1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI Ô NHIỄM RẠCH CHÒM SAO DO NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT HƯƠNG I HUYỆN THUẬN AN TỈNH BÌNH DƯƠNG

92 357 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 673,77 KB

Nội dung

Hoạt động của các KCN sẽ phát thải vào môi trường một lượng lớn các tác nhân gây ô nhiễm như: SO2, NOx, COx, bụi, tiếng ồn v.v..., nước thải có chứa kim loại nặng, các chất thải nguy hại

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI Ô NHIỄM RẠCH CHÒM SAO DO NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT HƯƠNG I

HUYỆN THUẬN AN TỈNH BÌNH DƯƠNG

LƯƠNG THỊ NGỌC LIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2009

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Tổn Hại

Ô Nhiễm Rạch Chòm Sao Do Nước Thải Sản Xuất Khu Công Nghiệp Việt Hương I,

Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương” do Lương Thị Ngọc Liên, sinh viên khóa 31,

ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TS Đặng Minh Phương Người hướng dẫn,

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm Ngày tháng năm

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Chân thành cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ đã hết lòng nuôi dưỡng, dạy dỗ con nên người và đã động viên, giúp đỡ con về cả tinh thần và vật chất để có thể vững tâm học tập đến ngày hôm nay

Tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm, cùng toàn thể quý thầy cô Ngành Kinh tế Tài nguyên môi trường, Khoa Kinh tế, Trường trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt thời gian học tập ở giảng đường đại học

Giáo viên hướng dẫn TS Đặng Minh Phương đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm khóa luận

Chân thành cảm ơn Lãnh đạo Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Thuận

An đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập và làm khóa luận

Chân thành cảm ơn cùng các anh chị trong Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý Khu công nghiệp tình Bình Dương đã cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình làm khóa luận Đặc biệt tôi gửi lời cảm ơn đến Thầy Phan Ánh Huy, KS Hoàng Văn Mua – Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, KS Phạm Tú Trinh – Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thuận An đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp tài liệu cho tôi trong suốt thời gian làm khóa luận

Cuối cùng tôi xin cảm ơn toàn thể các bạn lớp Kinh tế Tài nguyên Môi trường

31 đã chia sẻ những khó khăn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập

Do kiến thức bản thân còn hạn chế nên quá trình hoàn thành khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự chỉ bảo của quý Thầy, Cô và sự đóng góp ý kiến của bạn đọc

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

LƯƠNG THỊ NGỌC LIÊN Tháng 07 năm 2009 Đánh Giá Tổn Hại Ô Nhiễm Rạch Chòm Sao Do Nước Thải Khu Công Nghiệp Việt Hương I, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương

LUONG THI NGOC LIEN July 2009 “Evaluating The Damage about Waste Water Of ChomSao Cannal In The I Viet Huong Industrial Park In Thuan

An District, Binh Duong Province”

Khóa luận đánh giá tổn hại ô nhiễm nước thải sản xuất của KCN Việt Hương I, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương Được thực hiện trên cơ sở khảo sát tổng hợp các kết quả kiểm tra hiện trạng môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường và đánh giá công tác quản lý môi trường ở KCN Việt Hương I thuộc địa bàn huyện Thuận An

Bằng cách áp dụng phương pháp đánh giá thiệt hại chi phí sức khỏe, phương pháp hàm sản xuất để tính được thiệt hại do năng suất cây trồng thay đổi, khóa luận đã tính tổng giá trị tổn hại do ô nhiễm nước thải sản xuất gây ra đối với sức khoẻ con người, năng suất cây ăn trái Đây là kết quả tính toán trên hai ấp Hưng Lộc và Hưng Thọ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nước thải của KCN Việt Hương I

Đề tài đã chứng minh được ô nhiễm môi trường thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất cây thông qua hàm hồi quy về chi phí sức khỏe và hàm sản xuất Từ

đó đề tài đã cho ra kêt quả nghiên cứu mức tổng giá trị tổn hại ước tính cho các hộ

chịu ảnh hưởng lên tới con số 611.850 ngàn đồng Đây là một số tiền lớn đối với

người dân tại khu vực nghiên cứu Đồng thời, đề tài còn tiến hành tìm hiểu về nhận thức và hiểu biết của người dân về môi trường tại nơi mình sinh sống để thấy được nguyện vọng của họ mong muốn được sống trong một môi trường trong sạch

Cuối cùng, khóa luận đã đề xuất giải pháp quản lý nước thải đối với khu công nghiệp, cơ quan quản lý có liên quan tại địa phương

Trang 5

2.4 Tổng quan về Khu công nghiệp (KCN) Việt Hương I 18

2.4.2 Các nguồn gây ô nhiễm KCN Việt Hương I 19 2.4.3 Các tác động đến môi trường của KCN Việt Hương I 21 CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

Trang 6

3.1.2 Nước thải 24 3.1.3 Các phương cách quản lý môi trường KCN 30

3.2.1 Phương pháp đánh giá tổn hại do ô nhiễm nước thải tại rạch Chòm Sao 33

4.1 Hiện trạng ô nhiễm nước tại rạch Chòm Sao 24 4.2 Đánh giá công tác quản lý và xử lý nguồn nước thải tại KCN Việt Hương I 42 4.3 Thực trạng kinh tế - xã hội và mức độ hiểu biết của người dân 46

4.3.4 Quy mô diện tích đất cây ăn trái của nông hộ 49 4.3.5 Đánh giá về mức độ ô nhiễm tại khu vực 50 4.3.6 Đánh giá của người dân về giá trị môi trường 51 4.4 Đánh giá tổn hại do ô nhiễm nước thải KCN gây ra 52 4.4.1 Đánh giá tổn hại sức khỏe đối với dân cư trong khu vực nghiên cứu 52 4.4.2 Đánh giá giá trị tổn hại đối với năng suất cây măng cụt 57 4.4.3 Tổng tổn hại do ô nhiêm nước thải tại rạch Chòm Sao 64 4.5 Thảo luận giải pháp cho người dân chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm rạch Chòm Sao

64

5.2.2 Đối với công tác quản lý môi trường tại địa phương 67

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCN Cụm công nghiệp

CEFINEA Trung tâm công nghệ môi trường

OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

BVMT Bảo vệ môi trường

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

Trang 8

Bảng 4.5 Cơ Cấu về Độ Tuổi của Người Được Phỏng Vấn 48 Bảng 4.6 Thu Nhập Bình Quân/Năm của Người Được Phỏng Vấn Năm 2008 49 Bảng 4.7 Nhận Xét của Người Dân về Mức Độ Mùi Hôi 51 Bảng 4.8 Kết Quả Hồi Qui Dạng Ln Mô Hình Tổng Quát Hàm Chi Phí Sức Khỏe 52 Bảng 4.9 Ma Trận Tương Quan giữa Các Biến Độc Lập và Phụ Thuộc 53 Bảng 4.10 Kết Quả Ước Lượng các Thông Số trong Hàm Sản Xuất 58 Bảng 4.11 Kết Quả Ước Lượng Dạng Ln Mô Hình sau khi Lựa Chọn Biến 59 Bảng 4.12 Bảng Tổng Hợp Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung 60

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Biểu Đồ Biểu Hiện Mùi Hôi và Màu Nước Thải trong Ngày 40 Hình 4.2 Quy Trình Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Tập Trung KCN Việt Hương I 43 Hình 4.3 Biểu Đồ Biểu Hiện Trình Độ Học Vấn của Người Được Hỏi 47 Hình 4.4 Biểu Đồ Biểu Hiện Mức Độ Ô Nhiễm Nước Thải tại Rạch 50 Hình 4.5 Đồ Thị Biễu Diễn Mối Quan Hệ giữa Chi Phí Sức Khỏe và Khoảng Cách

Hình 4.6 Đồ Thị Minh Họa Mối Quan Hệ giữa Năng Suất và Mức Độ Ô Nhiễm 63

Trang 10

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Người Dân

Phụ lục 2 Các kết xuất và kiểm định mô hình ước lượng hàm chi phí sức khỏe Phụ lục 3 Các kết xuất và kiểm định mô hình ước lượng hàm sản xuất

Phụ lục 3 Giá Một Số Loại Phân Bón và Công Lao Động

Phụ lục 4 Giá Trị Giới Hạn Một Số Thông Số và Nồng Độ Các Chất Ô Nhiễm trong Nước Thải Công Nghiệp (TCVN 5945 – 2005)

