1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng kế hoạch kinh doanh quán cà phê lotus trên địa bàn tphcm

64 977 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Do đó, bộ phận marketing chỉ có thể theo dõi, phát hiện để tự thay đổi các quyết định marketing của mình nhằm giảm thiểu những tác động xấu, khai thác tối đa các tác động tốt để thích ứn

Trang 1

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

Trang 2

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Đơn vị thực tập: CÔNG TY TNHH TMDV ÁNH DƯƠNG

Có trụ sở tại: 87/117/18/20 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, quận Tân Bình,

Trang 3

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

NHẬN XÉT ÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Điểm:

Ngày tháng năm 2018

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TS Phạm Thị Minh Uyên

Trang 4

Phiếu bài tập vận dụng trước tốt nghiệp

PHIẾU ÀI TẬP VẬN DỤNG TRƯỚC TỐT NGHIỆP

I Yêu cầu

Anh/Chị hãy nêu từ 3 đến 5 vấn đề và giải pháp tương ứng có thể vận dụng tại doanh nghiệp nơi anh/chị đang công tác hoặc thực tập

II Thông tin Sinh viên:

Họ và tên Sinh viên: N G U Y Ễ N T H Ị M Ỹ T U Y Ề N

Mã Sinh viên: 15C-42-40.1-00108

Lớp: 154225.OD18

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đơn vị thực tập (hoặc công tác): CÔNG TY TNHH TMDV ÁNH DƯƠNG

Cán bộ quản lý trực tiếp tại đơn vị thực tập (hoặc công tác): Giám Đốc

Tên báo cáo thực tập tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch kinh doanh quán cà

phê thương hiệu Lotus trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

III Nội dung bài tập

Giảng viên

HD Môn Học Liên Quan

Quản trị tài chính (QT302)

Ths Hoàng Anh Tuấn Ths Vũ Thị Phương Thảo

Lập kế hoạch cho việc quản trị rủi ro các khoản đầu tư dài hạn

Trang 5

2 Các khoản

nợ phải thu

khách hàng

gặp khó khăn trong

việc xử lý,

giải quyết

Xây dựng các phương án tài chính, thu hồi nợ

Quản trị tài chính (QT302)

Ths Hoàng Anh Tuấn Ths Vũ Thị Phương Thảo

Lập kế hoạch thu hồi nợ

ưu cho nhân viên công ty

Quản trị nhân lực (QT304)

Ths Nguyễn Trần Diễm Trang

Biết lập kế hoạch đào tạo, tuyển dụng các ứng viên có năng lực

sự nghỉ việc

Tìm hiểu nguyên nhân, nguyện vọng của nhân sự

Quản trị nhân lực (QT304)

Ths Nguyễn Trần Diễm Trang

Tạo ra môi trường doanh nghiệp tiên tiến, thoải mái và hiệu quả

Xác nhận của đơn vị công tác (hoặc đơn vị

thực tập)

… ngày … tháng … năm …

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

5 NGUỒN SỐ LIỆU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3

6 KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 5

1.1 GIỚI THIỆU Ý TƯỞNG KINH DOANH 5

1.1.1 Nguồn gốc hình thành ý tưởng 5

1.1.2 Cơ sở thực hiện ý tưởng 5

1.1.3 Sự độc đáo mới lạ của ý tưởng 5

1.1.4 Sơ lược về tính khả thi của ý tưởng 6

1.2 TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH 6

1.3 CÁC SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 6

1.4 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP 6

1.5 CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG 7

CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH MARKETING 10

2.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP 10

2.1.1 Phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp 10

2.1.2 Thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm trên thị trường 15

2.1.3 Mục tiêu marketing: 16

2.1.4 Chiến lược marketing hỗn hợp 16

2.2 NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH MARKETING 18

2.2.1 Tổng quan về thị trường 18

2.2.2 Phân tích môi trường 19

2.2.3 Chiến lược marketing 23

CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 32

3.1 ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 32

3.1.1 Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận 32

Trang 7

3.2.3 Các báo cáo tài chính 35

3.2 NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 37

3.2.1 Chi phí cố định dự kiến: 37

3.2.2 Chi phí nguyên vật liệu hàng tháng: 39

3.2.3 Doanh thu dự kiến 40

CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ 42

4.1 GIỚI THIỆU VỀ KẾ HOẠCH NHÂN SỰ 42

4.2 NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH NHÂN SỰ 42

4.2.1 Xác định cơ cấu tổ chức và số lượng nhân viên: 42

4.2.2 Yêu cầu nhân sự và cách thức tuyển dụng: 43

4.2.3 Mức lương dự kiến: 45

CHƯƠNG 5: PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO 47

5.1 CÁC LOẠI RỦI RO 47

5.2 BIỆN PHÁP 50

KẾT LUẬN 54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU, BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Bảng 1.1 Bảng liệt kê tỷ lệ nước giải khát dự kiến

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học Topica đã giảng dạy và truyền đạt những kinh nghiệm cho em trong 4 năm qua Những kiến thức quý báo đó rất giúp ích trong cuộc sống và công việc sau này của tôi Và đặc biệt là TS Phạm Thị Minh Uyên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi hoàn thành đề tài này

Do kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi sai sót mong nhận được sự góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn

để đề tài hoàn chỉnh hơn

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài khoa học nào

Một lần nữa tôi gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt đến quý thầy cô trường Topica và đặc biệt là TS Phạm Thị Minh Uyên đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này

Trang 11

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Mỗi người trong chúng ta, dù làm bất cứ công việc gì vẫn luôn khát khao làm chủ, được tự do và độc lập, không muốn lệ thuộc hoặc làm thuê cho ai Qua đó ta có niềm tin mạnh mẽ, cố gắng, nỗ lực sang tạo giúp sớm đạt đến thành công Với một khoản tiền trong tay, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc khởi nghiệp để thỏa mãn khao khát làm chủ Mỗi người sẽ có con đường khởi nghiệp riêng như mở một quán cà phê hoặc một quán ăn, sau đó có thể phát triển thành chuỗi quán cà phê hoặc chuỗi quán ăn

Có rất nhiều hình thức trong kinh doanh ăn uống: quán cà phê cóc, quán cà phê nguyên chất, quán cà phê sân vườn, quán cà phê cao cấp, quán cà phê đặc trưng….hoặc quán ăn gia đình, quán ăn sang, quán cơm văn phòng, nhà hàng…

Thế nhưng, theo nhiều nghiên cứu, ngành kinh doanh ăn uống trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn có nhiều rủi ro và khó khăn Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế đang khó khăn, trong khi đó các dịch vụ ăn uống mọc lên như nấm sau mưa, muôn hình muôn dạng, từ quán cà phê cho đến những quán ăn bình dân, nhà hàng cao cấp Tuy nhiên, 75% quán hoa75c dịch vụ kinh doanh ăn uống thường phải đóng cửa trong những năm đầu tiên, chỉ có 25% quán có thể trụ lại và phát triển

Mặt khác, với văn hóa uống cà phê có từ lâu đời, người Việt có thể rũ nhau đến quán cà phê bất cứ lúc nào: sang, trưa, chiều tối và vào bất kỳ dịp nào: buồn, vui, họp bạn bè, gặp gỡ, giao lưu…Ngoài ra, với dân số hơn 90 triệu dân, thị trường kinh doanh cà phê khá rộng lớn và đầy tiềm năng Vậy làm thế nào chúng ta có thể tận dụng cơ hội, giảm thiểu rủi ro để có thể phát huy thế mạnh của mình và thành công trong kinh doanh cà phê?

