1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Du ký về vùng Tây Bắc Việt Nam nữa đâu thế kỷ XX

100 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Du ký viết về miền vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX thực sự là những tác phẩm có giá trị trên nhiều lĩnh vực khoa học đời sống. Những khảo cứu bước đầu về du ký Tây Bắc cho phép mở ra những nghiên cứu liên ngành, dựa trên sự tương quan giữa văn học với văn hóa, du lịch, địa lý, lịch sử. Với hàm lượng kiến thức phong phú, chân thực, du ký du ký Tây Bắc như một pho tư liệu quý giá, hấp dẫn, góp phần truyền lại niềm cảm hứng sâu đậm cho những sáng tác du ký đương đại.

Trang 1

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỮU SƠN

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 2

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan

Trang 3

iii

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn

là PGS TS Nguyễn Hữu Sơn - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khoá 24 chuyên ngành Văn học Việt Nam, các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập

Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè Đó chính

là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn

Thái Nguyên ngày 14 tháng 04 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan

Trang 4

iv

MỤC LỤC

Trang bìa phụ i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

MỤC LỤC iv

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 8

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9

4.1 Mục đích nghiên cứu 9

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Đóng góp của Luận văn 10

7 Cấu trúc luận văn 11

CHƯƠNG 1 THỂ TÀI DU KÝ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN THỂ TÀI DU KÝ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 12

1.1 Khái quát chung về du ký 12

1.1.1 Một số quan niệm về du ký 12

1.1.2 Du ký với tư cách là thể tài văn học 15

1.1.3 Thể tài du ký vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX 17

1.2 Cơ sở văn hóa, xã hội của sự ra đời và phát triển du ký vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỳ XX 21

1.2.1 Văn hóa, xã hội và con người vùng Tây Bắc 21

1.2.2 Ý thức sáng tác của nhà văn và nhu cầu thưởng thức của độc giả 23

Trang 5

v

1.2.3 Tác giả, tác phẩm du ký về vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX 26

Tiểu kết chương 1 28

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA THỂ TÀI DU KÝ VỀ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 29

2.1 Vùng Tây Bắc Việt Nam với tư cách là một đối tượng phản ánh của du ký nửa đầu thế kỷ XX 29

2.2 Những “điều trông thấy” từ các chuyến viễn du 31

2.2.1 Cảnh sắc thiên nhiên vùng Tây Bắc 32

2.2.2 Văn hóa, phong tục tập quán 38

2.3 Trải nghiệm từ những “điều trông thấy” 48

2.3.1 Cảm nhận về “những cái khác” 48

2.3.2 Sự chuyển mình của Tây Bắc 53

Tiểu kết chương 2 58

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA DU KÝ VỀ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 59

3.1 Vai trò của người kể chuyện trong du ký viết về vùng Tây Bắc 59

3.1.1 Điểm nhìn đa diện đối với hiện thực 59

3.1.2 Sự phối hợp nhiều điểm nhìn trần thuật 62

3.2 Sự dung hợp các phong cách thể loại 69

3.2.1 Sử dụng yếu tố chính luận 70

3.2.2 Giao thoa giữa các thể loại 75

Tiểu kết chương 3 81

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 1 Tác phẩm du ký về vùng Tây Bắc 93

PHỤ LỤC 2 Tác phẩm du ký về vùng Đông Bắc 95

Trang 6

ký cũng rất phát triển Sự hiện diện của thể tài du ký xét cả về số lượng và chất lượng đã cùng với những thể loại khác làm nên diện mạo và thành tựu của nền văn học trong buổi đầu canh tân - nửa đầu thế kỷ XX Bản thân hai chữ du ký

đã có một nội hàm rất rộng, nhưng tựu trung lại: Du ký là loại ký có cốt truyện ghi chép về vẻ kỳ thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời; những cảm nhận, suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn Du ký phản ánh, truyền đạt những nhận biết, những cảm tưởng, suy nghĩ mới mẻ của bản thân người đi du lịch về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở xa lạ, nơi mọi người ít có dịp đi đến, chứng kiến Hình thức du ký bao gồm các ghi chép, ký

sự, hồi ký, thư tín Tác giả của du ký thường bộc lộ niềm say mê khát khao tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ; đồng thời tác giả cũng cung cấp một lượng thông tin phong phú từ nhiều lĩnh vực của đời sống, ở nhiều vùng đất xa gần khác nhau khiến cho mỗi tác phẩm hiện lên sống động như một bộ phim tư liệu được dàn dựng hết sức công phu

1.2 Qua quá trình phát triển và hình thành thể loại, du ký Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX được biết đến với nhiều tác giả, tác phẩm đăng trên các báo và tạp chí đương thời Thể loại này đã thu hút nhiều nhà báo, nhà văn, học sinh, du khách bởi sự mới mẻ và hấp dẫn của nó Trong thời kỳ hội nhập quốc tế đã tạo nên những cơ hội và cũng là thách thức cho sự phát triển du lịch Việt Nam, do

đó mỗi một trang du ký viết về các vùng của đất nước, trong đó có du ký viết

về vùng Tây Bắc sẽ luôn là đề tài đầy cảm hứng cho mỗi tác giả Từ một số đề tài đã nghiên cứu về các vùng trên đất nước như du ký vùng Đông Bắc, vùng

Trang 7

2

Đông Nam bộ, vùng Tây Nam bộ… cho thấy du ký viết về các vùng này không chỉ có giá trị về mặt văn học mà còn có giá trị trên nhiều phương diện khác như khảo sát địa lý, lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, góp phần giúp độc giả và khách du lịch có được cái nhìn rõ hơn về hiện trạng cảnh quan, đời sống người dân nơi đây Đối với du ký vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX, tuy đã có một số tác giả tìm hiểu nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích để phát hiện ra những đóng góp cả về nội dung lẫn nghệ thuật của du ký Tây Bắc, chưa đem đến cho độc giả cái nhìn toàn cảnh về thiên nhiên, con người, về chiều sâu nền văn hóa vùng cao Tây Bắc…

1.3 Với mong muốn từ những tìm hiểu về du ký vùng Tây Bắc (bao gồm

6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái), vùng đất được coi là “miền đất của những núi cao và cao nguyên”, người viết chọn đề tài

Du ký về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX để phân tích và nghiên

cứu Hy vọng đề tài này sẽ góp phần giới thiệu toàn cảnh và chiều sâu nền văn hóa vùng cao Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Du ký được coi là thể loại tiên phong, mở đường cho tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc, vì nó đã khơi nguồn và đem đến cho công chúng một nhu cầu mới, đó là nhu cầu thưởng thức các tác phẩm văn học Ở nửa đầu thế kỉ

XX, khi du ký bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở nước ta, vấn đề thể loại của du ký

vẫn chưa được quan tâm đúng mức Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử và lí luận do Phan Cự Đệ chủ biên, với quan niệm du ký

như là một thể của kí, khi nói về du ký Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, tác giả

nhận định: “Một số tác phẩm đã ghi lại được những tư tưởng và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên, đất nước và vấn đề xã hội đương thời Bên cạnh các tác phẩm mang hơi hướng tùy bút, đậm chất trữ tình (các tác phẩm của Tương Phố, Đông Hồ) là các tác phẩm nặng về chất khảo cứu, biên khảo, ghi chép

Trang 8

3

phong tục (các tác phẩm của Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác)” [11, 377] Các

nhà nghiên cứu này đã chưa thấy hết lịch sử và qui mô của du ký Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, đó là du ký không phải dừng lại ở giai đoạn 1900 - 1930 mà vẫn tiếp diễn trong cả giai đoạn sau đó (1930 - 1945), nhiều về số lượng tác phẩm,

đa dạng về nội dung và phong cách

Khi bàn về vị trí của thể loại du ký trong quá trình hiện đại hóa văn học,

trong cuốn Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900-1945 nhà nghiên cứu Mã Giang Lân cho rằng: “Thể loại văn học đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ phải kể đến du ký Đây là một hình thức bút kí văn học được ghi lại bằng văn xuôi, thuật lại những chuyến đi của tác giả đến những vùng đất khác nhau Nguồn gốc của du ký cần tìm trong những hình thức tùy bút, kí

sự truyền thống” [30, 44]

Trong cuốn Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam từ khởi thủy đến cuối thế kỉ XX, ở phần "Văn chương hiện kim", mục "Những bước đầu của tiểu

thuyết", Bùi Đức Tịnh vừa mang tính kế thừa vừa đưa ra quan điểm mới, coi

Du ký như những thiên kí sự kể những chuyện của chính tác giả "Được xem như là một loại tiểu thuyết, chỉ tô điểm thêm đôi chút những sự thật mà tác giả đã chứng kiến" [76, 363]

Ở cuốn giáo trình Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, Du ký được

xem là một thể loại đứng độc lập cùng với các thể loại khác (như ký sự, phóng sự, nhật ký, hồi ký, bút ký, tùy bút, tản văn) và đã đưa ra khái niệm mang tính mô tả

"là thể loại ghi chép về vẻ kì thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời, những cảm nhận suy tưởng của con người về những chuyến du ngoạn, du lịch " [12, 382] Khái niệm của Hà Minh Đức đưa ra giống với định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học, do Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) coi “Du ký là thể loại văn học thuộc loại hình kí, biểu hiện với sự

đa dạng về hình thức miễn là mang lại những thông tin, tri thức và cảm xúc

Trang 9

4

mới lạ về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở ít người biết đến Trong cuốn từ điển này, còn nêu lên các dạng: dạng đặc biệt của du ký là phát huy tính chất ghi chép về các xứ sở tưởng tượng, có tính chất không tưởng hay viễn tưởng khoa học; dạng ghi chép cảm tưởng, nhận xét về những nơi danh lam thắng cảnh của đất nước” [13, 75]

Báo Văn hóa và thể thao, ra ngày 27-4- 2007 có bài viết Du ký như một thể tài của tác giả Linh Lê Trong đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn khi trả lời phỏng vấn của tác giả Linh Lê, đã khẳng định:“Du ký cần quan niệm như

là một thể tài Thể tài du ký cần phải hiểu là nhấn về phía đề tài, nội dung và cảm hứng nghệ thuật của người viết chứ không phải phía thể loại” [32, 75]

