Kiến thức cơ bản: - Học sinh biết: Vị trí, cấu hình e lớp ngoài cùng của S Tính chất vật lí: S trong tự nhiên tồn tại ở 2 dạng thù hình S tà phương, S đơn tà, quá trình nóng chảy đặc
Trang 1GIÁO ÁN GIẢNG DẠY HÓA HỌC 10
Bài dạy: Bài 30 LƯU HUỲNH
I MỤC ĐÍCH BÀI DẠY:
1 Kiến thức cơ bản:
- Học sinh biết:
Vị trí, cấu hình e lớp ngoài cùng của S
Tính chất vật lí: S trong tự nhiên tồn tại ở 2 dạng thù hình (S tà phương, S đơn tà), quá trình nóng chảy đặc biệt của S
Quá trình nóng chảy đặc biệt của lưu huỳnh
Một số ứng dụng và phương pháp sản xuất S
- Học sinh hiếu:
Vì sao S vừa có tính oxi hóa( tác dụng với kim loại, hidro) vừa có tính khử( tác dụng với oxi và chất oxi hóa mạnh)
So sánh được những điểm giống và khác nhau về tính chất hóa học giữa oxi và lưu huỳnh
2 Kỹ năng:
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của lưu
huỳnh.
- Viết được phương trình phản ứng chứng minh tính khử, tính oxi hóa của S (S tác dụng với một số đơn chất và hợp chất)
- Suy luận: từ cấu hình electron và độ âm điện suy ra tính chất hóa học của lưu huỳnh.
- Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong phản ứng
3 Giáo dục tư tưởng:
HS nhận thức được:
- Hợp chất khí của lưu huỳnh đều độc, do đó cần cẩn thận trong thí nghiệm
và đời sống.
- Ứng dụng của lưu huỳnh trong đời sống con người khá nhiều và quan trọng nên cần có kế hoạch khai thác và sử dụng tốt.
II PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1 Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, trực quan…
2 Phương tiện : bảng, sách giáo khoa, hóa chất( Bột lưu huỳnh ), hình ảnh mô tả cấu tạo tinh thể và tính chất vật lí của S α và S β , Hình ảnh mô tả phương pháp Frasch khai thác lưu huỳnh, hình ảnh khai thác lưu huỳnh trong lòng đất.
III NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1 Chuẩn bị:
- Kiểm tra: gọi 1HS lên kiểm tra bài cũ(5’)
HS: Cho biết tên 2 dạng thù hình của nguyên tố oxi? Tính chất hóa học đặc trưng của oxi và ozon Viết các phương trình phản ứng sau và ghi rõ điều kiện ( nếu có)
Trang 2
3 2 2 2
O Ag
O Ag
O S
O Mg
Trả lời: 2 dạng thù hình: O 2 , O 3 Tính oxi hóa mạnh.
2 2 3
2
2 2
2
0
0
0
2 2
O O Ag O
Ag
không O
Ag
SO O
S
MgO O
Mg
t
t t
- Vào bài: Sau cacbon, lưu huỳnh cũng là nguyên tố được biết đến từ thời rất xa
xưa Những người cổ Hi Lạp đã sử dụng lưu huỳnh để tẩy uế nhà cửa, tẩy trắng vải sợi và xua đuổi tà ma Đến thời Trung cổ, lưu huỳnh được dùng để điều chế
mỹ phẩm và chữa bệnh ngoài da Ứng dụng trên vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay (cho HS xem bột lưu huỳnh) Vậy, lưu huỳnh có tính chất vật lý và tính chất hóa học gì? Ngày nay, con người đã khai thác và ứng dụng lưu huỳnh như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp lớp chúng ta trả lời những câu hỏi trên
Bài 30 Lưu huỳnh.
2 Trình bày tài liệu mới: BÀI 30 LƯU HUỲNH
NỘI DUNG BÀI ( LƯU
BẢNG) THỜI GIAN HOẠN ĐỘNG CỦA THẦY CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG
I Vị trí, cấu hình e nguyên
tử
:
- Cấu hình e: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4
- Vị trí: Ô 16, chu kì 3, nhóm
VIA
-Lớp ngoài cùng có 6e.
3' - Yêu cầu HS viết cấu hình e của S, cho biết vị trí của S trong bảng tuần hoàn
-Dựa vào cấu hình Yêu cầu
HS nhận xét số e lớp ngoài cùng
- HS lên bảng viết: Cấu hình e:
1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4
Vị trí: Ô 16,Chu kì 3, phân nhóm VIA.
