HỒ CHÍ MINH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG BỎ HỌC CỦA HỌC SINH ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ AN KHƯƠNG HUYỆN BÌNH LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC PHAN THỊ THẢO HƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG BỎ HỌC CỦA HỌC SINH ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ AN KHƯƠNG
HUYỆN BÌNH LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC
PHAN THỊ THẢO HƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Bình Phước Tháng 04/2009
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa kinh tế, Trường Đại học Nông lam Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn: “KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
BỎ HỌC CỦA HỌC SINH ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ AN KHƯƠNG HUYỆN BÌNH LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC” do tác giả PHAN THỊ THẢO HƯƠNG, sinh viên khóa TC04PTBX năm 2004 – 2008, ngành Phát triển nông thôn đã bảo vệ thành công trước Hội đồng ngày _
Giáo viên hướng dẫn
LÊ QUANG THÔNG
Ngày _ tháng _năm 2009
Chủ tịch Hội đồng chấm báo cáo Thư ký Hội đồng chấm báo cáo
_ Ngày tháng năm 2009 Ngày tháng năm 2009
Trang 3Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ địa phương, các thầy cô giáo và cùng bà con tại xã An Khương đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình điều tra thu thập số liệu để hoàn thành tốt luận văn này
Sau cùng, cũng xin cảm ơn các bạn thân hữu và các bạn thuộc tập thể lớp tại chức khóa TC04PTBX Bình Phước đã động viên và góp ý cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
SINH VIÊN PHAN THỊ THẢO HƯƠNG
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAN THỊ THẢO HƯƠNG Tháng 04 năm 2009 “Khảo sát thực trạng bỏ học của học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tại xã An Khương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước”
PHAN THI THAO HUONG April 2009 “Research current situation of incomplê studying of the ethnic minority pupils in An Khuong Commune, Binh Long District, Binh Phuoc Province”
Xã An Khương là một xã miền núi khó khăn của huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước, có số học sinh bỏ học tương đối cao trong huyện Ngoài ra, xã An Khương có
3 thành phần dân tộc sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, hạ tầng yếu kém, mặt bằng dân trí còn thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn
Khóa luận tìm hiểu thực trạng bỏ học của học sinh đồng bào dân tộc thiểu số và đánh giá công tác XMC-PCGD TH-THCS trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 60 hộ trên địa bàn xã An Khương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước Thông qua việc tìm hiểu đó, đề tài tìm ra những nguyên nhân chính dẫn đến bỏ học của học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như tình hình thực hiện công tác XMC-PCGD TH-THCS Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm làm giảm tỷ lệ bỏ học của học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở xã
Trang 5TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Nam Bình, 2001 Cải tổ và phát triển kinh tế tại Việt Nam NXB TP HCM
Trần Nam Bình, 2005 Đổi mới giáo dục tại Việt Nam
Tạp chí nghiên cứu thảo luận tháng 11-2005 Một vài nhận định từ quan điểm chính sách kinh tế thời đại mới
Phạm Minh Hạc, 1999 Giáo dục trước ngưỡng cửa thế kỷ 21 NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
Võ Thị Sai, 2003 Lý luận giáo dục và dạy học NXB Giáo dục Hà Nội
Báo cáo tổng kết của các trường Tiểu học – Trung học cơ sở tại xã An Khương
từ năm 2006 – 2008
Báo cáo tổng kết HĐND – UBND xã An Khương năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009
Niên giám thống kê của xã An Khương từ 2003 – 2007
Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội xã An Khương 2006 – 2010
www.moet.gov.vn
www.baomoi.com
www.ueh.edu.vn
www.binhphuoc.gov.vn
Trang 6PHỤ LỤC BẢNG HỎI ĐIỀU TRA NÔNG HỘ
Ngày phỏng vấn ………
Ấp ………
Xã ………
Huyện ………
Tỉnh ………
Thông tin về hộ gia đình: _ Tên chủ hộ: ………
+ Giới: ……… (1: Nam; 2: Nữ) + Tuổi: ………
+ Trình độ học vấn: ………
□ Mù chữ □ Tiểu học
+ Nghề nghiệp:
□ Cán bộ Nhà nước □ Làm thuê
Trang 7_ Tổng số người trong gia đình: ……… Người
Stt Quan hệ với chủ hộ Giới tính Tuổi Trình độ Nghề nghiệp Dân tộc
_ Nước sinh hoạt:
□ Nước sông suối, ao hồ □ Nước máy
_ Điện sinh hoạt:
Trang 8_ Thu nhập từ các nguồn thu trong nông hộ: ……… đ/năm Mục thu Số tiền/năm (1000đ) Bao nhiêu lần trong nămThu nhập từ trồng trọt
Thu nhập từ chăn nuôi
_ Ông bà có tham gia vào tổ chức của địa phương không?
