BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT CỦA CÁC LOẠI ĐẤT DƯỚI THẢM THỰC VẬT RỪNG TỰ NHIÊN TẠI BAN QUẢN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT CỦA CÁC LOẠI ĐẤT DƯỚI THẢM THỰC VẬT RỪNG TỰ NHIÊN TẠI
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ IALY HUYỆN CHƯPĂH – TỈNH GIA LAI
Họ và tên sinh viên: PHAN THỊ THÚY Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khoá: 2005 – 2009
Tháng 07/2009
Trang 2NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT CỦA CÁC LOẠI ĐẤT DƯỚI THẢM THỰC VẬT RỪNG TỰ NHIÊN TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ IALY - HUYỆN CHƯPĂH – TỈNH GIA LAI
Tác giả
PHAN THỊ THÚY
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Lâm nghiệp
Giáo viên hướng dẫn:
Th.S: Nguyễn Thị Bình
Tháng 7 năm 2009
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ
Ban Chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, phòng Đào Tạo, Ban Giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm, các thầy cô tại phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh tại
Gia Lai và các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý
báu trong suốt thời gian học tập
Đặc biệt, xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn Cô ThS NGUYỄN THỊ BÌNH đã
trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này
Xin chân thành cảm ơn Thầy, Cô trong khoa Lâm Nghiệp, Phân hiệu Đại học
Nông Lâm TP Hồ Chí Minh tại Gia Lai, trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh,
đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình tôi thực hiện khoá luận này
Chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên trong
Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Ly đã sắp xếp thời gian, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu ngoài hiện trường cũng như tài liệu có liên
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm, tính chất của các loại đất dưới thảm thực vật rừng tự nhiên tại Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Ly – huyện Chư Păh – tỉnh Gia Lai” được thực hiện từ tháng 1/2009 đến tháng 5/2009
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm tính chất của các loại đất chính dưới thảm thực vật rừng tự nhiên đồng thời bước đầu đánh giá ảnh hưởng của tán rừng đến sự biến đổi tính chất của đất Qua đó, thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa đất và rừng “Đất tốt - Rừng tốt” và ngược lại “Rừng tốt - Đất tốt Thông qua việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai tại khu vực nghiên cứu là cơ sở để chọn loại hình quản lý, sử dụng đất tổng hợp, bền vững và mang lại hiệu quả cao
Để giải quyết các nội dung của đề tài, ngoài việc thu thập và tham khảo một số tài liệu địa chất của phòng Tài nguyên và môi trường Huyện Chư Păh, trên mỗi dạng lập địa, ứng với mỗi kiểu rừng, tiến hành lập các ô tiêu chuẩn tạm thời,
đo đếm một số chỉ tiêu sinh trưởng của rừng và chọn vị trí đào phẫu diện điển hình Mô tả đặc trưng hình thái của từng phẫu diện đất, kết hợp lấy mẫu để phân tích một số chỉ tiêu lý, hóa tính cơ bản của từng loại đất làm cơ sở đánh giá sức sản xuất của đất và rừng tại khu vực nghiên cứu Qua đó đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng rừng và đất rừng có hiệu quả và bền vững
Từ đó đề tài đã thu được những kết quả sau:
1 Bước đầu nhận định được sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên
và kể cả hoạt động sản xuất của con người tham gia vào sự hình thành các loại đất tại khu vực nghiên cứu
2 Đánh giá được khái quát được tình hình sinh trưởng của ba trạng thái rừng qua đó thể hiện mối quan hệ giữa rừng và đất thông qua tiểu tuần hoàn sinh học khép kín
Trang 53 Đánh giá được dặc điểm, tính chất của ba loại đất dưới ba dạng rừng thông qua kết quả phân tích một số chỉ tiêu định lượng về lý, hóa học
4 Đánh giá được hiện trạng sử dụng đất, điều tra, mô phỏng một số mô hình sử dụng đất tổng hợp và bền vững tại khu vực khảo sát, cung cấp được những thong tin cần thiets cho việc đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng đất có hiệu quả hơn
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục v
Danh sách chữ viết tắt vii
Danh sách các hình ix
Danh sách các bảng x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Giới hạn của đề tài 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4
2.1 Điều kiện tự nhiên .4
2.1.1 Vị trí địa lý 4
2.1.2 Phạm vi ranh giới 4
2.1.3 Các đặc điểm khác 4
2.1.4 Diện tích 4
2.1.5 Đặc điểm địa hình 5
2.1.6 Điều kiện khí hậu, thủy văn 5
2.1.7 Đặc điểm về đất đai 6
2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 6
2.2.1 Dân số, dân tộc và lao động 6
2.2.2 Tình hình xã hội, dân trí, an ninh quốc phòng 6
2.2.3 Đặc điểm kinh tế 7
2.2.4 Kết cấu hạ tầng 7
Trang 72.3 Tình hình tài nguyên rừng 8
2.3.1 Hiện trạng tài nguyên rừng 8
2.3.2 Xác định trữ lượng và tăng trưởng rừng 9
2.4 Đánh giá về hiệu quả kinh doanh đã qua 11
CHƯƠNG 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Đối tượng nghiên cứu 12
3.2 Nội dung nghiên cứu 12
3.3 Phương pháp nghiên cứu 13
3.3.1 Nội dung thứ nhất: khái quát quá trình hình thành và phát sinh các loại đất tại BQLRPH Ia Ly huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai 3.3.2 Nội dung thứ hai: đánh giá khái quát về tình hình sinh trưởng của thảm thực vật rừng 13
3.3.3 Nội dung thứ ba: đặc điểm và tính chất của các loại đất dưới ba trạng thái rừng IIIA1, IIIA2, IIIA3 13
3.3.4 Nội dung thứ tư :đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai tại BQL làm cơ sở cho việc chọn loại hình quản lý, sử dụng đất bền vững 21
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Khái quát quá trình hình thành và phát sinh của đất tại khu vực nghiên cứu 22
4.1.1 Các nhân tố chủ đạo tham gia vào QTHT các loại đất trong khu vực nghiên cứu 22
4.1.2 Các quá trình hình thành đất chủ yếu trong khu vực nghiên cứu 26
4.2 Sơ bộ đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng tại khu vực nghiên cứu 28
