Hồ Chí Minh trên cơ sở kiến thức có được từ các môn học, đồ án môn học trong quá trình đào tạo kĩ sư khoa Công Nghệ Môi Trường trường Đại học Nông Lâm và kiến thức tích luỹ từ internet,
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC VÀ HỆ THỐNG XỬ
LÝ NƯỚC THẢI TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ
MINH
Họ và tên sinh viên 1.VĂN MINH ĐỨC
2 HOÀNG THỊ BÍCH THẢO Ngành: KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 – 2009
Tháng 7/2009
THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC VÀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2VĂN MINH ĐỨC HOÀNG THỊ BÍCH THẢO
Khóa luận được đệ trình đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Phạm Trung Kiên
Tháng 7 năm 2009
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện khoá luận, em đã nhận được sự giúp đỡ, động viên, chia sẻ chân thành của thầy cô, gia đình và bạn bè em có thêm nghị lực vuợt qua những lúc khó khăn, bế tắc
Lời đầu tiên con xin kính gửi lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ đã sinh thành, nuôi con khôn lớn và được học hành tới ngày hôm nay Cảm ơn ba mẹ đã luôn là chỗ dựa vững chắc cả về vật chất và tinh thần cho con trong suốt những năm qua và chắc chắn
là cả thời gian sau này nữa
Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy Phạm Trung Kiên Cảm ơn thầy đã dành cả thời gian và nhiệt tình của mình, hướng dẫn chúng em hoàn thành khoá luận
Xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi Trường Và Tài Nguyên đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên ngành Môi trường giúp em có kiến thức làm khoá luận này
Xin cảm ơn các thầy cô phòng Vật tư trường Đại họcNông Lâm đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong thời gian thực tập, thu thập số liệu tại trường
Cảm ơn các bạn của mình, cám ơn các bạn lớp DH05MT đã chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức, chia sẻ những khó khăn và vui buồn trong bốn năm học đã qua và nhất là thời gian hoàn thành khoá luận tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Tp Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009
Văn Minh Đức Hoàng Thị Bích Thảo
Trang 4Đề tài “Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải trường Đại học Nông Lâm Tp HCM” nhằm giải quyết những tác động do nước thải chưa được xử lý của Đại học Nông Lâm, đồng thời tạo cảnh quan đẹp, phù hợp với môi trường sư phạm
Mạng lưới thoát nước (MLTN) thiết kế chi tiết tới 41 địa điểm thải nước trong trường theo bản đồ quy hoạch tổng thể tới 2030 Độ sâu chôn ống ban đầu ≥ 0,7 m Tuyến ống cuối có độ sâu chôn ống 3,1m Tổng chi phí cho xây dựng MLTN là 2.505.000.000 VNĐ
Lưu lượng nước thải hiện tại của trường khoảng 736,5m3/ngđ Lưu lượng tính tới 2030 khoảng 1411,75 m3/ngđ Trạm xử lý nước thải thiết kế 2 giai đoạn: GĐ 1 thiết kế với lưu lượng 800 m3/ngđ Giai đoạn 2 lưu lượng 1400 m3/ngđ
Nước thải trường Đại học Nông Lâm có BOD 187mg/l; SS = 91mg/l; N = 49mg/l; P = 14mg/l chưa đạt tiêu chuẩn thải theo TCVN 6772 – 2000 (Tiêu chuẩn chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép) Trong khoá luận này đề xuất 2 phương án xử lý, tính toán thiết kế các công trình xử lý cho cả hai giai đoạn Về tính toán kinh tế, bố trí mặt bằng các công trình xử lý, mặg bằng cảnh quan
và thể hiện bản vẽ chỉ cho GĐ1
Phương án xử lý đề xuất:
+ Phương án 1: tổ hợp các công trình xử lý nhân tạo bao gồm : Rổ chắn rác - Hầm bơm - Bể điều hoà có sục khí - Bể Aeroten - Bể Lắng 2 – Mương Oxy hoá cấp khí bằng guồng quay nước
