Đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn được coi là một lĩnh vực rất quan trọng trong nghiên cứu thức ăn và dinh dưỡng gia súc. Không có thông tin về thức ăn đồng nghĩa với không có thông tin về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi và như vậy cũng không thể có một ngành chăn nuôi phát triển
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
- -ĐÀO THỊ PHƯƠNG
ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU
THỨC ĂN DÙNG TRONG CHĂN NUÔI LỢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số : 60.62.40
Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN QUỐC VIỆT
PGS TS ĐẶNG THÁI HẢI
HÀ NỘI - 2011
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Đào Thị Phương
Trang 3Tôi cũng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu, Khoa Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, Viện đào tạo sau đại học – Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội
Đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô đã giúp đỡ tôi nâng cao trình độ và tri thức mới trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi rất biết ơn bạn bè cùng những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện
và động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Tác giả luận văn
Đào Thị Phương
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
vi
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
2.1 Tiềm năng và đặc điểm thức ăn gia súc Việt Nam 4
2.1.1 Nguồn thức ăn gia súc Việt Nam 4
2.1.2 Đặc điểm thành phần hoá học của một số nhóm thức ăn chính 6
2.1.2.1 Thức ăn thực vật 6
2.2 Sự tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng ở lợn 14
2.3 Các phương pháp xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn 24
2.3.1 Cân bằng chất 25
2.3.2 Tỷ lệ tiêu hoá 28
2.3.2 Phương pháp xác định hệ số tiêu hoá axit amin 36
2.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 40
2.4.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 40
2.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 46
3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49
3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 49
3.2 Nội dung nghiên cứu 49
3.3 Phương pháp nghiên cứu 49
3.3.1 Nội dung 1: Nghiên cứu xác định thành phần hóa học, giá trị năng lượng tiêu hoá, năng lượng trao đổi, hệ số tiêu hóa tổng số các chất dinh dưỡng trong một số nguyên liệu thức ăn cho lợn 49
Trang 53.3.2 Nội dung 2: Xác định hệ số tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn (Coefficient of Standarlized Ileal Digestibility – CSID) của 10 axit amin thiết yếu trong một số loại thức ăn được dùng phổ biến cho lợn ở Việt
nam 55
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 60
4.1 Kết quả thành phần hóa học, giá trị năng lượng (DE, ME) và tỷ lệ tiêu hóa tổng số của một số chất dinh dưỡng trong một số loại thức ăn chủ yếu dùng cho lợn ở Việt Nam .60
4.1.1 Kết quả về thành phần hoá học của các nguyên liệu thức ăn .60
4.1.2 Kết quả về thu nhận thức ăn, cân bằng năng lượng khẩu phần và các giá trị năng lượng của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm 61
4.1.3 Kết quả về tỷ lệ tiêu hóa tổng số một số TPHH chủ yếu của các nguyên liệu thức ăn thí nghiệm 67
4.2 Kết quả hệ số tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn của một số axit amin thiết yếu trong một số loại thức ăn thường cho lợn ở Việt nam 71
4.2.1 Kết quả hàm lượng các axit amin trong các nguyên liệu thức ăn 71
4.2.2 Kết quả về hàm lượng axit amin nội sinh cơ bản (EAA) mất đi 72
4.2.3 Kết quả hệ số tiêu hoá hồi tràng biểu kiến (AID) của các axit amin thiết yếu trong các loại nguyên liệu thức ăn cho lợn 73
4.2.4 Kết quả hệ số tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn (SID) của các axit amin thiết yếu trong một số loại thức ăn cho lợn 77
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 79
5.1 Kết luận 79
5.2 Đề nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 6NLTĂ : Nguyên liệu thức ăn
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Trang 81 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn được coi là một lĩnh vực rấtquan trọng trong nghiên cứu thức ăn và dinh dưỡng gia súc Không có thôngtin về thức ăn đồng nghĩa với không có thông tin về nhu cầu dinh dưỡng củavật nuôi và như vậy cũng không thể có một ngành chăn nuôi phát triển Nhậnthức được tầm quan trọng này, từ những năm cuối của thế kỷ 18 và đầu thế kỷ
19, một số nhà khoa học đã đưa ra những phương pháp đánh giá giá trị dinhdưỡng của thức ăn (Flatt, 1988) Cho đến nay, việc đánh giá giá trị dinh dưỡngcủa thức ăn cho vật nuôi đã đạt được những thành tựu to lớn Tuy nhiên, côngviệc này là rất phức tạp, đòi hỏi đầu tư tài lực, vật lực, thời gian và hiệu quảkhó cân đo đong đếm ngay được Chính vì vậy, trên thế giới chỉ một số nước cótiềm lực kinh tế và khoa học mới tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống vềlĩnh vực này Ở nhiều nước, việc đánh giá thức ăn chủ yếu chỉ dừng lại ở việcphân tích thành phần hoá học theo phương pháp gần đúng, sau đó tính toán cácgiá trị năng lượng và giá trị dinh dưỡng khác dựa trên dữ liệu của các tác giảnước ngoài Việt nam cũng không phải là một ngoại lệ
Từ trước những năm 1950, nước ta chưa có cơ sở dữ liệu về thành phần
và giá trị dinh dưỡng của thức ăn Năm 1962 Học viện Nông Lâm (tiền thâncủa viện Chăn nuôi ngày nay) đã đưa ra phương pháp tính giá trị dinh dưỡngthức ăn và bảng giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc tạm thời của Việt Nam với
147 loại thức ăn được phân tích thành phần hóa học (vật chất khô, xơ thô,protein thô, mỡ thô, tro thô, canxi và phốt pho) Giá trị dinh dưỡng của thức
ăn được biểu thị bằng đơn vị thức ăn, được tính toán theo đơn vị yến mạchcủa Bô-đa-nốp (Liên xô cũ) bằng cách tính lượng mỡ tích lũy theo các chỉ sốcủa O-kellner và dùng đơn vị yến mạch có chỉ số tích lũy mỡ ở bò là 150g
Trang 9làm đơn vị (thuộc trường phái hệ thống năng lượng thuần cho vỗ béo Rostock
mà đại diện là O-kellner, Nehring và Schiemann) Từ đó đến nay, việc phântích thành phần hóa học của thức ăn vẫn được tiến hành, nhưng việc tính toángiá trị dinh dưỡng của chúng vẫn phải dựa vào hệ số tiêu hóa của các tài liệunước ngoài Cuốn sách về bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng củathức ăn gia súc gia cầm ở Việt nam là kết quả của sự tính toán này Đó là mộtbất cập lớn thứ nhất cần phải khắc phục
Từ những năm 1990 trở về trước, ở hầu hết các hệ thống đánh giá proteinthức ăn cho gia súc dạ dày đơn, giá trị protein thô, protein tiêu hóa và axit amintổng số là các chỉ tiêu dinh dưỡng cơ bản Ngày nay một số nước phát triển đãđưa vào hệ thống của mình phương pháp xác định hệ số tiêu hóa hồi tràng thực,hay hồi tràng tiêu chuẩn của các axit amin thiết yếu (NRC, 1998; INRA, 2004;DEGUSA, 2006) để đánh giá chính xác hơn giá trị protein của thức ăn cũng nhưnhu cầu protein và axit amin ở vật nuôi Nhờ hệ thống đánh giá mới này mà nhucầu của động vật dạ dày đơn về axit amin thay vì vẫn được xác định và biểu thịdưới dạng tổng số đã được xác định và biểu thị ở dạng axit amin tiêu hóa Tuynhiên, đến nay ở nước ta mới chỉ có một vài nghiên cứu đánh giá hệ số tiêu hoáaxit amin hồi tràng biểu kiến nhưng vẫn chưa có cơ sở dữ liệu nào về hệ số tiêuhóa axit amin hồi tràng tiêu chuẩn của thức ăn nguyên liệu cho lợn Để xác địnhnhu cầu của lợn về axit amin tiêu hóa, các nhà khoa học vẫn phải mượn hệ sốtiêu hóa của nước ngoài Đó là bất cập lớn thứ hai cần được khắc phục
Vì những bất cập như trên mà đề tài “Đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số nguyên liệu thức ăn dùng trong chăn nuôi lợn” được tiến hành
nhằm mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu về giá trị dinh dưỡng của nguyên liệuthức ăn, phục vụ cho việc nghiên cứu xác định nhu cầu của lợn về năng lượng
và axit amin, đồng thời để ứng dụng trong sản xuất thức ăn công nghiệp ởnước ta
Trang 101.2 Mục tiêu của đề tài
- Xác định thành phần hóa học (theo phương pháp phân tích gần đúng)
và hàm lượng các axit amin thiết yếu trong một số loại thức ăn phổ biếnthường dùng cho lợn