4.2.1 Trạng thái rừng IIIA1 trên đất xám vàng phiến sét 29
4.2.2 Trạng thái rừng IIIA2 trên đất vàng đỏ phát triển trên đá granit 30
4.2.3 Trạng thái rừng IIIA3 trên đất đỏ vàng bazan 32
4.3 Đặc điểm và tính chất của các loại đất dưới ba trạng thái rừng IIIA1, IIIA2 và IIIA3 tại khu vực khảo sát 33
Trang 84.3.1 Đất xám vàng phát triển trên phiến sét dưới rừng IIIA1 tại khu vực
khảo sát 33
4.3.2 Đặc điểm của đất vàng đỏ phát triển trên đá granit dưới rừng IIIA2 36
4.3.3 Đặc điểm đất đỏ vàng phát triển trên đá bazan dưới rừng IIIA3 39
4.4 Sơ bộ đánh giá hiện trạng sử dụng đất rừng và tình hình quản lý đất đai tại BQLRPH Ia Ly thông qua một số mô hình sử dụng đất tại BQLRPH Ia Ly – huyện Chư Păh – tỉnh Gia Lai .44
4.4.1 Sự cần thiết phải đánh giá hiện trạng sử dụng đất 44
4.4.2 Hiện trạng về sử dụng đất đai 45
4.4.3 Phân tích một số mô hình sử dụng đất tại khu vực khảo sát 47
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
5.1 Kết luận 53
5.2 Kiến nghị 56
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Trạng thái rừng IIIA1 trên đất xám vàng tại khu vực nghiên cứu 30
Hình 4.2: Trạng thái rừng IIIA2 trên đất vàng đỏ granit tại khu vực nghiên cứu 30
Hình 4.3: Trạng thái rừng IIIA3 trên đất đỏ vàng bazan tại khu vực nghiên cứu 32
Hình 4.4: Hình thái phẫu diện đất xám vàng phiến sét dưới rừng IIIA1 34
Hình 4.5: Hình thái phẫu diện đất vàng đỏ granit dưới trạng thái rừng IIIA2 37
Hình 4.6: Hình thái phẫu diện đất đỏ vàng bazan dưới trạng thái rừng IIIA3 40
Hình 4.7 : Kết cấu mô hình Rừng + Nương + Vườn + Mặt nước theo lát cắt dọc.48 Hình 4.8: Một số hình ảnh trong mô hình Rừng + Nương + Vườn + Mặt nước 49 Hình 4.9:Sơ đồ mô hìnhRừng + Rẫy luân canh + Bãi chăn thả + Vườn + Ruộng
theo lát cắt dọc từ 2 đỉnh núi qua sườn về thung lũng ở giữa 51
Hình 4.10: Một số hình ảnh mô hình Rừng + Rẫy luân canh + Bãi chăn thả
+ Vườn + Ruộng 52
Trang 11DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Một số đặc trưng thống kê của rừng IIIA1 28
Bảng 4.2: Một số đặc trưng thống kê của rừng IIIA2 30
Bảng 4.3: Một số đặc trưng thống kê của rừng IIIA3 31
Bảng 4.4: Số liệu phân tích lý, hóa học của đất xám vàng phiến sét 35
Bảng 4.5: Số liệu phân tích lý, hóa học của đất dưới rừng IIIA2 38
Bảng 4.6: Số liệu phân tích lý, hóa học của đất dưới rừng IIIA3 41
Trang 12là cái giá có khả năng nuôi sống thực vật Đất cung cấp nước, khoáng và các điều kiện nhiệt khí cho thực vật bằng cách sử dụng ánh sáng thông qua quang hợp hình thành chất hữu cơ Không có đất thực vật không thể tồn tại
Ngược lại thực vật cũng ảnh hưởng đến đất Thực vật là nơi cất giữ sinh khối của đất, duy trì độ phì, khả năng sản xuất của đất Như vậy giữa đất và thực vật nói chung mà cụ thể là đất rừng và thực vật rừng có mối quan hệ hữu cơ ảnh hưởng qua lại lẫn nhau
“Tấc đất, tấc vàng” đó là câu ca dao đúc kết của ông cha ta về tầm quan trọng của đất Trong sự phát triển ngày nay khi mà đất chật người đông thì giá trị của đất lại càng được nhấn mạnh đặc biệt là đất sản xuất nông, lâm nghiệp Do đó việc nghiên cứu sử dụng đất có hiệu quả và bền vững là rất quan trọng Tuy nhiên
do nhận thức chưa hết tầm quan trọng của đất và mối quan hệ hữu cơ giữa đất và thực vật con người đã chặt phá rừng bừa bãi phá hủy lớp phủ thực vật bề mặt của đất làm đất bị xói mòn nhanh chóng, thoái hóa, bạc màu, sa mạc hóa…khiến tài nguyên đất ngày càng suy giảm về chất lượng cũng như số lượng
Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Ly tiền thân trước đây là Lâm trường Ia Ly, là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 10/ QĐ-UB, ngày 20/10/1992 với nhiệm vụ chủ yếu là quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, sản xuất kinh doanh lâm nông nghiệp kết hợp khai thác gỗ và lâm sản phụ dưới tán rừng Tổng diện tích rừng và đất rừng Ban đang quản lý là 22.886,9 ha trong đó bao gồm 22.720,9
ha nằm trong lâm phần và 166,0 ha (trồng Thông ba lá) nằm ngoài lâm phần Trong
Trang 13nhiều khó khăn do diện tích đất lâm nghiệp Ban đang quản lý lớn không kiểm soát hết do lực lượng bảo vệ ít, trang thiết bị còn thiếu thốn mặt khác nhận thức của quần chúng nhân dân còn hạn chế chạy theo lợi ích trước mắt của cây công nghiệp như cao su cà phê… nên tình hình xâm hại rừng lấy đất trồng cây công nghiệp ngày càng gia tăng Bên cạnh đó do điều kiện khí hậu khắc nghiệt về mùa khô nắng nóng kéo dài, độ ẩm không khí thấp cùng với địa hình đồi núi phức tạp nhiều núi cao dốc lớn nên gặp nhiều khó khăn trong công tác lâm sinh nhằm trồng rừng phục hồi rừng Vì vậy việc phục hồi, tái tạo lại rừng và đất rừng cả về mặt
số lượng và chất lượng trên cơ sở điều tra và đánh giá nguồn tài nguyên thiên nhiên này góp phần đề xuất biện pháp quản lý, quy hoạch sử dụng đất trong vùng
có hiệu quả và bền vững là việc làm hết sức cần thiết
Được sự chấp thuận của Hội đồng khoa học Khoa lâm nghiệp và bộ môn Lâm sinh, dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Bình, chúng tôi đã thực hiện đề
tài : “Nghiên cứu đặc điểm, tính chất của các loại đất dưới thảm thực vật rừng tự nhiên tại Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Ly – huyện Chư Păh – tỉnh Gia Lai” nhằm đánh giá thực trạng và tình hình sử dụng đất đai dưới các kiểu
rừng khác nhau, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động để cải tạo
và nâng cao năng xuất của đất và rừng tại khu vực nghiên cứu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm tính chất của các loại đất chính dưới thảm thực vật rừng tự nhiên đồng thời bước đầu đánh giá ảnh hưởng của tán rừng đến sự biến đổi tính chất của đất Qua đó, thấy được mối quan
hệ hữu cơ giữa đất và rừng “Đất tốt - Rừng tốt” và ngược lại “Rừng tốt - Đất tốt”.Thông qua việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai tại khu vực nghiên cứu là cơ
sở để chọn loại hình quản lý, sử dụng đất tổng hợp, bền vững và mang lại hiệu quả cao
Trang 141.3 Giới hạn của đề tài
