1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đạt quả cao

25 433 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 5,17 MB

Nội dung

Trẻ rất non nớt, thậm trí là chưa có khả năng ứng phó vớimọi việc xảy ra xung quanh, không biết cách tự bảo vệ mình trước các tìnhhuống, đặc biệt là những nguy hiểm ngày càng nhiều trong

Trang 1

II PHẦN II: NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

3 Các giải pháp, kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho

trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Hoa Mai 5

4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động

giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 19

III PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Trang 2

cứ vậy được tích lũy, được các thế hệ “cha ông truyền lại cho con cháu” - truyềnlại cho “thế hệ tương lai của đất nước”.

Trong xã hội ngày nay, khi con người đã có một bước tiến khá dài vềcông nghệ khoa học kỹ thuật, về văn hóa lối sống mọi thứ lại càng như phức tạphơn, đòi hỏi con người phải bắt nhịp và thích ứng tốt hơn Đặc biệt là trẻ em,

“những tờ giấy trắng” thì lại càng nhiều hơn nữa những bài học, những trảinghiệm mới đang chờ đợi Học để thích ứng với hoàn cảnh sống đòi hỏi vốnkiến thức rộng hơn nhiều so với việc học đọc, học viết hay học các con số Và

để giúp trẻ hoàn thiện từng bước, để trẻ “lớn dần lên” về mọi mặt theo chiềuhướng tích cực thì rất cần sự chung tay của tất cả các “mắt xích” môi trườnggiáo dục xung quanh trẻ Nó là một chuỗi liên hoàn từ bản thân trẻ đến gia đình,trường học và cao hơn nữa là môi trường xã hội, tất cả đều rất quan trọng

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mầm non thì đây là giai đoạn đầu tiên trongquá trình học hỏi, tiếp thu và lĩnh hội những vốn kiến thức, những giá trị vănhóa, giá trị sống cho bản thân Trẻ ở giai đoạn này vốn hiểu biết còn rất hạn chế

do trẻ chưa được tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh, chưa có điều kiện đúcrút kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm lịch sử cho mình như người lớn Mọi thứvới trẻ đều rất mới lạ Trẻ rất non nớt, thậm trí là chưa có khả năng ứng phó vớimọi việc xảy ra xung quanh, không biết cách tự bảo vệ mình trước các tìnhhuống, đặc biệt là những nguy hiểm ngày càng nhiều trong xã hội đang từngphút, từng giờ “rình rập” trẻ,….Vì vậy, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất cầnthiết bởi kỹ năng sống giúp trẻ có nhận thức và hành vi đúng, từ đó biết cáchứng xử phù hợp với các tình huống xảy ra

Nắm bắt được sự cần thiết phải trang bị kỹ năng sống cho trẻ, ở Việt Nam

từ năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Trườnghọc thân thiện - Học sinh tích cực” Gần hơn nữa, ở lĩnh vực chuyên môn mầmnon đã đồng bộ thực hiện nguyên tắc “lấy trẻ làm trung tâm” trong tất cả cáchoạt động, nhằm phát huy cao nhất tính tích cực của trẻ Tất cả các cuộc vậnđộng, các thay đổi đó là những “hành động” rất trách nhiệm, rất thực tế củangành giáo dục Việt Nam ở từng cấp bậc Những “hành động” đó cần được nhânlên, được mở rộng thêm, được cụ thể hóa và chi tiết hơn ở tất cả các “mắt xích”môi trường giáo dục trẻ

Với vai trò là người giáo viên mầm non, là người đang hàng ngày tiếp xúctrực tiếp với trẻ, trực tiếp dạy dỗ trẻ Tôi luôn trăn trở, mong muốn cùng các

Trang 3

đồng nghiệp giáo dục trẻ biết ứng xử đúng đắn và tốt nhất ở mọi tình huống, mọihoàn cảnh trong cuộc sống mà không để mất đi sự hồn nhiên ngây thơ của trẻ.Đặc biệt trong thực tế, mặc dù giáo dục kỹ năng sống là vô cùng cần thiết chotrẻ, nhưng ở bậc học mầm non môn học này hiện tại cũng chỉ mới nhận được sựquan tâm, áp dụng ở một số trường thuộc các địa điểm trung tâm, và cũng chỉmới dừng lại là một bộ môn năng khiếu - môn học tự nguyện, chứ chưa thànhmôn học được áp dụng đồng bộ với giáo trình chuẩn Theo quan sát cá nhân củatôi và bằng nghiệp vụ chuyên môn mầm non vốn có tôi thấy, việc áp dụng mônnăng khiếu giáo dục kỹ năng sống ở một số trường mới chỉ là giải pháp tình thế,

