1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

QUY CHẾ học TRUNG cấp CHÍNH TRỊ qđ 268

31 775 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 184,5 KB

Nội dung

Điều 15. Xếp loại học tập 1. Xếp loại học tập của học viên căn cứ vào điểm trung bình toàn khóa học, có 5 loại sau: a) Loại yếu: điểm trung bình chung khóa học dưới 5. b) Loại trung bình: điểm trung bình chung khóa học từ 5 đến cận 7, nhưng không có phần học nào điểm dưới 5. c) Loại khá: điểm trung bình chung khóa học từ 7 đến cận 8, nhưng không có phần học nào điểm dưới 6. d) Loại giỏi: điểm trung bình chung khóa học từ 8 đến cận 9, nhưng không có phần học nào điểm dưới 7. đ) Loại xuất sắc: điểm trung bình chung khóa học từ 9 trở lên, nhưng không có phần học nào điểm dưới 8. 2. Học viên bị thi lại, khi xếp loại học tập cuối khóa, loại khá phải đạt điểm trung bình chung khóa học từ 8 đến cận 9; loại giỏi phải đạt điểm trung bình chung khóa học từ 9 đến cận 9,5; loại xuất sắc phải đạt điểm trung bình chung khóa học 9,5 trở lên. quy chế xếp loại tốt nghiệp trung cấp chính trị hành chính của trường Cán bộ quản lí thành phố. điều kiện để xếp loại TB, điều kiện để xếp loại khá, điều kiện để xếp loại giỏi.

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 268/QĐ-HVCT-HCQG Hà nội, ngày 03 tháng 02 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH V/v ban hành các Quy chế, Quy định quản lý đào tạo ở các trường chính trị tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương

GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Nghị định số 100 -QĐ/TW ngày 22/10/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) vềchức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HồChí Minh;

- Căn cứ Quyết định số 129/2008/NĐ-CP ngày 17/12/2008 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Học viện Chính trị - Hành chínhquốc gia Hồ Chí Minh;

- Căn cứ Quyết định số 88-QĐ/TW ngày 05/9/1994 của Ban Bí thư (khóa VII) vềviệc thành lập trường chính trị cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Căn cứ Quyết định số 184-QĐ/TW ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư (khóa X) vềchức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương;

- Căn cứ Thông báo Kết luận số 181-TB/TW ngày 03/09/2008 của Ban Bí thư(khóa X) về đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của trường chính trị cấp tỉnh,trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện;

- Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ các trường chính trị,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành các Quy chế, Quy định quản lý đào tạo ở các trường chính trị

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm các Quy chế, Quy định sau:

1 Quy chế chiêu sinh; 7.Quy chế giảng viên;

2 Quy chế học viên; 8.Quy chế hoạt động khoa học của các trường chính

3 Quy chế chủ nhiệm lớp; trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Trang 2

4 Quy chế thi, kiểm tra và xếp loại học tập; 9 Quy định về tổ chức thao giảng, dự giờ ở các

5 Quy chế viết tiểu luận cuối khóa; trường chính trị tỉnh, thành trực thuộc Trung ương

6 Quy chế xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp;

Điều 2: Giao cho Vụ các trường chính trị chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn

thực hiện các Quy chế, Quy định này

Điều 3: Đồng chí Chánh Văn phòng Học viện, Vụ trưởng Vụ các trường chính trị,

Thủ trưởng các đơn vị có liên quan trong Học viện và Hiệu trưởng các trường chính trịtỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./

Trang 3

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY CHẾ CHIÊU SINHDùng cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền,

đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (Hệ trung cấp lý luận chính trị - hành chính)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG, ngày 03 tháng 02 năm 2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh )

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Quy chế này quy định việc chiêu sinh cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý củaĐảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở, bao gồm: tiêu chuẩn học viên, hồ sơ học viên

và các bước chiêu sinh

Chương II TIÊU CHUẨN VÀ HỒ SƠ HỌC VIÊN Điều 2 Tiêu chuẩn học viên

Học viên vào học các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoànthể nhân dân cấp cơ sở phải có đủ các điều kiện sau:

1 Là cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân, cấp cơ sởđương chức và dự nguồn; trưởng, phó trưởng phòng, ban thuộc sở, ban của huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh; trưởng, phó trưởng phòng, ban thuộc sở, ban ngành của tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương đương chức và dự nguồn

2 Có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên

3 Có đủ sức khỏe để học tập

4 Được tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể cử đi học

5 Tự nguyện đi học

Điều 3 Hồ sơ học viên

1 Đơn xin đi học

1 Căn cứ tiêu chuẩn, nhu cầu, quy hoạch cán bộ, nhà trường phối hợp với cấp ủy, chínhquyền chiêu sinh các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thểnhân dân ở cấp cơ sở

Trang 4

2 Thông báo chiêu sinh gửi về các cơ quan, đơn vị cử người đi học trước 30 ngày kể từngày nhập học.

3, Giấy báo nhập học gửi cho cá nhân được cử đi học ít nhất là 15 ngày trước ngày khaigiảng

1 Các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiệnQuy chế này

2 Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký Các quy định trước đây trái với Quy chế này đềubãi bỏ./

GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Lê Hữu Nghĩa

Trang 5

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY CHẾ HỌC VIÊN Dùng cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền,

đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (Hệ trung cấp lý luận chính trị - hành chính)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ-HVCT-HTQG, ngày 03 tháng 02

năm 2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh)

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định nhiệm vụ, quyền lợi của học viên, cách tổ chức lớp học, khenthưởng và kỷ luật học viên

Điều 2 Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng cho học viên các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng,chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (hệ trung cấp lý luận chính trị - hành chính) tại cáctrường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Chương II NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA HỌC VIÊN Điều 3 Nhiệm vụ của học viên

1 Thực hiện đầy đủ chương trình, nội dung, kế hoạch học tập của từng phần học

2 Có kế hoạch học tập cá nhân, thực hiện đầy đủ các khâu như: nghe giảng, thảo luận,nghiên cứu, đi thực tế, thực tập, kiểm tra, thi, viết tiểu luận cuối khóa…

3 Có ý thức rèn luyện phấn đấu trong học tập, tu dưỡng đạo đức, phong cách của ngườilãnh đạo; có ý thức kỷ luật trong học tập và sinh hoạt, thực hiện nội quy, quy chế của nhàtrường; có lối sống trung thực, giản dị và khiêm tốn

Điều 4 Quyền lợi của học viên

1 Được hưởng các chế độ ở cơ quan, đơn vị như trước khi đi học và các khoản phụ cấpkhác của tỉnh, thành ủy; huyện, quận, thị ủy; của cơ sở v.v…(nếu có)

2 Được nghỉ lễ, tết, nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của Nhà nước và củanhà trường

3 Được nghỉ học khi có lý do chính đáng Khi nghỉ phải có đơn và được nhà trườngđồng ý Nếu nghỉ 01 buổi thì phải được sự đồng ý của chủ nhiệm lớp, nếu nghỉ từ 02 buổi trởlên thì phải được sự đồng ý của Ban Giám hiệu

4 Được nghe báo cáo chuyên đề, nghị quyết; được sử dụng các tài liệu tham khảo theochương trình của khóa học; được mượn hoặc được cấpp phát tài liệu học tập, nghiên cứu (nếucó)

5 Được tham gia thảo luận những vấn đề trong nội dung học tập; được đề nghị nhàtrường giải đáp những vấn đề chưa rõ

6 Được tham gia góp ý với nhà trường về nội dung, chương trình học tập, phương phápgiảng dạy, sinh hoạt trong trường

Trang 6

Chương III

TỔ CHỨC LỚP HỌC Điều 5 Số lượng học viên của lớp học

Mỗi lớp có từ 40 – 70 học viên Lớp chia thành các tổ, mỗi tổ có từ 10 – 15 học viên

Điều 7 Phân công nhiệm vụ trong Ban Cán sự lớp

1 Lớp trưởng quản lý chung các mặt hoạt động của lớp, 01 lớp phó phụ trách học tập và

Điều 8 Chi bộ đảng, chi đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

1 Chi bộ đảng, chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức theo đơn vị lớp học.Mọi sinh hoạt đảng, sinh hoạt đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện theo Điều lệĐảng, Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và hướng dẫn của Đảng ủy trường,Đoàn trường