Do thời gian, kinh phí và trình độ có hạn, đề tài tập trung phân tích một số chỉ tiêu lý, hóa tính cơ bản của ba loại đất, với số lượng mẫu còn ít, do vậy việc đánh giá đặc điểm, tính chất các loại đất còn mang tính khái quát
Việc phân tích các quá trình hình thành và phát sinh các loại đất chủ yếu dựa vào một số tài liệu của phòng Tài nguyên và môi trường Huyện Chư Păh Việc phân loại các trạng thái rừng tự nhiên, chủ yếu căn cứ vào bảng phân loại của ban quản lý, chưa có đủ thời gian nghiên cứu ảnh hưởng của các cấp đất khác nhau đến sinh trưởng của rừng Việc đánh giá ảnh hưởng của tán rừng đến sự biến đổi tính chất đất đai còn mang tính chất định tính Do vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn tác động qua lại trên
Trang 15Chương 2
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Ly nằm trong khu vực quản lý hành chính của xã
Ia M'nông, xã Ia Ka, xã Ia Nhin huyện Chư Păh và xã Ia Bă huyện Ia Grai tỉnh Gia Lai
Ban quản lý có toạ độ địa lý như sau:
- Từ: 15055'00'' đến 15073'00'' độ vĩ Bắc
- Từ: 104009'00'' đến 104029'30'' độ kinh Đông
2.1.2 Phạm vi ranh giới
- Phía Bắc: giáp tỉnh Kon Tum
- Phía Nam: giáp các xã Ia Khai, Ia Grăng, Ia Bă huyện Ia Grai
- Phía Đông: giáp tiểu khu 214, 220 (xã Ia M’nông) và tiểu khu 236, 241 (xã Ia
Ka, xã Ia Ly và xã Ia Nhin)
- Phía Tây: giáp tỉnh Kon Tum
2.1.3 Các đặc điểm khác
- Cự ly từ trung tâm lâm phần đến Trụ sở BQL là 30 km
- Cự ly từ trung tâm lâm phần đến quốc lộ 14 là 45 km
- Cự ly từ trung tâm lâm phần đến thành phố Plei Ku là 60 km
Trang 162.1.5 Đặc điểm địa hình
- Độ dốc: trung bình toàn lâm phần là 15 - 250, cá biệt có nơi > 450
- Độ cao: so với mặt biển cao nhất 1.485 m (đỉnh Chư Pa), thấp nhất 220 m (ranh giới phía Tây Ban quản lý), trung bình 900 – 1.000 m
2.1.6 Điều kiện khí hậu, thủy văn
a Điều kiện khí hậu khu vực nghiên cứu
- BQLRPH Ia Ly nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
- Nhiệt độ bình quân năm : 21 - 230 C
- Tổng lượng mưa bình quân hàng năm : 2300 mm
Một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng
5 đến tháng 10, mùa khô 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- Lượng bốc hơi bình quân năm: 1058 mm
- Hướng gió thịnh hành:
* Gió mùa Đông - Bắc thổi về mùa khô
* Gió mùa Tây - Nam thổi về mùa mưa
Ngoài ra, địa hình trong vùng có nhiều núi cao, nhiều khu vực dốc cục bộ Do vậy, về mùa mưa cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất
Trang 172.1.7 Đặc điểm về đất đai
Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Ly nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Gia Lai, phần
lớn diện tích của ban quản lý là đất dốc, địa hình chủ yếu ở đây là đất dốc khá phức
tạp dốc và chia cắt trung bình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Độ
cao trung bình từ 600 m đến 800 m, độ dốc trung bình từ 10 – 200, có nơi dốc đến 400
Độ cao tuyệt đối thấp nhất là: 240 m, độ cao tuyệt đối cao nhất là 1.478 m Độ cao
giảm dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông
Theo kết quả xây dựng bản đồ lập địa đất cấp II của Phân viện điều tra quy
hoạch rừng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong lâm phần của BQL có 4 loại đất sau:
- Đất vàng đỏ phát triển trên đá granit
- Đất xám vàng phát triển trên đá phiến thạch sét
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá bazan
- Đất phù sa ven sông suối
Nhìn chung đất đai tại khu vực nghiên cứu phù hợp với tập đoàn cây lâm
nghiệp và nông nghiệp
2.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội
2.2.1 Dân số, dân tộc và lao động
Xung quanh lâm phần có 10 thôn làng (có 3 thôn nằm hẳn trong lâm phần)
Thành phần dân tộc chủ yếu là người Gia rai, có tổng số hộ là: 1.753 hộ, gồm 9.397
nhân khẩu, 4.691 lao động Phần lớn số hộ đã nhận khoán rừng và đất rừng của BQL
để sản xuất và sinh sống
2.2.2 Tình hình xã hội, dân trí, an ninh quốc phòng
Thành phần dân tộc chủ yếu là người Gia rai nên tập quán canh tác còn lạc hậu
Đời sống vật chất tinh thần và trình độ dân trí của đại bộ phận dân cư còn thấp
Mạng lưới y tế, giáo dục của các xã trong Ban quản lý trong những năm qua đã
được quan tâm Tất cả các xã đều có trường học, trạm y tế, song trang thiết bị còn
nghèo nàn chưa thật sự đáp ứng được đầy đủ nhu cầu học tập cũng như khám chữa
bệnh của nhân dân
An ninh quốc phòng trong vùng thời gian qua rất ổn định Mặc dù có sự tác
động của một số thế lực thù địch bên ngoài và các tổ chức phản động trong nước như:
tổ chức Đề ga, đạo Tin lành , rủ rê lôi kéo vượt biên Nhưng được sự quan tâm kịp
Trang 18thời của chính quyền địa phương, đi sâu, đi sát, tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách đúng đắn của đảng và nhà nước cho đồng bào, nên bà con rất yên tâm, trong vùng không xảy ra vụ việc nào vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng
2.2.3 Đặc điểm kinh tế
Phong tục tập quán canh tác của đồng bào các dân tộc trong vùng chủ yếu vẫn
là phát nương làm rẫy, chăn nuôi gia súc, một số ít hộ đã biết làm lúa nước và trồng cây công nghiệp (cà phê) Do tập quán, trình độ canh tác của các hộ gia đình còn thấp, nên chủ yếu họ canh tác lúa một vụ, diện tích lúa hai vụ còn hạn chế
Thu nhập chủ yếu từ trồng trọt là lúa, ngô, sắn , song năng xuất còn rất thấp Lương thực bình quân đầu người chỉ khoảng 350 kg/người/năm Tổng giá trị thu nhập bình quân đầu người khoảng 3 - 3,5 triệu đồng/người/năm
Tỷ lệ đói nghèo: hiện tại có 49 hộ đói nghèo trên 1.753 hộ, chiếm 2,7 % Gồm
242 nhân khẩu trên 9.397 nhân khẩu
2.2.4 Kết cấu hạ tầng
- Đường xá: hệ thống giao thông ở ban quản lý chỉ có đường bộ
Mạng lưới đường hiện có:
+ Đường dân sinh: 25 km đường kiên cố, rải nhựa
+ Mạng lưới đường lâm nghiệp trong lâm phần phục vụ các hoạt động sản xuất của ban quản lý, đã có song còn thiếu, nền đường đất không ổn định, lại đi qua địa hình dốc nên hàng năm vào mùa mưa nền đường bị sạt lở nhiều chỗ Đường này chỉ tu sửa khi có hoạt động khai thác sử dụng lại, nhưng chất lượng đường còn kém nên việc
