1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh đà nẵng theo basel II

113 150 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 3,55 MB

Nội dung

Xuất phát từ thực tế về yêu cầu ứng dụng hiệp ước Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng như từ thực tế hiệu quả còn hạn chế của công tác quản trị rủi ro tí

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÙI VŨ BẢO TRUNG

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

THEO BASEL II

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÙI VŨ BẢO TRUNG

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Bùi Vũ Bảo Trung

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

6 Tổng quan tài liệu 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO TIÊU CHUẨN BASEL II 10

1.1 RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10

1.1.1 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM 10

1.1.2 Các nhân tố dẫn đến rủi ro tín dụng của NHTM 12

1.1.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với NHTM 14

1.1.4 Tiêu chí cơ bản đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng 15

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM 19

1.2.1 Tổng quan quản trị rủi ro tín dụng của NHTM 19

1.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II 26

1.3 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NHTM VIỆT NAM 36

1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại một số ngân hàng trên thế giới 36

1.3.2 Bài học kinh nghiệm về việc quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II cho Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đà Nẵng 39

Trang 5

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 41

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CN ĐÀ NẴNG 42

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CN ĐÀ NẴNG (ACB ĐÀ NẴNG) 42

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ACB Đà Nẵng 42

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ACB Đà Nẵng 42

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB Đà Nẵng 44

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI ACB ĐÀ NẴNG 44

2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ACB 45

2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng 47

2.2.4 Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng 51

2.2.5 Thực trạng chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng theo Basel II 60

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO NÓI CHUNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG NÓI RIÊNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI ACB ĐÀ NẴNG 64

2.3.1 Những kết quả đạt được 64

2.3.2 Những hạn chế 66

2.3.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II của ACB Đà Nẵng 69

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI ACB – ĐÀ NẴNG 73

3.1 ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA ACB – CN ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 73

Trang 6

3.1.1 Định hướng và nhiệm vụ trọng tâm của ACB – CN Đà Nẵng giai

đoạn 2018 - 2020 73

3.1.2 Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng của ACB – CN Đà Nẵng theo Basel II trong giai đoạn 2018 - 2020 76

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI ACB – CN ĐÀ NẴNG 80

3.2.1 Tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quản trị rủi ro tín dụng 80

3.2.2 Đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng 84

3.2.3 Áp dụng mô hình đánh giá để lượng hóa rủi ro tín dụng theo quy định của Hiệp ước Basel II 85

3.2.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin 87

3.2.5 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin 89

3.2.6 Cải tiến công tác quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với các tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II 90

3.2.7 Đẩy mạnh công tác quản trị nhân lực và tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ 92

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 94

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 94

3.3.2 Kiến nghị với Hiệp hội ngân hàng 99

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 100

KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)

Trang 7

ROA Tỷ số lợi nhuận trên tài sản

ROE Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 9

2.1 Biểu đồ tổng tài sản và tổng nguồn vốn huy động

2.3 Biểu đồ tổng dƣ nợ và nợ quá hạn tại ACB Đà

2.4 Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại ACB

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và đang trong tiến trình hội nhập quốc tế Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá mạnh mẽ này, hoạt động kinh doanh Ngân hàng được xem là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm, phải mở cửa gần như hoàn toàn theo các cam kết quốc tế Trong bối cảnh chung đó, việc các NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức như thế nào, tận dụng cơ hội ra sao và bằng cách nào để có thể biến thách thức thành cơ hội, biến những khó khăn thành lợi thế của bản thân, muốn thế thì toàn bộ các thành viên trong hệ thống NHTM Việt Nam phải chủ động nhận thức để tham gia vào quá trình hội nhập Một trong những điều ước quốc tế được các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt quan tâm chính là hiệp ước quốc tế về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng – còn được biết thông dụng với tên gọi Hiệp ước Basel Ra đời cách đây hơn 20 năm, hiệp ước này được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng làm chuẩn mực để đánh giá và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng nước mình Hiệp ước này hiện nay đã có phiên bản mới với tên gọi The New Basel Capital Accord, cập nhật, đổi mới một số nội dung hơn so với phiên bản thứ nhất trước đó Riêng đối với Việt Nam, việc ứng dụng hiệp ước Basel này trong công tác giám sát và quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng vẫn còn nhiều vướng mắc, nên vẫn chỉ mới dừng lại ở việc lựa chọn một số tiêu chí đơn giản trong phiên bản thứ nhất để vận dụng và vẫn chưa tiếp cận nhiều với phiên bản hai Điều này thực tế cũng gây khó khăn ít nhiều cho quá trình hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là 1 trong 10 ngân hàng đầu tiên được NHNN lựa chọn triển khai Basel II tại Việt Nam Ngân hàng TMCP Á Châu

đã chủ động phân tích và xây dưng lộ trình tổng thể triển khai Basel II Tuy nhiên, với những khó khăn về việc thay đổi phương thức và cơ chế quản lý hình thành từ lâu để có thể áp dụng hiệp ước trong hoạt động của mình, ACB

Trang 11

vẫn chưa thể hoàn thiện được việc áp dụng hiệp ước Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Xuất phát từ thực tế về yêu cầu ứng dụng hiệp ước Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng như từ thực tế hiệu quả còn hạn chế của công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của hiệp ước

Basel II tại Ngân hàng TMCP Á Châu, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị

rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Đà Nẵng theo Basel II” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của NHTM theo tiêu chuẩn Basel II

- Phân tích đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng

giai đoạn 2014-2017, trên cơ sở tham chiếu với các tiêu chuẩn của Basel II để đánh giá những kết quả và hạn chế của quá trình quản trị RRTD tại ngân hàng này, tạo cơ sở cho các kiến nghị

- Đưa ra kiến nghị nhằm gợi ý cho các nhà quản trị ACB Đà Nẵng trong

chiến lược quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng theo tiêu chuẩn Basel II

- Về thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2014-2017

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp này được sử dụng trong

việc thu thập các số liệu ở các báo cáo thường niên của ACB, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm

Trang 12

tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ở ngân hàng ACB

Đà Nẵng

- Xử lý số liệu:

+ Phương pháp thống kê mô tả

+ Phương pháp thống kê so sánh: So sánh số tương đối và tuyệt đối giữa các năm nghiên cứu để có những đánh giá mức độ tăng, giảm và tốc độ phát triển của các nhân tố, từ đó đưa ra các đánh giá, kết luận về tình hình hoạt động của ACB Đà Nẵng

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp này được sử dụng

trong giai đoạn thu thập và phân tích dữ liệu đánh giá về thực trạng ứng dụng Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của ACB nói chung và ACB

Đà Nẵng nói riêng

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5.1 Về mặt lý luận

- Tổng hợp, hệ thống lại các vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi

ro tín dụng, các quy định về quản trị rủi ro tín dụng của Basel II và sự cần thiết phải đáp ứng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

5.2 Về mặt thực tiễn

Kết hợp việc phân tích các dữ liệu, số liệu thu thập được từ các báo cáo của ACB với dữ liệu thu thập được thông qua khảo sát các đối tượng là nhà quản lý, nhân viên ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng, tác giả chỉ ra được những hạn chế trong việc thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ở ACB Đà Nẵng là nội dung Basel II phức tạp, nhân viên ngân hàng chưa có nhận thức đầy đủ về lợi ích của Basel II, NHNN chưa có văn bản hướng dẫn

cụ thể về việc thực hiện Basel II, ACB chưa đáp ứng các điều kiện thực hiện theo Basel II (hệ thống cơ sở dữ liệu, nhân lực, tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp, năng lực giám sát) Các phát hiện của nghiên cứu đưa ra gợi ý cho ACB trong việc hoạch định các chiến lược, chính sách quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II

Trang 13

6 Tổng quan tài liệu

Quản trị rủi ro tín dụng đã có nhiều công trình, đề tài ở nước ngoài và trong nước dưới dạng bài nghiên cứu trên tạp chí, luận văn dưới những

hướng khác nhau như:

*Hướng thứ nhất là nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng ngân hàng

(Das, Abhiman & Ghosh, Saibal, "Determinants of Credit Risk in Indian State-owned Banks: An Empirical Investigation,", 2007; Funda.Y,

“Macroeconomic Modelling of Credit Risk for Banks, 2nd World Conference

on Business”, 2014; Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, 2014) Các nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính, phân tích dữ liệu chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng Các nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố vĩ mô (sự tăng trưởng GDP) có ảnh hưởng tới RRTD (Das and Ghosh, 2007; Funda, 2014;

Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014) Ngoài ra nhân tố quy mô của ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, chi phí hoạt động của ngân hàng (Das and Ghosh, 2007), nhân tố rủi ro tín dụng trong quá khứ có độ trễ một năm (Võ Thị Quý

và Bùi Ngọc Toản, 2014), nhân tố tỷ lệ lạm phát, lãi suất, chỉ số ISE-100, tỷ giá ngoại tệ, cung tiền M2, tỷ lệ thất nghiệp (Funda, 2014) đều có ảnh hưởng tới RRTD của ngân hàng

Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch, “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng - bằng chứng thực nghiệm tại NHTM Việt Nam”, 2015 Xem xét các yếu tố tác động đến RRTD thông qua tỷ lệ nợ xấu của 26 NHTM Việt Nam từ năm 2003-2015 kết quả đã chỉ ra tỷ lệ nợ xấu năm trước cao có ảnh hưởng nghịch chiều tới tỷ lệ nợ xấu năm hiện tại, ROE quan hệ nghịch chiều với nợ xấu, ngân hàng có quy mô lớn có nguy cơ rủi ro tín dụng cao hơn Hướng nghiên cứu này chủ yếu là sử dụng phương pháp định lượng, sử dụng số liệu sơ cấp thu thập từ khảo sát phân tích để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới RRTD của ngân hàng mà không kết hợp với số liệu thứ cấp thu thập từ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đang áp dụng

Trang 14

Các nhân tố ảnh hưởng RRTD được chỉ ra ở mỗi nghiên cứu cũng có sự khác nhau và ngoài ra trên thực tế còn có các nhân tố khác ảnh hưởng tới RRTD Mặt khác nữa mỗi ngân hàng lại có đặc thù riêng, có chính sách quản trị rủi ro tín dụng riêng

*Hướng nghiên cứu thứ hai là mối quan hệ giữa quản trị rủi ro tín dụng với khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại (Li and Zou (2014),

Berger and DeYoung (1997), Sabeza, F., Shukla, J., Bajpai, G., (2015) …) Berger and DeYoung, "Problem loans and cost efficiency in commercial banks", 1997 nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng dư nợ xấu có ảnh hưởng tới chi phí, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khi dư nợ xấu tăng thì làm cho chi phí xử lý dư nợ xấu tăng, làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng

và ngược lại khi ngân hàng dành ít chi phí cho việc kiểm tra, giám sát thu hồi

nợ thì sẽ làm dư nợ xấu tăng

Nghiên cứu của Sabeza và cộng sự, “Assessing Credit Risk Management Practices and Performance of Commercial Banks in Rwanda”, 2015 ở Rwanda cũng cho rằng quản trị rủi ro tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh lời của ngân hàng Có một sự khác biệt so với nghiên cứu trước trong nghiên cứu của Li and Zou, “The Impact of Credit Risk Management on Profitability of Commercial Banks: A Study of Europe”, 2014 là quản trị rủi

ro tín dụng không có ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng, hệ số CAR có ảnh hưởng không đáng kể với ROE và ROA

Hướng nghiên cứu này bằng việc sử dụng dữ liệu sơ cấp, thứ cấp đã phân tích dữ liệu chỉ ra có mối quan hệ giữa quản trị rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của ngân hàng Tuy nhiên các tiêu chí để đo lường rủi ro tín dụng, khả năng sinh lời của các ngân hàng cũng có sự khác nhau trong mỗi nghiên cứu Mặt khác nữa để quản trị rủi ro hạn chế được những tổn thất về lợi nhuận cho ngân hàng thì đòi hỏi các ngân hàng phải căn cứ vào điều kiện, đặc thù của mỗi ngân hàng để xây dựng các chính sách quản trị rủi ro tín dụng tuân thủ theo các tiêu chuẩn Basel phù hợp

*Hướng nghiên cứu thứ ba là quản trị rủi ro tín dụng của các ngân

Trang 15

hàng thương mại (Wang (2013); Lê Thị Huyền Diệu (2010); )

Wang, “Credit risk management in rural commercial banks in China”,

2013 đánh giá quản trị rủi ro tín dụng ở Trung Quốc tiếp cận từ phía khách hàng bằng việc phân tích chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của khách hàng, tìm nguyên nhân dẫn tới sự thất bại trong kinh doanh của khách hàng từ đó ngân hàng đưa ra chính sách hạn chế rủi ro tín dụng

Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thị Huyền Diệu, “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam”, 2010; Nguyễn Đức Tú, “Quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam”, 2012 đã xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, từ

đó phân tích các điều kiện thực tiễn để áp dụng tại các NHTM Việt Nam

Theo hướng nghiên cứu này, các nghiên cứu chỉ dừng ở việc sử dụng các

số liệu thứ cấp phân tích các chính sách quản trị rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đang áp dụng chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đưa ra các giải pháp khuyến nghị cho các ngân hàng về công tác quản trị rủi ro tín dụng mà chưa

đề cập tới việc các ngân hàng có áp dụng Hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro tín dụng không và việc áp dụng Basel trong quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng như thế nào

*Hướng nghiên cứu thứ tư là quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II:

Denis và cộng sự, “Bank Management Using Basel II‐ Data: Is the Collection, Storage and Evaluation of Data Calculated with Internal Approaches Dispensable?”, 2007 ở Đức đã chỉ ra rằng để quản lý tốt hơn rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn thì việc sử dụng dữ liệu theo tiêu chuẩn Basel II

sẽ hiệu quả hơn với dữ liệu của mô hình quản lý nội bộ của ngân hàng Tuy nhiên, việc thực hiện quản lý rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II rất tốn kém chi phí, các ngân hàng cần phải có điều kiện nhất định và để hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn và lợi nhuận

là tối ưu Nghiên cứu này chỉ ra rằng các ngân hàng cần có sự tích hợp sử dụng

dữ liệu theo tiêu chuẩn Basel II và hệ thống quản lý nội bộ của ngân hàng

Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu về vấn đề này như (Nguyễn Thị Kiều

Trang 16

Minh (2015), Phan Thị Linh (2016), )

Nguyễn Thị Kiều Minh, “Quản lý rủi ro cho ngành ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, 2015 trong nghiên cứu của mình đã phân tích các dữ liệu thu thập về hoạt động tín dụng, áp dụng Basel II ở NHTM Việt Nam, nghiên cứu chỉ ra rằng để tiếp tục phát triển thì các ngân hàng thương mại cần có áp dụng phương pháp quản lý rủi ro hợp lý, phải cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi

ro để đạt được tối đa hóa lợi nhuận cùng với giảm thiểu rủi ro và cần tăng cường vai trò giám sát để tăng tính hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng Việc triển khai Basel II đối với 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn thí điểm thì gặp không ít những khó khăn và thách thức như chi phí triển khai thực hiện, thông tin dữ liệu Việc áp dụng chuẩn mực vốn theo tiêu chuẩn vốn Basel II sẽ tạo động lực và định hướng trong việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro và quản lý, phân bổ vốn theo tiêu chuẩn quốc tế

