cho phép sợi cáp trượt bên trong vỏ cáp khi pedal chuyển động
Các lò xo có tác dụng hồi vị bàn đạp và đòn mở ngoài Hành trình tự do của bàn đạp đo tại cần gạt của đòn quay, tại đó khoảng cách từ 2,5–3,5mm, điều chỉnh bằng các đai ốc nằm ở đòn đầu mở
Trên giá treo bàn đạp ly hợp có đặt bulông tỳ dùng điều chỉnh chiều cao toàn bộ của bàn đạp ly hợp Bàn đạp ly hợp ở vị trí cao nhất cách sàn xe khoảng 166-176mm Hành trình tự do và hành trình toàn bộ của bàn đạp điều chỉnh nhờ bulông tỳ đặt trên giá đỡ bàn đạp rồi mới điều chỉnh hành trình tự do
Hình 2-8 Cơ cấu dẫn động cơ khísử dụng cáp
Khi pedal được ngưòi lái ấn xuống hì sợi cáp sẽ kéo càng tách ly hợp làm cho
ly hợp nhả ra, tách rời đĩa ma sát với bánh đà Khi pedal được buông ra do người
Bàn đạp ly hợp
Càng tách ly hợp
Bộ điều chỉnh
Sợi cáp
Trang 18lái thì một lò xo được gắn ở pedal sẽ kéo pedal trở lại, sợi cáp buông ra, nhả càng tách ly hợp, ly hợp đóng lại
2 Cơ cấu dẫn động ly hợp bằng thủy lực
Với cơ cấu loại này việc điều khiển tách ly hợp dễ dàng hơn, chỉ cần một lực tương đối nhỏ Bộ phận tách ly hợp thủy lực được sử dụng một bộ phận thủy lực đơn giản Để truyền lực từ pedal đến càng tách ly hợp Cấu tạo gồm ba bộ phận
cơ bản: xilanh chính, đường ống dẫn dầu và xilanh con (xilanh công tác)
Xilanh chính sẽ cung cấp một áp suất thủy lực cho hệ thống gồm một piston gắn vào một xilanh chính, piston có cuppen (vòng chắn dầu) bằng cao su ở hai đầu có tác dụng làm kín giữ piston và thành xilanh Một bình chứa dầu gắn trên xilanh chính chứa dầu thắng như một phương tiện truyền lực Một cái nắp đậy và bộ phận che kín không cho dầu rò rỉ ra bên ngoài, tránh bụi và nước lọt vào Xilanh chính như là một buồng đốt, một thanh đẩy nối với pedal và đầu piston xilanh Khi pedal được ấn xuống thì cần đẩy sẽ dịch chuyển piston sinh ra lực ép bên trong xilanh Đường ống thủy lực chịu áp suất cao, bên trong chất lỏng sẽ dịch chuyển từ xilanh chính đến xilanh phụ Khi áp suất được sinh ra trong xilanh chính dầu sẽ chảy qua đường ống thủy lực, xilanh phụ sử dụng áp suất của hệ thống để điều khiển càng ly hợp dịch chuyển Xilanh phụ gồm một bộ piston trong xilanh và một đòn nối với càng tách ly hợp Khi xilanh chính đẩy chất lỏng vào xilanh phụ thì áp suất sẽ đẩy piston đi ra ngoài và truyền chuyển động đến càng mở thông qua đòn nối
Trang 19Hình 2-9 Cơ cấu dẫn động điều khiển bằng thủy lực
Nguyên lý hoạt động
Khi pedal được ấn xuống, hệ thống sẽ đẩy piston trong xilanh chính.một van kiểm tra trong xilanh chính sẽ giữ dòng dầu chảy vào đường ống và xilanh phụ, áp lực hình thành trong hệ thống và xi lanh phụ được đẩy ra ngoài, sau đó piston và đòn nối tác động lên càng mở ly hợp làm tách ly hợp Khi pedal được buông ra một lò xo trên pedal sẽ kéo pedal trở về vị trí ban đầu, các lò xo khác bên trong hai xilanh sẽ đẩy piston về vị trí ban đầu, dầu sẽ chạy ngược trở lại qua van kiểm tra rồi trở về bình chứa
IV CÁC HƯ HỎNG CỦA LY HỢP
Các hư hỏng thường gặp của bộ ly hợp gồm một số trường hợp sau: bị trượt, bị rung động mạnh khi nối khớp ly hợp, không nhả hoàn toàn khi cắt, có tiếng khua, có chấn rung nới bàn đạp ly hợp, và đĩa ly hợp chóng mòn
Bảng 2 Phân tích nguyên nhân hỏng hóc và biện pháp sửa chữa
