1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Lý thuyết trò chơi trong cạnh tranh

37 452 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 159,02 KB

Nội dung

Phan tich ly thuyet tro choiPhân tích lý thuyết trò chơiQuản trị marketingVận dụng lý thuyết trò chơi trong phân tích cạnh tranh giữa Coca Cola và PepsiCuộc cạnh tranh không khoang nhượng giữa Coca Cola và Pepsi đã kéo dài nhiều thập kỷ qua và đến nay vẫn tiếp tục. Để thấy được một cách rõ ràng thì bài này vận dụng lý thuyết trò chơi vào phân tích.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Chắc hẳn hầu hết mọi người từng nghe câu “thương trường là chiến trường”, quanđiểm đó đã hình thành từ rất lâu và hiện nay vẫn còn in sâu trong tư tưởng của nhiều nhàkinh doanh Họ cho rằng trong cạnh tranh bạn cần phải tỏ ra khôn ngoan hơn đối thủ,giành giật quyết liệt thị phần, khống chế nhà cung cấp, và khoá chặt khách hàng… Theoquan điểm đó, sẽ luôn luôn có người thắng và kẻ thua trong kinh doanh Tuy nhiên, ngàynay có một hệ tư tưởng mới cho rằng “kinh doanh là sự kết hợp giữa cạnh tranh và hợptác” Theo đó, “kinh doanh là sự hợp tác khi cần tạo ra chiếc bánh nhưng sẽ là cạnh tranhkhi đến lúc phải chia phần chiếc bánh đó” Nếu như với cách suy nghĩ cũ, có thể dẫn tớimột cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ trên thị trường Và nếu như việc đánh nhau

đó làm hỏng chiếc bánh thị trường thì bạn cũng sẽ chẳng còn gì để chiếm lấy nữa Đó làtình huống “cùng thua” (lose – lose) Hoặc bạn cố gắng để tạo ra chiếc bánh mà kết cụclại không chiếm được phần nào trong đó thì đó lại là tình huống “lose – win” Nhưng với

“Lý thuyết trò chơi”, bạn sẽ có cách tiếp cận hoàn toàn mới Thông qua lý thuyết này,chúng ta có thể xem xét các yếu tố cạnh tranh và hợp tác để đưa đến quyết định là lựachọn chiến lược “thắng – thua” (win – lose) hay “thắng – thắng” (win – win) Có thể nói

“Lý thuyết trò chơi” có khả năng làm biến chuyển hoàn toàn cách suy nghĩ của mọi người

về kinh doanh từ trước tới nay Càng ngày người ta càng công nhận rằng lý thuyết trò chơi

là một công cụ rất cần thiết để có thể hiểu được thế giới kinh doanh hiện đại Lý thuyết tròchơi tập trung vào vấn đề gây nhiều khó khăn nhất: đó là xây dựng các chiến lược đúngđắn và ra các quyết định đúng đắn Nó đặc biệt hiệu quả trong trường hợp có nhiều yếu tốliên hệ tương tác qua lại lẫn nhau và không một quyết định nào có thể được đưa ra mộtcách hoàn toàn độc lập với các quyết định khác Ngày nay tại nhiều trường đại học vềkinh tế ở nhiều nước thế giới, môn học “Lý thuyết trò chơi” đã được đưa vào giảng dạynhư một môn học quan trọng trong chương trình đào tạo Ngoài ra, cũng có rất nhiều nhàkinh tế đã sử dụng “Lý thuyết trò chơi” 2 trong những nghiên cứu của mình về nhữngcuộc cạnh tranh, những sự kiện lớn trên thương trường … Liên hệ với thực tế, Coca-Cola

và Pepsi là các đối thủ muôn thuở trên thị trường nước giải khát Vậy những chiến lược,

Trang 3

những quyết định trong cuộc canh tranh này đã được đưa ra như thế nào? Thắng thua đãthuộc về ai? Các doanh nghiệp này nên làm gì để có thể cạnh tranh hiệu quả hơn? Nhómchúng tôi xin phép sẽ trình này về lý thuyết trò chơi và phân tích cụ thể hai doanh nghiệpCoca-Cola và Pepsi để làm rõ vấn đề.