Bên cạnh quan điểm tiếp cận du ký trên phương diện thể tài còn có một số cách tiếp cận khác trong nghiên cứu du ký Việt Nam đầu thế kỉ XX Ở Luận án của Nguyễn Hữu Lễ (2015) là công trình mới nhất được triển khai theo quan

niệm: “Đã đến lúc du ký cần được làm sáng tỏ về mặt thể loại” [35;16] Tác giả

cho rằng đây là xu hướng nghiên cứu phù hợp trong tình hình hiện nay, một khi

du ký được định danh rõ ràng thì những “vấn đề về đặc điểm và cách tiếp cận nghiên cứu trong du ký còn bị cản trở bởi sự giao thoa và các lằn ranh thể loại cùng với quan niệm mơ hồ về du ký” [35; 17] Hoặc tiếp cận trên phương diện văn hóa, trong bài Giá trị văn hóa và văn học của du ký (khảo sát qua sách Du

ký Việt Nam), Nguyễn Thúy Hằng đã tập trung khảo sát các tác phẩm trong bộ

Du ký Việt Nam trên tạp chí Nam Phong ở ba phương diện: tác giả, bối cảnh

văn hóa - xã hội và thể tài để tìm ra những giá trị văn hóa và văn học của du ký [15] Dựa trên quan điểm coi du ký là tiểu loại của kí, tác giả đã phân tích ngôn

từ khoa học và ngôn từ nghệ thuật trong các tác phẩm du ký viết bằng chữ Quốc ngữ ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sau đó, đưa ra những nhận định về các đặc điểm ngôn từ du ký giai đoạn này gồm ba vấn đề: hệ thống từ Hán Việt

và lối biểu đạt biền văn, hệ thống từ cổ và phong cách diễn đạt cũ kĩ, lạc hậu,

Trang 10

nhập quốc tế và phát triển” do Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức, 2008); hay du ký hướng tới khảo sát, giới thiệu cả một

vùng văn hoá rộng lớn như du ký của người Việt viết về các nước và những đóng góp vào quá trình hiện đại hóa văn xuôi tiếng Việt giai đoạn thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX (sách Văn học cận đại Đông Á từ góc nhìn so sánh của Đoàn Lê

Giang)… trên phương diện thể tài ông có hàng loạt bài viết lớn nhỏ thể hiện cái

nhìn từ bao quát đến cụ thể về du ký như Thể tài du ký trên tạp chí Nam Phong (1917 -1934) (tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 4, 2007), Du ký viết về Sài Gòn - Gia Định nửa đầu thế kỷ XX từ điểm nhìn những năm đầu thế kỷ XXI (tạp chí Khoa học xã hội, số 11, 2008), Thể tài văn xuôi chữ Hán thế kỷ XVIII - XIX và những đường biên thể loại (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5, 2012)…

và để giúp cho bạn đọc, giới nghiên cứu đến gần hơn với du ký, Nguyễn Hữu

Sơn sưu tầm, tuyển chọn ra mắt bộ sách có giá trị, đó là bộ sách Du ký Việt Nam - tạp chí Nam Phong 1917 – 1934, gồm 3 tập với hơn 2000 trang du ký

Cho đến nay, du ký bắt đầu được nhìn nhận như một đối tượng nghiên cứu riêng biệt, phần nào tách mình ra khỏi địa hạt của những công trình về ký

và được chú ý hơn trên nhiều phương diện khác nhau Xem du ký là một thể tài không phải là duy nhất nhưng vẫn là quan điểm đóng vai trò chủ chốt, chiếm đa số và có nhiều thành tựu hơn cả trong các nghiên cứu về du ký của văn giới Trong nền văn học Việt Nam cũng như các tạp chí cùng thời đã xuất hiện các thành tựu đáng trân trọng, lưu giữ của du ký các vùng miền trên đất

nước Việt Nam, tiêu biểu như Nguyễn Đăng Hai tìm hiểu về Thiên nhiên và con người đồng bằng sông Cửu Long qua một số tác phẩm du ký tiêu biểu giai

Trang 11

6

đoạn 1900 - 1945 (Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn, số 6, 2012) qua các tác phẩm Cảnh vật Hà Tiên, Thăm đảo Phú Quốc, Tôi ăn tết ở Côn Lôn

Nguyễn Hữu Sơn tìm hiểu về các cùng địa lý - văn hóa với các địa danh, các

vùng của đất nước như Thể tài du ký về Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX (Văn nghệ quân đội, số 10, 2000), Phác thảo du ký Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám (Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 6, 2000), Du ký Ninh Bình nửa đầu thế

kỷ XX (Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình, số 6, 2004)… Qua các bài viết, Nguyễn

Hữu Sơn giúp người đọc thấy rõ hơn bức tranh đa dạng về du ký Việt Nam từ

các tác phẩm trung đại cho tới các du ký nửa đầu thế kỷ XX trên Nam Phong tạp chí và tìm thấy ở mỗi du ký là một phác thảo độc đáo, tạo thành bức tranh

đa màu sắc về các vùng ở Việt Nam

Những nghiên cứu về du ký Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX nói chung chưa

có góc nhìn đầy đủ, toàn diện Đặc biệt, với tư cách là một đối tượng đề tài trong hệ thống du ký những sáng tác viết về vùng Tây Bắc đã xuất hiện trong một số bài viết của các nhà văn, ký giả báo chí khi đến thăm các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái sau đó đã kể lại, thuật chuyện

lại bằng nhãn quan của mình, như Lan Khai (Một buổi săn đêm Loa, số 14, tháng 5- 1934), Nhật Nham Trịnh Như Tấu (Sau tám năm trở lại thăm Laokay,

in hai kỳ trên Tạp chí Tri Tân, số 46 và 47, tháng 5-1942), Ngọc Ước (Miền thượng du Bắc Kỳ in ba kỳ trên Nam Kỳ tuần báo, số 74, 75, 76-1944), Đi bên Tàu chơi (Vân Nam – Yunnan-fou), Minh Châu (Lên Sơn La Tràng An báo, số

419, ra ngày 12-5-1939), Nhị Lang (Tiếng cồng vang chốn rừng xanh Trung Bắc Tân văn, số 10, ra ngày 3-5-1940), Nguyễn Đức Thang (Tại rừng Lai Châu

có một thứ cây ban đêm sáng như con đom đóm dùng làm thước, ba toong, cán bút, đẽo guốc độ vài đêm lại mất sáng Tràng An báo, số 863, ra ngày 3-10- 1941), Đặng Trọng Khang (Cuộc hành trình từ Laokay đi Lai châu Hà Thành ngọ báo, số 1961, ra ngày 20-3-1934), Bùi Xuân Học (Cuộc kinh lý của quan

Trang 12

7

Thống sứ Tholance tại Sơn La và Lai Châu, Hà Thành ngọ báo, số 1915- 1934), Đặng- v- Đàm (Khảo cứu về người Mường, Đông phương, số 21- 1929), Roi-Song (Đưa các bạn lên thăm đất "núi rừng", Hà Thành ngọ báo,

số 2021- 1934), Tam Lang- Việt Dân (Lạc trong giang sơn Đinh, Quách, Hà Thành ngọ báo, từ số 2181 đến 2305, 1934-1935), Nguyễn Tụng (Hai ngày dưới bóng núi Fan-Si-Pan, Tin mới, số 182, 1940)… Những bài viết này vừa

có ý nghĩa văn chương vừa là những tư liệu khảo sát, điền dã, ghi chép sinh động về địa lý, lịch sử, phong tục tập quán, thực trạng đời sống kinh tế - văn hoá, những bước phát triển đáng lưu ý dưới thời thực dân- phong kiến và vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như cuộc sống sinh hoạt của người dân Tây Bắc những năm nửa đầu thế kỷ XX Nguyễn Hữu Sơn từ những nghiên cứu về thể tài du ký và du ký các vùng miền khác trên đất nước Việt Nam, với ý tưởng sẽ

xây dựng bộ toàn tập “Du ký vùng cao Tây Bắc thế kỉ XX”, gồm những trang

phóng sự - du ký, ghi chép, hồi ức, kỷ niệm in đậm dấu ấn lịch sử một thời của biết bao những con người đã, đang gắn bó với miền quê non xanh nước biếc và mong muốn giới thiệu tới nhiều người đọc về tiềm năng du lịch và toàn cảnh chiều sâu nền văn hóa vùng Tây Bắc Ý tưởng đó là một gợi ý thú

vị thôi thúc chúng tôi tiến hành đi sâu khảo sát và tìm hiểu Du ký viết về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

Du ký là thể loại được tiếp nối từ truyền thống, nhưng có những cách tân mới mẻ về chữ viết, cách hành văn, cách phản ánh những vấn đề thẩm mỹ do thời đại đặt ra… nên càng tạo sức hấp dẫn, mọi vấn đề của cuộc sống đều có thể đưa vào du ký Đó là chiếc cầu nối để đưa văn học lại gần hơn với cuộc sống Do vậy, lựa chọn đối tượng là các tác phẩm thuộc thể tài du ký viết về vùng Tây Bắc trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, đề tài đồng thuận quan điểm du ký là một thể tài văn học của các nhà nghiên cứu, các tác giả đi trước, kết hợp với

Trang 13

8

việc đi sâu phân tích, làm rõ những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm du ký về vùng Tây Bắc Đây cũng là cơ hội giúp người viết khai thác thêm về những giá trị và bài học thiết thực mà chúng mang lại trên một phạm vi rộng lớn hơn văn học, đó là các phương diện: văn hóa, du lịch…Với hàm lượng kiến thức phong phú, chân thực, du ký Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX sẽ là một pho tư liệu quý giá, hấp dẫn, góp phần truyền lại niềm cảm hứng sâu đậm cho những sáng tác văn học về sau Cùng với những công trình nghiên cứu trước

đó, chúng tôi mong muốn đây sẽ mảnh ghép góp phần phục dựng, hoàn thiện bức tranh du ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tác phẩm thuộc thể tài du ký viết về vùng Tây Bắc được đăng trên các báo và tạp chí trong giai đoạn nửa

đầu thế kỷ XX: Một buổi săn đêm (Lan Khai); Sau tám năm trở lại thăm Laokay (Nhật Nham Trịnh Như Tấu), Lên Sơn La (Minh Châu), Tiếng cồng vang chốn rừng xanh (Nhị Lang), Cuộc hành trình từ Laokay đi Lai châu (Đặng Trọng Khang), Miền thượng du Bắc Kỳ (Ngọc Ước), Hai ngày dưới chân núi Fan- si- Pan (Nguyễn Tụng), Khảo cứu về người Mường (Đặng- v - Đàm), Đưa các bạn lên thăm đất "núi rừng" (Roi-Song), Cuộc kinh lý của quan Thống sứ Tholance tại Sơn La và Lai Châu (Bùi Xuân Học) Lạc trong giang sơn Đinh, Quách (Tam Lang, Việt Dân)…

