Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư chủ yếu của các dự án đầu tư công vẫn phải là của nhànước Trung ương hoặc địa phương.- Chương trình mục tiêu có thể được phân chia theo nhiều cấp độ bao gồm:
Trang 1Đề tài 13: Bản chất và nội dung của đầu tư công.
Chương I Tổng quan về Đầu tư công
I Những vấn đề cơ bản của đầu tư công
1 Khái niệm về đầu tư công
a Khái niệm
Đầu tư công là việc sử dụng vốn Nhà nước (bao gồm cả vốn ngân sách nhà nước, vốn tíndụng nhà nước cho đầu tư và vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước) để đầu tư cho cácchương trình, dự án không vì mục tiêu lợi nhuận và (hoặc) không có khả năng hoàn vốn trựctiếp
b Các hoạt động về đầu tư công
Hoạt động đầu tư công bao gồm toàn bộ quá trình từ lập, phê duyệt kế hoạch, chươngtrình, dự án đầu tư công; đến triển khai thực hiện đầu tư và quản lý khai thác, sử dụng các
dự án đầu tư công, đánh giá sau đầu tư công
c Vốn nhà nước trong đầu tư công
- Vốn ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
- Vốn huy động của Nhà nước từ trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương,công trái quốc gia
- Các nguồn vốn khác của nhà nước trừ vốn tính dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụngđầu tư phát triển của nhà nước
2 Mục tiêu của đầu tư công
a Tạo mới, nâng cấp, củng cố năng lực hoạt động của nền kinh tế
Thông qua hoạt động đầu tư công, năng lực phục vụ của hệ thống hạ tầng kinh tế, hạ tầng
xã hội dưới hình thức sở hữu toàn dân sẽ được cải thiện và gia tăng
b Góp phần thực hiện một số mục tiêu xã hội
- Thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều vấn đề xã hội, văn hóa, môi trườngđược giải quyết Mục tiêu phát triển và phát triển bền vững được đảm bảo
- Các khoản chi đầu tư công đã mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt làviệc đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia tại các vùng kinh tế khó khắn đã mang lạihiệu quả như Chương trình 135, Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch vệ sinh môitrường … đầu tư về hạ tầng giao thông, trường lớp học, kiên cố hóa kênh mương, hỗ trợ sảnxuất cho các hộ nghèo, cải thiện vệ sinh môi trường …
c Góp phần điều tiết nền kinh tế thông qua việc tác động trưc tiếp đến tổng cầu nền kinh tế.
- Thực tiễn cho thấy, đầu tư công mở rộng thông qua tăng chi ngân sách, tín dụng đầu tưphát triển nhà nước và tín dụng đối với các đối tượng chính sách cùng với hiệu quả đầu tư
xã hội và đầu tư công chưa cao kéo theo chi phí sản xuất, kim ngạch nhập khẩu và tăng
Trang 2trưởng tín dụng tăng lên làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, mấtcân đối cung- cầu ngoại tế.
- Để duy trì tăng trưởng mức cao và bền vững, đảm bảo được các cân đối kinh tế vĩ mô vấn
đề cấp thiết phải được xử lý là nâng cao hiệu quả đầu tư công và hiệu quả đầu tư toàn xã hộithông qua việc khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, giảm tương đối đầu tư công và tăng đầu
tư tư nhân; sửa đổi các cơ chớ liên quan đến đầu tư nhất là đầu tư công phù hợp với cơ chếthị trường
3 Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư công
a Chủ đầu tư
Chủ đầu tư trong dự án đầu tư công chính là nhà nước Tuy nhiên để đảm bảo hoạtđộng đầu tư được thực hiện theo đúng quy trình thủ tục trên cơ sở xác định đứng tráchnhiệm của người trực tiếp quản lý và sử dụng vốn, Nhà nước sẽ tiến hành chỉ định chủ đầu
tư của dự án Chủ đầu tư của dự án đầu tư công sẽ do người có thầm quyền ra quyết địnhđầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư
Quyền hạn của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư:
- Tổ chức lập, trình duyệt dự án, sử dụng các nguồn vốn hợp pháp cho dự án; yêu cầukiến nghị các cơ quan nhà nước liên quan có thẩm quyền cung cấp các thông tin cho các tổchức tư vấn liên qua đến dự án
- Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, tuyển chọn tư vấn dự
án, lựa chọn nhà thầu, thực hiện các giao dịch, đàm phán ký kết với các bên
- Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án, thành lập ban quản lý
dự án; kiến nghị các chính sách đề xuất với cơ quan nhà nước để đảm bảo dự án đúng tiến
độ, chất lượng và kinh phí đầu tư được duyệt
Trong hoạt động của dự án đầu tư công, chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
- Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý và độ tin cậy của các thông tin, tài liệu cung cấpcho tư vấn lập dự án đầu tư công
- Tổ chức thực hiện dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng, quản lý và sử dụng hợp lýnguồn vốn đầu tư; kiểm tra báo cáo thường xuyên tình hình thực hiện dự án; thực hiện thanhquyết toán, tất toán tài khoản theo quy định của cơ quan thanh toán
- Chịu trách nhiệm toàn diện trong dự án khi phát sinh hậu quả do triển khai khôngđúng theo quyết định đầu tư, gây thất thoát, lãng phí; thu hồi và hoàn trả vốn đầu tư đối vớicác dự án đầu tư công có yêu cầu thu hồi vốn theo quy định của pháp luật
b Đơn vị nhận ủy thác đầu tư công
Ủy thác đầu tư được hiểu là việc người có thẩm quyền quyết định đầu tư goa cho tổchức cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thay chủ đầu tư thực hiện toàn bộhoặc một phần dự án đầu tư công
Đây là vấn đề thực tiễn đang đặt ra, nhất là với chủ đầu tư không có đơn vị có chứcnăng quản lý thực hiện đầu tư trong cơ cấu bộ máy của cơ quan như các đơn vị sự nghiệp,giáo dục, y tế, văn hóa, nhằm tạo điều kiện để các chủ đầu tư không có năng lực quản lý đầu
tư thực hiện quản lý và sử dụng vốn được giao có hiệu quả hơn
c Ban quản lý dự án đầu tư công
Trang 3Ban quản lý dự án công là đơn vị do chủ đầu tư thành lập làm nhiệm vụ quản lý thựchiện dự án trong quá trình đầu tư.
Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư công, ban quản lý dự án có thẩm quyền : thaymặt chủ đầu tư giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vị quyền hạn trách nhiệm củachủ đầu tư; theo dõi, giám sát quá trình thực hiện đầu tư đảm bảo an toàn, tiến độ, chấtlượng, chi phí cho dự án, kiến nghị chủ đầu tư giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền.Đồng thời, ban quản lý dự án phải có các nghĩa vụ: thực hiện các thủ tục đầu tư theoquy định của pháp luật; bảo đảm triển khai dự án đạt tiến độ, chất lượng; báo cáo chủ đầu tư
về nghiệm thu, quyết toán; chịu trách nhiệm về các sai phạm, lãng phí trong quá trình thựchiện quản lý dự án đầu tư công
Nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng
để thực hiện một phân công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng
e Tổ chức tư vấn đầu tư
Tổ chức tư vấn quản lý dự án là các tổ chức, cá nhân được chủ đầu tư thuê để làmnhiệm vụ quản lý thực hiện dự án trong quá trình thực hiện dự án đầu tư
Tổ chức tư vấn đầu tư thực hiện các dịch vụ tư vấn một phần hoặc toàn bộ các hoạtđộng đầu tư gồm : lập, thẩm định, giám sát, đánh giá, quản lý dự án đầu tư và các dịch vụ tưvấn khác
II Nội dung và bản chất của đầu tư công
- Việc thực hiện các dự án ĐTC chính là việc cụ thể hóa, thực hiện hóa các chiến lược, các
kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt Nguồn vốn ĐTC còn có ý nghĩa dẫn dắt, định hướngcác nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củaquốc gia, của ngành, của vùng và của từng địa phương
b Đầu tư công phải được đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm
và có hiệu quả
Trang 4- Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng bởi vì các dự án ĐTC thường được triểnkhai để đáp ứng nhiều mục tiêu trong đó có cả các mục tiêu kinh tế, xã hội, văn hóa …
- Tuy nhiên, để có thể thực hiện được các mục tiêu khác thì hiệu quả kinh tế phải được đảmbảo Do đó các yêu cầu về tiến độ, chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả cần phải được xem xét,đánh giá một cách nghiêm túc
- Bên cạnh đó, trước khi quyết định triển khai thực hiện các dự án đầu tư công thì nhất thiếtphải đảm bảo cân đối đủ vốn với quy mô và tiến độ tài trợ phù hợp với năng lực của ngânsách trung ương và ngân sách địa phương trên cơ sở đã cân nhắc thỏa đáng các yêu tố ưutiên
c Hoạt động đầu tư công phải đảm bảo tính công khai, minh bạch.
- Yêu cầu tính công khai, minh bạch sẽ càng cao khi quá trình chuyển đổi nền kinh tế diễn
ra càng sâu sắc Công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công sẽ góp phần tăng tínhcạnh tranh, tính công bằng trong huy động và phân bổ nguồn lực của nhà nước
- Hơn nữa, công khai và minh bạch cũng là điều kiện để có thể giám sát hoạt động đầu tưcông được chặt chẽ và hiệu quả hơn Đây cũng là điều kiện để hạn chế sự thất thoát và lãngphí trong đầu tư và xây dựng từ nguồn vốn ngân sách
d Hoạt động đầu tư công phải thực hiện dựa trên cơ sở thống nhất quản lý nhà nước với sự phân cấp quản lý phù hợp.
Để có thể tạo ra các kết quả đầu tư với hệ thống năng lực phục vụ được cải thiện đáp ứngyêu cầu phát triển chung của nên kinh tế, tránh dàn trải và lãng phí nguồn lực, đầu tư côngcần phải được quản lý thống nhất Nhà nước có thể quản lý thống nhất hoạt động đầu tưcông thông qua quy hoạch và kế hoạch phân bổ nguồn lực Tuy nhiên, để phát huy năng lực
và quyển chủ động của các ngành, các địa phương thì sự phân cấp trong đầu tư công là sựcần thiết Tuy nhiên, phân cấp đầu tư công cần tính đến điều kiện cụ thể và năng lực của cácngành và địa phương Phân cấp đầu tư công cho các địa phương chỉ nên giới hạn trong điềukiện năng lực ngân sách địa phương Các dự án tài trợ từ ngân sách trung ương cần phảiđược quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư của Trung ương và theo quy địnhcủa pháp luật về ngân sách nhà nước và quản lý, sử dụng tài sản công
e Phân loại rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động đầu tư công.
Đây là nguyên tắc bắt buộc để hoạt động đầu tư hiệu quả hơn Do nguồn lực đầu tư côngthuộc sở hữu toàn dân nên sự phân định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia có ýnghĩa quan trọng nhằm gia tăng trách nhiệm giải trình và đảm bảo sự giám sát của toàn xãhội đối với kết quả và hiệu quả đầu tư công
f Đa dạng hóa các hình thức đầu tư công
Nhà nước có thể có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, các nhân trựctiếp đầu tư hoặc góp vốn cùng nhà nước đầu tư vào các dự án công; khuyến khích các nhà
Trang 5đầu tư bỏ vốn để nhận quyền kinh doanh, khai thác thu lợi các dự án đầu tư công khi có điềukiện Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư chủ yếu của các dự án đầu tư công vẫn phải là của nhànước (Trung ương hoặc địa phương).