2 Chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm quản lý lớp, có quan hệ chặt chẽ với BanCán sự lớp, giúp đỡ học viên học tập, rèn luyện; theo dõi, nhận xét học viên, giúp cho BanGiám hiệu, Đảng ủy trường đánh giá kết quả học tập của học viên

Chương IV KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT HỌC VIÊN Điều 9 Khen thưởng học viên

Ban Giám hiệu xét, quyết định khen thưởng những học viên đạt kết quả tốt trong học tập

và rèn luyện, số học viên được khen thưởng không quá 10% tổng số học viên của lớp

Điều 10 Kỷ luật

Những học viên không thực hiện đúng nội quy, quy chế học tập và sinh hoạt v.v của nhàtrường sẽ bị xem xét kỷ luật một trong các hình thức kỷ luật sau đây: khiển trách, cảnh cáo,buộc thôi học

Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 11 Trách nhiệm và hiệu lực thi hành

1 Các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiệnQuy chế này

2 Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký Các quy định trước đây trái với Quy chế này đềubãi bỏ./

GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Trang 7

Lê Hữu Nghĩa HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY CHẾ CHỦ NHIỆM LỚP Dùng cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền,

đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (Hệ trung cấp lý luận chính trị - hành chính)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ-HVCT-HTQG, ngày 03 tháng 02

năm 2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh)

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và quyền lợi củachủ nhiệm lớp

Điều 2 Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng cho chủ nhiệm các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng,chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (hệ trung cấp lý luận chính trị - hành chính) tại cáctrường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

3 Mỗi lớp đào tạo thuộc hệ trung cấp lý luận chính trị - hành chính có 01 chủ nhiệm lớp

4 Các lớp đào tạo với hình thức tại chức ở địa phương thực hiện đồng chủ nhiệm, gồm

01 chủ nhiệm lớp là cán bộ của trường và 01 chủ nhiệm lớp là cán bộ của cơ quan, đơn vị mởlớp

5 Một người làm chủ nhiệm lớp tập trung đồng thời không quá 02 lớp; chủ nhiệm lớp tạichức đồng thời không quá 03 lớp

Chương II TIÊU CHUẨN VÀ CHỦ NHIỆM CỦA CHỦ NHIỆM LỚP Điều 4 Tiêu chuẩn của chủ nhiệm lớp

1 Tiêu chuẩn chung

a) Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

b) Tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có bản lĩnhchính trị vững vàng, có tinh thần đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, bảo vệ đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước

c) Có thái độ trung thực, khách quan, khiêm tốn; có lối sống trong sạch, lành mạnh, tácphong gần gũi, sâu sát với học viên

2 Tiêu chuẩn cụ thể

a) Có trình độ đại học về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở lên Nếu tốtnghiệp chuyên ngành khác phải qua đào tạo chương trình trung cấp lý luận chính trị - hànhchính

Trang 8

b) Có kiến thức và kinh nghiệm quản lý giáo dục, nắm vững nội dung chương trình đàotạo, quy chế đào tạo, các chế độ chính sách đối với giảng viên, học viên.

c) Có hiểu biết nhất định, có kinh nghiệm công tác Đảng, công tác chính trị tư tưởng,công tác tổ chức quản lý học viên

Điều 5 Nhiệm vụ của chủ nhiệm lớp

1 Điều hành, quản lý quá trình học tập của học viên như: phổ biến chương trình, kếhoạch toàn khóa, từng năm học, từng học kỳ Thực hiện kế hoạch đã được duyệt, quản lý theodõi quá trình học tập và rèn luyện của học viên

2 Phối hợp với các khoa, hội đồng thi xét điều kiện kiểm tra, thi; theo dõi nắm kết quảkiểm tra, thi, viết tiểu luận cuối khóa

3 Sau các phần học và kết thúc khóa học, báo cáo với Ban Giám hiệu về tình hình mọimặt của lớp và chuẩn bị tư liệu, nắm chắc hồ sơ học viên để nhận xét học viên và cung cấp choHiệu trưởng xét duyệt tốt nghiệp ra trường

4 Dự các giờ lên lớp nắm tình hình học tập của học viên, góp ý kiến với giảng viên vàlãnh đạo khoa về nội dung và phương pháp giảng dạy

