Sự phối hợp nhiều điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Du ký về vùng Tây Bắc Việt Nam nữa đâu thế kỷ XX (Trang 67 - 74)

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA DU KÝ VỀ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

3.1. Vai trò của người kể chuyện trong du ký viết về vùng Tây Bắc

3.1.2. Sự phối hợp nhiều điểm nhìn trần thuật

Điểm nhìn là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. Điểm nhìn trần thuật là vấn đề cơ bản, then chốt của kết cấu. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Điểm nhìn văn bản là phương thức phát

63

ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả. Khái niệm điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức đánh giá, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới” [73, 88]. Điểm nhìn trần thuật được xem như một camera dẫn dắt người đọc vào khám phá nội dung văn bản. Khi nghiên cứu điểm nhìn trần thuật, người ta chia điểm nhìn thành các loại như điểm nhìn tác giả, điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời gian, điểm nhìn tâm lý, điểm nhìn tư tưởng, điểm nhìn tu từ…

Điểm nhìn nghệ thuật trong du ký thường mang tính đơn nhất. Điểm nhìn xuất phát và được quyết định từ một cá nhân duy nhất là tác giả, đồng thời kiêm nhiệm vai trò của nhân vật chính. Tác giả có mặt ở khắp nơi trong văn bản, dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.

Nữ ký giả Ngọc Ước trong chuyến hành trình Miền thượng du Bắc Kỳ viết: "Tôi có thể giới thiệu với các bạn, con đường này là đường thông thương nguy hiểm nhất ở miền thượng du phía Bắc, phần đường núi xiên tạc chênh vênh, vừa nhỏ hẹp vừa bằng đất thịt, lại thêm bao nhiêu dốc cao ngoắt ngoéo, quanh co. Phần cầu quán còn nhiều cái bắc bằng tre, rải lên trên một lớp phên nứa phủ qua một lớp đất sét mỏng. Nhất là về mùa mưa, nước trên núi tràn xuống luôn luôn làm trôi phăng những quãng đường dài xuống vực sâu hàng mấy trăm thước; có khi đất núi sụp đem theo cả những vừng cây cổ thụ nằm trùm trên đường bịt cả lối đi..." [90]. Hay ở bài ký Vượt 1200 thước cao qua đèo Tứ Lệ, sự việc cũng được trần thuật theo lối đơn nhất:

"Tỉnh Sơn la, từ khi thành lập đến giờ, lần này là lần đầu mới được cái hân – hạnh đón rước hai vị thượng quan, thủ hiến cỡ Đông –dương và thủ - hiến xứ Bắc – kỳ cùng các quan – chức lên thăm bữa thứ ba 4 Avril vừa rồi, nhân cuộc khánh thành con đường ô tô Suyut –Sơn – la (…) Từ Suyut lên Sơn – la đường đi toàn dựa mé núi. Có ngọn núi cao tới 1.200 thước ngọn núi cao ấy cách Suyut 53 cây số. Ngoài quả núi cao nhất 1200 thước còn những núi cao từ

64

600 đến 1.080 thước. Ngọn núi thấp nhất thuộc về châu Yên cũng cao đến 250 thước. Núi cao đèo hiểm như thế mà đường đi lại rất hẹp không đủ chỗ để hai xe tránh nhau, thật rất nguy hiểm" [23]. Có thể thấy các đoạn văn trên, điểm nhìn duy nhất là của tác giả. Các sự việc, hiện tượng được trần thuật hoàn toàn khách quan với đời sống. Đó là hệ quy chiếu cố định do chính tác giả tạo nên với mọi đối tượng. Dựa trên những đặc điểm về tuổi tác, giới tính, sở thích, tính cách, vốn hiểu biết của cá nhân tác giả mà sự vật hiện tượng hiện lên với những chiều nông sâu khác nhau, với những cách miểu tả bình giá khác nhau.

Xuất phát từ đặc trưng ghi chép "người thật, việc thật", du ký phổ biến điểm nhìn bên ngoài. Điểm nhìn bên ngoài tức là tác giả đánh giá, nhìn nhận, miêu tả đối tượng một cách khách quan, trung thực với những gì vốn có của nó.

