Luận văn tốt nghiệp Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y Tên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ ĐẠM LÊN TĂNG TRƯỞNG CỦA GÀ ÁC GIAI ĐOẠN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG..
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Cần Thơ, 2015
Trang 2Luận văn tốt nghiệp Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ ĐẠM LÊN TĂNG TRƯỞNG CỦA GÀ ÁC GIAI ĐOẠN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG
DỤNG
Trang 3TỪ 5-11 TUẦN TUỔI
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2015 Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2015
TS Phạm Tấn Nhã
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2015
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trang 4Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan những số liệu công bố trong luận văn này là xác thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây
Tác giả luận văn
Đinh Cao Đạt
Trang 5LỜI CẢM TẠ
Lời nói đầu tiên xin cho con được gửi lời cảm ơn chân thành nhất của con đến
ba mẹ Con cảm ơn ba mẹ, chính ba mẹ đã tạo điều kiện không những hỗ trợ con vềtình thần mà còn cả về vật chất Trong suốt quá trình học tập của con, ba mẹ luôn lànguồn động viên an ủi quan trọng nhất trong những giây phút khó khăn nhất của cuộcđời con Lời cảm ơn vẫn không thể nói hết được những công ơn to lớn ấy, nhưng con
hy vọng ít nhiều cũng thể hiện được lòng tri ân sâu sắc trong tận đáy lòng của con
Em cũng xin gửi lời tri ân đến thầy Phạm Tấn Nhã, người đã hướng dẫn tậntình em trong suốt quãng thời gian làm luận văn tốt nghiệp Thầy đã dạy dỗ không chỉ
về kiến thức mà còn cả những kinh nghiệm sống ở đời
Lời cảm ơn cũng xin được gửi đến gia đình anh Thịnh, cảm ơn gia đình đã tạođiều kiện tốt cho tôi trong quá trình làm thí nghiệm
Em cũng không quên cảm ơn cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung, người đã hướngdẫn em suốt quá trình học tập tại trường và em cũng xin cảm ơn quý thầy cô ở bộ mônChăn Nuôi trong khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã trực tiếp hoặc dán tiếpgiảng dạy em
Cảm ơn tất cả các bạn lớp Chăn Nuôi-Thú Y K38 đã cùng đồng hành hỗ trợ tôitrong quá trình học tập!
Xin cảm ơn bạn Trương Nhứt Thuận và Nguyễn Quang Sách đã giúp đỡ chomình khi gặp khó khăn trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
Chân thành cảm ơn!
Trang 6MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Một số giống gà được nuôi nông hộ hiện nay ở Việt Nam 2
2.1.1 Gà Tàu vàng 2
2.1.2 Gà Ri 2
2.1.3 Gà Sao 2
2.1.4 Gà Tam Hoàng 3
2.1.5 Gà Lương Phượng 4
2.1.6 Gà Tre 4
2.1.7 Gà Ác 5
2.2 Đặc điểm về giống gà Ác 5
2.2.1 Tốc độ tăng trưởng 5
2.2.2 Chất lượng của thịt gà Ác 6
2.2.3 Khả năng sản xuất trứng 8
2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng 9
2.3.1 Yếu tố chuồng trại 9
2.3.2 Yếu tố môi trường 12
2.3.3 Yếu tố Thức ăn và dinh dưỡng 13
2.3.4 Vai trò và nhu cầu Protein đối với gà 14
2.3.5 Vai trò và nhu cầu năng lượng đối với gà 15
2.3.6 Mối tương quan giữa năng lượng và protein 15
2.3.8 Vai trò và nhu cầu chất béo đối với gà 17
2.3.9 Vai trò và nhu cầu vitamin đối với gà 17
2.3.10 Vai trò, nhu cầu và kỹ thuật xử lý nước uống đối với gà 18
Bảng 2.5 : Tỷ lệ giữa nước uống được và thức ăn tiếp nhận được ở gà 19
2.4 Quy trình phòng bệnh 19
2.5 Các loại thực liệu dùng trong chăn nuôi gia cầm 21
2.5.1 Tấm 21
2.5.2 Cám gạo 21
2.5.3 Bắp 22
2.5.4 Bột đậu nành 22
2.5.5 Bột cá 23
2.5.6 Bột cá tra 23
2.5.7 Bèo tấm 24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 24
3.1 Phương tiện thí nghiệm 24
3.1.1 Thời gian tiến hành thí nghiệm 24
3.1.2 Địa điểm tiến hành thí nghiệm 24
3.1.3 Đối tượng thí nghiệm 24
Hình 3.1 Cân gà 5 và 8 tuần tuổi 25
3.1.4 Chuồng trại thí nghiệm 25
Hình3.2 Chuẩn bị ô chuồng cho gà 26
Hình 3.3 Tổng quan về bố trí các lô thí nghiệm 26
Trang 7Hình 3.4 Gà được thả trong các lô 26
3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm 26
3.1.6 Thức ăn dùng làm thí nghiệm 26
Bảng 3.1 : Công thức phối trộn của thức ăn hỗn hợp 26
Bảng 3.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các thực liệu thức ăn dùng trong thí nghiệm (%DM) 28
3.1.7 Thuốc thú y 28
3.2 Phương pháp nghiên cứu 28
3.2.1 Bố trí thí nghiệm 28
3.2.2 Chăm sóc nuôi dưỡng 29
3.2.3 Cách thu thập số liệu 29
Hình 3.5 Cân lượng thức ăn của gà dư 30
3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi 30
3.2.5 Xử lý số liệu 31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
4.1 Tốc độ tăng trọng, hệ số chuyển hoá thức ăn 32
Bảng 4.1: Thức ăn tiêu thụ, tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà thí nghiệm 32
Biểu đồ 4.1 Trọng lượng đầu và cuối của gà ác thí nghiệm 33
Biểu đồ 4.2 Tăng trọng của gà Ác thí nghiệm 33
Biểu đồ 4.3 Tiêu tốn thức ăn của gà Ác thí nghiệm 34
Biểu đồ 4.4 Hệ số chuyển hoá thức ăn của gà Ác thí nghiệm 35
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36
5.1 Kết luận 36
5.2 Đề Nghị 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 8FCR Feed conversion ratio (Hệ số chuyển hóa thức ăn)
ME Metabolisable energy (Năng lượng trao đổi)
NDF Neutral detergent fiber (Xơ trung tính)