5 Cho phép học viên nghỉ học theo Quy chế học viên, dự các buổi sinh hoạt lớp, họp cán

bộ lớp, sinh hoạt chi bộ

Chương III QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI

CỦA CHỦ NHIỆM LỚP Điều 6 Quyền hạn của chủ nhiệm lớp

1 Được tham gia các cuộc họp bàn về kế hoạch, nội dung chương trình lớp học, kếhoạch chiêu sinh, tuyển sinh và tiếp nhận học viên nhập học

2 Dự các cuộc họp phản ánh tình hình, bàn giao học viên tốt nghiệp, tham gia các cuộchọp của hội đồng khen thưởng, kỷ luật, đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với học viên và cáccông việc khác có liên quan tới lớp học

Điều 7 Trách nhiệm của chủ nhiệm lớp

1 Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,rèn luyện về phẩm chất, đạo đức, lối sống và nghiệp vụ quản lý

2 Tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học về giáo dục và đào tạo, tham gia tổngkết kinh nghiệm thực tiễn

3 Báo cáo với trưởng phòng đào tạo về công tác điều hành kế hoạch học tập, quản lýhoạt động học tập và rèn luyện của học viên Trưởng phòng đào tạo quản lý chủ nhiệm lớp vềcông tác nêu trên (nếu là chủ nhiệm lớp kiêm nhiệm), quản lý toàn diện công tác của chủnhiệm lớp (nếu là chủ nhiệm lớp chuyên trách)

Điều 8 Quyền lợi của chủ nhiệm lớp

1 Chủ nhiệm lớp chuyên trách được hưởng mọi chế độ đãi ngộ như lương, phụ cấp ưuđãi (nếu là giảng viên), được bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiên cứu thực tế, nghỉ hè và cácquy định theo hiện hành

2 Chủ nhiệm lớp là giảng viên kiêm nhiệm được giảm định mức giờ chuẩn, cụ thể:a) Đối với lớp tập trung, giảm 20% giờ chuẩn/01 lớp; 30% giờ chuẩn/02 lớp

b) Đối với lớp tại chức, giảm 15% giờ chuẩn/01 lớp; 25% giờ chuẩn/02 lớp; 30% giờchuẩn/03 lớp

Chương IV

Trang 9

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT CHỦ NHIỆM LỚP Điều 9 Khen thưởng

Chủ nhiệm lớp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được khen thưởng theo quy định của Nhànước, của trường

Điều 10 Kỷ luật

Chủ nhiệm lớp vi phạm các quy định về đào tạo hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, thìtùy theo mức độ có thể chịu các hình thức kỷ luật theo quy định

Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 11 Trách nhiệm và hiệu lực thi hành

1 Các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiệnQuy chế này

2 Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký Các quy định trước đây trái với Quy chế này đềubãi bỏ./

GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Lê Hữu Nghĩa

Trang 10

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY CHẾ THI, KIỂM TRA VÀ XẾP LOẠI HỌC TẬP Dùng cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền,

đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (Hệ trung cấp lý luận chính trị - hành chính)

( Ban hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG, ngày 03 tháng 02

năm 2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh)

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định điều kiện dự thi, kiểm tra; tổ chức thi, kiểm tra, cách tính điểm

và xếp loại học tập của học viên; lưu bài và kết quả thi, kiểm tra

Điều 2 Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chínhquyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (hệ trung cấp lý luận chính trị - hành chính)

Điều 3 Nguyên tắc chung

1 Theo quy định của chương trình, đầu khóa học, nhà trường thông báo cho học viênnhững phần học sẽ học, sẽ thi, kiểm tra và hình thức thi, kiểm tra của phần học đó

2 Số lần thi, kiểm tra được tiến hành theo quy định của chương trình

Chương II ĐIỀU KIỆN DỰ THI, KIỂM TRA Điều 4 Điều kiện dự thi, kiểm tra

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra phần học khi đã đủ các điều kiện sau đây:

1 Học viên tham gia đầy đủ nội dung chương trình của các phần học và các hoạt độngkhác có liên quan đến nội dung, chương trình đào tạo