số lượng những kỹ năng đưa vào giảng dạy rất ít so với yêu cầu thực tế cuộcsống quanh trẻ, bên cạnh đó số lượng trẻ được tham gia bài học không nhiều sovới số lượng thực tế của trẻ tại trường Hơn nữa với trẻ mầm non, muốn thiết lậpcho trẻ một kỹ năng lâu bền thì phải có sự lặp đi lặp lại, gợi nhớ và ôn luyệnthường xuyên tùy thuộc vào yêu cầu của từng hoạt động chứ không chỉ dừng lại

ở một tiết học Tôi thiết nghĩ, nếu cũng những nội dung đó mà được đưa vàothành môn học chính thức trong kế hoạch giảng dạy thường xuyên ở trường theotừng độ tuổi từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời phối kết hợp với phụ huynhcho trẻ thực hành luyện tập bài bản thường xuyên thì hiệu quả sẽ cao hơn rấtnhiều Từ những lý do và trăn trở trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài “Một số biệnpháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Hoa Mai đạtkết quả cao”

3 Đối tượng nghiên cứu

Với đề tài nghiên cứu đã chọn, với khả năng và trách nhiệm của mình, tôichọn đối tượng nghiên cứu là đưa ra: “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống chotrẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Hoa Mai đạt kết quả cao”

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình lựa trọn, trong quátrình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm tòi, tham khảotài liệu có liên quan để nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Phục vụ choquá trình khảo sát thực trạng trước và sau khi nghiên cứu

- Phương pháp thống kê sử lý số liệu: Phục vụ cho quá trình tổng hợp kếtquả thực trạng và kết quả đạt được sau khi nghiên cứu

II - NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Tôi đã thực sự bị thuyết phục bởi một câu nói vô tình đọc được ở đâu đó

“Gieo hành vi, gặt thói quen”

Trang 4

Trẻ nhỏ nói chung và trẻ mầm non nói riêng giống như những “tờ giấytrắng”, việc giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành nhân cách trẻ,

từ những bài học giáo dục, kết hợp với đặc điểm “ tự thân” và hoàn cảnh sống sẽcho ra những “sản phẩm” đặc điểm tính cách không giống nhau Đặc điểm cánhân và hoàn cảnh sống của trẻ thì sẽ không thay đổi theo ý chủ quan của nhữngnhà giáo dục chúng ta, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tác động gián tiếp, nó sẽdần thay đổi nhờ sự định hướng có xuất phát điểm từ những bài học giáo dục màchúng ta mang đến cho trẻ Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là quantrọng và rất cần thiết Nếu các kỹ năng sớm được hình thành thì trẻ sẽ có nhâncách phát triển toàn diện và bền vững Có nhiều công trình khoa học đã chứngminh rằng: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ lúc đầu đời là chìa khoá thành côngcho tương lai của mỗi đứa trẻ

Trong cuộc sống với vô vàn những khó khăn, thử thách, những tình huốngxảy ra, một cá nhân có đầy đủ kiến thức nhưng lại chưa có kĩ năng sống và chưabiết sử dụng linh hoạt những kĩ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thểđưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt vớimọi người Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lí xã hội để đáp ứng và đối phóvới những yêu cầu, thách thức trong cuộc sống hàng ngày

Theo một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khảnăng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các giác quan của mình, biếtcách ứng xử phù hợp và biết cách tự giải quyết vấn đề cơ bản một cách tự lập rấtquan trọng đối với trẻ Chính vì vậy, việc đi sâu giảng dạy kĩ năng sống cho trẻphù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non rất cần thiết đối với sự phát triểncủa trẻ

Nói đến giáo dục kỹ năng sống chính là chúng ta nói đến việc giáo dục trẻ

ở các phương diện cơ bản nhằm mục tiêu phát triển, nuôi dưỡng những giá trịsống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cânbằng cuộc sống trên các lĩnh vực: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần Để đạtđược mục tiêu đó chúng ta phải giáo dục trẻ ở tất cả các phương diện như: Kỹnăng khám phá thế giới xung quanh; kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề;

kỹ năng trong giao tiếp; kỹ năng thích nghi với môi trường sống; kỹ năng tựchăm sóc bản thân; kỹ năng tự bảo vệ; kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năngnhận thức; kỹ năng tạo niềm vui…