Phạm vi nghiên cứu lý thuyết của luận văn là những vấn đề về khái niệm,

sự hình thành và phát triển của thể tài du ký; đặc trưng nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm du ký viết về vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX

Phạm vi nghiên cứu tư liệu của luận văn bao gồm các tác giả và các tác phẩm du ký viết về vùng Tây Bắc được đăng trên các báo, tạp chí nửa đầu thế

Trang 14

rõ một số đặc điểm nổi bật của đời sống tự nhiên, văn hóa, xã hội vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

Làm rõ những đặc điểm riêng của du ký vùng Tây Bắc với các vùng khác Gồm những đặc điểm chung và riêng về nội dung phản ánh và nghệ thuật sáng tác

Là một nguồn tư liệu hữu ích cho những ai quan tâm đến thể tài du ký cũng như muốn tìm hiểu về đời sống tự nhiên, văn hóa, xã hội vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX dưới góc nhìn của một thể loại văn học

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Lược thuật các quan niệm đã có về du ký, lựa chọn và xác lập cách hiểu

về thể tài du ký; xác định những cơ sở của sự hình thành và phát triển của thể tài du ký ở Việt Nam, trên cơ sở đó phác thảo dòng chảy du ký Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX

Xác định những đặc điểm cơ bản của các tác phẩm viết về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật để thấy được những đóng góp của nó trong quá trình hiện đại hóa văn học và làm phong phú diện mạo văn xuôi Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX

Trang 15

10

5 Phương pháp nghiên cứu

Từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã được xác định, để đáp ứng yêu cầu và đạt được mục đích của đề tài đặt ra, trong quá trình triển khai, nghiên cứu hoàn thành luận văn, chúng tôi vận dụng những phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp sưu tầm, thống kê: tập hợp, tìm kiếmcác tác phẩm thuộc thể tài du ký viết về vùng Tây Bắc đăng tải trên một số báo, tạp chí nửa đầu thế kỷ XX

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: dựa trên các phương diện, quan điểm liên quan đến lý thuyết về thể tài du ký; tiến hành phân tích các tác phẩm cụ thể để tổng hợp, khát quát những đặc điểm của du ký viết về vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng thể tài du ký qua các thời kỳ; các tác phẩm du ký nửa đầu thế kỷ XX viết về các đề tài khác nhau, các tác giả, tác phẩm du ký cùng đề tài về vùng Tây Bắc để so sánh, đối chiếu qua đó thấy được sự giống và khác nhau, sự tiếp biến, phát triển, làm rõ đặc trưng của đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp liên ngành: Sử dụng thi pháp học, văn hóa học, văn bản học… để làm sáng rõ các đặc trưng nội dung và nghệ thuật của các du ký viết

về Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX

6 Đóng góp của Luận văn

Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu và phát huy kết quả nghiên cứu trước đó, Luận văn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của mình và nhận thấy có những đóng góp sau:

Luận văn với đề tài về du ký vùng Tây Bắc – là một trong những công trình đầu tiên khảo sát, nghiên cứu có hệ thống về thể tài du ký vùng Tây Bắc,

Trang 16

Trong quá trình nghiên cứu vấn đề, chúng tôi đồng thời đi vào khảo sát các tác phẩm, bài viết, ý kiến nhận định về Tây Bắc từ bình diện thể tài du ký, nhằm góp thêm một góc nhìn mới soi sáng giá trị đa dạng của thể tài này

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung

luận văn được triển khai theo 3 chương:

Chương 1: Thể tài du ký và cơ sở hình thành, phát triển của thể tài du ký vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

Chương 2: Đặc điểm nội dung của thể tài du ký viết về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của du ký viết về vùng Tây Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

Trang 17

12

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THỂ TÀI DU KÝ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN THỂ TÀI DU KÝ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 1.1 Khái quát chung về du ký

1.1.1 Một số quan niệm về du ký

Du ký được coi là thể loại tiên phong, mở đường cho tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc, vì nó đã khơi nguồn và đem đến cho công chúng một nhu cầu mới, đó là nhu cầu thưởng thức các tác phẩm văn học Ở những thập niên đầu của thế kỷ XX, thể loại du ký thực sự phát triển và trở thành dòng

chảy liên tục Ở Việt Nam thuật ngữ "du ký" xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế

kỉ XIX trong hai tác phẩm Tam Kiều nguyệt dạ du ký (1805) của Ngô Thị Hoàng, Tam Ngô du ký của Nguyễn Văn Siêu Mặc dầu vậy, phải đến đầu thế

kỷ XX, khi du ký xuất hiện nhiều trên các tạp chí như Nam Phong, Phụ Nữ Tân văn,… đặc biệt với sự xuất hiện của những cây bút chuyên viết du ký như Phạm Quỳnh, vấn đề khái niệm về du ký mới chính thức được đặt ra

Phạm Quỳnh với tư cách là người viết du ký nhiều nhất trong những năm đầu thế kỷ XX cho rằng bài văn được gọi là du ký phải gắn liền cuộc đi xa, dài

ngày: "Đi sang Tây, sang Tàu, đi Phú Xuân, đi Đồng Nai, gọi là cuộc "du lịch", trở về viết bài "du ký", còn do khả; chớ đi tỉnh nọ sang tỉnh kia mà nói "du lịch" với "du ký" thì tưởng cũng khí quá vậy" [61]

Sau Phạm Quỳnh, Vũ Ngọc Phan nhân nói về tác phẩm Chuyến đi Bắc

Kỳ năm Ất Hợi (1876) của Trương Vĩnh Ký, ông có một lần nữa nhắc đến du ký: “Tập du ký này viết không có văn chương gì cả, nhưng tỏ ra ông là một người có con mắt quan sát rất sành, vì cuộc du lịch của ông là cuộc du lịch lần đầu, ông lại đi rất chóng Tuy không có văn chương nhưng công nhận ngòi bút của ông rất linh hoạt” [56, 29] Như vậy Vũ Ngọc Phan có chỉ ra

Trang 18

13

được đặc điểm cơ bản là "bài ghi chép cuộc hành trình" tuy chưa nêu quan

điểm về thể loại của du ký

Đến năm 1961, Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân

biên, chương Truyện ký cho rằng "Thượng kinh kí sự là "một truyện dài Du ký", tức là “loại Du ký nhằm ghi chép những điều tai nghe mắt thấy, bước chân từng trải trong những dịp đi xa Đối với nhà văn ta xưa, mỗi khi đi đâu xa, hoặc đi công vụ, hoặc chỉ là phiếm du, nếu không có "túi thơ bầu rượu" trên vai thì cũng có giấy bút tùy thân để dọc đường theo hứng mà kí sự” [50, 175]

Theo quan niệm của tác giả thì tác phẩm ghi chép những điều mắt thấy tai nghe trên một chặng hành trình, dù là hành trình công cán cũng thuộc về du ký

Sang đến đầu thế kỷ XXI, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân khẳng định:

“Thể loại văn học đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ phải kể đến du ký Đây

là một hình thức bút ký văn học được ghi lại bằng văn xuôi, thuật lại những chuyến đi của tác giả đến những vùng đất khác nhau Nguồn gốc của du ký cần tìm trong những hình thức tùy bút, ký sự truyền thống” [30] Là một tiểu

loại của ký, du ký mang những đặc trưng của ký mà trước hết là đặc trưng về đối tượng phản ánh: người thật, việc thật Theo các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học thì du ký gắn với hoạt động đặc thù là du lịch, thưởng ngoạn, là thể văn đa dạng về hình thức: ghi chép, ký sự, nhật ký, thư tín, hồi tưởng…, phong phú về nội dung:

thông tin, tri thức, cảm xúc… Nhóm tác giả này đưa ra định nghĩa: “Du ký, một thể loại văn học thuộc loại hình ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân người đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít có người biết đến” [13,108]

Nhóm tác giả Trần đình Sử, La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm trong cuốn Lí

luận văn học cũng chú ý đến đối tượng của du ký: “thể loại ghi chép về vẻ kỳ thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời, những cảm nhận và suy tưởng của

Trang 19

14

con người trong những chuyến du ngoạn, du lịch” [73, 382] Những quan

niệm về du ký đều chỉ rõ nội dung, đối tượng phản ánh đặc thù của du ký là cảnh vật, con người, cuộc sống mà nhà văn đã trực tiếp quan sát, trải nghiệm, cảm nhận qua những chuyến đi, khẳng định tính chất phi hư cấu trong nội dung phản ánh của du ký

Chỉ đến khi nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn- người có bề dày về nghiên cứu du ký vào bậc nhất ở Việt Nam hiện thì vấn đề du ký đã được "duy danh"

và nhấn mạnh hơn ở phía đề tài, phía nội dung và cảm hứng nghệ thuật nơi

người viết Ông nhận định “Một tác phẩm du ký hay không đơn thuần chỉ là một tác phẩm văn chương mà còn có dung chứa trong đó nhiều yếu tố lịch sử, địa lý, giáo dục và đôi khi còn phản ánh cả phương diện chính trị xã hội nữa Nói cách khác, du ký cùng với bút ký, hồi ký, nhật ký, ký sự, phóng sự, tùy bút… nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngoài văn học” [62, 5] Giống như tùy

bút, phóng sự, hồi ký… du ký cũng là một thể tài thuộc thể loại ký Và hiển nhiên nó hội tụ đầy đủ những phẩm chất chung của thể loại này

Như vậy, du ký theo chúng tôi quan niệm là một thể của ký với đặc trưng

là tính chân thực Đó là những ghi chép của bản thân người viết qua các chuyến đi về điều tai nghe mắt thấy ở xứ sở xa lạ hay nơi ít người biết đến hoặc ít có dịp đi đến Những thắng cảnh, phong vật, dân tình,…được quan sát, cảm nhận và ký chép theo cuộc hành trình của ký giả Nét đặc thù của thể tài

du ký là nhận thức của bản thân người viết qua các cuộc viễn du Cái tôi trong

du ký là cái tôi khám phá, chứng nghiệm, trải nghiệm mang cảm hứng lữ hành

và có thể bộc lộ tình cảm, quan điểm, chính kiến, liên tưởng,…của mình Về hình thái, kiểu dạng của sáng tác du ký là đa dạng, không thuần nhất Về các yếu tố nghệ thuật, du ký có những đặc điểm riêng trong cái nhìn nghệ thuật, cấu trúc tác phẩm, ngôn ngữ