Trang 20c Đĩa ly hợp bị mòn mặt ma sát
d Ba cần đẩy bị cong
e Đĩa ly hợp bị dính dầu mơ.õ
f Chỉnh sai ba cần bẩy
Tán bố lại hoặc thay đĩa mới
Chữa lại, không được kẹt Rửa sạch hoặc thay mới Chỉnh lại
Bôi trơn sửa chữa
Thay mới các chi tiết hỏng
e Moayơ đĩa ly hợp bị kẹt trên trục
sơ cấp hộp số
b Cần bẩy bị chỉnh sai
c Vòng bi gối trục sơ cấp trong tâm bánh đà bị mòn hỏng hoặc khô dầu bôi trơn
Bôi trơn hặoc thay mới
Chỉnh lại
Bôi trơn hặoc thay mới
6 Chấn rung
bàn đạp ly hợp
a Động cơ và hộp số không thẳng hàng
b Mâm ép bị vênh, nứt
c Chỉnh sai ba cần bẩy
d Vỏ bộ ly hợp lệch tâm với bánh đà
Chỉnh lại
Chỉnh lại
Chỉnh lại
Chỉnh lại
Trang 21e Cạtte bộ ly hợp bị lệch
f Bánh đà không ráp đúng chốt định
vị
Chỉnh lại hoặc thay mới Sửa chữa lại
7 Đĩa ly hợp
chóng mòn a Hành trình tự do của ly hợp không đúng
b Ba cần bẩy bị cong, kẹt
c Mâm ép hoặc đĩa ly hợp bị vênh
d Sử dụng liên tục bộ ly hợp
e Người điều khiển xe ấn mãi trên bàn đạp ly hợp
Chỉnh lại
Chỉnh lại, bôi trơn
Thay mới các bộ phận bị hỏng
Hạn chế lại việc sử dụng Không nên gác chân lên bàn đạp ly hợp khi ôtô đang chạy
V KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA CÁC CHI TIẾT CỦA LY HỢP
A.KIỂM TRA TRÊN XE
Mục đích
Học những điểm chủ yều và phương pháp kiểm tra hoạt động của ly hợp
Qua kiểm tra hoạt động ly hợp, tìm hiểu cấu tạo từng chi tiết qiêng biệt và học cáh tìm những vùng trục trặc một cách hệ thống
Tìm hiểu những triệu chứng do các trục trặc trong các chi tiết, bộ phận của bộ phận gây nên
1 Trục trặc khi cắt ly hợp
Nếu ly hợp không thể cắt, chuyển số chậm hoặc có tiêng va bánh răng
Cách xác định xem có trục trặc khi cắt ly hợp hay không:
a Chèn các khối chặn phía dưới các bánh xe
b Kéo hết phanh tay
c Đạp bàn đạp ly hợp và khởi động động cơ
d Thả bàn đạp ly hợp khi cần gạt số ở vị trí trung gian
e Chuyển cần số chậm và nhẹ nhàng đến vị trí lùi mà không đạp lên bàn đạp
ly hợp và đợi đến lúc phát ra tiếng va đập bánh răng
f Khi có tiếng va bánh răng thì đạp bán đạp ly hợp chầm chậm
Nếu tiếng va bánh răng không còn khi đạp thêm bàn đạp ly hợp và chuyển số ễm thì bàn đạp chắc chắn rằng không có trục trặc về việc cắt ly hợp
Chú ý:
Đừng bao giờ chuyển số mạnh vì làm như vậy sẽ hỏng bánh răng
Trong khi kiểm tra, cần gạt số được chuyển từ số trung gian sang số lùi trong tất cả các hộp số bánh răng đảo chiều không có cơ cấu đồng tốc Bánh răng khống thể ăn khớp dễ dàng khi có trục trặc về sự cắt ly hợp Vì vậy vấn đề được xác định dễ dàng hơn so với khi chuyển cần số về số tiến
Trang 222 Sự trượt ly hợp
Ly hợp trượt nghĩa là trượt so với mâm ép và bánh đà khi ly hợp bị cắt Khi ly hợp trượt Lực từ động cơ không thể truyền hoàn toàn tới hộp số
Sự trượt ly hợp có các triệu chứng:
a Tốc độ xe không tăng cùng với tốc độ động cơ khi tăng tốc đột ngột
b Mùi cháy khét từ ly hợp
c Giảm công suất động cơ khi lái xe lên dốc
Cách xác định xem ly hợp có bị trượt hay không:
a Chèn khối chẵn dưới các bánh xe
b Kéo hết phanh tay
c Đạp bàn đạp ly hợp và khởi động động cơ
d Đặt hộp số ở vị trí cao nhất
e Tăng đều tốc độ động cơ và thả chậm bàn đạp ly hợp
Chú ý: đừng bao giờ kiểm tra trong thời gian dài vì làm như vậy có thể làm quá