- Xác định được giá trị năng lượng tiêu hoá (DE), năng lượng trao đổi
(ME) và tỷ lệ tiêu hoá tổng số các thành phần chủ yếu trong các loại thức ăn
nói trên
- Xác định được hệ số tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn của các axit aminthiết yếu trong các loại thức ăn nói trên
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm hoàn thiện cơ sở
dữ liệu phục vụ cho việc xây dựng khẩu phần, lập công thức thức ăn cho lợnđạt hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện thức ăn và nuôi dưỡng ở Việt Nam
- Góp phần đẩy mạnh sự phát triển chăn nuôi lợn ở nước ta
Trang 112 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Tiềm năng và đặc điểm thức ăn gia súc Việt Nam
2.1.1 Nguồn thức ăn gia súc Việt Nam
Việt Nam có nhiều hệ thống canh tác, nên nguồn thức ăn gia súc cũngrất phong phú Hệ thống canh tác lúa nước và hệ thống canh tác cây trồng cạn
là 2 hệ thống chính sản xuất các loại thức ăn giàu tinh bột Với trên 30 triệutấn thóc từ hệ thống canh tác lúa nước, hàng năm có gần 4,5 triệu tấn cám vàtấm là nguồn thức ăn giàu năng lượng cổ truyền cho lợn và gia cầm Hệ thốngcanh tác cây trồng cạn trồng các loại hoa màu như ngô, sắn, khoai lang, khoai
sọ, kê, Ngô là loại cây trồng lâu đời, hiện có nhiều khả năng về mở rộngdiện tích gieo trồng và tăng năng suất Đầu thế kỷ 20, các nước Đông Dương
đã từng xuất khẩu ngô qua Pháp làm thức ăn gia súc Thời gian 10 năm quadiện tích trồng ngô tăng gần gấp 2 lần, hiện đã đạt xấp xỉ 700.000 ha Việc sửdụng rộng rãi các giống ngô lai, với 6 vùng ngô tập trung, cùng với sắn vàkhoai lang, chăn nuôi sẽ có cơ sở thức ăn mới, tạo được bước ngoặt chuyển từchăn nuôi tự túc sang chăn nuôi hàng hoá Ngoài nguồn thức ăn giàu tinh bột,
hệ thống canh tác cây trồng cạn còn sản xuất đậu đỗ, đậu tương, lạc, vừng,bông Các loại hạt có dầu ngắn ngày là nguồn thức ăn giàu protein cho chănnuôi Hệ thống canh tác cây công nghiệp dài ngày có liên quan đến nguồnthức ăn giàu protein còn có dừa và cao su Việt Nam hiện đã có 500.000 hatrồng dừa và trên 400.000 ha cao su (Niên giám thống kê, 2000) [ ]
Hệ thống canh tác vườn ao có năng suất rất cao, tạo ra nguồn rau xanh
đủ loại thích hợp với mọi mùa vụ Việt Nam có khoảng 1 triệu km2 lãnh hải,314.000 ha mặt nước và 56.000 ha đầm hồ Với diện tích mặt nước như vậy,chăn nuôi có thêm nguồn thức ăn dạng thực vật thủy sinh, trong đó đáng giá
Trang 12nhất là nguồn thức ăn protein động vật Để vượt qua sự hạn chế về đất, nôngdân Việt Nam cần cù và sáng tạo đã tích luỹ được nhiều kỹ thuật về tăng vụ,gối vụ, trồng xen Quá trình lao động sáng tạo này đã làm tăng nguồn lươngthực, thực phẩm cho người vừa tạo cho chăn nuôi nhiều nguồn lớn về phụphẩm làm thức ăn gia súc Ước tính hàng năm có 25 triệu tấn rơm và gần 10triệu tấn thân cây ngô già, ngọn mía, dây lang, dây lạc, cây đậu tương, vv Việc mở rộng các nhà máy chế biến hoa quả còn tạo thêm nguồn phụ phẩmlớn làm thức ăn gia súc có giá trị như bã dứa, bã cam chanh Thiên nhiênViệt Nam thuận lợi cho việc sản xuất thức ăn gia súc, nhưng hình như bao giờcũng vậy, cùng với thuận lợi đồng thời cũng có những khó khăn phải khắcphục ở công đoạn sau thu hoạch và bảo quản Khai thác và sử dụng có hiệuquả cao các chính phẩm và phụ phẩm của hệ thống canh tác đa dạng nói trên
là nhiệm vụ to lớn của những nhà nghiên cứu và những người quản lý ViệtNam không có những đồng cỏ lớn và bằng phẳng như các nước khác Cỏ tựnhiên mọc trên các trảng cỏ ở trung du và miền núi, còn ở đồng bằng cỏ mọcở ven đê, ven bãi các sông lớn, dọc bờ ruộng, đường đi và trong các ruộngmàu Các trảng cỏ tự nhiên vốn hình thành từ đất rừng do kết quả của quátrình lâu dài khai thác không hợp lý đất đồi núi (thói quen đốt nương làm rẫy)
Có tài liệu cho biết, đất có trảng cỏ Việt Nam ước tính 5.026.400 ha Một đặcđiểm lớn trên các trảng cỏ và bãi cỏ tự nhiên là rất hiếm cỏ họ đậu, chỉ có hoàthảo thân bò, tầm thấp chiếm vị trí độc tôn
Đối với nhiều nước nguồn thức ăn phốt pho dễ tiêu thường đắt tiền.Việt Nam có trữ lượng lớn về phân lân Đã có những đề án xây dựng cơ sởsản xuất phốt phát khử flo làm thức ăn gia súc không những đủ tiêu dùngtrong nước mà còn thừa để xuất khẩu Có thể nói nước ta có tiềm năng lớn vềnguồn phốt phát và nguồn can xi cho gia súc
Trang 132.1.2 Đặc điểm thành phần hoá học của một số nhóm thức ăn chính
2.1.2.1 Thức ăn thực vật
a Thức ăn xanh
Bao gồm các loại cỏ xanh, thân lá, ngọn non của các loại cây bụi, cây
gỗ được sử dụng trong chăn nuôi Thức ăn xanh chứa 60 - 85% nước, đôi khicao hơn; có hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật và dễ tiêu hoá.Chúng chứa protein dễ tiêu hoá, giàu vitamin, khoáng đa lượng, vi lượng,ngoài ra còn chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh phụ thuộc vào giống câytrồng, điều kiện khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác, giai đoạn sinh trưởng, Cây được bón nhiều phân nhất là phân đạm thì hàm lượng protein thường cao,nhưng chất lượng protein giảm vì làm tăng nitơ phi protein như nitrat, amit
Nhìn chung thức ăn xanh ở nước ta rất phong phú và đa dạng, nhưnghầu hết chỉ sinh trưởng vào mùa mưa, còn mùa đông và mùa khô thường thiếunghiêm trọng
Rau, bèo là những cây thức ăn xanh sống trong môi trường nước Cácloại rau bèo thường gặp là: rau muống, rau lấp, bèo cái, bèo tấm, bèo dâu, cácloại rong, tảo Đặc điểm chung của rau bèo là hàm lượng chất khô thấp (6 -10%) nên giá trị năng lượng thấp Tuy nhiên, trong chất khô của loại thức ănnày lại tương đối giàu protein thô (16 -17%) giàu khoáng đa lượng và vilượng (10 - 15%) Xét về hàm lượng axit amin, rau bèo đáp ứng được nhu cầucủa lợn và gia cầm về histidin, izolơxin, tryptophan và hơi dư thừa acginin,treonin, lơxin, phenyalanin và tyrozin nhưng lại thiếu methionin Lizin trongrau bèo tương đối cao, chiếm khoảng 4 - 6% protein thô ở dạng khô Cácnguyên tố khoáng có nhiều trong rau bèo là: canxi (2,8 - 5%); kali (3 - 5%),nhưng thiếu đồng (2,3 - 29,5 mg/kg VCK) (Viện Chăn Nuôi, 2001)[ ]
Trang 14Nhược điểm cơ bản của rau bèo là dễ gây nhiễm bệnh ký sinh trùngđường ruột cho gia súc.
- Rau muống: sinh trưởng nhanh trong mùa mưa, kém chịu lạnh, được
sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi (nhất là chăn nuôi lợn) Trong điều kiệnthuận lợi về thời tiết, đủ phân, rau muống có năng suất và chất lượng cao.Hàm lượng chất khô ở rau muống trung bình 100g/kg rau tươi Trong 1kg vậtchất khô có 2450- 2500 kcal (10,3-10,5 MJ) năng lượng trao đổi; 170-250gprotein thô, 130-200 g đường, 100-115g khoáng tổng số nên gia súc rấtthích ăn (Viện Chăn Nuôi, 2001)[ ] Có hai giống rau muống chính: trắng và
đỏ Rau muống trắng có thể trồng cạn và gieo bằng hạt Giá trị dinh dưỡngcủa rau muống đỏ cao hơn rau muống trắng
b Thức ăn thô
Thức ăn thô bao gồm cỏ khô, rơm, thân cây ngô già, cây lạc, thân đậu
đỗ và các phụ phẩm nông nghiệp khác Loại thức ăn này thường có hàmlượng xơ cao (20 - 35% tính trong chất khô) và tương đối nghèo chất dinhdưỡng Nhưng ở nước ta bình quân đất nông nghiệp tính trên một đầu ngườirất thấp (0,1 ha/người), bãi chăn thả ít; phần lớn bãi chăn lại là đồi núi trọc có
độ dốc cao, đất xấu và khô cằn Do đó ở nhiều vùng, thức ăn thô và phụ phẩmnông nghiệp trở thành thức ăn chính của trâu bò nhất là trong mùa khô và vụđông Tuy nhiên các chất dinh dưỡng trong phụ phẩm nông nghiệp không đủđáp ứng nhu cầu của gia súc, cho nên cần bổ sung thêm một phần cỏ xanhhoặc các loại thức ăn khác
c Thức ăn củ quả
Đây là loại thức ăn dùng tương đối phổ biến cho gia súc, nhất là gia súccho sữa Thức ăn củ quả thường gặp ở nước ta là sắn, khoai lang, bí đỏ vv Đặc điểm chung của nhóm này là chứa nhiều nước, nghèo protein, chất béo,
Trang 15các nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng, nhưng giàu tinh bột, đường và hàmlượng xơ thấp, dễ tiêu hoá Thức ăn củ quả rất thích hợp cho quá trình lênmen ở dạ cỏ Do đó chúng có hiệu quả rõ rệt đối với gia súc nhai lại đang chosữa và thời kỳ vỗ béo Khi sử dụng cho lợn, cần bổ sung thêm thức ăn giàuprotein và chất khoáng.
