1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động môi trường nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp tân bình và nhà máy xử lý nước rỉ rác bình dương

72 4,2K 57

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 6,03 MB

Nội dung

Đất nước ta đang ngày càng phát triển, từng bước thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đời sống kinh tế xã hội của người dân đang trên đà thay đổi tích cực đặt ra yêu cầu về chất lượng môi trường sống cũng ngày một cao hơn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các loại hình công nghiệp và dịch vụ thì môi trường cũng phải tiếp nhận một lượng chất thải không hề nhỏ gây trở ngại cho mong muốn cải thiện môi trường sống của người dân.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP – CƠ SỞ 2

BAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG

-∞∞∞ -BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP 2 HỌC PHẦN: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Ngành: Khoa học môi trường

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Đồng Nai, tháng 5 năm 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP THOÁT NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG BÌNH DƯƠNG và TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH , tuy thời gian không dài nhưng em đã có cơ hội vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường kết hợp với những kiến thức thu nhận được dưới sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn cùng các anh chị hướng dẫn để em có thể làm bài báo cáo thực tập

Em chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô Ban quản lý tài nguyên rừng và môi trường của trường đại học lâm nghiệp cơ sơ 2 đã tạo điều kiện, đóng góp cho việc xây dựng đề cương trong thời gian tham gia thực tập

Lời cảm ơn sâu sắc em gửi đến thầy thầy Đỗ Quốc Việt và thầy Nguyễn Văn Lâm– Giảng viên môn công nghệ môi trường, Trường đại học lâm nghiệp cơ sở 2 đãhướng dẫn, chỉ dạy tận tình, truyền đạt kinh nghiệm để em có thể hoàn thành tốt quá trình thực tập

Em cũng xin cảm ơn các anh chị kỹ thuật viên tại các phân xưởng đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong việc tìm hiểu về quy trình xử lý nước thải, chất thải rắn đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về công nghệ xử lý chất thải nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách hiểu, lỗi trình bày Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và Ban lãnh đạo cùng các bạn học để báo cáo tốt nghiệp

sau này đạt được kết quả tốt hơn

Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công để tiếp tụcthực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình Đồng thời kính chúc các Anh, Chị tại các phân xưởng luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc

Trảng Bom, ngày 12/06/2016

Sinh viên

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 6

PHẦN I: TỔNG QUAN XỬ LÝ CHẤT THẢI 7

1.Tổng quan xử lý Chất thải rắn 7

1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn 7

1.2.Các phương pháp xử lý chất thải rắn 7

1.2.1.Phương pháp xử lý sinh học 7

1.2.2.Phương pháp chôn lấp chất thải rắn 8

2 Tổng quan xử lý nước thải 10

2.1 Khái niệm 10

2.2 Các phương pháp xử lý nước thải 10

3 Tổng quan xử lý khí thải 12

3.1.Nguồn phát sinh chất ô nhiễm khí thải 12

3.2 Các phương pháp xử lý khí thải 12

3.2.1.Hấp thụ khí bằng chất lỏng 12

3.2.2.Hấp thụ khí bằng vật liệu rắn 13

3.2.3.Xử lý khí ô nhiễm bằng phương pháp thiêu đốt hoặc các chất xúc

tác 13

PHẦN II: KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NAM BÌNH DƯƠNG.14 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NAM BÌNH DƯƠNG 14

