1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

sáng kiến kinh nghiệm Công nghệ 9 hay

26 222 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 223 KB
File đính kèm NỘI DUNG.rar (34 KB)

Nội dung

Trên thế giới hiện nay cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh, khối lượng tri thức khoa học được khám phá ngày càng tăng như vũ bão, có rất nhiều phát minh to lớn ở các lĩnh vực kinh tế. Do đó, đứng trước tình hình này, Đất nước chúng ta cần có những con người phát triển toàn diện như: có đức, có tài, năng động, sáng tạo để làm chủ Đất nước, biết vận dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật vào hoàn cảnh cụ thể.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

A CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

1 Sự cần thiết hình thành giải pháp ……… 2

2 Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp ……… …… 3

3 Mục tiêu của giải pháp ……… 3

4 Căn cư đề xuất giải pháp ……….…… 4

5 Phương pháp thực hiện ……… …… 6

6 Đối tượng và phạm vi áp dụng ……… 6

B QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP 1 Quá trình hình thành giải pháp ……… …… 7

2 Nội dung giải pháp ……… …… 8

C HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP 1 Thời gian áp dụng của giải pháp ……….… 19

2 Hiệu quả đạt được ……… … 20

3 Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp ……… … 21

4 Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp ……… … 21

D KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận ……… … 22

2 Đề xuất, kiến nghị ……… … 23

Trang 2

A CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

1 Sự cần thiết hình thành giải pháp

Trên thế giới hiện nay cách mạng khoa học - kỹ thuật phát triển rất nhanh, khốilượng tri thức khoa học được khám phá ngày càng tăng như vũ bão, có rất nhiềuphát minh to lớn ở các lĩnh vực kinh tế Do đó, đứng trước tình hình này, Đất nướcchúng ta cần có những con người phát triển toàn diện như: có đức, có tài, năngđộng, sáng tạo để làm chủ Đất nước, biết vận dụng những thành tựu khoa học – kỹthuật vào hoàn cảnh cụ thể

Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mớiphương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của ngườihọc, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồinhét, học vẹt, học chay” Vậy nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra cho ngành giáo dụchiện nay là phải đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học

Như chúng ta đã biết, môn Công nghệ 9 có những đặc thù riêng so với môn họckhác, đây là môn học gắn với thực tiễn, với công nghệ sản xuất Do đó bên cạnhviệc truyền thụ kiến thức cho học sinh, người giáo viên cần phải rèn luyện kỹ năng,

kỹ xảo hoạt động nghề nghiệp cho học sinh Phương pháp chủ yếu trong giảng dạymôn Công nghệ 9 là kết hợp lí thuyết với thực hành Thực hành, vừa là củng cố lýthuyết, vừa là hình thành những kỹ năng cần thiết cho học sinh; Tập cho học sinhvận dụng các kiến thức kỹ năng đã được học vào thực tế, vào cuộc sống hàng ngày,qua đó gây thêm sự hứng thú và lòng say mê của học sinh đối môn học, góp phầncho việc chọn nghề, hướng nghiệp cho học sinh sau THCS

Song, nhiều giáo viên và học sinh coi môn Công nghệ là môn phụ nên chưa đầu

tư thích đáng về thời gian nghiên cứu tài liệu, đầu tư cho các giờ dạy lý thuyết vàđặc biệt hơn nữa là các giờ thực hành nên hiệu quả môn học chưa cao Là một giáoviên bộ môn Công nghệ được đào tạo chuyên sâu, đúng chuyên ngành, trực tiếpgiảng dạy môn Công nghệ lớp 9, nên hiểu được rằng để tăng hiệu quả học tập, rènluyện kỹ năng, thái độ đúng đắn, khoa học trong lao động, làm việc theo quy trình,

Trang 3

rèn luyện tác phong công nghiệp thì việc tổ chức và đánh giá kết quả học tập là mộtcông việc hết sức quan trọng của giáo viên và học sinh Đây là vấn đề mang tínhthực tiễn nên việc tổ chức cho học sinh thực hành môn Công nghệ 9, cần có kếhoạch và phương pháp đúng đắn, hiệu quả