□ Hội cựu chiến binh □ Khác
_ Khoảng cách từ nhà đến trường ……… (km) đến trung tâm xã ……… (km)
Xin chân thành cảm ơn ông (bà)./
Trang 9MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình viii
Danh mục phụ lục ix
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Cấu trúc khoá luận 2
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN 3
2.1 Điều kiện tự nhiên 3
2.1.1 Vị trí địa lý 3
2.1.2 Địa hình 3
2.1.3 Đặc điểm về khí hậu thời tiết 3
2.1.4 Nguồn nước - thủy văn 4
2.1.5 Đất đai 4
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 5
2.2.1 Văn hóa – xã hội 5
2.2.2 Tình hình kinh tế 7
2.3 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 9
2.3.1 Cơ cấu nhân sự, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Ban chỉ đạo XMC – PCGDTH – THCS 10 2.3.2 Mục tiêu, phương hướng thực hiện công tác giảm
Trang 10tỷ lệ học sinh bỏ học 11
2.4 Nhận thức của Việt Nam về vai trò giáo dục 12
2.4.1 Vai trò của giáo dục đối với con người 13
2.4.2 Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển xã hội, đất nước 13 2.4.3 Vai trò của giáo dục với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước 14
CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Các định nghĩa 15
3.1.1 Giáo dục 15
3.1.2 Tăng trưởng kinh tế 16
3.1.3 Phát triển kinh tế 17
3.1.4 Phát triển xã hội 17
3.1.5 Phát triển bền vững 18
3.1.6 Cầu về giáo dục 19
3.2 Sự không chắc chắn về nghề nghiệp: tự nguyện nghỉ học và thi rớt 20
3.3 Một số kết quả của các bài nghiên cứu trước đây về giáo dục của VN 21 3.4 Những nhân tố tác động đến việc bỏ học của học sinh 26
3.5 Các hình thức phổ cập giáo dục cho học sinh bỏ học 28
3.5.1 Học nghề 28
3.5.2 Bổ túc văn hoá 28
3.6 Phương pháp nghiên cứu 28
3.6.1 Thu thập số liệu sơ cấp 28
3.6.2 Thu thập số liệu thứ cấp 28
3.6.3 Phương pháp quan sát trực tiếp 28
3.6.4 Phương pháp thống kê mô tả 29
3.6.5 Phương pháp xử lý 29
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Tình hình chung của các hộ 30
4.1.1 Vị trí địa lý cách biệt 30
4.1.2 Thu nhập của hộ 30
4.1.3 Chi tiêu của hộ 31
4.1.4 Tình hình nhà ở của hộ có con bỏ học 32
Trang 114.1.5 Tình hình sử dụng điện của các hộ 32
4.1.6 Số nhân khẩu và lao động 33
4.1.7 Nghề nghiệp của hộ 34
4.2 Tình hình giáo dục tại địa phương 35
4.2.1 Mạng lưới trường học ở địa phương 35
4.2.2 Cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tại địa phương 36
4.2.3 Trình độ giáo viên 37
4.2.4 Tỷ lệ bỏ học của học sinh tiểu học 37
4.2.5 Tỷ lệ bỏ học của học sinh THCS 38
4.3 Nguyên nhân bỏ học 38
4.3.1 Tổng hợp các nguyên nhân bỏ học 38
4.3.2 Ý kiến của các giáo viên về nguyên nhân bỏ học 39
4.3.3 Trình độ học vấn của chủ hộ 40
4.3.4 Tình hình học hành của con các hộ có con bỏ học 41
4.3.5 Số con trong gia đình 41
4.3.6 Chi phí cho việc học 42
4.3.7 Xếp loại học lực 42
4.4 Hệ quả của vấn đề bỏ học 43
4.4.1 Hệ quả của vấn đề bỏ học đối với học sinh ngay sau khi bỏ học 43
4.4.2 Hệ quả của vấn đề bỏ học đối với học sinh sau này 44
4.5 Một số phương hướng phát triển giáo dục 44
4.6 Một số giải pháp góp phần hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc 45
4.6.1 Đối với học sinh có nguy cơ bỏ học 46
4.6.2 Đối với học sinh đã bỏ học 47
4.7 Đánh giá của Ban chỉ đạo chương trình XMC – PCGDTH – THCS 49 4.7.1 Ưu điểm 49
4.7.2 Hạn chế 49
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
Trang 125.1 Kết luận 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 13DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
UBND Ủy ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
Trang 14DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng nước tại xã An Khương năm 2008 4
Bảng 2.2: Cơ cấu đất đai trên địa bàn xã An Khương năm 2008 5
Bảng 2.3: Tình hình dân số - lao động năm 2008 6
Bảng 2.4 Cơ cấu phân bố dân cư theo dân tộc năm 2008 6
Bảng 2.5: Cơ cấu kinh tế của xã An Khương năm 2008 7
Bảng 2.6: Diện tích của các loại cây trồng chính năm 2007 – 2008 8
Bảng 2.7: Tình hình chăn nuôi qua các năm 2007-2008 8
Bảng 2.8 Cơ cấu nhân sự 11
Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn thu của hộ có con bỏ học 30
Bảng 4.2 Cơ cấu chi tiêu của hộ 31
Bảng 4.3 Tình hình nhà ở của hộ có con bỏ học 32
Bảng 4.4 Tình hình sử dụng điện của hộ 33
Bảng 4.5 Nhân khẩu và lao động 33
Bảng 4.6 Nghề nghiệp của hộ 35
Bảng 4.7 Tình hình trường, lớp, học sinh của xã qua các năm 36
Bảng 4.8 Cơ sở vật chất tại các trường trên địa bàn xã 36
Bảng 4.9 Trình độ giáo viên của trường TH và THCS 37
Bảng 4.10 Tỷ lệ bỏ học của học sinh tiểu học 37
Bảng 4.11 Tỷ lệ bỏ học của học sinh THCS 38
Bảng 4.12 Thống kê nguyên nhân bỏ học 38
Bảng 4.13 Ý kiến của thầy cô về vấn đề bỏ học 39
Bảng 4.14: Thông tin về trình độ học vấn của các chủ hộ 40
Bảng 4.15 Tình hình học hành của con các hộ có con bỏ học 41