Trang 4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 1.1 Lịch sử của “Lý thuyết trò chơi”: 1

Những thảo luận đầu tiên được biết đến về lý thuyết trò chơi xuất hiện trong một láthư viết bởi James Waldegrave vào năm 1713 Trong lá thư này, Waldegrave đưa ra lờigiải chiến thuật hỗn hợp “minimax” cho một trò đánh bài hai người chơi, có tên gọi là “leHer” Chỉ đến khi sự xuất bản “Nghiên cứu về những định luật toán học của lý thuyết tàisản” của Antoine Augustin Cournot vào năm 1838 thì những phân tích chung về lý thuyếttrò chơi mới được theo đuổi Trong tác phẩm này Cournot xem xét duopoly và đưa ra mộtphiên bản giới hạn của “cân bằng Nash”

Mặc dù những phân tích của Cournot là tổng quát hơn của Waldegrave, lý thuyếttrò chơi chưa thật sự tồn tại như là một ngành duy nhất cho đến khi John von Neumannxuất bản một loạt các bài báo vào năm 1928 Những kết quả này sau này được mở rộngthêm ra trong cuốn sách xuất bản năm 1944, có tên là “Lý thuyết trò chơi và các hành vikinh tế” bởi John von Naumann và Oskar Morgenstern Công trình khoa học này rất xuấtsắc và ngay lập tức được tiên đoán sẽ trở thành một trong những thành tựu khoa học vĩđại nhất của thế kỉ Tác phẩm uyên thâm này chứa đựng những phương pháp tìm nhữnglời giải tối ưu cho những trò chơi tổng bằng không với hai người chơi Nó đã dẫn đến một

số lượng lớn các công trình kỹ thuật được viết ra trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị,chiến lược quân sự, luật, công nghệ thông tin và thậm chí cả sinh học Trong suốt khoảngthời gian này, những tác phẩm về lý thuyết trò chơi chủ yếu tập trung vào lý thuyết các tròchơi hợp tác, phân tích về những chiến thuật tối ưu cho một nhóm các cá nhân, giả sửrằng họ có thể đảm bảo những thỏa thuận giữa họ với những chiến thuật thích hợp

Lý thuyết trò chơi bắt đầu hình thành và áp dụng từ những ngày đầu của thế chiếnthứ hai, khi các lực lượng hải quân Anh chơi trò mèo vờn chuột với các tàu chiến ngầmcủa phát xít Đức và họ muốn nắm rõ hơn về trò chơi để có thể thắng được nhiều hơn Họ

1 : cong-ty-vien-thong-tren-thi-truong-viet-nam-trong-qua-trinh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te.htm

Trang 5

https://123doc.org/document/2254955-de-tai-ly-thuyet-tro-choi-trong-cuoc-chay-dua-giua-cac-đã khám phá ra rằng những bước đi đúng hóa ra lại không phải là những gì các hoa tiêu

và thuyền trưởng vẫn làm dựa vào trực giác của mình Bằng cách áp dụng những kháiniệm về sau được biết đến như lý thuyết trò chơi, người Anh đã có thể cải thiện thành tíchbắn trúng đích của mình lên đáng kể Thắng lợi đối với các tàu ngầm của địch đã chophép họ tiếp tục áp dụng lý thuyết trò chơi vào các hoạt động khác trong chiến tranh

Vào năm 1950, thảo luận đầu tiên về “Prisoner’s dilemma” (Tình thế tiến thoáilưỡng nan của 2 người tù) xuất hiện, và một thử nghiệm được làm về trò chơi này tại công

ty RAND Vào cùng khoảng thời gian đó, John Nash phát triển một định nghĩa về mộtchiến thuật “tối ưu” cho các trò chơi với nhiều người chơi, và chưa một tối ưu nào được

định nghĩa trước đó Định nghĩa này về sau được biết đến với tên gọi “cân bằng Nash”.

John Nash đã thành công trong việc khái quát hóa định lý minimax bằng việc cho rằngmỗi trò chơi cạnh tranh đều có ít nhất một điểm cân bằng trong cả hai chiến lược: hỗn hợp

và đơn thuần (mix and pure strategy) Ông đã dùng tên của mình đặt cho điểm cân bằng.Với việc đưa ra giải pháp dựa trên cơ sở điểm cân bằng, điểm cân bằng Nash trở thànhkhái niệm về lý thuyết trò chơi được ứng dụng rộng rãi nhất tính đến thời điểm hiện nay

Lý thuyết trò chơi trải qua một thời gian sôi động trong những năm 1950, trongnhững năm đó những khái niệm về cốt lõi, dạng trò chơi bao quát, trò chơi giả, trò chơilặp và giá trị Shapley được phát triển Thêm vào đó, những ứng dụng đầu tiên của lýthuyết trò chơi vào triết học và khoa học chính trị cũng được diễn ra trong thời gian này.Vào năm 1965, Reinhard Selten giới thiệu khái niệm lời giải của các cân bằng lý tưởngcủa các trò chơi con, làm chính xác thêm “cân bằng Nash”

Vào năm 1967, John Harsanyi phát triển các khái niệm “thông tin hoàn hảo” và

“trò chơi Bayesian” Trong những năm 1970, lý thuyết trò chơi được áp dụng rộng rãi vàosinh học, chủ yếu là do kết quả của các công trình của John Maynard Smith và “chiếnlược tiến hóa bền vững” của ông