Trang 9DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Trọng lượng bình quân của gà Ác qua các tuần tuổi (g) 6 Bảng 2.2: Đánh giá cảm quan thịt gà Ác, gà Ri và gà giò lúc 8 tuần tuổi 7
Bảng 2.3:Thành phần (đạm, béo, khoáng) của thịt gà Ác và gà Ri lúc 8 tuần tuổi 8
Bảng 2.4: Hệ số chuyển hóa thức ăn/10 quả trứng của gà Ác 9 Bảng 2.5: Tỷ lệ giữa nước uống được và thức ăn tiếp nhận được ở gà 19 Bảng 3.1 : Công thức phối trộn của thức ăn hỗn hợp 27 Bảng 3.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các thực liệu thức ăn dùng trong thí nghiệm (%DM)28
Bảng 3.3: Bố trí thí nghiệm 29 Bảng 4.1: Thức ăn tiêu thụ, tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà thí nghiệm 32
Trang 10DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Cân gà 5 và 8 tuần tuổi 25
Hình3.2 Chuẩn bị ô chuồng cho gà 26
Hình 3.3 Tổng quan về bố trí các lô thí nghiệm 26
Hình 3.4 Gà được thả trong các lô 26
Hình 3.5 Cân lượng thức ăn của gà dư 30
Trang 11DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng đầu và cuối của gà Ác thí nghiệm 33
Biểu đồ 4.2: Tăng trọng của gà Ác thí nghiệm 33
Biểu đồ 4.3: Tiêu tốn thức ăn của gà Ác thí nghiệm 34
Biểu đồ 4.4: Hệ số chuyển hoá thức ăn của gà Ác thí nghiệm 35
Trang 12TÓM LƯỢC
Gà Ác được nuôi nhiều bởi tỷ lệ cung cấp dinh dưỡng cao, trứng và thịt của
gà Ác thơm ngon, bổ dưỡng Để góp phần cho người chăn nuôi tiếp cận với gà Ác và đánh giá được ảnh hưởng của gà Ác khi cho nuôi ở các mức độ đạm khác nhau,
chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của các mức độ đạm lên tăng trưởng của
gà Ác giai đoạn từ 5-11 tuần tuổi”.
Thí nghiệm được tiến hành tại khu vực Thạnh Mỹ, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, thời gian tiến hành thí nghiệm là từ 14/07 đến khi kết thúc thí nghiệm là 28/ 08.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức tương ứng với 4 mức độ đạm khác nhau NT1 (CP 20%), NT2 (CP18%), NT3 (CP16%), NT4 (CP 14%) Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần Mỗi đơn vị có 6 gà Ác(3 trống, 3 mái); có tổng cộng 72 con gà Ấc được dùng cho thí nghiệm.
Nghiệm thức 1(NT1): Sử dụng khẩu phần 20% protein và ME là 3000kcal/kg(CP20)
Nghiệm thức 2(NT2): Sử dụng khẩu phần 18% protein và ME là 3000kcal/kg(CP18)
Nghiệm thức 3(NT3): Sử dụng khẩu phần 16% protein và ME là 3000kcal/kg(CP16)
Nghiệm thức 4(NT4): Sử dụng khẩu phần 14% protein và ME là 3000kcal/kg(CP14)
Qua thời gian thí nghiệm chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau :
Gà Ác giai đoạn 5-11 tuần tuổi nuôi với khẩu phần 18% CP cho tăng trọng cao nhất so so với các khẩu phần có chứa 20% CP, 16% CP và 14% CP Cụ thể Gà
Ác sử dụng khẩu phần có 18% CP có tăng trọng là (8,90 g/con/ngày, 20 % CP có tăng trọng là 8,03 g/con/ngày, 16 % CP có tăng trọng là 6,73 g/con/ngày và 14 %CP
có tăng trọng là 5,90 g/con/ngày (P<0,05)
Xét về hệ số chuyển hoá thức ăn của gà Ác trong giai đoạn này khi sử dụng khẩu phần chứa 18% CP có giá trị thấp nhất (3,33), khẩu phần chứa 20% CP, 16%CP, 14% CP cho kết quả hệ số chuyển hoá thức ăn lần lượt là 3,82; 3,92 và 4,41 (P<0,05).
Như vậy, có thể kết luận rằng nuôi gà Ác giai đoạn 5-11 tuần tuổi được nuôi với khẩu phần 18% CP mang lại hiệu quả kinh tế.
Trang 13CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo bảng xếp hạng (tháng 6/2015) thì đứng đầu trong việc tiêu thụ gia cầmbình quân đầu người là Malaysia với 49,5 kg/người Xếp thứ hai là Mỹ với 47,5kg/người, thứ 3 là Ả Rập với 43,5 kg/người (nguoichannuoi,21/07/2015)
Nguyên nhân chính của việc người ta ưa chuộng thịt gia cầm là vì có một sốquốc gia theo đạo Hồi không dùng thịt heo, một số quốc gia không ăn thịt bò vì thế tỉ
lệ tiêu thụ gia cầm cao, góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia cầm phát triển trong xu thếngày nay
Đối với gà Ác, người ta nuôi để lấy trứng, thịt ngoài ra gà Ác hầm thuốc Bắc trởthành món ăn ngon mà hẳn ai là người Việt cũng biết bởi nó vừa ngon lại vừa bổ, hay
gà ác hấp lá ngải Gà Ác là giống gà địa phương và được nuôi tập trung phổ biến tạicác tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ (Lê Viết Ly etal., 2001) Gà Ác dễ nuôi phù hợp với khí hậu của Việt Nam Đặc biệt đối với thịt gà
Ác chứa nhiều axid amin, khoáng vi lượng và chất sắt tốt cho người bệnh, sản phụ vàngười già yếu và trẻ nhỏ Những nghiên cứu về gà Ác chưa nhiều, theo Trịnh CôngThành (2008)
Một số nguồn tin còn cho biết giống gà Ác nay đã bị lai tạp không còn thấymàu đen vốn có mà giờ ta chỉ thấy đa số gà Ác có màu lông trắng không mượt nhưngtoàn bộ da, mắt, thịt, chân và xương đều đen, chân có 5 ngón
Gà Ác tuy là bài thuốc quý nhưng việc nuôi chúng với quy mô lớn thì đang làvẫn đề nan giải, bởi giá cả thức ăn cao mà khả năng cho thịt của gà Ác thấp Ngườinuôi thì lo lắng vì nuôi đến 7-8 tuần mà trọng lượng chỉ đạt khoảng 300g (Nguyễn VănThiện,1999) Ở gà Ác còn đặc tính nữa là chúng tính ấp rất mạnh
Để chăn nuôi gà ác phát triển tốt thì người nuôi phải có một khẩu phần ăn hợp
lý đảm bảo cung cấp đạm thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của gà Ác Chính vì
vậy mà chúng tôi tiến hành để tài: “Ảnh hưởng của các mức độ đạm lên tăng trưởng của gà Ác giai đoạn từ 5-11 tuần tuổi”.