Bảng 4.16 Số con trong gia đình có con bỏ học 42
Bảng 4.17 Các khoản chi cho việc học trong 1 năm 42
Trang 15Bảng 4.18 Tình hình học lực của các em bỏ học 42
Bảng 4.20 Mức thu nhập của học sinh sau khi bỏ học 1 năm 43 Bảng 4.21 So sánh thu nhập giữa người không có CMKT và có CMKT 44
Trang 16bộ có trình độ quản lý tốt Muốn làm được điều đó thì Việt Nam phải hoàn thiện nền giáo dục để giáo dục là bộ mặt của đất nước Quốc gia có nền giáo dục ổn định thì sẽ có điều kiện phát triển Bác Hồ đã từng nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và “Non song Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không là nhờ vào công học tập của các cháu”
Tình trạng bỏ học của học sinh không chỉ ở nông thôn mà cả ở thành thị, trong đó tình trạng bỏ học của học sinh đồng bào dân tộc thiểu số khá cao Tỉnh Bình Phước cũng không ngoại lệ, là tỉnh mới tái lập và là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc sinh sống nên vấn đề giáo dục cho đồng bào dân tộc đang được tỉnh và sở giáo dục rất quan tâm Các biện pháp là rất cần thiết để triển khai và áp dụng nhằm đưa giáo dục tỉnh nhà đi lên Song song đó, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu đãi về giáo dục cho người đồng bào như đối với học sinh phổ thông thì miễn toàn bộ chi phí và sinh hoạt phí; đối với hệ đại học thì được ưu đãi về điểm trong thi tuyển và hỗ trợ kinh phí cho việc học tập… Chính vì vậy, việc đánh giá thực trạng bỏ học của đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề thiết thực
Xuất phát từ những mục đích yêu cầu phát triển nguồn nhân lực là người đồng bào dân tộc cho tỉnh nhà nói chung và xã An Khương nói riêng Đề tài
“Khảo sát thực trạng bỏ học của con em đồng bào dân tộc thiểu số tại xã An Khương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước” được thực hiện với mong muốn tìm biện pháp làm giảm tình trạng bỏ học của con em đồng bào dân tộc
Trang 171.5 Mục tiêu nghiên cứu
1.5.1 Mục tiêu chung
Khảo sát thực trạng bỏ học của học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tại xã
An Khương để từ đó xác định nguyên nhân và tìm biện pháp hạn chế
Phạm vi không gian: thực hiện tại xã An Khương
Đối tượng nghiên cứu: học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tại xã An Khương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước
1.5 Cấu trúc khoá luận
Khoá luận gồm 5 chương:
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm giáo dục và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tình hình của hộ có con bỏ học, thực trạng bỏ học và tình hình kinh tế của
hộ
Kết quả của biện pháp giảm tình trạng bỏ học
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tổng kết đánh giá lại vấn đề nghiên cứu và nêu lên kiến nghị
Trang 18CHƯƠNG II TỔNG QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.6 Vị trí địa lý
Xã An Khương là một xã thuộc trung du miền núi nằm trong diện 135 của chính phủ, đa số người dân nơi đây chủ yếu là dân nhập cư từ hầu hết các tỉnh trong cả nước có tổng diện tích tự nhiên là 4565,35ha Nằm ở phía Đông Bắc của Huyện Bình Long, cách trung tâm huyện khoảng 14km, với ranh giới hành chính như sau:
+ Phía Đông giáp xã Thanh An;
+ Phía Tây giáp xã Thanh Phú;
+ Phía Nam giáp xã Tân Lợi;
+ Phía Bắc giáp xã Lộc Thái (huyện Lộc Ninh)
An Khương nằm trên tuyến đường DT 745 Đây là tuyến đường nối 2 huyện Bình Long và Phước Long, tuy nhiên con đường này vẫn còn trong tình trạng hư hỏng nặng do đó việc lưu thông hàng hóa khó khăn An Khương là một
xã nông thôn xa xôi hẻo lánh và đồng bào dân tộc chiếm hơn 60% cùng với trình
độ dân trí thấp, xa các trung tâm kinh tế chính trị của huyện, tỉnh và các thành phố lớn nên ít được sự hưởng lợi từ những sự phát triển của các vùng đó Điều đó
là sự trở ngại không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của xã cũng như đến cuộc sống của người dân ở đây
2.1.7 Địa hình
Địa hình của xã là đồi núi thấp, ít dốc, có chiều hướng thấp dần về phía Đập Tràn Có 2 loại đất rõ rệt, phía Nam và phía Tây là đất đỏ bazan màu mỡ, phía Bắc và phía Đông là đất pha sỏi có đá do đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, trường học … gặp nhiều khó khăn
Trang 192.1.8 Đặc điểm về khí hậu thời tiết
An Khương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm gần 90% tổng lượng mưa cả năm Chỉ riêng 4 tháng mưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62-63% lượng mưa cả năm Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, chiếm khoảng 67 - 70% tổng lượng bốc hơi cả năm Nhiệt độ cao đều trong năm khoảng 280C
Tổng giờ nắng trong năm trung bình 2400 – 2500 giờ Số giờ nắng bình quân trong ngày 6,2 – 6,6 giờ Thời gian nắng cao nhất vào các tháng ít mưa 2,3,4, thời gian ít nắng nhất vào các tháng mưa nhiều 7,8,9 Do lượng mưa ít và bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước một cách mãnh liệt Điều