Trang 20

15

1.1.2 Du ký với tư cách là thể tài văn học

“Thể tài” là những đề tài, phạm vi đời sống được thể hiện bằng những

kiểu, dạng tác phẩm có hình thái giống nhau Như vậy, “thể tài” là cách phân loại dựa trên nhiều yếu tố như đối tượng phản ánh, phương thức thể hiện, hình

thái tác phẩm,… “Thể tài” mang ý nghĩa nhấn mạnh hơn góc độ đề tài, nội

dung phản ánh, cảm hứng nghệ thuật của người viết với hình thức thể hiện tương ứng của tác phẩm văn học chứ không phải chỉ nhìn nhận duy nhất ở góc

độ thể loại và cũng có nhiều điểm khác với thể loại

Du ký là một hình thức bút ký văn học thường được ghi lại bằng văn xuôi, thuật lại những chuyến đi, ghi lại những cảm xúc, tình cảm và suy ngẫm

của tác giả khi đến những vùng đất khác nhau Theo Từ điển thuật ngữ văn học, các nhà lý luận nhận định: “Du ký - một thể loại văn học thuộc loại hình

ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân mình đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít có dịp đến Hình thức của du ký rất đa dạng, có thể là ghi chép, ký sự, nhật ký, thư tín, hồi tưởng, miễn là mang lại những thông tin, tri thức và cảm xúc mới lạ về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở ít người biết đến”

[13, 108] Du ký hấp dẫn người đọc bởi nội dung mới và lạ, ở đó câu chuyện được phát triển theo lộ trình của tác giả Cảm hứng bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là cảm hứng phiêu lưu, giang hồ Mỗi cuộc hành trình là một khám phá đầy bất ngờ, thú vị về phong cảnh thiên nhiên, văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo… Tác giả của du ký thường bộc lộ niềm say mê khát khao tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ

Bản chất du ký là ghi chép về sự đi, sự xê dịch, thưởng ngoạn cảnh quan

xứ lạ, thế nhưng nội hàm của khái niệm này thì lại khá phức tạp Bằng chứng là các nhà nghiên cứu không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau về điểm nhìn nghiên cứu và cách định danh Những năm 90 của thế kỉ XX, trên thế giới rộ

Trang 21

16

lên các công trình nghiên cứu và phê bình du ký cùng với sự ra đời của Hiệp hội du ký Quốc tế (International Society for Travel Writing) Những vấn đề xung quanh thể tài du ký đã được đưa ra tranh luận Hiện nay, nhiều học giả nghiên cứu du ký với tư cách là một bộ phận thuộc loại hình văn học du lịch

và có nhiều quan điểm khác nhau

Ở Việt Nam, du ký đã được các học giả đề cập đến từ lâu Những năm 60 của thế kỉ XX, các học giả nước ta xem du ký là tiểu loại của ký Nhà nghiên cứu

Hoàng Ngọc Hiến lại định nghĩa: “Ký là một thuật ngữ dùng để gọi tên một thể loại văn học bao trùm nhiều “thể” hoặc “tiểu loại”: Bút ký, du ký, ký chính luận, phóng sự, tùy bút, tân văn, tạp văn, tiểu luận” [18, 14] Tuy nhiên, cũng có

sự khác nhau khi đặt du ký vào các cấp độ trong cách phân chia tiểu loại Trong thập niên đầu của thế kỉ XXI, hướng nghiên cứu du ký trên phương diện thể tài

được Nguyễn Hữu Sơn đề xướng Tác giả đưa ra quan điểm: “Khi nói đến “thể tài du ký” cần được hiểu nhấn mạnh hơn ở phía đề tài, phía nội dung và cảm hứng nghệ thuật của người viết, chứ không phải ở phía thể loại Thu hút vào địa hạt du ký có các sáng tác bằng thơ, phú, tụng và các bài văn xuôi theo phong cách ký, ký sự, ghi chép, hồi ức về các chuyến đi, cá điểm du lịch, các điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, thậm chí có thể liên quan tới nhiều phương diện của xã hội học, dân tộc học khác nữa” [62, 22]

Bản thân hai chữ du ký đã có một nội hàm rất rộng Trên Nam Phong tạp chí, người đọc thấy có những bài du ký viết về thắng cảnh của một địa phương mang tính chất địa lý, lịch sử như: Bài ký phong thổ tỉnh Tuyên Quang của Nguyễn Văn Bân, loạt bài viết về phong cảnh Hà Tiên của Đông

Hồ, Mộng Tuyết , những bài viết về những chuyến đi vượt ra khỏi biên giới

Việt Nam lúc bấy giờ như Pháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh ghi chép những điều tai nghe mắt thấy trong chuyến đi Pháp sáu tháng, Hạn mạn

du ký của Nguyễn Bá Trác lấy bối cảnh Thái Lan (Siam), Nhật Bản, Trung

Trang 22

17

Quốc, Ai Lao hành trình của Trần Quang Huyến thì miêu tả một chặng đường

dài từ Hà Nội lên Hải Phòng, đi tàu thủy vào Sài Gòn, sang Campuchia, lên Lào Có những bài du ký chỉ miêu tả một chuyến đi ngắn chừng một ngày, vài ngày, có những bài du ký dài kỳ, miêu tả những chuyến đi dài từ vài tháng đến vài năm Có những bài du ký thuần chất văn học, mang nặng cảm hứng nghệ sĩ, nhưng cũng có những bài du ký mang dáng dấp của một bài khảo cứu văn hoá, phong tục tập quán

Nguyễn Hữu Sơn nghiên cứu du ký từ trung đại đến nửa đầu thế kỷ XX,

từ phương diện chủ thể tác giả, đối tượng và phạm vi phản ánh của đối tượng, không gian, thời gian… ông chia du ký thành các loại: du ký mang tính chất quan phương, công vụ; du ký viễn du; du ký thiên về khảo cứu danh nhân lịch sử, truyền thuyết và sự tích liên quan đến một địa điểm cụ thể; du ký hướng tới khảo sát, giới thiệu một vùng văn hóa rộng lớn; du ký

mà yếu tố vị nghệ thuật chiếm phần quan trọng…

Đến ngày ngay, tiếp bước những giá trị truyền thống, thể tài du ký được hồi sinh và trỗi dậy mạnh mẽ, góp thêm một sắc thái mới mẻ và trẻ trung cho văn học đương đại

1.1.3 Thể tài du ký vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX

Du ký Việt Nam có mầm mống và xuất hiện trong giai đoạn văn học trung đại Tuy nhiên, số lượng sáng tác du ký còn giữ được không nhiều, chủ yếu tập trung trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX Trong giai đoạn này, du ký chủ yếu được viết bằng chữ Hán, tác giả thường

là các nhà nho Một số tác phẩm tiêu biểu như Dục Thúy sơn, Dục thúy sơn Linh tế tháp kí (Trương Hán Siêu), Quan Lang đạo trung (Phạm Sư Mạnh) hay Nguyệt tịnh bộ Tiên Du sơn tùng kính (Chu Văn An), những dòng thơ

mang tính chất của du ký

Trang 23

18

Càng về sau, du ký càng độc lập và định hình được rõ ràng thể tài của

mình Đó là bài ký động Nhị Thanh của Ngô Thì Sĩ Hay là chuyến đi dài

ngày đến hơn nửa năm của danh y Lê Hữu Trác từ Hà Tĩnh ra Thăng Long chữa bệnh cho Trịnh Cán với những cuộc du ngoạn trong lúc rảnh rỗi được

chép lại trong Thượng kinh ký sự Có thể xem Thượng kinh ký sự đã hội tụ

đầy đủ những đặc điểm của du ký, đó là sự ghi chép lại một chuyến đi của chính bản thân tác giả với những miêu tả, bình luận mang tính chất mắt thấy tai nghe Hoặc là một chuyến du ngoạn từ Thăng Long lên núi Sài Sơn vãng cảnh chùa Phật Tích trong phạm vi ba ngày của Phạm Đình Hổ và bè bạn

còn ghi lại trong Tang thương ngẫu lục, Vũ trung tùy bút với rất nhiều cảm

xúc khác nhau Bên cạnh du ký viết bằng chữ Hán, đã xuất hiện một số tác

phẩm Du ký viết bằng chữ Nôm như: Tây phù nhật kí của Tôn Thọ Tường (1825 - 1877), Như Tây kí (1864) của Ngụy Khắc Đản (1817 - 1873), Hương Sơn nhật trình của Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905) Xuất hiện vào cuối thế

kỷ XIX, Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi (1886) của Trương Vĩnh Ký, tác

phẩm du ký hiếm hoi được viết bằng chữ quốc ngữ, được coi là gạch nối chuyển tiếp quan trọng trong hành trình phát triển của thể loại, từ hệ hình trung đại sang hiện đại

Bước sang thế kỉ XX, thể tài du ký có bước phát triển mạnh mẽ Tác

phẩm du ký đầu tiên của thế kỷ XX là Hương Sơn hành trình của Nguyễn Văn

Vĩnh ghi chép lại chuyến hành trình về vùng đất Phật Ở giai đoạn này, với những điều kiện thuận lợi của lịch sử xã hội, giao thông, kinh tế phát triển và luồng văn hóa phương Tây, việc du hành trở nên dễ dàng hơn, con người có

điều kiện giao lưu giữa các vùng miền hơn Đặc biệt đến năm 1917, Nam Phong tạp chí được xuất bản, du ký chiếm vị trí quan trọng nhất định trong tạp chí và được đông đảo độc giả đón nhận một cách tích cực Ngoài Nam Phong tạp chí còn có nhiều tờ báo khác đăng tải du ký như Công luận báo, Phụ nữ Tân văn, An Nam tạp chí, Tri tân, Hà Thành ngọ báo… với số lượng

Trang 24

19

không nhiều và rải rác Nhà thư mục học Nguyễn Khắc Xuyên xác định du ký

là một trong 14 bộ môn và nêu nhận xét về thể tài du ký - còn được ông gọi là

du hành - trên Tạp chí Nam Phong: “Nhiều khi chúng ta tự cảm thấy, sống trong đất nước với giang sơn gấm vóc mà không được biết tới những cảnh gấm vóc giang sơn Thì đây, theo tờ Nam Phong, chúng ta có thể một phần nào làm lại cuộc hành trình qua những phong cảnh hùng vĩ nhất, đẹp đẽ nhất của đất nước chúng ta từ Bắc chí Nam, từ Cao Bằng - Lạng Sơn đến đảo Phú Quốc; từ núi Tiên Du đến cảnh Hà Tiên qua Ngũ Hành Sơn; từ Cổ Loa, Hạ Long đến Huế thơ mộng Với thời gian, hẳn những tài liệu này ngày càng trở nên quý hóa đối với chúng ta” [92]