Mục tiêu của đề tài là tìm ra cho mức protein khẩu phần thích hợp cho giai đoạn5-11 tuần tuổi trên giống gà Ác để từ đó khuyến cáo cho người chăn nuôi Góp phầnvào việc phát triển chăn nuôi gà Ác ở đồng bằng sông Cửu Long
Trang 14CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Một số giống gà được nuôi nông hộ hiện nay ở Việt Nam
2.1.1 Gà Tàu vàng
Được nuôi tập trung ở các tỉnh Nam Bộ Gà có màu lông màu vàng hơi sậm và
có tầm vóc lớn hơn gà ta Đặc điểm của giống gà này là dọc bàn chân có hàng lôngnhỏ mọc phía ngoài chân và hướng xuống dưới Cân nặng của một con gà trống trưởngthành đạt khoảng 3 kg, gà mái nặng 2-2,2 kg, sản lượng trứng một con mái trung bình90-100 trứng trên năm, trung bình mỗi trứng nặng 45-50 g Gà mái giống gà này nuôicon và ấp con giỏi Gà thịt dễ nuôi, cho thịt ngon và được nhiều người ưa chuộng (BùiXuân Mến, 2008)
2.1.2 Gà Ri
Gà Ri là giống gà đẻ trứng nhỏ được nuôi rộng rãi ở Việt Nam Con mái có màulông không đồng nhất, vàng rơm, vàng đất, có đốm đen ở cổ, đuôi và đầu cánh Mộtnăm tuổi, gà mái nặng 1,2 - 1,5 kg Gà mái 4 - 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ Sức đẻ năm đầu
100 - 120 trứng, trứng nặng 40 - 45 g, vỏ màu trắng Gà đẻ theo từng đợt 15 - 20 trứng,nghỉ đẻ và đòi ấp Nuôi con khéo Gà Ri thích hợp với nuôi chăn thả, chịu đựng tốtđiều kiện thức ăn nghèo dinh dưỡng Thuộc loại gà lấy trứng, thịt Thịt thơm ngon.Con trống lông màu đỏ tía, đuôi đen có ánh xanh, mào sớm phát triển, ba tháng đã biếtgáy Một năm tuổi gà trống nặng 1,5 – 2 kg
2.1.3 Gà Sao
Gà Sao hay còn gọi là gà Trĩ, Trĩ Sao (danh pháp hai phần: Numida meleagris)thuộc họ Gà Phi (Numididae) và là loài duy nhất của chi Numida Loài này có nguồngốc từ châu Phi, chủ yếu ở nam Sahara, hiện đã di thực đến nhiều nơi thuộc Tây Ấn,Brasil, Australia và châu Á
Gà có lông màu xám đen, có điểm các màu trắng nhạt, thân hình thoi, lưng hơi
gù, đuôi cúp, đầu gà không có mào mà thay vào đó là các mấu sừng, các mấu sừng nàytăng sinh qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành mấu sừng cao khoảng 1,5-2 cm
Da mặt và cổ gà Sao không có lông, lớp da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ cóyếm thịt mỏng, chân không có cựa
Ở một ngày tuổi gà Sao có bộ lông màu cánh sẻ, có những đường kẻ sọc chạydài từ đầu đến cuối thân Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có 2 hàng vảy Giaiđoạn trưởng thành gà Sao có bộ lông màu xám đen, trên phiến lông điểm nhiều nhữngnốt chấm trắng tròn nhỏ Mào tích của gà Sao màu trắng hồng và có 2 loại: Một loạihình lá dẹt áp sát vào cổ, còn một loại hình lá hoa đá rủ xuống
Việc phân biệt trống mái đối với gà Sao rất khó khăn Ở một ngày tuổi phân biệttrống mái qua lỗ huyệt không chính xác như các giống gà bình thường Đến giai đoạntrưởng thành con trống và con mái cũng hoàn toàn giống nhau Tuy nhiên, người ta
Trang 15cũng phân biệt được giới tính của gà Sao căn cứ vào sự khác nhau trong tiếng kêu củatừng cá thể.
Tập tính sống: Gà Sao có đặc điểm là bay giỏi như chim, trong hoang dã gà Saotìm kiếm thức ăn trên mặt đất, chủ yếu là côn trùng và những mẩu thực vật Thôngthường chúng di chuyển theo đàn khoảng 20 con Về mùa đông, chúng sống từng đôitrống mái trong tổ trước khi nhập đàn vào những tháng ấm năm sau Gà Sao mái có thể
đẻ 20-30 trứng và làm ổ đẻ trên mặt đất, sau đó tự ấp trứng Gà Sao mái nuôi conkhông giỏi và thường bỏ lạc đàn con khi dẫn con đi vào những đám cỏ cao Vì vậytrong tự nhiên, gà Sao mẹ thường đánh mất 75% đàn con của nó Trong chăn nuôi tậptrung, gà Sao vẫn còn giữ lại một số bản năng hoang dã Chúng nhút nhát, dễ sợ hãi,hay cảnh giác và bay giỏi như chim, khi bay luôn phát ra tiếng kêu khác biệt Chúngsống ồn ào và hiếm khi ngừng tiếng kêu
Gà Sao có tính bầy đàn cao và rất nhạy cảm với những tiếng động như: Mưa,gió, sấm, chớp, tiếng cành cây gãy, tiếng rơi vỡ của đồ vật Đặc biệt gà Sao nuôi nhốtkhi còn nhỏ rất sợ bóng tối, những lúc mất điện chúng thường chồng đống lên nhauđến khi có điện gà mới trở lại hoạt động bình thường Gà Sao thuộc loài ưa hoạt động,ban ngày hầu như chúng không ngủ, trừ giai đoạn gà con Ban đêm, chúng ngủ thànhtừng bầy Do quá linh hoạt mà gà Sao rất ít mổ cắn nhau Tuy nhiên chúng lại rất thích
mổ những vật lạ Những sợi dây tải, hay những chiếc que nhỏ trong chuồng, thậm chí