Trang 11

Phát triển công nghiệp nói chung và khu công nghiệp (KCN) nói riêng là một

bộ phận phát triển tất yếu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, là phương tiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên bên cạnh đó thì vấn đề môi trường cũng nảy sinh do hoạt động của các KCN, khu chế xuất gây ra Hoạt động của các KCN sẽ phát thải vào môi trường một lượng lớn các tác nhân gây ô nhiễm như: SO2, NOx, COx, bụi, tiếng ồn v.v , nước thải có chứa kim loại nặng, các chất thải nguy hại Vấn đề moi trường càng trở nên phức tạp hơn do tính phát tán, lan truyền của độc chất môi trường trường từ nguồn thải khổng lồ là các KCN đặc biệt là những KCN có hạ tầng cơ sở thiếu kém hoặc không có hệ thống xử lý môi trường phù hợp,

và cơ chế quản lý chưa rõ ràng và hiệu quả

Thuận An có vị trí địa lý thuận lợi giáp Tp Hồ Chí Minh, Thị Xã Thủ Dầu Một (trung tâm của tỉnh Bình Dương), huyện Dĩ An và sông Sài Gòn Huyện Thuận An có các tuyến giao thông thủy bộ huyết mạch của vùng và là cửa ngõ tương lai vào Tp Hồ Chí Minh nên nên Thuận An có lợi thế về phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch

Là một trong những huyện có sức hút mạnh về đầu tư, có triển vọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương Tốc độ phát triển công nghiệp ở huyện Thuận An trong những năm gần đây rất cao đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện Thuận An Tuy nhiên việc qui hoạch hạ tầng kỹ thuật và xử lý môi trường ở các khu công nghiệp (KCN) vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển, dẫn đến không ít bất cập và những tồn tại cần giải quyết

Trang 12

Tình trạng các KCN vi phạm tiêu chuẩn môi trường còn rất phổ biến, đặc biệt là tiêu chuẩn nước thải, áp lực gây ô nhiễm ngày càng gia tăng Đáng chú ý nhất là vấn

đề nước thải của KCN Việt Hương I chưa qua hệ thống xử lý nước mà thải thẳng ra môi trường với nhiệt độ, chất rắn lơ lửng, pH, đồ màu, các chất mỡ khoá v.v…ở mức

độ Cao Bên cạnh đó trạm xử lý nước thải tập trung của KCN đã xây dựng và đi vào hoạt động nhưng thông số ô nhiễm vẫn còn vượt mức cao so với tiêu chuẩn Làm cho nguồn tiếp nhận là rạch Chòm Sao gần như trở thành rạch ô nhiễm nhất ở Huyện Chủ đầu tư KCN thiếu vốn đầu tư nên việc xây dựng cơ sở ha tầng bảo vệ môi trường cho KCN theo qui định không thể thực hiện trước khi KCN chính thức hoạt động Đa số vừa kêu gọi vừa xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường

Tại một số khu vực dân cư gần KCN Việt Hương I như đường 22/12 (xã Thuận Giao), đặc biệt là rạch Chòm Sao (xã Hưng Định, Bình nhâm và một phần thị trấn Lái Thiêu) huyện Thuận An, nước thải của KCN chưa qua xử lý đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế và sức khỏe nhiều người dân ở đây Nghiêm trọng hơn, các công ty, xí nghiệp còn lợi dụng trời mưa xả nước thải chảy thẳng ra cống Chẳng hạn như ấp Hưng Lộc với 591 hộ, hơn 3.200 nhân khẩu, trong

đó có 150 hộ, trên 500 nhân khẩu phải gánh chịu hậu quả trực tiếp của tình trạng ô nhiễm môi trường Mức độ ô nhiễm nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942-

2005 loại B từ 2 - 4 lần Nhìn chung sự hình thành và phát triển các KCN thuộc huyện Thuận An đã và đang rất nhanh Vì vậy vấn đề môi trường ở đây rất nhạy cảm

Xuất phát từ thực trạng trên, được sự chấp thuận của khoa Kinh Tế - Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và sự hướng dẫn của thầy TS Đặng Minh Phương, tôi

tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tổn hại ô nhiễm rạch Chòm Sao do nước thải Khu công nghiệp Việt Hương I - huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương” nhằm

xem xét và đánh giá thiệt hại do ô nhiễm nước thải gây ra trong thời gian qua Từ đó

đề xuất hướng giải quyết tốt hơn mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho huyện Thuận An và tỉnh Bình Dương

Trang 13

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1.Mục tiêu chung

Đánh giá tổn hại ô nhiễm rạch Chòm Sao do nước thải KCN Việt Hương I

thuộc địa bàn huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình ô nhiễm trong khu vực nghiên cứu;

- Đánh giá thiệt hại về sức khỏe;

- Đánh giá thiệt hại về năng suất cây trồng;

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính là đoạn rạch Chòm Sao và 80 hộ sống tại 2 ấp Hưng Lộc và Hưng Thọ thuộc xã Hưng Định, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương Đây

là 2 ấp sống gần rạch Chòm sao, chịu ảnh trực tiếp từ nước thải của KCN Việt Hương

I thải xuống Việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu sẽ giúp cho công tác điều tra, phỏng vấn được tiến hành thuận lợi

1.3.2 Phạm vi thời gian

Đề tài được thực hiện từ ngày 25/03/2009 đến ngày 20/06/2009

Phạm vi đề tài sử dụng số liệu thông tin có liên quan khoảng 4 năm trở lại

1.3.3 Phạm vi không gian

Việc chọn địa bàn phải phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu Ở đây địa bàn được chọn là huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương

1 3.4 Phạm vi nội dung nghiên cứu

Ô nhiễm nước thải từ các công ty, KCN Việt Hương I thải xuống rạch Chòm sao gây ra rất nhiều thiệt hại như: sức khỏe, năng suất cây trồng, cảnh quan, đất đai…Ở đây đề tài giới han chỉ tính ô nhiễm nước thải của KCN làm ảnh hưởng và gây tổn hại đối với sức khỏe, năng suất cây trồng của các hộ dân chịu ảnh hưởng bởi nước thải sống gần rạch Chòm Sao vì đất đai tại 2 ấp này không tiến hành giao dịch mua bán vì vậy rất khó xác định được sự thay đổi giá đất do tác động của ô nhiễm nước thải

Trang 14

Giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo; trình bày về điều kiện tự nhiên kinh

tế, kinh tế, xã hội của huyện Thuận An; sơ lược về khu vực nghiên cứu xã Hưng Định

và KCN Việt Hương I

Chương 3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các tiêu chuẩn về nước thải

và phương pháp để tiến hành nghiên cứu

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm:

- Phân tích tình hình ô nhiễm trong khu vực nghiên cứu

- Đánh giá thiệt hại về sức khỏe

- Đánh giá thiệt hại về năng suất cây trồng

- Xác định tổng thiệt hại

Chương 5 Kết luận và kiến nghị

Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị, giải pháp khắc phục ô nhiễm

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Với mục tiêu và phạm vi đã được trình bày ở chương một, tài liệu nghiên cứu của

đề tài không chỉ gói gọn ở một mặt nhất định nào đó mà được tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau Chúng bao gồm cả lĩnh vực về môi trường sống, đặc biệt là môi trường nước ở huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương v.v…Bên cạnh đó, nhiều

đề tài tốt nghiệp của các khóa trước, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài, các bài giảng của thầy cô có liên quan đều là tài liệu tham khảo hữu ích cho đề tài

Từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu về môi trường và tác động của nó lên nhiều đối tượng khác nhau Tuy nhiên nghiên cứu về việc xác định giá trị thiệt hại do ô nhiễm môi trường mặc dù đã được nói đến nhiều nhưng rất ít công trình nghiên cứu Chẳng hạn như:

Theo Tô Thị Tuyết (2008) đã ước tính được mức tổn hại về sức khỏe và thủy sản, năng suất của lúa do ô nhiễm kênh B – KCN Lê Minh Xuân lần lượt là 84.096.000 đồng, 347.409.000 đồng, 102.578.000 đồng và tổng tổn hại được tìm ra đó là 534.083.000 đồng Đề tài đã đưa ra nhận xét rằng: những con số trên chỉ là ước tình và

đó là những giá trị tối thiểu có thể tính được Sở dĩ nói đó là giá trị tối thiểu vì ô nhiễm kênh không chỉ ảnh hưởng đến những hàng hóa có giá trên thị trường mà còn ảnh hưởng cả những hàng hóa không có giá thị trường nhưng lại có giá trị lớn như giá trị thẩm mỹ, thỏa dụng của người dân Hoặc theo Phàn Quế Trân (2008) đã ước lượng được tổng giá trị tổn hại trong năm 2007, do tình trạng ô nhiễm nước thải của Nhà Máy Chế Biến Tinh Bồ Mì Ninh Sơn – Ninh Thuận, gây ra đối với sức khỏe con người, giá trị đất đai, nguồn sư dụng trong sinh hoạt của các hộ gia đình sống trong khu vực ô nhiễm Kết quả ước nghiên cứu ước tính một con số thiệt hại do tình trạng