đi lại và vận chuyển lâm sản chỉ thực hiện được trong mùa khô Tổng chiều dài khoảng
50 km
+ Mạng lưới đường liên thôn, bản: đường mòn nhỏ, nền đất đi lại rất khó khăn trong mùa mưa
Mật độ đường ô tô chỉ đạt 3,3 km/1000 ha
- Thông tin liên lạc: hệ thống thông tin liên lạc của ban quản lý đã được trang bị tương đối đầy đủ điện thoại hữu tuyến, cán bộ đều có điện thoại di động Tuy nhiên trụ sở Ban quản lý còn xa trung tâm lâm phần nên công tác chỉ đạo điều hành công việc còn
Trang 19Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội:
Dân cư sinh sống trong địa bàn ban quản lý mật độ thấp và phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở trung tâm các xã Thành phần dân tộc chủ yếu là người Gia rai Đời sống vật chất tinh thần và trình độ dân trí của đại bộ phận dân cư còn thấp
Hệ thống trường học, trạm y tế tuy đã có đến từng xã nhưng trang thiết bị còn nghèo nàn, thiếu thốn
Mạng lưới đường trong lâm phần đã có song còn thiếu và chất lượng kém, nên việc đi lại và vận chuyển nông, lâm sản vào mùa mưa rất khó khăn
Hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi do người dân trên địa bàn BQL thực hiện Tuy nhiên do trình độ canh tác của các hộ gia đình còn thấp, tập quán lạc hậu cho nên thu nhập còn rất thấp
Trong giai đoạn tới, với mô hình và cơ chế mới ban quản lý sẽ hoạt động theo hình thức là đầu mối trong những khâu dịch vụ, đầu tư tất cả các hoạt động sản xuất lâm nông nghiệp trong vùng Ban quản lý sẽ đóng vai trò tích cực trong việc giúp đỡ đối với những hộ dân đang sinh sống trong và xung quanh lâm phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống
2.3 Tình hình tài nguyên rừng
2.3.1 Hiện trạng tài nguyên rừng
Diện tích (ha) Trữ lượng (m3-1000 cây)
Trang 20Kiểu rừng chủ yếu trong ban quản lý là rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh
và nửa rụng lá Tổ thành gồm các loài cây chủ yếu chiếm ưu thế như: Giổi, Trâm trắng, Trường mật, Sâng, Trám hồng, Song mã, Bời lời, Thông nàng, Thông tre, Gội, Xoan, Dầu, v.v Phân bố tổ thành không đồng đều trên toàn bộ diện tích Ngoài ra còn có một số loài lâm sản phụ như Song, Mây, Đót, v.v Khả năng tái sinh và sinh trưởng tốt
2.3.2 Xác định trữ lượng và tăng trưởng rừng
2.3.2.1 Xác định trữ lượng rừng
Để đánh giá trữ lượng rừng, sử dụng phương pháp trữ lượng bình quân theo trạng thái Trên địa bàn lâm phần của ban quản lý việc xác định trữ lượng bình quân cho các trạng thái rừng được tính toán trên cơ sở tài liệu hệ thống ô sơ cấp, ô định vị nghiên cứu sinh thái rừng của Viện điều tra quy hoạch rừng giao cho Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thực thi từ năm 1992 đến nay, cứ 4 năm hết một chu kỳ lại tiến hành xác định lại ngoài thực địa Kết hợp tài liệu ô tiêu chuẩn thiết kế khai thác cho lâm trường Ia Ly những năm trước, cùng với kết quả điều tra ngoại nghiệp lập phương án điều chế cho ban quản lý giai đoạn này Kết quả xác định được trữ lượng bình quân của các trạng thái rừng trên địa bàn lâm phần Ia Ly như sau:
Trang 21- Trạng thái rừng Giàu (IIIA3): 220 m3/ha
- Trạng thái rừng Trung bình (IIIA2): 180 m3/ha
- Trạng thái rừng Nghèo (IIIA1): 110 m3/ha
- Trạng thái rừng Non (IIB): 80 m3/ha
- Trạng thái rừng Non (IIA): 60 m3/ha
2.3.2.2 Xác định tăng trưởng rừng
Theo kết quả nghiên cứu đề tài “ nghiên cứu tăng trưởng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh đã qua tác động” của Viện ĐTQH rừng, xác định suất tăng trưởng thể tích của từng trạng thái rừng: IIIA3= 2,43 %, IIIA2= 2,71 %, IIIA1= 3,39 %
Đánh giá chung về tài nguyên rừng
Với quỹ tài nguyên rừng còn nhiều, tài nguyên lâm sản đa dạng với nhiều chủng loại gỗ thích ứng với nhu cầu thị trường, dễ tiêu thụ Các loại lâm sản phụ dưới tán rừng thường xanh nơi đây có nhiều hơn các địa phương khác như Song, Mây, Đót, cũng đang được thị trường ưa chuộng Đây chính là lợi thế của Ban quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế nhưng để đảm bảo sử dụng rừng được lâu dài và bền vững, ban quản lý cần thiết phải có kế hoạch quản lý bảo vệ chặt chẽ, kết hợp việc khai thác lợi dụng tài nguyên đúng biện pháp kỹ thuật
Hệ động vật rừng: Qua điều tra và phỏng vấn người dân địa phương thì hiện nay trong địa bàn ban quản lý còn có mặt các loài động vật như: nai, mang, lợn rừng, khỉ, kheo cheo, chồn, gà rừng, trăn, rắn, tê tê, một số loài Chim Tuy nhiên do tình trạng săn bắt chưa được quản lý chặt chẽ, đã làm giảm đáng kể số lượng cá thể của một số loài chim, thú trên
2.3.2.4 Tình hình chế biến, tiêu thụ gỗ và lâm sản
Từ trước đến nay đơn vị chủ yếu bán gỗ cây đứng và các sản phẩm lâm sản khác ở dạng thô Để việc quản lý và khai thác tài nguyên có hiệu quả, đúng nghĩa với chức năng kinh doanh nghề rừng, trong giai đoạn này ngoài việc được khai thác, chế biến và tiêu thụ các loại sản phẩm khai thác hàng năm theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, Ban quản lý đề nghị cho thành lập 1 xưởng chế biến công xuất
500 m3 gỗ/năm nhằm giải quyết việc làm cho người lao động và cung cấp gỗ xây dựng
cơ bản cho địa phương
Trang 22Khả năng tiêu thụ gỗ và lâm sản
Vị trí ban quản lý tương đối thuận lợi về điều kiện giao thông nên khả năng tiêu thụ gỗ, củi và lâm sản khác khá thuận lợi ngay tại địa bàn, trong tỉnh Gia Lai và cả các tỉnh lân cận vùng duyên hải như: Bình Định, Phú Yên Căn cứ vào chỉ tiêu khai thác
gỗ từ 2001 - 2002 mỗi năm gần 2000 m3 vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về gỗ cho khu vực tuy nhiên hiện nay nguồn tài nguyên rừng đã giảm, để đảm bảo cho công tác kinh doanh rừng lâu dài bền vững, ổn định được vốn rừng thì mức khai thác gỗ hàng năm giai đoạn 2008 - 2012 và về sau khoảng 1.500 - 2.000 m3/ năm là hợp lý
2.4 Đánh giá về hiệu quả kinh doanh đã qua
Những kết quả đã đạt được:
- Khai thác gỗ: năm 2001 và 2002 hàng năm khai thác gần 2.000 m3 gỗ lớn, 200