- Chương trình mục tiêu có thể được phân chia theo nhiều cấp độ bao gồm: chương trìnhmục tiêu quốc gia; chương trình mục tiêu cấp tỉnh
- Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư do Chính phủ quyết định chủtrương đầu tư để thực hiện một hoặc một số mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mộtvùng lãnh thổ hoặc cả nước trong kế hoạch 5 năm
- Chương trình mục tiêu cấp tỉnh là chương trình đầu tư do Hội đồng nhân dân cấp tỉnhquyết định chủ trương đầu tư để thực hiện một hoặc một số mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội trong kế hoạch 5 năm cấp tỉnh
* Căn cứ lập chương trình mục tiêu
Đối với chương trình mục tiêu quốc gia:
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước thời kỳ 10 năm đã được thông qua;
- Tính cấp bách của mục tiêu của chương trình phải đạt để hoàn thành nhiệm vụ chiếnlược;
- Khả năng đảm bảo nguồn vốn để thực hiện chương trình mục tiêu
Đối với chương trình mục tiêu cấp tỉnh:
- Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 5 năm đã được phêduyệt;
- Tính cấp thiết của việc thực hiện mục tiêu trong thời kì kế hoạch;
- Khả năng đảm bảo nguồn vốn để thực hiện chương trình mục tiêu
* Yêu cầu đối với chương trình mục tiêu
Đối với chương trình mục tiêu quốc gia:
- Chương trình phải nhằm đạt được những mục tiêu quan trọng, cấp bách, cần ưu tiêntập trung thực hiện trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước;
- Nội dung chương trình phải rõ ràng, cụ thể, không trùng lặp với các chương trìnhkhác;
- Việc xác định và phân bổ vốn đầu tư phải tuân theo danh mục dự án, định mức tiêuchuẩn phân bổ vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tiến độ thực hiện chương trình phải phù hợp điều kiện thực tế và khả năng huy độngnguồn lực
Trang 6- Việc tổ chức thực hiện phải có sự phân công rõ ràng, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ,ngành và địa phương liên quan;
- Quá trình triển khai thực hiện chương trình mục tiêu phải được theo dõi, kiểm tra,giám sát thường xuyên và có đánh giá tổng kết theo định kì;
- Các vấn đề xã hội mà Chính phủ Việt Nam cam kết với quốc tế phải thực hiện theochương trình chung của quốc tế và các vấn đề liên quan
Đối với chương trình mục tiêu cấp tỉnh:
- Mục tiêu chương trình phải nhằm đạt được những mục tiêu quan trọng, cấp bách, cần
ưu tiên tập trung thực hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Nội dung chương trình phải rõ ràng, cụ thể, có chú ý tới việc lồng ghép với nội dungcủa các chương trình đầu tư khác trên địa bàn;
- Các yêu cầu khác nhưu quy định của chương trình mục tiêu quốc gia nhưng được xácđịnh phù hợp với chương trình mục tiêu cấp tỉnh
* Nội dung của chương trình mục tiêu:
- Sự cần thiết phải đầu tư;
- Đánh giá thực trạng của ngành, lĩnh vực thuộc mục tiêu và phạm vi của chương trình
- Mục tiêu chung, phạm vi của chương trình;
- Mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu cơ bản phải đạt được trong từng khoảng thời gian củachương trình;
- Danh mục các dự án đầu tư cần thực hiện để đạt mục tiêu chương trình, thứ tự ưutiên và thời gian thực hiện các dự án đó;
- Ước tính tổng kinh phí để thực hiện chương trình và phân theo từng mục tiêu cụ thể,từng dự án, từng năm thực hiện;
- Kế hoạch tiến độ tổ chức thực hiện chương trình, dự án; cơ chế, chính sách áp dụngđối với chương trình; khả năng lồng ghép, phối hợp với các chương tình khác;
- Các vấn đề khoa học, công nghệ, môi trường cần xử lý (nếu có); nhu cầu đào tạonguồn nhân lực để thực hiện chương trình;
- Yêu cầu hợp tác quốc tế (nếu có);
- Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội chung của chương trình và từng dự án
* Thẩm định, phê duyệt chương trình mục tiêu
Chủ chương trình mục tiêu lập hồ sơ trình người có thẩm quyền phê duyệt chươngtrình mục tiêu Chủ chương trình mục tiêu chịu trách nhiệm về pháp lý và nội dung của
hồ sơ trình duyệt
Người có thẩm quyền quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu sử dụng các cơquan trực thuộc tự tổ chức thầm định hoặc thuê các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực đểthẩm định chương trình mục tiêu Tổ chức, các nhân tham gia thẩm định chương trìnhmục tiêu chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và những kiến nghị của mình Việc thẩmđịnh và phê duyệt chương trình mục tiêu theo quy định của Chính phủ
b Đầu tư theo các dự án đầu tư công
* Khái niệm:
Trang 7- Dự án đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước để thực hiện các mục tiêu pháttriển kinh tế xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp.