2 Học viên vắng mặt không quá 10% tổng số thời gian của phần học Nếu thời gianvắng mặt vượt quá 10% tổng số thời gian của phần học thì phải học bù phần học đó

Điều 5 Thi, kiểm tra bổ sung

1 Học viên không đủ điều kiện dự thi, kiểm tra, sau khi đã đủ điều kiện thì được thi,kiểm tra bổ sung

2 Học viên vắng mặt trong kỳ thi, kiểm tra nhưng có lý do chính đáng và đã được sựđồng ý của Hiệu trưởng thì được bố trí thi, kiểm tra bổ sung

Điều 6 Thi, kiểm tra lại

1 Học viên không đạt yêu cầu trong các kỳ thi, kiểm tra lần đầu sẽ được thi, kiểm tralại 01 lần

2 Nếu thi, kiểm tra lại vẫn không đạt thì phải học lại phần học không đạt

Điều 7 Thời gian tiến hành thi, kiểm tra bổ sung và thi, kiểm tra lại

Tùy điều kiện cụ thể của từng trường và chương trình học, nhà trường chủ động tổchức thi, kiểm tra bổ sung và thi, kiểm tra lại

Trang 11

Chương III

TỔ CHỨC THI, KIỂM TRA VÀ XÉT KẾT QUẢ Điều 8 Hình thức thi, kiểm tra

Việc thi, kiểm tra có thể được thực hiện một trong hai hình thức sau:

1 Thi, kiểm tra viết: thời gian thi 4 tiết (180 phút), thời gian kiểm tra 2 tiết ( 90 phút),không tính thời gian chép đề

2 Thi vấn đáp: Học viên bốc 01 đề và bốc 01 lần, chuẩn bị không quá 15 phút, trả lờikhông qúa 15 phút

Điều 9 Quy trình ra đề thi, kiểm tra

1 Khoa phụ trách giảng dạy phần học nào thì có trách nhiệm ra đề thi, kiểm tra và đáp

án Số lượng đề thi, kiểm tra do Ban Giám hiệu quyết định

2 Mỗi đề thi, kiểm tra có một đáp án, nêu rõ những nội dung cần trả lời, có biểu điểmcho từng ý Biểu điểm được chi tiết đến 0,25 điểm

3 Đề thi và đáp án gửi về Ban Giám hiệu trước ít nhất 01 tuần để Ban Giám hiệu lựachọn và quyết định

4 Đề kiểm tra và đáp án do khoa phụ trách giảng dạy quyết định sau khi đã báo cáovới Ban Giám hiệu trước ít nhất là 01 ngày

Điều 10 Xét điều kiện dự thi, kiểm tra

1 Xét điều kiện thi

a) Thành phần: đại diện Ban Giám hiệu, lãnh đạo phòng đào tạo, lãnh đạo khoa phụtrách giảng dạy và chủ nhiệm lớp

b) Trách nhiệm: phòng đào tạo phối hợp với khoa phụ trách giảng dạy và chủ nhiệmlớp lập danh sách học viên đủ hoặc không đủ điều kiện dự thi báo cáo để Ban Giám hiệuxét, quyết định trước ngày thi 3 ngày

2 Xét điều kiện kiểm tra

a) Thành phần: lãnh đạo phòng đào tạo, lãnh đạo khoa phụ trách giảng dạy và chủnhiệm lớp

b) Trách nhiệm: phòng đào tạo phối hợp với khoa phụ trách giảng dạy, chủ nhiệm lớpxét và quyết định danh sách học viên đủ hoặc không đủ điều kiện kiểm tra sau khi đã báocáo và có ý kiến của Ban Giám hiệu

Điều 11 Tổ chức thi, kiểm tra

1 Tổ chức thi

a) Hiệu trưởng quyết định người coi thi, chấm thi; quy định nhiệm vụ, quyền hạn vàtrách nhiệm của người coi thi, chấm thi

b) Mỗi phòng thi viết có 02 cán bộ coi thi

c) Danh sách, số báo danh người dự thi, địa điểm, thời gian, nội quy thi được thôngbáo, niêm yết tại phòng thi ít nhất trước 01 ngày

d) Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, phòng đào tạo phối hợp với các khoa phụ tráchgiảng dạy tổ chức theo quy định