Xuất phát từ những thực tế đó, tôi xin được đưa ra sáng kiến: “ Một số giải phápnâng cao hiệu quả trong giảng dạy thực hành môn Công nghệ 9” mà tôi xem là cóhiệu quả trong việc nâng cao chất lượng của học sinh và giờ dạy

2 Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp

Dạy học thực hành là phương pháp khắc sâu kiến thức, với những sản phẩmthực hành là niềm vui của học sinh Cách này có thể phát triển năng lực riêng củatừng học sinh không chỉ về kiến thức, mà còn về khả năng thực hành, vận dụngkiến thức đã học vào thực tiễn Và không có gì tuyệt vời bằng việc từ bài học líthuyết đến bài học thực hành trong phòng thực hành/thí nghiệm lại được minh họahoặc triển khai ở một số môn học khác hay trong thực tế Đối với mô đun Lắp đặtmạch điện trong gia đình thì dễ dàng nhận thấy và học sinh khi nhìn nhận được điềunày đều thấy sự ích lợi của bộ môn và hào hứng trong việc học và áp dụng vào đờisống Vì vậy trong quá trình dạy học ngoài việc giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kĩnăng sống, cho học sinh, giáo viên còn tích hợp kiến thức liên môn vào các bài

có liên quan, giúp cho kiến thức bộ môn thêm phong phú, tạo hứng thú cho họcsinh khi tìm hiểu môn học

Nếu thực hiện tốt việc dạy học thực hành cho học sinh ở môn Công nghệ 9 sẽgiúp học sinh ghi nhớ kiến thức lâu hơn, hệ thống được các kiến thức đã học thôngqua các bước thực hành Vì chính các em là các chủ thể tạo ra một sản phẩm dựatrên nền kiến thức Từ đó, giúp học sinh tích cực, chủ động trong học tập, say mêsáng tạo, và yêu thích môn học hơn …, do đó nâng cao được chất lượng giảng dạy

3 Mục tiêu của giải pháp

Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa Và hầu hết các hoạt động trong sản xuất và đời sống đều gắn với việc

Trang 4

-sử dụng điện năng Nên cần rất nhiều người để làm các công việc trong nghề điệndân dụng Mà nghề điện dân dụng thì rất đa dạng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực

sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống, sinh hoạt và lao động sản xuất của các hộtiêu thụ điện Do đó, người thợ điện có mặt ở hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, nhàmáy, công trường …

Vì vậy, việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giảng dạy thực hành môn Côngnghệ là rất cần thiết, giúp học sinh bước đầu có những cơ sở lý luận, bước làm thực

tế cho từng biện pháp cơ bản trong việc tìm hiểu, áp dụng các biện pháp giáo dụcđặc thù cho phân môn; những bước đi tiêu chuẩn trong thực hành trên lớp cho đếnkhi thực tế ở hộ gia đình mình, bởi sai sót nhỏ cũng có thể gây hư hỏng mạng điện,thiệt hại kinh tế và nguy hiểm đến tính mạng con người; giúp học sinh có nhữngkiến thức kỹ thuật cơ bản, rèn luyện tay nghề và kỹ năng thực hành, có tâm lý vữngvàng khi làm việc, yêu thích lao động và tự giác áp dụng vào cuộc sống Vì khi họcsinh được học tập, rèn luyện tốt thì các em có kĩ năng thuần thục hơn, có tính tiếtkiệm, lao động tập thể, … sẵn sàng đáp ứng cho việc lao động trong nền kinh tếcông nghiệp Từ đó, giúp học sinh có định hướng tốt trong học tập, tạo nền tảngvững chắc cho tương lai sau này

4 Căn cứ đề xuất giải pháp

4.1 Cơ sở lý luận:

Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của nền khoa học kĩ thuật và kinh tế xãhội, những đòi hỏi đặt ra cho thầy những nhiệm vụ giáo dục vô cùng to lớn trongcông cuộc giáo dục nhân cách, bồi dưỡng nhân tài Để hoàn thành nhiệm vụ thìngười thầy không chỉ là người có năng lực chuyên môn cao mà còn cần có năng lực

sư phạm vững vàng Dạy học được diễn ra dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhaunhằm đạt được các mục tiêu dạy học cũng như phù hợp với nhiều nội dung lýthuyết hay thực hành, ở phần này chỉ xét đến các phương pháp dạy học chủ đạotrong việc tổ chức giờ thực hành Phương pháp dạy thực hành là phương pháp dạy

