Khi Zuckerberg bắt tay lập trình những dòng đầu tiên của mạng xã hội Facebook vào ngày 28 tháng 10 năm 2003, có lẽ anh không thể hình dung đứa con tinh thần của mình sẽ làm thay đổi cả thế giới về kinh tế lẫn xã hội. 80% người tiêu dùng
Đằng sau nút Like và Follow trên mạng xã hội Facebook Khi Zuckerberg bắt tay lập trình những dòng đầu tiên của mạng xã hội Facebook vào ngày 28 tháng 10 năm 2003, có lẽ anh không thể hình dung đứa con tinh thần của mình sẽ làm thay đổi cả thế giới về kinh tế lẫn xã hội. 80% người tiêu dùng tại Úc kết nối với ít nhất một thương hiệu trên mạng xã hội và 29% kết nối với hơn 10 thương hiệu. 80% người tiêu dùng tại Úc kết nối với ít nhất một thương hiệu trên mạng xã hội và 29% kết nối với hơn 10 thương hiệu. Đã có rất nhiều bài phân tích về Facebook làm thay đổi cách giao tiếp của con người như thế nào, nhưng hãy nhìn lại Facebook và những mạng xã hội khác (Twitter, Youtube, Instagram, Pinterest…) đã thay đổi nền kinh tế như thế nào. Thống kê các thương hiệu được ưa thích hàng đầu trên mạng xã hội Facebook Đằng sau nút “Like” và “Follow” Vẫn còn nhiều tranh cãi về giá trị kinh tế của một người hâm mộ (fan) hay người theo dõi (follower) trên mạng xã hội đối với các công ty, nhưng có một số thị trường hay ngành hàng thì hiệu quả này là quá rõ ràng. Đứng đầu bảng về giá trị kinh tế (theo số liệu đo lường được) không phải là gã khổng lồ Facebook mà là “cô nàng” Pinterest; đặc biệt đối với những ngành hàng thiên về triển lãm thị giác như thời trang, mỹ phẩm, nội thất… Theo trang web mua bán Shopify, những người truy cập đến với website bán lẻ từ Pinterest sẽ có tỉ lệ mua hàng cao hơn 10% so với người truy cập đến từ các mạng xã hội khác. Không mang lại doanh thu đến mức “ngay và luôn” như Pinterest, nhưng rõ ràng Facebook hay Foursquare có một sức ảnh hưởng lâu dài đối với quyết định của người tiêu dùng. Theo công ty nghiên cứu thị trường Econsultancy, một sản phẩm/thương hiệu sẽ trở nên hấp dẫn gấp 3 lần đối với một người tiêu dùng nếu người đó biết rằng bạn bè và người thân của mình cũng sử dụng sản phẩm/thương hiệu tương tự. Và các mạng xã hội Facebook và Foursquare lại làm cho việc tuyên bố “tôi đang sử dụng sản phẩm này” trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hãy hình dung, mỗi khi bạn cập nhật một dòng status khen một quán cà phê nào đó, địa điểm trên bỗng trở nên cực kỳ thu hút với bạn bè và người thân của bạn. “Cô nàng” Pinterest đặc biệt phù hợp với những ngành hàng thiên về triển lãm thị giác như thời trang, mỹ phẩm, nội thất… Tại Úc, nơi bạn có thể mua tất cả mọi thứ chỉ với một cú click chuột thì việc giành fan/follower không chỉ là cuộc đua tiếp thị phù phiếm. 80% người tiêu dùng tại Úc kết nối với ít nhất một thương hiệu trên mạng xã hội và 29% kết nối với hơn 10 thương hiệu. Họ xem đó là một biểu hiện cho sự ủng hộ của mình đối với thương hiệu. Và lợi ích họ mong muốn nhận được từ việc kết nối là được cập nhật sớm nhất về các sản phẩm cũng như được tham gia những chương trình khuyến mãi dành riêng cho các thành viên. Với sự phát triển của mạng xã hội, việc hỏi đáp trao đổi với thương hiệu trên mạng xã hội cũng gần gũi và dễ dàng như việc hỏi han người bán tạp hóa gần nhà bạn cách đây 20 năm vậy. 33% người tiêu dùng tại Úc xem mạng xã hội là kênh trao đổi hiệu quả và thân thiện nhất đối với thương hiệu, so với chỉ 25% chọn trao đổi qua website và 13% qua email. Trên mạng xã hội, người tiêu dùng cảm thấy thoải mái và thật sự được lắng nghe. Sự ảnh hưởng không chỉ dừng lại ở việc cập nhật thông tin. Trung bình sau 3 tháng kể từ khi kết nối với thương hiệu trên mạng xã hội, sự trung thành và tần suất ưu tiên