Phan Thị Linh, “Quản trị rủi ro trên cơ sở ứng dụng Basel II tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước”, 2016 nghiên cứu về quản trị rủi ro trên cơ sở ứng dụng Basel II tại các ngân hàng thương mại nhà nước Nghiên cứu chỉ ra rằng việc thực hiện theo Basel II là bước đi cần thiết và không thể không làm nhằm bảo đảm sự ổn định cho hệ thống ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung Tuy nhiên các NHTM triển khai và thực hiện ứng dụng Basel II đang gặp những khó khăn nhất định như chi phí thực hiện triển khai

và ứng dụng Basel II lớn, nợ xấu của ngân hàng đang có xu hướng tăng cao Hướng nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc thực hiện theo Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng

là cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng và ổn định cho

hệ thống ngân hàng Việc triển khai và thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II các ngân hàng gặp không ít những khó khăn thách thức và để ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro thì các ngân hàng cần phải có điều kiện cần thiết nhất định Các nghiên cứu nhìn chung vẫn chưa đi sâu phân tích đánh giá thực trạng việc ứng dụng Basel II, tiến trình thực hiện, nội dung thực hiện, mức độ ứng dụng Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng và hoặc có

Trang 17

nghiên cứu nhưng là ở nước ngoài hoặc ở một chi nhánh ngân hàng Việt Nam Như vậy, qua quá trình tổng quan các nghiên cứu về vấn đề quản trị rủi

ro tín dụng cho thấy có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước dưới nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, mỗi hướng nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau, có ưu điểm và hạn chế

Luận văn Luận văn này của tôi nghiên cứu theo hướng quản trị rủi ro tín

dụng theo Basel II Bởi theo như tổng quan cho thấy: (1) Rủi ro tín dụng là rủi

ro quan trọng nhất, được các ngân hàng quan tâm hàng đầu (2) Các nghiên cứu đều khẳng định quản trị rủi ro theo Basel II là cần thiết và hữu hiệu cho các ngân hàng (3) Việc triển khai và thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II đang gặp nhiều khó khăn và thách thức

Mặt khác, tổng quan nghiên cứu cũng cho thấy: (1) ACB là ngân hàng nằm trong số 10 ngân hàng thí điểm áp dụng phương pháp quản trị vốn và rủi

ro theo tiêu chuẩn Basel II, với lộ trình áp dụng từ tháng 2/2016 và hoàn thành việc thí điểm vào năm 2018 (2) Việc triển khai và thực hiện quản trị rủi

ro tín dụng theo Basel II ở Việt Nam trong đó có ACB đang gặp nhiều khó khăn và thách thức như chi phí triển khai Basel II, thiếu dữ liệu lịch sử, quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn (3) Chưa có công trình nghiên cứu nào đầy đủ về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ở NHTM Việt Nam và nhất là ACB (4) Mặc dù có những công trình nghiên cứu ở trên thế giới về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II nhưng đặc điểm NHTM Việt Nam cũng như ACB

có điểm khác với ngân hàng trên thế giới như về quy mô vốn, về đặc điểm khách hàng, về ứng dụng công nghệ thông tin do đó không thể áp kết quả nghiên cứu vào Việt Nam

Do đó, “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á

Châu – chi nhánh Đà Nẵng theo Basel II” được tác giả lựa chọn nghiên cứu

Nội dung chính của luận văn:

Về cấu trúc, ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia thành ba chương:

Chương 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của

Trang 18

ngân hàng thương mại theo tiêu chuẩn Basel II

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng theo tiêu chuẩn Basel II

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cho quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng theo tiêu chuẩn Basel II

Trang 19

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO TIÊU

CHUẨN BASEL II 1.1 RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM

Có nhiều quan niệm khác nhau về rủi ro trong hoạt động kinh doanh

của ngân hàng, theo tác giả thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân

hàng là những tổn thất có thể xảy ra mà ngân hàng không lường trước được, trong phạm vi không gian và thời gian nhất định

Căn cứ theo Thông tư Số 41/2016/TT-NHNN “Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” ban hành ngày 30/12/2016 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì rủi ro được phân thành các loại sau:

- Rủi ro tín dụng:

a) Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không

có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

b) Rủi ro tín dụng đối tác là rủi ro do đối tác không thực hiện hoặc không

có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thanh toán trước hoặc khi đến hạn của các giao dịch

-Rủi ro thị trường là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán và giá hàng hóa trên thị trường Rủi ro thị trường bao gồm: a) Rủi ro lãi suất là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với giá trị của giấy tờ có giá, công cụ tài chính có lãi suất, sản phẩm phái sinh lãi suất trên sổ kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; b) Rủi ro ngoại hối là rủi ro do biến động bất lợi của tỷ giá trên thị trường khi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trạng thái ngoại tệ;

Trang 20

c) Rủi ro giá cổ phiếu là rủi ro do biến động bất lợi của giá cổ phiếu trên thị trường đối với giá trị của cổ phiếu, giá trị chứng khoán phái sinh trên số kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

d) Rủi ro giá hàng hóa là rủi ro do biến động bất lợi của giá hàng hóa trên thị trường đối với giá trị của sản phẩm phái sinh hàng hóa, giá trị của sản phẩm trong giao dịch giao ngay chịu rủi ro giá hàng hóa của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

- Rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất đối với thu nhập, giá trị tài sản, giá trị nợ phải trả và giá trị cam kết ngoại bảng của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh do:

a) Chênh lệch thời điểm ấn định mức lãi suất mới hoặc kỳ xác định lại lãi suất;

b) Thay đổi mối quan hệ giữa các mức lãi suất của các công cụ tài chính khác nhau nhưng có cùng thời điểm đáo hạn;

c) Thay đổi mối quan hệ giữa các mức lãi suất ở các kỳ hạn khác nhau; d) Tác động từ các sản phẩm quyền chọn lãi suất, các sản phẩm có yếu tố quyền chọn lãi suất

- Rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy

đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc

do các yếu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả rủi ro pháp lý)

- Rủi ro danh tiếng là rủi ro do khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà đầu tư hoặc công chúng có phản ứng tiêu cực về uy tín của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

- Rủi ro chiến lược là rủi ro do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hoặc không có chiến lược, chính sách ứng phó kịp thời trước các thay đổi môi trường kinh doanh làm giảm khả năng đạt được chiến lược kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Trong hoạt động của ngân hàng các ngân hàng phải đối mặt với nhiều

Trang 21

loại rủi ro trong đó rủi ro lớn mà các ngân hàng phải đối mặt là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và việc hiểu các thành phần rủi ro cho phép các ngân hàng có chính sách quản trị rủi ro phù hợp Trong các loại rủi ro các ngân hàng phải đối mặt thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro quan trọng nhất, đây

là loại rủi ro phụ thuộc cả về phía khách hàng và ngân hàng (Wang, 2013)

1.1.2 Các nhân tố dẫn đến rủi ro tín dụng của NHTM

Các nguyên nhân chính của rủi ro tín dụng đã được một số nghiên cứu khẳng định như chính sách kiểm soát, quản lý yếu kém, cho vay ồ ạt, năng lực thể chế hạn chế, chính sách tín dụng không phù hợp, lãi suất biến động, tình trạng lỏng lẻo trong việc đánh giá tín dụng, đánh giá nợ xấu, ngân hàng nhà nước giám sát không chặt chẽ Tổng quan cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng bao gồm cả nguyên nhân thuộc về bên trong và bên ngoài ngân hàng

*Nhân tố từ bên ngoài

Rủi ro tín dụng thường được cho là hệ quả của rủi ro hệ thống có nguồn gốc từ các góc độ vĩ mô Rủi ro hệ thống biểu hiện cho các vấn đề tài chính lớn như sự thay đổi chính sách tiền tệ, hệ thống pháp luật, lạm phát… nó gây

ra sự bất lực của những người tham gia thị trường tài chính trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ nới rộng tín dụng Nguyên nhân này xuất hiện đột ngột, khó đoán, khó kiểm soát, nó thường gây ra những thiệt hại lớn cho khách hàng và ngân hàng cho vay Cụ thể:

Do sự thay đổi chính sách của Chính phủ: Khi mà nền kinh tế biến động

như lạm phát, thất nghiệp thì lập tức chính phủ phải đưa ra các chính sách kinh tế mới phù hợp với điều kiện hiện hành nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế đất nước Các chính sách của chính phủ thường xuyên quan tâm

và có sự thay đổi kịp thời như là chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách đầu

tư phát triển Đây là những chính sách chính phủ điều chỉnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp cho các ngân hàng thương mại Các chính sách vĩ mô này có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của ngân hàng

Nhân tố từ phía môi trường pháp lý: Wang, Y., “Credit risk management

Trang 22

in rural commercial banks in China”, 2013 cho rằng nguyên nhân dẫn tới sự

vỡ nợ của khách hàng vay vốn từ sự chính sách pháp luật thiếu đồng bộ, từ sự yếu kém trong kinh doanh từ đó dẫn tới rủi ro tín dụng ngân hàng Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và lành mạnh thì môi trường kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ có nhiều thuận lợi Ngược lại nếu môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì rất

dễ bị lợi dụng gây ra tình trạng tham ô, chiếm đoạt tài sản… Kinh tế xã hội kém ổn định dẫn đến kinh doanh gặp nhiều khó khăn, người phải trả tiền không trả được nó kéo theo những người khác bị vỡ nợ không trả được ngân hàng

Môi trường tự nhiên: Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh

hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn ngoài tầm kiểm soát của con người Vì vậy khi có thiên tai dịch hoạ xảy ra khách hàng cùng các ngân hàng cho vay sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án, dự án kinh doanh không có nguồn thu… Điều đó đồng nghĩa với các ngân hàng cho vay phải cùng chia sẽ rủi ro với khách hàng của mình (Wang, 2013)

Môi trường kinh tế xã hội: Môi trường kinh tế xã hội trong một nước

biến động chịu ảnh hưởng của những biến động từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế,

từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh tế trong đó hoạt động kinh doanh tiền tệ chứa nhiều nguy cơ rủi ro lớn nhất Sự thay đổi các mối quan hệ quốc tế, các quan hệ ngoại giao của chính phủ cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, gây rủi ro cho vay của ngân hàng (Wang, 2013)

Tất cả những nhân tố trên nếu không được dự báo và có biện pháp phòng ngừa kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường kinh doanh và điều kiện kinh doanh của ngân hàng cho vay và khách hàng vay vốn Điều này

Trang 23

được thể hiện là khi mà một người phải trả tiền do ảnh hưởng bởi yếu tố trên không trả được dẫn đến những người khác liên quan cũng không trả được Điều này lan rộng ra khắp thị trường, nó dẫn tới việc ngân hàng không thu hồi được nợ do khách hàng vỡ nợ

*Nhân tố từ bên trong ngân hàng

Ngoài ra, rủi ro tín dụng của ngân hàng còn do nguyên nhân từ nội bộ của ngân hàng Một trong những nguyên nhân nội bộ của ngân hàng là thuộc

về đạo đức, trình độ chuyên môn của nhân viên ngân hàng Nhân viên ngân hàng thiếu trách nhiệm, có trình độ năng lực yếu, đạo đức yếu kém dẫn tới cho vay với những doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện vay vốn có hoạt động yếu kém với những hồ sơ tín dụng có vấn đề (Wang, 2013) Điều này được khẳng định trong nghiên cứu của Allen N Berger & Robert DeYoung,

"Problem loans and cost efficiency in commercial banks", 1997 khi cho rằng

nợ xấu gia tăng là do sự yếu kém trong quy trình thẩm định tín dụng trước, trong và sau khi cho vay dẫn đến việc ngân hàng lựa chọn sai khách hàng cho vay (khách hàng vay không đủ điều kiện vay vốn) Ngoài ra, rủi ro tín dụng còn xảy ra do nhân viên ngân hàng năng lực chuyên môn, hay do đạo đức yếu kém trong bảo đảm tiền vay không đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo hoặc giá trị tài sản thế chấp có biến động theo chiều hướng xấu

Như vậy, nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng cho các ngân hàng gồm có nguyên nhân từ phía bên ngoài và bên trong ngân hàng Việc nghiên cứu các nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng giúp các ngân hàng cho vay đưa ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn rủi ro xảy ra cho hoạt động kinh doanh của mình tránh những tổn thất xảy ra đối với ngân hàng

1.1.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với NHTM

Rủi ro tín dụng gây ra những tổn thất cho ngân hàng như làm tăng chi phí giảm lợi nhuận ngân hàng, giảm khả năng sinh lời của ngân hàng Nghiên cứu của Berger and DeYoung, "Problem loans and cost efficiency in commercial banks", 1997 cho rằng khi ngân hàng phát sinh các khoản nợ xấu trước đó thì ngân hàng phải mất nhiều các chi phí xử lý nợ có vấn đề

Trang 24

như chi phí đi lại, chi phí nhân viên, các chi phí gặp gỡ để xử lý nợ và ngoài ra ngân hàng còn mất chi phí cơ hội như cho vay món mới, giảm uy tín, chậm vòng quay tín dụng và từ đó làm giảm hiệu quả chi phí của ngân hàng Nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của Li and Zou, “The Impact of Credit Risk Management on Profitability of Commercial Banks”, 2014 kết quả chỉ ra rằng rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tới khả năng sinh lời (ROA, ROE) của ngân hàng và làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng

Rủi ro trong hoạt động cho vay còn gây ra tổn thất gián tiếp cho các ngân hàng khác Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường Nó liên quan đến mọi ngành, mọi thành phần kinh tế, là khâu cốt yếu cung cấp vốn cho nền kinh tế Vì vậy, ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ, đến công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước Nếu có sự thất thoát lớn trong hoạt động tín dụng dù chỉ ở một ngân hàng cho vay trực thuộc, không khắc phục kịp thời thì có thể gây nên “phản ứng dây truyền”

đe doạ đến an toàn và ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây hậu quả rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế

Rủi ro tín dụng gây ra hậu quả lớn cho ngân hàng, cho hệ thống ngân hàng và cho nền kinh tế Các kiến thức và việc sử dụng các phương pháp thích hợp để giám sát, đo lường, quản lý, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng là rất cần thiết đối với mỗi ngân hàng thương mại và đối với ngành ngân hàng nói chung

1.1.4 Tiêu chí cơ bản đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng

Đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng gồm có nhóm chỉ tiêu trực tiếp

và nhóm chỉ tiêu gián tiếp:

Trang 25

Chỉ tiêu nợ quá hạn cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng Chỉ tiêu này phản ánh số số dư Nợ gốc và lãi quá hạn mà chưa thu hồi được Theo TT41/2016/TT-NHNN ban hành 30/12/2016 thì “Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn” Thông thường tỷ lệ này ở mức <2% được xem là rất tốt, tỷ lệ từ 2%-5% được cho là tốt, từ 5-10% là chấp nhận được và trên 10% là có vấn đề

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 khách hàng vay vốn thì có bao nhiêu khách hàng có dư nợ quá hạn Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ chính sách tín dụng của ngân hàng là không hiệu quả Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn

+ Chỉ tiêu nợ xấu

TT41/2016/TT-NHNN ban hành 30/12/2016 thì “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5” Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng không còn ở mức rủi ro thông thường mà ở mức nguy cơ mất vốn Nợ xấu được phản ánh qua chỉ tiêu:

Đây là chỉ tiêu trực quan và chủ yếu phản ánh lượng danh mục tín dụng của ngân hàng Chỉ tiêu này càng cao phản ánh chất lượng tín dụng càng thấp, tức rủi ro tín dụng càng cao Theo ngân hàng thế giới tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được, từ 1-3% là tốt

+ Chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp RRTD

TT41/2016/TT-NHNN ban hành 30/12/2016 thì “Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những

Tỷ lệ nợ xấu

x 100 Tổng Dư Nợ xấu

=

Trang 26

tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung” Chỉ tiêu dự phòng RRTD gồm có hai chỉ tiêu sau:

Các chỉ tiêu này xét đến vấn đề trích lập dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể nên phản ánh chính xác hơn về rủi ro tín dụng Nếu so sánh chung chung giữa giá trị nợ xấu thuộc các nhóm nợ khác nhau (nhóm 3, 4 và 5) với tổng Dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 sẽ không phản ánh đúng bản chất nguy cơ rủi ro tín dụng Chỉ tiêu này cho biết dự phòng RRTD được trích lập có khả năng bù đắp bao nhiêu với khoản nợ có khả năng mất vốn Chỉ tiêu này được một số nghiên cứu sử dụng để đo lường rủi ro tín dụng, chỉ tiêu này là sự kết hợp của hai cách tính ở trên để tính rủi ro tín dụng

- Nhóm các chỉ tiêu gián tiếp

+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản cho vay qua các năm Nếu chỉ tiêu này tăng trưởng quá nóng có thể dẫn tới việc ngân hàng mất kiểm soát chất lượng tín dụng Cũng có những ngân hàng nhằm che giấu tỷ lệ

nợ xấu cao đã tăng cường cấp tín dụng trước khi thanh tra Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng nóng là tín hiệu về rủi ro tín dụng sẽ gia tăng trong tương lai Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở nước đang phát triển thường 10-20%, còn ở nước phát triển 5-10% (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

+ Tỷ lệ Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản (Hệ số rủi ro tín dụng)

Đối với các ngân hàng hiện đại, tỷ lệ này thường vào khoảng 50-60%, tức danh mục tài sản không tập trung quá mức vào tín dụng nên rủi ro được

Trang 27

phân tán Ở các nước đang phát triển (Việt Nam) thì tỷ lệ này khá cao 80% Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện mức độ tập trung rủi ro tín dụng Vì vậy, để giảm rủi ro thì các ngân hàng phải đa dạng hóa danh mục tài sản nhằm phân tán rủi ro quá mức vào tín dụng

70-+ Cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng có thể được chia theo ngành, loại hình doanh nghiệp, thời hạn tín dụng, loại tiền tệ hay theo tài sản đảm bảo

- Tỷ trọng Dư nợ tín dụng của thành phần kinh tế so với tổng Dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng của từng thành phần kinh tế Phản ánh tập trung đầu tư vào khách hàng của ngân hàng ở một thời điểm Nếu quá tập trung vào một nhóm khách hàng nào đó thì mức độ rủi ro cao, chất lượng tín dụng thấp Tỷ trọng cho vay với một khách hàng không quá 15% vốn tự có, với một nhóm khách hàng không quá 50% vốn tự có

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô của từng lĩnh vực Phản ánh danh mục đầu

tư của ngân hàng ở một thời điểm Nếu ngân hàng quá tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào đó thì mức độ tập trung rủi ro cao Dư Nợ cho vay lĩnh vực nhạy cảm không quá vốn tự có Tổng dư Nợ cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán không quá 30% vốn tự có

Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền… do vậy, nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh rủi ro tín dụng tiềm năng

Nhìn vào các chỉ số này có thể thấy mức độ rủi ro trong danh mục khoản

Trang 28

vay của một TCTD hoặc của cả một hệ thống tài chính Vì vậy, Chính phủ các nước thường quy định cụ thể về mức độ rủi ro chấp nhận được của một TCTD thông qua việc khống chế giá trị các chỉ tiêu đo lường rủi ro này Để đạt được mục tiêu duy trì các chỉ số đo lường rủi ro theo đúng quy định Chính phủ, các TCTD phải thiết lập một hệ thống đo lường rủi ro của riêng họ theo quan điểm quản lý rủi ro hiện đại

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM

1.2.1 Tổng quan quản trị rủi ro tín dụng của NHTM

a Quan niệm quản trị rủi ro tín dụng

Hiện nay, với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học, các tổ chức tài chính, ngân hàng đã đưa ra nhiều khái niệm quản trị RRTD Có thể thấy một số khái niệm điểm hình:

Theo tài liệu tập huấn quản trị RRTD của Trường Đào tạo Ngân hàng Thụy Sĩ - Á Châu (2012): “Quản trị RRTD là quá trình độc lập kiểm soát và giám sát mức độ chấp nhận RRTD để đảm bảo rằng hoạt động đó nằm trong giới hạn đã định và phù hợp với chính sách, qui trình Qua đó có thể kiểm soát được thất thoát trong mức độ chấp nhận được và tránh những tổn thất không mong đợi” Theo tổ chức Moody’s Analytics (chuyên cung cấp dịch vụ

tư vấn quản trị RRTD toàn cầu): “Quản trị RRTD là quá trình thực hiện các biện pháp giảm tổn thất bằng cách hiểu một cách đầy đủ về vốn và dự phòng RRTD trong một khoảng thời gian nhất định”, theo quan điểm này, quản trị RRTD thực chất là quản lý vốn và dự phòng cho RRTD Theo quan điểm của

Ủy ban Basel, “Quản trị RRTD là việc thực hiện các biện pháp để tối đa hóa

tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo RRTD bằng cách duy trì số dư tín dụng trong phạm vi các tham số cho phép”

Như vậy có thể thấy, khái niệm quản trị RRTD có nhiều cách tiếp cận, các ý kiến, các quan điểm không hoàn toàn giống nhau, chủ yếu thiên về mô

tả quá trình thực hiện quản trị RRTD Còn khái niệm quản trị RRTD của Ủy ban Basel đã làm rõ được mục tiêu cuối cùng của quản trị RRTD là tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo RRTD luôn trong phạm vi ngân hàng có thể

Trang 29

chấp nhận

Với các nội dung đã được đề cập trong các khái niệm quản trị RRTD, để đạt mục tiêu quản trị theo cách tiếp cận của Ủy ban Basel, quản trị RRTD tại NHTM phải tập trung vào các vấn đề cơ bản: (i) thiết lập được giới hạn chấp nhận RRTD trên cơ sở mục tiêu chiến lược về RRTD trong từng giai đoạn nhất định; (ii) thiết lập các chính sách, qui trình, thủ tục, trong đó xác lập trách nhiệm, quyền hạn cụ thể cho các bộ phận liên quan để đảm bảo RRTD luôn trong mức độ chấp nhận đã xác định của ngân hàng; (iii) đảm bảo đủ vốn

và dự phòng cho RRTD đã xác định nhằm giảm thiểu tổn thất tín dụng

b Mô hình và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Nguyễn Văn Tiến, “Quản trị ngân hàng thương mại”, 2015 cho rằng mô hình quản lý rủi ro tín dụng là mô hình tổ chức theo chức năng của các bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng thuộc nội bộ của ngân hàng, nó bao gồm tất cả các khâu liên quan gián tiếp hay trực tiếp đến hoạt động tín dụng Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và tổ chức quản trị rủi ro mô hình quản trị rủi ro tín dụng gồm có mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô hình phân tán

- Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung: Điểm căn bản trong mô

hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung là sự tách sự một cách độc lập giữa ba khối (3 chức năng): khối kinh doanh, khối quản lý rủi ro và khối xử lý nội bộ (Nguyễn Văn Tiến, 2015) Sự tách biệt này nhằm mục tiêu chính là tăng cường chuyên môn hóa cao ở từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng đồng thời tăng cường giám sát nghiệp vụ giữa các khâu từ đó làm giảm thiểu rủi ro tín dụng cũng như rủi ro hoạt động của ngân hàng

- Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán: Mô hình này chưa có sự

tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách

nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay

Mô hình quản trị rủi ro phân tán tạo cho mỗi chi nhánh ngân hàng có

Trang 30

một vị thế, có tính độc lập rất cao với hội sở như một ngân hàng con trong ngân hàng mẹ