nóng ly hợp
3 Trục trặc khi ly hợp ăn khớp
Sự cắt ly hợp khi xe ở trạng thái tĩnh thỉnh thoảng gặp phải một số rung động ngắt quãng và đôi khi chồm lên trước khi ly hợp cắt hoàn toàn Cả hai trường hợp trên xe khởi hành không êm Hiện tượng này gọi là sự rung ly hợp
Cách tìm ra sự rung khi cắt ly hợp:
a Tháo khối chặn dưới các bánh xe và chuyển cần gạt số tới số thấp
b Aên khớp ly hợp và cho xe khởi hành chậm Nếu xe chuyển động mà không
bị rung động không bình thường thì không có trục trặc khi ăn khớp ly hợp
4 Ly hợp có tiếng kêu không bình thường
Thỉnh thoảng nghe thấy tiếng kêu không bình thường phát ra từ ly hợp khi bàn đạp ly hợp đang được đạp hoặc thả
Cách tìm ra tiếng kêu không bình thường:
a Chèn khối chặn vào dưới các bánh xe
b Đạp bàn đạp ly hợp và khởi động động cơ
c Thả bàn đạp ly hợp trong khi cần số ở vị trí trung gian
d Đạp hết bàn đạp ly hợp một lần nữa
Đạp và thả bàn đạp nhiều lần cà nhanh và chậm kiểm tra tiếng kêu không bình thường phát ra từ ly hợp
B THÁO
Trang 231 Tháo hộp số khỏi động cơ
Loại động cơ: 2C của TOYOTA
2 Tháo vỏ ly hợp và đĩa ly hợp
a Đánh dấu vị trí lên bánh đà và vỏ ly
hợp
b Nới lần lượt mỗi bu lông một để lò xo
ly hợp dãn ra đều
c Tháo rời các bulông bắt và kéo vỏ ly
hợp cùng đĩa ly hợp ra
Chú ý: đừng dánh rơi đĩa ly hợp
3 Tháo vòng bi mở và càng mở ra
khỏi hộp số
Tháo vòng bi mở và càng mở, sau đó
tách rời chúng ra
Độ sâu nhỏ nhất:0,3mm
Nếu cần thiết thay đĩa ly hợp
Trang 242 Kiểm tra độ đảo đĩa ly hợp
Dùng đồng hồ so, kiểm tra đĩa
Độ đảo lớn nhất: 0,8mm
Nếu cần thiết thay đĩa bị đảo
3 Kiểm tra độ đảo bánh đà
Dùng đồng hồ so kiểm tra độ đảo bánh
đà
Độ đảo lớn nhất: 0,1mm
Nếu cần thiết thay bánh đà
4 Kiểm tra mòn vành lò xo
Dùng thước kẹp, đo chiều sâu và chiều
rộng vết mòn trên vành lò xo
Mòn lớn nhất;
A (chiều sâu):0,5mm
B (chiều rộng): 6,0mm
Nếu cần thiết thay vỏ ly hợp
5 Kiểm tra vòng bi mở
Quay vòng bi mở bằng tay đồng thời ép
vào nó một lực theo chiều hướng trục
Chú ý: vòng bi mở được bôi trơn vĩnh
viễn, yêu cầu không rửa hoặc bôi trơn
Nếu cần thiết thay vòng bi mở
C LẮP
1 Lắp đĩa ly hợp và vỏ ly hợp vào bánh
đà
Lắp dụng cụ chuyên dùng SST vào đĩa ly
hợp sau đó đặt chúng vào bánh đà
Chú ý: Cẩn thận kẻo đĩa ly hợp bị sai
chiều
Trang 25c Lắp đúng dấu trên vỏ ly hợp và bánh
đà
d Xiết bu lông theo đúng thứ tự chỉ ra
trên hình vẽ
Moment xiết: khoảng 19N.m (195 kgf.cm)
2 Kiểm tra độ đồng phẳng của đầu
vành lò xo
Dùng đồng hồ so có vành con lăn, kiểm
tra độ đồng phẳng của đầu vành lò xo
Độ không đồng phẳng lớn nhất: 0,5mm
Nếu độ đồng phẳng không đúng như
quy định, dùng dụng cụ chuyên dùng
điều chỉnh độ đồng phẳng đầu vành lò
xo
3 Bôi trơn bằng mỡ
a Bôi mỡ moayơ vào các vị trí sau:
Điểm tiếp xúc giữa càng mở và
vòng bi mở
Điểm tiếp xúc giữa cần đẩy và càng
mở
Điểm tựa của càng mở
b Bôi mỡ then hoa ly hợp vào then hoa
đĩa ly hợp
4 Lắp vòng bi mở và càng mở vào hộp số
Lắp vòng bi mở vào càng mở, sau đó lắp chúng vào hộp số
5 Lắp hộp số vào động cơ
Trang 26CHƯƠNG 3
HỘP SỐ CƠ KHÍ
I Công dụng– yêu cầu – phân loại
1 Công dụng
- Nhằm thay đổi tỷ số truyền và moment xoắn từ động cơ đến các bánh xe chủ động phù hợp với monent cản luôn thay đổi và nhằm tận dụng tối đa công suất động cơ