- Khoai lang: ngoài mục đích trồng để lấy củ là chính, còn có thể chồng
để cung cấp thức ăn thô xanh cho vật nuôi Khoai lang nếu được chăm sóc tốt
có khả năng tái sinh nhanh, thu cắt được nhiều lần trong năm và cho năng suấtcao Giá trị dinh dưỡng của thân lá khoai lang nếu thu hoạch non đạt mức khá.Protein trong thân lá đạt trung bình khoảng 15-16% VCK, thấp hơn nhiều sovới cỏ hòa thảo (Lã Văn Kính, 2003) Đây là nguồn thức ăn thô xanh rất tốtcho gia súc dạ dày đơn
- Sắn: được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi ở trung du và miền núi
Tỷ lệ vật chất khô, tinh bột trong củ sắn cao hơn trong củ khoai lang, còn tỷ lệprotein, chất béo và chất khoáng lại thấp hơn Trung bình trong 1kg chất khô
có 22-28g protein; 3-4g lipid và 650g tinh bột trong sắn ngọt và 850g trongsắn đắng Củ sắn tươi chứa nhiều độc tố cyanoglucozit chưa hoạt hoá Mỗikhi tế bào của củ sắn bị phá huỷ do sây sát hay thái cắt, chất cyanoglucozit bịenzym linamarinaza hoạt hoá và sản sinh ra axit cyanhydric tự do (HCN).Axit này gây độc cho gia súc, ở nồng độ thấp chúng sẽ làm cho gia súc chậmlớn, kém sinh sản, còn hàm lượng cao sẽ làm cho gia súc chết đột ngột Hàmlượng HCN trong sắn đắng cao hơn trong sắn ngọt Khi phơi dưới ánh nắngmặt trời hoặc nấu chín sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng axit cyanhydric Củsắn tươi có tác dụng tốt cho quá trình lên men dạ cỏ Nếu dùng cho lợn và giacầm chỉ nên cho ăn một tỷ lệ thích hợp trong khẩu phần (20-30%)[ vcn2001]
- Khô dầu dừa: Cùi dừa là phần thịt dừa khô được lấy ra sau khi đã bỏ
Trang 16vỏ và gáo dừa, có chứa khoảng 65% dầu Cùi dừa gồm 2 phần: phần thịt vàphần vỏ bọc Phần vỏ bên ngoài cùi dừa thường khá cứng, màu nâu, bề mặtthô ráp; còn phần thịt cùi dừa màu trắng đục, nhiều dầu Sau khi được ép dầu,phần còn lại của cùi dừa là khô dầu dừa, thường có màu nâu nhạt hoặc nâusậm, gồm các mảnh không đều, khô, dầy, giòn, mùi khét Khô dầu dừa loại tốtthường có 17-18% protein, 9% béo, 14-15% xơ Tỷ lệ khô dầu dừa không nênvượt quá 5% trong khẩu phần gà đẻ (Lã Văn Kính, 2003)[].
d Thức ăn hạt
Thức ăn hạt gồm có các loại hạt của cây hoà thảo và cây bộ đậu Hạthoà thảo chứa nhiều tinh bột còn hạt cây bộ đậu lại rất giàu protein Gia súctiêu hoá và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng trong hạt Thành phần dinh dưỡngtrong thức ăn hạt thường ổn định ít bị biến đổi bởi tác động của yếu tố ngoạicảnh như thức ăn xanh, thức ăn thô và củ quả
+ Hạt hoà thảo
Hạt hoà thảo là nguồn cung cấp chủ yếu hydratcacbon giàu năng lượngcho gia súc có dạ dày đơn Thành phần chính của hạt là tinh bột Hạt sau khiphơi khô thường có hàm lượng vật chất khô khoảng 850-900g/kg Khoảng 85-90% hợp chất chứa nitơ trong hạt là protein Protein chứa nhiều trong phôicủa hạt và lớp vỏ ngoài bao bọc phần nội nhũ Hạt hoà thảo có hàm lượng tinhbột khá cao (70-80%) và tỷ lệ xơ thấp Ví dụ, ở ngô tỷ lệ xơ là 1,5-3,5%,nhưng ở thóc không tách trấu có tỷ lệ xơ là 9-12%, còn thóc loại bỏ trấu có tỷ
lệ xơ biến động tuỳ theo từng loại 4-8% Hàm lượng protein trong hoà thảocũng biến động tuỳ theo từng loại Ví dụ, tỷ lệ protein trong ngô biến động từ8-12%; trong khi đó thóc chỉ có 7,8-8,7%, còn trong gạo biến động từ 7-8,7%
- Ngô: Hiện nay có nhiều giống ngô đang được trồng ở nước ta, cácgiống này cho hạt với màu sắc khác nhau như vàng, trắng, đỏ Ngô vàng chứa
Trang 17nhiều caroten và các sắc tố khác, do đó làm cho lòng đỏ trứng vàng hơn cũngnhư làm cho sữa và mỡ của gia súc có màu đặc trưng được người tiêu dùng ưachuộng Ngô chứa khoảng 720-800g tinh bột/kg chất khô và hàm lượng xơ rấtthấp, giá trị năng lượng trao đổi cao 3100-3200 kcal/kg
Hàm lượng protein thô trong ngô biến động lớn từ 80-120 g/kg phụthuộc vào giống Tỷ lệ lipit trong hạt ngô tương đối cao (4-6%) chủ yếu tậptrung trong mầm ngô Bột ngô bảo quản khó hơn hạt vì lipit dễ bị oxy hoá.Gia súc, gia cầm tiêu hoá tốt các chất dinh dưỡng trong hạt ngô (tỷ lệ tiêu hoáxấp xỉ 90%) Tuy vậy lượng protein của ngô vẫn thấp hơn so với nhu cầu củagia súc Trong protein của ngô thiếu tới 30-40% lizin, 15-30% tryptophan,80% lơxin so với nhu cầu của lợn Giống ngô HQ-2000 có hàm lượng protein,lizin và tryptophan khá cao Ngô tương đối nghèo các nguyên tố khoáng nhưcanxi (0,03%); kali (0,45%); mangan (7,3 mg/kg); đồng (5,4 mg/kg) vì vậycần phối chế hợp lý tỷ lệ ngô trong khẩu phần
Nhìn chung giá trị dinh dưỡng của ngô ở nước ta không kém gì cácgiống ngô được trồng ở nước ngoài
- Thóc: là nguồn lương thực chủ yếu cho con người ở các nước nhiệtđới, nhưng cũng được sử dụng 1 phần làm thức ăn gia súc Lượng protein,chất béo, giá trị năng lượng trao đổi của thóc thấp hơn ngô, còn xơ lại caohơn Tỷ lệ protein trung bình của thóc là 78-87 g/kg và xơ từ 90-120 g/kg.Thóc tách trấu có giá trị dinh dưỡng cao hơn, gia súc tiêu hoá và hấp thụ tốthơn Trấu chiếm khoảng 20% trọng lượng hạt thóc Trấu rất giàu silic (trên
210 g/kg CK) các mảnh trấu sắc, nhọn dễ làm tổn thương thành ruột Do đókhi dùng thóc làm thức ăn gia súc cần phải loại bỏ trấu Gạo có hàm lượng xơ40-80 g/kg và protein là 70-87 g/kg Hàm lượng lizin, acginin, tryptophantrong protein của gạo cao hơn ngô Nhưng hàm lượng các nguyên tố khoáng
Trang 18đa lượng, vi lượng ở gạo lại rất thấp so với nhu cầu của gia súc, gia cầm
Cám gạo là sản phẩm phụ của công nghiệp xay xát Cám gạo được hìnhthành từ lớp vỏ nội nhũ, mầm phôi của hạt, cũng như một phần từ tấm Do đóhàm lượng protein trong cám gạo cao: 120-140g/kg VCK Hàm lượng mỡtrong cám gạo cũng rất cao: 110-180g/kg VCK Chất béo trong cám gạo rất dễ
bị oxy hoá, không nên dự trữ lâu (Viện Chăn Nuôi, 2001)[ ]
+ Hạt bộ đậu (đậu đỗ)
Hạt cây bộ đậu giàu protein và các axitamin không thay thế cho gia súc,gia cầm Giá trị sinh học của protein đậu đỗ cao hơn protein hạt hoà thảo,trung bình đạt 72-75% Protein đậu đỗ dễ hoà tan trong nước và giàu lizin nêngia súc dễ tiêu hoá và hấp thu Các nguyên tố khoáng như Ca, Mg, Zn, Mn,
Cu trong đậu đỗ cao hơn so với hạt hoà thảo, nhưng chúng lại nghèo phốt pho
và kali hơn
Phần lớn hạt đậu đỗ chứa độc tố hoặc các chất ức chế men tiêu hoáprotein Thức ăn hạt bộ đậu ở vùng nhiệt đới là đậu tương, lạc, đậu cô ve, đậuhồng đáo, vv Thành phần hoá học của các loại đậu này rất khác nhau
- Đậu tương: là nguồn thức ăn thực vật giàu protein (370-380 g/kg),chất béo (160-180 g/kg) và năng lượng trao đổi (3300-3900 kcal/kg) Giá trịsinh học của protein đậu tương gần với protein động vật Đậu tương giàu axitamin không thay thế nhất là lizin, tryptophan là những axit amin thường bịthiếu trong thức ăn có nguồn gốc thực vật Nếu sử dụng hạt đậu tương làmthức ăn gia súc nhất thiết phải xử lý nhiệt để phân huỷ và làm mất hiệu lựccủa các độc tố như chất kháng trypsin, hemôglutinin, saponin, ureaza,lipoxydaza
Trong công nghiệp, đậu tương được sử dụng để ép dầu, những sản
Trang 19trị cao Khi ép dầu đậu tương đã được xử lý nhiệt, nên hầu hết các độc tố kểtrên đã bị phân huỷ hoặc bị mất hiệu lực do đó làm tăng khả năng tiêu hoá vàhấp thụ protein của gia súc Khô dầu đậu tương sản xuất theo phương phápchiết ly thường có hàm lượng protein cao hơn và có hàm lượng chất béo thấphơn so với khô đỗ tương sản xuất theo phương pháp ép cơ học.