 Tổ chức bộ máy quản trị RRTD

Tổ chức bộ máy quản trị RRTD là cách thức tổ chức sắp xếp các bộ phận chức năng của hệ thống quản trị RRTD của một NHTM theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo mối liên kết giữa các bộ phận trong hệ thống nhằm đạt mục tiêu quản trị RRTD ngân hàng đã lựa chọn

Việc xây dựng bộ máy quản trị rủi ro tín dụng các ngân hàng cần phải tuân thủ một số điểm cơ bản sau: Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia; Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng; Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng

Để đạt mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng đã lựa chọn thì tổ chức bộ máy các NHTM thường được thiết lập thành ba tuyến kiểm soát ở tất

cả các cấp và các tuyến kiểm soát này phải độc lập với nhau và được thể hiện dưới sơ đồ sau:

Hình 1.1: Các tuyến kiểm soát RRTD ở ngân hàng

Trang 31

Chức năng quản trị của từng tuyến kiểm soát:

Tuyến kiểm soát thứ nhất: Nhận biết RRTD thường xuyên trước, trong

và sau khi quyết định cấp tín dụng; Đánh giá để các RRTD nằm trong phạm vi chiến lược, chính sách và khẩu vị RRTD

Tuyến kiểm soát thứ hai: Xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình

quản trị RRTD; Xây dựng khẩu vị RRTD cho cả hệ thống ngân hàng; Kiểm soát sự tuân thủ các hạn mức RRTD của khối kinh doanh

Tuyến kiểm soát thứ ba: Phê duyệt và ban hành chiến lược, chính sách

quy trình RRTD và khẩu vị RRTD; Kiểm soát sự tuân thủ thông qua kiểm

toán nội bộ đối với ban điều hành và khối kinh doanh

c Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Nội dung quản trị RRTD gồm 4 khâu: Nhận diện RRTD; Đo lường RRTD; Kiểm soát RRTD; Tài trợ RRTD Điều quan trọng quá trình quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay muốn đạt hiệu quả thì phải bảo đảm rằng các công đoạn như phát hiện kịp thời, xác định được rủi ro đang tồn tại, phân tích

và định lượng nó để từ đó có công cụ cũng như biện pháp ứng phó Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay hiệu quả không có nghĩa là rủi ro không xảy ra

mà là rủi ro có thể xảy ra nhưng xảy ra trong mức độ dự đoán trước và ngân hàng đã chuẩn bị đủ nguồn lực để bù đắp các rủi ro có thể xảy ra đó

Nhận diện RRTD

Đây là việc nhận biết được các nguy cơ rủi ro tồn tại trong hoạt động cho vay Sự phát triển của công nghệ, thị trường và xu hướng toàn cầu hoá làm cho số lượng rủi ro ngày càng gia tăng, và khả năng xảy ra rủi ro sẽ thường xuyên hơn Vì vậy một hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả phải là hệ thống

có khả năng nhận biết hết các rủi ro hiện hữu trong cho vay

Thực tế cho thấy, sự thất bại trong kinh doanh thường là một quá trình có những dấu hiệu báo trước Để hạn chế và chủ động ứng phó với RRTD thì các ngân hàng phải tiến hành nhận biết được RRTD Quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh của ngân hàng thường được thiết lập ở ba tuyến kiểm soát, ở tất cả các cấp vì vậy việc nhận diện RRTD cũng được thực hiện ở tất cả các cấp

Trang 32

- Nhận diện RRTD trước khi cấp tín dụng: Một trong những điều kiện cơ

bản để cấp tín dụng cho khách hàng là khách hàng phải có tình hình tài chính lành mạnh và có tài sản đảm bảo Để được cấp tín dụng đối với những khách hàng không đủ điều kiện thì khách hàng phải làm giả thông tin Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên thông tin giả dối này sẽ dẫn tới rủi ro cao RRTD trước khi cấp tín dụng chủ yếu tập trung vào rủi ro lựa chọn đối nghịch với dấu hiệu như khách hàng nôn nóng vay được tiền bằng mọi giá chấp nhận lãi suất cao; Không xem xét điều khoản hợp đồng một cách kỹ lưỡng dễ dàng chấp nhận các điều khoản bất lợi cho người vay; Sẵn sàng lại quả cho ngân hàng,

- Nhận diện RRTD sau khi cấp tín dụng: RRTD thường được biểu hiện

bằng nhiều dấu hiệu Tuy nhiên, những dấu hiệu có tác dụng cảnh báo sớm về khả năng trả nợ của khách hàng như khách hàng chậm trễ nộp các báo cáo tài chính; Khách hàng chậm trễ, né tránh, cản trở cán bộ ngân hàng kiểm tra cơ

sở sản xuất kinh doanh; Chỉ số tài chính của khách hàng: Chỉ tiêu thanh khoản giảm, hệ số nợ tăng, các chỉ tiêu sinh lời giảm; Sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng;

Khi khách hàng có một hoặc một số những dấu hiệu trên thì RRTD chưa hẳn đã xảy ra nhưng xác suất RRTD xảy ra rất cao Việc nhận biết RRTD được xem là khâu quan trọng trong công tác quản trị RRTD của bất kể ngân hàng nào, từ đó ngân hàng có biện pháp để hạn chế RRTD

Đo lường rủi ro tín dụng

Đây là các bước tiếp theo sau khi đã phát hiện được nguy cơ rủi ro Trên thực tế các bước này khá gần gũi với nhau và thường được gộp chung lại trong quá trình thực hiện tác nghiệp Mục đích của các bước này là giúp cho toàn bộ bộ máy quản lý rủi ro hiểu chính xác và nhất quán nguy cơ rủi ro đã xác định, phân tích rõ nguyên nhân và quan trọng nhất là lượng hoá mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng

Đo lường RRTD thực chất là quá trình sử dụng các công cụ, các kỹ thuật

và phương pháp để xác định mức độ RRTD Đánh giá RRTD là việc xác định,

Trang 33

mức độ tổn thất của RRTD có thể xảy ra để từ đó có thể chấp nhận hoặc từ bỏ

Đo lường RRTD giúp ngân hàng có thể xác định được phần tổn thất ngoài dự tính, là cơ sở để định giá các khoản tín dụng tương ứng với mức rủi

ro và giúp ngân hàng tính toán và trích lập mức RRTD phù hợp với mức độ rủi ro từ đó xác định mức dự phòng rủi ro cho toàn bộ danh mục

Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát RRTD bao gồm 3 hoạt động:

Kiểm soát trước khi cho vay: Kiểm soát quá trình thiết lập chính sách,

thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các kiểm tra viên thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán

và thẩm định trên hồ sơ tín dụng; kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan điểm của cán bộ tín dụng, ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh đạo và trình duyệt đối với trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết

Kiểm soát trong khi cho vay: Kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng;

kiểm tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với

số liệu tại ngân hàng để từ đó phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay

Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm

soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng để rút kinh nghiệm cho những năm tới

Trang 34

Hình 1.2: Các bước của quy trình quản trị RRTD

Tài trợ rủi ro tín dụng

Ứng phó rủi ro tín dụng bao gồm việc quản lý khoản vay, xây dựng các giới hạn rủi ro, xây dựng mức ủy quyền với chi nhánh, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, xử lý nợ xấu và quản lý các khoản nợ có vấn đề

Quản lý khoản vay: Ngân hàng phải thường xuyên đánh giá lại các

khoản vay, tình hình tài chính của khách hàng, việc sử dụng vốn vay, bảo đảm tiền vay để phát hiện và có những chính sách ứng phó để hạn chế rủi ro Việc đánh giá này dựa trên số liệu báo cáo từ nhiều nguồn khác nhau có thể báo cáo định kỳ hoặc báo cáo đặc biệt Kết quả của việc đánh giá lại các khoản vay để ngân hàng có cơ sở thiết lập các biện pháp giảm thiểu RRTD