- Lớp ngoài cùng có 6e
II.Tính chất vật lý:
1 Hai dạng thù hình của
lưu huỳnh
+ Lưu huỳnh tà phương, (S α )
+ Lưu huỳnh đơn tà,(S β ).
- Chúng có thể biến đổi qua
lại với nhau theo nhiệt độ:
S α S β
(t 0 C < 95,5 0 C) (95,5 0 C< t <119 0 C)
- Tính chất vật lý của 2 dạng
thù huỳnh: SGK
- S , S không tan trong
nước, tan trong dung môi
hữu cơ( dầu hỏa, ben zen…)
3' - Cho HS tìm hiểu SGK và trả lời câu hỏi: Lưu huỳnh có mấy dạng thù hình? Tên gọi?
- Treo hình vẽ mô tả cấu tạo tinh thể và tính chất vật lí của
S α và S β Từ đó yêu cầu HS So sánh cấu tạo tinh thể và tính chất vật lý của hai dạng này?
- Trả lời: 2 dạng thù hình: Đơn tà và
tà phương
- HS so sánh được được
Cấu tạo tinh thể khác nhau
Khối lượng riêng: S S
Nhiệt độ nóng chảy, độ bền:
S
- chú ý
Trang 3- S tồn tại tự do trong tự
nhiên là S
- Chúng có thể biến đổi qua lại với nhau theo nhiệt độ:
S α S β
(t 0 C < 95,5 0 C) (95,5 0 C< t <119 0 C)
- Áp dụng: cho HS làm bài tập
3 SGK
- Em nào có thể dự đoán lưu huỳnh tồn tại tự do trong tự nhiên là dạng thù hình nào? Tại sao?
- GV thông báo: S , S đều không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ
- Chú ý, nghiên cứu bài tập
- Lưu huỳnh tà phương, do nhiệt độ
ở điều kiện thường nhỏ hơn 95,5 o C nên trong tự nhiên, lưu huỳnh tồn tại dưới dạng lưu huỳnh tà phương.
- HS chú ý
2.Ảnh hưởng của nhiệt độ
đến tính chất vật lý.
- Phân tử lưu huỳnh có 8
nguyên tử liên kết cộng hóa
trị với nhau tạo thành mạch
vòng nên kém bền với nhiệt.
1700 0 C: S ( hơi )da cam
1400 0 C: S 2( hơi), da cam
445 0 C: phân tử nhỏ bay hơi,
da cam
187 0 C: Phân tử lớn, mạch hở
(S n ) quánh nhớt, nâu
đỏ.
119C: mạch vòng
lỏng, vàng
t <113 0 C: mạch vòng(S 8 )
rắn, vàng.
3' - Dùng tranh vẽ để giới thiệu cấu tạo phân tử S (Bằng thực nghiệm, cho thấy rằng lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà đều gồm những phân tử
có 8 nguyên tử (S 8 ) Các nguyên
tử S trong phân tử S 8 liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị tạo thành một vòng kính gấp khúc và có 8 cạnh, các nguyên
tử S không cùng nằm trên một mặt phẳng.)
- Cho HS xem lọ đựng hóa chất lưu huỳnh Vậy ở điều kiện thường lưu huỳnh tồn tại ở trạng thái nào? Và có màu gì?
-Yêu cầu HS dựa vào sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: Nhiệt
độ ảnh hưởng như thế nào đến cấu tạo và tính chât vật lý của lưu huỳnh?
- Lưu ý cho HS: Để đơn giản trong các phương trình phản
- HS quan sát, chú ý
- Ở điều kiện thường, lưu hùynh tồn tại ở thể rắn, có màu vàng
- HS nêu nội dung
để GV tóm tắt lên bảng
- HS chú ý.
