Hiện trạng nước thải trường Đại họcNông Lâm

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC VÀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH (Trang 20 - 24)

Chương 2 HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

2.2 Hiện trạng nước thải trường Đại họcNông Lâm

Trường Đại học Nông Lâm có lợi thế về đất đai: diện tích rộng, đất trống còn nhiều, có vành đai cây xanh bao quanh các giảng đường, xung quanh trường có các hồ có khả năng tập trung nước. Vì vậy, trường chưa lắp đặt mạng lưới thoát nước thải mà lợi dụng địa hình, ao hồ và các rừng cây để thải nước trực tiếp bằng các mương thu gom cục bộ tách rời nhau.

Nước thải và nước mưa thu gom chung vào mương thoát nước hở, được che đậy bằng các tấm đan bê tông. Đoạn mương thoát nước bên ngoài cổng trường, dọc đường

Hiện tại, Đại học Nông Lâm thải nước ra những điểm sau:

(Xem hình ảnh các điểm thải nước tại phụ lục A.2) 1. Phía sau cư xá E:

Tiếp nhận nước thải từ CXE, CXNA, nhà ăn KTX

Phần nước thải CX NA, nhà ăn thu gom dẫn về sau CXE, hoà với nước thải từ cư xá E ra phía sau cư xá E, chảy qua sân bóng và xuống hồ nuôi cá của dân cư sau nhà thi đấu

Đoạn từ CXNA và nhà ăn đến CX E dẫn nước thải bằng mương thoát nước bêtông mặt bằng hình chữ nhật, đoạn mương đầu có kích thước chiều rộng (B) x chiều sâu (H) là 0,5 x 0,4 (m). Độ dốc i = 0,5%. Mương được che đậy bằng các tấm đan bêtông. Đoạn ra khỏi cư xá E nước chảy tự do, tiếp xúc trực tiếp với đất.

2. Rừng cây bên cạnh CXE

Tiếp nhận nước thải của CXNA và nước thải của ẵ CXA.

Đoạn từ CX NA và CX A tới rừng cây dẫn bằng mương thoát nước bêtông mặt bằng hình chữ nhật, đoạn mương đầu có kích thước B x H là 0,5 x 0,4 (m). Độ dốc 0,5%. Mương được che đậy bằng các tấm đan bêtông tới hết phạm vi công trình.

Đoạn trong rừng cây nước chảy tự do theo rãnh nước tiếp xúc trực tiếp với đất.

3. Rừng cây sau giảng đường Rạng Đông

Tiếp nhận nước thải giảng đường Rạng Đông và thư viện điện tử.

Đoạn mương dẫn quanh Khu rạng Đông và thư viện làm bằng bêtông kích thước bắt đầu B x H là 0,4 x 1 (m). Độ dốc 0,5% tới hết pham vi thư viện điện tử.

Đoạn từ sau thư viện điện tử nước chảy ra rừng cây tự do, tiếp xúc trực tiếp với đất.

4. Bãi đầm lầy sau khu Hướng Dương

Tiếp nhận nước thải của giảng đường Hướng Dương, Tường Vi, Cẩm Tú, khoa Cơ khớ, giảng đường Phượng Vĩ, khu Thiờn Lý, khu chữ I, ẵ CXA, CXB, CXC, CXD, nhà ăn CP, trung tâm ngoại ngữ, khoa Thủy sản.

Nước thải các giảng đường Hướng Dương, Tường Vi, Cẩm Tú, khoa Cơ khí thu gom bằng mương dẫn bêtông đoạn bắt đầu có kích thước mương dẫn B x H = 0,4 x 1m, độ dốc 0,8%. Mương dẫn tới sau khu Hướng Dương.

Đoạn từ sau khu Hướng Dương nước chảy tự do ra khu đầm lầy, tiếp xúc trực tiếp với đất.