Xây dựng các giới hạn rủi ro: Giới hạn rủi ro là mức rủi ro tối đa mà

ngân hàng có thể chịu đựng được để đảm bảo đạt được mức lợi nhuận tương ứng Khi cho vay thì các NHTM phải dựa vào các quy định giới hạn tín dụng của NHNN và đồng thời mỗi ngân hàng xây dựng giới hạn cho vay với từng ngành, từng lĩnh vực để giảm thiểu rủi ro với mức lợi nhuận mong muốn

Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: Để giảm thiểu các

RRTD thì các NHTM đều phải phân loại nợ (theo 5 nhóm nợ) và trích lập dự phòng rủi ro (dự phòng chung, dự phòng cụ thể) theo quy định của NHNN và định kỳ phải gửi báo cáo cho NHNN

Xử lý nợ xấu và quản lý các khoản nợ có vấn đề: NHTM phải thường

Trang 35

xuyên phân tích các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để

có biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra Đồng thời khi phát hiện các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề thì căn cứ vào tài sản đảm bảo để có xử lý kịp thời Việc ra quyết định xử lý này được xét duyệt của cấp có thẩm quyền

1.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II

a Tổng quan về Ủy ban Basel và Hiệp ước Basel

 Quá trình hình thành và phát triển của Ủy ban Basel

Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel-Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80 Các thành viên của Ủy ban Basel hiện nay gồm: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý Ủy ban này được nhóm họp 4 lần trong một năm

Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước Ủy ban báo cáo thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của nhóm G10 Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính Một mục tiêu quan trọng trong công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là: (1) không ngân hàng nước ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát; và (2) việc giám sát phải tương xứng Để đạt được mục tiêu đề ra, từ năm 1975 đến nay,

Ủy ban Basel đã ban hành rất nhiều văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề này

Ủy ban Basel thường tổ chức các cuộc thảo luận về những vấn đề xoay quanh sự hợp tác quốc tế nhằm giám bớt khoảng cách trong hoạt động giám sát ngân hàng, nâng cao chất lượng công tác giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn thế giới Để đạt được mục tiêu này, Ủy ban Basel tiến hành thực

Trang 36

hiện ba hoạt động cơ bản sau: (1) Trao đổi thông tin về hoạt động giám sát cấp quốc gia (2) Cải thiện hiệu quả kỹ thuật giám sát hoạt động ngân hàng quốc tế (3) Đặt ra những tiêu chuẩn giám sát tối thiểu trong lĩnh vực mà Ủy ban thật sự quan tâm

Cho đến nay Ủy ban đã ban hành 3 Hiệp ước về vốn bao gồm Basel I, Basel II, Basel III Các hiệp ước vốn ngày càng hoàn thiện hơn, phiên bản sau thường hướng tới việc khắc phục các hạn chế của những phiên bản trước đồng thời thích ứng với những thay đổi của thị trường tài chính

 Hiệp ước Basel I

Nguyên nhân ra đời Hiệp ước Basel I: Do mức vốn thấp ở những ngân

hàng quốc tế có nguy cơ gây bất ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu và gây tranh cãi ở các ngân hàng có mức vốn cao về lợi thế cạnh tranh ở các ngân hàng có mức vốn thấp Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu

hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel hay còn gọi là Basel I Các quy định trong hiệp ước Basel I và quá trình thực hiện, triển khai chủ yếu là để hướng đến mục tiêu đảm bảo sự an toàn trong hệ thống ngân hàng

Nội dung của Hiệp ước Basel I: Vốn của ngân hàng bao gồm vốn gốc

(vốn cấp 1) và vốn bổ sung (vốn cấp 2) Các tiêu chí để phân loại vốn được quy định cụ thể Để khuyến khích các ngân hàng không ngừng tăng cường quy mô vốn cấp 1, không quá phụ thuộc vào vốn cấp 2, Ủy ban quy định ra mức tối thiểu cho vốn cấp 1 và mức vốn tối đa cho vốn cấp 2

Trọng số rủi ro: Basel I mới chỉ tập trung vào rủi ro tín dụng với 5 nhóm

trọng số rủi ro và Basel I tính đến cả rủi ro của các hoạt động ngoại bảng như tài sản đảm bảo và bảo lãnh

Hệ số an toàn vốn tối thiểu: Tháng 7/1988 đặt ra tỷ lệ tối thiểu giữa vốn

tự có so với tài sản có rủi ro ≥ 8% (trong đó phần vốn gốc phải chiếm ít nhất 4%) Theo cách tính này, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%

Trang 37

Đến 1/1996, Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới như bổ sung thêm rủi ro thị trường; Vốn tối thiểu đối với rủi ro lãi suất được xác định theo hai nhóm riêng - dành cho rủi ro cụ thể và rủi ro thị trường chung; Các khoản mục vốn đáp ứng đủ tiêu chuẩn để bù đắp rủi ro thị trường sẽ bao gồm vốn cổ phần và lợi nhuận không chia (vốn cấp 1) và vốn bổ sung (vốn cấp 2) theo quy định tại Basel I Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể đưa thêm một thành phần nữa là vốn cấp 3 bao gồm nợ thứ cấp ngắn hạn chỉ nhằm một mục đích duy nhất là đáp ứng phần vốn cần có dành cho rủi ro thị trường

Basel I có hạn chế đó là không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro vận hành (không

có yêu cầu vốn dự phòng rủi ro vận hành), không phân biệt theo loại rủi ro, không có lợi ích từ việc đa dạng hóa, …

 Hiệp ước Basel II

Hiệp ước vốn Basel II được hoàn thiện vào quý 4/2003 và chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2010

Mục tiêu của Basel II:

Mục tiêu của Basel II là nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro Trong ba mục tiêu này thì hai mục tiêu đầu là những mục tiêu chủ chốt của Hiệp ước vốn Basel I còn mục tiêu cuối được bổ sung mới

Nội dung Hiệp ước Basel II:

Hiệp ước vốn Basel II đã được xây dựng trên cơ sở vững chắc gồm ba trụ cột Trụ cột I là các quy định về vốn đã kết hợp cả rủi ro hoạt động vào công thức tính vốn tối thiểu Trụ cột 2 liên quan đến hoạt động thanh tra giám sát và trụ cột 3 là các nguyên tắc kỷ luật thị trường

Trụ cột thứ I - Yêu cầu về vốn: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc

Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi

ro như Basel I Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân

Trang 38

hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng

có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng

Trụ cột thứ II - Thanh tra giám sát ngân hàng: liên quan tới việc hoạch

định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi

ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý

Trụ cột thứ III - Công khai thông tin theo nguyên tắc thị trường: Các

ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này

Hình 1.3: Nội dung Basel II

 Hiệp ước vốn Basel III

Sau cuộc họp ngày 12/9/2010 của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel, các thành viên đã đạt được thỏa thuận về những chuẩn mới trong Basel III Hiệp ước vốn Basel III có những sửa đổi căn bản so với Basel II là tăng cường yêu

Basel II

Quy trình rà soát, giám sát

Trang 39

cầu về vốn của ngân hàng và giới thiệu các yêu cầu mới quy định về tính thanh khoản ngân hàng và đòn bẩy ngân hàng

Ủy ban Basel cùng các nhà lãnh đạo của các nước G20 đã thống nhất lộ trình áp dụng Basel III sẽ được triển khai sao cho không ảnh hưởng tới tốc độ phục hồi kinh tế của các nước Ngoài ra, sẽ cần có thời gian để đưa những tiêu chuẩn quốc tế mới vào những quy định riêng của các quốc gia Theo tinh thần như vậy, BIS đã đưa ra một lộ trình để thực hiện bắt đầu từ tháng 1/2013 và

hoàn thành vào cuối năm 2018

b Các nguyên tắc về quản trị rủi ro tín dụng của Basel II

Ủy ban Basel không chỉ bó hẹp hoạt động trong phạm vi các nước thành viên mà mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia trên toàn cầu Ủy ban Basel ban hành: những nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt động của ngân hàng một cách hiệu quả (hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực về biện pháp thận trọng); Tài liệu hướng dẫn (được cập nhật định kỳ) với các khuyến cáo, các hướng dẫn và tiêu chuẩn của Ủy ban Basel

Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc trong quản trị rủi ro cho vay, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cho vay Nội dung các nguyên tắc này tập trung vào các nhóm nội dung cơ bản sau đây:

Nhóm thứ nhất: Thiết lập môi trường RRTD phù hợp (nguyên tắc 1,2,3)

Nội dung của nhóm nguyên tắc này là các ngân hàng cần phải xây dựng chiến lược quản trị rủi ro cho từng giai đoạn, chiến lược quản trị RRTD phải phản ánh được khẩu vị RRTD và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng Ngân hàng phải xác định nhiệm vụ của HĐQT, của Ban giám đốc trong quản trị RRTD HĐQT chịu trách nhiệm phê duyệt, Ban điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo sự phân tách, độc lập giữa các

bộ phận tín dụng và bộ phận quản trị RRTD Để giảm thiểu rủi ro tín dụng các ngân hàng cần phải nhận diện và quản lý rủi ro trong mọi hoạt động của mình

Nhóm thứ hai: Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh

(nguyên tắc 4,5,6,7) Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng phải tuân thủ các tiêu chuẩn, giới hạn cấp tín dụng và quy trình rõ ràng lành mạnh Tiêu chuẩn

Trang 40

cấp tín dụng lành mạnh là các tiêu chuẩn phải phù hợp với thị trường mục tiêu, người được cấp tín dụng phải có năng lực, có mức tín nhiệm, có khả năng trả nợ Ngân hàng phải thiết lập giới hạn cấp tín dụng đối với từng khách hàng, từng nhóm khách hàng, từng lĩnh vực, từng sản phẩm, từng loại tiền Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt cho vay và bộ phận cấp cho vay Đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro cho vay có kinh nghiệm, có kiến thức nhằm đưa ra những nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro cho vay

Nhóm thứ ba: Duy trì việc cấp tín dụng hiệu quả (nguyên tắc

8,9,10,11,12,13) Các ngân hàng cần phải có hệ thống theo dõi, quản lý thường xuyên các danh mục tín dụng có nguy cơ rủi ro phát sinh và tình trạng các khoản tín dụng Ủy ban Basel khuyến khích các ngân hàng xây dựng và

sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để quản trị RRTD Các ngân hàng phải có hệ thống thông tin, kỹ thuật phân tích đánh giá thường xuyên tất cả các hoạt động tín dụng để đo lường RRTD, hạn chế tổn thất xảy ra Các ngân hàng phải có hệ thống giám sát RRTD ở cả danh mục tín dụng và ở từng khoản tín dụng riêng lẻ về điều kiện cấp tín dụng, quy trình, phê chuẩn, giới hạn, chất lượng tín dụng Khi đánh giá RRTD thì các ngân hàng phải xem xét đánh giá trong điều kiện thay đổi của nền kinh tế

Nhóm thứ tư: Hệ thống kiểm soát RRTD (nguyên tắc 14,15,16) Ngân

hàng phải thiết lập một hệ thống đánh giá độc lập, thường xuyên quy trình quản lý RRTD Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng phê duyệt tín dụng được quản lý thích hợp, RRTD ở mức tương thích với các tiêu chuẩn thận trọng và trong giới hạn mà ngân hàng cho phép Để thực hiện điều này các ngân hàng phải thiết lập và tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát nội bộ Hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện thường xuyên nhằm đánh giá sự tuân thủ của chính sách, quy trình trong hoạt động tín dụng từ đó phát hiện những yếu kém và báo cáo lên lãnh đạo cấp cao để có biện pháp kịp thời hạn chế những tổn thất xảy ra Ngân hàng phải thiết lập một bộ phận đánh giá lại với từng khoản tín dụng một cách độc lập để từ đó nhận diện, phát hiện sớm các

Ngày đăng: 16/09/2018, 12:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng- bằng chứng thực nghiệm tại NHTM Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, số 1, tập 1, tr 27- 39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng- bằng chứng thực nghiệm tại NHTM Việt Nam”, "Tạp chí Khoa học
Tác giả: Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch
Năm: 2015
[2]. Lê Thị Huyền Diệu (2010), “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam”, "Luận án tiến sĩ kinh tế
Tác giả: Lê Thị Huyền Diệu
Năm: 2010
[4]. Nguyễn Hữu Khôi (2015), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn thạc sĩ
Tác giả: Nguyễn Hữu Khôi
Năm: 2015
[5]. Phan Thị Linh (2016), “Quản trị rủi ro trên cơ sở ứng dụng Basel II tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước”, Tạp chí tài chính, kỳ II, số 14, tr.25-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro trên cơ sở ứng dụng Basel II tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước”, "Tạp chí tài chính
Tác giả: Phan Thị Linh
Năm: 2016
[7]. Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ISSN: 1859-3453, Số 3, tr. 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, "Tạp chí Khoa học ISSN: 1859-3453
Tác giả: Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản
Năm: 2014
[8]. Nguyễn Văn Tiến (2015), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê [9]. Nguyễn Đức Tú (2012), Quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thươngmại cổ phần công thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Tài chính- ngân hàng, Trường Đại học KTQD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại", NXB Thống kê [9]. Nguyễn Đức Tú (2012), Quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, "Luận án tiến sĩ chuyên ngành Tài chính- ngân hàng
Tác giả: Nguyễn Văn Tiến (2015), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê [9]. Nguyễn Đức Tú
Nhà XB: NXB Thống kê [9]. Nguyễn Đức Tú (2012)
Năm: 2012
[10]. Trần Thị Việt Thạch (2016), Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ƣớc Basel 2 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ kính tế, Học viện Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận án tiến sĩ kính tế
Tác giả: Trần Thị Việt Thạch
Năm: 2016
[1]. Das, Abhiman &amp; Ghosh, Saibal. (2007), "Determinants of Credit Risk in Indian State-owned Banks: An Empirical Investigation," MPRA Paper 17301, University Library of Munich, Germany Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of Credit Risk in Indian State-owned Banks: An Empirical Investigation
Tác giả: Das, Abhiman &amp; Ghosh, Saibal
Năm: 2007
[2]. Allen N. Berger &amp; Robert DeYoung (1997), "Problem loans and cost efficiency in commercial banks" Finance and Economics Discussion Series 1997-8, Board of Governors of the Federal Reserve System (U.S.) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Problem loans and cost efficiency in commercial banks
Tác giả: Allen N. Berger &amp; Robert DeYoung
Năm: 1997
[4]. Sabeza, F., Shukla, J., Bajpai, G. (2015), “Assessing Credit Risk Management Practices and Performance of Commercial Banks in Rwanda”, International Journal of Social Science and Humanities Research, số 3, tr.323-333 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Assessing Credit Risk Management Practices and Performance of Commercial Banks in Rwanda
Tác giả: Sabeza, F., Shukla, J., Bajpai, G
Năm: 2015
[3]. Dự thảo thông tƣ thay thế thông tƣ 44/2011/TT-NHNN ngày 29.12.2011 Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Khác
[6]. Nguyễn Thị Kiều Minh (2015), Quản lý rủi ro cho ngành ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Master of Arts in Financial and Managerial Accounting, Berlin School of Economics and Law Khác
[11]. Thông tƣ 41/2016/TT-NHNN Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Tiếng Anh Khác
[3]. Li, F. and Zou, Y. (2014), The Impact of Credit Risk Management on Profitability of Commercial Banks: A Study of Europe, Thesis Umeồ School of Business and Economics Khác
[5]. Funda. Y, (2014), Macroeconomic Modelling of Credit Risk for Banks, 2nd World Conference on Business, Economics and Management, Tập 109, Số 8, tr.784–793 Khác
[6]. Wang, Y. (2013), Credit risk management in rural commercial banks in China, Theris accounting, financial services and law Khác
[8]. Li, Z. (2015), Credit risk management in the current competitive condition in the Chinese banking industry, Thesis is submitted to the Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w