cả nền chuồng, tường chuồng Do vậy thường làm tổn thương đến niêm mạc miệngcủa chúng
Gà Sao bay giỏi như chim Chúng biết bay từ sáng sớm, 2 tuần tuổi gà Sao đã
có thể bay Chúng có thể bay lên cao cách mặt đất từ 6-12m Chúng bay rất khoẻ nhất
là khi hoảng loạn Gà Sao cũng có nhu cầu tắm nắng, gà thường tập trung tắm nắngvào lúc 9-11h sáng và 3-4 giờ chiều Khi tắm nắng gà thường bới một hố cát thật sâurồi rúc mình xuống hố, cọ lông vào cát và nằm phơi dưới nắng
Các giống gà khác khi giao phối thường bắt đầu bằng hành vi ghẹ gà mái củacon trống, đó chính là sự khoe mẽ Ngoài ra, chúng còn thể hiện sức mạnh thông quatiếng gáy dài nhưng ở gà Sao lại không như vậy, chúng không bộc lộ tập tính sinh dục
rõ ràng ngay cả người chăn nuôi hàng ngày cũng khó phát hiện thấy Gà Sao mái thì đẻtrứng tập trung, khi đẻ trứng xong không cục tác mà lặng lẽ đi ra khỏi ổ
2.1.4 Gà Tam Hoàng
Có nguồn gốc từ quảng Đông của Trung Quốc Gà được du nhập sang Việt Nam
từ những năm đầu của thập kỷ 90 và sau đó được phát triển rộng rãi ở khắp các địaphương trong cả nước
Nhìn từ bên ngoài gà có đặc điểm rất dễ nhận biết là lông, da, chân và mỏ đều
có màu vàng (tam hoàng) Gà Tam Hoàng có thân ngắn, lưng bằng, ngực nở rộng,chân ngắn, cơ ức và cơ đùi phát triển
Trang 16Khả năng sản xuất của gà Tam Hoàng tại Trung Quốc, ở lứa tuổi 70 ngày thểtrọng gà có thể đạt 1,5kg Gà mái có thể bắt đầu đẻ rất sớm, khoảng 125 ngày tuổi Sảnlượng trứng đẻ một năm khoảng 150 quả/ mái, trứng nặng 52- 54 g Gà tam hoàngnuôi ở một số địa phương của nước ta đạt năng suất thấp hơn Gà thích ứng tốt trongđiều kiện nuôi chăn thả của Việt Nam (Bùi Xuân Mến, 2008)
2.1.5 Gà Lương Phượng
Gà Lương Phượng hay còn gọi là gà lông vàng hay còn gọi là Lương Phượnghoa là một giống gà xứ từ Trung Quốc, đây là giống gà thịt cao sản và có năng suấtcao Chúng là là một phẩm giống mới, nuôi chăn thả lấy thịt đã nhà được các nhà tạogiống gà tại Nam Ninh (Quảng Tây-Trung Quốc) nghiên cứu và chọn lọc trong thờigian dài Tên của gà Lương Phượng hình chung chúng có cơ thể to, khỏe mạnh, ýnghĩa tinh thần là nuôi giống gà này sẽ mang lại niềm hạnh phúc, giàu có và phú quýcho gia đình
Gà Lương Phượng có mào, tích, tai đều màu đỏ Gà có thân hình chắc, gà cóhình dáng bên ngoài giống với gà Ri, bộ lông có màu vàng, dày, bóng, mượt Mào vàphần đầu màu đỏ Gà có màu lông đa dạng vàng đốm đen ở vai, lưng và lông đuôi.Lông cổ có màu vàng ánh kim, búp lông đuôi có màu xanh đen
Gà trống có mào cờ đứng, ngực rộng dài, lưng phẳng, chân cao trung bình, lôngđuôi vểnh lên Gà trống còn có màu vàng hoặc tía sẫm, mào đơn, hông rộng, lưngphẳng, lông đuôi dựng đứng, đầu và cổ gọn, chân thấp và nhỏ Dòng trống chủ yếu cómàu vàng nâu nhạt đốm đen Chân màu vàng, mào đơn đỏ tươi Thân hình cân đối
Gà mái đầu thanh tú, thể hình chắc, rắn, chân thẳng, nhỏ Màu lông đa phần mahoàng, lông cú sẫm, số ít màu sẫm điểm lông đen rất hấp dẫn với người chăn nuôi vàtiêu dùng Dòng mái có màu đốm đen, cánh sẻ là chủ yếu
Thịt ngon, da màu vàng, chất thịt min, vị đậm Gà giết mổ, da vàng, thịt ngon,đậm đà Khối lượng cơ thể lúc mới sinh: 34,5 g, lúc 8 tuần tuổi đạt 1,2 - 1,3 kg Khốilượng gà lúc 20 tuần tuổi con trống 2,0 - 2,2 kg, gà mái 1,7 - 1,8 kg/con Gà xuấtchuồng lúc 70 ngày tuổi cân nặng 1,5 – 1,6 kg Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là2,4 – 2,6 kg Tỷ lệ gà thương phẩm xuất chuồng đều đạt 95% trở lên Tốc độ sinhtrưởng nhanh, khối lượng cơ thể lúc 70 tuần tuổi đạt 1,5-1,6 kg Tiêu tốn thức ăn /kgtăng trọng là 2,4-2,6 kg Chúng to con nuôi lấy thịt trọng lượng đạt 3.4 kg cho contrưỡng thành, một số có chân lông
2.1.6 Gà Tre
Gà Tre là giống gà nhỏ con có màu lông sặc sỡ, nhanh nhẹn, thịt thơm nonnhiều nơi nuôi để làm cảnh Khối lượng trưởng thành của gà mái là 0,6-0,7 kg, cânnặng của gà trống 0,8-1kg Gà mái đẻ bình quân 70 quả/ năm Số lượng trứng trung
bình là 11 quả/ ổ Tuổi đẻ trung bình là 148 ngày ( Hoàng Toàn Thắng et al.,2004)
Trang 172.1.7 Gà Ác
Gà Ác thuộc nhóm gà có tên khoa học là Gallus Bankiwa, theo Nguyễn VănThiện et al., 1999 thì gà ác là giống gà ở nước ta được nuôi ở các tỉnh Miền Nam –Việt Nam, tập trung nhiều ở Long An và miền Đông Nam Bộ Ngoài ra hiện nay giống
gà Ác cũng được nuôi rộng rãi ra các tỉnh miền Bắc Do khả năng thích nghi cao vớiđiều kiện sống nên giống gà dần được nuôi nhiều nơi ở nhiều nơi hơn