- Lạc: là cây bộ đậu phổ biến ở vùng nhiệt đới Hạt lạc có hàm lượngchất béo rất cao 48-50%, còn trong củ lạc cả vỏ hàm lượng chất béo đạt 38-40% Trong chăn nuôi thường sử dụng lạc ở dạng khô dầu Tỷ lệ protein trongkhô dầu lạc nhân là 45-50%; trong khô dầu ép cả vỏ là 30-32%, tỷ lệ xơ tươngứng là 5,7% và 27,2% trong chất khô Tỷ lệ chất béo trong khô dầu lạc biếnđộng từ 7-12% tuỳ thuộc vào kỹ thuật ép Nhưng khô dầu lạc nghèo lizin(3,9% trong protein), do đó khẩu phần có khô lạc cần được bổ sung thêm đậutương, bột cá hoặc lizin trong khẩu phần Ở nước ta do độ ẩm không khí caonhiệt độ cao nên khi khô dầu lạc còn tỷ lệ nước trên 15% rất dễ bị mốc làmgiảm chất lượng khô dầu và khô dầu bị nhiễm aflatoxin có hại cho gia súc, giacầm nhất là đối với vịt và gia súc non
2.1.2.2 Thức ăn động vật
Thức ăn động vật bao gồm tất cả các sản phẩm chế biến từ nguyên liệuđộng vật như bột cá, bột đầu tôm, bột thịt xương, bột nhộng tằm, bột máu vv Thức ăn động vật giàu protein có chất lượng cao, có đủ các axit amnin khôngthay thế, các nguyên tố khoáng cần thiết và một số vitamin quan trọng như D,
E, vv Tỷ lệ tiêu hoá và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn động vậtrất cao
- Bột cá: là thức ăn động vật có chất lượng dinh dưỡng cao nhất, đượcchế biến từ cá tươi hoặc từ sản phẩm phụ công nghiệp chế biến cá hộp Trongprotein bột cá có đầy đủ axit amin không thay thế: lyzin 7,5%; methionin 3%;izolơxin 4,8%,…
Trang 20Protein trong bột cá sản xuất ở nước ta biến động từ 35-60%, khoángtổng số biến động từ 19,6%-34,5% trong đó muối 0,5-10%, canxi 5,5-8,7%;phốt pho 3,5-4,8% Các chất hữu cơ trong bột cá được gia súc, gia cầm tiêuhoá và hấp thu với tỷ lệ cao 85-90%.
- Bột thịt xương: chế biến từ xác gia súc, gia cầm không dùng làm thựcphẩm cho con người hoặc từ các phụ phẩm của lò mổ Thành phần dinhdưỡng của bột thịt xương thường không ổn định, phụ thuộc vào nguồn nguyênliệu chế biến Tỷ lệ protein trong bột thịt xương từ 30-50%, khoáng 12-35%,mỡ 8-15% Giá trị sinh học của protein trong bột thịt xương cũng biến động
và phụ thuộc vào tỷ lệ các mô liên kết trong nguyên liệu Tỷ lệ mô liên kếtcàng nhiều, giá trị sinh học của protein càng thấp
- Bột đầu tôm: được chế biến từ đầu, càng và vỏ tôm, là nguồn proteinđộng vật tốt cho gia súc Giá trị dinh dưỡng của bột đầu tôm thấp hơn so vớibột cá và bột máu Bột đầu tôm có 33-34% protein, trong protein có 4-5%lyzin, 2,7% methionin Ngoài ra bột đầu tôm giàu canxi (5,2%); phốt pho(0,9%) và các nguyên tố vi lượng khác
- Bột máu: Trước đây bột máu không được coi là nguồn protein tốt cholợn, gà Bột máu có hàm lượng protein rất cao (80%) và rất nhiều lysin nhưngcác phương pháp xử lý cũ làm mất tác dụng của lysine do sự liên kết của lysinvới gluxit trong bột máu Các phương pháp xử lý mới như phun, sấy Flash đãlàm giảm tối đa sự phân giải lysin (Lã Văn Kính, 2003)[ ]
- Bột phế phụ phẩm của công nghiệp chế biến thịt gia cầm: bột nàyđược chế biến từ đầu, chân, máu, ruột (gần như không có lông) gia cầm.Các chế phụ phẩm này được nghiền, nấu chín, ép bỏ dầu mỡ Thành phầndinh dưỡng rất biến động vì tỷ lệ khác nhau của nguyên liệu
- Bột lông vũ: được sản xuất từ lông vũ do nhà máy chế biến thịt gia
Trang 21cầm thải ra Vì có rất nhiều liên kết disulfide trong lông vũ nên chúng cầnđược thủy phân bằng hơi khá lâu để phân giải protein Bột lông vũ có hàmlượng protein rất cao (80%) nhưng cân bằng axit amin nghèo nàn và tỷ lệ tiêuhóa thấp, biến động từ 50-70% Bột lông vũ thường được sử dụng trong khẩuphần có hàm lượng protein thấp, nhất là cho động vật nhai lại Phương phápkiểm tra tỷ lệ tiêu hóa pepsin cần được thử Tỷ lệ tiêu hóa pepsin thôngthường là 70-75%.
2.2 Sự tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng ở lợn
Tiêu hóa và hấp thu là giai đoạn đầu của quá trình trao đổi chất Nóthực hiện chức năng phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn từ nhữnghợp chất hóa học phức tạp chuyển biến thành những chất đơn giản mà cơ thểđộng vật có thể hấp thu được Những hợp chất đó được thu nhận vào máu vàbạch huyết qua màng nhầy của ống tiêu hóa Nhờ có quá trình này mà cơ thểnhận được toàn bộ các chất cần thiết cho quá trình sinh năng lượng và bồi đắp
cơ thể
Trong quá trình trao đổi chất, lợn không ngừng lấy thức ăn từ bên ngoài
để cung cấp vật chất và năng lượng cho cơ thể Trong nguồn thức ăn có chứacác chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì được hoạt động sống bình thường.Những chất dinh dưỡng này bao gồm: gluxit, protein, lipid, muối khoáng,nước và vitamin Những thành phần thức ăn trên khi vào cơ thể nhờ tácđộng của bộ máy tiêu hóa biến đổi thành các chất đơn giản để cơ thể hấp thu
và lợi dụng được Chỉ có các thành phần muối khoáng, nước và vitamin là cóthể hấp thu được dạng nguyên vẹn ban đầu
a Tiêu hóa gluxit (cacbohydrat)
Gluxit là hợp chất rất phổ biến trong tự nhiên và trong cơ thể sinh vật.Trong thành phần mô bào thực vật có trên 80% VCK là gluxit, còn ở mô bàođộng vật có ít hơn, chỉ có 2% Như vậy, trong khẩu phần thức ăn của lợn hàm
Trang 22lượng gluxit rất cao vì gần 100% khẩu phần thức ăn có nguồn gốc từ thựcvật Gluxit có vai trò chủ yếu là cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sốngtrong cơ thể lợn, đồng thời nó còn tham gia một phần nhỏ vào cấu trúc hóahọc của cơ thể Gluxit trong thức ăn của lợn có ba dạng tùy theo cấu trúc phân
tử của nó, đó là đường, tinh bột và xơ Trong đó, tinh bột là nguồn cung cấpnăng lượng quan trọng nhất đối với lợn
a1 Tóm tắt quá trình tiêu hóa gluxit ở lợn
Quá trình tiêu hóa gluxit ở lợn được tóm tắt theo sơ đồ dưới đây:
1- Tinh bột →
MaltozaMaltotriozaCác dextrin
4- Các disaccaritCác dextrin
5-Monosacarit trong xoang ruột
→ Monosacarit trong máu
3- Tinh bột →
MaltozaMaltotriozaCác dextrin
6- XenlulozaCác tinh bột và đường còn lại
→VFA (90%)(axit béo bay hơi)Axit lactic (10%)Chú thích: 1 sự tiêu hóa của nước bọt; 2 sự lên men của dạ dày; 3 sự tiêu hóa của tụy; 4+5 sự thủy phân của màng nhầy ruột và sự hấp thu; 6 sự lên men của ruột già.