đó đẩy nhanh sự phá hủy chất hữu cơ, dung dịch hòa tan các Secquioxyt sắt nhôm
ở dưới sâu dịch chuyển lên tầng đất trên và bị oxy hóa tạo thành kết von và đá ong rất phổ biến trong các đất Bazan
2.1.9 Nguồn nước - thủy văn
Hiện địa bàn xã có 720 ha đất nước mặt của Đập Tràn Nó đóng vai trò rất lớn trong việc tạo vùng tiểu khí hậu, duy trì độ ẩm cho đất và cây trồng Bên cạnh
đó còn có suối Bà Lành là nguồn nước mặt cung cấp nước tưới cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp trong vùng Các hộ dân ở đây sử dụng nước giếng là chủ yếu chiếm tới 82,57%; còn lại là các nguồn nước khác
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn nước sử dụng tại xã An Khương năm 2008
Trang 202.1.10 Đất đai
Đất đai trên địa bàn xã An Khương sử dụng khá triệt để, các chỉ tiêu bình quân đất nông nghiệp, đất chuyên dùng đều cao Từ đó cho thấy việc sử dụng đất
đã được bố trí phù hợp với đặc điểm của địa phương
Bảng 2.2 Cơ cấu đất đai trên địa bàn xã An Khương năm 2008
Nguồn tin: Phòng địa chính xã Bảng 2.2 cho thấy trong cơ cấu sử dụng đất thì nhóm đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn 88,21% trên tổng diện tích, nhóm đất phi nông nghiệp chiếm 11,79% trên tổng diện tích Điều đó cho thấy kinh tế chủ yếu của địa phương là sản xuất nông nghiệp, đa số là trồng các cây lâu năm Qua đó cho thấy quỹ đất của xã được sử dụng một cách triệt để
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1 Văn hóa – xã hội
Tình hình dân số và lao động
Năm 2008 toàn xã An Khương có 8 ấp, gồm có 6675 khẩu sinh sống trong
1440 hộ Riêng đồng bào dân tộc chiếm 3865 khẩu trong 887 hộ chiếm 61,6% dân số toàn xã Bình quân mỗi hộ có 4,6 người/hộ Dân số trong độ tuổi lao động
là 4007, trong đó nữ là 1849, số hộ hoạt động trong nông nghiệp là 1296 hộ chiếm 90% Các hộ hoạt động trong ngành nghề khác chiếm 10%
Trang 21Bảng 2.3 Tình hình dân số - lao động năm 2008
Khoản mục Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Nguồn tin: UBND xã
Dân tộc
Xã An Khương có 3 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh có 553
hộ chiếm 38,40%, dân tộc Khơme có 125 hộ chiếm 8,68% Trong đó người dân tộc Stiêng có 762 hộ chiếm 52,92%
Bảng 2.4 Cơ cấu phân bố dân cư theo dân tộc năm 2008
Được sự chỉ đạo và quan tâm giúp đỡ của trung tâm y tế huyện và UBND
xã và sự hưởng ứng của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã, ngành y tế xã nhà đã có nhiều cố gắng trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, tổ chức các chiến dịch phòng chống các dịch bệnh như: phòng chống sốt rét, tiêm chủng
mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em Tuy nhiên, một số hoạt động y
tế của ấp chất lượng chưa cao cần phải khắc phục trong thời gian tới
Trang 22_ Giáo dục: là một xã nghèo vùng sâu nên đời sống giáo viên còn gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, những năm qua sự nghiệp giáo dục ở địa phương cũng không ngừng phát triển Nhìn chung đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của các trường tương đối ổn định, chất lượng giảng dạy và học tập luôn được coi trọng, đội ngũ giáo viên được biên chế và chuẩn hóa kiến thức theo chương trình cải cách giáo dục
Hiện toàn xã có 58 giáo viên, tiểu học 37 giáo viên và trung học 21 giáo viên Năm học 2007 – 2008 có 987 em trong độ tuổi đến trường, tiểu học 664 em, trung học 323 em Cơ sở vật chất của các trường đang từng bước được sửa chữa
và nâng cấp để đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương
2.2.2 Tình hình kinh tế
Tổng sản phẩm GDP năm 2008 là 1.743.200.000, tăng 10,2% so với năm
2007
Thu nhập bình quân đầu người là 7.000.000đ/năm
Bảng 2.5 Cơ cấu kinh tế của xã An Khương năm 2008
Nguồn tin: UBND xã Qua bảng cho thấy, cơ cấu kinh tế của xã có sự chuyển dịch không đều, nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao 88%, tỷ trọng công nghiệp thấp 5% Nguyên nhân chính của việc chuyển dịch không đều là do các loại cây nông sản đều được giá
Trồng trọt
So với năm 2007 diện tích của các loại cây trồng đều tăng chủ yếu là cây lúa, cao su Ngược lại, diện tích giảm là cây điều do giá cả bấp bênh không ổn định nên bà con nông dân đã chuyển sang cây trồng khác có giá trị cao hơn như cao su
Trang 23Bảng 2.6 Diện tích của các loại cây trồng chính năm 2007-2008
Năm 2008 một số loại vật nuôi của xã tăng mạnh so với năm 2007, do nhu
cầu thực phẩm cho xã hội, phân bón cho cây trồng và do thực hiện tốt công tác
tuyên truyền tiêm phòng, phun thuốc tiêu độc khử trùng nên trên toàn địa bàn xã
đã không xảy ra dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng ở đàn gia súc
Bảng 2.7 Tình hình chăn nuôi qua các năm 2007-2008