2 Tổ chức kiểm tra

a) Mỗi phòng kiểm tra viết có 01 cán bộ coi thi

b) Phòng đào tạo phối hợp với khoa phụ trách giảng dạy tổ chức chấm bài và báo cáokết quả kiểm tra với Ban Giám hiệu

Trang 12

Điều 12 Xét kết quả thi, kiểm tra

2 Xét kết quả kiểm tra

a) Thành phần: lãnh đạo phòng đào tạo, lãnh đạo khoa phụ trách giảng dạy và chủnhiệm lớp

b) Trách nhiệm: phòng đào tạo phối hợp với khoa phụ trách giảng dạy, chủ nhiệm lớpxét và quyết định kết quả điểm kiểm tra của học viên sau khi đã báo cáo và có ý kiến củaBan Giám hiệu

Chương IV ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI HỌC TẬP Điều 13: Thang điểm

Tiểu luận cuối khóa, bài thi, kiểm tra được đánh giá theo thang điểm 10

Điều 14 Điểm phần học, điểm cuối khóa

1 Điểm phần học và hệ số

a) Điểm phần học là điểm trung bình của các bài kiểm tra và bài thi

b) Điểm kiểm tra được tính hệ số 1, điểm thi học phần được tính hệ số 2

2) Điểm trung bình chung khóa học và hệ số

a) Điểm trung bình chung khóa học là điểm trung bình của điểm các phần học và điểmtiểu luận cuối khóa

b) Điểm phần học tính hệ số 1, điểm tiểu luận cuối khóa tính hệ số 3

3 Điểm thi, kiểm tra lại phần của phần học nào thì được đưa vào để tính điểm trungbình của phần học đó

Điều 15 Xếp loại học tập

1 Xếp loại học tập của học viên căn cứ vào điểm trung bình toàn khóa học, có 5 loạisau:

a) Loại yếu: điểm trung bình chung khóa học dưới 5

b) Loại trung bình: điểm trung bình chung khóa học từ 5 đến cận 7, nhưng không cóphần học nào điểm dưới 5

c) Loại khá: điểm trung bình chung khóa học từ 7 đến cận 8, nhưng không có phầnhọc nào điểm dưới 6

d) Loại giỏi: điểm trung bình chung khóa học từ 8 đến cận 9, nhưng không có phầnhọc nào điểm dưới 7

đ) Loại xuất sắc: điểm trung bình chung khóa học từ 9 trở lên, nhưng không có phầnhọc nào điểm dưới 8

2 Học viên bị thi lại, khi xếp loại học tập cuối khóa, loại khá phải đạt điểm trung bìnhchung khóa học từ 8 đến cận 9; loại giỏi phải đạt điểm trung bình chung khóa học từ 9 đếncận 9,5; loại xuất sắc phải đạt điểm trung bình chung khóa học 9,5 trở lên

Chương V

Trang 13

LƯU TIỂU LUẬN, BÀI THI, KIỂM TRA VÀ KẾT QUẢ TIỂU LUẬN, THI, KIỂM TRA Điều 16 Trách nhiệm lưu

Tiểu luận cuối khóa, bài thi, kiểm tra và điểm tiểu luận, điểm bài thi, kiểm tra lưu tạiphòng đào tạo của trường

Điều 17 Thời gian lưu

Sau khi công bố kết quả, điểm tiểu luận cuối khóa, điểm bài thi, kiểm tra, thời gian lưunhư sau:

1 Bản tiểu luận cuối khóa lưu ít nhất 03 năm

2 Bài thi lưu ít nhất 02 năm; bài kiểm tra lưu ít nhất 01 năm

3 Kết quả điểm tiểu luận cuối khóa, bài thi, kiểm tra lưu không thời hạn

Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 18 Trách nhiệm và hiệu lực thi hành

1 Các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thựchiện Quy chế này

2 Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký Các quy định trước đây trái với Quy chế nàyđều bãi bỏ./

GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Lê Hữu Nghĩa

Trang 14

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY CHẾ VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

Dùng cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (Hệ trung cấp lý luận chính trị - hành chính)

( Ban hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG, ngày 03 tháng 02 năm 2010 của Ban Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định điều kiện, yêu cầu, quy trình và chấm điểm tiểu luận cuối khóa

