“Solutions to Develop of Bau Truc Pottery in Ninh Phuoc District, Ninh Thuan Province” Khóa luận được thực hiện thông qua việc điều tra thực tế 70 nghệ nhân chế tác các sản phẩm thủ cô
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG GỐM BÀU TRÚC TẠI HUYỆN NINH PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN
PHAN NGỌC TRÂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH & THƯƠNG MẠI
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2009
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Giải Pháp Phát Triển
Làng Nghề Gốm Thủ Công Bàu Trúc Tại Huyện Ninh Phước Tỉnh Ninh Thuận” do
Phan Ngọc Trâm, sinh viên khoá 31, ngành Quản Trị Kinh Doanh & Thương Mại, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
Giảng viên hướng dẫn ThS LÊ THÀNH HƯNG
Ký tên, ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ký tên, ngày tháng năm Ký tên, ngày tháng năm
Trang 3Sinh viên thực hiện Phan Ngọc Trâm
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAN NGỌC TRÂM Tháng 07 Năm 2009 “Giải Pháp Phát Triển Làng Nghề Gốm Thủ Công Bàu Trúc Tại Huyện Ninh Phước Tỉnh Ninh Thuận”
PHAN NGOC TRAM JuLy 2009 “Solutions to Develop of Bau Truc Pottery
in Ninh Phuoc District, Ninh Thuan Province”
Khóa luận được thực hiện thông qua việc điều tra thực tế 70 nghệ nhân chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ Gốm ( sự kết hợp giữa đất sét + cát + nước) trong làng nghề bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, thu thập số liệu từ các phòng ban của huyện Ninh Phước và một số cửa hàng kinh doanh mặt hàng Gốm trong tỉnh Ninh Thuận Qua quá trình sống và điều tra, tôi nhận thấy trên địa bàn huyện tồn tại 3 ngành nghề thủ công truyền thống lâu đời như: dệt thổ cẩm Chăm, dệt chiếu cói và làm Gốm
từ những bàn tay nghệ thuật của các nghệ nhân Chăm Làng nghề phát triển không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương, tăng thêm thu nhập cho người dân, góp phần giảm sự cách biệt giữa nông thôn - thành thị mà còn
là “ chìa khóa” để lưu giữ lại những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Trong phạm vi
khóa luận này tập trung chủ yếu vào nghề làm Gốm và các sản phẩm từ Gốm, vì đây là một trong những địa chỉ hiếm hoi còn sót lại của thế giới về nghệ thuật chế tác Gốm
cổ xưa của loài người, cũng là sản phẩm mà tôi đặ biệt quan tâm và yêu thích Tuy
nhiên hiện nay do một số lý do như: thiếu vốn sản xuất, quy mô sản xuất nhỏ bé, chiến lược maketing cho sản phẩm còn yếu…đã dẫn đến một ngành nghề có tiềm năng xuất khẩu lớn như nghề sản xuất các sản phẩm thủ công từ Gốm đang có nguy cơ bị mai một Do đó để làng nghề có thể tiếp tục duy trì và phát triển trong thời gian tới thì nhà nước,chính quyền địa phương và các doanh nghiệp cần có các biện pháp kịp thời, thiết thực để giải quyết các khó khăn trên
Trang 5MỤC LỤC
TrangDanh mục chữ viết tắt
2.2 Điều kiện tự nhiên
2.2.1 Hiện trang sản xuất ngư nghiệp
2.2.2 Hiên trạng sản xuất nông nghiệp
2.2.3 Hiện trạng sản xuất công nghiệp
2.2.4 Hiện trạng dịch vụ du lịch
2.3 Điều kiện xã hội
2.3.1 Dân cư – Lao động
2.3.2 Tình hình giáo dục
2.3.3 Tình hình y tế
vii viii
ix
x
Trang 62.3.4 Giao thông vận tải
2.3.5 Thông tin liên lạc
2.4 Tổng quan về làng và nghề Gốm thủ công Bàu Trúc
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận:
3.1.1 Các khái niệm cơ bản về làng nghề TTCN
3.1.2 Vị trí, vai trò LN đối với phát triển KT-XH & MT
3.1.3 Tầm quan trọng của việc phát triển nông thôn
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2 Phương pháp điều tra
3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
3.2.4 Phương pháp phân tích
3.2.5 Phương pháp thống kê mô tả
3.2.6 Công cụ ma trận SWOT CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng hoạt động SXKD của các LN trên địa bàn
huyện Ninh Phước
4.1.1 Tình hình phân bố các LN trên địa bàn huyện theo các xã 4.1.2 Cơ cấu doanh thu của các LN TTCN ở huyện Ninh Phước 4.2 Thực trạng hoạt động SXKD của LN Gốm Bàu Trúc
4.2.1 Nguồn gốc và tình hình hoạt động trong LN
4.2.2 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của LN
4.2.3 Nguyên vật liệu đảm bảo cho sự phát triển của LN 4.2.4 Những thuận lợi và khó khăn chung của LN
4.3 Thông tin về hộ điều tra
4.3.1 Thông tin về chủ hộ sản xuất trong LN 4.3.2 Tình hình lao động trong các hộ điều tra 4.3.3 Trình độ áp dụng kĩ thuật sản xuất của các hộ điều tra
4.3.4 Tình hình sử dụng nguyên liệu của các hộ điều tra 4.3.5 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Trang 74.3.6 Vấn đề về vốn sản xuất của các hộ điều tra
4.3.7 Kết quả & hiệu quả SXKD của các hộ điều tra
4.3.8 Tác động của LN đến địa phương
4.3.9 Những khó khăn của các hộ điều tra trong LN
4.4 Phân tích các yếu tố môi trường tạo ra các ảnh hưởng đến
sự phát triển củ LN Gốm Bàu Trúc
4.4.1 Môi trường bên ngoài 4.4.2 Môi trường bên trong 4.4.3 Sự liên kết trong ma trận SWOT
4.5 Một số giải pháp để củng cố và phát triển LN Gốm Bàu Trúc 4.5.1 Giải pháp về thị trường tiêu thụ
4.5.2 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
4.5.3 Giải pháp đổi mới trang thiết bị kĩ thuật
4.5.4 Giải pháp về tín dụng
4.5.5 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
4.5.6 Giải pháp về nguyên vật liệu cho LN
5.2.4 Sở Kế Hoạch và Đầu Tư
5.2.5 Sở Nông Nghiệp và Phát Triên Nông Thôn
5.2.6 UBND các huyện, thị xã 5.2.7 Đối với hộ tham gia sản xuất trong LN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8TSDT Tỷ Suất Doanh Thu
TSLN Tỷ Suất Lợi Nhuận
TSTN Tỷ Suất Thu Nhập
TTCN Tiểu Thủ Công Nghiệp
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.Cơ cấu đất đai của Huyện Ninh Phước cuối năm 2008
Bảng 2.2 Tình Hình Dân Số Lao Động của Huyện Ninh Phước năm 2008 Bảng 4.1 Tên và Mức Độ Phát Triển của Các LN ở Huyện Ninh Phước
Bảng 4.2: Cơ Cấu Doanh Thu các LN TTCN ở Huyện Ninh Phước năm 2007
Bảng 4.3: Cơ Cấu Doanh Thu các LN TTCN ở Huyện Ninh Phước năm 2008
Bảng 4.4 So sánh tỷ lệ doanh thu của các LN giữa hai năm 2007 và 2008
Bảng 4.5 Hình Thức Sở Hữu của Những Hộ Sản Xuất SP Gia Dụng trong LN Bảng 4.6 Lợi Nhuận Chi Phí của Hộ làm sản phẩm gia dụng ( tính TB)
Bảng 4.7 Hình Thức Sở Hữu của Những Hộ Sản Xuất SP Gia Dụng trong LN Bảng 4.8 Lợi Nhuận Chi Phí của Hộ làm sản phẩm thủ công mỹ nghệ (tính TB) Bảng 4.9 Bảng Giá Cả phụ liệu ( giá chuyên chở)
Bảng 4.10 Hình Thức Tham Gia LN của Các Hộ Điều Tra
Bảng 4.11 Thông Tin Về Chủ Hộ Sản Xuất
Bảng 4.12 Quy mô Sử Dụng Lao Động của Các Hộ Điều Tra
Bảng 4.13 Tình Hình Sử Dụng Lao Động của Các Hộ Điều Tra trong LN Bảng 4.14 Hình Thức Tiêu Thụ Sản Phẩm LN của Các Hộ Điều Tra
Bảng 4.15 Nguồn Gốc Vốn Vay của Các Hộ Điều Tra
Bảng 4.16 Giá Bán Sản Phẩm ( điển hình ) của Các Hộ Điều Tra
Bảng 4.17 Hiệu Quả Hoạt Động của Những Hộ Làm Gia Công Sản Phẩm Bảng 4.18 Hiệu Quả Hoạt Động của Những Hộ Bán SP Cho Thương Lái
Bảng 4.19 Thu Nhập Bình Quân của Lao Động trong LN
Bảng 4.20 Số lượng sản phẩm làm ra trong 1 ngày/1 người của hộ điều tra Bảng 4.21 Tác động giải quyết việc làm tại địa phương củac hộ điều tra
Bảng 4.22 Đánh giá đời sống hộ điều tra so với khi chưa hoạt động trong LN Bảng 4.23 Các Khoản Đóng Góp Cho Địa Phương của Các Hộ Điều Tra
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ địa lý tỉnh Ninh Thuận (Tháng 12/2008)
Hình 2.2: Cổng vào LN Gốm Bàu Trúc
Hình 3.1 Sơ Đồ Phân Tích Ma Trận SWOT
Hình 4.1 Cơ cấu doanh thu của các LN TTCN vào hai năm 2007 và 2008 Hình 4.2 Sơ đồ sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của LN
Hình 4.3 Biểu đồ tình hình sử dụng nguyên liệu của các hộ điều tra Hình 4.4 Biểu đồ thị trường tiêu thụ của các hộ điều tra
Hình 4.5 Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm LN
Hình 4.6 Sơ đồ phân tích ma trận SWOT cho LN Gốm Bàu Trúc
Trang 12CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề:
Trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới, CNH-HĐH đất nước đặc
biệt là xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên Việt Nam phải tranh thủ tối đa mọi nguồn lực để đưa nước ta trở thành một nước phát triển với nền kinh tế ổn định
Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trên, yêu cầu trước mắt là phải CNH-HĐH nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, vì hiện nay Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp
Cùng với tiến trình CNH-HĐH đất nước, quá trình đô thị hoá diễn ra khá nhanh, sản xuất nông nghiệp dường như bị thu hẹp lại chính điều này đã làm dư ra một lượng khá lớn lực lượng lao động trong nông nghiệp, buộc họ phải chuyển sang các ngành nghề khác Mặt khác, sản xuất nông nghiệp là một hoạt động sản xuất mang tính thời
vụ, ngoài mùa vụ chính thì người nông dân hầu như không có việc để làm, điều này làm cho thu nhập, đời sống của người dân ở nông thôn có một sự cách biệt khá lớn so với người dân thành thị hay lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp Vì vậy vấn
đề tạo việc làm cho người nông dân lúc nhàn rỗi và việc làm cho người dân không có đất canh tác là một vấn đề cần được quan tâm
Một giải pháp thiết thực để giải quyết vấn đề trên chính là phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại các địa phương Các ngành nghề này mặc dù đã tồn tại rất lâu nhưng trước đây vẫn chưa được sự quan tâm chú ý của chính quyền các cấp Sau khi
có quyết định số 132/2000/QĐ – TTG ngày 24/11/2000 của Chính phủ về việc khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, các điểm LN ở các địa phương dần dần đã được khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển
Trang 13Theo thống kê đến cuối năm 2005, nước ta có khoảng 1400 LN thủ công mỹ nghệ, trong đó có hơn 300 LN truyền thống LN phát triển tạo nhiều việc làm cho người lao động và xã hội có thêm nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ sản xuất, tiêu dùng Mỗi năm hàng hoá của các LN đóng góp cho xuất khẩu đạt bình quân khoảng
Làng Gốm Bầu Trúc thuộc xã Phước Dân huyện Ninh Phước là một trong những địa chỉ hiếm hoi còn sót lại của thế giới về nghệ thuật chế tác Gốm cổ xưa của loài người Trong khi những nơi khác đều dùng bàn xoay như một công cụ thiết yếu để nặn gốm thì thợ gốm Chăm vẫn chỉ dựa vào đôi bàn tay khéo léo và những dụng cụ rất thô
sơ của thời nguyên thủy
Sản phẩm gốm Bàu Trúc rất đa dạng, có nồi, trã, siêu, ấm, lò, dụ, khạp, khương,
lu, chậu, bình cắm hoa Người Ninh Thuận rất chuộng đồ gốm Chăm để đun nấu vì rất bền cũng như rất thích những lu gốm đựng nước vì giữ được nhiệt độ trong lu thấp hơn nhiệt độ ngoài trời nên nước rất mát
Những giá trị văn hóa lâu đời và giá trị sử dụng đặc biệt ẩn chứa trong từng sản phẩm Gốm thủ công này lại ít được biết đến Rồi sẽ đi về đâu một làng Gốm cổ xưa như thế nếu các cấp chính quyền địa phương không quan tâm xem xét đặc biệt và đưa
ra những biện pháp khôi phục? Lẽ nào một làng Gốm thủ công chỉ mãi tồn tại theo hình thức “thủ công” với những phương pháp quảng bá “thủ công”?
Xuất phát từ thực tế cũng như từ trách nhiệm của một thế hệ kế thừa, được sự chấp nhận của Khoa Kinh tế trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và sự đồng ý của những người dân làng Gốm Bàu Trúc, tôi tiến hành thực hiện khóa luận:
“Giải pháp phát triển làng Gốm Bàu Trúc tại huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận.”
Trang 141.2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: thời gian thực hiện khóa luận từ: 22/3/2009-
- Đối tượng nghiên cứu: những hộ dân trực tiếp tham gia sản xuất trong làng nghề và một số cơ sở kinh doanh các sản phẩm Gốm trong tỉnh Làng nghề đa số tập trung sản xuất các sản phẩm gia dụng như: niêu, lò, lu, khương, khạp,dụ, chậu, bình cắm hoa…còn những sản phẩm thủ công mỹ nghệ như: tượng, bình phong thủy, lồng đèn, tranh đất sét, ít sản xuất vì chiếm rất nhiều thời gian nhưng khó tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh, những mặt hàng này chỉ sản xuất nhiều vào những dịp lễ hội Chăm, Festival hay có đơn đặt hàng…nên những sản phẩm mang đậm bản sắc của Gốm
Chăm dần phai mờ Vì thế trong phạm vi khóa luận này tôi chỉ tập trung vào những sản phẩm mang tính thủ công mỹ nghệ nhằm làm nổi bật lên những sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu cao nhủ: tượng, bình hoa, bình phong thủy, tranh đất sét, lồng đèn…
Trang 151.4 Cấu trúc của khóa luận:
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu một số khái niệm về LN; lịch sử hình thành và phát triển LN; các tiêu chí phân loại LN; vị trí vai trò của LN đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường; tầm quan trọng của phát triển sản phẩm; các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất của người dân tham gia trên địa bàn LN Đồng thời nêu lên các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong khoá luận
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Trình bày thực trạng hoạt động SXKD của các cơ sở và hộ gia đình tham gia sản xuất trên địa bàn LN
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển LN
Trang 16CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
2.1.1.Vị trí địa lý:
Hình 2.1 Bản đồ địa lý tỉnh Ninh Thuận ( Tháng 12/2008)
( Nguồn: Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh Ninh Thuận) Ninh Phước nằm về phía Đông Nam của tỉnh Ninh Thuận, nằm ở vị trí trọng điểm trên quốc lộ 1A nối thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Ninh Thuận và tuyến đường sắt Bắc Nam Huyện Ninh Phước có những địa bàn tiếp giáp như sau:
o Phía Đông: giáp biển Đông và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
o Phía Tây: giáp tỉnh Lâm Đồng
o Phía Nam: giáp tỉnh Bình Thuận
o Phía Bắc: huyện Ninh Hải và tỉnh Khánh Hòa
Trang 172.1.2 Địa hình:
Địa hình rất đa dạng, bao gồm: vùng núi, đồng bằng bán sơn địa và đồng bằng
ven sông ven biển.Trong đó địa hình vùng núi chiếm hơn 45% diện tích cả huyện
Địa hình có xu hướng dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và thế lòng chảo
vào khu vực sông Cái và sông Quao Vùng miền núi có độ cao phổ biến từ 200-500m,
phần tiếp giáp với Lâm Đồng có độ cao đến hơn 1000m Phía Nam dãy Cà Ná, Mũi
Dinh với các đỉnh cao từ 800-1500m, các dãy núi này tạo thành một bồn trũng khuất
gió bất lợi cho gió mùa Tây Nam có khả năng mang hơi ẩm tới Vùng đồng bằng bán
sơn địa có xen lẫn đồi núi thấp với độ cao 50-100m, ít màu mỡ Vùng đồng bằng ven
biển được tạo thành do sự bồi đắp phù sa của Sông cái Thành Phố Phan Rang và Sông
Lu, có đại hình tương đối bằng phẳng với độ cao từ 2 - 15m, là diện tích nông nghiệp
quan trọng của tỉnh Sông Quao là nơi cung cấp nước nông nghiệp chính cho cả huyện,
nguyên liệu chính để làm Gốm được lấy từ lòng sông này.Loại đất này chứa mùn rất
cao, tạo nên loại đất sét đặc trưng có độ dẻo gấp ba lần so với những con sông khác
Địa hình của huyện được phân thành 3 phần:
- Vùng biển và vùng ven biển: Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, nuôi tôm
giống, tôm sú, xây dựng đồng muối…( khu vực xã Phước Diêm và xã Phước Minh)
- Vùng đồng bằng: các làng nghề truyền thống, đầu tư thăm canh cây lúa, trồng
nho, hoa màu rau đậu các loại ( hầu hết các xã trong huyện)
- Vùng miền núi, vùng cao: Chăn nuôi gia súc có sừng
2.1.3 Tài nguyên đất:
Bảng 2.1.Cơ cấu đất đai của Huyện Ninh Phước cuối năm 2008:
Trang 182.1.4 Khí hậu – Thời tiết:
Thời tiết khí hậu Ninh Thuận nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chỉ có hai mùa đó
là mùa mưa và mùa khô Ninh Thuận có lượng mưa ít nhất trong cả nước Được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển, giữa tỉnh và ven biển là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền Viễn tây của Việt Nam
+ Mùa khô kéo dài chín tháng: từ tháng 12 đến tháng 8 lượng mưa trung bình thấp, chỉ chiếm 15-20% lượng mưa cả năm Trong khi đó, lượng bốc hơi rất cao, chiếm 80-85% tổng lượng bốc hơi cả năm Lượng mưa ít và bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước, làm cho đất đai khô hạn và cây trồng thiếu nước +Mùa mưa kéo dài ba tháng: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11, với lượng mưa lớn và tập trung, chiếm 80-85% lượng mưa trong cả nước Ngược lại, lượng bốc hơi và nền nhiệt độ thấp hơn mùa khô
Khí hậu nơi đây khô hạn với nắng nóng vào loại cao nhất so với cả nước, nhiệt
độ trung bình mùa hè 28-360C Đây là vùng có lượng mưa thấp nhất trong cả nước, nhiệt độ trung bình mùa mưa từ 21-250C Ninh Thuận ít có bão, thường xảy ra vào tháng 10 và tháng 11 Tuy nhiên, bão thường kết hợp với dông gây ra mưa lớn và lũ lụt, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng
Với điều kiện thời tiết như thế, nên công viêc đồng án của người dân ở đây cũng
đi theo mùa vụ
- Mùa khô: thuận lợi cho các nghề như: bánh tráng, làm Gốm, dệt chiếu,…
- Mùa mưa: thuận lợi cho công việc chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hoa màu…
2.1.4 Thủy văn:
Theo đánh giá tiềm năng nước ngầm, huyện có trữ lượng nước ngầm tương đối nghèo, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nước sinh hoạt, nước ngầm nằm sâu, địa chất lại bất lợi cho việc khai thác, hiện tại đã được khai thác hạn chế phục vụ sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản, tưới cây nông nghiệp.Sông Quao chảy qua địa phần huyện là nguồn nước chính trong việc sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi…
Trang 192.2 Điều kiện kinh tế:
2.2.1 Hiện trạng sản xuất ngư nghiệp:
Phát huy lợi thế về thủy sản, trong những năm qua tỉnh đã tập trung đầu tư hạ tầng, xây dựng các cảng cá và hình thành các trung tâm nghề cá của tỉnh nên đã thu hút nhiều tàu thuyền trong và ngoài tỉnh để mua bán hải sản, cung ứng dịch vụ hậu cần phục vụ đánh bắt hải sản Do đó mỗi năm đã tiếp nhận từ 60 - 70 ngàn tấn hải sản có chất lượng cao, bảo đảm nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu kể cả xuất khẩu tiểu ngạch và chế biến nội tiêu Với lợi thế đó, Bộ Thủy sản đã có chủ trương đầu tư
mở rộng cảng cá Cà Ná ( huyện Ninh Phước) trở thành Trung tâm nghề cá của khu vực Miền Trung Cà Ná là một trong những ngư trường quan trọng của Việt Nam với
500 loài hải sản, cho phép khai thác mỗi năm 5-6 vạn tấn
Ngoài ra, Cà Ná từ lâu đã nổi tiếng là nơi sản xuất các giống thủy sản có chất lượng cao, nhất là tôm giống với quy mô trên 4 tỷ con mỗi năm Biển có môi trường trong sạch là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất tôm giống, đồng thời có các vùng sản xuất tôm thịt tập trung với quy mô 2.000 ha, sản lượng ổn định từ 5.000 - 6.000 tấn/năm
Được Bộ Thủy sản có chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm sản xuất giống chất lượng cao.Với lợi thế đó, Ninh Phước đang kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực sản xuất giống và chế biến thủy sản xuất khẩu
2.2.2 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp:
Ninh Thuận là quê hương của Nho, một đặc sản nổi tiếng trong nước.23% đất trồng trọt trong huyện được nông dân sử dụng trồng nho Diện tích trồng nho của tỉnh
khoảng 2.500 Ha, tập trung chủ yếu ở huyện Ninh Phước, Ninh Hải và thị xã Phan
Rang -Tháp Chàm, với nhiều loại giống nho mới năng suất chất lượng cao, sản lượng hàng năm ổn định từ 60 - 65 ngàn tấn Vì vậy việc đầu tư chế biến các sản phẩm từ nho tại Ninh Phước cũng là lĩnh vực huyện đang kêu gọi đầu tư
Cây lúa nước chiếm diện tích lớn nhất trong huyện, chiếm 47% so với tổng diện tích đất trồng trọt Nhưng đa phần sản lượng chỉ đủ cho việc tiêu thụ trong tỉnh, năng suất tương đối thấp vì do việc điều tiết của nguồn nước chưa ổn định.Nên thời gian nông nhàn đối với bà con nông dân là không thể tránh khỏi, vì lý do đó nên hơn hai
Trang 20phần ba lượng lao động trẻ tập trung vào các thành phố lớn lân cận như: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Nha Trang…
2.2.3 Hiện trạng sản xuất công nghiệp:
Ninh Phước là địa phương sản xuất muối lớn nhất cả nước với sản lượng 130 nghìn tấn/năm với các nhà máy sản xuất muối lớn ở Cà Ná, Quán Thẻ ( khu công nghiệp lớn nhất Đông Nam Á)
Ngoài ra còn co cơ sở sản xuất lớn như: Nhà máy sản xuất đá Hùng Đại Dương, công ty muối Hạ Long…với quy mô lớn đã góp vào kim ngạch của tỉnh hơn 13,56% ( năm 2008).Hiện nay, Ninh Phước đang thu hút khá nhiều nhà đầu tư tham gia
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhất là các ngành nghề truyền thống ở nông thôn từng bước được phục hồi, phát triển cả về số lượng cơ sở, quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm của ngành nghề mây tre lá, gốm sứ mỹ nghệ, bánh tráng đã tham gia xuất khẩu Toàn huyện tính đến năm 2006 có 1.028 cơ sở sản xuất nghiệp-TTCN, tăng 1,6 lần so với năm 2000, giải quyết việc làm cho khoảng
10 ngàn lao động ở nông thôn
2.2.4 Hiện trạng dịch vụ du lịch:
Ninh Thuận nằm ở ngã 3 của vùng trọng điểm du lịch cả nước Đà Lạt -Phan Rang -Nha Trang, được xác định là một trong những trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước từ nay đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Biển Cà Ná không chỉ chiếm ưu thế về muối và nuôi trồng thủy sản, Cà Ná còn
là điểm du lịch thu hút khá nhiều khách trong cả tỉnh, góp 16% tổng doanh thu trong toàn tỉnh vào năm 2008 Với những tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh, Cà Ná đang trở thành trọng điểm dừng chân của những công ty vận chuyển lớn như:: Mai Linh, Phương Trang, Hoàng Long…
2.3 Điều kiện xã hội:
2.3.1 Dân cư – lao động:
Qua bảng 2.3.1 ta thấy trên địa bàn toàn huyện có tổng dân số là 127.672 người, trong đó tỷ lệ dân số ở thành thị chiếm khoảng 11,6% tổng dân số với 14.805 người, tỷ
lệ nữ chiếm khoảng 55,63% tổng dân số với 71.022 người, còn nam chiếm 44,37% với 56.650 người Trên địa bàn huyện nhìn chung lực lượng lao động khá dồi dào, số dân trong độ tuổi lao động 98.310 người, tổng số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là
Trang 21đông nhất với 36.219 người, kế đến là lao động trong lĩnh vực kinh tế quốc dân với 29.039 người, trong lĩnh vực dịch vụ là 9.296 người Qua đó ta thấy rằng cơ cấu kinh
tế của huyện hiện nay vẫn là cơ cấu nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ nhưng huyện hiện đang có chủ trương kế hoạch, phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ
Bảng 2.2 Tình Hình Dân Số Lao Động của Huyện Ninh Phước năm 2008
2 Tổng dân số trong độ tuổi lao động
- Dân số đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân
- Nông nghiệp
- Thuỷ sản
- Tiểu thủ công nghiệp
- Công nghiệp chế biến
14.805112.867
98.310
29.03936.2195.815
5.009
2.1552209.29610.566
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Ninh Phước, Tháng 12/2008)
2.3.2.Tình hình giáo dục:
Sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển, chất lượng giảng dạy, học tập của đội ngũ giáo viên và học sinh ngày càng được nâng lên Trong huyện gồm 8 xã (Phước Thuận, Phước Hậu, Phước Thái, Phước Dân, Nhị Hà, Phước Nam, Phước Minh,
Phước Diêm), mỗi thôn trong xã đều có hệ thống trường mẫu giáo và tiếu học riêng
Trang 22Thống kê năm 2008, Ninh Phước gồm 106 trường, tăng 3 trường so với năm
2005, trong đó có 47 trường mầm non, 45 trường tiểu học, 10 trường THCS, 4 trường THPT và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên Huyện đã hoàn thành công tác phổ cập tiểu học vào tháng 8/2004
2.3.3 Tình hình y tế:
Hiện nay toàn huyện có 1 bệnh viện phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, 8 trạm y tế xã phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân địa phương Huyện không ngừng củng cố mạng lưới y tế cơ sở, đảm bảo 100% các trạm y tế xã đều có bác
sĩ phục vụ Mỗi thôn đều có một tổ y tế cộng đồng, trạm y tế được đầu tư xây dựng xây dựng khá khang trang Nhìn chung, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân trên địa bàn huyện được đáp ứng đầy đủ
2.3.4 Giao thông vận tải
Ninh Phước là một trong những huyện của tỉnh Ninh Thuận có điều kiện thuận lợi để phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, hệ thống đường nhựa,bê tông hầu như đã được trải khắp trên địa bàn huyện, đặc biệt có quốc lộ 1A băng qua nối thành phố Hồ Chí Minh và Ninh Thuận, đây là một điều kiện hết sức thuận lợi trong việc giao thông đi lại cũng như nhu cầu trao đổi mua bán của người dân trong huyện Bên cạnh đó, hệ thống đường giao thông liên xã, liên ấp hầu hết đã được tráng nhựa hoặ bê tông Chính nhờ hệ thống giao thông như vậy nên huyện rất có ưu thế trong giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng lân cận
2.3.5 Thông tin liên lạc
Hiện nay tình hình thông tin liên lạc của huyện không còn gặp khó khăn như trước.Hầu hết các hộ dân trong huyện đếu có điện thoại bàn, tivi, radio.Điệu kiện kinh
tế xã hội càng cao, nhu cầu tiếp nhận thông tin liên lạc càng tăng nên các dịch Internet được người dân nhiệt tình đón nhận.Hệ thống phát thanh đã được trải khắp ở các thôn xóm giúp bà con tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và thuận lợi hơn
2.4 Tổng quan về làng và nghề Gốm thủ công Bầu Trúc:
Làng gốm Bàu Trúc (tiếng Chăm gọi là Palay Hamuk) nằm cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10km về hướng Nam, thuộc thôn Bàu Trúc, xã Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
Trang 23Thôn Bàu Trúc có địa giới hành chính như sau:
- Phía Đông giáp xã Phước Hải
- Phía Tây giáp xã Phước Hữu
- Phía Nam giáp Phước Nam
- Phía Bắc giáp Phước Thuận
Toàn làng có 440 hộ với 2.887 nhân khẩu dân tộc Chăm, trong đó 80% số hộ gắn
bó với nghề Gốm truyền thống Đây là một làng nghề vào loại cổ xưa nhất Việt Nam
và thứ hai Đông Nam Á
Hình 2.2: Cổng vào LN Gốm Bàu Trúc
Hiện nay, hệ thống điện, đường, trường, trạm được cấp chính quyền đặc biệt quan tâm, vì Bàu Trúc đang trở thành khu tham quan thu hút nhiều khách du lịch đến thăm LN ( từ sau Festival Ninh Thuận năm 04/2007) Những năm gần đây, do sự phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã thu hút hầu hết các lao động trẻ trên địa bàn, nhưng nhân dân làng Bàu Trúc vẫn dựa vào thế mạnh của mình là ngành nghề tiểu thủ công truyền thống như làm Gốm và đây cũng là nghề mang lại thu hập chính cho người dân trong làng (ngoài chuyên canh cây lúa)
Trang 24CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Theo quyết định 132/2000 QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ và công văn số 757/BNN/CBNLS ngày 20/3/2001 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn lập Qui hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2001 có nêu định nghĩa về LN như sau: LN là làng (thôn, ấp) ở nông thôn có ngành nghề phi nông nghiệp phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan trọng của người dân trong làng Về mặt định lượng LN là làng có từ 35-40% số hộ trở lên có tham gia hoạt động ngành nghề và có thể sinh sống bằng chính nguồn thu nhập từ ngành nghề (thu nhập từ ngành nghề chiếm trên 50% tổng thu nhập của các hộ) và giá trị sản lượng của ngành nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương Trong quá trình nghiên cứu xây dựng Qui hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo
Trang 25hướng công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam; Bộ nông nghiệp và PTNT (năm 2003) đã điều chỉnh tiêu chí LN là: làng đáp ứng một trong hai tiêu chuẩn: hơn 20% số hộ trong làng tham gia sản xuất hàng thủ công hoặc chính quyền công nhận nghề thủ công có ý nghĩa quan trọng với làng đó
3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển LN:
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời ở vùng nông thôn Việt Nam, việc hình thành các LN bắt đầu từ những nghề phụ ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa nước, mà nghề làm lúa không phải lúc nào cũng có việc Thông thường chỉ những ngày đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì người nông dân mới có việc làm vất vả như: cày bừa, cấy, làm cỏ (đầu vụ) cho đến khi gặt lúa, phơi khô….Còn những ngày còn lại thì nhà nông rất nhàn hạ, rất ít việc để làm Từ đó, nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm công việc phụ để làm nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hằng ngày, về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình Theo thời gian nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân: như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa… phục vụ cho sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ cho sản xuất Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ những nhu cầu riêng đã tạo ra hàng hoá để trao đổi, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa Từ chỗ chỉ một vài nhà trong làng làm, nhiều gia đình khác cũng học làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau Và cũng chính nhờ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa Nghề mang lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần bị mai một Từ đó, bắt đầu hình thành nên những làng chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó: làng làm đồ gốm, làng làm chiếu, làng làm lụa và làng làm đồ đồng…
Trang 263.1.1.3 Các tiêu chí phân loại làng nghề
Việc phân loại LN có nhiều tiêu chí khác nhau Có thể phân loại LN ở nước ta theo những tiêu chí sau đây:
- Theo lịch sử hình thành và phát triển của LN, LN được chia thành LN truyền thống và LN mới
- Theo sản phẩm chính của LN, LN được chia thành LN đồ gỗ, làng chiếu cói, làng gốm sứ…
- Theo tính ổn định, LN được chia thành LN có xu hướng phát triển, LN bình ổn,
LN tồn tại cầm chừng, LN có nguy cơ lụi tàn và LN đã lụi tàn
3.1.1.4 Những tiêu chí chủ yếu làm cơ sở cho việc đánh giá LN
Có nhiều cách tiếp cận để đánh giá LN, đối với các tiêu chí định lượng, hiện nay còn có những quan điểm khác nhau Nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức chỉ đạo về kinh tế đưa ra những mức độ khác nhau của các tiêu chí định lượng về LN Song trong phạm
vi khoá luận này chủ yếu sử dụng các tiêu chí cơ bản sau đây:
- Tỷ lệ số hộ tham gia LN so với số hộ của làng đó
- Tỷ lệ số lao động tham gia ngành nghề đó (trong tổng số lao động)
- Tỷ lệ thu nhập của ngành nghề đó so với tổng thu nhập của dân cư trong LN
- Nhà xưởng, thiết bị và ứng dụng tiến bộ KHKT trong LN
- Vốn của LN
- Nguyên liệu đảm bảo cho sự phát triển của LN
- Sản phẩm LN tạo ra
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của LN
- Bảo vệ môi trường LN
- Hiệu quả SXKD của LN
- Đóng góp về kinh tế, văn hoá, xã hội của LN
3.1.2 Vị trí, vai trò của LN đối với phát triển kinh tế-xã hội và môi trường: 3.1.2.1 Về kinh tế:
- Phát triển LN là nhân tố quan trọng tăng thu nhập cho người lao động, dân cư nông thôn và phát triển kinh tế xã hội nông thôn
Trang 27- Đóng góp cho sự phát triển của địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá xây dựng nông thôn mới
- Phát triển LN góp phần quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn
- Tham gia tạo sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu, là một yếu tố thu hút khách du lịch nước ngoài góp phần thu về ngoại tệ cho đất nước
Các chỉ tiêu tính toán hiệu quả kinh tế
Thu nhập của một hộ sản xuất tham gia LN là phần giá trị sản phẩm mà hộ dân
đó thu được từ LN Gốm, sau khi đã trừ đi chí phí vật chất và thuê ngoài (nếu có) Giá trị sản phẩm = chi phí vật chất + chí phí lao động + lợi nhuận
ÍTrong đó:
CPLĐ = CPLĐ nhà + CPLĐ thuê
CPVC là toàn bộ chi phí dùng để mua dụng cụ, nguyên vật liệu dùng để
phục vụ cho sản xuất
Sử dụng các chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận, thu nhập…
Thu nhập = Doanh thu – CPVC mua – CPLĐ thuê
CPLĐ nhà là phần công gia đình được tính bằng tiền
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất
TSLN = Lợi nhuận / Tổng CPSX
Ý nghĩa: Tỷ suất này cho chúng ta biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu bao nhiêu đồng lợi nhuận
Trang 28Tỷ suất thu nhập trên tổng CPSX
Ý nghĩa: Tỷ suất này cho chúng ta biết cứ một đồng chi phí cho lao động bỏ ra
sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu
3.1.2.2 Về mặt xã hội
- Góp phần thúc đẩy sự phân công lao động trong nông nghiệp, nông thôn, đồng thời giải quyết hữu hiệu việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi trong nông thôn
- Các LN góp phần bảo tồn các bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc
- Trở thành địa điểm thu hút khách thập phương
- Góp phần tăng thêm thu nhập vào ngân sách nhà nước
- Phát triển LN góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội
3.1.2.3 Về mặt môi trường:
Hiện nay, cuộc sống càng cao, nhu cầu sống của con người càng được cải thiện, tính chân thiện mỹ càng được phát huy Ngoài việc sử dụng những dụng cụ vào những nhu cầu sử dụng thiết thực, chúng ta cũng không quên đến vấn đề môi trường Những
đồ dụng bằng chất liệu tổng hợp như: nhựa, inox, nhôm…tùy vào mục đích sử dụng
mà dần được thay thế bằng các đồ gia dụng được làm từ Gốm Những sản phẩm này khi trở thành phế phẩm sẽ dễ tiêu hủy hơn, không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái Bên cạnh đó, việc tận dụng các nguyên liệu để tạo ra sản phẩm đã góp phần khai thông nguồn nước, chất thải không bị ứ đọng sau mùa mưa
Trang 29Ngoài tính ưu việt của sản phẩm tác động đến môi trường, vẫn tồn đọng những mặt trái không thể tránh khỏi Sau những lần nung lộ thiên sản phẩm, khói tỏa ra từ việc đốt cháy rơm, cây mục, tre, nứa…gây ảnh hưởng không ít đến bầu khí quyển Tình trạng này đang được địa phương dần khắc phục
3.1.3 Tầm quan trọng của việc phát triển nông thôn
Xét về mặt kinh tế, xã hội, môi trường thì nông thôn là một vùng hết sức quan trọng để phát triển của mỗi nước Đối với nước ta hiện nay nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, địa bàn nông thôn càng trở nên đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước theo hướng CNH-HĐH đất nước Vai trò của nông thôn Việt Nam trong sự phát triển của đất nước được thể hiện ở các mặt sau:
- Nông nghiệp nông thôn sản xuất ra những nông sản phẩm thiết yếu cho đời sống con người mà không một ngành sản phẩm nào có thể thay thế được Ngoài ra nông thôn còn sản xuất ra những nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
- Trên địa bàn nông thôn có 70% lao động xã hội, là nguồn cung cấp lao động cho ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ Số lao động đó nếu được nâng cao về trình độ sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý trong phân bổ lao động xã hội Địa bàn nông thôn chiếm trên 80% dân số lao động cả nước, đó là thị trường tiêu thụ rộng lớn, nếu được
mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển
- Địa bàn nông thôn Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau bao gồm nhiều tầng lớp, nhiều thành phần, mỗi sự biến động tích cực hay tiêu cực đều sẽ tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, an ninh, xã hội, quốc phòng Sự ổn định
về tình hình nông thôn sẽ góp phần quan trọng bảo đảm tình hình ổn định của đất nước
3.2 Phương pháp nghiên cứu:
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các Phòng ban của huyện Ninh Phước và Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh Ninh Thuận
Trang 30
Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua việc tiến hành phỏng vấn trực tiếp 90 nghệ nhân tham gia sản xuất các sản phẩm gia dụng trong làng nghề với các thông tin như: số lao động tham gia LN, sản phẩm làm ra, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm của hộ sản xuất…để đánh giá được một cách cụ thể về vị trí và vai trò của LN đối với đời sống kinh tế xã hội của người dân
3.2.2 Phương pháp điều tra
Khóa luận sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu, đây là phương pháp điều tra không toàn bộ mà trong tổng thể nghiên cứu người ta chỉ lấy ra một số đơn vị để điều tra thực tế Vì vị trí của LN chủ yếu là Thôn Bàu Trúc nên trong phạm vi khóa luận này chủ yếu tiến hành lấy 90 mẫu trên địa bàn của thôn bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phỏng vấn trực tiếp Để mô tả một cách khách quan về tình hình hoạt động của LN, trong khoá luận này tôi chia mẫu điều tra ra làm 2 nhóm:
+ Nhóm chuyên sản xuất sản phẩm gia dụng Tiêu thụ trong
+ Nhóm chuyên sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ và ngoài tỉnh
3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Sau khi có những thông tin từ nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp về tình hình hoạt động của LN, tôi tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu điều tra được từ bảng phỏng vấn bằng phần mềm Excel để tính toán các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế đạt được từ LN: chi phí, doanh thu, lợi nhuận,….của các hộ điều tra
3.2.4 Phương pháp phân tích
Sau khi xử lý số liệu và tính toán được các chỉ tiêu hiệu quả của LN tôi dùng phương pháp phân tích số liệu điều tra để thấy được thực trạng, tình hình tổ chức hoạt động của các hộ dân tham gia trong LN, qua đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn
mà người dân trong LN gặp phải từ các tiêu chí hiệu quả của LN
3.2.5 Phương pháp thống kê mô tả
Khoá luận có sử dụng phương pháp thống kê mô tả Đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu để nhằm đánh giá tổng quát đặc trưng về một mặt nào đó của tổng thể cần nghiên cứu Trong phạm vi khoá luận này, phương pháp được sử dụng để trình bày về thực trạng hoạt động sản xuất của các hộ dân trong LN Gốm trên địa bàn nghiên cứu
Trang 313.2.6 Công cụ ma trận SWOT
Khoá luận sử dụng ma trận SWOT để kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu của môi trường bên trong với các đe doạ, cơ hội từ môi trường bên ngoài đã được chúng ta nhận định từ trước Từ đó đề ra chiến lược thích hợp nhằm phát huy các điểm mạnh và giảm bớt hay khắc phục khó khăn còn tồn đọng
* Các bước tiến hành ma trận SWOT
Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro trong điều kiện hiện tại lên các ô của ma trận
Bước 2: Đưa ra cách kết hợp từng cặp một cách logic
S+O: Cần phải sử dụng mặt mạnh nào tốt nhất để khai thác cơ hội có được từ bên ngoài
T+S: Phải tận dụng những điểm mạnh nào để né tránh nguy cơ
W+O: Phải tập trung khắc phục những mặt yếu kém hiện nay để tạo điều kiện tốt cho việc tận dụng những cơ hội bên ngoài
T+W: Phải khắc phục những yếu kém nào để giảm bớt nguy cơ
Hình 3.1 Sơ Đồ Phân Tích Ma Trận SWOT
T-S: Tận dụng điểm mạnh để
né tránh nguy cơ
W: Liệt kê các điểm yếu
O-W: Khắc phục những điểm yếu để tận dụng cơ hội
T-W:Các biện pháp khắc phục những điểm yếu và tránh bị đe doạ
Nguồn tin: Thông tin tổng hợp
Trang 32CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các LN TTCN trên địa bàn huyện Ninh Phước
4.1.1 Tình hình phân bố các LN trên địa bàn huyện theo các xã
Các LN ở huyện Ninh Phước đã được hình thành và phát triển trong một thời gian khá dài, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của huyện Sản phẩm của một số LN chỉ đơn thuần phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của địa phương, nhưng bên cạnh đó còn có những sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi sang các tỉnh khác như: Gốm, thổ cẩm…đóng góp một phần rất lớn vào GDP của huyện Có những LN phát triển hơn cả trăm năm nay, nhưng cũng có những LN chỉ mới tồn tại cách đây vài
ba thế hệ, có những LN phát triển mạnh, có những LN hoạt động cầm chừng hoặc đã
bị lụi tàn, mai một dần
Theo thống kê thì hiện nay trên địa bàn huyện có 4 làng nghề sau:
Bảng 4.1 Tên và Mức Độ Phát Triển của Các LN ở Huyện Ninh Phước
Phát triển Phát triển Hoạt động cầm chừng
Có nguy cơ lụi tàn Nguồn tin: Phòng Thống Kê huyện Ninh Phước Qua bảng 4.1.1cho thấy, hiện nay trên địa bàn huyện chỉ có 2 LN: LN Gốm ở Thôn Bàu Trúc và LN dệt thổ cẩm ở Thôn Mỹ Nghiệp là đang trên đà phát triển được tỉnh khuyến khích đầu tư, còn LN bánh tráng đang hoạt động cầm chừng vì sản phẩm của LN này không thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại nên sản lượng tạo
ra chỉ cung ứng cho các địa bàn trong huyện Riêng đối với LN đan chiếu cói là khó có
Trang 33thể khôi phục được vì hiện nay nguồn nguyên liệu phục vụ cho LN này rất khan hiếm
và hầu như không còn nữa, vì lợi nhuận do LN mang lại không cao nên người dân ở
đây không trồng cói nữa mà chuyển sang kinh doanh trồng những loại cây khác như:
cây ăn quả, điều…một mặt giúp phủ xanh đồi trọc, mặt khác có hiệu quả kinh tế hơn
Do đó, trong phạm vi khoá luận này chủ yếu chỉ đề cập đến LN Gốm Bàu Trúc,
một trong những LN được cho là phát triển, mang đậm tính mỹ thuật và nét văn hóa
dân tộc lâu đời nhất trong các LN TTCN trên địa bàn huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh
Thuận
4.2 Cơ cấu doanh thu của các LN TTCN ở huyện Ninh Phước:
Bảng 4.2: Cơ Cấu Doanh Thu các LN TTCN ở Huyện Ninh Phước năm 2007
Tên làng nghề Doanh thu (triệu đồng) Tỷ lệ ( % )
Nguồn tin: Phòng Thống Kê huyện Ninh Phước
Bảng 4.3: Cơ Cấu Doanh Thu các LN TTCN ở Huyện Ninh Phước năm 2008
Tên làng nghề Doanh thu (triệu đồng) Tỷ lệ ( % )
qua có những bước phát triển đáng kể, trong đó chỉ có LN Gốm là phát triển mạnh
nhất với mức doanh thu đạt 35.560 triệu đồng trên tổng doanh thu của các LN trong
huyện năm 2008, cao hơn so với năm 2007 là 5.760 triệu đồng
Trang 34LN phát triển tiếp theo là LN dệt thổ cẩm với mức doanh thu đạt được 19.000 triệu đồng, cao thứ hai sau LN Gốm, nhưng doanh thu vẫn thấp hơn so với năm 2007
là 2.000 triệu đồng
LN có mức doanh thu thấp nhất phải kể đến là LN dệt chiếu cói, một nghề mang đậm nét truyền thống của huyện nhưng thời gian gần đây gặp một số khó khăn: nguồn nguyên liệu khó tìm, không có thị trường tiêu thụ nên dẫn đến mức doanh thu thấp hơn
Trang 35Bảng 4.4 So sánh tỷ lệ doanh thu của các LN giữa hai năm 2007 và 2008
Doanh thu (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Chênh lệch T.phần
Tên LN Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008 (Tr.đ) (%)
làm Gốm đang trên tiến trình phát triển cao.Chỉ sau một năm, doanh thu đã tăng
4,47% so với cùng kì năm 2007 Điều đó cho thấy việc hoạt động kinh doanh đã tăng
rõ rệt sau Festival Ninh Thuận (2007), sản phẩm được nhiều khách hàng biết đến hơn
Do đó cần sự quan tâm hơn nữa của cấp chính quyền địa phương để làng Gốm ngày
càng phát triển và hướng xa hơn nữa ra thị trường nước ngoài
4.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của LN Gốm Bàu Trúc
4.2.1 Nguồn gốc và tình hình hoạt động trong LN
4.2.1.1 Nguồn gốc
Theo truyền thuyết, nghề làm Gốm do vợ chồng ông tổ Poklong Chanh dạy cho
phụ nữ trong làng từ ngàn xưa Để tưởng nhớ công ơn của tổ nghề, bà con lập đền thờ
tổ chức cúng tế Poklong Chanh vào dịp lễ hội Katê hàng năm Ngoài nghề làm ruộng
lúa, chăn nuôi gia súc thì nghề Gốm được xem là ngành sản xuất chính ở địa phương
Tuy chưa thể giàu lên từ nghề Gốm nhưng nhiều gia đình có cuộc sống ổn định nhờ
vào bàn tay tài hoa của những nghệ nhân Gốm thủ công
Ở làng Bàu Trúc, tất cả phụ nữ Chăm đều biết làm Gốm Các cháu gái 12-15 tuổi
bắt đầu học nghề Gốm, khi có chồng phải biết làm đủ các sản phẩm từ ấm đất đến lu
đựng nước Sắc đỏ Gốm nung đã thấm vào máu thịt của bà con Cả tỉnh Ninh Thuận
có hàng chục làng Chăm nhưng chỉ có bàn tay phụ nữ và đất sét làng Bàu Trúc mới
làm được đồ Gốm Người làm Gốm gửi tình cảm, tâm linh mình vào từng đường nét
hoa văn Vì vậy sản phẩm của mỗi người thợ có những “tiếng nói” riêng không thể
Trang 36trộn lẫn được Mỗi sản phẩm đã bán đi 5 đến 10 năm, khi gặp lại họ vẫn nhận được mặt hàng do tay mình làm ra
Nghề làm Gốm rất công phu Đất sét lấy từ đồng làng về đập nhỏ Trước khi nặn Gốm phải ủ đất một đêm với lượng nước vừa phải Sáng hôm sau, đem đất trộn với cát mịn nhào nhuyễn Phụ nữ Chăm nặn Gốm hoàn toàn bằng tay, không dùng bàn xoay như những nơi khác Sau khi tạo dáng, sản phẩm được đem ra phơi nắng 4 đến 6 giờ rồi dùng mảnh sàng làm láng Mỗi gia đình sản xuất Gốm mộc trong thời gian 5 đến
10 ngày rồi đưa ra nung chín Lò nung lộ thiên, sản phẩm gốm được ủ rơm dùng củi đốt trên những vùng đất trống trong làng Thời gian đốt 4 đến 5 giờ là Gốm chín, có màu đỏ tươi nguyên của đất sét được tôi luyện qua lửa Sản phẩm ra lò được những già làng chọn lựa, những sản phẩm đủ tiêu chuẩn mới được đưa ra thị trường tiêu thụ Sản phẩm nung chưa đủ độ chín, có vết rạn nứt được loại bỏ ngay khi ra lò Nhờ coi trọng chất lượng, sản phẩm nên Gốm làng Bàu Trúc được thị trường các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên tiêu thụ ổn định, hàng trăm ngàn sản phẩm mỗi năm
4.2.1.2 Tình hình hoạt động trong LN
Cuộc "đổi đời" của làng Chăm Bàu Trúc từ năm 2001, khi một số nghệ nhân nghĩ
ra việc chế tác gốm mỹ nghệ để "chơi", rồi một số sinh viên Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh mang đi "chào hàng" Lúc đầu, khách chỉ đến mua các loại gốm mỹ nghệ có mẫu mã do người Bàu Trúc nghĩ ra Nhưng để phong phú về chủng loại, đồng thời ghi
"dấu ấn" người mua, các doanh nghiệp đã vẽ ra nhiều mẫu mã, hoặc chụp hình các bản
vẽ đưa cho nghệ nhân chế tác Nghệ nhân cứ thế sản xuất đồng loạt theo yêu cầu của
khách
Quy mô kinh doanh và sản xuất Gốm nhỏ lẻ thì có tới 335 hộ chuyên sản xuất phù điêu, tượng đất nung, bình hoa, đèn lồng bán cho các nhà hàng, khách sạn, quán
cà phê, khu du lịch Theo ông Đàng Xem ( một nghệ nhân có tiếng trong nghề Gốm),
có được kết quả đó là nhờ người Bàu Trúc - trước hết là những người cấp tiến như ông
- đã biết tiếp thị qua những cuộc triển lãm, trình diễn kỹ thuật chế tác khắp trong nước
và nước ngoài
Người làng còn kết hợp sản xuất với các lễ hội, phong tục truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá Chăm để thu hút khách Khi người ta biết Bàu Trúc bây giờ có Gốm thủ công mỹ nghệ thì họ tự tìm đến Doanh nghiệp muốn sử dụng hoặc mua buôn
Trang 37về tận nơi đặt hàng, du khách cũng đến Bàu Trúc tham quan và mua gốm theo tour Theo tính toán của người làng, chi phí vật liệu và nhân công chỉ chiếm khoảng 40% giá thành sản phẩm nên lợi nhuận khá cao Thu nhập bình quân của hộ làm gốm
khoảng 75 triệu đồng/năm, người làm công cho các cơ sở gốm trong làng cũng kiếm được trên 1,5 triệu/tháng
Ông Đàng Phán - Trưởng khu phố 7, thị trấn Phước Dân - không giấu tự hào:
"Trước đây, bà con làm gốm truyền thống (các loại lu, thạp, chậu, nồi - PV ) chỉ có giá 15.000 - 20.000 đồng/sản phẩm, bây giờ một bức tượng Chăm cỡ trung bình đã bán được 700.000 – 1.000.000 đồng Nghề làm gốm mỹ nghệ đã nhanh chóng thay đổi bộ mặt của làng Làng không còn hộ đói, số hộ nghèo đã giảm từ 37% xuống dưới 5%
Hộ khá, hộ giàu đang lên nhiều lắm "
Những lời tâm sự dân dã và chân thành của ông trưởng khu phố khu chỉ là sự tụ hào mà bắt nhịp cho kì vọng vào một tương lai sẽ không còn hộ nghèo trong làng Gốm này
Nghề làm sản phẩm gia dụng
Những người dân Ninh Thuận ắc sẽ không quên một thời, trên mọi nẻo đường
của xứ sở “gió như phan, nắng như rang”, luôn vẳng vẳng đâu đó tiếng rao “ai mua
lò, lu, nồi niêu đất hôn?” của những người phụ nữ Chăm mặt xàrong, đầu quấn khăn bên cạnh những quang ghánh chất đầy nồi, niêu, lò, lu, trã,…các loại Những sản phẩm được bán ra giá cả rất phải chăng, giá cả chỉ dao động từ khoảng 3000đ –
20.000đ
Ngày nay, từ khi sản phẩm được biết đến rộng rãi, những cửa hàng, đại lý đã tìm đến tận nơi sản xuất để lấy hàng về phân phối lại Việc tiêu thụ sản phẩm không còn là nỗi lo của bà con LN, họ có thời gian đầu tư cho gia đình hơn, kinh tế và học vấn cũng
từ đó được nâng cao Đây là ngành nghề chính của LN với số hộ dân tham gia đông đảo nhất, hiện nay trên địa bàn hơn 300 hộ sản xuất hàng Gốm gia dụng với nhiều hình thức khác nhau
Trang 38Bảng 4.5 Hình Thức Sở Hữu của Những Hộ Sản Xuất SP Gia Dụng trong LN
sở nay chủ yếu tham gia LN dưới hình thức gia công và phân phối lại cho các thương buôn trong và ngoài tỉnh
Bảng 4.6 Lợi Nhuận Chi Phí của Hộ làm sản phẩm gia dụng ( tính trung bình)
Chi phí (đồng) Sản phẩm (cái) Nhân
công
Nguyên liệu Khác
Doanh thu (đồng)
Lợi nhuận (đồng)
Lu, khạp,khương 10.000 3.000 12.000 40.000 15.000 Nồi, niêu 3.000 500 5.000 12.000 4.500
Trang 39Bảng 4.7 Hình Thức Sở Hữu của Những Hộ Sản Xuất SP Gia Dụng trong LN
Nguồn tin: Kết quả điều tra
So với số hộ làm sản phẩm gia dụng thì số hộ chế tác hàng thủ công mỹ nghệ thấp hơn, và chiếm 100% trong tổng số hộ tham gia chế tác hàng thủ công mỹ nghệ Nguyên nhân chính dẫn đến việc ít hộ tham vào lĩnh vực này vì: tay nghề chưa cứng
và khó tìm thị trường tiêu thụ
Bảng 4.8 Lợi Nhuận Chi Phí của Hộ chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ (tính TB):
Chi phí (đồng) Sản phẩm (cái) Nhân
công
Nguyên liệu Khác
Doanh thu (đồng)
Lợi nhuận (đồng)
Tượng truyền thống 300.000 20.000 50.000 700.000 330.000
Bình hoa (TB) 50.000 20.000 10.000 100.000 20.000 Bình phong thủy 200.000 100.000 50.000 800.000 450.000 Đèn lồng 150.000 50.000 20.000 350.000 130.000
Nguồn tin: Kết quả điều tra Qua bảng 4.6 và bảng 4.8 cho thấy, lợi nhuận từ sản phẩm rất cao ( bình quân một tháng thu được 7 triệu - 8 triệu/hộ), vì đại đa số nguyên liệu tự có, chi phí chính tập trung vào tiền công vận chuyển và thuê nhân công Hầu hết các hộ sản xuất nhân công chủ yếu là người nhà nên họ lấy công làm lời Tuy vậy, sản phẩm bán ra trên thị trường với giá cả trên là tương đối thấp so với những sản phẩm thay thế cùng loại Và các hộ trong làng đều thống nhất với nhau cùng giá cả để tránh tình trạng cạnh tranh gây mất đoàn kết trong làng