Trang 5

học hướng đến việc lĩnh hội và hình thành kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nghề nghiệp;

là phương pháp dạy học mà trong đó học sinh dựa vào sự quan sát giáo viên làmmẫu và tiến hành thực hành tự lực dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhằm giúp chohọc sinh rèn luyện kỹ năng thực hành

Mục đích của phương pháp dạy thực hành là nâng cao năng lực hoạt động nhưthu nhận thông tin, tổ chức thực hiện công việc, khơi dậy và vận dụng những kinhnghiệm của học sinh Giúp chủ động, tích cực hóa người học Từ đó, hình thành vàrèn luyện kỹ năng, kỹ xảo lao động; hình thành và phát triển tư duy kỹ thuật, bồidưỡng năng lực kỹ thuật cho học sinh Bên cạnh đó, phương pháp dạy thực hànhcòn thực hiện các chức năng giáo dục như: tác phong lao động, hợp tác, độc lậpsáng tạo, giải quyết vấn đề, vệ sinh môi trường và thực hành kiểm nghiệm sự chínhxác của lý thuyết

Với các môn học có giờ học thực hành nói chung và môn Công nghệ với mô đunLắp đặt mạch điện trong nhà thì học sinh có cơ hội học lý thuyết, sau đó thực hànhngay các kiến thức, kĩ năng đó Đây là một điểm mạnh của môn học mà nếu pháthuy được thì học sinh sẽ ít nhàm chán, lo ngại

có khả năng giúp đỡ các bạn khác thực hành Tuy nhiên, đa số các em có tâm lý engại, rụt rè khi học, nhất là các em nữ Đây là một trong những trăn trở của giáoviên trong giảng dạy thực hành

Một thực tế cụ thể nữa là số lượng, chất lượng các đồ dùng - thiết bị - vật liệumặc dù được bổ sung hàng năm để thực hành nhưng để đáp ứng cho mỗi cá nhânđều được thực hành thì không đủ, do đó một số thiết bị - vật liệu các em phải tự

Trang 6

chuẩn bị Song, với tâm lý học sinh còn xem nhẹ môn Công nghệ nên học sinh ítdành nhiều thời gian cho môn học Do đó, việc tham gia chuẩn bị đồ dùng thựchành còn hạn chế, học sinh khó có thể chuẩn bị đồ dùng đúng theo yêu cầu củabảng dự trù vật liệu.

Nâng cao hiệu quả dạy thực hành giúp các em giải quyết vấn đề trên Vớiphương pháp này, học sinh tỏ ra rất thích thú, các em say sưa sáng tạo bên sảnphẩm thực hành của mình, nhờ đó hiệu quả giờ học nâng lên

5 Phương pháp thực hiện

- Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Thu thập những thông tin lý luận của vai trò của người giáo viên trên các tập sangiáo dục, các bài tham luận trên Internet

- Phương pháp quan sát:

Quan sát hoạt động học của học sinh

- Phương pháp điều tra:

Điều tra thực trạng, thực tế giảng dạy

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

Tham khảo kinh nghiệm của những thầy cô đi trước

Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên khác trong tổ, trong trường

- Phương pháp thử nghiệm:

Ứng dụng thực nghiệm để hoàn tất sáng kiến: “ Một số giải pháp nâng cao hiệuquả trong dạy học thực hành môn công nghệ 9”

6 Đối tượng và phạm vi áp dụng

- Sáng kiến kinh nghiệm này được tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng đối với

học sinh khối 9 của trường THCS Huỳnh Tịnh Của

- Nghiên cứu cơ sở lí luận đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.

Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa công nghệ 9 Xây dựng kế hoạch thựchành các bài học ở môn Công nghệ nhằm kích thích tính chủ động trong học tập,làm tăng thêm hứng thú, say mê học tập, đặc biệt là các tiết thực hành cho học sinh

Trang 7

Do thời gian có hạn nên sáng kiến: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy thực hành môn công nghệ 9” chỉ nghiên cứu một số bài thực hành trong chương

Chuẩn bị được cơ sởnghiên cứu ban đầu

Thu thập số liệu đợt

1 của đối tượng

Kiểm tra, ghi nhận số liệu Nắm được số liệu ban

đầu về các lĩnh vựcnghiên cứu

Kiểm chứng được hiệuquả của các giải pháptrên

Nắm được kết quả sauthời gian thực hiện

Xử lý số liệu So sánh, thống kê Rút ra kết luận cần thiết8/2016 Viết thảo sáng kiến

Hoàn thiện sáng kiến

Rút kết quả từ quá trìnhnghiên cứu

Hoàn thành sáng kiến

Bảng 2.1

2 Nội dung giải pháp

2.1 Thực trạng và những mâu thuẫn:

Trang 8

2.1.1 Thực trạng:

Năm học 2014-2015, qua khảo sát thống kê, kiểm tra số lượng, chất lượng đồdùng dạy học của bộ môn Công nghệ của học sinh khối 9 trường THCS HuỳnhTịnh Của, nhận thấy có các đồ dùng dạy học sau: Bút thử điện, kìm điện, kìm tuốtdây, máy khoan cầm tay, mỏ hàn điện, tua vít điện loại dẹt và 4 cạnh, ổ cắm điện +phích điện, cầu chì, công tắc (2 cực + 3 cực), bóng đèn huỳnh quang compact đuingạnh, bóng sợi đốt đui ngạnh và đui xoáy, Attomat, cầu dao, vôn kế, ampe kế,đồng hồ vạn năng, băng cách điện, giấy ráp, thiếc hàn + nhựa thông, dây điện đơn,dây điện đôi, mũi khoan, bảng điện, … Đối với các thiết bị đo điện, dụng cụ cơ khí

và một số thiết bị khác thì tái sử dụng được nhiều lần; còn các thiết bị - vật liệu:bóng điện, dây điện, giấy ráp, bảng điện, … thì tỷ lệ cháy, hỏng, hao hụt khá nhiều,không tái sử dụng được Hàng năm, nhà trường đều bổ sung trang bị thiết bị dạyhọc, đồ dùng - thiết bị cho các phòng chức năng, thực hành, bộ môn; tuy nhiên môđun Lắp đặt mạng điện trong nhà lại tiêu tốn và làm hư hao thiết bị rất nhiều nên đồdùng – thiết bị cho học sinh còn hạn chế Ví dụ: sau tiết học Lắp đặt mạch điệnbảng điện, học sinh thao tác đánh dấu vị trí rồi khoan lỗ bảng điện xong thì bảngđiện không đáp ứng cho yêu cầu bài học của tiết sau được nữa; muốn tái sử dụngthì giáo viên dùng giấy dán qua lỗ đinh vít – để học sinh thực hành đánh dấu vị trí

Về tâm lý chung thì học sinh chưa coi trọng bộ môn Công nghệ, chưa có ýthức thực hành nghiêm túc, sáng tạo trong công việc Qua theo dõi thực hành tôicòn nhận thấy các em bỏ qua nhiều thao tác kỹ thuật, bỏ bước trong quy trình, …Đôi khi có học sinh làm bài vở của môn khác trong giờ Công nghệ Qua thăm hỏihọc sinh, tôi nhận thấy đa số các em chưa thực hành hoặc tham gia thực hành cùngngười thân để lắp đặt mạng điện, lắp đặt bảng điện hoặc đấu nối dây điện ở giađình Đây là việc cần hướng dẫn và khích lệ các em thực hành trên lớp tốt và tự tinthực hành tại gia đình

2.1.2 Những mâu thuẫn:

Trang 9

Học sinh ngại môn học này là bởi vì một phần các em nhận thấy sản phẩmcủa mình chỉ mang tính thí nghiệm mà chưa thực tế, không được áp dụng vào sửdụng Trong giảng dạy giáo viên không đổi mới phương pháp dạy học thì kết quả làhọc sinh sẽ nhàm chán ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em Vì vậy để nângcao hiệu quả dạy học là người giáo viên phải tạo hứng thú trong việc học, tạo khôngkhí lớp học thoải mái, thân thiện, không nặng nề cho học sinh.