Gà Ác còn được gọi là ô kê (gà đen), dược kê, vũ dương kê, dương mao kê, hắccước kê (gà chân chì), trúc ty kê Gà Ác thuộc giống gà nhỏ con, thân hình thấp, lôngxước và có màu trắng tuyền, lông mọc ở cả ngón Mào gà trống thuộc màu cờ, đỏnhạt và pha màu xanh đen Chân thường có 5 ngón (ngũ trảo) Điểm đặc biệt nữa ởgiống gà ác là chúng có mỏ, chân, da, thịt, xương đều có màu đen Về tập tính sinh sản
gà ác có tính đòi ấp mạnh nên sản lượng trứng thấp nhưng đó là một đặc tính có íchcho việc bảo tồn nòi giống, thích hợp cho việc tự tạo con giống cho nông dân chănnuôi
Trước kia người ta cho rằng gà Ác chỉ nuôi với phương thức thả rong và khôngthể nuôi theo lối công nghiệp vì gà có tính ấp rất mạnh Theo Nguyễn Văn Thiện etal.,1999, thì gà a có thể thích ứng với các phương thức nuôi dưỡng khác nhau Nuôitheo phương thức quãng canh hay thâm canh thì gà ác cũng phát triển tốt, chỉ cần bổsung một lượng nhỏ thức ăn Gà ác có khả năng chịu được môi trường nóng tốt, nhưngchịu rét kém (Đặc biệt là đối với giai đoạn gà con)
Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà từ 1,4 – 3,3kg, thấp hơn so với gà Ri (3,55kg)
và gà Mía (3,59kg) Tập tính cho ăn của giống gà địa phương ảnh hưởng lên năng suất(Nguyễn Văn Thiện et al., 1999)
Theo Nguyễn Hữu Lợi (2009), nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ proteinthô và năng lượng lên khả năng tăng trọng và tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của gà Ác chokết quả nuôi gà Ác giai đoạn từ 3 – 8 tuần tuổi với khẩu phần có mức năng lượng12MJ và CP 20% cho tăng trọng là 7,16 g/con/ngày và FCR là 3,1
Theo Trần Thị Đoan Oanh (2004), nghiên cứu sử dụng chế phẩm tự nhiên thaythế kháng sinh trong chăn nuôi gà Ác cho kết quả trọng lượng bình quân của lô gà Ác
Trang 18dùng chế phẩm tự nhiên nặng hơn 21,8% – 27,9 % so với gà không dùng chế phẩm(lúc 5 tuần tuổi) Tăng trọng tuyệt đối từ 0 – 5 tuần tuổi của gà dùng chế phẩm tựnhiên cao hơn 24,82% – 31,47% so với gà không dùng chế phẩm Tiêu tốn thức ăn của
lô bổ sung chế phẩm giúp gà chuyển hóa thức ăn tốt, hệ số chuyển biến thức ăn thấphơn 32% – 36% so với gà không dùng chế phẩm
Bảng 2.1: Trọng lượng bình quân của gà Ác qua các tuần tuổi (g)
Hàm lượng colagen trong thịt gà Ác cao hơn so với thịt gà Giò (1,3 – 3,0%) và
gà Tây (1,2 – 3,3%), điều này làm cho thịt gà Ác thơm ngon hơn khi giết thịt lúc 8tuần tuổi trọng lượng đạt 300g
Trang 19Bảng 2.2: Đánh giá cảm quan thịt gà Ác, gà Ri và gà giò lúc 8 tuần tuổi
(Nguồn: Bùi Đức Lũng et al., 2002)
Gà Ác có tỷ lệ thịt đùi cũng rất cao, nếu so với các gia cầm khác: Gà Giò trọnglượng đùi (15,1%); trọng lượng thịt đùi gà Tây (12,8%); tỷ lệ đùi vịt thịt (12,9%); hàmlượng protein trong thịt ức gà Ác (24,6%) cao hơn trong thịt gà Ri (23,6%) Ngoài ra,các thành phần khác trong thịt gà Ác cũng cao hơn so với thịt gà Ri (Bùi Đức Lũng etal., 2002)
Trang 20Bảng 2.3: Thành phần (đạm, béo, khoáng) của thịt gà Ác và gà Ri lúc 8 tuần tuổi
Theo nghiên cứu của Trần Thị Dân và Nguyễn Ngọc Tuân (1998), tuổi bắt đầu
đẻ của gà Ác từ 5 – 7 tháng tuổi với mỗi chu kỳ đẻ khoảng 15 trứng Trọng lượngtrứng khoảng 30g và trọng lượng trưởng thành của con trống là 1,4kg và con mái là0,8 – 1,2kg
Khả năng sinh sản của các nhóm gà Ác cũng có sự khác nhau, theo Trịnh CôngThành và Phạm Thị Hiên (2008), bước đầu nghiên cứu tạo dòng gà Ác Kết quả, qua 5thế hệ chọn lọc tạo dòng, nhóm nghiên cứu đã tạo ra 2 dòng gà Ác mới là gà Ác cólông chân và gà Ác không có lông chân (38/100 con cho trứng trong khi các loại gà Áckhác hai dòng nói trên là 29/100 con cho trứng) Dòng gà Ác có lông chân có khuynh
Trang 21hướng di truyền về tăng trưởng trong khi đó, dòng gà Ác không có lông chân lại cókhuynh hướng di truyền về sinh sản Hệ số chuyển hóa thức ăn/10 quả trứng của gà Ácđược trình bày bảng 2.4.
Bảng 2.4: Hệ số chuyển hóa thức ăn/10 quả trứng của gà Ác
2.3.1 Yếu tố chuồng trại
Khí hậu thời tiết nước ta, nắng nóng vào mùa hè, gió rét vào mùa đông Ngoài
ra, do đặc tính sinh lý của gà không chịu được nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, mặc dù
Trang 22một số giống địa phương rất thích nghi với điều kiện chăn thả tự nhiên, nhưng thiếuchuồng trại hợp quy cách thì chăn nuôi gà không đạt năng suất cao Vì vậy, xây dựngchuồng trại cho gia cầm là điều rất cần thiết và không thể thiếu trong chăn nuôi giacầm (Lê Minh Hoàng, 2002).