+ Phương án 2: Tổ hợp các công trình xử lý tự nhiên bằng thực vật, ít tốn chi phí vận hành bao gồm: Rổ chắn rác - Hầm bơm - Bể lắng cát - Bể điều hoà yếm khí –
Trang 5hồ vành khăn dạng hồ hiếu khí thả bèo hoa dâu và hồ hoàn thiện có vòi phun nước tạo cảnh quan
Giá thành xử lý phương án 1 là 1.507 VNĐ/m3 nước thải Giá thành xử lý 1.130 VNĐ/m3 nước thải
Qua tính toán, phân tích về mặt kĩ thuật, kinh tế và vận hành, lựa chọn phương
Trang 6MỤC LỤC
TRANG TỰA i
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG x
Chương 1 MỞ ĐẦU 63
1.1 Đặt vấn đề 63
1.2 Tính cấp thiết của đề tài 63
1.3 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 64
1.4 Phương pháp nghiên cứu 65
1.5 Giới hạn đề tài 65
1.6 Ý nghĩa kinh tế xã hội 65
Chương 2 HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH 67
2.1 Tổng quan trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh 67
2.1.1 Hệ thống đường nội bộ 67
2.1.2 Giảng đường và các trung tâm nghiên cứu 67
2.1.3 Kí túc xá 69
2.1.4 Hệ thống cấp nước 70
2.2 Hiện trạng nước thải trường Đại họcNông Lâm 72
2.2.1 Hiện trạng thoát nước 72
2.2.2 Hiện trạng xử lý nước thải 75
Chương 3 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH 76
3.1 Đặc điểm địa hình trường Đại họcNông Lâm 76
3.2 Tính toán thiết kế mạng lưới thoát nước trường Đại họcNông Lâm 77
3.2.1 Vạch tuyến 77
3.2.2 Tính toán lưu lượng 78
3.2.3 Tính toán lưu lượng nút 80
Trang 74.1 Nguồn gốc phát sinh nước thải trường Đại họcNông Lâm 86
4.2 Lưu lượng và tính chất nước thải trường Đại học Nông Lâm 87
4.2.1 Lưu lượng nước thải trường ĐHNL 87
4.2.2 Tính chất nước thải trường Đại họcNông Lâm 90
4.3 Yêu cầu khi lựa chọn công nghệ và bố trí mặt bằng trạm xử lý nước thải Đại học Nông Lâm 90
4.4 Đề xuất công nghệ và dự đoán hiệu suất xử lý 91
4.4.1 Phương án 1 92
4.4.2 Phương án 2 96
4.5 Tính toán thiết kế 100
4.5.1 Tính toán thiết kế phương án 1 100
4.5.2 Tính toán thiết kế phương án 2 109
Chương 5 DỰ TOÁN KINH TẾ 117
5.1 Dự toán kinh tế lắp đặt mạng lưới thoát nước 117
5.1.1 Chi phí ống To 117
5.1.2 Chi phí giếng thăm Tg 117
5.1.3 Chi phí đào đắp đất Tđđ 117
5.1.4 Tổng chi phí cho mạng lưới thu gom T 118
5.2 Dự toán kinh tế xây dựng trạm xử lý nước thải 118
5.3 Lựa chọn phương án xử lý 119
Chương 6 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 120
7.1 Kết luận 120
7.2 Kiến nghị 121
PHỤ LỤC 123
Trang 8DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Qtb Lưu lượng trung bình
Qmax Lưu lượng lớn nhất
Qmin Lưu lượng nhỏ nhất
XLNT Xử lý nước thải
Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh
ĐHNL Đại học Nông Lâm
DSTĐ Dân số tương đương
MLTN Mạng lưới thoát nước
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Đặc điểm địa hình Đại học Nông Lâm 77
Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ phương án 1 92
Hình 4.2 Sơ đồ công nghệ phương án 2 96
Hình 4.3 Hầm bơm 101
Hình 4.4 Bể điều hoà PA1 103
Hình 4.5 Bể Aeroten PA 1 104
Hình 4.6 Bể lắng ly tâm PA1 106
Hình 4.7 Mương oxy hoá PA1 108
Hình 4.8 Hệ thống cấp khí trong mương oxy hoá 106
Hình 4.9 Bể nén bùn PA1 109
Hình 4.10 Bể lắng cát GĐ1 110
Hình 4.11 Bể điều hoà 111
Hình 4.12 Bãi lọc trồng cây 113
Hình 4.13 Hồ hoàn thiện 115
Hình 4.14 Cụm hồ sinh học phương án 2 116
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Giảng đường và các trung tâm nghiên cứu của trường Đại họcNông Lâm.68
Bảng 2.2: Hệ thống KTX hiện tại 69
Bảng 2.3: Lượng nước cấp cho trường Đại họcNông Lâm từ hệ thống cấp nước thành phố 70
Bảng 3.1: Tính toán lưu lượng thải nước các công trình trong trường 78
Bảng 3.2 Thông số nút của mạng lưới thoát nước 80