2.2 Các biện pháp giải quyết vấn đề:

Qua quá trình giảng dạy và tìm hiểu các tài liệu tham khảo, áp dụng các hướngdẫn của ngành về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, … tôi có ápdụng một số biện pháp cụ thể sau để nâng cao chất lượng thực hành của học sinh :

a Chuẩn bị soạn giáo án

b Chuẩn bị tư liệu mẫu

c Hướng dẫn học sinh làm đồ dùng thực hành

d Áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy

e Tích hợp kiến thức liên môn vào môn Công nghệ

g Kiểm tra, nhận xét - đánh giá, động viên học sinh

h Thu thập kết quả thực hành của học sinh để đối chiếu và điều chỉnh phươngpháp

a Chuẩn bị giáo án

Để thực hiện tốt việc giảng dạy nói chung và áp dụng sáng kiến vào giảng dạynói riêng thì tôi xác định mình cần chuẩn bị tâm thế chủ động tích cực hoạt độnggiảng dạy ngay từ phần việc soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng thực hành, tổ chứcphân công chia nhóm học, phân công chuẩn bị đồ dùng, thực hiện buổi học nghiêmtúc - khoa học, tổ chức thực hành đúng quy trình, đảm bảo thời gian, tiến độ cũngnhư chất lượng của bài thực hành Đồng thời có kế hoạch đôn đốc, kiểm tra, động viên khích lệ các em trước - trong và sau khi chuẩn bị đồ dùng

Khi soạn giáo án cho mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà thì tôi xác định cầnsoạn hai loại giáo án là giáo án dành cho tiết lý thuyết và giáo án dành cho tiết thực

Trang 10

hành Đối với giáo án lý thuyết thì chi tiết từng hoạt động, cụ thể hóa các thiết bịbằng thiết bị thực tế hoặc tranh vẽ minh họa Trong giờ lý thuyết cần nhắc nhở họcsinh liên tục chú ý sơ đồ nguyên lý và vẽ sơ đồ lắp đặt trước khi đi dây thực tế, đểlàm điều này thì chính giáo viên khi thực hành cũng tự vẽ lại sơ đồ mạch điện trênbảng Khi giảng lý thuyết, giáo viên cũng động viên và hướng dẫn học sinh tìmhiểu kỹ nguyên lý hoạt động của từng thiết bị cơ bản, khi hiểu nguyên lý hoạt độnghơn thì các em thao tác đỡ nhầm lẫn, đôi khi các em có thêm ý tưởng sáng tạo Vídụ: khi các em hiểu cấu tạo, tác dụng, nguyên lý hoạt động của cầu chì thì các em

sẽ có ý thức lắp cầu chì trên mỗi bảng điện - nhánh điện, chú ý chọn dây chì phùhợp với điện năng tiêu thụ của toàn đoạn mạnh đó

Với giáo án tiết thực hành, thì trong phân phối chương trình mô đun Lắp đặtmạng điện trong nhà đều dành 3 tiết thực hành cho một phần việc Do vậy, khi soạngiáo án và giảng dạy thực tế tôi đều dành tiết thứ nhất của thực hành để hướng dẫn

lý thuyết, giới thiệu thiết bị, dụng cụ để thực hành: hình dáng ngoài, cấu tạo trong,nguyên tắc hoạt động, vị trí lắp đặt trong mạch điện, vị trí lắp đặt trong bảng điện,nêu yêu cầu thực hành và yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ lắp đặt (cần thiết thì yêu cầu vẽlại sơ đồ nguyên lý nữa) Đồng thời lên kế hoạch dự trù vật liệu, dụng cụ, thiết bịcho công việc của tiết thực hành thứ 2 trở đi Sau khi có kế hoạch dự trù vật liệu,dụng cụ, thiết bị cho công việc thì tôi hướng dẫn học sinh chuẩn bị các vật liệu đóthông qua hai phương án: chuẩn bị theo cá nhân, chuẩn bị theo nhóm Dù phương