- Giúp xe thay đổi được chiều chuyển động
- Đảm bảo cho xe dừng tại chỗ mà không cần tắt máy hoặc không cần tách ly hợp
- Dẫn động moment xoắn ra ngoài cho các bộ phận đặc biệt đối với các xe chuyên dụng
Trang 27a Hộp số có cấp được chia theo
Sơ đồ động học gồm có
- Loại có trục cố định (hộp số hai trục, hộp số ba trục…)
- Loại có trục không cố định (hộp số hành tinh một cấp, hai cấp …)
Dãy số truyền gồm có
- Một dãy tỷ số truyền (3số, 4số, 5 số …)
- Hai dãy tỷ số truyền
Phương pháp sang số gồm có
- Hộp số điều khiển bằng tay
- Hộp số tự động
b Hộp số vô cấp được chia theo
- Hộp số thủy lực (hộp số thủy tĩnh, hộp số thủy động)
- Hộp số điện
- Hộp số ma sát
II KÝ HIỆU BÁNH RĂNG – TỶ SỐ TRUYỀN
1 Ký hiệu bánh răng
Bánh răng lắp cố định trên trục,
răng ngoài Bánh răng lắp cố định trên trục, răng trong
Bánh răng lắp bằng trục then hoa
và trượt trên trục
Bánh răng quay trơn trên trục
Hình 3-1 Các ký hiệu bánh răng
2 Tỷ số truyền
a Tỷ số truyền bánh răng
Trang 28Tỷ số giữa số răng của bánh răng bị động với bánh răng của bánh răng chủ động gọi là tỷ số truyền lực
Tốc độ tương đối giữa hai bánh răng ăn khớp được xác định bởi số răng trên mỗi bánh răng Nếu hai bánh răng ăn khớp có số răng bằng nhau thì cả hai sẽ quay cùng tốc độ Nếu bánh răng bị động nhiều hơn bánh răng chủ động thì bánh răng chủ động sẽ quay chậm hơn
Ví dụ: bánh răng chủ động có 12 răng, bánh răng bị động có 24 răng thì bánh răng chủ động quay hai vòng còn bánh răng bị động mới quay một vòng, tỷ số bánh răng là: 2 -1
Hình 3-2 Truyền động bánh răng với tỷ số 2:1
b Moment xoắn (Torque)
Moment xoắn là lực tác động làm quay vật thể Moment xoắn là tích số giữa lực tác động (Kg) trên chiều dài cánh tay đòn (mét) Trong truyền động bánh răng, số răng khác nhau giữa hai bánh răng làm thay đổi tỷ số truyền động lẫn tỷ số moment giữa chúng
Khi tỷ số bánh răng thay đổi, tốc độ giữa hai bánh răng thay đổi đồng thời moment xoắn cũng thay đổi Trong một hệ thống truyền động, bánh răng tốc độ và moment tỷ lệ nghịch, khi tốc độ giảm thì moment tăng, khi tốc độ tăng thì moment giảm
Hình 3-3 Moment xoắn bằng tích số giữa lực tác dụng và cánh tay đòn
Piston và thanh truyền tác động lực đẩy lên tay quay trục khuỷu động cơ, nghĩa là tác động moment xoắn làm quay trục khuỷu.Moment này được truyền qua các bánh răng hộp số và hệ thống truyền động kéo các bánh xe chủ động quay đưa ôtô tiến tới
Trang 29III CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
1 Cấu tạo
a Trục sơ cấp
Trục sơ cấp gồm các bộ phận: trục sơ cấp, ống trục bạc đạn, phớt, bạc đạn trục
sơ cấp, khoen chặn, rãnh then hoa, bánh răng gài trục chủ động, răng gài vòng đồng tốc
Hình3-4 Các chi tiết của trục sơ cấp
Trục sơ cấp hay còn được gọi là trục ly hợp dùng để truyền chuyển động quay từ đĩa ly hợp đến bánh răng trục trung gian hộp số, đầu phía trước bắt vào vòng bi ở đĩa bắt bánh đà đầu trục khuỷu, đầu sau lắp vào lỗ ở thành phía trước vỏ hộp số Việc lắp trục sơ cấp bảo đảm sao cho bánh răng chủ động và răng then hoa thò ra ngoài hộp số để lắp đĩa bị động ly hợp
b Trục thứ cấp