mua hàng dành cho thương hiệu đó sẽ tăng 20%, theo Econsultancy. Sự liên kết này khăng khít đến mức việc ngừng kết nối (un-like, un-follow) một thương hiệu là dấu hiệu đầu tiên của khả năng chuyển sang sử dụng các thương hiệu khác. Nên mỗi khi có một lượng người tiêu dùng unlike trang Fanpage của thương hiệu thì bộ phận marketing của thương hiệu đó chắc hẳn sẽ rất đau đầu. Mang mạng xã hội vào mô hình kinh doanh Ngày nay, các quý cô thường lên Facebook khoe những bộ cánh mới để được tôn vinh. Và nhãn hàng thời trang C&A đã nhìn ra một tiềm năng từ điều này: liệu có cách nào cho phụ nữ cảm nhận được sự tôn vinh của những món đồ họ chưa mua không? Thử nghĩ xem, một khi biết chắc rằng sẽ có rất nhiều người khen chiếc áo này, bạn có ngần ngại bỏ tiền ra mua không? Với suy nghĩ như vậy, C&A đã thực hiện một cuộc cách mạng trong ngành bán lẻ thời trang: tải tất cả những mẫu quần áo lên facebook và mỗi mẫu đều có một mã code cho phép toàn bộ hệ thống bán lẻ cập nhật liên tục rằng có bao nhiêu người like sản phẩm ấy trên Facebook. Biểu tượng mới của sự ưa thích sản phẩm và trung thành với thương hiệu từ người dùng Nếu một quý cô đang cân nhắc giữa hai mẫu váy, C&A giúp cô ấy tham khảo một yếu tố cuối cùng nhưng vô cùng mạnh mẽ: thị hiếu của xã hội. Xem nào, mẫu A có 1.000 lượt like còn mẫu B có 15.000 lượt like. Vậy thì việc mua quần áo sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Lần đầu tiên C&A áp dụng hình thức này khi giới thiệu bộ sưu tập thu-đông năm 2011 và kết quả là bộ sưu tập được bán sạch chỉ sau 48 tiếng. Homeplus, thương hiệu bán lẻ tại Hàn quốc của chuỗi bán lẻ Tesco, cũng áp dụng cách tương tự. Homeplus phát hiện ra rằng tại Hàn Quốc, việc đi siêu thị mua hàng gia dụng hằng tuần là quá tốn thời gian. Vì vậy Homeplus đã đưa ra một quyết định táo bạo: mang siêu thị đến với smartphone của bạn. Homeplus đã khảo sát trên các trang xã hội của mình về những mặt hàng thường được mua nhiều nhất, sau đó họ in những biển quảng cáo có hình ảnh thật của các sản phẩm đó và cho dán tại các ga tàu điện ngầm. Người tiêu dùng có thể dùng smartphone để mua hàng ngay trong lúc chờ tàu điện ngầm và Homeplus sẽ giao hàng đến tận nhà. Cuộc cách mạng “mang siêu thị đến với người tiêu dùng” này đã tạo ra hiệu quả ấn tượng: doanh số bán hàng trực tuyến của Homeplus tăng 125% và lượng người mua sắm tăng hơn 80%. Và cũng không thể không nhắc đến Google Glass. Với Google Glass, tất cả những gì cập nhật nhất sẽ nằm trong tầm mắt và bạn có thể chia sẻ ngay lập tức với mọi người những gì bạn đang nghe, đang thấy. Chắc hẳn Google Glass sẽ làm “bạn có thấy những gì tôi đang thấy không?” hiện thực hơn là một câu ví von. Khi trào lưu xã hội hóa mở rộng và gần như mọi thông tin đều có thể được chia sẻ thì lại có một làn sóng dư luận về quyền riêng tư. Nhưng Dimitri Maex, phụ trách toàn cầu mảng Quảng cáo tương tác của tập đoàn quảng cáo Ogilvy, cho rằng người tiêu dùng sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân để đổi lấy quyền lợi. Vì vậy, các mạng xã hội đã và đang mở ra cơ hội rất lớn để cho các thương hiệu kết nối chặt chẽ và sâu sắc hơn với người tiêu dùng. “Chúng ta không cần phải khơi gợi ra những nhu cầu mới, mà phải phát minh ra cách thỏa mãn thông minh hơn những nhu cầu hiện có. Và đó là vai trò của công nghệ để làm xã hội hóa sự tiêu dùng”, Maex kết luận. . Đằng sau nút Like và Follow trên mạng xã hội Facebook Khi Zuckerberg bắt tay lập trình những dòng đầu tiên của mạng xã hội Facebook vào ngày. đầu trên mạng xã hội Facebook Đằng sau nút Like và Follow Vẫn còn nhiều tranh cãi về giá trị kinh tế của một người hâm mộ (fan) hay người theo dõi (follower)