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có kinh nghiệmtrong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm Nội dunggiáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải hết sức đơn giản và gần gũi với trẻ Chúng

ta dạy kỹ năng sống cho trẻ chính là chúng ta dạy trẻ biết sự hợp tác, tự kiểm tra,tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp Trẻ học cách có đượcnhững mối liên hệ mật thiết với các bạn khác trong lớp, biết chia sẻ, chăm sóc,lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn Và điều quantrọng mà chúng ta mong muốn sẽ là giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhậncác thử thách mới qua việc phát triển các kĩ năng cho trẻ Nếu chỉ suy ngẫm vàtrò chuyện thôi thì chưa đủ, cần có các kĩ năng ứng dụng vào thực tế Trẻ cầnđược trải nghiệm, hiểu kết quả của hành vi ứng xử và muốn chủ động đưa ranhững quyết định có sức ảnh hưởng lớn

Trang 5

Trong thực tế ở độ tuổi 5 - 6 tuổi của lớp Hoa Phượng 3, trẻ thích làmtheo ý muốn nhưng kinh nghiệm và kỹ năng sống của trẻ còn quá ít để trẻ thựchiện những mong muốn đó Hơn thế nữa, trong độ tuổi này trẻ thường được cha

mẹ bao bọc, nuông chiều một cách thái quá, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỉ,không quan tâm đến người khác và các kĩ năng trong cuộc sống rất hạn chế, gâykhó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra Vì vậy, một số trẻ vẫnrất hạn chế trong các kỹ năng sống cơ bản hàng ngày Một số trẻ rất thụ độngkhi có những tình huống xảy ra Chính vì vậy, việc rèn kỹ năng sống cho trẻ làmột việc làm hết sức cần thiết giúp trẻ có những kỹ năng cơ bản trong cuộcsống Hơn ai hết, người giáo viên có tầm quan trọng rất lớn trong việc rèn kỹnăng sống cho trẻ, cùng với gia đình giúp trẻ có những kỹ năng cơ bản trongcuộc sống

Vì vậy, dạy kĩ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệmsống của người lớn nhằm giúp cho trẻ có những kĩ năng đương đầu với nhữngkhó khăn trong cuộc sống Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình đểgiải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp Muốn như vậy, ngườilớn phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực hành

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Hiện nay tôi đang làm việc tại trường mầm non Hoa Mai - trường đạtchuẩn quốc gia đóng trên địa bàn thành phố nên có nhiều các tiêu chí thuận lợicho việc áp dụng sáng kiến như cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng các hoạt động củanhà trường, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trong đó có 79.6% giáo viên

có trình độ trên chuẩn, nhiều giáo viên có bề dày kinh nghiệm, là giáo viên giỏicác cấp Ban giám hiệu nhà trường tích cực bồi dưỡng cho giáo viên về chuyênmôn, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầmnon Nhà trường quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và bước đầuđưa vào giảng dạy dưới hình thức là bộ môn năng khiếu

Theo nhiệm vụ của năm học 2017-2018, tôi được phân công dạy lớp HoaPhượng 3 ở độ tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi), với số cháu là 36, trong đó có 16cháu nam và 20 cháu nữ, tất cả đều đã qua lớp mẫu giáo nhỡ nên đã có một số

kỹ năng cơ bản Đa số trẻ vô tư, hồn nhiên, ngoan ngoãn, mạnh dạn, đạt yêu cầu

về phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, và tình cảm xãhội, biết cảm thụ cái hay, cái đẹp trong cuộc sống

Trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tạitrường mầm non Hoa Mai Tôi gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:

2.1 Thuận lợi

Nhà trường đang áp dụng bộ chuẩn đánh giá phát triển trẻ 5 tuổi theo địnhhướng của ngành nên việc so sánh kết quả đạt được của trẻ trước và sau khi đưakinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống của tôi vào giảng dạy trở nên thuận lợi hơn

Cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị dạy học đầy đủ, không gian hoạtđộng của trẻ rộng rãi, an toàn, thoáng mát