Trục thứ cấp có răng then hoa, đầu trước dùng vòng bi đũa để lắp vào đầu sau của trục sơ cấp, đầu sau dùng vòng bi tròn lắp vào lỗ ở vỏ hộp số trên rãnh dọc của trục thứ cấp thẳng hàng với tâm trục sơ cấp
Rãnh then hoa
Răng gài vòng đồng tốc
bạc đạn trục sơ cấp Phớt
ống trục bạc đạn
Khoen chặn Bánh răng gài
trục chủ động
Trang 30Hình 3-5 Trục thứ cấp và trục chính là một trục dài xuyên qua hộp số
1 Bạc đạn đũa
2 Khoen chặn
3 Cụm đồng tốc 3-4
4 Vòng đồng tốc
5 Bánh răng số 3
6 Chỗ gối đầu cối trục thứ cấp
7 Rãnh then hoa để lắp bộ đồng tốc
8 Trục thứ cấp
9 Rãnh then hoa
10 Bánh răng số 2
11 Vòng đồng tốc
12 Cụm đồng tốc số 1-2
13 Vòng đồng tốc
14 ống răng
15 Bánh răng số 1
16 Long đền chặn
17 Long đền điều chỉnh
18 Bạc đạn trục thứ cấp
c Trục trung gian
Trang 31Hình 3-6 Cấu tạo trục trung gian
Trục trung gian gồm các bánh răng có đường kính khác nhau được chế tạo thành một khối và bắt chặt trên trục Khối bánh răng được lắp trên các vòng bi đũa hoặc đúc liền với trục và dùng vòng bi lắp vào các lỗ ở vỏ hộp số, trục trung gian luôn quay cùng với trục thứ cấp hộp số
d Trục số lùi
Trục số lùi là một trục ngắn dùng để đỡ các bánh răng lùi trên cả hai trục trung gian và trục thứ cấp
Trục số lùi gồm có các bộ phận: trục số lùi, khoen chặn, vòng chặn, ống trượt, bạc đạn đũa, long đền bạc đạn, bánh răng số lùi
Hình 3-7 Các chi tiết của trục số lùi
2 Các loại bánh răng
Việc sử dụng các loại bánh răng để đáp ứng nhu cầu về tốc độ và moment xoắn Bánh răng thường dùng để truyền moment xoắn từ trục này sang trục kia Các trục này có thể hoạt động thẳng hàng, song song hay tạo thành một góc lẫn nhau
Vòng chặn Bạc đạn đũa Bánh răng số lùi
Khoen chặn ống trục
Long đền bạc đạn
Khoen chặn Vòng chặn Trục số lùi
Trang 32Hình 3-8 Các loại bánh răng
Bánh răng trụ tròn thẳng: các bánh răng này có răng thẳng song song với trục
quay Hai bánh răng ăn khớp vào nhau từ một đến hai cặp răng luôn cài vào nhau Các bánh răng này kêu ồn hơn nên chủ yếu sử dụng cho tốc độ chậm để tránh rung động quá mức
Công dụng: bánh răng trụ tròn thẳng thường dùng trong các thiết bị đơn giản như tời nâng Các hộp bánh răng trượt sử dụng để thay đổi tốc độ dễ dàng bằng
cách trượt từ bánh răng này sang bánh răng khác ở trên trục
Bánh răng trụ tròn xoắn: việc ăn khớp giữa hai răng bắt đầu tại đỉnh răng của
một bánh răng va lăn ra khỏi các răng bằng cạnh sau Sự tiếp xúc theo một góc như vậy có khuynh hướng gây ra sức ép cạnh mà các bạc phải hấp thụ Tuy nhiên, bánh răng trụ tròn xoắn vận hành êm, mạnh và bền hơn bánh răng trụ tròn thẳng vì các răng tiếp xúc dài hơn
Công dụng: hiện nay bánh răng trụ tròn xoắn được sử dụng rộng rãi vì chạy êm hơn ở tốc độ cao và bền hơn
Bánh răng chữ chi: bánh răng chữ chi là bánh răng xoắn kép với các góc răng
do hai cạnh đối nghịch tạo ra Việc này khiến cho sức ép một cạnh sinh ra cân bằng với sức ép cạnh kia Hai bộ răng thường cách nhau tại tâm bởi một khe hẹp để thẳng hàng với nhau tránh bị mắc ở đỉnh
Công dụng: bánh răng chữ chi phù hợp nhất với các ứng dụng cần êmdịu, tốc độ cao, sức ép thấp
Trang 33Bánh răng hình nón phẳng: Loại bánh răng này cho phép nguồn lực luân
chuyển để quẹo cua Răng được cắt thẳng hàng với trục nhưng theo một góc nằm trong khoảng thẳng góc và song song với trục Hai bánh răng gọi là bánh răng vòng, bánh răng truyền động nhỏ hơn bánh răng được truyền động