Tây Bắc là vùng núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào, Trung Quốc, bao gồm các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn

La, Hòa Bình, Yên Bái và Lào Cai Vùng văn hóa Tây Bắc là khu vực bao gồm

hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn song Hồng (lưu vực sông Đà) kéo dài tới bắc Thanh Nghệ Ở đây có trên 20 tộc người cư trú, văn hóa Tây Bắc đa dạng và độc đáo chính là sản phẩm của sự kết hợp và đan xen các bản sắc riêng của hơn hai mươi dân tộc ấy Với những đặc thù về địa lý, văn hóa và người, vùng núi rừng Tây Bắc trở thành đối tượng khám phá, trải nghiệm của du ký Khảo sát các nguồn sách báo trước cách mạng tháng Tám 1945, chúng ta thấy xuất hiện các trang du ký viết về miền núi phía Bắc hoặc trên đường lên vùng cao phía Bắc với tên tuổi Nguyễn Văn Bân, Nhạc Anh Hoàng Văn Trung, Phạm Quỳnh, Nguyễn Thế Xương, Thái Phong Vũ Khắc Tiệp, Nhật Nham Trịnh Như Tấu, Lan Khai, Ngọc Ước, Nhị Lang, Tản Đà, Đặng Trọng Khang, Bùi Xuân Học, Đặng- v- Đàm, Tam Lang, Việt Dân, Nguyễn Tụng, Roi-Song

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn thì các tác giả này “hầu hết là quan lại địa phương, nhà giáo hoặc ký giả báo chí qua thăm các tỉnh Cao Bằng - Bắc Cạn - Lạng Sơn - Hà Giang - Tuyên Quang - Thái Nguyên - Phú Thọ - Hòa

Trang 25

20

Bình - Lai Châu (với tâm điểm là ba tỉnh Yên Bái – Lào Cai – Phú Thọ) và sau

đó thuật chuyện lại” Và cũng theo tác giả những trang du ký này “vừa có ý nghĩa văn chương vừa là những tư liệu khảo sát, điền dã, ghi chép sinh động về địa lý, lịch sử, phong tục tập quán, góp phần giúp độc giả và khách du lịch thời hiện đại chúng ta hiểu rõ hơn hiện trạng cảnh quan và đời sống người dân vùng cao phía Bắc cách ngày nay xấp xỉ gần một thế kỷ” [67]

Du ký vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX được hình thành và phát triển trong những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi Có thể kể đến một số

tác phẩm tiêu biểu Sau tám năm trở lại thăm Laokay- Nhật Nham Trịnh Như Tấu (in hai kỳ trên Tạp chí Tri Tân, số 46 và 47, tháng 5 - 1942), Miền thượng du Bắc

Kỳ - Ngọc Ước (in ba kỳ trên Nam Kỳ tuần báo, số 74, 75, 76 - 1944), Một sự đi chơi Laokay- Tản Đà (Tạp chí An Nam, số 25), Tiếng cồng vang chốn rừng xanh – Nhị Lang (Trung Bắc Tân văn, số 10- 1940), Cuộc hành trình từ Laokay

đi Lai châu- Đặng Trọng Khang (Hà Thành ngọ báo, 1934), Cuộc kinh lý của quan Thống sứ Tholance tại Sơn La và Lai Châu- Bùi Xuân Học (Hà Thành ngọ báo, số 1915- 1934), Khảo cứu về người Mường- Đặng -v- Đàm (Đông Phương, số 21 - 1929), Đưa các bạn lên thăm đất "núi rừng" - Roi-Song (Hà Thành ngọ báo, số 2021- 1934)… Tồn tại trong giai đoạn giao thời, du ký vùng

Tây Bắc nói riêng và du ký nói chung đóng góp một phần quan trọng trong việc hoàn thiện gương mặt văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và tạo tiền đề cho

sự phát triển tiếp nối ở những giai đoạn kế tiếp

Nhìn ở góc độ thể tài, du ký từ nửa sau thế kỷ XX đến nay vẫn tiếp bước

và thu được những thành công rực rỡ Có thể nói thể tài này được hồi sinh sau

nhiều năm vắng bóng với những cây bút tiêu biểu như Phan Việt (Một mình ở Châu Âu), Phương Mai (Tôi là một con lừa), Ngô Thị Giáng Uyên (Bánh mì thơm, cà phê đắng), Tran Hung John (John đi tìm Hùng), Huyền Chíp (Xách ba

lô lên và đi), và mới đây nhất là Đinh Hằng với Quá trẻ để chết: Hành trình

Trang 26

21

nước Mỹ… Họ là những cây bút trẻ giàu năng lực, cả năng lực đi và viết, và ít

nhiều đã tạo nên cơn sốt trên thị trường sách hiện nay với những cuốn du ký viết về những chuyến đi của bản thân họ Nhìn lại cả tiến trình phát triển của du

ký thì đây là giai đoạn có bước phát triển rực rỡ nhất Nếu như du ký thế kỷ XX

đã đạt được những thành công thì du ký thể kỷ XXI là sự hồi sinh vượt trội với sức sống của tuổi trẻ tạo nên sắc hồng tươi tắn cho văn học đương đại, đưa lại một luồng gió mới nhẹ nhàng cho văn học hiện nay

1.2 Cơ sở văn hóa, xã hội của sự ra đời và phát triển du ký vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỳ XX

1.2.1 Văn hóa, xã hội và con người vùng Tây Bắc

Tây Bắc là vùng núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào, Trung Quốc, bao gồm các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn

La, Hòa Bình, Yên Bái và Lào Cai

Vùng văn hóa Tây Bắc là khu vực bao gồm hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn song Hồng (lưu vực sông Đà) kéo dài tới bắc Thanh Nghệ Ở đây

có trên 20 tộc người cư trú, văn hóa Tây Bắc đa dạng và độc đáo chính là sản phẩm của sự kết hợp và đan xen các bản sắc riêng của hơn hai mươi dân tộc ấy, trong đó các dân tộc Thái, H’mông, Dao có thể xem là những đại diện tiêu biểu, góp phần quan trọng hơn cả trong việc hình thành văn hóa của khu vực Biểu tượng cho vùng văn hóa này là hệ thống mương phai dẫn nước vào đồng;

là nghệ thuật trang trí tinh tế trên chiếc khăn piêu Thái, chiếc cạp váy Mường,

bộ trang phục nữ H’Mông; là âm nhạc với các loại nhạc cụ bộ hơi (khèn, sáo…) và những điệu múa xòe…

Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam, trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn dài đến 180

km, rộng 30 km, cao từ 1500m trở lên, các đỉnh cao nhất như Phanxipăng 3142m, Yam Phình 3096m, Pu Luông 2.983m Dãy Hoàng Liên Sơn, được

Trang 27

22

người Thái gọi là "sừng trời" (Khau phạ), chính là bức tường thành phía đông và vùng Tây Bắc

Tuy cùng nằm trong vòng đai nhiệt đới gió mùa, nhưng do ở một độ cao

từ 800-3000m nên khí hậu Tây Bắc ngả sang á nhiệt đới và nhiều nơi cao như Sìn Hồ có cả khí hậu ôn đới Mặt khác, do địa hình lại chia cắt bởi các dãy núi, các dòng sông, khe suối, tạo nên những thung lũng, có nơi lớn thành lòng chảo như vùng Nghĩa Lộ, Điện Biên nên Tây Bắc còn là nơi có nhiều tiểu vùng khí hậu Trong lúc đó ở thung lũng Mường La, người ta mặc áo ngắn tay giữa mùa đông thì ở Mộc Châu phải mặc áo bông dày mà không khỏi rét Nhưng chính vì vậy mà thiên nhiên Tây Bắc rất đa dạng, thổ nhưỡng nhiều loại hình Chính điều này cũng góp phần làm nên những nét đa dạng trong văn hóa của các dân tộc vùng Tây Bắc

Hoạt động kinh tế của Tây Bắc chủ yếu là nông nghiệp mà cụ thể là trồng lúa nước ở vùng thung lũng, ruộng bậc thang ven sườn núi, các loại cây như ngô, sắn, đậu tương ở nương, rẫy,…Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng con, bắc máng lấy nước làm ruộng Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp.Nguồn sống chính của đồng bào H’Mông là làm nương rẫy du canh, trồng ngô, trồng lúa ở một vài nơi có nương ruộng bậc thang Cây lương thực chính là ngô và lúa nương, lúa mạch Ngoài ra còn trồng lanh để lấy sợi dệt vải và trồng cây dược liệu Chăn nuôi của gia đình người Mông có trâu, bò, ngựa, chó, gà Xưa kia người Mông quan niệm: Chăn nuôi là việc của phụ nữ, kiếm thịt trong rừng là việc của đàn ông.Tây Bắc

là nơi sinh tụ lâu đời, ngàn năm của cư dân văn minh đồng thau với hơn 20 tộc

Trang 28

23

người cư trú xen kẽ, bao gồm các dân tộc: Thái, Dao, H’Mông, Bố Y, Giáy, Há Nhì, Kháng, Máng, Khơ-mu, Sila, Tày, Xinh-mun, La-ha…

Vùng Tây Bắc có hai con sông lớn, đó là sông Đà (tên Thái là Nặm Tè)

và sông Thao (tức sông Hồng), thượng nguồn của sông Mã cũng nằm trên vùng đất Tây Bắc, phía Tây tỉnh Sơn La Các con sông này không chỉ là cơ

sở cho sự định cư của của các dân tộc nơi đây cũng như nền nông nghiệp trong vùng mà còn là nguồn cảm hứng đã đi vào các tác phẩm văn học như một chứng nhân, một cố nhân