m3 gỗ tận dụng và trên 200 ster củi theo chỉ tiêu được duyệt Ngoài ra còn khai thác tận thu gỗ lòng hồ, tận thu gỗ rừng trồng, khai thác Song, Mây
Đã tận thu được 8.199,176 m3 gỗ tròn từ các công trình chuyển đổi mục đích sử dụng thu nộp cho ngân sách của tỉnh được 6.820,273 triệu đồng
- Quản lý bảo vệ tốt toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, trong đó có 1.119 ha rừng phòng hộ đầu nguồn, góp phần bảo vệ nguồn nước cho công trình thủy điện Ia Ly
- Đã trồng thêm được trên 900 ha rừng sản xuất và rừng phòng hộ, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng, giảm tỷ lệ trọc hóa trên lâm phần
- Đã tổ chức được 15 đợt vận động tuyên truyền giải thích về bảo vệ rừng, ký cam kết an toàn lửa rừng, xây dựng được 5 bảng tuyên truyền cố định, đóng hàng trăm biển báo giúp nâng cao nhận thức về rừng trong cộng đồng dân cư trên địa bàn
- Đã giải quyết công ăn việc làm cho gần 200 lao động/ năm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn
- Đã xây dựng được đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên môn, yêu nghề, yên tâm gắn bó với rừng
- Từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong Ban quản lý, giúp họ yên tâm công tác, gắn bó với đơn vị, với nghề rừng
Trang 23Chương 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và thời gian nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu đặc điểm, tính chất lý, hóa học cơ bản của ba loại đất :
- Đất xám vàng trên phiến sét dưới trạng thái rừng IIIA1
- Đất vàng đỏ trên Granit dưới trạng thái rừng IIIA2
- Đất đỏ vàng trên Bazan dưới trạng thái rừng IIIA3
tại Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Ly
3.1.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: đề tài đã được thực hiện bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 5 năm 2009
3.2 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết một số nội dung chính sau:
1 Khái quát quá trình hình thành và phát sinh các loại đất chính tại BQLRPH
Ia Ly huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai
2 Sơ bộ đánh giá tình hình sinh trưởng của các trạng thái rừng IIIA1, IIIA2 IIIA3 thông qua một số chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản như: D1.3, Hvn, G m2/ha, M m3/ha, chất lượng rừng…
3 Đặc điểm và tính chất của ba loại đất dưới ba trạng thái rừng IIIA1, IIIA2, IIIA3 tại khu vực nghiên cứu
4 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai tại BQL làm cơ
sở cho việc chọn loại hình quản lý, sử dụng đất bền vững
Trang 243.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Khái quát quá trình hình thành và phát sinh các loại đất tại BQLRPH Ia Ly huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai
Để tìm hiểu các quá trình hình thành và phát sinh các loại đất chính tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập và tham khảo một số tài liệu về đất đai như tài liệu
địa chất, bản đồ đất của phòng Tài nguyên và môi trường Huyện Chư Păh, kết hợp với
việc khảo sát, mô tả ghi chép một số đặc điểm về điều kiện địa hình, địa mạo, đá mẹ mẫu chất thông qua các tuyến điển hình đại diện cho toàn bộ khu vực Trên cơ sở đó phân tích mối tương quan giữa các nhân tố chủ đạo cũng như một số quá trình hình thành đất chủ yếu tham gia vào sự hình thành và phát sinh các loại đất này tại khu vực này
3.3.2 Khái quát về tình hình sinh trưởng của thảm thực vật rừng tự nhiên
- Khảo sát bước đầu về phân bố diện tích, xác định ranh giới của các trạng thái rừng IIIA1, IIIA2, IIIA3 tại khu vực nghiên cứu
- Trên mỗi dạng lập địa ứng với mỗi trạng thái rừng, lập ba ô tiêu chuẩn đại diện, diện tích ô là: 1000 m2
Trong ô tiêu chuẩn, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây và lâm phần như:
- Đo Hdc HVN bằng thước đo cao Blume – Leiss với độ chính xác 0,5 mét
- Đo D1.3 bằng thước dây với độ chính xác 1 cm
- Xác định tên cây và tổ thành loài chủ yếu
3.3.3 Đặc điểm và tính chất của các loại đất dưới ba trạng thái rừng IIIA 1, IIIA 2
và IIIA 3
Để mô tả đặc trưng hình thái phẫu diện đất, kết hợp với việc lấy mẫu phân tích một số chỉ tiêu lý, hóa tính cơ bản của đất, qua đó tìm hiểu, đánh giá những đặc điểm, tính chất đặc trưng của từng loại đất ứng với mỗi kiểu rừng khác nhau, chúng tôi đã tiến hành chọn vị trí đào phẫu diện trên giao điểm của hai đường chéo trong ô tiêu chuẩn
- Kích thước của phẫu diện: dài từ 0,8 – 1,0 m, rộng từ 0,6 – 0,8 m, sâu từ 1,0–1,2 m
Trang 25- Nguyên tắc đào phẫu diện: không đào phẫu diện ở gần đường đi, chọn thành phẫu diện đất đối diện ánh sáng mặt trời… khi đào phẫu diện đất được đổ sang hai bên, không đứng lên trên bề mặt thành phẫu diện
Sau khi đào phẫu diện xong, tiến hành phân chia tầng đất (chủ yếu dựa vào màu sắc theo tam giác màu của S.A.Zakharôp), đo độ dầy tầng đất và mô tả một số đặc trưng về hình thái phẫu diện đất như màu sắc, độ ẩm, sa cấu, độ chặt… ghi chép vào phiếu mô tả đã in sẵn cho từng phẫu diện
(Tam giác màu S.A.Zakharôp) Lấy mẫu đất theo tầng đất từ dưới lên tránh lẫn lộn đất giữa các tầng để khi phân tích cho kết quả chính xác hơn Trọng lượng đất lấy khoảng 0.5 kg/tầng cho vào bịch ny lon có ghi phiếu rõ kí hiệu phẫu diện, tầng đất, độ sâu của tầng, vị trí, ngày lấy mẫu
Trang 26* Một vài kỹ thuật điều tra đất ngoài thực địa
- Xác định độ dày của tầng đất sản xuất:
Ẩm Có vân tay hiện ra khi nắm chặt cục đất
Ướt Nắm chặt đất có nước chảy ra
- Xác định hàm lượng mùn, chủ yếu dựa vào màu sắc, độ xốp Hàm lượng mùn được chia làm 3 cấp:
Nhiều 4 Màu đen, kết cấu von và xốp
Trung bình 2 - 4 Màu xám đen, kết cấu von và xốp
Ít < 2 Màu xám tro hoặc xám nhạt, kết cấu von hơi chặt
- Xác định độ chặt của tầng đất
Xốp Dùng dao ấn vào đất sâu 3 - 4 cm có đất rời ra
Hơi chặt Ấn dao vào sâu 1 - 2 cm, khi rút dao ra có đất rơi theo
Chặt Ấn dao lớn lực mạnh, ấn sâu không quá 1cm, rút dao ra đất rơi
thành cục lớn Rất chặt Ấn dao lực lớn mạnh nhưng không vo đất được
Trang 27- Xác định sa cấu ngoài thực địa:
Cát rời Không thể se thành thỏi được, khô rời rạc