Đối với chuồng gà, việc thiết kế phải đảm bảo cho gà có nơi trú, nơi ăn uống,đảm bảo tránh những yếu tố bất lợi từ môi trường bên ngoài tác động đến gà, chuồng
gà còn là nơi cho gà sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ Bên cạnh đó, chuồng gà tốt còn phảiđảm bảo thuận tiện cho công tác vệ sinh chuồng
Chuồng là nhà của đàn gà nên cần đảm bảo các yếu tố sinh thái về thông thoángkhí, nhiệt độ, ẩm độ…cho gà sinh sống khỏe mạnh, mau lớn, đẻ nhiều (Lê MinhHoàng, 2002)
Chuồng trại đóng một vai trò quan trọng, vì nó ảnh hưởng nhiều đến năng suấtnuôi, chuồng trại được xây dựng đúng kỹ thuật sẽ giúp gà mau lớn, ít bệnh tật, tỷ lệtiêu tốn thức ăn giảm, quản lý được đầu con, do đó chuồng trại rất ích lợi cho việcchăn nuôi (Nguyễn Huy Hoàng, 1999)
2.3.1.1 Lợi ích của chuồng trại
Đối với giai đoạn gà úm, chuồng đảm bảo cho gà có nơi ấm áp, tránh gió lùa,thuận lợi cho giai đoạn đầu phát triển
Đối với gà thịt đang sinh trưởng, chuồng giúp hạn chế sự vận động và tiêu hóanăng lượng của gà, giúp chúng tăng trọng nhanh và giảm tiêu tốn thức ăn
Hạn chế sự tiếp xúc của gà với nơi dơ bẩn, tránh bị nhiễm vi sinh vật gây hại vàcác loại kí sinh trùng
Chuồng trại thiết kế đúng tiêu chuẩn giúp gà đẻ có sản lượng trứng cao, tỷ lệsống cao và tỷ lệ trứng đạt tiêu chuẩn cao (Dương Thanh Liêm, 2003)
2.3.1.2 Thiết kế chuồng nuôi
Khi nói về kiểu chuồng nuôi gà thì có rất nhiều kiểu chuồng làm bằng nhiềuloại nguyên liệu khác nhau sẵn có ở mỗi địa phương (Lê Thanh Hải, 1995)
2.3.1.3 Các kiểu chuồng nuôi dưỡng
Kiểu chuồng kín: xây dựng bằng vật liệu cách nhiệt, hoàn toàn dùng ánh sángđiện, thông gió bằng quạt máy
Kiểu chuồng nửa kín nửa hở: vừa có hệ thống quạt thông gió, vừa có cửa thônggió tự nhiên, dùng ánh sáng điện là chủ yếu
Kiểu chuồng hở hoàn toàn: thông gió tự nhiên và dùng ánh sáng tự nhiên hoàntoàn
Trang 23Kiểu chuồng nhỏ, thô sơ nuôi ở các gia đình: Nếu chuồng thông thường làmcách mặt đất khoảng 0,5 m cho phân lọt xuống dưới, có thể cầu đậu, máng ăn treo bênngoài cho gà thò đầu ra ngoài ăn (Lã Thị Thu Minh, 2000).
2.3.1.4 Vị trí xây dựng chuồng trại
Chuồng trại nên tránh xa trục lộ giao thông, khu vực đông dân cư để tránh lâylan dịch bệnh cho gà, tránh khu vực có nhiều tiếng ồn để giữ yên tĩnh cho đàn gà Mặtkhác, tránh được sự ô nhiễm cho khu vực dân cư do chất thải của gia cầm gây nên.Nền chuồng nên chọn vị trí cao và luôn khô ráo để tránh ẩm ướt bầu không khí trongchuồng nuôi trong trường hợp nuôi thả dưới nền Trong trường hợp nuôi chuồng trênmặt ao kết hợp giữa nuôi gà và thả cá thì nên làm sạp nuôi gà cách mặt ao tối thiểu từ1,5 m trở lên để tránh hơi ẩm tích tụ trong chuồng Trong trường hợp làm chuồng sàntrên mặt đất thì mặt sàn cách mặt đất tối thiểu là 1 m trở lên (Dương Thanh Liêm,2003)
2.3.1.5 Yêu cầu của việc xây dựng chuồng trại
Do đặc tính sinh học của gà, chuồng trại và khu vực nuôi phải đảm bảo các yêucầu sau:
Trước lúc xây dựng chuồng trại cần phải đảm bảo chắc chắn rằng đất đai, nguồnnước ở địa điểm xây dựng không bị nhiễm khuẩn, hóa chất Vị trí chuồng nuôi nênchọn nơi cao ráo, thoáng mát, cách các trại nuôi gia cầm khác càng xa càng tốt nhằmhạn chế tối thiểu mức rủi ro, do lây nhiễm bệnh tật chồng chéo Trại cũng cần phảicách xa các đường vận chuyển gia cầm khác với khoảng cách nhất định Trại cần phảiđược bao quanh bằng tường, rào để tránh sự xâm nhập của người lạ và các loại độngvật hoang dã
Chuồng nuôi phải được thiết kế theo kiểu bán chăn thả Nửa ngoài không cầnmái che nhưng phải được quây kín bằng lưới tránh gà bay mất Ngoài ra còn phải có
hệ thống sào đậu cho gà vì chúng rất thích bay nhảy lên cao nơi hẻo lánh, đồng thờigiúp cho gà có thêm không gian sống, mặt khác còn là chỗ để cho gà tránh kẻ thù.Chuồng nuôi còn phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông
Chuồng trại phải đảm bảo nhiệt độ không quá nóng và không quá lạnh, phảithông thoáng không ẩm ướt và quá dơ bẩn
Nhiệt độ trong chuồng nuôi không được biến động lớn như tăng lên hoặc giảmxuống đột ngột
Chuồng trại phải thiết kế đúng kỹ thuật, đảm bảo độ thông thoáng để thoátnhanh khí độc (Bùi Đức Lũng, 2003)
Tiện lợi cho việc chăm sóc, quản lý đàn gà, bố trí hợp lý mọi thiết bị để đạt hiệuquả cao nhất (Lâm Minh Thuận, 2005)
Trang 242.3.1.6 Hướng chuồng
Việc chọn hướng chuồng trong chăn nuôi là công việc rất quan trọng, nếuchúng ta chọn không đúng hướng không những làm xấu cảnh quan chuồng trại, việcvận chuyển thức ăn mà còn ảnh hưởng tới tiểu khí hậu trong chuồng nuôi như: thiếuánh nắng vào chuồng, ánh nắng quá mạnh vào chuồng hoặc bị mưa tạt, gió lùa khi gặpthời tiết bất lợi
Hướng trục chuồng thích hợp nhất là Đông Bắc – Tây Nam, có mặt chuồngquay hướng Đông Nam (Võ Văn Ninh, 2001)
2.3.2 Yếu tố môi trường