án nào thì tôi vẫn tôn trọng ý kiến xung phong hoặc tự ghép nhóm của các em Điềucăn dặn luôn luôn nhớ là: các vật liệu, dụng cụ, thiết bị điện mà các em chuẩn bịhoặc tự làm không được đấu nối với nguồn điện khi chưa có sự kiểm tra, giám sátcủa thầy cô giáo Đối với giáo án thực hành tiết thứ 2 trở đi thì bắt đầu cho học sinhthực hành theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên; tiếp theo là việc hướng dẫn các em làm ở nhà

Ví dụ: chuẩn bị dây dẫn điện thì xác định qua câu hỏi: để dẫn điện từ nguồnvào bảng điện hay từ bảng điện ra thiết bị điện? cần dây điện lõi một sợi hay lõi

Trang 11

nhiều sợi? Kích thước dây như thế nào? Để nối dây thì cần thêm dụng cụ gì? vàthực tế, mẹo đặt câu hỏi ở đây xuất phát từ yêu cầu của bài thực hành: mục đíchlàm gì? Làm như thế nào? Có thể cải tiến gì không? Chính trong quá trình đàmthoại hoặc vấn đáp thầy - trò thì người thầy có thêm điều kiện tích hợp một số kiếnthức, kĩ năng liên môn; đặc biệt là kiến thức của môn Vật lý, Hóa học, Sinh học,Giáo dục công dân, … và các kiến thức về bảo vệ môi trường, tiết kiệm nănglượng.

Một điều không được thể hiện trong các giáo án nhưng lại luôn được tôi tâmniệm trong giảng dạy đó là: học sinh là trung tâm, hiểu biết và thực hành của các

em là thành quả lao động của thầy; do vậy, dù các em làm tốt rồi hay chưa tốt thìtôi luôn động viên, khuyến khích các em Nhờ vậy, trong quá trình chuẩn bị ở nhà

và làm ở lớp, các em có tâm lý tự tin, thoải mái, nhiệt tình xây dựng bài

b Chuẩn bị tư liệu mẫu:

Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, ngoài việc chuẩn bị soạn giáo án theođúng quy định chuyên môn của ngành với việc chuẩn bị đồ dùng - thiết bị - vật liệutheo yêu cầu của từng bài thực hành - các đồ dùng này đã có sẵn như trong danhmục đồ dùng của phân môn; tôi còn chuẩn bị tư liệu mẫu Các tư liệu này do tôi thuthập qua các năm học, tiết học để học sinh có đồ dùng trực quan trong học tập Có

cả các ảnh chụp đồ dùng sai quy cách, kỹ thuật để các em đối chiếu, so sánh rútkinh nghiệm cho mình

c Hướng dẫn học sinh làm đồ dùng thực hành.

Bản thân mỗi tiết học thực hành đều có bộ đồ dùng của nhà trường, nhưng quaquá trình giảng dạy tôi nhận thấy số lượng, chất lượng, … các đồ dùng ngày mộtgiảm; cần bổ sung liên tục qua các năm học Chính trong lúc chuẩn bị đồ dùng chohọc sinh tôi đã mạnh dạn cùng các em chuẩn bị rồi giao một số công việc chuẩn bị

đồ dùng thực hành cho các em, đây được coi là công việc chuẩn bị đương nhiên củacác em trước mỗi bài học, nhưng nếu người thầy quan tâm, hướng dẫn chu đáo các

Trang 12

em chuẩn bị thì các em có cơ hội tìm hiểu kĩ các đồ dùng, bước đầu có những thaotác kĩ thuật với đồ dùng đó, … khi tham gia thực hành các em không bỡ ngỡ và bắtkịp hoạt động thực hành trên lớp Vì vậy, tôi coi việc hướng dẫn học sinh làm đồdùng là một trong những biện pháp giúp nâng cao chất lượng giờ thực hành.