a2 Sự tham gia của các men tiêu hóa vào quá trình thủy phân gluxit
Quá trình thủy phân gluxit (gồm tinh bột và đường) trong đường tiêuhóa của lợn được thực hiện nhờ các men trong đường tiêu hóa Sản phẩm cuốicùng của quá trình thủy phân này tạo ra các đường đơn α – glucoza cơ thể cóthể hấp thu lợi dụng được
Các men tham gia vào quá trình này bao gồm:
- Men α – amylaza: men này có hai nguồn chính đó là α – amylaza
Trang 23nước bọt và tụy Cả hai nguồn này α – amylaza hoạt động rất giống nhau.
α - amylaza
Tinh bột Maltoza
Maltotrioza
Các dextrin khác nhau
Men α – amylaza hoạt động trong môi trường có độ pH biến động rộng
từ 3,8 – 9,4 và trong sự có mặt của ion Cl-
- Men lactaza: Men này do tuyến bruner ở màng nhầy ruột non tiết ra.Lactaza phân hủy đường lactoza là loại đường chủ yếu của hầu hết sữa cácđộng vật kể cả sữa lợn Do đó, loại men này có mức hoạt động rất cao ở màngnhầy ruột non ở lợn con và nồng độ của nó giảm dần theo tuổi (Plimmer1970)
Lactaza
Lactoza Galactoza + Glucoza
Các tác giả Ekstrom, Benevenga và Grummer (1975) đã có nghiên cứuchi tiết về sự hoạt động của men này theo tuổi của lợn trong phần ngoại biêncủa ruột non Kết quả được trình bày ở bảng 2.2
- Men trehalaza: Men này cũng được sản ra ở ruột non (Dahlvist 1960)(Vũ Đình Tôn, 2009) Nó hoạt động trong môi trường có độ pH khoảng 6,0 Trehalaza
Trehaloza 2α – glucoza
Loại đường trehaloza này có ở hầu hết các côn trùng, nấm và một sốthực vật Men trehalaza không có ở ruột non lợn mới sinh, song nó được tăngdần theo tuổi của lợn đến khoảng trên 200 ngày tuổi (Kidder và Manners,1976)
Trang 24Bảng 2.2 Sự thay đổi về hoạt động của men lactaza theo tuổi lợn
(Ekstrom, Benevenga và Grummer - 1975)
Số gamtrong 24giờ
%tổng sốhoạtđộng
Số lợnthínghiệm
Số gamtrong 24giờ
% tổng
số hoạtđộng1
444444718
- Các loại men maltaza: Từ năm 1880 Brown và Heron đã cho biết về
sự hoạt động của các men maltaza và saccaraza ở ruột non lợn
Năm 1962 Dahlqwist đã tóm tắt sự hoạt động chính của bốn loạimaltaza được trình bày ở bảng 2.3
Hoạt động của men maltaza Ia và Ib ở độ pH 6,0 – 6,5 còn men maltaza
II và III ở độ pH 6,5 – 7,5
Sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hóa tinh bột là các α – glucoza.Trong khi đó, tinh bột đã được các men α - amylaza nước bọt và tụy phângiải thành dạng maltoza, maltotrioza và các dextrin Maltoza sẽ được thủyphân nhanh do maltaza tạo ra 2 α – glucoza Những liên kết 1 – 6 của dextrinhạn chế được thủy phân nhanh do maltaza Ia (Izomataza) Maltaza II và IIIcũng thủy phân những liên kết 1 – 6 nhưng chậm
Trang 25Bảng 2.3 hoạt động của các men maltaza ruột non
Izomaltoza, các dextrin hạn chếSacroza
Maltodextrin, tinh bột, Izomaltoza…
Maltodextrin, tinh bột, Izomaltoza, các dextrinhạn chế…
Sacraza sẽ thủy phân đường sacroza thành glucoza và fructoza
Các men maltaza này đều có mức rất thấp ở lợn con mới sinh và đượctăng nhanh trong vài tuần sau khi đẻ Song, mức tăng có sự khác nhau, theoKidder và Manner (1976) men sacraza và maltaza Ia tăng nhanh ở vài tuầnsau đẻ nhưng sau đó tăng chậm cho đến tận năm 2 tuổi Còn maltaza II và IIIsau 200 ngày tuổi lợn sẽ không tăng nữa
a3 Sự lên men trong đường tiêu hóa lợn
Sự lên men của vi sinh vật trong đường tiêu hóa có một ý nghĩa nhấtđịnh trong tiêu hóa gluxit ở lợn Quá trình này đã được Cranwell (1968)nghiên cứu lại một cách chi tiết Năm 1944 các tác giả Barcroft, Mc Anally vàPhillipson đã chứng minh rằng máu tĩnh mạch dời đi từ vùng tiêu hóa lợn, đặcbiệt là phần manh tràng và kết tràng có chứa các axit béo bay hơi (VFA –Volated Fatty Acids) cao hơn các vùng khác Năm 1946 thì các tác giả trên đãxác định được nguồn gốc các VFA đó có trong chất chứa của dạ dày và trêntoàn bộ các phần của ruột già lợn với mức cao nhất ở manh tràng Tỷ lệ cácaxit này gần tương đương như tỷ lệ ở dạ cỏ và manh tràng động vật nhai lại,hay ở manh tràng và kết tràng ngựa
Qua kiểm tra toàn bộ các chất chứa trong bộ máy tiêu hóa thì thấy ở dạdày có axit lactic là axit hữu cơ chủ yếu, còn VFA lại chiếm chủ yếu ở ruột
Trang 26già Trong các axit béo bay hơi thì chủ yếu là axit axetic.
Nghiên cứu về khu hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn người tathấy rằng ở phần túi mù dạ dày lợn có chứa một số lượng lớn các loài vi sinhvật Lactobacillus, Bifidobacterium và một số lượng thấp hơn các loài vi sinhvật khác Trong ruột già các vi sinh vật (VSV) đa dạng hơn (Smith và Jones
1963, Vander Heyde 1974) (Vũ Đình tôn, 2009)
Trong điều kiện bình thường 1g chất chứa ở manh tràng có từ 1 – 10 tỉVSV Về thành phần VSV người ta thấy có một loại cầu khuẩn háo iod, loạinày có khả năng phân giải xenluloza khá mạnh Ngoài ra còn có trực khuẩnyếm khí gram (-) và cầu khuẩn gram (+)
Vi sinh vật phân giải tinh bột, đường trong ruột già chủ yếu làClostridium butyricum (trực khuẩn gram (+) háo iod yếm khí) Ngoài ra còn
có vi khuẩn sinh axit lactic và Enterococcus
+ Sở dĩ ruột già lợn có khu hệ VSV phong phú là do:
- Nhiệt độ môi trường ổn định thích hợp (38,5 – 400C) Do quá trìnhlên men VSV giải phóng ra năng lượng làm cho nhiệt độ hơi cao hơn thânnhiệt
- Môi trường gần như trung tính là do axit béo sinh ra được hấp thụ vàomáu, đồng thời vách ruột tiết dịch kiềm tính để trung hòa axit, nhũ chấp duytrì mức pH 5,8 – 7,5
- Môi trường yếm khí
- Thành phần dinh dưỡng và nước thích hợp
Sự lên men ở dạ dày
- Các sản phẩm của sự lên men: Nồng độ axit hữu cơ ở dạ dày lợntrưởng thành đạt tới 150meq/lít và ở lợn con cai sữa sớm chỉ đạt từ 30-92meq/lít Trong đó hàm lượng axit lactic chiếm khoảng 90% tống số các axithữu cơ ở hầu hết các lứa tuổi của lợn Axit propionic thường chiếm ½ hàm
Trang 27lượng VFA, axit formic 3,6 – 4,5% còn lại là các axit khác như axit butyric,axit valeric.