Xét đoạn trích trong bài ký Sau tám năm trở lại thăm Laokay: "Sáng hôm sau, yểm tâm xong, ngựa đã sắp sẵn, bốn người, bốn ngựa, giong ruổi trên đường, thẳng tiến về vùng Mường Hòa, thăm cảnh cầu Mây. Ngựa lững thững bước một, ra khỏi phố thì theo quanh ria núi, dần dần tiến lên. Trên cao trông xuống thung lũng: ruộng lần lượt xếp thành hàng dọc, đường quanh co theo lối chữ

“chi”, rừng xanh trắng điểm thêm ít nhiều dòng nước, lại lơ thơ một vài nóc nhà gianh, xen lẫn với cỏ non xanh biếc, khác chi một bức tranh sơn thủy mãn hoa. Đường đi thực là hiểm trở, vừa hẹp, vừa khấp khểnh những đá cùng mô, vả dưới tinh hang với hốc, trông sâu thăm thẳm. Đi qua mấy đồi cỏ, vòng quanh mấy quả núi thì chúng tôi bắt đầu xuống dốc và một chốc đã trông thấy Mường Hòa. Phát nguyên từ núi Fan-si-pan, sông này là một chi nhánh sông Nhị Hà, có nhiều thác và chẩy qua hai cánh đồng. Về phía ấy là đông nam Chapa, sông Mường Hòa chạy qua giữa hai dẫy núi rồi chạy xuống một cánh đồng bằng rộng rãi, có nhiều ruộng nương xanh tốt. Thoạt nhìn đã biết mùa màng vùng ấy họ trông nom rất cẩn thận và mất nhiều công phu lắm mới được thế. Chung quanh ruộng lúa, trên các bãi có giồng ngô, đỗ…"

65

[54]. Điểm nhìn trần thuật của tác giả trong đoạn trích trên là điểm nhìn bên ngoài. Ngòi bút, giọng văn của tác giả hoàn toàn sắc lạnh để tái hiện hiện thực. Lối trần thuật hoàn toàn tự nhiên, khách quan chính xác. Điểm nhìn bên ngoài giúp tác giả có khả năng thu nạp tất cả những gì mình quan sát được, từ điểm nhìn này, tác giả đã tái hiện lại một bức tranh từ toàn cảnh đến chi tiết về thiên nhiên và đời sống người dân vùng Tây Bắc.

Do tính năng động của chủ thể khiến điểm nhìn trần thuật có khả năng chuyển dịch, tức là khi người viết nhập thân vào đối tượng để tả, để nhìn nhận đánh giá vấn đề. Các tác du ký có thể xoay chuyển vị trí của mình để có thể quan sát, nhìn nhận sự vật, hiện tượng ở nhiều góc độ khác nhau, mang lại tính khách quan cho thể loại. Lấy ví dụ như trong Tiếng cồng vang trốn rừng xanh, Nhị Lang thể hiện điểm nhìn trần thuật bên trong của mình: "Tiệc rượu của một con quan lý đương nhiên phải khác nhiều. Cũng các món ăn ngon lành như của người mình nhưng kém vẻ khéo léo, cũng đũa chén, ly tách. Trước khi nhập tiệc, những chén bạch định nhỏ xíu trước mặt mỗi người được rót đầy rượu nếp đặt bằng men lá. Uống vào thì dìu dịu, ngòn ngọt, không cay lắm. Mỗi quan khách được một cô gái Thổ ngồi hầu rượu. Trước khi rót, cô gái hát một bản nghe rất vui tai để ngụ ý chúc mừng quan khách xa xăm ký bước lãng du đến nơi sơn lâm cùng cốc này, ấy là một sự vẻ vang cho cây cao bóng cả đất nước này. Hát xong bản hát, cô gái kéo “đĩa” rượu lại gần mình, rót đầy hai chén, tay vừa rón rén cầm chén rượu không được cho sóng sánh, từ từ dâng tận miệng mình. Lẽ tất nhiên mình uống một chén, còn một chén mình phải tự cầm mời lại nàng uống. Cứ như thế, chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác, cho tới khi mình say ngả say nghiêng. Say cũng mặc, nàng cứ hát, cứ rót rượu. Nếu mình không uống nữa thì cứ việc bỏ hai cắc vào chén rượu là nàng thâu đĩa rượu về, rồi lại đến lượt khác, khác nữa… Ta phải công nhận rằng “tửu lượng” của các cô này, hằng chai lớn cũng không say" [28]. Rõ ràng trong đoạn văn trên tác có một sự đồng cảm thâm nhập sâu sắc vào đối tượng mới

66

có sự đồng cảm thấu hiểu sâu sắc với những nét văn hóa trong việc tiếp rượu của các cô gái người Thổ. Nhà văn đứng vào vị trí của đối tượng để quan sát đánh giá vấn đề "Ta phải công nhận rằng “tửu lượng” của các cô này, hằng chai lớn cũng không say". Đó là điểm nhìn từ bên trong nhân vật.

Nghệ thuật chuyển dịch điểm nhìn giữa "tác giả- ký giả- nhân vật" cũng được Nhật Nham sử dụng để thâm nhập vào cuộc sống, tìm hiểu phong tục, lối sống ở Tây Bắc. Xét đoạn trích sau: "Trong bữa cơm này có vị nấm tươi rất thơm ngon. Nấm Chapa là một thực phẩm rất quý, trừ miền trên này được dùng ngay sau khi lấy ở rừng về, nên được tươi tốt; còn muốn đem đi xa, phải phơi thật khô. Vì vậy, ở Trung châu ta, ít khi được dùng nấm tươi Chapa.