Trang 16

nước thải ô nhiễm trong năm 2001 là 5.276.284.278 đồng Đồng thời nghiên cứu

đã tìm hiểu sự hiểu biết của người dân về môi trường trong khu vực.v.v…

Nói tóm lại tổng quan về tài liệu không phải chỉ gói gọn ở một số bài nghiên cứu

mà nó còn được tổng hợp từ nhiều nguồn, từ hệ thống internet, từ thực tế cuộc sống và

từ việc thăm dò ý kiến của người dân sống trong khu vực đó Tuy nhiên để tiến hành công việc nghiên cứu được thuận lợi, điều kiện bắt buộc người thực hiện phải có là nắm rõ được tình hình chung và một số đặc điểm cơ bản tại địa bàn Trong phạm vi giới hạn của đề tài này, những đặc điểm của khu vực nghiên cứu đi từ khái quát đến cụ thể có thể được trình bày như sau

2.2 Tổng quan về huyện Thuận An

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

2.2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa hình – thổ nhưỡng

a) Vị trí địa lý

Huyện Thuận An nằm ở phía Nam tỉnh Bình Dương với diện tích 8,425ha thuộc

vùng trọng điểm kinh tế trọng điểm của tỉnh

Hình 2.1 Bản Đồ Huyện Thuận An

Nguồntin: http://www.binhduong.gov.vn

Tổng thể huyện trãi rộng từ Tây

Nam đến phía Đông tỉnh Bình

Dương, có tọa độ địa lý 106030’20’’

vĩ Bắc, tiếp giáp với các khu vực:

- Phía Bắc giáp: Thị xã Thủ Dầu

Một và Huyện Tân Uyên

- Phía Nam giáp: Thành phố Hồ

Chí Minh

- Phía Đông giáp: Huyện Dĩ An

- Phía Tây giáp: Sông Sài Gòn

Toàn huyện ranh giới hành

chánh được chia làm 8 xã và 2 thị

trấn bao gồm: xã An Phú, An Sơn,

Bình Chuẩn, Bình Hòa, Bình Nhâm,

Hưng Định, Thuận Giao, Vĩnh Phú

Trang 17

b) Địa hình, thổ nhưỡng

Trong phạm vi địa giới hành chính huyện Thuận An có 05 loại

- Đất Sielit ferelit nâu vàng (SFNv) phát triển trên phù sa cổ được phân bố chủ yếu tập trung các xã: Bình Chuẩn, Thuận Giao, An Phú

- Đất Sielit firalit xám (SFx) phát triển trên phù sa cổ được phân bố chủ yếu tập trung các xã: Bình Hòa, Thị trấn Lái Thiêu

- Đất líp, đất phèn (Vp) có nguồn gốc từ đât phèn nhưng được hình thành do người dân lấy tầng đất mặt đắp vào để nâng cao nền đất, tăng độ dày tầng canh tác, thích hợp cho việc phát triển trồng cây ăn trái Loại đất này được phân bố chủ yếu ở các xã: Vĩnh Phú, Thị trấn Lái Thiêu, An Son, Bình Nhâm, Hưng Định

- Đất dốc tụ được phân bố ở vùng đất thấp trũng thuộc Thị trấn An Thạnh, Vĩnh Phú thích hợp cho việc trồng lúa và đến mùa khô tháng 3, 4 thuận lợi cho trồng rau chuyên canh

- Đất Sialit feralit mùn được phân bố rất ít ở Bình Hòa

2.2.1.2 Điều kiện về khí tượng – thủy văn

a) Khí hậu

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với các đặc trưng của vùng khí hậu miền Đông Nam bộ, chia làm 2 mùa rõ rệt

9 Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11

9 Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4

+ Về mùa khô, gió thịnh hành chủ yếu là: hướng Đông, Đông – Bắc

+ Về mùa mưa, gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây – Nam

Trang 18

+ Tốc độ gió bình quân khoảng 0,7 m/s

+ Tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12 m/s thường là Tây, Tây – Nam

c) Chế độ mưa

Chế độ mưa cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí Khi mưa rơi, nước mưa sẽ cuốn theo nó lượng bụi và các chất ô nhiễm có trong khí quyển cũng như các chất ô nhiễm trên mặt đất, nơi mà nước mưa chảy qua Chất lượng nước mưa tùy thuộc vào chất lượng khí quyển và môi trường khu vực

+ Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.000 mm

+ Số ngày có mưa là 120 ngày

+ Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm

+ Tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa

d) Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ Do vậy, nghiên cứu chế độ nhiệt là điều cần thiết

+ Nhiệt độ bình quân năm : 26,50C

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 4 : 290C

+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng 1 : 240C

+ Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng :9.500 – 10.0000C

+ Số giờ nắng trung bình : 2.400 giờ

d) Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động

Độ ẩm được mang lại chủ yếu là gió mùa Tây Nam trong mùa mưa Do đó, độ

ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa

Trang 19

Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động Và khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nên nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào

Độ ẩm tương đối cao, trung bình: 80 – 90%

e) Lượng bốc hơi

Lượng bốc hơi trunh bình hàng năm: 1,100% - 1.300% mm/năm

Lượng bốc hơi trung bình hàng tháng cao nhất: 100 - 250 mm/tháng

2.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

a) Đặc điểm kinh tế

Thuận An là huyện trung tâm công nghiệp của tỉnh Bình Dương, có 3 khu công nghiệp là: KCN Việt – Sing (509 ha), KCN Đồng An (130ha), KCN Việt Hương (36 ha) và 2 cụm công nghiệp là cụm Bình Chuẩn (67,5 ha) và An Thạnh (46ha) Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền địa phương, kinh tế qua các thời kỳ phát triển với tốc độ cao, ước tăng trưởng kinh tế năm 2008 so năm 2007 là 21,1 % Hiện các khu công nghiệp đã phủ kín dần, sản xuất công nghiệp không còn phát triển nhanh như các năm trước đây, cơ cấu nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tăng dần dịch vụ và giảm dần nông nghiệp, ước tính cơ cấu kinh tế năm 2008 Công nghiệp 76,07% - Thương mại & Dịch vụ 23,62 % - Nông lâm thủy sản 0,46 %

- Công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bằn năm 2008 ước thực hiện là 35.566 tỷ đồng (giá cố định 1994), tăng 18% so với năm 2007 Sản xuất công nghiệp các doanh nghiệp trong nước tăng 13,5%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,2%

+ Đối với doanh nghiệp nhà nước, giá trị sản xuất năm 2008 ước thực hiện là

658 tỷ đồng tăng 20,5% so với năm 2007

+ Đối với đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, giá trị sản xuất năm 2008 ước thực hiện là 27.533 tỷ đồng tăng 19,2% so với năm 2007 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển rất nhanh, tốc độ tăng bình quân năm thời kỳ 2001 – 2005 trên 40% Thời kỳ 2006 – 2010 tốc độ bình quân chậm lại dưới 20% do: các KCN huyện đã lấp kín dần, các doanh nghiệp sản xuất có qui mô lớn phát triển lên các KCN Bến Cát và Tân Uyên

Trang 20

Cơ cấu giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu trong loại hình kinh này như sau: Công nghiệp chế biến thực phẩm và nước uống 16%, các sản phẩm từ hóa chất 14%,

tủ bàn ghế xuất khẩu 11%, các sản phẩm từ cao su và nhựa 7%, giày xuất khẩu 8%, may mặc xuất khẩu 6%, thiết bị điện 6%, thiết bị điện tử 6%, sản xuất các sản phẩm bằng kim loại 6%

+ Đối với loại hình kinh tế là Công ty – TNHH và Công ty – Cổ phần, giá trị sản xuất năm 2008 ước thực hiện 6.620 tỷ đồng tăng 14,2% so với năm 2007 Tốc độ tăng bình quân năm thời kỳ 2001 – 2005 là 30%, thời kỳ 2006 – 2008 tốc độ bình quân cũng chậm lại dưới 30%, loại hình doanh nghiệp này phần lớn nằm ngoài KCN, đất dùng cho sản xuất công nghiệp có hạn chế, doanh nghiệp mới phát triển dần lên các huyện Bến Cát và Tân Uyên

+ Cơ cấu giá trị sản xuất trong loại hình xí nghiệp tư doanh chủ yếu: gốm sứ chiếm 30%, tủ bàn ghế xuất khẩu 6,2% và sản xuất thiết bị điện 17%

+ Ước giá trị sản xuất của loại hình kinh tế tập thể năm 2008 là 4,1 tỷ đồng tăng 26,7% so với năm 2007, hoạt động chủ yếu là khai thác đất và vận chuyển đất tại các

mỏ ở huyện Tân Uyên

+ Công nghiệp nhỏ năm 2008 giá trị sản xuất ước thực hiện là 98 tỷ đồng (giá

cố định 94), tăng 5% so với năm 2007

- Thương mại và dịch vụ

Ngành công nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành thương

mại-dịch vụ để phục vụ sản xuất công nghiệp, phục vụ người lao động làm việc trong các khu công nghiệp Ngoài 2 chợ Lái Thiêu và chợ Búng đã hình thành trên 14 khu chợ ở các khu dân cư như: chợ Thuận Giao, chợ An Phú, chợ Hài Mỹ ( xã Bình Chuẩn ), chợ Vĩnh Phú ( xã Vĩnh Phú), chợ Bình Hòa 1 (Khu 550 ), chợ Bình Hòa 2 (Khu 434), chợ Bình Đức, chợ Đồng An 1, Đồng An 2 (xã Bình Hòa), chợ Aresco (xã Bình Hòa ), chợ Thạnh Bình (Thị trấn An Thạnh), Chợ Đức Huy ( xã An Phú), chợ Đông Phú ( xã An Phú)… riêng dịch vụ nhà trọ, ăn uống phát triển rất nhanh đáp ứng nhu cầu ăn; ở và giải trí của mọi người dân