- Sự phân bố của các sản phẩm lên men trong dạ dày
Dạ dày lợn được chia làm ba lớp: lớp trên cùng, lớp giữa và lớp đáy(tiếp giáp với thành dạ dày) Ở ba lớp này có sự phân bố các sản phẩm lênmen khác nhau Lớp trên cùng có hàm lượng axit lactic và VFA cao nhất, tiếpđến là lớp giữa và thấp nhất là lớp đáy Song hàm lượng axit chlohydric thìngược lại, cao nhất ở lớp đáy và thấp nhất ở lớp trên cùng
Nồng độ axit lactic và VFA tăng dần sau khi ăn trong khoảng thời gian
từ 9 – 12 giờ Với các khẩu phần ăn thông thường người ta ít thấy có sự thayđổi về các mức axit hữu cơ, song nếu lợn được ăn khẩu phần có tỉ lệ rỉ đườngcao (64%) thì hàm lượng VFA sẽ cao hơn axit lactic
Sự lên men ở ruột
Sự lên men ở ruột chủ yếu xảy ra ở ruột già, còn ruột non tuy là có mộtlượng nhất định axit lactic và một số các VFA song đó là sản phẩm lên mencủa túi mù dạ dày
Ở ruột già có quần thể khu hệ vi sinh vật rất phong phú nhất là ở phầnmanh tràng và kết tràng, nên lượng axit hữu cơ được tạo ra ở đây tương đốilớn với mức 110 – 300 meq/lít (ở manh tràng và kết tràng)
Thành phần các axit hữu cơ chủ yếu là axit axetic, sau là axit propionicrồi axit butyric Còn axit lactic và axit valeric chiếm số lượng ít
b Tiêu hóa protein
Quá trình tiêu hóa protein ở lợn cũng diễn ra tương tự với các động vật
dạ dày đơn khác Quá trình này được thực hiện với các men trong đường tiêuhóa
Tiêu hóa protein ở dạ dày chủ yếu là nhờ có men pepsin Men này cótác dụng phân cắt đại phân tử protein thành các chuỗi peptit có số lượng phân
Trang 28tử nhỏ hơn Tuy nhiên, không phải hoạt động của men pepsin lúc nào cũng cóhiệu quả vì men pepsin mặc dù được tiết ra sau vài ngày khi lợn con mới sinhnhưng không có tác dụng tiêu hóa protein do nó ở dạng không hoạt động, chỉkhi dạ dày lợn có axit chlohydric thì lúc đó pepsin ở dạng không hoạt độngmới được chuyển thành dạng hoạt động và quá trình thủy phân protein mớidiễn ra.
Ngoài ra, trong dạ dày còn có những men khác cũng tham gia vào quátrình thủy phân protein như cathepsin, rennin…
Khi protein và các chuỗi peptit được chuyển xuống ruột non, ở đây quátrình thủy phân lại tiếp tục và triệt để nhất, tức là sản phẩm cuối cùng của quátrình này là các axit amin mà cơ thể có thể hấp thu và lợi dụng được Sự thủyphân protein ở ruột non được thực hiện nhờ các men của tuyến tụy nhưtrypsin, chimotrypsin, elastaza, dipeptidaza…
Chỉ còn lại một lượng rất ít protein chưa được tiêu hóa chuyển xuốngruột già Ở đây phần protein còn lại sẽ có quá trình khử gốc amin của các axitamin do các vi khuẩn thực hiện
Trang 29Quá trình tiêu hóa mỡ được thực hiện còn nhờ có tác dụng của dịchmật Dịch mật bao gồm: sắc tố mật (bilirubin, bilivecdin) và axit mật (axitcolic, desoxicolic, glycocolic) Dịch mật có tác dụng làm giảm sức căng bềmặt của dung dịch, làm nhũ hóa mỡ và tạo ra độ pH thích hợp ở ruột non làmthuận lợi cho sự tác động của các men.
d Sự hấp thu các chất dinh dưỡng
Sự hấp thu là quá tình thu nhận các chất khác nhau vào máu và bạchhuyết thông qua màng nhầy ống tiêu hóa Màng nhầy ống tiêu hóa ở các vị tríkhác nhau sẽ có mức độ hấp thụ khác nhau
- Ở miệng không có sự hấp thu vì thức ăn ở đây không lâu Đồng thờithức ăn cũng chưa được phân giải triệt để tới dạng dễ hấp thu
- Ở dạ dày có sự hấp thu nước, glucoza, axit amin, chất khoáng song ít,
do các chất dinh dưỡng vẫn chưa được tiêu hóa để tạo ra sản phẩm cuối cùng
để cơ thể có thể hấp thu được
- Ở ruột non là nơi xảy ra quá trình hấp thu mạnh nhất bởi vì trên bềmặt niêm mạc ruột có rất nhiều vi nhung mao (200 triệu/1mm2 bềmặt màngnhầy), do vậy nó đã làm tăng diện tích bề mặt lên hàng trăm lần Ở lợn trưởngthành có thể đạt tới 1500m2 các vi nhung mao
- Ở ruột non lượng đường có thể tiêu hóa và hấp thu tới 85%, proteintới 87%
Ruột non cũng là nơi hấp thu khoáng và nước chủ yếu Ruột lợn mộtngày đêm có thể hấp thu tới 23 lít nước (70 – 85% tổng lượng nước thu nhận)
- Ở ruột già vẫn tiếp tục quá trình hấp thu song ít hơn ở ruột non chủyếu là hấp thu nước
e Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình tiêu hóa Ở đây
Trang 30chúng ta quan tâm chủ yếu đến thức ăn có ảnh hưởng như thế nào đến quátrình tiêu hóa của lợn.
+ Loại thức ăn:
Các loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng không giống nhau đến sự tiếtdịch tiêu hóa Thức ăn nhiều nước sẽ giảm tiết nước bọt và dịch vị Theo tácgiả Trần Cừ (1964) nếu cho lợn ăn ba loại thức ăn cám gạo, khoai lang củ vàrau muống thì cám gạo tiết dịch vị nhiều nhất Còn nếu chúng ta pha thức ănvới nước theo tỉ lệ 1:3 thì nước bọt hầu như không tiết
+ Chế biến thức ăn:
Thức ăn được chế biến khác nhau thì khả năng tiết dịch tiêu hóa khácnhau Như thức ăn rang dịch vị tiết nhiều hơn thức ăn ngâmA.D.Xinhêxeekop) Cho lợn ăn thức ăn sống thì dịch vị và dịch ruột cũng nhưhoạt lực của enzym cao hơn thức ăn chín
+ Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần:
Khi khẩu phần thức ăn kém cân bằng sẽ gây ra hoạt động căng thẳngcủa cơ quan tiêu hóa từ đó dẫn đến hiện tượng giảm đồng hóa thức ăn Nhưkhi khẩu phần có lượng protein thấp, lúc đó sẽ làm tăng hoạt động của cơquan tiêu hóa, làm thải nhiều nitơ theo dịch tiêu hóa để tạo nên nhũ chấp có tỷ
lệ thành phần các chất nhất định, dẫn đến làm tăng cao tương đối lượng nướctrao đổi theo phân và sẽ làm cho lợn bị thiếu protein
Đồng thời, khi lượng protein trong khẩu phần thấp sẽ dẫn đến giảm tiếtdịch tụy và dịch dạ dày rõ rệt Theo Epseeva (Vũ Đình Tôn, 2009) thì khikhẩu phần có lượng protein thấp, lượng dịch tụy tiết ra là 3225 ml, mứcprotein cao lượng dịch tụy đạt tới 5280 ml Như vây, khẩu phần có lượngprotein càng cao thì lượng dịch được tiết ra càng nhiều để tăng cường tiêu hóaprotein
+ Phương pháp cho ăn, uống
Trang 31Cách cho lợn ăn, uống cũng làm ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thông qualượng dịch tiêu hóa tiết ra bị thay đổi.