1.1 Thông tin chung 14

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 16

Trang 5

CHƯƠNG II: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ TẠI KHU LIÊN

HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NAM BÌNH DƯƠNG 17

2.1 Cơ cấu tổ chức khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương 17

2.2 Quy trình sản xuất và xử lý chất thải tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương 18

2.2.1 Quy trình phân loại và tái chế rác sinh hoạt thành phân compost .18

2.2.2 Quy trình xử lý rác công nghiệp và công nghiệp nguy hại 26

a Xử lý rác công nghiệp 26

b Xử lý rác công nghiệp nguy hại 26

c Xử lý rác y tế 27

d Sản xuất bê tông tái chế (bê tông bùn) 27

2.2.3 Khu xử lý nước rỉ rác: 30

a Nguồn phát thải: 30

b Lưu lượng, thành phần và đặc tính nước rỉ rác: 30

c Hệ thống thu gom và xử lý: 31

d Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước rỉ rác tại KLH: 32

Thuyết minh sơ đồ công nghệ: 34

e Các công trình đơn vị của hệ thống xử lý nước rỉ rác: 36

E.1 Hố thu gom nước rỉ rác 36

E.2 Bể trộn vôi 36

E.3 Bể điều hòa : 37

E.4 Bể lắng vôi : 37

E.5 Hệ thống Striping 2 bậc: 38

E.6 Bể khử Canxi: 39

Trang 6

E.7 Hệ thống sinh họcSBR: 40

E.8.Bể xử lý hóa lý: 43

E.9 Oxy hóa bằng Fenton 2 bậc: 44

E.10 Bể lắng thứ cấp: 45

E.11 Bể lọc cát: 46

E.12.Bể khử trùng: 46

E.13.Hồ hoàn thiện: 47

E.14.Bể chứa bùn 47

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48

3.1 Kết luận: 48

3.2 Kiến nghị 51

PHẦN II: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH 52

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH 52

1 Thông tin chung : 52

2 Quá trình hình thành và phát triển: 53

CHƯƠNG II: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH 55

2.1.Cơ cấu, nhiệm vụ, chức năng của nhà máy 55

2.1.1.Cơ cấu tổ chức 55

2.1.2.Nhiệm vụ 55

2.1.3.Chức năng 56

2.2.Thuận lợi và khó khăn của nhà máy: 56

2.2.1.Thuận lợi 56

Trang 7

2.2.2.Khó khăn 56

2.3 Quy trình xử lý nước thải: 56

2.3.1 Đặc điểm, thành phần và tính chất nước thải: 56

A, Đặc điểm nước thải: 56

B, Thành phần và tính chất nước thải: 57

2.3.2 Sơ đồ công nghệ sử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Tân Bình: .58

Thuyết minh sơ đồ công nghệ: 58

2.4.3 Cấu tạo và chức năng từng công trình đơn vị 60

CHƯƠNG III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

3.1.Kết luận 67

3.2.Kiến nghị 68

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất nước ta đang ngày càng phát triển, từng bước thực hiện công nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước Đời sống kinh tế - xã hội của người dân đang trên đà thay đổitích cực đặt ra yêu cầu về chất lượng môi trường sống cũng ngày một cao hơn Tuynhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các loại hình công nghiệp và dịch vụthì môi trường cũng phải tiếp nhận một lượng chất thải không hề nhỏ gây trở ngại chomong muốn cải thiện môi trường sống của người dân

Khu vực kinh tế phía Nam luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, là đầu tàu pháttriển kinh tế của cả nước Chính vì vậy, khu vực phía Nam được xác định là khu vực

có lượng chất thải phát sinh lớn nhất cả nước Việc quy hoạch hệ thống xử lý chấtthải phục vụ nhu cầu phát triển chung của toàn khu vực miền Nam là hết sức cầnthiết, vừa đảm bảo cho sự vận hành liên tục các khu công nghiệp vừa đảm bảo được

mỹ quan đô thị Hiện nay, các công nghệ sử dụng xử lý chất thải hiện có của cả nướcnói chung và khu vực miền Nam nói riêng, phần lớn chưa thật sự hiện đại chủ yếu sửdụng các công nghệ đa dụng cho nhiều loại chất thải nguy hại và thường ở quy mônhỏ, chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu xử lý chất thải nguy hại Chính vì lí do

đó mà khi khu xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương và trạm xử lý nước thải KCNTân Bình được đầu tư và đưa vào hoạt động với những công nghệ hiện đại đã nhanhchóng trở thành những điểm sáng về việc xử lý và thu hồi chất thải nguy hại trên toàntỉnh

Việc tham quan và tìm hiểu 2 địa điểm này đã mang lại vô vàn kiến thức thựctiễn cho sinh viên ngành môi trường chúng em Một lần nữa, em xin chân thành quýthầy cô đã tư vấn địa điểm và tạo cơ hội cho em thực hiện chuyến đi thực tập lần này

Trang 9

PHẦN I: TỔNG QUAN XỬ LÝ CHẤT THẢI1.Tổng quan xử lý Chất thải rắn

1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hay ở nơi khác; chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không gian Việc phân loại các nguồn phát sinh chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý CTR Chất thải rắn sinh hoạt có thể phát sinh trong hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội như từ các khu dân cư, chợ, nhà hàng, khách sạn, công sở,trường học, công trình công cộng, các hoạt động xây dựng đô thị và các nhà máy công nghiệp