Công dụng: thường áp dụng cho bánh răng hình nón phẳng trong những trường hợp tốc độ chậm và chịu các va đập lớn
Bánh răng hình nón xoắn: bánh răng này được phát triển để sử dụng trọng
trường hợp tốc độ cao va tác động cao khi thay đổi góc của dòng lực Răng được cắt nghiêng theo các mặt xéo góc với chúng xác định bằng góc giữa hai trục
Công dụng: nhằm thay đổi góc của dòng lực, giảm tốc độ và tăng tốc độ một cách đột ngột
Bánh răng hypoit: giống bánh răng hình nón xoắn nhưng bánh răng truyền
động nằm dưới tâm của bánh răng lớn Răng được cắt nghiêng theo các mặt xéo góc với cúng xác định bằng góc giữa hai trục
Công dụng: bánh răng hypoit được sử dụng nhiều trong các bộ vi sai của ôtô hiện nay Bánh răng hypoit cho phép sử dụng các kiểu thân thấp bằng cách hạ thấp trục truyền động của hộp số
Bánh răng hành tinh: là bộ bánh răng vòng bên ngoài có răng trong khớp với
răng của bánh răng hành tinh nhỏ hơn Tuỳ thuộc vào bộ phận nào được thắng lại và bộ phận được truyền động màcó nhiều cách thay đổi tốc độ và moment xoắn Công dụng: các bánh răng hành tinh sử dụng rộng rãi trong các hộp số vì mỗi bộ bánh răng náy có thể thay đổi nhiếu cách tốc độ Tải truyền động giàn trải trên một số bánh răng nhằm giảm sức ép và sự hao mòn bánh răng
Bánh răng vít: làm giảm tốc độ cao trong không gian hẹp Bánh răng ăn khớp
có các răng được uốn cong ở các đỉnh răng để tăng diện tích tiếp xúc Lực cung cấp cho cho bánh răng vít để truyền động bánh răng ăn khớp với nó Bánh răng vít thường cung cấp các dòng lực thẳng góc
Công dụng: Bánh răng vít được dùng phổ biến nhất ở những nơi mà nguồn lực hoạt động với tốc độ cao, trục ra chạy với tốc độ thấp và moment xoắn lớn Sử dụng bánh răng vít nối với trục lái bánh xe và đoạn răng nối với thanh nối của thiết
bị lái
Thanh răng và pinhông: Bộ bánh răng này biến đổi chuyển động thẳng thành
chuyển động quay tròn và ngược lại Thanh răng và pinhong cũng thay đổi góc của dòng lực ở tốc độ nào đó Răng trên thanh răng được cắt thẳng trong khi răng trên pinhong cong
Công dụng: Thanh răng và pinhông nhằm khống chế các lực ép trên trục chính và những thiết bị khác chạy tốc độ chậm
3 Hoạt động của hộp số 3 tốc độ
Hộp số gồm có vỏ gắn trục sơ cấp (trục dẫn động), trục thứ cấp (trục bị đông), trục trung gian, trục bánh răng lui, các bánh răng và cơ cấu gài số Vỏ hộp số được đúc bằng gang, có nắp bên trên hoặc bên hông Trên hông và đáy vỏ hộp số bố trí
Trang 34chủ động A Phần trước có rãnh then hoaráp vào moayơ đĩa ly hợp Trục sơ cấp quay tựa trong vòng bi nơi vách trước vỏ hộp số và gối đầu vào trong vòng bi trung tâm đuôi trục khuỷu Trục thứ cấp có phay rãnh dọc, đầu trước gối vào vòng bi đũa ráp trong tâm bánh răng chủ động A, phần sau tựa lên vòng bi nơi vách sau của vỏ hộp số có đầu nhô ra ngoài để ráp truyền động cácđăng Trên rãnh dọc trục thứ cấp trượt tới lui hai bánh răng (1) và (2) Trục sơ cấp và trục thứ cấp được lắp ráp thẳng hàng với nhau
Hình 3-9 Cấu tạo và hoạt động của hộp số loại bánh răng
ba cấp số tới và một số lui