Nếu cho lợn ăn nhiều bữa và cho ăn thức ăn khô sẽ làm tăng tiết dịchtiêu hóa Theo A.D.Xinhêxêkop (Vũ Đình Tôn, 2009), lợn được ăn 5 bữatrong 24 giờ lượng dịch vị sẽ tăng được 79,43% và dịch tụy tăng 35,2% so vớilợn chỉ ăn được 3 bữa
Ngoài ra, nhiệt độ của thức ăn và nước uống cho lợn cũng ảnh hưởng đến sựtiết dịch tiêu hóa Theo E.N.Bakeeva (Vũ Đình Tôn, 2009), lợn sau khi ăn,uống nước có nhiệt độ 5 - 80C thì lượng dịch tiêu hóa tiết ra chỉ bằng 20% sovới lợn được uống nước ở nhiệt độ thường 20 – 250C
Ngoài các yếu tố liên quan đến thức ăn đã trình bày ở trên ảnh hưởngđến quá trình tiêu hóa ở lợn thì các yếu tố về điều kiện môi trường cũng ảnhhưởng đến sinh lý tiêu hóa ở lợn Điều này là do có liên quan đến khả năngđiều tiết thân nhiệt kém của lợn
2.3 Các phương pháp xác định giá trị dinh dưỡng của
thức ăn
Giá trị dinh dưỡng của thức ăn được thông qua giá trị thô của protêin, mỡ,hydrat cacbon… và năng lượng Tuy nhiên các số liệu này chỉ là phản ánh về giátrị tiềm năng của thức ăn Như đã biết gia súc có quá trình tiêu hóa, hấp thu và sửdụng các chất dinh dưỡng của thức ăn khi nó được đưa vào trong cơ thể Nhưvậy giá trị tiềm năng của thức ăn sẽ bị thay đổi và giá trị thực của nó mới đượcthể hiện Dưới đây là các phương pháp xác định giá trị dinh dưỡng thông quaquá trình trao đổi chất của thức ăn trong cơ thể của gia súc
Trang 322.3.1.1 Cân bằng nitơ
Trao đổi nitơ (N) thức ăn Cân bằng N được xác định như là sự cân đốilượng N ăn được so với lượng mất khỏi cơ thể N cân bằng = N ăn vào – (Ntrong phân + N trong nước tiểu) Có thể tóm tắt quá trình trao đổi N trong cơthể như sơ đồ dưới đây
Sự mất mát N còn thông qua các con đường khác như qua mồ hôi, rụnglông, bong vảy ra nhưng với tỷ lệ rất nhỏ Sự mất mát N trong phân gồm Nkhông tiêu hóa được từ thức ăn và N từ cơ thể (N trao đổi), và N mất quanước tiểu cũng bao gồm N thức ăn không tích lũy và N nội sinh
Trang 33khả năng tiêu hóa và sử dụng, gia súc (loài, thời kỳ sinh trưởng, trạng thái sứckhỏe ).
Thí nghiệm cân bằng N Thí nghiệm cân bằng N được tiến hành trêngia súc có trạng thái sinh lý bình thường, thông thường gia súc trưởng thành
vì sự tiêu hóa, hấp thu và trao đổi N hoàn chỉnh hơn Gia súc được nuôi trêncũi trao đổi hoặc nuôi tại chuồng, có máng ăn, uống, thiết bị thu phân và nướctiểu Thí nghiệm này được tiến hành như một thí nghiệm tiêu hóa nhưng chỉkhác là có thu cả nước tiểu Mỗi giai đoạn thường kéo dài 17-20 ngày, trong
đó mỗi giai đoạn: thích nghi và thí nghiệm là 7-10 ngày, tùy theo loài gia súc
và thức ăn thí nghiệm Trong giai đoạn thí nghiệm, phân và nước tiểu đượcthu và xác định chính xác khối lượng hàng ngày Sau mỗi giai đoạn thínghiệm, người ta lấy mẫu thức ăn, phân và nước tiểu để phân tích N Thínghiệm cân bằng N khó hơn thí nghiệm tiêu hóa vì phải thu phân, nước tiểu
và cân số lượng gia súc lớn Tuy nhiên, thí nghiệm cân bằng N trên gia cầmtiến hành dễ hơn vì chất thải (phân, nước tiểu) đổ ra cùng một chỗ
Ý nghĩa cân bằng N Nghiên cứu cân bằng N nhằm xác định giá trị dinhdưỡng của thức ăn Thức ăn có N tích lũy lớn thì có giá trị dinh dưỡng lớn Ntích lũy có giá trị âm trong trường hợp thức ăn kém tiêu hóa, hấp thu và sửdụng (giá trị dinh dưỡng thấp) đối với gia súc già và bị bệnh N tích lũydương trong trường hợp thức ăn dễ tiêu hóa và được cơ thể sử dụng tốt đốivới gia súc sinh trưởng Đối với gia súc trưởng thành hoặc gia súc ở trạng tháiduy trì, N tích lũy bằng không (cân bằng)
2.3.1.2 Cân bằng cácbon
Trao đổi cácbon (C) Trong thức ăn, C có trong thành phần hydratcacbon (đường, tinh bột và xơ), lipit và protein còn trong cơ thể gia súc C cóchủ yếu trong các chất hữu cơ tích lũy (mỡ, protein) và không đáng kể trong
Trang 34glycogen Điều đó cho thấy sự chuyển hóa C khác với N như đã đề cập ở trên.
Cân bằng C (C tích lũy) = C thức ăn – (C phân + C nước tiểu + C khítiêu hóa) Giống như N, C còn mất qua mồ hôi, thở và các con đường khác rấtkhó xác định
Thí nghiệm cân bằng C Thí nghiệm cân bằng C được tiến hành trongthiết bị đặc biệt gọi là buồng hô hấp kín (Respiration champer) Gia súc đượcnhốt trong buồng kín có bộ phận thu CO2 và hơi nước thải ra Buồng gắn liềnvới máng ăn, uống và thậm chí hệ thống vắt sữa Ô-xy cung cấp cho gia súcphải qua máy đo Đồng thời đo lượng CO2 thải ra vào cuối ngày Nếu có khíCH4 thải ra thì phải lấy mẫu phân tích
Lượng C ăn vào từ thức ăn, thải qua phân và nước tiểu được xác định
rõ ràng, và tính toán lượng C thải qua khí cacbonic và mêtan Nhưng khícacbonic thải ra không chỉ do ô-xy hóa chất hữu cơ mà còn sản sinh từ việctổng hợp nguyên liệu của cơ thể
Ý nghĩa Giá trị C tích lũy là cơ sở để xác định giá trị dinh dưỡng củathức ăn Tuy nhiên phương pháp này tiến hành phức tạp và tốn kém nên ítđược áp dụng trong nghiên cứu một cách rộng rãi
Sơ đồ tóm tắt trao đổi C
C thức ăn
C trong phân
C tiêu hóa
C trong nước tiểu
C khí tiêu hóa (CH4, CO2…)
C tích lũy (sữa, thịt, trứng, lông len)
Trang 35Chất dinh dưỡng ăn vào
Chất dinh dưỡng được định nghĩa như là năng lượng, protein, axit
amin, hydrat cacbon, lipit…
Tỷ lệ tiêu hoá nói lên khả năng tiêu hoá của gia súc đối với một loạithức ăn hay một chất dinh dưỡng của thức ăn
Tỷ lệ tiêu hoá gồm có tỷ lệ tiêu hoá biểu kiến (apparent) và tỷ lệ tiêuhoá thực (True) Trong quá trình tiêu hoá, ngoại trừ xơ, hầu hết các chất dinhdưỡng như protein, axit amin, lipit, hydrat cacbon… thải qua phân có nguồngốc nội sinh là những chất có trong tế bào ruột và những chất tiết của đườngtiêu hoá Như vậy chất thải trong phân không chỉ có thức ăn không tiêu hoá
mà còn các chất có nguồn gốc từ cơ thể vật chủ Các chất nội sinh này khôngthể phân biệt với chất không tiêu hoá trong thức ăn được, vì vậy tỷ lệ tiêu hoáđược xác định bằng hiệu số giữa thức ăn ăn vào và chất thải qua phân là tỷ lệtiêu hoá biểu kiến Nó bao gồm cả phần nội sinh Tính tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến(theo công thức trên) sẽ luôn có giá trị thấp hơn tỷ lệ tiêu hoá thực của thức
ăn TLTH biểu kiến đối với chất khoáng gần như không có ý nghĩa
Tỷ lệ tiêu hóa thực (TLTHt) là tỷ lệ chất ăn vào được hấp thu từ đườngtiêu hóa, không tính đến lượng nội sinh Nghĩa là:
(Chất dinh dưỡng ăn vào – Chất dinh dưỡng trong phân) + Chất nội sinhTLTHt =
Chất dinh dưỡng ăn vào
Trang 36Chất nội sinh của cơ thể thải qua phân chủ yếu là N - được gọi là N traođổi trong phân Một trong các phương pháp để xác định N trao đổi là nuôi giasúc khẩu phần không chứa N
Hiện nay, TLTH biểu kiến và TLTH thực đang được sử dụng rộng rãitrong các tài liệu Trong thực tế, TLTH thực được xác định rất khó khăn vìkhó để tách biệt các chất có nguồn gốc thức ăn và nguồn gốc từ cơ thể
2.2.3.2 Các phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hoá
Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để xác định tỷ lệ tiêu hoánhưng chung quy có 2 nhóm phương pháp:
- Nhóm phương pháp xác định trực tiếp thông qua con vật (in vivo) nhưphương pháp thu phân (phương pháp cổ truyền)
- Nhóm các phương pháp xác định trong phòng thí nghiệm (in vitro), ví
dụ phương pháp sử dụng enzyme tiêu hóa như pepsin, trypsin
Việc phân loại nói trên cũng chỉ là tương đối vì có nhiều phương pháp
mới và những phương pháp đó rất khó phân định đâu là in vivo đâu là in vitro,
ví dụ phương pháp tiêu hóa ở dạ cỏ (Nylon bag technique) Một số tài liệucho rằng các phương pháp khó phân định được xếp vào nhóm 3 là nhóm các
phương pháp in situ bao gồm kỹ thuật túi nylon, gas production.