Xuất phát từ những trăn trở, khó khăn và ưu tư của những người khao khát khởi nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, mà tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng

kế hoạch kinh doanh quán cà phê Lotus” với sự đúc kết từ những năm tháng kinh doanh, trải nghiệm, thậm trí trả giá trong lĩnh vực này Đây có thể xem là tài liệu mang tính thực tế và chọn lọc, có thể vận dụng ngay từ khi bạn đặt những viên gạch

ý tưởng kinh doanh đầu tiên đến khi quán đi vào hoạt động và phát triển

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thông qua việc nghiên cứu về thị trường, khách hàng, đối thủ để xây dựng một kế hoạch kinh doanh như sau:

• Xây dựng kế hoạch kinh doanh trà sữa kết hợp với làm bánh mang thương hiệu Lavita

• Đưa ra kế hoạch cụ thể và khả thi khi thực hiện kế hoạch

• Đánh giá khả năng tài chính - rủi ro, chiến lược marketing, chiến lược nhân

sự

• Cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, chính sách bán hàng và hậu

Trang 12

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Lĩnh vực kinh doanh cà phê, thực phẩm, nguồn nguyên vật liệu trong lĩnh vực này nhằm thực hiện kế hoạch kinh doanh quán cà phê với gu nhạc nhẹ mang thương hiệu Lotus tại khu vực quận 7 thành phố Hồ Chí Minh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Dựa vào các số liệu thống kê từ năm 2016 – 2017 từ nhiều nguồn thu thập được dùng để phân tích và xây dựng kế hoạch kinh doanh quán cà phê mang thương hiệu Lotus trong vòng 3 năm (từ 2018 – 2020)

Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu chủ yếu tập trung tại địa bàn quận 7, tuyến đường Lê Văn Lương, gần trường đại học Tôn Đức Thắng và bệnh viện huyện Nhà

Bè thành phố Hồ Chí Minh

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phân tích nhu cầu của khách hàng; Thu thập, tìm kiếm thông tin và phân tích tổng hợp; Vận dụng cơ sở lý thuyết các môn đã học Cụ thể như:

- Phân tích tình trạng, nhu cầu sử dụng cà phê, các loại nước giải khát và điểm tâm sáng từ việc khảo sát thực tế thông qua phiếu điều tra tại các quán cà phê trong cùng khu vực

- Thu thập, tìm kiếm thông tin và số liệu từ các trang web và các tài liệu liên quan và phân tích tổng hợp các dữ liệu để phân tích và đánh giá những ảnh hưởng: môi trường vi mô, vĩ mô, phân đoạn thị trường, đối thủ cạnh để lựa chọn chiến lược

và lập kế hoạch phù hợp

- Vận dụng cơ sở lý thuyết dựa trên các kiến thức của môn Quản trị

Marketing, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Quản trị nhân sự, Khởi tạo doanh

nghiệp, Quản trị kinh doanh và các tài liệu khác có liên quan

5 NGUỒN SỐ LIỆU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Nguồn số liệu và dữ liệu nghiên cứu được thu thập dựa trên:

- Số liệu tự thu thập thực tế trên địa bàn nghiên cứu

- Giáo trình Topica và giáo trình chuyên ngành có liên quan

- Tài liệu từ internet

6 KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO

Kết cấu báo cáo gồm 5 chương và kết luận kiến nghị như sau:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan

Chương 2: Kế hoạch Marketing

Chương 3: Kế hoạch tài chính

Chương 4: Kế hoạch nhân sự

Trang 13

Chương 5: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro

Kết luận và kiến nghị

Trang 14

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1 GIỚI THIỆU Ý TƯỞNG KINH DOANH

1.1.1 Nguồn gốc hình thành ý tưởng

Cuộc sống ngày càng hiện đại và đi kèm với nó là cuộc chay đưa với những điều lo toan, không giờ nghỉ ngơi sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi Ai cũng muốn có một không gian để được yên tĩnh nghỉ ngơi, trò chuyện cùng bạn bè người thân và đôi khi chỉ là nơi để thư giãn, suy nghĩ về một điều gì đó trong cuộc sống Vì vậy tôi muốn mở một quán cà phê với mặt bằng thuê sẵn do chính mình đứng ra làm chủ đầu tư, với gu nhạc nhẹ, thiết kế nội thất gỗ nền nhã, bày trí giản dị nhưng hiện đại; có thể ăn uống, lại chọn vị trí gần các cao ốc văn phòng và trường đại học sẽ nhanh chóng được mọi người ưa chuộng Đến với chúng tôi bạn sẽ được thưởng thức ly cà phê, đồ uống sinh tố trải cây, các loại trà sữa … trong không gian

ấm cúng và sâu lắng

1.1.2 Cơ sở thực hiện ý tưởng

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc mở ra các loại hình kinh doanh không còn khó khăn và luôn được Nhà nước khuyến khích nên với loại hình kinh doanh quán cà phê giải khát thì việc đăng ký kinh doanh sẽ rất dễ dàng

Thị trường kinh doanh cà phê giải khát trong tương lai sẽ phát triển cao và là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư mới gia nhập

Việc kinh doanh quán cà phê cho lợi nhuận rất cao và nhanh thu hồi được vốn bằng chứng là ngày càng có nhiều quán cà phê mọc lên nhưng bên cạnh đó muốn đạt được những lợi nhuận đặt ra cần có một kế hoạch quản lý đúng đắn Nhận thấy điều đó nên tôi quyết định lập một dự án xây dựng

1.1.3 Sự độc đáo mới lạ của ý tưởng

- Cà phê, trà các loại, ca cao sữa, kem… Và những thức uống khác với những công thức pha chế độc đáo và khác biệt làm cho hương vị ngon hơn, thơm hơn có chút gì đó rất riêng đặc trưng của quán mà các quán khác không có được Thức ăn vào buổi sáng, điểm tâm, thức ăn nhẹ….cũng là một điểm khác biệt mà quán muốn xây dựng và hướng đến

- Có wifi cho khách hàng dùng và là nơi thư giãn, trò chuyện, bàn chuyện làm ăn, giao dịch, nghỉ trưa, tán gẫu Không gian thoáng đãng, sạch sẽ có dòng nhạc nhạc nhẹ sẽ làm cho khoảng không gian như chậm lại

- Chất lượng phục vụ tuyệt hảo, nhiệt tình, lo lắng chu đáo từng khách hàng, tiếp đón niềm nở, thảo mãn lòng khách, đáp ứng được những gì khách mong đợi – vui lòng khách đến vừa lòng khách đi

- Phong cách quán mới lạ và thuận lợi đường giao thông với khả năng tiếp thị

và đội ngũ nhân viên nhiệt tình vui vẻ sẽ thu hút khách hàng tiềm năng Người quản

lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, phân bố công việc và điều khiển nhân viên

- Thiết kế và setup quán với một phong cách nhỏ gọn, cách bài trí, trang trí

Trang 15

1.1.4 Sơ lược về tính khả thi của ý tưởng

- Dựa trên thói quen thích tò mò, trải nghiệm, khám phá của giới trẻ mà cụ thể là sinh viên

- Đáp ứng được nhu cầu giải trí, thư giãn của sinh viên Tuy nhiên với đặc điểm nổi bật của quán là tạo không gian để các bạn học tập, làm việc, trò chuyện và thưởng thức cà phê cùng các loại nước giải khát khác thì rất ít các quán gần đó có thể làm tốt được về chất lượng và dịch vụ

1.2 TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH

Tầm nhìn:

- Trở thành địa điểm quen thuộc của các bạn trẻ trong khu vực quận 7, trong bán kính 5km trở lại

- Phấn đấu đạt 5 cửa hàng sau 3 năm hoạt động

- Mỗi ngày bán được 300 ly nước các loại

1.3 CÁC SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

Với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, quán sẽ có những thức uống chủ yếu sau: cà phê là thức uống đặc trưng của quán, các loại trà, nước uống đóng chai và các thức uống thông thường kiha1c mà các quán cà phê dành cho sinh viên đã có Bên cạnh đó sản phẩm phải đảm bảo tiêu chí khác biệt hóa trên phương diện sản phẩm nhằm lôi kéo khách hàng trẻ ưa thích tính mới lạ Quán sẽ cung cấp nhiều loại sản phẩm đa dạng về chủng loại với nhiều mức giá khác nhau dành cho mọi đối tượng khách hàng từ người có thu nhập thấp đến có thu nhập cao, từ công nhân, sinh viên đến các doanh nhân, công nhân viên

Các loại thức uống được phân thành 6 nhóm với tỷ lệ chi phí NVL/doanh thu như sau:

Bảng 1.1: bảng liệt kê tỷ lệ nước giải khát dự kiến

Trang 16

- Tạo tâm lý thư giãn cho khách hàng

- Là nơi giao lưu của sinh viên, cán bộ công nhân viên, và các đối tượng khác

- Tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng

- Đạt uy tín với các đối tượng có liên quan: Nhà cung cấp, khách hàng,…

1.5 CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

Kế hoạch kinh doanh hiệu quả:

Một kế hoạch kinh doanh cụ thể và chi tiết sẽ là tiền đề thuyết phục các nhà tài trợ giúp đỡ bạn về mặt tài chính để mở cửa hàng cà phê Do vậy bạn cần phải có

kế hoạch kinh doanh kỹ lưỡng, nêu rõ mục tiêu và định hướng trong từng giai đoạn

cụ thể, hạch toán tài chính để cửa hàng có thể hoạt động ổn định trong khoảng 3 – 4 tháng

Kế hoạch được xây dựng từ ý tưởng hay lạ, sự am hiểu thị trường, thị hiếu khách hàng sẽ nâng cao tỷ lệ thành công và quán cà phê sẽ nhận được những hỗ trợ cần có Dự đoán trước kịch bản xảy ra khi quán bắt đầu đi vào hoạt động, xử lý doanh thu, lợi nhuận hoặc giải quyết thua lỗ Bản kế hoạch tốt vẽ ra được bức tranh thực tại của quán cà phê khi tiến hành hoạt động

Lựa chọn địa điểm:

Vị trí quán cà phê góp phần đến sự thành bại trong kinh doanh cafe Do đó bạn cần phải lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp với ý tưởng và kế hoạch của mình Ví dụ như bạn muốn mở một quán cà phê sân vườn thì cần chọn mặt bằng rộng rãi, thoáng mát, không gian yên tĩnh với nhiều cây xanh Nếu bạn muốn mở quán cà phê bar, bạn nên chọn những mặt bằng trong hoặc gần trung tâm – nơi mật

độ dân số đông, mức thu nhập cao Còn nếu bạn muốn mở một quán cà phê văn phòng, hãy lựa chọn những mặt bằng gần trung tâm hành chính, khu đô thị…

Sau khi lựa chọn được mặt bằng đẹp, đáp ứng những tiêu chí cần thiết trong bản kế hoạch, bạn hãy tìm hiểu khu vực xung quanh xem khu vực đó đã có quán cà phê nào chưa Nếu đã có thì hãy tìm hiểu phong cách cửa hàng đó, chất lượng đồ uống ra sao, lương khách hàng ngày phần lớn thuộc độ tuổi nào Những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhu cầu của người dân quanh khu vực, từ đó đánh giá được tiềm năng của vị trí và quyết định có hay không kinh doanh

Một vấn đề bạn cần lưu ý nữa khi lựa chọn mặt bằng đó là xem phong thủy của vị trí sẽ mở quán Phong thủy là yếu tố tâm linh ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh, nếu vị trí đó không hợp với bạn thì hãy bỏ qua cho cho các điều kiện khác đều tốt Ngoài ra hãy ưu tiên chọn những vị trí gần mặt đường, đường hai chiều, chỗ để xe rộng rãi…

Trang 17

Thiết kế không gian quán cà phê:

Điểm nhấn của quán cà phê chính là không gian và phong cách mà chủ quán hướng đến, phong cách khách nhau sẽ mang đến nét riêng tạo nên sự đặc trưng cho quán Trong thời điểm cái đẹp đang lên ngôi và thói quen check-in mọi lúc mọi nơi của các bạn trẻ, không gian sẽ là một trong những yếu tố được các bạn trẻ lựa chọn khi có nhu cầu cà phê, tán gẫu với bạn bè

Phong cách quán cà phê càng nổi bật, càng thu hút được nhiều khách hàng, bạn cần định hình cho cửa hàng mình phong cách cụ thể Sau đó thiết kế và lựa chọn các vật dụng thích hợp để tạo điểm nhất cho không gian Hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia setup để trang trí quán cà phê sao cho bắt mắt, ấn tượng và

có đủ ánh sáng để tiết kiệm chi phí điện cho cửa hàng

Bên cạnh đó, bạn hãy bổ sung thêm những đồ uống khác ngoài cà phê vào thực đơn cửa hàng Sự đa dạng sẽ thu hút được lượng khách đa dạng mọi lứa tuổi và

sở thích thưởng thức đồ uống khác nhau Và dù là đồ uống gì thì cũng hãy chú ý đến chất lượng nhé

Giá bán hợp lý:

Định giá là việc rất phức tạp Để có thể định giá hợp lý, bạn cần tham khảo giá thị trường, đặc biệt là khu vực xung quanh quán cà phê của bạn Sau đó hãy tính toán bạn cần thu nhập bao nhiêu mỗi ngày thì mới có lãi? Chi phí nguyên liệu ra sao? Chi phí dành cho nhân viên, thuê mặt bằng, điện, nước và một số chi phí phát sinh như thế nào? Sau đó hãy đưa giá mức giá không quá chênh lệch với thị trường

và đảm bảo quán có lãi Hãy nhớ chân lý định giá: Nếu tất cả mọi người đều phàn nàn về giá cả, tức là nó quá cao Nếu chẳng ai phàn nàn, tức là quá thấp Còn khi chỉ

có vài người kêu ca, tức là bạn đã định giá hoàn hảo

Trang 18

Nhân sự:

Bạn nghĩ sao nếu bạn bước vào một quán cà phê mà gặp nhân viên phục vụ mặt nặng mày nhẹ, nói năng cộc lốc và có thái độ khó chịu Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng và mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo nhất

Đào tạo nhân viên phục vụ một cách chuyện nghiệp sẽ giúp nâng cao chất lượng phục vụ, mang lại cảm giác thoải mái cho khách hàng khi đến với quán cà phê Luôn tươi cười với khách hàng, thái độ chuyên nghiệp đúng mực, rút ngắn thời gian khách hàng phải chờ đợi đồ uống, nhanh chóng đáp ứng những yêu cầu của khách hàng nếu điều đó nằm trong khả năng Điều này sẽ giúp quán cà phê đông khách hơn Thậm chí một số quán, quầy pha chế còn được đặt ở trung tâm để khách hàng có thể tận mắt nhìn thấy cách barista pha chế đồ uống; một cách đơn giản nhưng thu hút được rất nhiều khách hàng

Trang 19

CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH MARKETING 2.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP

2.1.1 Phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp

a Môi trường marketing của doanh nghiệp

Môi trường marketing gồm có môi trường vĩ mô và môi trường vi mô Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân công ty và những khả năng phục vụ khách hàng của nó, tức là những người cung ứng, những người môi giới marketing, các khách hàng các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp Môi trường vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn hơn, có ảnh hưởng đến môi trường vi mô, như các yếu tố nhân khẩu, kinh tế, tự nhiên, kỹ thuật, chính trị và văn hóa

Sự thay đổi, diễn biến của các lực lượng và yếu tố ảnh hưởng không phải do

bộ phận marketing gây ra hay bộ phận marketing có quyền làm thay đổi Đối với bộ phận marketing những biến đổi đó là khách quan Do đó, bộ phận marketing chỉ có thể theo dõi, phát hiện để tự thay đổi các quyết định marketing của mình nhằm giảm thiểu những tác động xấu, khai thác tối đa các tác động tốt để thích ứng một cách có

Sản phẩm (Product)

Theo suy nghĩ truyền thống, một sản phẩm tốt sẽ tự tiêu thụ được được trên thị trường Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh ngày nay thì hiếm khi có sản phẩm nào không tốt Ngoài ra, khách hàng có thể trả lại hàng hóa nếu họ nghĩ là sản phẩm không đạt chất lượng Do đó, câu hỏi về sản phẩm là: doanh nghiệp có tạo ra được sản phẩm mà khách hàng của họ muốn? Do đó cần phải xác định các đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng của doanh nghiệp

Tìm hiểu thêm: Chức năng, Chất lượng, Mẫu mã, Đóng gói, Nhãn hiêu, Phục

vụ, Hỗ trợ và Bảo hành

Trang 20

Giá (Price)

Mức giá nào mà khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp sẵn sàng trả? Ở đây

là vấn đề chiến lược định giá – đừng để cho việc này tự nó diễn ra Thậm chí nếu doanh nghiệp quyết định giảm giá (bán phá giá), doanh nghiệp cũng cần phải xem xét vấn đề này kỹ càng vì nó là một phần của chiến lược định giá Mặc dù cạnh tranh về giá là một phương pháp “xưa như trái đất”, khách hàng thường vẫn rất nhạy cảm về giảm giá và khuyến mãi Tuy nhiên, quan niệm về giá cũng có mặt không hợp lý: chẳng hạn mọi người thường quan điểm là cái gì đắt thì phải tốt Do

đó về mặt dài hạn thì cạnh tranh về giá đối với nhiều công ty không phải là một giải pháp hay

Tìm hiểu thêm: Báo giá, Giảm giá, Tài trợ mua hàng, Thuê mua và Trợ cấp

Thị trường (Place)

Điều này muốn nói tới tính sẵn có của thị trường về đúng nơi, đúng lúc và đúng số lượng Một số cuộc cách mạng về công nghệ đã làm thay đổi khái niệm thị trường, chẳng hạn như thị trường internet và điện thoại di động

Tìm hiểu thêm: Địa điểm, Hậu cần, Kênh phân phối,Thị phần, Mức độ phục

vụ khách hàng, Internet

Tiếp thị (Promotion)

Tiếp thị là cách thông báo cho những khách hàng mục tiêu về doanh nghiệp

và sản phẩm của doanh nghiệp Điều này bao gồm tất cả các loại “vũ khí” trong

“kho vũ khí” của marketing như quản cáo, bán hàng, khuyến mãi, quan hệ khách hàng, v.v So với các chữ P khác, tiếp thị là chữ P quan trọng nhất cần tập trung vào

Tìm hiểu thêm: Quảng cáo, Quan hệ công chúng, Truyền thông, Bán hàng trực tiếp, Ngân sách

Chức năng của Marketing Hỗn hợp là giúp phát triển một tổ hợp trọn gói không chỉ đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu mà còn giúp tăng cường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đã có nhiều chuyên gia mở rộng mô hình Marketing Hỗn hợp từ 4P lên 5P và chữ P thứ năm thường được nhắc đến là Con người (People) Thậm chí một số chuyên gia còn gợi ý mô hình 7P cho các công ty dịch vụ (Tác giả của mô hình 7P là Booms và Bitner)

Mô hình marketing 7P

Mô hình Marketing 7P này bao gồm 3 nấc: nấc 1 là “4P” tức 4 yếu tố cơ bản trong quản trị marketing Đó là nhóm các giải pháp (hay chiến lược) Sản phẩm, từ ý tưởng cho đến sản xuất ra sản phẩm, trong đó không quên định nghĩa sản phẩm là một tập hợp các lợi ích; Nhóm kế tiếp là các giải pháp Giá, từ chi phí cho đến chiết khấu phân phối và giá tiêu dùng; Kế đến là các giải pháp về phân phối và bán hàng

và sau cùng là các giải pháp Quảng bá thương hiệu sản phẩm (nên nhớ là quảng bá thương hiệu, trong đó có sản phẩm, chứ không phải quảng bá sản phẩm)

Trang 21

Theo định nghĩa này chúng ta không phải tách biệt marketing cho sản phẩm hay dịch vụ, marketing cho công nghiệp hay B2B và marketing cho hàng tiêu dùng

và B2C Một sản phẩm khi được khách hàng công nhận, cụ thể hơn là sự dịch

chuyển khái niệm Lợi ích sang khái niệm Giá trị của cùng một thực thể, và bắt đầu hình thành trạng thái Thương hiệu theo mức giá trị mà khách hàng công nhận

P2 Giá bán

Định nghĩa mở rộng của khái niệm giá bán sẽ trở thành chuỗi-giá-trị hay đúng hơn là chuỗi-chi-phí

Chẳng hạn trong Nông nghiệp, chuỗi này bắt đầu từ sản phẩm nông nghiệp

cơ bản bao gồm chi phí đầu vào của giống, đất dai, chăm sóc canh tác và chi phí thu hoạch Sau đó là chi phí chế biến thành các sản phẩm tinh hơn, và sau cùng là chi phí cho quảng bá và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng Toàn bộ quá trình này đều ảnh hưởng chuỗi-chi-phí và đó là vấn đề chiến lược cạnh tranh của P2 Price, được nói tóm gọn là cost & pricing hay Lợi ích kinh tế mang lại cho khách hàng và người tiêu dùng Hơn nữa marketing còn nhận thấy mới tương quan giữa P1 và P2 rất mật thiết và tương hỗ thông qua khái niệm phân khúc và định vị, theo

đó sản phẩm định vị cho phân khúc cao cấp yêu cầu những lợi ích cao hơn với chi phí sản xuất và dịch vụ cao hơn và ngược lại một sản phẩm hướng đến khách hàng bình dân sẽ cần có chi phí thấp hơn để kiếm lãi khi bán giá thấp

P3 Phân phối

Được nâng cấp tự khái niệm Place là nơi chốn bán hàng, Phân phối là cả một

hệ thống hay mạng lưới bán hàng được tổ chức chuyên nghiệp và hiệu quả

Phân phối là mang sản phẩm đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất, nhưng (cái này mới) có thể mang khách hàng đến với sản phẩm một cách tiện lợi nhất Quá trình này nên gọi là chiến lược phân phối 2 chiều Trong định nghĩa mới không thể thiếu khái niệm Kênh phân phối, là địa nghĩa của chiều dọc hay liên kết dọc Mỗi một kênh thích hợp với một định vị sản phẩm khác nhau, đó là tính ưu việt của marketing khi tập hợp cả hệ thống chức năng marketing khác nhau định hướng bởi cặp khái niệm kỳ diệu là Phân khúc & Định vị, hơn thế là Phân khúc & Định vị

đa sản phẩm Bổ sung vào khái niệm Phân phối là Quản trị Bán hàng, một tập hợp các tầng nấc nhân sự theo địa bàn, theo kênh và theo chức năng, còn kể đến trách

Trang 22

nhiệm phối hợp với lực quản trị marketing trung tâm hài hoà Lực Đẩy (P.3) và Lực Kéo (P4.)

Với định nghĩa thương hiệu bao trùm sản phẩm (khác với định nghĩa thương hiệu của WIPO), Quảng bá Thương hiệu chính là quảng bá một sản phẩm, hay đưa

ra lời hưá với khách hàng một cách sáng tạo Riêng điều này cũng cần đánh giá liên quan đến đạo đức và trách nhiệm của thương hiệu hay doanh nghiệp Chính yếu tố sáng tạo gây tranh cãi nhiều nhất và cũng là yếu tố hấp dẫn của marketing

Cuối cùng Quảng bá, với chức năng quản trị tạo ra Lực kéo, cần hài hoà mật thiết với Lực Đẩy Việc hình thành cơ cấu Lực Kéo & Lực Đẩy với khái niệm marketing above vs below-the-line là cơ sở của quản trị thương hiệu, khác với quản trị marketing trước đây

Ở cấp độ 2 (nấc 2), chúng ta quan tâm đến hai nhóm giải pháp lột tả tinh thần

cơ bản của quản trị, đó là yếu tố Con người (P5) và yếu tố Hệ thống (P6)

Trang 23

Theo hệ thống “7P” nhóm giải pháp này nằm trong phạm trù P5 (People); và nói theo ngôn ngữ brand marketing thì mỗi cá nhân và gia đình Nhân viên cũng được “gắn nhãn” với thương hiệu chung của doanh nghiệp cũng như các thương hiệu sản phẩm mà họ đang nỗ lực gầy dựng từng ngày ở mọi nơi mọi lúc

P6 Quy trình

Gộp chung gồm quy trình hệ thống, hay tính chuyên nghiệp, tức process hay professionalism Doanh nghiệp phát triển luôn đặt những quy trình quản trị (điển hình là ISO:9001) làm hệ thống quản trị làm nến tảng để thể chế hóa bộ máy làm việc, giúp luật hóa trách nhiệm cá nhân hay nói đúng hơn là “minh bạch hóa” vai trò

và phạm vi trách nhiệm của từng người để cá nhân thấy rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong một tập thể quản trị Tuy nhiên sự vận dụng hệ thống quản trị chuẩn mực (theo ISO) ở một số doanh nghiệp có hàm lượng chất xám va hạm lượng dịch

vụ cao hay mang nhiều tính sáng tạo xem ra không chứng minh được hiệu quả

Marketing 7P giải thích hiện tượng này bằng một luận điểm rất cơ bản đó là xem tổ chức doanh nghiệp cũng là một sản phẩm trong đó người lao động thụ

hưởng hai nhóm lợi ích (hay giá trị) là lý tính và cảm tính (rational và emotional) Nếu một doanh nghiệp có hệ thống quản trị (thể hiện qua sản phẩm đầu cuối mà doanh nghiệp tạo ra) thiên về lý tính hơn thì khả năng áp dụng các quy trình ISO (kinh điển) sẽ hiệu quả hơn; ngược lại nếu hệ thống quản trị doanh nghiệp thiên về sản xuất ra các sản phẩm cảm tính (dịch vụ, văn hóa nghệ thuật, truyền thông…) thì khả năng áp dụng quy trình quản trị kinh điển cần phải kết hợp với các biện pháp kích thích sáng tạo và mở rộng các tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc (tức sản phẩm làm ra) một cách linh hoạt hơn thì nhân viên (người lao động trí tuệ) sẽ không cảm thấy bị gò bó và cảm nhận được đẳp cấp của nhà quản trị, từ đó mới thu hút họ

là việc

Nói cách khác một quy trình ISO kinh điển liệu có thể quản lý quy trình sáng tạo (sản xuất) ra một tác phẩm âm nhạc hay không? Đó là một trong những tình huống thử thách điển hình đối vớ các quy trình chuẩn hóa quản trị theo tư tưởng thuần lý tính mà các mô hình quản trị marketing ngày nay có thể khắc phục, trong

đó “7P” là một điển hình

P7 Triết lý

Ở cấp độ 3 (nấc 3), chúng ta tìm hiểu vai trò của tư tưởng, triết lý, văn hóa trong một tổ chức, hay cụ thể là trong một doanh nghiệp Các giải pháp ở cấp độ này thể hiện bởi sứ mệnh hay tầm nhìn của doanh nghiệp, của thương hiệu; văn hóa, những thói quen ứng xử và chuẩn giá trị trong doanh nghiệp, cũng như giữa thương hiệu ứng xử trước cộng đồng; tư tưởng, tầm nhìn và giá trị của tổ chức cũng cần phải được thông đạt một cách hiệu quả đến với toàn thể cá nhân trực thuộc (stake holder) và kể cả đối với cộng đồng trong đó dĩ nhiên là có khách hàng, người tiêu dùng, đối tác, người thân của họ, hay nói rộng hơn là của to àn xã hội

Trang 24

Mô hình marketing 7S

Trong mô hình 7S (McKinsey), các nhân tố “cứng” và “mềm” được kết hợp với nhau, trong đó các nhân tố cứng hướng tới các vấn đề mà một doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng trực tiếp Còn các nhân tố mềm được thể hiện trong một doanh nghiệp theo một cách trừu tượng hơn và có thể được tìm thấy trong văn hóa doanh nghiệp Các nhân tố cứng trong mô hình 7S bao gồm Chiến lược (Strategy), Cấu trúc (Structure) và Hệ thống (Systems) Các nhân tố mềm là Phong cách (Style), Giá trị chia sẻ (Shared Values), Kỹ năng (Skills) và Nhân sự (Staff)

2.1.2 Thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm trên thị trường

a Phân đoạn thị trường

Sở dĩ doanh nghiệp phải phân khúc thị trường là để nhận rõ nhu cầu của khách hàng trong từng khúc Từ đó giúp doanh nghiệp triển khai hỗn hợp marketing (marketing mix) thích ứng nhằm thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng trong từng khúc Và thông qua những chương trình marketing tương ứng với từng khúc thị trường riêng biệt nhà quản trị có thể thực hiện các công việc marketing tốt hơn,

sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn Chẳng hạn một doanh nghiệp nhỏ với nguồn lực giới hạn có thể cạnh tranh hiệu quả bằng việc định vị mạnh mẽ trong vài khúc thị trường phù hợp với năng lực của mình Một doanh nghiệp có quy mô trung bình hay quy mô lớn cũng xem phân khúc thị trường là một công việc cần thiết để củng

cố và mở rộng thị trường

Phân khúc thị trường là chia thị trường không đồng nhất thành các khúc thị trường đồng nhất để làm nổi rõ lên sự khác biệt về nhu cầu, tính cách hay hành vi Phân khúc thị trường là việc chia thị trường thành những nhóm người mua có cùng

chung nhu cầu và đặc điểm

b Xác định thị trường mục tiêu

Việc xác định thị trường mục tiêu đồng nghĩa với việc bạn đã thu hẹp dần các đối tượng mà hoạt động kinh doanh của bạn hướng tới, tại thị trường này bạn có

ưu thế hơn đối thủ Từ đó, bạn sẽ dễ dàng đưa ra được thông điệp, sản phẩm và dịch

vụ phù hợp với đáp ứng yêu cầu khách hàng

Các tiêu chí để xác định thị trường mục tiêu:

- Quy mô khách hàng

- Khả năng tăng trưởng

- Sức hấp dẫn của thị trường

- Khả năng và mục tiêu kinh doanh của quán

- Đối thủ và đối thủ tiềm ẩn

- Sản phẩm thay thế

Trang 25

c Định vị thị trường

Định vị thị trường là thiết kế một sản phẩm hoặc dịch vụ có nhưng đặc tính khác biệt so với sản phẩm hoặc dịch vụ có những đặc tính khác biết so với sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và tạo cho nó một hình ảnh riêng đối với khách hàng

Định vị thị trường cũng có nghĩa là xác định vị trí của sản phẩm trên thị trường so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh Vị trí sản phẩm trên thị trường là mức độ sản phẩm được khách hàng nhìn nhận ở tầm cỡ nào, chiếm một vị trí như thế nào trong tâm trí khách hàng so với các sản phẩm khác

Yếu tố để định vị thị trường:

- Sản phẩm: tính chất, công dụng, chất lượng, độ bền, tin cậy, kiểu dáng và kết cấu

- Dịch vụ: giao hàng , lắp đặt, huấn luyện, tư vấn, sửa chữa

- Nhân lực: Năng lực, đam mê và chuyên nghiệp

- Hình ảnh: Biểu tượng, phương tiện, truyền thông, không khí, sự kiện và trang trí

- Thương hiệu và định vị thương hiệu

- Duy trì phát triển kinh doanh

- Tạo sự khác biệt cho thương hiệu

- Tối ưu hóa lợi nhuận

- Duy trì và cải thiện quan hệ khách hàng

2.1.4 Chiến lược marketing hỗn hợp

Thực hiện xong tiến trình Marketing mục tiêu chỉ là bước đầu tiên để xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm hoặc dịch vụ của quán mình hoặc doanh nghiệp của mình Mô hình Marketing hỗn hợp (Marketing mix) còn gọi là phương pháp Marketing 4P, bao gồm:

a Chiến lược sản phẩm

Thông thường sản phẩm tốt sẽ tự tiêu thụ được trên thị trường Tuy nhiên, trng môi trường cạnh tranh ngày nay thì hiếm khi có sản phẩm nào không tốt Ngoài

ra, khách hàng có thể trả lại hàng hóa nếu họ nghĩ là sản phẩm không đạt chất

lượng Do đó, điều quan trọng là doanh nghiệp hoặc quán của bạn có tạo ra được sản phẩm mà khách hàng của bạn muốn ? Sản phẩm có thực sự khác biệt, sản phẩm

có thực sự mang lại giá trị

Sản phẩm hoặc dịch vụ có 3 thành phần giá trị chính:

Trang 26

- Giá trị hữu hình: là đặc điểm lý tính như hình dạng, màu sắc, kích thước…

- Giá trị gia tăng: là những dịch vụ khác…

b Chiến lược giá:

Giá bán sản phẩm được xây dựng căn cứ vào nhiều yếu tố từ bên trong và bên ngoài Việc xác định giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sẽ quyết định đối tượng khách hàng, đẳng cấp, dịch vụ, hậu mãi và vị trí loại hình phục vụ

Những yếu tố quyết định giá bán sản phẩm và dịch vụ:

c Chiến lược phân phối

Hiểu theo nghĩa rộng, phân phối được đề cập đến việc tiếp cận sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng Hiểu theo nghĩa hẹp, trong việc kinh doanh ăn uống, phân phối được hiểu chính là vị trí, đặc điểm mà quán hoặc nhà hàng tọa lạc Để việc phân phối sản phẩm và dịch vụ được tối ưu, địa điểm phải được lựa chọn kỹ, phù hợp với ý tưởng, mô hình, sản phẩm, dịch vụ và đối tượng khách hàng mà dự

án mong muốn đạt được Những yếu tố tốt về địa điểm phân phối:

- Vỉa hè thông thoáng

- Có nhiều cây xanh

- Sạch sẽ

d Chiến lược xúc tiến bán (truyền thông marketing)

Chiến lược xúc tiến bán là tập hợp các phường pháp và nghệ thuật nhằm thông tin cho khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng về sản phẩm và dịch vụ hiện tại cũng như sản phẩm và dịch vụ mới Đồng thời, thúc đẩy việc tiêu thụ và sử dụng dịch vụ và sản phẩm của khách hàng

Mục đích:

- Kiến tạo, dẫn dắt nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ

- Kích thích tiêu dùng bằng cách thúc đẩy khách hàng thay đổi nhãn hiệu, sản

Trang 27

- Tạo thuận lợi về mặt tâm lý cho khách hàng

- Duy trì và phát triển tốc độ bán hàng và tăng doanh thu

- Xây dựng và củng cố hình ảnh, uy tín cho doanh nghiệp và quán

Các hình thức thực hiện chiến lược xúc tiến bán hàng (truyền thông

2017, Tổng cục Thống kê thông qua số liệu điều tra mức sống dân cư Việt Nam, cho biết bình quân người Việt Nam tiệu thụ 1,35 kilogram cà phê mỗi năm và số tiền người dân trong nước bỏ ra cho một ly cà phê khoảng 12.000 đồng/người/năm Điều dễ dàng nhận thấy là người dân thành thị mua cà phê uống tới 3 kilogram/năm nhiều gấp 2,2 lần so với người dân nông thôn và số tiền mà cư dân đô thị bỏ ra cho

ly cà phê mỗi sang lên tới 25.000 đồng, cao gấp 2,08 lần so với người dân nông thôn

Hầu hết các vùng miền ở Việt Nam đều tiêu thụ cà phê nhưng mức độ chênh lệch rất lớn giữa các vùng Trong khi duyên hải Nam Trung Bộ và ĐBSCL là những khu vực tiêu thụ cà phê khối lượng lớn thì Tây Bắc, Đông Bắc tiêu thụ rất ít Nay IPSARD nghiên cứu sâu về tiêu thụ cà phê ở hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với 1000 hộ dân được lấy mẫu điều tra Điều đáng chú ý ở cả hai thành phố là người thường uống cà phê nằm trong độ tuổi dưới 40 (Hà Nội tuổi trung bình là 36,3 còn thành phố Hồ Chí Minh là 36 tuổi) Không chỉ vậy, phần lớn người uống cà phê ở Hà Nội là người có trình độ đại học hay cũng chỉ tốt nghiệp cấp 3 nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh thì gần như uống cà phê ở mọi trình độ