Giáo viên có bề dày kinh nghiệm, giúp cho việc tiếp cận, áp dụng nhữnghoạt động, đưa những cái mới vào chương trình giáo dục trẻ thuận lợi hơn

Trẻ khỏe mạnh, hào hứng tham gia các hoạt động, lĩnh hội vốn kiến thức

cô giáo truyền đạt

Trang 6

Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, do đó cùng một thời gian vàbiện pháp dạy trẻ các nội dung kỹ năng sống nhưng kết quả trên trẻ đạt chưatương đương với nhau Một số trẻ nhút nhát nên không tự tin khi tham gia vàocác hoạt động, một số trẻ lại quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý vào sựhướng dẫn của cô, kỹ năng sống của trẻ còn nhiều hạn chế.

2.3 Kết quả khảo sát ban đầu

Trang 7

giáo dục kỹ năng cho trẻ, tuy nhiên vẫn mang tính chất hoạt động cá nhân, riêng

lẻ nên chưa đạt được hiệu quả trong công việc, hoặc nếu có cũng chỉ mới dừnglại làm bài học cho bản thân Bên cạnh đó lại có một số giáo viên chưa tích cực

tự bồi dưỡng, do đó hiểu chưa sâu về sự cần thiết phải dạy kỹ năng sống cho trẻ,chưa biết cần phải có phương pháp nào để kết quả dạy là tốt nhất

Năm học 2016 – 2017, nhà trường đã kết hợp cùng Công ty NewGeneration tổ chức thành công Hội thảo kỹ năng sống cho trẻ mầm non:

3.2 Định hướng, bồi dưỡng cách lồng ghép dạy kỹ năng sống vào từng môn học cho giáo viên, đồng thời khích lệ các giáo viên đưa ra những biện pháp mới bổ sung thêm nhằm hoàn thiện phương pháp dạy trẻ

Tôi cung cấp một số trang web và một số chuyên mục có thông tin vềgiáo dục kỹ năng sống trên truyền hình cho đồng nghiệp, đề nghị với Ban giámhiệu nhà trường mua một số tài liệu có nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻmầm non cho giáo viên Đồng thời, tôi đã tổ chức thảo luận với giáo viên trong

tổ, trong trường về thực trạng và giải pháp ở đơn vị trong việc dạy trẻ các kỹnăng sống cần thiết, qua đó giúp giáo viên hiểu được rằng chương trình họcthường cho trẻ tiếp xúc từ từ với các kiến thức trong suốt năm học, và thực tế trẻ

sẽ học tốt nhất khi có được cách tiếp cận một cách cân bằng, giáo viên biết cáchphát triển các kỹ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội của trẻ Vì thế, khi trẻ tiếpthu được những kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trongnhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc họcmột cách tốt nhất

Sau khi giáo viên đã có thời gian tìm hiểu về giáo dục kỹ năng sống ởnhiều nguồn thông tin khác nhau cũng như những cách thức và biện pháp cụ thểtôi đưa ra về cách giáo dục dạy kỹ năng sống cho trẻ, tôi đã có tổ chức một buổi

Trang 8

thảo luận để thu nhận bổ xung thêm nhằm hoàn chỉnh hơn phương pháp dạy kỹnăng sống cho trẻ, bởi lẽ:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

3.3 Cùng xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ theo từng

độ tuổi

Mỗi độ tuổi sẽ có những đặc điểm và mức độ đạt được về kỹ năng sốngkhông giống nhau Ở vị trí giáo viên dạy lớp lớn nhưng với mong muốn triểnkhai đồng bộ toàn trường trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nên tôi chủđộng hội ý, lấy ý kiến của các đồng nghiệp, đặc biệt là giáo viên các khối khácnhư khối nhà trẻ, khối mẫu giáo bé và khối mẫu giáo nhỡ để cùng xác định vàđưa ra mục tiêu cơ bản cần dạy trẻ ở từng độ tuổi Tuy nhiên, trong phạm visáng kiến này tôi xin phép chỉ đưa ra số liệu độ tuổi và lớp cụ thể tôi đang giảngdạy là lớp Hoa Phượng 3 ở độ tuổi 5 - 6 tuổi

Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáoviên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ ở lớp mình phụ trách.Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻcần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá Thực tế kết quả của nhiềunghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ cần được giáo dụcchính là những kỹ năng sống như:

- Kỹ năng tự tin: Mạnh dạn trước mọi người, tự tin thể hiện mọi cảm xúc,bộc lộ suy nghĩ, đưa ra chính kiến cá nhân,…

- Kỹ năng giao tiếp: Cử chỉ, thái độ giao tiếp phù hợp với bối cảnh, hoàncảnh cụ thể, lễ phép trong giao tiếp với người lớn tuổi, …

- Kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm: Kỹ năng tổ chức hoạt động,làm việc theo nhóm, kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề

- Kỹ năng tự phục vụ và chăm sóc bản thân

- Kỹ năng học tập: Ý thức trách nhiệm, kỹ năng thiết lập và thực hiện mụctiêu

- Kỹ năng phòng tránh, thoát khỏi nguy hiểm

3.4 Cụ thể hóa những biện pháp, những cách thức để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

* Biện pháp: “Hình thành kỹ năng tự tin:

- Theo Samuel Jonhson thì “Tự tin là điều kiện đầu tiên để làm đượcnhững việc lớn lao” Vì vậy, Phát triển sự tự tin và lòng tự trọng ở trẻ là điềuđầu tiên tôi chú tâm đến Và để phát triển sự tự tin ở trẻ thì trước tiên ta phải làmtrẻ cảm nhận được giá trị của bản thân mình, trẻ cảm nhận được “mình là ai”, trẻ

tự tin làm theo ý tưởng, tự tin bày tỏ cảm xúc của mình với người khác màkhông e ngại Kỹ năng sống này giúp trẻ nhanh chóng thực hiện được mongmuốn của mình đồng thời có khả năng hòa nhập với cộng đồng

- Những biện pháp tôi sử dụng để phát triển sự tự tin ở trẻ là:

+ Luôn tôn trọng trẻ, cổ vũ và khích lệ những khả năng của trẻ mọi lúcmọi nơi một cách kịp thời:

Ví dụ: Khi dạy trẻ học thơ tôi sẽ khuyến khích các trẻ lên đọc thơ cá nhân,

và ngay từ trẻ đầu tiên xung phong lên tôi đã kịp thời khen trẻ tự tin và cho cả

Trang 9

lớp vỗ tay khen trẻ Làm như vậy để ngầm nói với các trẻ khác bạn làm như vậy

là thật tuyệt vời, nhằm củng cố và khích lệ sự tự tin nơi tất cả các trẻ Với nhữngtrẻ nhút nhát hay còn chưa thật sự mạnh dạn, tôi mời trẻ đứng tại chỗ đọc cùngcác bạn rồi dần dần động viên khích lệ trẻ tự tin thể hiện mình trước cả lớp Tùyvào từng đối tượng cụ thể chúng ta sẽ áp dụng Và nguyên tắc áp dụng của tôi làkhông được nóng vội đốt cháy giai đoạn, mà phải từng bước khích lệ trẻ

+ Cho phép trẻ được phép mắc sai lầm: Mỗi khi có trẻ mắc sai lầm tôikhông phê bình hay chê trách trẻ, điều đó sẽ làm trẻ tự ti về bản thân Ngược lạitôi lấy một tấm gương của bạn khác và nói cho trẻ biết “Bạn A” cũng từng mắcsai lầm, và mỗi lần không may làm sai điều gì “bạn ấy” luôn nghĩ cách khắcphục và sửa sai để không bị sai lỗi đó nữa Sau đó khen “Bạn A” và khích lệ đểtrẻ sửa sai Đồng thời khen trẻ khi trẻ nhận ra hành vi của trẻ là sai, và ngay khitrẻ có biểu hiện sửa sai thì phải kịp thời khích lệ trẻ

+ Tôi luôn nói “con có thể làm được điều đó” mỗi khi cảm nhận thấy trẻcần có một lời động viên, khích lệ, hay mỗi khi trẻ bắt đầu làm một việc gì hơikhó hơn làm trẻ ngần ngại Niềm tin nơi trẻ sẽ được củng cố thêm khi trẻ có cảmgiác đang có người tin tưởng mình, đồng hành cùng mình

Ví dụ: Trong giờ thể dục, cô cho trẻ thực hiện bài tập đi trên cầu khỉ, một

số trẻ ngần ngại không bước lên cầu vì sợ ngã, ngay khi đó tôi đến bên xoa đầutrẻ và nói với trẻ rằng “con có thể làm được” và kết quả thực sự đã làm tôi hàilòng