Bảng 3.3 Chi tiết ống 84
Bảng 3.4 Độ sâu chôn ống 85
Bảng 4.1 Hệ số không điều hoà giờ 87
Bảng 4.2 Tính toán lưu lượng thiết kế trạm Xử lý nước thải 87
Bảng 4.3 Tính chất nước thải trường Đại họcNông Lâm Tp Hồ Chí Minh 90
Bảng 4.4: Hiệu suất xử lý phương án 1 93
Bảng 4.5 Hiệu suất xử lý phương án 2 97
Bảng 4.6: Thông số thiết kế hầm bơm PA1 100
Bảng 4.7: Thông số thiết kế bể điều hoà PA1 102
Bảng 4.8: Thông số thiết kế bể aeroten PA1 103
Bảng 4.9: Thông số thiết kế bể lắng ly tâm PA1 105
Bảng 4.10: Thông số thiết kế mương oxy hoá PA1 107
Bảng 4.11: Thông số thiết kế bể nén bùn PA1 108
Bảng 4.12: Thông số thiết kế bể lắng cát PA2 110
Bảng 4.13: Thông số thiết kế bể điều hoà 111
Bảng 4.14: Thông số thiết kế một đơn nguyên của bãi lọc 112
Bảng 4.15: Thông số thiết kế bể lắng cát PA2 114
Bảng 5.1: Chi phí ống 117
Bảng 5.2 Dự toán kinh tế cho trạm XLNT theo phương án 1 và 2 118
Trang 11Việc lựa chọn các phương án giải quyết vấn đề môi trường tại trường đại học ngoài các tiêu chí thông thường thì vấn đề mỹ quan và chi phí vận hành cần đặc biệt lưu tâm
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh là trường có diện tích khá lớn (≈118ha) Ngoài các khu giảng đường, các khu nghiên cứu còn có diện tích lớn các khu thực hành dành cho sinh viên và giảng viên các khoa Nông học, chăn nuôi thú y, thủy sản và lâm nghiệp ở dạng đất trồng trọt và ao cá Với kí túc xá nằm trong khuôn viên trường, đáp ứng chỗ ăn, chỗ ở cho hàng ngàn sinh viên thì lượng rác thải và nước thải hàng ngày là khá lớn
Hiện tại, bên mảng chất thải rắn, nhà trường đã hợp đồng với Công ty môi trường đô thị tiến hành thu gom rác hàng ngày Trong trường có đặt khá nhiều thùng rác ở những vị trí cần thiết và thuận tiện giúp hạn chế tình trạng vứt rác bừa bãi Trong các kí túc xá, nhà trường cũng trang bị thùng rác mini cho mỗi phòng và bố trí nhiều thùng rác lớn cho mỗi tầng lầu Cùng với ý thức cao của sinh viên - những người có học thức - vấn đề rác thải có thể xem như đã kiểm soát ổn thoả
Tuy nhiên, bên mảng nước thải, sau khi xử lý qua bể tự hoại, nước thải được thải trực tiếp ra các khu đất xung quanh, lợi dụng các lưu vực thoát nước tự nhiên
Trang 12bằng các máng hở gây mùi, mất vệ sinh, ảnh hưởng tới sức khoẻ và còn gây mất mỹ quan trường học
Hiện nay, diện tích bỏ trống và thảm thực vật của Trường Nông Lâm còn khá nhiều, việc thải nước thải trực tiếp ra môi trường chưa gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng Song xét về lâu dài, khi trường đã phát triển hoàn chỉnh, mọi khu đất đều được
sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch thì rõ ràng, vấn đề này không còn là vấn đề nhỏ khi các vị trí thải nước hiện tại đều trùng với vị trí quy hoạch cho các khu hành chính chứ không phải thảm thực vật
Trước thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Thiết kế mạng lưới thoát nước
và xử lý nước thải cho trường Đại họcNông Lâm Tp Hồ Chí Minh” với mong muốn giải quyết được vấn đề còn tồn đọng bên mảng nước thải của trường đồng thời đem lại nhiều lợi ích thiết thực về mặt kinh tế - xã hôi
1.3 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải cho trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh trên cơ sở kiến thức có được từ các môn học, đồ án môn học trong quá trình đào tạo kĩ sư khoa Công Nghệ Môi Trường trường Đại học Nông Lâm
và kiến thức tích luỹ từ internet, thành công cũng như hạn chế của các công trình xử
lý nước thải đã triển khai trên thực tế
Bố trí mặt bằng đề cao tiêu chí tạo cảnh quan đẹp, phù hợp với môi trường sư phạm