Năm 1994, lần đầu tiên vai trò quan trọng của “Lý thuyết trò chơi” được công nhận

rộng rãi khi giải Nobel kinh tế được trao cho những học giả có những nghiên cứu về học

thuyết này Ba học giả gồm: John C Harsanyi (1920 – 2000) người Mỹ gốc Hungary,John F Nash Jr (1928) học giả người Mỹ, Reinhard Selten (1930) học giả người Đức đã

Trang 6

được trao tặng giải thưởng Nobel kinh tế vì sự tiên phong của họ trong việc phân tích sựcân bằng trong lý thuyết trò chơi

Và gần đây nhất, ngày 10/10/2005, một lần nữa những nghiên cứu về “Lý thuyếttrò chơi” lại được vinh danh tại giải thưởng cao quí Nobel Đồng chủ nhân của giảithưởng trị giá 1,3 triệu USD này là hai nhà nghiên cứu kinh tế Thomas Schelling người

Mỹ, và Robert Aumann người Israel Theo công bố của Viện hàn lâm hoàng gia ThụyĐiển, hai nhà nghiên cứu kinh tế trên được tôn vinh bởi những đóng góp quan trọng của

họ trong việc tiếp tục phát triển “Lý thuyết trò chơi” Các công trình nghiên cứu của hainhà khoa học trên đã đi sâu vào việc lý giải các vấn đề liên quan đến những xung đột vàhợp tác, đặc biệt là các xung đột kinh tế như tranh chấp về giá cả hay chiến tranh thươngmại Giáo sư Thomas Schelling trước kia từng học, nghiên cứu và giảng dạy tại đại họcHavard, sau là giáo sư của đại học Maryland Chuyên ngành chính của ông là kinh tếchính trị trong khi sở trường của Robert Aumann là các mô hình tóan trong kinh tế.Những đóng góp của Thomas Schelling và Robert Aumann được đánh giá cao bởi hai ông

đã lập luận khá thuyết phục việc “Lý thuyết trò chơi” sẽ vượt qua biên giới của mỗi quốcgia Điều đó lại càng có ý nghĩa tại thời điểm của thế kỷ 21, khi hội nhập và toàn cầu hóatrở thành tất ysếu và hiển nhiên

Trong khi Aumann được tôn vinh bởi những lý thuyết mang tính lý luận cho “Lýthuyết trò chơi” thì Thomas Schelling lại được ghi công cho những áp dụng lý thuyết nàycủa ông trong thực tế Trong những năm 1950, Schelling đã từng thử áp dụng học thuyết

về trò chơi trong các vấn đề an ninh thế giới và chạy đua vũ trang giữa hai khối Đông –Tây Song song với các công trình của Schelling thì Aumann cũng có những nghiên cứucủa riêng mình liên quan đến phát triển học thuyết trò chơi Phương pháp và cách thứcnghiên cứu của Aumann khác hẳn với Schelling cho dù hai ông có cùng mục đích nghiêncứu Schelling dùng nhiều những ví dụ dễ hiểu và thực tế đã xảy ra Còn Aumann thiên về

mô hình toán học, trừu tượng nhưng có khả năng khái quát cao Ông tập trung vào việcnghiên cứu kết quả cuối cùng của cuộc chơi giữa những thành viên có xung đột lợi ích 11với nhau Aumann đã tìm cách lý giải tại sao một nhóm thành viên chơi lại có khả năngthắng thế khi những xung đột lợi ích cứ được lặp lại Đó là do những thành viên này biết

Trang 7

cách hợp tác và tạo ra liên minh có lợi cho mình Robert Aumann cũng đã thể hiện trongcác công trình của mình những điều kiện nhất định có thể tạo thuận lợi cho việc hợp tác

và ngược lại với những điều kiện khác có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hợptác Kết quả nghiên cứu này được coi là công cụ rất tốt để giải thích và đưa ra hướng giảiquyết các xung đột kinh tế, tranh chấp về giá cả hay thương mại

1.2 Biểu diễn trò chơi

1.2.1 Dạng chuẩn tắc

Trò chơi chuẩn tắc là một ma

trận cho biết thông tin về các đấu

thủ, chiến lược, và cơ chế thưởng

phạt (xem ví dụ bên phải) Trong ví

dụ, có hai đấu thủ, một người chọn

hàng, người kia chọn cột Mỗi đấu

thủ có hai chiến lược, mỗi chiến lược

được biểu diễn bởi một ô được xác

định bởi số hiệu hàng và số hiệu cột của nó Mức thưởng phạt được ghi trong ô đó Giá trị

thứ nhất là mức thưởng phạt cho đấu thủ chơi theo hàng (trong ví dụ là Đấu thủ 1); giá trị thứ hai là mức thưởng phạt cho đấu thủ chơi theo cột (trong ví dụ là Đấu thủ 2) Giả sử Đấu thủ 1 chơi hàng trên và Đấu thủ 2 chơi cột trái Khi đó, Đấu thủ 1 nhận 4 điểm và Đấu thủ 2 nhận 3 điểm.