1.2.Các phương pháp xử lý chất thải rắn

Xử lý CTR là phương pháp làm giảm khối lượng và tính độc hại của rác, hoặc chuyển rác thành vật chất khác để tận dụng thành tài nguyên thiên nhiên Khi lựa chọn các phương pháp xử lý CTR cần xem xét các yếu tố sau: Thành phần tính chất CTRSH, Tổng lượng CTR cần được xử lý, Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng, yêu cầu bảo vệ môi trường Bao gồm các phương pháp xử lý sau

1.2.1.Phương pháp xử lý sinh học

Phương pháp này bao gồm các phương pháp sau: Ủ rác thành phân Compost, Ủ hiều khí, Ủ yếm khí

Trang 10

Ủ rác thành phân Compost: Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháptruyền thống, được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển hay ngay cả cácnước phát triển như Canada Phần lớn các gia đình ở ngoại ô các đô thị tự ủ rác củagia đình mình thành phân bón hữu cơ (Compost) để bón cho vườn của chính mình.Các phương pháp xử lý phần hữu cơ của chất thải rắn sinh hoạt có thể áp dụng đểgiảm khối lượng và thể tích chất thải, sản phẩm phân compost dùng để bổ sung chấtdinh dưỡng cho đất, và sản phẩm khí methane Các loại vi sinh vật chủ yếu tham giaquá trình xử lý chất thải hữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm, men và antinomycetes.

Các quá trình này được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượngoxy có sẵn

Ủ hiếu khí: Ủ rác hiếu khí là một công nghệ được sử dụng rộng rãi vào khoảng 2thập kỷ gần đây, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam.Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí đối với sự

có mặt của oxy Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần rác khô thực hiện quátrình oxy hóa cacbon thành đioxitcacbon (CO2) Thường thì chỉ sau 2 ngày, nhiệt độrác ủ tăng lên khỏang 450C và sau 6 7 ngày đạt tới 70 750C nhiệt độ này đạt đượcchỉ với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động, quan trọng nhất làkhông khí và độ ẩm Sự phân hủy khí diễn ra khá nhanh, chỉ sau khoảng 2 4 tuần làrác được phân hủy hoàn toàn Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị phân hủy donhiệt độ ủ tăng cao Bên cạnh đó, mùi hôi cũng bị hủy nhờ quá trình phân hủy yếmkhí Độ ẩm phải được duy trì tối ưu ở 40 50%, ngoài khoảng này quá trình phânhủy đều bị chậm lại

Ủ yếm khí: Công nghệ ủ yếm khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ (chủ yếu ở quy

mô nhỏ) Quá trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí Công nghệnày không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, song nó có những nhược điểm sau:Thời gian phân hủy lâu, thường là 4 12 tháng; Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tạivới quá trình phân hủy vì nhiệt độ phân hủy thấp; Các khí sinh ra từ quá trình phânhủy là khí methane và khí sunfuahydro gây mùi khó chịu

1.2.2.Phương pháp chôn lấp chất thải rắn

 Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh

Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thảirắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bịtan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng làcác chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như

CO2, CH4

Trang 11

 Tình hình chôn lấp trên thế giới

(Nguồn: Viện công nghệ môi trường- Viện khoa học và công nghệ việt nam, 2007)

 Tình hình chôn lấp ở việt Nam

Ngoài một phần rất nhỏ xử lý CTR đô thị bằng phương pháp làm phân vi sinh- Compost, phương pháp đổ bỏ chất thải bằng phương pháp chôn lấp là phổ biến phương pháp thiêu đốt đang áp dụng cho chất thải nguy hại y tế và một phần công nghiệp như vậy có thể nói ở nước ta kỹ thuật xử lý chất thải đô thị chưa cao Phương pháp xử lý CTR bằng chôn lấp hở, đổ bãi vẫn phổ biến ở việt nam

Trang 12

2 Tổng quan xử lý nước thải

a) Lọc qua song chắn rác ( xử lý sơ bộ)

Mục đích của quá trình là loại tất cả các tạp vật có thể gây ra sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải như làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn Đây

là bước quan trọng đảm bảo an toàn và điều kiện thuận lợi cho cả hệ thống xử lý nước tự nhiên lẫn nước thải

b) Lắng

Trong xử lý nước thải, quá trình lắng được dùng để loại các tạp chất ở dạng huyền phù thô ra khỏi nước Sự lắng của các hạt diễn ra dưới tác dụng của trọng lực c) Lọc