Đề xuất hướng khai thác tiềm năng kinh tế từ giá trị cảnh quan của trạm Xử lý nước thải tại trường Đại học Nông Lâm
1.3.2 Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
- Thu thập số liệu phục vụ cho việc tính toán thiết kế mạng lưới thoát nước và
xử lý nước thải trường Đại học Nông Lâm
- Phân tích, xử lý số liệu
Trang 13- Đề xuất phương án xử lý thích hợp với tính chất nước thải
- Tính toán thiết kế các công trình xử lý
- Dự toán kinh tế
- Bố trí mặt bằng tạo cảnh quan đẹp
- Thể hiện bản vẽ chi tiết hệ thống xử lý
- Đề xuất hướng khai thác tiềm năng kinh tế từ trạm Xử lý nước thải
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.2 Nghiên cứu lý thuyết
- Sưu tầm, thu thập, tổng quan tài liệu
- Nghiên cứu và tham khảo các tài liệu về thiết kế mạng lưới thu gom và các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
- Nghiên cứu, tham khảo tài liệu về thiết kế cảnh quan
1.4.3 Nghiên cứu thực nghiệm
- Đo đạc, khảo sát thực tế đặc điểm địa hình và các công trình hiện hữu
- Hóa phân tích tính chất nước thải
- Trực tiếp theo dõi và xác định lưu lượng nước thải hàng ngày
- Khảo sát một số địa điểm có cảnh quan đẹp
1.5 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ nghiên cứu về thiết kế mạng lưới thoát nước thải và xử lý nước thải cho trường Đại học Nông Lâm bao gồm phần diện tích đất tại địa chỉ Khu Phố 6 – Phường Linh Trung – Quận Thủ Đức theo bản đồ quy hoạch đến 2030
Đề xuất phương án bố trí cảnh quan và hướng khai thác tiềm năng kinh tế của trạm Xử lý nước thải sau khi xây dựng
1.6 Ý nghĩa kinh tế xã hội
Đề tài khi được triển khai sẽ giải quyết được vấn đề ô nhiễm nước thải một cách triệt để cho trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
Giúp cho sinh viên khoa Môi Trường của trường Đại học Nông lâm có địa điểm tham quan thực tế gần, kiểm tra được kiến thức lý thuyết đã được các thầy cô giáo giảng dạy trên lớp
Trang 14Bớt được một khoản kinh phí so với việc tổ chức một chuyến đi thực tế tham quan trạm xử lý nước thải cho sinh viên
Nước thải sau xử lý được tái sử dụng (tưới cây), tiết kiệm đựơc một khoản kinh phí cần cho lượng nước tưới cây của trường, nhất là trong mùa khô
Tạo cảnh quan đẹp trong khuôn viên trường, tạo góc học tập, thư giãn cho sinh viên, nhất là sinh viên sống nội trú trong KTX trường Đại học Nông Lâm
Giảm bớt thành kiến cho rằng trạm Xử lý nước thải luôn là khu vực ô nhiễm nghiêm trọng, cần cách ly
Trang 15Chương 2
HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
2.1 Tổng quan trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
Tên trường: Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên lạc: Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Tp HCM Diện tích: 118 ha
Số lượng cán bộ - công nhân viên: 850 người
Số lượng SV: 14095 SV
(Nguồn: Phòng đào tạo trường Đại học Nông Lâm TP HCM)
(Chi tiết số lượng cán bộ công nhân viên xem phụ lục A.1)
+ Đường trong khuôn viên KTX rộng 3 m
2.1.2 Giảng đường và các trung tâm nghiên cứu
Phần diện tích đất 118 ha của trường Đại học Nông Lâm hiện tại còn để trống khá nhiều (rừng cây, khu thực nghiệm cho các khoa Nông học, Cơ khí, Lâm nghiệp, Thuỷ sản)
Cơ sở hạ tầng hiện tại của trường được thống kê trong bảng 2.1
Trang 16Bảng 2.1: Giảng đường và các trung tâm nghiên cứu của trường Đại học Nông Lâm
12 Xưởng thực tập khoa cơ khí công nghệ 722 1
13 TT năng lượng và máy nông nghiệp 551 1
14 TT phân tích thí nghiệm hoá sinh 369 1
15
TT nghiên cứu và chuyển giao công
19 Bộ môn công thôn, bộ môn ôtô 535 1
Trang 1721 TT bồi dưỡng văn hoá 1328 1