5. Đầm lầy bên cạnh vườn ươm lâm nghiệp

Đầm lầy bên cạnh vườn ươm khoa lâm nghiệp tiếp nhận nước thải từ hai mương dẫn lớn: mương dẫn dọc đường đi từ khu Phượng Vĩ ra cồng trường và mương dẫn dọc đường đi từ cổng phụ KTX tới cổng trường. Hai mương dẫn này hợp chung tại cổng trường Đại học Nông Lâm và chảy ra đầm lầy bên cạnh vườn ươm khoa lâm nghiệp.

+ Mương dẫn dọc đường đi vào khu Phượng Vĩ:

Tiếp nhận nước thải giảng đường Phượng Vĩ, khu Thiờn Lý, khu chữ I, ẵ CXA, CXB, CXC nhà ăn CP, trung tâm ngoại ngữ, khoa Thủy sản

Nước thải từ CX A, CX B, CX C, Cănước thảiin, nhà ăn sinh viên, Khu Thiên Lý, Khu Phượng Vĩ, khu Chữ I, trung tâm ngoại ngữ dẫn ra đoạn mương này bằng các đoạn mương hở kích thước chiều rộng x chiều sâu là 0,4 x 1 (m)

Đoạn mương thoát nước dọc đường đi vào khu Phượng Vĩ dạng hình thang cân, đoạn bắt đầu kích thước đáy lớn x đáy nhỏ x chiều cao là 1 x 0,6 x 1 (m). Độ dốc 0,01. Trên có đậy tấm đan bêtông.

+ Mương dẫn dọc đường đi từ cổng phụ KTX:

Thu nhận nước thải từ cư xá D

Đoạn mương thoát nước dọc đường đi từ dạng hình thang cân, đoạn bắt đầu kích thước đáy lớn x đáy nhỏ x chiều cao là 1 x 0,6 x 1 (m). Độ dốc 0,01. Mương hở hoàn toàn

Nước thải từ cư xá D dẫn ra mương bằng đường ống D100 chôn sâu 0,5m

Tiếp nhận nước thải Khoa Môi trường, Trung Tâm Phân Tích Thí Nghiệm Hóa Sinh, CXF, Trung Tâm Nghiên Cứu Chuyển Giao KHKT, Trung Tâm Tin Học 2.2.2 Hiện trạng xử lý nước thải

Nước thải chưa được xử lý và thải trực tiếp ra môi trường.

Tại các điểm thải nước (sau khu Hướng Dương, rừng cây bên cư xá E, đầm lầy bên vườn ươm khoa Lâm nghiệp, rừng cây sau thư viện điện tử, khu đất trống sau khoa môi trường) đất không thoát nước được, lại ở vị trí thấp nên khu đất ở những vị trí này thường xuyên trong tình trạng ngập nước.

Thực vật phát triển trên khu vực đất ngập nước này chủ yếu là cây bụi. trong điều kiện môi trường ẩm thấp, muỗi và côn trùng phát triển mạnh. Đặc biệt là muỗi.

Tại các đoạn mương hở và các điểm thải nước gây mùi hôi thối, nồng nặc nhất là đoạn mương dẫn từ cổng trường ra khu đầm lầy bên cạnh vườn ươm khoa Lâm.

Như vậy, các ảnh hưởng của nước thải trường Đại học Nông Lâm bao gồm:

- Nước thải chưa được xứ lý gây mùi, ảnh hưởng đến sinh viên, cán bộ công nhân viên trong trường và người dân xung quanh vùng. Trực tiếp là người dân sống dọc đường đi từ bến xe buýt vào bãi contarner

- Các điểm thải nước ẩm thấp, cây bụi um tùm phát sinh muỗi và côn trùng: ảnh hưởng đến người dân xung quanh vùng

- Mất mỹ quan trường học

- Có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm khi lượng nước thải chưa xử lý ngấm trực tiếp xuống mạch nước ngầm.

ặTừ hiện trạng mạng lưới thoỏt nước và xử lý nước thải trường Đại học Nụng Lâm, tôi nhận thấy việc lắp đặt mạng lưới thoát nước hoàn chỉnh và xây dựng hệ thống xử lý nước thải là cần thiết.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC VÀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)