Lọc được dùng để xử lý nước thải, để tách các loại tạp chất nhỏ ra khỏi nước thải

Trang 13

làm tăng kích cỡ của các hạt nhờ tác dụng tương hỗ giữa các hạt phân tán liên kết vàocác tập hợp hạt để có thể lắng được Muốn vậy trước tiên ta phải trung hòa điện tích của chúng, thứ đến là liên kết chúng với nhau Quá trình trung hòa điện tích các hạt được gọi là quá trình đông tụ, còn quá trình tạo thành các bông lớn từ các hạt nhở - quá trình keo tụ

b) Hấp phụ

Hấp phụ là phương pháp được dùng rộng rãi để làm sạch triệt để nước thải khỏi các chất hữu cơ hòa tan sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ khi trong nước thải có chứa hàm lượng rất nhỏ các chất đó Những chất này thường không phân hủy con đường sinh học và thường có độc tính cao Nếu các chất này bị hấp phụ tốt và khichi phí riêng lượng chất hấp thụ không lớn thì việc ứng dụng phương pháp này là hợp

lý hơn cả

c) Trao đổi ion

Trao đổi ion là quá trình tương tác của dung dịch với pha rắn có tính chất trao đổi ion chứa nó bằng các ion khác có trong dung dịch Bằng cách này người ta có thể loại

đi một số ion trong dung dịch nước

1.2.4 Phương pháp sinh học

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là dựa vào khả năng sống và hoạt

Trang 14

trình sinh hóa phức tạp mà những chất bẩn hữu cơ được khoáng hóa và trở thành nước, những chất vô cơ và những chất khí đơn giản Nhiệm vụ của công trình kỹ thuật xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là tạo điều kiện sống và hoạt động của các vi sinh vật hay nói cách khác là đảm bảo điều kiện của các chất hữu cơ phân hủy được nhanh chóng Các công trình xử lý sinh học có thể phân thành hai nhóm: 1 Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên 2 Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo

3 Tổng quan xử lý khí thải

3.1.Nguồn phát sinh chất ô nhiễm khí thải

- Các phương tiện giao thông vận tải: SO2, NOx, CO2, CO, bụi, Hyddrocarrbon,…

- Từ các nguồn đốt nhiên liệu: lò hơi, các lò luyện thép, lò nung gạch,…

- Từ các quá trình tự nhiên như: cháy rừng, núi lửa,

+ Thiết bị hấp thụ kiểu sủi bọt: dòng khí đi qua tấm đục lỗ bên trên có chứa lớp nước

Trang 15

+ Thiết bị hấp thụ có lớp đệm bằng lớp vật liệu rỗng: chất lỏng được tưới lên trên lớp đệm rỗng và chảy xuống dưới và tạo ra bề mặt ướt của lớp đệm để dòng khí tiếp xúc khi đi qua.

Trong công nghệ xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ, nước là chất hấp thụ sẵn

có, rẻ tiền, thuận tiện nhất Tuy nhiên nước chỉ giới hạn trong phạm vi xử lý một số loại khí thải Trong nhiều trường hợp người ta hấp thụ bằng hóa chất trong công nghệ

xử lý khí thải

3.2.2.Hấp thụ khí bằng vật liệu rắn

- Là quá trình phân ly khí dựa trên ái lực của một số chất rắn đối với một số loại khí trong khí thải Các phân tử khí bị giữ lại trên bề mặt của vật liệu rắn Vật liệu rắn sử dụng trong quá trình này để xử lý khí thải gọi là chất bị hấp phụ

- Hấp phụ có 2 dạng: hấp phụ vật lý hoặc hóa học

+ Hấp phụ vật lý: các phân tử khí được hút vào bề mặt của chất hấp phụ nhờ có lực

liên kết giữa các phân tử Vander waals Là quá trình thuận nghịch, tốc độ hấp phụ diễn ra nhanh, không làm thay đổi thành phần và tính chất của vật liệu hấp phụ