Quán cà phê cũng khác nhau, bình quân mỗi quán cà phê ở Hà Nội rộng 100 mét vuông, có 26 bàn và 9 nhân viên phục vụ, còn ở thành phố Hồ Chí Minh, quán rộng bình quân 175 mét vuông, có 56 bàn và 23 nhân viên Sản phẩm tại quán cà

Trang 28

phê ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đa dạng, có tới 40 loại nước giải khát trong đó

có cà phê

2.2.2 Phân tích môi trường

a Phân tích thị trường

Xuất khẩu: Tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong niên vụ 2016/17

ước đạt 26,55 triệu bao, tăng nhẹ so với mức dự đoán 26,05 triệu bao trước đó Nguyên nhân chính là do sản lượng hạt cà phê tươi xuất khẩu được dự báo tăng mạnh trong thời gian tới Các chuyên gia cũng cho rằng tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của nước ta trong niên vụ 2017/18 sẽ dao động trong khoảng 26,65 triệu bao

do sản lượng cây trồng hạn chế và lượng cà phê dự trữ đang ở mức cao

Xuất khẩu hạt cà phê tươi:

Theo các số liệu thương mại, tổng sản lượng xuất khẩu hạt cà phê tươi của Việt nam trong niên vụ 2016/17 ước đạt 24 triệu bao, tăng 500.000 bao so với dự đoán của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Nguyên nhân là do sản lượng xuất khẩu hạt cà phê Robusta tươi được dự báo sẽ tăng mạnh, tuy nhiên mức tăng này vẫn thấp hơn so với niên vụ 2015/16 2,95 triệu bao do việc sản lượng cây trồng bị giới hạn Sản lượng hạt cà phê tươi xuất khẩu trong niên vụ 2017/18 được dự đoán sẽ ở mức 24 triệu bao, do khối lượng dự trữ niên vụ 2016/17 được kỳ vọng ở mức thấp

Xuất khẩu cà phê hoà tan và cà phê rang:

Sản lượng cà phê rang xuất khẩu của Việt Nam trong niên vụ 2015/16 đạt 550 nghìn bao, trong khi đó sản lượng cà phê hoà tan xuất khẩu đạt 2 triệu bao Theo dự báo của các chuyên gia, sản lượng xuất khẩu cà phê rang của nước ta trong niên vụ 2016/17 sẽ không có sự thay đổi do ngành này hiện có mức phát triển thấp Trong khi đó, sản lượng xuất khẩu cà phê hoà tan sẽ tăng thêm 100.000 bao đạt 2,1 triệu bao do các công ty có thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc đang nhận được nguồn vốn đầu tư lớn

Giá xuất khẩu:

Giá xuất khẩu hạt cà phê Robusta tươi và chưa được phân loại trong 7 tháng đầu niên vụ 2016/17 cao hơn mức giá cùng kỳ 5 năm vừa qua và luôn ở trên mức

$1.900 Nguyên nhân dược cho là do sự sụt giảm về sản lượng và nguồn hàng dự trữ tại cả hai thị trường, Bra-xin và Việt Nam

Giá nội địa

Giá hạt cà phê Robusta tươi và chưa được phân loại nội địa đã tăng đều trong 7 tháng đầu niên vụ 2016/17 Điều này trái với thông lệ hàng năm là giá cà phê sẽ giảm ngay sau khi vụ mùa kết thúc vào tháng 11, 12 và thậm chí giảm sâu hơn nữa trong suốt tháng 3 và tháng 4 Biểu đồ dưới đây cho thấy sự khác biệt lớn giữa giá

cà phê nội địa trong niên vụ 2016/17 và niên vụ 2015/16

Trang 29

Điểm mạnh:

- Phong cách kinh doanh mới lạ, ấn tượng với nét đặc trưng về không gian thiết kế đẹp và âm nhạc nhẹ tạo cảm giác thư giãn cho khách hàng đến đây lần đầu, hứa hẹn sẽ đến lần thứ hai và trở thành khách hàng quen thuộc của quán

- Quán có vị trí rất thuận lợi: được đặt tại khu vực tập trung nhiều văn phòng công ty, trường đại học Tôn Đức Thắng, bệnh viện Nằm trên trục đường Lê Văn Lương lớn thuận tiện cho việc đi lại, không gian thoáng mát, cảnh quang đẹp

- Đa dạng về sản phẩm, chất lượng, giá cả hợp lý cho mọi đối tượng khách hàng

- Là người đi sau nên tiếp thu được những cái mới, hiện đại hơn…được học hỏi cái sai của những người đi trước và thay đổi nó thành điểm mạnh của bản thân

Điểm yếu:

- Mới thậm nhập thị trường nên sẽ gặp khó khăn vướng mắc về hoạt động cũng như điều kiện xâm nhập

- Chỗ để xe của quán hơi hẹp

- Nguồn vốn tương đối không có nhiều tiềm lực để có thể cạnh tranh mạnh với các quán khác

Cơ hội:

- Vị trí của quán nằm gần trường đại học Tôn Đức Thắng, bệnh viện huyện Nhà Bè, các chung cư cao ốc văn phòng

Trang 30

- Khách nhắm đến đối tượng khách hàng là sinh viên, học sinh, dân văn phòng và hiện tại các quán đã có chưa thỏa mãn hết các nhu cầu của các nhóm đối tượng này

- Quy mô thị trường (thị trường mục tiêu) ngày càng được mở rộng

- Nếu hoạt động kinh doanh có hiệu quả, sẽ thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp lớn

- Hoạt động kinh doanh sẽ gặp khó khăn nếu nguồn vốn dự trữ được sử dụng hết

- Khách hàng ngày càng khó tính và thông minh, đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao về chất lượng và sự đa dạng phong phú của các sản phẩm và dịch vụ trong quán

c Phân tích các rủi ro từ môi trường bên ngoài

Khuynh hướng biến động giá trên thị trường cà phê thế giới theo kinh

nghiệm của tôi thì thường bị ảnh hưởng các yếu tố như sau:

Yếu tố thời tiết và cán cân cung cầu

Brazin là nước có sản lượng cà phê lớn nhất thế giới nhưng vùng trồng cà phê tâp trung vào hướng Đông nên thường chụi ảnh hưởng thời tiết chủ yếu là sương giá và sương muối làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, nên chi khi hiện tượng này diễn ra trong thời kỳ ca phê ra hoa thì ngay lập tức các nhà đầu cơ gom hàng vì biết rằng sản lương sẽ thiếu , cán cân cung cầu sẽ lệch và khi đó giá sẽ tăng, chúng ta còn nhớ năm 1995 giá cà phê thế giới đột biến tăng lên 2.400$/tấn, giá cà phê Việt Nam lúc này tăng cực điểm là 42.000 đ/kg vì những năm trước đó chính phủ Brazin có chủ trương chuyển đổi giống và di chuyển diện tích trồng cà phê vào hướng Tây nhằm giảm ảnh hưởng về thời tiết nên sản lượng thiếu tạm thời trong những năm trồng lại