Trang 21

Giá cả thị trường tăng do ảnh hưởng cơn sốt giá gạo vào cuối tháng 4/2008 và sự biến động giá nhiên liệu, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 21,65 % so với tháng 12 năm 2007, trong đó hàng hóa tăng 24 %, dịch vụ tăng 14 %, riêng giá lương thực tăng

69 % so với tháng 12 năm 2007 Tuy nhiên vào các tháng cuối năm giá cả hàng hóa tiêu dùng có chiều hướng giảm dần như: nhiên liệu, vật liệu xây dựng….cụ thể chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 giảm 0,4 % so với tháng 9 năm 2008 Ước tính tổng mức bán lẽ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2008 là 6.850 tỷ đồng tăng 38 % so với cùng kỳ năm trước

Hoạt động dịch vụ có 3 hợp tác xã là: HTX dịch vụ nông nghiệp- hoạt động giết

mỗ gia súc HTX TM&DV quản lý kinh doanh khai thác chợ Bình Hòa - hoạt động chủ yếu là giữ xe và thu gom rác thải HTX Hòa Bình Xanh - hoạt động chủ yếu là sửa chữa ô tô

- Nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 uớc thực hiện là 63 tỷ đồng ( giá cố định 1994) giảm 17 % so năm 2007 Giảm chủ yếu do vườn cây ăn quả bị thất mùa, Cty chăn nuôi dời về huyện Dĩ An ( trước đây GTSX của Cty này được tính cho huyện Thuận An)

+ Trồng trọt: ước tính gieo trồng cây hàng năm 2008 là 1.110 ha giảm 18%

so với năm 2007 Huyện Thuận An là huyện phát triển mạnh về công nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm ngày càng bị thu hẹp dần do xây dựng các khu công nghiệp và các khu dân cư, ngoài ra do sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp hơn các nghành khác nên bà con nông dân bỏ vụ nhiều, ít đầu tư cho sản xuất nông nghiệp

Diện tích cây lương thực là 183 ha giảm 38 %, trong đó diện tích lúa 163 ha giảm 38 % so với năm 2007, giảm ở hầu hết ở các xã có chân ruộng trồng lúa Năng suất lúa uớc tính 33 tạ/ha ổn định so với năm 2007

Diện tích cây chất bột có củ là 209 ha giảm 13% so với năm 2007 Diện tích cây thực phẩm 357 ha giảm 11 % so với năm 2007

Cây công nghiệp hàng năm 283 ha giảm 7% so cùng kỳ, chủ yếu giảm cây hoa lài ở xã Vĩnh Phú

Do thời tiết nắng nóng và mưa nhiều đã tạo điều kiện xuất hiện một số sâu bệnh trên cây lúa như: bọ xít đen, sâu đục bẹ, rầy nâu, đạo ôn Trên cây rau xuất hiện

Trang 22

các loại sâu hại như: Sâu tơ, sâu xanh, nhện đỏ Nhưng mức độ nhiểm nhẹ thiệt hại không đáng kể

+ Cây lâu năm: Tổng diện tích cây lâu năm ước năm 2008 là 1.555,2 ha giảm

1 % so năm 2007 Trong đó, cây ăn quả là 1.458,5 ha giảm 1 % so năm 2007, cây công nghiệp lâu năm là 96,7 ha tương đối ổn định so năm 2007 diện tích cây ăn quả giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thổ cư và đất chuyên dùng, năng suất cây ăn quả năm 2008 đạt thấp bị thất mùa ở các loại cây như măng cụt, sầu riêng, bòn bon…

+ Hoạt động chăn nuôi: Đàn trâu 46 con ổn định so với 1/8/2007, đàn bò

2.629 con giảm 4,7 % so với thời điểm điều tra 1/8/2007, trong đó bò sữa 504 con giảm 5,5 % so với 1/8/2007, giá thu mua sữa hiện nay khoảng 7.200 đ/kg tăng 200 đ/kg so năm 2007 Đàn heo là 20.395con giảm 5 % so với điều tra 1/8/2007 Giá heo hơi hiện nay khoảng 3,6 triệu/tạ heo hơi giảm 0,4 tr đ/tạ so với đầu năm), heo con giống là 50.000 đ/kg Trong đó Gà 114.794 con tăng 34 % so với thời điểm 1/8/2007,

gà công nghiệp là 66.940 con tăng 6 %, vịt 9.245 con, ngang –ngỗng 259 con ổn định

so với 1/8/2007 Về chăn nuôi khác như dê 257 con, cút 3.500 con, thỏ 190 con Riêng ong đàn không còn chăn nuôi nữa do nguồn thức ăn cho ong bị hạn chế

Trạm Thú y huyện đã tích cực cung cấp các loại vac xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm cho các hộ chăn nuôi, giám sát theo dỏi các hộ chăn nuôi gia cầm có qui

mô, góp phần tích cực bình ổn và phát triển đàn gia súc – gia cầm Nhìn chung tình hình chăn nuôi gia súc& gia cầm có đến thời điểm 1/10/2008 tăng về chăn nuôi gia

cầm, giảm về chăn nuôi bò và heo

b) Đặc điểm xã hội

- Dân số

Dân số tính đến 1/10/2008 của huyện Thuận An là 332.053 người tỷ lệ tăng dân

số là 11% so với năm 2007, mật độ dân số bình quân là 3.940 người/km2, trong đó dân

số địa phương là 123.971 người; dân số tạm trú dài hạn là 208.082 người

Dân số phi nông nghiệp chiếm hơn 52% tổng số Tỷ lệ phi nông nghiệp cao nhất ở các xã Đông Hòa (83%), An Bình (73,9%)…Tỷ lệ dân trong ngành nông

nghiệp cao nhất là xã Bình Chuẩn (93,6%), An Phú (88,1%)…

Trang 23

- Lao động

Năm 2008 toàn huyện 304.530 lao động đang làm việc trong đó lao động trong ngành nông, lâm và thủy sản chiếm 1,04% lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 85,88% và lao động trong ngành dịch vụ chiếm 13,08%

Nếu tính các cơ sở công nghiệp và dịch vụ của tỉnh và các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn thỉ tỷ lệ thay đổi cơ cấu như sau: công nghiệp – dịch vụ - nông

nghiệp

c) Văn hóa – giáo dục – y tế

- Văn hóa: Tập trung tuyên truyền ý nghĩa các ngày lễ lớn trong năm như ngày

thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 3/2, ngày phụ nữ 8/3, ngày giổ tổ Hùng Vương, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, ngày quốc tế lao động 1/5, kỷ niệm 117 năm ngày sinh của Bác 19/5, ngày quốc tế thiếu nhi, ý nghĩa ngày thương binh liệt sĩ 27/7, ngày CM tháng 8, quốc khánh 2/9, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, tết trung thu v.v Đẩy mạnh tuyên truyền “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nghị quyết ban chấp hành Trung ương Đảng lần 6, các bộ luật, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tháng an toàn giao thông, tuyên truyền an toàn giao thông, vệ sinh môi trường v.v…

- Giáo dục: Phòng giáo dục củng cố đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tại một số

trường, kiểm tra công tác tài chính, và các khoản thu chi đầu năm ở các đơn vị trường học Tổ chức thanh tra chuyên môn theo kế hoạch ở các trường Các trường tiểu học, trung học cơ sở tiến hành cho học sinh kiểm tra chất lượng đầu năm học để phân loại học lực học sinh, qua đó đề ra biện pháp tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo

Trang 24

Trong năm 2008 tình hình tai nạn giao thông và tai nạn sinh hoạt có tăng lên nhưng ngành y tế huyện đã duy trì tốt chế độ trực cấp cứu, khám và điều trị bệnh cũng như phòng chống dịch bệnh… hoạt động luôn được duy trì thường xuyên 2 tuyến huyện – xã & TT Tập trung phòng chống các dịch bệnh trong mùa mưa tuyên truyền thực hiện các biện pháp diệt muỗi lăng quăng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các ca

số xuất huyết, kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm được duy trì

Đẩy mạnh chương trình y tế quốc gia như tháng vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày

vì dinh dưỡng cho trẻ em, chương trình tiêm chủng mở rộng, cấp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi

2.2.3 Hiện trạng môi trường

2.2.3.1 Hiện trạng các thành phần môi trường

a) Môi trường không khí

Chất lượng không khí trên địa bàn Huyện tương đối tốt, nồng độ các chất ô nhiễm không khí nằm trong tiêu chuẩn cho phép Tuy nhiên, có sự ô nhiễm cục bộ tại khu vực có nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp và ven đường giao thông Đặc biệt ở những khu vực có nhà máy chế biến gỗ, sản xuất thức ăn gia súc, đá mài…nồng độ bụi thường cao hơn tiêu chuẩn cho phép Ngoài ra, do quá trình đô thị hóa, hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cũng là nguyên nhân phát sinh bụi

b) Môi trường nước

Chất lượng nước mặt của sông Sài Gòn chảy qua địa phận huyện Thuận An đang bị ô nhiễm hữu cơ, vi sinh và chất dinh dưỡng khá cao Khi so sánh TCVN 5942:1995 loại A, các chỉ tiêu COD vượt 1,2 – 3 lần, coliform vượt 1,6 – 4 lần, N-NH3

vượt 6 – 31 lần, dầu mỡ vượt 2,6 – 5 lần Ngoài ra, kết quả quan trắc nước mặt trên rạch Vĩnh Bình cho thấy nguồn nước bị nhiễm chất hữu cơ, dinh dưỡng và đặc biệt là chỉ tiêu vi sinh khá nặng

Chất lượng nước dưới đất tại điểm quan trắc ở xã An Phú, Thuận Giao và Vĩnh Phú khá tốt, trữ lượng dồi dào nhưng tại trạm quan trắc ở xã An Phú mực nước có hiện tượng hạ dần từng năm với mức hạ trung bình 0,9m/năm Mực nước ở độ sâu từ 78 đến 95m thuộc địa bàn xã An Phú và Vĩnh Phú có xuất hiện các chất độc hại như thủy ngân (Hg), mangan (Mn) Nhìn chung chất lượng nước ở độ sâu từ 20 – 42m bị nhiễm

Trang 25

vi sinh Hiện nay, Phòng Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành lấy 100 mẫu nước ngầm tại xã, thị trấn để phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm và đang chờ kết quả

2.2.3.2 Hiện trạng môi trường các ngành, lĩnh vực

a) Hiện trạng môi trường các khu, cụm công nghiệp

Với ba KCN Việt Nam – Singapore, Đồng An và Việt Hương I đã đi vào hoạt động ổn định với diện tích 654,5 ha, đến cuối năm 2007 có 397 doanh nghiệp đầu tư vào các KCN này Ngoài ra, còn có 2 cụm công nghiệp là Bình Chuẩn, An Thạnh với diện tích 98,33 ha Hầu hết diện tích đất tại các khu, cụm công nghiệp đều đã được đầu

tư lắp đầy

Công tác bảo vệ môi trường trong KCN được thực hiện khá tốt Hạ tầng về giao thông, liên lạc và cấp thoát nước được đầu tư khá hoàn chỉnh, có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước tách riêng nước thải và nước mưa Tuy nhiên, một

số doanh nghiệp chưa đấu nối vào hệ thống thoát nước thải của KCN, tình trạng đổ nước thải và chất thải vào hệ thống thoát nước mưa vẫn diễn ra khá phổ biến Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tập trung hoạt động không hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến nước thải không đạt tiêu chuẩn

Đối với hai cụm công nghiệp Bình Chuẩn và An Thạnh vẫn chưa có hệ thống

xử lý nước thải tập trung cũng như hệ thống thoát nước riêng Các doanh nghiệp có quy mô lớn phát sinh nhiều nước thải đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải

b) Hiện trạng môi trường các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp

Với khoảng 1.450 doanh nghiệp nằm phân tán ngoài khu, cụm công nghiệp gây khó khăn rất lớn cho việc kiểm soát ô nhiễm, một số nằm xen lẫn trong khu dân cư, vùng đô thị đã dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu kiện về môi trường Hầu hết nước thải từ các doanh nghiệp trên địa bàn xã Thuận Giao, An Phú, Bình Chuẩn được cho tự thấm làm cho các khu vực này bị ngập úng gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan

đô thị Mặt khác do đa số là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn đầu tư hạn chế nên mức đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rất thấp

Một số cơ sở gốm sứ tại thị trấn Lái Thiêu đã nhận quyết định di dời vẫn còn hoạt động Các cơ sở gốm sứ, lò gạch nung truyền thống trên địa bàn xã Hưng Định,

Trang 26

Thuận Giao, Bình Hòa, An Phú, Bình Chuẩn nằm xen lẫn trong khu vực dân cư thải khói, bụi vào môi trường Tình trạng ô nhiễm môi trường còn phát sinh tại các cơ sở thu mua, phân loại phế liệu, các bãi rác thải công nghiệp tự phát có lẫn chất thải nguy hại

c) Hiện trạng môi trường đô thị

Trong những năm qua, Huyện tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, nạo vét sông rạch, khai thông cống rãnh v.v…đã tạo ra những chuyển biến tích cực làm cho bộ mặt của Huyện ngày càng khang trang sạch đẹp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường Tuy nhiên cũng còn tồn tại nhiều mặt cần khắc phục như:

- Mạng lưới cấp nước tuy đã có bước phát triển nhưng phần lớn chỉ phục vụ sản xuất công nghiệp Nước cấp cho sinh hoạt chiếm tỉ lệ rất thấp khoảng 5,3% chủ yếu ở một số tuyến đường chính thuộc thị trấn Lái Thiêu, thị trấn An Thạnh, các xã Vĩnh Phú và Thuận Giao với tổng chiều dài đường ống khoảng 43.783m Các doanh nghiệp

và hộ dân ở các khu vực còn lại tự khai thác, sử dụng nước ngầm

- Hệ thống thoát nước đô thị hiện xây dựng rất chậm so với tốc độ đô thị hóa, chưa có quy hoạch thoát nước chung cho toàn Huyện Mạng lưới thoát nước bị chắp

vá giữa cũ và mới, chưa có hệ thống thoát nước thải riêng với nước mưa Trong hai năm 2006 và 2007 ngân sách huyện đã đầu tư nạo vét 58 kênh rạch với chiều dài 32.534m, khối lượng đào đắp khoảng 148.403 m3 bùn đất Hiện tại với 57.000 phòng trọ, hàng ngày thải ra khoảng 11.000 m3 nước thải và 50 tấn rác thải Nước thải chủ yếu được xử lý bằng bể tự hoại, đa số chưa đúng quy cách, một số nhà trọ không có bể

lý hoặc do người dân tự xử lý bằng cách chôn lấp trong sân vườn, đem đốt

- Các chất thải từ bệnh viện Huyện, Trung tâm y tế dự phòng, 10 trạm y tế của

xã – thị trấn và các phòng khám tư nhân khác thải ra khoảng 250kg/ngày Chất thải rắn

Trang 27

này được xếp vào loại chất thải rắn nguy hại vì chứa các thành phần độc hại có khả năng gây lây nhiễm cao như: bông băng, kim tiêm v.v…Nhưng hiện nay, chỉ có bệnh viện Thuận An là có lò đốt rác, lượng rác còn lại được thu gom chung với rác thải sinh hoạt hoặc đem đốt lộ thiên

- Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn huyện khoảng 141,9 ha chiếm khoảng 1,6% tổng diện tích đất tự nhiên: Trong đó, đất nghĩa trang Lái Thiêu là 4,5,5ha chiếm 32% đất nghĩa trang, nghĩa địa Trong các năm qua tỉ lệ mai táng bằng phương pháp thiêu đốt và chôn cất tại nghĩa trang có tăng nhưng nhìn chung tỉ lệ chôn cất trong vườn nhà vẫn còn khá cao

d) Hiện trạng môi trường nông thôn

Tỉ lệ người dân sử dung nước sạch tăng trung bình 2%/năm, tính đến năm 2008 trên 98% Thực hiện chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ năm 2000 – 2007 đã hỗ trợ khoan cho nhân dân dược 722 giếng với tổng độ sâu 37.967 m Vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt ở nông thôn trong các năm qua chưa có biến chuyển tích cực Tỷ lệ các hộ gia đình đổ rác sinh hoạt ra các kênh rạch, đổ rác trong vườn nhà vẫn còn khá phổ biến

Các cơ sở chăn nuôi chuyển dịch dần sang chăn nuôi có quy mô vừa và lớn nên việc xử lý môi trường có nhiều thuận lợi Tuy nhiên do quy hoạch chưa tốt: các trang trại đan xen trong dân cư làm phát sinh mùi hôi, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng Từ năm 2004 – 2007, thực hiện chương trình VACB

đã hỗ trợ 25 hầm và 53 túi Biogas

Tóm lại: Trong thời gian tới huyện cần có những chính sách nhằm tăng cường

quản lý mọi mặt về môi trường nói chung và nhất là có các giải pháp phòng ngừa và khắc phục những vấn đề nêu trên

2.3 Tổng quan về xã Hưng Định

Xã Hưng Định nằm ở hướng Đông của huyện Thuận An tư lâu đã có lợi thế về phát triển trồng cây ăn trái và du lịch sinh thái Xã có tứ cận như sau:

- Phía Bắc giáp : Thị trấn An Thạnh

- Phía Nam giáp : Xã Bình Nhâm

- Phía Đông giáp : Xã Thuận Giao

- Phía Tây giáp : Xã An Sơn

Trang 28

Với tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 286.56ha Trong đó, đất nông nghiệp

là 170.28ha chiếm 59.42% và đất phi nông nghiệp là 116.28ha chiếm 40.57% Hiện trạng sử dụng đất theo các mục đích sử dụng, gồm:

a) Đất sử dụng vào nông nghiệp

- Đất trồng cây hàng năm: 13.35ha chiếm 4.65%, trong đó đất trồng lúa 9.36ha chiếm 3.26%

- Đất trồng cây lâu năm: 156.9ha chiếm 54.76%, trong đó hầu hết diện tích là đất trồng cây ăn quả

Nhìn chung: đất trồng cây hàng năm giảm so với năm 2007 do chuyển sang đất trồng cây lâu năm và các loại đất phi nông nghiệp Còn đất trồng cây lâu năm chủ yếu

là đất trồng cây ăn quả tạp dần được cải tạo thành vườn chuyên canh trồng cây ăn quả

b) Đất phi nông nghiệp

- Diện tích đất ở của xã là 47.71ha chiếm 16.65% so với tổng diện tích tự nhiên của xã Chủ yếu hình thành khu dân cư tập trung và diện tích đất ở nông thôn còn lại nằm xen lẫn trong đất sản xuất nông nghiệp Hiện nay đất vẫn đang có xu hướng tăng dần và lấn vào đất nông nghiệp ven các trục giao thông chính, do quá trình gia tăng dân số về mặt cơ học và gia tăng dân số tự nhiên

- Diện tích đất chuyên dùng của toàn xã là 48.76ha chiếm 17.02% so với tổng diện tích tự nhiên Trong đó:

+ Đất có mục đích công cộng 18.99ha chiếm 6.63%

+ Đất giao thông 17.38ha chiếm 6.06% nâng cấp mở rộng các tuyến đường + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 29.57ha chiếm 10.31%

+ Đất cơ sở y tế 0.06 chiếm 0.02%5

+ Đất cơ sở giáo dục 1.49ha chiếm 0.51%

+ Đất tôn giáo tín ngưỡng 1.79ha chiếm 0.62%

+ Và đất nghĩa trang nghĩa địa 6.04ha chiếm 2.10%

Tóm lai: toàn xã diện đất chưa sử dụng là không còn nữa

2.4 Tổng quan về Khu công nghiệp (KCN) Việt Hương I

2.4.1 Giới thiệu sơ lược KCN Việt Hương I

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Việt Hương

Trang 29

KCN Việt Hương I nằm trên địa bàn xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương được thành lập từ năm 1996 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

05896 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 26/10/1995

Hiện nay KCN đã lấp đầy 100% diện tích với 50 doanh nghiệp đến từ các nước gồm: Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Philipin, Tây Ban Nha, Anh Quốc…

2.4.2 Các nguồn gây ô nhiễm KCN Việt Hương I

Loại hình cơ sở đầu tư: đầu tư và kinh doanh hạ tần KCN tập trung; Các ngành nghề thu hút đầu tư và KCN chủ yếu là: may mặc, sản xuất plastic, dệt nhuộm, đế giày, sản xuất mỹ phẩm,…; KCN có diện tích 36,064 ha với 51 dự án đã được cấp phép đầu tư (trong đó 50 doanh nghiệp đang hoạt động và 01 doanh nghiệp đang triển khai xây dựng)

Đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước mưa và thóat nước bẩn Đồng thời

đã đưa vào sư dụng nhà máy xử lý nước thải với công suất 1000m3/ngày đêm

Các nguồn gây ô nhiễm từ KCN Việt Hương I trong giai đoạn hoạt động bao gồm:

a) Nước thải

Nước thải phát sinh từ các nguồn sau:

- Nước thải sản xuất từ các nhà máy;

- Nước thải sinh hoạt từ các nhà máy;

- Nước mưa;

- Nước thải từ công tác chữa cháy

Nước thải là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng Đối với một KCN tập trung hay một khu chế xuất thì nước thải sinh

Trang 30

ra rất phức tạp do mỗi công nghệ sản xuất, mỗi nhà máy đều mang một đặc tính riêng biệt của nó, nồng độ các chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải cũng thay đổi liên tục

b) Các nguồn gây ô nhiễm không khí

Môi trường không khí của KCN Việt Hương I chịu ảnh hưởng bởi các nguồn ô nhiễm sau:

- Do bản thân hoạt động sản xuất của KCN Việt Hương I;

- Ảnh hưởng khí thải do giao thông trên quốc lộ 13;

- Ảnh hưởng do giao thông trong KCN;

- Có thể một phần ảnh hưởng từ các cơ sở lò gạch và gốm sứ phía Tây KCN Việt Hương I (bên kia quốc lộ 13);

- Có thể do ảnh hưởng của KCN Việt Nam – Singapore trong tương lai khi KCN đi vào hoạt động

c) Nguồn ô nhiễm là chất thải rắn

Chất thải rắn công nghiệp của KCN Việt Hương I sinh ra đa dạng về thành phần từ các quá trình sản xuất công nghiệp, phụ thuộc vào chủng loại sản phẩm, trình

độ công nghệ sản xuất, công suất của từng nhà máy Theo qui hoạch phát triển của dự

án, ưu tiên cho các ngành công nghiệp sạch ít chất thải như vậy sẽ giảm thiểu rất nhiều lượng chất thải rắn sinh ra cũng như việc tận dụng các nguyên vật liệu đạt mức tối đa Bên cạnh đó việc tái sử dụng chất thải rắn cũng được coi trọng nhằm tiết kiệm chi phí

và hạn chế chất thải đưa vào môi trường

Chất thải rắn sinh ra từ KCN Việt Hương I do ba nguồn thải chính sau:

- Chất thải rắn công nghiệp;

- Chất thải rắn từ các hệ thống xử lý khí thải và nước thải;

- Chất thải rắn sinh hoạt do các hoạt động của công nhân và dịch vụ

d) Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa đối với môi trường

Một số các tác hại do quá trình công nghiệp hóa gây ra như sau:

- Quá trình hình thành và phát triển các nhà máy trong KCN sẽ góp phần làm cho diện tích bêtông hóa của khu vực tăng lên và do đó, diện tích trồng cây xanh, thảm

cỏ v.v…sẽ bị giảm đi Nói cách khác, diện tích thấm nước mưa, trữ nước mưa bị thu hẹp và ảnh hưởng đến sự tích trữ nguồn nước ngầm của khu vực

Trang 31

- Lượng công nhân đông có thể sẽ gây tắc nghẽn giao thông trong giờ tan tầm Tốc độ lưu thông chậm làm lãng phí năng lượng và gây ô nhiễm môi trường do sự tích

tụ khói thải của các phương tiện giao thông trong một không gian chật hẹp

- Mặc dù các biện pháp kỹ thuật sẽ được áp dụng để hạn chế các nguồn gây ô nhiễm nhưng khó có thể loại trừ một cách triệt để Vì vậy, tùy từng công nghệ sản xuất

và mức độ tác động của chúng mà hiện tượng mắc bệnh nghề nghiệp của công nhân là không thể tránh khỏi Tác động này không nhất thời mà được tích tụ lâu ngày và ảnh hưởng chủ yếu đến sức khỏe của người lao động, nhất là khi họ không còn khả năng làm việc cho xí nghiệp Khi đó các chi phí bảo hiểm độc hại không thể bù được những hậu quả mà người lao động phải gánh chịu

2.4.3 Các tác động đến môi trường của KCN Việt Hương I

2.4.3.1 Môi trường nước

Nguồn gây ô nhiễm nhiều nhất đối với môi trường nước là nước thải (cả nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt) Bên cạnh đó, khí thải và chất thải rắn cũng góp phần làm giảm chất lượng nguồn nước nếu như các nguồn thải này không được quản

lý một cách hợp lý

Nguồn tiếp nhận nước thải từ KCN Việt Hương I là sông Sài Gòn Nước thải từ nhà máy xử lý KCN Việt Hương I chảy vào rạch Chòm Sao sau đó đổ vào rạch cầu Bà Hai trước khi đổ vào sông Sài Gòn

Mặc dù, KCN đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung nhưng nồng độ nước thải sau khi lấy mẫu và phân tích cho thây nguồn nước thải vẫn vượt mức tiêu chuẩn cho phép 5 – 10 lần

Nước thải đã bị ô nhiễm thì kéo theo nó là vùng không khí và kể cả những vùng đất nơi mà dòng nước đi qua cũng bị ô nhiễm theo Chi phí cải tạo môi trường lớn gấp nhiều lần so với chi phí xử lý các chất có hại ngay tại nguồn phát sinh và khó có khả năng khôi phục được môi trường đã bị hủy hoại