+ Hấp phụ hóa học: diễn ra phản ứng hóa học giữa chất bị hấp phụ và vật liệu hấp

phụ Không phải là quá trình thuận nghịch

3.2.3.Xử lý khí ô nhiễm bằng phương pháp thiêu đốt hoặc các chất xúc tác

Xử lý ô nhiễm bằng quá trình thiêu đốt được ứng dụng trong công nghệ xử lý khí thải có lượng lớn, nồng độ chất ô nhiễm cháy được rất bé, đặc biệt những chất ô nhiễm có mùi khó chịu Quá trình thiêu đốt có thể chia thành các dạng sau:

+ Thiêu đốt bằng ngọn lửa trực tiếp trong không khí

+ Thiêu đốt có buồng đốt

+ Thiêu đốt có xúc tác

Trang 16

PHẦN II: KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NAM BÌNH DƯƠNG CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

NAM BÌNH DƯƠNG 1.1.Thông tin chung

- Xí nghiêp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương

- Trực thuộc công ty: TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP THOÁT NƯỚC

VÀ MÔI TRƯỜNG BÌNH DƯƠNG

- Tên viết tắc: BIWASE

- Logo công ty:

- Địa chỉ: số11 đường Ngô Gia Trị,phường Phú Lợi Tp Thủ Dầu Một

- Địa chỉ khu xử lý chất thải rắn: Ấp1B xã Chánh Phú Hòa huyện Bến Cáttỉnh Bình Dương

- Website: http://www.biwase.com.vn

Trang 17

- Sơ đồ công ty:

Trang 18

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Được thành lập ngày 31/08/2004, Xí nghiệp là nơi qui tụ của những kỹ sư,chuyên viên, công nhân có tâm huyết với sự nghiệp bảo vệ môi trường, góp phần làmtrong sạch trái đất, đồng thời giúp cho tỉnh Bình Dương ngày càng phát triển bềnvững

Được xây dựng trên diện tích hơn 74 ha, tại xã Chánh Phú Hòa, huyện BếnCát, Bình Dương Dự án có tổng mức đầu tư hơn 16 triệu EUR, trong đó, vốn trongnước chiếm 57,24%, vốn ODA của Chính phủ Phần Lan là 42,76%

Dự án gồm 2 hạng mục chính:

Khu xử lý rác sinh hoạt tái chế thành phân compost với nhà máy sản xuất phâncompost có công suất 420 tấn/ngày và nhà máy xử lý nước rỉ rác với công suất 480m3/giờ, yêu cầu xử lý nước rỉ rác đạt loại A

Hạng mục thứ 2 là Khu xử lý rác công nghiệp và công nghiệp nguy hại cócông suất xử lý 500 tấn/ngày, gồm: Kho tiếp nhận, phân loại, hố chôn lấp an toàn, lòđốt rác công nghiệp, công nghiệp nguy hại, khu xử lý hóa lý, khu sản xuất bê tôngtươi đóng rắn, khu sản xuất tái chế ra gạch tự chèn

Tại Khu liên hợp, rác sinh hoạt được tái chế thành phân compost, phục vụ câytrồng tại địa phương và các tỉnh lân cận Nước rỉ rác được xử lý triệt để, chất lượngđạt tiêu chuẩn loại A Rác công nghiệp, công nghiệp nguy hại chủ yếu là phối trộnđốt, sau đó xỉ tro được phối trộn vào bê tông tươi, gạch tự chèn, gạch 4 lỗ, để trởthành những vật liệu xây dựng có ích.Nhiệt thu được trong quá trình đốt được tận thu

để phát điện, góp phần làm giảm chi phí mua điện lưới quốc gia Hiện nay khu xử lýđang được mở rộng quy mô thêm 25 ha nữa nâng quy mô của khu tăng lên gần 100ha

Trang 19

CHƯƠNG II: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ TẠI KHU LIÊN

HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NAM BÌNH DƯƠNG 2.1 Cơ cấu tổ chức khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương

Các khu vực chính của khu liên hợp xử lý nam bình dương bao gồm:

- Khu xử lý rác sinh hoạt tái chế thành phân compost

- Khu xử lý rác công nghiệp và công nghiệp nguy hại (trong đó bao gồmKho tiếp nhận, phân loại, hố chôn lấp an toàn, lò đốt rác công nghiệp, côngnghiệp nguy hại, khu xử lý hóa lý, khu sản xuất bê tông tươi đóng rắn, khusản xuất tái chế ra gạch tự chèn)