- Các dự án đầu tư công thường bao gồm: dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế,
xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; các dự án đầu tư không có điều kiện xã hội hóathuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, khoa học, giáo dục, đào tạo…; dự án phục
vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố địnhbằng vốn sự nghiệp; các dự án đầu
tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghềnghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật
* Yêu cầu đối với dự án đầu tư công:
- Dự án đầu tư công phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công và danh mục dự án chuẩn
bị đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Dự án đầu tư công phải có các giải pháp kinh tế - kỹ thuật khả thi;
- Dự án đầu tư công phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, phát triển bền vững
* Công tác lập dự án đầu tư công:
Dự án đầu tư công quan trọng cấp quốc gia phải được lập qua 2 bước: bước 1, lập báocáo nghiên cứu tiền khả thi (báo cáo đầu tư xây dựng công trình) để quyết định chủchương đầu tư; bước 2, lập báo cáo nghiên cứu khả thi (Dự án đầu tư xây dựng côngtrình) để thẩm định, quyết định đầu tư
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư công về cơ bản phải đảm bảo những nộidung sau:
- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư; xem xétđánh giá về sự phù hợp với quy hoạch, chủ trương đầu tư;
- Dự án nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư;
- Chọn khu vực địa điểm đầu tư, xây dựng
- Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật (bao gồm cả cây trồng mục tiêu nếucó)
- Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng (nếu có)
- Phương án đền bù, giải phóng mặ bằng, tái định cư (nếu có);
- Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng về môi trường, xã hội của dự án;
- Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư; phương án huy động các nguồn vốn, khả năng huyđộng vốn;
- Tiến độ thực hiện dự án; phân chia giai đoạn đầu tư (nếu cần thiết);
- Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án;
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công có các nội dung chủ yếu sau:
- Những căn cứ để xác định sự cần thiết và tính hợp lý phải đầu tư;
- Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quyhoạch lãnh thổ;
- Phân tích, xác định nhu cầu, nhiệm vụ phải đáp ứng; phân tích, lựa chọn quy mô hợplý; xác định phân kỳ đầu tư (nếu cần thiết); lựa chọn hình thức đầu tư;
Trang 8- Phân tích điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - kỹ thuật lựa chọn phương án địađiểm đầu tư cụ thể phù hợp với các quy hoạch liên quan;
- Phân tích lựa chọn phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị;
- Phương án tổ chức quản ký khai thác, sự dụng dự án;
- Phân tích lựa chọn phương án kiến trúc, giải pháp kỹ thuật xây dựng của các phương
án đề nghị lựa chọn;
- Đánh giá tác động môi trường và giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường
- Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định canh, đinh cư (nếu có);
- Dự tính tiến độ thực hiện dự án; các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư;
- Xác định nhu cầu vốn đầu tư cho dự án với nhu cầu cụ thể về tiền tệ và tiến độ sửdụng vốn theo thời gian;
- Xác định nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn);
- Tổ chức quản lý dự án
- Phân tích hiệu quả đầu tư
* Trình tự thủ tục quyết định và thực hiện dự án đầu tư công:
Bước 1: Chủ đầu tư tổ chức lập dự án đầu tư rồi trình người có thẩm quyền quyết địnhđầu tư
Bước 2: Người có thẩm quyền quyết định tổ chức thẩm định dự án đầu tư công
Bước 3: Ra quyết định đầu tư
Bước 4: Thực hiện đầu tư
Bước 5: Nghiệm thu, bàn giao dự án đầu tư công
Bước 6: Thanh quyết toán vốn đầu tư công
Bước 7: Tổ chức khai thác, vận hành dự án đầu tư công
Bước 8: Kết thúc đầu tư và duy trì năng lực hoạt động của tài sản đầu tư công
3 Bản chất của ĐTC
Bản chất của đầu tư công là đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước bao gồm: vốn ngân sách nhànước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốnđầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý
4 Phân loại ĐTC
a Lĩnh vực đầu tư công
- Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
- Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội
- Đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích
- Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư
b Phân loại dự án đầu tư công
* Căn cứ vào tính chất
- Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư: xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự
án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án;
- Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử
Trang 9dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tạiđiểm a khoản này.
* Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô
- Dự án quan trọng quốc gia: là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ
với nhau thuộc một trong các tiêu chí dưới đây:
Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đếnmôi trường, bao gồm:
+ Nhà máy điện hạt nhân;
+ Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiênnhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trởlên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay,chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc tatrở lên;
Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trởlên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;
Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở cácvùng khác;
Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyếtđịnh
- Dự án nhóm A: Trừ các dự án quan trọng quốc gia, các dự án thuộc một trong các tiêu chí
dưới đây là dự án nhóm A:
Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt;
+ Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quyđịnh của pháp luật về quốc phòng, an ninh;
+ Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia;
+ Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;
+ Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
+ Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;
+ Công nghiệp điện;
+ Khai thác dầu khí;
+ Hóa chất, phân bón, xi măng;
+ Chế tạo máy, luyện kim;
+ Khai thác, chế biến khoáng sản;
+ Xây dựng khu nhà ở;
Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