2.4.3.2 Môi trường không khí

Môi trường không khí xung quanh KCN chịu ảnh hưởng chủ yếu do các nguồn khí thải từ hoạt động sản xuất, từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm đối với các nhà máy đã hoạt động và bụi đất do quá trình xây dựng đối với các

dự án

Trang 32

So sánh các kết quả đo đạc với tiêu chuẩn Việt Nam cho thấy hiện trạng môi trường không khí KCN đang bị ảnh hưởng Tại điểm đo ngay cổng KCN giá trị SO2 và

CO cao, có thể lý giải một phần điều này do ảnh hưởng của 2 nhà máy gạch ngói nằm bên kia đường quốc lộ 13 Các phương tiện lưu thông trên đường cũng góp phần làm gia tăng nồng độ các khí có hại cho môi trường nhưng đây là nguồn di động nên lượng khí thải này không thường xuyên và không tập trung

Trang 33

CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Ô nhiễm môi trường nước

Do hoạt động nhân tạo hay tự nhiên (phá rừng, lũ lụt, xói mòn, sự thâm nhập của các chất thải đô thị, chất thải công nghiệp v.v…) mà thành phần và tính chất của nước trong môi trường thủy quyển có thể bị thay đổi bởi nhiều tạp chất đưa vào hệ thống

Khi lượng chất thải đưa vào nước quá nhiều, vượt quá khả năng giới hạn của quá trình tự làm sạch thì kết quả là tính chất của nước bị thay đổi Sự thay đổi tính chất

và thành phần của nước có ảnh hưởng xấu đến sinh thái môi trường nước và sức khỏe của người sử dụng nước thì được coi là sự ô nhiễm nước Khi đó cần phải có các phương pháp xử lý nhân tạo để xử lý ô nhiễm

Hiến chương Châu Âu đã định nghĩa nước ô nhiễm như sau: “Ô nhiễm nước là

sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”

3.1.2 Nước thải

3.1.2.1 Khái niệm

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã

bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng Đó cũng là cơ sở trong việc lựa chọn các biện pháp giải quyết hoặc công nghệ xử lý

Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải là nước

đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó

Trang 34

3.1.2.2 Các nguồn gây ô nhiễm nước

Các nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu xuất phát từ quá trình sinh hoạt và hoạt động sản xuất của con người tạo nên (công nghiệp, thủ công nghiệp, nông ngư nghiệp, giao thong thủy, dịch vụ…) Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt, ) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu Các nguồn gây ô nhiễm

nước thường gặp:

* Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ

gia đình, bệnh viện, khách sạn,cơ quan trường học…chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người

Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (carbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (phostpho, nitơ), chất rắn

và vi trùng Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải mỗi người trong một ngày là khác nhau Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao

* Nước thải đô thị (municipal wastewater): là loại nước thải tạo thành do sự

gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống rãnh thải, khoảng 70 – 90% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống Nhìn chung, thành phần cơ bản của nước thải đô thị cũng gần tương tự nước thải sinh hoạt

* Nước thải công nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở

sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể

Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua…

Người ta thường sử dụng đại lượng PE (population equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải đô thị

Trang 35

Đại lượng này được xác định dựa vào lượng thải trung bình của một người trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định

Ví dụ: Tính PE của nguồn lực nước thải có lưu lượng là 200m3/ngày, nồng độ BOD5 của nước thải là 1200mg/l Lượng BOD5 trung bình do một người thải ra trong một ngày là 50g/người.ngày Như vậy, xét đối với thông số BOD5, nước thải của nguồn thải này tương đương nước thải của một khu dân cư có 4800 người

* Nước chảy tràn (run-off, stormwater): là nước chảy tràn từ mặt đất do

mưa, hoặc do thoát nước từ đồng ruộng là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ Nước chảy tràn qua đồng ruộng có thể cuốn theo chất rắn (rác), hóa chất bảo vệ thực vật, phân bó Nước chảy tràn qua khu dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp, có thể làm ô nhiễm nguồn nước do chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi trùng Khối lượng và đặc điểm của nước chảy tràn phụ thuộc vào diện tích vùng mưa và thành phần, khối lượng chất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước mưa chảy qua

* Nước sông bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên: là nước sông vùng ven biển

và có thể ở các vùng khác sâu hơn trong nội địa cũng có thể bị nhiễm mặn Nước sông

bị nhiễm mặn theo các kênh rạch đưa nước mặn vào các hồ chứa…gây nhiễm mặn các vùng xa bờ biển Nước ống, kênh rạch bị nhiễm phèn có thể chuyển axit, sắt, nhôm…đến các vùng khác gây suy giảm chất lượng nước vùng bị tác động Ví dụ: Sông Sài Gòn đoạn ở Củ Chi, Hóc Môn bị axit hóa chủ yếu do nước phèn từ đồng bằng Sông Cửu Long và phía Tây thành phố Hồ Chí Minh chuyển đến Vùng hạ lưu của sông (từ Nhà Bè đến Vịnh Ghềnh Rái) bị nhiễm mặn do nước biển

Hoạt động của con người cũng góp phần gia tăng mức độ ô nhiễm do các yếu tố

tự nhiên Ví dụ: việc cải tạo khu vực Đồng Tháp Mười bằng các biện pháp đào kênh, mương, chuyển vùng đồng cỏ hoang thành vùng trồng lúa, chính là nguyên nhân gây gia tăng mức độ axit hóa của các sông Vàm Cỏ và Sài Gòn

Người ta thường chia các nguồn gây ô nhiễm nước thành hai loại là nguồn điểm

và nguồn không điểm:

- Nguồn điểm (point source) là nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, lưu lượng cụ thể Ví dụ: cống thải nước thải đô thị vào sông, hồ, cống thải nhà máy…

Trang 36

- Nguồn không điểm (non-point source) là nguồn gây ô nhiễm không xác định được cụ thể vị trí, lưu lượng Ví dụ: nước chảy tràn ở khu đô thị, nông thôn, nước mưa

bị ô nhiễm…

3.1.2.3 Những chất ô nhiễm nước và các chỉ thị đánh giá chủ yếu

a) Các chất hữu cơ và oxygen hòa tan trong nước (DO)

Các chất ô nhiễm hữu cơ là các chất thải có thể phân hủy về mặt sinh học, các

vi khuẩn trong nước sẽ tiêu hủy chúng Quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm hữu cơ sẽ tiêu thụ oxygen hòa tan (DO) trong nước, mà oxy lại rất cần thiết cho sự sống của các động vật và thực vật ở dưới nước Do đó trong môi trường nước càng có nhiều chất ô nhiễm hữu cơ, càng tiêu thụ nhiều oxy hòa tan trong nước, làm chết các thủy sinh vật và hậu quả là làm cho nước càng bị ô nhiễm thêm Nước càng bị ô nhiễm thì trị số DO càng nhỏ

b) Nhu cầu oxy sinh học (BOD)

Nhu cầu oxy sinh hóa là hàm lượng oxy hòa tan trong nước bị tiêu thụ do sự oxy hóa sinh học các chất ô nhiễm hữu cơ, tức là đại lượng dùng để đo lường lượng oxygen dùng cho các vi sinh vật tiêu hủy các chất hữu cơ, cho nên nó là chỉ thị đánh giá số lượng hay nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ trong môi trường nước Trị số BOD càng lớn chứng tỏ càng bị ô nhiễm Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng nước cũng như trong sinh thái học hay khoa học môi trường

BOD5: Để Oxy hoá hết chất hữu cơ trong nước thường phải mất 20 ngày ở

20oC Để đơn giản người ta chỉ lấy chỉ số BOD sau khi Oxy hoá 5 ngày, ký hiệu BOD5 Sau 5 ngày có khoảng 80% chất hữu cơ đã bị oxy hoá

c) Nhu cầu oxy hóa học (COD)

Dùng để oxy hoá chất hữu cơ trong nước Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi

để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước bề mặt (ví dụ trong các con sông hay hồ), làm cho COD là một phép đo hữu ích về chất lượng nước Nó được biểu diễn theo đơn vị đo là miligam trên lít (mg/L), chỉ ra khối lượng ôxy cần tiêu hao trên một lít dung dịch Trị số COD cao chứng tỏ nước bị ô nhiễm nặng

Trang 37

d) Độ pH

Độ pH là một trong những chỉ tiêu kiểm tra đối với chất lượng nước cấp và nước thải Giá trị pH cho phép ta quyết định xử lý nước theo phương pháp thích hợp hoặc điều chỉnh lượng hóa chất trong quá trình xử lý nước Sự thay đổi giá trị pH trong nước có thể dẫn tới những thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hòa tan hoặc kết tủa, hoặc thúc đẩy hay ngăn chặn những phản ứng hóa học, sinh học xảy

ra trong nước

e) Màu sắc

Màu sắc của nước là do các chất bẩn trong nước gây nên Màu sắc của nước ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ khi sử dụng nước, làm ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm khi sử dụng nước có màu trong sản xuất

g) Chất dinh dưỡng (Nutrient)