- Khu xử lý nước rỉ rác

Cổng vào khu xử lý liên hợp Nam Bình Dương

Trang 20

Nhà máy xử lý nước rỉ rác

2.2 Quy trình sản xuất và xử lý chất thải tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương

2.2 1 Quy trình phân loại và tái chế rác sinh hoạt thành phân compost

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ Môi trường Bình Dương, mỗi ngày toàntỉnh có trên dưới 400 tấn rác thải rắn thải ra, trong đó chỉ có khoảng 60% – 70% rácthải rắn được tận dụng tái chế, khoảng từ 40 – 60 tấn rác thải nguy hại chưa được thugom xử lý Trung bình cứ sau 1 năm lượng rác trên lại tăng trên dưới 20% ứng với nó

là lượng rác thải chưa được kiểm soát cũng tăng Một thực tế nữa là một bộ phậnngười dân có ý thức phân loại rác tại nguồn chưa cao, thậm chí rác thải công nghiệptrộn lẫn với rác thải sinh hoạt gây khó khăn trong quá trình xử lý

Hiện nay, Khu liên hợp Xử lý Chất thải rắn Nam Bình Dương tiếp nhận mỗingày trên 900 tấn rác thải sinh hoạt và chất thải nguy hại từ sản xuất công nghiệp.Nhà máy sản xuất phân compost nằm trong chuỗi hệ thống các dự án xử lý rác thảikhép kín tại Khu liên hợp xử lý Chất thải rắn Nam Bình Dương có nguồn vốn tài trợ

là 6,7 triệu Euro, công suất giai đoạn 1 của nhà máy là 420 tấn/ngày, sự ra đời của

Trang 21

nhà máy là rất quan trọng cho phân lọai rác thải để tận dụng tối đa nguồn nguyên liệurác (rác thải sinh hoạt) góp phần tạo ra giá trị kinh tế, đồng thời giảm thiểu việc chônlấp chất thải theo công nghệ thủ công, chiếm nhiều diện tích đất và gây ô nhiễm lâudài trong lòng đất.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy trình sản xuất phân compost tại Nhà máy:

Quy trình sản xuất phân compost được thực hiện bán tự động, rác thu gom tậpkết tại hố tiếp nhận rồi chuyển sang băng chuyền phân loại với nhiều kích cỡ lỗ sànkhác nhau, tại công đoạn phân loại các phế liệu được tận thu để tái chế thành nhiềuvật liệu hữu ích Phần chất hữu cơ từ giai đoạn sàn được đưa vào các bể ủ lên mensau đó chuyển qua giai đoạn ủ chín và sàn tuyển để thành phân compost Trước khiđóng bao thành phẩm, phân compost được phối trộn thêm những thành phần dinhdưỡng như N, P, K Hiện phân compost do Xí nghiệp xử lý chất thải trực thuộcBiwase sản xuất được phân phối trên thị trường với nhãn hiệu “Con Voi” Loại phâncompost này được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cấp giấy chứng nhậnkhảo nghiệm, kết quả so sánh với các sản phâm phân cùng loại có hiệu quả tươngđương, phù hợp bón cho các loại cây cao su, tiêu, điều,

Trang 22

Quy trình sản xuất phân compost từ rác sinh hoạt

Trang 23

Các bước trong quy trình:

Bước 1 - Chuẩn bị nguyên liệu ủ (thành phần CTSH dễ phân hủy): Chất

thải sinh hoạt sau khi tiếp nhận được đưa lên dây chuyền phân loại Thành phần chấtthải hữu cơ dễ phân hủy được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ Cácthành phần khác như: nylon, nhựa, kim loại,…được sử dụng làm nguyên liệu tái chế.Thành phần chất thải không thể tái chế được đưa đến hố chôn lấp hoặc lò đốt

Hầm tiếp nhận rác thải sinh hoạt

Trang 24

Hệ thống máy xúc rác và băng truyền phân loại rác

Bước 2 - Bổ sung vi sinh, chất dinh dưỡng:

Thành phần chất thải hữu cơ dễ phân hủy được bổ sung thêm vi sinh, chất dinhdưỡng, độ ẩm phù hợp để tạo điều kiện tối ưu cho quá trình phân hủy của vi sinh vật

Khi rác được phân loại xong phần có thể ủ phân được băng truyền dẫn tới một khoang chứa tập trung tại đây rác được thêm một số loại vi sinh phun thêm nước tạo