2 3.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của môi trường Nó luôngắn liền với đời sống gà từ khi chúng còn là những phôi trứng trong máy ấp cho đếnkhi nở ra, trưởng thành và tái sản xuất Gà không chịu được nóng và lạnh, nhất là gàcon rất dễ nhạy cảm với diễn biến của nhiệt độ của môi trường, mỗi sự thay đổi nhiệt
độ môi trường dễ ảnh hưởng đến sinh lý của gà
Nếu sự thay đổi ít, diễn biến từ từ, thường không gây tác hại mà có tác dụngnhư kích thích có lợi Trường hợp biến đổi đột ngột, biên độ dao động lớn, vượt xagiới hạn bình thường sẽ gây tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến gà (Võ Bá Thọ, 1996)
Trường hợp nhiệt độ bất thường quá thấp hay quá cao thì gia cầm con yếu ớt,sức tăng trưởng kém, khả năng tiêu tốn cao, tỷ lệ nuôi sống thấp Nếu nhiệt độ thay đổi
ít so với bình thường (khoảng 2oC) thì nói chung không ảnh hưởng đến sự phát dụccủa chúng (Bùi Quang Toàn và ctv,1980)
2.3.2.2 Ẩm độ
Ẩm độ chuồng nuôi cũng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chăn nuôi bởi vì ẩm
độ ảnh hưởng rất lớn đến sự bốc hơi nước trong chuồng nuôi, mà bốc hơi nước lại cómối liên quan mật thiết với sự cân bằng nhiệt của gia cầm và tình trạng vệ sinh trongchuồng nuôi Khi nhiệt độ cao mà ẩm độ cũng cao thì gà thải nhiệt ra ngoài rất khókhăn, vì sự bốc hơi nước khó thực hiện được Ngược lại, khi nhiệt độ trong chuồngnuôi thấp mà ẩm độ cao làm gia cầm chịu lạnh kém hơn, chuồng trại luôn ẩm ướt Giacầm luôn tiêu phân xuống nền chuồng, nếu ẩm độ cao thì chuồng trại sẽ không bao giờkhô ráo tạo môi trường thuận lợi cho vi trùng, các loại vi khuẩn khác cũng như các loạinấm mốc và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho gà (Dương Thanh Liêm, 2003)
Nước ta thường có ẩm độ không khí rất cao, trên 75%, vì vậy dùng biện phápgiảm ẩm độ bằng hệ thống thông gió và giữ khô lớp độn chuồng là cách tốt nhất Bêncạnh đó, thực hiện tốt công tác vệ sinh như khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm
và giảm mật độ nuôi cũng là cách hạn chế phát sinh ẩm độ trong trại (Bùi Xuân Mến,2007) Ẩm độ tương đối là 50 – 60% là phù hợp với gà con Không bao giờ cho phép
Trang 25ẩm độ trên 80% Để đảm bảo giảm ẩm độ trong chuồng, cần sử dụng hệ thống thônghơi là rất cần thiết, nhưng không được để tạo thành luồng gió mạnh trong chuồng gà(Phạm Tấn Nhã, 2010).
2.3.2.3 Ánh sáng
Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lấy thức ăn, sinh trưởng và sức đẻ trứngcủa gà cho nên nếu khu vực nuôi có quá nhiều cây cối rậm rạp hay những tán cây umtùm thì cần chặt tỉa đảm bảo sao cho chuồng thoáng mát, gà dễ kiếm nhặt thức ăn, tổngthời gian chiếu sáng cho gà thịt từ 1-4 tuần khoảng 20-24 giờ và 10-18 giờ cho gà từ 5tuần đến xuất bán, đối với gà nuôi đẻ trứng từ 9-21 tuần tuổi cần 8-14 giờ và sau 21tuần cần 12- 16 giờ
2.3.2.4 Độ thông thoáng
Độ thông thoáng của chuồng nuôi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó có quan hệđến ẩm độ, nhiệt độ và mức khí độc trong chuồng nuôi (Dương Thanh Liêm, Võ BáThọ, 1980)
Sinh vật không lúc nào tách khỏi không khí được, nhưng trong nhà nuôi giacầm con cần phải giữ ấm nên đó là mâu thuẫn cần được giải quyết Mặc khác, gia cầm
có thân nhiệt cao, cơ năng trao đổi mạnh, hô hấp nhanh, trong khi đó không khí trongchuồng dễ tạp bẩn (vì chứa nhiều khí cacbonic) làm cho sự sinh trưởng của chúng bịtrở ngại Do đó sự trao đổi không khí trong nhà nuôi cần được hết sức chú ý, khôngkhí bình thường gồm các thành phần sau: Nitơ 78,06%, Oxi 21%, Acgon 0,94%, CO20,03% Trong chuồng gia cầm con, không khí thường bị thay đổi thành phần là do cóchứa nhiều khí độc và tạp chất Những khí độc thường tăng lên nhiều là CO2, NH3,H2S cùng với những tạp chất khác như bụi bặm, vi trùng cũng tăng lên Sự thay đổithành phần không khí trong chuồng nuôi sẽ gây tác hại trực tiếp đến cơ thể gia cầm(ngạt, ngộ độc) làm cho sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho bệnh tật phát sinh và kéodài
2.3.3 Yếu tố Thức ăn và dinh dưỡng
Trong chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng, thức ăn chiếm một
tỷ lệ lớn nhất Tùy theo điều kiện từng nơi, tùy theo giống gia cầm khác nhau, tùy đầu
tư trang thiết bị kỹ thuật chuồng trại khác nhau mà chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ từ 55đến 75% trong chi phí chăn nuôi (Dương Thanh Liêm, 2003) Muốn gà mau lớn, đẻnhiều, chỉ số tiêu tốn thức ăn thấp thì phải cho gà ăn đầy đủ và cân đối các chất dinhdưỡng có trong thức ăn (Lê Quang Phiệt, 1999)
Khi đã chọn được giống tốt thì thức ăn phải đủ số lượng và chất lượng, cân đốidinh dưỡng cho khẩu phần từng loại gà theo lứa tuổi, theo năng suất thịt, trứng mới cóhiệu quả nuôi công nghiệp (nuôi nhốt) và nuôi thả vườn Thường là thức ăn chiếm
Trang 2670% giá thành sản phẩm chăn nuôi, yếu tố quan trọng quyết định sự lỗ lãi (DươngThanh Liêm, 2003).