+ Khuyến khích trẻ bộc lộ năng khiếu và từ đó bồi dưỡng thêm cho trẻ:Bất kì ai cũng vậy khi thực hiện những hoạt động mang tính chất “sở trường” thìcũng sẽ tự tin ở bản thân hơn Do vậy, tôi luôn thử và quan sát cá nhân từng trẻ

ở nhiều lĩnh vực để tìm ra sở trường của trẻ từ đó khen ngợi củng cố niềm tinnơi trẻ Truyền cho trẻ một tư tưởng rằng mỗi người đều có những điểm mạnhriêng, ai cũng có sở trường của mình, vấn đề chỉ là trẻ đã tìm ra nó hay chưathôi, chỉ cần luôn cố gắng nỗ lực thì sẽ đến lúc tìm được ra sở trường cho mình.Tôi có thể lấy vài ví dụ điển hình để khích lệ trẻ

Ví dụ: Với trẻ có giọng nói hay, tôi sẽ hướng trẻ nhiều hơn vào các hoạtđộng mà giọng nói chiếm ưu thế như tập cho trẻ đọc thơ, đóng kịch Hay, cho trẻtham gia hoạt động đòi hỏi tố chất và kỹ năng cao hơn như cho trẻ tập làm MCdẫn chương trình Chỉ trong nửa đầu năm học 2017-2018 tôi đã hướng dẫn thànhcông cho 4 MC nhí của lớp Hoa Phượng 3 tự tin lên dẫn các chương trình vănnghệ của nhà trường, và theo định hướng của bản thân, tôi dự định cho thêm cáctrẻ khác trong lớp có năng khiếu sẽ làm MC trong các chương trình văn nghệtiếp theo do nhà trường tổ chức

Với trẻ có khả năng vẽ đẹp, tôi tạo nhiều cơ hội ở lớp để trẻ được thể hiện

sở trường của mình như vẽ tranh mẫu treo trong “góc nghệ thuật” của lớp, treotrang trí khu vực cầu thang của trường, cho trẻ trang trí lớp cùng cô Đồng thờitrao đổi với phụ huynh cho trẻ tham gia các lớp ngoại khóa để nâng cao tài năngcho trẻ…

Trang 10

Hình ảnh trẻ lớp Hoa phượng 3 khi tham gia đóng kịch “Cáo, thỏ, gà trống”

Trang 11

Hình ảnh trẻ lớp Hoa Phượng 3 hào hứng chuẩn bị tiết mục văn nghệ

cho chương trình hội diễn kỉ niệm ngày 30/4/2018 sắp tới của nhà trường

A ?” Hay, tôi có thể đưa ra một số tình huống và hỏi trẻ “Nếu gặp phải tìnhhuống như vậy con sẽ làm gì ?”……

Ở những buổi thảo luận này tôi sẽ đưa ra nhiều câu hỏi, nhiều tình huống

để trẻ thể hiện chính kiến của mình Hoặc sử dụng những câu hỏi gắn với thực tếcủa trẻ như: “Con hãy kể những việc con muốn tự làm”, “Con học cách làm nàynhư thế nào?”, “Hãy kể những việc con tự làm”, “Khi tự làm con cảm thấy nhưthế nào?” Qua hoạt động trò chuyện đó giúp trẻ hiểu rằng khi trẻ tự tin là khi trẻmạnh dạn nói, làm, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình với mọi người

Cho trẻ tự làm những việc làm vừa sức trẻ như tự lấy đồ dùng học tập, tựlấy và cất chăn, gối,…Đôi khi tôi thử trẻ bằng một số việc cao hơn sức trẻ mộtchút như bê giá cốc và khuyên trẻ lại nhờ thêm một bạn nữa hỗ trợ để dạy trẻcách nhờ sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết Tuy nhiên trước khi thực hiệnchúng ta phải lường trước những khó khăn trẻ gặp phải để đảm bảo tính an toàncho trẻ

* Biện pháp: “Hình thành kỹ năng giao tiếp”

Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, ngay từ khicòn nhỏ kỹ năng này đã phải được thiết lập, được nâng cao, rèn rũa từng bướcmột Trẻ phải học cách làm chủ ngôn ngữ, học cách tin vào mình và can đảm để