Khi một trò chơi được biểu diễn bằng dạng chuẩn tắc, người ta coi rằng mỗi đấuthủ hành động một cách đồng thời, hoặc ít nhất không biết về hành động của người kia.Nếu các đấu thủ có thông tin về lựa chọn của các đấu thủ khác, trò chơi thường được biểudiễn bằng dạng mở rộng

1.2.2 Dạng mở rộng

Các trò chơi dạng mở rộng cố gắng mô tả các trò chơi có thứ tự quan trọng Ở đây,các trò chơi được biểu diễn bằng cây (như trong hình bên trái) Mỗi đỉnh (hoặc nút) biểu

Trang 8

diễn một điểm mà người chơi có thể lựa chọn.Người chơi được chỉ rõ bằng một số ghi cạnh đỉnh.Các đoạn thẳng đi ra từ đỉnh đó biểu diễn các hànhđộng có thể cho người chơi đó Mức thưởng phạtđược ghi rõ tại đáy cây

Trong trò chơi trong hình, có hai người chơi

Đấu thủ 1 đi trước và chọn F hoặc U Đấu thủ 2 nhìn thấy nước đi của Đấu thủ 1 và chọn

A hoặc R Giả sử Đấu thủ 1 chọn U và sau đó Đấu thủ 2 chọn A Khi đó, Đấu thủ 1 được

8 điểm và Đấu thủ 2 được 2 điểm.

Các trò chơi mở rộng còn có thể mô tả các trò chơi đi đồng thời Hoặc có mộtđường chấm chấm hoặc một đường tròn vẽ quanh hai đỉnh khác nhau để biểu diễn rằngchúng đều thuộc cùng một tập hợp thông tin (nghĩa là, người chơi không biết họ đang ởđiểm nào)

1.3 Các loại trò chơi

1.3.1 Trò chơi đối xứng

Một trò chơi đối xứng là một trò chơi mà phần lợi cho việc chơi một chiến thuậtnào đó chỉ phụ thuộc vào các chiến thuật được sử dụng, chứ không phụ thuộc vào ngườinào đang chơi Nếu như tính danh của những người chơi có thể thay đổi mà không làmthay đổi phần lợi đối với chiến thuật chơi, thì một trò chơi là đối xứng Nhiều trò chơi 2×2thường được nghiên cứu là đối xứng Những biểu diễn chuẩn của trò chơi con gà, song đề

tù nhân, đi săn nai là những trò chơi đối xứng

Đa số những trò chơi bất đối xứng được nghiên cứu là những trò chơi mà các tậphợp chiến thuật khác nhau được sử dụng bởi hai người chơi Chẳng hạn, trò chơi tối hậuthư và tương tự như vậy trò nhà độc tài có chiến thuật khác nhau cho mỗi người chơi Tuyvậy, có thể xảy ra trường hợp một trò chơi có những chiến thuật giống nhau cho cả hai

Trang 9

người chơi, nhưng vẫn bất đối xứng Chẳng hạn, trò chơi được minh họa bên phải là bấtđối xứng mặc dù cho có cùng tập các chiến thuật cho cả 2 người chơi.

1.3.2 Trò chơi tổng bằng không và trò chơi tổng khác không

Trong trò chơi tổng bằng không, với mọi tổ hợp của các chiến lược chơi, tổng điểmcủa tất cả các người chơi trong ván chơi luôn bằng 0 Nói một cách không chính thức, đấuthủ này hưởng lợi trên thiệt hại của các đấu thủ khác Một ví dụ là trò Poker, trong đóngười này thắng số điểm bằng đúng số điểm mà người kia thua Các loại cờ cổ điển như

cờ vây, cờ vua và cờ tướng cũng là các trò chơi tổng bằng không Nhiều trò chơi mà cácnhà lý thuyết trò chơi nghiên cứu, trong đó có song đề tù nhân nổi tiếng, là các trò chơitổng khác không, do có một số kết cục có tổng kết quả lớn hơn hoặc nhỏ hơn không Nóimột cách không chính thức, trong các trò chơi tổng khác không, một thu hoạch của đấuthủ này không nhất thiết tương ứng với một thiệt hại của một đấu thủ khác Có thể biếnđổi một trò chơi bất kỳ thành một trò chơi tổng bằng không bằng cách bổ sung một đấuthủ "bù nhìn" sao cho các thiệt hại của đấu thủ này bù lại tổng thu hoạch của các đấu thủkhác