Ông Bang tá có cho chúng tôi biết đã thí nghiệm được cách ướp nấm tươi, đóng chai, gắn si để hàng năm vẫn còn nguyên chất, đem đi xa đến đâu cũng không hỏng.

Khi sắp ra về, ông Bang tá có nhã ý tặng tôi mấy chai nấm đem về Trung châu làm quà. (Sau đó một năm, tôi giở ra ăn, vẫn còn hương vị).

Ăn xong một lúc thì tan chợ Chapa; thổ dân trước lũ lượt ra về. Có mấy người vào mời bà Bang tá mua vải Mèo. Nhân thế mà tôi biết được một thứ vải gai của họ tự chế ra bằng gai lấy ở rừng. Vải này đã trắng, rất bóng và mị mặt;

nhiều người mua may quần áo thay vải tussor. Bà Bang cho biết: cứ đến vụ, nhiều bạn ở xa viết thư về nhờ mua nên giống Mèo quen khách hàng, cứ đến phiên chợ lại thi nhau đem vải đến tận nhà mời mua.

Xem thứ vải gai này mới biết người Mèo cũng có óc tinh anh, có thể dùng các thứ của Hóa công đã dành riêng cho họ ở miền rừng núi. Mỗi khi cần đến một thứ gì, họ lại nghĩ ra các phương pháp mà ta cho là xảo diệu" [54].

Ở đây ta thấy có sự dịch chuyển điểm nhìn rất rõ. Ban đầu là điểm nhìn của tác giả- ký giả: "Nấm Chapa là một thực phẩm rất quý, trừ miền trên này

67

được dùng ngay sau khi lấy ở rừng về, nên được tươi tốt; còn muốn đem đi xa, phải phơi thật khô". Hay "Nhân thế mà tôi biết được một thứ vải gai của họ tự chế ra bằng gai lấy ở rừng. Vải này đã trắng, rất bóng và mị mặt; nhiều người mua may quần áo thay vải tussor". Đó là cái nhìn hoàn toàn khách quan, tác giả cho độc giả thấy được một trong những sản vật nổi tiếng của Sapa thời bấy giờ là Nấm sapa và vải Mèo. Những đến câu "Ông Bang tá có cho chúng tôi biết đã thí nghiệm được cách ướp nấm tươi, đóng chai, gắn si để hàng năm vẫn còn nguyên chất, đem đi xa đến đâu cũng không hỏng", và "Bà Bang cho biết: cứ đến vụ, nhiều bạn ở xa viết thư về nhờ mua nên giống Mèo quen khách hàng, cứ đến phiên chợ lại thi nhau đem vải đến tận nhà mời mua" thì điểm nhìn có sự dịch chuyển. Lúc này không còn là điểm nhìn của tác giả nữa, hay nói các khác điểm nhìn của tác giả đã được dịch chuyển qua điểm nhìn của ông bà Bang tá "Ông Bang tá có cho chúng tôi biết…", "Bà Bang cho biết…". Đến đoạn văn cuối điểm nhìn lại được chuyển về phía tác giả "Xem thứ vải gai này mới biết người Mèo cũng có óc tinh anh, có thể dùng các thứ của Hóa công đã dành riêng cho họ ở miền rừng núi". Đó là cảm xúc của nhà văn khi được chiêm ngưỡng những nét tinh tế, tài tình của người Mèo khi họ biết tận dụng tự nhiên để làm ra sản vật độc đáo phục vụ cuộc sống. Rõ ràng sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật mang lại lối trần thuật rất khách quan. Nhà văn nhìn đối tượng ở nhiều góc độ khác nhau để có được những quan sát, mô tả cũng như đánh giá, bình luận một cách toàn diện và sâu sắc.

Điểm nhìn không gian và thời gian cũng được quan tâm, trú trọng trong thể tài du ký. Điểm nhìn không gian là nhìn xa, gần, trên, dưới, lệch, thẳng.

Điểm nhìn không gian trong các tác phẩm dy ký về vùng Tây Bắc có thể xem từ vùng thành thị đến vùng rừng núi, hướng dọc theo cuộc hành trình của các ký giả. Chẳng hạn, đoan văn trong Sau tám năm trở lại thăm Laokay, tác giả viết: "Từ Hà Nội lên tới Việt Trì, vẫn cảnh đồng bằng, hai bên ruộng lúa xanh rì. Rồi dần dần qua các đồi chè, núi cọ bao la bát ngát. Khoảng đường từ Yên

68

Bái đi Laokay, tầu đi quanh co, khi leo dốc, như rồng uốn khúc, như rắn lượn bò, núi cao rừng rậm, một giòng sông Thao nước đục, hai bên lau lách rậm rì.