Đại học Nông Lâm có xây dựng kí túc xá trong khuôn viên trường để giải quyết
nhu cầu về chỗ ở cho sinh viên của trường đang học năm nhất, năm hai, năm ba và
một số sinh viên năm tư có nguyện vọng và có thành tích tốt trong các hoạt động của
kí túc xá và của trường, khoa, lớp những năm trước KTX có thể đáp ứng cho gần
4000 SV Chi tiết như bảng 2.2
Hệ thống kí túc xá đại học Nông Lâm gồm 6 cư xá, 1 nhà ăn sinh viên phục vụ
các bữa ăn trưa và chiều Các phòng trong kí túc xá bố trí giường đôi, có thể ở 10
Số phòng
Số sinh viên
Trang 182.1.4 Hệ thống cấp nước
Nước cấp tại trường Đại học Nông Lâm từ 2 nguồn:
+ Nước cấp từ mạng lưới cấp nước thành phố: như bảng 2.3
+ Nước bơm giếng khoan: trường hiện tại có 12 giếng khoan, cung cấp nước
cho các KTX và các khu nhà hành chính Thông số về bơm giếng khoan: chiều cao
đẩy 38,74m, lưu lượng 18,4m3/h, công suất 5,5HP Các bơm giếng khoan bơm nước
lên bể chứa dung tích 20m3 và phân phối xuống hệ thống Tổng lượng bơm giếng
khoan trung bình 800 m3/ngđ (ngày học) và 350 m3/ngđ (ngày hè) (Nguồn: Phòng Vật
tư trường Đại học Nông Lâm)
Bảng 2.3: Lượng nước cấp cho trường Đại học Nông Lâm từ hệ thống cấp nước thành
2 Phòng hội thảo khoa lâm 76 0
3 Văn phòng dự án lâm nghiệp – xã hội 135 86
Trang 1911 PTN thụ tinh nhân tạo và thuốc thú y 0 0
23 Trung tâm ngoại ngữ 1 51 20
24 Trung tâm ngoại ngữ 2 52 45
26 Trại thực tập thuỷ sản 1 98 33
27 Bộ môn cảnh quan và hoa viên 21 20
28 Khu công nghệ trung tâm 809 608
Trang 2031 Trung tâm anh ngữ 0 11
(Nguồn: Phòng Vật tư trường Đại học Nông Lâm)
Như vậy tổng lượng nước cấp cho trường Đại học Nông Lâm vào ngày học khoảng
1200 m3/ngđ, ngày hè khoảng 500 m3/ngđ
* Nhận xét: lượng nước cấp vào thời gian nghỉ hè của SV( 500 m3/ngđ) và thời gian
học (1200 m3/ngđ) chênh lệch khá lớn
2.2 Hiện trạng nước thải trường Đại học Nông Lâm
2.2.1 Hiện trạng thoát nước
Trường Đại học Nông Lâm có lợi thế về đất đai: diện tích rộng, đất trống còn
nhiều, có vành đai cây xanh bao quanh các giảng đường, xung quanh trường có các hồ
có khả năng tập trung nước Vì vậy, trường chưa lắp đặt mạng lưới thoát nước thải mà
lợi dụng địa hình, ao hồ và các rừng cây để thải nước trực tiếp bằng các mương thu
gom cục bộ tách rời nhau
Nước thải và nước mưa thu gom chung vào mương thoát nước hở, được che đậy
bằng các tấm đan bê tông Đoạn mương thoát nước bên ngoài cổng trường, dọc đường
Trang 21Hiện tại, Đại học Nông Lâm thải nước ra những điểm sau:
(Xem hình ảnh các điểm thải nước tại phụ lục A.2)
1 Phía sau cư xá E:
Tiếp nhận nước thải từ CXE, CXNA, nhà ăn KTX
Phần nước thải CX NA, nhà ăn thu gom dẫn về sau CXE, hoà với nước thải từ
cư xá E ra phía sau cư xá E, chảy qua sân bóng và xuống hồ nuôi cá của dân cư sau nhà thi đấu
Đoạn từ CXNA và nhà ăn đến CX E dẫn nước thải bằng mương thoát nước bêtông mặt bằng hình chữ nhật, đoạn mương đầu có kích thước chiều rộng (B) x chiều sâu (H) là 0,5 x 0,4 (m) Độ dốc i = 0,5% Mương được che đậy bằng các tấm đan bêtông Đoạn ra khỏi cư xá E nước chảy tự do, tiếp xúc trực tiếp với đất
2 Rừng cây bên cạnh CXE
Tiếp nhận nước thải của CXNA và nước thải của ½ CXA
Đoạn từ CX NA và CX A tới rừng cây dẫn bằng mương thoát nước bêtông mặt bằng hình chữ nhật, đoạn mương đầu có kích thước B x H là 0,5 x 0,4 (m) Độ dốc 0,5% Mương được che đậy bằng các tấm đan bêtông tới hết phạm vi công trình Đoạn trong rừng cây nước chảy tự do theo rãnh nước tiếp xúc trực tiếp với đất
3 Rừng cây sau giảng đường Rạng Đông
Tiếp nhận nước thải giảng đường Rạng Đông và thư viện điện tử