Chất dinh dưỡng được lấy vào cơ thể thông qua thức ăn hàng ngày theo nhu cầucủa cơ thể, nhu cầu đó một phần cho duy trì và phần lớn cho sự tái tạo sản phẩm thịt
và trứng (Lâm Minh Thuận, 2005)
Thức ăn bao gồm các loại nguyên liệu từ động vật, thực vật, khoáng chất, tổnghợp vi sinh vật, hóa học và các chất bổ sung khác ở dạng đơn chất hay hỗn hợp chưahoàn chỉnh, hoàn chỉnh được chế biến theo nhu cầu dinh dưỡng của từng loại gà (LêHồng Mận, 2004)
2.3.4 Vai trò và nhu cầu Protein đối với gà
Protein là chất hữu cơ quan trọng nhất không một dưỡng chất dinh dưỡng nàothay thế vai trò của nó trong tế bào sống, bởi vì khác với mỡ và bột đường, cấu tạo củahai chất này chỉ có Carbon (C), Oxi (O) và Hydro (H), còn phân tử protein ngoài C, H,
O còn có Nitơ (N), lưu huỳnh và phospho Nhìn chung khả năng sử dụng protein trongthức ăn hoàn toàn phụ thuộc vào giống, tuổi và tính năng sản xuất, ở gà con protein có
ý nghĩa hơn nhiều so với gà trưởng thành Điều này cũng có ý nghĩa là đối với gà conthì yêu cầu về số lượng protein và chất lượng protein cao hơn gà trưởng thành (BùiĐức Lũng và Lê Hồng Mận, 1995)
Mức protein thô (CP) trong khẩu phần đối với gà Sao nuôi thịt giai đoạn 0 – 4tuần tuổi là 22%, giai đoạn 5 – 8 tuần tuổi là 20%, giai đoạn 9 – 12 tuần tuổi là 16%(Mandal et al 1999) Theo Moreki (2005) mức CP trong khẩu phần đối với gà Saonuôi thịt giai đoạn 0 – 4 tuần tuổi là 24%, giai đoạn 5 – 8 tuần tuổi là 20%, giai đoạn 9tuần tuổi đến xuất chuồng (14 – 16 tuần tuổi) là 16% Theo đề nghị của Nahashon et
al (2006) mức CP đối với gà Sao nuôi thịt từ 0 – 8 tuần tuổi là 24%, giai đoạn 9 – 16tuần tuổi là 17% Theo Phùng Đức Tiến et al (2006) mức CP đối với gà Sao nuôi thịt
từ 0 – 4 tuần tuổi là 22%, giai đoạn 5 – 9 tuần tuổi là 20%, giai đoạn 9 tuần – giết thịt
là 18% Theo Leeson và Summer (1997) thì nhu cầu CP trong khẩu phần gà thịt là 16 –23%, tuy nhiên còn phải tùy thuộc vào mức năng lượng (ME) của khẩu phần
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và sử dụng protein
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2001) thì việc xác định nhu cầu protein đều dựatrên số liệu thí nghiệm nhưng trong thực tế sản xuất nhu cầu này rất biến động Vì vậy,cần phải hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng để có thể tác động kịp thời nhằm đạt được mức
độ tối ưu trong sản xuất Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và sử dụng prtein gồm cácyếu tố sau:
Yếu tố cơ thể (bao gồm giống, lứa tuổi, tính biệt)
Yếu tố năng lượng
Yếu tố môi trường
Trang 272.3.5 Vai trò và nhu cầu năng lượng đối với gà
Năng lượng cần thiết cho tất cả các hoạt động sống của cơ thể: tiêu hóa, hô hấp,hoạt động sinh sản, bài tiết và các quá trình trao đổi chất
Trong thức ăn, các thành phần hữu cơ bao gồm: protein, lipid và hydratcarbon,trong đó thì hydratcarbon chiếm tỷ lệ lớn nhất 40 – 60% Như vậy trong cơ thể gà chấtlượng bột đường có vai trò cung cấp phần lớn năng lượng cần thiết cho mọi nhu cầuhoạt động sống duy trì thân nhiệt cho cơ thể, tích lũy năng lượng dưới dạng glycogentrong gan, trong cơ và mỡ (Võ Bá Thọ, 1996) Vì năng lượng dư thừa không thải rangoài, đây là đặc điểm đặc biệt của vật chất chứa năng lượng mà vật chất khác không
có (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1995)
Theo đề nghị của Nahashon et al (2006) mức năng lượng trao đổi đối với gàSao nuôi thịt từ 0 – 5 tuần tuổi là 3.000 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 5 – 16 tuần tuổi là3.100 kcal/kg thức ăn Theo Phùng Đức Tiến et al (2006) mức năng lượng trao đổi đốivới gà Sao nuôi thịt từ 0 – 4 tuần tuổi là 3.000 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 5 – 9 tuầntuổi là 3.100 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 9 tuần đến giết thịt là 3.200 kcal/kg thức ăn
Ở gà con và gà thịt nhất là gà con ở giai đoạn thúc mập cần năng lượng rất cao(Võ Bá Thọ, 1996)
2.3.6 Mối tương quan giữa năng lượng và protein
Thông thường, protein không được cho rằng là nguồn cung cấp năng lượngtrong khẩu phần nhưng nó đóng góp đáng kể vào nhu cầu năng lượng của gia cầm Khilượng lipid và carbohydrate cung cấp không đủ, protein sẽ được sử dụng như nguồncung cấp năng lượng chính cho gia cầm (Tôn Thất Thịnh, 2010)
Sự quan hệ chặt chẽ giữa năng lượng trao đổi với protein theo một hằng số nhấtđịnh trong khẩu phần thức ăn cho từng giai đoạn phát triển và sản xuất của gia cầm.Hằng số đó được tính bằng hằng số kcal ME/CP trong thức ăn
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2001) gợi ý hằng số ME/CP trong thức
ăn cho các lứa tuổi gà như 0 – 3 tuần tuổi (gà thịt) là 127 – 130; 4 – 6 tuần tuổi là 145– 150; 7 tuần tuổi đến kết thúc: 160 – 165 Theo Lã Thị Thu Minh (2000) thì đối với
gà thịt tỉ lệ năng lượng trao đổi và protein là 90 – 110
2.3.7 Vai trò và nhu cầu chất khoáng đối với gà
Các chất khoáng có trong cơ thể sống, ở những trạng thái khác nhau, sự chuyểnhóa của chúng phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ của chúng trong cơ thể và trong thức ăn,đặc biệt tỷ lệ giữa Canxi (Ca), Phosphor (P), Natri (Na), Kali (K), Clo (Cl) có ý nghĩarất lớn
Người ta chia chất khoáng làm 2 nhóm:
Khoáng đa lượng: C, P, K, Na, Mg, Cl, S,…