1.3.3 Trò chơi đồng thời và trò chơi tuần tự

Trong các trò chơi đồng thời, cả hai đấu thủ thực hiện các nước đi một cách đồngthời, hoặc nếu không thì đấu thủ này sẽ không biết về các hành động trước đó của các đốithủ khác (và như vậy cũng tạo "hiệu ứng" đồng thời) Trong các trò chơi tuần tự, người đisau có biết một số (nhưng không nhất thiết toàn bộ) thông tin về các nước đi trước

Biểu diễn dạng chuẩn tắc được dùng để biểu diễn các trò chơi đồng thời, còn biểudiễn dạng mở rộng được dùng cho các trò chơi tuần tự

1.3.4 Trò chơi thông tin hoàn hảo và trò chơi có thông tin không hoàn hảo

Các trò chơi thông tin hoàn hảo lập thành một tập con quan trọng của các trò chơituần tự Một trò chơi được gọi là có thông tin hoàn hảo nếu mọi đấu thủ biết tất cả cácnước đi mà tất cả các đấu thủ khác đã thực hiện Do vậy chỉ có các trò chơi tuần tự mới có

Trang 10

thể là các trò chơi thông tin hoàn hảo Hầu hết các trò chơi được nghiên cứu trong lýthuyết trò chơi là các trò chơi thông tin không hoàn hảo, tuy một số trò chơi hay như cờvây, cờ vua lại là trò chơi thông tin hoàn hảo.

Tính chất thông tin hoàn hảo thường bị nhầm lẫn với khái niệm thông tin đầy đủ.Tính chất thông tin đầy đủ đòi hỏi rằng mỗi người chơi biết về các chiến lược và thànhquả thu được của các người chơi khác, nhưng không nhất thiết biết về các hành động củahọ

1.3.5 Các trò chơi dài vô tận

Bởi các lý do hiển nhiên, các trò chơi được nghiên cứu bởi các kinh tế gia vànhững người chơi trong thế giới thực nhìn chung là kết thúc trò chơi trong hữu hạn cácbước đi Các nhà toán học lý thuyết không bị cản trở bởi điều đó, và lý thuyết gia về tậphợp đặc biệt nghiên cứu về các trò chơi kết thúc sau vô hạn các bước đi, bởi người thắng(hay là phần lợi) là không biết được cho đến sau khi các bước đi đó đã hoàn thành

Sự chú ý thường không phải là quá nhiều về cách nào tốt nhất để chơi trò chơi, màđơn giản là chỉ phụ thuộc vào người chơi hay người kia có hay không một chiến thuậtchiến thắng Sự tồn tại của những chiến thuật như vậy, cho những trò chơi được thiết kếmột cách thông minh, có những kết quả quan trọng trong lý thuyết miêu tả tập hợp

1.4 Ứng dụng của lý thuyết trò chơi

Các trò chơi trong dạng này hay dạng khác được sử dụng rộng rãi trong nhiềungành nghiên cứu khác nhau

1.4.1 Kinh tế và kinh doanh

Các nhà kinh tế học đã sử dụng lý thuyết trò chơi để phân tích một diện rộng cáchiện tượng kinh tế, trong đó có đấu giá, mặc cả, độc quyền nhóm, các tổ chức mạng lưới

chiến lược được biết với tên các trạng thái cân bằng trong trò chơi Nổi tiếng nhất là cân

Trang 11

bằng Nash của nhà toán học John Nash, người đã được giải thưởng Nobel cho công trìnhnghiên cứu của ông về lý thuyết trò chơi.

Diễn tả

Công dụng đầu tiên là để cung cấp thông tin cho chúng ta về việc là toàn bộ dân số

sẽ thực sự hành xử như thế nào Một số học giả tin rằng bằng cách tìm ra những điểm cânbằng của những trò chơi họ có thể dự đoán được dân số sẽ hành xử như thế nào khi đốiphó với những tình huống giống như trò chơi đang được nghiên cứu Quan điểm đặc biệtnày về lý thuyết trò chơi đã bị chỉ trích gần đây Thứ nhất, nó bị chỉ trích bởi vì những giả

sử được ra bởi các lý thuyết gia trò chơi thường bị vi phạm Một số lý thuyết gia trò chơi

có thể giả sử rằng những người chơi luôn hành xử hợp lý để làm tối ưu hóa phần thắngcủa anh ta, nhưng người thật thường hành động hoặc là không hợp lý, hoặc là hành độnghợp lý để là tối ưu phần thắng của một nhóm người lớn hơn Những lý thuyết gia trò chơitrả lời bằng cách so sánh những giả sử của họ với những giả sử được sử dụng trong vật lý