Cát pha Se thành thỏi được, nhưng không thành sợi, lúc khô dễ
vỡ Thịt nhẹ Có thể se thành sợi được nhưng dễ bị đứt ngay
Thịt trung bình Se thành thỏi có đường kính 3cm bị rạn nứt
Thịt nặng Se thành thỏi đường kính 3cm không bị đứt đoạn
- Chỉ tiêu đánh giá độ phì đất
1 Về hình thái phẫu diện đất
- Màu sắc đất: màu sẫm tốt hơn màu sáng Đất càng sẫm đen càng tốt( do chứa nhiều mùn)
Trang 28> 4 mg/100g đất: Giàu + Tỉ lệ C/N:
- Kết cấu đoàn lạp có đường kính lớn hơn 0.55 mm chiếm 50 % là đất tốt
- < 30 % - 45 %: Đất xấu
Mô tả chất mới sinh:
Trang 29- Chất mới sinh hóa học như:
+ Kết vón thành những viên có màu nâu hoặc đỏ
+ Vết rỉ sắt, mangan có màu đen, màu nâu… xung quanh đá lẫn hay đoàn lạp
+ Hợp chất muối: NaCl, CaSO4.2H2O màu trắng hay trắng đục
+ SiO2 thứ sinh: hạt nhỏ, cứng rắn màu trắng
- Chất mới sinh sinh học như:
+ Động vật: do sự bài tiết và đào bới của động vật mà hình thành các hạt
+ Thực vật: rễ cây mục có những vết rỉ màu nâu hay mùn màu đen
Mô tả chất xâm nhập:
+ Chất xâm nhập sinh vật: giun, nhộng, trùn, sâu, hang hốc động vật…
+ Chất xâm nhập phi sinh vật: các mảnh đá vụn, sỏi, cuội, mảnh than…
Chuyển lớp là sự sai khác (rõ hay không rõ) giữa các tầng về màu sắc Sa cấu, rễ
cây…là những chỉ tiêu tổng hợp nói lên mức độ phát triển và phân chia tầng đất có thể
dễ dàng nhận biết bằng mắt
Mẫu được phân tích tại: Viện Khoa Học Đất Nam Bộ Thành Phố Hồ Chí Minh
PHIẾU MÔ TẢ PHẪU DIỆN ĐẤT
Ký hiệu: PD Số:
Tên đất xác định ngoài rừng: Mẫu chất đá mẹ:
Địa điểm của khu vực khảo sát: Thực vật tự nhiên:
Màu sắc Độ ẩm Mùn(%) cấu Sa
đất
Rễ cây (%)
Cấu trúc chặt Độ Chất mới
sinh
Chất xâm nhập
Trang 30* Công tác nội nghiệp
Chỉnh lý số liệu điều tra ngoại nghiệp, hệ thống lại các phiếu mô tả phẫu diện các ô mô tả thực vật và các số liệu xử lý từ máy tính theo phương pháp tính toán thông thường
Các đặc trưng thống kê cho các nhân tố điều tra như mật độ, đường kính thân cây,chiều cao lâm phần, tiết diện ngang.…
- Tiết diện ngang
f là hình số thân cây: f = 0,5
G là tiết diện ngang của cây trong ô tiêu chuẩn
H là chiều cao của cây trong ô tiêu chuẩn
* Phương pháp phân tích đất trong phòng thí nghiệm
Xử lý mẫu
Đất sau khi lấy ở rừng về, đem phơi khô nơi thoáng mát (không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời dễ làm thay đổi tính chất của đất Rải đều đất trên nia, giấy báo, nhặt sạch rễ cây, đá vụn, xác thực vật, mẫu than Bóp vụn đất cho đất khô đều Sau khi đất khô dùng cối chày sứ giã đất và rây qua rây φ 1mm, đối với tầng đất để xác định hàm lượng mùn rây qua rây φ 0,25 mm Cho vào lọ có dán nhãn ký hiệu, mã số tầng đất
Trang 31Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu lý hóa tính của đất như: sa cấu, độ
chua, % mùn, tỷ số C/N chất hữu cơ N, P, K, chỉ tiêu và tổng số Ca2+, Mg2+, K+ khả năng trao đổi (CEC) và độ no bazo (BS) cụ thể như sau:
STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Phương pháp phân tích
1 pHH2O 1 : 2,5 Đo pH tỷ đất : nước (1 : 2,5)
16 Thành phần cơ giới % Ống hút Rôbinsơn
Kết quả phân tích được tổng hợp theo các kiểu rừng khác nhau, qua đó làm cơ
sở cho việc đánh giá ảnh hưởng của tán rừng đến sự biến đổi tính chất lý, hóa học của đất, cung cấp những thông tin để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động với rừng hợp
lý nhằm nâng cao khả năng phòng hộ cũng như sản xuất của rừng, qua đó tăng cường
độ phì nhiêu cho đất
Trang 323.3.4 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai tại BQL làm
cơ sở cho việc chọn loại hình quản lý, sử dụng đất bền vững
Đánh giá một số mô hình sử dụng đất tổng hợp theo hướng bền vững, tại một số địa điểm trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra, mô tả ghi chép về tình hình phát triển của các mô hình cụ thể: Nắm các đối tượng sản xuất trong các mô hình kết hợp phân tích xem xét việc bố trí về diện tích các đối tượng, cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả canh tác, để làm cơ sở đánh giá mô hình sử dụng đất đạt tiêu chuẩn tổng hợp và bền vững hay chưa? Qua đó đề xuất hướng quản lý sử dụng đất tại khu vực ngày càng có hiệu quả hơn về mặt kinh tế và sinh thái
Trang 33Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khái quát quá trình hình thành và phát sinh của các loại đất tại khu vực
Theo tài liệu địa chất và bản đồ lập địa của Phòng địa chính Huyện, tại khu vực nghiên cứu có các loại đất chính sau:
- Đất xám vàng trên đá mẹ phiến thạch sét
- Đất vàng đỏ trên đá mẹ granit
- Đất đỏ vàng trên đá mẹ bazan
Ba loại đất trên được hình thành dưới tác động tổng hợp và biến đổi của khí hậu
và hoạt động của vi sinh vật lên đá mẹ, mẫu chất, mức độ hoạt động này thay đổi theo địa hình trong một thời gian nhất định
4.1.1 Các nhân tố chủ đạo tham gia vào QTHT các loại đất trong khu vực
Theo quan điểm phát sinh, sinh học của các nhà khoa học đất đứng đầu là V.V.Dukochaev họ cho rằng: Đất là một vật thể tự nhiên luôn biến đổi được hình thành do sự tác động tổng hợp của khí hậu và hoạt động của vi sinh vật lên mẫu chất, mức độ tác động này thay đổi theo địa hình trong một thời gian nhất định
( Trích bài giảng: Đất - Lập địa của Nguyễn Thị Bình - năm 2000)
Các yếu tố này luôn có ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau Ví dụ: Khi điều kiện khí hậu bất lợi thường đi kèm với sự phát triển kém của thực vật và có thể có sự khác nhau về địa hình và mẫu chất Tuy nhiên tuỳ từng trường hợp mà từng yếu tố sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến sự hình thành đất, trước hết xét về yếu tố mẫu chất
a Vai trò của đá mẹ và mẫu chất tham gia vào sự hình thành đất
Sự hình thành đất đặc biệt là trong điều kiện nhiệt đới ẩm được quyết định bởi các yếu tố địa chất tại khu vực và được thể hiện đặc biệt ở mối quan hệ hữu cơ giữa thành phần đá mẹ tạo đất và tính chất đất Theo tài liệu tham khảo về địa chất và khoáng sản của Huyện Chư Păh, tại khu vực nghiên cứu các loại đất chính được hình thành và phát sinh trên nền một số loại đá mẹ sau: đá granit, đá bazan và đá phiến sét