Chủ yếu nuôi cá trong các ao đào và hồ đập
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ
_ Phát triển các ngành tách nhân điều, chế biến cao su
_ Công tác quản lý điện: đảm bảo an toàn cho người sử dụng điện, năm
2008 đạt trên 76% số hộ sử dụng điện
_ Công tác bưu chính viễn thông: đến nay toàn xã có khoảng 210 máy cố
định và trên 300 máy di động Trên địa bàn xã có 1 cơ sở bưu điện văn hóa xã, 1
trạm viễn thông quân đội
Trang 24_ Công tác giao thông vận tải: trên địa bàn có 1 tuyến đường huyện và 10 tuyến đường giao thông nông thôn do xã quản lý Ngoài ra còn có các đường lô nông trường cao su quản lí và các tuyến đường giao thông nội bộ trong các ấp
Đa số các tuyến đường xã là đường đất, hàng năm các tuyến đường ít được sửa chữa và nâng cấp nên bị xuống cấp rất khó cho việc đi lại sinh hoạt của người dân và lưu thông hàng hóa trên địa bàn xã
Nhìn chung, tiểu thủ công nghiệp tuy phát triển nhưng rất chậm Toàn xã
có khoảng 57 hộ (4% tổng số hộ) làm nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Đa
số là hộ buôn bán chế biến nông sản, thức ăn gia súc, sản xuất và sửa chữa công
cụ, sửa chữa điện tử, may mặc và sửa chữa nhỏ trong các hộ gia đình dọc theo hành lang các trục đường chính Hiện nay các công trình dịch vụ - thương mại, công trình văn hóa – thể dục thể thao từng bước được đầu tư xây dựng Toàn xã
có 3 điểm trường, 1 trạm y tế, 2 sân bóng đá, 3 sân bóng chuyền đáp ứng tương đối nhu cầu học tập, sinh hoạt văn hóa của con em lao động và khám chữa bệnh cho nhân dân Trong tương lai các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cần tiếp tục phát triển hơn nữa
2.5 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
An Khương là xã vùng xa vùng đồng bào dân tộc nên việc học tập vẫn còn coi nhẹ Hơn nữa ở đây vẫn còn nghèo nên không có điều kiện cho con đi học Năm 2005 có 42 em bỏ học, năm 2006 có 50 em bỏ học nhưng năm 2007 và
2008 số nghỉ học tăng vượt bậc do Bộ giáo dục áp dụng chương trình “Hai không” nên các em học yếu chán nản không muốn học và nền kinh tế khủng hoảng dẫn đến giá cả tăng vọt làm cuộc sống của người dân từ xưa đã khó khăn nay càng khó khăn hơn và làm tăng thêm lượng học sinh bỏ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn Người dân phải lo chạy bữa ăn hàng ngày thì làm gì có tiền cho con đi học
Trang 25Hình 2.1 Tổng số học sinh bỏ học qua các năm của xã An Khương
42 50
120 95
Nguồn tin: Phòng thống kê xã
Hình 2.2 Tổng số học sinh bỏ học phân bố ở các ấp trên địa bàn xã An Khương năm 2008
35 19
12 16 8
13 7
Nguồn tin: Phòng thống kê xã
So sánh tỷ lệ bỏ học giữa các ấp trên địa bàn thì ấp I có số học sinh bỏ học nhiều nhất 35 em chiếm 29,17% trên tổng số học sinh bỏ học tại xã Kế đến là ấp
II là 15,83%, ấp IV là 13,33% và ấp VI là 10,83%
2.5.1 Cơ cấu nhân sự, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Ban chỉ đạo
XMC – PCGDTH – THCS
Trang 26Bảng 2.8 Cơ cấu nhân sự
1 Hiệu trưởng Trưởng ban
Chức năng
Ban vận động tự xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch và tổ chức thực hiện để vận động học sinh đến tuổi đi học đến trường, học sinh đang học không được bỏ học
Nhiệm vụ
Ban vận động phối hợp với các tổ chức đoàn thể tiến hành điều tra xác định, lập danh sách, phân loại từng đối tượng
Tổ chức hỗ trợ giúp đỡ cho các em có điều kiện đến lớp
Nhiệm vụ quan trọng nữa của Ban vận động là phải theo dõi việc bỏ học của các em học sinh đặc biệt là học sinh đồng bào dân tộc thường xuyên để có biện pháp cụ thể để khắc phục
Hoạt động của Ban chỉ đạo
Ban vận động phải thường xuyên đi tới các thôn ấp nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các hộ đồng bào, vận động gia đình có con em đến tuổi đi học đến trường và không bỏ học
2.5.2 Mục tiêu, phương hướng thực hiện công tác giảm tỷ lệ học sinh bỏ học
Mục tiêu
Phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ học sinh bỏ học xuống mức tối thiểu có thể Bằng các cuộc vận động của nhà trường, đoàn thanh niên, chính quyền xã giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn về vốn, kĩ thuật và cây trồng vật nuôi làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình để con em họ có điều kiện đến trường, đồng thời miễn giảm học phí, hỗ trợ sách vở cho học sinh dân tộc để khuyến khích các em đến trường
Đầu tư trường lớp trên địa bàn để học sinh trong địa bàn xã có nơi để đến học
Trang 27Phương hướng
Xây dựng tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ học sinh yếu kém cùng tiến bộ bằng cách phụ đạo và học sinh học khá kèm học sinh học yếu để cùng nhau tiến bộ
Tạo điều kiện thuận lợi nhất để học sinh đến lớp
Khuyến khích học tập bằng cách lập quĩ khuyến học có khen thưởng động viên đối với những em có cố gắng trong học tập
Kết hợp với chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm giúp đỡ những