Đoạn mương dẫn quanh Khu rạng Đông và thư viện làm bằng bêtông kích thước bắt đầu B x H là 0,4 x 1 (m) Độ dốc 0,5% tới hết pham vi thư viện điện tử Đoạn từ sau thư viện điện tử nước chảy ra rừng cây tự do, tiếp xúc trực tiếp với đất
4 Bãi đầm lầy sau khu Hướng Dương
Tiếp nhận nước thải của giảng đường Hướng Dương, Tường Vi, Cẩm Tú, khoa
Cơ khí, giảng đường Phượng Vĩ, khu Thiên Lý, khu chữ I, ½ CXA, CXB, CXC, CXD, nhà ăn CP, trung tâm ngoại ngữ, khoa Thủy sản
Trang 22Nước thải các giảng đường Hướng Dương, Tường Vi, Cẩm Tú, khoa Cơ khí thu
gom bằng mương dẫn bêtông đoạn bắt đầu có kích thước mương dẫn B x H = 0,4 x 1m, độ dốc 0,8% Mương dẫn tới sau khu Hướng Dương
Đoạn từ sau khu Hướng Dương nước chảy tự do ra khu đầm lầy, tiếp xúc trực tiếp với đất
5 Đầm lầy bên cạnh vườn ươm lâm nghiệp
Đầm lầy bên cạnh vườn ươm khoa lâm nghiệp tiếp nhận nước thải từ hai mương dẫn lớn: mương dẫn dọc đường đi từ khu Phượng Vĩ ra cồng trường và mương dẫn dọc đường đi từ cổng phụ KTX tới cổng trường Hai mương dẫn này hợp chung tại cổng trường Đại học Nông Lâm và chảy ra đầm lầy bên cạnh vườn ươm khoa lâm nghiệp
+ Mương dẫn dọc đường đi vào khu Phượng Vĩ:
Tiếp nhận nước thải giảng đường Phượng Vĩ, khu Thiên Lý, khu chữ I, ½ CXA, CXB, CXC nhà ăn CP, trung tâm ngoại ngữ, khoa Thủy sản
Nước thải từ CX A, CX B, CX C, Cănước thảiin, nhà ăn sinh viên, Khu Thiên
Lý, Khu Phượng Vĩ, khu Chữ I, trung tâm ngoại ngữ dẫn ra đoạn mương này bằng các đoạn mương hở kích thước chiều rộng x chiều sâu là 0,4 x 1 (m)
Đoạn mương thoát nước dọc đường đi vào khu Phượng Vĩ dạng hình thang cân, đoạn bắt đầu kích thước đáy lớn x đáy nhỏ x chiều cao là 1 x 0,6 x 1 (m) Độ dốc 0,01 Trên có đậy tấm đan bêtông
+ Mương dẫn dọc đường đi từ cổng phụ KTX:
Thu nhận nước thải từ cư xá D
Đoạn mương thoát nước dọc đường đi từ dạng hình thang cân, đoạn bắt đầu kích thước đáy lớn x đáy nhỏ x chiều cao là 1 x 0,6 x 1 (m) Độ dốc 0,01 Mương hở hoàn toàn
Nước thải từ cư xá D dẫn ra mương bằng đường ống D100 chôn sâu 0,5m
Trang 23Tiếp nhận nước thải Khoa Môi trường, Trung Tâm Phân Tích Thí Nghiệm Hóa Sinh, CXF, Trung Tâm Nghiên Cứu Chuyển Giao KHKT, Trung Tâm Tin Học
2.2.2 Hiện trạng xử lý nước thải
Nước thải chưa được xử lý và thải trực tiếp ra môi trường
Tại các điểm thải nước (sau khu Hướng Dương, rừng cây bên cư xá E, đầm lầy bên vườn ươm khoa Lâm nghiệp, rừng cây sau thư viện điện tử, khu đất trống sau khoa môi trường) đất không thoát nước được, lại ở vị trí thấp nên khu đất ở những vị trí này thường xuyên trong tình trạng ngập nước
Thực vật phát triển trên khu vực đất ngập nước này chủ yếu là cây bụi trong điều kiện môi trường ẩm thấp, muỗi và côn trùng phát triển mạnh Đặc biệt là muỗi
Tại các đoạn mương hở và các điểm thải nước gây mùi hôi thối, nồng nặc nhất
là đoạn mương dẫn từ cổng trường ra khu đầm lầy bên cạnh vườn ươm khoa Lâm Như vậy, các ảnh hưởng của nước thải trường Đại học Nông Lâm bao gồm:
- Nước thải chưa được xứ lý gây mùi, ảnh hưởng đến sinh viên, cán bộ công nhân viên trong trường và người dân xung quanh vùng Trực tiếp là người dân sống dọc đường đi từ bến xe buýt vào bãi contarner
- Các điểm thải nước ẩm thấp, cây bụi um tùm phát sinh muỗi và côn trùng: ảnh hưởng đến người dân xung quanh vùng
Trang 24Chương 3
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
3.1 Đặc điểm địa hình trường Đại học Nông Lâm
Có 2 gò đồi cao nằm ở khu vực Giảng đường Phượng Vĩ và khoa Lâm nghiệp
Gò đồi Phượng vĩ cao dần về hướng Đông (sau Phượng Vĩ) và thấp dần về các hướng còn lại (ra cổng trường, hướng xuống khu Hướng Dương, hướng qua Rạng Đông)