Do vậy trong khi những giả sử của họ không phải luôn luôn đúng, họ có thể xem lý thuyếttrò chơi như là một lý tưởng khoa học hợp lý giống như là các mô hình được sử dụng bởi

chơi đã được giảm đi bởi vì một số thí nghiệm cho thấy rằng các cá nhân không chơinhững chiến lược cân bằng Ví dụ, trong trò chơi Centipede, Đoán 2/3 trung bình, và trò

liên quan đến sự quan trọng của những thí nghiệm này

Thay vào đó, một số tác giả cho rằng cân bằng Nash không đưa ra những dự đoáncho toàn dân số con người, nhưng thiên về cung cấp một lời giải thích tại sao những dân

số chơi theo cân bằng Nash vẫn duy trì ở trong trạng thái đó Tuy nhiên, câu hỏi tại saodân số đạt đến những điểm đó vẫn là bài toán mở

Một số lý thuyết gia trò chơi đã xoay qua lý thuyết tiến hóa trò chơi để lý giảinhững lo lắng này Những mô hình này giả sử hoặc là không có sự hợp lý nào hoặc là hợp

không cần thiết giả sử chọn lọc tự nhiên theo nghĩa của sinh học Lý thuyết tiến hóa trò

Trang 12

chơi bao gồm cả sinh học cũng như là tiến hóa văn hóa và cũng như các mô hình học tập

cá nhân (ví dụ, biến động của trò chơi giả)

Tính quy chuẩn

Theo ý kiến khác, một số học giả cho rằng lý thuyết trò chơi không phải là mộtcông cụ dự đoán cho hành vi của con người, mà như là một đề nghị để người ta nên phải

hành xử như thế nào Bởi vì một cân bằng Nash của một trò chơi bao gồm những đáp lại

tốt nhất cho những hành động của các người chơi khác, chơi một chiến thuật là một phần

của một cân bằng Nash trông có vẻ là hợp lý Tuy nhiên, việc sử dụng này của lý thuyết

trò chơi cũng đã bị chỉ trích Đầu tiên, trong một số trường hợp là hợp lý để chơi một

chiến lược không cân bằng nếu như một người mong đợi những người khác cũng chơi

những chiến lược không cân bằng Ví dụ, xem Đoán 2/3 giá trị trung bình

Thứ hai là, Song đề tù nhân đưa ra một phản ví dụ nổi bật khác Trong Song đề tùnhân, mỗi người chơi đi theo sở thích riêng của anh ta dẫn đến cả hai người chơi đều bị

thiệt thòi thêm nếu như họ không theo đuổi những sở thích riêng của họ Một số học giả

tin rằng điều này biểu diễn sự thất bại của lý thuyết trò chơi như là một khuyến cáo cho

Trang 13

cân bằng có liên quan đến khái niệm của sự hợp lý, nhưng là thiên về những thứ có thểduy trì được bởi các lực tiến hóa Cân bằng được biết đến nhiều nhất trong sinh học đượcbiết đến như là chiến lược tiến hóa bền vững (viết tắt ESS cho Evolutionary StableStrategy), là được giới thiệu lần đầu bởi John Maynard Smith (mô tả trong cuốn sách năm

1982 của ông) Mặc dù động lực ban đầu của nó không liên quan đến bất cứ yêu cầu vềtinh thần nào của cân bằng Nash, mỗi ESS là một cân bằng Nash

Trong sinh học, lý thuyết trò chơi đã được sử dụng để hiểu được nhiều hiện tượngkhác nhau Nó được sử dụng lần đầu để giải thích sự tiến hóa (và bền vững) của tỷ lệ giớitính khoảng 1:1.Ronald Fisher (1930) đề nghị rằng tỉ lệ giới tính 1:1 là kết quả của nhữnglực tiến hóa tác động lên những cá nhân là những người có thể được xem như là cố gắnglàm tối đa số cháu chắt của mình

Thêm vào đó, những nhà sinh vật đã sử dụng lý thuyết trò chơi tiến hóa và ESS đểgiải thích sự nổi lên của liên lạc giữa muông thú (Maynard Smith& Harper, 2003) Sựphân tích của các trò chơi tín hiệu và các trò chơi liên lạc khác đã cung cấp một số trựcgiác vào trong sự tiến hóa của việc liên lạc giữa muôn thú

Cuối cùng, các nhà sinh vật đã sử dụng trò chơi diều hâu - bồ câu để phân tíchnhững hành vi đánh nhau và tranh giành lãnh thổ Trong trò chơi này, hai cá thể cạnhtranh nhau về nguồn lợi cố định V và từng cá thể có quyền lựa chọn một trong hai chiếnthuật như sau:

- Diều hâu: Với tập tính hung hăng sẽ tấn công liên tục cho đến khimột trong hai bên bị thương