Trang 4ứng ta dùng kí hiệu S mà không dùng S 8
III Tính chất hóa học:
Độ âm điện của S là 2,58 S
là một nguyên tố tương đối
hoạt động, ở điều kiện
thườnghơi kém hoạt động,
nhưng khi đun nóng tương
tác hầu hết với các nguyên
tố( trừ khí hiếm, nito, iot,
vàng và platin)
- S có các số oxi hóa:-2, 0,
+4, +6
1 Tính oxi hóa( S0 S 2)
- Tác dụng với kim loại( trừ
vàng và Platin) , tác dụng với
hidro
Hg 0 0S +2 -2HgS
Thủy ngân(II) sunfua
3S + 2Al +3 -2Al2S3
0 0
t0
Nhôm sunfua
Hidro sunfua
H 2 S là khí rất độc, có mùi
trứng thúi
16' - Yêu cầu HS cho biết độ âm
điện của lưu huỳnh Từ đó cho biết nức độ hoạt động của S ?Ở điều kiện thường S kém hoạt động, nhưng khi đun nóng tương tác hầu hết với các nguyên tố( trừ khí hiếm, nito, iot, vàng và platin)
- Gọi 1HS lên bảng xác định số Oxi hóa của S trong các chất:
6 4 2 3 2 2
2S,Na S,S,SO ,SO ,H SO ,SF H
-Vậy S có thể có những số oxi hóa nào?
-Khi tham gia phản ứng hóa học , số oxi hóa của lưu huỳnh
có thể giảm hoặc tăng Như vậy, Khi số oxi hóa của lưu huỳnh giảm từ 0 xuống -2 thể hiện tính oxi hóa, khi tăng từ 0 lên +4,+6 thể hiện tính khử.
- Oxi và lưu huỳnh cùng phân nhóm, có tính oxi hóa Dựa vào tính chất hóa học của oxi, các
em có thể nêu lưu huỳnh tác dụng được với những chất nào?
- Gọi 1HS: hãy viết phương trình phản ứng của S vớiAl, Hg
và S với H 2 Ghi rõ số oxi hóa
- GV phân tích sự thay đổi số oxi hóa của lưu huỳnh và yêu cầu HS cho biết vai trò của S trong các phản ứng.
- Hướng dẫn HS đọc tên muối sunfua tạo thành
2,58 Là nguyên tố tương đối hoạt động.
HS ghi vào tập
HS xáx định được: -2, -2,0,+4, +4, +6,+6,+6 -2,0,+4,+6
- HS chú ý và ghi vào tập
- Tác dụng với kim loại, với phi kim ( như H 2 …)
3S + 2Al +3 -2Al2S3
0 0
Hg 0 0S +2 -2HgS
S + H 2 H2S
2
e S S
S thể hiện tính oxi hóa.
- HS đọc tên muối
và ghi vào tập.
S có tính oxi hóa
S có tính khử
6
0
4
0
2
0
S
S
S
S
S
S
Trang 5-Cho HS thảo luận: Thủy ngân
là một chất lỏng linh động, độc đối với con người và động vật Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân không được dùng chổi quét mà lại rắc bột lưu huỳnh lên?Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trong 3’.
-GV nhận xét và kết luận: Vì khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân ta không thể dùng chổi quét thủy ngân được, vì làm như vậy thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, khả năng bay hơi càng lớn và càng gây khó khăn cho quá trình thu gom Ta phải dùng bột lưu huỳnh rắc lên chỗ có thủy ngân rơi vỡ, lưu huỳnh có thể kết hợp với thủy ngân dễ dàng tạo thành HgS rắn, hầu như không bay hơi Việc thu gom HgS trở nên thuận tiện hơn
- Lưu ý với HS: Khí H 2 S rất độc, chỉ 0,1% khí H 2 S ở trong không khí có thể gây nhiểm độc nặng Khi thở, hít phải khí này
có nồng độ cao hơn, có thể bị ngất hoặc chết
- HS thảo luận và trả lời được: vì thủy ngân là chất lỏng rất độc Nên dùng lưu huỳnh để
nó kết hơp với thủy ngân tạo thành HgS ( rắn) dễ thu hồi.
- HS lưu ý có thể ghi lại để nhớ.
2 Tính khử( 0 4 , 6
S S
S tác dụng với phi kim mạnh
hơn như clo, flo, oxi…(Trừ
N 2 ,I 2 )
S + O2 t0 SO2
Lưu huỳnh đioxi
S + F0 06 t0 +6SF-16
Lưu huỳnh hexa florua
- S tác dụng với hợp chất
NO SO
H loang
HNO
S
SO KCl KClO
S
2 )
(
2
3 2
2
3
4 2 3
2 3
0
- Trong bài trước ta biết lưu huỳnh tác dụng được với oxi, trong đó oxi là chất oxi hóa
Flo có tính oxi hóa mạnh hơn oxi, vậy S có khả năng phản ứng với Flo không? Hướng dẫn
HS viết phương trình phản ứng, ghi rõ số oxi hóa Và cho biết vai trò của S trong phản ứng.