em học sinh ở xa trường có phương tiện để đến lớp
2.6 Vai trò của giáo dục
Ngay sau khi đất nước giành độc lập 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vai trò của giáo dục là phục vụ cho sự phục hưng của quốc gia Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tiếp tục phát triển tiểu học, trung học, giáo dục đại học, chủ trương cải cách nền giáo dục thành nền giáo dục của một nước độc lập Một nền giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước, một nền giáo dục là phát triển hoàn toàn những nguồn lực sẵn có của học sinh
Đặc điểm nổi bật thời kì đổi mới là Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường cho phép nhiều thành phần kinh
tế cùng phát triển Về mặt đối ngoại, Việt Nam mở rộng hợp tác với các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới Do đó nền kinh tế Việt Nam có bước chuyển biến
rõ rệt về thu nhập, thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ lệ đói nghèo và nghèo đói giảm
Nhận thức vai trò quan trọng của giáo dục đào tạo trong sự phát triển kinh
tế xã hội Trong nghị quyết 4 Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (khoá VII) đã chỉ rõ “cùng với khoa học công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu đó là một động lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản bảo đảm thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội” Đặc điểm của thời kì đổi mới là CNH - HĐH hợp tác với các nước ASEAN, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế trong quá trình hội nhập
Trang 28Mục tiêu tổng quát của giáo dục là phát triển con người Đối với xã hội, phát triển con người để phát triển kinh tế xã hội Đối với từng người để có năng lực nghề nghiệp, để sống và đóng góp cho gia đình, cho cộng đồng, nói cách khác
là phát triển giáo dục nhằm phát triển con người bền vững Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu vừa là nền tảng vừa là động lực phát triển đất nước để chúng ta đi nhanh hơn trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước…” Do đó cần phải có những quan điểm mới về vai trò của giáo dục đào tạo, từ đó huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, giáo dục là quốc sách hàng đầu cần được các ngành các cấp nhận thức một cách đúng đắn và sáng tạo Trước hết giáo dục đào tạo phải mang tính xã hội hoá, công việc giáo dục không phải là công việc riêng của nhà nước mà nhà nước
và nhân dân cùng lo, sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, toàn Đảng và Nhà nước, của các gia đình, tổ chức và cá nhân Mỗi người phải góp sức phát triển giáo dục đào tạo và quan tâm đến sự nghiệp đó Từ đó tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục đào tạo
2.4.1 Vai trò của giáo dục đối với con người
Giáo dục vừa là nhu cầu vừa là trách nhiệm của xã hội Mà những nhu cầu này không phải sinh ra đã có, mà nó được hình thành, phát triển trong quá trình lớn lên của mỗi con người
Trong quá trình phát triển của con người nhất là sự phát triển về mặt nhận thức, xã hội (mặt tinh thần) chịu tác động của rất nhiều yếu tố Trong đó, yếu tố
GD đóng vai trò chủ đạo vì GD (đặc biệt là GD nhà trường) là tác động có mục đích, có nội dung, có phương pháp, có tổ chức nên làm cho quá trình phát triển diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và hệ thống hơn cả
2.4.2 Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển xã hội, đất nước
Mỗi xã hội, quốc gia phát triển chủ yếu dựa vào 3 nguồn lực cơ bản là nhân lực, vật lực, tài lực, trong đó nhân lực là yếu tố quyết định nhất Đối với tài lực và vật lực luôn luôn chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng Chúng chỉ trở thành sức mạnh khi có tác động của con người Đối với nhân lực, con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của sự phát triển Với tư cách là chủ thể, con người quyết định đường hướng và mức độ phát triển của xã hội, con người thúc đẩy và tạo ra sự
Trang 29phát triển Với tư cách là khách thể, mọi sự phát triển đều hướng đến phát triển cho con người, phục vụ con người, vì con người Tóm lại mọi sự phát triển của xã hội, của đất nước đều do con người và vì con người
Các nhà nghiên cứu cho rằng, nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định đến tốc độ phát triển nhanh của mỗi quốc gia Nguồn nhân lực chất lượng cao cần
có các yếu tố cơ bản sau:
2.4.3 Vai trò của giáo dục với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Đảng, nhà nước ta chủ trương xây dựng đất nước VN với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Để thực hiện mục tiêu này, Đảng ta chọn con đường CNH, HĐH Đây là một cuộc cách mạng kỹ thuật với một trình độ khoa học công nghệ cao, hiện đại và tiên tiến CNH, HĐH tạo điều kiện đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu nhanh chóng hội nhập với các nước phát triển trên thế giới