Tóm lại, đời sống kinh tế- văn hóa- xã hội gắn bó và hòa đồng với thiên nhiên, các ngành nghề thủ công tinh xảo, phản ánh sáng tạo văn hóa của mỗi tộc người Kho tàng tri thức dân gian phong phú được đúc kết qua nhiều thế hệ liên quan đến các hoạt động sản xuất, làm ăn, bảo vệ môi trường thực sự là tài sản quý giá trong hành trang của mỗi tộc người, làm nên bản sắc tộc người Sự gắn bó của mỗi thành viên trong đời sống gia đình và cộng đồng đã tạo nên sự

cố kết đậm nét trong đời sống Tính tự hào dân tộc, tính tự trọng cao; con người trung thực, cầu thị, tin người, mến khách Văn hóa dân gian phong phú đa dạng, giàu bản sắc Văn hóa mang đặc trưng vùng miền rõ nét; sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người diễn ra mạnh mẽ, tăng cường sự hiểu biết gắn bó giữa các tộc người trong vùng và trong khu vực Bằng những nét văn hóa rất riêng

ấy, Tây Bắc không chỉ góp phần làm nên sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam mà từ lâu đã trở thành cảm hứng sáng tác cho văn học nói chung và thể tài du ký nói riêng

1.2.2 Ý thức sáng tác của nhà văn và nhu cầu thưởng thức của độc giả

Trước thế kỷ XX, du ký là thể tài ít được quan tâm và phát triển Cũng chính vì thế mà số lượng du ký sáng tác ra không nhiều, đội ngũ tác giả ít Đầu thế kỷ XX, khi văn học Việt Nam chuyển mình sang hướng hiện đại hoá trên cơ sở chịu ảnh hưởng và tiếp thu văn học phương Tây, thì cùng với thơ

Trang 29

24

mới, tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, kịch các tác phẩm tuỳ bút, du ký cũng rất phát triển Trên những điều kiện xã hội thuận lợi như đội ngũ đông đảo của những người cầm bút, sự nở rộ của báo chí, nhà in, nhà xuất bản việc xuất hiện những tác phẩm hay, có giá trị ở mọi thể loại là điều tất yếu và

dễ hiểu Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nhận xét: "Sáng tác văn học thể ký thường thịnh hành ở các giai đoạn văn học sử ứng với các thời kỳ xã hội có

sự khủng hoảng của các quan hệ cũ, nảy sinh một nếp sống mới, làm tăng cường chú ý đến sự miêu tả các thói tục" [3] Chính những tác động của bối

cảnh xã hội tạo nên một nền văn học mới với đội ngũ tác giả mới, một lớp công chúng với thị hiếu thẩm mĩ mới

Vùng Tây Bắc có địa hình vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất, tạo nên sự hiểm trở và hùng vĩ Văn hóa các tộc người vùng Tây Bắc khá phong phú và đa dạng, giàu bản sắc, gắn liền với quá trình tụ

cư lâu đời của cư dân từ nhiều nguồn và nhiều thời điểm khác nhau Những đặc trưng mang tính vùng miền cũng trở thành đối tượng, cảm hứng tìm hiểu khám phá, chiêm nghiệm của văn học

Những cây bút viết du ký đầu thế kỷ XX xuất hiện với nhiều tư cách khác nhau Họ có thể là nhà văn, nhà báo, là thầy giáo, cũng có thể là nhà buôn hay những người khách du lịch… thích xê dịch và có hứng thú ghi chép lại những

gì mình trải nghiệm bằng văn chương Trong bài Nghệ thuật rong chơi, ký giả Thanh Châu có bàn về thú rong chơi, theo ký giả: "Đi chơi cho mình", đó mới

là phép đi chơi vậy Các cụ ta xưa, thực là đủ tư cách đi dong chơi Bất kể ngày giờ, tự nhiên thấy một cái lá rụng trước sân nhà, một người bạn liền đi tìm một người bạn Rồi rượu quảy trên lưng, họ đi đến trốn non kỳ nước lạ Một vách

đá bị san phẳng để đề thơ, một món thịt rừng làm thức nhắm, song rồi đánh một cuộc cờ để chờ trăng sáng Và hôm sau lại lên đường, không biết là đi đâu,

mà cũng quên nghĩ đến chuyện về" [5]

Trang 30

25

Họ ưa trải nghiệm, ưa khám phá, có cơ hội để đi và họ muốn sẻ chia, muốn kể lại chuyến đi, câu chuyện của chính mình Viết về quê hương mình, đất nước mình, về những nơi xa lạ ít người có thể đặt chân đến như một sự san sẻ những trải nghiệm và nhận thức cho đồng bào, để đồng bào hiểu rõ thêm về đất nước mình, mở mang tri thức Lòng yêu Tổ quốc, niềm tự hào dân tộc cũng được bồi dưỡng từ đây

Trong du ký Sau tám năm trở lại thăm Laokay, Nhật Nham tả cảnh nhìn được khi đi xe lửa từ Hà Nội qua Việt Trì, đi Laokay: “Từ Hà Nội lên tới Việt Trì, vẫn cảnh đồng bằng, hai bên ruộng lúa xanh rì Rồi dần dần qua các đồi chè núi cọ, bao la bát ngát Khoảng đường từ Yên Bái đi Lao Kay, tầu khi quanh co, khi leo dốc, như rồng uốn khúc, như rắn lượn bò, núi cao rừng rậm một dòng sông Thao nước đục, hai bên lau lách rậm rì Thỉnh thoảng vài ba chú Thổ kiếm củi trên sườn non, xa xa hiện năm bảy túp lều gianh trong rừng rậm, cảnh chiều hôm như giục người lữ khách ôn lại chuyện xưa” [54] Dù trở

lại sau tám năm, nhưng điểm nhìn mới lạ về cảnh đẹp thiên Tây Bắc cho thấy tấm lòng của những người con Việt Nam đối với quê hương đất nước

Công chúng văn học đầu thế kỷ XX cũng như đội ngũ tác giả, có sự thay đổi và mở rộng Họ đến từ nhiều ngành nghề và nhiều giai tầng khác nhau Là lớp công chúng mới, họ có nhu cầu thưởng thức mới Văn học viết ra phải hướng tới công chúng, đặc biệt là khi văn học đã trở thành một thứhàng hóa, đăng trên báo chí thì không thể không chú ý đến nhu cầu của công chúng Vì vậy, văn học nói chung, du ký nói riêng phải thay đổi cho phù hợp

Nắm bắt và thỏa mãn được nhu cầu này của độc giả, Tác giả Phạm Quỳnh

đã viết: “Song bà con mình ở giữa Hà Nội mà còn thích nghe tả cảnh Hồ Hoàn Kiếm, thời tất cho đi chơi Lạng Sơn, Cao Bằng cũng là cuộc “du lịch”, và muốn cho khách làng văn đã được một cuộc “du lịch”, và muốn cho khách làng văn đã được thưởng cái thú “bầu rượu nắm nem” về cũng phải thuật cho

Trang 31

26

đồng nhân nghe” [61] Không chỉ là muốn các "đồng nhân" cùng trải nghiệm

những điều tốt đẹp mà bản thân tác giả may mắn được thấy trong hành trình

"du lịch" của mình mà tác giả còn nắm rõ thị hiếu của người đọc khi muốn tìm hiểu, khám phá những đặc trưng văn hóa ở các vùng miền khác nhau Rõ ràng,

du ký đã cập nhật được tức thời những thông tin cần thiết để độc giả miền xuôi muốn biết về vùng cao và ngược lại, độc giả trong nước muốn biết về nước ngoài, đó cũng là cách để nâng cao được dân trí của độc giả

Cuối thế kỷ XIX, nền văn hóa phương Tây du nhập và trở nên phổ biến hơn bao giờ hết Độc giả không còn ưa thích những áng văn khuôn khổ, cứng nhắc nữa Người đọc hiện đại cần một thứ văn chương cập nhật và gần gũi với đời sống, những trang văn mang đậm hơi thở đời sống mà họ đang sống Cùng với

đó là sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ và báo chí phát triển mạnh mẽ cũng là tiền

đề quan trọng thể tài du ký phát huy những lợi thế của mình Với đặc trưng ở lối văn đơn giản mà tương đối tự do, phóng khoáng và được đăng thường kỳ trên các báo, tạp chí, du ký đã đến gần hơn và được đông đảo bạn đọc đương thời tiếp nhận Sức hấp dẫn của du ký còn bởi vì nó gắn với hoạt động du lịch, một lĩnh vực mới mẻ và những gì được du ký viết ra thực sự giúp mở mang tri thức, thỏa mãn trí tò mò và niềm ham thích của người đọc Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu

Sơn, trong cuốn Luận bình văn chương đưa ra ý kiến về giá trị của du ký:

“Những trang nhật ký này vừa có ý nghĩa văn chương vừa là những tư liệu khảo sát, điền dã về địa lý, lịch sử, phong tục tập quán, góp phần nâng cao nhận thức cho độc giả về thực tế miền sơn cước - nhất là trong điều kiện thông tin báo chí hồi đầu thế kỷ còn rất hạn chế” [67] Những nét đẹp về thiên nhiên, con người,

những đăc trưng văn hóa vùng Tây Bắc vẫn luôn được khám phá và tiếp nhận 1.2.3 Tác giả, tác phẩm du ký về vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX

Các tác giả du ký viết về vùng núi Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX chủ yếu xuất thân là những nhà trí thức chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa Đông và Tây Họ đều là nhà văn hoặc ký giả báo chíthích phiêu lưu, khám phá và có

cơ hội đi du lịch để viết du ký

Trang 32

27

Khảo sát trên các sách báo, tạp chí thấy xuất hiện các trang du ký viết về vùng núi Tây Bắc hoặc trên đường lên vùng cao Tây Bắc với tên tuổi Nhật Nham Trịnh Như Tấu, Nguyễn Tụng, Đặng -v- Đàm, Tản Đà, Lan Khai, Ngọc Ước, Nhị Lang, Nguyễn Đức Thang, Bùi Xuân Học, Roi-Song, Tam Lang,Việt Dân Các tác giả này đều là nhà văn, ký giả báo chí qua thăm các tỉnh Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên

- Lai Châu - Lào Cai - Yên Bái và sau đó thuật chuyện lại Những chuyến đi ngược miền Tây Bắc của những ký giả vừa là để thỏa mãn khát vọng được nhìn ngắm thiên nhiên, con người vừa là những chuyến đi thực nghiệm của công việc viết văn, rèn luyện một thể tài văn học hiện đại là du ký

