ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM TẠI ABIC

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Trang 45)

Xu hướng phát triển của thị trường Tái bảo hiểm ở Việt Nam 3.1.

Những mặt hạn chế 3.1.1.

Qua việc phân tích dữ liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh những năm vừa qua cũng cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng trong công ty vẫn tồn tại khá nhiều mặt hạn chế như:

Giai đoạn từ năm 2011-2013, doanh thu phí nhận tái toàn công ty có xu hướng tăng nhưng thiếu tính ổn định (doanh thu phí năm 2013 giảm 5,12% so với năm 2012). Trong đó nguồn phí từ nhận tái bảo hiểm tự nguyện lại giảm cả về số tuyệt đối và tương đối. Phải chăng chất lượng dịch vụ mà ABIC cung cấp không còn hấp dẫn các nhà nhượng tái bảo hiểm. Vì vậy vấn đề đặt ra lúc này là nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút đối với các nhà nhượng tái.

Ngoài ra, phần lớn phí nhận tái lại chỉ tập trung vào một số nghiệp vụ chủ yếu. sự chênh lệch giữa các nghiệp vụ là khá lớn. Chính điều này sẽ làm cho doanh thu phí nhận tái của một trong những nghiệp vụ đó giảm kéo theo doanh thu phí nhận tái của cả công ty giảm theo. Điều đó được chứng minh trong năm 2013, phí nhận tái của nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ giảm xuống so với năm 2012, kéo theo sự giảm sút tổng doanh thu phí nhận tái trong năm đó

Mức phí bảo hiểm giữ lại của công ty đang ở mức âm, có xu hướng tăng dần nhưng tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu còn quá khiêm tốn. Điều đó cũng có nghĩa là phần lớn dịch vụ khai thác đều được chuyển nhượng tái bảo hiểm dẫn đến tăng chi nghiệp vụ tái bảo hiểm. Từ đó làm giảm kết quả kinh doanh nghiệp vụ tái bảo hiểm của ABIC giai đoạn 2011-2013.

Tiềm năng của thị trường Tái bảo hiểm 3.1.2.

Thị trường Bảo hiểm ở nước ta hiện nay nói chung và thị trường tái bảo hiểm nói riêng hiện nay có thể thấy là rất lớn và đa dạng ở mọi lĩnh vực. Theo đánh giá của các tổ chức bảo hiểm thế giới, thị trường Việt Nam còn khoảng 90% bảo hiểm chưa được khai thác. Đây là một con số khá tiềm năng cho các doanh nghiệp bảo hiểm nếu biết tận dụng để khai thác, đem lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp bảo hiểm.

Trước hết về lĩnh vực Bảo hiểm con người thì thị trường Việt Nam với dân số hơn 90 triệu người là môi trường thuận lợi cho hoạt động của các nghiệp vụ Bảo hiểm nhân thọ, Bảo hiểm du lịch, Bảo hiểm tai nạn...Trong thị trường này ta có thể thấy ngành bảo hiểm mới chỉ khai thác và đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của xã hội. Bảo

46

hiểm tai nạn con người mới chỉ triển khai trong khu vực kinh tế Nhà nước với số lượng người tham gia Bảo hiểm khoảng 5,3 triệu người. Lực lượng lao động nước ta có khoảng 40 triệu người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 80% và lao động thuộc các thành phần kinh tế khác chưa được khai thác hoặc nếu có thì chỉ là con số không đáng kể.

Với lĩnh vực Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, một nghiệp vụ truyền thống của thị trường Bảo hiểm Việt Nam thì so với tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu. kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu được mua bảo hiểm trong nước còn rất nhỏ. Theo số liệu của Bộ Thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong năm 2013 đạt 30,4 tỷ USD, trong đó tổng phí Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu của thị trường chỉ đạt 6,38 tỷ USD, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 11,68%.

Trong lĩnh vực Bảo hiểm tài sản, Bảo hiểm hoả hoạn, Bảo hiểm trộm cắp, Bảo hiểm rủi ro hỗn hợp...các nhà Bảo hiểm Việt Nam mới chỉ khai thác chủ yếu trong các doanh nghiệp lớn hay các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và một số ít văn phòng, trường học, còn hàng chục ngàn bệnh viện, chợ...với giá trị không nhỏ chưa được khai thác hoặc chưa có điều kiện tham gia Bảo hiểm.

Như vậy với tiềm năng còn bỏ ngỏ, thị trường Bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường Tái bảo hiểm nói riêng giống như mảnh đất màu mỡ chưa được khai phá, rất cần những động lực mới về vốn cũng như kinh nghiệm để phát triển. Chỉ có như vậy thị trường Tái bảo hiểm mới có điều kiện lớn mạnh và trưởng thành trong môi trường cạnh tranh quốc tế.

Điều kiện kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến thị trường Tái bảo hiểm 3.2.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế và đầu tư nước ngoài 3.2.1.

Nền kinh tế của Việt Nam đang từng bước vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng từ những cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và trên thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn chưa cao. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì nền kinh tế thì Việt Nam đang trên đà khởi sắc, có triển vọng phát triển với tốc độ tăng trưởng trung bình 7-8% một năm. Theo báo cáo của tổng cục thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GPD) 6 tháng đầu năm tính tăng 5,18% so với cùng kì năm 2013, trong đó quý I tăng 5,09%, quý II tăng 5,25%. Đây là mức tăng GDP cao hơn so với mức tăng cùng kì năm 2012 và 2013.

Tính chung cả cấp mới và tăng vốn trong 12 tháng năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 20,23 tỷ USD, bằng 93,5% so với cùng kỳ 2013 và tăng 19% so với kế hoạch năm 2014 (17 tỷ USD). Vì vậy đây vẫn là lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận cho lĩnh vực bảo hiểm và tái bảo hiểm nếu họ biết khai thác. Theo sự chuyển đổi của nền kinh tế, các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan

trọng của Bảo hiểm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của họ, điều đó mở ra hướng phát triển thuận lợi cho thị trường Bảo hiểm-Tái bảo hiểm ở Việt Nam.

Sự tham gia của các công ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm quốc tế 3.2.2.

Theo nghị định 100/CP: “Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty bảo hiểm tương hỗ, công ty liên doanh bảo hiểm, chi nhánh của tổ chức bảo hiểm nước ngoài, công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam”. Do đó các công ty bảo hiểm nước ngoài đã được cấp phép hoạt động ở Việt Nam. Với sự tham gia của các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm uy tín của nước ngoài vào thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường tái bảo hiểm nói riêng chắc chắn sẽ là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp trong nước học hỏi về mô hình quản lý khai thác, bồi thường, nghiệp vụ định phí, đánh giá rủi ro và giám định.

Khi đó các công ty bảo hiểm trong nước phải thực sự cố gắng nâng cao trình độ để phù hợp với xu hướng phát triển quốc tế, đứng vững trong cạnh tranh. Các chuyên gia bảo hiểm Việt Nam sẽ có cơ hội được đào tạo và học hỏi những kiến thức tiên tiến nhất về bảo hiểm quốc tế. Đối với tái bảo hiểm, vì là một nghiệp vụ còn rất mới tại Việt Nam nên việc học hỏi từ các công ty tái bảo hiểm thế giới để hoàn thiện trình độ lại càng cấp thiết. Tất nhiên các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường Việt Nam với mục đích kinh doanh, với mục tiêu là lợi nhuận chứ không phải là để "phát triển nền bảo hiểm ở một nước đang phát triển" nhưng xét cho cùng muốn kinh doanh thành công, họ buộc phải vận dụng những kinh nghiệm của mình, buộc phải đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao hơn, hợp chuẩn với mô hình quốc tế của mình.

Các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước dưới áp lực cạnh tranh sẽ buộc phải học hỏi, cải tiến và đối mới để có thể trụ vững trên thị trường nội địa. Còn để vươn ra thị trường thế giới, các doanh nghiệp này cần xây dựng mô hình hoạt động theo chuẩn quốc tế bởi bảo hiểm là một lĩnh vực có độ đồng nhất cao trên toàn thị trường. Cạnh tranh tất sẽ có kẻ thắng, người thua, nhưng sau tất cả, cạnh tranh chính là động lực để cả thị trường phát triển đi lên.

Mặt khác trong tương lai, khi thị trường tài chính cũng thị trường chứng khoán Việt Nam thực sự phát triển sẽ tạo điều kiện đầu tư nhiều hơn cho ngành Bảo hiểm. Do đó, thị trường Bảo hiểm -Tái bảo hiểm Việt Nam sẽ thực sự phát triển đầy đủ theo đúng cách thức trên thị trường quốc tế.

Thuận lợi và khó khăn của hoạt động Tái bảo hiểm 3.3.

Thuận lợi 3.3.1.

Nền kinh tế ổn định và phát triển sẽ kéo theo thị trường Bảo hiểm Việt Nam sắp tới sẽ có bước nhảy vọt, với nhiều những sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm được ra đời

48

thì sẽ kích thích nhu cầu cần được bảo hiểm của các doanh nghiệp. Đem lại nguồn thu lớn cho thị trường Bảo hiểm.

Thị trường Tái bảo hiểm Việt Nam còn nhiều tiềm năng đặc biệt là thị trường Tái bảo hiểm nhân thọ hiện còn chưa được khai thác.

Khi Nhà nước cho phép các công ty Bảo hiểm nước ngoài được hoạt động ở Việt Nam thì khả năng cạnh tranh sẽ có lợi cho các công ty nước ngoài với khả năng giữ lại dịch vụ rất lớn. Do đó, việc duy trì tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc cho ABIC như hiện nay sẽ có lợi cho các doanh nghiệp trong nước trên cơ sở nhận dịch vụ điều tiết từ ABIC.

Nghị định 100/CP của Chính phủ về hoạt động Bảo hiểm ở Việt Nam đã mở ra khả năng cho thị trường Bảo hiểm Việt Nam phát triển theo hướng đa dạng hoá, có tính cạnh tranh cao và chất lượng phục vụ ngày càng được nâng lên đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cũng như các tầng lớp nhân dân.

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam được thành lập vào ngày 24/12/1999 đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trên con đường phát triển của thị trường Bảo hiểm Việt Nam. Với vai trò của mình Hiệp hội góp phần lành mạnh hoá thị trường Bảo hiểm Việt Nam, tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa các doạnh nghiệp Bảo hiểm Việt Nam, thúc đẩy thị trường Bảo hiểm Việt Nam phát triển đúng đường lối chính sách của Nhà nước Việt Nam.

Luật kinh doanh về Bảo hiểm đã hoàn chỉnh và trình Chính phủ ra đời năm 2002 đã tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch, chặt chẽ, phù hợp với nền kinh tế cũng như trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.

Những thách thức đặt ra 3.3.2.

Thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam mới được mở cửa sau một thời gian dài độc quyền nên hoạt động thực sự chưa đi vào nề nếp. Do đó, một số công ty Bảo hiểm ra đời chạy theo lợi nhuận thuần tuý dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm nước ngoài lợi dụng.

Thị trường Việt Nam là thị trường mới phát triển, kinh nghiệm quản lý cũng như vốn còn hạn chế, hiện tượng cạnh tranh hạ phí có ảnh hưởng không tốt đến thị trường nói chung và khả năng chuyển nhượng tái bảo hiểm cho thị trường trong và ngoài nước nói riêng.

Vốn của các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm Việt Nam còn ít, khả năng giữ lại dịch vụ còn hạn chế làm ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của thị trường Tái bảo hiểm.

Cơ sở vật chất của các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm còn yếu kém. Đội ngũ cán bộ trong ngành bảo hiểm-tái bảo hiểm còn thiếu, đặc biệt là thiếu các cán bộ quản lý đầu ngành.

 Các công ty bảo hiểm Việt Nam không có sự trao đổi, hợp tác chặt chẽ với nhau, chưa quen với các hoạt động cạnh tranh quốc tế, cán bộ bảo hiểm còn non kém về mặt chuyên môn nên luôn phải chịu sự cạnh tranh lớn của các công ty nước ngoài, không tự đàm phán được các điều kiện, điều khoản nên tuân thủ một cách thụ động các điều kiện do phía nước ngoài áp đặt.

 Trên thị trường Việt Nam, các công ty bảo hiểm gốc hầu như ít tiến hành tái bảo hiểm cho nhau mà chỉ tái bảo hiểm cho các công ty nước ngoài

 Trừ một số dịch vụ bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm tài sản và một số dịch vụ khác của phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định, còn lại việc định phí trong hầu hết các dịch vụ bảo hiểm phải tái bảo hiểm như: Bảo hiểm hàng không, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm dầu khí...hầu như phụ thuộc vào các công ty nước ngoài.

 Hiện nay thị trường bảo hiểm Việt Nam mới chỉ triển khai báo bảo hiểm các dịch vụ đối ngoại như bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không...Cung cấp dịch vụ bảo hiểm đối nội có nguồn thu từ dân cư như Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ... thì vẫn chưa thực hiện tái bảo hiểm.

 Các công ty bảo hiểm Việt Nam đa số mới thành lập, kinh nghiệm và nguồn vốn hạn chế nên đối với những công trình có giá trị bảo hiểm lớn đều không tự mình khai thác được mà phải thông qua môi giới hoặc các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm nước ngoài. Thông tin qua môi giới thường không cập nhật và không phải lúc nào cũng chính xác, mặt khác các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam còn phải trả phí môi giới hoặc nhượng tái bảo hiểm cho họ với tỷ lệ lớn và hoa hồng ưu đãi.

 Quy định thống nhất quản lý ngoại hối của Nhà nước có phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khai thác của các công ty Bảo hiểm-Tái bảo hiểm do tâm lý của họ là muốn bảo vệ tài sản của mình bằng ngoại tệ mạnh.

 Quản lý Nhà nước về hoạt động của các văn phòng đại diện bảo hiểm và môi giới bảo hiểm chưa chặt chẽ nên một trong những hoạt động của các văn phòng đại diện là làm tư vấn cho khách hàng và giới thiệu dịch vụ như “môi giới” nhưng không hưởng hoa hồng mà chỉ nhận Tái bảo hiểm chỉ định tỷ lệ cao. Trên thực tế các văn phòng đại diện này đã tiến hành hoạt động môi giới không cần đến giấy phép kinh doanh mà vẫn không bị coi là trái pháp luật.

50

Điều đó làm nảy sinh hiện tượng các công ty Bảo hiểm nội địa vẫn bị chèn ép trong việc định phí và giới thiệu dịch vụ.

Định hướng kinh doanh chung của ABIC trong năm 2014 3.4.

Năm 2014 dự báo nền kinh tế xã hội trong năm nay tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, kinh tế tăng trưởng chậm và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi. Sản xuất kinh doanh trong nước vẫn trong tình trạng khó khăn, sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm, nợ xấu vẫn đang là gánh nặng cho nền kinh tế. Tình trạng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản tiếp tục xảy ra, các dự án đầu tư công tiếp tục bị ngưng trệ hoặc kéo dài, các doanh nghiệp vận tải biển, xây dựng, bất động sản được dự báo vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng và suy thoái. Theo dự báo của Cục quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ tài chính), năm 2014 thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ duy trì mục tiêu tăng trưởng 8-10%. Thị trường tái bảo hiểm trên thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, việc thu xếp các hợp đồng bảo hiểm vẫn còn khó khăn. Đây là những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến định hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

Trong năm 2014, mục tiêu tổng quát trong hoạt động kinh doanh của ABIC là:

“Duy trì nhịp tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trên cơ sở kết quả thực hiện năm 2013. Phát triển mô hình kênh phân phối bảo hiểm qua Ngân hàng Nông nghiệp cả về số lượng và chất lượng, thực hiện tốt chế độ thông tin hai chiều với hệ thống Tổng đại lý các cấp. Tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, quy trình nghiệp vụ và cơ chế quản lý kinh

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)