Trong các văn kiện của Đảng, vai trò của giáo dục được đề cập dưới nhiều góc độ nhưng đều được xác định là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự phát triển của đất nước:
+ GD là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Đầu
tư cho GD là đầu tư phát triển (Văn kiện NQTW 2 khoá VIII NXB Chính trị quốc gia HN 1997)
+ Phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản để phát triển XH, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững (Văn kiện ĐH Đảng IX NXB Chính trị quốc gia HN 2001)
Trang 30
CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Các định nghĩa
3.1.1 Giáo dục
Theo nghĩa rộng: giáo dục chỉ sự bồi dưỡng nói chung, bao gồm từ giáo dục mầm non đến phổ thông, đại học và dạy nghề Theo nghĩa hẹp: giáo dục chỉ
sự bồi dưỡng phát triển con người toàn diện ở bậc học mẫu giáo và phổ thông
Bùi Minh Hiển (2000) định nghĩa về giáo dục là “giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, có nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ thành những người phục vụ đắc lực cho sự phát triển của xã hội” Tác giả Jean Piaget (1934) nhà tâm lý học lớn giải đáp các vấn đề về giáo dục thì “giáo dục đó là sự thích nghi con người vào môi trường xã hội xung quanh”
Giáo dục được hiểu theo nghĩa xã hội học “bao gồm quá trình hình thành nhân cách con người dưới tác động, ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội xung quanh con người và dưới ảnh hưởng của hoạt động chuyên môn có mục đích của nhà giáo dục”
Giáo dục được hiểu theo nghĩa giáo dục học: là quá trình hình thành con người dưới ảnh hưởng của tác động có mục đích có tổ chức có kế hoạch của nhà giáo dục trong các cơ quan giáo dục chuyên biệt Đó là quá trình nhằm tạo ra cơ
sở khoa học của thế giới quan lý tưởng đạo đức thái độ thẩm mỹ với con người kể
cả việc phát triển, nâng cao thể chất
Gillis (1889) định nghĩa giáo dục là tất cả các hình thức học hỏi của con người, về cơ bản có 3 dạng giáo dục: giáo dục chính qui liên quan đến quá trình học tập tại trường học, viện; giáo dục không chính qui liên quan các chương trình học diễn ra bên ngoài trường với khoảng cách học ngắn và cuối cùng là hình thức học diễn ra bất cứ nơi đâu: ở nhà, công sở và ở địa phương Hình thức học chính qui cung cấp các kiến thức và kỹ năng tổng quát quan trọng hơn, do đó 2 hình
Trang 31thức còn lại chỉ mang tính bổ sung kiến thức chứ không thể thay thế cho giáo dục chính qui
Từ những khái niệm về giáo dục, sinh viên nhận thấy qua giáo dục cá nhân
sẽ có kiến thức, kỹ năng, sức khoẻ và sẽ có những nhận thức mới, khả năng hội nhập vào với môi trường tốt hơn, giúp cho đội ngũ lao động trẻ trở thành những người hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của xã hội
Hình 3.1 Mối quan hệ của bỏ học với tăng trưởng kinh tế và phát triển
_ Cản trở tăng trưởng kinh tế
_ Kìm hãm phát triển con người
_ Bất bình đẳng xã hội
_ Nguy cơ mất ổn định xã hội và phát triển bền vững
3.1.2 Tăng trưởng kinh tế
Là sự gia tăng về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm) Tăng trưởng kinh tế thường được đánh giá bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) Hai chỉ tiêu này đều phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm cuối cùng và dịch vụ do các hoạt động của nền kinh tế tạo ra
Trang 323.1.3 Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là gia tăng của cải cho xã hội, đảm bảo hiệu quả lâu dài cho vùng, lãnh thổ, quốc gia, thể hiện qua tổng sản phẩm kinh tế quốc dân (GNP) gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao đời sống xã hội Từ đó phát triển kinh tế một vùng, lãnh thổ, một quốc gia đòi hỏi phải diễn ra trong một thời gian dài, tác động hầu hết đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Phát triển nông thôn phải chú ý tới mở rộng thị trường tiêu thụ, đến nhiều khâu của quá trình sản xuất và cải tiến sản xuất các ngành nghề kinh tế của một vùng, một quốc gia phát triển chưa đủ, bằng chứng cho thấy các nước đang phát triển ở Châu Á vào khoảng những năm 1960, mặc dù kinh tế phát triển nhưng xã hội vẫn còn những người nghèo, đói, không nhà, sống lang thang đầu đường xó chợ, khoảng cách giữa hai cực giàu nghèo ngày càng xa, an ninh xã hội không được chú trọng, nhất là cuộc sống của những người nghèo khổ không được quan tâm phát triển, bị đối xử ngược đãi Do đó phát triển kinh tế phải đi đôi với sự phát triển xã hội
Mặt khác, phát triển kinh tế là sự biến đổi nền kinh tế về mọi mặt, bao gồm biến đổi qui mô sản lượng của nền kinh tế, sự biến đổi cơ cấu kinh tế và sự biến đổi về mặt xã hội của con người