Đội ngũ tác giả viết du ký về Tây Bắc khá đông đảo Dù là cùng một điểm đến nhưng câu chuyện và cách kể của mỗi tác giả trong mỗi bài du ký đều mang nặng dấu ấn của riêng Điểm danh các tác phẩm du ký về vùng Tây Bắc có thể thấy nổi

bật lên những tác phẩm sau: Một buổi săn đêm - Lan Khai (Loa, số 14, tháng 5- 1934), Sau tám năm trở lại thăm Laokay - Nhật Nham Trịnh Như Tấu (in hai kỳ trên Tạp chí Tri Tân, số 46 và 47, tháng 5-1942), Miền thượng du Bắc Kỳ- Ngọc Ước (in ba kỳ trên Nam Kỳ tuần báo, số 74, 75, 76-1944), Một sự đi chơi Laokay- Tản Đà (Tạp chí An Nam, số 25), Tiếng cồng vang chốn rừng xanh– Nhị Lang (Trung Bắc Tân văn, số 10- 1940), Cuộc hành trình từ Laokay đi Lai châu- Đặng Trọng Khang (Hà Thành ngọ báo, số 20, tháng 3-1934), Cuộc kinh lý của quan Thống sứ Tholance tại Sơn La và Lai Châu- Bùi Xuân Học (Hà Thành ngọ báo, số 1915- 1934), Khảo cứu về người Mường- Đặng -v- Đàm (Đông phương, số 21-1929), Đưa các bạn lên thăm đất "núi rừng"- Roi-Song (Hà Thành ngọ báo, số 2021- 1934), Lạc trong giang sơn Đinh, Quách- Tam Lang, Việt Dân (Hà Thành ngọ báo, từ số 2181 đến 2305, 1934-1935), Hai ngày dưới bóng núi Fan-Si-Pan- Nguyễn Tụng (Tin mới, số 182, 1940)…

Qua khảo sát, chùng tôi nhận thấy những trang du ký về vùng quê miền cao và những thắng cảnh trên con đường ngược về xứ núi vừa có ý nghĩa văn

Trang 33

28

chương vừa là những tư liệu khảo sát, điền dã, ghi chép sinh động về địa lý, lịch sử, phong tục tập quán, góp phần giúp độc giả và khách du lịch thời hiện đại chúng ta hiểu rõ hơn hiện trạng cảnh quan và đời sống người dân vùng cao Tây Bắc cách ngày nay xấp xỉ gần một thế kỷ

Tiểu kết chương 1

Du ký có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, khởi nguồn từ văn học trung đại và phát triển cho đến nay Nửa đầu thế kỷ XX là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận của thể tài du ký Sự phát triển nở rộ của du ký xuất phát từ sự vận động nội tại của thể loại và những yếu

tố khách quan mang lại Du ký giai đoạn này đã đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam

Du ký viết về Tây Bắc đầu thế kỷ XX là một bộ phận quan trọng làm nên diện mạo đa dạng của du ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống bình dị; những nét đẹp trong văn hóa, phong tục tập quán cũng như sự chuyển mình của Tây Bắc đều được các tác giả ghi chép trong những trang du ký một cách tự nhiên và chân thật Những nét đặc sắc về phương diện nội dung và phương thức thể hiện của du ký Tây Bắc sẽ được người viết làm rõ trong hai chương tiếp theo của luận văn

Trang 34

“Việt Nam nhị thập kỉ- xã hội ba đào kí” trên An Nam tạp chí Tiếp sau đó, với mục Du ký trên Nam Phong tạp chí, Phạm Quỳnh đã tiếp bước Tản Đà, đã cho đăng nhiều tác phẩm du ký: Mười ngày ở Huế, Pháp du hành trình nhật kí (Phạm Quỳnh), Cuộc đi chơi năm tầng núi (Tùng Vân), Hương Sơn Du ký

(Minh Phượng), Những tác phẩm kí thời kì này được viết bởi nhiều kiểu tác giả, với lối viết mang tính trữ tình, in đậm dấu ấn cá nhân, bởi thế nó cũng đậm tính văn học hơn Như vậy, du ký nửa đầu thế kỷ XX phát triển rực rỡ với những đề tài, nội dung phản ánh phong phú, đa dạng

Vùng Tây Bắc Việt Nam với tư cách là đối tượng đề tài của du ký nửa đầu thế kỷ XX Đối tượng phản ánh bắt nguồn từ hiện thực khách quan, có thể là sự vật, hiện tượng và được nhà văn hướng tới chiếm lĩnh, nhào nặn để chuyển thành nội dung tác phẩm Xuất phát từ đặc trưng là ghi chép về vẻ kỳ thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống con người; những cảm nhận, suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn Du ký phản ánh, truyền đạt những nhận biết, những cảm tưởng, suy nghĩ mới mẻ của bản thân người

du lịch về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở xa lạ, nơi mọi người

ít có dịp đi đến, chứng kiến Tác giả của du ký tường bộc lộ niềm say mê khát khao tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ Bởi vậy, vùng Tây Bắc

Trang 35

nhất, đây là “miền đất của những núi cao và cao nguyên" (Lê Bá Thảo), là một

khối liền mạch núi sông kéo dài từ Vân Nam (Trung Quốc) được cấu tạo theo hướng Tây Bắc - Đông Nam song song với thung lũng sông Hồng Từ Đông sang Tây được đánh dấu bởi dãy núi cao Hoàng Liên Sơn dài 180 km có đỉnh Phan Xi Păng cao nhất Việt Nam Xen giữa dãy Hoàng Liên và dải cao nguyên

phía Tây là các vùng bồn địa Nhật Nham có ghi trong Sau tám năm trở lại thăm Laokay có ghi: “Theo số phỏng đoán của sở Địa dư thì quãng sông này cao hơn mặt biển chừng 1.200 thước Ruộng nương cầy cấy giữa lưng chừng sườn núi; từng cao hơn nữa là đất bỏ hoang, không có cây cối mọc, chỉ có cỏ non để nuôi súc mục Trên đỉnh núi có rừng rậm, có nhiều thác và nhiều đá mọc treo leo Thác reo xuống qua các đồi núi rồi dần dần yếu sức mà hợp thành suối mà chảy ra sông Mường Hòa Nhờ có nước suối ấy, các ruộng lúa trong vùng khỏi phải cái nạn khô khan" [54]

Ở bài ký Hai ngày dưới bóng núi Fan-Si-Pan, tác giả cho ta thấy "Một cảnh rừng núi chấm phá, đẹp tuyệt trần" của núi rừng Tây Bắc: "Lao - kay, Chapa cách nhau 38 cây số Xe rời khỏi tỉnh lỵ, qua Cốc-lếu, đến Cốc-San Cảnh Cốc-san đã làm cho tôi hoa mắt lên khi trông thấy những cô Thỏ ngây thơ và xinh tươi như các cô nàng đã về sòe tại Hanoi Các bạn lên mà thưởng thức cảnh sắc của Cốc - san (cách Cốc - lều có 9 cây số) Một cảnh rừng núi chấm phá, đẹp tuyệt trần

Từ đây xe cứ lên dốc mãi và lần lượt đem đến cho khách những mộng đẹp

êm đềm Ô tô (bò) 38 cây số trong 2 tiếng đồng hồ đủ để khách thu cả những cảnh cao cả, hoang vu vào hai gương mắt" [81]

Trang 36

31

Trong bức tranh chung về các tộc người vùng Tây Bắc, các sắc thái văn hóa khá đa dạng Có thể thấy rõ điều này trên các khía cạnh về nhà cửa, trang phục, ẩm thực; các biểu hiện về quan hệ gia đình và cộng đồng; các hình thức

tổ chức xã hội: "Theo tục dân thượng du Bắc kỳ, nhà vùng này không hợp thành làng, thỉnh thoảng lơ thơ vài cái ở dưới chân núi Nếu tính số kiến ốc thì vùng đó được độ ba mươi nóc nhà Dân ở đây phần nhiều là người Mèo và lẫn một ít Mán, Thổ, có kỳ mục, sèo phái, binh đầu, giáp trưởng trông nom dưới quyền phó lý, lý trưởng và Bang tá (…)

Laokay giáp Trung Hoa có nhiều thứ thổ dân: nào Thổ, nào Nhắng, nào Nùng, nào Xá, nào Tu Dí, nào Phá Dí, nào Phù Lao, nào Quý Châu, nào Lự, nào Lào, nào Mèo, nào Mán, vân vân… Mà nhất là người Mán lại chia làm nhiều thứ: Mán Thao (trắng đầu) và Mán Lam Điền (đỏ đầu) chiếm phần đông hơn cả các thứ Mán khác, mà ở lan cả sang địa phận Vân Nam" [54]

Bàn về khía cạnh văn hóa, con người vùng Tây Bắc, tác giả Đặng- v- Đàm

có bài Khảo cứu về người Mường, các tác giả Tam Lang, Việt Dân với bài ký- phóng sự dài kỳ Lạc trong giang sơn Đinh, Quách Có thể thấy, các tác giả đã

khảo cứu những nét độc đáo về người Mường vùng Hòa Bình Từ nguồn gốc người Mường, cho đến cách phân chia, cách cai trị bởi bốn dòng họ Đinh - Quách - Bạch - Hoàng Đó đều là những tư liệu quý giá

Tóm lại, sự đa dạng trong vẻ đẹp tự nhiên, văn hóa, con người vốn có của vùng này chính ta yếu tố tạo nên sự giàu có của các tác phẩm du ký Tìm hiểu các tác phẩm du ký về vùng Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX người đọc nhìn thấy bức tranh toàn cảnh nhưng cũng không kém phần chi tiết về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa vùng Tây Bắc Việt Nam

2.2 Những “điều trông thấy” từ các chuyến viễn du

Du ký là một hình thức bút ký văn học thường được ghi lại bằng văn xuôi, thuật lại những chuyến đi, ghi lại những cảm xúc, tình cảm và suy ngẫm

Trang 37

32

của tác giả khi đến những vùng đất khác nhau Du ký hấp dẫn người đọc bởi nội dung mới và lạ, ở đó câu chuyện được phát triển theo lộ trình của tác giả Cảm hứng bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là cảm hứng phiêu lưu, giang hồ Mỗi cuộc hành trình là một khám phá đầy bất ngờ, thú vị về phong cảnh thiên nhiên, văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo… Nói tóm lại là các tác giả của chuyến

đi đã cung cấp một lượng thông tin phong phú từ nhiều lĩnh vực của đời sống, ở nhiều vùng đất xa gần khác nhau khiến cho mỗi tác phẩm hiện lên sống động như một bộ phim tư liệu được dàn dựng hết sức công phu