Trang 34Do đặc điểm và tính chất của ba loại đá mẹ (đá granit, đá bazan và đá phiến sét)
là một trong những nhân tố chủ đạo tham gia vào sự hình thành ba loại đất chính trên, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi một số tính chất lý, hóa học của đất đai Đặc biệt là đất được hình thành tại khu vực này thì vai trò của đá mẹ càng rõ rệt hơn
Ví dụ: Đá axit (tỉ lệ SiO2 65 – 75 %) như đá granit khi phong hóa cho ra lớp đất mỏng, chua, nhiều cát, ít sét; đá bazan siêu bazo (tỉ lệ SiO2 < 40 %) cho ra tầng đất dày, pH trung tính hay kiềm, nhiều kiềm và kiềm thổ, sét cao, ít cát, cấu trúc đất thoáng, tốt
* Đá granit: là dạng đá cổ, thành phần hoá học với hàm lượng SiO2 tương đối cao (60 – 70 %), Fe2O3 thấp (0,2 – 1,4 %), chứa nhiều K2O Đá bị phong hoá theo cơ chế bóc vỏ gồm có cát silic với mảnh đá vụn
Đất hình thành trên đá granit có thành phần cơ giới nhẹ, pha ít sét, màu vàng cam và tầng đất mỏng Đá granit hình thành ra 3 nhóm đất chính: acrisols, lixisol và leptosols, trong đó nhóm đất acrisols là chủ yếu
* Đá phiến sét: lớp đá này nằm chủ yếu ở lớp vỏ thổ nhưỡng chủ yếu phân bố ở ven suối hoặc ven các triền thấp của các đồi bazan hay phù sa cổ Đá có màu thay đổi mức độ phong hóa cao, thường thấy đá mục nát ở đáy vỏ phong hoá
Đất hình thành trên đá phiến sét thường có vàng hay vàng nhạt, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, các chất dinh dưỡng khá Do quá trình phong hóa mạnh cùng với xói mòn, rửa trôi nên tầng đất thường mỏng Các đất hình thành trên đá này gồm các nhóm: Acrisols và chủ yếu là Chromic acrisols
* Đá bazan: Đặc điểm chung của đá bazan là hàm lượng oxyt sắt cao (10 - 11
%), MgO (7 – 10 %), CaO (8 – 10 %), hàm lượng Natri cao hơn Kali, vì vậy các đá bazan thường có màu đen và trong điều kiện nhiệt đới ẩm đã phát triển thành một lớp
vỏ phong hóa dày trung bình từ 20 - 30 m, có nơi dày từ 40 - 60 m và có màu nâu đỏ rực rỡ Đá bazan được chia làm hai loại: bazan Pliocen - Pleistocen sớm được gọi là
"bazan cổ", bazan Pleistocen muộn - Halocen sớm được gọi là "bazan trẻ"
Bazan cổ là bazan tholei, khoáng tạo đá chủ yếu plagioclaz pyrocen và chứa ít olivin Bazan cổ với hàm lượng SiO2 và Al2O3 cao hơn bazan trẻ và trải qua thời gian dài tầng đất thường mỏng lẫn nhiều kết von Bazan trẻ có hàm lượng SiO2, Al2O3 thấp hơn Fe2O3, còn MgO, K2O cao tạo nên vỏ phong hóa rất điển hình của đất nâu đỏ, tầng
Trang 35đất đồng nhất, tơi xốp và có cấu trúc viên hạt, độ phì nhiêu cao Các đất hình thành
trên đá bazan là nhóm Ferrasols, Luvisols, Phaozem, Aldosols và rất ít Nitosols
( Trích bài giảng: Đất - Lập địa của Nguyễn Thị Bình - năm 2000)
b Vai trò của khí hậu thủy văn, địa hình địa mạo
Qua số liệu khí tượng quan trắc đã xác định tính chất khí hậu của khu vực quan sát là khí hậu nhiệt đới gió mùa Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng
5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa bình quân hàng năm khá cao 2300 mm, cộng với độ ẩm bình quân 85%, nhiệt độ bình quân trong năm là 220 C , với kiểu khí hậu này rất thích hợp cho sự sinh trưởng của các loại thực vật rừng, nhất là rừng ẩm lá rộng thường xanh Với lượng mưa khá lớn và tập trung đã xảy ra quá trình xói mòn, rửa trôi mạnh, lôi cuốn sét mùn từ nơi cao xuống thấp, dẫn tới nhiều biến đổi quan trọng trong phân hóa vỏ thổ nhưỡng Dưới sự ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới, các dạng phong hóa lý học (sự co giãn nhiệt độ)
và phong hóa hóa học (H2O, CO2, và các dung dịch muối axít) đã biến đổi các loại khoáng felpars nguyên sinh thành các loại khoáng secquyoxit (Fe2O3, Al2O3) và khoáng sét cao lanh Điều đó được thể hiện rất rõ là ở khu vực khảo sát và các vùng phụ cận đều xuất hiện loại đất feralit điển hình, loại đất này xuất hiện hình thành tầng tích tụ Fe2O3, điển hình của sản phẩm phong hóa triệt để từ khoáng felpatrs, đá mẹ nguyên sinh ở nền gốc chủ yếu là các loại đá: granit, phiến thạch sét, sa thạch
Khu vực khảo sát có địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dông núi
và khe suối Độ cao trung bình từ 900 m - 1000 m, độ dốc trung bình từ 25-300, có nơi dốc đến 400 Độ cao tuyệt đối thấp nhất là 220 m, độ cao tuyệt đối cao nhất là 1485 m ( đỉnh Chư Pa) Độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông Như ta đã biết địa hình tại đây là địa hình đồi núi, đất dốc, lồi lõm không đều, mà độ cao địa hình khác nhau nhận lượng bức xạ nhiệt khác nhau Cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,5 - 0,60 C Độ dốc và hướng dốc khác nhau chế độ ánh sáng nhiệt khác nhau, dốc phía Bắc nhận nhiệt nhiều và cao hơn phía Nam Địa hình nơi trũng thấp độ ẩm lớn hơn nơi cao (sườn, đỉnh) Ngoài ra, địa hình còn ảnh hưởng đến chế độ gió và lượng bốc và thoát hơi nước Từ đó, gián tiếp ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất Địa hình thường tương tác với các yếu tố khác trong ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất Do đặc điểm địa hình khá dốc đã tạo ra sự lệch khác về độ nghiêng của địa hình, cộng với chế
Trang 36độ mùa mưa kéo dài liên tục, nên hiên tượng xói mòn, rửa trôi diễn ra khá rõ nét, dẫn đến làm thoái hóa chất lượng đất tại khu vực nghiên cứu
c Vai trò của thực vật với tính chất đất đai
Rừng tại Chư Păh nói chung và ban quản lý rừng phòng hộ Ia Ly nói riêng có đặc trưng chung cơ bản của hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới gió mùa, hệ thực vật phong phú và đa dạng nhiều loài cây như trâm, giẻ, thông tre, thông nàng…., nhưng hiện tại diện tích rừng đang bị thu hẹp, chất lượng rừng ngày càng giảm sút nghiêm trọng Nguyên nhân chủ yếu: một phần do ảnh hưởng chất độc hóa học trong chiến tranh Mỹ, Ngụy trước đây và ngày nay do áp lực gia tăng dân số quá mức dẫn đến thúc ép về lương thực, thực phẩm, kinh tế đời sống, nhà ở, đất canh tác nông nghiệp… vì thế rừng