- Đặt vấn đề khi S tác dụng với
O 2 thì S có số oxi hóa +4, S khi tác dụng với F 2 thì S có số oxi hóa là +6?
- HS trả lời có
S + O2 t0 SO2
0 0 +4 -2
S + F0 06 t0 +6SF-16
e S
S0 4 4
e S
S thể hiện tính khử
-Do F 2 là phi kim
có độ âm điện lớn nhất nên khi tham gia phản ứng nó có
Trang 6- Giới thiệu phản ứng : S tác dụng với hợp chất ( KClO 3 , HNO 3… )
xu hướng đưa các các nguyên tố khác
về số oxi hóa cao nhất
- Hs về tự cân bằng phản ứng
IV ỨNG DỤNG CỦA LƯU
HUỲNH.( SGK)
4 2 3
SO
S
- Điều chế các bon đisunfua
( CS 2 ) là dung môi quý, hòa
tan được nhiều chất như S, P,
brom, iot…
- bôi ngoài, chữa bệnh ngoài
da: ghẻ, nấm, chàm, ung
nhọt
3' - Yêu cầu HS dựa vào thực tế
và SGK để rút ra những ứng dụng của S.
- Giới thiệu chuổi phản ứng sản xuất H 2 SO 4
- Cung cấp thêm một số thông
tin về ứng dụng của S: Điều chế các bon đisunfua ( CS 2 ) là
dung môi quý, hòa tan được nhiều chất như S, P, brom, iot…, chữa bệnh ngoài da: ghẻ, nấm, chàm, ung nhọt
- Tóm tắt ứng dụng của S:
- Dùng để sản xuất
H 2 SO 4
- Lưu hóa cao su, sản xuất diêm, dược phẩm, phẩm
nhuộm, chất trừ sâu, diệt nấm…
- Ghi thêm những ứng dụng mới vào tập
V TRẠNG THÁI TỰ
NHIÊN VÀ SẢN XUẤT
LƯU HUỲNH ( SGK)
- Hiện nay, hơn 80% khối
lượng lưu huỳnh được sản
xuất trên thế giới bằng
phương pháp Frasch: Bơm
nén nước siêu nóng vào mỏ
lam lưu huỳnh nóng chảy và
đẩy lên mặt đất sau đó lưu
huỳnh được đẩy ra khỏi các
tạp chất
Sản xuất S từ hợp chất:
a Đốt H 2 S trong điều kiện
thiếu không khí:
O H S O
S
b.Dùng H 2 S khử SO 2
O H S SO
S
Phương pháp này cho pháp
thu hồi trên 90% lượng lưu
huỳnh có trong các khí thải
độc hại SO 2 và H 2 S.
5' - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK kết hợp với kiến thức thực tế trình bày tóm tắt trạng thái tự nhiên và sản xuất S
- Cho HS xem hình phương pháp Frasch khai thác lưu huỳnh Giảng ngắn gọn về phương pháp trên.
- Giới thiệu thêm phương pháp khác để sản xuất S( từ hợp chất,
từ quặng pirit…)
- Ở các nhà máy luyện kim màu, người ta thu được một số lượng lớn sản phẩm phụ như:
SO 2 , H 2 S nên tận dụng tái chế lại lưu huỳnh Đây là các khí độc với môi trường sống, có thể gây mưa axit
Ngoài ra người ta còn nhặt lưu huỳnh ở các mỏ lộ thiên.
- HS trình bài
- HS chú ý
- Chú ý, ghi nhận vào tập
Trang 73 Củng cố:7'
- Cấu tạo và tính chất vật lý của S phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Số oxi hóa có thể có của S: :-2, 0, +4, +6
- Tính chấ hóa học: Tính oxi hóa ( phản ứng với kim loại và H 2 )
Tính khử ( phản ứng với phi kim mạnh hơn :Cl 2 , F 2 , O 2
và các hợp chất có tính oxi hóa)
- Có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
S-2 S0 S+4 S+6
6e
Yêu cầu HS làm bài tập 1 và 2
4 Bài tập về nhà: làm bài 3,4,5.
Bài tập làm thêm: Cho S phản ứng hoàn toàn và vừa đủ với hổn hợp chứa 11,2g Fe
và 26g Zn Chất rắn sau phản ứng đem hòa tan hết trong dung dịch axit clohiđric thu được khí A Biết A phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch CuSO 4 10%(d=1,1g/ml) Tìm
V ( Đáp án: V=0,87 lít)
Chữ ký: