1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ngân hàng câu hỏi Ngữ văn 6

5 788 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 68,5 KB
File đính kèm Ngân hàng câu hỏi Ngữ văn 6.rar (12 KB)

Nội dung

- Cách giải đố lần thứ hai: Đòi vua phán cho cha đẻ em bé để vua nói giống đực thì không đẻ được, lúc này em bé nói trâu đực cũng không đẻ được - > Vua nhân ra điều vô lí mà mình đã ban

Trang 1

CÂU HỎI NGỮ VĂN 6

PHẦN VĂN

Câu1:Truyện bánh chưng bánh giày có ý nghĩa như thế nào? ( T h)

ĐÁP ÁN:

Ý nghĩa của truyện Bánh chưng, bánh giầy: Truyện giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy Đề cao lao động, đề cao nghề nông

Câu2: Các chi tiết kì ảo trong truyện Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào? ( T h)

ĐÁP ÁN:

Các chi tiết kì ảo trong truyện Thánh Gióng có ý nghĩa là:

+ Tiếng nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc: Thể hiện lòng yêu nước và ý thức đánh giặc cứu nước

+ Bà con góp gạo nuôi Gióng: Cho thấy Gióng lớn lên là nhờ sức mạnh toàn dân

+ Gióng lớn lên như thổi: Đáp ứng yêu cầu đất nước

+ Nhổ tre quật vào giặc: Cỏ cây cũng trở thành vũ khí

+ Đánh tan giặc Gióng bay về trời: Gióng trở thành bất tử, không vụ lợi

Câu3: Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh có ý nghĩa như thế nào? ( T h)

ĐÁP ÁN:

Ý nghĩa của truyện Sơn tinh Thủy Tinh:

Truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm

Thể hiện sức mạnh và ước mơ của người Việt cổ khống chế được thiên tai đồng thời suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng

Câu4: Lạc Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm trong hoàn cảnh nào? ( n b)

ĐÁP ÁN:

Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm trong hoàn cảnh giặc Minh tàn ác, bạo ngược Nghĩa quân còn non yếu Nên Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm để giết giặc

Câu5: Sự ra đời và lớn lên của Thánh Gióng có gì khác thường? ( n b)

ĐÁP ÁN:

Sự ra đời và lớn lên của Thánh Gióng có điểm khác thường là:

Bà mẹ mang thai lâu ngày mới sinh Khi lên ba vẫn chưa biết nói cười Cất tiếng nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc sau đó Gióng lớn nhanh như thổi, thành tráng sĩ Đánh tan giặc, Gióng bay về trời

Câu 6 Kể cách giải đó lần thứ nhất và thứ hai của em bé trong truyện Em bé thông minh.(

v d t)

ĐÁP ÁN:

- Cách giải đố lần thứ nhất của em bé là:

Hỏi vặn lại viên quan: Ngựa của ông đi một ngày được mấy bước?

Nếu ông trả lời được thì tôi sẽ trả lời trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường

- Cách giải đố lần thứ hai:

Đòi vua phán cho cha đẻ em bé để vua nói giống đực thì không đẻ được, lúc này em bé nói trâu đực cũng không đẻ được - > Vua nhân ra điều vô lí mà mình đã ban

Câu 7: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? ( n b)

ĐÁP ÁN:

Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có điểm khác thường là:

Trang 2

Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai Thái Tử xuống đầu thai.

Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh

Được thiên thần dạy cho các món võ nghệ và mọi phép thần thông

-> Điều đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta muốn có người tài giỏi để giúp dân trừ gian diệt ác, thực hiện ước mơ công lí

Câu 8: Nêu và giải thích những thử thách với Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh.( T h)

ĐÁP ÁN:

Những thử thách với Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh là:

Bị mẹ con Lí Thông lừa, sai đi canh miếu thờ phải đánh nhau với chằng tinh thu được

bộ cung tên vàng

Xuống hang giết đại bàng cứu công chúa bị Lí Thông lấp cửa hang

Bị hồn chằng tinh và đại bàng báo thù nên bị nhốt vào ngục

Bị quân 18 nước vây đánh

-> Nhờ có tài năng và phẩm chất tốt đẹp mà Thạch Sanh vượt qua tất cả

Câu 9: Vì sao Lạc Long Quân và bà Âu Cơ chia tay nhau Họ chia con như thế nào?( n b)

ĐÁP ÁN:

Lạc Long Quân và bà Âu Cơ chia tay nhau vì kẻ miền biển, người miền núi, tính tình tập quán khác nhau, không thể cùng nhau sinh sống lâu dài được

Họ chia năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi chia nhau cai quản các phương của đất nước Kẻ ở biển người ở miền núi chia nhau cai quản các phương của đất nước, khi có việc cần thì giúp đỡ lẩn nhau đừng quên lời hẹn

Câu 10: Vì sao Thủy Tinh đánh nhau với Sơn Tinh Hai bên giao chiến với nhau như thế

nào?

( n b)

ĐÁP ÁN:

Thủy Tinh đánh nhau với Sơn Tinh vì: Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, nên đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đánh Sơn Tinh hòng cướp lại Mỵ nương

Hai bên đánh nhau dữ dội: Thủy Tinh hô mưa gọi gió làm thành dông bão rung chuyển

cả đất trời, dâng nước lên ngập ruộng đồng, nhà cửa, thành Phong châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước Sơn Tinh bốc từng quả đồi dời từng quả núi ngăn chặn dòng nước lũ Cuối cùng sức Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt Thần nước đành rút lui

Câu 11: Nêu và giải thích các chi tiết thần kì trong truyện Thạch Sanh.( T h)

ĐÁP ÁN: Các chi tiết thần kì trong truyện Thạch Sanh:

- Chi tiết niêu cơm thần: Cơm lưng lại đầy: Quân 18 nước chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục

- Tiếng đàn thần: Giúp Thạch Sanh được giải oan, đánh lui 18 nước chư hầu Tiếng đàn thần cũng là tiếng đàn của công lí Tác giả dân gian sử dụng tiếng đàn thần, là chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và ước mơ về công li cuả mình Với khả năng kì diệu, tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân

Trang 3

Câu 12: Cảm nhận của em về các lần giải đố của em bé trong truyện Em bé thông minh ( VDt)

ĐÁP ÁN

- Lần 1: Giải đố bằng cách hỏi vặn lại viên quan

- Lần 2: Đòi vua phán cho cha đẻ em bé để vua nói giống đực thì không đẻ được, lúc này em bé nói trâu đực cũng không đẻ được - > Vua nhân ra điều vô lí mà mình đã ban

- Lần 3: Giải đố bằng cách đố lại nhà vua

- Lần 4: Dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố Cách giải đố của em bé làm cho người

ra câu đố thấy điều vô lí ( HS phải diễn đạt thành đoạn văn có thêm lời lẽ của em )

PHẦN TIẾNG VIỆT

Câu 1: Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? cho ví dụ minh họa ( T h)

ĐÁP ÁN:

Từ đơn là từ chỉ có một tiếng Ví dụ: bàn, ghế, bảng, phấn…

Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng Ví dụ: học sinh công nhân

Câu 2: Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? ( n b)

ĐÁP ÁN:

Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ …) mà từ biểu thị

Có hai cách giải thích nghĩa của từ:

+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

+ Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích

Câu 3: Thế nào là từ mượn? Cho ví dụ Bộ phận từ mượn quan trọng nhất là mượn của

tiếng nước nào?( T h)

ĐÁP ÁN:

Từ mượn là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm …mà Tiếng Việt chư có từ thật thích hợp để biểu thị

Ví dụ: Giang sơn

Bộ phận từ mượn quan trọng nhất là là mượn của tiếng Hán ( gồm từ gốc hán và từ hán Việt )

Câu 4: Nêu đặc điểm của danh từ Cho ví dụ ( T h)

ĐÁP ÁN:

Đặc điểm của danh từ: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm … Danh từ có thể kết hợp với với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này ấy, đó ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ

Câu 5: Phân biệt danh từ chung và danh từ riêng Cho ví dụ minh họa.( T h)

ĐÁP ÁN:

Phân biệt danh từ chung và danh từ riêng như sau:

- Danh từ chung là tên gọi chung của một loại sự vật

Ví dụ: học sinh, công nhân, trâu, gà, lợn…

- Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương …

Ví dụ: Tân Bình, Mỏ Cày Bắc

Nguyễn Quang Minh

Câu 6: Trình bày cách viết hoa danh từ riêng ( n b)

ĐÁP ÁN:

Trang 4

Cách viết hoa danh từ riêng:

+ Khi viết hoa danh từ riêng, phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó

+ Đối với tên người, tên địa lí Việt nam và tên người, tên địa lí nước ngoài phiên

âm qua Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng

+ Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp( không qua âm Hán Việt): Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó; nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có dấu gạch nối

Câu 7: Trong khi nói và viết, người ta thường mắc những lỗi dùng từ nào?( nb)

ĐÁP ÁN:

Trong khi nói và viết, người ta thường mắc những lỗi dùng từ như:

+ Lỗi lặp từ

+ Lỗi lẫn lộn các từ gần âm

+ Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

Câu 8: Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật ( T h)

ĐÁP ÁN;

Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật như sau:

Danh từ chỉ đơn vị: Dùng nêu tên đơn vị dùng để đo lường, tính đếm, đo lường sự vật Gồm hai loại là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước

Câu 9: Phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển.Đặt một câu có từ chân làm nghĩa gốc,

đặt một câu có từ chân làm nghĩa chuyển.( T h)

ĐÁP ÁN:

Phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển như sau:

+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác + Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc

Đặt một câu có từ chân làm nghĩa gốc: Chân em rất khỏe

Đặt một câu có từ chân làm nghĩa chuyển: Chân bàn này rất chắc

Câu 10: Thay từ dùng sai trong câu sau bằng từ khác và cho biết nguyên nhân của việc

dùng từ sai:

Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.( T h) ĐÁP ÁN:

Chuyển từ linh động thành sinh động

Nguyên nhân dùng từ sai là do hiểu không đúng nghĩa của từ

Câu 11: Phân biệt danh từ chung và danh từ riêng Mỗi loại cho một ví dụ bằng cách

đặt câu

( T h)

ĐÁP ÁN:

Phân biệt danh từ chung và danh từ riêng như sau:

+ Danh từ chung là tên gọi chung của một loại sự vật

Ví dụ: Có nhiều học sinh đang đi đến trường

+ Danh từ riêng riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương

Ví dụ: Nguyễn Minh Anh là vua điểm 10 của lớp

Trang 5

Câu 12: Cụm danh từ có cấu tạo như thế nào? Cho một ví dụ và phân tích theo mô hình

cụm danh từ.( T h)

ĐÁP ÁN:

Cụm danh từ có cấu tạo gồm 3 phần:

+ Phần trước: Gồm các phụ ngữ bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số lượng

+ Phần trung tâm là danh từ

+ Phần sau: Gồm các phụ ngữ nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc

xác định vị trí cuả sự vật ấy trong không gian hay thời gian

Ví dụ: Tất cả những học sinh này

Câu 13: Viết đoạn văn khoảng 10 dòng có sử dụng từ láy ( V D thấp)

ĐÁP ÁN:

Học sinh viết được đoạn văn có độ dài từ 10 dòng có dùng từ láy

Câu 14: viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng có sử dụng danh từ riêng ( vd t)

ĐÁP ÁN:

Học sinh viết được đoạn văn đảm bảo số dòng từ 10 danh từ riêng

Câu 15: Viết đoạn văn khoảng 10 dòng có sử dụng từ ghép và từ mượn châu Âu.( vd t)

ĐÁP ÁN:

Học sinh viết được đoạn văn đảm bảo số dòng từ 10 dòng có dùng từ mượn

Câu 16: viết đoạn văn khoảng 5 dòng có dùng cụm danh từ và chỉ ra cấu tạo của cụm

danh từ đó.( vd t)

ĐÁP ÁN:

Học sinh viết được đoạn văn đảm bảo số dòng từ 5 dòng có sử dụng cụm danh từ và

biết phân tích cấu tạo của cụm danh từ đó

Ngày đăng: 16/09/2018, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w