Trục trung gian được đúc dính một khối với các bánh răng B, (2’), (1’) và bánh răng lui Trục này quay trên hai vòng bi nơi vách trước và sau vỏ hộp số và cùng quay với trục sơ cấp vì bánh răng B luôn ăn khớp với bánh răng chủ động A bánh răng lui quay trên một trục riêng và thường xuyên ăn khớp răng với bánh răng lui của trục trung gian
Cơ cấu sang số bố trí bên trong nắp phía trên hay bên hông hộp số dùng để gài số tới, số lui và đưa bánh răng về vị trí số 0
Nguyên lý hoạt động của hộp số
Hình dưới đây trình bày kết cấu của hộp số loại bánh răng di động Giả sử đường kính của bánh răng B trục trung gian lớn gấp đôi bánh răng chủ động A trục
sơ cấp Bánh răng (2) cùng đường kính với bánh răng (2’), bánh răng (1) lớn gấp đối bánh răng (1’)
Rãnh then hoa
Bánh răng A
Vành răng Nắp và cơ cấu sang số
Trục thứ cấp Trục sơ cấp
Trục trung gian
Khối bánh răng cài số lui
Trang 35Hình 3-10 Sơ đồ cấu tạo của hộp số với cơ cấu sang số,
các bánh răng đang ở vị trí số 0
a Gài số 1
Các bánh răng đang ở vị trí 0, gạt tay nắm cần sang số qua trái vá kéo lui, cần này sẽ dẫn động gắp G1 đi tới gái bánh răng (1) vào bánh răng (1’) Moment xoắn từ bánh răng chủ động A truyền qua bánh răng B và trục trung gian đến bánh răng (1’) lên bánh răng (1) kéo trục thứ cấp quay Ở cấp số một tỷ số truyền động được giảm tốc hai lần, tại đôi bánh răng A-B và (1’)-(1), vì vậy tỷ số truyền lực lớn nhất trong các cấp số tới
Hình 3-11 Hộp số đang cài số 1
Trục trung gian
Bánh răng lui
Cần sang số Gắp 1 Gắp 2
Trang 36b Gài số 2
Đẩy cần sang số tới trước để tách bánh răng (1) ra khỏi bánh răng (1’), sau đó gạt qua phải và đẩy tới Cần số sẽ dẫn động gắp G2 lui, gài bánh răng (2) vào bánh răng (2’) Moment xoắn từ bánh răng chủ động A đến bánh răng B, trục trung gian, bánh răng (2’) đến bánh răng (2) kéo quay trục thứ cấp Truyền động được giảm tốc một lần
Hình 3-12 Hộp số đang cài số 2
c Gài số 3
Kéo cần số lui, gắp G2 đẩy bánh răng (2) khớp vào mặt sau của bánh răng chủ động A, trục sơ cấp và thứ cấp được nối thành một trục, moment truyền thẳng từ trục sơ cấp đến trục thứ cấp Đây là cấp số cao nhất
Trang 37Hình 3-13 Hộp số đang cài số 3
d Gài số lui
Xe đang chạy số 3, đẩy nhẹ cần số tới để tách bánh răng (2) ra khỏi bánh răng chủ động A, sau đó gạt cần số và đẩy tới, gắp G1 sẽ tiến ra phía sau gài bánh răng (1) vào bánh răng trung gian lui kéo bánh răng (1) và trục thứ cấp quay ngược chiều với trục sơ cấp, xe chạy lui
Hình 3-14 Hộp số đang cài số lui
Loại hộp số được xác định căn cứ vào số lượng các bánh răng di động trên trục thứ cấp và số lượng của cấp số tới Hộp số có hai bánh răng di động thuộc loại hai hành trình Có ba bánh răng di động thuộc loại ba hành trình Căn cứ vào số
Trang 38Càng nhiều cấp số thì moment nơi bánh xe dẫn động càng được nhân lên cao
ở cấp số một Bảng sau giới thiệu tỷ số truyền lực của một vài hộp số ôtô:
6,48 3,09 1,71 1,00 - 1,90
3,50 2,26 1.45 1.00 - 3,54
IV MỘT SỐ CƠ CẤU TRONG HỘP SỐ
1 Bộ đồng tốc (Synchronizer)
Hai bánh răng đang quay, muốn cài vào nhau được êm không va chạm, hư hỏng thì phải làm cho chúng quay đồng tốc độ trước khi cài vào nhau Hộp số ôtô hiện đại được trang bị cơ cấu đồng tốc các bánh răng trước khi cài răng, gọi là bộ đồng tốc
Hình 3-15 Hộp số ôtô Dodge ba cấp số tới trang bị bộ đồng tốc : 1- bánh răng