- Bồ câu: Lập tức rút lui khi đối phương có động thái tấn công

Trang 14

Ta giả sử rằng cả hai cá thể đều chọn lối chơi

Diều hâu, kết quả là cả hai bên sẽ chịu một tổn thất

tương đương nhau, cái giá phải trả cho cả hai bên

có giá trị là C Trong trường hợp Diều hâu gặp Bồ

câu, Bồ câu sẽ lập tức rút lui và Diều hâu sẽ chiếm

được nguồn lợi để tồn tại Trường hợp cuối cùng, khi hai Bồ câu gặp nhau, chúng sẽ chia

sẻ nguồn lợi và cùng chung sống

1.4.3 Khoa học máy tính và logic

Lý thuyết trò chơi đã đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong logic và trong

đó, những khoa học gia máy tính đã sử dụng trò chơi để mô phỏng những tính toán tương

1.4.4 Chính trị học

Các nghiên cứu trong khoa học chính trị cũng có sử dụng lý thuyết trò chơi Mộtthuyết trò chơi giải thích cho lý thuyết dân chủ hòa bình rằng tính công khai và tranh luậncởi mở trong các nền dân chủ sẽ gởi một thông điệp rõ ràng và khả tín về các mục tiêuđến những chế độ khác Ngược lại, khó mà biết được những chủ đích của của các lãnhđạo phi dân chủ (độc tài), rằng sẽ có sự nhượng bộ chung hiệu quả nào, và các lời hứa hẹn

có được tôn trọng hay không Do đó, sẽ tồn tại sự việc không tin tưởng và không mongmuốn nhằm tạo ra sự nhượng bộ chung nếu ít nhất một trong các thành phần của sự bàncãi này là thành phần phi dân chủ

1.4.5 Triết học

Lý thuyết trò chơi đã được đưa vào một vài sử dụng trong triết học Hai bài báo bởi

một triết lý của hội nghị Khi làm việc đó, ông đã cung cấp những phân tích đầu tiên của

Trang 15

được quản lý Thêm vào đó, ông lần đầu tiên đề nghị rằng người ta có thể hiểu được ýnghĩa dưới các điều kiện của trò chơi đánh tín hiệu Đề nghị sau đã được theo đuổi bởimột vài triết gia tính từ Lewis (Skyrms 1996, Grim et al 2004).

Trong đạo đức, một số tác giả đã cố gắng theo đuổi dự án này, bắt đầu bởi Thomas

giống như Song đề tù nhân đưa ra những mâu thuẫn rõ ràng giữa đạo đức và lợi ích cá

nhân, giải thích tại sao hợp tác là cần thiết bởi lợi ích cá nhân là một phần quan trọng của

dự án này Chiến lược chung này là một phần của quan điểm hợp đồng xã hội tổng quáttrong triết học chính trị

Cuối cùng, một số tác giả khác đã cố gắng sử dụng lý thuyết tiến hóa trò chơi đểgiải thích sự phát triển trong quan điểm con người về đạo đức và những hành xử tương

ứng của muông thú Những tác giả này đã xem xét một số trò chơi bao gồm Song đề tù nhân, săn nai và trò mặc cả của Nash như để cung cấp một lời giải thích về sự phát triểncủa các quan điểm về đạo đức

1.5 Ưu điểm, hạn chế của lý thuyết trò chơi

1.5.1 Ưu điểm

- Lý thuyết trò chơi cung cấp thông tin chi tiết về các khía cạnh ít được biết tới, phát sinhtrong các tình huống tranh chấp, xung đột lợi ích Ví dụ, nó mô tả điển hình về cạnh tranhđộc quyền và hình thành các liên minh trong lĩnh vực kinh tế

- Lý thuyết trò chơi đưa ra một cái nhìn tổng quan và là cơ sở để phân tích việc ra quyếtđịnh trong những tình huống mà có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các công ty

- Ít nhất là trong trò chơi tổng bằng không, lý thuyết trò chơi vạch ra một kỹ thuật địnhlượng khoa học có thể được người chơi sử dụng để đạt được chiến lược tối ưu nhất

1.5.2 Hạn chế

Trang 16

- Lý thuyết này hơi khó để nắm bắt và đòi hỏi nhiều phép toán phức tạp chính vì thế một bộphận nhà kinh tế học vẫn hoài nghi về nó.