2.2.1 Cảnh sắc thiên nhiên vùng Tây Bắc

Thiên nhiên xuất hiện trong du ký Tây Bắc nửa đầu thế kỷ XX chủ yếu là khung cảnh núi rừng còn nhiều hoang sơ Vẻ đẹp hùng vĩ và nên thơ của núi rừng, thửa ruộng bâc thang, những con đèo như bất tận Cùng khám phá những Mộc Châu, Mai Châu, Chapa (Sapa), Laokay (Lào Cai)… Thiên nhiên vẫn thôi thúc con người hăng hái đi và khám phá chúng, mang vào những nơi hoang sơ nhất hơi thở của con người, dấu chân của kẻ hành du Vùng núi Tây Bắc luôn

để lại ấn tượng khó phai nhạt với bất cứ ai

Sapa - Lào Cai là một trong những điểm nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam từ xưa, hiện đang được nhiều du khách trong nước và quốc tế tìm tới khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên ở vùng đất này Là người từng thân thuộc với miền đất Lào Cai - Tây Bắc, Nhật Nham Trịnh

Như Tấu trong du ký Sau tám năm trở lại thăm Laokay đã ghi lại nhiều trang

viết sinh động về cảnh sắc và quá trình hiện đại hóa nổi tiếng Sapa nói riêng

và vùng biên viễn Laokay nói chung giữa thời thực dân Theo tác giả vẻ đẹp

Sapa thời xưa như: “Một cảnh tượng phì nhiêu đẹp đẽ của một vùng trời biên viễn Chapa ngày nay đã mở mang hơn trước bội phần Nhiều túp gianh đã nhường chỗ cho các nhà gạch đồ sộ nguy nga; nhiều bãi cỏ rậm đã thành

Trang 38

Thác Bạc từ lâu đã nổi tiếng là một thắng cảnh của đất Sapa Ngọn thác này đổ

từ độ cao hơn 100m từ đỉnh núi xuống Đứng dưới chân thác Bạc, nhìn ngắm đất trời bao la và những rặng núi hoành tráng xa xa, ta bỗng có cảm giác mình thật nhỏ bé trước sự kỳ vĩ của thiên nhiên

Cầu Mây- cây cầu làm bằng mây vắt ngang qua dòng suối Mường Hoa thơ

mộng "Tôi trèo lên cầu, vịn lan can, đi lại rún rẩy, xem ra vững vàng, rồi đứng giữa cầu, ngắm trông phong cảnh có bề thanh thanh; chung quanh một vùng non nước bao la; thỉnh thoảng nghe tiếng vượn hót, chim kêu Đối cảnh, sinh

ra mến cảnh, tôi ngẫu hứng ngâm rằng:

Đoái trông phong cảnh hữu tình, Giang sơn có ý đợi mình điểm tô…

Và tác giả "tức cảnh sinh tình" đề thơ vịnh:

"Trên cây lơ lửng mấy đường dây, Tục gọi Cầu Mây, chắc hẳn đây

Mấy dịp gỗ ngang xen mắt cáo, Đôi hàng song thẳng néo cành cây

Trang 39

Kết thúc hành trình khám phá mà theo tác giả là "hứng vị", làm nên một

thiên du ký Cảnh đẹp và tình người miền đất Lào Cai đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Nhật Nham Trịnh Như Tấu qua lời kết khi tác giả tạm biệt miền

biên viễn: “Ngồi trên xe, nhìn hai bên rừng núi, trông xuống dòng sông Thao tưởng nhớ đến những ai ở lại, có mấy câu lục bát ghi tình:

Đường về nhớ cảnh Lão Nhai, Nhớ non Đỗ Lĩnh nhớ người hôm xưa!

Non sông còn đó chơ chơ,

Hỏi người non nước bây giờ nhớ chăng?

Cuộc đi chơi Laokay tuy ít ngày mà nhiều hứng vị" [54]

Cùng cảm nhận về vẻ đẹp của Sapa, tác giả Nguyễn Tụng trong bài ký

Hai ngày dưới bóng núi Fan-si-Pan Theo tác giả đó là "một cuộc (du lịch) bằng mộng", được sống như "cảnh tiên trong cõi tục": Chiều ấy là "một chiều đầu tiên mà tôi được trông ngắm cảnh hùng vĩ của giải Fan- Si- Pan xanh đen cao ngất Núi rừng trùng điệp, những giòng nước trong như hổ phách đang như rì rào nói chuyện với viên đá cuội rêu xanh.Trên sườn núi cao bát ngát rải rác vài ba biệt thự âm thầm kín đáo, xinh đẹp như những thiếu nữ đường rừng Sau những làn sa - mù phớt mỏng như những giải voan, mấy cành đào trĩu quả giám hồng, như những cặp má đào của mấy thiếu nữ tươi xinh điểm qua một làn phấn mỏng" [81] Thưởng thức vẻ đẹp của Thác Bạc, "khách cao hứng có thể tưởng tượng được mình đang ở thác

Trang 40

hay một chuyến du ngoạn giải trí thú vị Cuộc đi săn đêm ấy tuy không được con thú nào nhưng lời văn tả cảnh cho thấy con người hòa đồng với thế giới tự nhiên và đầy tính hấp dẫn, ly kỳ, phiêu lãng

Bài ký Tiếng cồng vang chốn rừng xanh của Nhị Lang, dù chỉ là du ngoạn

bằng phương tiên thô sơ - xe đạp, nhưng tác giả và những người bạn cũng cho độc giả thấy những vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa theo dọc cung đường từ Hà

Đông lên Lương Sơn - Hòa Bình "lúc mặt trời đã xuống khuất dãy núi xanh rì đằng chân trời, lúc lũ chim đã ríu rít kéo nhau về tổ, thì con đường lên lối Lương- sơn vắng tanh, lạnh ngắt lúc nhá nhem tối nom như một cái giải trắng giải xuyên thủng qua những đồn điền ca - phê bao la ở hai vệ đường" [28] và nhưng buổi tối thứ bảy "…con đường vắng vẻ ấy bỗng trở nên tấp nập, náo

Ngày đăng: 16/09/2018, 09:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Anh (2007), “Đọc du kí Việt Nam, ngồi một chỗ mà thấy ngoài muôn dặm”, báo Văn hóa, số ra ngày 30/3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc du kí Việt Nam, ngồi một chỗ mà thấy ngoài muôn dặm”, báo "Văn hóa
Tác giả: Nguyễn Anh
Năm: 2007
2. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (chủ biên) (2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (Từ cuối thế kỉ XIX đến 1945) (Tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (Từ cuối thế kỉ XIX đến 1945
Tác giả: Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
3. Lại Nguyên Ân, Nguyễn Hữu Sơn (sưu tầm) (2002), Tạp chí Tri tân (1941 - 1945) - Truyện và ký, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Tri tân (1941 - 1945) - Truyện và ký
Tác giả: Lại Nguyên Ân, Nguyễn Hữu Sơn (sưu tầm)
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2002
4. Minh Châu (1939), “Lên Sơn La”, Tràng An báo, (419), tr. 2 - 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lên Sơn La”, " Tràng An báo
Tác giả: Minh Châu
Năm: 1939
5. Thanh Châu (1943), "Nghệ thuật rong chơi", Trung Bắc Tân Văn, (160), tr. 10 - 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật rong chơi
Tác giả: Thanh Châu
Năm: 1943
6. Đức Dũng (1994), “Thử phân biệt ký văn học và ký báo chí”, Tạp chí Văn học, (6), tr. 21 - 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử phân biệt ký văn học và ký báo chí”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Đức Dũng
Năm: 1994
7. Tầm Dương (1967), “Bàn về thể kí”, Tạp chí văn học, (2), tr. 36 - 39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về thể kí”, "Tạp chí văn học
Tác giả: Tầm Dương
Năm: 1967
8. Tản Đà (1931), “Một sự đi chơi Laokay”, An Nam Tạp chí, (25) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một sự đi chơi Laokay”, "An Nam Tạp chí
Tác giả: Tản Đà
Năm: 1931
9. Tản Đà (1931), “Mấy bước đường rừng”, An Nam Tạp chí, (32) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy bước đường rừng”, "An Nam Tạp chí
Tác giả: Tản Đà
Năm: 1931
10. Đặng- v - Đàm (1929), "Khảo cứu về người Mường", Đông Phương, (20), tr. 3, (21), tr. 3, (22), tr. 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo cứu về người Mường
Tác giả: Đặng- v - Đàm
Năm: 1929
11. T.Đ (1945), "Từ Hà Nội đến Sơn La", Vì Nước, (7), tr. 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ Hà Nội đến Sơn La
Tác giả: T.Đ
Năm: 1945
12. Phạn Cự Đệ (chủ biên) (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX - những vấn đề lịch sử và lý luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ XX - những vấn đề lịch sử và lý luận
Tác giả: Phạn Cự Đệ (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Tái bản. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
14. Thuyết Hải “Nước non Cao Bằng”, Thời vụ, (số 76), ra ngày 4-11-1938; (số 77), ra ngày 10-11-1938; (số 76), ra ngày 15-11-1938. Tuyển in trong Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước non Cao Bằng”," Thời vụ
15. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2009), “Giá trị văn hóa và văn học của loại văn du ký (khảo sát qua sách Du ký Việt Nam)”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, (25), tr. 63 - 71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị văn hóa và văn học của loại văn du ký (khảo sát qua sách Du ký Việt Nam)”, "Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Hằng
Năm: 2009
16. Nguyễn Thúy Hằng (2009), “Những đặc điểm của văn học du ký trung đại”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, (30), tr. 75 - 83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đặc điểm của văn học du ký trung đại”, "Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thúy Hằng
Năm: 2009
17. Nguyễn Thúy Hằng (2015), Văn du ký nửa đầu thế kỷ XX và tiến trình hiện đại hóa văn học, Luận án Tiến sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn du ký nửa đầu thế kỷ XX và tiến trình hiện đại hóa văn học
Tác giả: Nguyễn Thúy Hằng
Năm: 2015
18. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm bài giảng về thể loại
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
19. Bùi Xuân Học (1933), "Một tiệc rượu xuông dưới ánh trăng mờ", Hà Thành ngọ báo, (1687), tr. 1- 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một tiệc rượu xuông dưới ánh trăng mờ
Tác giả: Bùi Xuân Học
Năm: 1933
20. Bùi Xuân Học (1933), "Dưới những ánh lửa đuốc của Sơn- Nhân", Hà Thành ngọ báo, (1684), tr. 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dưới những ánh lửa đuốc của Sơn- Nhân
Tác giả: Bùi Xuân Học
Năm: 1933

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w