số 1 trên trục thứ cấp; 1’- bánh răng 1’ trên trục trung gian; 2- bánh răng số 2 quay trơn trên trục thứ cấp; 2’- bánh răng quay theo trục trung gian; A- trục sơ cấp và bánh răng chủ động A; B- trục trung gian và bánh răng bị động B; C- gắp điều khiển bộ đồng tốc S; D- trục thứ cấp
Hình 3-16 giới thiệu sơ đồ nguyên lý cấu tạo và hoạt động của bộ đồng tốc
Bộ này dịch chuyển trên trục thứ cấp C gồm moayơ có bánh răng ngoài B liên kết với vành nón cụt E nhờ các lò xo G Mặt sau bánh răng chủ động A có bánh răng trong D với lõm phần nón cụt H tương ứng với chóp nón E
D
Trang 39Hình 3-16 Sơ đồ nguyên lý cấu
tạo và hoạt động của bộ đồng tốc đơn giản:
A- trục sơ cấp B- moayơ có răng ngoài C- trục thứ cấp
D-bánh răng trong của trục sơ cấp E- chóp côn
H- lõm côn I- gắp điều khiển bộ đồng tốc G- lò xo
Giả sử xe đang chạy số 2, chuẩn bị cài số 3 bằng cách cài bánh răng ngoài b khớp vào bánh răng trong D Lúc này bánh răng A xem như đứng yên vì nhả nhả khớp ly hợp, trong lúc bánh răng B đang quay nhanh theo trục thứ cấp do xe đang chạy tới Dưói áp lực của cần sang số I, bộ đồng tốc gồm bánh răng ngoài B với chóp nón cụt E tiến tới, chóp nón E chạm vào lõm hình nón cụt H làm nhiệm vụ như bộ ly hợp kéo bánh răng A quay theo bánh răng B Tiếp tục ấn cần sang số, bánh răng ngoài B ép các lò xo G tiến tới cài vào răng trong D, lúc này mới thực sự cài số
Thông thường bộ đồng tốc được trang bị cho các cấp số 2, 3, 4 và 5 Hình giới thiệu bộ đồng tốc hai mặt dùng cho số 3 và số 4 Hình chụp cho thấy hoạt động của bộ đồng tốc trước và sau khi cài số 4 (số cao nhất)
Đặc điểm cấu tạo có khác với bộ đồng tốc đơn giản vừa trình bày ở trên là: phía sau bánh răng chủ động A của trục sơ cấp có vành răng ngoài (1) sẵn sàng ăn khớp với bánh răng trong (10) của moayơ (5) Vành răng ngoài (1) có chóp nón lồi (2) Hai mặt bên moayơ (7) có hai vòng côn lõm (3) cùng độ côn với chóp nón (2) Vành răng trong (10) được định vị trên moayơ nhờ lò xo và bi (9) được điều khiển trượt tới lui nhờ gắp (4)
Trang 40Hình 3-17 Cấu tạo và hoạt động của bộ đồng tốc: 1- vành răng ngoài của
bánh răng trục sơ cấp; 2- chóp côn; 3- vòng côn; 4- gắp; 5-10- moayơ răng trong; 7- moayơ; 8- trục thứ cấp; 9- bi và lò xo định vị; 11- răng ngoài của moayơ 7
A- bộ đồng tốc lúc chưa cài; B- bộ đồng tốc lúc đang cài số
Trong quá trình cài số 4, bộ dồng tốc hoạt động qua hai bước:
Giảm ga, ấn bàn đạp ly hợp, vành răng ngoài (1) của trục sơ cấp đứng, trong lúc bộ đồng tốc và bánh răng trong (10) vẫn quay nhanh theo trục thứ cấp (8) Gắp (4) đẩy bộ đồng tốc theo hướng T làm cho vòng côn lõm (3) chụp vào chóp côn lối (2), nhờ vậy nên bộ đồng tốc dẫn động trục sơ cấp cùng quay
Cần sang số tiếp tục đẩy bộ đồng tốc tới theo hướng T Lúc này bánh răng trong (10) trượt trên lưng moayơ (7) tiến tới cài răng vào vành răng ngoài (1), Bây giờ mới thực sự cài số 4 Lò xo và bi (9) có tác dụng định vị bánh răng trong (10) trên lưng moayơ (7)
2 Cơ cấu chuyển số dạng thanh trượt
Trục cần chuyển và chọn số được đặt vuông góc với trục càng gạt ở phía trên hộp số Cơ cấu ngăn ngừa ăn khớp kép, cơ cấu hãm số lùi và cơ cấu tránh nhầm số lùi Tất cả đều được kết hợp với nhau