bị chặt phá thành nương rẫy, khai hoang thành đất nông nghiệp một cách bừa bãi, rừng
bị khai thác qua lại nhiều lần, rút dần đường kính khai thác đến mức tối thiểu, rút ngắn chu kỳ khai thác… Tất cả những điều đó đã dẫn đến hậu quả làm phá vỡ cấu trúc của đất, bào mòn chất dinh dưỡng và hàm lượng mùn trong đất do khai thác kiêt quệ để trồng các loại cây lương thực, cây sản xuất mà không có sự bù đắp chất hữu cơ cần thiết trả lại cho đất Do vậy, đất tại khu vực nghiên cứu có chiều dày tầng mùn chỉ đạt
từ 0 - 20 cm, tốc độ rửa trôi theo chiều sâu khá mạnh do tán rừng bị phá vỡ, Nơi nào rừng bị phá hoại mạnh, hiện tượng xói mòn, rửa trôi diễn ra liên tục, gây ra sự biến đổi
về chất lượng đất càng nghiêm trọng, làm cho đất trở nên bạc màu, nghèo dinh dưỡng… Điều đó cho thấy rõ rừng đóng vai trò tích cực trong quá trình hình thành và cải tạo đất, Vì vậy cần phải có biện pháp quản lý, bảo vệ rừng tốt thì đất mới nhanh chóng phục hồi độ phì nhiêu và xúc tiến mạnh tiểu tuần hoàn sinh học vật chất khép kín, một trong những thành tố quan trọng tham gia vào quá trình hình thành đất, hay nói cách khác sự phân giải và hợp thành các chất hữu cơ có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất của đất đai và cũng chính là bản chất của quá trình hình thành đất tại khu vực nghiên cứu Qua quá trình tiểu tuần hoàn sinh vật về vật chất của thực vật theo thời gian, các chất hữu cơ và chất khoáng dinh dưỡng chủ yếu tập trung ở lớp đất mặt và
đã hình thành các tầng trong phẫu diện như:
- Tầng A: tầng đất mặt, tầng tích lũy và các chất khoáng dinh dưỡng
- Tầng B: là tầng tích tụ các sản phẩm rửa trôi từ các tầng trên
Trang 374.1.2 Một số quá trình hình thành ba loại đất chủ yếu tại khu vực nghiên cứu
Sự hình thành phát triển đất trong khu vực phụ thuộc nhiều vào các nhân tố đá
mẹ, địa hình, địa mạo, khí hậu thủy văn và sinh vật… nhưng quan trọng nhất là quá trình biến đổi, phong hóa của lớp đá mẹ Qua khảo sát trên các tuyến điều tra và các phẫu diện trong các ô tiêu chuẩn, cùng với sự tham khảo số liệu địa chất của Huyện Chư Păh, chúng tôi nhận thấy đất ở khu vực nghiên cứu được hình thành bởi một số quá trình chủ yếu sau:
4.1.2.1 Quá trình feralit
Đây là quá trình phổ biến trên nền đất tại chỗ dưới ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa mùa (theo Phritland, 1959) với đặc điểm khí hậu nhiệt đới đặc trưng như vậy sẽ hình thành một dạng đất feralit mang tính nhiệt đới Trong điều kiện nhiệt đới ẩm nhờ tác dụng trực tiếp của nhiệt đô cao và ẩm nhiều cũng như tác động mạnh của thực vật mà khoáng nguyên sinh và ngay cả khoáng thứ sinh cũng
bị phân hủy Những biểu hiện của dạng đất feralit tại khu vực khảo sát mang những đặc điểm cơ bản sau:
Đất có đặc tính chua rõ rệt Ở phạm vi từ tầng mặt đến độ sâu 80 cm, pH(H20) dao động quanh trị số 5, pH(KCl) biến động từ 4,0 - 4,5
Mùa mưa rửa trôi cation kiềm diễn ra rất rõ Số liệu phân tích cho thấy lượng
Ca2+, Mg2+ giảm rõ theo độ sâu, dẫn đến độ no bazo thấp
Đặc điểm điển hình của quá trình feralit là hình thành tầng tích tụ đất với màu sắc đặc trưng đỏ và nâu đỏ Độ dày tầng B biến động từ 0,5 - 1,0 m Màu sắc đỏ vàng đặc trưng do hình thành các loại khoáng Fe, Al như Fe2O3, Al2O3 tích đọng lại các dạng khác nhau như kết von, đá ong hóa…
Một biểu hiện quan trọng của quá trình feralit là hàm lượng sét hoá khá cao (khoáng thứ sinh sản phẩm phong hóa của các loại khoáng nguyên sinh thuộc nhóm silicate) Chất khoáng bị phá hủy thành keo sét kaolinit
Vào mùa mưa, các ion Fe3+ di chuyển từ tầng mặt xuống tầng sâu, ngược lại vào mùa khô các ion Fe3+ di chuyển từ tầng sâu lên tầng mặt Do bốc hơi vật lý các ion
Fe3+ theo mao quản đi lên gặp O2 sẽ biến từ Fe2+ thành Fe3+ Các dung dịch Fe gặp các mẫu kết tinh (mảnh vụn, mẫu chất nguyên sinh) thấm dần và oxy hóa thành Fe2O3 và
Trang 38Al2O3 Đặc điểm hạt kết tụ màu nâu đỏ, màu xám hay màu cánh dán (hiện tượng kết von giả)
Kết von tổ ong hay đá ong là một khối rắn hình lỗ chỗ như tổ ong, tạo nên do oxyt sắt và nhôm gắn những sản phẩm của của đá bị phong hóa Kết von tổ ong hình thành do nước ngấm và nước mao dẫn mang đến tầng đất nào đó gặp điều kiện thích hợp (pH, nồng độ dung dịch tăng, sắt bị oxy hóa…) sẽ kết tủa và gắn những phần tử đất thành một khối có hình tổ ong, có quan hệ chặt chẽ với nước ngầm
Kết von tròn là những vật rắn tròn hay gần tròn đường kính từ 1 đến 10 mm tích luỹ nhiều sắt và căn bản hình thành do những chất hòa tan trong dung dịch đất (đặc biệt là sắt) kết tủa thành vành đồng tâm và chứa ít khoáng vật của đá mẹ còn lại Kết von hình tròn hình thành do bazơ ngưng tụ sắt… còn kết von tổ ong cấu tạo do dung dịch bốc hơi rồi sắt kết tủa
Kết von giả gồm những mảnh đá phong hóa và khoáng vật vỡ, phần nhiều là thạch anh có lớp oxyt sắt bọc, đôi khi dày vài milimet Chúng khác với kết von chặt ở chỗ dạng thường không tròn và có hình dạng mảnh đá hay khoáng vật vỡ
4.1.2.2 Quá trình Macgalit – Feralit
Được hình thành trên sản phẩm phong hóa đá mẹ là đá bazan Lượng mưa và độ
ẩm tương đối cao, quá trình rửa trôi yếu Sản phẩm phong hóa của nhiều cation kiềm
và kiềm thổ, nó là trung gian giữa quá trình Feralit và quá trình Macgalit Đây cũng là một quá trình hình thành đất xảy ra tại khu vực nghiên cứu
4.1.2.3 Quá trình bào mòn, rửa trôi
Do địa hình phân bố dốc mặt khác rừng đã bị tác động nên độ tàn che và lớp thảm thực bì phủ bề mặt rừng bị giảm đi đáng kể Mặt khác với mùa mưa kéo dài 6 tháng/năm (từ tháng 5 đến tháng 10) và lượng mưa tập trung lớn 2300 mm nên quá trình xói mòn xảy ra rất rõ nét Qua quan sát phẫu diện được đào tại khu vực nghiên cứu cho thấy tầng A không dày lắm có phẫu diện tầng A chỉ còn khoảng 7 cm Đây là dấu hiệu cho thấy quá trình xói mòn đất
4.1.2.4 Quá trình mùn hoá
Vai trò chất hữu cơ rất quan trọng trong đất vùng đồi núi Quá trình canh tác bất hợp lý đã làm giảm lượng mùn trong đất Suy thoái đất trước hết là suy thoái chất hữu