Gò đồi bên khoa Lâm nghiệp thấp dần về cả 4 hướng
Khu vực thấp nhất trong trường nằm cuối khu đất thí nghiệm nông học Hiện tại nước thải của ĐH Nông Lâm hầu hết tập trung về đây, làm cho khu vực này luôn bị ngập nước, nước thải bốc mùi và phát sinh ruồi muỗi
(Chi tiết cao trình các điểm trong trường xem phụ lục B.1)
Trang 25Hình 3.1 Đặc điểm địa hình Đại học Nông Lâm 3.2 Tính toán thiết kế mạng lưới thoát nước trường Đại họcNông Lâm
Mạng lưới thoát nước (MLTN) trường Đại họcNông Lâm (ĐHNL) tính toán thiết kế dựa trên bản đồ quy hoạch tổng thể đến 2030
Các bước tính toán thiết kế:
+ Vạch tuyến MLTN
+ Tín toán lưu lượng nước thải
+ Tính toán thuỷ lực
3.2.1 Vạch tuyến
Vạch tuyến MLTN trường ĐHNL dựa vào bản đồ quy hoạch tổng thể đến 2030
và căn cứ vào các nguyên tắc:
Trang 26(1) Lợi dụng địa hình, đặt ống theo chiều nước tự chảy tránh đào đắp nhiều,
tránh đặt trạm bơm lãng phí Với địa hình ĐHNL đã nêu trong mục 3.1, MLTN vạch
tuyến thu gom nước thải về cuối khu đất thí nghiệm Nông học (vị trí thấp nhất trong
trường) và đặt trạm xử lý tại đây
(2) Đặt ống: tổng chiều dài ống là nhỏ nhất Các đoạn ống nối giữa hai nút ưu
tiên dùng đường thẳng ngắn nhất trừ khi có chướng ngại vật (công trình) Tổng chiều
dài đoạn ống chính (từ nút 10 tới nút 67) của MLTN trường ĐHNL là 896m
(3) Các ống góp chính đổ về trạm xử lý và cửa xả nước vào nguồn
(4) Giảm tới mức tối thiểu ống chui qua đường giao thông Tuyến ống đựơc bố
trí bên lề đường, phần vành đai cỏ hai bên đường
(Bản đồ vạch tuyến xem bản vẽ 1 và 2 - Thiết kế MLTN)
3.2.2 Tính toán lưu lượng
(Tính toán chi tiết lưu lượng xem phụ lục B.2)
- Cơ sớ tính toán: lưu lượng nước thải được tính dựa vào:
+ Diện tích công trình
+ Số lượng SV trong KTX, số lượng SV học trên giảng đường
+ Số lượng SV, CB – CNV học tập và nghiên cứu trong các khu hành chính
+ Tiêu chuẩn thải nước
+ Biểu đồ dùng nước theo giờ của khu hành chính và KTX
Bảng 3.1: Tính toán lưu lượng thải nước các công trình trong trường
Trang 277 Khoa Cơ khí công nghệ 32,50 0,38 3,25 0
8 Khoa Công nghệ sinh học 9,60 0,11 0,96 0
Khoa Quản lý đất đai – Môi trường
và tài nguyên tự nhiên 23,63 0,27 2,36 0
Trang 283.2.3 Tính toán lưu lượng nút
(Chi tiết tính toán lưu lượng nút xem phụ lục B.3)
Bảng 3.2 Thông số nút của mạng lưới thoát nước
Nút
MLTN
STT (Trên bản đồ quy hoạch)
Công trình
Cao trình (m)
Trang 29khoa học công nghệ
6 Hội trường
8 Khoa công nghệ sinh học
9 Khoa kĩ thuật và quản lý môi
15 11 Khoa quản lý đất đai – môi
trường và tài nguyên tự nhiên 4,6 0,33 0
Trang 3020 Giảng đường liên khoa
40 71 Khoa cơ khí công nghệ 1 1,7 0,23 0
42 5 Viện công nghệ sinh học và
công nghệ môi trường 4,6 0,30 0
Trang 313.2.4 Kết quả tính toán thuỷ lực tuyến ống chính
Khi tính toán thuỷ lực cần xác định
Số liệu đựơc xử lý bằng phần mềm tính toán mạng lưới thoát nước SEWER 3.0
(Chi tiết Kết quả tính toán thuỷ lực các tuyến ống xem phụ lục B.4)
Kết quả tính toán thuỷ lực tuyến ống chính (Nút (10) – (11) – (13) – (15) – (17) –
(19) – (36) – (38) – (40) – (62) – (64) – (67) – (68) xử lý bằng phần mềm SEWER
trình bày trong bảng 3.3 và bảng 3.4
Trang 33Bảng 3.4 Độ sâu chôn ống
Cao độ mặt đất (m)
Cao độ đỉnh ống (m)
Cao độ đáy ống (m)
Độ sâu chôn ống (m) Ống nút Từ Tới nút
Đầu Cuối Đầu Cuối Đầu Cuối Đầu Cuối
Trang 34Chương 4
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
4.1 Nguồn gốc phát sinh nước thải trường Đại học Nông Lâm
Nước thải tại trường ĐH Nông Lâm phát sinh từ giảng đường, các trung tâm nghiên cứu và KTX :
+ Nước thải phát sinh từ giảng đường do các hoạt động : rửa tay, chân, vệ sinh