Thỉnh thoảng vài ba chú thổ đẵn củi trên sườn non, xa xa hiện năm bảy túp lều gianh trong rừng rậm, cảnh chiều hôm như giục người lữ khách ôn lại chuyện xưa" [54]. Ở đây ta thấy, không gian có sự dịch chuyển từ vùng đồng bằng "hai bên ruộng lúa xanh rì. Rồi dần dần qua các đồi chè, núi cọ bao la bát ngát"

đến không gian núi rừng kỳ vĩ, hiểm trở "tầu đi quanh co, khi leo dốc, như rồng uốn khúc, như rắn lượn bò, núi cao rừng rậm". Trong Cuộc hành trình từ Lao kay đi Lai Châu, Đặng Trọng Khang cũng cho thấy điểm nhìn không gian có sự dịch chuyển giữa đồng bằng và rừng núi trập trùng, qua đó bày tỏ cảm xúc với vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Tây Bắc mà bấy lâu nay, tác giả vẫn nặng tình: "Từ đây tôi không còn được trông thấy những con đường to rải nhựa nữa, không được nghe những tiếng dịu dàng của người đồng bằng nữa, mà chỉ thấy đường núi trập trùng, chỉ nghe những tiếng Mán, Thổ líu lô.

Trên quãng đường nghìn dặm, nếu được bằng phẳng đã đành, còn xuống dốc lên cao, ăn sương nằm gió, lội suối qua đèo, nhưng cũng chẳng quản chi, vì thích cảnh thiên nhiên, bấy nay tôi vẫn nặng tình cùng non nước"

[25]. Sự dịch chuyển điểm nhìn không gian như vậy, gắn liền với cảm xúc của tác giả và hơn hết, nó phù hợp với triết lý về "ĐI" trong du ký.

Điểm nhìn thời gian là hiện tại, quá khứ hay tương lai. Trong du ký viết về vùng Tây Bắc, điểm nhìn thời gian chủ yếu được nhìn theo trục từ quá khứ- hiện tại; hiện tại- quá khứ hoặc đan xen giữa các trục thời gian. Nhật Nham viết Sau tám năm trở lại thăm Laokay đăng trên Tạp chí Tri Tân tạp chí, số 46, số 47, tháng 5-1942. Ngay ở đầu bài ký, tác giả viết: "Tôi còn nhớ năm 1930, cũng trên con đường này, lần đầu từ Phủ Lý thuyên lên Laokay, đối cảnh non sông này, tôi đã tự coi là cảnh trích hoạn (1930-1932). Vì thấy Laokay là nơi biên viễn, lại khí hậu không tốt, cho nên khi ấy, tôi lưu gia quyến tại Bắc Giang, một mình trên đường với một chiếc va ly, mong chóng hết hạn 18 tháng ra

69

về" [54]. Ta thấy, tác giả bắt đầu điểm nhìn từ trục thời gian quá khứ "Tôi còn nhớ năm 1930" và ngay ở tiêu đề bài ký cũng thể hiện điều đó "Sau tám năm trở lại…". Nhưng đến đoạn "1940! Hôm ấy, tôi tới Laokay hồi bẩy giờ chiều. Gia đệ cùng mấy người bạn ra tận ga đón", tác giả lại đứngở trục thời gian hiện tại để dẫn dụ độc giả dõi theo câu chuyện trên hành trình của mình.

Bài ký Cuộc hành trình từ Laokay đi Lai châu, Cuộc hành trình diễn ra trong mười ngày, được tác giả kể tỉ mỉ chi tiết theo trục thời thực tại: "(…) Hôm thứ bảy, chúng tôi đi dốc Séo lèng (…. ) Ngày thứ tám chúng tôi đi Mao-Xao- Phing (…) Tối hôm thứ chín, chúng tôi ngủ ở Chiên-chân (…) Sáng hôm thứ mười, ở Chiên- chân ra đi, 3 giờ chiều thì đến tỉnh". Ở các bài ký khác, như Miền thượng du Bắc Kỳ, Lên Sơn La, Pháo đài, Hai ngày dưới chân núi Fan- si-Pan… ta cũng thấy có chung điểm nhìn thời gian như thế. Như vậy, bằng việc lựa chọn linh hoạt các điểm nhìn thời gian, độc giả vẫn thấy các sự kiện, câu chuyện vẫn mạch lạc và hấp dẫn.

Từ cái nhìn đa diện với hiện thực và vận dụng linh hoạt điểm nhìn trần thuật, các tác phẩm du ký đã phác họa nên một bức tranh toàn diện về thiên nhiên và cuộc sống, con người vùng Tây Bắc.

Một phần của tài liệu Du ký về vùng Tây Bắc Việt Nam nữa đâu thế kỷ XX (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)