độ ẩm cho quá trình phân hủy tạo mùn

Bước 3 - Ủ lên men: Sau khi bổ sung phụ gia, hỗn hợp nguyên liệu hữu cơ được nạp vào bể ủ với thời gian ủ lên men khoảng 21 ngày thì dỡ bể để đưa ra Nhà ủ chín

Rác thải được ủ theo phương pháp hiếu khí trong các khoang chứa với hệ thống điều hòa không khí bên trong khoang ủ và hệ thống phun nước giúp ổn định độ

ẩm nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình phân hủy tạo mùn trong khoảng 21 ngày…

Trang 25

Khoang chưa rác để thêm vi sinh và độ ẩm thích hợp

Bể ủ và khu bể ủ với 48 bể ủ

Trang 26

Sau khi đươc đưa đến nhà ủ chính rác lúc này được xếp thành các luốn với các thanh đo nhiệt nhằm kiểm soát nhiệt độ và dược đảo trộn lật luốn định kì theo quy trình ủ tai nhà ủ chính.

Bước 5 - Tinh chế mùn compost: Sàn tuyển lấy mùn compost tinh có kích thước nhỏ hơn 9mm

Trang 27

Bước 6 - Phối trộn phụ gia (N, P, K, ).Kiểm tra chất lượng mùn composttinh trước và sau khi bổ sung thành phần dinh dưỡng, tỷ lệ thích hợp cho từng loạicây trồng.

Bước 7 - Đóng bao phân hữu cơ: Đóng bao theo các trọng lượng khác nhau:

10kg, 20kg, 25kg, 30kg, 50kg, … theo đúng mẫu mã quy định

Bước 8 - Tiêu thụ sản phẩm: Mùn compost và phân hữu cơ được sản xuất từchất thải sinh hoạt sau khi kiểm tra đạt chất lượng theo quy định tại Thông tư36/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, đượcvận chuyển đến kho thành phẩm để lưu trữ và tiêu thụ trên thị trường

Sản phẩm của công ty với thương hiệu Con Voi Bình Dương

Trang 28

2.2.2 Quy trình xử lý rác công nghiệp và công nghiệp nguy hại

a Xử lý rác công nghiệp

Xe vận chuyển về tới Khu Liên hợp, qua trạm cân đến phân xưởng đốt giaonhận, nhập kho, tại đây sẽ phân loại sơ bộ, có những loại có thể tận dụng tái chế thìqua kho trữ, các loại khác lên kế hoạch đốt, trước khi đốt rác được băm nhỏ, phối trộnvới bùn thải, qua khâu sấy và sau đó qua lò đốt 2 cấp ở nhiệt độ 1.1000C ÷1.1500C

b Xử lý rác công nghiệp nguy hại

Ngay từ khi đưa lên xe là có yếu tố phân loại Khi về nhập kho cũng để riêng

rẻ tùy theo đặc điểm của chất thải nguy hại, đánh dấu chủ nguồn thải Sau đó phânloại, cái gì tận dụng, tái chế được, cái gì có thể phối trộn đốt, đốt như thế nào cho antoàn v v Đa phần rác công nghiệp nguy hại được phối trộn hợp lý và đốt là phương

án sạch nhất Lò đốt rác công nghiệp nguy hại cũng có 2 cấp, nhiệt độ đốt từ1.1000C÷1.1500C

Xử lý xỉ tro sau khi đốt

Xỉ tro từ lò đốt -> phối trộn vào vật liệu bê tông -> hóa rắn

Xỉ tro từ lò đốt -> phối trộn -> nguyên liệu

- Gạch (tự chèn, terazo, con sâu…)

- Để góp phần làm phong phú sản phẩm xây dựng, đẩy nhanh tiêu thụsản phẩm và giải quyết nguồn xỉ tro, công ty đã phối trộn thành công xỉ tro làmnguyên liệu cho gạch tự chèn, gạch không nung như gạch terazo 30cm x 30cm,40cmx40cm hay gạch tự chèn kiểu con sâu 11cm x 22cm, gạch phục vụ sân đỗ xev.v với mẫu mã, hình dáng, màu sắc khá đa dạng, phong phú