* Nhóm phương pháp in vivo:
Nhóm này bao gồm một số phương pháp phổ biến sau đây:
- Phương pháp cổ truyền (thu phân)
- Phương pháp dùng chất chỉ thị
Phương pháp cổ truyền (conventional method)
Thử mức tiêu hóa của một khẩu phần:
Nguyên tắc chung: Trong thực tế, gia súc được nuôi bằng nhiều loạithức ăn phối hợp với nhau được gọi là khẩu phần Muốn xác định tỷ lệ tiêuhóa của khẩu phần, người ta tiến hành phối hợp khẩu phần và phân tích thành
Trang 37phần dinh dưỡng của khẩu phần đó Sau đó cho con vật ăn khẩu phần đã phốihợp, cân lượng thức ăn ăn vào và lượng phân thải ra hằng ngày, xác địnhthành phần dinh dưỡng của phân Căn cứ vào số chênh lệch về khối lượng cácchất dinh dưỡng giữa thức ăn và phân, từ đó tính ra tỷ lệ tiêu hoá của các chấtdinh dưỡng trong khẩu phần.
Tiến hành: Phương pháp này tiến hành theo 2 giai đoạn: giai đoạnchuẩn bị (hay giai đoạn thích nghi) và giai đoạn thí nghiệm (hay giai đoạn thuphân) Chọn gia súc khoẻ mạnh, có sức sản xuất đại diện chung cho đàn Nênchọn đực thiến để dễ tách phân và nước tiểu Cần phải có thiết bị để thu thức
ăn và phân: đối với đại gia súc cần có giỏ thức ăn treo ở mồm và túi đeo ởphía hậu môn; đối với lợn dùng máng hứng phân, nước tiểu riêng và nhốt convật vào cũi đặc biệt; đối với gia cầm phải phẫu thuật lắp hậu môn giả và túicao su để tách phân và nước tiểu riêng
Giai đoạn chuẩn bị (Adaptation period): Cần phải có thời gian nhấtđịnh để con vật bài tiết hết thức ăn cũ trong đường tiêu hoá, làm quen vớithức ăn thí nghiệm và có điều kiện để quan sát trạng thái của con vật Thờigian chuẩn bị của mỗi loài là khác nhau Ở Trâu, bò, dê, cừu: 10 – 15 ngày; ởngựa, lợn: 8 – 10 ngày; ở gia cầm: 6 – 8 ngày và ở thỏ: 6 – 7 ngày
Thời gian này phụ thuộc vào loại thức ăn Thức ăn thô và thức ănkhông truyền thống cần nhiều thời gian nuôi chuẩn bị hơn thức ăn tinh vàthức ăn truyền thống
Trong thời gian chuẩn bị, gia súc được ăn khẩu phần thí nghiệm vớilượng ăn tự do và sau đó xác định lượng ăn vào tối đa Nước uống được cungcấp đầy đủ
Giai đoạn thí nghiệm (collection period): đối với đại gia súc kéo dài 10– 12 ngày, lợn và gia cầm 6 – 7 ngày Thời gian có thể ngắn hoặc dài hơn phụthuộc vào loại thức ăn như đã đề cập ở trên Trong giai đoạn này, gia súc được
Trang 38ăn khẩu phần thí nghiệm, thông thường lượng ăn hàng ngày thấp hơn lượng
ăn tối đa của giai đoạn chuẩn bị (khoảng 80 - 90%) nhằm để gia súc ăn hếtkhẩu phần, hạn chế việc thức ăn thừa sẽ tạo sai số cho thí nghiệm Phân vànước tiểu được thu hàng ngày và cân để biết khối lượng Để giảm sự mất mát
N trong nước tiểu thông thường ta thêm khoảng 15 – 20 ml H2SO4 10% vàobình hứng nước tiểu Mẫu phân và mẫu nước tiểu được lấy khoảng 10% tổng
số của cả giai đoạn thí nghiệm đem bảo quản trong tủ lạnh sâu để lấy mẫuphân tích thành phần hóa học sau này
Xác định tỷ lệ tiêu hóa của một loại thức ăn:
Phương pháp này thường dùng để xác định tỷ lệ tiêu hóa của thức ăngiàu protein như bột cá, bột đầu tôm, khô đậu nành… là những thức ăn cầnphải phối hợp với các thức ăn khác thì gia súc mới có quá trình tiêu hóa bìnhthường Muốn xác định tỷ lệ tiêu hóa của các loại thức ăn trong khẩu phần thìcần phải tiến hành đồng thời xác định tỷ lệ tiêu hóa trên 2 khẩu phần vì giasúc thường được nuôi với khẩu phần gồm nhiều loại thức ăn: khẩu phần cơ sở(KPCS) và khẩu phần thí nghiệm (KPTN) KPCS bao gồm các thức ăn truyềnthống, là những thức ăn mà gia súc ăn hàng ngày, sau đó bổ sung vào khẩuphần cơ sở một lượng nhất định thức ăn thí nghiệm cần xác định tỷ lệ tiêuhóa Thí nghiệm được tiến hành theo các giai đoạn như đề cập ở phần trên
Để tính tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn thí nghiệm (TĂTN) cần phải biết tỷ lệtiêu hóa của KPCS và tỷ lệ tiêu hóa của KPTN, tỷ lệ TĂTN trong KPTN.Phương pháp này gọi là phương pháp khác biệt (Digestibility in Difference).Theo phương pháp này, tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn thí nghiệm là sự khác nhaugiữa tỷ lệ tiêu hoá của khẩu phần thí nghiệm và khẩu phần cơ sở
Phương pháp dùng chất chỉ thị (Lê Đức Ngoan, 2006):
Xác định tỷ lệ tiêu hoá theo phương pháp cổ truyền mất nhiều thời gian
và phải theo dõi liên tục để thu phân và nước tiểu Đối với gia súc nhai lại áp
Trang 39dụng phương pháp này càng phức tạp, nhất là gia súc chăn thả trên đồng cỏ.
Để giảm bớt thời gian thu phân người ta dùng phương pháp trộn các chất chỉthị vào thức ăn như Fe2O3, Al2O3, SiO2, Cr2O3, bột polyethylen, lignin, sợisilica và chromagen… (hay dùng Cr2O3) Những chất này không độc, không
bị tiêu hoá, thải hoàn toàn qua phân
Thí nghiệm được tiến hành như phương pháp cổ truyền nhưng chỉ khác
là hàng ngày chỉ phải lấy mẫu phân từ 2 – 3 lần, xác định thành phần hoá họccủa phân, lượng chất chỉ thị (I) trong phân và thức ăn từ đó tính ra tỷ lệ tiêuhoá Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô tính theo công thức:
% I trong phân - % I trong thức ăn
TLTH =
% I trong phân
Trong đó %I tính theo vật chất khô
Để xác định tỷ lệ tiêu hóa của một chất dinh dưỡng cụ thể trong thức ănhay khẩu phần bằng phương pháp chất chỉ thị thì sử dụng công thức sau:
ăn cũng tính theo vật chất khô
Nhận xét phương pháp thử mức tiêu hóa in vivo:
- Ưu điểm: đã nêu được mối quan hệ giữa thức ăn và cơ thể gia súc,nghĩa là thức ăn sau khi vào cơ thể con vật được tiêu hoá nhiều hay ít sẽ là cơsở để so sánh các loại thức ăn với nhau Nói chung các chất có tỷ lệ các chấtdinh dưỡng cao thì tỷ lệ tiêu hóa cao
Trang 40- Nhược điểm: chưa phản ánh được các chất dinh dưỡng sau khi vào cơthể sẽ đi đâu và sử dụng vào mục đích gì? Ngoài ra kết quả chưa thật chínhxác: tỷ lệ tiêu hoá của các nhóm Protein, lipit thấp hơn so với thực tế Bởi vìtrong phân, ngoài chất không tiêu hóa của thức ăn còn có các chất thải củadịch tiêu hóa, xác vi khuẩn, niêm mạc ruột… đã làm tăng lượng chất thảitrong phân Đối với gia súc nhai lại, vi khuẩn còn phân giải các chất gluxitthành các chất khí như CO2, CH4, cho nên kết quả của nhóm glucid thườngcao hơn thực tế
* Nhóm phương pháp in vitro
Cho đến nay nhiều thí nghiệm tiêu hoá đã được tiến hành trong phòngthí nghiệm Phương pháp sử dụng enzym pepsin và HCl để xác định tỷ lệ tiêuhoá protein trong một số thí nghiệm trên Một số phương pháp mới được pháttriển trong cuối thế kỷ XX như phương pháp tiêu hoá dạ cỏ, phương pháp sảnsinh khí… Các phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi ở Châu Âu cũngnhư nhiều nước khác trong đó có Việt Nam
* Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hoá.
Tuổi và cá thể: Do tốc độ phát triển, giai đoạn phát triển và tốc độ hoànthiện của bộ máy tiêu hoá khác nhau mà tỷ lệ tiêu cũng khác nhau giữa cáclứa tuổi trong cùng một loài (đặc biệt đối với loài nhai lại thì sự khác nhaucàng rõ rệt) Nếu tuổi của cá thể không chênh lệch nhau nhiều thì sự khácnhau giữa các cá thể không đáng kể