Tình hình nhận tái bảo hiểm

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Trang 28)

nghiệp (ABIC)

2.2.1. Tình hình nhận tái bảo hiểm

Hoạt động nhận tái bảo hiểm có vai trò và ý nghĩa quan trọng tương tự như việc khai thác nghiệp vụ bảo hiểm gốc trong kinh doanh bảo hiểm. ABIC đã nhận chú trọng tới khâu nhận tái bảo hiểm vì nhận thấy được vai trò quyết định của nghiệp vụ này này

tới các hoạt động về sau. Ngoài ra, ABIC đang nỗ lực mở rộng thị trường nhận tái bảo hiểm không những chỉ trong khu vực trong nước mà còn vươn ra tầm khu vực và thế giới. Song do kinh nghiệm hoạt động cũng như khả năng tài chính còn hạn chế mà phần lớn các dịch vụ nhận tái của công ty chủ yếu khai thác ở các công ty trong nước.

Chính vì vậy, trong phần này chủ yếu đề cập tới hoạt động nhận tái bảo hiểm của ABIC từ thị trường trong nước.

2.2.1.1. Theo hình thức tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc - tự nguyện

Với việc cam kết giữa ABIC và các doanh nghiệp bảo hiểm là cổ đông từ những quy định về tái bảo hiểm bắt buộc mà có thể chia nguồn nhận tái của ABIC ra làm hai nguồn chính: nguồn nhận tái cam kết/bắt buộc và nguồn nhận tái tự nguyện.

ABIC ngoài khai thác những dịch vụ từ những dịch vụ được quy định trong tái bảo hiểm bắt buộc và nhượng tái của các cổ đông thì công ty cũng mở rộng và tích cực đàm phán với các doanh nghiệp bảo hiểm khác để thuyết phục họ nhượng tái sang ABIC. Nguồn thu nhận tái bảo hiểm tự nguyện có vai trò hết sức quan trọng vì nó thể hiện được năng lực cạnh tranh cũng như chất lượng dịch vụ mà ABIC có thể cung cấp cho các nhà nhượng tái.

Bảng 2.2:Doanh thu phí nhận TBH của ABIC theo hình thức cam kết/bắt buộc - tự nguyện (2011 – 2013)

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

Phí nhận TBH cam kết/bắt

buộc Phí nhận tái tự nguyện

Tổng phí nhận TBH Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2011 8.837,97 46,70 10.087,03 53,30 18.925 2012 12.377,25 48,92 12.923,75 51,08 25.301 2013 10.947,56 54,36 9.191,44 45,64 20.139 Tổng 32.162,78 49,98 32.202,22 50,02 64.365

(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)

Nhìn vào bảng tổng kết doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của ABIC, ta có thể thấy ngay được tổng phí nhận tái từ năm 2011 đến năm 2013 đạt 64.365 triệu đồng. Cụ thể:

Năm 2011 tổng thu phí tái bảo hiểm là 18.925 triệu đồng, năm 2012 là 25.301 triệu đồng. Do đó mức tăng của năm 2012 so với năm 2011 là 6.376 triệu đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 33,69%. Đây là một tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng do sự đóng góp của các cổ đông và sự phát triển mở rộng thị phần của công ty, chiến lược

30

cạnh tranh tốt. Hàng loạt các giải pháp quản lý dịch vụ bảo hiểm được triển khai cũng như sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước và sự khởi sắc của thị trường bảo hiểm trong nước đã có ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động nhận tái của ABIC.

Năm 2013, tổng phí tái bảo hiểm của ABIC đã giảm xuống còn 20.139 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm tương đối là 25,63% so với năm 2012. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm trên là do cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bảo hiểm được đẩy lên tới mức cao, diễn ra khốc liệt và ở tất cả các loại hình dịch vụ: cạnh tranh về giá phí, điều kiện/điều khoản bảo hiểm. Để thích ứng với điều kiện mới, cũng như một số các doanh nghiệp truyền thống khác “không chạy đua theo doanh thu”, “an toàn - hiệu quả - ổn định” là các tiêu chí trong kinh doanh được ABIC đặt lên hàng đầu. Hàng loạt các giải pháp quản lý dịch vụ bảo hiểm được tăng cường thực hiện. Yêu cầu đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận dịch vụ nhận tái bảo hiểm ngày càng cao. Công ty cũng kiên quyết từ chối nhận tái bảo hiểm các dịch vụ có giá phí quá thấp hoặc điều kiện bảo hiểm mở rộng không hợp lý, không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, qua bảng ta cũng thấy xu hướng chung từ năm 2011 đến năm 2013 cơ cấu của phí nhận tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc đang trong chiều hướng tăng dần qua các năm còn tỷ trọng của phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện lại bắt đầu giảm dần cả về số tuyệt đối và tương đối. Năm 2013, giá phí tái bảo hiểm cam kết là 10.947,56 triệu đồng chiếm 54,36% về tổng phí nhận tái bảo hiểm, năm 2011 và 2012 chỉ chiếm tỉ lệ lần lượt là 46,70% và 48,92% tổng phí nhận TBH. Sở dĩ dẫn đến xu hướng trên là do nguồn phí nhận tái bảo hiểm của công ty đã có sự thay đổi. Nếu như năm 2011, số phí nhận tái từ nguồn bắt buộc chiếm xấp xỉ 50% tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của ABIC thì từ năm 2012 trở lại đây, tỷ lệ này ngày càng giảm mạnh, thay vào đó công ty khai thác nguồn phí nhận tái bảo hiểm chủ yếu từ cam kết trao đổi dịch vụ từ các cổ đông (chiếm khoảng 64,89% trong năm 2012) và khai thác ngoài cam kết (chiếm 34,11%), trong đó phí nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài phí nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài chủ yếu được nhận từ thị trường châu Á.