Trang 29

c Xử lý rác y tế

Như chúng ta đã nhìn thấy và cảm nhận, rác y tế hết sức nguy hại và ô nhiễm,

xe chở rác y tế là xe chuyên dùng tuyệt đối kín và dùng thiết bị nâng hạ Các thùngrác y tế cho đến khi nhập kho cũng theo băng chuyền, nạp liệu đều bằng những thiết

bị thủy lực, hạn chế người lao động tham gia trực tiếp việc khuân vác Người laođộng được trang bị bảo hộ tương đối an toàn, giữ vệ sinh, hạn chế lây nhiễm Quitrình đốt tương tự như rác công nghiệp nguy hại

d Sản xuất bê tông tái chế (bê tông bùn)

Vật liệu ->Kiểm tra-> nghiền sàn tro bùn-> tính tỉ lệ phối trộn cốt liệu -> nạpvật liệu -> bê-tông thành phẩm

Trang 30

Hệ thống ống khói.

Đường ống dẫn khói từ lò đốt

Trang 31

Xưởng nung gạch và thu khí metan từ hố chôn để nung gạch

Trang 32

xử lý tại bãi chôn lấp

b Lưu lượng, thành phần và đặc tính nước rỉ rác:

Lưu lượng nước rỉ rác tại bãi rác KLH Xử Lý Chất Thải Nam Bình Dươngđược thiết kế với công suất 480 m3 /ngày (Nguồn:Tài liệu hướng dẫn vận hành nhàmáy xử lý nước rỉ rác tại KLH Xử Lý Chất Thải Rắn Nam Bình Dương, 2009) Nước

Trang 33

rỉ rác tại bãi chôn lấp rác KLH có nồng độ các chỉ danh ô nhiễmlớn, được thể hiệnnhư bảng dưới đây:

và rác công nghiệp nên đặc tính nước thải tương đối cao Đặc biệt là hàm lượng COD

và Nito cao, khó xử lý

c Hệ thống thu gom và xử lý:

Nước thải từ các ô chôn lấp sẽ được thu gom tại hố thu gom rồi bơm trực tiếplên nhà máy xử lý nước rỉ rác để xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép (QCVN25:2009 – BTNMT) Hệ thống xử lý được đặt tại KLH Xử Lý Chất Thải Rắn NamBình Dương được thiết kế bởi công ty cổ phần đầu tư phát triển môi trường SFC Việt

Trang 34

Nam Công nghệ được áp dụng là công nghệ đã xử lý thành công nước rỉ rác tại nhiềubãi rác khác nhau, được tiến hành phù hợp với tình hình thực tế tại bãi chôn lấpKLH.Dây chuyền xử lý cũng rất linh hoạt đáp ứng được sự biến động lớn nước thảitheo mùa mưa – mùa khô

Hình ảnh khu xử lý nước rỉ rác

d Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước rỉ rác tại KLH:

Quy trình công nghệ thiết kế của trạm xử lý nước rỉ rác tại bãi rác khu liên hợptrãi qua các bước xử lý chính như sau:

Bước 1 – Xử lý sơ bộ: bao gồm hồ chứa nước rác tươi, máy tách rác và bể trộnvôi, bể điều hòa, bể lắng cặn vôi

Bước 2 – Tháp Striping hai bậc: dùng để xử lý N – NH3 trong nước thải

Bước 3 – Bể khử Canxi: Dùng để xử lý lắng cặn Canxi trong nước rỉ rác Bước4 – Bể phản ứng sinh học Selector + C – Tech: dùng để oxy hóa COD,BOD đồng thời với quá trình Nitrification và Denitrification

Trang 35

Bước 5 – Bể xử lý hóa lý: sử dụng các chất keo tụ để xử lý các chất lơ lữngtrong nước rỉ rác và xử lý một phần độ màu

Bước 6 – Bể oxy hóa Fenton hai cấp liên tiếp: sử dụng các chất oxy hóamạnhđể oxy hóa các chất mang màu và chất ô nhiễm khó phân hủy

Bước 7 – Bể lọc + Khử trùng: xử lý các thành phần cặn lơ lửng trong nước rácbằng hệ thống lọc cát Sử dụng NaClO để khử trùng nước thải – Hệ thống xử lý bùn:Bùn dư từ công đoạn xử lý được bơm đến bể nén và chứa bùn Bùn từ bể chứa bùn sẽđược xe bồn hút thu gom và vận chuyển vào các ô chôn rác của bãi rác

Sơ đồ công nghệ nhà máy xử lý nước rỉ rác bải rác nam bình dương

Ngày đăng: 15/06/2016, 20:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w