* Đối với tiết lý thuyết hoặc thực hành tiết 1:

- Giới thiệu mục tiêu bài học, phân bố thời gian cho các tiết học

- Giới thiệu tranh ảnh, mô hình hoặc sản phẩm kết quả của bài học; trên cơ sở

đó học sinh phát hiện ra tên các loại thiết bị, vật liệu, số lượng, yêu cầu kĩ thuật, …qua đó các em xây dựng được bảng dự trù vật liệu

- Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắpđặt; với các kiến thức mở rộng và thực tế thì giáo viên giới thiệu qua trình chiếuPowerPoint hoặc qua tranh ảnh, mô hình hoặc sản phẩm cụ thể Từ đó, hướng dẫnhọc sinh chuẩn bị từng thiết bị - đồ dùng cụ thể như thế nào Đây là khâu rất quantrọng, bởi học sinh nắm chắc sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt, hiểu được cấu tạo,chức năng, cách dùng thì sẽ thao tác thực hành được (phục vụ lợi ích của bài học)

và chuẩn bị ở nhà các đồ dùng này được

Ở bước này, các câu hỏi tôi thường dùng là:

+ Tên của đồ dùng – vật liệu – thiết bị, … này là gì?

+ Em gặp chúng ở đâu trong thực tế ?

+ Em cần chuẩn bị gì để hoàn thành yêu cầu này?

+ Em thấy bước nào khó nhất? dễ nhất?

+ Em có sáng kiến nào để làm tốt yêu cầu này không?

Các hoạt động tôi thường làm là:

+ Giới thiệu đồ dùng trực quan: tranh ảnh, video, mô hình, vật thật, …

+ Giới thiệu nguyên lý làm việc, nguyên tắc lắp đặt hoặc đặc điểm kĩ thuật củacác đồ dùng trực quan trên

+ Thao tác mẫu hoặc trình chiếu thao tác mẫu

Trang 13

+ Lắng nghe, tiếp nhận các ý kiến của các em để giải đáp hoặc đánh giá nhậnxét các ý tưởng của các em.

* Đối với tiết thực hành thứ 2 trở đi:

+ Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh

+ Tổ chức cho học sinh quan sát một hình ảnh hoặc 1 sản phẩm thực hành cụthể (quan sát tư liệu mẫu) : bảng điện trong lớp học, một mối nối cụ thể hoặc ảnhchụp một sơ đồ lắp đặt, …

+ Học sinh trình bày đồ dùng thực hành mình đã chuẩn bị dưới sự hướng dẫncủa

giáo viên Giáo viên kiểm tra đồ dùng, nếu đảm bảo yêu cầu nhất là yêu cầu an toànđiện thì động viên, khen ngợi học sinh và đồng ý cho các nhóm thực hành với đồdùng này Ngược lại, nếu kiểm tra thấy chưa đảm bảo các yêu cầu thì phân tích chohọc sinh các lỗi đó; động viên các em đã có tinh thần chuẩn bị đồ dùng và yêu cầucác em tham gia thực hành với các nhóm khác hoặc sử dụng đồ dùng của phòngthiết bị đồ dùng Để giảm thiểu các lỗi sai sót thì ngay từ tiết học trước, giáo viênlưu ý cho học sinh một số thao tác có thể nhầm lẫn trong khi chuẩn bị

+ Học sinh thực hành theo nhóm đã phân công Giáo viên theo dõi sát sao từngnhóm Bước đầu chú ý việc chọn thiết bị điện phù hợp, quy trình nối dây, an toànđiện rồi mới đến vấn đề kỹ thuật, mỹ thuật

+ Cho các nhóm chấm chéo kết quả của nhau, nêu các ưu điểm - nhược điểmcủa từng kết quả thực hành sau đó giáo viên chấm kết quả các nhóm, rút kinhnghiệm chung và đưa ra yêu cầu tiếp theo

Để tiết thực hành được thành công, giáo viên cần chia nhóm hợp lý: cân đốinam nữ, trình độ hiểu biết, … hoặc phân công phần việc phù hợp: vẽ sơ đồ, tách vỏdây, nối dây, đánh dấu, khoan - vít, đi dây, … Tuy nhiên, cũng cần tôn trọng tính tựquyết của học sinh khi mong muốn ghép nhóm để phát huy hết sở trường của cácem

Ngày đăng: 16/09/2018, 12:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w