Trang 12

khám phá thế giới rộng lớn xung quanh, học cách nhận biết và điều chỉnh cảmxúc Đây là nhiệm vụ khá phức tạp đối với trẻ Để giáo dục tốt cho trẻ nội dungnày tôi thực hiện 1 số biện pháp như sau:

+ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ:

Nếu bạn không biết ngoại ngữ hoặc biết rất ít vốn từ của thứ tiếng đó thìbạn có đủ tự tin bước ra nói chuyện với người nước ngoài không? Tôi khẳngđịnh là không Vậy nên để trẻ tự tin trong giao tiếp việc nên làm đầu tiên củachúng ta là cung cấp cho trẻ một lượng vốn từ đa dạng phong phú, kỹ năng giaotiếp cơ bản và không gì hơn là chúng ta cho trẻ được cùng đồng hành trong cácbài học trên lớp, cho trẻ được chơi, được khám phá, được trò chuyện, được thảoluận,…Tất cả các hoạt động đó đều giúp trẻ tích lũy thông tin và phát triển vàhoàn thiện dần ngôn ngữ ở trẻ, đây chính là tiền đề cho mọi kỹ năng kỹ xảotrong giao tiếp

Ví dụ: Thường thì cứ 2 hai tuần tôi lại tổ chức một buổi trò chuyện cho trẻtrong 20 phút với tên gọi “câu chuyện của tôi” để trẻ lên kể về bản thân mình, vềnhững câu chuyện xảy ra xung quanh trẻ

+ Đa dạng hóa các hoạt động các môi trường mà trẻ được tham gia: tôithường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ trong lớp như tổ chức sinhnhật, biểu diễn văn nghệ tổng hợp cuối chủ đề, hoạt động góc…để các trẻ đượclàm việc theo nhóm với nhau Trong quá trình hoạt động luôn khuyến khích trẻgiao tiếp thỏa thuận với bạn cùng chơi, biểu lộ mong muốn một cách thích hợp,biết giúp đỡ bạn trong khi chơi Vì nếu trẻ tương tác với nhau một cách phù hợp,trẻ sẽ học được các quy tắc ứng xử trong xã hội

+ Dạy trẻ học cách kiểm soát xung đột và điều chỉnh hành vi của mình:Khi bất hòa với bạn khác tôi thường chỉ cho trẻ thấy trẻ chưa đúng ở điểm nào,điểm nào cần khắc phục và điểm tốt nào cần phát huy Cho trẻ thấy những mốibất hòa thường dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như tức giận, sợ hãi, còn nếuchơi đoàn kết với bạn sẽ tạo nên những tình cảm tốt đẹp và tinh thần thoải mái,vui vẻ…

Ví dụ: Khi hai trẻ tranh giành đồ chơi dẫn đến đánh nhau Thay vì quátmắng chê trách trẻ Tôi gọi hai trẻ lại hỏi lý do để trẻ có cơ hội bộc lộ quan điểmcủa mình, lắng nghe trẻ giải thích Sau đó hỏi trẻ “đánh nhau như vậy xong concảm thấy thế nào ? có vui hơn không ? có bớt bực mình không ?” Từ đó giảithích cho trẻ đánh nhau không giải quyết được vấn đề gì cả mà chỉ thêm bựcmình, bạn cũng đau mà mình cũng đau Vấn đề còn lại là giải quyết món đồchơi Nói với trẻ rằng cô giáo cho trẻ chơi đồ chơi là để trẻ vui, nhưng chínhmón đồ chơi đó lại là nguyên nhân gây cho hai bạn mất vui, mất đoàn kết Đềnghị hai trẻ đưa ra cách xử lý phù hợp với món đồ chơi đó Có nên cất đikhông ? Nếu không thì nên làm gì để cùng chơi vui vẻ?

Tôi thường định hướng và cho trẻ tự tìm ra cách giải quyết, sau đó kếtluận lại cho trẻ hiểu để từ đó trẻ học cách kiểm soát xung đột và điều chỉnh hành

vi của mình

+ Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề: Với mỗi tình huống khó khăn gặp phải

sẽ có tác dụng giúp trẻ lĩnh hội được kinh nghiệm sống thông qua việc tìm cáchgiải quyết vấn đề đó Cho nên với mỗi tình huống xảy ra hàng ngày tôi đều tận

Ngày đăng: 17/09/2018, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w