- Giải định việc người chơi có hiểu biết về khả năng thu lợi của mình cũng như lợi của đốithủ là không thực tế

- Các kỹ thuật giải quyết các trò chơi liên quan đến chiến lược hỗn hợp, đặc biệt trong

trường hợp Ma trận tỷ lệ (Là xác định những giá trị mong đợi của hai hoặc nhiều phương

án mà mỗi phương án thì được định vị với một ước đoán về xác suất) là rất phức tạp

- Tất cả các vấn đề cạnh tranh không thể giải quyết được bằng lý thuyết trò chơi, mà đòihỏi phải vận dụng những lý thuyết khác

Trang 17

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY COCA-COLA VÀ CÔNG TY

PEPSI VIỆT NAM 2.1 Lịch sử về công ty Coca-Cola Việt Nam

Công ty Coca-Cola là công ty nước giải khát lớn nhất thế giới với hơn 450 thươnghiệu sáng giá Cùng với Coca-Cola - thương hiệu được thừa nhận là giá trị nhất thế giới,danh mục vốn đầu tư của công ty cũng bao gồm 12 thương hiệu khác trị giá hàng tỉ đô la

đó là Diet Coke, Fanta, Sprite, Coca-Cola Zero, Vitaminwater, Pererade, Minute Maid vàGeorgia Coffee Trên qui mô toàn cầu, Coca-Cola là nhà cung cấp số 1 thế giới về nướcuống, nước ép và các đồ uống làm từ nước ép, trà và cà phê pha sẵn Thông qua hệ thốngphân phối nước giải khát lớn nhất thế giới, mỗi ngày gần 2 tỷ lượt người thưởng thức cácloại nước giải khát của Coca-Cola ở hơn 200 quốc gia Với cam kết lâu dài đối với việcxây dựng cộng đồng lành mạnh, công ty tập trung vào những sáng kiến giúp bảo vệ môitrường, bảo tồn tài nguyên và tăng cường phát triển kinh tế cộng đồng ở bất kì nơi nàocông ty hoạt động

Kể từ khi quay lại thị trường Việt Nam từ năm 1994, Công ty Coca-Cola đã đầu tưhơn 200 triệu đô la Mỹ cho thị trường này và có các nhà máy đóng chai ở Hà Tây, ĐàNẵng và TP Hồ Chí Minh Công ty Coca-Cola cung cấp cho người tiêu dùng Việt Namnhiều thương hiệu nước giải khát nổi tiếng như Coca-Cola, Sprite, Fanta, Thumbs Up,Coca-Cola Light (cho người ăn kiêng), Schweppes; cùng các sản phẩm mới như nướccam có tép Minute Maid Splash, nước uống tinh khiết đóng chai Joy và nước tăng lựcSamurai

Giới thiệu lần đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1960 và đã trở lại từ tháng 2 năm 1994,sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại

 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam

 Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinhdoanh lâu dài

Trang 18

 Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương vàcông ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.

 Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công

ty Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-Cola

và công ty Chương Dương của Việt Nam

 Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền TrungCoca-Cola Non Nước Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola ĐôngDương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng

 Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty LiênDoanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài Các Liên Doanh của Coca-Colatại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và

sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương miềnNam

 Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũngchuyển sang hình thức sở hữu tương tự

 Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công tyNước Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý củaCoca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh

 Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giaocho Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới

Coca-Cola Việt Nam có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc: HÀ TÂY - ĐÀNẴNG - HỒ CHÍ MINH

2.2 Lịch sử về công ty Pepsi Cola Việt Nam

Ngày đăng: 15/09/2018, 21:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Trung Thành (2006) – Đề tài lý thuyết trò chơi trong cuộc chạy đua giữa các công ty viễn thông trên thị trường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - https://text.123doc.org/document/2254955-de-tai-ly-thuyet-tro-choi-trong-cuoc-chay-dua-giua-cac-cong-ty-vien-thong-tren-thi-truong-viet-nam-trong-qua-trinh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te.htm - truy cập ngày 28/07/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài lý thuyết trò chơi trong cuộc chạy đua giữa cáccông ty viễn thông trên thị trường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2018) – Lý thuyết trò chơi - https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_thuy%E1%BA%BFt_tr%C3%B2_ch%C6%A1i– truy cập ngày 26/07/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết trò chơi
3. Nguyễn Sang (2010) – Lý thuyết trò chơi và cuộc tranh hung giữa Coca và Pepsi - https://vi.scribd.com/doc/117399141/L%C3%9D-THUY%E1%BA%BET-TRO-CH%C6%A0I-VA-CU%E1%BB%98C-TRANH-HUNG-GI%E1%BB%AEA-COCA-PEPSI– truy cập ngày 25/06/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết trò chơi và cuộc tranh hung giữa Coca và Pepsi
4. Fase Destroyer - Game Theory (Pepsi and Coke example) - https://www.academia.edu/8863129/Game_Theory_Pepsi_and_Coke_example_ - truy cập ngày 25/06/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Game Theory (Pepsi and Coke example)
5. Presh Talwalkar (2011) - Why are Coke and Pepsi never on sale at the same time? An answer from game theory - https://mindyourdecisions.com/blog/2011/09/06/why-are-coke-and-pepsi-never-on-sale-at-the-same-time-an-answer-from-game-theory/ - truy cập ngày 26/07/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Why are Coke and Pepsi never on sale at the same time? "An answer from game theory

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w