Trang 31

Yếu tố tài chính và thị trường toàn cầu

Thị trường cà phê thế giới chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các ông Trùm Tài chính, những ông Trùm này cung ứng vốn cho những nhà đầu cơ, một khi thị

trường thế giới biến động mà chủ yếu là biến động về giá vàng-giá dầu thô-tỷ giá đồng ÚD so với đồn Euro, đồng Bảng Anh, dồng Yên…ngay lập tức các Trùm điều chỉnh suất đầu tư vào lĩnh vực có lợi nhất, và khi đó thường các nhà đầu cơ nhanh chónh bán ra thu tiền làm giá cà phê rớt nhanh,

Các ảnh hưởng về chính trị,về chiến tranh và những sự kiện lớn trên thế giới VD như World Cup vừa qua…

Đó là những ảnh hưởng mà các nhà kinh doanh cà phê luôn theo dõi, nhưng những ảnh hưởng này ngày nay hầu như không phải là yếu tố quyết định thị trường

mà yếu tố cơ bản là “Lợi nhuận của các nhà đầu cơ”, họ đang làm giá, họ đang ép giá, họ đang tạo những động tác không thật… và họ là ai? xin để câu trả lời này cho những người có trách nhiệm cao nhất trong ngành cà phê Việt nam !

Hàng triệu người Nông dân trồng cà phê luôn trông nhờ vào Nhà Nước : Nếu có ai hỏi với sản lượng cà phê Việt Nam hiện nay có điều tiết được thị trường thế giới hay không thì Le@ xin trả lời là có, bởi tổng sản lượng cà phê

Rubusta VN xuất khẩu hàng năm là 1.000.000 tấn trong đó hai tỉnh có sản lượng cao nhất là Daklăk với 400.000 tấn và Lâm Đồng có khoản 350.000 tấn ,trong bản

đồ về sản lượng cà phê thì Việt Nam xếp thứ 2 sau BraZin, nhưng tại sao cà phê VN

bị các nhà đầu cơ làm giá? xin được có ý kiến như sau:

Chính sách điều hành về vĩ mô là mang tính thời sự

Cụ thể là Chính phủ chưa có một chiến lược cơ bản mang tính bền vững, người trồng cà phê lâu nay chủ yếu là tự phát, lệ thuộc hoàn toàn vào thị trường, luôn nằm trong vòng luẫn quẩn được mùa thì mất giá và được giá thì mất mùa, Vừa qua Chính phủ đã có chủ trương tạm trử 200.000 tấn cà phê nhưng khi triển khai thì không đồng bộ chủ trương đưa ra thì quá chậm mang tính chữa cháy, nhưng dù sao thì đây cũng là sự can thiệp tích cực, mong rằng chủ trương này sẽ được triển khai ngay trong đầu vụ tới với tất cả các giải pháp đồng bộ và được thực hiện thường xuyên liên tục, khi đó VN sẽ có cơ hội điều tiết được một phần về thị trường, có như vậy bà con nông dân mình yên tâm hơn và tin tưởng hơn

Nhiều bà con cho rằng lợi nhuận về cà phê thuộc về các doanh nghiệp XK cà phê? thưa rằng không đâu họ đang chết dần đó những DN hàng đầu đang trong thời

Trang 32

kỳ ủ bệnh bởi vì …”biến động giá nhanh quá họ không kịp trở tay” , Nhưng thực tế phần lớn các DN XK cà phê là của Nhà nước – tiền Nhà nước họ cố làm sao giữ cho được vị trí của mình còn thua thiệt thì trước hết là Nhà nước và nông dân chịu, một số DN đã chuyển đối nhưng cứ theo cách cũ mà làm thao túng doanh nghiệp … nên các Anh Tây biết rõ họ cần gì trong vệc mua và bán?

Chúng ta có Hiệp hội cà phê, trong hiệp hội còn có Câu lạc bộ các doanh nghiêp xuất khẩu cà phê hàng đầu VN, nhưng thực chất là mạnh ai nấy làm, giá nào cũng bán, giật mình là fix sạch, một năm họ họp vài lần nhưng cũng chỉ là cải nhau,

kể công và kể khổ, ông bà xưa nay dạy “buôn có bạn bán có phường” nhưng họ có chịu ngồi lại với nhau đâu ? thiệt hại trước hết là người sản xuất!

Định nghiã về hành vi dân sự và hình sự trong pháp luật có lẽ chưa được rõ nên nhiều Đại lý Doanh nghiệp chiếm đoạt tài sản của DN và của nông dân với giá trị lớn nhưng họ cứ nhở nhơ chơi, dẫn đến một hệ quả là DN không thể ôm hàng chờ giá vì áp lực lãi Ngân hàng và với Nông dân thôi thì giá nào cũng phải bán mang tiền về nhà cho ổn, tạo áp lực bán ra mạnh ở những thời điểm lẽ ra phải biết giữ hàng,

Chất lượng cà phê

Yếu tố ảnh hưởng rực tiếp đến giá bán: Từ khi người Pháp mang giống cà phê vào trồng tại VN khi nói đến cà phê Buôn Ma Thuột thì thế giới lâu nay với những người uống cà phê vẫn biết là chất lượng hàng đầu, nhung thực tế khi phát triển mạnh về số lượng thì chất lượng quá kém, nông dân và DN cần một biện pháp hũu hiệu đồng nhất trong việc quản lý sản phẩm/quản lý chất lượng, điều này lệ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước và các cấp chính quyền tại địa phương, mỗi hộ nông dân riêng lẽ sẽ không bao giờ làm được dù rất muốn;

Với tham vọng là sẽ có nhiều phản hồi trên diễn đàn này với mục đích duy nhất là những người có trách nhiệm hãy đọc , hãy suy nghỉ và có trách nhiệm đối với nông dân, đôi với sự phát triẻn bền vững của ngành cà phê Việt Nam

2.2.3 Chiến lược marketing

- Chương trình vào tuần đầu khai trương: giảm giá 20% giá trị thức uống, liên kết với các nhà cung cấp tài trợ quà tặng, thiết kế tặng phẩm mang tên Lotus tặng khách hàng nhằm tạo ấn tượng ngay từ đầu

- Lập một tài khoản trên mạng xã hội Facebook hằng ngày đăng các tin quảng cáo và đăng các hình ảnh đẹp chất lượng về các sản phẩm, không gian cũng

Ngày đăng: 19/09/2018, 10:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Các giáo trình của chương trình đạo tạo TOPICA – Viện Đại học mở Hà Nội Khác
2. Giáo trình Kinh tế vĩ mô, Chương trình đào tạo Elearning (Topica) 3. Giáo trình Kế toán quản trị, Chương trình đào tạo Elearning (Topica) 4. Giáo trình Luật kinh tế, Chương trình đào tạo Elearning (Topica) Khác
5. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, Chương trình đào tạo Elearning (Topica) Khác
6. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Chương trình đào tạo Elearning (Topica) Khác
7. Giáo trình Quản trị học, Chương trình đào tạo Elearning (Topica) Khác
8. Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Chương trình đào tạo Elearning (Topica) Khác
14. Quản trị Marketing, Philip Kotler, NXB Thống kê, 2007 Khác
15. Các trang web và những trang thông tin điện tử từ mạng Internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w