cá nhân của cán bộ công nhân viên và sinh viên, nước thải toilet
+ Nước thải phát sinh từ các trung tâm nghiên cứu : hoạt động rửa chai, lọ, ống nghiệm của phòng thí nghiệm, rửa thiết bị và vệ sinh cá nhân của cán bộ, công nhân viên, sinh viên hoạt động trong các trung tâm này
Lượng nước thải từ giảng đường và các trung tâm nghiên cứu phát sinh chỉ trong giờ học của sinh viên (6h – 18h), ngoại trừ các giảng đường có lớp học ban đêm (giảng đường Rạng Đông có lớp học ngoại ngữ buổi tối) thì lượng nước thải ra tới 21h Khoảng thời gian từ 21h tới 6h sáng hôm sau không có nước thải
+ Nước thải từ KTX : phát sinh từ các hoạt động vệ sinh cá nhân của sinh viên nội trú trong KTX (tắm, vệ sinh răng miệng, giặt đồ, nấu ăn) và nước thải rửa sàn nhà
Nước thải phát sinh từ KTX phát sinh trong hầu hết thời gian trong ngày Giờ cao điểm thải nước vào khoảng 6 – 8h và 15 – 20h (Nguồn : Điều tra khảo sát – Minh Đức Bích Thảo)
Do tính chất giờ dùng nước khác nhau nên hệ số không điều hoà (k) của KTX
và các khu hành chính cũng khác nhau và được trình bày trong bảng 4.1
Trang 35Bảng 4.1 Hệ số không điều hoà giờ
(Nguồn : Hoàng Huệ, 1996)
4.2 Lưu lượng và tính chất nước thải trường Đại học Nông Lâm
4.2.1 Lưu lượng nước thải trường ĐHNL
(Chi tiết tính toán lưu lượng nước thải xem phụ lục B.2)
Lưu lượng nước thải ĐH Nông Lâm tính riêng cho công trình quy hoạch tới năm 2030 và công trình hiện hữu
Tổng lưu lượng nước thải của các công trình hiện hữu được lựa chọn làm lưu lượng thiết kế giai đoạn 1
Tổng lưu lượng các công trình chưa có tới thới điểm tháng 3/2009 sẽ được tính cho giai đoạn 2 Kết quả tính toán lưu lượng trình bày trong bảng 4.2
Trang 36Bảng 4.2 Tính toán lưu lượng thiết kế trạm Xử lý nước thải
(m3/ngĐ)
Công trình hiện hữu
Công trình quy hoạch
3 Khoa công nghệ thông tin 35,49 o
4 Cơ sở nghiên cứu và phát triển khoa học
7 Khoa kĩ thuật và quản lý môi trường 1,00 x
Trang 3721 KTX 5 57,00 x
27 Viện công nghệ sinh học và công nghệ môi trường 25,67 x
Chọn lưu lượng thiết kế giai đoạn 1: Qgđ1 = 800 m3/ngđ
Lưu lượng thiết kế giai đoạn 2: Qgđ2 = 1400 m3/ngđ
Trang 384.2.2 Tính chất nước thải trường Đại họcNông Lâm
(Chi tiết tính toán tính chất nước thải trường ĐHNL xem phụ lục C.1)
Bảng 4.3 Tính chất nước thải trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị TCVN 6772 – 2000 mức I
4.3 Yêu cầu khi lựa chọn công nghệ và bố trí mặt bằng trạm xử lý nước thải Đại học Nông Lâm
- Yêu cầu về mức độ xử lý
(Chi tiết tính toán mức độ cần thiết Xử lý nước thải (XLNT) xem phụ lục C.2) Mức độ cần thiết XLNT theo chất lơ lửng SS : D = 45%
Mức độ cần thiết XLNT theo BOD5: D = 84%
Æ Kết quả tính toán về mức độ cần thiết XLNT cho thấy cần xử lý sinh học hoàn toàn
- Yêu cầu về chi phí và mặt bằng
Lựa chọn phương án xử lý sao cho chi phí vận hành nhỏ
Trường Đại học Nông Lâm có lợi thế về diện tích Đất trống hiện tại còn nhiều, theo quy hoạch thì vị trí trạm xử lý nước thải nằm trong khu thực nghiệm Nông học Khu đất có kích thước 420 x 350 m
- Yêu cầu về mỹ quan
Trang 39Hệ thống xử lý nước thải thiết kế trong khuôn viên trường Do vậy, vấn đề bố trí mặt bằng tạo cảnh quan đẹp cho trường, phù hợp với môi trường sư phạm cần chú trọng
Dựa trên những yêu cầu trên và các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt đang áp dụng, khoá luận đề xuất, tính toán thiết kế và thể hiện bản vẽ hai phương án
xử lý nước thải cho trường ĐH Nông Lâm
Trang 404.4 Đề xuất công nghệ và dự đoán hiệu suất xử lý
Rổ chắn rác Hầm bơm Bể điều hòa
Đường đi của nước Đường đi của bùn
* Chú thích