Điều 2: Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Chínhquyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (hệ trung cấp lý luận chính trị - hành chính) tại cáctrường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Chương II ĐIỀU KIỆN VÀ QUY TRÌNH VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Điều 3 Điều kiện viết tiểu luận

Học viên phải học đủ các phần học trong chương trình và kết quả học tập đạt trungbình trở lên

Điều 4 Quy trình tổ chức viết tiểu luận

1 Trước khi kết thúc khóa học 02 tháng, nhà trường thông báo danh sách dự kiến họcviên đủ điều kiện viết tiểu luận cuối khóa

2 Sau khi phòng đào tạo công bố danh sách dự kiến học viên đủ điều kiện viết tiểuluận cuối khóa, học viên có trách nhiệm tự chọn đề tài phù hợp với lĩnh vực công tác vàviết đề cương

3 Căn cứ vào nội dung, đề cương mà học viên đăng ký viết tiẻu luận cuối khóa, nhàtrường phân công giảng viên hướng dẫn

Điều 5 Giảng viên hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa

1 Giảng viên hướng dẫn có trách nhiệm giúp học viên xây dựng và hoàn thành đềcương, cách sưu tập số liệu, cách giới thiệu các tài liệu tham khảo, hướng đi thực tế, thựctập, góp ý kiến về cách viết, cách trình bày, sửa đổi, bổ sung nội dung để hoàn thiện bảntiểu luận cuối khóa

2 Trong một khóa học, 01 giảng viên hướng dẫn không quá 05 học viên/01 lớp

Chương III YÊU CẦU CỦA VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Điều 6 Yêu cầu về nội dung

Trang 15

1 Cuối khóa học, nhà trường tổ chức cho học viên viết tiểu luận cuối khóa Tiểu luậncuối khóa là một bài viết ngắn gọn nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể của công tác lãnhđạo, quản lý ở cơ sở, giúp học viên rèn luyện phương pháp vận dụng lý luận, liên hệ thựctiễn và đưa ra những giải pháp, kiến nghị trong công tác.

2 Tiểu luận cuối khóa là sự vận dụng những tri thức đã được học đẻ giải quyết mộtvấn đề lý luận và thực tiễn

3 Tiểu luận cuối khóa phải thể hiện được khả năng nghiên cứu khoa học độc lập củahọc viên

4 Nội dung tiểu luận cuối khóa tập trung vào các mặt công tác như : công tác xâydựng Đảng cơ sở, vai trò quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở, hoạt động của tố chứcđoàn thể, lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền văn hóa mới ở cơ sở,giải quyết những tình huống trong lãnh đạo, quản lý, nghiệp vụ; đề án công tác vv…ở cơsở

Điều 7 Yêu cầu về hình thức

1 Tiểu luận cuối khóa được đánh máy vi tính trên khổ giấy A4, dài từ 15 đến 20 trang,theo mẫu do nhà trường quy định, hướng dẫn

2 Mỗi tiểu luận được làm thành 03 bản Một bản học viên giữ, một bản gửi về cơquan, đơn vị cử đi học và một bản gửi về phòng đào tạo của trường

Chương IV ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Điều 8 Hội đồng chấm tiểu luận cuối khóa

1 Hội đồng chấm tiểu luận cuối khóa do Hiệu trưởng quyết định thành lập

2 Hội đồng chấm tiểu luận cuối khóa gồm:

a) 01 Chủ tịch Hội đồng là 01 đồng chí trong Ban Giám hiệu

b) 01 Thư ký Hội đồng là trưởng hoặc phó trưởng phòng đào tạo

c) Các ủy viên là giảng viên được phân công chấm tiểu luận

3 Hội đồng chấm tiểu luận cuối khóa có nhiệm vụ phân công các ủy viên chấm tiểuluận, xem xét, đánh giá kết quả các tiểu luận đã chấm Tiểu luận được chấm 2 vòng

Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 9 Trách nhiệm và hiệu lực thi hành

1 Các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thựchiện Quy chế này

2 Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký Các quy định trước đây trái với Quy chế nàyđều bãi bỏ./

GIÁM ĐỐC

( Đã ký)

Lê Hữu Nghĩa

Ngày đăng: 15/09/2018, 10:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w