+ Giao thông, trừ các dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
+ Thủy lợi;
+ Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật;
Trang 10+ Kỹ thuật điện;
+ Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;
+ Hóa dược;
+ Sản xuất vật liệu, trừ các dự án hóa chất, phân bón, xi măng
+ Công trình cơ khí, trừ các dự án chế tạo máy, luyện kim
+ Bưu chính, viễn thông;
Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
+ Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
+ Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;
+ Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp ở trên
Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
+ Y tế, văn hóa, giáo dục;
+ Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;
+ Hóa chất, phân bón, xi măng;
+ Chế tạo máy, luyện kim;
+ Khai thác, chế biến khoáng sản;
+ Xây dựng khu nhà ở;
Dự án có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đến 1.500 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực sau đây:
+ Giao thông, trừ các dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
+ Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
+ Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
+ Bưu chính, viễn thông;
Dự án có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến 1000 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực sau đây:
+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
+ Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
Trang 11+ Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;
+ Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp
Dự án có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến 800 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực sau đây:
+ Y tế, văn hóa, giáo dục;
+ Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;
+ Kho tàng;
+ Du lịch, thể dục thể thao;
- Dự án nhóm C
Dự án có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực sau đây:
+ Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;
+ Công nghiệp điện;
+ Khai thác dầu khí;
+ Hóa chất, phân bón, xi măng;
+ Chế tạo máy, luyện kim;
+ Khai thác, chế biến khoáng sản;
+ Xây dựng khu nhà ở;
Dự án có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực sau đây:
+ Giao thông, trừ các dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
+ Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
+ Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
+ Bưu chính, viễn thông;
Dự án có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực sau đây:
+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
+ Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
+ Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;
+ Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp
Dự án có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực sau đây:
+ Y tế, văn hóa, giáo dục;
+ Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;
+ Kho tàng;
+ Du lịch, thể dục thể thao;
III Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công
Trang 121 Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công
a Quy mô đầu tư công có ảnh hưởng đến xu hướng nợ công
Nợ công được hiểu là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ trung ương hoặc địaphương vay với mục đích nhằm bù đắp cho thâm hụt ngân sách hoặc phục vụ cho mú tiêuđầu tư vào các chương trình, dự án cụ thể Theo tiêu chí thời gian hoàn trả, nợ công đượcphân chia theo nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Theo tiêu chí nguồn vốn vay, nợ công được chiathành nợ trong nước và nợ vay nước ngoài Khi nhắc đến nợ công, người ta thường đề cậpđến tỉ lệ % so với GDP để biết được liệu mức nợ đó có an toàn hay không Tỉ lệ an toànđược cho là dưới 50%
Nợ công phát sinh do chi tiêu của chính phủ vượt thu của chính phủ nên nhà nước phải
đi vay để bù đắp chênh lệch thu-chi Do đầu tư công là một bộ phận của chi tiêu ngân sáchnên đầu tư công có mối quan hệ khá chặt chẽ với nợ công (bao gồm cả nợ trong nước và nợnước ngoài) Đầu tư công tăng lên làm tang bội chi ngân sách, làm gia tang khoảng chênhlệch giữa tiết kiệm và và đầu tư và trầm trọng thêm thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai vàcũng sẽ làm gia tang nợ quốc gia…tất cả diễn biến nói trên đã và đang làm suy yếu các yếu
tố nền tảng vĩ mô vủa nền kinh tế, làm suy yếu vị thế và khả năng của chính phủ trong quản
lý kinh tế vĩ mô; làm cho nền kinh tế trở nên bị tổn thương trước các tác động bất lợi từ bênngoài Thực tế cho thấy nhiều quốc gia (cả các nước phát triểm và các nước đang phát triển)
đề có thâm hụt ngân sách và có nợ công Thậm chí nợ công đã trở nên phổ biến, dẫn đếnkhông ít cuộc khủng hoảng nợ công khi chính phủ các quốc gia không thể trả nợ
b Đầu tư công kém hiệu quả làm tăng gánh nặng nợ công
Hiệu quả đầu tư công thấp cũng sẽ các tác động tiêu cực đến các khoản vay nợ của quốcgia, do làm tang nợ chính phủ, nhất là nợ nước ngoài Điều này sẽ làm tang gánh nặng nợnần và là nhân tố ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô trong những năm tiếp theo Chính vì vậy, đểgiảm nợ công thì đầu tư công cũng cần phải được quan tâm sâu sắc hơn Hiệu quả đầu tưcông thấp còn dẫn đến hệ quả là phải phát hành nợ mới để trả nợ gốc khi đó nguy cơ lâmvào vòng xoáy nợ nần là điều khó tránh khỏi
c Nợ công có ảnh hưởng đến đầu tư và đầu tư công
Nếu nợ công vượt ngưỡng an toàn thì khi đó sẽ có tác động tiêu cực đến mọi ý định vàhành vi đầu tư trong đó có đầu tư công Những quốc gia có tiềm lực tài chính lớn như Hoa
Kỳ, Nhật bản, cũng đã từng đói mặt với nguy cơ vỡ nợ quốc gia thì các quốc gia nhỏ, vừathoát khỏi ngưỡng các quốc gia có thu nhập nhấp nhất thế giới như Việt Nam càng cần đượccân nhắc một cách thận trọng Thực tế cho thấy, vẫn đề nợ công của thế giới có ảnh hưởngrất lớn đến đầu tư và đầu tư công tại nhiều quốc gia
2 Cơ chế quản lý và giám sát hoạt động đầu tư công
a Giám sát hoạt động đầu tư công
- Giám sát chương trình mục tiêu, các dự án thuộc chương trình mục tiêu là hoạt động
Trang 13thường xuyên của chủ chương trình mục tiêu và của toàn bộ xã hội Chủ trương trình mụctiêu có trách nhiệm thiết lập hệ thống giám sát chương trình mục tiêu, các chủ thể khác cóthể tham gia giám sát hoạt động đầu tư công tùy thuộc vào vị trí, chức năng, nhiệm vụ củamình trong quá trình thực hiện đầu tư.
- Đánh giá giai đoạn thực hiện chương trình mục tiêu là hoạt động định kì, sử dụng thông tincủa phần theo dõi, giám sát để phân tích toàn diện, có hệ thống và tính khách quan tình hìnhthực hiện chương trình mục tiêu, trên cơ sở đó điều chỉnh khi cần thiết và rút ra những bàihọc kinh nghiệm áp dụng cho giai đoạn thực hiện tiếp theo Công tác đánh giá giai đoạnthực hiện được tiến hành theo 2 giai đoạn chủ yếu sau:
+ GĐ1: Đánh giá giữa kì được tiến hành vào thời gian thực hiện chương trình mục tiêu,nhằm xem xét quá trình thực hiện từ khi bắt đầu và đề xuất các điều chỉnh cần thiết
+ GĐ2: Đánh giá kết thúc được tiến hành ngay sau khi kết thúc việc thực hiện chương trìnhmục tiêu, nhằm xem xét các kết quả đạt được và tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện, rútkinh nghiệm cần thiết làm cơ sở lập báo cáo kết thức chương trình mục tiêu
b Quản lý hoạt động đầu tư công
- Tùy theo quy mô, tính chất của dự án và điều kiện cụ thể của chủ đầu tư, chủ đầu tư các dự
án đầu tư công có thể lựa chọn một trong các phương thức quản lý thực hiện dự án như sau:
tự tổ chức quản lý thực hiện dự án; thuê tư vấn quản lý dự án; ủy thác đầu tư; hoặc thựchiện theo phương thức khác
+ Trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư công, chủ đầu tư phải kí kết hợp đồng với tổchức tư vấn và các nội dung khác theo thẩm quyền
+ Trường hợp ủy thác thực hiện dự án đầu tư công, chủ đầu tư chịu trách nhiệm huy độngvốn đầu tư theo yêu cầu tiến độ chuyển cho tổ chức nhận ủy thác thực hiện dự án theo Hợpđồng ủy thác
- Trong quản lý hoạt động đầu tư công, cần đảm bảo thực hiện đúng phạm vi, nội dung đầu
tư, chất lượng, mức chi phí, thời hạn và các yêu cầu khác ghi trong Quyết định phê duyệt dự
án đầu tư công
c Kế hoạch đầu tư công
* Khái niệm
- Kế hoạch đầu tư công là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàngnăm; thể hiện việc bố trí, cân đối các nguồn vốn nhà nước và các giải pháp thực hiện nhữngmục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kì
* Phân loại kế hoạch đầu tư công
Phân loại kế hoạch đầu tư công theo thời hạn kế hoạch, bao gồm:
– Kế hoạch đầu tư công trung hạn được lập trong thời hạn 05 năm, phù hợp với kế hoạchphát triển kinh tế – xã hội 05 năm;
– Kế hoạch đầu tư công hằng năm để triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn,phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm và cân đối vốn đầu tưcông hằng năm
Phân loại kế hoạch đầu tư công theo cấp quản lý, bao gồm:
– Kế hoạch đầu tư công của quốc gia;
Trang 14– Kế hoạch đầu tư công của các bộ, cơ quan trung ương;
– Kế hoạch đầu tư công của các cấp chính quyền địa phương
Phân loại kế hoạch đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư, bao gồm:
– Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực của bộ,
cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chứcchính trị – xã hội, cơ quan, tổ chức khác và các chương trình đầu tư công sử dụng vốn ngânsách trung ương cho bộ, ngành và địa phương;
– Kế hoạch đầu tư vốn cân đối ngân sách địa phương;
– Kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngânsách nhà nước;
– Kế hoạch đầu tư vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ;
– Kế hoạch đầu tư vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
– Kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vốn vay khác của ngânsách địa phương để đầu tư;
– Kế hoạch đầu tư vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
Chương II Thực trạng của đầu tư công tại Việt Nam trong giai đoạn
2000-20171.Tình hình đầu tư công vào các chương trình mục tiêu quốc gia
Một trong năm nguồn chủ yếu của đầu tư công là đầu tư theo các chương trình hỗ trợ
có mục tiêu, bao gồm CTMTQG và các chương trình mục tiêu khác Vốn NSNN cho nhữngchương trình này được phân bổ theo dự toán hằng năm nhưng về chủ trương được quyếtđịnh cho thời kỳ dài hơn 1 năm, thường từ 3 đến 5 năm Đây cũng là vốn không hoàn lại Cóhai loại chương trình quốc gia: (i) "Chương trình mục tiêu quốc gia" là những chương trìnhxuyên suốt các ngành và địa phương, nhằm những mục tiêu được xác định cụ thể; (ii)
"Chương trình ngành" thực hiện trong một số ngành hay vùng cụ thể
Trong thời kỳ 2001-2005 có 6 CTMTQG và tăng lên 11 CTMTQG trong giai đoạn2006-2010, và đến năm 2011 có 15 CTMTQG Nếu tính cả các chương trình và các hỗ trợ
có mục tiêu khác thì các chương trình này lên tới con số 40 Năm 2008, kinh phí dành chodành cho 11 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135 và dự án 5 triệu ha rừng là10.382 tỷ đồng
Bảng 1 Danh mục hệ thống các chương trình mục tiêu quốc gia
của Chính phủ giai đoạn 2012-2015
ST
Tổng nguồn vốn dự kiến
( tỷ đồng)
% NSNN huy động
1 Việc làm và dạy nghề Bộ LĐ-TB &XH 30.656 78,33
3 Nước sạch và vệ sinh
Trang 1512 Ứng phó với biến đổi
15
Đưa thông tin về cơ sở
miền núi, vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải
đảo
Bộ Thông tin vàTruyền thông
Nguồn: Tổng hợp từ cổng thông tin www.chinhphu.vn
Có hơn 30 "chương trình ngành" hỗ trợ có mục tiêu, nhằm thực hiện các chỉ thị, nghịquyết của Bộ chính trị và một số nghị quyết của Chính phủ, với tổng số vốn lên tới 28.659
tỷ đồng (cho các ngành trung ương 12.130 tỷ và 16.330 tỷ cho các địa phương)
Tổng chi cho các chương trình mục tiêu tương đương 7,9% chi ngân sách, nhưng chỉ
có khoản chi cho 11 CTMTQG, chương trình 135 và dự án 5 triệu ha rừng là được đưa vàongân sách (chiếm khoảng 2% ngân sách) Trong kinh phí cho các chương trình một phầnkhông nhỏ là dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, nhưng do số lượng các chương trình quálớn, kinh phí lại nằm ngoài cân đối ngân sách dài hạn, nên cũng không thể phân loại vàthống kê chính xác tổng số vốn đầu tư Việc quản lý trở nên phức tạp hơn và tạo khoảngkhông gian rộng cho những quyết định mang tính chủ quan, không theo các quy tắc và tiêuchuẩn pháp quy về chi tiêu ngân sách nhà nước
Một số CTMTQG như Chương trình giảm nghèo, Chương trình nước sạch và vệ sinhmôi trường nông thôn, Chương trình giáo dục đào tạo giai đoạn II, Chương trình về việc làmv.v… đã giúp cải thiện đáng kể đời sống của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo vàđảm bảo an sinh xã hội Nội dung hỗ trợ của các CTMTQG là khá toàn diện như hỗ trợ sản
Trang 16xuất nông nghiệp, giáo dục, tiếp cận các dịch vụ cơ bản (nước, điện, dịch vụ pháp lý), nhà ở,
y tế, tăng cường năng lực, trợ cấp, hay hỗ trợ người dân tộc
Tuy nhiên, việc thực hiện các CTMTQT và các chương trình mục tiêu khác thời gianqua đã bộc lộ một số nhược điểm như sau:
Có sự chồng chéo về nội dung hỗ trợ và mục tiêu thực hiện giữa các chương trình ởcác mức độ khác nhau Sự đầu tư chồng chéo, dàn trải và thiếu phối hợp đã gây lãng phí lớn
và hiệu quả mang lại không cao như mong muốn
Trong tổng vốn đầu tư cho các chương trình có một phần không nhỏ là dành cho đầu
tư xây dựng cơ bản Tuy nhiên, do số lượng chương trình lớn và kinh phí lại nằm ngoài cânđối ngân sách dài hạn nên không thể phân loại và thống kê chính xác tổng số vốn đầu tư Do
đó, việc quản lý trở nên phức tạp hơn và tạo không gian cho những quyết định mang tínhchủ quan, không theo các quy tắc và tiêu chí về chi tiêu ngân sách nhà nước
2.Tình hình đầu tư công vào các dự án
Trong những năm qua, có rất nhiều dự án được nhà nước chú trọng đầu tư, xây dựng.Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng đạt dược kết quả khả quan, có nhiều dự án chậm tiến
độ gây thất thoát, lãng phí, tổn thất cho ngân sách Nhà nước
Thực tế, theo số liệu tổng hợp từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2016, có 1.448 dự ánchậm tiến độ, chiếm 3,21% số dự án thực hiện trong kỳ (bao gồm 34 dự án nhóm A, 391 dự
án nhóm B, 1.023 dự án nhóm C)
Tính đến 25/8/2017, có 43 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, với tổng mứcđầu tư được phê duyệt sau cùng khoảng 42.744 tỷ đồng, có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả.Tính cả 12 dự án của ngành Công Thương, con số này có thể lên đến hơn 100.000 tỷ
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư, các dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả tại doanh nghiệp do các bộ ngành quản lý tập trung chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản,phát triển hạ tầng (cảng biển, kho bãi), nông nghiệp (thuỷ sản, cao su, cà phê) hoặc đầu tư mới, nâng cấp, mở rộng công suất nhà máy.( Ngoài ra có 8 dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả đã được thanh lý, hoặc chuyển giao, thay đổi chủ đầu tư )
Còn theo báo cáo của các bộ, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, nhìn chung các dự án đầu tư có dấu hiệu không hiệu quả là do thời gian đầu tư kéo dài nhiềunăm, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự án đi vào hoạt động nhưng không đảm bảo công suất thiết kế, thua lỗ kéo dài… Các dự án này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản, phát triển hạ tầng, nông nghiệp và ở các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn là chính
Cụ thể như sau:
Bộ Thông tin và truyền thông: Theo báo cáo tại Công văn số 2270/BTTTT-QLDN
ngày 28/6/2017, Bộ Thông tin và truyền thông đã có tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1679/BTTTT-QLDN ngày 13/7/2017 Theo đó 3/4 doanh nghiệp nhà nước do bộ quản lý là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông Mobifone và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam chưa có dự án thua lỗ kéo dài, không có khả năng phục hồi
Trang 17Riêng Tổng công ty truyền thông đa phương tiện có một số dự án đầu tư có mục đích sử dụng cho Đài truyền hình kỹ thuật số VTC đã được thực hiện, có nguy cơ giảm hiệu quả khiviệc bàn giao, chia tách Đài VTC chưa được hoàn thành (Dự án xây dựng trụ sở Đài VTC,
Dự án Trung tâm truyền thông đa phương tiện, Dự án nâng cao năng lực Trung tâm truyền thông đa phương tiện, Dự án hiện đại hoá thiết bị trường quay bằng công nghệ cao: Bốn dự
án có tổng mức đầu tư là 1.678 tỷ đồng và hầu hết đưa vào sử dụng trong năm 2014 hoặc
2015, nhưng tỷ lệ sử dụng thấp)
Bộ Quốc phòng: Theo báo cáo tại Công văn số 7318/BQP-KHĐT ngày 27/6/2017, Bộ
Quốc phòng đã thống kê các dự án đầu tư có dấu hiệu không hiệu quả theo 02 nhóm là các
dự án đã đưa vào sản xuất, vận hành và các dự án tạm dừng, dở dang chưa hoàn thiện đầu tư
Nhóm các dự án đã đưa vào sản xuất, vận hành bao gồm: các dự án trồng cao su kém hiệu quả sang Lào, Campuchia thuộc Tổng công ty 15; các dự án nâng công suất khai thác than tại mỏ Đông Rì, mỏ Nam Khe Tam của Tổng công ty Đông Bắc
Nhóm các dự án tạm dừng, dở dang chưa hoàn thiện đầu tư: Là các dự án đầu tư vào lĩnh vực bất động sản như xây dựng khu đô thị của Công ty TNHH MTV Hà Thành; dự án xây dựng khu nhà ở, dịch vụ thương mại và văn phòng của Tổng công ty Thành An (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) và dự án xây dựng khu nhà ở, dịch vụ thương mại và văn phòng Thành An Tower tại 21 Lê Văn Lương, Hà Nội; dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Sunshine Hill I và Sunshine Hill II của Tổng công ty Thái Sơn
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Theo báo cáo tại Công văn số
6399/BNN-QLDN, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thống kê có 27 dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Nam (11 dự án), Tổng công ty Cà phê(13 dự án), Công ty TNHH MTV Thuỷ sản Hạ Long (3 dự án), với tổng mức đầu tư được phê duyệt sau cùng là 909,76 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào các nhóm là nhóm dự án đã tạm dừng hoạt động (13 dự án), nhóm dự án đang sản xuất, vận hành nhưng thua lỗ (8 dự án)
Bộ Giao thông vận tải: Theo báo cáo tại Công văn số 8694/BGTVT-QLDN ngày
04/8/2017, Bộ Giao thông vận tải thống kê có 2 doanh nghiệp có các dự án có dấu hiệu đầu
tư không hiệu quả thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (SBIC) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)
Đối với Công ty mẹ - TCT Hàng hải Việt Nam, báo cáo của Bộ GTVT gửi Bộ KH-ĐTcho hay có 3 dự án đầu tư có dấu hiệu không hiệu quả:
Một là Dự án Đầu tư xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, có tổng mức đầu tư được duyệt sau cùng là 6.177 tỷ đồng Dự án đã dừng thực hiện từ năm 2012 và đanglàm thủ tục bàn giao cho Cục Hàng hải Việt Nam
Hai là Dự án đầu tư xây dựng cảng Cái Cui có tổng mức phê duyệt sau cùng là 829,8
tỷ đồng, lợi nhuận đạt thấp hơn rất nhiều so với dự án được phê duyệt
Ba là dự án đầu tư xây dựng kho bãi container tại Hải Phòng, có tổng mức đầu tư phêduyệt sau cùng là 352 tỷ đồng, dự án bị thua lỗ từ khi đưa vào khai thác
Trang 18Dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam, có tổng mức đầu tư được duyệt sau cùng là 6.490 tỷ đồng, bắt đầu thực hiện đầu tư từ 2008 Đến năm 2017, Vinalines hoàn thành công tác thoái vốn và thu về một phần vốn đã đầu tư, tương đương 81,787 tỷ đồng.
Công ty TNHH MTV vận tải Biển Đông (thuộc Vinalines) cũng có 2 dự án đóng mớitàu container (1.140,66 tỷ đồng) Cả 2 dự án đang lỗ kéo dài từ năm 2009 đến nay, với tổng
số lỗ luỹ kế là 1.608 tỷ đồng
3 Tình hình vốn đầu tư công phân bổ theo thành phần kinh tế
Bảng 2: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội theo giá hiện hành phân theo thành phần
kinh tế qua các năm giai đoạn 2000-2016
Đơn vị:nghìn tỉ đồng
Năm Tổng số
Thành phần kinh tế Vốn đầu tư thực
hiện so với tổngsản phẩm trongnước (GDP)-%
Kinh tế nhànước
Kinh tế ngoàinhà nước Nước ngoài
Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO) 2000-2016.
Trong giai đoạn 2000-2016, tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đã giảm từ 39% giai đoạn 2005-2010 xuống còn 33,3% năm 2011, và rơi vào khoảng 31,6% giai đoạn 2012-2016 Bên cạnh đó, tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội cũng giảm xuống từ 47,2% giai đoạn 2000-2010 xuống còn 39% giai đoạn 2011-2016
Trong khi đó, việc huy động vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước đã thu được kết quả khả quan hơn, tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực tư nhân tăng từ 32,6% giai đoạn 2000-
2010 lên 38,8% trong những năm 2011-2015, tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng từ 20,1% giai đoạn 2000-2010 lên 22,6% giai đoạn 2011-2015
Trang 19Như vậy, mục tiêu đưa tỷ trọng đầu tư phát triển xuống 30 - 35% GDP đã đạt được.Đây chính là kết quả của chủ trương giảm vốn đầu tư của Nhà nước nhưng tăng cường khảnăng kích hoạt các nguồn đầu tư khác phát huy đúng chức năng của vốn đầu tư nhà nước,tức là vốn mồi và kích hoạt các nguồn vốn khác.
Một chỉ số quan trọng cho thấy sự tiến triển rõ rệt trong đầu tư công là ICOR Từ nước
có ICOR vào loại cao nhất thế giới, thời gian qua, ICOR của Việt Nam đã giảm đáng kể,cho thấy việc sử dụng nguồn lực đầu tư ngày càng hiệu quả
Theo TS Nguyễn Tú Anh, Trưởng ban Ban Chính sách kinh tế vĩ mô (CIEM), từ năm
2012 đến nay, ICOR cả nước hàng quý đã giảm dần Quý IV/2014, ICOR chỉ khoảng 4,5 sovới mức 12 của quý IV/2011 Chỉ số ICOR qua các năm cũng được cải thiện rõ ràng Năm
2012 chỉ số ICOR là 5,9; năm 2013 là 5,6; năm 2014 là 5,18 ICOR giảm cho thấy hiệu quảđầu tư của nền kinh tế đã có những dấu hiệu được cải thiện TS Nguyễn Tú Anh khẳngđịnh, mặc dù kinh tế còn khó khăn, chưa phục hồi tăng trưởng như giai đoạn trước, nhưng
để đạt được 1% tăng trưởng, Việt Nam đã sử dụng vốn ít đi
4.Tình hình vốn đầu tư công phân bổ theo ngành kinh tế giai đoạn 2005-2016
Bảng 3:Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước theo giá hiện hành
phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2007-2016