Phát triển toàn diện con người là tư tưởng giáo dục của thời đại, là mục tiêu tổng quát của nền giáo dục Việt Nam, là yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước Thế kỉ 21 là thế kỉ của khoa học công nghệ, của nền kinh tế tri thức Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy nguồn lực con người, phát triển tiềm năng con người, là đòn bẩy mạnh mẽ nhất mà chúng ta cần có để tiến vào tương lai đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế tri thức
3.1.4 Phát triển xã hội
Phát triển xã hội là tạo nhiều phúc lợi cho cá nhân, cộng đồng được chăm sóc về giáo dục, y tế, đời sống tinh thần vật chất Mà phát triển xã hội là nhằm tăng phúc lợi cho người dân nông thôn ngang bằng với phúc lợi người dân thành thị nhưng không làm ảnh hưởng tới phúc lợi cộng đồng, tạo sự bình đẳng giữa thế
hệ hiện tại và thế hệ tương lai Do vậy muốn phát triển xã hội nhất thiết phải tạo
Trang 33việc làm cho người dân nông thôn bằng cách mở càng nhiều ngành nghề ở nông thôn, các ngành nghề nông lâm ngư là thế mạnh cho phát triển Những ngành nghề khác và dịch vụ cần đa dạng, hợp lí trong cơ cấu địa phương, kinh tế chung
cả nước
Phát triển xã hội với những chương trình như cung cấp nước sạch, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ cho người dân nông thôn cần sự đầu tư của Nhà nước
Phát triển bền vững được định nghĩa là sự gia tăng của cải cho xã hội trên
cơ sở sử dụng, các nguồn lực có giới hạn cuộc sống, nhu cầu hiện tại của con người nhưng không làm ảnh hướng đến việc thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai Phát triển bền vững là phát triển kinh tế gắn liền với sự phát triển xã hội, phát triển con người là điều kiện bảo tồn tài nguyên môi trường
Khái niệm phát triển bền vững hiện nay có liên quan đến hàng loạt vấn đề như cơ sở của sự phát triển cách tiếp cận và chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững, con đường phát triển bền vững làm gì, làm như thế nào để đạt được nó trong cùng một lãnh thổ, một quốc gia và trên thế giới Những vấn đề như vậy đã và đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu tìm lời giải đáp Các nhà kinh tế hiện đại nhấn mạnh đến mối tương quan giữa dân số, hoạt động kinh tế và môi trường
Vấn đề môi trường và phát triển sinh thái bền vững ở nông thôn là việc hết sức cần thiết, cấp bách Môi trường nông thôn hiện nay đang chịu nhiều áp lực của sự phát triển Khai thác và sử dụng tài nguyên nông thôn đã làm suy thoái môi trường, nhất là rừng, tài nguyên biển quá mức độ, sử dụng nhiều chất hoá
Trang 34học trong sản xuất nông nghiệp – công nghiệp Nguồn chất thải từ các nhà máy,
đô thị hoá gây tác động xấu đến cây trồng, vật nuôi đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản, làm mất cân bằng sinh thái và sự duy trì đa dạng các loài ở hệ sinh vật nông thôn Như vậy làm như thế nào để cải thiện được môi trường nhưng vẫn đáp ứng được cho nhu cầu phát triển của người dân nông thôn là một câu hỏi Đây là một bài toán khó đối với các quốc gia đang phát triển hiện nay Nhưng những thành tựu công nghệ mới đã góp phần tháo gỡ những khó khăn đó
Ngoài ra còn xem xét góc độ giữa gia tăng dân số và sự phát triển nhằm giảm thiểu sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên Tạo ra những sản phẩm những nguyên liệu thay thế mới để giảm dần sức ép đối với một số tài nguyên tái sinh và không tái sinh được Cần áp dụng các phương pháp canh tác mới kĩ thuật mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, giải quyết nhu cầu xã hội và bảo vệ môi trường, đảm bảo cho các tài nguyên vẫn tồn tại cho thế hệ mai sau
3.1.6 Cầu về giáo dục
Theo E.O.Edwards (1973) nhu cầu về một mức giáo dục đủ làm cho một
cá nhân đủ tư cách vươn tới các cơ hội có việc làm ở khu vực hiện đại liên quan tới hoặc được quyết định bởi ảnh hưởng phối hợp của bốn biến số sau:
Chênh lệch về tiền lương và thu nhập giữa những việc làm trong khu vực hiện đại và những việc làm ở khu vực truyền thống Việc đi vào các việc làm trong khu vực hiện đại tuỳ thuộc trước hết vào trình độ học vấn đã hoàn tất, trong khi các cơ hội kiếm được thu nhập trong khu vực truyền thống không có những yêu cầu cố định về giáo dục Chênh lệch thu nhập giữa khu vực hiện đại với khu vực truyền thống càng lớn thì cầu về giáo dục càng lớn Do đó, mối quan hệ phụ thuộc thứ nhất nói lên rằng, cầu về giáo dục có liên quan tỉ lệ thuận với mức chênh lệch tiền lương giữa các khu vực hiện đại và truyền thống
Khả năng thành công trong khi tìm việc làm ở khu vực hiện đại Một cá nhân hoàn thành được nội dung học ở trường cần thiết cho việc tiếp cận thị trường lao động khu vực hiên đại, trên thực tế sẽ có khả năng kiếm được việc làm trả lương cao ở thành phố
Chi phí trực tiếp của cá nhân cho giáo dục Ở đây chúng ta nói về những chi phí phổ biến để trả tiền đào tạo cho một đứa bé Những chi phí này bao gồm