2.2.1.2. Theo loại hình nghiệp vụ

Bảng 2.3:Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm theo loại hình nghiệp vụ tại ABIC (2011 – 2013)

Đơn vị : Triệu đồng

Tên nghiệp

vụ

2011 2012 2013

Cam kết Tự nguyện Tổng Cam kết Tự nguyện Tổng Cam kết Tự nguyện Tổng

Hàng hoá 762,40 2191,42 2953,82 2684,40 1492,38 4176,78 1876,54 2858,00 4734,54 Tài sản- Kỹ thuật 1792,50 2428,84 4221,34 1480,54 2102,91 3583,45 2745,35 1579,87 4325,22 Xe cơ giới 836,12 1605,72 2441,84 2763,45 1064,13 3827,58 2033,43 418,87 2452,30 Cháy nổ 1245,02 2099,30 3344,32 1374,52 3502,01 4876,53 1345,24 1429,29 2774,53 Tàu thuyền 1402,20 1366,32 2768,52 3976,44 1822,01 5798,45 1944,53 2939,89 4884,42 Con người 892,34 1750,91 2643,25 1344,53 1108,87 2453,40 254,54 182,89 437,43 Khác 374,20 177,71 551,91 428,45 156,36 584,81 255,65 274,91 530,56 Tổng 7304,78 11620,22 18.925,00 14.052,33 11.248,67 25.301,00 10.455,28 9.683,72 20.139,00 ``

32

Theo số liệu thống kê được qua các năm 2011-2013, ta có thể thấy tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm trong vòng 3 năm qua có sự khác nhau giữa các nghiệp vụ. Đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu phí nhận tái là nghiệp vụ tái bảo hiểm tàu thuyền với tổng doanh thu phí trong ba năm đạt 13.452,39 triệu đồng, chiếm tỷ trọng trung bình 20,90% tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của công ty. Đứng thứ hai là nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng hóa với tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm là 11.965,14 triệu đồng, chiếm 18,59% tổng doanh thu phí nhận tái cả thời kỳ. Tiếp đến là nghiệp vụ tái bảo hiểm tài sản kỹ thuật và cháy nổ với tỷ trọng lần lượt là 17,91% và 16,62% tổng doanh thu phí nhận tái. Nghiệp vụ có đóng góp thấp nhất là tái bảo hiểm nhân thọ và các nghiệp vụ khác với tổng doanh thu chỉ chiếm 0,92% và 0,32% tổng doanh thu phí nhận của công ty trong 3 năm qua.

Tái bảo hiểm tàu thuyền: Tỷ trọng bình quân của của nghiệp vụ này đứng thứ

nhất trong tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của công ty (đạt 20,90%) cho thấy tiềm năng của nghiệp vụ này còn rất lớn. Đạt được tỷ trọng đó một phần đến từ thực trạng trong những năm trở lại đây, ngành vận tải biển phát triển khá mạnh, đội tàu biển Việt Nam vẫn tiếp tục đầu tư mua tàu từ nước ngoài và đóng mới trong nước. Đồng nghĩa với nó là sự gia tăng nhu cầu bảo hiểm thân tàu làm doanh thu phí bảo hiểm thân tàu toàn thị trường tiếp tục tăng với tốc độ cao, gián tiếp tạo điều kiện cơ hội giúp ABIC nâng cao doanh thu phí nhận tái nghiệp vụ này.

Tái bảo hiểm hàng hoá: Đóng góp của nghiệp vụ này trong tổng doanh thu phí nhận tái của ABIC trong vòng ba năm qua là khá lớn với 18,59%. Với việc phát triển mạnh mẽ của thị trường hàng hóa cũng như tiềm năng phát triển thị trường hàng hóa xuất nhập công ty đã tích cực tập trung khai thác vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, tỷ lệ tổn thất của nghiệp vụ này lại ở mức khá cao trên 50%, lượng hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam tham gia còn tương đối hạn chế. Do đó ABIC cũng cần có những quản lý rủi ro trong việc nâng cao doanh thu phí nhận tải của nghiệp vụ này.

Tái bảo hiểm tài sản-kỹ thuật: Trong giai đoạn hiện nay, năng lực nhận tái của ABIC tăng lên một bước đáng kể. Nhiều nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng doanh thu phí nhận tái cao. Trong đó, nghiệp vụ tái bảo hiểm tài sản là có tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao (17,91%/năm), và có sự ổn định qua các năm với sự gia tăng của các hợp đồng về bảo hiểm trong xây dựng, bảo hiểm về nhà, ô tô, tiền gửi với việc thu hút khách hàng của Ngân hàng nông nghiệp. Đây cũng là một trong nghiệp vụ chính mang lại phần lớn doanh thu phí nhận tái cho ABIC.

Trong các doanh nghiệp, bảo hiểm về tài sản trở thành một phần không thể thiếu thúc đẩy thị trường bảo hiểm tài sản-kỹ thuật này phát triển. Có hàng loạt các dự án, đầu tư không ngừng gia tăng trong nền kinh tế khiến nhu cầu ngày càng tăng cao.

Ngoài ra, các cổ đông của ABIC chiếm phần lớn trên thị trường bảo hiểm kỹ thuật đã tạo điều kiện cho công ty tăng phí nhận tái cam kết, từ đó tăng doanh thu phí nhận tái của cả nghiệp vụ.

Tái bảo hiểm cháy nổ: Đây cũng là một trong những nghiệp vụ mang lại phần

lớn doanh thu phí nhận tái cho ABIC trong giai đoạn vừa qua với tỷ trọng 16,62% tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm. Nghị định 130 của Chính phủ về cháy nổ bắt buộc và Quyết định số 28/QĐ của Bộ tài chính về việc ban hành quy tắc và biểu phí bảo hiểm cháy nổ được áp dụng rộng rãi, tuy khó có thể tạo ra ngay một bước tăng vọt về doanh thu phí nhưng tác động của nó trong tương lai sẽ tạo ra sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm này.

Ảnh hưởng tích cực từ thị trường bảo hiểm tài sản đã giúp ABIC không ngừng nâng cao tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của nghiệp vụ này. Mặt khác cũng phải kể đến những nỗ lực không ngừng của các cán bộ phòng tái bảo hiểm phi hàng hải trong việc thoả thuận, thu xếp nhận tái bảo hiểm với các công ty nhượng trong và ngoài nước. Các cán bộ phòng phi hàng hải phải cân nhắc giữa nhận dịch vụ tái bảo hiểm và khả năng tái bảo hiểm ra nước ngoài một cách an toàn khi tỷ lệ phí bình quân trên thị trường đã giảm hơn 30%. Chính vì vậy nhiều dịch vụ đã bị công ty từ chối do tiềm ẩn quá nhiều rủi ro.

Kết quả kinh doanh nhận tái bảo hiểm của ABIC 2.2.2.

2.2.2.1. Tình hình nhượng tái của ABIC

Trong giai đoạn hiện nay, ABIC cũng nhận thấy rằng khả năng tài chính của công ty là có hạn, không thể cùng lúc nhận tái nhiều hợp đồng khác nhau vì rủi ro xảy ra là khá lớn.

Do đó hoạt động nhượng tái cho các nhà tái bảo hiểm khác cũng là cách để đảm bảo hoạt động trong kinh doanh, giữ được uy tín trên thị trường bởi thiệt hại được bồi thường nhanh và kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Chính vì nhượng tái bảo hiểm đóng một vai trò quyết định tới hoạt động nhận tái của ABIC, điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Tình hình hoạt động nhượng tái của công ty từ 2011-2013 Đơn vị: Triệu đồng

34

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Hoạt động nhượng tái của ABIC chỉ tập trung chuyển nhượng tái bảo hiểm cho thị trường trong nước, chưa có hoạt động nhượng tái sang nước ngoài. Từ năm 2012 phí thu nhượng tái đạt 99.259,00 triệu đồng, hoạt động này giảm đi so với năm 2011 là 25.157,37 triệu đồng. Và đến năm 2013, phí thu nhượng tái chỉ còn 55.802,11 triệu đồng, giảm 18.299,52 triệu đồng so với năm 2012. Điều này cho thấy công ty đang kiểm soát và chấp nhận rủi ro đối với các hợp đồng bảo hiểm gốc để đạt doanh thu cao hơn. ABIC chỉ chú trọng vào hoạt động nhượng tái với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước vì khi cùng vị trí địa lý, văn hóa, ngôn ngữ và có quan hệ gần gũi, hiểu biết lẫn nhau sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tái bảo hiểm diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, chi phí thấp hơn, việc thanh toán tái bảo hiểm cũng diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

Tuy vậy, nếu chỉ tái bảo hiểm trong nước sẽ làm cho năng lực về tài chính sẽ hạn chế, rủi ro ở mức cao hơn nếu không biết quản trị rủi ro đúng đắn. Do vậy ABIC cần quan tâm vấn đề mở rộng hoạt động nhượng tái ra cả thị trường nước ngoài.

2.2.2.2. Mức phí nhận tái bảo hiểm giữ lại

Với tình hình chuyển nhượng tái bảo hiểm diễn ra như trên, mức phí giữ lại của ABIC giai đoạn như sau:

99.259,00 74.101,63 55.802,11 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000

Bảng 2.4 Mức phí nhận tái bảo hiểm giữ lại của ABIC (2011 – 2013) Đơn vị: Triệu đồng Năm Phí nhận TBH Phí nhượng TBH Phí giữ lại Tỷ lệ phí giữ lại (%) 2011 18.925 99.259,00 (80.334,00) (318) 2012 25.301 74.101,63 (48.800,60) (242) 2013 20.139 55.802,11 (35.663,10) (55) Tổng 64.365 229.162,70 (164.798,00) (625) (Nguồn: Tự tổng hợp)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy rõ rằng hoạt động nhận tái của công ty đang ở mức rất thấp so với hoạt động chuyển nhượng. Điều này được lý giải là do kết quả kinh doanh của các các hợp đồng nhận tái cố định (doanh thu nhận tái cố định chiếm 65% tổng doanh thu nhận tái bảo hiểm). Tuy nhiên, trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2013, tỉ trọng về phí nhận tái so với phí nhượng tái đã tăng dần từ 19,06% năm 2011 lên đến 34,14% năm 2012 và 36,09% năm 2013. Và năm vừa qua thì tỷ lệ phí giữ lại dù vẫn duy trì ở mức âm (35.663,10) triệu đồng nhưng cũng đã cải thiện so với hai năm trước đó do ABIC cũng đã đa dạng hóa quản lý rủi ro theo từng danh mục của từng mảng nghiệp vụ.

Trong những năm sắp tới ABIC nên rà soát và chủ động nâng mức giữ lại cho phù hợp với khả năng tài chính mới. Cấu trúc hợp đồng tái bảo hiểm của từng nghiệp vụ được cải tiến cho phù hợp với khả năng giữ lại và phù hợp với các cam kết về chuyển nhượng dịch vụ cho các cổ đông trong nước.

2.2.2.3. Bồi thường thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái bảo hiểm

Trong thời kì kinh tế, thiên tai, cạnh tranh...như hiện nay thì việc những rủi ro không mong muốn xảy ra ngày càng nhiều với diễn biến của những tổn thất là vô cùng phức tạp. Trọng tâm của bảo hiểm là kinh doanh trên rủi ro nên trong những năm qua ABIC cũng đã phải chịu những tổn thất thuộc trách nhiệm hớp đồng nhận tái, cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu như sau:

36

Bảng 2.5. Tình hình bồi thường thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái bảo hiểm của ABIC (2011 – 2013)

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Doanh thu phí nhận TBH Bồi thường nhận tái Tỷ lệ bồi thường nhận tái (%) 2011 18.925 9.004,19 47,58 2012 25.301 10.879,49 43,00 2013 20.139 16.767,52 83,26 Tổng 64.365 36.651,20 173,84 (Nguồn: Tự tổng hợp)

Qua bảng số liệu ta thấy, trong hai năm 2011, và 2012 có tín hiệu đáng mừng về việc giảm tỷ lệ bồi thường nhận tái. Cụ thể: Năm 2012 tỷ lệ bồi thường là 43% giảm đi 4,58% so với năm 2011 ở mức 47,58%. Tuy nhiên, giai đoạn 2012- 2013 đánh dấu một xu hướng không mong đợi, năm 2013 tỷ lệ bồi thường là 83,26% tăng lên tới mức 94% so với năm trước đó.

Đây quả thực là một kết quả không mong muốn của bất kỳ một công ty bảo hiểm nào. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến kết quả trên là do thị trường bảo hiểm đang ngày càng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi diễn biến thất thường của thời tiết. Đặc biệt khi Việt

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)