Khi nước thải chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các hợp chất nitơ (nitrates) và các hợp chất phốt pho (phosphates) thải vào môi trường nước mặt (như sông, hồ, kênh, rạch) thì sẽ gây ra hiện tượng phú nhưỡng trong nước Trong điều kiện phú nhưỡng các loại cỏ dại và rong rêu trong nước, đặc biệt là tảo độc màu lục, phát triển rất nhanh, tiêu thụ hết oxy hòa tan trong nước, làm cho các thủy sinh vật bị nghẹt thở và chết Các thủy sinh vật chết sẽ phát sinh ngày càng nhiều chất ô nhiễm hữu cơ trong nước, dần dần nước trở thành màu đen, sủi bọt, “nở hoa” và bốc mùi hôi

h) Các vi khuẩn gây bệnh

Có rất nhiều loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh trong nước thải, nhất là nước thải

từ các bệnh viện và các lò mổ gia súc, gia cầm, trong đó trực khuẩn là loại vi khuẩn có hại nhất đối với sức khỏe con người Người ta thường dùng hàm lượng trực khuẩn (facal coliform) để đánh giá mức độ ô nhiễm nước về mặt vi khuẩn gây bệnh

Trang 38

i) Các chất độc hại

Các chất độc hại phổ biến trong nước thải bao gồm các hóa chất độc hại và kim loại nặng, như là thủy ngân, thạch tín, cadmium, chì, kẽm…Các chất ô nhiễm độc hại này chủ yếu phát sinh từ nước thải công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp mạ, công nghiệp hóa chất, luyện kim, nhuộm và dầu khí Chúng trực tiếp tác động đến sức khỏe con người thông qua nước uống hoặc gián tiếp qua chuỗi thức ăn Kim loại nặng thường tích lũy lâu dài trong cá, thủy sinh vật sống trong môi trường nước bị ô nhiễm,

do đó nồng độ kim loại nặng trong cá và thủy sinh vật lớn hơn trong môi trường nước hàng chục lần Con người ăn các thực phẩm này sẽ bị nguy hại đến sức khỏe, có khi bị ngộ độc

* Tiêu chuẩn chất lượng trong môi trường nước

Môi trường nước bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái và gây thiệt hại kinh tế và mất ổn định xã hội Mỗi quốc gia đều đưa ra những tiêu chuẩn chất lượng nước thông qua giới hạn và nồng độ cho phép của các chỉ tiêu về chất lượng nước để có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng nguồn nước và nước thải

Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt được xây dựng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước mặt (ao, hồ, sông, biển, kênh, rạch, ) Đối với tiêu chuẩn này, một số chỉ tiêu được quan tâm như các chỉ số về DO, BOD5, COD, chất rắn lơ lửng (SS), các chất dinh dưỡng, Trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt còn có thể có tiêu chuẩn đối với nước mặt tùy theo mục đích sử dụng Ngoài ra còn có tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ

Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm được xây dựng để đánh giá chất lượng nước ngầm và kiểm soát tình trạng ô nhiễm của nguồn nước ngầm ở một khu vực nào đó Ở đây thường quan tâm tới chỉ tiêu về các kim loại nặng (Asen, chì, đồng, kẽm, thủy ngân ), độ cứng

Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp (phụ lục)qui định giá trị tới hạn của các chỉ tiêu và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của các xí nghiệp, nhà máy, cơ sở kinh doanh, chế biến Đây là tiêu chuẩn để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp trước khi vào nguồn nước chung Vì vậy ở nhiều quốc gia, tiêu chuẩn nước thải công nghiệp được xây dựng cho từng ngành công nghiệp, tùy theo đặc thù của ngành

Trang 39

và trình độ công nghệ (ví dụ tiêu chuẩn nước thải ngành giấy, ngành dệt, ngành nhiệt điện, ngành mạ, ngành cơ khí, ngành hóa chất )

Trong tiêu chuẩn Việt Nam – Phần môi trường (2005) cũng đã có tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, nước ngầm và nước thải công nghiệp nói chung (phụ lục 1) Tuy nhiên, trong tương lai sẽ có nhiều tiêu chuẩn nước thải theo đặc thù của ngành công nghiệp được xây dựng và ban hành

3.1.2.4 Những tác hại của nước thải

Mùi hôi thối của nước thải còn tác động mạnh đến các em nhỏ, gây các chứng bệnh thường xuyên Ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng tập trung của các em trong quá trình học tập

b) Tác động đến đời sống thuỷ sinh

Môi trường nước bị ô nhiễm dù ở mức độ nhẹ hay rất nặng cũng đều gây ra ảnh hưởng xấu đến giới tự nhiên, đến các hệ sinh thái, khu hệ động thực vật, thủy sinh, v.v Nguồn nước bị ô nhiễm đã tác đông đến các loại động thực vật, mà môi trường sống

và sự phát triển của chúng có liên quan chặt chẽ với kênh rạch, ao hồ, đồng ruộng, v.v

đó là các loại thưc vật ven mép nước, vựa sông rạch, cây trồng nông nghiệp như lúa, rau muống, sen, súng, cói, cây rừng ngập mặn và các loài động thực vật thủy sinh, gồm vi khuẩn, nấm, tảo, động vật nổi, động vật đáy và các loài thủy sản như tôm, cá,

và các loại khác

c) Tác động đến nguồn nước

Nguồn nước thải bị ô nhiễm khi thải ra các sông suối, ao, hồ sẽ dẫn đến nguồn nước mặt ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, các chất độc có trong nước thải Sự nhiễm bẩn của nước mặt ảnh hưởng đến tầng nước ngầm cũng bị ô nhiễm Nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của con người, đến tài nguyên nước và các hoạt động sản xuất khác, v.v

Trang 40

3.1.3 Các phương cách quản lý môi trường KCN

Muốn quản lý môi trường khu công nghiệp có hiệu quả thì phải sử dụng các phương cách quản lý có tính hợp lý và sắc bén Từ các kinh nghiệm quản lý môi trường của các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, người ta đã tập hợp thành 2 phương cách quản lý môi trường chủ yếu: phương cách sử dụng công cụ pháp

lý (gọi tắt là phương cách pháp lý) và phương cách sử dụng công cụ kinh tế (gọi tắt là phương cách kinh tế) Phương cách quản lý dựa trên nguyên tắc “Mệnh lệnh và kiểm soát”, hay còn gọi là nguyên tắc CAC (Command and Control); phương cách kinh tế dựa trên nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, hay còn gọi là nguyên tác 3P

và nguyên tắc “Người hưởng lợi phải trả tiền” viết tắc là BPP

a) Phương cách pháp lý

Phương cách này đã được sử dụng rất phổ biến, chiếm ưu thế ngay từ thời gian đầu thực hiện các chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường ở các nước phát triển và hiện nay vẫn được vận dụng rộng rãi và có hiệu quả ở tất cả các nước phát triển cũng như đang phát triển

Trình tự tiến hành phương cách pháp lý quản lý môi trường là: Nhà nước định

ra pháp luật các tiêu chuẩn, quy định, giấy phép…về bảo vệ môi trường; các cơ quan quản lý môi trường nhà nước sử dụng quyền hạn của mình tiến hành giám sát, kiểm soát, thanh tra và xử phạt để cưỡng chế tất cả cơ sở sản xuất, các tập thể, cá nhân và các thành viên trong xã hội thực thi đúng các điều khoản luật pháp, tiêu chuẩn và quy định về bảo vệ môi trường đã được ban hành

Ưu điểm của phương cách này là đáp ứng các mục tiêu của pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường của quốc gia, đưa công tác quản lý môi trường vào nề nếp; cơ quan quản lý môi trường có thể dự đoán được ở mức độ hợp lý về mức độ ô nhiễm sẽ giảm đi bao nhiêu, chất lượng môi trường sẽ đạt đến mức độ nào, giải quyết các tranh chấp môi trường dễ dàng; các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, các tập thể, cá nhân

và mọi thành viên trong xã hội thấy rõ mục tiêu, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường quốc gia

Nhược điểm: thiếu tính mềm dẻo và trong một số trường hợp quản lý thiếu hiệu quả, chưa phát huy được tính chủ động, thiếu khuyến khích đổi mới công nghệ một khi

cơ sở sản xuất đã đạt tiêu chuẩn môi trường

Ngày đăng: 12/09/2018, 17:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Họ tên người được phỏng vấn:…………………………………… Giới tính F 1. Nam F 2. Nữ 2. Tuổi:………..3. Địa chỉ: ……………Khoảng cách từ nhà đến rạch Chòm Sao: ………… Khác
7. Anh/chị thuộc diện cư trú nào Khác
9. Tổng thu nhập của anh/chị? ......................................... ngàn đồng/năm Khác
10. Tổng thu nhập của gia đình anh/chị? ...........................................ngàn đồng/năm Phần II. Đánh và nhận thức của người được phỏng vấn về tình hình ô nhiễm Khác
1. Ông Bà có nhận xét gì về môi trường trong khu vực? a.Có ô nhiễm b.Không ô nhiễm c. Không biết 2. Nếu có thì mức độ ô nhiễm như thế nào Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w